BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thanh Vân
HÀNH ĐỘNG CẢM THÁN TRONG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Dư Ngọc Ngân
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được đưa ra
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn Phạm
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hành động cảm thán trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh Vân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Dư Ngọc Ngân, người đã tận tình dìu
dắt tôi từ những bước đầu tiên trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như đã chu đáo chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy chúng tôi những ba năm học vừa qua,
phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học, Thư viện Đại học Sư Phạm Tp, Hồ Chí Minh, Thư viện
Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
MỤC LỤC
4TLỜI CAM ĐOAN4T ................................................................................................................... 2
4TLỜI CẢM ƠN4T ........................................................................................................................ 3
4TMỤC LỤC4T .............................................................................................................................. 4
4TQUY ƯỚC VIẾT TẮT4T ........................................................................................................... 6
4TDẪN NHẬP4T ............................................................................................................................ 7
4T1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu4T .................................................................................... 7
4T2. Lịch sử vấn đề4T ............................................................................................................................. 7
4T2.1. Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống4T ...................................................................................... 7
4T2.2. Quan điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng học4T ............................................................................................. 10
4T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4T .............................................................................................. 12
4T . Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu4T .............................................................................. 12
4T .1. Phương pháp nghiên cứu4T ................................................................................................................ 12
4T .2. Nguồn ngữ liệu4T .............................................................................................................................. 12
4T5. Cấu trúc luận văn4T ...................................................................................................................... 12
4TChương 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ HÀNH ĐỘNG CẢM THÁN4T
.............................................................................................................................................. 14
4T1. Hành động ngôn từ4T .................................................................................................................... 14
4T1.1. Khái niệm hành động ngôn từ4T ......................................................................................................... 14
4T1.2. Những hành động ngôn từ4T .............................................................................................................. 14
4T1.3. Hành động ở lời4T...................................................................................................................... 15
4T1.3.1. Phân loại hành động ở lời4T ............................................................................................................ 15
4T1.3.2. Các điều kiện sử dụng hành động ở lời4T ......................................................................................... 17
4T1.3.3. Phương thức thực hiện các hành động ở lời4T .................................................................................. 18
4T1.4. Mối quan hệ giữa cảm thán và tình thái trong tiếng Việt4T ......................................................... 19
4T1.5. Hành động cảm thán4T ............................................................................................................... 23
4T1.5.1. Khái niệm hành động cảm thán4T ................................................................................................... 23
4T1.5.2. Đặc điểm của hành động cảm thán4T ............................................................................................... 24
4T1.5.3. Phân loại hành động cảm thán4T ..................................................................................................... 25
4TChương 2: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẢM THÁN TRONG TIẾNG
VIỆT4T ..................................................................................................................................... 28
4T2.1. Phương thức sử dụng các phương tiện trực tiếp biểu thị ý nghĩa cảm thán4T .............................. 28
4T2.1.1. Phương thức sử dụng từ ngữ cảm thán4T ......................................................................................... 29
4T2.1.2. Phương thức sử dụng từ ngữ cảm thán chuyên biệt4T ....................................................................... 30
4T2.1.2.1. Thán từ4T ................................................................................................................................ 30
4T2.1.2.2. Quán ngữ cảm thán4T .............................................................................................................. 45
4T2.1.3. Phương thức sử dụng những từ ngữ cảm thán không chuyên biệt4T ................................................. 54
4T2.1.3.1 Những từ ngữ cảm thán lâm thời4T ........................................................................................... 55
4T2.1.3.2. Các trợ từ tình thái4T ............................................................................................................... 56
4T2.1.3.3. Các phụ từ chỉ mức độ cao, hơn mức bình thường4T ................................................................ 59
4T2.2. Phương thức sử dụng các kết cấu biểu đạt ý nghĩa cảm thán4T ................................................... 66
4T2.3. Phương thức sử dụng ngữ điệu biểu thị ý nghĩa cảm thán4T ....................................................... 69
4T2.3.1. Khái niệm ngữ điệu4T ..................................................................................................................... 69
4T2.3.2. Vai trò của ngữ điệu trong chức năng thể hiện hành động cảm thán tiếng Việt4T .............................. 70
4T2.3.2.1. Ngữ điệu trong hành động cảm thán có IFIDs chuyên biệt4T .................................................... 70
4T2.3.2.2. Ngữ điệu trong hành động cảm thán có từ cảm thán không chuyên biệt (trợ từ tình thái và phụ
từ chỉ mức độ cao)4T ............................................................................................................................ 72
4T2.4. Phương thức sử dụng các phương tiện gián tiếp biểu thị ý nghĩa cảm thán4T .............................. 75
4T2.4.1. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động hỏi4T ......................... 75
4T2.4.2. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động thông báo4T ............... 79
4TKẾT LUẬN4T .......................................................................................................................... 83
4T ÀI LIỆU THAM KHẢO4T ................................................................................................... 85
4TNGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN4T ..................................................................................... 88
4TPHỤ LỤC4T ............................................................................................................................. 89
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Sp1: người nói 1 (speaker 1)
Sp2: người nói 2 (speaker 2)
IFIDs: Phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời
[2, tr18]: 2 số thứ tự tài liệu tham khảo, tr.8 số trang trong tài liệu
[5, 345]: 5 là số thứ tự tác phẩm làm tư liệu, 345 số trang trong tác phẩm
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Khái niệm cảm thán trong tiếng Việt đã được biết đến từ rất sớm qua kết quả “phân loại
câu theo mục đích phát ngôn”, theo đó trong tiếng Việt có bốn loại câu: trần thuật, cầu khiến,
nghi vấn, cảm thán.
Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, khi lí thuyết về hành động ngôn
từ của J.L.Austin, H.P.Grice, J.R. Searle phát triển mạnh mẽ, thì giới Việt ngữ học nhận thấy
rằng xung quanh “câu phân loại theo mục đích phát ngôn” còn rất nhiều điều mới mẻ và hữu
ích khi soi chiếu bằng lí thuyết trên. Chính vì vậy mà thời gian qua đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu tiếng Việt chuyên sâu về nội dung này. Các tác giả nhận thấy có sự phân biệt giữa
câu nghi vấn và hành động hỏi, giữa câu trần thuật và hành động xác nhận, câu cầu khiến và
hành động cầu khiến, giữa câu cảm thán và hành động bày tỏ cảm xúc và nhiều điều thú vị
khác. Mặc dù vậy đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hành
động cảm thán trong tiếng Việt, vốn là một trong những hành động ngôn từ có tần số xuất hiện
cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện luận văn này cũng với mục đích vận dụng lí thuyết về hành
động ngôn từ để khảo sát hành động cảm thán trong tiếng Việt với mong muốn có được sự hệ
thống với góc nhìn mới về hành động ngôn từ này, đồng thời cũng hi vọng kết quả tìm hiểu
này sẽ có ích cho việc nghiên cứu chung về hành động ngôn từ trong tiếng Việt.
- Về mặt lí luận: luận văn hi vọng góp phần làm rõ thêm về khái niệm hành động cảm thán,
phân loại hành động cảm thán trong tiếng Việt.
- Về mặt thực tiễn: việc miêu tả các phương thức thể hiện hành động cảm thán trong tiếng Việt
có thể đóng góp thiết thực cho việc nói, viết và dạy-học tiếng Việt hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Vì là một nội dung có tính thực tế cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nên từ trước đến
nay cảm thán đã được nhiều công trình Việt ngữ học quan tâm. Xét về cơ sở lí thuyết mà các
tác giả lựa chọn khi quan tâm đến vấn đề cảm thán, chúng tôi nhận thấy có hai khuynh hướng
sau: theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống và theo quan điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng học.
2.1. Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống
Phần lớn các tác giả theo quan niệm truyền thống đều nghiên cứu cảm thán với tư cách là
một kiểu câu theo mục đích nói bên cạnh các kiểu còn lại là trần thuật (tường thuật, kể), nghi
vấn (hỏi), cầu khiến (mệnh lệnh).
Nguyễn Kim Thản (1963) phân chia câu tiếng Việt theo mục đích nói thành bốn loại:
tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Tác giả cũng miêu tả khá cụ thể những mục đích
sử dụng và một số phương thức biểu thị của câu cảm thán. [40, tr.264]
Lê Văn Lý (1968) chia những câu trong Việt ngữ ra làm 8 loại: câu tự loại, câu đơn
giản, câu phức tạp, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh (ngôn ngữ
thế lực), câu cảm thán (ngôn ngữ tình cảm). Theo tác giả, câu cảm thán là một câu diễn tả tình
cảm xen lẫn vào một ý tưởng, như: vui, buồn, ngạc nhiên, đau đớn, lo sợ, tức giận, phẫn
uất,…[29, tr.188]
Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết (1997) cũng cho
rằng ứng với mỗi mục đích giao tiếp, thường có một kiểu câu riêng với đặc điểm riêng về cấu
trúc và ứng với mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói có kiểu câu cảm thán (câu
cảm). [15, tr.273-274]
Còn Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1983) xếp câu cảm
thán (thuật ngữ sách dùng là câu biểu cảm) vào kết quả phân loại dựa vào thuyết tính, bao
gồm: khẳng định và phủ định, tường thuật, nghi vấn, cầu khiến và biểu cảm. Tác giả của cuốn
sách cũng nhận định rằng: Trong câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến đều có sự biểu
thị cảm xúc. Nhưng câu biểu cảm vẫn có thể có hình thức riêng. [55, tr.205]
Tác giả Hồ Lê (1992) quan niệm rằng mỗi câu phát ra đều phải theo một trong bốn định
hướng: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, người thụ ngôn phải cảm nhận được định
hướng của từng câu để có phản xạ thích hợp. Đối với câu cảm thán, anh ta không phải hiểu
được nội dung ấy mà còn phải nhận ra điểm cảm thán trong câu (thường được diễn đạt hiển
ngôn nhưng cũng có khi ẩn mặc) và chuẩn bị hành động phản ứng. [26, tr.417]
Tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (2008) căn cứ vào mục đích giao tiếp, phân chia câu thành
những loại quen thuộc đã có trong ngữ pháp truyền thống: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu
nghi vấn, câu cảm thán. Tuy nhiên, tác giả cũng đi theo khuynh hướng của lí thuyết hành động
ngôn từ khi cho rằng các câu trần thuật, nghi vấn, hoặc cầu khiến đều có thể thực hiện cả
nhiệm vụ bộc lộ tình cảm và thái độ. [25, tr.202-218]
Thực tế trong khuynh hướng của ngữ pháp truyền thống khi phân loại các kiểu câu
tiếng Việt theo mục đích nói, bên cạnh đa phần là các quan niệm cho rằng có bốn kiểu câu như
đã nói- trong đó luôn có cảm thán, thì cũng có một số cách phân loại khác. Ở đây chúng tôi xin
mở rộng để có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Bùi Đức Tịnh (1954) không đề cập đến câu cảm thán mà chỉ có sự phân loại như sau:
câu xác định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh và câu tỏ sự mong ước hay hối tiếc.
[46, tr.376-383]
Các tác giả Lê Cận- Phan Thiều- Diệp Quang Ban- Hoàng Văn Thung (1983) trong
Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 có ý kiến như sau: xét về mục đích nói năng, tất cả các câu nói đều
có thể quy về ba loại: câu kể, câu hỏi và câu cầu khiến. Tuy nhiên, trong phần Thành phần phụ
của câu, sách có đoạn viết trong những ngữ cảnh nhất định, phụ ngữ cảm thán có thể trở
thành một câu (…) và phụ ngữ cảm thán là thành phần phụ biểu thị tình cảm của người nói
đối với người nghe, làm cho người nghe thông cảm với mình (…) [7, tr.239]. Như vậy rõ ràng
nếu chiếu câu được hình thành từ phụ ngữ cảm thán theo kết quả phân loại trên thì có vẻ như
đó là sự phân loại chưa thực sự bao quát, vì không rõ các tác giả sẽ xếp những câu dạng này
vào loại nào: kể, hỏi hay cầu khiến.
