Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- HOÀNG MINH NGUYỆT HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- HOÀNG MINH NGUYỆT HÁT IẾU CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành:

pdf166 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN HẰNG PHƢƠNG THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hằng Phƣơng là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học văn K15 và khoa Sau đại học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới ông Hoàng Văn Chữ, ngƣời đã giúp tôi trong quá trình sƣu tầm tƣ liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng vô cùng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của những ngƣời thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn dành cho tôi, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 09 năm 2009 Tác giả Hoàng Minh Nguuyệt 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề. ............................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8 5. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 8 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8 7. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................... 9 NỘI DUNG ..................................................................................................... 11 Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tế - Cơ sở tìm hiểu hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. .................................................................................. 11 1.1 Tổng quan về tộc ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. .............................. 11 1.1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày ở Hà Giang. ........................................ 11 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hoá của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. ................................................................ 12 1.2 Khái quát về Lƣợn .................................................................................... 20 1.2.1 Khái niệm “Lƣợn”: ................................................................................. 20 1.2.2. Khái niệm Hát Iếu .................................................................................. 22 1.2.3. Nguồn gốc của Hát Iếu ........................................................................... 23 1.3. Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. ............................................................. 27 1.3.1. Hát Iếu trong đời sống văn hoá của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. ..... 27 1.3.2. Khảo sát, phân loại ................................................................................. 28 1.3.3. Hình thức diễn xƣớng trong Hát Iếu. ...................................................... 33 Tiểu kết. .......................................................................................................... 46 Chương 2. Nội dung cơ bản của hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang .............. 47 2.1. Hát Iếu là những lời bày tỏ tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ. ...................... 47 2 2.1.1. Hát Iếu là những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, nồng thắm. ................ 47 2.1.2. Hát Iếu là những lời giao ƣớc, kết duyên tình cảm sâu nặng. .................. 53 2.1.3. Hát Iếu là những lời chia tay xót xa, day dứt giữa những ngƣời yêu nhau. . 58 2.2. Hát Iếu là những lời bày tỏ cách ứng xử trong tình yêu, ca ngợi cuộc sống. .... 62 2.2.1. Hát Iếu là những lời trách móc bạn tình nhẹ nhàng, thâm thuý. .............. 62 2.2.2. Hát Iếu là những lời đối đáp nhanh trí, thông minh và dí dỏm. ............... 65 2.2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống, thiên nhiên gần gũi giàu đẹp......... 70 2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi Đảng, Bác và cuộc sống mới. ....................... 74 2.3.1. Hát Iếu là những lời ca ngợi, bày tỏ niềm vui từ khi có Đảng và Bác Hồ.... 75 2.3.2. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội. .............................................................................................................. 80 Tiểu kết ........................................................................................................... 84 Chương 3. Những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang ...................................................................................................... 86 3.1. Thể thơ trong Hát Iếu. ............................................................................... 86 3.1.1. Thể thơ tự do .......................................................................................... 86 3.1.2. Thể thơ thất ngôn. .................................................................................. 90 3.2. Các biện pháp tu từ sử dụng trong Hát Iếu. ............................................... 93 3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh .......................................................................... 93 3.2.2. Biện pháp điệp ngữ tu từ (công thức trùng điệp) .................................. 101 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Hát Iếu. .................................. 106 3.3.1. Thời gian nghệ thuật ............................................................................ 106 3.3.2. Không gian nghệ thuật ......................................................................... 113 Tiểu kết:........................................................................................................ 123 KẾT LUẬN .................................................................................................. 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 128 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Về phương diện khoa học Trong di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam, kho tàng văn hoá của các dận tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá, phong tục, tập quán riêng tạo nên sự khác biệt, đặc trƣng của mỗi vùng, miền. Riêng vùng Việt Bắc từ xƣa tới nay, có rất nhiều di sản văn hoá khác nhau, trong đó phải kể đến những làn điệu trữ tình mƣợt mà làm đắm say không biết bao nhiêu tâm hồn chàng trai cô gái nhƣ Hát Then, Sli, Lƣợn cọi, Khắp Cọi, Hát Iếu… của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái... Hát Iếu là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc trƣng vốn có của ngƣời Tày ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Hát Iếu còn ít ngƣời biết tới. Do vậy, việc Sƣu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của Hát Iếu là sự trăn trở của nhiều ngƣời có tâm huyết với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Thực tế từ trƣớc tới nay, Hát Iếu của ngƣời Tày Bắc Quang đã đƣợc một số ngƣời sƣu tầm và dịch với số lƣợng còn rất hạn chế, chƣa có sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điền dã và sƣu tầm những bài Hát Iếu lƣu truyền trong dân gian với số lƣợng đáng kể. 1.2. Về phương diện thực tiễn Hát Iếu là một loại hình dân ca độc đáo của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ quần chúng, gắn bó sâu sắc với đời sống của làng quê nơi đây từ xƣa tới nay. Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của Hát Iếu trong đời sống văn hoá dân gian của ngƣời Tày ở địa phƣơng Bắc Quang - Hà Giang sẽ góp phần khẳng định, gìn giữ, bảo lƣu và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc Tày ở Bắc 4 Quang - Hà Giang nói riêng, các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung trên con đƣờng tìm về với bản sắc cội nguồn dân tộc. Xuất phát từ phƣơng diện khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật” trong đề tài luận văn nghiên cứu của mình. Hoàn thành công trình này còn là nguyện vọng của chúng tôi, ngƣời con của tộc ngƣời Tày mong muốn đƣợc khám phá, tôn vinh những giá trị văn hoá có sức sống bền bỉ của dân tộc mình. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về dân ca Tày Nùng. Nhắc đến những giá trị văn hoá - nghệ thuật của các dân tộc trên đất nƣớc ta, trƣớc hết phải nói đến những giá trị to lớn của vốn văn học dân gian cổ truyền của mỗi dân tộc. Trong đó dân tộc Tày đã có những đóng góp cho nền văn hoá nghệ thuật thêm phong phú, đa dạng, đặc sắc qua các thể loại khác nhau. Chúng ta có thể kể đến thể loại dân ca nhƣ Hát then, Hát Quan làng, Lƣợn Cọi, Lƣợn Slƣơng, Lƣợn Nàng ới, Hát Iếu… Qua quá trình lao động sản xuất, chiến đấu, ngƣời Tày đã sáng tạo nên một kho tàng vô cùng giàu có về hát Lƣợn. Tuy vậy, trƣớc Cách mạng tháng Tám, cũng nhƣ nhiều dân tộc khác, ngƣời Tày không có kho lƣu trữ, thƣ viện, nhà xuất bản. Văn học chủ yếu đƣợc lƣu chuyển thông qua hình thức truyền miệng. Cũng do ƣu thế của thể loại mà những bài hát Iếu đƣợc truyền cho các thế hệ nối tiếp nhau trong những dịp lễ hội, trong sinh hoạt cộng đồng,…trong tâm hồn, trí tuệ và tình cảm của những ngƣời yêu mến thơ ca dân gian của dân tộc. Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhờ chính sách bảo tồn văn hoá các dân tộc của Đảng, nhà nƣớc thì việc sƣu tầm, nghiên cứu và phát huy những giá trị truyền thống nhƣ hát lƣợn nói chung đƣợc quan tâm, chú ý. Song do nhiều lý do khác nhau nhƣ: trình độ ngƣời nghiên cứu, hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh, do nhận thức, quan niệm…mà công việc lƣu giữ và bảo tồn 5 những giá trị văn hoá bị mai một, chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Trƣớc những năm 1960, những công trình nghiên cứu, sƣu tầm về Lƣợn của ngƣời Tày nói chung hầu nhƣ không có, hoặc đƣợc giới thiệu rất sơ lƣợc, khái quát. Tuy nhiên qua một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, dân ca dân gian nói chung của dân tộc Tày còn đƣợc phát hiện ở những khía cạnh sâu sắc hơn nhƣ nhận định của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Vũ Ngọc Phan: “Folkclore hình thành không phải với tính cách là sự phản ánh trực tiếp đời sống. Nhiều tầng văn hoá đã lắng đọng trong Floklore, và sau một quá trình nhào nặn, biến đổi lâu dài, đã tạo nên một truyền thống nhất định có nội dung tƣ tƣởng sâu sắc bền vững qua thời gian và không gian” [43. Tr. 59]. Chính vì vậy, những giá trị nằm trong tầng sâu của nền văn hoá dân ca dân gian Tày trở thành vấn đề thu hút, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lâu nay. Theo trình tự thời gian và từng mảng nghiên cứu, một số công trình sƣu tầm, khảo cứu có liên quan đến đề tài xuất hiện nhƣ: - Năm 1974 Sở văn hoá thông tin Việt Bắc xuất bản cuốn: Bƣớc đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, trong đó có một số bài viết về đời sống văn hoá, tinh thần, nội dung, hình thức những giá trị trong bƣớc đầu khảo cứu vốn thơ ca dân gian dân tộc Tày, Nùng. Đáng chú ý có đoạn viết của Vi Quốc Bảo khẳng định: “Thật khó có thể thống kê đƣợc hết các thể loại dân ca miền núi vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi loại dân ca có cái hay, cái đẹp riêng. Hay về làn điệu, đẹp về lời thơ. Song có một cái chung nhất cho tất cả mọi thể loại dân ca miền núi là tính chất trữ tình rất đằm thắm, rất độc đáo mà ta có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ thể loại nào”. [57] Ngoài ra trong cuốn sách này còn một số bài viết của tác giả Vi Hồng nêu lên: “Vài ý nghĩ nhỏ bƣớc đầu về thơ ca dân tộc Tày - Nùng” và “ Thử tìm hiểu về nội dung của Lƣợn”[57. Tr.109, 176]. - Tạp chí dân tộc học số 1- 1976 có bài viết: “Vài suy nghĩ về hát Quan lang, phong Slƣ, Lƣợn” của nhà văn Vi Hồng. Trong bài viết của mình tác giả 6 có giới thiệu những nội dung tổ chức, hình thức lề lối cơ bản, khái quát về loại hình dân ca phổ biến của dân tộc Tày, Nùng. [18]. Tuy nhiên, tác giả mới giới thiệu khái quát về các loại dân ca Tày, Nùng. - Cuốn Sli Lƣợn dân ca trữ tình Tày - Nùng cũng của tác giả Vi Hồng in năm 1979 có giới thiệu về đời sống văn hóa, tinh thần của hai dân tộc Tày, Nùng qua làn điệu dân ca Sli, Lƣợn cùng với đề tài, nội dung tƣ tƣởng, ý nghĩa thẩm mỹ cũng nhƣ cung cách xây dựng hình tƣợng của Sli, Lƣợn. Tác giả nhấn mạnh:“Các lớp đề tài của sli, lƣợn và mỗi một hình tƣợng của mỗi lớp đề tài đều bắt nguồn từ những quan niệm xa xƣa của dân tộc Tày Nùng, đồng thời nó phát triển một cách gắn bó với dân tộc, với xã hội với từng con ngƣời Tày, Nùng. Vì thế các lớp đề tài , mỗi hình tƣợng, hình ảnh của sli, lƣợn đều rất gần gũi gắn bó với đời sống tình cảm, với tâm hồn ngƣời Tày ngƣời Nùng”.