Lời nói đầu
Ngày nay việc phát triển mạng lưới thông tin đã trở thành một vấn đề quan trọng và cấp bách đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người. Trong những năm gần đây mạng viễn thông nước ta đã không ngừng mở rộng và hiện đại hoá. Sự phát triển của xã hội là nảy sinh yêu cầu bức thiết về việc đổi mới các hệ thống thông tin dịch vụ. Chúng ta đã và đang áp dụng các kỹ thuật mới vào thông tin liên lạc nhằm đáp ứng
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hệ thống báo hiệu số 7 trong tổng đài ALCATEL 1000E10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được sự phát triển của các dịch vụ thông tin.
Hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 (CCS 7) do tổ chức CCITT (Uỷ Ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại) đưa ra vào những năm 1979 - 1980. Đó là một hệ thống được thiết kế tối ưu cho mạng viễn thông số có tốc độ cao (64 kbit/s). Trong thời gian này, giải pháp phân lớp trong giao tiếp thông tin đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh với hệ thống giao tiếp mở OSI và giải pháp phân lớp trong mô hình OSI này đã ứng dụng trong hệ thống báo hiệu số 7. Hệ thống báo hiệu số 7 cũng có khả năng sử dụng trên đường Analog.
Trong phần đồ án này em xin trình bày sự hiểu biết của em về 2 vấn đề:
Phần I: Hệ thống báo hiệu số 7
Phân II: Hệ thống báo hiệu số 7 trong tổng đài ALCATEL 1000 E10
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tạ Quang Đởn và các thầy cô giáo trong Khoa Điện tư - Viễn thông. Do vậy em đã hoàn thành được tập đồ án này. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như bị hạn chế về tài liệu và vốn kiến thức của mình nên bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn
Phần I
Hệ thống báo hiệu số 7
Chương I
Tổng quan chung về báo hiệu
1. Tổng quan và phân loại báo hiệu
Trong mạng viễn thông báo hiệu làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa thuê bao với tổng đài cũng như các tổng đài trong mạng với nhau để thiết lập giám sát và giải phóng các cuộc gọi .
Theo truyền thống , báo hiệu được chia làm hai loại : báo hiệu mạch vòng thuê bao (Subcriber Loop signalling) , như báo hiệu giữa đầu cuối thuê bao và tổng đài địa phương ,và báo hiệu liên tổng đài (Inter exchange Signalling) .
Báo hiệu liên tổng đài được chia làm hai loại :
- Tín hiệu báo hiệu kênh kết hợp CAS (Channel Associated Siglling) : là hệ thống báo hiệu mà trong đó tín hiệu báo hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc có liên quan chặt chẽ đến kênh tiếng .
- Tín hiệu báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel siglling): là hệ thống báo hiệu mà trong đó tín hiệu báo hiệu nằm trong một kênh tách biệt với các kênh tiếng .
Báo hiệu
Signalling
Báo hiệu mạch vòng thuê bao
Subcriber Loop Signalling
Báo hiệu liên tổng đài
Exchange- exchange
Báo hiệu kênh
chung CCS
Báo hiệu kênh
kết hợp CAS
Hình 1.1. Phân loại báo hiệu
Báo hiệu mạch vòng thuê bao (Subcriber Loop Signalling)
Báo hiệu mạch vòng thuê bao là báo hiệu giữa máy đầu cuối thường là giữa thuê bao và tổng đài nội hạt .
Để bắt đầu mỗi cuộc gọi thuê bao A (thuê bao gọi) nhấc máy (Hook off) tức là đã báo cho tổng đài biết rằng thuê bao muốn thiết lập cuộc gọi . Ngay sau khi tổng đài thu được tín hiệu báo hiệu đó nó gửi cho thuê bao tín hiệu mời quay số (Dial tone) và sau đó thuê bao bắt đầu quay số của thuê bao cần gọi (thuê bao B) . Sau khi quay số xong thuê bao sẽ thu được tín hiệu từ tổng đài thông báo về tình trạng của cuộc gọi như : hồi âm chuông , tín hiệu báo bận , tín hiệu âm thanh báo thiết bị bận (tắc ngẽn) hay một số âm đặc biệt khác .
(
(
Thuê bao A Tổng đài Thuê bao B
Nhấc máy (Hook off)
Mời quay số (Dial tone)
Số thuê bao B
Hồi âm chuông Rung chuông
Ringing Tone Ringing Signal
Thuê bao B trả lời
Hội thoại Conversation
Đặt máy
Hook on Đặt máy
Hook on
Hình 1.2. Các tín hiệu báo hiệu mạch vòng thuê bao .
1.2. Báo hiệu liên tổng đài (Inter exchange Siglalling)
Báo hiệu liên tổng đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau .
Báo hiệu điện thoại cũng liên quan đến báo hiệu giữa các tổng đài
(Line and Registe Signalling – báo hiệu đường đây và báo hiệu thanh ghi).
Các tín hiệu thanh ghi (Register signals) của tổng đài được sử dụng trong thời gian thiết lập để chuyển giao địa chỉ và thông tin thể loại thuê bao . Các tín hiệu đường dây (Line signals) được sử dụng trong toàn bộ thời gian cuộc gọi để giám sát trạng thái đường dây . Thông tin chứa trong các loại tín hiệu này gần giống với các tín hiệu mạch vòng thuê bao
(
(
Thuê bao gọi Tổng đài Tổng đài bị gọi Thuê bao bị gọi
Đường thuê bao Đường trung kế Đường thuê bao
Nhấc máy (hook off )
Mời quay số (dial tone)
Số địa chỉ thuê bao B Chiếm kênh
Seizure
Công nhận chiếm kênh
Seizure Acknow
Số địa chỉ thuê bao B
Hồi âm chuông Rung chuông
Ringing tone Ringing Signals
Nhấc máy (hook off)
(Thuê bao B trả lời)
Hội thoại Conversation
Đặt máy (hook on) Đặt máy (hook on)
Cắt đấu nối
Báo hiệu mạch Báo hiệu liên tổng đài Báo hiệu mạch vòng
thuê bao thuê bao
Hình 1.3. Báo hiệu liên tổng đài
Quá trình một cuộc gọi liên tổng đài có thể xét đến một cách đơn giản như sau (chỉ xét cuộc gọi qua hai tổng đài và chỉ xét báo hiệu giữa hai tổng đài) .
Tổng đài gốc phát tone chiếm giữ đường dây trung kế
- Tổng đài cuối thu được tone chiếm giữ , gửi tone công nhận chiếm giữ để đáp lại .
Tổng đài cuối phát tone yêu cầu gửi các con số địa chỉ .
Tổng đài gốc phát các con số địa chỉ của thuê bao bị gọi .
Tổng đài gốc gửi loại thuê bao chủ gọi .
Tổng đài cuối báo hiệu địa chỉ đã đầy đủ .
- Nếu thuê bao bị gọi rỗi thì tổng đài phát báo hiệu trả lời . Nếu thuê bao bị gọi bận , tổng đài cuối phát tone báo bận về tổng đài gốc .
- Khi cuộc gọi kết thúc , tổng đài cuối phát báo hiệu xoá về , tổng đài gốc phát báo hiệu xoá đi .
Ngoài ra còn có các báo hiệu tính cước , báo hiệu tắc nghẽn , phong toả và bảo vệ ngắt .
2. Các chức năng báo hiệu
Hệ thống báo hiệu có các chức năng chủ yếu sau :
Chức năng giám sát
Chức năng tìm chọn
Chức năng vận hành mạng
2.1. Chức năng giám sát
Chức năng giám sát được sử dụng được sử dụng để nhận biết sự thay đổi về trạng thái hoặc điều kiện của một số phần tử trong mạng báo hiệu , cụ thể là các đường thuê bao và các đường mạng , và nó phản ánh các trạng thái nhấc máy, đặt máy của thuê bao . Bao gồm các tín hiệu : nhấc máy chiếm , nhấc máy trả lời , giải phóng hướng đi , giải phóng hướng về . Các tín hiệu này nhận biết mọi sự thay đổi trạng thái đường truyền từ trạng rỗi sang trạng thái bận và ngược lại .
2.2. Chức năng tìm chọn
Chức năng này liên quan đến thủ tục thiết lập cuộc gọi và khởi đầu bằng thuê bao chủ gọi .
Thông tin của chức năng tìm chọn được truyền giữa các tổng đài . Ngoài các thông tin về địa chỉ để đáp ứng quá trình chuyển mạch còn có các tín hiệu điều khiển như : tổng đài bị gọi thông báo cho gọi nó đang rỗi và có khả năng tiếp nhận quay số , yêu cầu gửi các con số tiếp theo .
Tuỳ theo từng hệ thống mà có thể yêu cầu các tín hiệu phục vụ khác nhau như : các tín hiệu công nhận chức năng tìm chọn liên quan đến thiết lập đấu nối mà trực tiếp là thời gian trễ quay số (khoảng thời gian từ khi thuê bao gọi quay số xong đến khi nhận được tín hiệu hồi âm chuông) . Thời gian trễ quay số là một tiêu chuẩn mà các thuê bao phải hướng tới để xâm nhập hiệu quả vào mạng thoại . Nếu thời gian trễ quay số dài ta phải nghĩ đến hệ thống bị hư hỏng điều này có thể dẫn đến việc cuộc gọi không hoàn thành và phải quay số lại .
Ngoài chức năng tìm chọn giữa các tổng đài còn có yêu cầu : các chức năng này phải có tính hiệu quả , độ tin cậy cao để bảo đảm thực hiện chính xác các chức năng chuyển mạch .
2.3. Chức năng vận hành
Chức năng quản lý và vận hành mạng có liên quan gián tiếp đến quá trình xử lý cuộc gọi , nó cần thiết cho việc sử dụng mạng một cách tối ưu nhất .
Các tín hiệu quản lý mạng cụ thể là :
- Nhận biết và chuyển thông tin về trạng thái tắc ngẽn trong mạng , thông thường là bản tin về được cho thuê bao chủ gọi .
- Thông báo về các thiết bị , trung kế không bình thường hoặc đang trong trạng thái bảo dưỡng .
