Phần I
lý luận chung về hệ số giãn cách
1. Thực chất của hệ số giãn cách
Hệ số giãn cách là hệ số thể hiện khoảng cách giữa số điểm tối thiểu cho công việc giản đơn nhất và số điểm cao nhất cho công việc phức tạp nhất. Hệ số giãn cách tính bằng thương số giữa số điểm cao nhất cho công việc phức tạp nhất với số điểm thấp nhất của công việc đơn giản nhất. Hệ số này phải nằm trong giới hạn không lớn hơn quá hai lần hệ số lương cao nhất áp dụng trong doanh nghiệp theo quy định tại nghị định 26CP
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4294 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hệ số giãn cách và việc trả lương theo hệ số này tại Công ty công trình giao thông 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày 25/3/1993 và thấp nhất bằng hệ số mức lương nêu trên.
Như vậy khoảng điểm nhỏ nhất của công việc đơn giản nhất và điểm lớn nhất là của công việc phức tạp nhất mà càng cao thì hệ số giãn cách càng lớn hay càng giãn cách.
2. Mối quan hệ giữa hệ số giãn cách và hệ số lương
Hệ số giãn cách được xây dựng phần dựa vào hệ số lương phụ thuộc vào hệ số lương. Khoảng cách giữa chúng hay hệ số giãn cách thường lớn hơn hệ số lương, tối đa bằng hai lần hệ số lương cao nhất của doanh nghiệp và thấp nhất bằng hệ số lương này.
Hệ số giãn cách được xây dựng trên hình thức chấm điểm, xác định điểm cho các mức công việc là chính, nó chỉ phụ thuộc một phần về hệ số lương trong những bảng tính được hệ số giãn cách.
3. Phương pháp xác định hệ số giãn cách là tính lương theo hệ số này
A) Đối với lao động trả lương theo thời gian (viên chức quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ) mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán.
Cách 1: Trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 26CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
Công thức tính như sau:
Ti = (1) (i thuộc j)
trong đó:
- Ti : Tiền lương của người thứ i được nhận
- ni : là ngày công thực tế trong kỳ của người thứ i
- m: số người của bộ phận làm lương thời gian
- Vt: là quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian và được tính theo công thức:
Vt = Vc - (VSP + VK) (2)
Trong đó:
+ VC : quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động
+ VSP : quỹ tiền lương của bộ phận làm lương sản phẩm
+ VK : quỹ tiền lương của bộ phận làm lương khoán.
- hi : là hệ số tiền lương của người thứ i ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc. Hệ số hi do doanh nghiệp xác định theo công thức:
hi = . K (3)
Trong đó:
+ K là hệ số mức lương hoàn thành tốt, hệ số 1,2 (riêng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng phải hoàn thành kế hoạch lợi nhuận mới được áp dụng hệ số 1,2); hoàn thành, hệ số 1,0 chưa hoàn thành, hệ số 0,7.
+ đ1i : là số điểm mức độ phức tạp của công việc thứ i đảm nhận.
+ đ2i : là số điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận.
Tổng số điểm cao nhất của 2 nhóm yếu tố mức độ và phức tạp và trách nhiệm của công việc (đi1; đ2i) là 100% thì tỷ trọng điểm cao nhất của đi1 là 70% và của đ2i và của d2i là 30%.
* Tỷ trọng điểm đ1i, d2i giới hạn hàng bảng sau:
Bảng 1
Công việc đòi hỏi cấp trình độ
đ1i (%)
đ2i (%)
- Từ đại học trở lên
45đ70
1đ30
- Cao đẳng và trung cấp
20đ44
1đ18
- Sơ cấp
7đ19
1đ7
- Không cần đào tạo
1đ6
1đ2
* Đối với đ1i : Căn cứ vào tính tư duy, chủ động, sáng tạo, mức độ hợp tác xã thâm niên công việc đòi hỏi doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp trình độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể.
* Đối với d2i: căn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, với tài sản, tính mạng con người, quan hệ công tác... doanh nghiệp phân chia tỷ trọng điểm trong khung theo cấp trình độ, lập bảng điểm và đánh giá cho điểm cụ thể.