[19.Tr.59]. Cuốn sách đã có những gợi ý cho tác giả đề tài tìm hiểu về Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. - Năm 1983, trong giáo trình “Văn học dân gian các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam”, tác giả Võ Quang Nhơn đã khái quát những đặc điểm xã hội - văn hoá, quá trình lịch sử của ngành nghiên cứu văn hoá dân gian các dân tộc ít ngƣời và tổng quát về các thể loại văn học dân gian của các dân tộc nhƣ: Thần thoại, Truyện cổ tích, Thơ ca dân gian, Sử thi anh hùng…Trong thể loại thơ ca dân gian, nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn có sự tổng hợp, so sánh nghiên cứu về thơ ca dân gian các dân tộc, trong đó có loại hình dân ca Lƣợn của dân tộc Tày. Có đoạn tác giả viết: “Thơ ca dân gian các dân tộc, với những nét đặc sắc trong kết cấu ngôn ngữ, trong cách sử dụng hình tƣợng, trong nhạc điệu (và có khi cả điệu hát múa nữa) đi kèm theo lời ca, lại thiên về thể hiện tính độc đáo dân tộc; chính nhờ những yếu tố đó mà thơ ca dân gian mang đậm dấu ấn của phong cách, màu sắc đa dạng của văn hoá dân tộc”. Tác giả mƣợn hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Văn Thụ để nói lên tính độc đáo của thơ ca các dân tộc Tày, Nùng: 7 Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau "Si” ca nhiều tiếng áo nhiều màu. [41.Tr,198]. Cuốn “Tổng tập văn học các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam” do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên xuất bản gồm nhiều tập, [66]. Đây là cuốn tổng hợp về công tác sƣu tầm văn học các dân tộc thiểu số, trong đó có giới thiệu một số bài Lƣợn của dân tộc Tày. Từ những góc nhìn khác nhau, các tác giả đã đề cập đến Lƣợn nói chung của dân tộc Tày - Nùng . Trong đó các nhà nghiên cứu giới thiệu về cách thức, tổ chức, hệ thống của lƣợn, cũng nhƣ giá trị của thể loại dân ca trữ tình này trong đời sống văn hoá của dân tộc Tày. Ngoài ra còn có một số công trình sƣu tầm, giới thiệu và dịch của một số tác giả cũng đề cập tới dân ca của dân tộc Tày – Nùng nhƣ: [32], [43], [50]… Nhƣ vậy, công tác sƣu tầm, nghiên cứu về Lƣợn còn rất khiêm tốn so với bề dày nền văn hoá Sli Lƣợn của dân tộc Tày - Nùng. Trong các công trình khoa học của những nhà nghiên cứu tuy chƣa khám phá hết những giá trị của loại hình dân ca Lƣợn; Nhƣng các công trình trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có giá trị to lớn cho việc nghiên cứu đề tài trên. 2.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu Hát Iếu ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang Hát Iếu là một loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể, ngƣời Tày vốn có truyền thống văn hoá tốt đẹp đƣợc kết tinh trong đời sống lao động, sản xuất, trong giao tiếp và ứng xử. Vì vậy mà Hát Iếu đƣợc lƣu truyền ở nhiều bản làng của ngƣời Tày, trở thành nét sinh hoạt độc đáo riêng của ngƣời Tày nơi đây. Dù đã đƣợc biết đến, nhƣng Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang vẫn còn là mảnh đất nguyên sơ chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, tƣ liệu Hát Iếu chủ yếu là bản sƣu tầm và dịch của ông Hoàng Văn Chữ, một ngƣời Tày ở Bắc Quang chƣa đƣợc in thành sách. Và hai tập thơ 8 Tày “Chồm bióoc Mạ” và “ Ra mắt bố mẹ” của Hoàng Thị Cấp sƣu tầm và dịch.[4,5]. Do vậy, việc tìm hiểu về Hát Iếu ở địa phƣơng Bắc Quang nói riêng, dân ca của các dân tộc nói chung là việc làm thiết thực trong đời sống hiện nay, góp phần bảo tồn gìn giữ và phát huy nền văn học văn nghệ vô cùng quý giá của cả dân tộc. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên Cứu “Hát Iếu của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật”, Qua đó nhận diện, phân tích, so sánh để thấy đƣợc nét độc đáo, giàu bản sắc văn hoá Tày ở một địa phƣơng cụ thể. - Bƣớc đầu cố gắng lí giải cội nguồn của nét văn hoá dân ca Iếu trên cơ sở tổng quan văn hoá của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. - Đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có của Hát Iếu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải lời Hát Iếu và một số vấn đề có liên quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật của Hát Iếu. - Sƣu tầm, tìm hiểu thêm lời Hát Iếu với một số loại hình văn hoá nghệ thuật, tín ngƣỡng có liên quan thiết thực đến đề tài từ các góc độ nhìn nhận. - Bƣớc đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của Hát Iếu trong đời sống đƣơng đại. 5. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những lời Hát Iếu đã đƣợc sƣu tầm và xuất bản thành sách. - Những tƣ liệu sƣu tầm chƣa xuất bản của một số nghệ nhân và tác giả đề tài. 6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu: + Hoàng Thị Cấp,(2005), Chồm bióoc Mạ, Nxb văn hoá dân tộc Hà Nội. 9 + Hoàng Thị Cấp (2007), Ra mắt bố mẹ, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang. + Những tƣ liệu chƣa xuất bản: . Iếu dân ca dân tộc Tày do Hoàng văn Chữ sƣu tầm và dịch. . Iếu hát thơ then dân ca dân tộc Tày của tác giả Hoàng Văn Chữ. . Văn bản của chính tác giả sƣu tầm qua các nghệ nhân. . Mạng Intrenet. - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Trên bình diện phƣơng pháp luận là tiếp cận chủ yếu theo quan điểm ngữ văn học, tức là dựa vào thành tố ngôn từ, cụ thể ở đây là lời Hát Iếu để phân tích. Tuy nhiên Hát Iếu là một loại hình dân ca vì thế nó không thể tách rời đời sống văn hoá của dân tộc Tày. Do đó tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm văn hoá học là cần thiết, song cần phải nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận liên ngành, xem xét đối tƣợng từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau. - Trên bình diện phƣơng pháp cụ thể, chúng tôi sử dụng : + Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống. + Phƣơng pháp khảo sát thống kê. + Phƣơng pháp điền dã văn học. + Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. + Phƣơng pháp đối chiếu so sánh. 8. Những đóng góp của luận văn Nghiên cứu Hát Iếu trong đời sống văn hoá dân gian của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, nhằm giới thiệu một nét văn hoá đặc trƣng vốn có trong dân gian nhƣng chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Luận văn là công 10 trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về Hát Iếu của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. Trong quá trình nghiên cứu, qua khảo sát điền dã, tác giả đề tài đã thu thập đƣợc một số lƣợng đáng kể những bài Hát Iếu còn đang lƣu truyền trong đời sống dân gian ở Bắc Quang - Hà Giang. Kết quả khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bƣớc đầu đề xuất hƣớng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc Tày nói chung, trong đó có dân tộc Tày Bắc Quang. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tế- cơ sở tìm hiểu Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. Chƣơng 2. Nội dung của Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. Chƣơng 3. Những đặc điểm nghệ thuật trong Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. 11 NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ - CƠ SỞ TÌM HIỂU HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG. 1.1 Tổng quan về tộc ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. 1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Hà Giang. Hà Giang là miền đất của địa đầu Tổ Quốc Việt Nam, nổi tiếng với cột cờ trên đỉnh Lũng Cú - Đồng Văn, nằm bên dải phía Tây Côn Lĩnh, là nơi sinh sống của 22 dân tộc anh em nhƣ: Tày, Nùng, Dao, Mông, Pà Thẻn, La Chí, Pu Péo, Lô Lô…Trong đó dân tộc Tày có khoảng 175.757 ngƣời, chiếm 25% dân số trong tỉnh, đứng sau dân tộc Mông 30,75% ( năm 2001). Dân tộc Tày là cƣ dân bản địa sống lâu đời trên đất nƣớc Việt Nam. Họ cùng với các cƣ dân Tày- Thái khác là một trong những chủ nhân đầu tiên lập lên nhà nƣớc Văn Lang của các Vua Hùng, nhà nƣớc Âu Lạc của Thục Phán An Dƣơng Vƣơng trên cơ sở hợp nhất hai bộ lạc chủ yếu của thời bấy giờ là Âu Lạc và Lạc Việt. Ở Hà Giang theo các tài liệu lịch sử, khảo cổ học từ trƣớc năm 1945 đến nay đã phát hiện những hiện vật từ thời đồ đá cũ cho tới thời đại đồ đồng, đồ sắt, báo hiệu quá khứ xa xƣa của con ngƣời đã cƣ trú trên đất Hà Giang. Điều đó chứng tỏ phần nào Hà Giang là vùng đất cổ có các cƣ dân sinh sống, trong đó có dân tộc Tày. Theo các nhà nghiên cứu và các cụ già ngƣời Tày ở Vị Xuyên, Bắc Quang kể lại thì ở Hà Giang tồn tại những cƣ dân Tày cổ ở vùng ba phƣơng: Phƣơng Tiến, Phƣơng Thiện, Phƣơng Độ thuộc huyện Vị Xuyên ngày nay. Ngoài ra họ còn cƣ trú ở vùng Bằng Hành, Vô Điếm, Đồng Yên, Xuân Giang…của huyện Bắc Quang. Các cụ già ở xã Phƣơng thiện nói: Họ biết họ Nguyễn của dân tộc Tày đã sống ở đây cách đây 700 đến 800 năm. Trong lịch sử nƣớc ta thời Lý -Trần là thời kỳ thịnh hành của phật giáo cả nƣớc, chùa chiền đƣợc tạo dựng khắp nơi, nhất là sau ba lần đại thắng quân Nguyên Mông của triều Trần, hào khí Đông A vang vọng từ Thăng Long đến 12 các miền biên viễn xa xôi. Ở Hà Giang còn di tích 2 ngôi chùa cổ đó là chùa Sùng Khánh ở bản Bang xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên, chùa Bình Lâm ở xã Phú Linh, thị xã Hà Giang cũng đƣợc xây dựng vào thời kỳ đó. Đặc biệt trên tấm bia ở chùa Sùng Khánh dựng năm 1367 có ghi công lao của quan Phủ đạo ngƣời Tày họ Nguyễn là Nguyễn Thiếp có công lao bảo vệ biên giới phía Bắc, xây dựng làng xã ổn định phát triển, là nơi tin cậy của triều đình ở vùng biên viễn xa xôi. [11, Tr.120]. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. - Điều kiện tự nhiên: Bắc Quang là huyện miền núi thấp , nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Hà Giang trong toạ độ địa lý từ 22 độ 10’ đến 22 độ 36’ vĩ độ Bắc và 104 độ 43’ đến 105 độ 07’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Vị Xuyên, Phía Đông, Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Hoàng Su Phì. Trung tâm huyện là thị trấnViệt Quang, cách thị xã Hà Giang khoảng 60km. Năm 2005, huyện Bắc Quang đƣợc chia tách thành hai huyện Bắc Quang và Quang Bình, huyện Bắc Quang cũ gồm có 33 xã. Do việc phân chia lại địa ranh, địa giới hiện nay Bắc Quang còn 21 đơn vị hành chính cấp xã: Tân Lập, Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Đồng Yên, Vĩnh Phúc,Vĩnh Hảo, Hùng An, Tiên Kiều, Việt Hồng, Quang Minh, Kim Ngọc, Vô Điếm, Bằng Hành, Hữu Sản, Liên Hiệp, Đức Xuân, Thƣợng Bình, Đông Tâm, Đồng Tiến, Đông Thành và hai thị trấn Việt Quang, Vĩnh Tuy. Năm 2005 dân số trung bình của huyện Bắc Quang có 105.828 ngƣời, chiếm khoảng 16% dân số toàn tỉnh. Cƣ dân Tày ở đây sống hiền hoà, đoàn kết với các dân tộc khác nhƣ Kinh, Dao, Mông, Nùng…Thiên nhiên tƣơng đối ƣu ái tạo cho vùng đất này những bãi bồi phù sa màu mỡ dọc theo hệ thống sông Lô, sông sảo, sông Bạc…thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp lúa nƣớc. Tuy nhiên do địa hình tƣơng đối phức tạp 13 nhƣ đồi núi cao, thung lũng sâu, mƣa nhiều (Bắc Quang đƣợc coi là “rốn mƣa” của cả nƣớc), sƣơng muối… đều gây ảnh hƣởng xấu đến sản xuất và đời sống con ngƣời, khó khăn trong việc giao thông đi lại, xói mòn, lũ quét, ngập úng…; Nhất là ở thời kỳ lịch sử xa xƣa khi cuộc sống của cƣ dân Tày còn thiếu thốn, lạc hậu, đói nghèo. - Đặc điểm kinh tế xã hội: Địa vực cƣ trú của ngƣời Tày ở Bắc Quang rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp toàn diện. Trải qua hàng ngàn năm gắn bó với mảnh đất này, đồng bào Tày đã khai khẩn các thung lũng ven sông Lô, sông Bạc, Ngòi Sảo, ven các suối lớn tạo thành những cánh đồng, ruộng bậc thang trồng trọt phì nhiêu màu mỡ. Họ tạo ra hệ thống “dẫn nhập thuỷ điền” với Mƣơng, Máng, Phai, Cọn…khá hoàn thiện phục vụ cho việc sinh hoạt, tƣới tiêu. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đa dạng, phong phú; các ngành nghề thủ công nhƣ đan lát, dệt, rèn, đúc, kéo đƣờng mật cũng phát triển. Kỹ thuật sản xuất của ngƣời Tày đã đạt tới trình độ khá cao, có kinh nghiệm về chăm sóc, thâm canh thời vụ khá chặt chẽ theo vụ theo năm. Từ xƣa tới nay đồng bào Tày ở vùng Bắc Quang về kinh tế hàng hoá cũng đã phát triển qua những phiên chợ nông thôn họp theo quy định, việc trao đổi hàng hoá bằng hiện vật hay hình thức trao đổi trực tiếp đến nay vẫn còn tồn tại. Từ những điều kiện thuận lợi, khó khăn trên phải chăng những hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ trong đó có hát Lƣợn ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giải toả những khát vọng tinh thần của họ. - Đời sống văn hoá: Cƣ dân ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng nhƣ nhiều ngƣời Tày khác sinh sống trong cả nƣớc đều có một nền văn hoá đa dạng và phong phú. Mặc dù ngƣời Tày giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ hệ Tày - Thái, nhóm ngôn ngữ rất gần với Tiếng Việt về hệ thống ngữ pháp và âm thanh. Song chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, về sự vật hiện tƣợng trong sinh hoạt giao tiếp mới là của 14 ngƣời Tày, còn đa số là vay mƣợn của Tiếng Việt, tiếng Hán hoặc từ Hán Việt. Về chữ viết của ngƣời Tày trong thời kỳ cổ đại không có nên lịch sử thành văn của dân tộc rất ít ỏi và gần nhƣ không có, Bƣớc sang giai đoạn trung đại mới xuất hiện chữ Nôm Tày, chữ Nôm Tày là thứ chữ phỏng theo chữ Hán của ngƣời Trung Quốc mà đặt ra. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhìn từ góc độ văn tự, thứ chữ này cũng có một vài nét khác với chữ Nôm Việt. Học giả Nguyễn Văn Huyên là ngƣời đầu tiên có công nghiên cứu về kiểu chữ Nôm Tày và sau này đƣợc học giả Đào Duy Anh tiếp tục nghiên cứu và khẳng định ý kiến của Nguyễn Văn Huyên: “Chữ Nôm Tày do ảnh hƣởng chữ Nôm Việt mà ra và có cấu tạo nhƣ chữ Nôm Việt” [49: 210-220] Chữ Nôm Việt xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII đến XV sang đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII khi Mạc Kính Cung chuyển vƣơng triều lên Cao Bằng đã để lại dấu tích về chữ Nôm Tày. Do đó có thể khẳng định chữ Nôm của ngƣời Tày ra đời không muộn hơn so với chữ Nôm Việt thế kỷ XVI. Bƣớc sang giai đoạn hiện đại, việc sử dụng chữ Nôm gặp nhiều khó khăn do vốn từ tiếng Tày còn nghèo nàn trong các ngành hoạt động hành chính cũng nhƣ khoa học. Năm 1954, một lớp trí thức Tày đã tự sáng tạo ra chữ La tinh Tày nhƣng cũng không đƣợc phổ biến nhiều. Đến năm 1960, Đảng và Nhà nƣớc ta mới có chủ chƣơng quan tâm xây dựng hệ thống chữ viết cho dân tộc Tày theo lối chữ Quốc Ngữ bằng chữ cái Latinh. Trong cuốn Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc, nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn đã nhận định: “Chữ Tày có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển nền văn hoá nghệ thuật xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta…” Trong những vùng sinh sống tập trung, dân cƣ Tày sử dụng song ngữ và chữ viết Tày - Việt đã trở thành nét đặc thù phổ biến trong đời sống ngôn ngữ. Do đó cần có kế hoạch sƣu tầm các văn bản văn học dân gian đƣợc ghi bằng chữ Nôm Tày, chữ Tày hiện đại cũng cần đƣợc chỉnh lý, sửa chữa, đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hoá Tày nói riêng và văn hoá trong cộng đồng 54 dân tộc 15 Việt nói chung. Có thể nói chữ viết ra đời là một trong những thành tựu to lớn, là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc lƣu giữ và phát triển nền văn hóa văn học đa dạng của các dân tộc nói chung, cƣ dân Tày Bắc Quang nói riêng. Ngƣời Tày ở Bắc Quang có nền văn hoá đa dạng, phong phú. Cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần đều có những nét độc đáo. + Về văn hoá vật chất: Bản là đơn vị cƣ trú của ngƣời Tày, thƣờng ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông, suối lớn. Tên bản thƣờng đạt theo tên đồng ruộng, khúc sông. đồi núi nhƣ: Nà Ngần, Nà Đon, Nà Tông, Nà Cải… Mỗi bản trung bình có từ 25 đến 30 nhà, bản lớn có tới 60, 70 nhà, thậm chí có tới 100 nhà, có bản chỉ có ngƣời Tày, có bản sống xen kẽ với các dân tộc khác. Nhà cửa của ngƣời Tày ở đây thƣờng dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào đồi núi, phía trƣớc thƣờng nhìn ra cánh đồng, sông suối, bên cạnh nhà có máng nƣớc, ao cá, hƣớng nhà thƣờng căn cứ vào tuổi gia chủ…Nhà ở của họ phổ biến nhất là nhà sàn, lợp lá cọ, nhà có điều kiện thì làm nhà gỗ tất cả xà, cửa…đều làm bằng gỗ tứ thiết đƣợc bào nhẵn, ghép mộng cầu kỳ, kiến trúc trạm trổ đẹp mắt, nhiều hoa văn. Nhà nghèo thì làm gỗ kê đá, lợp lá cọ, phên vách bằng nứa đan… nhà thƣờng chia làm 3 - 5 - 7 gian, có khi còn làm bếp riêng liền với nhà chính từ 2 đến 3 gian. Xung quanh nhà đƣợc lắp cửa sổ bằng ván hoặc tre nứa, mở thông thoáng nhìn ra phía trƣớc, đằng sau nhà… Nhà sàn của ngƣời Tày là loại nhà tổng hợp, gian giữa thƣờng để bàn thờ tổ tiên, bếp lửa, gian đầu nhà chỗ cầu thang lên thƣờng là nơi tiếp khách, các gian phía trong là chỗ ngủ của các thành viên trong gia đình, có bếp nấu ăn và cũng là nơi tiếp khách của nữ giới, có gác để thóc ngô cùng các đồ dùng khác. Bên cạnh nhà có chuồng chăn nuôi, ngày xƣa nhiều nhà còn sử dụng ngay gầm sàn đ._.ể chuồng gia súc, công cụ sản xuất rất mất vệ sinh… Sự tập trung dân cƣ đông đúc đã tạo điều kiện cho việc giao lƣu văn hoá phát triển, các chàng trai, cô gái cùng làng, khác bản có thể Hát Iếu đối đáp với nhau, tìm hiểu nên vợ thành chồng. 16 Trang phục của nam, nữ Tày ở đây chủ yếu mặc quần áo vải chàm, cùng một kiểu: áo dài 5 thân, quần lá toạ. Đàn ông quấn khăn hay chít khăn kiểu chữ nhân. áo nữ dài tới bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách phải, cài 5 khuy, thắt lƣng bằng vải lanh hay đũi màu xanh, đỏ dài khoảng hai sải tay, đặc biệt họ thƣờng tự tay mình dệt thêm những dải dây nhỏ, dài có nhiều hoạ tiết đẹp để trang trí cho áo thêm đẹp, tiếng Tày gọi là “Thai Thửa”. Ở một số xã trong huyện phụ nữ Tày còn mặc áo 5 thân bằng vải khác màu, hoặc áo cánh bằng vải nâu, vải chàm tự nhuộm. Chị em phụ nữ thƣờng đeo vòng cổ, vòng tay và mang xà tích bằng bạc hoặc vàng, đầu đội nón cọ tự làm…Họ thƣờng chọn những bộ trang phục đẹp nhất để diện trong các dịp có lễ hội, đi chợ, các cuộc hát giao duyên. + Văn hoá ứng xử: Trong mối quan hệ xã hội nhìn chung đồng bào Tày ở đây khá phát triển nhƣng không đồng đều. Ở vùng thấp, dọc các đƣờng giao thông, gần các thị trấn thị xã trình độ phát triển về các mặt gần bằng các vùng đồng bằng, tuy nhiên ở những vùng giữa, vùng cao xa xôi hẻo lánh, trình độ phát triển còn thấp, đặc biệt ở một số vùng còn tồn tại chế độ “Quăng” ( chế độ thổ ty) - Là xã hội tiền phong kiến ra đời từ rất sớm, tồn tại từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX mới tan dã dần… Kể từ thời Lý đến thời Trần, thời Hậu Lê, các tập đoàn phong kiến muốn cai quản đƣợc các vùng xa xôi, vùng biên giới đều phải thông qua các quý tộc, tù trƣởng các dân tộc để nắm giữ chính quyền, đất đai . Nên có thời kỳ triều đình phong kiến đã phong cho bảy họ lớn ở các vùng miền là “Thất tộc phiên thần” gồm có họ Nông, Ma, Nguyễn, Hoàng, Hà, Vi, Đinh. Trong đó Hà Giang có bốn dòng họ là Nông, Nguyễn, Ma, Hoàng, có ngƣời đƣợc phong tới chức quan Thái bảo, Thái phó, có ngƣời đƣợc phong tƣớc Quận công. Đến trƣớc Cách Mạng tháng Tám năm 1945, các Quăng vẫn tồn tại và chuyển sang làm Tri châu, Tổng đoàn, Châu đoàn, Chánh tổng, Lý trƣởng…của chính quyền phong kiến thực dân. Thời Lý một số tù trƣởng ngƣời Tày đã trở thành phò mã của triều đình và là ngƣời phải phục tùng chính quyền 17 trung ƣơng về mặt chính trị, quyền lợi, phải nộp cống phẩm hàng năm… Họ đƣợc phép cai quản dân của mình theo phong tục, tập quán dân tộc. Triều đình cũng cử các quan lại dƣới xuôi lên trấn thủ vùng biên giới, họ mang theo gia đình, họ hàng thân thích lên làm ăn, lâu ngày đồng hoá với ngƣời Tày, trở thành quý tộc địa phƣơng, hoặc gọi là Lƣu quan, nên ngƣời Tày có câu “ Keo ké piến Tày (Kinh già hoá Thổ). Đặc điểm nổi bật của chế độ quý tộc Quăng là cha truyền con nối, cai trị từng vùng đƣợc triều đình công nhận, nắm quyền sở hữu tối cao đối với ruộng nƣơng, rừng rú, sông suối và các nguồn tài nguyên khác trong vùng. Trƣớc cách Mạng tháng Tám, cƣ dân Tày ở đây có một số tầng lớp theo học chữ Nho, chữ Nôm Tày, họ trở thành tầng lớp trí thức của dân tộc và đội ngũ các thầy Mo, Then, Tạo, Pụt…Đây chính là tầng lớp có sự đóng góp to lớn cho nền văn hoá nghệ thuật của bản địa. Về quan hệ giữa các gia đình trong thôn bản, làng xóm tuy chịu ảnh hƣởng bởi nền kinh tế tƣ hữu phong kiến xong chế độ công xã nông thôn vẫn còn tồn tại dƣới dạng tàn tích. Bà con xóm giềng sớm tối có nhau, thƣờng xuyên cƣu mang, giúp đỡ lẫn nhau. Tục ngữ Tày có câu: “ Pi noọng tam tó bố táy pin noọng xó rƣờn” (anh em xa không bằng anh em làng xóm ở gần nhau). Cƣ dân ở đây còn có tục “Tối vằn lèng” (Đổi công) để giúp nhau làm những việc cần đông ngƣời nhƣ cấy, gặt hái, đám cƣới…hay tục “Kết tồng” ( kết bạn) cùng tuổi, cùng năm sinh