Hoàng Trọng Phiến (1980) dựa vào quan niệm về nhiệm vụ thông tin- ngữ pháp của
câu, tác giả chia thành câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Tác giả không cho câu
cảm xúc là một loại câu. Bởi lẽ, cảm xúc với cái ý nghĩa sắc thái tình cảm của chủ thể phát
ngôn thì câu nào lại không có. Và, do đó không tạo thành sự đối lập: câu cảm xúc và câu
không cảm xúc. [36, tr.269]
Nhìn chung, bốn kiểu câu trần thuật (kể), cầu khiến, nghi vấn (hỏi), cảm thán đã trở
thành phổ thông trong tiếng Việt khi đề cập đến sự phân loại câu. Nhưng thực tế, trong số
những người theo quan điểm truyền thống, có một số tác giả trong khi gọi các kiểu câu phân
loại theo mục đích phát ngôn, cũng nói rõ đó không phải là một sự phân loại chỉ đơn thuần dựa
vào mục đích giao tiếp, mà là sự phân loại kết hợp cả hai mặt mục đích giao tiếp/công dụng và
đặc điểm cấu trúc/ngữ pháp (Nguyễn Minh Thuyết [15, tr.274-275], Diệp Quang Ban [1,
tr.224]). Như Bùi Mạnh Hùng (2003) nhận xét: Tuy nhiên quan niệm phân loại câu kết hợp cả
hai mặt này chỉ thể hiện dưới dạng những nhận định có tính chất khái quát, không áp dụng
được trên thực tế, vì không thể vận dụng nhất quán để phân loại một cách có hệ thống các
kiểu câu khi gặp những câu mà giữa hình thức và công dụng của nó không có sự thống nhất
[24, tr.48]. Nguyễn Văn Hiệp (2008) cũng đồng tình khi nhận định rằng cái thường gọi là
phân loại câu theo mục đích nói của ngữ pháp truyền thống, (…) thực chất là sự nhập nhằng
giữa hai tiêu chí phân loại câu theo hình thức ngữ pháp và phân loại phát ngôn theo mục đích
phát ngôn hay lực ngôn trung. [23, tr.220-221]
Trong những cách phân loại câu tiếng Việt theo mục đích nói, có một trường hợp “hiếm
hoi” (từ dùng của tác giả Bùi Mạnh Hùng [24, tr.48]), đó là sự phân loại dựa vào ngữ điệu của
Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [11, tr.639-640] (ngữ điệu là cái giọng ta nói ra một câu).
Kết quả phân loại như sau:
- Câu nói theo giọng thường
- Câu nói theo giọng hỏi
- Câu nói theo giọng biểu cảm (để tỏ tình cảm hay sai bảo ai)
Xét về thời gian, quan điểm này không mới. Có thể thấy được hạn chế ở quá trình phân
tích của sự phân loại này là “phân tích về vấn đề hữu quan của hai tác giả còn sơ sài và có chỗ
thiếu chính xác” (nhận xét của Bùi Mạnh Hùng [24, tr.49]) song, rõ ràng trong khi những cách
phân loại cùng thời còn nhập nhằng về tiêu chí thì cách phân loại của hai ông là dựa vào dấu
hiệu hình thức một cách thuần nhất.
2.2. Quan điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng học
Tiêu biểu cho khuynh hướng này trong nghiên cứu cảm thán tiếng Việt có thể kể đến
các tác giả sau: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Lương, Nguyễn Thiện Giáp,
Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hùng Việt,…
Diệp Quang Ban (2004, 2008) theo định hướng ngữ pháp chức năng hệ thống của
M.A.K Halliday, tác giả cho rằng câu phân loại theo mục đích nói là hiện tượng nằm trên
đường biên giới của câu xét theo cấu tạo hình thức và câu xét ở phương diện sử dụng. Với tiêu
chí lấy hình thức làm cơ sở phân loại và lấy mục đích nói làm tên gọi, câu xét theo mục đích
nói được chia thành bốn kiểu sau đây: câu trình bày, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán [5, tr.108-109]. Và ở đây tác giả cũng quan tâm đến cảm thán một cách khái lược, song
cũng chỉ với tư cách là một kiểu câu chứ chưa phải là một hành động ngôn từ.
Tác giả Cao Xuân Hạo (1991) khẳng định đối với tiếng Việt căn cứ vào một số thuộc
tính về cấu trúc cú pháp có thể phân loại các câu ra làm hai loại lớn: câu trần thuật và câu nghi
vấn. Tác giả cho rằng “câu cảm thán” chỉ là câu trần thuật có màu sắc cảm xúc được đánh
dấu mà thôi [21, tr.384]. Còn về những hành động ngôn từ, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức
năng liệt kê một bảng khá dài những hành động ngôn trung trong đó có kể đến than phiền và
mừng vốn là những hành động cảm thán cụ thể và có đề cập đến câu nghi vấn có giá trị cảm
thán [21, tr.388- 389, 412]. Như vậy trong quan điểm của Cao Xuân Hạo, mặc dù trình bày
không thật chi tiết, nhưng chúng ta thấy có sự tách bạch giữa hai khái niệm: câu cảm thán và
hành động cảm thán.
Nguyễn Thị Lương (2005) quan tâm đến cả hai vấn đề: hành động cảm thán và câu cảm
thán. Tác giả có viết: Trong hoạt động giao tiếp, con người sử dụng rất nhiều hoạt động nói
trực tiếp như: trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán, hứa, dọa, thề, khen, chê, thách, đố,… Mỗi
hành động như vậy đều được thực hiện bằng những kiểu câu có hình thức, chức năng phù hợp
với đích ở lời của chúng. Trong số các hành động nói, thực tế cho thấy, các hành động trần
thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán, khẳng định, phủ định được sử dụng nhiều hơn cả trong hoạt
động giao tiếp. Phương tiện ngôn ngữ để thực hiện các hành động đó là các kiểu câu tương
ứng: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu phủ định. [30, tr.190-191].
Tuy nhiên phần chi tiết về cảm thán mà tác giả đề cập là câu cảm thán.
Nguyễn Thiện Giáp (2008) thì gián tiếp đề cập đến hành động cảm thán thông qua nhận
định Ngữ pháp truyền thống khi nghiên cứu các câu phân loại theo mục đích nói thì thực tế đã
nghiên cứu các biểu thức ngôn hành của những hành động ngôn từ tương ứng [17, tr.388].
Riêng về cảm thán, tác giả chỉ nói đến một số cách thức để tạo câu cảm thán (thán từ, tình thái
từ,…) mà thôi.
Các tác giả Nguyễn Đức Dân (1998), Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hùng Việt (2008) chủ yếu
nghiên cứu về hành động ngôn từ trong tiếng Việt nói chung dựa trên lí thuyết của J. Austin và
J. Searle. Nguyễn Đức Dân (1998) trong cách phân loại hành động ở của J.Searle mà tác giả
trình bày có phần đề cập đến lớp biểu cảm. Lớp này gồm những hành vi tại lời như: xin lỗi,
chúc mừng, tán thưởng, cảm ơn, mong muốn, ruồng rẫy, biểu lộ tình cảm (vui thích, khó
chịu)…. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hùng Việt trong Giáo trình Ngữ dụng học có đoạn: Ngữ pháp
TND (tiền ngữ dụng- chúng tôi chú thích) chia theo mục đích nói căn cứ vào đặc điểm hình
thức bốn kiểu câu: trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán (có tác giả thêm: phủ định). Thực ra,
bốn kiểu câu này chỉ là bốn biểu thức ngữ vi của bốn hành động ở lời thường gặp. Vì số lượng
hành động ở lời lớn hơn nhiều nên số lượng các biểu thức ngữ vi cũng lớn hơn bốn (hoặc
năm) kiểu câu của ngữ pháp TND rất nhiều. [10, tr. 73]
Như vậy, theo quan điểm ngữ dụng học, cảm thán là một hành động ngôn từ. Các tác
giả theo quan điểm này trong Việt ngữ học đã dựa trên lí thuyết hành động ngôn từ của
J.Austin và J.Searle đã xây dựng những tiền đề lí luận cơ bản cho việc nghiên cứu các hành
động ngôn từ trong tiếng Việt.
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến câu cảm
thán, hành động cảm thán, như: Nhận xét về đặc điểm ngữ nghĩa của một kiểu câu tiếng Việt
của Lê Quang Thiêm (1985) [44], Một số hình thức hỏi biểu thức cảm thán trong tiếng Việt
của Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2003) [34], An ủi- lời hồi đáp tích cực cho hành vi cảm thán và
Hành vi cảm thán gián tiếp của Hà Thị Hải Yến (2001) (2004) [51][52], Cách sử dụng từ ngữ
cảm thán trong truyện Kiều của Phạm Thị Kim Thoa (2009) [45].
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hành động cảm thán, nghĩa là như từ đầu đã xác
định, khuynh hướng chúng tôi lựa chọn và lấy làm cơ sở lí luận là lí thuyết hành động ngôn từ
của ngữ dụng học. Chúng tôi cho rằng cảm thán là một nhu cầu có thực trong giao tiếp, và để
thực hiện nhu cầu đó con người có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó chủ yếu
là ngôn từ. Nói khác đi cảm thán là một hành động ngôn từ, một hành động ngôn từ độc lập và
có tư cách ngang bằng với các hành động ngôn từ khác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hành động cảm thán trong tiếng Việt thể hiện nhiều giá trị ở lời cụ thể khác nhau, như:
than phiền, rên rỉ, mừng, vui, sướng, trầm trồ…. Giữa các hành động ấy, điểm khác nhau cơ
bản chính là tình cảm, cảm xúc của người nói được thể hiện. Để tạo được sự đa dạng ấy, tiếng
Việt có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Trong giới hạn luận văn, chúng tôi
dành phần lớn sự quan tâm cho các phương thức ấy. Chúng tôi tiếp nhận và vận dụng những
kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học về vấn đề cảm thán để từ đó đặc trưng hóa các phương
thức thể hiện hành động cảm thán trong tiếng Việt. Cụ thể là:
- Phương thức thể hiện trực tiếp hành động cảm thán trong tiếng Việt
- Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cảm thán trong tiếng Việt
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung
như thu thập, phân loại, khảo sát ngữ liệu,…luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa- ngữ dụng kết hợp với phân tích ngữ nghĩa- cú pháp của
các biểu thức biểu đạt các loại hành động cảm thán chủ yếu trong tiếng Việt.
- Phương pháp miêu tả: được dùng để khảo sát, miêu tả các loại hành động cảm thán chủ yếu
và những phương thức thể hiện chúng trong tiếng Việt.
- Phương pháp thống kê: để định lượng các phương tiện thể hiện các hành động cảm thán chủ
yếu trong tiếng Việt.
4.2. Nguồn ngữ liệu
Các ngữ liệu được khảo sát và trình bày trong luận văn được chúng tôi thu thập từ lời ăn
tiếng nói hàng ngày và trong một số tác phẩm văn chương Việt Nam.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Phần Nội dung chính của luận văn gồm hai chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về hành động ngôn từ và hành động cảm thán
Trong chương này, chúng tôi trình bày những nội dung cơ bản về hành động ngôn từ có
liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận văn như: khái niệm, phân loại hành động
ngôn từ, hành động ở lời,… ; bên cạnh đó là những vấn đề cốt yếu nhất về hành động cảm
thán: khái niệm, đặc điểm, phân loại.