+ (d1 + d2) là tổng số điểm mức độ phức tạo và tính trách nhiệm của công việc giản đơn nhất trong doanh nghiệp.
Cách 2: Trả cho người lao động mà theo hệ số mức lương tại nghị định 26CP vừa theo kết quả cuối cùng của từng người, từng bộ phận. Công thức tính như sau:
Ti = T1i + T2i (4)
Trong đó:
- Ti : là tiền lương của người thứ i được nhận.
- T1i : là tiền lương theo nghị định 26CP của người thứ i được tính như sau:
T1i = ni . ti (5)
Trong đó:
+ ti : là suất lương ngày theo Nghị định số 26 CP của người thứ i
+ ni : là số ngày công thực tế của người thứ i
- T2i : là tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế của người thứ i, không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 26CP. Công thức tính như sau:
(6)
Trong đó:
+ Vt là quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian.
+ Vcd là quỹ tiền lương theo Nghị định số 26CP của bộ phận làm lương thời gian được tính theo công thức:
Vcd = (7) (Tji là tiền lương theo Nghị định 26/CP của từng người làm lương thời gian).
- nj : là số ngày công thực tế của người thứ i
- hi : là hệ số tiền lương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành của công việc của người thứ i được xác định như công thức (3) của cách nêu trên.
* Các bước tiến hành xác định hệ số tiền lương (hi) làm cơ sở để trả lương theo 2 cách nói trên:
a) Thống kê chức danh công việc của các bộ phận làm lương thời gian.
b) Phân nhóm các chức danh công việc theo 4 cấp trình độ từ đại học trở lên; cao đẳng và trung cấp, sơ cấp và không cần đào tạo.
c) Xác định khung hệ số giãn cách để trả lương giữa công việc phức tạp nhất và đơn giản nhất (gọi tắt là bội số tiền lương).
d) Theo bảng tỷ trọng điểm 1, xây dựng bảng điểm cụ thể để chấm điểm cho các chức danh công việc theo các cấp trình độ.
e) Chấm điểm và xác định hệ số mức lương cho từng chức danh công việc theo các cấp trình độ.
f) áp dụng công thức A hoặc 4 để tính tiền lương được nhận của từng người.
B. Đối với lao động trả lương sản phẩm hoặc lương khoán
a) Đối với lao động làm khoán và làm lương sản phẩm cá nhân trực tiếp, tiền lương được tính theo công thức:
T = Vdg . q (8)
trong đó:
- T : là tiền lương của một lao động nào đó
- Vdg : là đơn giá tiền lương sản phẩm, đối với làm khoán là tiền lương khoán.
- q : là số lượng sản phẩm hoặc công việc khoán hoàn thành.
b) Đối với lao động làm lương khoán, lương sản phẩm tập thể thì việc trả lương được thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Trả lương theo ngày công làm việc thực tế hệ số mức lương theo Nghị định số 26/CP và hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc, công thức tính như sau:
(9)
Trong đó:
- Ti : là tiền lương của người thứ i được nhận
- ni : là thời gian làm thực tế của người thứ i (tính bằng giờ hoặc ngày).
- VSP : là quỹ tiền lương sản phẩm của tập thể
- m: là số lương thành viên của tập thể
- ti : là hệ số mức lương được xếp theo Nghị định 26/CP của người thứ i
- hi : là hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i và được tính theo công thức sau:
; j = 1, n (i thuộc j) (10)
Trong đó:
- j là chỉ tiêu đánh giá cho điểm mức độ đóng góp để hoàn thành công việc (có thể từ 2,3,4...n chỉ tiêu)
- là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i theo các chỉ tiêu j.
- là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể.
Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động (hi)phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc dân chủ quyết định. Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp cho điểm tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp nhưng phải thể hiện được nội dung cơ bản sau:
+ Những người được hưởng hệ số cao nhất phải là người có trình độ tay nghề vững vàng, nắm và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, chấp hành sự phân công của người phụ trách; ngày giờ công cao, đạt và vượt năng suất cá nhân, bảo đảm kết quả lao động của tập thể, bảo đảm chất lượng lao động.
