Hệ thống quản lý khám chữa bệnh tại nhà thuốc Đông Y Gia Truyền

Mở đầu * * * Nhận thức rõ vai trò của cuộc cách mạng thông tin trên toàn cầu đối với sự phát triển của đất nước, năm 1995 Chính phủ đã ra Nghị quyết 49/CP hoạch định một chính sách tương đối hoàn thiện về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 với mục tiêu là: “Xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội, có khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý Nhà nước và trong hoạt động kinh tế xã

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hệ thống quản lý khám chữa bệnh tại nhà thuốc Đông Y Gia Truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội, xây dựng nền công nghiệp Công nghệ thông tin thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có một vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ 21”. Theo mục tiêu này, đã có rất nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào các mặt đời sống kinh tế, chính trị xã hội ra đời. Trong đó, các phần mềm quản lý được triển khai khá rộng rãi trải khắp các bộ, ngành, các cơ quan, xí nghịêp, bệnh viện, trường học, các cửa hàng kinh doanh,.... Trong khoảng thời gian hai năm gần đây, nhiều nhà thuốc Đông y gia truyền được mở ra theo nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng trong nhân dân và ngày càng có nhiều bệnh nan y mà trong Tây y không thể chữa khỏi. Nhưng cũng chính việc gia tăng bệnh nhân đã khiến cho việc khám bệnh, điều trị bệnh cho bệnh nhân không được đảm bảo. Hầu hết, trong các Nhà thuốc Đông Y việc quản lý bệnh nhân và việc quản lý thuốc được thực hiện hoàn toàn trên giấy tờ, sổ sách một cách rất thủ công nên sơ xuất trong quản lý là không thể tránh khỏi. Dựa vào tính chất, đặc điểm phức tạp trong việc quản lý khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền tại các nhà thuốc Đông Y gia truyền, em đã có ý tưởng xây dựng một chương trình quản lý và lấy tên là: “Hệ thống quản lý khám chữa bệnh tại nhà thuốc Đông Y Gia Truyền”. Phần mềm tin học này giúp cho người thầy thuốc quản lý được số bệnh nhân mà mình đã khám và theo dõi quá trình chữa bệnh của bệnh nhân được dễ dàng. Giúp giải quyết việc quản lý thuốc, quản lý số liệu chặt chẽ, chính xác, giảm bớt khối lượng công việc tính toán bằng tay, dễ dàng tiến hành cập nhật số liệu hàng ngày, xử lý và truy xuất thông tin nhanh. Lưu trữ số liệu đầy đủ, phục vụ cho công tác kiểm kê, lập kế hoạch mua hàng. Thực hiện các báo cáo thống kê đầy đủ, rõ ràng. Ngoài ra, trong hệ thống khám chữa bệnh người thầy thuốc có vai trò rất quan trọng và phương thuốc thường là kết quả cụ thể của lý luận chỉ đạo việc chuẩn đoán và hướng điều trị sử dụng dược. Nếu phép điều trị đúng thì dễ dàng chọn được, tạo được phương thuốc đúng và thường có kết quả lâm sàng tốt. Ngược lại, nếu phương thuốc không phù hợp với phép điều trị đúng thường cho kết quả không vừa ý, thậm chí có thể làm cho bệnh nặng lên. Để giúp cho thầy thuốc rút ngắn thời gian suy nghĩ lập phương chọn dược, trong “Hệ thống quản lý khám chữa bệnh tại Nhà thuốc Đông Y Gia Truyền” còn xây dựng thêm phần “Hỗ trợ thầy thuốc”. Trong phần này gồm có các bài thuốc y học cổ truyền dựa trên những phương thuốc nhất định do những thầy thuốc các thời đại đã chọn lọc để chữa những bệnh nhất định. Trên cơ sở đó người thầy thuốc có thể thêm bớt vị thuốc, liều lượng tuỳ bệnh tình cụ thể của mỗi người bệnh, vì cũng bệnh ấy ở các giai đoạn khác nhau có thể có các triệu chứng khác nhau, cũng giai đoạn bệnh ấy triệu chứng ở người này có thể có cái khác với người khác. Tóm lại, với “Hệ thống quản lý khám chữa bệnh tại Nhà thuốc Đông Y Gia Truyền” người điều hành mọi hoạt động của Nhà thuốc dễ dàng có được những thông tin cần quản lý một cách chính xác, nhanh chóng và người thầy thuốc luôn yên tâm trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Chương 