tháng đẻ, không phân biệt dân tộc miễn là hợp nhau, khi đã kết bạn tồng thì mọi công việc lớn nhỏ trong hai gia đình đều có nhau. Tình bạn này rất đƣợc coi trọng dù đó là “Tồng” của con cái, vợ chồng hay ông bà… Ngày nay những tục lệ này đến này vẫn đƣợc giữ gìn và phát huy trong cộng đồng cƣ dân ở đây. Gia đình của ngƣời Tày Bắc Quang cũng giống nhƣ cƣ dân Tày ở một số nơi khác rất đông, có tới 4 - 5 thế hệ (cụ kị, ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt) nhiều đời cùng chung sống trong một mái nhà, song sống phổ biến nhất vẫn là 2- 3 thế hệ sống cùng nhau. Trong gia đình ngƣời Tày ở đây đều đƣợc xây 18 dựng theo thể chế và tục lệ hôn nhân một vợ, một chồng, mang tính phụ hệ. Chủ gia đình là ngƣời chồng, điều khiển mọi công việc từ sản xuất đến sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng; vai trò của ngƣời đàn ông trong gia đình rất đƣợc coi trọng, họ đƣợc tôn trọng hơn so với đàn bà. Tính chất phụ quyền trong gia đình ngƣời Tày thể hiện rất rõ trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhƣ vợ phải nghe lời chồng, giữa con dâu và các bậc trên có sự cách biệt nghiêm ngặt nhƣ không đƣợc ngồi ngang hàng, ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với bố, anh chồng, không đƣợc tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, bác, anh chồng. Một biểu hiện nữa của tính chất phụ hệ trong các gia đình của ngƣời Tày là cách đặt tên và lấy họ cho con. Cũng giống nhƣ ngƣời Kinh ở chỗ, sinh con ra đều lấy theo dòng họ và dân tộc của ngƣời cha. Việc con cái lấy theo dòng họ ông - cha cũng chính là cách xác lập huyết thống, tông tộc, giống nòi. Đi liền với thể chế này là những quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời con trai (kế thừa tài sản và chịu trách nhiệm cúng giỗ cha mẹ khi mất). Còn đối với con gái không đƣợc hƣởng gia sản, trừ khi bố mẹ cho làm của hồi môn và phụ thuộc vào ngƣời chồng của mình. Tuy vậy, ngƣời Tày không chuyên quyền độc đoán, gia trƣởng mà những việc lớn chồng đều tham khảo ý kiến của vợ, ngƣời vợ có vai trò quan trọng hỗ trợ chồng trong sản xuất, quản lý gia đình, tài sản, nuôi dạy con cái trƣởng thành. Ngƣời Tày rất coi trọng việc giáo dục, dạy dỗ con cái về đạo đức, nề nếp gia phong, đi đứng ở trong nhà và ngoài xã hội. Trong vùng của ngƣời Tày ở Bắc Quang và một số huyện khác trong tỉnh thƣờng có lời răn dạy con cháu bằng thơ gọi là “ bách giáo” ( 100 câu răn dạy) khuyên bảo con cháu về lối sống đạo đức và các quan hệ xã hội. + Văn hoá tinh thần: Tín ngƣỡng văn hoá của ngƣời Tày mang tính chất phức tạp, do cuộc sống tồn tại trên cơ sở nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp… cho nên tàn dƣ của các tín ngƣỡng nguyên thuỷ còn tồn tại trong đời sống tâm linh của họ nhƣ: Vật linh giáo, ma thuật, bái vật giáo( thờ cây đa 19 to, thờ hòn đá kì dị…) và các lễ nghi liên quan đến sản xuất nông nghiệp, săn bắn, đánh bắt… tiêu biểu nhất trong tín ngƣỡng, tôn giáo ngƣời Tày là thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị tộc ở thời kỳ trƣớc để tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mong họ phù hộ cho gia đình có đƣợc cuộc sốn ấm no, hạnh phúc. Ở mỗi thôn bản họ còn thờ thủ công (cốc bản), thổ đại, thờ các vị thánh trong vùng mà họ gọi là thần, đƣợc cúng vào dịp tết và rằm tháng 7 hàng năm. Thổ công có miếu thờ đặt ở gốc cây to đầu làng, mỗi làng, bản còn có các vị thần thánh ở các khu rừng hay núi cao gọi là Đông thấn, Pù thấn. Hệ thống điện thần của cƣ dân Tày ở đây phát triển khá cao, có đủ mặt các vị từ Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét…cho tới các loại thần thánh, ma quỷ ở địa phƣơng. Hàng năm vào mùa xuân, ngƣời ta tổ chức cúng trên một đám rụng nhất định ở trƣớc bản, mỗi gia đình đều có mâm lễ rƣợu, thịt, xôi, bánh đem đến để cúng. Lễ hội này đƣợc gọi là hội Lồng tồng( xuống đồng), thầy cúng sính tất cả các thần thánh, ma quỷ ở địa phƣơng, cầu khấn trời đất mƣa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, hạnh phúc. Trong lễ hội này ngoại trừ một số yếu tố mê tín thì nội dung cầu mùa, vui chơi, giả trí là chính. Sau lễ cúng họ tổ chức các trò chơi nhƣ đánh yến, đánh quay, tung còn, kéo co…và một phần không thể thiếu trong hội chính là những lời Hát Iếu, Hát Cọi giao duyên làm đắm say bao tâm hồn từ lớp già tới trẻ. Ngày nay lễ hội Lồng tồng vẫn đƣợc lƣu giữ, phát huy và bảo tồn. Văn học nghệ thuật và tri thức dân gian của ngƣời Tày rất phong phú nhƣ kho tàng truyện thần thoại, cổ tích: Quả bầu, Pú luông – Gia cải, Nàng Kháy, Nàng Nhi -Nàng Khằm, truyện Kim Quý…còn lại các truyện phần lớn xuất hiện trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh xã hội gay gắt nhƣ các truyện Cảu Khay, Tua Nhi - Tua Gia, Thạch Sanh, Tống Lăn, Hán xuân - Lƣu Đài, Phạm Tứ - Ngọc Hoa, Đình Quân - Thị Xuân, Quảng Chân - Ngọc Nƣơng…Ngoài ra còn có nhiều truyện cƣời, ca dao, tục ngữ, thành ngữ…Đặc biệt ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng nhƣ ở một số nơi khác 20 có một số loại hình dân ca đáng coi trọng đó là Hát Lƣợn cọi, Hát Iếu, Hát quan Làng, Phong Slƣ… Tất cả những điều kiện trên tạo cho cƣ dân Tày ở Bắc Quang phát triển một nền kinh tế toàn diện với nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc đa dạng, phong phú; sản sinh ra nhiều hình thức sinh hoạt văn học, nghệ thuật giàu bản sắc đƣợc lƣu chuyển trong đời sống dân gian. 1.2 Khái quát về lƣợn 1.2.1 Khái niệm “Lượn”: Lƣợn là một loại hình dân ca độc đáo của dân tộc Tày. Bằng nhiều cách tiếp cận, công tác sƣu tầm nghiên cứu “Lƣợn” nói chung đã và đang mở ra những triển vọng mới đóng góp cho việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian của dân ca Tày. Cho đến nay nhiều ngƣời vẫn chƣa định nghĩa đƣợc rõ ràng về loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên qua quá trình khảo sát, nghiên cứu của một số ngƣời đi trƣớc, chúng tôi tập hợp lại những ý kiến nhƣ sau: - Vi Hồng trong: Sli Lƣợn dân ca trữ tình Tày – Nùng, có đƣa ra một số ý kiến sau: Ý kiến của các cụ nho học: + Lượn là do từ “luân” và giải thích “luân” nguyên nghĩa là cái bánh xe đang lăn. “Làm lƣợn” thì phải có bên lƣợn đi bên lƣợn lại, quay đi quay lại… không khác gì cái bánh xe lăn hết vòng này laị đến vòng khác. Nghĩa là đối đáp không dứt. + Lượn là do từ chữ “luyến” mà ra. luyến có nghĩ là móc vào nhau. Cũng nhƣ ngƣời ta “ làm lƣợn” với nhau thì câu nị phải “móc” (ăn nhập) vào câu kia và cả hai bên cũng đều muốn gắn bó với nhau. Tác giả cho rằng việc tìm nguồn gốc từ lƣợn từ một nguồn gốc Hán là không thoả đáng, đành rằng tiếng Tày, Nùng vay mƣợn tiếng Hán khá nhiều. Những loại ý kiến trên phần lớn là phỏng đoán theo cảm tính, thiếu căn cứ chắc chắn thuyết phục. Ý kiến cắt nghĩa từ nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng, tác giả đơn 21 cử hai ý kiến: + Lượn là do từ “lặn” mà ra. Lặn trong tiếng tày, nùng có nghĩa là một vòng khép kín, “lặn” là một vòng tròn hoặc là hai lƣợt đi về giữa hai địa điểm hoặc giữa hai đầu nút. Và họ giải thích: lượn thì phải có “câu trai câu gái”, nghĩa là từng “lặn” từng lƣợt. + Một ý kiến khác: lƣợn là do chữ “loặn” mà ra. “ loặn” trong tiếng Tày có nghĩa là những suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo để dạt tới cái đúng cái hay cái cần biết. Họ giải thích: làm lượn thì phải suy nghĩ thật nhanh mà câu phải hay, lời đẹp để đáp lại nhau, cho nên làm lƣợn tức là “loặn”.Tác giả cùng cho rằng những ý kiến này đều có lý của nó, nhƣng vẫn không có gì chắc chắn để mọi ngƣời có thể tin nghe. Cuối cùng tác giả nghiêng về ý kiến của cụ Nông Nguyễn Mô ngƣời Hoà An - Cao Bằng : “Từ Lượn và từ “vjén” vốn cùng một nghĩa. Ngày xƣa ngƣời ta thƣờng nói : “Lƣợn lủc” hay “Vjén lủc” - nghĩa là ru con - đều đƣợc cả. Sau này ngƣời ta cũng gọi là “lƣợn bạn” hay “vjén bạn” cũng thế”. Tác giả còn giải thích thêm từ “Vjén” trong tiếng Tày, Nùng hiện đại có nghĩa là ru. “Vjén” có nghĩa là khuyên bảo dỗ dành. Nội dung những bài lượn đúng là những lời khuyên bạn, là lời gọi rủ bạn tình, lời dỗ dành vỗ về bạn bè đồng bào, đồng loại thân thƣơng. Trong rất nhiều bài lượn những từ “khuyên bạn”, “khuyên em” rồi những nhóm từ cố định : Rủ bạn, rủ anh, rủ em cùng đi vào con đƣờng tình nghĩa luôn luôn lặp đi lăp lại. Một số khái niệm sau chúng tôi thu thập đƣợc trên mạng Internet: - Lƣợn cọi - cội là lƣợn gốc, giai điệu xuất hiện sớm hơn hai loại lƣợn then và lƣợn slƣơng. Lời lƣợn rút từ những câu rọi, một thể loại nói giao duyên xâu chuỗi theo vần, xƣớng cao giọng công khai, để những ai mến mộ cùng thƣởng thức. - Các bài Lƣợn cọi (hát giao duyên): Là những bài hát đối đáp giao duyên giữa nam nữ thanh niên, chứa đựng nội dung trữ tình trong sáng, lạc 22 quan, yêu đời; là loại dân ca phong phú và phát triển hơn cả trong đời sống tinh thần của dân tộc Tày - Nùng, là nghệ thuật diễn xƣớng dân gian mang tính nghệ thuật cao. - Theo nghĩa rộng lƣợn chỉ toàn bộ kho tàng dân ca ngƣời Tày, bao gồm cả Then ( lƣợn then), hát đám cƣới ( lƣợn quan làng), phuốc pác ( lƣợn Phuối pác) và phong slƣ (lƣợn phong slƣ), cọi ( lƣợn cọi)…Theo nghĩa hẹp lƣợn chỉ là những điệu hát giao duyên của ngƣời Tày. Cả hai cách hiểu trên đều có lí, song có lẽ phổ biến hơn cả là cách gọi tên lƣợn theo nghĩa hẹp, tức là bộ phận hát giao duyên đối đáp của ngƣời Tày.[Wikipedia Bách khoa toàn thƣ mở] Về bản chất lƣợn ở các vùng về hình thức đều giống nhau, có khác là khác ở giai điệu, tiết tấu. Cũng nhƣ tên gọi của Lƣợn Cọi, ở Bắc Quang - Hà Giang gọi là Hát Iếu, ở Lục Yên - Yên Bái gọi là Khắp Cọi... 1.2.2. Khái niệm Hát Iếu Đến nay chƣa có một khái niệm nào về Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng nhƣ ở một số nơi khác. Hát Iếu là thể loại hát dân ca chỉ dành riêng cho ngƣời chƣa vợ, chƣa chồng. Tuy nhiên, trong thực tế do sức hấp dẫn của loại hình dân ca này nên những ngƣời có vợ, có chồng, thậm chí là những ngƣời lớn tuổi đều có thể hát nhƣng phải đƣợc sự ủng hộ, đồng tình của mọi ngƣời thì mới đƣợc hát. Tiếng hát giao duyên trai gái trong Hát Iếu là vốn văn học cổ, là mạch nguồn văn hóa đáng quý của dân tộc Tày Bắc Quang. Do vậy, trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày nơi đây, Hát Iếu không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa mà còn thực hiện chức năng trao đổi tình cảm lứa đôi và biểu hiện nét đẹp phong tục tập quán mang nội dung trữ tình đằm thắm, mƣợt mà. Qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu chúng tôi tạm thời đƣa ra cách hiểu về Hát Iếu nhƣ sau: Hát Iếu là những bài hát đối đáp giao duyên giữa nam nữ thanh niên, nhằm bày tỏ tình cảm lứa đôi, ca ngợi cuộc sống. 23 1.2.3. Nguồn gốc của Hát Iếu Từ xa xƣa tới nay Hát Iếu đã tồn tại, lƣu truyền ở Bắc Quang - Hà Giang và một số vùng khác, từ ngƣời già tới lớp trẻ chúng tôi không ai biết nguồn gốc của Hát Iếu ra đời từ khi nào. Tôi có hỏi một số nghệ nhân cao tuổi về sự ra đời của Hát Iếu, họ trả lời : Thủa còn nhỏ đã đƣợc nghe các ông, các bà, các mẹ, các anh, các chị hát; Những lời hát đó đã cùng họ lớn lên và để lại dấu ấn trong lòng là tiếng nhớ thƣơng, lƣu luyến, day dứt khôn nguôi; Và có lẽ Hát Iếu có từ rất lâu rồi. Hiện nay chúng ta cũng ta chƣa thể biết chính xác Hát Iếu xuất hiện vào thời kỳ nào. Nhƣng qua nội dung và hình thức các bài hát, chúng ta có thể phỏng đoán Hát Iếu chỉ có thể xuất hiện vào thời kỳ chế độ kinh tế cá thể đã phát triển khá cao và chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã thịnh hành trong xã hội. Từ trƣớc tới nay một số nghệ nhân vẫn thƣờng hát bài “gốc Cọi” để trao gửi tâm tình: Cốc cọi dú mƣờng Mú Mú cọi dú mƣờng mƣời Cốc cọi dú Lƣơng nhan Thƣợng Đế A loàn dú nƣa pế lƣơng đông Chắng au băƣ mạy mà nhặp che thân chang thửa Mơ xít nhằng ngộ páy minh Chắng tặt tàng nhình chài thao báo Nhình chài nhằng hổn hao pay thông Cốc cọi dú lƣơng đông tạo óc Chắng lồng lot thế gian Chắng pân tính cấp đàn lí lọi Chắng tặt hặt câu cốc cọi than thƣơng Páo hăử pi táng mƣờng rụ chắc Tạm dịch: Gốc cọi ở mƣờng Mú 24 Mú cọi về mƣờng mƣời Gốc cọi giữa dƣơng gian Thƣợng Đế Rồng phƣợng trên bể Lƣơng Đông Mới lấy lá cây về khâu áo che thân Ngày xƣa còn ngây thơ chƣa biết gì Mới đặt nên đƣờng tình trai gái Trai gái chƣa biết làm sao Gốc cọi trên Lƣơng Đông tạo tiếng Mới lọt xuống thế gian Mới thành đàn tính, đàn tình Mới đặt gốc cọi than thƣơng Bảo cho anh khác Mƣờng cùng biết.