+ Những người được hưởng hệ số trung bình là người đảm bảo ngày giờ công, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân, bảo đảm an toàn lao động.
+ Những người hưởng hệ số thấp là những người không bảo đảm ngày công quy định, chấp hành chưa nghiêm sự phân công của người phụ trách, không đạt năng suất cá nhân, chưa chấp hành kỹ thuật an toàn lao động.
Ngoài cách tính trên thì hi có thể chọn trong bảng có sẵn các hệ số hi đang được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp.
Bảng 2:
Phương án
Loại A
Loại B
Loại C
Chênh lêệch max/min
1
2,0
1,5
1
100%
2
1,8
1,4
1
80%
3
1,7
1,4
1
70%
4
1,6
1,4
1
60%
5
1,5
1,3
1
50%
6
1,4
1,2
1
40%
7
1,3
1,2
1
30%
8
1,2
1,1
1
20%
9
1,1
1,05
1
10%
Cách 2: Trả lương theo hệ số lương cấp bậc công việc đảm nhận (không theo hệ số mức lương được xếp theo Nghị định 26/CP) và số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc. Công thức tính như sau:
(i thuộc j)
trong đó:
- Ti là tiền lương của người thứ i nhận được
- VSP là quỹ tiền lương sản phẩm của tập thể
- m là số lượng thành viên trong tập thể
- ti là hệ số lương cấp bậc công việc của người thứ i đảm nhận.
- di là số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i. Việc xác định số điểm của từng người được đánh giá hàng ngày thông qua bình xét tập thể. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể như sau:
+ Đảm bảo số giờ công có ích
+ Chấp hành nghiêm sự phân công của người phụ trách
+ Bảo đảm chất lượng công việc (sản phẩm)
Nếu bảo đảm đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì được 10 điểm, tiêu chuẩn không bảo đảm thì bị trừ 1 - 2 điểm.
Các tiêu chuẩn bổ xung:
+ Làm công việc có cấp bậc công việc cao hơn cấp bậc công nhân, bảo đảm chất lượng, thời gian được công thêm từ 1 - 2 điểm.
+ Làm công việc nặng nhọc, độc hại nhất trong tập thể được cộng thêm từ 1- 2 điểm.
+ Làm việc khi cùng có đủ người làm việc theo dây truyền, những vẫn bảo đảm công việc hoạt động bình thường, được cộng thêm từ 1 - 2 điểm.
* Các bước tiến hành trả lương sản phẩm, lương khoán theo cách trên:
a) Xác định các chức danh công việc trong tập thể
b) Xác định hệ số mức lương theo Nghị định 26/CP hoặc xác định hệ số mức lương theo cấp bậc công việc của từng người và ngày công thực tế của từng người.
c) Nếu trả lương theo cách 1 thì xác định hệ số đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc (hi) bằng cách xây dựng bảng điểm chấm điểm hoặc chọn hệ số hi trong bảng 2. Nếu trả lương theo cách 2 thì xác định tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của từng người.
d) Xác định tiền lương trả cho từng người theo công thức (9) hoặc công thức (10).
4) Sự cần thiết phải xác định hệ số giãn cách trong trả lương người lao động.
Như ta đã biết hệ số giãn cách thể hiện khoảng cách giữa số điểm lớn nhất của công việc phức tạp nhất với số điểm thấp nhất của công việc đơn giản nhất mà trong những điểm được tính cho công việc này đã tính các yếu tố trình độ đào tạo và tính trách nhiệm trong công việc. Như vậy dựa vào hệ số giãn cách để trả lương cho người lao động là đã dựa vào trình độ và tính trách nhiệm của người lao động và như thế thì yếu tố kích thích lao động mới thực sự công bằng và có hiệu quả.
Hệ số giãn cách cũng tạo ra sự chênh lệch lương được nhận của công nhân mà sự chênh lệch này cũng thể hiện đúng mức sự đóng góp của họ, như vậy thì dùng hình thức trả lương này vừa khuyến khích lao động tăng trình độ của mình và vừa khuyến khích họ lao động làm việc với trách nhiệm của mình là cao nhất.
