Mục lục
Trang
Phần 1 Tổng quan tổng đài điện tử SPC.
Giới thiệu tổng đài điện tử SPC.
So sánh tổng đài SPC với tổng đài cơ điện.
Sơ đồ khối tổng đài SPC.
Phần 2 Tổng quan hệ thống tổng đài a1000-e10.
Vị trí và các ứng dụng của A1000-E10.
Cấu trúc chức năng.
Cấu trúc các trạm.
Phần 3 mạng cardphone việt nam.
A. Tổng quan về mạng card phone Việt nam
6
6
8
10
17
17
17
21
29
36
36
36
I. Các đặc điểm của mạng
36
1. Cấu hình hệ thống mạng Cardphone Việt Nam
37
2. Yêu cầu về
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hệ thống quản lý điện thoại thẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết kế hệ thống
37
3. Yêu cầu chức năng của hệ thống Payphone
37
II. Hệ thống PPMS
38
1. Cấu trúc phần cứng của hệ thống PPMS
39
2. Phần mềm PPMS
40
3. Dung lượng PPMS
40
4. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống PPMS
40
IV. Máy Payphone
41
1. Các đặc điểm chính của máy Payphone
41
2. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế máy Payphone
41
2.1 Chỉ tiêu chung
41
2.2 Chỉ tiêu thiết kế bên ngoài máy Payphone
42
2.3 Chỉ tiêu thiết kế bên trong máy Payphone
43
V. Hoạt động chung của Payphone
44
1. Các trạng thái hoạt động của máy Payphone
44
2. Máy Payphone tự động kiểm tra
45
3. Trao đổi thông tin giữa máy Payphone và trung tâm điều hành PMS
45
3.1 Yêu cầu truyền số liệu từ máy Payphone đến PMS
46
3.2 Yêu cầu truyền số liệu từ PMS đến máy Payphone
46
4. Kết nối thông tin
47
5. Kết nối bên ngoàI
47
6. Yêu cầu bảo an hệ thống
47
7. Quy trình làm việc của máy Payphone
47
7.1 Yêu cầu chung
47
7.2 Yêu cầu quy trình
48
8. Chức năng của máy Payphone
49
8.1 Các cuộc gọi đi
49
8.2 Các cuộc gọi miễn phí
49
B. Tổ chức dữ liệu mạng CARDPHONE Việt nam
50
I. Hệ thống nhóm
50
1. Các mức và các nhóm
50
2. Hệ thống nhóm cơ sở và hệ thống nhóm phụ
50
2.1 Hệ thống nhóm cơ sở
50
2.2 Hệ thống nhóm phụ
51
3. Hệ thống nhóm đầy đủ và không đầy đủ
52
3.1 Các hệ thống nhóm đầy đủ
52
3.2 Các hệ thống nhóm không đầy đủ
52
4. Quản lý hệ thống nhóm trong PMS
53
5. Quản lý nhóm trong hệ thống nhóm
53
6. Các liên quan giữa Payphone và nhóm
53
7. Các ứng dụng của nhóm và Payphone
55
7.1 Payphone – Nhóm
55
7.2 Nhóm – Payphone
55
II. Khối
56
1. Khối tham chiếu ghi WRB
56
1.1 Khái niệm WRB
56
1.2 Cấu trúc WRB mặc định
57
1.3 Giá trị WRB mặc định
57
2. Khối tham chiếu đọc RRB
57
2.1 Khái niệm RRB
57
2.2 Cấu trúc RRB mặc định
58
3. Khối phân tích số DAB
58
3.1 Khái niện DAB
58
3.2 Các giá trị và cấu trúc DAB mặc định
58
3.3 Nội dung DAB
58
4. Việc cài đặt và quản lý các khối WRB, RRB và DAB
59
5. Khối cảnh báo ALB
60
5.1 Khái niệm khối cảnh báo
60
5.2 Các ALB mặc định
61
5.3 Quản lý khối cảnh báo
61
5.4 Các ALB và các nhóm
61
6. Các khối Series
61
7. Khối điều chỉnh tính cước
62
7.1 Quản lý khối điều chỉnh tính cước TAB
62
7.2 TAB gắn vào các nhóm
63
8. Khối phần mềm SRB
63
8.1 Khái niệm khối SRB
63
8.2 Những hạn chế trong việc Download phần mềm
63
III. Kết hợp giữa khối và nhóm
64
1. Gắn các khối dữ liệu vào một nhóm
64
2. Sự thay đổi trong liên kết nhóm và khối
68
C. Cấu trúc dữ liệu chung trên mạng CARDPHONE Việt nam
69
I. Giới thiệu chung
69
II. Cấu trúc dữ liệu chung trên mạng CARDPHONE Việt nam
69
1. Dữ liệu quản lý thẻ
72
2. Các khối Series thẻ SEB
74
3. Black List
74
4. Dữ liệu giao tác
74
5. Các báo cáo
74
6. Các khối Series
74
III. Dữ liệu phần mềm cho PayPhone
76
1. Các tham số dữ liệu phần mềm cho máy PayPhone
76
2. Các file dữ liệu của phần mềm
77
IV. Dữ liệu về số đếm và các thông số của máy PayPhone
77
1. Các tham chiếu đọc
77
2. Các tham chiếu ghi
78
V. Các thông số xác định phân tích số
79
1. Dữ liệu cần thiết cho khối DAB
79
2. Các hướng quay số
79
VI. PMS
81
1. Giới thiệu chung
81
2. Dữ liệu điều chỉnh cước
81
Lời nói đầu
Sự phát triển hạ tầng cơ sở thông tin là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và góp phần nâng cao đời sống xã hội. Thừa kế những thành tựu của các ngành Công nghệ điện tử, Bán dẫn, Quang học, Tin học và Công nghệ thông tin... nền Công nghệ Viễn thông thế giới đã có những bước tiến nhảy vọt đưa xã hội loài người bước sang một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên Thông tin.
Vào những năm 60 cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử đặc biệt là công nghệ chế tạo mạch điện tử đã tạo điều kiện cho kỹ thuật máy tính điện tử phát triển. ứng dụng những thành qusả điện tử, năm 1965 tổng đài tương tự làm việc theo nguyên lý SPC (điều khiển theo chương trình ghi sẵn) đã hình thành.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, nhu cầu thông tin liên lạc đa dịch vụ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, độ tin cậy về không gian, thời gian. Để đáp ứng nhu cầu đó tổng đài kỹ thuật tiên tiến ra đời dựa trên nguyên lý SPC, tổng đài dung lượng lớn, tính linh hoạt và độ tin cậy cao như các loại tổng đài ALCATEL, E10B, AXE, NEAX61…
Đặc biệt chúng ta thấy với tính đa năng AlCATEL 1000 E10 có thể đảm đương các chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cửa ngõ quốc tế dung lượng lớn.
Mạng toàn cầu của ALCATEL bao gồm mạng thoại ISDN, các mạng truyền số liệu và mạng bổ sung giá trị (đặc biệt trong mạng bổ sung giá trị là mạng xủ lý văn bản và videotext), các hệ thông minh, các hệ thống thông tin di động, các mạng điều hành và bảo dưỡng, hệ thống điện thoại dùng thẻ Card Phone, cuối cùng là mạng B-ISDN (ISDN băng rộng) sử dụng kỹ thuật truyền dẫn không đồng bộ ATM… Và ở Phần 3 của bản đồ án này tôi xin trình bày về Điện thoại thẻ Card Phone.
Hệ thống điện thoại thẻ phát triển từ những năm 70. Số nhà cung cấp điện thoại thẻ còn ít, một số hãng cung cấp lớn như ASCOM của Pháp, SCHUMBURGER, ANRITSU, IPM, L&G, GPT, PROTEN... Các hãng này sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng chủ yếu dựa trên hai hệ điều hành UNIX và Windows NT.
Trên thế giới hiện nay có hai dạng hệ thống: Hệ thống quản lý trực tuyến (On-Line) và hệ thống phi trực tuyến (Off-Line). Hệ thống On-Line được dùng ở các nước có cơ sở hạ tầng viễn thông tốt, còn hệ thống Off-Line được dùng ở các nước có cơ sở hạ tầng viễn thông còn yếu.
Việt Nam là một đất nước có đa dạng loại tổng đài (hơn 100 loại tổng đài trên mạng), chưa có hệ thống đường truyền trên toàn quốc, chất lượng điện thoại còn kém, tín hiệu trên đường dây không ổn định... Vì vậy ở Việt Nam sử dụng hệ thống Off-Line.
Hệ thống điện thoại thẻ Việt Nam đã chính thức khai trương vào tháng 11-1997. Đây là dự án điện thoại thẻ đầu tiên ở Việt Nam nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, đối với người sử dụng còn bỡ ngỡ, ý thức sử dụng chưa cao..., đối với các Bưu điện ở các tỉnh trình độ của các chuyên gia khác nhau: những bưu điện lớn có những chuyên gia trình độ cao nhanh nắm bắt được kỹ thuật, những bưu điện khác kỹ thuật còn chưa cao dẫn đến những khó khăn về khai thác vận hành... Đây cũng là một đề tài mới, tại các trường đại học ở Việt Nam cũng chưa có môn học này, do đó số lượng các chuyên gia phụ trách còn rất ít. Vì thế khi đưa vào triển khai phải cần lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp. Việt Nam đã chọn hệ điều hành UNIX và dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE. Hệ thống này quản lý theo phương pháp tập trung: một Trung tâm điều hành được kết nối với các tỉnh, từ các tỉnh kết nối với các Payphone...
Sau hơn 1 năm xây dựng và phát triển, thiết bị mạng Cardphone Việt Nam đã được lắp đặt tại 25 tỉnh, thành trên phạm vi toàn quốc bao gồm: 1 hệ thống quản lý điện thoại thẻ cấp quốc gia, 25 hệ thống quản lý điện thoại thể cấp tỉnh và gần 4.000 máy điện thoại thẻ. Theo kế hoạch phát triển mạng từ năm 1999, dịch vụ CARDPHONE Việt Nam đã được triển khai tại 61/61 tỉnh, thành trong cả nước.
tôi đã chọn đề tài “Hệ thống quản lý điện thoại thẻ” để nghiên cứu và trình bày trong Đồ án Tốt Nghiệp lần này. Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô, các chuyên gia và những người quan tâm đến vấn đề này đóng góp những ý kiến để bổ xung hoàn thiện đề tài.