Chương 2: Phương thức thể hiện hành động cảm thán trong tiếng Việt
Ở chương hai, luận văn tập trung khảo sát, miêu tả các phương tiện thể hiện hành động
cảm thán trong tiếng Việt. Đó là các phương thức thể hiện trực tiếp như từ và tổ hợp từ có ý
nghĩa cảm thán chuyên biệt, từ và tổ hợp từ cảm thán không chuyên biệt, các kết cấu biểu đạt ý
nghĩa cảm thán, ngữ điệu biểu thị ý nghĩa cảm thán; các phương thức gián tiếp thể hiện hành
động cảm thán như sử dụng hình thức hỏi, hình thức thông báo.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ HÀNH
ĐỘNG CẢM THÁN
1. Hành động ngôn từ
1.1. Khái niệm hành động ngôn từ
Thuật ngữ hành động ngôn từ (speech act) do nhà triết học Anh là J.Austin khởi xướng
và được một nhà triết học khác là J.Searle phát triển. Các tác giả này nhận ra rằng ngôn ngữ
không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu tả cái gì đó mà còn được dùng để thực hiện các
hành động. Chẳng hạn khi ai đó nói “Tôi cảm ơn…”, “Tôi xin lỗi…” thì những phát ngôn đó
đã thực hiện hành động “cảm ơn” và “xin lỗi”. Tương tự ta có thể có các hành động: đề nghị,
bác bỏ, tuyên bố, mời mọc, ra lệnh… Các hành động thực hiện bằng lời nói được gọi là hành
động ngôn từ. Chúng ta chỉ có thể nhận diện ra hành động ngôn từ do một phát ngôn nào đó
thực hiện khi chúng ta biết được ngữ cảnh mà phát ngôn đó diễn ra. Hành động ngôn từ chính
là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn.
1.2. Những hành động ngôn từ
Trong giao tiếp, mỗi phát ngôn được tạo ra thường có 3 loại hành động.
- Hành động tạo lời (locutionary act )
Hành động tạo lời là hành động cơ sở của phát ngôn. Đó là hành động được thực hiện bởi
sự vận động của các cơ quan phát âm (hoặc cử động tay để tạo ra các nét chữ) vận dụng các từ
và kết hợp các từ theo quan hệ cú pháp thích hợp thành các câu…Nhờ vào hành động tạo lời,
chúng ta hình thành nên các biểu thức có nghĩa.
Nếu gặp một trở ngại nào đó ở cơ quan phát âm hoặc không tìm ra từ thích hợp, hoặc
không nắm được các quan hệ cú pháp, cách thức tổ chức các biểu thức của một ngôn ngữ thì
chúng ta không thực hiện được hoặc thực hiện không hoàn chỉnh hành động tạo lời.
- Hành động ở lời ( illocutionary act )
Đây là hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn được nói ra
(viết ra). Chính cái đích này phân biệt các hành động ở lời với nhau. Hành động tại lời hỏi có
đích là bày tỏ mong muốn được giải đáp điều người nói chưa rõ nên khác hành động ở lời hứa
vì hứa có mục đích là (người nói) tự ràng buộc mình vào một hành động sẽ thực hiện trong
tương lai.
Đích của hành động ở lời được gọi là đích ở lời nếu đích đó được thỏa mãn thì ta có
hiệu quả ở lời.
Dấu hiệu của hiệu quả ở lời là lời hồi đáp của người tiếp nhận hành động tại lời (người
nghe, người đọc). Cũng có những hành động ở lời có hiệu quả là một hành động mượn lời vật
lí.
Ví dụ:
(1) A: Đem chén vào ăn cơm con!
B: Dạ!
Hiệu quả của hành động tại lời sai là việc đứa con thực hiện hành động mượn lời vật lí “đem
chén” .
- Hành động mượn lời ( perlocutionary act )
Hành động mượn lời khi thực hiện một phát ngôn là hành động nhằm gây ra những biến
đổi trong nhận thức, trong tâm lí, trong hành động vật lí có thể quan sát được, gây ra một tác
động nào đấy đối với ngữ cảnh. Giả sử A tạo ra phát ngôn “Trời nóng quá!” thì hành động tạo
lời của câu này là hành động phát ra câu đó với những từ ngữ có nghĩa và được sắp xếp theo
một trình tự nhất định, hành động ở lời của câu này là một lời than về thời tiết “trời nóng” tại
thời điểm phát ngôn, hành động mượn lời có thể là hành động bật quạt (mở cửa) của người
nghe hoặc chỉ lặng yên không thực hiện yêu cầu đó.
Ba thuật ngữ locutionary act, illcutionary act, và perlocutionary act được Hoàng Phê
dịch là hành động phát ngôn, hành động dĩ ngôn và hành động dụng ngôn; Cao Xuân Hạo dịch
là hành động tạo ngôn, hành động ngôn trung và hành động xuyên ngôn; Nguyễn Đức Dân
dịch là hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mượn lời. Chúng tôi sử dụng cách dịch của tác
giả Đỗ Hữu Châu.
Ba loại hành động: hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động mượn lời được thực
hiện theo cách thích hợp khi tạo ra một phát ngôn.
1.3. Hành động ở lời
1.3.1. Phân loại hành động ở lời
Có hai hướng phân loại hành động ở lời: một của J.Austin và một của J.Searle. Ở đây
chúng tôi xin trình bày kết quả phân loại của J.Searle. J.Searle đã phân ra 5 kiểu cơ bản của
hành động tại lời như sau:
- Hành động tuyên bố (declaration)
Hành động tuyên bố là hành động người nói thực hiện nhằm làm thay đổi địa vị hoặc
điều kiện bên ngoài của một đối tượng hoặc hoàn cảnh chỉ bằng cách tạo ra phát ngôn, như: từ
bỏ, đặt tên, sa thải, khai mạc, … Đặc trưng của hành động tuyên bố là từ ngữ làm thay đổi
thực tại, người nói gây ra tình huống.
- Hành động biểu kiến (representative)
Hành động biểu kiến là hành động thể hiện cái mà người nói tin tưởng. Hành động này
thể hiện ở những câu mà người nói phải chịu trách nhiệm về giá tri chân lí mà mệnh đề được
biểu đạt. Nhóm biểu kiến có thể bao gồm các hành động như: khẳng định, quả quyết, phỏng
đoán, miêu tả, thông báo, từ chối, tán thành, phản đối, giả định, gợi ý, tranh cãi, hưởng ứng,
giải thích,… Đặc trưng của hành động biểu kiến là: làm từ ngữ khớp với thực tại, người nói tin
vào tình huống.
- Hành động biểu cảm (expressive)
Với hành động này, người nói thể hiện trạng thái tâm lí của mình đối với sự tình trong
nội dung mệnh đề, như xin lỗi, phàn nàn, chúc mừng, cảm ơn, hoan nghênh. Đặc trưng của
hành động biểu cảm là: làm từ ngữ khớp với thực tại, người nói cảm thấy tình huống.
- Hành động cầu khiến (directive)
Đây là hành động mà người nói nhằm làm cho người nghe thực hiện điều gì đó, chẳng hạn:
hỏi, yêu cầu, ra lệnh, nài ép, thỉnh cầu. Đặc trưng của hành động cầu khiến là làm thực tại
khớp với từ ngữ, người nói muốn tình huống xảy ra.
- Hành động ước kết (commissive)
Người nói cam kết một hành động tương lai nào đó, chẳng hạn: bảo đảm, hứa hẹn, cam
đoan, thề, tuyên thệ. Đặc trưng của hành động ước kết là làm thực tại khớp với từ ngữ, người._.
nói dự định tình huống.
J. Searle phân loại hành động trên dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:
- Đích ở lời:
Đích ở lời của một hành động ngôn từ là mục đích của hành động đó. Chẳng hạn đích ở
lời của hành động hứa hẹn là tự gán trách nhiệm tinh thần về sự thực hiện việc gì. Đó là điều
kiện thiết yếu của hành động hứa hẹn. Đích ở lời không trùng với hiệu lực ở lời. Hai hành
động khác nhau có thể cùng một đích ở lời nhưng hiệu lực ở lời lại khác nhau. J.Searle nêu ví
dụ sau: Hai hành động ra lệnh và thỉnh cầu đều cùng một đích ở lời là người nghe sẽ nhận
thực hiện (hoặc không thực hiện) một việc gì đó nhưng hiệu lực ở lời lại khác nhau, ra lệnh là
bắt buộc còn thỉnh cầu thì chỉ kêu gọi sự thiện chí của người nghe mà thôi.
- Hướng khớp ghép giữa từ ngữ với thực tại:
Hướng khớp ghép là mối quan hệ giữa từ ngữ và thực tại mà hành động đề ra. Hướng
khớp ghép có thể được xây dựng theo hai chiều: từ từ ngữ tới thực tại hoặc từ thực tại tới từ
ngữ. Chẳng hạn trong cầu khiến hoặc trong ước kết, hướng khớp ghép là từ từ ngữ tới thực tại,
nghĩa là lời có trước, sau đó hành động mới thực hiện sao cho phù hợp với lời. Trong hành
động biểu kiến và biểu cảm, thì thực tại có trước, lời nói phải làm sao cho phù hợp với thực
tại.
- Trạng thái tâm lí được thể hiện :
Mỗi kiểu hành động ở lời ứng với sự thể hiện trạng thái tâm lí nhất định. Trong hành
động biểu kiến, trạng thái tâm lí của người nói là phải có lòng tin vào mệnh đề được nói ra.
Với cầu khiến, trạng thái tâm lí là mong muốn người nghe thực hiện hành động. Trong hành
động biểu cảm, trạng thái tâm lí phụ thuộc vào mục đích của hành động ngôn từ cụ thể (thể
hiện sự vui sướng, mừng rỡ hay thất vọng v.v). Trong hành động ước kết, trạng thái tâm lí của
người nói là định làm cái gì đó.
Mỗi hành động ở lời muốn thực hiện được phải có những cơ sở, những ràng buộc nhất
định. Cảm thán là một hành động ở lời thuộc loại hành động biểu cảm. Cho nên tiếp sau đây,
chúng tôi xin đề cập đến những điều kiện sử dụng các hành động ở lời.
1.3.2. Các điều kiện sử dụng hành động ở lời
Con người ta khi thực hiện bất cứ hành động nào cũng phải hội đủ những điều kiện nhất
định mới có được kết quả như mong muốn, dù đó là hành động vật lí giản đơn như rọc giấy
(có giấy, có dao (đủ sắc), có nhu cầu rọc giấy…). Vì cũng là hành động, hơn nữa lại là hành
động xã hội nên hành động ở lời cũng có những điều kiện thích hợp mới thực hiện được và
mới có hiệu quả. Mỗi hành động ở lời: kêu, chào, xin lỗi, mời, cầu xin, hứa, bảo,…đều có điều
kiện riêng.
Trong những điều kiện riêng của mỗi hoạt động ở lời khác nhau, J.Austin và J.Searle đã
tìm ra những điểm chung mà J.Austin gọi chúng là những điều kiện thuận lợi (felicity
conditions).
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là điều kiện liên quan đến cấu trúc quan hệ ngữ
nghĩa của nội dung mệnh đề. Điều kiện này chỉ ra nội dung hoạt động ở lời, chẳng hạn đối với
hành động hứa và hành động cảnh báo thì nội dung của phát ngôn phải nói về một sự kiện
tương lai, hành động hứa đòi hỏi cái sự kiện tương lai đó sẽ là hành động của người nói.