Cung cấp các thông tin tính cước .
- Cung cấp các phương tiện để đánh giá , đồng chỉnh , cảnh báo từ các tổng đài khác .
3. Báo hiệu kênh kết hợp CAS (Channel associated signalling)
Phương pháp báo hiệu kênh kết hợp là phương pháp chiếm một trong các đường trục để đấu nối nút chuyển mạch tới tổng đài lân cận và chuyển giao báo hiệu sau khi chiếm , tức là báo hiệu và đàm thoại xẩy ra trên cùng một kênh . Kiểu báo hiệu này được đặc trưng bởi sự tương quan rõ ràng giữa tín hiệu thoại và báo hiệu mà chúng dùng chung một phần của mạng .
Tổng đài B
Mạng điện thoại
Tổng đài A
Tín hiệu thoại + báo hiệu
Hình 1.4. Báo hiệu kênh kết hợp (CAS)
Qua nhiều năm, một số hệ thống báo hiệu loại này đã được phát triển , một vài trong chúng đã được CCITT định nghĩa . Ví dụ :
1VF (one Voice Frequency) một tần số thoại (Xung thập phân)
2VF (Two Voice Frequency) hai tần só thoại (CCITT #4)
MFB (Multi Frequency Pulsed) xung đa tần (CCITT#5, R1)
MFC (Multi Frequency Complled) báo hiệu đa tần (CCITTR2)
Điểm chung nhất của các hệ thống báo hiệu này là sử dụng các tín hiệu dưới dạng xung hoặc âm tần để truyền các tín hiệu báo hiệu . Đặc tính của chúng là mỗi kênh thoại có một kênh báo hiệu không được xác định rõ ràng như :
- Trên đường thoại , các tín hiệu được truyền trong kênh thoại như báo hiệu trong băng .
- Kênh kết hợp , các tín hiệu được truyền đi trong một kênh báo hiệu độc lập, như sự sắp xếp của các đa khung trong PCM nơi mà các tín hiệu được truyền trong khe thời gian 16.
Tuy nhiên các hệ thống này đều mắc một số hạn chế : tốc độ trao đổi tín hiệu chậm , dung lượng thông tin hạn chế.
Trong thập kỷ 60 khi các tổng đài điều khiển bằng chương trình lưa trữ sẵn (SPC- Store Program Control) ra đời và được đưa vào sử dụng trong mạng điện thoại thì khái niệm về phương thức báo hiệu mới được đưu ra có nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống báo hiệu truyền thống .
Trong khái niệm báo hiệu mới này , những kênh số liệu tốc độ cao giữa các bộ xử lý của tổng đài SPC được sử dụng để mang tất cả các thông tin báo hiệu , để các kênh thoại mang tín hiệu thoại .
Báo hiệu mới này được gọi là báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signalling) .
4. Báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signalling)
4.1 Khái quát
Trong hệ thống báo hiệu kênh chung , các đường truyền báo hiệu tách rời kênh thông tin , mỗi đường truyền báo hiệu có thể mang thông tin báo hiệu cho nhiều kênh thông tin . Báo hiệu được thực hiện theo cả hai hướng với mỗi kênh báo hiệu cho một hướng .
Thông tin báo hiệu cần được chuyển đi sẽ được nhóm lại thành các gói dữ liệu (Data Packet) . Ngoài các thông tin báo hiệu , cũng cần có thông tin nhận thực mạch thoại mà nó báo hiệu tạo thành một mạng báo hiệu “ chuyển mạch gói ” logic độc lập .
Ngày nay có hai loại hệ thống báo hiệu kênh chung tiêu chuẩn . Hệ thống đầu tiên CCITT No.6 được đưa vào sử dụng năm 1968, hệ thống này thiết kế tối ưu cho lưa lượng liên lục địa sử dụng các đường Analog . Hệ thông thứ hai CCITT No.7 được giới thiệu vào năm 79/80 dành cho mạng chuyển mạch trong nước và quốc tế là nơi có thể sử dụng hệ thống truyền dẫn số tốc độ cao (64Kb/s) Nó cũng có thể sử dụng được trong đường Analog.
4.2. Sự phát triển của hệ thống báo hiệu kênh chung
Từ những ngày đầu xuất hiện điện thoại , hệ thống báo hiệu kênh chung đã được các nhân viên khai thác tổng đài nhân công sử dụng các đương rieng biệt liên lạc với nhau để thiết lập các liên kết . Khuyến nghị đầu tiên của CCITT về mạng báo hiệu kênh chung gọi là CCITTNo.6, nó được đưa vào sử dụng cho báo hiệu quốc tế vào năm 1972 , nó chưa phải là một giao thức phân lớp và không linh hoạt . Năm 1976 AT &T đưa vào sử dụng báo hiệu kênh chung liên đài CCIS (Common Channel Interoffice Signalling). Báo hiệu này dựa trên cơ sở No.6 và được cải tiến với mạng đường dài quốc gia . Cấu trúc bit của CCIS khác với No.6 . Thông tin báo hiệu được các đơn vị tín hiệu SU (Signal Unit) chuyên chở , đơn vị tín hiệu dài 128 bit , kể cả 8 bit để kiểm tra lỗi . Các thông tin báo hiệu phải được xen vào một khối tín hiệu No.6 . Sau đó cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật , CCIS cũng đã trở trở thành lỗi thời và được thay thế bằng hệ thống báo hiệu số 7 (CCS7) . Công trình nghiên cứu đầu tiên về CCS7 đã được công bố trong sách vàng của ITU-T năm 1980 , trong đó MTP chỉ cung cấp dịch vị vận chuyển không đấu nối (chỉ có file truyền số liệu). Để thoả mãn nhu cầu các dịch vụ mở rộng trong các ứng dụng, vào năm 1984 ITU-T đã bổ xung phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP trong sách đỏ . Sau đó CCS7 tiếp tục được cải tiến và nó còn trình bầy thủ tục tổng quát đối với phần ứng dụng các khả năng giao dịch TACP (Transaction Capabilites Application Part) và phần ứng dụng để vận hành bảo dưỡng OMAP.
4.3. Một số ưu , khuyết điểm của hệ thống báo hiệu kênh chung số 7
Ưu điểm nổi bật của hệ thống báo hiệu kênh chung số 7
- Nhanh (Fast): Thời gian thiết lập cuộc gọi giảm dưới một giây trong hầu hết các trường hợp .
- Dung lượng cao (Hight capacity): Mỗi kênh báo hiệu có thể xử lý tín hiệu báo hiệu cho vài ngìn cuộc gọi cùng một lúc .
- Kinh tế (Economic): Yêu cầu thiết bị báo hiệu ít hơn nhiều so với các hệ thống truyêng thống .
- Độ tin cậycao (Reliable): Bằng cách sử dụng các tuyến báo hiệu luân phiên mạng báo hiệu có độ tin cậy rất cao .
- Linh hoạt (Flexible): Hệ thống có thể mang thông tin của nhiều loại tín hiệu khác nhau , có thể sử dụng cho nhiều mục đích , không chỉ riêng cho thoại .
Tuy nhiên hệ thống còn có một số nhược điểm :
- Tín hiệu liên quan đến cuộc gọi đã thiết lập phải truyền ở một chế độ lưu giữ trung gian qua hai tổng đài .
- Khi một trung tâm chuyển mạch bị hỏng , báo hiệu chuyển mạch không truyền tới trung tâm phía sau , do đó không giải phóng thiết bị đã chiếm .
- Không thể tự động kiểm tra tự động các kênh thoại .
Tổng đài A
Tổng đài B
Mạng báo thoại
Mạng báo hiệu
Hình 1.5. Báo hiệu kênh chung
Hiện nay hệ thống báo hiệu số 7 được thiết kế cho rất nhiều mạng điện thoại và nhiều dịch vụ viễn thông khác như :
- Mạng điện thoại công cộng PDTN (The Public Switched telephone Network) .
- Mạng thông tin số đa dịch vụ ISDN (The Intergrated Services Digital Network) .
- Mạng thông tin di động mặt đất công cộng PLMN (The public Land Mobile Netword) .
Qua đó ta thấy hệ thống báo hiệu kênh chung có những ưu điểm rất lớn so với hệ thông báo hiệu kênh kết hợp , nó có khả năng đáp ứng yêu cầu của mạng trong hiện tại và tương lai .
Chương II
Tổng quan về hệ thống CCS No.7
1. Giới thiệu
Trong mạng quốc gia và Quốc tế , sử dụng các phương thức báo hiệu khác nhau để trao đổi thông tin chính xác giữa các hệ thống chuyển mạch theo giao thức mạng ISDN . Các thủ tục được thể hiện trong quá trình truyền báo hiệu giữa các nút thông minh và giữa các hệ thống chuyển mạch trong mạng .
Nét chính
ISND
Khai thác và cấu hình mạng
Các dạng dịch vụ
Phối hợp mạng người sủ dụng
Phối hợp mạng
quốc tế
Test và bảo
dưỡng
ISDN
Hệ thống báo hiệu số 7
ISDN
Mạng hiện có
: Used
(
Mạng độc lập
PB
X
Hê thống báo hiệu số 7 được chỉ rõ ở trong Q.700 . Đó là lý do vì sao hệ thống báo hiệu số 7 đã được sử dụng
Chức năng của hệ thống báo hiệu trong ISDN được thể hiện ở đây là hỗ trợ có liên quan đến sử dụng giao thức mạng (hình 2.1)
Hình 2.1. Mô tả chức năng nhiệm vụ của hệ thống báo hiệu số 7
2. Các khái niệm
2.1. Điểm báo hiệu (Signalling Point – SP)
Điểm báo hiệu là một nút chuyển mạch hoặc một nút xử lý trong mạng báo hiệu được cài đặt chức năng báo hiệu số 7 của CCITT . Một tổng đài điện thoại , hoạt động như một nút báo hiệu phải là tổng đài SPC và báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ xử lý .
Mọi điểm báo hiệu trong một mạng báo hiệu đều được xác định bằng một mã riêng biệt 14 bit , còn gọi là mã điểm báo hiệu .
