Hành lang kinh tế Việt – Trung và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam

Tài liệu Hành lang kinh tế Việt – Trung và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: HÀNH LANG KINH TẾ VIỆT TRUNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM Họ và tên sinh viên Lớp Khóa Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Huyền : Pháp 3 : 42 : TS. Bùi Thị Lý Hà Nội, tháng 11 / 2007 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các tỉnh và thành phố thuộc khu vực Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào C... Ebook Hành lang kinh tế Việt – Trung và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam

doc116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hành lang kinh tế Việt – Trung và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thời kỳ 1995-2000 Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Vân Nam thời kỳ 2001–2006 Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Vân Nam thời kỳ 1996-2006 Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các tỉnh và thành phố thuộc khu vực Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thời kỳ 1995-2000 Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Quảng Tây thời kỳ 2001-2006 Bảng 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Quảng Tây thời kỳ 1996-2006 Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thời kỳ 2001-2006 Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thời kỳ 1996-2006. LỜI MỞ ĐẦU Đặc trưng chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực là xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau trên phạm vi toàn cầu, việc xây dựng rộng rãi khu mậu dịch tự do là một biểu hiện quan trọng đó. Hiện nay khu vực mậu dịch tự do có ảnh hưởng nhất trên phạm vi toàn cầu là khu vực mậu dịch tự do EU, Bắc Mỹ và khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN. Đồng thời hợp tác kinh tế tiểu vùng cũng phát triển nhanh chóng, tại Châu Á và khu vực Đông Nam Á, hợp tác kinh tế ở mọi cấp độ không ngừng xuất hiện, ví dụ như hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông và hợp tác kinh tế khu vực Đông Nam Á mà các nước ASEAN và 3 nước Trung, Nhật, Hàn đang ấp ủ thực hiện… Toàn cầu hóa kinh tế, nhất thể hóa kinh tế khu vực đã thúc đẩy các nước trên thế giới và trong các khu vực cùng hợp tác, cùng phụ thuộc vào nhau và cùng hội nhập. Mối quan hệ kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia ngày càng mật thiết. Trong bối cảnh đó, xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung là điều tất yếu, thuận theo xu thế phát triển của kinh tế thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác lâu đời. Cả hai quốc gia đều có sự quan tâm đặc biệt tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước. Sự phát triển bền vững của quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên triển khai hợp tác hữu nghị, cùng nhau xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung. Xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung là nhận thức chung quan trọng do Lãnh đạo hai nước Việt Nam – Trung Quốc đạt được, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phồn vinh của khu vực biên giới của hai nước, từ đó thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại của hai bên không ngừng phát triển. Phát triển hoạt động ngoại thương trên khu vực Hành lang kinh tế Việt – Trung diễn ra trong bối cảnh các nước trong khu vực đang tăng cường hợp tác toàn diện. Thánh 11/2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Sự kiện này sẽ có tác động nhiều mặt đối với phát triển kinh tế thương mại của các nước trong khu vực nói chung và Hành lang kinh tế Việt –Trung nói riêng. Phát triển Hành lang kinh tế trong điều kiện mới, vừa thúc đẩy việc thực hiện sớm các cam kết của ACFTA vừa đẩy mạnh chính sự phát triển của Hành lang này. Bởi vì, Hành lang kinh tế sẽ xóa bỏ những cản trở về mặt địa lý, khai thông thương mại giữa các vùng liên quan do đó góp phần vào thành công của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Ngược lại, khu vực mậu dịch tự do được hình thành sẽ xóa bỏ những rào cản thương mại, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động ngoại thương trên khu vực Hành lang kinh tế. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu về “Hành lang kinh tế Việt – Trung và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc hiện nay. Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển Hành lang kinh tế Việt – Trung. Chương 2: Ảnh hưởng của Hành lang kinh tế Việt – Trung tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp phát huy vai trò của Hành lang kinh tế Việt – Trung đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ VIỆT – TRUNG I. Một số vấn đề lý luận về Hành lang kinh tế 1. Khái niệm về hành lang kinh tế Hành lang kinh tế (tên tiếng Anh: Economic corrider) là một tuyến nối liền về mặt địa lý tự nhiên các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong, cũng như các vùng cận kề với hành lang này. Tuyến liên kết này được hình thành trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng có khả năng tạo ra sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế của một vùng nhất định thuộc một hoặc nhiều quốc gia mà hành lang kinh tế đi qua, và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó. Trên thực tế, thuật ngữ ‘hành lang kinh tế” được dùng chủ yếu để chỉ một khu vực rộng lớn trải dài hai bên một tuyến giao thông huyết mạch (đường cao tốc, đường sắt, đường thủy …) đã có hoặc chuẩn bị được xây dựng. Tuyến đường trục này cho phép giao thông thuận tiện đến các điểm đầu, điểm cuối và bên trong hành lang kinh tế đó, có vai trò đặc biệt quan trọng để liên kết toàn khu vực và phát triển kinh tế dọc theo hành lang này. Xét theo tính chất và mức độ hợp tác, liên kết kinh tế thì Hành lang kinh tế thuộc một trong những loại hình thức hợp tác khu vực, nhưng theo cơ chế ‘phi chính thức’, trong đó các vùng, địa phương thuộc các quốc gia khác nhau cùng thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư trong một khu vực địa lý gần kề được xác định. Thông thường, hợp tác khu vực này hay dựa trên các thỏa thuận song phương giữa các nước tham gia và có sự quy hoạch không gian cụ thể, nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật. 2. Tính tất yếu của việc hình thành Hành lang kinh tế Trong một vài thập niên gần đây, quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới diễn ra hết sức mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia vào các chương trình hợp tác kinh tế mang tính khu vực và toàn cầu. Nhiều hình thức liên kết kinh tế được sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại, trước mắt tạo ra những khu vực thị trường thống nhất trong từng phạm vi lãnh thổ nhất định làm cơ sở để từng bước hình thành thị trường chung trên tòan thế giới. Các hình thức liên kết kinh tế đó có thể là hình thức liên kết kinh tế toàn cầu, liên kết kinh tế khu vực, liên kết kinh tế vùng hoặc tiểu vùng. Hình thức liên kết kinh tế toàn cầu được hình thành trên những nguyên tắc thương mại đa biên, gắn kết lợi ích của các quốc gia trong phát triển kinh tế và thương mại. Hình thức này được chi phối bởi các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế thương mại như Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),… Các khu vực cũng có nhiều hình thức hợp tác kinh tế theo những mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của các quốc gia tham gia tổ chức, nhằm tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và ổn định, hợp lực để đối phó với những tác động bất thường của kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các khu vực, giải quyết các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo,… Chẳng hạn như Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA),… Ngoài ra còn có những mối liên kết kinh tế vùng, lãnh thổ ở phạm vi hẹp hơn có thể là hợp tác của các của một số nước cùng châu lục, tiểu vùng của một châu lục hoặc là sự liên kết giữa một vài quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác, ví dụ như Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông (GMS). Bên cạnh đó ở cấp độ quốc gia cũng hình thành các mối liên kết kinh tế tạo ra các vùng tăng trưởng kinh tế (hay tam giác kinh tế) trên cơ sở khai thác các thế mạnh tổng hợp của một khu vực gồm các địa phương có những điều kiện phát triển kinh tế có thể bổ sung cho nhau, tạo ra vùng tăng trưởng kinh tế cao, làm nòng cốt để thúc đẩy sự phát triển cả các vùng lân cận hay một vùng, miền của một nước. Khác với liên kết kinh tế quốc tế và khu vực (thường dựa trên các nguyên tắc thống nhất do các bên tham gia cam kết thực hiện), các liên kết tiểu vùng thường gắn với việc phát triển các khu vực tăng trưởng hay hành lang kinh tế thông qua các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Có nhiều loại hành lang kinh tế khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm địa lý và kinh tế – xã hội của từng vùng, từng khu vực tạo thành hành lang kinh tế. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, ở mọi dự án hành lang kinh tế, sự phân chia lãnh thổ theo địa giới hành chính sẽ ít quan trọng hơn và tinh thần hợp tác với một mục đích chung là yếu tố quan trọng, chiếm ưu thế và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả vùng thuộc hành lang kinh tế. Sự phát triển của nhiều hình thức liên kết kinh tế cũng như các dự án phát triển các tuyến hành lang kinh tế là một yêu cầu khách quan, chịu sự tác động của các yếu tố sau đây: - Trước hết quá trình liên kết kinh tế dưới mọi hình thức đều do tác động của quá trình tòan cầu hóa kinh tế. Tự do hóa thương mại với việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, thuận lợi hóa đầu tư, khai thông các luồng vốn sẽ giúp các quốc gia xây dựng các mối liên kết kinh tế để phát huy cao độ lợi thế so sánh của mình để cùng nhau phát triển. Quá trình này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án phát triển hành lang kinh tế ở những khu vực kém phát triển nhờ có được những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông, mạng lưới viễn thông, hệ thống ngân hàng, cung cấp điện nước, bến cảng… - Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế là yêu cầu khách quan nội tại của các nước có chung đường biên giới, đặc biệt là những vùng biên giới có trình độ phát triển thấp, nhằm tận dụng những lợi thế của vùng để hợp tác đẩy nhanh tốc độ phát triển, thực hiện giảm tỷ lệ đói nghèo, tạo các điều kiện để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của quốc gia và quốc tế. - Sự phát triển hành lang kinh tế còn là mối quan tâm của các tổ chức kinh tế thương mại khu vực nhằm tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các nước tham gia tổ chức, tạo ra một môi trường thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại, hợp lực để có thể cạnh tranh thương mại với các tổ chức, khu vực khác. - Tạo nên sự phát triển nhanh ở các khu vực biên giới của các quốc gia kém phát triển còn là mối quan tâm của các tổ chức quốc tế như UNDP, WB, IMF, ADB…thông qua các chương trình viện trợ nhân đạo, giảm đói nghèo ở các nước kém phát triển. 