- Điều kiện chuẩn bị: Điều kiện này liên quan tới những hiểu biết của người thực hiện
hoạt động về những tri thức nền của người tiếp nhận hành động, về quyền lợi, về trách nhiệm,
về năng lực tinh thần và vật chất của người tiếp nhận hành động. Cũng thuộc điều kiện chuẩn
bị là lợi ích, trách nhiệm, năng lực vật chất, tinh thần cũng như quyền lực của người nói đối
với hành động ở lời mà mình đưa ra.
- Điều kiện tâm lí: Đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm lí của người thực hiện hành
động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình đưa ra. Điều kiện tâm lí còn có nghĩa là
người nói thực sự chân thành mong đợi hiệu quả ở lời của hành động ở lời mà mình thực hiện.
- Điều kiện căn bản: Theo điều kiện này thì người thực hiện hành động ở lời nào đó khi
phát ngôn ra biểu thức ngôn hành tương ứng bị ràng buộc ngay vào kiểu trách nhiệm và hành
động ở lời tạo ra biểu thức ngôn hành đó đòi hỏi. Chẳng hạn, khi hứa hẹn bằng lời, người nói
đã gắn vào mình trách nhiệm thực hiện lời hứa. Khi ra lệnh, trách nhiệm và sự ràng buộc lại
gắn vào người nghe, nghĩa là người nghe phải thực hiện nó hoặc bị ràng buộc phải thực hiện
nó.
1.3.3. Phương thức thực hiện các hành động ở lời
Hành động ở lời là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Ngữ dụng học. Từ đây luận văn
xin dùng thuật ngữ hành động ngôn từ để chỉ hành động ở lời.
Các hành động ngôn từ có thể được thực hiện bằng hai phương thức: trực tiếp và gián
tiếp, được gọi tên tương ứng là hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp.
- Hành động ngôn từ trực tiếp:
Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động mà người nghe có thể nhận diện ra đích ở lời
dựa vào chính câu chữ biểu thị chúng (không phải suy ý, không phải dựa vào ngữ cảnh). Trong
trường hợp này, hình thức từ ngữ và mục đích nói có sự thống nhất. Hành động ngôn từ trực
tiếp còn được gọi là hành động câu chữ.
Các dấu hiệu nhận diện hành động ngôn từ trực tiếp:
+ Dựa vào các động từ ngôn hành (động từ ngữ vi)
Động từ ngôn hành là những động từ nói năng mà khi nói ra ở ngôi thứ nhất, thời hiện
tại (bây giờ) và không có bất kì một yếu tố hình thái nào liên quan tới thái độ, cách đánh giá…
của người nói, thì người nói thực hiện luôn cái hành động ở lời do động từ đó biểu thị.
Ví dụ:
(2) Tôi khuyên các em đừng nên học tủ.
(khuyên là động từ ngôn hành)
Tôi đã khuyên các em đừng nên học tủ rồi mà.
(khuyên không còn là động từ ngôn hành vì có từ tình thái đã cho biết hành động
khuyên được nói đến ở đây chủ thể phát ngôn thực hiện trong quá khứ)
+ Dựa vào hình thức của câu
Câu hỏi thường có các đại từ nghi vấn ai, gì nào … phụ từ nghi vấn, quan hệ từ lựa
chọn hay, …đã…chưa ,…, các tiểu từ hình thái dùng để hỏi: à, ơi, nhỉ, nhé… và ngữ điệu hỏi,
hành động cầu khiến thường được thực hiện bằng hình thức câu có chứa phụ từ mệnh lệnh
hãy, đừng, chớ, các tiểu từ đi, thôi, nào…và ngữ điều cầu khiến; hành động cảm thán cũng có
những dấu hiệu khu biệt về hình thức, chúng tôi sẽ miêu tả cụ thể ở chương sau.
- Hành động ngôn từ gián tiếp
Hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện bằng cách sử dụng
các phương tiện biểu đạt của hành động ngôn từ này để đạt tới hiệu lực ở lời của một hành
động ngôn từ khác.
Ví dụ: Trong tập quán giao tiếp của người Việt ta thường gặp những hành động chào được
thực hiện gián tiếp bằng hình thức hỏi, như “Bác đi đâu đấy?”, “Mới về à?”, “Đến sớm
vậy?”…
Để nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp người ta thường nhắc tới bốn cơ sở sau:
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Các thao tác suy ý
- Các ước định xã hội (hay các lẽ thường)
- Các quy tắc điều khiển hành động ngôn ngữ
Các hành động ngôn từ trực tiếp thường được biểu thị bằng các biểu thức ngôn hành
tường minh, còn trong hành động ngôn từ gián tiếp là các biểu thức ngôn hành nguyên cấp.
Biểu thức ngôn hành tường minh là biểu thức ngôn hành có động từ được dùng trong chức
năng ngôn hành (động từ nói năng thực hiện hành động tại lời ngay khi phát âm). Biểu thức
ngôn hành nguyên cấp là biểu thức tuy có hiệu lực ở lời nhưng không có động từ ngôn hành.
Sở dĩ chúng tôi đề cập đến hành động ngôn từ trực tiếp và gián tiếp là vì hành động cảm
thán trong tiếng Việt cũng được thực hiện bằng cả hai phương thức này.
1.4. Mối quan hệ giữa cảm thán và tình thái trong tiếng Việt
Thường thì khi đề cập đến cảm thán người ta hay liên tưởng đến khái niệm tình thái.
Đôi khi chúng ta còn gặp quan điểm cho rằng tình thái và cảm thán giống nhau, cùng đều thể
hiện tình cảm, cảm xúc. Quả thực, cảm thán và tình thái có quan hệ khá gắn bó, tuy nhiên đây
là hai khái niệm khá tách bạch.
Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học hiện nay được các tác giả dùng để chỉ một
phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn, xoay quanh mối quan hệ giữa người nói, nội dung miêu tả trong
phát ngôn và thực tế. Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tình thái trong ngôn
ngữ học.
Vinogradov xem tình thái như một phạm trù ngữ pháp độc lập, tồn tại song song với
phạm trù vị tính, biểu thị những mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tế. Tác giả cho
rằng: “Mỗi câu đều mang một ý nghĩa tình thái như dấu hiệu cấu trúc cơ bản, tức chỉ ra quan
hệ đối với hiện thực”. Nội dung thông báo, có thể được người nói hiểu như là hiện thực hay
phi hiện thực, là đã tồn tại trong quá khứ, trong hiện tại, hay là điều sẽ được thực hiện trong
tương lai, là điều mà người nói mong muốn hay đòi hỏi với ai đó…
O.B. Xirotinina thì cho rằng tình thái nằm trong vị tính của câu. Đối với các ngôn ngữ
biến hình thì “Thời tính, tình thái vị tính và ngôi tính nằm trong cấu trúc vị tính và cùng nhau
tạo nên cái gọi là vị tính mà thiếu nó thì không thể có thông báo”.
Với Gak thì tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn
và nội dung phát ngôn đối với thực tế. Tình thái biểu hiện nhân tố chủ quan của phát ngôn, đó
là sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế qua nhận thức của người nói. (Gak, 1986)
Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác như:
Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của
phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông
báo. (Liapol, 1990).
Tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự
tình mà mệnh đề đó miêu tả. (Lyons, 1977).
Những định nghĩa trên đây về tình thái chúng tôi kế thừa từ kết quả nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Văn Hiệp trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp. [23, tr84-85]
Qua những nghiên cứu khá bao quát và tỉ mỉ NguyễnVăn Hiệp cũng nhận thấy rằng:
tình thái, theo một định nghĩa được rất nhiều nhà nghiên cứu nhất trí, đó là “quan điểm hoặc
thái độ của người nói đối với mệnh đề mà câu nói biểu thị hoặc các tình huống mà mệnh đề
miêu tả” (Lyons,1977)- Dẫn theo [23, tr86], và cách sử dụng thuật ngữ đối lập tình thái và nội
dung mệnh đề có lẽ là cách dùng phổ biến nhất hiện nay.
Chẳng hạn, cùng một một nội dung sự tình “Tuấn học rất giỏi” người ta có thể thể hiện
những nội dung tình thái rất khác nhau:
(3) Tuấn từng học giỏi.
(4) Có lẽ Tuấn học giỏi.
(5) Gì thì gì, Tuấn là người học giỏi.
(6) Có phải Tuấn học giỏi?
(7) Tuấn không bao giờ là người học giỏi.
(8) Tuấn mà học giỏi à?
Với phát ngôn (3), người nói thể hiện thông báo của anh ta như một xác nhận về một sự
tình được coi là hiện thực. Với phát ngôn (4), người nói thể hiện thông báo của anh ta chỉ như
một phỏng đoán, nôi dung sự tình là một kiến giải chủ quan của người nói, dựa vào những
bằng chứng nào đó mà người nói có được, hoặc dựa trên một cơ sở suy luận nào đó. Ở đây,
người nói không đảm bảo hoàn toàn, không cam kết hoàn toàn về tính chân thực, tính thực tế
của việc Tuấn học giỏi. Trong khi đó, ở phát ngôn (5), người nói cho rằng với những bằng
chứng hay lí lẽ mà anh ta có được thì việc Tuấn học giỏi là một điều đã là hiện thực, bất chấp
mọi bằng chứng, lí lẽ mà người khác có thể đưa ra nhằm phủ nhận. Còn trong phát ngôn (7),
người nói muốn thể hiện sự thông báo của anh ta là một sự chắc chắn …
Tình thái trong ngôn ngữ học có thể được hiểu theo hai cách: theo nghĩa hẹp và theo
nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, tình thái chỉ xoay quanh các tham số về tính tất yếu, tính khả năng và
tính hiện thực trên cơ sở nhận thức hay đạo nghĩa, và tất cả được hiểu theo góc độ khách quan
(tình thái trong logic) hay chủ quan (tình thái trong ngôn ngữ).
Hiểu theo theo nghĩa rộng nhất, khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học sẽ bao hàm
những ý nghĩa rất khác nhau. Đó là những kiểu cơ bản sau đây:
- Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của người nói đối với nội
dung thông báo: người nói đánh giá nội dung thông báo về độ tin cậy, về tính hợp pháp của
hành động, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực (không mong muốn), là điều bất
ngờ ngoài chờ đợi hay bình thường, đánh giá về tính khả năng, tính hiện thực của điều được
thông báo…
- Các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình, liên quan đến
khung ngữ nghĩa- ngữ pháp của vị từ cũng như mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong
câu và vị từ (ý nghĩa về thời, thể và các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái cho biết chủ
thể có ý định, khả năng, mong muốn thực hiện hành động…)
- Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát ngôn có liên quan
đến ngữ cảnh xét theo quan điểm đánh giá của người nói. Chẳng hạn như sự đánh giá của
người nói về mức độ biểu hiện của người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan
điểm, ý kiến khác…
- Các ý kiến thể hiện phát ngôn của người nói, hay nói theo lý thuyết hành động ngôn từ, là thể
hiện kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (xác nhận, bác bỏ, thề, hỏi, ra lệnh, yêu cầu,
khuyên, mời,…) xét ở bình diện liên nhân, thể hiện sự tác động qua lại giữa người nói và
người đối thoại.
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp cũng đã nhận định rằng: “Phạm trù tình thái bao gồm tất cả
những kiểu ý nghĩa gắn với sự thực tại hóa câu, biến các nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở
thành các phát ngôn trong giao tiếp.” [23, tr.92]
Ở Việt Nam, quan niệm rộng về tình thái như trên đây có thể thấy ở: Đỗ Hữu Châu,
Hoàng Tuệ, Cao Xuân Hạo và nhiều tác giả khác về sau như Lê Đông, Phạm Hùng Việt,
Nguyễn Văn Hiệp,…
Tiếng Việt có các phương tiện biểu thị của tình thái cụ thể như sau:
- Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa, mới,…
- Các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, cố, muốn, đành, được, bị,
bỏ, hãy, đừng, chớ…
- Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e rằng, tôi sợ rằng, tôi
nghĩ rằng,…
- Các quán ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì, đằng thằng ra, kể ra,
làm như thể,…
- Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố
thời,…) như: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu,…
- Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ,…
- Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp từ tương đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật,
cũng nên, lại còn, thì chết,…
- Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là), đáng buồn (là),
đáng mừng (là), đáng tiếc (là),…
- Các trợ từ: đến, những, mỗi, ngay, cả, chính, đích thị, đã, chỉ, mới,..