Phần I: Tổng quan về tổng đài điện tử SPC
( Stored Program Controlled )
I. Giới thiệu chung về tổng đài SPC
Vào những năm 60 cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử đặc biệt là công nghệ chế tạo mạch điện tử đã tạo điều kiện cho kỹ thuật máy tính điện tử phát triển . ứng dụng những thành quả Điện tử, năm 1965 tổng đài tương tự làm việc theo nguyên lý SPC (điều khiển theo chương trình ghi sẵn) đã được hình thành.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, nhu càu thông tin liên lạc đa dịch vụ đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, độ tin cậy về không gian, thới gian. Để đáp ứng nhu cầu đó tổng đài kỹ thuật tiến tiến đã ra đời dựa trên nguyên lý SPC, tổng đài dung lượng lớn, tính linh hoạt và độ tin cậy cao như các loại tổng đài ALCATEL, E10B,AXE, NEAX61
Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của tổng đài SPC.
1.1 Nguyên lý hoạt động, đặc điểm của tổng đài SPC.
Các tổng đài điện tử làm việc theo nguyên lý được điều khiển theo các chương trình được nghi sẵn trong bộ nhớ ( Stored Program Controllerd ). Người ta sử dụng các bộ vi xử lý để điều khiển hoạt động của tổng đài. Các chức năng điều khiển được đặc trưng bởi các lệnh đã được nghi sẵn trong bộ nhớ.
Ngoài ra các số liệu liên quan đến tổng đài như số liệu về thuê bao, xử lý địa chỉ thuê bao, các thông tn tạo tuyến, tính cước......cũng được nghi sẵn trong các bộ nhớ số liệu. Nguyên lý chuyển mạch như trên được gọi là chuyển mạch được điều khiển theo chương trình nghi sẵn SPC.
Các chương trình và số liệu được nghi trong các bộ nhớ có thể thay đổi được. Nhờ vậy mà các tổng đài SPC rất linh hoạt trong quá trình vận hành theo yêu cầu của người quản lý. NHờ vào khả năng xử lý cao của bộ vi xử lý, ngoài khả năng điều khiển chuyển mạch thì nó còn có thể điều khiển các chức năng khác và sự thay đổi chương trình điều khiển nên công việc điều hành để đáp ứng yêu cầu của thuê bao trở nên dẽ dàng cũng như đưa dịch vụ mới tới thuê bao.
1.2 Nhiệm vụ của tổng đài.
*/Báo hiệu:
Trao đổi báo hiêu với mạnh bên ngoài, bao gồm các mạng đường dây thuê bao và mạng các đường trung kế đầu nói vơí các tổng đài khác .
*/Xử lý thông tin báo hiệu và điều khiểu các thao tác chuyển mạch:
Có nhiệm vụ nhận các thông tin báo hiệu từ mạng đường dây thuê bao và các đường trung kế để xử lý. Phát ra các thông tin điều khiển để điều khiển thiết bị chuyển mạch và các thiết bị phụ trợ khác để tạo tuyến nối, cấp các đường báo hiệu đến thuê bao.
*/Tính cước :
Chức năng này để tính cước phù hợp với từng loại cuộc gọi, cự ly sau khi kết thúc cuộc gọi.
II So sánh giữa tổng đài đt SPC và tổng đài cơ điện.
1. Chức năng chuyển mạch :
ở các tổng đài cơ điện công việc phân tích các loại biến cố báo hiệu ở đường dây thuê bao hay đường trung kế, điều khiển tạo tuyến nói phiên dịch và chọn số .... được thực hiện bởi các mạch Logic kết nối với các rơle cơ điện.
Còn các tổng đài điện tử các công việc như phiên dịch, chọn số, phân tích tạo tuyến .... được thực hiện nhờ các chương trình thao tác và quản lý cùng các chương trình số liệu trực thuộc.
2. Khả năng linh hoạt :
- ở các tổng đài cơ điện bất kỳ sự thay đổi dịch vụ cho thuê bao đòi hỏi phải thay đổi hay đưa thêm vào các bộ phận mới. Nó đòi hởi sự thay đổi đầu nối ở phần mạch điện. Do đó khả năng linh hoạt trong khai thác bị hạn chế
- Đối với tổng đài SPC thì việc thay đổi các dịch vụ cho thuê bao được thực hiện dễ dàng nhờ các thao tác lệnh. Một số dịch vụ có thể thay đổi được bằng chính thuê bao. Do vậy tổng đài điện tử SPC có khả năng linh hoạt cao trong quá trình điều hành và khai thác.
3. Tốc độ xử lý chuyển mạch:
- ở tổng đài cơ điện đa số sử dụng phương pháp mã thập phân để thu phát thông tin địa chỉ nên tốc ddộ trọn số tối đa là 11 xung mỗi dây và tốc độ chuyển mạch rất chậm.
- Còn ở tổng đài SPC nhờ sử dụng mã đa tần nên thu phát địa chỉ có thể đạt được 10 chữ số mỗi dây và thao tác chuyển mạch chỉ mất vài ms.
4. Xử lý sự cố:
- Khi có sự cố sảy ra thì tổng đài điện tử SPC xử lý rất đơn giản vì chúng có cấu trúc kiểu phiến mạch in liên kết chân cắm. Khi có sự cố chỉ việc tháo phiến có sự cố ra và thay vào bảng mạch khác. Trong khi đó tổng đài cơ điện tốn rất nhiều thời gian, công sức, đôi khi phải ngừng hoạt động của cả hệ thống.
5. Các dịch vụ cho thuê bao:
- Các tổng đài điện tử SPC có thể cung cấp cho thuê bao rất nhiều dịch vụ khác nhau, nâng cao một cách dễ dàng mà các tổng đài cơ điện không có khả năng đó .
6. Công tác bảo dưỡng:
- Công việc này các tổng đài cơ điện phải thực hiện bằng nhân công nên mất nhiều thời gian và nó không có trang thiết bị tự động phân tích các sự cố trong hệ thống.
- Tổng đài điện tử SPC công việc kiểm tra các đường dây thuê bao và đường trung kế được tiến hành tự động và thường xuyên. Sự cố trong hệ thống cũng được phát hiện tự động bàng các chương trình cài đặt sẵn, các kết quả đo thử và tìm sự cố được in ra. Vì vậy rất thuận tiện cho công tác bảo dưỡng.
III. Sơ đồ khối của tổng đài SPC
1. Sơ đồ khối tổng đài SPC
Bus chung
Trường chuyển mạch
Thiết bị báo hiệu kênh chung
Thiết bị báo hiệu kênh riêng
Thiết bị phân phối
Thiết bị đo thử
Thiết bị điều khiển đấu nối
Thiết bị trao đổi người/ máy
Bộ xử lý trung tâm
Các bộ nhớ
Hình 1.1 Sơ đồ khối tổng đài SPC
Đường dây thuê bao
Đường dây trung kế
Analog
Trung kế số
Thiết bị cuối
Tuy có khác nhau nhiều giữa các tổng đài điện tử đang sử dụng trên thế giới, nhưng tất cả các hệ thống đều giống nhau về cơ cấu phân bố các khối chức năng. Sơ đồ khối phân bố đơn giản của một tổng đài SPC được miêu tả như ( Hình 1.1 )
* Thiết bị kết cuối : bao gồm các mạch điện thuê bao thiết bị tập trung và xử lý tín hiệu.
- Thiết bị chuyển mạch : Bao gồm các tầng chuyển mạch không gian, thời gian hoặc ghép kênh hợp.
- Thiết bị ngoại vi và kênh riêng hợp thành thiết bị ngoại vi báo hiệu. Thông thường thiết bị báo hiệu kênh chung để xử lý thông tin báo hiệu liên tổng đài theo mạng báo hiệu kênh chung, còn thiết bị báo hiệu kêng riêng để xử lý thông tin báo hiệu thuê bao ( kênh riêng ).
- Ngoại vi chuyển mạch : Các thiết bị phân phối báo hiệu, thiết bị đo thử, thiết bị điều khiển đấu nối hợp thành thiết bị ngoại vi chuyển mạch. Đây là thiết bị ngoại vi cho hệ thống điều khiển.
- Thiết bị điều khiển Trung tâm: Bộ xử lý Trung tâm cùng các bộ nhớ của nó tạo thành bộ xử lý đièu khiển Trung tâm.
- Thiết bị trao đổi người – máy: Là các loại máy có màn hình, bàn phím, máy in... để trao đối thông tin vào ra, để ghi lại thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác vận hành và bảo dưỡng tổng đài.
Nhiệm vụ các khối chức năng
2.1 Thiết bị kết cuối:
Bao gồm các mạch điện kết cuối thuê bao, kết cuối trung kế tương tự và trung kế số.
Khối mạch kết cuối thuê bao thực hiện 7 nhiệm vụ BORSTH
+ Cấp nguồn (Battery) B
+ Bảo vệ quá áp (Overvoltage Proteetion) O
+ Cấp chuông (Ring) R
+ Giám sát trạng thái (Supervision) S
+ Sai động ( Chuyển đổi 2/4 dây )H
+ Đo thử ( Bộ lập / giải mã ) C
- Khối mạch Trung tâm thuê bao : Để làm nhiệm vụ tập trung tải cho nhóm thuê bao, có thể sử dụng mạch tập trung tương tự hoặc mạch tập trung số.
Ngoài ra ở tổng đài số mạch điện thuê bao còn làm nhiệm vụ biến đổi A/D (Analog – Digital) cho tín hiệu thoại. ở khối mạch kết cuối thuê bao còn được trang bị các mạch điện nghiệp vụ như các mạch phối hợp báo hiệu, mạch thu phát xung địa chỉ ở dạng mã thập phân và đa tần.
Các loại mã địa chỉ này được tập trung xử lý một số bộ thu phát mã dùng chung cho một nhóm thuê bao để tăng hiệu quả kinh tế.
- Khối mạch kết cuối trung kế tương tự : khối mạch này chứa các mạch điện trung kế dùng cho các cuộc gọi ra, vào và chuyển tiếp. Chúng làm nhiệm vụ cấp nguồn, giám sát cuộc gọi, phối hợp báo hiệu, khối mạch này không làm nhiệm vụ tập trung tải nhưng thực hiện biến đổi A/D ở các tổng đài số.