So với các hình thức trả lương khác thì các hình thức này (không phải thức trả lương dựa vào hệ số giãn cách) chưa đề cập đến vấn đề tính trách nhiệm nhiều lắm trong công việc. Nói đúng hơn là các hình thức này có đề cập đến tính trách nhiệm bằng số ngày làm việc thực tế, như vậy chỉ thể hiện là chăm chỉ hay lười mà thôi còn họ có thực sự làm hay không lại là chuyện khác.
Chính những lý do này mà việc trả lương dựa vào hệ số giãn cách có ưu điểm hơn cả. Và như vậy việc áp dụng hình thức trả lương này là cần thiết hay việc xác định hệ số giãn cách trang trải lương cho người lao động là cần thiết.
Phần II
phân tích các cơ sở để trả lương
I. Giới thiệu chung về công ty công trình giao thông 134.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Công trình Giao thông 134 tiền thân là do xí nghiệp Kiến trúc và công ty Khảo sát - Thiết kế và Xây dựng công trình I sát nhập năm 1989 với tên là công ty Khảo sát - Thiết kế và Xây dựng công trình I trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông I.
Đến tháng 7 năm 1993 được đổi tên thành Công ty Công trình Giao thông 134 theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 1353/QĐ/TCBC - LĐ ngày 5/7/1993 của Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải và chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108722 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 19/7/1993, chứng chỉ hành nghề xây dựng số 392/BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp ngày 26/9/1997.
a. Nội dung đăng ký điều chỉnh chứng chỉ hành nghề xây dựng:
- Nhận thầu các công việc xây dựng gồm:
+ Công việc đào đắp, nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình (kênh, mương, đê, đập, hồ chứa nước, đường đất đá, đường nhựa, đường bê tông, đường sân bay...)
+ Thi công các loại công trình: cọc dầm, cọc khoan nhồi, ép bấc thấm, đường chịu lực trên nền đất xử lý, trên nền đất yếu.
+ Công việc thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn để khai thác, phá dỡ và tạo hình công trình.
+ Công việc xây lắp kết cấu công trình: xây gạch đá, bê tông cốt thép, kết cấu kim loại, bê tông Asphalt.
+ Công việc hoàn thiện xây dựng, kỹ thuật trang trí nội thất, trát, ốp lát, sơn vôi và làm bề mặt (dán giấy, trải thảm, ốp - dán vật thể), lắp cửa, tường kính, trang trí vệ sinh, chống thấm...
+ Công việc lắp đặt thiết bị công trình, lắp đặt thiết bị công nghệ và lắp đặt kết cấu phụ kiện phi tiêu chuẩn thuộc các công trình, lắp đặt thiết bị cơ điện công trình, hệ thống đường dây và các trạm biến thế điện, hệ thống thiết bị và hệ thống đường ống dẫn truyền khí và chất lỏng, hệ thống thiết bị thuộc dây chuyền công nghệ của các ngành công nghệ.
b. Vốn điều lệ doanh nghiệp và vốn kinh doanh của công ty:
ã Vốn điều lệ của doanh nghiệp và vốn kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước:
Tổng số: 2.912.832.239 đồng
Trong đó:
+ Vốn cố định : 2.228.636.594 đồng
+ Vốn lưu động : 114.195.645 đồng
+ Vốn góp liên doanh : 570.000.000 đồng
ã Vốn trung hạn đã bổ sung năm 1996, 1997 bằng thiết bị đồng bộ là: 8 tỷ đồng.
ã Được bổ sung làm cho tổng số vốn của công ty tăng là: 4.912.832.239 đồng.
ã Chuyển quỹ phát triển sản xuất để mua sắm TSCĐ là: 492.000 đồng.
c. Trong thời gian từ khi thành lập đến nay, Công ty Công trình Giao thông 134 đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn phục vụ giao thông, vận tải như:
- Đường ôtô bờ phải, cầu cứng qua sông Sêsan, cầu qua điểm B và các hạng mục cầu, đường kè khác thuộc công trình thuỷ điện Yaly.