SP là điểm cuối báo hiệu có khả năng xử lý các bản tin báo hiệu có liên quan
2.2 Kênh báo hiệu (SL) và chùm kênh báo hiệu (SL)
Hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 sử dụng kênh báo hiệu (Singnalling Link - SL) để chuyển các bản tin tín hiệu giữa hai điểm báo hiệu . Trong thực tế , kênh báo hiệu là một đường truyền số liệu trên một phương tiện truyền dẫn nào đó .
Một số kênh báo hiệu truyền song song và trực tiếp giữa hai điểm báo hiệu được gọi là chùm kênh báo hiệu (Signalling Link Set) .
2.3. Các loại điểm báo hiệu (Signalling Point Modes)
Một điểm báo hiệu mà tạo ra các bản tin báo hiệu phát đi được gọi là điểm báo hiệu gốc (Origina Point) .
Một điểm báo hiệu là đích đến của bản tin báo hiệu được gọi là điểm báo đến đích (Destination Point) .
Một điểm báo hiệu mà nhận tín hiệu báo hiệu trên một kênh báo hiệu này và chuyển tiếp sang một kênh báo hiệu khác , không tiến hành xử lý nội dung của bản tin được gọi là điểm chuyển tiếp báo hiệu (Signalling Transfer Point-STP).
2.4. Các phương thức báo hiệu (Signalling Modes) .
Trong hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 khi hai điểm báo hiệu có khả năng trao đổi bản tin báo hiệu với nhau thông qua mạng báo hiệu thì có thể nói giữa chúng tồn tại một liên kết báo hiệu (Singnalling relation) . Các liên hệ báo hiệu có thể sử dụng phương pháp báo hiệu khác nhau , trong đó “phương thức báo hiệu” được hiểu là mối quan hệ đường đi của bản tin báo hiệu và đường tiếng có liên quan .
2.5. Phương thức báo hiệu kết hợp (Associated mode) .
Trong phương thức này các bản tin kết báo hiệu và các đường tiếng giữa hai điểm được truyền trên một tập hợp đường đấu nối trực tiếp hai điểm này với nhau .
SP
SP
SP
SP
ST
ST
Phương thức kết hợp
Phương thức tựa kết hợp
Hình 2.2. Các phương thức báo hiệu.
Phương thức báo hiệu tựa kết hợp (Quasi- associated mode).
Trong phương thức này các bản tin báo hiệu có liên quan đến đường truyền tiếng hoặc truyền trên tuyến khác với tuyến thoại và qua một hoặc một vài điểm chuyển tiếp báo hiệu (STP) .
2.6. Tuyến báo hiệu (Signalling Route) và chùm tuyến báo hiệu (Route Set)
Tuyến báo hiệu là một đường đã xác định trước để các bản tin được truyền giữa điểm báo hiệu nguồn và điểm báo hiệu đích qua mạng báo hiệu . Như vậy tuyến báo hiệu sẽ là một chuỗi SP/STP và được đấu nối với nhau qua các chùm kênh báo hiệu (SL).
Chùm tuyến báo hiệu là tập hợp tất cả các tuyến báo hiệu mà bản tin báo hiệu có thể sử dụng để truyền đưa qua mạng báo hiệu đi từ điểm báo hiệu nguồn đến báo hiệu đích .
3. Cấu trúc hệ thống báo hiệu số 7.
3.1. Sơ đồ khối chức năng .
Hệ thống báo hiệu số 7 được chia thành một số khối chức năng như sau :
Phần chuyển bản tin (Message Transfer - MTP): đây là hệ thống vận chuyển chung để chuyển bản tin báo hiệu giữa hai SP.
MESSAGE
TRANSFER
PART(MTP)
USER
PART (UP)
USED
PART(UP)
Hình 2.3. Cấu trúc cơ bản của hệ thống báo hiệu số 7.
Phần người sử dụng (User Parts - UP): Đây thực chất là một định nghĩa phần người sử dụng khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu sử dụng của hệ thống báo hiệu
MTP chuyển các bản tin báo hiệu giữa các UP khác nhau và hoàn toàn độc lập với nội dung bản tin được truyền . MTP chịu trách nhiệm chuyển chính xác bản tin từ một UP khác . Điều đó có nghĩa là bản tin báo hiệu được kiểm tra chính xác trước khi chuyển cho UP (Bản tin báo hiệu sẽ không có lỗi , được chuyển tuần tự và không bị mất hoặc gấp đôi).
UP là phần tạo và phân tích bản tin báo hiệu . Chúng sử dụng MTP để chuyển thông tin báo hiệu tới một UP khác cùng loại . Hiện tồn tại một số loại UP trên mạng lưới :
- TUP (Telephone user part): Phần sử dụng cho mạng điện thoại thông thường .
- DUP (Data user Part ): Phần sử dụng cho mạng số liệu .
- ISUP (ISDN user Part): Phần sử dụng cho mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN).
- MTUP (Mobile Telephone user Part): Phần sử dụng cho mạng điện thoại di động .
Do đồ án này chỉ xét đến ứng dụng của hệ thống báo hiệu số 7 vào mạng điện thoại nên luận án chỉ đề cập tới các phần UP , TUP và ISUP .
3.2. Cấu trúc bản tin báo hiệu
Trong báo hiệu số 7 , thông tin tín hiệu được chuyển trong gói số liệu , còn được gọi là đơn vị báo hiệu (Signal Units), giống như các bản ghi dữ liệu với các đường là các bít mang ý nghĩa khác nhau .
Có ba kiểu đơn vị báo hiệu chính trong hệ thống báo hiệu số 7
F CK SIF SIO LI ERROR F
CORRECTION
F CK SF LI ERROR F
F CK LI ERROR F
8 16 8n, n > 2 8 2 6 16 8
8 16 8 or 16 2 8 16 8
8 16 2 8 16 8
MUS
LSSU
FISU
Hình 2.4. Đơn vị báo hiệu trong hệ thống báo hiệu số 7.
MSU (Message Signal Unit): là đơn vị mang các thông tin báo hiệu
LSSU (Link Satus Signal Unit): là đơn vị báo hiệu sử dụng để quản lý các đường nối .
FISU (Fill In Signal Unit): là đơn vị báo hiệu để lấp đầy khoảng trống khi không có thông tin báo hiệu cần chuyển và để công nhận các đơn vị báo hiệu MSU đã chuyển .
F CK SIF SIO LI ERROR F
CORRECTION
MUS
8 16 8n, n > 2 8 2 6 16 8
USER INFO
USER
PART (UP)
MESSAGE
TRANSFER
PART (MTP)
LABEL
Trong đơn vị báo hiệu chứa một số trường , một trong các trường quan trọng nhất là trường thông tin báo hiệu (Signalling information Field- SIF) . Đây là trường chứa thông tin trong MTP . Nó chứa thông tin báo hiệu được chuyển tới từ UP và một nhãn (Label)
Hình 2.5. Trường thông tin báo hiệu .
Thông tin về loại UP sử dụng trong MSU được đặc trưng bằng trường thông tin SIO (Service information Octet) .
LI (Length Indicator) :chứa thông tin số octets giữa trường LI và trường CK . Thông tin trong trường hợp này khác nhau trong ba kiểu đơn vị báo hiệu :
LI = 0 : Đơn vị báo hiệu FISU .
LI = 1 hoặc 2 : Đơn vị báo hiệu LSSU.
LI > 2 : Đơn vị báo hiệu MSU .
Error Correction bao gồm 4 trường số thứ tự tiến (Forward Sequence Number - FSN), số thứ tự lùi (Backward Sequence Number - BSN), bit chỉ thị tiến (Forward Indicator Bit - FIB), bit chỉ thi lùi (Backward Indicator Bit - BIB). Các trường này được sử dụng để kiểm tra lỗi tuần tự và để yêu cầu truyền lại .
F (Flag) là cờ hiệu để chỉ thị bắt đầu và kết trúc bản tin .
3.3. Cấu trúc gói của CCS7.
Chúng ta có thể hình dung cấu trúc hoạt động của mạng báo hiệu số 7 một cách đơn giản như việc chuyển nhận các gói bưa kiện (thư) trong đó người gửi tương ứng với các UP và bưu cục tương ứng với phần MTP .
Người gửi (các UP) gửi các bưu kiện (thông tin báo hiệu - SIF) của mình tới bưu điện .
Tại bưu cục , các bưu kiện được dán tem , sắp xếp và chuyển đi theo địa chỉ của gói bưu kiện (các bản tin báo hiệu MSU) theo các đường thư (đường kết nối báo hiệu ) tới bưu cục khác .
Tại nơi nhận , các bưu kiện lại được xắp xếp và phân phát tới người nhận theo địa chỉ của bưu kiện (UP).
UP
SIF
*
UP
SIF
*
Bưu cục
Bưu cục
MTP
MSU
Hình 2.6. Trao đổi các bản tin báo hiệu
4. Cấu trúc phân lớp của hệ thống báo hiệu số 7 .
4.1. Mô hình hệ thống mở OSI (Open System Interconnection) .
Báo hiệu số7 ra đời trong thời kỳ các giải pháp phân lớp trong thiết kế các giao thức của hệ thống liên kết mở đã được phát triển tương đối hoàn thiện và giá trị của giải pháp này đã được chấp nhận trong các ứng dụng báo hiệu . Chính vì vậy trước khi đi vào tìm hiểu cấu trúc phân lớp của hệ thống báo hiệu số 7 , chúng ta xét mô hình tham khảo OSI .Mô hình tham khảo này cung cấp cấu trúc lý thuyết thuần tuý cho hệ thống thông tin giữa các nhà ứng dụng .
Với mỗi lớp trong mô hình OSI có hai tiêu chuẩn được đưa ra :
a. Định nghĩa dịch vụ : xác định chức năng của mỗi lớp và các dịch vụ mà lớp đó sẽ cung cấp cho người sử dụng hoặc cho lóp kế cận nó .
b. Các đặc điểm của giao thức : xác định bằng cách nào các chức năng ở một lớp trong một hệ thống tương tác với một lớp tương ứng trong hệ thống khác
Mô hình tham khảo OSI có ưu điểm nổi bật là giao thức trong mỗi lớp có thể thay đổi được mà không ảnh hưởng tới lớp khác và việc thực hiện các chức năng một lớp là tuỳ chọn (tuỳ thuộc vào mỗi nhà cung cấp dịch vụ ) .