[40.Tr 57,58] Trong dân gian có lƣu truyền câu chuyện: Ngày xƣa, với ngƣời Tày ở vùng sông Chảy Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái), ở vùng sông Lô Bắc Quang (Hà Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang) đều cùng có một làn điệu hát Khắp (có nơi gọi là Hát Iếu và làn điệu Hát Cọi ). Cứ mùa xuân, đến tháng Giêng, tháng Hai, anh em tổ chức đi thăm nhau, con cháu có dịp đi theo cha theo mẹ hoặc cô, bác, chú, dì… Những nam thanh nữ tú đã đƣợc học sẵn Iếu, Cọi, đi đến đâu là sẵn sàng đối chọi dân ca, giao lƣu học hỏi, tìm hiểu lứa đôi rồi nên vợ nên chồng hạnh phúc trăm năm. Mỗi lần cất tiếng Khắp tiếng Cọi, thƣờng thì cô gái thẹn thùng cất tiếng trƣớc, hỏi gốc Khắp gốc Cọi để cho ngƣời con trai trả lời: Củ pác tham minh láy, Ngoáy nả tham minh quan, Khình bang tham minh pi. Cốc khắp dú hăƣ oóc, Cốc cọi dú hăƣ mà. Lang đạng noọng tờ tham sắc nọi. Thinh hăƣ tặt tiểng hội dƣơng gian. 25 Thinh hăƣ tặt chiêng nhị lỉn xuân, Ngoác nả tham lƣờng quân hăƣ minh. Páo hẳƣ noọng khình bang chắc đởi. Nghĩa là: Cất tiếng em hỏi anh, Cất lời em hỏi đến. Thƣơng em, anh trả lời. Gốc khắp ở đâu ra? Gốc cọi ở đâu về? Hàng năm để làng quê mở hội, Đôi ta đƣợc nhộn nhịp vui xuân. Mong anh kể một lần, em biết. Ngƣời Tày Mƣờng Lai, Lục Yên truyền kể lại rằng: trƣớc đây, cuộc sống con ngƣời lao động lam lũ, vất vả lắm, đầu đội trời, chân đạp đất mà vẫn không đủ ăn. Một hôm, ông cụ già làng ra ngồi trên hòn đá bên bờ suối câu cá, suy nghĩ bên thác nƣớc chảy. Bỗng đâu có ngọn gió ào qua bụi tre nơi ông ngồi. Tiếng kẽo kẹt của hai cây tre cọ vào nhau phát ra âm thanh hòa quyện cùng với thác nƣớc chảy, nghe hay làm sao. Thổn thức lòng ngƣời, ông già tự dƣng mở miệng "hới lả" vọng theo, thấy ngƣời thanh thản, nhẹ nhõm, quên hết nỗi u buồn uẩn khuất. Ông già nghĩ rằng: Thiên Nhan Thƣợng đế đã ban thƣởng tiếng hát cho ngƣời Tày mình đây! Thế rồi, ông gọi mọi ngƣời đến truyền dạy lời hát. Lấy da ếch bọc ống nứa, căng 2 sợi dây tơ tằm rồi bện mấy sợi lông đuôi ngựa làm cung để kéo "cò cử", sau này gọi là nhị 2 dây. Lấy ống nứa tép dùi thành 7 lỗ để thổi tạo tiếng nƣớc chảy sau này gọi là sáo. Từ đấy, hát khắp hát cọi có nhị, có sáo đệm theo. Hàng năm, cứ thu hoạch xong lúa gạo, đƣa vào đầy bồ là mọi ngƣời chuẩn bị cho vui tết đón xuân, mở hội Lồng Tồng thi hát khắp hát cọi. Khi đƣợc hỏi đến gốc Khắp, gốc Cọi, chàng trai bèn lên tiếng trả lời: 26 Cằm noọng khắm là pi khan, Cằm noọng tham là pi gạ. Mƣa nận là mừa tận mƣa đai. Mì po pú tức bất tềnh hin phjoa, Chắng hăn thoong điếu mạy tẻo ca, Hả điếu mạy tẻo cót. "Hới lả" pân cằm bióoc cằm va. Mƣa nận vua tạo mà lồng thóa, Chắng tặt Iếu thiên hạ lỉn khua, Cốc khắp pi tờ so kể đoạn. Ngoac nả páo cốc cọi hẳƣ a. Mẹ luc tả bóm nà mí háy. Po luc tả nả ray mí bjoai, Thao đai tả thuôn mòn rộc nhả. Đếch tả mùn theo háy lầm me. Kế tả tạu theo háy lầm rƣờn. Mọi cần mọi phai thƣơng đởi "cọi". Nghĩa là: Lời em hỏi anh xin thƣa. Ngày xửa tận ngày xƣa. Có cụ già ngồi đánh câu trên thác đá. Mới thấy điều sự lạ. Hai cây tre "kẽo két". Năm cây nứa "ót ét" tiếng xa. "Hới lả" ông thốt lời cùng gió, Từ đấy vua cho mở hội vui, Đặt "Khắp, Iếu" ngƣời đời làm hội. Còn gốc Cọi anh kể em hay, Cọi cất lên cha bỏ cày ngoài ruộng, 27 Con vội vàng bỏ trốn lên nƣơng Gái dƣới Mƣờng hái dâu thổn thức. Trẻ bú mẹ lập tức lắng nghe Già bỏ gậy đi về quên lối. Mọi ngƣời vui khắp, cọi từ đây. Tiếng hát Khắp hát Cọi đã làm vơi đi những nỗi vất vả đêm ngày, tâm hồn thanh thản, trong sáng, tự tin nhƣ hoa mùa xuân đang nở. Nhƣ hoa phặc phiền trên núi đá đã kết nối đôi lứa trăm năm hạnh phúc.[Nguồn: http/www Báo Yên Bái.com.vn]. 1.3. Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. 1.3.1. Hát Iếu trong đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. Trong kho tàng văn học dân gian của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, hát Lƣợn Cọi (Khắp Cọi, Hát Iếu…) là thể loại dân ca rất đặc sắc của dân tộc. Nó có giá trị nhƣ hát quan họ của ngƣời Bắc Ninh, hát dân ca Bắc Bộ của cƣ dân đồng bằng Bắc Bộ. Những bài hát Lƣợn đã in sâu trong tâm hồn tình cảm của biết bao ngƣời và vẫn đƣợc lƣu truyền cho con cháu các thế hệ. Thể loại Lƣợn cũng đƣợc chia ra thành nhiều loại nhƣ hát ví, hát giao duyên, hát đố, hát ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, phản ánh khát vọng của ngƣời lao động muốn vƣơn lên làm chủ cuộc sống, xây dựng hạnh phúc lứa đôi… thông qua những bài hát đó, thanh niên nam nữ có dịp làm quen với nhau, có ngƣời dùng bài hát để bày tỏ lòng với ngƣời mình yêu, khi đến nơi khác mà không đƣợc mời hát đã mất mặt rồi, nhƣng còn đáng xấu hổ hơn là đƣợc mời mà không biết hát. Vì thế, để khẳng định đƣợc mình họ thuộc rất nhiều bài hát và có tài ứng đối rất nhanh.Với ngƣời Tày nơi đây cũng vì đối chọi Iếu mà bao chàng trai cô gái nên vợ, nên chồng; cũng vì câu hát mà bao ngƣời đã có gia đình chạy theo tiếng gọi của tình yêu thuở xa xƣa không đến đƣợc với nhau. Địa điểm các cuộc Hát Iếu đều không nhất định, thƣờng vào ngày xuân, lễ tết, đình đám vui chơi (trừ đám ma không đƣợc hát). Họ hay hát vào ban 28 đêm, chủ yếu là hát với ngƣời ở khác thôn bản, xã đến…Đời tiếp đời, năm tiếp năm, tiếng hát Khắp, Iếu, Cọi đƣợc lƣu truyền mãi mãi. Nhƣng gần hai chục năm trở lại đây ngƣời hát đã bớt đi, tầng lớp trẻ không còn tìm hiểu nhau qua Hát Cọi Hát Iếu, qua lời đối chọi dân ca nữa. Tìm hiểu Hát Iếu của ngƣời Tày ở Bắc Quang – Hà giang là một vấn đề rộng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình ở một khía cạnh vấn đề là tìm hiểu vài nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu thông qua lời Hát Iếu. Từ đó, chúng tôi cố gắng khám phá tâm thức của ngƣời Tày trong loại hình dân ca trữ tình này. Những bảo lƣu về giá trị tinh thần của cƣ dân Tày nơi đây đƣợc khám phá trong thế giới nghệ thuật của Hát Iếu có thể nói đã tạo nên một gƣơng mặt dân ca độc đáo trong nhiều gƣơng mặt khác của dân ca các dân tộc Việt Nam. 1.3.2. Khảo sát, phân loại Trong dân gian, Lƣợn là một hình thức có từ lâu đời, Lƣợn còn là một từ thuần dân tộc để chỉ âm thanh hát lên với những làn điệu khác nhau, Nói chung Lƣợn bao gồm toàn bộ dân ca trữ tình Tày, Nùng. Tuy vậy nhiều ngƣời dễ hiểu nhầm giữa Lƣợn và các điệu Lƣợn nhƣ: Lƣợn Then, Lƣợn Nàng ới, Lƣợn Cọi, Lƣợn Slƣơng…Cũng nhƣ dân tộc Kinh có làn điệu hát Quan họ, hát Cò lả, hát Trống quân, hát Ví…Chúng ta có thể tìm hiểu rõ về một số điệu Lƣợn của dân tộc Tày theo Tác giả Vi Hồng trong cuốn : “Sli, Lƣợn dân ca trữ tình Tày - Nùng” có khái quát một số điệu Lƣợn nhƣ: “Lƣợn then, có nghĩa là lƣợn tiên - Điệu lƣợn thanh cao nhƣ “tiên giới”, “tiên cảnh”. Lƣợn nàng ới, có nghĩa là điệu lƣợn gọi bạn tình tha thiết. Nàng ới có nghĩa là “em ơi” và cũng là những từ mở đầu cho mỗi trổ của làn điệu này. Lƣợn cọi, cọi có ngƣời cho là từ tiếng Kinh mà ra - cọi là gọi. Lƣợn cọi - là lƣợn “gọi bạn tình”! 29 Lƣợn sƣơng - là những lời lƣợn yêu thƣơng, tha thiết - Sƣơng có nghĩa là thƣơng - thƣơng chứ không phải yêu đƣơng. Lƣợn nài, lƣợn kết, lƣợn pjảc là những chƣơng khúc của một cuộc lƣợn”. Tác giả nhận định: Những cách phân loại trên của dân gian không theo một quy tắc nào cả, khi thì căn cứ vào hình thức diễn xƣớng, khi thì căn cứ vào nghi thức lƣu hành, khi thì căn cứ vào đề tài hoặc vào các làn điệu, khi thì căn cứ vào hình thức tồn tại, phƣơng thức lƣu truyền để phân loại…Riêng theo tác giả thì cho rằng: “Nếu cần phân loại Lƣợn thì chỉ cần phân thành hai loại: - Sli, lƣợn tự sự - Sli, lƣợn trữ tình. Sli, lƣợn tự sự chủ yếu là một hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng, có mang hơi thở trữ tình. Sli, lƣợn trữ tình chủ yếu là những lời trò chuyện tâm tình giữa thanh niên nam nữ, nhƣng vẫn không hoàn toàn gạt bỏ những bài mang tính tự sự”.[19. Tr.35,36]. Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng có nhiều làn điệu hát Lƣợn khác nhau nhƣ: Then, Lƣợn Cọi, Lƣợn Nàng ới, Phong thƣ...Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu làn điệu Hát Iếu, một tên gọi riêng nhƣng vẫn có những đặc điểm chung với hát Lƣợn nói chung của dân tộc Tày. Qua quá trình khảo sát, điền dã, tìm hiểu Hát Iếu ở Bắc Quang chúng tôi thấy hình thức Hát Iếu cũng giống nhƣ Lƣợn cọi, song nổi bật lên một số loại Hát Iếu sau: Iếu định rƣờn (định duyên) Iếu phặt phòng (dậy sóng - quấn quýt) Iếu Sỏi (Iếu kháy) Iếu tạ (Iếu đố) 30 Iếu Định rƣờn (định duyên) diễn ra khi có khách từ bản, mƣờng hay khác xã đến chơi. Trong không gian, địa điểm chủ yếu là nhà sàn “khách” đƣợc “chủ” tiếp đón ân cần bằng hình thức “chủ” mời những ngƣời trong bản có tài đến cùng thi Iếu với “khách. Đầu tiên là đặt câu trai lạ đến bản, gái bản Iếu trƣớc. Mở lời thƣờng là lời xin phép của “noọng”: Giờ khuất cần thôi khảu lừ páy Tôi thí lạu thôi bôm piềng pàn lừ páy Nhắc bôm oóc hoỏng hoóng hẳƣ pi so toan Nhắc bôm oóc hỏng chang hẳƣ lan so lỉn (Giờ tuất nhà cơm xong chƣa đấy Tất cả đã dọn xong mâm bàn chƣa đấy Sắp mâm ra gian trái cho em xin thƣa Nhắc mâm ra gian giữa cho cháu xin hát). [8. Tr.34] Tiếp đó bên “chủ” tiếp tục Iếu nài, Iếu mời cho “khách” mở lời mới thôi. Từ đó giữa “chủ” và “khách” đối đáp giao duyên, bày tỏ tình cảm, tâm trạng, sự quan tâm lẫn nhau. Khi hát giao duyên với nhau ngƣời ta thƣờng dùng Iếu Định duyên, xen vào đó là những câu Iếu Phặt phòng để bày tỏ tâm trạng, cảm xúc của các chàng trai cô gái trong tình yêu. Chẳng hạn đây nỗi lòng thầm kín nuối tiếc của chàng trai khi cô gái bỏ đi lấy chồng. Chàng trai đã mƣợn hình ảnh: “Tả điêu co bióoc lục luôc khác loay” để nói lên sự lẻ loi, trơ trọi trong lòng mình: Chiêng thoong nặm noòng ỏi lup đon Nặ bốc pioa lồng phoòng đởi ngƣơc Tả điêu co bióoc lục luôc khác loay Cạy noọng đảy phua đay mí chứ (Giêng hai nƣớc lũ cỏ ngập cồn Nƣớc cạn cá xuôi dòng đi mất Bỏ mình bông hoa tím