1 Tổng quan về phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Y Học Dân Tộc và Quy trình hoạt động của một nhà thuốc đông y * * * Nguyên nhân gây bệnh: Y học cổ truyền chia nguyên nhân gây bệnh ra làm mấy loại sau: - Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý) ảnh hưởng đến con người do sáu thứ khí (lục khí): phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt) là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài. - Hoàn cảnh xã hội gây ra những rối loạn về tâm lý xã hội do bảy thứ tình chí (thất tình): vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ là nguyên nhân gây bệnh bên trong. - Các nguyên nhân khác: đàm ẩm, ứ huyết, ăn uống, lao động, sang chấn, tình dục.v.v… Chẩn đoán học: Chuẩn đoán học y học cổ truyền là ding các phương pháp: nhìn, nghe, hỏi, sờ nắn để khai thác các triệu chứng bệnh rồi căn cứ vào vị trí, tính chất, trạng thái và xu thế chung của bệnh tật để quy nạp thành các hội chứng các tạng phủ, kinh lạc, khí huyết .v.v… Nội dung của chẩn đoán học y học cổ truyền gồm: - Bốn phương pháp để khám bệnh: nhìn (vọng chẩn), nghe (văn chẩn), hỏi(vấn chẩn), xem mạch sờ nắn (thiết chẩn) gọi tắt là tứ chẩn. - Tám cương lĩnh để chẩn đoán vị trí, tính chất, trạng thái và xu thế chung của bệnh tật gọi tắt là bát cương. - Các hội chứng về bệnh tật. Những nguyên tắc chữa bệnh: Chữa bệnh phải tìm gốc bệnh (trị bệnh cầu kỳ bản) Gốc bệnh là những nguyên nhân gây bệnh bao gồm những nguyên nhân bên ngoài (tự nhiên, xã hội) và những thay đổi bên trong cơ thể con người gọi là nội nhân. Vai trò nội nhân quan trọng nhất, đó là sự suy yếu về chính khí hay sức đề kháng của con người về các mặt âm dương, khí huyết, tân dịch, tinh thần và công năng các tạng phủ kinh lạc. Vì vậy khi chữa bệnh đông y đề ra phải phù chính khí, trừ tà khí (phù chính khu tà) mà phù chính khí là chủ yếu. Chữa bệnh phải có ngọn, gốc, hoãn cấp(tiêu, bản, hoãn cấp): Gốc bệnh là nguyên nhân gây bệnh, bệnh thuộc lý, bệnh ở dưới; ngọn bệnh là triệu chứng bệnh mới mắc, tà khí, bệnh thuộc biểu, bệnh ở trên. Gốc bệnh và ngọn bệnh đối lập với nhau, khi chữa bệnh có những nguyên tắc sau: cấp thì trị ngọn, hoãn thì trị gốc, không hoãn không cấp thì chữa cả hai Chữa bệnh có bổ, có tả: Quá trình diễn biến của bệnh tật là sự đấu tranh giữa chính khí và tà khí, phải vừa bổ để nâng cao chính khí và vừa tả để trừ tà khí. Chữa bệnh phải có đóng, mở (khai, nạp): Nguyên tắc này còn gọi là “bình Nam, bổ Bắc”, như chứng âm hư sinh nội nhiệt (ức chế giảm mà hưng phấn tăng) thì phải cho các thuốc bổ âm (nâng cao ức chế), mặt khác phải cho các thuốc thanh hư nhiệt, tiết nhiệt (hạ hưng phấn). Chữa bệnh phải tuỳ giai đoạn bệnh: sơ, trung, mạt Chính trị và phản trị: Chính trị và phản trị thực chất cũng là chữa vào bản chất của bệnh, nhưng vì trong quá trình diễn biến của bệnh tật, có khi bản chất không phù hợp với hiện tượng nên phải đề ra và phân biệt thành hai nguyên tắc chữa bệnh này. Tám phương pháp dùng thuốc uống trong của đông y: Tám phương pháp dùng thuốc uống trong của đông y gồm: - Hãn pháp: là phương pháp dùng các thuốc cho ra mồ hôi tạo thành bài thuốc để đưa tà khí ra ngoài, chỉ dùng khi bệnh còn ở biểu không cho truyền bệnh vào trong (lý). - Thổ pháp: là phương pháp dùng các thuốc gây nôn khi bị ngộ độc thức ăn, đồ uống v.v… chỉ dùng thuốc khi các chất còn ở dạ dày (vị). - Hạ pháp: là phương pháp dùng các thuốc có tác dụng tẩy và nhuận tràng để đưa các chất ứ đọng trong cơ thể ra ngoài bằng đường đại tiện. Ngoài ra còn để chữa chứng nhiệt kết gây mất nước táo bón trong giai đoạn toàn phát của bệnh truyền nhiễm. - Hoà pháp: là phương pháp dùng các bài thuốc để chữa bệnh ngoại cảm thuộc bán biểu bản lý và chữa các bệnh gây ra do sự mất điều hoà khí huyết các tạng phủ trong cơ thể. - Ôn pháp: là phương pháp dùng các thuốc ấm và nóng tạo thành bài