Bảy lớp được mô tả như sau :
Lớp 7: Lớp ứng dụng (Application Layer)
Lớp này cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình ứng dụng của người sử dụng và điều khiển tất cả thông tin giữa các ứng dụng . Đó là các giao thức chuyển file , xử lý bản tin , dịch vụ hướng dẫn khai thác và bảo dưỡng .
Lớp 6: Lớp trình bầy (Presentation Layer)
Lớp này xác định các số liệu được trình bầy như thế nào , có ý nghĩa là dùng cú pháp thế nào để thể hiện . Lớp này chuyển đổi cú pháp đã sử dụng ở các úng dụng chung thành cú pháp riêng cần thiết cho thông tin giữa các lớp ứng dụng .
Lớp 5: Lớp giao dịch (Session Layer)
Lớp này thiết lập sự đấu nối giữa các lớp trình bầy ở các hệ thống khác nhau. Nó cũng điều khiển sự đấu nối , sự đồng bộ của quá trình trao đổi thông tin và sự kết thúc của quá trình này . Ví dụ : nó cho phép lớp trình bầy xác định kiểm tra từng giai đoạn truyền dữ liệu một , từ đó có thể tối ưu hoá việc phát lại các dữ liệu thông tin khi việc truyền số liệu bị gián đoạn do lỗi gây ra .
Lớp 4: Lớp vận chuyển (Transport Layer)
Lớp này bảo đảm cho việc thực hiện các dịch vụ truyền tin có chất lượng đản bảo theo yêu cầu các ứng dụng . Ví dụ : phát hiện , sửa sai và điều khiển lưu lượng . Lớp vận chuyển làm tối ưu hoá thông tin số liệu , ví dụ nó ghép hoặc tách các luồng dữ liệu trước khi chúng đến lớp mạng .
Lớp 3: Lớp mạng (Netword Layer)
Cơ sở dịch vụ lớp mạng là cung cấp một kênh thông tin xuyên suốt để truyền dẫn dữ liệu giữa các lớp vận chuyển trong các hệ thống khác nhau . Lớp này thiết lập , duy trì và giải toả đấu nối giữa các hệ thống , xử lý địa chỉ và tạo tuyến các trung kế .
Lớp 7
Lớp 6
Lớp 5
Lớp 4
Lớp 3
Lớp 2
Lớp 1
Lớp 7
Lớp 6
Lớp 5
Lớp 4
Lớp 3
Lớp 2
Lớp 1
Lớp 3
Lớp 2
Lớp 1
Đường nối vật lý giữa các hệ thống
Quan hệ logic giữa các chức năng tại các vị trí khác nhau
Đường thông tin từ lớp ứng dụng tại một vị trí tới lớp úng
dụng khác tại một vị trí khác
Hình 2.7. Mô hình OSI
Lớp 2: Lớp liên kết số liệu (Data Link)
Lớp này cung cấp các mạch kết nối dữ liệu điểm nối điểm không có lỗi giữa các lớp mạng . Lớp này gồm các giải thuật , chương trình để phát hiện sửa lỗi , điều khiển lưu lượng và phát lại các bản tin .
Lớp 1: Lớp vật lý (Physical Layer)
Lớp này cung cấp các môi trường điện cơ , các chức năng và thủ tục để hoạt , bảo dưỡng và các kênh mạch vật lý để truyền dẫn các bit giữa các lớp liên kết số liệu . Lớp vật lý có chức năng biến đổi số liệu thành tín hiệu để phát lên đường truyền hoặc ngược lại .
Như vậy :
• Các lớp 1ữ 3 định ra thủ tục để tạo ra đường nối tới mạng , để thiết lập sự kết nối giữa mạng và thuê bao cần thiết và để chuyển thông tin sử dụng giứa các hệ thống với sự trợ giúp của mạng . Chúng đảm bảo việc truyền thông tin từ vị trí này , có thể qua một hay nhiều chặng và các trạm chuyển tiếp (Tandem). Chức năng này là cơ sở cho mọi mạng số liệu .
• Các lớp 4 ữ 7 định ra cách xử lý thông tin như thế nào trước và sau khi chúng được chuyển qua mạng . Sự biến đổi các mức trong mỗi hệ thống đều có quan hệ logic với các mức tương ứng trong các hệ thống khác thuộc mạng , điều này có nghĩa là các mức cùng loại sẽ có khả năng giao tiếp với nhau dùng các thủ tục giao tiếp đặc biệt dành cho mỗi mức .
4.2. Sự liên hệ giữa mô hình OSI và CCS No.7
Hệ thống báo hiệu số 7 là loại thông tin số liệu chuyển mạch gói , nó cũng được cấu trúc theo modul và rất giống mô hình OSI nhưng nó chỉ có 4 lớp . Ba lớp thấp (Network, Datalink, Physical) tạo thành phần chuyển giao bản tin MTP. Lớp thứ 4 là phần của các bộ sử dụng hệ thống báo hiệu số 7.
OMAP
TACP
SCCP
ISUP
TUP
Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5
Lớp 4
Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1
Mạng báo hiệu
Kênh báo hiệu
Kênh số liệu báo hiệu
MTP
SS7
4
3
2
1
Hình 2.8. Mối quan hệ giữa CCS7 và mô hình OSI
Vì vậy hệ thống báo hiệu số 7 không hoàn toàn tương hợp với mô hình OSI . Mô hình OSI mô tả quá trình thông tin kết nối giữa các đầu cuối số liệu . Quá trình thông tin bao gồm các trạng thái : thiết lập đấu nối , chuyển giao số liệu và giải toả. Trong khi MTP chỉ cung cấp dịch vụ chuyển giao không có kết nối và chỉ đáp ứng với chuyển giao có lượng nhỏ và yêu cầu tốc độ nhanh .
Để liên lạc với mô hình 7 lớp OSI ta có thể phân nhỏ các lớp ra như sau :
- Phần chuyển bản tin MTP (Message Tranfer Part): đảm bảo khả năng chuyển giao thông tin , tin cậy trong chế độ không liên kết (không có kết nối logic nào trước khi chuyển giao thông tin ).
Các dịch vụ chuyển giao
TCAP
TC- ISP
SCCP
TUP
Các khách hàng điều khiển cuộc gọi báo hiệu số 7
Lớp 7
Lớp 6
Lớp 4-6
Lớp 4
Lớp 3
Lớp 2
Lớp 1
Các lớp 1ữ 3 của MTP
ISUP
Hình 2.9. Cấu trúc lớp của hệ thống báo hiệu số 7 theo khuyến nghị của CCITT .
MTP : Message Transfer Part
TC : Transaction Capabilities
ISP : Intermediate Capabilities
SCCP : Signalling Connection Control Part
TCAP : Transaction Capabilities Appilication Part
ISDN – UP : ISDN – User Part
TUP : Telephone user part
- Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP : MTP kết hợp với SCCP tạo thành dịch vụ là định hướng liên kết và không liên kết . Chúc năng của NSP được sắp xếp tương đương với các lớp 1ữ 3 trong mô hình chuẩn OSI (lớp vật lý , lớp liên kết dữ liệu và lớp mạng )
- Phần tạo khả năng giao dịch TC (Tranaction Capabilities) gồm phần dịch vụ trung gian ISP và phần ứng dụng các khả năng giao dịch . Phần TCISP cung cấp các dịch vụ lớp 7 cho phần ứng dụng .
- Phần khách hàng ISDN cung cấp các chức năng tương đương với các lớp 4 –7 của OSI dùng cho điều khiển cuộc gọi .
- Ngoài khách hàng ISDN còn có các khách hàng điện thoại TUP và các khách hàng số liệu DUP . Ngoài ra còn có các khách hàng do ITU- T định nghĩa
Chương III
Giao Thức truyền của bộ phận truyền bản tin MTP
trong báo hiệu số 7.
1. Cấu trúc chức năng MTP
1.1. Sơ đồ khối chức năng MTP
Phần MTP là phần chung cho tất cả các UP khác nhau . Nó bao gồm đường số liệu báo hiệu (Signalling Data Link – Level 1), để đấu nối giữa hai tổng đài , và hệ thống điều khiển chuyển bản tin (Message Transfer Control System). Hệ thống điều khiển chuyển bản tin lại được chia thành hai phần :chức năng đường báo hiệu (Signalling Link Function- Level 2) và chức năng mạng báo hiệu (Signalling Network Function - Level 3) .
Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1
Các chức năng mạng
báo hiệu
Kênh báo hiệu
Xử lý bản tin báo hiệu
Chức năng kênh báo hiệu
Phần chuyển giao bản tin MTP
Điều hành mạng báo hiệu
Kênh số liệu báo hiệu
Các
UP
Hình 3.1. Cấu trúc chung của chức năng hệ thống báo hiệu .
Chức năng đường báo hiệu
Chức năng đường báo hiệu giám sát đường số liệu báo hiệu như phát hiện bản tin lỗi , điều khiển bản tin tuần tự chính xác bản tin nhận và gửi và không để mất bản tin hoặc gấp đôi bản tin .
Chức năng mạng báo hiệu
Chức năng mạng báo hiệu bao gồm chức năng điều khiển lưu lượng (Messge Handling) và quản lý mạng báo hiệu (Signalling Network Management).
Điều khiển bản tin báo hiệu
Điều khiển bản tin báo hiệu bao gồm chứ._.c năng tạo tuyến cho các bản tin tới các đường nối và phân chia chính xác các bản tin nhận được cho các UP .
Quản lý mạng báo hiệu
Trong trường hợp mạng báo hiệu có sự cố do một đường báo hiệu hoặc một điểm báo hiệu nào đó bị hỏng , chức năng này có khả năng cấu hình lại và hoạt hoá đường báo hiệu để duy trì các dịch vụ .
1.2.Đường số liệu báo hiệu (MTP tầng 1)
Mức 1 trong MTP gọi là đường truyền số liệu báo hiệu , nó yương đương với mức 1 trong mô hình OSI . Đường truyền số liệu báo hiệu là một đường truyền dẫn số liệu hai chiều . Nó bao gồm hai kênh số liệu hoạt động đồng thời trên hai hướng ngược nhau với cùng một tốc độ .