- Khối mạch kết cuối trung kế số: Thực hiện các chức năng GAZPACHO gồm
- Tạo khung tức là nhận dạng tín hiệu đồng bộ khung để phân biệt từng khung của truyến số liệu PCM đưa tới tổng đài khác.
- Đồng bộ khung : sắp xếp khung số liệu mới phù hợp với hệ thống PCM.
- Nén dãy bit 0 : Vì tín hiệu PCM có nhiều quãng chứa nhiều bit 0 sẽ khó phục hồi tín hiệu đồng bộ ở phía thu, nên nhiệm vụ này là thực hiện nén các quãng tín hiệu có bit 0 liên tiếp ở phía phát.
- Đảo định cực : nhiệm vụ biến đổi dãy tín hiệu đơn cực từ hệ thống đưa ra thành dãy tín hiệu lưỡng cực trên đường dây và ngược lại
- Xử lý cánh báo : xử lý cảnh báo đường truyền PCM
- Phục hồi dãy xung nhịp : phục hồi dãy xung nhịp từ tín hiệu thu
- Tách thông tin đồng bộ : Tách thông tin đồng bộ từ dãy tín hiệu thu
- Báo hiệu : thực hiện chức năng giao tiếp báo hiệu để phối hợp báo hiệu giữa tổng đài đang xét và các tổng đài khác qua các đường trung kế trung kế số.
2.2 Thiết bị chuyển mạch:
- Trong các tổng đài điện tử, thiết bị chuyển mạch là một trong các bộ phận chủ yếu và nó có kích thước lớn , thiết bị chuyển mạch có các chức năng sau:
- Chức năng chuyển mạch: Thiết lập tuyến nối giữa hai hay nhiều thuê bao của tổng đài hoặc giữa tổng đài này với tổng đài khác.
- Chức năng truyền dẫn: Trên cơ sở tuyến nối đã thiết lập, thiết bị chuyển mạch thực hiện truyền dẫn tín hiệu tiếng nói và tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao với độ tin cậy và chính xác cần thiết.
Có hai loại hệ thống chuyển mạch
*/Hệ thống chuyển mạch tương tự (Theo không gian/ Thời gian ) :
- Chuyển mạch không gian: Trong phương thức chuyển mạch này đối với một cuộc gọi thì một tuyến nối vật lý được thiết lập giữa đầu vào và đầu ra của trường chuyển mạch. Tuyến này được duy trì trong suốt thời gian thiết lập cuộc gọi, nhưng nó không tiến hành bất kỳ một quá trình xử lý nào dối với tín hiệu mà nó chuyển mạch .
- Chuyển mạch thời gian : gọi là chuyển mạch PAM thực hiện theo phương pháp đièu biên xung
Hệ thống chuyển mạch số: (Digital Switching) hay còn gọi là chuyển mạch PCM đây cũng là dạng của chuyển mạch thời gian.
Trong hệ thống chuyển mạch này một tuyến nối vật lý được sử dụng chung cho một kênh thoại trên cơ sở phân chia các khe thời gian, mỗi kênh thoại chiếm một khoảng thời gian xác định và theo một chu kỳ là 125ms lại truyền đi mộ lần.Mỗi lần này được gọi là một mẫu và được mã hoá theo phương thức PCM
2.3 Bộ điều khiển trung tâm :
Bộ điều khiển trung tâm là bộ xử lý có công xuất lớn cùng các bộ nhớ trực thuộc. Bộ xử lý này được thiết kế tối ưu xử lý cuộc gọi và các công việc liên quan tới tổng đài. Nó phải xử lý được trong thời gian thực hiện các công việc sau:
Nhận xung hay mã chọn số (số có địa chỉ)
Chuyển mạch tín hiệu đi ở các trường hợp chuyển tiếp cuộc gọi.
Trao đổi các loại báo hiệu cho thuê bao hay với tổng đài khác.
Phiên dịch và tạo tuyến qua đường chuyển mạch
Bộ chuyển mạch trung tâm bao gồm Ra
Vào
Thiết bị phối hợp
Bộ xử lý trung tâm
Bộ nhớ
chương trình
Bộ nhớ phiên dịch
Bộ nhớ số liệu
Hình 2.1. Sơ đồ bộ xử lý chuyển mạch
các khối như hình vẽ
Bộ xử lý chuyển mạch bao gồm một đơn vị không xử lý trung tâm các bộ nhớ chương trình, các bộ nhớ số liệu và phiên dịch cùng với thiết bị vào – ra làm việc phối hợp để đưa các thông tin và chuyển các lệnh ra.
Đơn vị xử lý trung tâm là bộ xử lý lớn, tốc độ cao, công suất lớn, tuỳ thuộc vào vị trí xử lý chuyển mạch, làm nhiệm vụ điều khiển thao tác của thiết bị chuyển mạch.
Bộ nhớ chương trình : ghi lại các chương trình điều khiển các thao tác chuyển mạch, nó được gọi ra cùng với số liệu cần thiết.
Bộ nhớ số liệu : để ghi lại tạm thời số liệu cần thiết trong quá trình xử lý cuộc gọi như địa chỉ thuê bao, trạng thái của đường dây thuê bao và đường dây trung kế.
Bộ nhớ phiên dịch : chứa các loại thông tin về loại đường dây thuê bao chủ gọi, bị gọi, tạo tuyến, tính cước
Bộ nhớ số liệu, tạm thời còn có bộ nhớ chương trình và bộ nhớ phiên dịch là các bộ nhớ bán cố định, số liệu hay chương trình trong bộ nhớ bán cố định không thay đổi suốt quá trình xử lý cuộc gọi còn thông tin ghi bộ nhớ tạm thời thay đổi liên tục từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2.4 Thiết bị ngoại vi chuyển mạch :
Thiết bị đo thử trạng thái, phân phối báo hiệu, điều khiển đấu nối tạo thành thiết bị ngoại vi chuyển mạch, do thiết bị xử lý trung tâm làm việc với tốc độ cao mỗi lệnh chỉ xử lý trong khoảng ms trong đó thiết bị chuyển mạch cần thao tác vài ms. Vì vậy cần phải có thiết bị ngoại vi làm nhiệm vụ phối hợp thao tác giữa 2 bộ phận có tốc độ làm khác nhau để nâng cao hiệu suất sử dụng.
Ngoài nhiệm vụ đệm tốc độ nó còn có chức năng biến đổi tín hiệu điều khiển ở trạng thái tổ hợp logic đầu ra bộ xử lý sang tín hiệu điện phù hợp để điều khiển các rơle tiếp điểm chuyển mạch hoặc các cổng logic.
Thiết bị thử trạng thái đường dây : phát hiện và thông báo cho bộ xử lý trung tâm tất cả các biến cố báo hiệu và các tín hiệu trên đường dây thuê bao và đường dây trung kế đấu nối và tổng đài tín hiệu liên tục, rời rạc.
Thiết bị dành riêng cho từng thuê bao và trung kế
Thiết bị dùng chung như thu, phát, chọn số, thiết bị thu-phát báo hiệu trên tổng đài.
Tốc độ quét đo thử trạng thái đường dây thuê bao hoặc trung kế phụ thuộc tối đa mà biến cố tín hiệu xuất hiện. Chẳng hạn trên đường dây thuê bao tín hiệu xung có thập phân tỉ số xung 1/2 . độ tin cậy chính xác cần thiết để nhận dạng tất cả xung có được khi chu kỳ quét là 10ms tín hiệu liên tục nhấc máy.
Để phát hiện các cuộc gọi mới mỗi đường dây vẫn cần đo thử cứ 300ms 1 lần. Vâtỵ ở tổng đài 40000 thuê bao tổng đài dung lượng là trung bình, trong mỗi khoảng thời gian 300ms cần có 5000 lệnh đo thử (nếu góp nhóm 8)
Thiết bị phân phối báo hiệu : là tầng đệm giữa bộ xử lý Trung tâm có công xuất điều khiển nhỏ tốc độ lớn, mạch đường dây công xuất lớn tốc độ thấp
Thiết bị điều khiển đấu nối: chuyển giao các lệnh được thiết lập và giải phóng qua đường chuyển mạch.
2.5 Thiết bị ngoại vi báo hiệu:
Trong mạng điện thoại hiện nay có nhiều hệ thống tổng đài khác nhau cùng với các hệ thống báo hiệu khác nhau, do đó mỗi tổng đài điện tử nào đó trong mạng phải phối hợp được báo hiệu với các tổng đài khác nhau trong cùng mạng.
Khởi đầu các loại tín hiệu báo hiệu ở tổng đài tự động có dạng tín hiệu một chiều hay mã thập phân. Các số địa chỉ thuê bao được truyền dưới dạng chuỗi xung từ 1 đến 10 xung để biểu thị các con số địa chỉ từ 1 đến 10do đótốc độ thiết lập cuộc gọi chậm .
Báo hiệu kênh riêng: sử dụng tín hiệu mã thập phân, hoặc hệ thống báo hiệu đa tần ở dạng tổ hợp áp chế 2 tín hiệu điều khirnt phục vụ 1 cuộc gọi được truyền theo kênh dùng chung để truyền dẫn tín hiệu tiếng nói giữa các tổng đài
Báo hiệu kênh chung: trong hệ thống tất cả thông tin báo hiệu cho tất cả các cuộc gọi giữa hai tổng đài được truyền theo một tuyến báo hiệu độc lập với các mạch điẹn truyền tín hiệu tiếng nói tổng đài.
2.6 Thiết bị trao đổi người -máy :
Trong tổng đài điện tử SPC người ta sử dụng thiết bị trao đổi người – máy để điều hành quản lý, bảo dưỡng tổng đài trong khai thác, thiết bị trao đổi người – máy gồm có màn hình, bàn phím , máy in ... được sử dụng đưa ra các lệnh quản lý và bảo dưỡng thiết bị xử lý , thao tác bảo dưỡng, tổng đài trong khai thác, ngoài ra tổng đài SPC trung tâm còn có thiết bị ngoại vi nhớ số liệu,băng đĩa tốc dộ dung lượng lớn để nạp phần mềm, bộ nhớ của bộ xử lý ghi, thông tin để tính cước.