- Những đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định- bác bỏ (P làm gì? P thế nào
được?), các liên từ trong các câu hỏi (Hay P?, Hay là P?) (Trong đó, P là nội dung mệnh đề).
- Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó cho rồi, hỏi cái đếch gì,…
- Kiểu câu điều kiện, giả định: nếu…thì, giá…thì, cứ…thì,…
Nếu hiểu tình thái theo cách hiểu rộng nhất như tất cả những gì mà người nói thể hiện
kèm theo nội dung mệnh đề khi thực hiện một hành động phát ngôn, thì cách hiểu như vậy cho
phép ta đưa vào phạm vi tình thái một loạt những ý nghĩa rất khác nhau về “lập trường” của
người nói (đánh giá về lượng, đánh giá về chủng loại, đánh giá về tính đáng mong muốn hay
không đáng mong muốn của điều được nói đến…). Tác giả Nguyễn Văn Hiệp cũng cho rằng:
“Nhìn bên ngoài, cách hiểu về tình thái như vậy là quá rộng vì có thể gây khó khăn cho việc
khái quát hóa, tổng kết tình thái, song trong thực tế đây lại là cách hiểu thích hợp để xác lập
một khung lý thuyết có hiệu lực để miêu tả những trợ từ, những tiểu từ tình thái, đặc biệt khi
chúng là những phương tiện cực kì quan trọng để biểu thị tình thái trong một ngôn ngữ đơn
lập, không biến đổi hình thái như tiếng Việt” [23, tr96]
Như vậy, với cách hiểu tình thái theo nghĩa rộng thì cảm thán là một phương diện biểu
hiện của tình thái, và trong các phương tiện biểu thị của tình thái trong tiếng Việt cũng có sự
góp mặt của các thán từ- vốn là phương tiện đặc trưng của hành động cảm thán.
1.5. Hành động cảm thán
1.5.1. Khái niệm hành động cảm thán
Hoàng Phê (2008) có định nghĩa về cảm thán như sau: Cảm thán là biểu lộ tình cảm,
cảm xúc.
- Cảm thán được nhìn nhận dưới góc độ là một kiểu câu trong quan niệm của ngữ pháp truyền
thống được thể hiện ở một số quan niệm tiêu biểu sau đây:
Theo tác giả Lê Văn Lý (1968), câu cảm thán là một câu diễn tả tình cảm xen lẫn vào
một ý tưởng như: vui, buồn, ngạc nhiên, đau đớn, lo sợ, tức giận, phẫn uất… [29, tr.188]
Nguyễn Kim Thản (1963) định nghĩa như sau: Câu cảm thán nhằm mục đích nói lên
các thứ tình cảm, các trạng thái tinh thần của người nói (… ) nhờ những ngữ điệu ấy mà ta
nói lên được những tình cảm như: vui mừng, sợ hãi, căm giận, âu yếm, nũng nịu, nói lên được
sự ca tụng, tiếc rẻ, khiến trách, khinh bỉ, dằn dỗi, thờ ơ, miễn cưỡng … v.v [40, tr.264]
Diệp Quang Ban (1996) cho rằng câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện một mức độ
nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác
thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ. [1, tr.237]
- Quan niệm ngữ dụng học:
Các tác giả Diệp Quang Ban ( 2004) (2008), Nguyễn Thị Lương (2005) miêu tả rõ nét
hơn các tác giả cùng quan điểm về cảm thán song các tác giả này cũng chỉ dừng lại ở việc xem
xét biểu hiện hình thức của hành động của ngôn từ này (tức câu cảm thán) mà thôi.
Câu cảm thán (hay câu cảm) là câu sử dụng các từ ngữ chuyên biệt để biểu thị những
cảm xúc mạnh, đột ngột, có tính bộc phát tức thì của người nói thường dùng trong những ngôn
ngữ sinh hoạt và trong ngôn ngữ văn chương. [30, tr.190-191]
Nói chung cả quan điểm truyền thống và quan điểm ngữ dụng học đều có điểm thống
nhất trong quan niệm về cảm thán là về bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu cảm
thán là bộc lộ tình cảm, cảm xúc thì e rằng khó có sự khu biệt với các hành động ngôn từ khác
(vì thực ra một phát ngôn bao giờ cũng gồm nội dung mệnh đề và nội dung tình thái ). Cho nên
cần thấy rằng cảm thán là hành động thể hiện tình cảm, cảm xúc trong những tình huống có
vấn đề, thường là bất ngờ, đột ngột, ngoài sự tiên liệu của người nói.
Qua khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy rải rác ở một số những
công trình nghiên cứu Việt ngữ thời gian gần đây đã có những định nghĩa về các hành động
ngôn từ được sử dụng phổ biến, như: trần thuật, hỏi, cầu khiến,…Ở đây, với việc định nghĩa
khái niệm hành động cảm thán, chúng tôi cũng tham khảo quan điểm của các tác giả Đặng Thị
Hảo Tâm (2003) và Chu Thị Thanh Tâm (1995), Hà Thị Hải Yến (2004) trong những công
trình nghiên cứu ít nhiều có liên quan đến hành động cảm thán. Từ đó luận văn xin đưa ra định
nghĩa như sau về hành động cảm thán:
Cảm thán (exclamation) là một hành động ngôn từ mà ở đó người nói bộc lộ tức thời
tình cảm, cảm xúc của mình trước một sự vật, hiện tượng nào đó có tác động lớn đến họ, gây
ra trạng thái tình cảm ở mức độ không kìm nén nổi buộc phải nói ra.
1.5.2. Đặc điểm của hành động cảm thán
Hành động cảm thán thuộc lớp hành động biểu cảm, vốn là hành động người nói sử
dụng để thể hiện trạng thái tâm lí đối với sự tình (X) trong nội dung mệnh đề.
Có thể nhận diện hành động cảm thán qua những đặc điểm sau:
- Được phát ra đồng thời với sự xuất hiện của X trong cuộc thoại.
Thời gian X có thể xuất hiện có thể trùng với thời điểm phát ra hành động cảm thán.
Ví dụ:
(9) (B vô ý giẫm lên chân A)
A: Ô hay, đi đứng thế à?
B: Xin lỗi, tôi vội quá!
Cũng có khi X đã xảy ra rồi, người nói thực hiện một hành động cảm thán khi nhắc lại,
nhớ lại. Thời gian xuất hiện hay tiếp xúc với X có thể xê dịch ít nhiều, trước hoặc sau thời gian
hiện tại hội thoại (thậm chí khi X đã xảy ra trước hoặc sau một vài năm).
Ví dụ:
(10) Ôi chao, tự nhiên thèm món canh cua ngày xưa mẹ nấu quá!
Từ ngày xưa xuất hiện trong phát ngôn cho thấy X thuộc về quá khứ.
- Nội dung của hành động cảm thán là bộc lộ một xúc cảm, một trạng thái tâm lí, như: vui, sợ,
mừng, giận, ...
Ví dụ:
(11) A ha, mai là chủ nhật rồi, khỏi phải đi học. (vui mừng)
(12) Hừ, đừng làm tôi bực mình! (giận)
Hành động cảm thán thường được bộc lộ khi người ta đau khổ hay vui sướng. Đó là
hành động mang tính tự phát, bộc phát. Người cảm thán thường không có ý định trao đổi,
thông báo cho người khác biết trạng thái cảm xúc của mình, nhưng không có nghĩa là người
nói không có nhu cầu bộc lộ, bày tỏ. Tuy nhiên, khi người cảm thán cố ý muốn để người khác
biết trạng thái cảm xúc của mình thì đó là trường hợp họ muốn dùng hành động cảm thán để
đạt hiệu lực tại lời của một hành động ngôn từ khác.
Ví dụ:
(13) A: Ui cha, tự nhiên tớ thấy đau chân quá!
B: Để tớ chở cậu.
A thông qua hành động cảm thán than thở để “gợi ý”- thực hiện hành động cầu khiến: nhờ
B chở mình.
Ngoài ra, khi sử dụng ngôn ngữ nói, nhất là khi đối thoại trực tiếp, chúng ta còn có thể
căn cứ vào ngữ điệu (giọng nói to, mạnh, gằn thường là để biểu thị sự giận dữ; giọng nhỏ,
thấp, kéo dài thường là lời than thở, rên rỉ,….), hoặc các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, thái
độ, dáng điệu,… để nhận ra thái độ, tâm trạng, tình cảm cụ thể mà người nói muốn bộc lộ
1.5.3. Phân loại hành động cảm thán
Chúng tôi phân loại hành động cảm thán theo hai cách, với hai tiêu chí sau: theo đặc
điểm cấu trúc của biểu thức ngôn hành cảm thán và theo thang độ cảm xúc của hành động cảm
thán.
3.3.1. Theo đặc điểm cấu trúc của biểu thức ngôn hành cảm thán
Hành vi cảm thán thường được biểu thị bởi các động từ: than, than thở, rên, la, reo,
trầm trồ, nức nở…. Nhưng những động từ này đều mang chức năng miêu tả mà không phải
chức năng ngôn hành. Ví dụ: Muốn thực hiện hành động trầm trồ, người nói không thể dùng
phát ngôn “Tôi trầm trồ vẻ tráng lệ của tòa lâu đài.” mà phải bằng cách khác, có thể là “Ôi, tòa
lâu đài đẹp quá!” hay “Tòa lâu đài mới đẹp làm sao!”. Cho nên nói biểu thức ngôn hành cảm
thán là nói tới biểu thức ngôn hành nguyên cấp mà không phải biểu thức ngữ vi tường minh.
Theo đó, xét về cấu trúc hình thức, hành động cảm thán được chia làm hai loại: hành động cảm
thán không có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề và hành động cảm thán có cấu trúc
cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề.
- Hành động cảm thán không có cấu trúc biểu thị nội dung mệnh đề
Tạo nên dạng hành động này là những từ/cụm từ tự thân biểu lộ được tình cảm, trạng
thái cảm xúc quá mức, cực đoan của chủ thể biểu cảm, như: ối, ối giời ơi, trời ơi, trời đất ơi,…
Đây chính là các IFIDs (illocutionary force indicating devices- Phương tiện chỉ dẫn
hiệu lực ở lời) của biểu thức ngôn hành nguyên cấp của hành động cảm thán. IFIDs này đồng
thời là biểu thức ngôn hành nguyên cấp cảm thán.
Ví dụ:
(14)Trời ơi!
(15) Ối giời ơi!
Dẫu các IFIDs này được coi là biểu thức ngôn hành nguyên cấp cảm thán nhưng trên
thực tế chúng ít khi xuất hiện một mình mà thường đi cùng với một thành phần mở rộng có
cấu tạo là một biểu thức ngôn hành thuộc về những hành động khác nhau (sẽ được trình bày ở
phần sau).
- Hành động cảm thán có cấu trúc biểu thị nội dung mệnh đề
Hành động cảm thán kiểu này có hai dạng tồn tại:
− Dạng thứ nhất: Có sự kết hợp giữa IFIDs với các biểu thức miêu tả.
Ví dụ:
(16) Giời ạ! Sao mà nóng thế!
− Dạng thứ hai: chỉ có biểu thức miêu tả mà không có IFIDs đi kèm.