Switch
Switch
ST
ET
ET
MUX
ST
MUX
Level 2
Level 2
Level 1
PCM- G732, 734
64Kb/s- G703
ET : Thiết bị đầu cuối
MUX : Ghép kênh
ST : Đầu cuối báo hiệu
Hình 3.2. Tầng 1và tầng 2 của MTP .
Đường số liệu báo hiệu có thể là đường tín hiệu số hoặc tương tự . Đường số liệu báo hiệu số được xây dựng trên kênh truyền dẫn số (64Kb/s) và tổng đài chuyển mạch số . Đường số liệu báo hiệu tương tự được xây dựng trên kênh truyền dẫn tương tự (4Khz) và Modem .
Giao thức mức 1 định nghĩa các đặc tính vật lý, điện và các chức năng của các đường báo hiệu đấu nối với các thành phần CCS No.7. Các đặc tính này được mô tả chi tiết trong khuyến nghị CCITT G703, G732 và G734.
1.3.Đường báo hiệu (MTP tầng 2)
Phần chức năng đường số liệu (tầng 2 ), cùng với đường số liệu báo hiệu (tầng 1) tạo một đường số liệu tin cậy cho việc chuyển các bản tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu được đấu nối trực tiếp. Có ba kiểu đơn vị báo hiệu (MSU, LSSU và FISU), chúng được phân biệt với nhau bằng giá trị chứa trong trường chỉ thị độ dài (LI). Chức năng đường báo hiệu bao gồm:
Chức năng điều khiển đường báo hiệu.
Thông tin báo hiệu cần chuyển được chứa trong đơn vị báo hiệu MSU . MSU bao gồm một số trường điều khiển và trường thông tin ( Hình 3.3 ) do độ dài của thông tin báo hiệu cần chuyển biến động độ dài của MSU cũng không cố định. Các trường điều khiển được sử lý trong tầng 2 để chuyển chính xác các bản tin.
F CK SIF SIO LI ERROR F
CORRECTION
MUS
Level 2
Level 2
Hình 3.3 Đơn vị báo hiệu MSU.
1.4 Phân loại khung báo hiệu
Có 3 loại đơn vị: FISU ( Fill – IN Signal Unit ), LSSU ( Link Status Signal Unit ) và MSU ( Message Signal Unit ). Thông tin về loại khung được cho trường LI ( Length Indicator ) dưới dạng số nhị phân. Thực tế, LI chỉ dùng 6 bit để chỉ ra chiều dài của bản tín hiệu.
LI = 0 chỉ bản tin FISU.
LI = 1 chỉ bản tin LSSU.
LI ≥ 3 chỉ bản tin MSU.
( Khi độ dài bản tin lớn hơn 63 octet, LI luôn được đặt là 63 ).
- FISU được truyền khi không có loại khung nào khác cần phải truyền trong đường báo hiệu . FISU không chỉ được dùng như một tín hiệu để điền đầy kênh mà còn thông báo cho nơi phát những bản tin báo hiệu nhất định đẫ được nhận đúng và đường báo hiệu thực hiện tốt .
F C Sp LI FIB FSN BIB BSN F
Số bit 8 16 2 6 1 7 1 7 8
MTP lớp 2
bản tin FISU
Hình 3.4. Đơn vị bản tin
LSSU mang thông tin chỉ thị trạng thái các thiết bị báo hiệu của nơi gửi thiết bị báo hiệu . Các LSSU được dùng để thiết lập các đường báo hiệu để điều khiển luồng các bản tin báo hiệu và để chỉ ra trạng thái không bình thường của đường báo hiệu .
F C SF Sp LI FIB FSN BIB BSN F
Số bit 8 16 2 6 1 7 1 7 8
MTP lớp 2
bản tin FISU
Dự Chỉ thị trạng
trữ thái
C A B Trạng thái
0 0 0 Mất đồng bộ
0 0 1 Đồng bộ bình thường
0 1 0 Đồng bộ khẩn
0 1 1 Mất dịch vụ
1 0 0 Thiếu chức năng xử lý
1 0 1 Bận
Hình 3.5. Đơn vị bản tin LSSU .
F C SIF SIO Sp LI FIR FSN BI BS F
MTP lớp 2
bản tin FISU
Số bit 8 16 8xn 8 2 6 1 7 1 7 8
SIO chứa thông tin về loại dịch vụ chức năng trong SIF
Thông tin H1 H10 OPC DPC
quản lý Kiểu bản Nhóm bản SLC Mã điểm Mã điểm
mạng tin tin nguồn đích
Nội dung H1 OPC DPC
bản tin Kiểu bản tin SLC Mã điểm Mã điểm
(các thông số) nguồn đích
E Dữ liệu Mào đầu Kiểu OPC DPC
0 người sử của bản tin bản tin SLC Mã điểm Mã điểm
P dụng SCCP nguồn đích
MTP lớp 3
SCCP
Địa chỉ nơi gọi , nơi được gọi và số xác định kết nối logic
Phần tử 1 Phần tử 2 Phần tử 3 Phần giao dịch
TCAP
Hình 3.6. Cấu trúc các bản tin thuộc MSU của hệ thống báo hiệu số 7.
Ghi chú:
SLC
Signaling Link Code
Mã đường báo hiệu
SLS
SignalingLink
Lựa chọn đường báo hiệu
E0
End of Parameter
Kết thông số
CK
Chesk bits
Các bit kiểm tra
F
Flag
Cờ
LI
Length Indicator
Chỉ độ dài khung
SF
Status Field
Trường trạng thái
SIF
Signal Information Field
Trường thông tin báo hiệu
SIO
Service Indication Octer
Octet thông tin dịch vụ
FSN
Forward Sequence Number
Số thứ tự hướng đi
BS
Backward Sequence Number
Số thứ tự hướng về
FIB
Forward Indicator Bit
Bit chỉ thị hướng đi
BIB
Backward Indicator Bit
Bit chỉ thị hướng về
Sp
Spare
Dự trữ
Sự phân định ranh giới các đơn vị báo hiệu .
Bắt đầu và kết thúc của đơn vị báo hiệu được chỉ thị bằng một cờ (Flag) có độ dài 8 bit . Nội dung của cờ đó là “ 01111110”. Để tránh nhầm lẫn với đoạn số liệu có dạnh trên trong đơn vị báo hiệu người ta thêm một bit “0” vào sau 5 bit “1” xuất hiện liên tục . Bit thêm vào được gọi là bit – stuffing . Khi nhận số liệu ST sẽ xoá các bit này đi . Cờ kết thúc của đơn vị báo hiệu trước cũng là cờ bắt đầu của đơn vị báo hiệu sau .
1.5. Phát hiện lỗi và sửa chữa lỗi .
Phát hiện lỗi bit (Error Detecition)
Chức năng phát hiện lỗi sử dụng 16 bit của trường CK trong mỗi đơn vị báo hiệu . Phương pháp kiểm tra là một con số tổng số liệu được truyền (Checksum) . ở đầu thu nếu CK tính ra được nếu không trùng với CK trong đơn vị báo hiệu nhận được thì đơn vị báo hiệu đó bị sai .
Sửa sai (Error Correction).
Trường Error Correction được sử dụng để điều khiển lưa trình của các bản tin báo hiệu . Nó có độ dài 16 bit và bao gồm các trường con : số tuần tự tiến (Forward Sequence Number - FSN), số thứ tự lùi (Backward Sequence Number- BSN) , bit chỉ thị tiến , bit chỉ thị lùi .
MSU
F CK SIF SIO LI ERROR F
CORRECTION
F B
I FSN I BSN
B B
Hình 3.7. Trường Error Correction
Mỗi bản tin báo hiệu khi truyền được gắn thêm các số tuần tự . Các MSU sẽ được truyền lại khi phát hiện có lỗi . Các LSSU và FISU sẽ không được truyền lại . Có ba phương pháp để sửa sai :
Phương pháp sửa sai cơ bản .
Trong phương pháp này , một đơn vị báo hiệu sau khi đã được truyền sẽ được lưa giữ trong bộ đệm truyền lại (Retransmision Buffer) .
Nếu bản tin nhận chính xác thì ST phía nhận sẽ gửi bản tin công nhận (Positive Acknowledgemnt) bằng cách chèn FBN và BSN vào đơn vị báo hiệu gửi trả phía phát . Trong đơn vị báo hiệu gửi trả này , BIB sẽ được đặt bằng FIB . Khi phía phát nhận được bản tin này nó sẽ xoá đơn vị báo hiệu trong bộ đệm truyền lại .
Nếu bản tin nhận được có lỗi , ST phía nhận sẽ gửi bản tin không công nhận (Negative Acknowledgement) bằng cách đảo lại bit BIB . FSN của bản tin chính xác nhận được cuối cùng sẽ được đặt vào BSN của bản tin không công nhận . Khi nhận được bản tin không công nhận phía phát sẽ ngừng truyền đơn vị báo hiệu mới. Toàn bộ các đơn vị báo hiệu trong bộ đệm truyền lại sẽ được phát hành theo thứ tự .
Phương pháp sửa sai với sự nhắc lại .
Phương pháp này dựa trên cơ sở của phương pháp sửa sai cơ bản có thêm một số đặc tính như sau :
Mỗi MSU được truyền hai lần liên tiếp nhau .
Mỗi MSU có cờ (Flag) bắt đầu và kết thúc riêng .
Phương pháp truyền lại có chu kỳ .
Một đơn vị số liệu đẫ được truyền và chưa nhận được bản tin công nhận thì sau một khoảng thời gian nhất định sẽ được phát lại theo thứ tự . Phương pháp này được sử dụng cho các đường báo hiệu có thời gian trễ lớn hơn 15 ms và cho tất cả các đường báo hiệu thiết lập qua vệ tinh .
LSSU
F CK SF LI ERROR F
CORRECTION
CBA
SPA Statu
RE s
Hình 3.8. đơn vị báo hiệu LSSU.