khác trôi 31 Cậy em đƣợc chồng sang không nhớ). [8.Tr.61] Hay hình ảnh “Bióoc mặn” nở xen lá xen ngọn nhƣ lòng em có hai hƣớng để anh không dám kết: Bióc mặn phống khuồn băƣ chắn nhot Tổn công lọi co bióc pân đuông Noọng tao au cần táng mƣờng mà lit Tả điêu pi nòn vin phiác mƣơi Đảy soỏng noọng chê cuôi nả múng Pi chắc pi mí giám toan Chắc noọng giam vằn pi mí giảm kết. (Hoa mận nở xen lá xen ngọn Tốn công chắp cánh hoa thành bông Em lại thấy ngƣời khác Mƣờng đến gõ Bỏ mình anh nằm vắng phơi sƣơng Đƣợc sỏng em chê mặt bủng Anh biết chẳng dám yêu Biết em giam lòng anh chẳng dám hƣớng). [40. Tr. 50,51] Thời gian Iếu diễn ra rất dài có thể thâu đêm đến sáng. Còn Iếu sỏi ( Iếu kháy) thì ít dùng hơn, thƣờng chỉ dùng trong những trƣờng hợp khi họ muốn nói trả miếng, chê bai hoặc không vừa lòng nhau. Chẳng hạn nhƣ có bài Hát Iếu “Lồng đoay” (xuống thang) cƣời chê ngƣời con gái già rồi nhƣng vẫn chƣa lấy đƣợc chồng thật thấm thía: Lồm pặt khửn cốc túm hua nà Pú gia thẳm phuc phà vạy thả Pi nay thâng pi nả noọng pay Thoong mừng chổm hua đoay lồng lang 32 (Gió thổi lên gốc xổ đầu thôn Cha mẹ sắm chiếu chăn để đợi Năm nay sang năm nữa em đi Hai tay chống cầu thang xuống bãi. [40. Tr.45,46] Ta cũng bắt gặp một anh “Chồng ở bẩn” trong cuốn Iếu dân ca dân tộc Tày của tác giả Hoàng Văn Chữ sƣu tầm: Phua noọng pi hăn giá Nung băƣ thửa cáp ná mạy pàu Thứ cái khăn lau năng noỏng Nả piác hả căm khày Cói dú quay chăƣ lac (Chồng em anh thấy rồi Mặc chiếc áo nhƣ mo cây vầu Dùng chiếc khăn lau vỏ sui Trên trán năm nắng ghét Ở xa nhìn buồn nôn). [8. Tr.31] Riêng Iếu đố diễn ra khi ngƣời hát muốn kết thúc cuộc chơi, thƣờng một bên nam hoặc nữ đƣa ra câu đố, bên đối tƣợng phải hát đối lại, khi hát trả lời đƣợc rồi thì có thể đặt ra câu đố, tình huống khó hơn cho ngƣời đã đố mình lúc trƣớc. Cứ nhƣ vậy hai bên đối đáp nhau cho tới bên nào đó thua thì thôi, thậm chí bên thua còn tỏ ra cay cú, ấm ức về nhà mất ăn, mất ngủ, rồi bằng mọi cách tìm dịp khác để hát cho thắng hoặc cho thoả lòng mới thôi. Nhìn chung sự phân loại trên chúng tôi chủ yếu dựa vào hình thức tồn tại và phƣơng thức lƣu truyền của Hát Iếu để phân loại, Do điều kiện sƣu tầm còn hạn chế nên chúng tôi chƣa khám phá thêm đƣợc những bài Hát Iếu mang những nội dung khác trong kho tàng dân ca của dân tộc Tộc Tày ở Bắc Quang Hà Giang. Riêng Hát Iếu tuy có nhiều điểm tƣơng đồng với các loại hình dân 33 ca Lƣợn khác song chủ yếu nó vẫn thuộc thể loại lƣợn trữ tình nhƣng cũng không phải hoàn toàn mất đi yếu tố tự sự. 1.3.3. Hình thức diễn xướng trong Hát Iếu. Hình thức diễn xƣớng trong dân ca của các dân tộc đều có những cung cách tiến hành khác nhau, điểm khác nhau đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt, nét tâm lý và phong tục tập quán của các dân tộc. Chính những điều đó đã tạo nên đặc điểm riêng mang tính đặc thù về sinh hoạt dân ca ở mỗi vùng, mỗi dân tộc anh em. Nói riêng về diễn xƣớng trong Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, qua quá trình thực tế điền dã ở một số vùng trong huyện và qua các tài liệu tin cậy của giới nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: Hình thức Hát Iếu của ngƣời Tày ở đây tƣơng đối phong phú, nhƣng chủ yếu là hình thức hát có lề lối, tổ chức và đôi khi chúng ta bắt gặp hình thức hát tự phát đơn lẻ. Hát tự phát đơn lẻ không phụ thuộc vào thời gian, không gian và ngƣời hát không có ý nghĩ rằng mình làm văn nghệ; còn hát có tổ chức, lề lối lại đƣợc tổ chức theo nghi lễ khá chặt chẽ. Sự phong phú trong hình thức hát tự phát đơn lẻ của đồng bào Tày ở đây nói lên nhiều mặt trong cuộc sống giàu bản sắc, mang tính đặc trƣng, thể hiện kho tàng ngôn ngữ hằng ngày khá dồi dào của quần chúng lao động mà trƣớc hết là nam nữ thanh niên lao động cần cù, chăm chỉ khép kín nơi bản làng. Đối với hình thức hát có tổ chức, lề lối thì nội dung._.ộc,H. 20. Nhƣ Hoa ( 2002), Văn hoá ứng xử các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, H. 21. Nguyễn Chí Huyên (chủ biên), (2002), Nguồn gốc lịch sử tộc ngƣời Tày vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn học dân tộc,H. 22. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục,H. 23. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên), (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, H. 24. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), (1997), Kho tàng diễn xƣớng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, H. 25. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb KHXH, H. 26. Nguyễn Xuân Kính (1998), Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH, H. 27. Hoàng Ngọc La, Hoàng Văn Toàn, Vũ Anh Tuấn ( 2002),Văn hoá dân gian Tày, Sở văn hoá - Thông tin Thái Nguyên. 28. Đinh Trọng Lạc, (2003), 99 Phƣơng tiện và Biện pháp Tu Từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 29. Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ (1984), Văn hoá Tày - Nùng, Nxb Văn hoá, H. 30. Lã Văn Lô, Đăng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lƣợc giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng,Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, H. 31. Đặng Văn Lung (1997), Nghiên cứu văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Tập 1, Nxb Văn hoá dân tộc. 32. Cung Khắc Lƣợc, Lê Bích Ngân (1987), Lƣợn cọi Tày - Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc 33. Hoàng Minh Lƣờng (2001), “Quan niệm về nghệ thuật trong văn học cổ 130 truyền các dân tộc thiểu số”, Luận án Tiến sĩ. 34. Triệu Hữu Lý (1990), Dân ca Dao, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc,H. 35. Hoàng Tuấn Nam ( 1997), “ Ngƣời Tày Kin Chiêng”, Tạp chí nguồn Sáng , (3). 36. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H. 37. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, H. 38. Trần Đức Ngôn (1990), “ Một số vấn đề lý luận chung quanh việc nghiên cứu văn bản văn học dân gian”, Văn hoá dân gian (3), H, Trang 16-19.Tạp chí nguồn sáng, số3. 39. Trần Đức Ngôn (2000), “Những đặc trƣng của văn bản Văn hoá dân gian” in trong Góp phần nâng cao chất lƣợng sƣu tầm, nghiên cứu Văn học văn nghệ dân gian, Nxb Văn hoá dân tộc, H, trang 21-37 40. Hoàng Minh Nguyệt, (2009), Một số bài Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. (Tài liệu sƣu tầm ). 41. Võ Quang Nhơn ((1983), Văn học dân gian các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 42. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, Nxb Văn học, H. 43. Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn, Nxb dân tộc. 44. Nhiều Tác giả (1974), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb KHXH, H. 45. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb KHXH, H. 46. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian, những phƣơng pháp nghiên cứu, Nxb KHXH, H. 47 Nhiều Tác giả (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Viêt Nam, Viện văn học dân tộc,H. 48. Nhiều Tác giả (1993), Văn hoá dân gian Cao Bằng, Hội văn nghệ Cao Bằng 131 49. Nhiều Tác giả (1998), Văn hoá dân gian, Sở văn hoá thông tin Yên Bái. 50. Lục văn Pảo (sƣu tầm và biên soạn), (1994), Lƣợn cọi, Nxb Văn hoá dân tộc, H. 51. Lê Trƣờng Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb GD. 52. Hoàng Phê (chủ biên), 2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 53. Hoàng Quyết, Triều Ân , Hoàng Đức Toàn (1996), Từ điển văn hoá cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hoá dân tộc,H. 54. Hoàng Văn Trụ (1997), Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB VHDT, H.5 55. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại - Bộ GD & ĐT - Vụ giáo viên - H. 56. Trần Đình Sử (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H. 57. Sở văn hoá thông tin Việt Bắc, (1974), Bƣớc đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc, Nxb Việt Bắc. 58. Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 59. Ngô Đức Thịnh (1990), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc. 60. Trần Ngọc Thêm (1997), cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 61. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam ( In lần thứ 4 Có sửa chữa và bổ sung), Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 62. Lâm Tiến (1995), Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb văn hoá dân tộc. 63. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục. 64. Nông Quốc Tuấn (2006), Văn hoá phi vật thể dân tộc Tày - Đề tài thuộc khuôn khổ Dự án: “Sƣu tầm cấp thiết di sản văn hoá về con ngƣời và cộng đồng gắn với môi trƣờng sinh thái nhân văn vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang”, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bộ văn hoá thông tin. 132 65.Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân uỷ ban nhân dân Tỉnh Hà Giang, (2001), Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891 - 2001), Nxb Chính trị Quốc gia. 66. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (quyển 3),(1992). Tổng tập văn học các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, Nxb KHXH, H. 67. Trần Quốc Vƣợng chủ biên (2005), Cơ Sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 68. Phạm thu Yến, (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, H. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ BÀI HÁT IẾU TIÊU BIỂU CỦA NGƢỜI TÀY BẮC QUANG - HÀ GIANG 1. Những bài Hát Iếu “Định rƣờn” (định duyên) Chài: Giờ khuất cần thôi khảu rụ páy giờ rạu Cần thôi bâm đế chiềng pân rụ páy Nhắc bâm óc hỏng hóng là pi so toan Nhắc bâm óc hỏng chang là vằn pi so lỉn Vằn nạy pi dú rƣờn khau vài nà chả Chắng hăn báo thíp hả mà mƣờng Mự nay pi khen mạ nà đon Chắng hăn thao tỏn thào mà tô Giờ nạy pi so đọc thố cón chàu Khuyên mất là vằn pi khuyên mắƣ Khuyên au nặm pắn pí khửn bâm Khuyên au noọng khình châm khăm nạy Khuyên đảy pi chăng khuyên ăn Vằn pi khuyên ăn buốp lai chà Khuyên ăn qua lai chặng. Chủ rƣờn ới chủ rƣờn Chủ rƣờn năng bấu sôi bấu dục Sôi dục thao táng bản khan Lan sôi dục thao táng mƣờng khan lả. Mạy pàu răng mừa thọn lai rac thao lác Răng mừa thọn lai chăƣ Hẳƣ pi pảu cằm hăƣ thúc toọng Hẳƣ pi phọng cằm chăƣ chắng thúc tâm Mƣa pân noọng khình châm chắng toọng Vằn noọng khan mà bấu lo phua noọng đá Phua noọng đá vằn pi khác têm moằƣ nhá mừa van Khảu thay téng bâm tòng vàn Mừa lôi mừa lội thâng hỏng chang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 Mừa vàn thang hỏng hóng Phua noọng thƣ cằm nọi cằm ón Tó rà và páo noọng lƣơng nga cứ lỉn. Chập boóc lỉn đởi boóc thắc Không chập lầm lỉn đởi lầm thắc thi Chuc lừ boóc quá tri là thôi lỉn đởi Căn thắc chặp cà va bấu lo pân Mí lỉn đƣởi căn thắc thi cà va bấu lo pân rƣờn Pân lƣờn là vằn pi còi tả Pân mả là vằn pi còi doàng Bấu lo pi chèo tàng chèo noọng Đăm đếch dú táng bản pi đay Đăm đản dú táng mƣờng pi đay Chụ loàn rƣơng dú táng sử pi đay Vằn pi bấu pân rằm đảy pét Bấu pân kép đảy nem. Lỉn là lỉn chặp mòn bƣơn tham chuc lừ mòn quá thí là thôi Nhình khay pác: Chíp mừng lan xo páy Ngoáy nả lan xo chiềng Lan xo chiềng mừa po đế lả chiềng me cuông lƣờn Lan chiềng mừa quan viên quỷ chức Cằm lan ủa bấu thúc bấu pân