Tổng đài điện tử ngày nay đều làm việc theo nguyên lý điều khiển theo chương trình ghi sẵn SPC tất cả các chức năng xử lý cuộc gọi được thực hiện trên cơ sở ghi sẵn đã được thiết kế trước và được lưu trữ trong các bộ nhớ của xử lý trung tâm và ngoại vi
Phần II
chương i Tổng quan hệ thống Tổng đài A1000 - E10
I Vị trí và các ứng dụng của tổng đài Alcatel A1000 - E10:
1 Vị trí:
Hệ thống OCB 283 là hệ thống chuyển mạch hoàn toàn số được phát triển gần đây nhất từ tổng đài Alcatel E10 (OCB - 181) bởi CIT. Với tính đa năng Alcatel 1000 E10 có thể đảm đương các chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cửa ngõ quốc tế dung lượng lớn.
Thích hợp với mọi loại hình mật độ mật độ dân số, các mã báo hiệu và các môi trường khí hậu, nó tạo ra những lợi nhuận cao cho tất cả các dịch vụ thông tin hiện đại như : điện thoại thông thường, ISDN, các dịch vụ nghiệp vụ, điện thoại vô tuyến tế bào (điện thoại di động), và các ứng dụng mạng thông minh.
Được thiết kế với cấu trúc mở, nó gồm 3 phân hệ chức năng độc lập ( được liên kết với nhau bởi các giao thức chuẩn):
Phân hệ truy nhập thuê bao, nó đấu nối các đường dây thuê bao trong tương tự và số.
Phân hệ điều khiển và đấu nối có nhiệm vụ quản lý chuyển mạch kênh phân chia theo thời gian và các chức năng xử lý cuộc gọi.
Phân hệ điều hành và bảo dưỡng, nó quản lý tất cả các chức năng cho phép người điều hành hệ thống sử dụng hệ thống và bảo dưỡng nó theo trình tự các công việc thích hợp.
Trong mỗi phân hệ chức năng, nguyên tắc cơ bản là phân phối các chức năng giữa các module phần cứng và phần mềm. Nguyên tắc này tạo ra nhưng thuận lợi sau:
Đáp ứng nhu cầu về đầu tư trong giai đoạn lắp đặt ban đầu.
Phát triển dần năng lực xử lý và đấu nối.
Tối ưu độ an toàn hoạt động.
Nâng cấp công nghệ dễ dàng và độc lập đối với các phần khác của hệ thống.
Được lắp đặt ở nhiều nước, Alcatel 1000 E10 có thể thâm nhập vào mạng viễn thông rộng khắp (mạng quốc gia và mạng quốc tế):
Các mạng điện thoại : tương tự hoặc số, đồng bộ hay không đồng bộ.
Các mạng báo hiệu số 7 CCITT (đây là cơ sỏ của mạng thông minh).
Mạng bổ sung giá trị (đó là các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng mạng và có khả năng xâm nhập qua mạng. Ví dụ: thư điện tử, videotex và các dịch vụ thông báo chung ..v..v..).
Các mạng số liệu.
Các mạng điều hành và bảo dưỡng.
1.1 Các ứng dụng hệ thống:
Khối truy nhập thuê bao xa (tổng đài vệ tinh).
Tổng đài nội hạt.
Tổng đài chuyển tiếp (gồm cả nội hạt, trung kế hay cửa ngõ quốc tế).
Tổng đài nội hạt / chuyển tiếp.
Tổng đài quá giang.
Tậm trung thuê bao.
*/ Mạng toàn cầu:
Sự phát triển của Alcatel là chìa khoá để mở ra một viễn cảnh về mạng toàn cầu. Mạng toàn cầu đề cập tới tất cả các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu trong tương lai.
Mạng toàn cầu của Alcatel bao gồm mạng thoại ISDN, các mạng truyền số liệu và mạng bổ sung giá trị ( đặc biệt trong mạng bổ sung giá trị là mạng xử lý xử lý văn bản và videotex), các thông minh, các hệ thống thông tin di động, các mạng điều hành và bảo dưỡng, cuối cùng là mạng B-ISDN (ISDN băng rộng) sử dụng kỹ thuật truyền dẫn không đồng bộ ATM.
Alcatel 1000 E10
ISDN
Visio conferenco
Phương thức tiếp cận đồng bộ băng rộng
Chuyển mạch
gói
Freecall
Mạng thông minh
Minitel videotex các dịch vụ mạng bổ sung giá trị
Điện thoại di động
TMN
mạng quản lý
viễn thông
Alcatel 1000
Alcatel 1400
Alcatel 1100
Alcatel 1100
Hình 1.1 Tổng đài Alcatel 1000 E10 đặt tại trung tâm mạng toàn cầu
Alcatel 900
Alcatel 1300
*/ Các giao tiếp ngoại vi:
Mạng điện thoại sử dụng báo hiệu kênh riêng
Mạng báo hiệu số 7 CCITT
Alcatel 1000 E10
Mạng số liệu
Mạng bổ sung dịch vụ
Mạng điều hành và bảo dưỡng
NT
điện thoại
điện thoại
Máy tính
PABX
1
2
3
4
5
6
7
8
Thuê bao chế độ 2,3 hoặc 4 dây.
Truy nhập ISDN tốc độ cơ sở 144Kb/s (2B+D).
Truy nhập ISDN tốc độ sơ cấp 2.048 Mb/s (30B+D).
Tuyến PCM tiêu chuẩn 2Mb/s, 32 kênh, CCITT G732.
Tuyến số liệu tương tự hoặc số 64 Kb/s hoặc PCM tiêu chuẩn.
Đường số liệu 64Kb/s (giao thức X25) hoặc đường tương tự với tốc độ <19.200 baud/s.
Hình 1.2. Giao tiếp Alcatel 1000 E10 với mạng ngoại vi.
II. Cấu trúc chức năng:
2.1 Cấu trúc chức năng tổng thể:
điện thoại
điện thoại
Máy tính
NT
PABX
Phân hệ truy nhập thuê bao
Phân hệ điều hành và bảo dưỡng
Phân hệ điều khiển và đấu nối
Mạng báo hiệu số 7 CCITT
mạng chuyển mạch gói
Mạng điện thoại
mạng liên kết số đa dịch vụ
Mạng điều hành và bảo dưỡng
PABX : Tổng đài nhánh tự động riêng (tổng đài cơ quan).
NT : Đầu cuối mạng .
Hình 1.3 Alcatel 1000 E10 và các mạng thông tin
Alcatel 1000 E10 gồm 3 khối chức năng riêng biệt đó là
Phân hệ truy nhập thuê bao : để đấu nối các đường thuê bao tương tự và thuê bao số.
Phân hệ điều khiển và đấu nối : thực hiện chức năng đấu nối và xử lý gọi.
Phân hệ điều hành và bảo dưỡng : hỗ trợ mọi chức năng cần thiết cho điều hành và bảo dưỡng.
Mỗi khối chức năng có phần mềm riêng phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.
2.2 Các giao tiếp chuẩn của các phân hệ:
Trao đổi thông tin giữa phân hệ truy nhập thuê bao và phân hệ điều khiển và đấu nối sử dụng báo hiệu số 7 CCITT. Các phân hệ được đấu nối bởi các đường ma trận LR1 hoặc các đường PCM.
Phân hệ điều khiển và đấu nối được nối tới phân hệ điều hành và bảo dưỡng thông qua vòng ghép thông tin MIS (token ring).
Cấu trúc chức năng (hay phần mềm):
Các trung kế và các thiết bị thông báo ghi sẵn
CSNL
CSND
CSED
Ma trận chuyển mạch chính
BT
URM
COM
ETA
PUPE
PC
TR
MR
OM
MQ
GX
TX
Vòng ghép thông tin
TMN
Alarms
máy tính
Hình 1.4 Cấu trúc chức năng của OCB283.
*/ Khối cơ sở thời gian (bt):
Khối cơ sở thời gian BT chịu trách nhiệm phân phối thời gian và đồng bộ cho các đường LR và PCM và cho các thiết bị nằm ngoài tổng đài.
Để đồng bộ, tổng đài có thể lấy đồng hồ bên ngoài hay sử dụng chính đồng hồ của nó (khối BT).
*/Ma trận chuyển mạch chính (mcx):
MCX là ma trận vuông với một tầng chuyển mạch thời gian T, nó có cấu trúc hoàn toàn kép, cho phép đấu nối tới 2048 đường mạng (LR).
MCX có thể thực hiện các kiểu đấu nối sau:
Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ 1 kênh vào nào với bất kỳ một kênh ra nào. Có thể thực hiện đồng thời đấu nối số lượng cuộc nối bằng số lượng kênh ra.
Đấu nối bất kỳ 1 kênh vào nào với M kênh ra.
Đấu nối N kênh vào tới bất kỳ N kênh ra nào có cùng cấu trúc khung. Chức năng này đề cập tới đấu nối Nx64 Kb/s.
MCX do COM điều khiển (COM là bộ điều khiển chuyển mạch ma trận). COM có nhiệm vụ sau:
Thiết lập và giải phóng đấu nối. Điều khiển ở đây sử dụng phương pháp điều khiển đầu ra.
Phòng vệ đấu nối, đảm bảo đấu nối chính xác.
*/ Khối điều khiển trung kế pcm (urm):
URM cung cấp chức năng giao tiếp giữa các PCM bên ngoài và OCB 283. Các PCM này có thể đến từ:
Đơn vị truy nhập thuê bao xa (CSND) hoặc từ đơn vị truy nhập thuê bao điện tử xa CSED (ở đây thuê bao điện tử hiểu là các thuê bao tương tự và các thiết bị đấu nối ở đây không phải là số).
Từ các tổng đài khác, sử dụng báo hiệu kênh kết hợp hoặc báo hiệu CCS7
Từ các thiết bị thông báo ghi sẵn.
Thực tế URM thực hiện các chức năng sau đây:
Biến đổi mã HDB3 thành mã nhị phân (biến đổi tín hiệu từ trung kế PCM sang mạng LR).
Biến đổi mã nhị phân thành HDB3 (chuyển đổi từ LR sang PCM).
Tách và xử lý báo hiệu kênh kết hợp trong TS16 (từ trung kế PCM vào OCB).
Chèn báo hiệu kênh kết hợp vào TS16 (từ OCB ra trung kế PCM).