Chức năng phát hiện lỗi :
Chức năng được thực hiện bằng trường FCS (Frame Check Sequent) có độ dài từ mã 16 bit . Thực hiện phát hiện lỗi bằng kỹ thuật kiểm tra độ dư có chu kỳ CRC (Crclic Redundancy Check) . Phương pháp CRC được ứng dụng trong mạng CCS N07 dựa trên chuẩn của CCITT sử dụng đa thức sinh :
P(x) = x16 + x12 + x5 + 1
Chức năng sửa lỗi :
Phương pháp sửa lỗi được sử dụng trong hệ thống CCSN07 là phương pháp ARQ .
Có 2 phương pháp kiểm soát lỗi phụ thuộc vào đặc tính của đường báo hiệu được sử dụng
- Phương pháp cơ bản
- Phương phát lại phòng ngừa có chu kỳ (Preventive Cyclic Retransmision: PCR).
Một quy tắc chung cho cả hai phương pháp trên là đặt các FNS theo thứ tự trong các khung báo hiệu tại phía phát . Khi một khung tín hiệu với FNS được nhận đúng , giá trị này sẽ được copy sang BSN trong khung tín hiẹu gửi trở lại để báo hiệu nhận biết . Tại đầu phát , khung tín hiệu trong bộ đệm phát lại sẽ được huỷ bỏ đi khi BSN chỉ ra rằng phía thu đã thu đúng khung đó .
Phương pháp kiểm soát lỗi cơ bản
Trong phương pháp này , FNS của một khung tín hiệu được nhận ở phía thu và so sánh với với FNS của khung tín hiệu nhận được ngay trước đó . Nếu có sự chênh lệch từ hai trở nên , phía thu (phía B) sẽ phát ra tín hiệu yêu cầu phát lại Yêu cầu phát lại này sử dụng BIB đã được đảo bit so với giá trị cũ và BSN bằng giá trị của FNS của khung được nhận đúng cuối cùng . Phía A sẽ nhận ra yêu cầu khi phát hiện sự thay đổi giá trị của BIB . Do đó , phía A sẽ nhận ra yêu cầu này khi phát hiện sự thay đổi giá trị của BIB . Do đó , phía A phát lại những khung tín hiệu bắy đầu từ khung có số thứ tự ngay sau giá trị BSN trong yêu cầu phát lại nhận được . Lúc này FIB sẽ được đảm bảo để chỉ thị sự bắt đầu phát lại , nhờ đó đầu thu (B) sẽ nhận biết rằng yêu cầu phát lại đã được nhận bởi phía kia và việc phát lại đã được khởi động .
Để đảm bảo tần suất phát lại để giảm trễ nhận báo hiệu , mỗi khung báo hiệu có thể được lựa chọn chế độ để được phát 2 lần (Gọi là phương pháp cơ bản có lặp lại) . Phương pháp này sẽ chỉ yêu cầu phát lại khi cả hai khung báo hiệu nhận được đều bị sai .
Phương pháp phát lại phòng ngừa có chu kỳ (PCR)
Với phươưng pháp PCR , những khung tín hiệu không được báo nhận biết sẽ được lưa giữ trong đệm phát lại lần lượt và lặp lại , từ khung cũ nhất , khi đầu phát có khung tín hiệu mới nào cần phát đi .
Một khung báo hiệu mới cần phát đi thường có mức ưu tiên cao hơn những khung trong đệm phát lại . Nhưng khi số khung báo hiệu không được báo nhận biết bị chất đống lại , không một khung mới nào được phát đi và các khung không được nhận biết sẽ được phát lại bắt buộc theo chu kỳ .
Với kỹ thuật này , phía thu chỉ huỷ những khung lỗi và những khung có FNS không hợp lệ . Những khung với FNS không hợp lệ sẽ được phát lại tự động và thu ngay cả khi chỉ số đếm của nó lỗi . Do đo không cần chức năng yêu cầu phát lại giống như phương pháp cơ bản .
1.6. Đồng chỉnh ban đầu (Initial Alignment)
Đồng chỉnh ban đầu được sử dụng khi khởi động một đường báo hiệu hoặc khi khởi tạo lại một đường báo hiệu sau khi bị sự cố . Quá trình đồng chỉnh dựa trên đơn vị báo hiệu LSSU . Cấu trúc của đơn vị báo hiệu LSSU được mô tả hình 3.5.Trong trường hợp SF có 3 bit để đánh dấu trạng thái của đường báo hiệu Quá trình đồng chỉnh ban đầu là quá trình đo tỉ số lỗi bit để đảm bảo an toàn cho việc thiết lập tin cậy đường báo hiệu . Có hai kiểu đồng chỉnh ban đầu :
Bình thường : Có số octet cần truyền là Pn = 216 tương đương với 8,2s trên đường truyền 64Kb/s.
Khẩn cấp : Có số octet cần truyền là Pn = 216 tương đương với 0,5s trên đường truyền 64Kb/s .
Xử lý ngừng hoạt động (Processor Outage).
Xử lý ngừng hoạt động liên quan tới tình thế khi bản tin báo hiệu không thể truyền tới chức năng của tâng 3 và 4 . Điều này có thể là bộ xử lý trung tâm bị hỏng. Khi bộ điều khiển trường báo hiệu phát hiện ra trạng thái này nó sẽ liên tục gưi đơn vị báo hiệu LSSU và huỷ bỏ toàn bộ các MSU đã nhận được .
Điều khiển lưa lượng mức 2 .
Khi đầu thu báo hiệu phát tín hiệu ra hiện tượng nghẽn , nó sẽ gửi một thông báo cho đầu phát thông qua đơn vị báo hiệu LSSU và từ chối chấp nhận tất cả các MSU vào . Khi mức độ nghẽn giảm , nó lại tiếp tục chấp nhận MSU . Nếu sự tắc nghẽn kéo dài , đầu phát sẽ chỉ thị đường báo hiệu bị lỗi .
Hiện tượng tắc nghẽn sẽ được bộ điều khiển đường báo hiệu thông báo lên cho MTP tầng 3 .
Giám sát đường báo hiệu
Có hai kiểu giám sát đường báo hiệu : giám sát tỉ số lỗi của đơn vị báo hiệu (SUERM) và giám sát tỉ số lỗi đồng chỉnh (AERM).
SUERM được sử dụng khi đường báo hiệu đang trong trạng thái hoạt động SUERM cung cấp một chỉ thị lỗi quá ngưỡng cho phép lên MTP tầng 3 để đưa đường báo hiệu vào trạng thái không hoạt động .Bộ giám sát tỷ lệ lỗi của đơn vị báo hiệu dựa trên bộ đếm lỗi đơn vị báo hiệu , kể cả đơn vị báo hiệu FISU. Khi có một đơn vị báo hiệu lỗi thì bộ đếm sẽ tăng lên 1 và cứ 265 đơn vị báo hiệu nhận được tốt thì bộ đếm lại giảm đi 1. Khi bộ đếm đạt tới giá trị 64 thì sẽ có cảnh báo về mức lỗi cho phép , thông báo này sẽ được gửi tới MTP tầng 3 và đường báo hiệu bị chuyển vào trạng thái không hoạt động . Khi xẩy ra mất đồng chỉnh (khi thu được liên tiếp nhiều hơn 6 bit 1) , thiết bị giám sát lỗi sẽ thay đổi phương thức đếm, chuyển sang đếm Octet, cứ nhận được 16 Octet bộ đếm lại tăng lên 1 và quá trình đếm sẽ dừng sau khi bộ đếm vượt ngưỡng .
AERM được sử dụng trong khi đường báo hiệu ở trạng thái đồng chỉnh ban đầu . Thiết bị giám sát lỗi đồng chỉnh là một bộ đếm tuyến tính . Bộ đếm bắt đầu từ 0 tại thời điểm bắt đầu đồng chỉnh và số đếm sẽ tăng lên 1 sau mỗi lần thu được bản tin có lỗi . Đồng chỉnh ban đầu không thành công nếu bộ đếm vượt giá trị ngưỡng trước khi kết thúc thời gian đồng chỉnh .
1.7. Mạng báo hiệu (MTP tầng 3)
Các chức năng của mạng báo hiệu được phân chia thành hai loại cơ bản là Các chức năng xử lý báo hiệu và các chức năng quản trị mạng .
Các chức năng xử lý bản tin báo hiệu
Mục đích của chức năng xử lý bản tin báo hiệu là đảm bảo cho các bản tin báo hiệu bắt nguồn từ một User Part tại một thời điểm báo hiệu được chuyển tới User Part tại thời điểm báo hiệu thu . Chức năng xử lý bản tin báo hiệu sử dụng trường SIO và nhãn lập tuyến (Routing Lable) để tạo tuyến , phân biệt và phân bố bản tin . Nhãn lập tuyến bao gồm trường OPC , DPC, xác định điểm báo hiệu thu , phát và trường SLS để lựa chọn đường báo hiệu .
Chức năng xử lý bản tin báo hiệu bao gồm các chức năng sau :
Chức năng tạo tuyến bản tin .
Chức năng này được sử dụng tại mỗi thời điểm báo hiệu (SP) để xác định đường báo hiệu sẽ được sử dụng để truyền bản tin tới điểm báo hiệu thu . Việc tạo tuyến một bản tin đến đường báo hiệu thích hợp dựa vào thông tin trên trường NI, SLS, và DPC . Chức năng phân tải trên các đường báo hiệu là một phần của chức năng tạo tuyến , nhờ đó mà chức năng báo hiệu được phân chia cho các kênh và các chùm kênh báo hiệu . Việc phân chia này dựa vào 4 bit trong SLS của nhãn tạo tuyến . Nếu một đường báo hiệu có sự cố thì việc tạo tuyến sẽ được thay đổi theo nguyên tắc đã định trước , khi đó lưa lượng báo hiệu sẽ được chuyển sang đường báo hiệu khác trong cùng một chùm kênh báo hiệu . Nếu tất cả các đường báo hiệu trong một chùm kênh báo hiệu có sự cố thì lưa lượng sẽ được chuyển sang chùm kênh báo hiệu khác mà chùm kênh báo hiệu này cũng được nối với điểm báo hiệu thu .