thuốc để chữa các chứng hư hàn thuộc lý trong cơ thể. - Thanh pháp: là phương pháp dùng thuốc lạnh để chữa bệnh nhiệt. - Tiêu pháp: là phương pháp dùng những vị thuốc tạo thành các bài thuốc có tác dụng chữa các chứng bệnh gây ra do tích tụ, ngưng trệ như: ứ huyết, khí trệ, ứ nước, ứ đọng thức ăn. - Bổ pháp: là phương pháp dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gây ra. Nguồn gốc thuốc Đông Y Thuốc Đông Y gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật và một số chế phẩm hoá học. Sự xuất hiện của thuốc là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra. Số lượng, chất lượng tiến bộ theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Thời nguyên thuỷ thực vật hay động vật do nguồn tự nhiên cung cấp, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi. Các loại thuốc khoáng vật phát triển theo nguồn khai thác mỏ như thạch cao, chu xa, hùng hoàng v.v… Trước khi có nền y tế xã hội chủ nghĩa, ở nước ta các thuốc thường dùng đều phải nhập. Hiện nay, ta đã tìm và xác định theo khoa học được nhiều cây thuốc có trong nước, một số thuốc đã di thực được như: Sinh địa, Bạch truật, Huyền sâm, Bạch chỉ, v.v… Một số thuốc do điều kiện đất đai, thổ nhưỡng chưa di thực được còn phải nhập. Bài thuốc Y học dân tộc Bài thuốc y học dân tộc được tạo thành do sự phối hợp các vị thuốc dùng để chữa một bệnh, một hội chứng bệnh hay một triệu chứng của bệnh. Bài thuốc có thể có ít hay nhiều vị thuốc tuỳ theo tình hình thực tế của bệnh tật và yêu cầu của việc chữa bệnh. Một bài thuốc hoàn chỉnh được cấu tạo theo nguyên tắc: quân, thần, tá, sứ. - Quân: là vị thuốc chính còn gọi là chủ dược dùng để chữa nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng chính của hội chứng bệnh. Vị thuốc chính có thể có nhiều vị thuốc, thông thường từ một đến hai vị. - Thần: là vị thuốc hỗ trợ giúp cho vị thuốc chính tăng tác dụng chữa bệnh. - Tá: là vị thuốc chữa các triệu chứng phụ của hội chứng bệnh tật; hạn chế tác dụng mãnh liệt hay độc tính hoặc làm tăng tác dụng của vị thuốc chính. - Sứ: là vị thuốc đưa tác dụng của bài thuốc đến nơi có bệnh thuộc tạng phủ hay kinh lạc nào đó và có tác dụng điều hoà tính năng các vị thuốc trong bài thuốc. Các bài thuốc được tổ chức theo một nguyên tắc nhất định nhưng được biến hoá bằng cách: thêm bớt các vị thuốc, thay đổi sự phối ngũ, thay đổi liều lượng và thay đổi dạng bào chế.v.v… để thích hợp với tình hình thực tế của bệnh tật và yêu cầu của việc chữa bệnh trên lâm sàng. Tùy theo yêu cầu chữa bệnh trên lâm sàng, tính chất các vị thuốc và sự cấu tạo của bài thuốc, các bài thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như: thuốc sắc(thuốc thang), thuốc tán, thuốc hoàn(viên tròn), rượu thuốc, viên dẹt, thuốc cao. Cách kê đơn thuốc Đơn thuốc là khâu cuối cùng sau khi người thầy thuốc đã dùng tứ chẩn, bát cương chuẩn đoán nguyên nhân tìm ra hội chứng bệnh tật, đề ra phương pháp chữa bệnh và chọn phương thuốc thích hợp chữa bệnh đó. Cũng như tây y, đơn thuốc y học dân tộc gồm nhiều vị thuốc phối hợp với nhau nhưng phải gồm những thuốc đặc hiệu chữa nguyên nhân, chữa triệu chứng chính của hội chứng bệnh, các vị thuốc hỗ trợ tác dụng cho vị thuốc chính, các vị thuốc chữa các triệu chứng phụ, tăng tác dụng cho vị thuốc quần thần, giảm độc và giảm tính mãnh liệt của vị thuốc chính, các vị thuốc điều hoà, dẫn thuốc vào các tạng. Thường có ba cách kê đơn chính: - Kê đơn theo lý luận đông y(biện chứng luận trị): điều kiện cần để kê đơn theo cách này là phải nắm vững lý luận đông y về sinh lý tạng phủ, kinh lạc; biết cách chẩn đoán đông y, tìm ra được hội chứng bệnh, đề ra phương pháp chữa thích hợp; nhớ được một số bài thuốc và tính năng các vị thuốc. - Kê đơn thuốc theo những bài thuốc có kinh nghiệm gia truyền (nghiệm phương). - Kê đơn theo toạ căn bản (áp dụng thuốc nam chữa bệnh thông