Ví dụ:
(17) Mẹ ơi, con khát nước quá!
(18) Hạnh phúc thay khi được làm con của mẹ!
Cơ sở để nhận diện phát ngôn dạng thứ hai chính là các phụ từ chỉ mức độ, các trợ từ tình thái.
Trong vai trò là các IFIDs, các từ/ cụm từ tự thân biểu lộ tình cảm, trạng thái cảm xúc
luôn làm cho cảm xúc của chủ thể cảm thán được biểu hiện rõ ràng hơn, hiệu lực ở lời của
hành động cảm thán cũng trở nên xác định hơn.
Ví dụ:
So sánh hai phát ngôn sau:
(19a) Trăng hôm nay thật đẹp!
(19b) Chà, trăng hôm nay thật đẹp!
Phát ngôn (19a) có thể được hiểu là người nói muốn miêu tả hiện thực “trăng hôm nay thật
đẹp” cùng với sự thể hiện cảm xúc của mình về điều được nói tới, đó có thể là sự trầm trồ
cũng có thể là nỗi buồn, lời than thở vì hiện thực này gợi nhớ đến kỉ niệm không vui nào đó
trong quá khứ. Còn trong (19b), cũng là nội dung mệnh đề “trăng hôm nay thật đẹp” nhưng
nhờ có IFIDs là thán từ “chà” nên người nghe biết chắc chắn phát ngôn này là sự trầm trồ,
tấm tắc của người nói về điều được đề cập tới.
3.3.2. Theo thang độ bộc lộ cảm xúc của hành động cảm thán
Có thể thấy cảm xúc, tâm trạng, thái độ được bộc lộ trong hành động cảm thán là rất đa
dạng, ứng với sự tinh tế những cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm của con người.
Cho nên, thực hiện phân loại theo tiêu chí này, chúng tôi chỉ nhóm họp những hành động cảm
thán có màu sắc cảm xúc tương cận vào cùng một loại. Cụ thể, như sau:
− Hành động cảm thán bộc lộ cảm xúc dương tính, tích cực, như: vui mừng, sung sướng, hạnh
phúc, trầm trồ, tán thưởng, thích thú,…
Ví dụ:
(20) Chà chà, cá bay mà hấp ăn với đậu rồng là hết ý luôn!
(21) Trời đất ơi, thuốc gì mà hay quá chừng!
− Hành động cảm thán bộc lộ cảm xúc âm tính, tiêu cực: sợ hãi, chán nản, buồn phiền, đau
đớn, thất vọng, thiếu tin tưởng,…
Ví dụ:
(22) Eo ơi, kiến bù nhọt cắn đau lắm!
(23) Ôi dào, người như vậy không thay đổi được đâu!
Sự phân loại trên đây của chúng tôi cũng mới chỉ dừng ở mức khái quát và có tính tương đối
mà thôi.
Như vậy, trong chương một này, chúng tôi đã trình bày những nội dung khái quát về
hành động ngôn từ, đặc biệt là về hành động ở lời. Đồng thời, luận văn cũng đã bước đầu đưa
ra định nghĩa, đặc điểm và các cách phân loại hành động cảm thán trong tiếng Việt. Trong
chương hai, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc hệ thống, miêu tả những phương thức thể hiện hành
động cảm thán trong tiếng Việt.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẢM
THÁN TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Phương thức sử dụng các phương tiện trực tiếp biểu thị ý nghĩa cảm thán
Theo J.Searle các hành động tại lời thường có những dấu hiệu chỉ dẫn được gọi là các
phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs ). Đóng vai trò IFIDs là:
- Các kiểu kết cấu
Kết cấu ở đây bao gồm kiểu câu – như cách hiểu từ trước đến nay của ngữ pháp truyền
thống (chẳng hạn khi quan niệm về kết cấu của câu trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán) và cả
những kết cấu cụ thể ứng với từng hành động ở lời.
Ví dụ: Thuộc kết cấu cầu khiến, tiếng Việt không chỉ là các mô hình quen thuộc: Hãy…,
đừng…, chớ…mà còn là các kết cấu: Làm ơn chuyển lá thư này cho cô ấy!, Phiền bác ngày
mai lại tới!, Đi nào!, Tiến hành thôi!…
Kết cấu biểu thị hành động cảm thán như: Đẹp quá! (lắm, cực kì, tuyệt vời, hết ý…) ,
đẹp ơi là đẹp,…Hoặc từ ngữ cảm thán kết hợp với biểu thức của hành động trình bày, hành
động hỏi như: Giời ơi là giời, có chồng con nhà nào thế này không?
- Những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngôn hành
Những từ ngữ này dùng để tổ chức các kết cấu và là các dấu hiệu mà nhờ chúng, chúng
ta biết được hành động nào đang được thực hiện.
Trong biểu thức ngôn hành của hành động hỏi, ta có thể thấy: có (đã)…không (chưa)?,
có phải…hay không ? ai, cái gì, bao giờ, mấy…; à, ư, nhỉ, như,…chăng; hay là những từ ngữ:
hãy, đừng, chớ, hãy…đi; đừng…nữa, xin, làm ơn; hộ, cảm ơn; nào, thôi (đi nào, đi thôi…)
trong biểu thức ngôn hành cầu khiến. Đó là các từ ngữ như: nên, không nên trong các biểu
thức ngôn hành khuyên, là các quán ngữ như: đi đằng đầu, chết không nhắm mắt,…thì trời tru
đất diệt, thì trời đánh thánh vật…trong các phát ngôn cam kết; hay những “lời chửi” cha
(mẹ)… , tiên sư (nhân)…, đồ (mặt)…, đồ (con)…, chết đi cho rồi…hoặc một số từ ngữ chuyên
dùng các biểu thức ngôn hành cảm thán là ôi, ô, ô hay, ối giời, a, à…thay, vô cùng, hết ý,…
- Ngữ điệu: Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì cần nghiên cứu ngữ điệu của các biểu thức ngôn
hành hơn là ngữ điệu của câu, vì “cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát
âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với những hành
vi ở lời khác nhau” [10 , 94]
- Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ-tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu
trong biểu thức ngôn hành với những nhân tố của ngữ cảnh. Các đặc tính ngữ nghĩa như tự
nguyện hay cưỡng bức, tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại… của hành động đối với người
tạo ra hành động và với người nhận hành động cũng có giá trị như là IFIDs.
Có thể so sánh hai biểu thức ngôn hành sau:
(24a) Cô hãy chuyển cho giám đốc thông báo này.
(24b) Cô làm ơn hãy chuyển cho giám đốc thông báo này.
Ở câu (24a) thì việc chuyển thông báo là việc của cô (Sp2) sẽ làm trong tương lai
nhưng ở biểu thức (24a) nó là thuộc trách nhiệm của Sp2 cho nên biểu thức này là biểu thức
ngôn hành sai khiến. Ở biểu thức (24b) việc chuyển thông báo vốn thuộc trách nhiệm của
người nói (Sp1) vì lí do nào đó Sp1 muốn Sp2 thực hiện thay mình, do đó biểu thức này là
biểu thức ứng với hành động nhờ vả.
- Một phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc biệt, đánh dấu cho một số biểu thức ngôn hành
tường minh là các động từ ngôn hành.
Với các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời cơ bản trên đây, thông thường khi xem xét
các hành động ở lời người ta xét đến đầu tiên là các động từ ngôn hành, sau đó là kết cấu và
các từ ngữ chuyên dùng của hành động đó.
Chúng tôi cũng dựa trên cơ sở này để xác định các phương tiện đánh dấu hành động
cảm thán. Các hành động cảm thán cụ thể chủ yếu là các hành động: than, than phiền, than
thở, than khóc, rên la, reo, trầm trồ, mừng vui… Gọi tên các hành động đó, tiếng Việt cũng có
các động từ: than, than phiền, than khóc, rên la, reo… Nhưng đó không phải là các động từ
ngôn hành mà những từ này chỉ có chức năng miêu tả mà thôi. Để bộc lộ hành động than phiền
vì buồn chán, người cảm thán không nói “Tôi than phiền rằng tôi đang buồn chán.” mà phải
bằng từ một biểu thức khác, chẳng hạn: “Trời ơi, chán quá!” hay “Chán thật!”. Vì vậy, tiếng
Việt không có biểu thức cảm thán ngôn hành tường minh mà chỉ có biểu thức cảm thán ngô._.ừng, ngạc nhiên, sửng sốt, hoảng hốt
Với phát ngôn “À!” bằng nét cực cao này người nói muốn tỏ thái độ vui mừng vì sự tình
được đề cập đã gây ra không ít khó khăn trong việc liên tưởng hồi cố mới có thể nhận ra, nhớ
ra.
Ví dụ:
(308) Sp1: Bữa đó, em để tập ảnh trong cái sơ-mi màu đỏ, em thấy chị để cái sơ-mi trong
cái túi vải mà chị không dùng nữa ấy.
Sp2: (á)À! (“có thế mà chị tìm mãi không ra”)
- Nét thấp:
Nét này có thể được thực hiện để biểu thị nội dung “tạm chấp nhận”, “chờ nghe tiếp”. Bối
cảnh cụ thể hóa nét này trong phát ngôn. “À!” có thể là người nói phát tín hiệu cho người đối
thoại với mình là “tôi vẫn đang nghe, cứ nói tiếp đi”
Ví dụ:
(309) Sp1: (…) rồi tên trộm lấy hết vàng bạc để trong két sắt, sau đó…
Sp2: À! (“rồi sau đó thế nào?”).
- Nét đay:
Thông thường nét này thường biểu thị nội dung mỉa mai, phủ định. Chủ thể phát ngôn của
“À!” thể hiện thái độ “chợt nhận ra, chợt nhớ ra” một cách “giả tạo”.
Ví dụ:
(310) Sp1: Chẳng phải cô là phu nhân của chủ tịch sao?
Sp2: À! (“Ra tôi danh giá thế cơ đấy!”)
Rõ ràng nét đay ở đay cho thấy chủ thể của phát ngôn cảm thán “À!” không hề mong
muốn mang cái danh “phu nhân của chủ tịch”, ngược lại còn tỏ thái độ mỉa mai, chua chát khi
người đối thoại nhắc đến.
Tóm lại hành động cảm thán được thể hiện bằng thán từ mặc dù là loại hành động ngôn
từ đặc biệt, chuyên dùng để biểu thị tình thái vẫn luôn được ngữ điệu “tiếp sức” để đa dạng
hoá màu sắc tình thái của mình. Trong sáu nét ngữ điệu tình thái đã có tới 5 nét tham gia vào
quá trình đó.
2.3.2.2. Ngữ điệu trong hành động cảm thán có từ cảm thán không chuyên biệt
(trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao)
Các trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao xuất hiện trong câu biểu thị hành động
cảm thán vốn đã mang ý nghĩa tình thái. Cho nên, rõ ràng vai trò của ngữ điệu tình thái trong
trường hợp này phần nào không được rõ nét. Có điều, vị trí “tô màu tình thái” không phải là
chính các tác tử tình thái, chúng đã có “màu” ổn định nên âm tiết mang ngữ điệu cấu tạo là chỗ
để ngữ điệu tình thái hoạt động.
Ngữ điệu có một chức năng quan trọng là chức năng tạo lập câu. Như trong Khái luận
ngôn ngữ học (Tổ ngôn ngữ đại hoc tổng hợp, 1961, tr.126 dẫn theo [41, tr.65]) nhấn mạnh
chức năng ngữ pháp của ngữ điệu là “…người ta có thể phân biệt được ranh giới của câu
thậm chí có khi có thể phân biệt được thành phần của câu, và đặc biệt là phân biệt loại hình
của câu (theo ý nghĩa) như câu tường thuật, câu hỏi…” . Ngữ điệu tham gia vào quá trình này
được gọi là ngữ điệu cấu tạo.