- Nâng cấp và cải tạo đường Sơn Dương, Tân Trào, đường Bột sào- Cổ yểng, 10 km đường Na hang - Foòng mạ thuộc tỉnh Tuyên Quang.
- Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
- Các đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 2, Quốc lộ 5, đường 183 và đường cao tốc Láng - Hoà Lạc...
Các công trình do Công ty Công trình Giao thông 134 thi công đều đã đảm bảo tiến độ và chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao.
d. Quá trình được khen thưởng và thành tích đạt được trong năm 1998:
- Quá trình được khen thưởng:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Công trình Giao thông 134 đã nhận được nhiều bằng khen, cờ thi đua của Bộ GTVT, của UBND các tỉnh nơi đơn vị thi công và của Tổng công ty XDCT giao thông I.
- Thành tích đạt được trong năm 1999:
+ Cán bộ, công nhân viên chức trong Công ty luôn luôn giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, trên dưới cùng một lòng phấn đấu xây dựng công ty ngày càng vững mạnh và phát triển.
+ Sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao so với năm 1998.
+ Tài chính lành mạnh, cân đối và ổn định.
+ Cán bộ, công nhân viên chức luôn luôn có tinh thần sáng tạo và tự lực tự cường, biết tận dụng những xe, máy, thiết bị có sẵn có cải tiến những thiết bị xe máy có công dụng đa dạng đảm bảo để thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao nên đã tiết kiệm được vốn đầu tư so với mua máy mới, điển hình là thiết bị bấc thấm thi công Quốc lộ 183 và Quốc lộ 5...
+ Tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình đảm bảo đủ việc làm cho cán bộ - công nhân viên.
+ Đầu tư các thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty, điển hình là thiết bị đúc ống cống thi công Quốc lộ 13 Bắc Lào, thi công ở Đắc Lắc, ở Quốc lộ 1 (N3).
+ Tham gia thi công nhiều công trình ở miền núi như Tuyên Quang, Gia Lai, KonTum để góp phần vào sự phát triển kinh tế cho các tỉnh miền núi.
+ Thi công các công trình đều đảm bảo tiến độ nhanh, chất lượng tốt, mỹ thuật đẹp, có hiệu quả kinh tế cao, các công trình bàn giao đưa vào sử dụng đều vượt tiến độ 10 ngày trở lên.
+ Bảo đảm tốt công tác an toàn lao động - an toàn giao thông.
+ Tổ chức chăm lo tốt đời sống về vật chất và tinh thần cho công nhân viên chức như đảm bảo việc làm, mức thu nhập tăng, nhà ở được cải thiện, các phong trào văn hoá, văn nghệ phát triển.
+ Bảo đảm thực hiện tốt mọi chế độ chính sách với công nhân viên chức.
+ Thực hiện tham gia tốt các mặt hoạt động xã hội.
+ Chấp hành tốt mọi chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương nơi đơn vị đóng quân.
+ Hoạt động của các đoàn thể quần chúng, của lực lượng dân quân tự vệ đều đạt kết quả khá tốt.
e. Kế hoạch năm 1996 - 2000 của Công ty là:
- Giữ vững định hướng XHCN, coi trọng hiệu quả kinh tế, xã hội trong phát triển sản xuất kinh doanh và lựa chọn dự án đầu tư.
- Phát triển công ty theo hướng hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, từng bước phát triển, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hoàn chỉnh và hiện đại hoá công nghệ làm cầu, đường để có thể chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước của ngành giao thông vận tải, tham gia đấu thầu các công trình đấu thầu quốc tế.
- Phát huy nguồn lực con người là cơ bản, khai thác triệt để năng lực hiện có, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để kịp thời nắm bắt công nghệ hiện đại đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam, đào tạo xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, thạo việc.