Bất nhân lan mà thần chốn nạy Chiêm đếch nọi lan mí đảy tạu cằm yếu khổ lai Giờ đay lan xo pản cằm khôn kéng cằm ngoan tó nả lảu Cằm lan tốc nƣa lảu nhà khua Thảu ké năng dƣờng nƣa dá tách Chiêm đếch lan páyđảy học thách nọi lài luộc páy thông Giờ nạy lan mà thông so lọi Cằm lan ủa tằng tơi lý long Chăng pân lấm may mòn lƣờng thán téng chạu Chiêm đếch vằn lan bấu đảy học cằm iếu khổ lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 Thíp giờ chắng đảy giờ nạy moac Pác giờ chắng đảy giờ nạy đay Giờ đay nọng khay pác Giờ moác noọng khay khò Khay khò đƣởi lƣờng thang noọng vọng. Trai: (Giờ tuất nhà cơm xong chƣa đấy Tất cả đã dọn xong mâm bàn chƣa đấy Sắp mâm ra gian trái cho anh xin thƣa Nhắc mâm ra gian giữa cho anh xin hát Hôm nay anh chăn trâu ruộng mạ Đƣợc thấy gái mƣời lăm đến mƣờng Hôm nay anh chăn trâu đồng cao Đƣợc thấy gái đƣờng xa đến trọ Cho anh xin mở sổ trƣớc giờ Xin rồi anh xin tiếp Xin dòng nƣớc xoáy tròn Lên tận mâm cơm nhỏ Xin rồi tôi anh xin tiếp Xin cô noọng tối nay Về nhà chồng cho kịp Xin đƣợc anh mới xin Họ hàng anh xin nhé. Xin đi rồi xin lại Tiếng anh nhƣ xơ mƣớp Nhiều chặng đƣờng anh xin Đón em về cho kịp Chủ nhà ơi chủ nhà Chủ ngồi trên uống nƣớc Con gái ngƣời đẹp quá Tiếng thơm lan khắp làng. Cây vầu nào nhiều rễ Cây vầu nào nhiều măng Cho anh thổi phép màu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 Nói những lời chân thật Khi nào noọng đổi ý Là ngày trả lời anh Chồng có mắng nhiều lời Anh xin đi tạ lỗi Tạ lỗi tận giữa nhà Têm trầu đến anh van Đến khi chồng hết giận Chúng mình đến với nhau Hoa đất và hoa xuân Không thành thì gần chút Mai sau hoa quá thì Còn đâu yêu đƣợc nữa Mới gặp đâu thành duyên Chắc gì thành nhà cửa Anh hát ca trong lòng Đừng sọ anh hại noọng Đêm xuống khắp làng trên Đêm xuống khắp mƣờng dƣới Đêm xuống có trăng rằm Họ yêu nhau khắp chốn Đêm xuống có trăng rằm Tay cầm hoa nắm nem Thƣơng thì thƣơng ngay nhé Tình ai sắp quá thì Gái hát đáp lời: Chắp tay tôi xin nhé Ngoảnh mặt tôi xin trình Xin trình quan, quý tử Lời không thổi mà thành Lấy thân mình để ngỏ Từ nhỏ không biết hát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 137 Xin nói lời đón đƣa Đừng cƣời tôi nói Đừng trách lời tôi xin Tôi đâu nào nói thách Thông tỏ hết mọi đƣờng Đến giờ tôi xin hát Nói cả đời không hết Nhƣ chỉ tằm đƣa nôi Từ nhỏ không biết Iếu Mƣời giờ mới có một giờ Trăm giờ mới chọn đƣợc Giờ này em xin đáp lời Bắp chuối ơi mở ra Cất giọng mọi ngƣời hiểu. Tuộng piặc nhình chài Nhình: Thân pi mà chặu noọng thắm viêc chặu páy đay nai Vằn pi mà thoai noọng thắm viêc thoai páy đảy tuộng noọng so tuộng Piặc hăn tôi cáy đăm lạ lác hẳƣ mà Đảy hăn báo táng xạ la loác hăƣ mà Ca hẳƣ noọng phằn đăm rụ chắc Rụ là pi dú phƣơng bắc mà thâng Khuyên ăn pi khứn dƣơng ngân đối noọng Khuyên nhắc dớ khuyên nháy Khuyên đảy vằn noọng chắng khuyên au Dá hẳƣ nọong khửn pù khau nắc nƣơi. Cáy bản tấp pích chúa khăn là khăn Cáy thuốn tá the lằng mà loạn Khan mà dớ khan mà pi ơi Khan mà noọng khan giá Mí lo cằm pi cá tốc tôm Bấu lo khoăn khình châm tốc đắc Khần bấu lo mìa pí đá Noọng khác nhém mần nhá mừa vàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 138 Kim ngân lót bâm pàn mừa lội Mừa lội tặt hóng chang Mừa vàn tặt hóng hỏng Phác căn hẳƣ pi cá tón au Dá hẳƣ noọng vọng than nắc nƣới. Đối đáp trai gái Gái: Anh về sớm gặp noọng bận việc sớm. Anh về muộn bận việc chƣa chào đƣợc em Thoạt nhìn thấy đôi gà đen lạ hoắc tới chào Thoạt nhìn thấy trai lạ hoắc đến thăm Thứ lỗi cho noọng chăn đen nên không biết Chắc là anh ở phƣơng bắc tới chăng Chắc là anh tới Dƣơng Ngân với noọng Nói đi rồi nói lại Nếu thƣa đƣợc noọng mới dám thƣa Để noọng lên núi cao nhẹ nhàng Gà nhà vỗ cánh gáy là gáy Gà rừng trốn nơi ngủ về tới Trả lời đi trả lời đi anh Thƣa rồi noọng thƣa lại Không sợ lời anh rơi vãi Không sợ hồn anh xiêu lạc Không sợ vợ anh ghen Noọng sẽ têm trầu về xin Kim ngân lót mâm vàng về lỗi Về lỗi tận gian trong Về xin tận gian giữa Gửi lời cho anh ơi đón lấy. Chớ để noọng buồn than đau đớn. Chài: Chiêm đếch tàng khêm may po me mí páo Tàng lín chu va đáo po me mí thon Chống vạy pi mừa thon đắy thay Thon đáy pi còi váy tao mà Noọng mắƣ mí chê là coi kết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 Từ bé đƣờng chỉ thêu cha mẹ không bảo Đƣờng yêu đƣơng bố mẹ không cho Chống gậy anh đến hoạc với thầy Học đƣợc anh sẽ lại quay về Nếu noọng không chê ta sẽ kết đôi. Nhình: Nhƣợc lăng pi mì rƣờn đoạn gía Tàng lín pi chắng va chạm va ƣơn va nái. Nhƣợc bằng anh có gia đình rồi thôi Đƣờng yêu anh mới nói đi nói lại thêm lời Chài: Thíp ơn thêm giạ bái ơn cần Ơn mừa noọng khình châm đáp lại Thân pi nhằng chắng thon thói Đếch nọi chắng thon cằm lừ Giám kết bạn đối noọng khao tó ké. Mƣời ơn, thêm xin lại cảm ơn ngƣời Ơn về noọng có lời đáp lại Thân anh chƣa có nơi chốn nào Còn trẻ quá chƣa biết nói lời hay lời đẹp Dám kết duyên với noọng đến tận già nua. Nhình: Cú tin đé lín la nhang pa nọi tin thí Noọng tặt hẳƣ pi mừa chầm rƣờn mắƣ tơi cố là chầm. Bƣớc chân đi chơi xuân, bƣớc chân chầm chậm Noọng mở đƣờng anh về nhà mới là mừng Chài: Pi mịn tắc heo pài Pi chai tắc heo hé Khảm pi nay chắng còi đảy thé tẳng rƣờn Chú rƣờn chắng lặp poại khầm tháy Khảu đông pay chầm chọn đáy tham thíp lằm Chắng đáy lằm mạy me Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 Khẳm đông ké quén nộc nu Hẳm mạy dú tềng pù lâm luật pịa khoan bán thâng thân Chú rƣờn nghị taolăng chắng ngứn Chắng pay vân lac lan dú sẳƣ sáng mà hƣa Nhắc mạy khứn tông kừa bắc bong pích cáy thàm pác mạ mòng xong Thau me kéng thau cón khứn tắng. Năm ngoái tốc mái nhà Năm kìa tốc trái sau Sang năm nay mới xem đƣợc ngày dựng nhà Ở nhà mới mài dao thật sắc Vào rừng lựa chặt cây Vào rừng già đuổi chuột, đuổi chim Chặt cây trên đồi cao bằng dao bằng rìu Ở nhà nghĩ đằng sau thấy ngán Mới đi nhờ ngƣời lạ về hộ Nhấc cây lên nơi bằng đục đẽo Cánh gà vỗ võ ngựa khua vang Cột cái cùng cột nhỏ dựng lên. 2. Một số bài Hát Iếu “Phặt phòng”(dậy sóng) Khẳm khắc Khẳm khắc loọng búa bẳng mạy quân Bƣơn hăn nả luc cần bƣơn bấu Bƣơn hăn nả chụ cáu bƣơn đai Tông bạn mọ tông lai thíp hả Tông bạn mà hăn nả khào bang Cổm hua lồng giƣờng chang là dú Lọi lọi mọ tôi thú thiểu kha Tôi thú thiểu kha cụng mọ thoong thinh là thiếu bạn Bƣơn nay chắc bƣơn hâng mèng lọong Mèng loọng pắn săử sảng đua nòn Nặm phioa tốc mƣa mon pân pế Chắc pân mạy pân thế mí tông Tông khảu nả luc cần tông bấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141 Thƣơng căn phác cằm pián mà là. Khẳm khắp gọi trong ống cây quân Biết thấy mặt con ngƣời không nhỉ Thoáng thấy mặt bạn thoáng không Mong bạn nhƣ mong trăng giữa tháng Ngóng bạn chẳng thấy bạn xinh tƣơi Cúi mặt xuống giữa đƣờng ta ở Trơ trọi nhƣ chiếc đũa lẻ đôi Chiếc đũa lẻ đôi nhƣ đôi ta lẻ bạn Tháng này biết tháng gì ve gọi Ve gọi quanh chiếc gối ta nằm Nƣớc mắt rơi gối hoa nhƣ bể Biết mối tình dang dở không yêu Yêu theo một con ngƣời hút bóng Thƣơng nhau đƣa nỗi vắng về ta Hoa “mạ” Hoa “mạ” nở trên núi cọng vàng, Anh yêu em giữa mùa hoa nở. Bƣớc chân rời tay nhau quên ngay. Đêm ngày anh còn nhớ hay không nhớ, Quen nhau từng nét ở em buồn. Buồn lắm ở mỗi ngƣời một bản, Gió thổi tàu lá héo bâng khuâng. Buồn lắm ở mỗi ngƣời một mƣờng, Gió thổi bức thƣ tình khó tới. Bióc mặn Bióc mặn phống khuồn băƣ chắn nhot Tổn công lọi co bióc pân đuông Noọng tao au cần táng mƣờng mà lit Tả điêu pi nòn vin phiác mƣơi Đảy soỏng noọng chê cuôi nả múng Pi chắc pi mí giám toan Chắc noọng giam vằn pi mí giảm kết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 142 Hoa mận Hoa mận nở xen lá xen ngọn, Tốn công chắp cánh hoa thành bông. Em lại thấy ngƣời khác mƣờng đến gõ, Bỏ mình anh nằm vắng phơi sƣơng. Đƣợc soỏng em chê sọt mặt bủng, Anh biết chẳng dám yêu. Biết em giam lòng anh chẳng dám hƣớng. Mèng loọng Đông luông đảy nghìn thiêng mèng loọng Toọng pi bấu lìa noọng thắc giờ Điếp căn mắc thảy thân tờ khát Thƣơng căn ná chắc piai mừa rƣờn. Ve gọi Rừng đua rộn tiếng ve than vọng, Anh chẳng muốn vắng em một giờ. Nhớ nhau trong lòng thêm vƣơng vấn, Thƣơng nhau chẳng muốn bƣớc về nhà. Cằm thắng Hom mí quá bióc khảu Hom quả mí quá bióc va miài Phai phai mí lừm càm noọng thắng Thíp pi nặm nhằng ắng đăƣ chăƣ. Lời dặn Thơm chi bằng hoa lúa, Thơm dịu chẳng qua nhị hoa nhài. Dù chết không quên lời em dặn, Mƣời năm nƣớc còn ứ trong tim. 3. Một số bài hát“Iếu Tạ” (Iếu đố) và “Iếu sỏi"(Iếu Kháy) Nặc kể lừa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 143 Thức lăng tƣợng chƣợc phẳn chƣợc phƣa Thức lăng tƣợng bàn cờ phá mác Thức lăng tƣợng bàn hạc tiêm nhàu Thức lăng tƣợng quân chàu quyét nặm Thức lăng tƣợng bản khẳm cần ynh Thức lăng tƣợng làng lình che đét Thức lăng tƣợng quét nặm thiên lý pay mà Thức lăng tƣợng quét nặm phòng ba pay tao Thúc bấu lả thúc bấu Thúc bấu noọng còi páo còi toan Bấu thúc noọng còi toan pay lỉn lại Hẳƣ pi dú cửa đại đảy ơn. Đố thuyền Thức gì tựa dây sắn dây bừa Thức gì tực bàn cờ trong vƣờn quả Thức gì tựa bàn hạc têm trầu Thức gì tựa quân mình quét nƣớc Thức nào tựa bản thẳm ngƣời xa Thức gì tựa chiếc muôi che nắng Thức gì tựa quét nƣớc thiên lý đi về Thức gì tựa mƣa gió phong ba bão bùng Không phải, có phải không Nếu đúng noọng khẽ nói, khẽ khuyên răn Nếu đúng noọng sẽ đến chơi nơi này Để anh tựa cửa đại hàm ơn. Đáp: Chƣợc lừa tƣợng chƣợc phẳn chƣợc phƣa Hua lừa tƣợng bàn cờphá mác Chang lừa tƣợng bàn hạc tiêm nhàu Dầm lừa tƣợng quân chàu quét nặm Thau lừa tƣợng bản khẳm cần ynh Pài lừa tƣợng làng lình che đét Thao lừa tƣợng quét nặm thiên lý pay mà Quát lừa tƣợng quét nặm phòng ba pay tao Thúc bấu lả thúc bấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 144 Thúc bấu noọng còi páo còi toan Bấu thúc noọng còi toan pay lỉn lại Hẳƣ pi dú cửa đại đảy ơn. Giải đố thuyền Dây buộc thuyền tựa dây sắn dây bừa Mũi thuyền tựa bàn cờ vƣờn quả Giữa thuyền tựa bàn hạc têm trầu Dầm thuyền tựa quân mình quét nƣớc Cột buồm thuyền tựa bản thẳm ngƣời xa Mái thuyền tựa chiếc muôi che nắng Mái chèo tựa quét nƣớc thiên lý đi về Quạt nƣớc tựa mƣa gió phong ba Phải không có phải không Nếu đúng noọng khẽ nói khẽ khuyên răn Nếu đúng noọng sẽ đến chơi nơi này Để anh đƣợc tựa cửa đại hàm ơn phiắc cát Nhình: Phiắc cát van đon thài lai poỏng Po chài lai toọng buôn hăn Phiắc cát van đon tắm Po chài pay chang khăm buôn hăn. Chài: Phiắc cát van đon thài lai poỏng Me nhình mì lai toọng buôn hăn Phiắc cát van đin đăm Me nhình pay chang khăm thƣa bốc Rau cải Gái: Rau cải gieo đất cát nhiều dóng Con trai lắm lòng trời oán Rau cải gieo đất đồi Con trai hay đi đêm trời thấy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 145 Trai: Rau cải gieo đất cát nhiều dóng Con gái có lắm lòng trời oán Rau cải gieo đất đen Con gái hay đi đêm heo bắt. Lồng đoay Lồm pặt khửn cốc túm hua nà Pú gia thẳm phuc phà vạy thả Pi nay thâng pi nả noọng pay Thoong mừng chổm hua đoay lồng lang Xuống thang Gió thổi lên gốc xổ đầu thôn Cha mẹ sắm chiếu chăn để đợi Năm nay sang năm nữa em đi Hai tay chống cầu thang xuống bãi. (Ngƣời sƣu tầm: Hoàng Minh Nguyệt, ngƣời dịch: Hoàng Bình Dựng và Hoàng Minh Nguyệt, dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 146 PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ KHẢO SÁT VỀ HÁT IẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG HÀ GIANG. 