*/ Khối quản lý thiết bị phụ trợ (eta):
ETA trợ giúp các chức ._.năng sau:
Tạo âm báo (GT).
Thu phát tín hiệu đa tần (RGF).
Thoại hội nghị (CCF).
Cung cấp đồng hồ cho tổng đài (CLOCK).
GT
RGF
CCF
CLOCK
ETA
LR
LR
LR
*/ Khối điều khiển giao thức báo hiệu số 7 (pupe) và khối quản lý báo hiệu số 7 (pc):
Việc đấu nối cho các kênh báo hiệu 64Kb/s tới thiết bị xử lý giao thức báo hiệu số 7 (PUPE) được thiết lập qua tuyến nối bán cố định của ma trận chuyển mạch.
PUPE thực hiện các chức năng sau:
Xử lý mức 2 (mức kênh số liệu báo hiệu).
Tạo tuyến bản tin (1 phần trong mức 3).
PC thực hiện các cức năng sau:
Quản lý mạng báo hiệu (1phần trong mức 3).
Bảo vệ PUPE.
Các chức năng giám sát khác nhau.
*/ Khối xử lý gọi (mr):
Khối xử lý gọi MR có trách nhiệm thiết lập và giải toả các cuộc gọi .
MR đưa ra những quyết định cần thiết để xử lý các cuộc thông tin với các danh mục báo hiệu nhận được và sau khi tham khảo bộ quản lý cơ sở dữ liệu thuê bao và phân tích (TR). Bộ xử lý gọi (MR) xử lý các cuộc gọi mới và các hoạt động đặt máy, giải toả thiết bị, điều khiển việc đóng, mở chuyển mạch..v..v..
Ngoài ra, bộ xử lý gọi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý khác (quản lý việc đo thử các mạch trung kế, các giám sát lặt vặt).
*/ Khối quản lý cơ sở dữ liệu phân tích và cơ sở dữ liệu thuê bao và (tr):
Chức năng của TR là thực hiện quản lý việc phân tích, quản lý cơ sở dữ liệu các nhóm mạch trung kế và thuê bao.
TR cung cấp cho bộ xử lý gọi (MR) các đặc tính thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR cần thiết để thiết lập và giải toả các cuộc thông tin. TR cũng đảm bảo sự phù hợp giữa các số quay (dial) nhận được với các địa chỉ của các nhóm trung kế hoặc thuê bao (tiền phân tích, phân tích, các chức năng phiên dịch).
*/ Khối đo lường lưu lượng và tính cước cuộc gọi (tx):
Chức năng của TX là thực hiện việc tính cước thông tin. TX chịu trách nhiệm:
Tính toán khoản cước phí cho mỗi cuộc thông tin.
Lưu giữ khoản cước phí của mỗi thuê bao được phục vụ bởi trung tâm chuyển mạch (bởi tổng đài).
Cung cấp các thông tin cần thiết đưa tới OM để phục vụ cho việc lập hoá đơn chi tiết.
Ngoài ra, TX thực hiện các nhiệm vụ giám sát trung kế và thuê bao.
*/ Khối quản lý ma trận chuyển mạch (gx):
GX chịu trách nhiệm xử lý và bảo vệ các đấu nối khi nhận được :
Các yêu cầu về đấu nối và ngắt đấu nối tới từ bộ xử lý gọi (MR) hoặc khối chức năng phân phối bản tin (MQ).
Các lỗi đấu nối được chuyển từ khối chức năng điều khiển ma trân chuyển mạch (COM).
Ngoài ra, GX thực thi việc giám sát các tuyến nhất định của phân hệ đấu nối của tổng đài (như các tuyến thâm nhập LA và các tuyến liên kết nối bộ tới ma trận chuyển mạch chính LCXE), theo định kỳ hoặc theo yêu cầu từ các tuyến nào đó.
*/ Khối phân khối bản tin (mq):
MQ có trách nhiệm phân phối và tạo dạng các bản tin nội bộ nhất định nhưng trước tiên nó thực hiện:
Giám sát các tuyến nối bán cố định (các tuyến số liệu báo hiệu).
Xử lý các bản tin từ ETA và GX tới và phát cá bản tin tới ETA và GX.
Ngoài ra, các trạm trợ giúp MQ hoạt động như cổng cho các bản tin giữa các vòng ghép thông tin.
*/ Vòng ghép thông tin (token ring):
1 tới 5 vòng ghép thông tin được sử dụng để truyền các bản tin từ 1 trạm này tới trạm khác. việc trao đổi các bản tin này được thực hiện bởi duy nhất 1 kiểu môi trường, đó là mạch vòng thông tin TOKEN RING, sử dụng 1 giao thức duy nhất và giao thức này được xử lý phù hợp với tiêu chuẩn IEEE 802.5.
Vòng ghép đơn (Cấu hình rút gọn).
Vòng ghép này là vòng ghép liên trạm (MIS).
Nhiều hơn một vòng ghép.
1vòng ghép liên trạm (MIS) Dành cho trao đổi lẫn nhau giữa các chức năng điều khiển hoặc giữa các chức năng điều khiển với phần mềm điều hành và bảo dưỡng (OM).
Từ 1 tới 4 vòng ghép thâm nhập trạm (MAS) để trao đổi giữa các chức năng đấu nối (URM, COM, PUPE) và các chức năng điều khiển.
*/ Chức năng điều hành và bảo dưỡng (om):
Các chức năng của phân hệ điều hành và bảo dưỡng được thực hiện bởi phần mềm điều hành và bảo dưỡng (OM).
Nó cho phép xâm nhập vào tất cả thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống Alcatel 1000 E10 thông qua các máy tính thuộc vầ phân hệ điều hành và bảo dưỡng như : các bàn điều khiển, môi trường từ tính, đầu cuối thông minh, các chức năng này có thể được nhóm thành 2 loại:
Vận hành ứng dụng thoại.
Vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
Ngoài ra, phân hệ điều hành và bảo dưỡng thực hiện :
Nạp các phần mềm và số liệu cho các khối điều khiển và đấu nối và cho các khối truy nhập (Digital) thuê bao CSN.
Dự phòng tạm thời các thông tin tạo lập hoá đơn cước chi tiết.
Tập trung số liệu cảnh báo từ các trạm điều khiển và đấu nối thông rua các mạch vòng cảnh báo.
Phòng vệ trung tâm của hệ thống.
Cuối cùng, phân hệ điều hành và bảo dưỡng cho phép thông tin 2 hướng với các mạng điều hành và bảo dưỡng, ở mức vùng và quốc gia.
_ TMN: mạng bảo dưỡng trung tâm
mạng bảo dưỡng trung tâm để duy trì chất lượng mạng và đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao , bảo dưỡng và điều khiển nó. đồng thời hệ thống này còn cung cấp dữ liệu phản ánh việc cập nhật các phương tiện của mạng giúp cho việc quy hoạch thiết kế và xây dựng mạng để có mạng lưới hoàn chỉnh
các chức năng cơ bản
- Quản lý cấu hình : thu thập , thông báo thông tin về lỗi , thiết bị có lỗi
- Quản lý cấu hình : quản lý thông tin cấu hình các thiết bị của mạng
- Quản lý chất lượng : tập hợp thông tin thống kê
- Quản lý bảo an : kiểm soát việc truy nhập mạng , tạo ra mã khoá
- Quản lý kế toán : tính chi phí sử dụng mạng
CHƯƠNG II: Cấu trúc chức năng các trạm:
Circuits
And
Announcement
SMX
CSNL
SMT
(1 to 28) x 2
SMA
2 to 37
CSND
CSED
LR
LR
LR
STS
1 x 3
1 to 4 MAS
SMC
2 to 14
1 MIS
SMC
2 to 14
AL
Máy tính
TMN
SMC: trạm điều khiển chính.
SMA: trạm điều khiển thiết bị phụ trợ.
SMT: trạm điều khiển trung kế.
SMM: trạm khai thác bảo dưỡng
STS: trạm đồng bộ và cơ sở thời gian.
SMX: trạm điều khiển ma trận.
Trạm điều khiển chính (SMC):
1.1 Vai trò của trạm điều khiển chính:
Trạm điều khiển chính (SMC) trợ giúp các chức năng sau:
MR (điều khiển cuộc gọi): xử lý cuộc gọi.
CC (điều khiển thông tin) dịch vụ SSP : xử lý áp dụng cho điểm chuyển mạch.
TR (phiên dịch) : sơ sở dữ liệu.
TX (tính cước) : tính cước thông tin.
MQ (phân bổ bản tin) : thực hiện phân phối bản tin.
GX (quản lý ma trận) : quản lý đấu nối.
PC (quản lý báo hiệu số 7) : quản lý mạng báo hiệu.
Tuỳ theo cấu hình và lưu lượng được điều khiển, 1 hay nhiều các chức năng này co thể được cấp bởi trạm điều khiển chính (SMC).
1.2 Vị trí của trạm điều khiển chính:
Trạm điều khiển chính được đấu nối với môi trường thông tin sau:
Vòng ghép liên trạm (MIS): Nó thực hiện việc trao đổi thông tin với các trạm điều khiển (SMC) khác và với trạm SMM.
1 tới 4 vòng ghép thâm nhập trạm điều khiển chính (MAS): chúng thực hiện trao đổi thông tin với trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (SMA, SMT, SMX) đấu nối trên các vòng ghép đó.
Vòng ghép cảnh báo (MAL) : vòng ghép này phát cảnh báo nguồn từ trạm điều khiển chính (SMC) tới trạm bảo dưỡng SMM.
Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (sma):
2.1 Vai trò của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ:
Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ cung cấp các chức năng sau:
ETA : quản lý thiết bị phụ trợ : quản lý các âm báo và các thiết bị phụ trợ.
PUPE : xử lý giao thức báo hiệu số 7 : xử lý giao thức báo hiệu số 7 CCITT.
Tuỳ theo cấu hình và lưu lượng được điều khiển, 1 SMA có thể cung cấp 1 phần mềm quản lý thiết bị phụ trợ (ETA), 1 phần mềm xử lý báo hiệu số 7 (PUPE), hoặc cả 2.
Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ bao gồm các phần tử phụ trợ của tổng đài OCB 283. Các phần tử này là:
Các bộ tạo và thu tần số.