- Kết hợp phát triển công ty và phát triển vùng lãnh thổ để tranh thủ sự giúp đỡ của địa phương và tận dụng nguồn nhân lực, nguồn nguyên vật liệu.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tôn trong lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp việc phát triển công ty với đảm bảo an ninh quốc phòng.
f. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Công trình Giao thông 134 trong một vài năm qua:
Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 1997 - 1999:
Năm
Giá trị SL
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận
(Triệu đồng)
Trích nộp ngân sách
(Triệu đồng)
Thu nhập bình quân
(đồng)
Tỷ lệ tăng về số lượng so với năm trước
1997
55
1.280
2,150
759.716
+52,7%
1998
40,400
920
1,780
815.000
-27%
1999
53,270
720
2,540
850.000
31,8%
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết cuối năm 1999)
Nhận xét:
- Từ năm 1997 đến 1999: Tốc độ tăng trưởng trung bình về giá trị số lượng trong 3 năm qua là 19,15%, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao. Điều đó chứng tỏ công ty có những biện pháp quản lý các nguồn lực của mình có hiệu quả và luôn làm ăn có lãi. Công ty đã từng bước phát triển và dần dần có chỗ đứng vững chắc trong thị trường. Hầu hết các công trình xây lắp đã đảm bảo được tiến độ thi công cũng như các quy định, tiêu chuẩn chất lượng trong hợp đồng và nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
- Năm 1997 công ty đạt sản lượng 55 tỷ đồng, nhưng năm 1998 chỉ đạt 10 tỷ đồng, giảm so với năm 1997 là 27. Những nguyên nhân giảm là:
+ Khách quan: Do cuộc khủng hoảng kinh tế châu á nói chung và Đông Nam á nói riêng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiều công trình của công ty thi công bị chậm lại so với tiến độ hoàn thành do vốn đầu tư bị chững lại.
+ Chủ quan: Quản lý tài chính còn lỏng lẻo, không thực hiện đầu tư đung kế hoạch dẫn tới những thất bại kinh tế tại công trình đường 13 Lào, dự án ADB4 và quản lý tài chính tại Yaly. Về công tác báo cáo, các đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê kế toán thường xuyên với công ty nên việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất với các đội không kịp thời. Cán bộ - công nhân viên bước đầu đã ổn định nhưng thiếu đội ngũ chỉ huy cấp đội có năng lực, thiếu đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề.
2. Những đặc điểm của Công ty Công trình Giao thông 134:
2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý:
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Công trình Giao thông 134, cơ cấu tổ chức của công ty gồm: Ban giám đốc, bộ máy giúp việc và các đội sản xuất.
- Bộ máy giúp việc gồm văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Tại thời điểm phê chuẩn điều lệ này gồm có:
+ Văn phòng công ty.
+ Phòng Tổ chức cán bộ lao động - Y tế.
+ Phòng Kế toán tài chính.
+ Phòng Kinh tế kỹ thuật.
+ Phòng vật tư thiết bị.
+ Phòng Hành chính.
- Các đội sản xuất gồm có:
+ Đội công trình 1
+ Đội công trình 2
+ Đội công trình 3
+ Đội công trình 4
+ Đội công trình 5
+ Đội công trình 6
+ Đội công trình 7
+ Đội xây dựng cầu 1
+ Đội xây dựng cầu 2
+ Xưởng sửa chữa.
- Quy chế về tổ chức và hoạt động theo quy định của các đơn vị sản xuất do Ban Giám đốc điều hành với tổ chức và hoạt động của công ty. Các đơn vị sản xuất có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển toàn bộ tài sản và các nguồn lực khác mà công ty giao cho, các đội sản xuất chịu sự điều động của công ty.
Đặc biệt căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình là: xây lắp, thi công các công trình giao thông, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, tư vấn và thiết kế thi công các công trình. Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, tính phức tạp của kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn của công trình thi công mà Công ty Công trình Giao thông 134 mới thành lập một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến tham mưu. Giám đốc công ty là người có quyền lực cao nhất, là người lãnh đạo cao nhất, là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật cho công ty.
Dưới Giám đốc là các Phó Giám đốc giúp việc và thừa hành nhiệm vụ mà Giám đốc giao cho, có thể ra những quyết định chiến lược khi được Giám đốc thống nhất và uỷ quyền. Các Phó Giám đốc có thể tham mưu cho Giám đốc những công việc nhằm phát triển công ty của mình.