Trở lại hành động cảm thán được thực hiện bằng các câu cảm thán sử dụng các trợ từ
tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao, như đã nói ở trên, tham gia biểu thị ý nghĩa cảm thán trong
dạng câu này là ngữ điệu cấu tạo. Nghĩa là ngữ điệu chỉ thể hiện ở nòng cốt câu, và kiểu câu
cụ thể ở đây là câu vị từ tính ngữ (vị ngữ trạng thái).
Biểu đồ biểu diễn hoạt động của ngữ điệu trong kiểu câu này như sau:
Cách đọc biểu đồ như sau:
- Hai đường kẻ song song biểu thị mức điệu. Đường trên biểu thị mức điệu cao nhất, đường
dưới biểu thị mức điệu thấp nhất. Đây là những mức điệu trong tương quan giữa các âm tiết
trong câu chứ không phải là mức độ cụ thể tính theo đơn vị tần số.
- Đường chấm chạy giữa 2 đường kẻ mức điệu biểu thị ngưỡng phân biệt. Các hình tiết phi
ngữ điệu tính với năng lượng âm thanh cố hữu được bảo toàn sẽ được biểu diễn trong đường
này. Các hình tiết ngữ điệu tính với các năng lượng âm thanh bị biến đổi sẽ được biểu diễn ở
bên trên (nếu vượt ngưỡng) hoặc bên dưới (nếu hạ ngưỡng) đường này.
Cô ta thông minh quá.
lắm.
thật.
thế.
- Trường độ hình tiết được biểu diễn bằng các nét kẻ . Trường độ cố hữu được biểu thị bằng
một nét có đơn vị chiều dài nhất định. Trường độ ngắn được biểu thị bằng nét kẻ ngắn hơn nét
cố hữu. Trường độ dài được biểu thị bằng một nét kẻ dài hơn nét cố hữu. Lưu ý là các nét này
đều được kẻ bằng chứ không lên xuống như cách trình bày truyền thống. Nét kẻ bằng ở đây
không có ý nghĩa là âm điệu bằng. Nó chỉ có ý nghĩa về trường độ. Trong các nét kẻ này, để có
thể hiểu thêm, mặc nhiên đã có các thông tin về đường nét, âm vực…cố hữu của thanh điệu.
- Cường độ của hình tiết được biểu thị bằng độ to nhỏ khác nhau của nét kẻ, hình tiết nào cố
hữu (kể cả mang trọng âm từ) thì nét kẻ là 1 pt (đơn vị vẽ độ to nhỏ của nét) hình tiết nào
mang ngữ điệu (Mạnh) ứng với nét kẻ 1P½ Ppt và hình tiết nào mang ngữ điệu “thăng cấp” (Cực
mạnh) sẽ có nét vẽ 2 P¼ Ppt
Sự ngắt quãng về nhịp điệu được biểu thị bằng 3 dấu chấm nằm dưới ngưỡng.
Cô ta thông minh …
Ngắn Dài Cố hữu
Cực cao Cao Cố hữu Thấp
Mạnh Cố hữu Cực mạnh
Ngắt (quãng) Liền (mạch)
…
Lưu ý là khi lược đồ hóa ngữ điệu, theo dạng mô hình này các dấu câu không được dùng đến.
Hơn nữa ngữ điệu luôn là cái có trước còn các dấu câu chỉ là để cố định hóa nó mà thôi.
Từ đó ta có thể thấy ngữ điệu cấu tạo của câu “Cô ta thông minh (quá)!” như sau: Cao
độ: Cố hữu, Trường độ: Dài, Cường độ: Cố hữu, Nhịp độ: Liền mạch.
Như vậy, ngữ điệu thể hiện trong hành động cảm thán được thực hiện bằng những câu
có trợ từ tình thái và phụ từ chỉ mức độ cao là ngữ điệu cấu tạo, “màu” tình thái của câu chủ
yếu rơi vào các trợ từ và phụ từ tạo sắc thái cảm thán.
Ngữ điệu trực tiếp tham gia thể hiện hành động cảm thán trong tiếng Việt. Song, không
như trong các hành động ngôn từ phổ biến khác (trần thuật, hỏi, cầu khiến), vai trò của ngữ
điệu trong hành động cảm thán không đậm nét bằng. Tuy nhiên, trong nhiều ngữ cảnh nếu
thiếu ngữ điệu, người nói khó lòng có thể bộc lộ được hết cảm xúc, tâm trạng của mình, như
một số ví dụ đã được phân tích trên đây.
2.4. Phương thức sử dụng các phương tiện gián tiếp biểu thị ý nghĩa cảm thán
Như đã trình bày ở chương một, các hoạt động ngôn từ thường được thể hiện theo hai
phương thức: trực tiếp và gián tiếp. Hành động ngôn từ gián tiếp thường được thực hiện bằng
cách sử dụng các phương tiện của hành động ngôn từ này nhưng lại nhằm đạt đến hiệu lực ở
lời của một hành động ngôn từ khác.
Việc thể hiện hành động cảm thán bằng phương thức gián tiếp cũng không ngoài mục
đích là thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ với sự tình được miêu tả, với người đối thoại. Sự
khác biệt với phương thức trực tiếp có chăng là sự kín đáo, tế nhị hơn trong cách bộc lộ tình
cảm, cảm xúc, thái độ của chủ thể phát ngôn. Hành động cảm thán gián tiếp thường được thể
hiện bằng hình thức của hành động hỏi và hành động thông báo.
2.4.1. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động hỏi
Ví dụ:
(311a) - Anh muốn vẽ em.
- Vẽ em?
[2, 83]
Cô gái trong đoạn văn đối thoại nhận được lời đề nghị là làm người mẫu cho anh họa sĩ.
Tuy nhiên, thay vì thể hiện sự ngạc nhiên ấy bằng tiêng “ô”, “ồ” thì đáp lại lời anh là một
hành động hỏi “Vẽ em?”. Hành động hỏi ấy không nhằm xác định thông tin mà đó là cách cô
bộc lộ sự ngạc nhiên đến thảng thốt của mình. Có thể thấy rõ hơn điều này qua đoạn đối thoại
tiếp sau đó:
(312b ) - Anh muốn vẽ em.
- Vẽ em?
Lan gần như kêu lên, lặp lại, thảng thốt.
- Vẽ em.
[2, 83]
Hành động hỏi được hiểu là hành động ngôn từ được thực hiện nhằm nêu lên điều chưa
biết hay còn hoài nghi mà người nói muốn người nghe trả lời hoặc giải thích cho rõ thêm.
Trong thực tế giao tiếp, người ta gặp không ít tình huống hỏi không phải để hỏi mà nhằm thực
hiện những hành động trong ngôn từ khác như: khẳng định, phủ định, phê phán, cầu khiến,
cảnh cáo, chào, … và cảm thán.
Ví dụ:
(313) - Đức phải không? Bình đây nè!
- Bình hả? Trời đất, cậu ở đâu ra vậy? [1, 138]
Hành động hỏi được thực hiện bởi phát ngôn “Bình hả? Trời đất, cậu ở đâu ra vậy?”
thực chất là sự bộc lộ thái độ ngạc nhiên, mừng rỡ khi Đức tình cờ gặp Bình.
Hay như hành động cảm thán thể hiện sự ngạc nhiên, hoảng hốt của chủ thể phát ngôn
thông qua hành động hỏi trong câu thoại sau:
Ví dụ:
(314) Trời ơi, anh Đoàn ơi! Sao anh lại đội mũ? Không được đâu anh, trông kì cục lắm!
[1, 299]
Hay thái độ ngạc nhiên, thắc mắc trong phát ngôn (331), (332)
(315) Sao tôi lại gặp bố già, trở thành kẻ dẫn đường cho bố giả nhỉ?
[1, 295]
(316) Làm sao trong cái đầu bé nhỏ thế này mà em lại chứa đựng được nhiều trí khôn đến
như vậy?
[5, 597]
Rõ ràng đây là những hình thức hỏi đặc biệt, không phải dạng câu hỏi nhằm mục đích
hỏi và người hỏi chờ đợi câu trả lời. Những hình thức hỏi này cũng khác với câu hỏi tu từ là
những câu hỏi không cần có câu trả lời vì bản thân người hỏi và người nghe đều hiểu cái ý trả
lời. Những hình thức hỏi đặc biệt này được sử dụng nhằm thể hiện ý cảm thán. Những hành
động cảm thán này có cấu trúc bề mặt giống như một câu hỏi nhưng không có câu trả lời hay
không thể trả lời vì mục đích chính là để biểu thị cảm xúc, tâm trạng bất thường của người nói
trong những tình huống bất thường. Tuy nhiên, ranh giới giữa chúng không phải lúc nào cũng
hoàn toàn rõ ràng.
Trong tiếng Việt có một số hình thức hỏi thường được dùng để biểu thị cảm thán.
2.1.1. Dùng hình thức hỏi biểu thị cảm thán biết + từ để hỏi
Ví dụ:
(317a) Biết bao giờ mẹ lại về với con ?
[Nam Cao, Từ ngày mẹ mất]
(318a) Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
[Nguyễn Du, Truyện Kiều]
(319a) Đúng hai hào một bát. Biết ăn mấy bát ?
[Nam Cao, Xem bói]
Nếu so sánh giữa hai dạng: một có sự tham gia của “biết” trong những phát ngôn trên với
hình thức không có “biết” như sau:
(317b) Bao giờ mẹ về với con?
(318b) Ăn mấy bát?
(319b) Hoa trôi man mác về đâu ?
Ta thấy những câu ở (317b), (318b), (319b) không có “biết” là những câu hỏi thuần túy và
có thể có câu trả lời chính xác, còn (317a), (318a), (319a) là những câu sử dụng hình thức hỏi
nhưng không thể trả lời vì bản thân người hỏi thì băn khoăn, phân vân và cả người hỏi lẫn
người nghe đều không biết được hoặc không thể biết được chính xác cái ý trả lời. Cho nên
chắc chắn, đây không phải là dạng câu hỏi tu từ: Biểu thức “biết + từ để hỏi” là dạng thức hỏi
không xác định, hỏi không phải để hỏi mà là để biểu thị tâm trạng, cảm xúc đặc biệt khác
thường.
Biểu thức này còn có thể có dạng:
Biết + Vị từ [ + động ] [ +/- chủ ý ] + ( bổ ngữ ) + từ để hỏi
Ví dụ:
(320a) Biết mua sách đó ở đâu?
(321a) Biết nhờ vả ai bây giờ?
Hoặc Biết + Vị từ [ + động ] [ +/- chủ ý ] + từ để hỏi + ( bổ ngữ )
Ví dụ:
(320b) Biết mua ở đâu loại sách đó?
(321b) Biết ăn mấy bát?
Ở đây cũng cần phân biệt những hành động cảm thán kiểu này với những hành động cảm
thán dùng tổ hợp phụ từ biết mấy, biết bao, biết chừng nào đặt sau vị từ trạng thái và có tính cố
định không thể phân cách như chúng tôi đã trình bày ở phần trước.
2.1.2. Dùng hình thức hỏi biểu thị hành động cảm thán dùng từ để hỏi “đâu” hoặc kết hợp từ
“nào đâu” đặt ở đầu câu
Ví dụ:
(322a) Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều?
[6, 140]
(323) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối?
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
[6, 61]
(324a) Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
[Nguyễn Bính, Chân quê]
Với nội dung trên, nếu là những câu hỏi thuần túy, ta sẽ có những câu sau:
(322b) Tiếng làng xa vãn chợ chiều đâu?
(324b) Cái yếm lụa sồi đâu?