Các mạch tham khảo.
Các bộ tạo âm báo.
Các bộ thu/phát báo hiệu số 7.
2.2 Vị trí của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ:
Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ được liên kết với:
Mạng đấu nối bởi 8 đường ma trận. Thông qua hệ thống đấu nối mà trạm điều khiển thiết bị phụ trợ thu nhận sự phân phối thời gian cơ sở từ STS.
Vòng ghép thâm nhập trạm điều khiển chính (MAS). Nó thực hiện trao đổi thông tin giữa trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (SMA) và các phần tử điều khiển của OCB 283.
Vòng ghép cảnh báo (MAL).
Trạm điều khiển trung kế (smt):
3.1 Vị trí của smt:
Trạm SMT được nối với:
- Các phần tử bên ngoài (CSND) bởi các đường PCM (tối đa 32).
Ma trận chuyển mạch bởi một tập hợp 32 đường nối ma trận LR, hoặc 4 nhóm đương nối ma trận để mang nội dung của các kênh báo hiệu kênh chung CCITT No7 và các kênh tiếng nói.
Bộ dồn kênh thông tin MAS thực hiện trao đổi thông tin giữa SMT và các trạm điều khiển.
Vòng cảnh báo MAL.
Trạm cơ sở thời gian và đồng bộ (sts):
4.1 Cấu trúc và chức năng của sts:
Tạo tín hiệu đồng bộ
Thiết bị cơ sở
Cơ sở thời gian
Đồng bộ
HIS 0
HIS 1
OCS 0
OCS 1
OCS 2
Trạm tín hiệu thời gian và đồng bộ (STS)
2048 kHz
đồng bộ bên ngoài
Logic đa số (MCXA)
CSNL
SMT
SMA
Logic đa số (MCXB)
Phân phối
Hình 2.7 tạo và phân phối tín hiệu thời gian.
MCXA : nhánh A của ma trận chuyển mạch chính.
MCXA: nhánh B của ma trận chuyển mạch chính.
HIS : giao diện đồng bộ bên ngoài.
OSC : bộ giao động.
CSNL : đơn vị truy nhập thuê bao số gần.
SMA : trạm điều khiển thiết bị phụ trợ.
SMT : trạm điều khiển trung kế.
Trạm STS có nhiệm vụ tạo và phân phối các tín hiện thời gian. Bao gồm:
Một khối cơ sở thời gian BTT (đơn vị tín hiệu đồng bộ cơ sở) có cấu trúc nhân 3 (triplicated).
Vai trò của BT:
+ BT có nhiệm vụ phân phối các tín hiệu thời gian cần thiết tới các trạm điều khiển ma trận chuyển mạch của hệ thống Alcatel E10 OCB283. Khối này dùng nguyên lý logic đa số (Logic majority principle) trong phân phối tín hiệu thời gian và phát hiện lỗi nhằm mục đích đạt được độ tin cậy cao.
Vai trò của HIS:
+ HIS là những đơn vị đồng bộ được thiết kế cho mạng đồng bộ theo kiểu chủ/ tớ.
+ Giao diện HIS nhận các tuyến nối đồng bộ (tối đa 4 điểm thâm nhập) từ môi trường bên ngoài thông qua một hoặc nhiều trạm điều khiển trung kế SMT và lựa chọn tuyến nối có mức ưu tiên cao nhất.
+ Các module HIS dùng các tín hiệu clock lấy ra từ mạch số tới trạm SMT.
+ HIS thực hiện quản lý các tuyến đồng bộ thông qua các bộ dao động ổn định.
+ Các module HIS bù vào các tổn hao trên tất cả các tuyến đồng bộ thông qua các bộ dao động ổn định.
Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian tạo ra các tín hiệu đồng bộ dùng cho các đơn vị truy nhập thuê bao CSN, các trạm SMA, SMT, SMX, nhưng nó chỉ phân phối chúng tới SMX, và chính khối SMX phân phối các tín hiệu đồng bộ tới các CSNL (Đơn vị truy nhập số thuê bao gần) và các trạm SMA, SMT.
Các tín hiệu đồng bộ tạo ra bởi 3 đồng hồ của STS được gửi đi bằng cách phân phối kép tới mỗi nhánh của ma trận chuyển mạch chính (tạo nên một số trạm SMX). Chúng bao gồm một tín hiệu đồng bộ chung 8MHz, được phân phối (theo một sự lựa chọn logic đa số - majoritylogic choice) tới các giao diện đường điện trường nối ma trận ILR, và từ đó tới trạm CSNL, SMA, STM.
Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch (smx):
5.1 Hệ thống ma trận chuyển mạch (ccx):
*/ Vai trò của ccx:
Hệ thống ma trận chuyển mạch thiết lập đấu nối các kênh miền thời gian (các khe thời gian) cho các đơn vị truy nhập thuê bao gần (CSNL) và các trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (SMA) và các trạm điều khiển trung kế (SMT).
Nói chung, hệ thống điều khiển ma trận thực hiện:
Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ kênh đầu vào nào (VE) tới bất kỳ kênh đầu ra vào (VS). Càng có nhiều cuộc nối đồng thời thì càng có nhiều kênh đầu ra.
Đấu nối giữa bất kỳ 1 kênh đầu vào nào tới M kênh đầu ra.
Đấu nối N kênh đầu vào thuộc về cùng một cấu trúc khung của bất kỳ khung ghép nào tới N kênh ra thuộc về cùng một cấu trúc khung, tuân theo liên kết và xắp xếp trình tự các khungthu được. Chức năng này được nói đến như là đấu nối Nx64Kbit/s.
1 cuộc nối song hướng giữa đầu cuối A (phiá gọi) và đầu cuối B (phí bị gọi) diễn ra ở dạng 2 cuộc nối đơn phướng.
Hệ thống ma trận chuyển mạch đảm bảo:
chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh thoại cho các hoạt động báo hiệu tần số âm thanh.
Phân phối đồng thời các âm báo và các thông báo ghi sẵn cho từ 1 kênh ra trở lên.
Chuyển mạch cố định cho các kênh mà các kênh này cung cấp các tuyến số liệu hay các tuyến báo hiệu số 7 giữa trung kế và trung kế hoặc giữa trung kế và trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (SMA).
Trạm bảo dưỡng (smm) :
6.1 Mục đích của trạm bảo dưỡng SMM:
Giám sát và quản lý hệ thống Alcatel 1000 E10.
Lưu trữ số liệu hệ thống.
Bảo vệ trạm điều khiển.
Giám sát các vòng ghép thông tin.
Xử lý thông tin người máy.
Khởi tạo và tái khởi tạo toàn hệ thống.
6.2 Vị trí của trạm bảo dưỡng
Trạm bảo dưỡng được kết nối với các thiết bị thông tin sau:
Vòng ghép liên trạm (MIS): điều khiển trao đổi số liệu với các trạm điểu khiển chính (SMC).
Vòng cảnh báo (MAL): thu nhập cảnh báo.
SMM có thể được kết nối tới mạng quản lý viễn thông (TMN) thông qua các tuyến X25.
PHầN 3 mạng Cardphone Việt nam
a. Tổng quan về mạng cardphone việt nam
I. Các đặc điểm của mạng
Sử dụng thẻ vi mạch EEPROM đáp ứng được cả hai tiêu chuẩn EUROCHIP và T2G thống nhất trong phạm vi cả nước.
Máy payphone làm việc theo chế độ Off-Line.
Thống nhất trong cả nước về quản lý điều hành khai thác cũng như trong tổ chức kinh doanh.
Việc quản lý, điều hành và khai thác được phân thành hai cấp:
Trung tâm quản lý cấp quốc gia NPMS được bố trí tại Hà Nội, nối với các trung tâm quản lý cấp tỉnh PPMS qua mạng PSTN.
Trung tâm quản lý, khai thác cấp tỉnh PPMS được bố trí tại các tỉnh, thành phố ( Mỗi địa phương có một PPMS ). PPMS được nối với các Payphone và NPMS qua mạng PSTN.
Các yêu cầu kỹ thuật của mạng
1. Cấu hình hệ thống mạng CARDPHONE Việt nam
PSTN
PSTN
PSTN
Hình vẽ 1: Cấu hình hệ thống Payphone
Cấu hình hệ thống payphone được bố trí theo hình vẽ 1
Yêu cầu chung về hệ thống Payphone
Cập nhật thông tin về trạng thái kỹ thuật của từng thiết bị trong hệ thống
Xử lý số liệu thống kê về lưu lượng cuộc gọi, cước phí thu nhập và độ tin cậy của hệ thống.
Cung cấp thường xuyên các báo cáo hiện trạng khai thác để lập kế hoạch mạng tối ưu.
Từ trung tâm điều hành phải thay đổi được các thông số khai thác, sử dụng phần mềm, bảng tính cước cho từng máy payphone.
2. Yêu cầu về thiết kế hệ thống
Hệ thống payphonephải được thiết kế như phần mở rộng của mạng điện thoại, không gây ảnh hưởng đến mạng khi kết nối.
Kích thước máy Payphone phải được thiết kế theo nhu cầu sử dụng, cấu hình mạng hiện có và sẵn sàng mở rộng khi có nhu cầu.
3. Yêu cầu chức năng của hệ thống payphone
Tiếp nhận thẻ và đọc: Hệ thống Payphone phải có khả năng tiếp nhận, đọc và ghi thông tin vào thẻ dùng cho hệ thống.
Xác nhận thẻ: Hệ thống Payphone phải có khả năng xác định thẻ và giá trị ghi trên thẻ có hợp pháp hay không.
Ghi cuộc gọi: hệ thống Payphone phải có khả năng ghi các dữ liệu đầy đủ và chính xác về cuộc gọi (bao gồm cả việc xác nhận thẻ). Hệ thống phải có các phương pháp bảo vệ và truyền các dữ liệu này về trung tâm điều hành để xử lý tiếp.
Thông báo cho khách hàng: Hệ thống Payphone phải chỉ dẫn đầy đủ cho khách hàng để cho việc sử dụng hệ thống được thuận tiện dễ dàng.
Bảo dưỡng: Hệ thống Payphone phải có chức năng trợ giúp bảo dưỡng và sửa chữa, bao gồm chức năng tự dự báo, tự động thông báo và thay đổi phần mềm từ xa.