Các phòng ban ngoài việc thực hiện các chức năng riêng của mình còn tham mưu giúp việc cho Giám đốc và các Phó Giám đốc trong việc quản lý và kiểm tra triển khai thực thi nhiệm vụ. Giữa các phòng ban có mối liên hệ theo chiều ngang, mối liên hệ tư vấn.
Các đội công trình (Từ đội 1 đến các đội xây dựng cầu) là tuyến sản xuất thực thi nhiệm vụ sản xuất của Giám đốc Công ty giao, tổ chức triển khai thi công các hạng mục công trình của công ty.
Mặt khác, Công ty Công trình Giao thông 134 là tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng (kể cả tài khoản ở Ngân hàng Ngoại thương), được phép sử dụng con dấu riêng. Do đó Công ty có quyền tổ chức bộ máy tổ chức kinh doanh phù hợp và phân cấp, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Công ty có thể đề nghị Tổng công ty xem xét quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể hoặc sát nhập các đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ1: Mô hình tổ chức bộ máy ở Công ty Công trình Giao thông 134
******
Nhìn chung mô hình quản lý của công ty được sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên, có thể đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Có thể quản lý một cách chặt chẽ các đội sản xuất để có thể điều chỉnh các đội theo những định hướng của công ty, do đó đảm bảo cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của mình. Với bộ máy quản lý như vậy, công ty hoạt động có hiệu quả và thích ứng được với nền kinh tế thị trường.
2.2. Đặc điểm sản xuất ra sản phẩm.
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I với vị trí là một trong những đơn vị mạnh về xây dựng cầu đường, tiếp tục được nhận thầu, tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều dự án xây dựng cầu đường lớn trên phạm vi cả nước cũng như quốc tế. Là thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, Công ty Công trình Giao thông 134 có nhiệm vụ chủ yếu là thi công xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp và dân dụng.
Như vậy, ta có thể thấy sản phẩm chính của Công ty Công trình Giao thông 134 là các công trình phục vụ cho giao thông vận tải. Đây là những công trình lớn đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rất cao. Vì vậy, các công trình này muốn xây dựng được cần phải có một đội ngũ cán bộ - công nhân viên có tay nghề, kỹ thuật cao (cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên, công nhân xây dựng...).
Trong thời gian qua, Công ty Công trình Giao thông 134 đã hoàn thành nhiều công trình cấp quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng và có hiệu quả kinh tế rất cao.
2.3. Đặc điểm về thị trường:
Tất cả các vấn đề liên quan đến việc phân bố, sử dụng nguồn lao động, vốn, tài nguyên về cơ bản được quyết định một cách khách quan, thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu.
Sự cạnh tranh là mtrường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả của sản xuất giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Đây là môi trường để Công ty Công trình Giao thông 134 tự thấy cần phải phấn đấu để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa công tác quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật, đầu tư dây chuyền công nghệ mới, phải nâng cao trình độ lao động của cán bộ kỹ thuật, đội ngũ công nhân không những có tay nghề cao mà phải có tay nghề tốt mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn, kỹ thuật phức tạp trong xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở nói chung, hạ tầng giao thông vận tải nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị và tình hình cung cấp nguyên vật liệu:
Công ty Công trình Giao thông 134 có được như ngày nay là nhờ vào quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, bên cạnh đó để có được kết quả như vậy cũng một phần dựa vào việc sử dụng hợp lý máy móc thiết bị, cung cấp thiết bị và công ty đã tích cực không ngừng nâng cao mức độ hiện đại của máy móc thiết bị chuyên dùng.
Bên cạnh dựa vào sự hỗ trợ về thiết bị từ khách hàng cũng như sự giúp đỡ của Tổng công ty, Công ty Công trình Giao thông 134 luôn luôn chú trọng đến việc đầu tư thiết bị máy móc tốt chuyên dùng. Việc đầu tư máy móc thiết bị sản xuất xuất phát từ những yêu cầu thực tế sau:
Thứ nhất: Do yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn của các công trình thi công đòi hỏi rất cao. Muốn có được những sản phẩm có thể đáp ứng được những quy định về chất lượng sản phẩm thì phải có được những máy móc thiết bị hiện đại, có công nghệ cao.