3. Vai trò của Hành lang kinh tế đối với hoạt động thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa Hành lang kinh tế được xây dựng nhằm phát triển một hoặc một số lĩnh vực kinh tế xã hội nhất định. Do vậy, căn cứ vào mục đích xây dựng hành lang mà vai trò của chúng đối với các hoạt động kinh tế của chúng có thể khác nhau. Tuy nhiên, dù hành lang kinh tế nhằm phát triển lĩnh vực nào đi chăng nữa, vai trò của nó là tạo ra một tuyến huyết mạch để liên kết các vùng nhằm đạt được mục đích tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động của hành lang kinh tế sẽ thúc đẩy phát triển thương mại, trao đổi hàng hóa. Cụ thể: - Vai trò quan trọng nhất của hành lang kinh tế là thúc đẩy sự phát triển của các vùng nhất định, có thể là một hoặc một số lĩnh vực kinh tế nào đó mà việc xây dựng hành lang tạo điều kiện cho chúng phát triển như: du lịch, công nghiệp, thương mại,… Tuy nhiên dù tập trung vào mục đích phát triển của lĩnh vực nào đó của nền kinh tế thì vai trò của hành lang là tạo điều kiện phát triển một vùng nhất định và nhiệm vụ căn bản của nó là tạo ra kết cấu hạ tầng. Chính vì vậy hành lang kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế trong vùng cũng như giữa các vùng trên hành lang kinh tế với các vùng khác và quốc tế. - Việc xây dựng các tuyến hành lang tạo ra các mạch giao thông trên bộ và trên cơ sở đó hình thành các cụm dân cư – cơ sở hình thành thị trường trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa. Và cũng chính các tuyến giao thông trên hành lang sẽ liên kết các cụm dân cư tạo thành những khu vực thị trường rộng lớn, thúc đẩy thương mại phát triển. - Hành lang kinh tế tạo ra mối liên kết kinh tế của một vùng lãnh thổ nhất định với các vùng khác, do vậy tạo điều kiện cho các vùng có hành lang kinh tế đi qua mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại. - Phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ là một công việc quan trọng của hành lang kinh tế, do vậy tạo điều kiện để giảm chi phí vận chuyển, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ do đó có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ và hiệu quả trao đổi thương mại. - Hành lang kinh tế tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Sự phát triển trên hành lang làm rút ngắn khoảng cách của vùng trên hành lang và các vùng lân cận khác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự do hóa thương mại, thúc đẩy trao đổi hàng hóa trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn. Thông thường, những dự án tạo lập hành lang kinh tế chủ yếu dựa vào giải pháp cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng có sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất, đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế thường đòi hỏi đầu tư khá lớn. Để thực hiện đòi hỏi đó phải có sự cam kết về tài chính giữa các bên tham gia. Những dự án chỉ dựa chủ yếu vào việc phối hợp chính sách giữa các bên thường có chi phí thấp hơn. Ngoài các chi phí đầu tư về tài chính, trong việc tạo lập các hành lang kinh tế còn phát sinh những chi phí bổ sung về mặt văn hóa, xã hội và môi trường nếu các cộng đồng dân cư dọc theo hành lang chưa được tính đến trong quá trình xây dựng quy hoạch. Mặt khác, các hành lang kinh tế có thể đem lại các nguồn lợi đáng kể cho các cộng đồng tham gia. Các lợi ích này có thể mang tính ngắn hạn do có đầu tư và cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng; và đó cũng có thể là những nguồn lợi xét trên góc độ dài hạn thông qua những ưu thế có được trong kinh doanh và phát triển các ngành dọc theo hành lang, mở rộng khả năng tiếp cận, giảm chi phí cũng như thời gian vận tải do cơ sở hạ tầng được cải thiện. Cũng qua đó, tăng thêm sự hấp dẫn thu hút đầu tư vào phát triển các ngành mới và các ngành đã có dọc theo trục hành lang. Cuối cùng là thị trường liên kết khu vực và bối cảnh kinh tế toàn cầu có thể đẩy các dự án hành lang kinh tế lên vị thế hàng đầu. Việc phối hợp và hợp tác tốt giữa chính quyền các địa phương, khu vực và Chính phủ các quốc gia sẽ đóng vai trò thúc đẩy cơ hội phát triển các ngành dọc theo hành lang kinh tế. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể về mặt lợi ích của các dự án hành lang kinh tế: Làm giảm chi phí lưu thông hàng hóa nội địa và xuất khẩu thông qua việc hoàn thiện nâng cấp hệ thống hạ tầng theo trục và xung quanh trục hành lang. Tạo điều kiện hình thành các cụm công nghiệp nhờ vào hiệu quả kinh tế do quy mô, các liên kết về công nghệ từ khâu khai thác, chế biến đến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tạo ra cơ sở hạ tầng quan trọng cho các hoạt động kinh tế, thu hút đầu tư mới và tăng tính hiệu quả các hoạt động đầu tư hiện có trong vùng thông qua hệ thống chính sách phù hợp, cơ hội hình thành các công viên công nghệ, các khu vực thương mại tự do… Tạo việc làm thông qua sự chuyển dịch năng động lao động giữa các vùng, cơ hội chuyên môn hóa và đào tạo kỹ năng lao động. Tạo ra các liên kết về kinh tế và xã hội, phát triển các cộng đồng địa phương theo một mục tiêu chung mà vẫn giữu nguyên bản sắc của từng cộng đồng dân cư. II. Sự hình thành và phát triển Hành lang kinh tế Việt – Trung 1. Sự hình thành Hành lang kinh tế Việt Trung Khái niệm “Hành lang kinh tế” thuộc hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS) được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 tại Manila tháng 10 – 1998, trong đó có Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đến tháng 5/2004, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Thủ tướng Việt Nam tới Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lại đạt được nhất trí mới về triển khai đồng bộ Hai hành lang kinh tế Việt – Trung bao gồm Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thỏa thuận mới này được nhấn mạnh lại trong “Biên bản ghi nhớ về triển khai hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” được ký vào ngày 16 tháng 11 năm 2006 nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. 2. Mục tiêu của việc hình thành Hành lang kinh tế Việt - Trung Ở mức độ hẹp, mục tiêu của việc xây dựng hành lang kinh tế Việt – Trung là tạo điều kiện cho các tỉnh, khu vực biên giới (nhất là về hạ tầng cơ sở) để mở rộng một cách nhanh chóng trong quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư, khai thác tối đa những lợi thế sẵn có, bổ sung cho nhau trong hợp tác kinh doanh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh một cách lành mạnh, củng cố tình hữu nghị, láng giềng giữa hai nước Việt – Trung. Ở tầm vĩ mô rộng lớn hơn, việc hình thành cơ chế hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung nhằm mục đích tạo ra một khu vực kinh tế năng động, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Việc triển khai cơ chế hợp tác trên còn góp phần thúc đẩy nhanh hơn các dự án thuộc Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS), xây dựng ACFTA và phát triển “Khu Tam giác kinh tế Châu Giang mở rộng” của Trung Quốc. Chính vì vậy, mục tiêu của việc phát triển Hành lang kinh tế Việt – Trung không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy phát triển nội tại và củng cố quan hệ song phương Việt – Trung, mà còn có ý nghĩa rộng lớn hơn trong việc liên kết kinh tế khu vực, trước hết là ACFTA, củng cố môi trường hợp tác, cùng phát triển trong hòa bình giữa các nước với nhau. 3. Những nhân tố thúc đẩy việc hình thành Hành lang kinh tế Việt Trung 3.1. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng phát triển Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt – Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã ký 49 hiệp định và 25 văn kiện khác ở cấp Nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hành không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và hành khách giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hằng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước. Trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu 02-1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Trong dịp chủ tịch Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12-2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng nhất trí xây dựng quan hệ hai nước theo tinh thần 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12 - 2002), hai Bộ Công an (09 - 2003), hai Bộ Quốc phòng (10 - 2003). Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước được tổ chức thường xuyên với nội dung phong phú, thiết thực. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10 – 2005, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cùng Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới dự và phát biểu tại cuộc giao lưu thanh niên Việt – Trung lần thứ 6 tổ chức tại Hà Nội. Một số hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng CNXH, xây dựng Đảng được hai bên coi trọng và tổ chức đều đặn. Vấn đề biên giới lãnh thổ, sau khi bình thường hóa quan hệ, năm 1993, hai bên đã ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ và các cuộc đàm phán về 3 vấn đề biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển (biển Đông) chính thức được bắt đầu. Ngày 30 – 12 – 1999, hai bên ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền. Hiện nay, hai bên đang tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới hướng tới mục tiêu vào năm 2008 hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên đất liền và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới. Quan hệ thương mại có bước đột phá. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2005, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 8,739 tỷ USD (xuất 2,96 tỷ USD; nhập 5,77 tỷ USD). Hai bên nhất trí nỗ lực hoàn thành trước thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010 và mục tiêu này đã được hoàn thành vào năm 2006. Báo cáo thương mại Việt Nam – Trung quốc 2006 Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng. Phía Trung Quốc khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các dự án lớn, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, năng lượng, điện tử, giao thông … Tính đến giữa năm 2006, tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam là 7,999 triệu USD với 357 dự án, đứng thứ 15 trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, hai bên đã ký được 14 Hiệp định và thỏa thuận về hợp tác (đạt kỷ lục về số lượng, tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD, quy mô dự án khá lớn trong lĩnh vực giao thông, điện năng). Đáng chú ý có Hiệp định khung về việc Trung Quốc cấp khoản tín dụng ưu đãi 550 triệu NDT cho dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh – thành phố Hồ Chí Minh; trong số 4 dự án về điện năng, đáng chú ý là Hợp đồng về việc Trung Quốc tham gia xây dựng một số nhà máy điện và bán điện cho 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Báo cáo quan hệ kinh tế thương mại tháng 11/2006 Trong những năm qua, quan hệ trao đổi hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa – thể thao được đẩy mạnh. Hàng năm, Trung Quốc tiếp nhận một số lượng đáng kể các học sinh, thực tập sinh và các đoàn thể thao của Việt Nam sang nghiên cứu, học tập và tập huấn tại Trung Quốc, đồng thời cử nhiều cán bộ, huấn luyện viên sang giúp Việt Nam trong công tác huấn luyện các môn thể thao. Hai bên trao đổi các đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Các địa phương của hai bên cũng tăng cường quan hệ hợp tác trực tiếp với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực (trao đổi đoàn khảo sát, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm …), góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đặc biệt là giữa hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Tiềm năng phát triển quan hệ Việt – Trung là rất lớn, với sự cố gắng chung của cả hai bên, mối quan hệ đó sẽ không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp hơn trong thế kỷ XXI. 3.2. Cam kết chính trị của hai nước ngày càng cao về quyết tâm đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc lên tầm cao mới Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm qua các chuyến thăm song phương phát triển quan hệ, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Trong năm 2005, đã diễn ra các sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước. Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 7 – 2005, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam tháng 11 – 2005 và cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở rộng lần thứ hai tại Côn Minh (7- 2005), đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ hai nước, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau được nâng lên một bước. Hai bên đạt được nhận thức chung trên nhiều vấn đề liên quan đến quốc tế và khu vực. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định hết sức coi trọng quan hệ Việt – Trung, nêu 5 kinh nghiệm để quan hệ giữa hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và thuận lợi, đó là tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng nhau. Chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (tháng 8 – 2006) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh xem như mốc son mới của tình hữu nghị Việt – Trung, là điểm sáng cho quan hệ Việt – Trung vượt qua những thử thách, khẳng định niềm tin cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng được mở rộng, hướng tới những triển vọng phát triển tốt đẹp trong tương lai. Điều đó được thể hiện rõ rệt qua một số điểm sau: Một là, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định quyết tâm chính trị rất cao, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, coi quan hệ hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu chung của nhân dân hai nước, cần cùng nhau ra sức giữ gìn và phát huy. Với tinh thần đó, hai bên khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng CNXH ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới. Hai là, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau với tầm nhìn và tư tưởng cùng hợp tác, cùng phát triển và cùng phồn thịnh, hai bên nhất trí hợp tác mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế, thương mại, đầu tư, trong các lĩnh vực như khai thác và chế biến khoáng sản, điện, lọc dầu, cơ khí luyện kim và xây dựng cơ sở hạ tầng… Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định sẽ khuyến khích các công ty lớn, có uy tín của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam để đảm bảo hiệu quả đầu tư và tìm các biện pháp góp phần giảm nhập siêu của Việt Nam trong thương mại hai bên. Tháng 5 – 2004, trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn khải đã đưa ý tưởng xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung, điều này được phía Trung Quốc tích cực hưởng ứng. Tháng 10 – 2004, khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã đạt được nhận thức chung, đồng ý thành lập tổ chuyên gia trong khuôn khổ Ủy ban hợp tác kinh tế mậu dịch chính phủ hai nước, nghiên cứu vấn đề xây dựng “Hai hành lang, một vành đai”. Từ đó, việc xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” đã được nâng lên thành “chiến lược hợp tác quốc tế Trung – Việt”. Hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung đã bao trùm lên cả khu vực Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và khu vực miền Bắc của Việt Nam. Mô hình hợp tác này là sự chọn lựa chiến lược của hai nước nhằm ứng phó với tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa khu vực. Mục tiêu của nó là sự gần gũi về địa lý, văn hóa, sự bổ sung lẫn nhau về tài nguyên giữa hai nước để thực hiện mục tiêu cùng thắng lợi. Xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung vừa là nội dung chủ yếu của hợp tác Việt - Trung, vừa là yếu tố quan trọng trong xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và hợp tác tiểu vùng sông Mêkông. Chính vì vậy, hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung không chỉ có lợi cho việc thúc đẩy hợp tác Trung – Việt, mà còn trở thành mắt xích và cầu nối quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, là sáng tạo mới về sự phân công và hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và nhất thể hóa khu vực, có viễn cảnh rộng mở và tiềm lực to lớn. Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” được tiến hành trong khuôn khổ hợp tác tổng thể giữa hai nước Trung – Việt, nhưng không phải sự hợp tác độc lập mà là sự hợp tác mở cửa của cơ chế hợp tác khu vực “10+1”, “10+3” và hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mêkông (GMS) và khuôn khổ WTO, là sản phẩm của kinh tế toàn cầu hóa và nhất thể hóa khu vực. Trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong khuôn khổ hoạt động nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc – ASEAN tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, tháng 11 năm 2006, lãnh đạo hai bên đã đi sâu trao đổi các vấn đề liên quan, thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung. 3.3. Vị trí địa lý đắc đạo, rất thuận lợi cho việc xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung Do phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, cho nên cả một vùng rộng lớn phía Tây và phía Nam của Việt Nam, trong đó gồm các nước như Mianma, Lào, Campuchia, Malaixia, Thái Lan và Xinhgapo, đều coi Việt Nam là cầu nối để liên kết với Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam có vai trò như một “lô cốt đầu cầu” trong quan hệ của các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Nói về lợi ích kinh tế, trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN, Việt Nam là nước có thể có được lợi ích đầu tiên, bất kể là thực hiện sản xuất trong nước, hay mậu dịch chuyển khẩu đều có lợi cho Việt – Nam. Đây thực sự là một ưu thế lớn nhất mà không một nước nào trong ASEAN có thể có được. Mọi người đều biết, Hồng Kông sở dĩ có được ưu thế phát triển mạnh mẽ là do nằm giữa “điểm huyệt” của Trung Quốc vươn ra thế giới bên ngoài, trở thành cây cầu nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Vị trí của Việt Nam, rõ ràng có nhiều điểm tương tự với Hồng Kông. Do phía Bắc Việt Nam tiếp nhận một lượng lớn hàng của Trung Quốc, sau đó chuyển về tiêu thụ tại phía Nam và Đông Nam Á, còn ở phía Nam, Việt Nam có thể tiếp nhận nguyên liệu thô của các nước Đông Nam Á, sau đó chuyển lên phía Bắc và bán sang Trung Quốc. Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi trên sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại của cả Việt Nam và Trung Quốc. 3.4 Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam ngày càng lớn. đặc biệt là Trung Quốc, đủ sức tham gia các dự á._.n quốc tế lớn Với hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc chiếm ngôi vị hàng đầu thế giới về tổng dân số. Không chỉ có vậy, Trung Quốc đã và đang khẳng định là cường quốc kinh tế của thế giới. Từ năm 2005, Trung Quốc trở thành nên kinh tế thứ 4 của thế giới, đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Đức. Không phải ngẫu nhiên mà có được kết quả vĩ đại như thế. Cả một chặng đường hơn 25 năm liên tục từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI, tổng sản phẩm trong nước (GDP) không ngừng tăng trưởng. Cả thế giới trong gần 30 năm qua, chỉ có duy nhất Trung Quốc đạt được thành tựu đó. Giống như con tàu siêu tốc, Trung Quốc đang tiến nhanh và mạnh trên con đường chinh phục thế giới với mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 đứng thứ 2 và năm 2040 chiếm ngôi vị thứ nhất thế giới về GDP. Tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 đạt 2.225 tỷ USD, đứng thứ tư thế giới. Xuất khẩu đứng thứ ba thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng thứ nhất thế giới, đạt 1000 tỷ USD. Mức tăng trưởng cao (khoảng 9 – 10%/năm) trong những năm gần đây được đánh giá là bền vững và nhanh nhất trong lịch sử thế giới trong 50 năm qua. Từ năm 2001 – 2005, trong điều kiện giá cả thị trường tương đối ổn định, thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP tăng từ 1.038 USD/năm lên 1.700 USD/năm. Tại các thành phố lớn, mức tích lũy và thu nhập ròng bình quân hàng năm của cư dân thành thị tăng từ khoảng 720 USD lên 1.350 USD. Trích bài tham luận tổ chức tại Hội thảo khoa học “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Nhìn lại 10 năm và triển vọng”- 11/2001 Hoạt động xuất khẩu là một trong những sân chơi thể hiện vị thế nổi trội của Trung Quốc trên thương trường quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hiện thời của Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới, sau Đức và Mỹ. Các khu vực và hầu hết các nước trên thế giới đều hiện diện sản phẩm mang hãng Made in China. Thậm chí không ít các quốc gia đã và đang thua trên sân nhà bởi nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã vượt qua con số 1.400 tỷ USD. Chỉ sau 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng hơn 3 lần. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu thế giới với 1000 tỷ USD. Riêng năm 2005, thặng dư thương mại đạt xấp xỉ 102 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với trước đó 1 năm. Trung Quốc là hiện thân của khối lượng người tiêu dùng lớn nhất thế giới, của một nguồn lao động rẻ và bất tận, của một quốc gia đang ào ạt chinh phục tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ sinh học, công nghệ điện tử và không gian. Dù quan niệm đó là một mối đe dọa hay là một thời cơ, ngày nay chẳng có quốc gia nào trên thế giới có thể tự cho phép mình bỏ qua sự hiện hữu của Trung Quốc và tìm cách phát triển quan hệ với Trung Quốc. Theo dự đoán của Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ thì trong vòng 30 năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn gấp 3 lần nền kinh tế Mỹ. Báo “The Economist” ước tính là trong vòng nửa thế kỷ tới phát triển kinh tế của Trung Quốc đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu một lượng của cải vật chất ở mức độ tương đương với khám phá ra thêm 4 Châu Mỹ mới. Các chỉ số thống kê kinh tế và những sự kiện chính trị trong những năm gần đây cho phép người ta có thể đánh giá là thế kỷ XXI vừa mới bắt đầu sẽ là “Thế kỷ Trung Quốc”; cũng như trong quá khứ, thế kỷ XX là “Thế kỷ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, và trước đó, thế kỷ XIX là thế kỷ của “ Vương Quốc Anh”. Kinh tế tăng trưởng liên tục đưa đất nước Trung Quốc trở thành thị trường lớn của thế giới, mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thế giới. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn. Kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm (đứng thứ 2 sau Trung Quốc) và sẽ thoát ra khỏi nhóm nước đang phát triển thu nhập thấp vào năm 2010 để trở thành nước đang phát triển thu nhập trung bình. Thế và lực của Việt Nam đang được nâng cao một bước đáng kể. Báo cáo Phát triển Con người năm 2006 Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp Việt Nam đứng thứ 109 trong tổng số 177 quốc gia về chỉ số Phát triển Con người (HDI). Chỉ số này được tính dựa trên các tiêu chí liên quan đến tuổi thọ, thành tựu giáo dục và thu nhập. GDP tính theo đầu người ở Việt Nam tăng từ 2490 USD năm 2005 lên 2745 năm 2006 tính theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP). Chỉ số HDI của Việt Nam đạt mức trung bình cùng với Trung Quốc (đứng thứ 81) và Nga (đứng thứ 65). 4. Nội dung và tình hình triển khai hợp tác Nội dung hợp tác của Hành lang kinh tế Việt – Trung bao gồm nhiều mặt nhưng trước mắt nên chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giao thông, du lịch, năng lượng và hợp tác kinh tế biên giới. Trước hết, hai nước Việt – Trung nên dành nỗ lực lớn xây dựng, hoàn thành các trục đường cao tốc chính nối liền Côn Minh – Hải Phòng, Nam Ninh – Hà Nội. Cần thiết nâng cấp hai tuyến đường sắt sẵn có từ Côn Minh đi Hải Phòng và từ Nam Ninh đi Hà Nội. Về hợp tác phát triển du lịch, các bên liên quan nên sử dụng lợi thế của nhau, cùng đầu tư xây dựng các khu vực vui chơi giải trí lớn dọc bờ biển, hoặc các khu nghỉ mát ở các vùng núi cao, có nhiều dân tộc ít người sinh sống. Điều đặc biệt là phải tạo ra được những ấn tượng, điều mới lạ và giá cả hợp lý để thu hút du khách 4 phương, nhất là từ các vùng Tây Bắc, Tây Nam của Trung Quốc, từ các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc đổ dồn về khu vực này. Tình hình triển khai hợp tác: Tuy cơ chế hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung mới chỉ ở giai đoạn bước đầu, nhưng cũng đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận. Trước hết ADB cùng với các nước trong GMS đã đưa ra nhiều dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội trên các tuyến hành lang này. Về phía Việt Nam thì ưu tiên số một là nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện có dài 260 km từ Hà Nội đi Lào Cai (đang được xúc tiến); tiếp đến là nâng cấp tuyến đường sắt từ Yên Viên đến Hải Phòng. Về tuyến đường bộ thì Chính phủ Việt Nam đang khẩn trương nâng cấp quốc lộ 70. Tại tỉnh Lào Cai, từ năm 2002, thị xã Cam Đường (cách cửa khẩu Lào Cai 8 km) được sáp nhập vào thị xã Lào Cai, mở rộng quy mô và từ năm 2004 trở thành thành phố Lào Cai. Tại đây đang nâng cấp nhà ga đường sắt quốc tế và đã lập dự án xây mới nhà ga hàng hóa. Từ tháng 5 - 2006, bắt đầu khởi công xây dựng cầu mới qua sông Hồng nối liền Khu thương mại Kim Thành của Việt Nam với Khu thương mại Hà Khẩu của Trung Quốc … Về phía Trung Quốc thì công việc có tiến triển thuận lợi hơn: về đường bộ, từ năm 2004, tuyến đường cao tốc với 4 làn xe từ Côn Minh – Cô Đầu đã đưa vào sử dụng. Tiếp đến tuyến Côn Minh – Thạch Lâm – Mông Tự với 8 làn xe sắp hoàn thành. Còn Mông Tự – Hà Khẩu với 6 làn xe được khởi công từ tháng 8 – 2004 và có khả năng vào năm 2007 đưa vào hoạt động. Về đường sắt, tuyến đường mới khổ 1.4m từ Côn Minh – Ngọc Khê đã hoàn thành từ năm 2004; còn từ Ngọc Khê đi qua Thông Hải, Kiến Thủy, Mông Tự đến Hà Khẩu theo kế hoạch sẽ xây dựng xong vào năm 2007. Về hàng không, một sân bay quốc tế mới với 40 – 50 tuyến đường bay quốc tế được khởi công xây dựng tại Côn Minh từ năm 2005. Ngoài việc xây dựng nâng cấp các tuyến giao thông, thành phố Côn Minh đã và đang mở rộng với quy mô lớn gấp đôi; Thủ phủ Châu Hồng Hà đã chuyển từ thành phố Cô Đầu về thành phố Mông Tự từ 2003, gần với Việt Nam và thuận tiện giao thông hơn. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham gia tích cực vào các dự án giao thông khác thuộc hợp tác GMS, tạo ra “cú hích” thúc đẩy các tuyến hành lang khác triển khai nhanh hơn. Về tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng –Quảng Ninh: phía Trung Quốc từ cuối năm 2005 đã thông tuyến đường cao tốc 6 làn xe từ Nam Ninh đến Hữu nghị Quan và đang xây dựng nhiều tuyến cao tốc khác đến các tỉnh như Cao Bằng, Quảng Ninh. Cảng Phòng Thành đang được mở rộng và nâng cấp. Còn phía Việt Nam thì hầu như các tuyến đường quan trọng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ đang được nâng cấp trong thời gian gần đây. Các tuyến đường mới nối liền cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh lỵ của miền Bắc như đến thành phố Bắc Ninh, Hải Dương, Hạ Long, đến thị xã Vĩnh Yên… đã hoặc đang sắp đưa vào hoạt động. Việt Nam đang khởi công tuyến đường cao tốc 8 – 10 làn xe từ Hà Nội đến Hải Phòng, đang có dự định xây Trung tâm cảng hàng không quốc tế lớn nhất tại tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội khoảng 40 km. Về cơ chế chính sách, ngoài khuôn khổ Hợp tác GMS (như các Hội nghị thượng đỉnh GMS), Hợp tác và liên kết ASEAN, với sáng kiến của Việt Nam, từ năm 2004, các tỉnh, thành phố đầu mối quan trọng dọc theo hai Hành lang kinh tế Việt – Trung hàng năm có tổ chức các cuộc họp nhằm tìm kiếm các cơ chế thích hợp thúc đẩy hợp tác giữa hai bên. Đặc biệt từ năm 2004, Chính phủ hai nước đã đưa quyết tâm xây dựng cơ chế hợp tác mới và điều này đã được khẳng định bằng việc ký Biên bản ghi nhớ về triển khai “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt – Trung vào tháng 11 – 2006 vừa qua. Ngoài ra, để thúc đẩy các hợp tác trên, hai nước đã ký các Hiệp định như: “Hiệp định phân định đường biên giới trên đất liền” (năm 1999),… Thêm vào đó, Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt – Trung, Hội chợ thương mại Trung Quốc – ASEAN tiến hành hàng năm và Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 15 năm quan hệ đối ngoại ASEAN – Trung Quốc tổ chức tại thành phố Nam Ninh tháng 11 – 2006 vừa qua cũng tạo thêm xung lực mới cho việc triển khai hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung nói trên. CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ VIỆT - TRUNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM I. Ảnh hưởng của Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đến hoạt động ngôại thương của Việt Nam 1.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh trên Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Khu vực Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bao gồm các tỉnh và thành phố dọc theo tuyến đường sắt từ Hải Phòng đến Côn Minh. Bên phía Việt Nam gồm có: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bên phía Trung Quốc có tỉnh Vân Nam. Trên thực tế, tỉnh Vân Nam chỉ có 4 đơn vị hành chính gắn liền với trục Hành lang kinh tế dọc theo đường sắt - đoạn từ Côn Minh đến cửa khẩu Hà Khẩu trên đất Trung Quốc (đối diện với Lào Cai), đó là: thành phố Côn Minh, thành phố Ngọc Khê, Châu Hồng Hà, Châu Văn Sơn. Đây là tuyến hành lang nhiều hình thức, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông: đường sắt dựa trên tuyến đường mà thực dân Pháp đã xây dựng đầu thế kỷ XX, đường sông dựa vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đường bộ dựa vào tuyến đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu trên lãnh thổ Vân Nam, các tuyến đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội (đang được xây dựng), quốc lộ 5, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long trên lãnh thổ Việt Nam. Kể từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay, tình hình phát triển kinh tế của các tỉnh và thành phố khu vực Hành lang kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. Nhịp độ tăng trưởng GDP ở hầu hết các địa phương đang ở mức cao và tương đối ổn định. Nhiều thành phố và địa phương trên Hành lang đã trở thành trung tâm kinh tế lớn của hai nước. Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các tỉnh và thành phố thuộc khu vực Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thời kỳ 1995 – 2000 Đơn vị: Triệu USD Tỉnh/Thành phố Diện tích (km2) Dân số (1000 người) GDP (giá hiện hành) Giá trị sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2000 2000 1995 2000 1995 2000 1995 2000 1995 2000 Quảng Ninh 5.900 1.055,0 259,5 405,6 72,3 80,1 390,7 464,8 139,8 248,3 Hải Phòng 1.519 1.690,8 555,9 710,5 124,3 163,1 613,2 688,8 268,5 296,6 Hải Dương 1.648 1.657,5 350,4 447,8 222,8 215,9 185,4 237,9 74,1 211,7 Hưng Yên 923 1.081,9 184,3 290,0 195,9 171,8 27,4 223,7 38,1 96,0 Hà Nội 921 2.736,4 1313,0 2087,1 90,9 111,8 1386,7 1448,1 1103,9 1368,2 Vĩnh Phúc 1.371 1.103,0 143,4 264,0 88,3 98,5 282,4 377,6 90,1 147,5 Phú Thọ 3.519 1.273,5 203,7 269,8 82,1 89,9 154,1 281,4 103,2 131,5 Yên Bái 6.883 691,6 81,4 117,9 46,1 50,6 12,0 33,7 34,5 42,6 Lào Cai 8.057 613,6 83,1 95,8 36,4 35,7 22,7 23,3 22,2 35,6 Vân Nam 394.000 42.874 15442,1 22116,5 4013,9 5237,1 6699,1 10147,5 4737,7 8165,2 Nguồn: - Tư liệu kinh tế – xã hội 64 tỉnh và thành phố – NXB Thống kê, - Tài liệu về kinh tế - xã hội tỉnh Vân Nam, Viện KHXH Vân Nam Qua các số liệu trên, có thể thấy rõ kinh tế của các tỉnh và thành phố thuộc khu vực Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh thời kỳ 1995 – 2000 đã đạt được những thành tựu nhất định: GDP tăng 7,55%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,42%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,21%, giá trị thương mại và dịch vụ tăng 10,12%. Các tỉnh và thành phố thuộc khu vực Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đều là những vùng khá phát triển về kinh tế và giàu tài nguyên (khoáng sản, nhân lực). Những tỉnh và thành phố này đều có tốc độ tăng trường GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ khá cao. Hà Nội, Hải Phòng và Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam) là 3 thành phố trung tâm có thực lực kinh tế khá, có khả năng ảnh hưởng và khả năng dẫn dắt khu vực. Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội của Việt Nam, là đầu mối của các tuyến giao thông và đầu mối phát triển kinh tế, là nơi tập kết và phân phối các luồng hàng. Trong khi đó, Hải Phòng là thành phố cảng, có tiềm năng lớn về thủy sản, du lịch và vận tải biển. Côn Minh không những là thành phố lớn và tương đối hiện đại của miền Nam Trung Quốc, đó còn là trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế của Vân Nam, là đầu mối kinh tế quan trọng của vùng Tây Nam Trung Quốc. Chính điều này càng làm cho Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có vai trò quan trọng hơn trong phát triển kinh tế của Việt Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Quảng Ninh: Là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch chéo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp; phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông, bên ngoài là hơn 2000 hòn đào lớn nhỏ. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Trung Quốc. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với 132,8km đường biên giới; phía Đông là vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng. Với các ưu thế nổi bật về giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông cùng các cửa khẩu quốc tế, Quảng Ninh có đẩy đủ các điều kiện cần thiết để hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Mức tăng GDP bình quân hàng năm đạt 9,3%/năm (1995 – 2000), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,1%/năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ tăng 12,17%/năm. Hải Phòng: Là thành phố có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Thành phố nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, trên bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương và phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố cảng biển, có tổng diện tích tự nhiên là 1.519 km2, bao gồm cả hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Địa hình Hải Phòng đa dạng, có đất liền (chiếm phần lớ diện tích) và vùng biển – hải đảo, có đồng bằng ven biển, có núi, có bờ biển dài 125 km. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn đạt mức cao so với cả nước, mức tăng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1996 – 2000 đạt 10,3%, thời kỳ 1996 – 2000 đạt 13,9%. GDP ngành nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 1995 – 2000 ước đạt 5,7%. Thương mại nội địa với tổng mức bán lẻ giai đoạn 1991 – 2000 bình quân tăng 39,0%/năm, tỷ trọng thương mại trong GDP chiếm từ 8,5% - 8,7%. Vận tải, thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng 14% - 15% GDP. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 279,8 triệu USD, đạt mức tăng trưởng hàng năm 13,9%. Hải Dương: Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có địa giới chung với 6 tỉnh là: Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh ở phía Bắc, Thái Bình ở phía Nam, Hưng Yên ở phía Tây và Hải Phòng ở phía Đông. Giai đoạn 1991 – 2000, Hải Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt kinh tế – xã hội, duy trì được nhịp độ tăng trưởng tương đối cao (trên 9%/năm), tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2000 cao gấp 2,5 lần năm 1990. Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như ổn định đời sống nhân dân. Tăng trưởng GDP của nông nghiệp Hải Dương duy trì ở mức khá cao, thời kỳ 1991 – 2005 đạt 6,8%, thời kỳ 1996 – 2000 đạt 5,4%. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu kinh tế, chiếm 35,4% GDP. Năm 2000, tỷ trọng công nghiệp Hải Dương trong GDP đã vượt lên trên sản xuất nông nghiệp. Mức tăng bình quân của giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 1996 – 2000 đạt 15,4%/năm. Các ngành dịch vụ tiếp tục chuyển biến tích cực. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt 2000 tỷ đồng, tăng 20%/năm; hàng hóa phong phú, mua bán thuận tiện. Mạng lưới thương mại dịch vụ đa dạng, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa. Xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển khá. Năm 2000, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu 4,5 lần so với năm 1991 và 2,6 lần so với năm 1995. Một số mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định và đạt kim ngạch cao như: giày các loại, quần áo may sẵn, hành sấy, thịt lợn sữa, bánh đậu xanh,… Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 25 USD. Hưng Yên: Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có địa giới chung với thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên đang và sẽ chịu sự tác động lớn của quá trình phát triển vùng, tạo ra những cơ hội và động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, kinh tế Hưng Yên tăng trưởng nhanh và tương đối vững chắc: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 12,17%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: năm 1996, tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ trong GDP lần lượt chiếm 60% - 15% - 25%, một cách tương ứng, tỷ trọng các ngành trên trong năm 2000 lần lượt là 42,5% - 27,8% - 30,7%. Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn bước đầu thực hiện có hiệu quả. Ngành nông nghiệp trong thời gian qua đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, do vậy đã có bước phát triển khá, đạt kết quả đáng khích lệ, nhịp độ tăng là 60,17%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 năm đạt 26,28%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm hàng may mặc, nông sản, giày thể thao, tỷ trọng hàng nông sản qua chế biến tăng lên. Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Hà Nội: Là thủ đô của nước Việt Nam, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Thành phố Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Vĩnh Phúc ở phía Tây, Hà Tây ở phía Nam. Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà Nội đã sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị – hành chính, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trong 10 năm (1991 – 2000), GDP của Hà Nội tăng 2,99 lần, mức tăng bình quân là 11,6%/năm, cao hơn nhịp độ tăng GDP của cả nước khoảng 1,5 lần. Năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,3% so với cả nước, khoảng 41% so với toàn vùng châu thổ sông Hồng và chiếm 65,47% so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt khoảng 10,5 triệu đồng, cao gấp 2,29 lần so với vùng châu thổ sông Hồng và 2,07 lần so với cả nước. Kinh tế phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,13%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,98%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn trong 5 năm đạt 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân là 19,96%/năm. Vĩnh Phúc: Là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có địa giới chung với 5 tỉnh: Thái Nguyên và Tuyên Quang ở phía Bắc, Hà Tây ở phía Nam, Phú Thọ ở phía Tây, Hà Nội ở phía Đông. Diện tích tự nhiên là 1.370,2 km2. Tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái lập vào cuối năm 1996. Từ năm 1997 đến nay, nền kinh tế có những bước phát triển đột biến, tốc độ tăng trưởng cao ở tất cả các ngành, đặc biệt là công nghiệp – xây dựng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Vĩnh Phúc từ một tinh thuần nông (1996) dần trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP – giá 1994) tăng bình quân hàng năm (1997 – 2000) là 17,3%/năm. Tổng giá trị sản xuất (GO – 1994) tăng 33,4%/năm, trong đó giá trị sản xuất của tất cả các ngành đều đạt mức tăng trưởng cao: Giá trị sản xuất các ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 72,1%/năm, dịch vụ tăng 13,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 89,6%/năm. Phú Thọ: Là tỉnh thuộc khu vực miền núi trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông – Bắc). Phú Thọ có địa giới hành chính: phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hòa Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Phú Thọ là tỉnh miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1991 – 1995 là 8,3%/năm, thời kỳ 1996 – 2000 là 8,6%/năm. Theo tiêu chí GDP, tốc độ tăng trưởng trong các ngành như sau: công nghiệp – xây dựng tăng 14,9%/năm; nông – lâm nghiệp tăng 4,5%/năm; dịch vụ tăng 10%/năm (1996 – 2000). Phú Thọ là tỉnh có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm so với các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc. Sản xuất công nghiệp của Phú Thọ thời kỳ 1991 – 2000 đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12,8%/năm (nhất là sau khi tái lập tỉnh 1997 – 2000 đạt 14,5%/năm). Thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch và các ngành dịch vụ khác đều có những khởi sắc, góp phần quan trọng vào sự ổn định, phát triển kinh tế của địa phương. Yên Bái: Là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân thời kỳ 1991 – 1995 là 7,5%/năm, thời kỳ 1996 – 2000 là 8,14%/năm. Các ngành kinh tế chủ yếu giữ được mức tăng trưởng khá: Nông – lâm nghiệp tăng 5,34%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 8,4%/năm; dịch vụ tăng 13,56%/năm. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp thời kỳ 1991 – 2000 là 6,97%/năm và 7,3%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng 15,07%/năm. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 1990 – 2000 tăng 18,07%/năm và 20,17%/năm. Lào Cai: Là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 8.044 km2, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Thị xã Lào Cai nằm sát biên giới Việt – Trung, cách thủ đô Hà Nội 354 km và cách thành phố Côn Minh – thủ phủ của tỉnh Vân Nam 420 km. Lào Cai nổi lên như một vùng sáng nhờ sự hiện hữu của các cửa khẩu quốc tế và quốc gia trên tuyến biên giới thông qua các hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 – 2000 là 5,3%/năm, trong đó: Nông – lâm nghiệp tăng 4,2%/năm, công nghiệp tăng 2,25%/năm, dịch vụ tăng 9,19%/năm. Mặc dù không đạt được mục tiêu đề ra và chỉ bằng 48,18% so với mức tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1991 – 1995 (11%/năm), song giá trị sản xuất của các ngành chủ yếu vẫn có mức tăng khá: Nông nghiệp tăng 8,11%/năm, công nghiệp tăng 8,87%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng 14,7%/năm. Thương mại và du lịch là lĩnh vực có mức tăng trưởng nhanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân 14 – 16%/năm. Các chợ vùng cao được hình thành và phát triển rất nhanh ở nhiều điểm, khu dân cư nông thôn. Thông qua hoạt động chợ đã có tác dụng tích cực trong việc kích thích sản xuất hàng hóa. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (1996 – 2000) đạt 52.884 triệu USD, lên gấp 2 lần so với giai đoạn 1991 – 1995. Vân Nam (Trung Quốc): Vân Nam nằm ở biên giới Tây Nam của Trung Quốc, với diện tích là 394.000 km2, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 8 trên toàn quốc. Phía Nam của tỉnh Vân Nam tiếp giáp với Lào và Việt Nam (3 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu), phía Tây và Tây Nam tiếp giáp với Miến Điện, đường biên giới dài 4060 km, trong đó đường biên giới với Việt Nam dài 1353 km. Vân Nam là một tỉnh có công nghiệp khai thác và luyện kim mầu khá phát triển, là một trong ba khu vực phát triển nhất Trung Quốc về du lịch, là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của khu vực. Vân Nam có chiến lược mở cửa đối ngoại lấy buôn bán biên giới thúc đẩy mở cửa trên toàn tuyến. Hiện cả tỉnh có gần 650 xí nghiệp được cấp phép kinh doanh buôn bán tiểu ngạch biên giới, trong đó 30 xí nghiệp liên doanh với các tỉnh khác của Trung Quốc, tạo dựng được mối quan hệ với hơn 3000 thương nhân và xí nghiệp ngoài tỉnh. Trích tài liệu Cục hợp tác Kinh tế ngoại thương tỉnh Vân Nam Tỉnh Vân Nam gồm có thành phố Côn Minh, thành phố Ngọc Khê, Châu Hồng Hà và Châu Văn Sơn nằm trên Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thành phố Ngọc Khê và Côn Minh là khu vực hạt nhân phát triển kinh tế của tỉnh Vân Nam, bình quân GDP đầu người lần lượt đứng thứ nhất, thứ hai toàn tỉnh, trên 1500 USD. Châu Hồng Hà là châu có trình độ phát triển trung bình của tỉnh Vân Nam, GDP bình quân/ người là 450 USD. Châu Văn Sơn là khu vực phát triển tương đối thấp của tỉnh Vân Nam, GDP bình quân/người là 265 USD. 1.2. Ảnh hưởng của Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam Trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh chủ yếu là hoạt đồng xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam thông qua các cặp cửa khẩu quốc gia, quốc tế và tiểu ngạch giữa Lào Cai và Vân Nam. Hiện nay, Việt Nam là một trong những bạn hàng lớn nhất của tỉnh Vân Nam. Vân Nam tiếp giáp với 4 tỉnh của Việt Nam là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Tuy nhiên, do hạn chế về giao thông nên trao đổi thương mại giữa Vân Nam với ba tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các cửa khẩu thuộc địa phận tỉnh Lào Cai (hơn 90%). Ngoài cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn có các cặp cửa khẩu cấp tỉnh như: Mường Khương - Kiều Đầu, Bát Xát - Bắc Hà và các cặp cửa khẩu nhỏ hơn, thường phát triển buôn bán tiểu ngạch như: Y Tý - Ma Ngán Tỷ, Bản Vược - Pả Sa, Quang Kim - Toòng Piềng, Trịnh Tường - Tiểu Đông Sơn, Bản Lầu - Bạc Chì, Pha Long - Lao Kha, Si Ma Kai - Seo Pả Chư. 1.2.1. Thương mại hàng hóa: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Vân Nam tăng liên tục trong thời kỳ 2001 - 2006. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 21,17%. Xuất khẩu tăng 19,82%/năm và nhập khẩu tăng 22,06%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung là 6,38%. Việt Nam nhập siêu trong suốt thời kỳ này. Trị giá nhập siêu là 381,98 triệu USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Vân Nam (theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam). Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Vân Nam thời kỳ 2001 - 2006 Đơn vị: Triệu USD Năm Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu XNK Việt-Trung Tỷ trọng * 2001 221,47 91,78 129,69 - 37,91 3047,22 7,27 2002 298,08 143,55 154,53 - 10,98 3654,28 8,16 2003 331,01 144,22 186,79 - 42,57 4870,05 6,80 2004 390,85 155,47 235,38 - 79,91 7191,95 5,43 2005 441,09 177,82 263,27 - 85,45 8740,00 5,05 2006 578,56 226,70 351,86 - 125,16 10421,00 5,55 Tổng 2.261,06 939,54 1.321,52 - 381,98 - 6,38 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam; (*) Tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Vân Nam trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt - Trung. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Vân Nam theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc cũng tăng nhanh trong những năm gần đây. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 30,49%. Xuất khẩu tăng 29,81%/năm và nhập khẩu tăng 26,47%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung là 5,35%. Việt Nam đã nhập siêu trong suốt thời kỳ này. Trị giá nhập siêu là 1201,15 triệu USD, chiếm 49,17% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Vân Nam (xem Bảng 3). Kể từ năm 2003 đến nay Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại quan trọng thứ ba của Vân Nam trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với tỉnh này. Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Vân Nam thời kỳ 1996 - 2006 Đơn vị: Triệu USD Năm Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu XNK Việt-Trung Tỷ trọng * 1996 35,67 8,22 27,45 - 19,23 1150 3,10 1997 54,96 3,56 51,40 - 47,84 1440 3,82 1998 68,67 6,26 62,41 - 56,15 1248 5,50 1999 56,00 11,00 45,00 - 34,00 1318 4,25 2000 130,00 23,00 107,00 - 84,00 2466 5,27 2001 160,00 70,00 90,00 - 20,00 2814 5,69 2002 230,00 76,00 154,00 - 78,00 3223 7,14 2003 280,00 110,00 170,00 - 60,00 4634 6,04 2004 445,99 99,07 346,92 - 247,85 6742 6,62 2005 470,89 102,06 368,83 - 266,77 7910 5,95 2006 510,77 111,73 399,04 - 287,31 9267 5,51 Tổng 2.442,89 620,90 1.822,05 - 1.201,15 - 5,35 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc; (*) Tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Vân Nam trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt - Trung. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Vân Nam được chia thành chính ngạch và tiểu ngạch. Hoạt động buôn bán chính ngạch chiếm 91,92%, tiểu ngạch chiếm 8,08% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Vân Nam (thời kỳ 2001 - 2006). Trong khi đ._.ược, doanh nghiệp đành phải đổ đi cả xe hàng tại cửa khẩu và chịu lỗ. Buôn bán tiểu ngạch được chăng hay chớ, năm thì xuất khẩu dưa hấu có lãi, thậm chí có năm được lãi cao, nhưng có năm thì thiệt hại lớn như 2004, dưa hấu bị thối đổ đi một khối lượng lớn tại cửa khẩu Lạng Sơn không xuất khẩu được sang Quảng Tây do Đảo Hải Nam được mùa, nhu cầu nhập khẩu dưa hấu của Quảng Tây ở mức thấp. Trong khi đó, cung của phía Việt Nam lại quá lớn nên bị ép cấp ép giá, doanh nghiệp bị thua lỗ nặng. Chất lượng dưa hấu xuất khẩu tiểu ngạch không cao nên dẫn tới giá thấp. Quả to, quả bé, loại 1, loại 2, loại 3 lẫn lộn. Ngay cả phân loại sản phẩm các doanh nghiệp của ta cũng không làm, mà cứ bán đổ đồng. Còn thương nhân Quảng Tây mua hàng tại biên giới, sau đó họ làm nhiệm vụ phân loại dưa và chuyển vào nội địa để tiêu thụ. Nếu xuất khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp của ta phải làm và làm tốt công tác phân loại hàng trước khi xuất khẩu vì bán hàng theo hợp đồng có điều khoản quy định rõ về chất lượng của hàng hoá. Chính sách xuất nhập khẩu và chính sách biên mậu của Trung Quốc đang thay đổi nhanh do thực hiện các cam kết trong WTO. Do đó, các doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thường xuyên về thị trường hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, thị trường Trung Quốc nói chung để chủ động trong hoạt động trao đổi hàng hoá, tránh sự thua thiệt như xuất khẩu quả tươi. Trong thực tế các doanh nghiệp mới chú trọng tới lợi ích nhỏ trước mắt mà chưa nghĩ tới việc chuẩn bị để buôn bán chính ngạch lâu dài. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động thương mại chính ngạch trên Hành lang kinh tế, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được những quy định của Trung Quốc trong buôn bán chính ngạch, lập văn phòng đại diện tại Vân Nam và Quảng Tây, và đưa ra chương trình tiếp cận hiệu quả bằng cách tham gia các Hội chợ triển lãm, hay mở đại lý tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và nắm chắc tình hình thị trường, những thay đổi trong chính sách thương mại và tìm các kênh phân phối, các đối tác tin cậy để đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hoá chính ngạch. Hơn nữa các doanh nghiệp phải chú trọng tới tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP, phải làm tốt công tác phân loại hàng trước khi xuất khẩu. Như vậy, khi không còn được hưởng chính sách ưu đãi biên mậu, các doanh nghiệp của ta vẫn có thể cạnh tranh với các đối tác khác bằng chất lượng, hệ thống đại lý phân phối. Để bắt đầu con đường buôn bán chính ngạch, các doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai việc: (1) Cập nhật hệ thống văn bản pháp luật thương mại của Trung Quốc, các chính sách thương mại của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối với Việt Nam; (2) Tìm hiểu nhu cầu thị hiếu tiêu dùng và đặc điểm thị trường; (3) Thiết lập các văn phòng đại diện; (4) Tiến hành các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm hướng tới xây dựng hệ thống đại lý phân phối và tìm kiếm đối tác; (5) Chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, đạt tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP, phải tìm nguồn cung cấp hàng lớn và tương đối ổn định. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong buôn bán chính ngạch với thị trường Vân Nam và Quảng Tây, phải kể đến Thanh long Hoàng hậu, dép Bitis, kẹo dừa Bến Tre,v.v... . Điều này cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển buôn bán chính ngạch hiệu quả trên thị trường hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Tuy vậy, để làm ăn lâu dài trên hai thị trường này, các doanh nghiệp cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn: “chúng ta không thể làm đơn lẻ mãi, mà phải có cộng đồng, có tập thể mới có thể đứng vững trên thị trường miền Tây, Tây Nam Trung Quốc và cạnh tranh được với đối thủ chính là Thái Lan trên thị trường này”. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi theo hướng tích cực trong tư duy, không nên có thái độ ỷ lại chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản. Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu nhu cầu thị hiếu, hệ thống pháp luật, tiếp cận, thâm nhập thị trường để tránh tình trạng bị động trong quan hệ trao đổi hàng hoá như với Vân Nam và Quảng Tây hiện nay. Cho đến thời điểm này, Chính sách thương mại của hai bên điều chỉnh hoạt động trao đổi hàng hoá nhìn chung là thông thoáng. Các phòng làm thủ tục thông quan cho hàng hoá của hai bên làm cả thứ 7 và chủ nhật, có thể đến 11 giờ đêm. Các cơ quan chức năng của hai bên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hàng hoá trao đổi, hiện tại vẫn còn tiếp tục cải cách các thủ tục rườm rà. Do đó, vấn đề ở đây là doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp phải thay đổi, phải tự tìm ra phương thức buôn bán thích hợp và hiệu quả nhất trong tiến trình hình thành ACFTA. Chỉ có xuất nhập khẩu chính ngạch là đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 2.2. Đa dạng hóa các phương thức hoạt động thương mại Để đẩy mạnh hoạt động trao đổi thương mại với các doanh nghiệp Vân Nam và Quảng Tây, các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ giới hạn ở hai phương thức hoạt động thương mại chính là xuất nhập khẩu chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch, mà cần phải mở rộng và đa dạng hóa các phương thức thương mại: - Nên mở rộng và phát triển các hình thức xuất khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải biển, dịch vụ giao nhận hàng quá cảnh và các loại hình dịch vụ khác. Với ưu thế về vị trí địa lý, chúng ta có lợi thế để phát triển thương mại dịch vụ trong hợp tác thương mại với Vân Nam và Quảng Tây. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở hoạt động trao đổi khách du lịch với phía bạn mà cần đầu tư vào phát triển các khu du lịch và mở rộng các loại hình du lịch để thu hút du khách từ Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, Trung Quốc nói chung sang Việt Nam. - Phát triển mạnh hình thức hợp tác khai thác và chế biến quặng xuất khẩu sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm thu được. Chúng ta không nên đẩy mạnh xuất khẩu quặng thô sang phía bạn như trước đây vì hiệu quả thu được rất thấp, không những thế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Để tăng hiệu quả của hoạt động thương mại, các doanh nghiệp nên chuyển dần từ buôn bán thuần túy sang hợp tác liên doanh, sản xuất, lắp ráp, tiêu thụ hàng hoá tại thị trường hai bên và xuất khẩu sang các thị trường khác như liên doanh sản xuất đồ điện gia đình, thức ăn gia súc, giày dép, thực phẩm, dược phẩm,... - Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Vân Nam và Quảng Tây để thành lập các liên doanh chế biến hàng nông lâm hải sản tại thị trường của họ để tận dụng được nguồn nhân công rẻ, bán được hàng hoá với giá cao, tránh được hàng rào thuế quan, lại có thể tận dụng được ưu thế về tài nguyên, đưa hàng đến tận thị trường tiêu thụ và tiếp cận được với hệ thống phân phối trên thị trường hai tỉnh nói riêng và miền Tây Trung Quốc nói chung. Phát triển hình thức này sẽ tăng dần tỷ trọng hàng chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vân Nam và Quảng Tây, và có thể mở rộng xuất khẩu sang các khu vực thị trường khác ở Trung Quốc và sang các nước ASEAN. - Các doanh nghiệp nên thành lập các công ty con, hoặc mở văn phòng đại diện ở các khu vực cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu quốc tế thị xã Lào Cai,... đồng thời cần sớm chuẩn bị các điều kiện để hoạt động ở các khu kinh tế cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch, mua bán hàng hoá. - Sử dụng các phương thức mua bán và thanh toán linh hoạt, phù hợp với đối tượng và tính chất mặt hàng xuất nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Cùng với việc phát triển các mặt hàng mà thị trường Vân Nam, Quảng Tây và miền Tây Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp phía bạn để ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định. - Tận dụng mọi cơ hội để tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu mặt hàng của mình, khai thác nguồn hàng của nước bạn và phát triển phương thức xuất khẩu tại chỗ. 2.3. Tạo ra cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Vân Nam và Quảng Tây so với chính hàng hoá cùng loại của họ và các nước khác còn yếu. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bán những cái gì mình có, chứ chưa điều chính cơ cấu sản xuất và xuất khẩu phát huy được lợi thế so sánh của ta và phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thị trường Vân Nam, Quảng Tây và miền Tây Trung Quốc. Hàng nông sản Việt Nam có chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp so với các đối thủ cạnh tranh khác (Thái Lan, Mianma). Chính vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, ngoài việc tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp, còn phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa bằng cách nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng thủy sản của ta xuất sang thị trường Vân Nam và Quảng Tây phong phú: hàng tươi, sống và khô. Để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường hai tỉnh, doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác chế biến và bảo quản để bảo đảm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng sang Vân Nam, Quảng Tây và miền Tây Trung Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu của khu vực thị trường này mà còn phải chú trọng tới những loại hàng đang được hưởng ưu đãi trong EHP và hiện đang có khả năng cạnh tranh. Tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, sản xuất ra những mặt hàng mới để tăng xuất khẩu. Đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch, vệ sinh, cải tiến bao bì để có thể thâm nhập vững chắc và tăng ổn định vào thị trường hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Thủy hải sản là nhóm hàng rất được ưa chuộng và có nhu cầu nhập khẩu cao tại hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, và khu vực miền Tây Trung Quốc. Đây là khu vực không có biển. Hiện tại, trong nhóm hàng thủy hải sản, cá da trơn là mặt hàng mà ta có thế mạnh xuất khẩu và bạn cũng có nhu cầu. 2.4. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trong trao đổi giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản theo EHP từ 1/1/2004. Đến nay, Việt Nam đã giảm hơn 400 dòng thuế, còn Trung Quốc giảm trên 500 dòng thuế. Như vậy, tại thời điểm này, hàng của hai nước đã có cơ hội thuận lợi để thâm nhập vào thị trường của nhau. Mặc dù hiện tại hàng Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam và Quảng Tây có ưu đãi hơn về thuế, nhưng mức thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng Việt Nam cao hơn nhiều so với hàng của Thái Lan. Nhìn chung, hàng nông thủy sản của các nước ASEAN xuất khẩu vào Trung Quốc đều được hưởng ưu đãi về thuế. Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các nước ASEAN trên thị trường Trung Quốc sẽ gay gắt. Để chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc nói chung, thị trường hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam nên thực hiện các biện pháp sau: - Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường Vân Nam và Quảng Tây. - Đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng hoá để hàng Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Vân Nam và Quảng Tây. - Nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành và quản lý doanh nghiệp của giám đốc. - Đối với hàng hoá, cần chú trọng đến bao bì, nhãn mác, áp dụng hệ thống mã vạch phổ cập đối với hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Vân Nam và Quảng Tây để thuận lợi trong khâu bán lẻ tại các siêu thị, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng nội địa của họ, nghiên cứu xây dựng chiến lược mặt hàng thích hợp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong từng giai đoạn cụ thể. - Đối với dịch vụ, lợi thế của Việt Nam trong trao đổi thương mại với hai tỉnh này là các loại hình dịch vụ như vận tải, thông tin, điện, kho vận, cầu cảng,v.v... . Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác lợi thế này để phát triển các loại hình dịch vụ thích hợp, như các dịch vụ quá cảnh của hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua cảng Hải Phòng. Trên cơ sở đầu tư của Nhà nước cho các công trình hạ tầng cơ sở, các doanh nghiệp cần có những biện pháp để khai thác hiệu quả các công trình này, đồng thời phối hợp với Nhà nước tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng, mở rộng quy mô khai thác dịch vụ. 2.5. Xây dựng kênh phân phối cho hàng xuất khẩu Một điều đặc biệt lưu ý trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc là bên cạnh nhiều doanh nghiệp làm ăn đứng đắn có tiềm lực, có uy tín, còn có không ít những công ty, xí nghiệp giả mạo, lừa lọc đang hoạt động. Nếu không cảnh giác, các doanh nghiệp của ta dễ bị lừa gạt và sẽ không tránh khỏi tổn thất. Các doanh nghiệp nước ta nên giao dịch trực tiếp với các công ty, tập đoàn có uy tín (lựa chọn các doanh nghiệp trong Danh sách doanh nghiệp do Thương vụ Trung Quốc, Sở Thương mại tỉnh Vân Nam và Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây giới thiệu) để trao đổi hàng hoá hoặc hợp tác đầu tư. Hạn chế giao dịch qua thương nhân môi giới hoặc mua hàng trôi nổi, vì dễ bị lừa mua phải hàng chất lượng kém, hoặc bán hàng xong không thu được tiền. Trước khi ký hợp đồng với khách hàng chưa quen biết nên thông qua các hội xúc tiến mậu dịch của các sở thương mại, Cục Quản lý Hành chính Công thương hoặc Cơ quan chuyên trách của Chính phủ Trung ương hay địa phương của Trung Quốc để thẩm tra thực lực. Thông qua những bạn hàng lớn và đáng tin cậy thiết lập các kênh phân phối trên thị trường hai tỉnh nói riêng, thị trường miền Tây và Trung Quốc nói chung. Một cách khác có thể có hiệu quả trực tiếp, nhưng cần phải có một khoản kinh phí đáng kể để thực hiện. Đó là đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng bằng cách lập văn phòng đại diện tại thị trường hai tỉnh để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đặc điểm và hệ thống pháp luật của thị trường, giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác; hoặc lập hệ thống đại lý phân phối. Cách này chỉ phù hợp với những công ty lớn và có tiềm lực về tài chính. Còn đối với các công ty vừa và nhỏ thì có thể thông qua Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận mạnh mẽ vào các đầu mối cung cấp, chế biến lớn, hệ thống hoặc mạng lưới phân phối các sản phẩm nông sản, thủy hải sản của Vân Nam và Quảng Tây. Chủ động thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng ổn định, lâu dài tại Côn Minh và Nam Ninh, cần tính tới khả năng lập cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam tại hai thành phố trên. 2.6. Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cứ hoạt động đơn lẻ như hiện nay thì chỉ dừng ở thị trường biên giới, khó có thể tiến sâu vào thị trường nội địa, không những thế còn bị ép cấp, ép giá và xuất khẩu thu được hiệu quả thấp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp nước ta cần phải đôỉ mới nhận thức, liên kết, đồng tâm hiệp lực để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực trên thị trường hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Để ACFTA thực sự có ý nghĩa, doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cần chủ động đổi mới bắt đầu từ nhận thức về cung cách kinh doanh từ sản xuất theo định hướng thị trường, làm tốt công tác phân loại sản phẩm, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ để đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm. Một yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp là phải làm quen với cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ của ACFTA để đủ tiêu chuẩn hưởng các ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do này. Hiện nay, các phòng cấp giấy phép của Bộ thương mại đang thực hiện việc cấp Form D rộng rãi. Trong điều kiện các doanh nghiệp kinh doanh trên Hành lang kinh tế phần lớn là các hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc đáp ứng các yêu cầu như trên, thậm chí chỉ là tiếp cận các thông tin chính sách mới, xem ra đã là rất khó khăn. Do đó, mối liên kết hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp lớn là cực kỳ quan trọng. Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan Nhà nước như địa phương, trung ương để kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía họ nhằm tìm cách thương thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta. Bên cạnh việc đổi mới nhận thức, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ để giành lại sự công bằng trên thương trường tránh tình trạng bị gánh chịu những rủi ro thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Chúng ta không thể làm ăn đơn lẻ mãi mà phải có cộng đồng, có tập thể mới có thể đứng vững trên thị trường Vân Nam và Quảng Tây, và có thể cạnh tranh được với đối thủ chính là Thái Lan trên thị trường này. Để có thể liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm (nhóm hàng chủ yếu xuất theo đường biên mậu và thường bị doanh nghiệp phía bạn ép cấp, ép giá), chúng ta nên thành lập một ủy ban tăng cường cạnh tranh quốc gia và phát huy sức mạnh của các Hiệp hội. Nhiệm vụ chính của ủy ban là liên kết các doanh nghiệp lại thống nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu. KẾT LUẬN Phát triển thương mại trên Hành lang kinh tế Việt – Trung là một trong những nội dung hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như khu vực tiểu vùng sông Mêkông. Đặc biệt trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, việc tạo dựng các cơ sở bền vững nhằm khai thác tối đa lợi thế của Hành lang kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại của hai nước Việt Nam – Trung Quốc cũng như toàn khu vực là mối quan tâm cua các nước thành viên của Hiệp định về ACFTA. Cùng với sự phát triển mạnh của quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, quan hệ hợp tác thương mại trên Hành lang kinh tế Việt – Trung cũng phát triển nhanh và tương đối ổn định. Tuy nhiên, thương mại hai chiều vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của hai bên do vẫn còn một số tồn tại và hạn chế. Để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại song phương trong thời gian tới, chúng ta cần phải dựa trên cơ sở hiện tại, tăng cường nghiên cứu đối với hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung, làm cho hợp tác này sớm đạt được thành quả to lớn; đồng thời cần tìm ra các giải pháp nhằm phát triển ngoại thương của Việt Nam trên Hành lang kinh tế Việt - Trung. Đây chính là lý do đề tài “Hành lang kinh tế Việt – Trung và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam” được thực hiện. Đề tài đã đóng góp nhất định vào việc cung cấp thông tin về tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh thành trên Hành lang kinh tế Việt – Trung; đánh giá thực trạng quan hệ thương mại và đưa ra những ảnh hưởng của tuyến Hành lang kinh tế này đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động quản lý và kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hợp tác thương mại trên Hành lang kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Ngoại giao (2001), Hợp tác kinh tế trên hành lang Đông – Tây, NXB Khoa học xó hội, Hà Nội. Bộ Thương mại (2001), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu 2001-2010. Bộ Thương mại (2003), Quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010. Bộ Thương Mại (2004), Tác động của việc thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc đối với kinh tế – thương mại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Nguyễn Vũ Hoàng (2003), Các liên kết kinh tế thương mại quốc tế, NXB Thanh niờn, Hà Nội. Trần Khánh (2006), Tác động của môi trường địa chính trị Đông Nam Á đến quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 76. Vũ Khoan (2005), Đổi mới về đối ngoại, Tạp chí Cộng Sản. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2005), Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. TS. Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát triển thương mại trên Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. TS. Nguyễn Văn Lịch (2005), Quan hệ thương mại Việt Nam - Quảng Tây thực trạng, triển vọng v à giải pháp phát triển, Viện nghiên cứu thương mại. LiWei (2004), Tiến trỡnh Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN và những liên hệ về Khu vực thương mại tự do Đông Á, Viện Nghiên cứu thương mại quốc tế và hợp tác kinh tế Trung Quốc. TS Trần Quế (2006), Vấn đề hiện thực hóa dự án hợp tác phát triển “hai hành lang, một vành đai” Trung Quốc – Việt Nam, Bài tham luận tại hội thảo Hợp tác hai Hành lang một vành đai kinh tế. PGS.TS Đỗ Tiến Sâm (2006), Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, nhỡn lại 15 năm và triển vọng, NXB Thống k ờ. Cổ Tiểu Tùng (2005), Ý tưởng về “Xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế, Tạp chí Thương mại số 36. Tạp chớ Nghiờn cứu Kinh tế Chõu Á- Thỏi Bỡnh Dương các số năm 1999 – 2006. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc các số năm 1999 – 2006. Thông tư liên tịch Bộ Thương mại - Bộ Tài Chính - Bộ Giao thông Vận tải - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Y tế - Bộ Thủy sản- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-BTS-NHNN ngày 17 tháng 8 năm 2004 hướng dẫn thực hiện quyết định số 252/2003/QĐ-TTG ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, ngày 4 tháng 12 năm 2001. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (11/2002), Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Trung tõm nghiờn cứu Trung Quốc (2001), Buụn bỏn qua biờn giới Việt – Trung: Lịch sử - Hiện trạng – Triển Vọng, NXB Khoa học xó hội, Hà Nội. Vụ Kinh tế tổng hợp (3/2002), Đẩy mạnh hợp tác chương trình đa biên phát triển lưu vực sông Mêkông, Đề tài cấp vụ của Bộ Ngoại giao. PGS.TS Đinh Ngọc Vượng (2006), Xây dựng khung pháp luật cho “hai hành lang, một vành đai”, Bài tham luận tại hội thảo Hợp tác Hai hành lang một vành đai kinh tế. PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ YẾU GIỮA VIỆT NAM VỚI TỈNH VÂN NAM THỜI KỲ 2003 - 2005 Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang tỉnh Vân Nam năm 2003 STT Mặt hàng Trị giá (Triệu USD) 1 Cao su và sản phẩm cao su 8,23 2 Quặng Crôm và tinh quặng Crôm 5,62 3 Quặng kẽm và tinh quặng kẽm 3,53 4 Quặng sắt chưa tôi và tinh quặng sắt 3,07 5 Hạt điều bóc vỏ 1,18 6 Sợi đàn hồi 1,05 7 Quặng đồng và tinh quặng đồng 0,76 8 Nước dầu cọ 0,69 9 Sắn lát khô 0,66 10 Hợp kim kẽm 0,59 11 Gỗ phi cây lá nhọn 0,34 12 Keo thực vật 0,32 13 Quặng chì và tinh quặng chì 0,29 14 Mực đông lạnh, khô 0,22 15 Quả khô (Vải khô, long nhãn) 0,22 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc. Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang tỉnh Vân Nam năm 2004 STT Mặt hàng Trị giá (Triệu USD) 1 Các loại quặng sắt thô hoặc tinh 13,870 2 Các sản phẩm cao su chưa lưu hoá 12,420 3 Các loại quặng crôm thô hoặc tinh (Cr) 4,370 4 Các loại quặng kẽm thô hoặc tinh (Zn) 3,450 5 Gạo tẻ đã xay xát 2,740 6 Cao su thiên nhiên phân loại kỹ thuật (TSNR) 2,710 7 Các loại quặng đồng thô hoặc tinh (Cu) 1,870 8 Dầu cọ dạng lỏng 0,940 9 Các loại quặng chì thô hoặc tinh (Pb) 0,600 10 Găng tay chế tạo từ cao su đã lưu hoá 0,600 11 Sắn lát khô 0,430 12 Hợp kim kẽm chưa luyện 0,300 13 Hạt điều bóc vỏ 0,290 14 Đá vân đã và chưa xẻ thành tấm 0,028 15 Quặng mangan thô hoặc tinh (Mg) 0,023 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc. Bảng 3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ tỉnh Vân Nam năm 2005 STT Mặt hàng Trị giá (Triệu USD) 1 Phân đạm 23,67 2 Lá thuốc lá sấy 11,53 3 Thóc giống các loại 9,07 4 Thép bán thành phẩm 5,96 5 Máy nâng kiểu đứng 5,60 6 Than cốc các loại 7,75 7 Phi hợp kim thiếc 4,84 8 Phốt pho vàng và trắng 4,73 9 Phốt phát nattri 4,71 10 Phi hợp kim kẽm 4,65 11 Natri Sunfuric 4,07 12 Phốt phát canxi 4,04 13 Amoni nitrát 2,70 14 Quả tươi (Cam, quýt,...) 2,36 16 Thép cuộn dạng cây 1,95 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc. Bảng 4: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ tỉnh Vân Nam năm 2003 STT Mặt hàng Trị giá (Triệu USD) 1 Than cốc các loại 12,840 2 Phi hợp kim Altimol chưa luyện cán 10,920 3 Lá thuốc lá các loại (đã tước cọng, chưa tước cọng) 7,320 4 Các loại thóc giống 4,410 5 Thạch cao sống; thạch cao dạng cứng 1,870 6 Khoai tây tươi hoặc đông lạnh, trừ các loại giống 1,590 7 Quả tươi (Cam, quýt,...) 1,540 8 Sulfuric acid armonium (H2SO4NH4) 0,790 9 Cà fê chưa ngâm tẩm và rang xay 0,071 10 Ca2 So4 0,053 11 Natri sulfuric 0,047 12 Canxi đã qua xử lý acid sulfuric 0,045 13 Rau đông lạnh 0,044 14 Phân Urê 0,036 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc. PHỤ LỤC 2 CÁC MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ YẾU GIỮA VIỆT NAM VỚI TỈNH QUẢNG TÂY THỜI KỲ 2003 - 2005 Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang tỉnh Quảng Tây năm 2003 STT Tên hàng Trị giá (Triệu USD) 1 Tỏi củ khô 4,02 2 Quả tươi (Vải, thanh long, xoài, chôm chôm) 2,65 3 Nhân hạt điều đã qua chế biến 1,62 4 Tẩy bút chì E-50-9 mới 100% 0,97 5 Quặng kẽm 0,45 6 Quặng sắt 0,38 7 Tinh quặng sunfua 0,24 8 Thùng tuốt lúa 0,21 9 Kén chui không thích hợp để ươm tơ 0,13 10 Mỹ phẩm các loại, nước hoa, dầu gội 0,13 11 Phế liệu tơ tằm 0,12 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc. Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang tỉnh Quảng Tây năm 2004 STT Tên hàng Trị giá (triệu USD) 1 Quặng Mangan (Mn > 40%) 36,00 2 Quả tươi (Nhãn, thanh long) 7,87 3 Quạt thông gió đường kính cánh 12 inch 3,54 4 Đĩa DVD đã có nội dung 3,15 5 Tinh quặng sunfua chì PbS: 45% Min 3,06 6 Tỏi củ khô 2,73 7 Quặng cromite 4,36 8 Phụ tùng xe máy các loại 0,15 9 Đồ chơi trẻ em các loại 0,13 10 Hành củ khô 0,10 11 Quặng kẽm ô xít 0,09 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc. Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang tỉnh Quảng Tây năm 2005 STT Tên hàng Trị giá (triệu USD) 1 Quặng kẽm ôxit 20,07 2 Quả tươi, khô (nhãn, vải, thanh long, xoài…) 17,34 3 Quạt thông gió bằng nhựa 8,52 4 Máy khoan các loại 7,03 5 Thùng tuốt lúa các loại 3,49 6 Tinh quặng 3,45 7 Lạc nhân 2,13 8 Bánh đậu xanh 1,68 9 Dầu dừa thô 0,75 10 Dỗu gội các loại 0,42 11 Hành củ khô 0,34 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc. Bảng 4: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ tỉnh Quảng Tây năm 2003 STT Tên hàng Trị giá (triệu USD) 1 Thức ăn nuôi cá 8,01 2 Phân urê 7,52 3 Tỏi củ khô 6,75 4 Gạch các loại 6,24 5 Quả tươi (Táo, lê) 9,66 6 Nguyên liệu thuốc bắc các loại 3,34 7 Hành củ khô 2,91 8 Thép các loại 2,49 9 Máy khoan các loại 2,32 10 Thuốc trừ sâu 2,01 11 Bản kẽm in phủ sáng 1,81 12 Nam châm các loại 1,66 13 Bộ linh kiện lắp ráp máy bơm nước 1,65 14 Máy móc thiết bị sản xuất đĩa compact 1,45 15 Máy khoan các loại 1,44 Nguồn: Thống kê của Sở TMDL tỉnh Lạng Sơn; Ngân hàng Dữ liệu Quảng Tây - Lạng Sơn. Bảng 5: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ tỉnh Quảng Tây năm 2004 STT Tên hàng Trị giá (triệu USD) 1 Gạch chịu lửa 256,47 2 Chồi giống dứa cyen 151,53 3 Đầu răng dùng cho lưỡi cưa xẻ đá 117,09 4 Lưỡi cắt gạch, đá, bê tông 130,87 5 Bộ chế hòa khí xe gắn máy 27,85 6 Lọ thủy tinh 19,90 7 Lê quả tươi 2,73 8 Đồ chơi trẻ em các loại 2,11 9 Hóa chất công nghiệp 2,02 10 Nam châm các loại 1,75 11 Bộ linh kiện máy bơm nước 1,41 12 Nắp chụp công tơ điện bằng thủy tinh 1,39 13 Đường ray xe lửa 1,27 14 Máy móc thiết bị sản xuất đĩa compact 1,09 15 Máy khoan các loại 1,02 Nguồn: Thống kê của Sở TMDL tỉnh Lạng Sơn; Ngân hàng Dữ liệu Quảng Tây - Lạng Sơn. Bảng 6: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ tỉnh Quảng Tây năm 2005 STT Tên hàng Trị giá (triệu USD) 1 Máy khoan các loại 3,96 2 Nguyên liệu thuốc bắc 2,78 3 Đầu máy xe lửa diezel 2,56 4 Lê quả tươi 2,32 5 Hạt giống các loại 2,07 6 Bản in kẽm các lớp 1,98 7 Hóa chất 1,76 8 Máy lu các loại 1,55 9 Máy móc thiết bị đồng bộ sản xuất đĩa compact 1,52 10 Nam châm vĩnh cửu các loại 1,39 11 Máy tạo vân giấy 1,37 12 Bộ linh kiện lắp ráp máy bơm nước 1,32 13 Đường ray xe lửa 1,28 14 Bình chữa cháy các loại 1,21 15 Chồi giống chứa cyen các loại 0,98 Nguồn: Thống kê của Sở TMDL tỉnh Lạng Sơn; Ngân hàng Dữ liệu Quảng Tây - Lạng Sơn. PHỤ LỤC 3 CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN KHÔNG MUỘN HƠN NGÀY 1/1/2004 NHƯ SAU: (1) Trung Quốc và ASEAN-6: Nhóm mặt hàng Không muộn hơn ngày 1/1/2004 Không muộn hơn ngày 1/1/2005 Không muộn hơn ngày 1/1/2006 1 10% 5% 0% 2 5% 0% 0% 3 0% 0% 0% (2) Các nước thành viên ASEAN mới: Nhóm mặt hàng 1 Nước Không muộn hơn ngày 1/1/2004 Không muộn hơn ngày 1/1/2005 Không muộn hơn ngày 1/1/2006 Không muộn hơn ngày 1/1/2007 Không muộn hơn ngày 1/1/2008 Không muộn hơn ngày 1/1/2009 Không muộn hơn ngày 1/1/2010 Việt Nam 20% 15% 10% 5% 0% 0% 0% Lào và Mianma - - 20% 14% 8% 0% 0% Cam-pu-chia - - 20% 15% 10% 5% 0% Nhóm mặt hàng 2 Nước Không muộn hơn ngày 1/1/2004 Không muộn hơn ngày 1/1/2005 Không muộn hơn ngày 1/1/2006 Không muộn hơn ngày 1/1/2007 Không muộn hơn ngày 1/1/2008 Không muộn hơn ngày 1/1/2009 Không muộn hơn ngày 1/1/2010 Việt Nam 10% 10% 5% 5% 0% 0% 0% Lào và Mianma - - 10% 10% 5% 0% 0% Cam-pu-chia - - 10% 10% 5% 5% 0% Nhóm mặt hàng 3 Nước Không muộn hơn ngày 1/1/2004 Không muộn hơn ngày 1/1/2005 Không muộn hơn ngày 1/1/2006 Không muộn hơn ngày 1/1/2007 Không muộn hơn ngày 1/1/2008 Không muộn hơn ngày 1/1/2009 Không muộn hơn ngày 1/1/2010 Việt Nam 5% 5% 0-5% 0-5% 0% 0% 0% Lào và Mianma - - 5% 5% 0-5% 0% 0% Cam-pu-chia - - 5% 5% 0-5% 0-5% 0% ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT074.doc