Trả lại thẻ: Hệ thống Payphone phải có khả năng trả lại thẻ cho khách hàng khi kết thúc cuộc gọi hay khi thẻ không được chấp nhận.
Tính cước: Thời gian gọi hay đơn vị cuộc gọi phải được truyền đến trung tâm điều hành để xử lý tiếp.
Các thông tin về tính cước: Hệ thống Payphone phải có các thông tin liên quan đến việc tính cước bao gồm:
+ Số thẻ.
+ Thời gian gọi hay số đơn vị cuộc gọi.
+ Số gọi và số bị gọi bao gồm cả số mã nước gọi khi cần thiết.
+ Thời gian (giờ và phút), ngày.
+ Chỉ thị về xác nhận thẻ.
+ Các thông tin khác.
II. Hệ thống PPMS
Hệ thống PPMS có chức năng giám sát sự hoạt động của các máy Payphone và được kết nối trực tiếp với các máy Payphone. Hệ thống PPMS có chức năng cài đặt và khởi tạo cho các máy Payphone.
Cấu hình hệ thống PPMS được mô tả như hình vẽ 2:
Hình vẽ 2: Cấu hình hệ thống PPMS
Hình vẽ 3: Hệ thống quản lý Payphone cấp tỉnh - PPMS
1. Cấu trúc phần cứng của hệ thống PPMS
Về phần cứng, hệ thống PPMS thực chất là một hệ thống máy tính và các thiết bị phụ trợ như máy in, modem, UPS, ...
Thiết bị phần cứng:
Máy tính RISC 6000 Model 43P có cấu hình như sau:
*ổ đĩa cứng 4.5 MB (PPMS 5000: 2 ổ; PPMS 2000/ 1000: 1 ổ).
*1 ổ đĩa CDROM
*1 ổ đọc băng từ 4GB 4mm
*128 MB RAM
*1 màn hình màu P70
*1 bàn phím
1 máy in HP LaserJet 4MPlus, 6MB RAM có cổng song song và nối tiếp, tốc độ 12trang/1 phút và 600 điểm/inch
Bộ thích ứng (adapter) dùng cho các cổng đấu ra modem (PPMS 5000: 2x16 cổng, PPMS 2000: 1x16 cổng, PPMS 1000: 1x8 cổng).
Modem Ascom để cho đường truyền từ PMS + SDS tới payphone (PPMS 5000: 20+10 modem, PPMS 2000: 9+5 modem, PPMS 1000: 4+2 modem)
1 modem Codex để cho đường truyền tới NPMS
1 modem Zyxel để bảo dưỡng từ xa
1 UPS 1500 VA thời gian lưu điện tối thiểu 6 phút, có cổng RS 232 để đấu ra máy tính có thể điều khiển tắt hệ thống khi ắc quy cạn kiệt.
2. Phần mềm PPMS
Hệ điều hành UNIX/AIX V4.1
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE 7.3.2
Phần mềm PMS V.6
3. Dung lượng PPMS
Cấu hình của các PPMS (kích cỡ bộ nhớ, tốc độ xử lý, số cổng nối với mạng thoại, số bàn khai thác...) phụ thuộc số máy Payphone do PPMS quản lý.
Thực tế có 3 loại cấu hình của PPMS như sau:
PPMS 5000: Có khả năng quản lý tới 5000 máy Payphone
PPMS 2000: Có khả năng quản lý tới 2000 máy Payphone
PPMS 1000: Có khả năng quản lý tới 1000 máy Payphone
4. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống PPMS
Hệ thống PPMS phải đảm bảo các chức năng điều hành sau:
Có cơ sở dữ liệu để ghi chi tiết các dữ liệu của từng máy Payphone mà PPMS quản lý.
Quản lý và cho biết được thực trạng khai thác của từng máy Payphone, chẳng hạn như máy rỗi,máy đang khai thác, thời gian cuộc gọi, cước phí...
Quản lý và cho biết được số liệu thống kê của từng máy Payphone trong khoảng thời gian định sẵn (theo yêu cầu người quản lý ).
Đảm bảo cho người khai thác dễ dàng truy nhập vào cơ sở dữ liệu để lấy các thông tin cần thiết, đồng thời cũng phải đảm bảo chỉ có những người có thẩm quyền mới có quyền được phép lấy số liệu.
Có chức năng thống kê về số lượng cuộc gọi, các loại cuộc gọi (Phạm vi từng vùng, phạm vi quốc gia), cước phí thu được cho các máy Payphone.
Có chức năng quản lý cơ sở dữ liệu, xác định hiện tượng tràn số liệu, khả năng phục hồi các dữ liệu đã xoá đi.
III. Máy Payphone
Máy Payphone là bộ phận gần người sử dụng nhất trong hệ thống điện thoại thẻ, và cũng là điểm truy nhập tới mạng điện thoại.
Máy Payphone được nối với PPMS qua mạng PSTN.
1. Các đặc điểm chính của máy Payphone
Các đặc điểm chính của máy Payphone PROXIM 403 theo cấu trúc off-line là:
Cho phép gọi đi và gọi đến(ở Hà Nội cắt chiều gọi đến).
Thanh toán bằng thẻ T1G MAP2, 443x, 440x, 1331.
Có chức năng để đổi thẻ khi thẻ đang gọi bị hết giá trị.
Hiển thị giá trị còn lại của thẻ.
Nhận biết được xung tính cước 12/16 kHz hoặc tín hiệu đảo cực.
Nhận biết được tín hiệu kết thúc cuộc gọi.
Có chức năng chuyển tiếp cuộc gọi.
Quay số theo kiểu đa tần.
Tự động kiểm tra khi nhấc tay nghe.
Điều chỉnh âm lượng.
Hiển thị nhiều ngôn ngữ.
Các số đặc biệt (miễn phí,...).
Đấu nối vào đường đây điện thoại bình thường.
Không tiêu thụ dòng khi Payphone ở trạng thái nghỉ.
Có chức năng quay lại số.
2. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế máy Payphone
2.1 Chỉ tiêu chung
Máy Payphone phải đảm bảo các chỉ tiêu của máy điện thoại thông thường có liên quan đến việc đấu nối vào mạng theo tiêu chuẩn nghành 68 TCN- 134-94, bao gồm:
Trở kháng khi nhấc máy nằm trong dải 600W +50% (-20%)
Điện trở khi đặt tổ hợp lớn hơn 2MW
Mức trắc âm lớn hơn + 3dB
Tần số DTMF có sai số nhỏ hơn 1,5%
Thời gian phát một mã số DTMF lớn hơn 40ms
Khoảng thời gian giữa 2 mã số DTMF lớn hơn 40ms
Tốc độ quay số nằm trong khoảng 9 đến 11 xung/giây.
2.2 Chỉ tiêu thiết kế bên ngoài máy Payphone
Máy Payphone được chia thành hai phần chính:
Phần giá máy: Đây là phần cố định, được sử dụng để cố định máy Payphone vào vật đỡ.
Phần vỏ máy: Đây là phần được gắn với giá máy qua bản lề cho phép mở máy và kiểm tra, thay thế các bộ phận bên trong máy.
2.2.1 Vỏ ngoài máy Payphone
Vỏ ngoài máy Payphone phải làm bằng nhôm đúc hoặc thép không gỉ chịu được va đập và tác động của môi trường.
Tất cả các bộ phận được giao diện với người sử dụng (khe đút thẻ, màn hình, bàn phím) phải nằm ở mặt trước của máy Payphone.
Máy Payphone chỉ có một khe hở để đút thẻ.
Bàn phím
Bàn phím của máy Payphone bao gồm:
12 phím quay số (0,...,9.*,#), phím số 5 được đánh dấu bởi một dấu chấm nổi lên để giúp người khiếm thị khi sử dụng.
6 phím chức năng
Phím language: Phím này cho phép người sử dụng thay đổi ngôn ngữ cho thông báo được hiển thị.
Phím call follow-on: Phím này cho phép người sử dụng chuyển tiếp cuộc gọi khác mà không cần rút thẻ ra và giá trị còn lại trên thẻ không bị mất đi.
Phím volume control: Có 4 mức âm lượng được dùng, mỗi lần ấn phím này âm lượng tăng hoặc giảm đi 3dB.
Phím Card follow-on: Khi giá trị của thẻ chỉ còn được gọi trong khoảng thời gian dưới 45 giây, máy Payphone đưa ra thông báo thay vào một thẻ mới. Người sử dụng có thể bấm phím này để thay đổi một thẻ mới.
Phím Redial: Phím này dùng để quay lại số.
Phím Push to talk (Phím màu xanh): ấn vào phím này để nói chuyện trong
trường hợp tổng đài không có khả năng cung cấp xung tính cước 12/16 KHz hoặc tín hiệu đảo cực.
Các phím gọi trực tiếp DCK (Direct call keys)
Chức năng này cho phép tự động thực hiện việc quay số bao gồm tối đa16 chữ số được lập trình chỉ bằng cách nhấn một phím DCK .
Các phím phải làm bằng vật liệu cứng chịu được va đập và tác động của môi trường.
2.2.3 Màn hình
Màn hình tinh thể lỏng chịu được va đập và tác động của môi trường.
Màn hình phải chỉ thị đầy đủ các hướng dẫn cần tthiết cho người sử dụng.
2.2.4 ống nghe
ống nghe làm bằng nhựa cứng chống va đập và tác động của môi trường.
Cáp ống nghe được bọc bằng vật liệu đàn hồi chống va đập.
Chỉ tiêu thiết kế bên trong máy Payphone
Máy Payphone được thiết kế theo dạng Modul bảo đảm dễ dàng và linh hoạt trong việc bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp. Sau đây là các bộ phận có thể thay thế được trong máy Payphone:
Main Board cùng với giá đỡ.
Bộ đọc thẻ.
Pin.
Ngăn chứa pin.
Bàn phím.
Màn hình.
Tấm đường dây.
Chỉ tiêu tính cước:
Tần số xung tính cước 16KHz ± 80Hz / 50Hz
Trở kháng tại 16KHz ± 80Hz ³ 220
Độ rộng xung ³ 60ms và Ê 1000ms
Khoảng cách giữa hai xung ³ 60ms
Điều kiện môi trường làm việc
Nhiệt độ -20°C +60°C
Độ ẩm tương đối 10% -90%
IV. Hoạt động chung của Payphone
1. Các trạng thái hoạt động của máy Payphone
Máy Payphone có 4 trạng thái hoạt động như sau:
MOO ( Management Out of Order): Máy đang liên lạc về PPMS không gọi được.