1. Ông Hoàng Văn Chữ (74 tuổi) Quê ở xã vĩnh phúc huyện Bắc Quang - Hà Giang, nguyên là cán bộ Ty văn hoá Hà Tuyên nay đã nghỉ hƣu cho biết: Hát Iếu là một loại hình dân ca độc đáo của ngƣời Tày ở Bắc Quang, phần lớn đƣợc phân bố ở khu vực xã Đồng Yên, Xuân Giang, còn ở các xã khác trong huyện thì ít hơn. Hát Iếu cũng kéo sang cả khu vực của Huyện Lục Yên - Yên Bái, huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay trong dân gian vẫn còn lƣu chuyển kho tàng nội dung vô cùng phong phú của Hát Iếu mà chƣa ai khám phá đƣợc hết. Bản thân ông là một ngƣời công tác trong ngành văn hoá nên ông rất tâm huyết với việc sƣu tầm, gìn giữ vốn văn hoá cổ truyền của dân tộc mình. Ông nói, nghe đƣợc làn điệu dân ca Iếu của mình thì lòng cảm thấy rƣng rƣng, da diết, sâu lắng; Đặc biệt là những ngƣời già khi họ sắp , dời khỏi cuộc sống nếu đƣợc nghe một câu Iếu cũng làm họ ấm lòng và nhắm mắt trong nụ cƣời với cõi lòng thanh thản, nhẹ nhàng. Thế mới biết trƣớc khi Bác Hồ ra đi còn tha thiết muốn đƣợc nghe một làn điệu dân ca, một câu hò giọng điệu của quê hƣơng xứ sở mình đến nhƣờng nào. Theo ông Hát Iếu chủ yếu là những lời ca giao duyên, bày tỏ tỏ nỗi lòng của các chàng trai, cô gái Tày. Ngày xƣa, Hát Iếu thƣờng xuyên đƣợc tổ chức trên nhà sàn, khắp bản trên mƣờng dƣới, ngƣời ta dùng lời ca Iếu theo lối đối đáp để tìm hiểu nhau, nhiều ngƣời thành duyên vợ chồng. Ngƣời hát Iếu nhiều nhƣng ngƣời đi nghe Iếu càng đông hơn, từ già đến trẻ ai cũng thuộc lòng hàng trăm bài hát… Đến nay thì sinh hoạt Hát Iếu đã không còn nhƣ xƣa nữa, thi thoảng ở xã mới tổ chức một vài cuộc hát. Ngƣời Hát và nghe hát cũng vơi đi nhiều lắm! Ông khẽ thở dài, có lẽ trong lòng ông buồn vì điều mình vừa nói và vì ông có duyên nợ với làn điệu quê hƣơng. 2. Bà Hoàng Thị Minh (79 tuổi), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 147 Quê ở xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Khi đƣợc hỏi về Hát Iếu và những vấn đề liên quan đến Hát Iếu, bà mỉm cƣời và nói: Bây giờ già rồi không còn nhớ và thuộc nhiều bài hát nữa nhƣ trƣớc nữa, nhƣng bà vẫn rất thích nghe hát bởi những lời ca Iếu có sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà. Khi tôi bật bài hát mình ghi âm đƣợc bà im lặng lắng nghe và hát theo nhịp điệu của bài hát. Nghe xong bà bảo Hát Iếu của dân tộc Tày ở đây không biết có từ bao giờ, lớn lên bà đã đƣợc nghe các bà, các chị của mình hát và cũng thuộc lòng từ bao giờ. Nội dung thì đa dạng, phong phú, chủ yếu là những lời ca bày tỏ tình cảm, ca ngợi cuộc sống, bản làng… của các anh, các chị. Họ cùng nhau bày tỏ tình cảm nếu mến nhau, còn không thích họ nói lời “độc” cho nhau thật cay cú và thấm thía. Trong cuộc chơi họ còn đƣa ra những bài Iếu để thử tài ứng đối, trí thông minh, nhạy bén qua các lời Iếu đố. Họ dùng cách nói so sánh ví von, ẩn dụ, phóng đại, điệp từ, điệp ngữ… rất tài tình. Trong những đêm hội làng, dịp lễ tết hay trong bản có đám cƣới, đám xin thì tất cả mọi ngƣời lại náo nức chuẩn bị tham dự. Ngƣời nào hát giỏi, hát hay thì đƣợc nhiều ngƣời ngƣỡng mộ và kính nể lắm. Nhƣng là ngày trƣớc thôi, bây giờ hiếm khi có dịp nhƣ vậy. 3. Ông Hoàng Nừng (74 tuổi ) Quê ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái giáp với xã Đồng Yên của huyện Bắc Quang - Hà Giang. Ông là một ngƣời yêu mến sâu sắc làn điệu Khắp Cọi (Hát Iếu) của dân tộc mình. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của Khắp Cọi nên ông am hiểu sâu sắc về nó. Ông nói Hát Iếu luôn là mạch nguồn của dân tộc Tày ta chảy mãi ngàn năm trong lòng ngƣời yêu mến. Ông từng là một nhạc sĩ trong quân đội, đã từng hát và sáng tác nhiều bài hát theo âm hƣởng dân ca Tày, nay đã về hƣu nhƣng dòng suối ngọt ngào của Iếu Cọi vẫn chảy trong tâm khảm và tiếp sức cho ông trong tuổi già, ông vẫn dạy các thế hệ con cháu mình làn điệu dân ca của dân tộc cùng tiếng đàn tính mƣợt mà lắng sâu. Ông kể với giọng vui vẻ, tự hào: Năm 2008 ông đi dự thi hát dân ca ở Tỉnh Cao Bằng và đoạt giải A, ông thấy, làn điệu Hát Iếu (Khắp cọi) của dân tộc Tày quê hƣơng mình cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 148 không hề thua kém những nơi khác…Ông còn rất nhiều giải thƣởng, bằng khen khác nữa treo trang trọng trên tƣờng trong ngôi nhà nhỏ ven thị trấn Lục Yên. 4. Bà Vi Thị Hoà, (68 tuổi) Quê ở xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang - Hà Giang. Bà là một giáo viên đã nghỉ hƣu, đồng thời cũng là một nghệ nhân Hát Iếu. Bà cho Biết: Mấy chị em gái nhà bà ai cũng mê và biết Hát Iếu, bây giờ vẫn hát và hát hay nữa. Hiện nay bà là chủ tịch của câu lạc bộ Hát Iếu ở xã, bà đang dạy các con, các cháu và những ngƣời yêu thích Hát Iếu. Bà nói: Bà vui lắm, bởi trong trời đại đổi mới nhƣ bây giờ mà vẫn có ngƣời mong đƣợc nghe và Hát Iếu. Bây giờ cảm thấy già rồi, giọng mình không đƣợc trong và ngọt nhƣ xƣa nữa. Bà nhớ lại trƣớc đây trong các cuộc Iếu bà là ngƣời đƣợc nhiều ngƣời chú ý nhất, đặc biệt là các chàng trai từ bản khác tới cuộc chơi. Nhiều lúc, có ngƣời mê tiếng hát của mình theo về đến tận nhà xin đƣợc hát cùng. Bà hăng hái kể thêm: Vừa rồi có dịp sang bản khác thi Hát Iếu, đến đoạn hát đố bà đƣa ra những câu Iếu đố “hóc búa” quá không ai đối lại đƣợc và họ đành chịu thua cuộc trong sự ấm ức khi ra về. Trong một đêm Hát Iếu của dân tộc mình vui lắm, nhất là những đêm đông lạnh giá, bên bếp lửa ấm nồng, các quan làng, trƣởng bản, tất thảy mọi ngƣời từ già đến trẻ đều im bặt tiếng nói cƣời khi tiếng Iếu đƣợc cất lên. Họ để tâm vào tiếng hát của các anh, các chị, rồi họ cùng vui, cùng buồn theo lời ca, tâm trạng của ngƣời hát. Có lúc không khí đƣợc hâm nóng lên bằng những lời ngợi ca mừng bản mƣờng, mừng cuộc sống vui tƣơi, mừng nhà mới, trông ngắm các sự vật hiện tƣợng xung quanh cuộc sống…Da diết, đau đáu lắm! bà nói vậy. 5. Chú Hoàng Quang Luận (45 tuổi) Quê ở xã Hùng An huyện Bắc Quang - Hà Giang nói rằng: Bản thân chú là một thầy cúng nên với các làn điệu nhƣ Hát Iếu của dân tộc mình chú cũng biết và hát nữa. Trƣớc đây cha của chú cũng là ngƣời say mê và sƣu tầm những lời Iếu cổ, nhƣng do không cẩn thận nên chú đã đánh mất. Chú nói: Hát Iếu luôn là đề tài sôi nổi, nhộn nhịp trong mỗi dịp xuân về trên bản làng của ngƣời Tày mình. Nghe hay hát lên những giai điệu của Iếu tâm hồn mình đang bực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 149 bội, khó chịu cũng dễ xiêu lòng và nó làm cho tâm hồn mình sâu sắc hơn. Chú khẳng định: Hát Iếu có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần và phản ánh đƣợc những nét phong tục tập quán, đời sống của ngƣời dân Tày. 6. Chị Hoàng Liên Sơn (29 tuổi) Quê ở xã Yên Hà Huyện Bắc Quang - Hà Giang kể lại: Mỗi khi về quê, nếu là dịp lễ, hội thì chị lại đƣợc nghe các cụ, các bà, các chị Hát Iếu. Hay lắm! tuy nhiều từ nghe không hiểu hết nhƣng chị thấy quê hƣơng mình có làn điệu dân ca thật mƣợt mà, ngọt ngào, da diết tận đáy lòng. Còn các nghệ nhân hát thì gửi tất cả nỗi lòng, hơi thở, nhịp đập của con tim mình vào từng lời ca. Qua lời hát thấy tâm hồn con ngƣời thật phong phú, mọi cung bậc, cảm xúc đƣợc bộc lộ. Vì thế mà những câu hát giao duyên thuở xƣa của dân tộc mình đáng trân trọng, tự hào biết bao. Chị nghĩ nếu đƣợc bảo lƣu tốt tƣơng lai con cháu mình còn biết, cứ nhƣ chị bây giờ còn sắp mất gốc đến nơi rồi. 7. Chị Hoàng Thị Khôn (40 tuổi) Quê ở xã Hùng An cho biết: Từ trƣớc tới nay Hát Iếu ở địa phƣơng mình đƣợc coi là bản sắc của dân tộc, nói đến văn hoá, văn nghệ thì Hát Iếu vẫn là làn điệu dân ca cổ đƣợc yêu thích. Không biết từ lúc nào mà mọi ngƣời ở đây đa phần là biết Hát Iếu, chị kể: Chính bố mẹ chồng chị trƣớc đây lấy đƣợc nhau đƣợc là do hai ông bà thƣờng Hát Iếu giao duyên với nhau, tình yêu của họ đƣợc xây đắp nên từ những câu hát ân tình ấy. Trƣớc đây khi về nhà chồng chị mới đƣợc bố mẹ chồng dạy hát và bây giờ chị lại dạy cho con gái mình biết Hát Iếu. Chị cảm thấy vui vì mình còn biết hát điệu hát của dân tộc mình. 8. Anh Hoàng Tiến Dũng (25 tuổi) Quê ở xã Xuân Giang huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang cho biết: Quê hƣơng anh phần lớn là bản làng của ngƣời Tày sinh sống ở đây từ bao đời nay, quanh năm chỉ có ruộng đồng, cấy hái, đời sống vật chất còn nghèo nhƣng đƣợc cái đời sống tinh thần thì không đến nỗi. Ở đây thế hệ nhƣ bọn mình vẫn say mê những làn điệu dân ca của quê hƣơng, đặc biệt là Hát Iếu, thi thoảng trong bản, trong xã vẫn tụ tập cùng nhau thi Hát. Ngay cả những lúc lên nƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 150 làm rẫy anh cất tiếng hát cũng khối cô ngƣỡng mộ, nhƣng chủ yếu là mình thích hát và câu hát làm mình vơi đi nỗi vất vả, mệt nhọc thƣờng ngày. Anh nói: Mình vẫn thích làn điệu Iếu của mình hơn là nghe nhạc trẻ thời bây giờ, đau đầu lắm! Thật đáng trân trọng khi gặp đƣợc một tâm hồn tuổi trẻ yêu mến làn điệu dân ca của mình trong thời buổi nền văn hoá pha tạp nhƣ hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 151 PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG HÀ GIANG. Một bản của ngƣời Tày ở xã Tiên Yên Bắc Quang - Hà Giang Nhà ở của ngƣời Tày ở xã Vĩ Thƣợng huyện Bắc Quang - Hà Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 152 Vào mùa ở xã Hùng An Bắc Quang - Hà Giang Ngày cấy trên quê hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 153 Bản của ngƣời Tày ở xã Đồng Yên - Bắc Quang - Hà Giang Nhà ở của ngƣời Tày xã Xuân Giang Bắc Quang - Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 154 Nhà ở của ngƣời Tày ở xã Tiên Yên Bắc Quang - Hà Giang Ruộng lúa ở Đồng Yên Bắc Quang - Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 155 Con đƣờng qua bản hôm nay Mùa cam chín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 156 Thác nƣớc trên đƣờng đi điền dã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 157 Một văn bản Hát Iếu do nghệ nhân Vi Thị Hoà Sƣu Tầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 158 Tác giả đề tài đang ghi chép sƣu tầm Hát Iếu Nghệ nhân dạy hát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 159 Ảnh nghệ nhân Hát Iếu Vi Thị Hoà ở Đồng Yên Bắc Quang - Hà Giang. Tác giả đề tài chụp ảnh cùng nghệ nhân Hát Iếu Vi Thị Hoà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 160 Tác giả nghe nghệ nhân Hát Iếu Ảnh nghệ nhân Hoà bên góc rào vƣờn quen thuộc của ngƣời Tày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 161 Ảnh của các nghệ nhân Hát Iếu ở xã Hùng An Bắc Quang - Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 162 Ảnh nghệ nhân Hoàng Thị Thƣ, 53 tuổi ở Hùng An Bắc Quang - Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 163 Một cảnh trong đêm Hát Iếu Mặc trang phục truyền thống của ngƣời Tày Bắc Quang - Hà Giang Ghi chú: Phụ lục ảnh của Tác giả đề tài chụp khi đi điền dã: 04/ 08/ 2008 và 05/ 02/ 2009 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9105.pdf
Tài liệu liên quan