thường). Quy trình hoạt động của nhà thuốc đông y: Nhà thuốc Đông Y gia truyền chuyên khám chữa bệnh nội khoa y học dân tộc hàng ngày phải tiếp nhiều lượt bệnh nhân đến để chữa bệnh cũng như để mua thuốc. Những người đến khám bệnh thường có những triệu chứng thể hiện vị trí bị bệnh, tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực của bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Khi được khám, thầy thuốc kiểm tra xem bệnh nhân đã đến đây khám lần nào chưa. Nếu rồi thì dựa vào đơn thuốc cũ của bệnh nhân để xem kết quả khám lần gần đây nhất, từ đó quyết định hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân. Nếu là bệnh nhân mới thì phải cung cấp một số thông tin cá nhân cho thầy thuốc để Nhà thuốc còn quản lý. Sau đó, theo phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, thầy thuốc sẽ chuẩn đoán bệnh rồi đưa ra phương thuốc và hướng điều trị cho bệnh nhân. Trong điều trị, tuỳ bệnh tình cụ thể, thầy thuốc phải có tác động để người bệnh có thể loại trừ nguyên nhân gây bệnh, bổ sung những thiếu hụt và điều hoà lại những rối loại trong người nhằm lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể thông qua đơn thuốc. Sau khi được khám xong, bệnh nhân ra quầy thuốc để lấy thuốc. Người quản lý thuốc có nhiệm vụ ghi lại số đơn thuốc của từng bệnh nhân trong ngày sổ theo dõi bệnh nhân để cuối tháng thống kê doanh thu khám bệnh; ngoài ra hàng tháng người quản lý thuốc phải thống kê số thuốc còn trong kho để kịp thời bổ sung các vị thuốc. Việc quản lý khám chữa bệnh của Nhà thuốc được phân cấp như sau: + Thầy thuốc: là người khám bệnh, ghi đơn thuốc và là người điều hành toàn bộ hoạt động của Nhà thuốc. + Người quản lý chung: là người trực tiếp nhập thuốc, hàng tháng người này căn cứ vào nhu cầu về các vị thuốc, về số lượng mỗi vị thuốc còn lại trong cũng như nhu cầu dự trữ thuốc để lập kế hoạch mua thuốc và gửi phiếu mua hàng đến các nhà cung cấp đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh, đồng thời thống kê doanh thu khám chữa bệnh của Nhà thuốc. Các chức năng chính: Lập bệnh án và kê đơn thuốc Nhập thuốc, nhập hoá đơn Thống kê số lượng bệnh nhân trong tháng. Thống kê doanh thu khám chữa bệnh trong tháng. Thống kê số lượng từng vị thuốc còn lại trong kho. Mẫu biểu 1: Nhà thuốc đông y gia truyền Khám chữa bệnh nội khoa y học dân tộc Lương y: ................................. Bằng số: ......... Địa chỉ: ................................... Giấy phép số:........ Điện thoại: ..................... đơn thuốc Mã số:......... Ngày..... tháng...... năm......... Họ tên người bệnh:........................ Tuổi:............... Nam/Nữ Địa chỉ:...................................................................................................................... Điện thoại:..................................... Chuẩn đoán bệnh:...................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................. Tên thuốc Số lượng(g) Tổng tiển:.......................... Mẫu biểu 2: Biên bản kiểm kê số lượng thuốc Ngày....... tháng........ năm........ STT Tên thuốc Số lượng Đơn vị Mẫu biểu 3: Phiếu mua hàng Gửi cho: ....................................................... STT Tên thuốc Số lượng Đơn vị Ngày......... tháng........ năm.......... Mẫu biểu 4: hoá đơn hàng Số HĐ: .......................... Nhà cung cấp: ...................................................... STT Tên thuốc Số lượng Đơn vị Thành tiền Tổng tiền Ngày.......... tháng......... năm.......... Người giao hàng Người nhận Mẫu biểu 5: danh sách bệnh nhân Từ ngày............................ đến ngày.............................. STT Ngày khám Mã số Họ tên Địa chỉ Căn bệnh Mẫu biểu 6: báo cáo doanh thu Từ ngày............................ đến ngày.............................. STT Mã số Họ tên Tổng chi phí Tổng cộng: Chương 2 Giới thiệu ngôn ngữ visual basic * * * 2.1 Tổng quan về Visual Basic: Visual Basic một công cụ phát triển ứng dụng hướng đối tượng, tức là thông qua việc xây dựng các thuộc tính (properties), các điều khiển, các phương thức (method) để thiết kế các trình ứng dụng chạy trong Microsoft Windows. Visual Basic cho phép người lập trình bổ sung các đối tượng như menu, hộp văn bản, các nút lệnh, nút tuỳ chọn (cho các lựa chọn loại trừ), các hộp kiểm tra (cho các lựa chọn không loại trừ), các hộp danh sách, thanh cuốn, các hộp tập tin và các thư mục cho các cửa sổ trống. Có thể dùng các lưới (grid) để quản lý dữ liệu kiểu bảng. Những đối tượng này sẽ mang những thuộc tính (properties) riêng biệt như: màu sắc, Font chữ... sẽ được gán trên một bảng danh sách các thuộc tính. Người dùng có thể truyền thông qua các ứng dụng Windows khác, quan trọng nhất là có một phương pháp dễ dàng để người dùng điều khiển và truy cập các cơ sở dữ liệu. Dùng Data From Wizard (Đồ thuật tạo biểu mẫu dữ liệu) để nhanh chóng xây dựng một biểu mẫu trong ứng dụng có thể truy xuất dữ liệu dựa trên các bảng và các cột được chỉ định từ một cơ sở dữ liệu. Tính năng truy xuất dữ liệu này được cung cấp thông qua việc dùng một điều khiển dữ liệu của một cơ sở dữ liệu cục bộ hoặc một điều khiển dữ liệu từ xa thông qua một cơ sở dữ liệu từ xa (ODBC). So với các ngôn ngữ lập trình khác, trong Visual Basic làm việc với các tập tin rất dễ dàng. Chủ yếu là do không phải đối phó với biến con trỏ (pointers). Có hai kiểu tập tin chính: tập tin văn bản và tập tin nhị phân. Visual Basic cho phép viết mã dùng cả hai kiểu. Tập tin văn bản là kiểu tập tin thường được tiếp xúc nhiều nhất. Thông thường, cần phải viết vào một tập tin văn bản các kết quả của một bộ câu hỏi cơ sơ dữ liệu để các chương trình khác có thể đọc nó. Ngoài ra các tập tin văn bản cũng rất thích hợp cho việc in ấn. Do đó, điều quan trọng cần biết đó là cách điều tác các tập tin để người dùng cuối có thể vận dụng tối đa tính linh hoạt và công năng trong các chương trình. Visual Basic là công cụ phát triển phần mềm như các trình biên dịch khác như C/C++. Những lợi điểm khi dùng Visual Basic là ở chỗ tiết kiệm được thời gian và công sức so với các ngôn ngữ lập trình có cấu trúc khác, vì bạn có thể thiết lập các hoạt động trên từng đối tượng được Visual Basic cung cấp. Visual Basic gắn kết với các khái niệm trực quan (Visual) nghĩa là khi thiết kế chương trình ta được nhìn thấy kết quả ngay sau mỗi thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện, đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác (như: Foxpro, Pascal, C/C++ ). Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản. Khả năng khác quan trọng của Visual Basic là lập trình cơ sở dữ liệu. Với khả năng này Visual Basic được nhiều người dùng làm công cụ để phát triển phần mềm ứng dụng của mình. Visual Basic là ngôn ngữ lập trình tạo cho ta sự thoải mái, thích thú và không ít bất ngờ. Visual Basic giúp ta xây dựng các ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả. 2.2 Tổ chức chương trình Một đề án sử dụng ngôn ngữ Visual Basic bao gồm: Một tập tin đề án theo dõi toàn bộ các thành phần (.vbp) Một tập tin cho mỗi biểu mẫu (.frm) Một tập tin cho nhị phân cho từng biểu mẫu (.frx) Một tập tin cho từng modul lớp (tuỳ chọn) Một tập tin cho từng modul chuẩn (tuỳ chọn) Một hay nhiều tập tin chứa điều khiển Active X (.ocx) Một tập tin tài nguyên (.res) Các tập tin này được tự động cập nhật mỗi khi lưu dự án. Các tập tin và đối tượng có thể chia sẻ với các đề án khác. Mặt khác Visual Basic còn cho phép ta làm việc với nhiều đề án khác. 2.3 Tính xử lý theo tình huống của Visual Basic Khi một tình huống xảy ra trên một đối tượng, nó được Visual Basic nắm bắt và xử lý. Người lập trình sẽ dùng các tình huống này để viết các đoạn mã xử lý các công việc tương ứng. Ví dụ khi