Thứ hai: Do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển công ty phải làm được những sản phẩm tốt, thi công xây dựng được nhiều công trình có đủ tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế. Để có thể xây dựng được những công trình đó cần phải có máy móc thiết bị hiện đại.
Thứ ba: Do xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nước ta đang trên đà phát triển do đó sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất cần thiết. Đối với Công ty Công trình Giao thông 134 việc hiện đại hoá máy móc thiết bị là việc rất cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, công ty đã được giao trọng trách xây dựng và thi công nhiều công trình lớn đáp ứng đúng tiêu chuẩn chất lượng mà Nhà nước quy định. Điều đó chứng tỏ rằng công ty xác định việc đầu tư máy móc thiết bị thi công phù hợp với yêu cầu công nghệ, sự phát triển đó là nhu cầu tất yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giá trị đầu tư thiết bị của công ty trong 3 năm gần đây như sau:
Năm 1998
:
3.711.943.590
đồng
Năm 1999
:
3.588.973.142
đồng
Năm 2000
:
9.043.483.977
đồng
Cộng 3 năm
:
160.044.400.709
đồng
Kết quả của việc đầu tư các thiết bị là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một có hiệu quả hơn.
Từ năm 1995, doanh thu của công ty đạt được trong mỗi năm là:
Năm 1997: 55.307.994.084 đồng
Năm 1998: 40.105.000.000 đồng
Năm 1999: 41.502.000.000 đồng
Biểu 3: Mức khấu hao TSCĐ trong 3 năm 97, 98, 99
Số TT
Tên TS, thiết bị
Nguyên giá
Khấu hao cơ bản
Giá trị còn lại
Mức KH hàng năm
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
1.648.799.152
326.600.900
1.322.198.152
53.377.329
2
MMTB động lực
75.120.600
26.935.650
48.184.950
8.570.238
3
Thiết bị PTVT
1.349.853.650
714.247.950
635.605.000
144.997.705
4
Dụng cụ quản lý
58.092.000
23.117.700
34.971.000
9.945.153
5
Dụng cụ đo lường
40.498.024
17.137.200
23.360.824
5.346.791
6
MMTB thi công ĐL
5.706.132.985
2.154.103.624
3.552.029.261
467.355.433
7
TSCĐ tăng
4.462.449.564
6.462.449.561
800.224.340
Cộng
12.078.802.951
(Nguồn: Số liệu lấy theo thời điểm cuối năm 1999 của Công ty công trình giao thông 134)
Nhìn vào biểu 3, biểu 4 ta thấy giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định của Công ty công trình giao thông 134 rất lớn, giá trị còn lại cần phải thu hồi là 16.044.400.709 đòng. Đây là những máy móc thiết bị có kỹ thuật công nghệ cao đòi hỏi phải có những công nhân có trình độ tay nghề trong việc sử dụng.
Nhận biết đúng tình hình thị trường Công ty công trình giao thông 134 đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc thiết bị trong năm 2000 với giá trị 9.043.483.977 đồng để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh và nó đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho công ty.
Bên cạnh đó công ty còn tích cực sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đưa vào sử dụng. Hàng tháng công ty đều có những đợt kiểm tra máy móc thiết bị để có thể phát hiện kịp thời những hỏng hóc. Chính điều này góp phần không nhỏ trong việc đạt kết quả kinh doanh của Công ty.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 1999. Căn cứ nhu cầu thực tế trong sản xuất về công nghệ và thiết bị thi công, căn cứ phương hướng phát triển về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm tới, căn cứ vào quy mô và năng lực thiết bị hiện có của công ty. Công ty công trình giao thông 134 đã lập và trình lên Tổng công ty và Ngân hàng Công thương Ba Đình phê duyệt dự án đầu tư thiết bị thi công năm 1999 như sau:
Tổng vốn đầu tư: 1.980.000.000 đồng
Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn vay Ngân hàng (70%): 1.386.000.000 đồng
+ Vốn công ty tự có (30%): 594.000.000 đồn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3585.doc