F CK SIF SIO LI ERROR F
CORRECTION
Routing Label
NI Dự Phòng SI
SLS OPC DPC
MSU
Hình 3.9. Các trường tạo tuyến bản tin
Chức năng phân biệt bản tin .
Chức năng này được sử dụng tại một điểm báo hiệu để xác định xem bản tin thu được có đúng thuộc SP này không . Nếu bản tin báo hiệu không thuộc điểm báo hiệu này và nếu điểm báo hiệu này có khả năng chuyển tiếp thì nó sẽ gửi bản tin đến chức năng tạo tuyến . Khi nhận bản tin báo hiệu , chức năng phân biệt bản tin sẽ kiểm tra trường DPC và NI , nếu bản tin báo hiệu có địa chỉ của SP này thì bản tin báo hiệu nhận được sẽ chuyển tới chức năng phân phối bản tin Trong trường hợp ngược lại bản tin bản tin báo hiệu sẽ được chuyển tới chức năng tạo tuyến để chuyển bản tin báo hiệu tới đích của nó .
Chức năng phân phối bản tin .
Chức năng phân phối bản tin được sử dụng tại điểm báo hiệu để chuyển bản tin báo hiệu nhận được tới phần sử dụng (User Part) thích hợp , hoặc tới phần mềm điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP , hoặc tới phần quản trị mạng báo hiệu của MTP, hoặc tới phần bảo dưỡng và kiểm tra mạng báo hiệu của MTP. Việc phân phối bản tin báo hiệu tới các User Part thích hợp dựa trên nội dung của trường SI
Trường dịch vụ con Chỉ thị dịch vụ
DC BA
Mạng quốc tế 0 0 Dự
Dự trữ 0 1 trữ
Mạng quốc gia 1 0
Dự trữ cho sử 1 1
dụng quốc gia
D C B A
0 0 0 0 Quản trị mạng báo hiệu
0 0 0 1 Đo kiểm tra mạng báo hiệu
0 0 1 0 Dự trữ
0 0 1 1 SCCP
0 1 0 0 Phần sử dụng TUP
0 1 0 1 Phần sử dụng SIUP
0 1 1 0 Phần sử dụng DUP
0 1 1 1 Phần sử dụng DUP
1 0 0 0 Dự trữ
đến
1 1 1 1
Hình 3.10. Trường SIO
Chức năng quản trị mạng báo hiệu
Mục đích của các chức năng quản trị mạng báo hiệu là hoạt hoá các đường báo hiệu mới , duy trì dịch vụ báo hiệu , điều khiển lưa lượng khi xẩy ra tắc ngẽn và để cấu hình lại mạng báo hiệu khi có sự cố . Trong trường hợp đường báo hiệu bị hư hỏng , lưu lượng sẽ được chuyển đổi đến các trường khác trong một chùm kênh với đường hỏng . Chức năng quản trị mạng báo hiệu bao gồm các chức năng sau :
Quản trị đường báo hiệu .
Chức năng quản trị đường báo hiệu có nhiêm vụ duy trì các chùm kênh báo hiệu .Các chức năng này được mô tả trong khuyến nghị G704 của CCITT là :
Nó được sử dụng để khôi phục lại các đường báo hiệu bị sự cố , hoạt hoá các đường báo hiệu rỗi và chuyển các đường báo hiệu vào trạng thái không hoạt động .
Hoạt hoá các chùm kênh.
Đảm bảo phân phối các đầu cuối báo hiệu và đường dữ liệu báo hiệu .
Quản trị tuyến báo hiệu .
Chức năng quản trị báo hiệu được sử dụng để trao đổi các thông tin về trạng thái của tuyến thông tin giữa các điểm báo hiệu . Nó bao gồm các thủ tục được mô tả trong khuyến nghị G704 của CCITT như sau :
Thủ tục chuyển giao bị cấm : Thủ tục này được thực hiện tại điểm báo hiệu có chức năng STP , khi nó phải thông báo cho các SP lân cận biết chúng không được tạo tuyến qua STP này .
Thủ tục chuyển giao bị hạn chế : Được thực hiện ở STP khi nó thông báo cho các SP lân cận có thể không nên tạo tuyến qua nó .
Thủ tục chuyển giao cho phép : Được thực hiện ở STP khi nó thông báo cho các SP lân cận biết có thể tạo tuyến lưa lượng qua nó .
Thủ tục chuyển giao bị điều khiển : Được thực hiện ở STP khi nó thông báo cho các SP lân cận , mà các SP này có bản tin muốn phát qua nó , để các SP này hạn chế không tiếp tục gửi thêm bản tin có mức ưu tiên quy định hoặc thấp hơn .
Thủ tục kiểm tra tuyến báo hiệu : Được thực hiện tại một SP để xác định chất lượng tuyến báo hiệu .
Quản trị lưu lượng báo hiệu .
Chức năng này được sử dụng để chuyển lưu lượng báo hiệu từ một đường hoặc một tuyến báo hiệu tới một hoặc nhiều đường hoặc tuyến báo hiệu khác , ngoài ra nó còn được sử dụng để tạm thời giảm lưu lượng báo hiệu nếu có tắc nghẽn tại một thời điểm báo hiệu nào đó . Nó bao gồm các thủ tục được mô tả trong khuyến nghị G704 của CCITT như sau :
Khởi tạo lại điểm báo hiệu : khởi tạo lại hoặc hoạt hoá các đường báo hiệu của điểm báo hiệu liên quan .
Hạn chế quản trị : do nhân viên điều hành yêu cầu bảo dưỡng và đo kiểm đường báo hiệu .
Tạo tuyến lại cưỡng bức : để đảm bảo chắc chắn khả năng khôi phục báo hiệu giữa hai điểm .
Tạo tuyến lại bị điều khiển : bảo đảm việc khôi phục các thủ tục báo hiệu tối ưu và giảm đến mức tối đa sai số trình tự các bản tin .
Thay thế : thực hiện chuyển lưu lượng báo hiệu từ một đường báo hiệu hỏng sang các đường báo hiệu khác .
2.Cấu trúc và chức năng của SCCP .
2.1.Giới thiệu chung
Trong một số trường hợp , bản tin báo hiệu có thể truyền từ một báo hiệu này tới một điểm báo hiệu khác mà không có một kênh tiếng hoặc số liệu liên kết . MTP đã được thiết kế trên cơ sở kênh báo hiệu và tiếng liên kết với nhau không thể đáp ứng được trong trường hợp này . Ví dụ các ứng dụng không có kênh tiếng liên kết như trong dịch vụ di động khi truyền các bản tin báo hiệu chuyển vùng (Roaming) giữa các MSC hoặc dịch vụ cơ sở dữ liệu như 800 Service hoặc Credit Cart .
Năm 1984 , CCITT đã giới thiệu phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP (Signalling connection contron part) trong Red Book . SCCP đã hỗ trợ cho MTP để cung cấp các dịch không đấu nối và đấu nối định hướng . Kết hợp của MTP và SCCP được gọi là NSP (Network service part) . NSP tương ứng vơi 3 tầng thấp trong mô hình OSI . SCCP được mô tả trong khuyến nghị của CCITT từ Q711 đến Q716 .
2.2.Các dịch vụ của SCCP
Dịch vụ không đấu nối
Trong một dịch vụ không đấu nối , các gói dữ liệu được truyền tới điểm đích mà không có một đấu nối giứa chúng được thiết lập . Dịch vụ không đấu nối thường được sử dụng để truyền các thông tin thời gian thực giữa các người sủ dụng xa , ví dụ như bản tin kênh D từ một thuê bao ISDN này tới một thuê bao ISDN khác hoặc gửi cảnh báo từ một tổng đài nội hạt tới trung tâm khai thác và bảo dưỡng . Một ứng dụng khác của dịch vụ không đấu nối được sử dụng trong ứng dụng Cellular Mobile, ở đó tổng đài di động phải nhận từ cơ sở dữ liệu thông tin về vị trí thuê bao di động trong mạng di động .
SCCP cung cấp hai loại dịch vụ không đấu nối . Trong cả hai loại này , SCCP đều nhận các bản tin báo hiệu từ các user của SCCP và chuyển chúng qua mạng báo hiệu một cách độc lập không kiên quan đến bản tin phát trước đó . Trong dịch vụ này , tất cả các thông tin cần thiết cho việc tạo tuyến với điểm báo hiệu thu đều được lưa trong từng gói số liệu . Hai dịch vụ không đấu nối có đặc tính như sau :
Dịch vụ không đấu nối cơ bản (Lớp dịch vụ 0)
Trong loại này , các đơn vị số liệu được chuyển từ SCCP tới tầng cao hơn ở nút thu . Các số liệu này được vận chuyển một cách độc lập và có thể không theo một trình tự nhất định
Dịch vụ không đấu nối có trình tự (Lớp dịch vụ 1)
Các đặc tính trong loại này bao gồm các đặc tính trong loại 0 và được bổ xung thêm các đặc tính cho phép các tầng cao hơn thông báo cho SCCP một số lượng lớn bản tin phải được phân phối theo trình tự . Trường SLS được sử dụng là tham số cơ sở điều khiển tuần tự bản tin .
Dịch vụ đấu nối có hướng
Dịch vụ đấu nối có hướng sử dụng để trao đổi các thông tin báo hiệu giữa các user bằng cách thiết lập một đấu nối báo hiệu giữa chúng . Đấu nối báo hiệu có thể là tạm thời hoặc thường trực . Đấu nối báo hiệu tạm thời được khởi đầu và điều khiển bởi phần người sử dụng dịch vụ . Đấu nối thường trực được điều khiển bởi chức năng 0 & M . Kiểu đấu nối có hướng được chia thành 3 pha :
Thiết lập đấu nối : trong pha này , thiết lập đấu nối phàn mềm báo hiệu giữa 2 SCCP.
Chuyển tiếp số liệu : trong pha này các bản tin từ các user của SCCP được trao đổi qua các mạng báo hiệu .