di chuyển chuột ra khỏi một đối tượng là TextBox xảy ra tình huống Text_LostFocus. Visual Basic sẽ hỗ trợ một thủ tục có tên: Private Sub Text_LostFocus() .... End Sub Người lập trình sẽ viết các câu lệnh trong thủ tục này để xử lý một công việc khi có tình huống xảy ra. Tính đối tượng: Trong Visual Basic, những đối tượng chính là những biểu mẫu và ô điều khiển. Biểu mẫu là khung cửa sổ hiện lên màn hình. Biểu mẫu kèm theo ô điều khiển là những gì mà người lập trình nhìn thấy khi chạy ứng dụng. Còn ô điều khiển là một đối tượng mà ta có thể đặt đâu đó trên biểu mẫu, mỗi ô điều khiển sẽ thi hành một chức năng nào đó và có một biểu tượng nằm trên hộp công cụ Toolbox. Đối tượng có các thuộc tính và phương thức trên nó. Mỗi thuộc tính luôn mang một giá trị nào đấy. Giá trị này có thể là dữ liệu cơ bản như số nguyên, số thực, văn bản hay dữ liệu phức tạp như một cấu trúc, giá trị lặp và cũng có thể là con trỏ đến một đối tượng khác. Mỗi phép xử lý thay đổi một hay nhiều thuộc tính của đối tượng được gọi là các phương thức trên đối tượng. Biểu mẫu và điều khiển đều có các thuộc tính, thậm chí màn hình và máy in cũng là những đối tượng chỉ cho phép ta can thiệp vào lúc thi hanh chương trình cũng có thuộc tính. Ví dụ biểu mẫu có các thuộc tính về kích thước như: Heigh, Width, Left, Right .v.v.. Mặc dù mỗi đối tượng có những bộ thuộc tính khác nhau song trong đó vẫn có một số thuộc tính thông dụng cho hầu hết các điều khiển. Đối với một đối tượng, có thể khai báo ấn định một giá trị cho một số thuộc tính khác nhau, các giá trị này có thể bị thay đổi khi ứng dụng đang chạy. Lập trình hướng đối tượng: Visual Basic 6.0 hỗ trợ một cách lập trình mới, lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming). Trong lập trình cổ điển, ta có kiểu lập trình theo cấu trúc. Nếu như ứng dụng được thiết kế để giải quyết một vấn đề lớn thì người lập trình có thể chia thành nhiều vấn đề nhỏ và viết cá đoạn chương trình nhỏ để giải quyết riếng từng cái. Với lập trình hướng đối tượng, người lập trình sẽ chia nhỏ vấn đề cần giải quyết thành các đối tượng. Từng đối tượng có đời sống riêng của nó. Nó có những đặc điểm mà ta gọi là thuộc tính và những chức năng riêng biệt mà ta gọi là phương thức. Người lập trình phải đưa ra các thuộc tính và phương thức mà đối tượng cần thể hiện. Sự kiện: Nếu thuộc tính mô tả đối tượng, phương thức chỉ ra cách thức đối tượng hành động thì sự kiện là những phản ứng của đối tượng. Tương tự thuộc tính và phương thức, mỗi điều khiển có những bộ sự kiện khác nhau, nhưng một số sự kiện rất thông dụng với hầu hết các điều khiển như: Click, DblClick, Keypress, LostFocus... Lập trình theo sự kiện trong Visual Basic: Khi tạo một chương trình trong Visual Basic ta chủ yếu lập trình theo sự kiện. Điều này có nghĩa là chương trình chỉ thi hành khi người sử dụng làm một thao tác trên giao diện hoặc có một vấn đề gì đó xảy ra trong Windows. Dĩ nhiên lập trìn theo cách này ta phải biết khi nào sự kiện xảy ra và phải làm gì khi nó xảy ra. Mối quan hệ giữa thuộc tính, phương thức và sự kiện: Mặc dù thuộc tính, phương thức và sự kiện có vai trò khác nhau nhưng chúng thường xuyên liên hệ với nhau. Điều này còn có nghĩa là ta có thể đạt được mục đích công việc bằng nhiều cách: xử lý trên thuộc tính hay phương thức. 3. Hằng, biến và các kiểu dữ liệu: Biến: dùng để chứa dữ liệu tạm thời cho tính toán so sánh và các hoạt động khác. Cú pháp: Dim [as ] Visual Basic cho phép ta khai báo tường minh hoặc khai báo ngầm các biến. Hằng: dùng chứa dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi giá trị trong suốt chương trình hoạt động. Cú pháp: [Public][Private] const [as =] Hàm và thủ tục trong Visual Basic Biến: dùng để chứa dữ liệu tạm thời cho tính toán so sánh và các hoạt động khác. Cũng như các ngôn ngữ lập trình khác Visual Basic cung cấp