OO (Out of Order): Không gọi được do có sự cố.
MS (Minimum service): Chỉ gọi được các cuộc gọi miễn phí. Trường hợp này do các nguyên nhân liên quan đến việc tính tiền cước và trừ tiền trên thẻ. Ví dụ như lỗi bộ đọc thẻ hay bộ nhớ bị tràn...
IS (In Service): Máy hoạt động bình thường.
PPMS quản lý các Payphone dựa trên tình trạng hoạt động của các Payphone:
Dựa vào cảnh báo về sự cố
Cho biết xem Payphone có hoạt động tốt hay không
Chi tiết các sự cố được Payphone phát hiện
Việc kiểm tra trạng thái tại các máy Payphone có thể thực hiện bằng cách nhấc tổ hợp để xem các thông báo hiển thị trên màn hình. Nếu như màn hình không hiển thị gì thì có thể do lỗi pin hoặc lỗi màn hình.
Sau đây là các thông báo lỗi có thể được hiển thị trên màn hình khi máy payphone có sự cố:
Code lỗi
Trạng thái Payphone
Lỗi
Phần hỏng
BT
OO
Pin
Pin hay là mainboard
CA
OO
Tai nghe
Tai nghe hay là mainboard
CL
OO
Tắc bàn phím
Bàn phím
CV
OO
Màn hình
Màn hình/ Bàn phím
DD
IS
Không xác định được lỗi của thẻ hỏng
Bộ đọc thẻ/ Mainboard
EP
OO
Mở cửa
Thiết bị xác định cửa mở/ mainboard
HO
MS
Ngày tháng thời gian
Mainboard
LT
MS
Giao diện với thẻ
Bộ đọc thẻ/ Mainboard
SY
MOO
Lỗi khởi tạo
Mainboard
TC
MS
Điện áp
Mainboard
TS
MS
Tràn bộ nhớ
Mainboard
Hình vẽ 4: Bảng Code lỗi
2. Máy Payphone tự động kiểm tra (Payphone self-test)
Chức năng này dùng để kiểm tra các chức năng cơ bản của máy Payphone và định vị các lỗi có thể xảy ra.
Qui trình kiểm tra bắt buộc: Kiểm tra màn hình, vị trí ID của máy Payphone, kiểm tra toàn bộ khối chức năng (dịch vụ, lỗi, thiếu), kiểm tra pin, bàn phím và kiểm tra thời gian/ ngày đi kèm.
Kiểm tra tuỳ chọn: Kiểm tra về bảo dưỡng tuỳ theo cách sử dụng của từng hãng.
Kiểm tra các khối chức năng khác nhau: Bộ nối thẻ, các chức năng điện thoại, chức năng truyền từ xa, cảnh báo, sự kết nối đầu cuối bên ngoài, tạo ra âm lượng,...
3. Trao đổi thông tin giữa máy Payphone và trung tâm điều hành PMS
Việc trao đổi dữ liệu thông tin giữa máy Payphone và PMS phải được thực hiện theo sơ đồ hình vẽ 5:
Hình vẽ 5: Trao đổi dữ liệu thông tin giữa PMS và máy Payphone
ID
Initialisation
OK
Fault
Cash box
Counters
Time and day
Parameters
Tariff Table
Software
3.1 Yêu cầu truyền số liệu từ máy Payphone đến PMS
Máy Payphone phải truyền số liệu về PMS các thông tin sau:
ID: Thông báo vị trí của máy Payphone gửi cuộc gọi
OK: Thông báo máy Payphone ở trạng thái khác tỉnh.
Fault: thông báo sự cố tại máy Payphone
Counter: Thông báo cước phí thu được, lưu lượng cuộc gọi (phạm vi từng vùng, toàn quốc), mức độ sử dụng.
Initialisation: Thông báo máy Payphone vừa mới lắp đặt, yêu cầu cài đặt dữ liệu của máy mới vào hệ thống.
3.2 Yêu cầu truyền số liệu từ PMS đến máy Payphone
PMS phải truyền đến máy Payphone các thông tin sau:
Time: Đồng bộ thời gian giữa máy Payphone và PMS khi cuộc gọi diễn ra.
Parameter: Gửi các tham số quy định phương thức hoạt động của máy Payphone.
Tariff Table: Cung cấp bảng tính cước cho các máy Payphone tự tính cước.
Softwere: Thay đổi dữ liệu phần mềm ngay tại PMS.
4. Kết nối thông tin
Truyền thông tin giữa máy Payphone và PPMS được thực hiện ngay trên mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN có sử dụng Modem theo tiêu chuẩn ngành TCN68-142-95 về Modem.
Truyền thông tin giữa PPMS và NPMS được thực hiện trên mạng PSTN có sử dụng Modem theo tiêu chuẩn ngành TCN68-142-95 về Modem.
5. Sự kết nối bên ngoài
Chức năng kết nối này tới một đầu cuối bên ngoài cho phép sử dụng một đầu cuối viễn thông kiểu tương tự (Fax, minitel, thiết bị PC 1 modem,...) truy nhập mạng PSTN sử dụng PROXIM.
Sự kết nối bên ngoài có thể được kết nối cố định (FAX,..) hoặc với thiết bị mà người sử dụng muốn sử dụng (máy tính xách tay...), việc xử lý cả hai trường hợp trên là như nhau.
Tấm đường dây kết nối với một đầu cuối bên ngoài được hợp thành.
Tấm đường dây trong máy Payphone.
Một bộ nối modun để nối với bên ngoài (bộ nối RJ45, cầu trì bảo vệ) đối với sự kết nối vật lý của đầu cuối bên ngoài.
Phần mềm máy Payphone quản lý chức năng này.
6. Yêu cầu bảo an hệ thống
Hệ thống Payphone phải đảm bảo các chức năng bảo an sau:
Kiểm tra chính xác tính hợp lệ của thẻ
Kiểm tra chính xác giá trị sử dụng của thẻ
Phát hiện thẻ giả
Chống mắc dây nghe trộm (Đấu dây mắc song song)
7. Quy trình làm việc của máy Payphone
7.1 Yêu cầu chung
Phải tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng sử dụng một trình tự thao tác chung cho hệ thống Payphone.
Phải làm giảm giá thành thiết bị và đơn giản hoá trong việc chỉ dẫn cho khách hàng sử dụng máy.
7.2 Yêu cầu quy trình
Bước 1: Nhấc ống nghe. Đối với máy có loa, bước này tương đương với việc ấn nút chiếm đường dây.
Bước 2: Đợi tín hiệu để tính tiền. Khi đưa thẻ vào, máy phải có tín hiệu mời quay số có thể là thông báo, chỉ thị bằng chữ lên màn hình của máy điện thoại.
Bước 3: Thể hiện phương pháp tính tiền.
Khi máy Payphone đã nhận thẻ, giá trị trên thẻ phải được chỉ thị trước khi khách hàng quay số.
Khi máy Payphone đã kiểm tra và đọc thẻ, phải có tín hiệu để cho khách hàng biết là thẻ đã được chấp nhận, máy Payphone phải thông báo cho khách hàng biết bằng cách hiển thị trên màn hình.
Bước 4: Quay số:
Sau khi thẻ được chấp nhận, khách hàng có thể quay số.
Máy Payphone không được chỉ thị số nhận dạng cá nhân (PIN) hay các số có liên quan đến người sử dụng.
Bước5: Đàm thoại
Sau khi quay số và ấn nút ”Pust To Talk” (Trong trường hợp tổng đài không có khả năng cấp tín hiệu đảo cực hoặc xung tính cước12/ 16 KHz), khi phía bị gọi nhấc máy, cuộc đàm thoại được tiến hành đàm thoại như gọi từ một máy điện thoại thông thường. Khi giá trị của thẻ sắp hết, máy phải thông báo cho khách hàng biết bằng cách hiển thị thông báo lên màn hình, thông báo này phải được phát đi ít nhất là 10 giây trước khi thẻ hết giá trị để khách hàng có thể kịp thay vào 1 thẻ mới bằng cách sử dụng phím Card follow-on.
Bước 6: Kết thúc cuộc gọi Khi gác ống nghe, cuộc gọi kết thúc. Nếu muốn tiếp tục một cuộc gọi khác, khách hàng không cần lấy thẻ ra và đưa thẻ vào mà chỉ việc nhấn phím Call Follow-on. Giá trị còn lại của thẻ phải được hiển thị.
Bước 7: Lấy thẻ ra
Máy Payphone thông báo nhắc khách hàng lấy thẻ ra khi cuộc gọi kết thúc. Giá trị còn lại của thẻ được đánh dấu ngay trên thẻ.
Thủ tục thực hiện một cuộc gọi được mô tả như hình vẽ 6:
Nhấc tay nghe và đưa thẻ vào
Quay số
Đàm thoại
Kết thúc
CARD FOLLOW-ON
CALL FOLLOW-ON
Hình vẽ 6: Thủ tục thực hiện một cuộc gọi
8. Chức năng của máy Payphone
8.1 Các cuộc gọi đi
Các cuộc gọi đi được thực hiện khi máy Payphone ở trạng thái IS. Khi thực hiện các cuộc gọi tính cước, máy Payphone tự động giảm giá trị của thẻ theo mã vùng của số bị gọi và thời gian cuộc gọi.
8.2 Các cuộc gọi miễn phí
Các cuộc gọi miễn phí được thực hiện khi máy Payphone ở trạng thái IS hay MS. Khách hàng có thể sử dụng máy Payphone để thực hiện cuộc gọi theo số đặc biệt miễn phí mà không cần sử dụng thẻ, các số này được ghi trong bộ nhớ của máy. Chức năng này được thực hiện ngay cả khi phần tiếp nhận thẻ bị hỏng.
B. Tổ chức dữ liệu mạng cardphone việt nam
I. Hệ thống nhóm
Một hệ thống nhóm đưa ra 1 cấu trúc logic để quản lý các Payphone trong PMS. Định nghĩa một hệ thống nhóm cũng là định nghĩa cấu hình và hoạt động của Payphone.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA0581.DOC