Giải phóng đấu nối : đấu nối báo hiệu giữa hai SCCP được giải phóng
Các dịch vụ đấu nối được chia thành hai loại :
Dịch vụ đấu nối có hướng cơ bản (lớp dịch vụ 2)
Đấu nối có hướng cơ bản cung cấp việc chuyển các đơn vị báo hiệu theo hai hướng giữa các user của SCCP . Mọi bản tin được gắn cùng một giá trị chon đường báo hiệu SLS , để đảm bảo rằng bản tin được phân phối theo trình tự . Loại này còn cung cấp phương thức phân đoạn và tái hợp các bản tin của SCCP . Nếu một bản tin có độ dài vượt quá 255 byte , SCCP sẽ phân đoạn bản tin thành nhiều khối bản tin nhỏ . Tại đầu thu , chúng sẽ được tái hợp thành bản tin ban đầu .
Dịch vụ đấu nối có hướng điều khiển lưu trình (lớp dịch vụ 3)
Các đặc tính trong loại này bao gồm các đặc tính trong loại 2 và được bổ xung thêm các đặc tính điều khiển lưu trình . Điều khiển lưu trình có nghĩa là thứ tự truyền số liệu phải được điều khiển giữa các tầng và giữa các điểm báo hiệu . Nếu xẩy ra mất mát bản tin hoặc bản tin không theo trình tự thì đấu nối báo hiệu điều chỉnh lại và các user của SCCP phải biết được sự kiện này
2.3.Cấu trúc chức năng của SCCP
Chức năng của SCCP bao gồm 4 chức năng chính : Điều khiển đấu nối có hướng SCCP (SCOC) , điều khiển không đấu nối SCCP (SCLC) , định tuyến SCCP (SCR) , quản trị SCCP (SCM).
Điều khiển đấu nối có hướng SCCP là chức năng tạo ra các thủ tục thiết lập , giám sát và giải phóng các đấu nối báo hiệu. Nố cũng còn điều khiển việc truyền số liệu báo hiệu các đấu nối này .
SCCP USERS
SCCP USERS
SCLC
SCLC
SCLC
SCLC
Hình 3.2.1. Cấu trúc chức năng của SCCP
Điều khiển không đấu nối SCCP là chức năng tạo ra các thủ tục truyền số liệu báo hiệu không đấu nối của các user số liệu . Phân phối và nhận các bản tin quản trị cũng là một phần các chức năng này .
Định tuyến SCCP là chức năng dựa vào MTP để định ra một tuyến vật lý từ điểm báo hiệu này với điểm báo hiệu khác . Tuy nhiên nó cũng tăng cường khả năng định tuyến tới tận các user của mạng .
Quản trị SCCP là chức năng tạo ra các thủ tục bảo dưỡng mạng như định tuyến lại , xử lý các sự kiện tắc nghẽn …
2.4.Cấu trúc bản tin SCCP
Khuôn dạng bản tin SCCP
Bản tin SCCP được chuyển chuyển thông qua các dơn vị số liệu MSU . Các MSU mang SCCP sẽ có chỉ thị dịch vụ SI trong trường SIO có mã là “0011”. Trường SIF của các MSU mang SCCP có độ dài ≤ 272 octets . Khuôn dạng trường SIF được thể hiện trong hình 2.5.
Nhãn tạo tuyến gồm các thông tin cần thiết để MTP tạo tuyến cho bản tin báo hiệu (hình 3.2.2).
Kiểu bản tin là một trường gồm 8 bit để xác định loại bản tin báo hiệu SCCP. Mỗi bản tin SCCP có khuôn dạng nhất định do vậy trường này còn xác định nhiều cấu trúc của 3 phần còn lại của bản tin SCCP .
Phần lệnh cố định bao gồm một số thông số có độ dài cố định . Số lượng các thông số và ý nghĩa của chúng trong phần lệnh cố định của mỗi bản tin SCCP phụ thuộc vào kiểu bản tin .
Nhãn tạo tuyến
Kiểu bản tin
Phần lệnh cố định
Phần lệnh thay đổi
Phần tuỳ chọn
SIF
8 bit
Hình 3.2.2. Khuôn dạng bản tin SCCP
Phần lệnh thay đổi bao gồm một số thông số có độ dài thay đổi . Các con trỏ chứa trong bản tin để chỉ ra vị trí mội thông số bắt đầu . Nội dung của phần lệnh thay đổi của mỗi bản tin SCCP phụ thuộc vào kiểu bản tin .
Phần tự chọn của mỗi bản tin SCCP phụ thuộc vào kiểu bản tin
Kiểu bản tin SCCP
Tất cả các bản tin SCCP được xác định bởi mã kiểu bản tin , mã này chứa trong tất cả các bản tin SCCP .
Các kiểu bản tin của dịch vụ không đấu nối .
Dịch vụ không đấu nối có 2 kiểu bản tin (hình 3.2.3)
Các kiểu bản tin của dịch vụ đấu nối có hướng .
Đối với dịch vụ đấu nối có hướng , ngoài các bản tin số liệu còn có các bản tin phục cho các thủ tục thiết lập giải phóng đấu nối . Các kiểu bản tin SCCP của dịch vụ đấu nối có hướng mô tả trong (hình 3.2.4).
Kiểu bản tin
Lớp
0 1
Mã bản tin
(Code)
Số liệu đơn vị UDT
X X
0000 1001
Dịch vụ số liệu đơn vị UDTS
X X
0000 1010
Hình 3.2.3. Các bản tin SCCP của dịch vụ không đấu nối .
Kiểu bản tin
Lớp
0 1
Mã bản tin
(Code)
Yêu cầu đấu nối (CR)
X X
0000 0001
Thông báo đấu nối (CC)
X X
0000 0010
Từ chối đấu nối (CREF)
X X
0000 0011
Dạng số liệu 1 (DT 1)
X
0000 0110
Dạng số liệu 2 (DT 2)
X
0000 0111
Số liệu sử dụng (ED)
X
0000 1011
Đo kiểm tra không hoạt hoá (IT)
X X
0001 0000
Giao thức lỗi đơn vị số liệu (ERR)
X X
0000 1111
Giải phóng (RSLD)
X X
0000 0100
Giải phóng hoàn toàn (RLC)
X X
0000 0101
Hình 3.2.4. Các bản tin của dịch vụ đấu nối có hướng .
Trong đó các bản tin SCCP thuộc pha thiết lập gồm có CR, CC, DREF. Các bản tin SCCP thuộc pha chuyển só liệu gồm có DT1, DT2, ERR. Các bản tin SCCP thuộc pha giải phóng đấu nối gồm có RLSD, RLC.
Các thông số của bản tin SCCP
Các thông tin chi tiết về thông số của bản tin SCCP được mô tả chi tiết trong khuyến nghị Q713 của CCITT.
Tên thông số
Mã (Code)
Chỉ số nội bộ điểm thu
0000 0001
Chỉ số nội bộ điểm phát
0000 00100
Địa chỉ phía bị gọi
0000 0011
Địa chỉ phía chủ gọi
0000 0100
Loại giao thức
0000 0110
Phân đoạn / Tái hợp
00000110
Trình tự / Phân đoạn
0000 1000
Công nhận
0000 1001
Nguyên nhân lỗi
0000 1101
Số liệu
0000 1111
Hình 3.2.5. Một số thông số trong bản tin SCCP.
Chỉ số nội bộ điểm thu / điểm phát là thông số để xác định đấu nối báo hiệu trong một nút . Chỉ số này được chọn riêng cho từng nút và độc lập trong mỗi nút . Trong đấu nối báo hiệu phải có ít nhất một chỉ số chuẩn hội bộ .
Địa chỉ chủ gọi / bị gọi mang đầy đủ các thông số cần thiết để xác định điểm báo hiệu thu / phát ha hoặc user của SCCP . Nó có thể là một sự kết hợp tiêu đề tổng thể (GT) , một mã điểm báo hiệu và một chỉ số phân hệ SNN.
Địa chỉ và định tuyến trong SCCP .
Khi phần người sử dụng (user Part – UP) ssử dụng MTP để truyền bản tin báo hiệu , địa chỉ của bị gọi (B- Number) được phân tích bởi user part và một DPC được xác định để định tuyến bản tin báo hiệu . Khi SCCP được sử dụng , có hai tham số trong SCCP , địa chỉ chủ gọi (Calling Party Address) và địa chỉ bị gọi (Calling Party Address) trong SCCP , chứa thông tin cần thiết cho SCCP nút phát và đích .
Trong dịch vụ đấu nối có hướng chỉ có bản tin đấu nối CR mới chứa địa chỉ bị gọi và thông số này cũng chính là đích của điểm đấu nối báo hiệu . Còn trong dịch vụ không đấu nối thì địa chỉ chủ gọi và bị gọi đều được mang trong bản các tin UDT và UDTS , nó chính là địa chỉ nguồn vàđích của bản tin . Địa chỉ trong bản tin SCCP có cấu trúc như được mô tả trong hình 3.2.6
GT SSN SPC Address Indicator
Dự phòng Routing GT SSN Poi Code
Idicator Indicator Indicator Indicator
Hình 3.2.6. Cấu trúc địa chỉ chủ gọi hoặc bị gọi ….
Nhan đề tổng thể (Global Title - GT) chính là địa chỉ của chủ gọi hoặc bị gọi. Nó còn báo gồm một Octet chỉ thị cách phiên dịch . Việc phiên dịch địa chỉ được thực hiện trước khi sử dụng GT để định tuyến trong mạng báo hiệu .
Khi chức năng phiên dịch của SCCP không được sử dụng (nhan đề tổng thể GT chỉ chứa địa chỉ nguyên thuỷ) thì mã điểm báo hiệu đích (Destination Point Code - DPC) và hệ thống con (Subsystem number – SSN) được sử dụng để định tuyến trực tiếp . SSN được sử dụng để xác định chức năng của SCCP như là sử dụng cho ISUP, OMAP, MAP, quản lý SCCP…
Phần chỉ thị địa chỉ được sử dụng để xác định xem trong trường địa chỉ chứa các thông tin địa chỉ nào .
2.5.Các thủ tục báo hiệu .
Thủ tục đấu nối có hướng bao gồm các chức năng như thiết lập đấu nối báo hiệu tạm thời giữa hai người sử dụng SCCP , truyền số liệu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN269.doc