các hàm và thủ tục. Thủ tục: không trả về giá trị Cú pháp: [Public][Private][static] Sub(tham số) Các dòng lệnh End Sub Hàm: luôn trả về giá trị Cú pháp: [Public][Private][static] Function(tham số)[as] Các dòng lệnh End Function Các cấu trúc điều khiển trong Visual Basic Cấu trúc chọn: Cấu trúc không đầy đủ: If.. then . Một dòng lệnh: If then . Nhiều dòng lệnh: If then End If Cấu trúc đầy đủ: If ... then ... else If then [khối lệnh 1] [Else If then [khối lệnh 2]] ... [Else [khối lệnh n]] End If Để giải quyết trường hợp có quá nhiều Else If được dùng và giúp chương trình sáng sủa, dễ đọc Visual Basic cung cấp cấu trúc lệnh Select Case. Cấu trúc lệnh Select Case: Select Case [Case [khối lệnh 1]] [Case [khối lệnh 2]] . . [Case Else [khối lệnh n]] End Select Cấu trúc lặp: Cấu trúc Do ... Loop . Kiểu 1: Lặp trong khi điều kiện là True Do While Loop . Kiểu 2: Vòng lặp luôn có ít nhất một lần thi hành khối lệnh. Do Loop While . Kiểu 3: Lặp trong khi điều kiện là False Do Until Loop . Kiểu 4: Lặp trong khi điều kiện là False và có ít nhất một lần thi hành khối lệnh. Do Loop Until Cấu trúc For ... Next: lặp khi biết trước số lần lặp For = To [Step] Next [] Cấu trúc For Each ... Next: lặp theo số phần tử của một tập các đối tượng hay một mảng For Each In Next Vòng lặp While ... End While Wend Câu lệnh Go To được dùng cho bẫy lỗi Để thoát khỏi cấu trúc ta dùng Exit For cho vòng lặp For, Exit Do cho vòng lặp Do.. Loop Visual Basic sử dụng công nghệ ADO để truy nhập cơ sở dữ liệu Hãng Microsoft thường cố gắng nâng cấp dữ liệu truy nhập cho các sản phẩm ngôn ngữ lập trình của mình. ADO (ActiveX Data Objects) có một cách mới để truy nhập cơ sở dữ liệu thông qua sự kết hợp giữa các điều khiển liên kết dữ liệu kiểu ActiveX và một điều khiển dữ liệu ADODC (ActiveX Data Objects Data Contronl). ADODC cần được cung cấp sáu phần: tên của OLE-DB (như SQL Sever), DSN(tên của nguồn dữ liệu theo kiểu applet ODBC của Control Panel), tên người dùng, mật khẩu, nguồn bản ghi(thường là một query SQL) và chuỗi kết nối. Các điều khiển ActiveX thường được sử dụng để hiển thị nội dung của nguồn dữ liệu. ADODC là điều khiển dữ liệu dựa trên mô hình ADO mới của Microsoft. Khi lập trình bằng Visual Basic có thể làm nhiều việc với điều khiển dữ liệu mà không cần mã lệnh, người lập trình dễ dàng xác định các tính chất chẳng hạn RecordSource, DataSource và DataField ở thời gian thiết kế khi cửa sổ Properties hiện lên giuáp tìm ra được thông tin cần thiết. Các thành phần Professional và Enterprise của Visual Basic cho phép các đối tượng cơ sở dữ liệu được tạo ra một cách độc lập. Đối tượng cơ sở dữ liệu RecordSet được coi là chỉ dẫn đến các bảng, tập bản tin... tạo ra bởi điều khiển do tuân theo câu hỏi SQL hoặc do nhận được một bảng trong cơ sở dữ liệu đó. Trong phần lớn các trường hợp người lập trình sẽ làm việc hầu hết với các tính chất của đối tượng RecordSet liên quan đến điều khiển dữ liệu thay vì các tính chất của chính điều khiển dữ liệu đó. Các ấn bản Professional và Enterprise của Visual Basic cho phép người lập trình có thể tạo ra các đối tượng riêng của mình để làm việc với cơ sở dữ liệu không cần đi qua điều khiển dữ liệu. Thậm chí không còn bị giới hạn chỉ sử dụng các Connection và các đối tượng cơ sở dữ liệu khác do Visual Basic cung cấp. Đặc biệt, người lập trình có thể viết mã lệnh cho phép xây dựng và điều tác cơ sở dữ liệu theo mong muốn của mình. 2.4 Các phương pháp hữu hiệu đối với ADODC MoveFirst Đưa vị trí con trỏ ở bản ghi hiện hành về bản ghi đầu tiên trong RecordSet. Cú pháp: AdodcName.RecordSet.MoveFirst MoveLast Đưa vị trí con trỏ ở bản ghi hiện hành về bản ghi cuối cùng trong RecordSet. Cú pháp: AdodcName.Recordset.MoveLast MoveNext Đưa vị trí con trỏ ở bản ghi hiện hành về bản ghi tiếp theo trong RecordSet. Cú pháp: AdodcName.RecordSet.MoveNext MovePrevious Đưa vị trí con trỏ ở bản ghi hiện hành về bản ghi liền trước nó trong RecordSet. Cú pháp: AdodcName.RecordSet. MovePrevious Refresh Xác lập lại bản ghi hiện hành trở về bản ghi thứ nhất trong bảng View và khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp những người ding khác đã thực hiện các thay đổi. Cú pháp: AdodcName. Refresh AddNew Gửi thông tin mới cho bảng nhưng không bổ sung thông tin cho cơ sở dữ liệu. Cú pháp: AdodcName.RecordSet.AddNew Update Phương pháp này thực hiện sự gửi nội dung của bộ đệm sao chép đến bảng hoặc tập hợp động. Cú pháp: AdodcName.RecordSet.Update Delete Phương pháp này xoá bản ghi hiện hành trong RecordSet Cú pháp: AdodcName.RecordSet.Delete Sau khi bản ghi được xoá, phải dịch chuyển con trỏ bản ghi ra xa bản ghi đã xoá bằng phương pháp Move (MoveNext, MoveFirst,…) Đóng RecordSet hoặc đóng cơ sở dữ liệu Nếu cần đóng đối tượng cơ sở dữ liệu đang mở được gắn vào điều khiển dữ liệu hoặc đóng RecordSet chuyên biệt đang được gắn vào điều khiển đó. Cú pháp: ObjectName.Close ObjectName có thể là cơ sở dữ liệu mở bất kỳ, RecordSet, không gian làm việc, đối tượng Table, hoặc biến đối tượng qui chiếu đến các đối tượng đó. Chương 3 Giới thiệu về cơ sở dữ liệu quan hệ Và sql server 2000 của Microsoft * * * 3.1 Cơ sở dữ liệu là gì ? Cơ sở dữ liệulà một tập hợp các dữ liệu có liên hệ với nhau được tổ choc và lưu trữ lại trên các thiết bị lưu trữ tin. Nó cho phép nhiều người sử dụng, nhiều chương trình ứng dụng với các mục đích khác nhau đồng thời truy cập và khai thác. Dữ liệu vào Dữ liệu ra Xử lý Dữ liệu lưu trữ 3.2 Cơ sở dữ liệu quan hệ SQL Server sử dụng một loại cơ sở dữ liệu được gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database). Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, dữ liệu được tổ choc thành các bảng. Các bảng lại được tổ chức thành các cột và dòng thông tin theo các nhóm dữ liệu có liên quan đến cùng chủ đề. Các bảng quan hệ với nhau thông qua cơ cấu cơ sở dữ liệu khi có yêu cầu. Theo lý thuyết, các bảng quan hệ chặt chẽ với nhau liên quan đến điều gì đó gọi là một mối quan hệ (relation) hoặc một thực thể (entity). Các đối tượng cơ sở dữ liệu quan hệ Một cơ sở dữ liệu quan hệ bao gồm các kiểu khác nhau của các đối tượng. Tables (các bảng) là các đối tượng chứa các kiểu dữ liệu và dữ liệu thô thực sự. Columns( các cột) là các phần của bảng đang chứa dữ liệu. Các cột phải được gán một kiểu dữ liệu và có tên duy nhất. Data Type (kiểu dữ liệu) là các kiểu lưu trữ cơ bản về dữ liệu của bạn. Có thể chọn các kiểu dữ liệu khác nhau, ví dụ như: kiểu ký tự, số hoặc ngày… Mỗi kiểu dữ liệu chỉ gán cho một cột trong bảng. Stored procedure (thủ tục thường trú - thủ tục lưu trữ) giống như các macro, trong đó mã lệnh Transact - SQL có thể được viết và lưu trữ mang một tên. Bằng cách thực thi thủ tục lưu có thể chạy mã lệnh bên trong thủ tục. Thường dùng mã lệnh T-SQL để chạy báo cáo hàng tuần, lưu lại như một thủ tục lưu trữ và sau đó chỉ chạy thủ tục lưu trữ để phát sinh báo cáo. User – defined functions(các hàm do người dùng định nghĩa) là mã lệnh Transact-SQL rất giống các mã lệnh của thủ tục lưu trữ. Tuy thế các hàm có thể được gọi trong các truy vấn cơ sở dữ liệu hoặc là để chỉnh sửa một cột dữ liệu mà ta muốn xem hoặc là để đóng vai trò như các bảng, thậm chí các hàm này còn được xây dựng theo cách lập trình và theo cách động. Ví dụ viết hàm date (ngày) cho riêng mình để chỉnh sửa các cột có kiểu dữ liệu datetime. Triggers (các bẫy lỗi _ còn dịch là bộ kích khởi) là các thủ tục lưu trữ kích hoạt trước hoặc sau khi bổ sung, sửa chữa hoặc xoá dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu. Chúng đảm bảo tuân theo các quy tắc kinh doanh hoặc các quy tắc toàn vẹn dữ liệu khác tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0605.DOC
Tài liệu liên quan