Nhưng thực tế rõ ràng hoàn toàn khác nhau. Những hình thức hỏi: Đâu + nòng cốt câu? là
những hành động cảm thán.
Hành động cảm thán dạng này có khả năng biểu thị cảm xúc ở mức độ cao, thường là
những nỗi buồn, nỗi đau, sự tiếc nuối về điều gì đó tốt đẹp qua rồi, đã mất đi, đã không còn
nữa và không thể có lại được nữa.
2.1.3. Dùng hình thức hỏi biểu thị hành động cảm thán dùng từ để hỏi: ư, a, à đặt ở cuối câu.
Ví dụ:
(325a) Đàn ông chẳng mấy người biết thương con cái…
- Thật thế ư ?
[Nam Cao, Từ ngày mẹ mất]
(326a) Có ba trăm lạng mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a!
[7, 39]
Dạng câu hỏi đơn thuần túy tương ứng của những câu trên như sau:
(325b) Đàn ông chẳng mấy người biết thương con cái. Thật thế không?
(326b) Đời trước làm quan cũng thế phải không?
“Không” và “phải không” ở cuối câu hỏi là thuần túy đề hỏi, để xác định tính chân thực của
thông tin và không mang thêm sắc thái cảm xúc nào từ người hỏi. Vì vậy, những câu hỏi này
hoàn toàn mang tính khách quan. Còn trong các ví dụ (325a), (326a) thì lại khác. Ở đây, các
thông tin đều đã được xác định tính chân thực của nó: cái chuyện “đàn ông chẳng mấy người
biết thương con cái” hay chuyện “đời trước làm quan” có “có ba trăm lạng là xong” là có
thật nhưng những cái có thật ấy làm cho người hỏi ngỡ ngàng, không thể tin được. Từ đó, mà
bộc lộ cảm xúc buồn đau trước sự thật mà vẫn không thể tin đó là sự thật. Trợ từ (tiểu từ tình
thái ) “ư”, “a” đặt cuối câu hỏi chính là dạng thức hỏi nhưng lại biểu thị cảm thán.
Có thể nói, những hình thức hỏi biểu thị cảm thán đều là những câu hỏi có tính hướng
nội, nghĩa là cái hình thức cấu trúc bên ngoài, cấu trúc nổi là câu hỏi nhưng thực chất người
hỏi không nhằm mục đích hỏi mà là nhằm biểu thị cảm xúc, trạng thái bên trong của mình
trước những tình huống thực tế đặc biệt bất thường.
2.4.2. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động
thông báo
Một hành động thông báo thường là một hành động chứa đựng thông tin mà người nói
muốn người nghe biết, nhưng không biểu lộ hoặc biểu lộ ở mức độ thấp trạng thái của người
thực hiện hành động, còn hành động thông báo mang hiệu lực ở lời chủ yếu là bày tỏ tình cảm,
cảm xúc bên cạnh nội dung thông tin thì nó gián tiếp thực hiện hành động cảm thán.
Ví dụ:
(327) Sp1: Vậy là tôi để lạc mất quyển sách của cha tôi thật rồi anh ạ!
Sp2: Chắc là ở đâu đó. Thư thư rồi sẽ tìm ra thôi!
Hành động an ủi trong lời hồi đáp của Sp2 cho thấy hành động thông báo của Sp1 mang đích ở
lời là bày tỏ sự buồn chán, tiếc nuối và thất vọng.
Tương tự như trong ví dụ sau:
(328) Sp1: Tớ vừa trúng xổ số, 25 triệu đấy nhé!
Sp2: Thật không? Chúc mừng, chúc mừng!
Hành động thông báo mà Sp1 thực hiện trong đoạn đối thoại trên là nhằm mục đích thể hiện sự
vui mừng, phấn khởi vì vừa may mắn có được một khoản tiền lớn. Cũng vì nhận ra niềm vui
sướng, hạnh phúc của Sp1 nên lời hồi đáp của Sp2, bên cạnh thái độ ngạc nhiên thể hiện trong
câu “thật không?”, là lời chúc mừng.
Như vậy để nhận diện hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của
hành động thông báo ngoài việc căn cứ vào nội dung của phát ngôn thông báo, ta có thể dựa
vào nội dung của lời hồi đáp từ người nghe như đã thấy ở các ví dụ trên.
Mối quan hệ giữa hành động cảm thán và một số hành động ngôn từ có liên quan
Hành động cảm thán là hành động ngôn từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp. Như
đã nói chức năng của hành động cảm thán là thể hiện một cách trực tiếp, rõ rệt những tình
cảm, cảm xúc khác nhau, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự tình
mà phát ngôn trực tiếp đề cập hay ám chỉ. Đây chính là đích tự thân của hành động cảm thán.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng hành động cảm thán có quan hệ rất gần gũi
với một số hành động ngôn từ khác, không phải tư cách là hành động gián tiếp của những hành
động ấy mà là sự thực hiện đồng thời hai hành động trong cùng một phát ngôn trong đó có
cảm thán. Khó có thể phân định được giữa chúng đâu là chủ yếu, đâu là thứ yếu. Đó là mối
quan hệ giữa cảm thán với các hành động khen, chê.
- Với hành động khen
Dạng thức của các hành động cảm thán có khả năng biểu đạt này là dạng có cấu trúc biểu
thị nội dung mệnh đề.
Dựa vào Từ điển Tiếng Việt, 2008 Hoàng Phê, chúng tôi có thể đưa ra định nghĩa ban đầu về
hành động khen như sau:
Khen là hành động dùng lời nói để bày tỏ thái độ yêu thích, vừa ý, hài lòng về một ai đó,
sự vật, sự việc nào đó.
Đối tượng được đề cập đến trong hành động khen về phương diện nào đó mang thuộc tính
của thang độ dương.
Vd:
(329) Giỏi thế. Không tập bao giờ mà biết đi.
[1, 608]
(330) Cậu tài thật! Còn tài hơn cả mấy ông làm xiếc bán dầu cù là ở chợ Đông Ba.
[5, 409]
(331) Trời ơi! Nó mới xinh làm sao!
[5, 343]
(332) Ôi! Ôi! Đẹp quá…! Anh giắc !
Anh bắt đê… bắt đê… Nó bay mất!...ôi!
[5, 345]
(333) Cháo chị Liên nấu ngon ghê. Có cả nếp, cả đậu xanh với cục đường đen…
[5, 613]
(334) Chà người đâu mà đẹp dữ!
[1, 140]
(335) Hoa này đẹp ơi là đẹp!
(336) Mẹ tớ nấu ăn ngon ơi là ngon!
Vùng giao thoa của hành động khen với hành động cảm thán chính là tập hợp những
hành động cảm thán được thực hiện bằng các phương thức này có nội dung cảm thán là: trầm
trồ, thán phục, tán thưởng, hài lòng. Những vị từ tạo nên nội dung mệnh đề xuất hiện trong
vùng giao thoa này là những vị từ trạng thái mang nghĩa tích cực, dương tính, như: tốt, hay,
giỏi, đẹp, ngon,…
Ngược lại, chê là hành động ngôn từ thể hiện thái độ không thích, không vừa ý, không
vừa lòng vì cho là kém là xấu.
Đối tượng được đề cập đến trong hành động chê là về phương diện nào đó mang thuộc tính
của thang độ âm. Vị từ trạng thái tham gia tạo thành hành động chê là những từ mang nghĩa tiêu
cực, âm tính, như: xấu, dở, dốt, tệ, ghê, khiếp, …
Ví dụ:
(337) Cô ấy cứ dí vào miệng vào mắt anh mà nói, phả ra toàn những rượu và mắm tôm,
khiếp quá.
[1, 239]
(338) Trời ơi, anh Đoàn ơi! Sao anh lại đội mũ? Không được đâu anh, trông kì cục lắm!
[1, 299]
(339) Ăn ở hiệu chán lắm, những nụ cười cắt cổ và nhạt nhẽo.
(340) Sao mà cái màu tối ơi là tối!
Vùng giao thoa giữa hành động chê với hành động cảm thán là những hành động cảm
thán biểu lộ sự thất vọng, chán chường, buôn bã, ghê tởm.
Khen và chê thường đi liền với hành động thể hiện cảm xúc, tâm trạng, thái độ… vì đây
những hành động ngôn từ thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về đặc điểm, tính chất,
mức độ, ….của đối tượng được đề cập đến trong nội dung mệnh đề cho nên khó tránh khỏi có
sự tham gia của cảm xúc, tình cảm của chủ thể phát ngôn khi đưa ra những đánh giá ấy.
Như vậy, trong chương hai, luận văn đã đề cập đến những phương thức thể hiện hành
động cảm thán trong tiếng Việt, trong đó phương thức thể hiện trực tiếp hành động cảm thán
chiếm phần lớn nội dung trình bày. Còn với phương thức thể hiện gián tiếp hành động cảm
thán, qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy có hai phương thức như đã miêu tả ở trên.
Riêng phần quan hệ giữa hành động cảm thán với một số hành động ngôn từ có liên quan được
chúng tôi nêu ra ở đây nhằm khẳng định chắc chắn hơn nữa tư cách là hành động ngôn từ của
cảm thán trong tiếng Việt.
KẾT LUẬN
Trên đây, chúng tôi đã đi vào khảo sát những nội dung cơ bản về hành động cảm thán
trong tiếng Việt, đặc biệt là các phương thức chủ yếu thể hiện hành động cảm thán. Từ đó,
luận văn xin đưa ra một số kết luận như sau:
1. Hành động cảm thán là một hành động ngôn từ mà ở đó người nói bộc lộ tức thời tình
cảm, cảm xúc của mình trước một sự vật, hiện tượng nào đó có tác động lớn đến họ, gây ra
trạng thái tình cảm ở mức độ không kìm nén nổi, buộc phải nói ra, chẳng hạn như: reo, trầm
trồ, than thở, rên rỉ,…
2. Hành động cảm thán có thể được phân loại dựa trên hai tiêu chí:
- Theo đặc điểm của biểu thức ngôn hành cảm thán, ta có: hành động cảm thán không có cấu
trúc biểu thị nội dung mệnh đề và hành động càm thán có cấu trúc biểu thị nội dung mệnh đề.
- Theo thang độ cảm xúc được bộc lộ, hành động cảm thán gồm: hành động cảm thán bộc lộ
cảm xúc dương tính, tích cực và hành động cảm thán bộc lộ cảm xúc âm tính, tiêu cực.
3. Hành động cảm thán có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Phát ngôn biểu đạt hành động cảm thán thường được tạo ra đồng thời với sự xuất hiện trong
cuộc thoại của sự tình có tác động mạnh đến tình cảm, tâm lí của chủ thể phát ngôn.
- Nội dung của hành động cảm thán là bộc lộ cảm xúc, một trạng thái tâm lí: vui, sợ, giận,
mừng, hạnh phúc, vui sướng,…
- Hành động cảm thán thường là hành động tự phát, bộc phát, không có sự chuẩn bị từ trước
của người nói.
4. Như nhiều hành động ngôn từ khác, hành động cảm thán cũng được thực hiện bằng hai
phương thức: trực tiếp và gián tiếp.
Để trực tiếp thể hiện hành động cảm thán, tiếng Việt thường sử dụng các phương thức sau:
sử dụng từ ngữ cảm thán chuyên biệt (thán từ, quán ngữ cảm thán), sử dụng các từ ngữ cảm
thán không chuyên biệt (các từ ngữ cảm thán lâm thời, các phụ từ chỉ mức độ cao, hơn mức
bình thường,các trợ từ tình thái), sử dụng các kiểu kết cấu biểu đạt ý nghĩa cảm thán, và sử
dụng ngữ điệu thể hiện ý nghĩa cảm thán.
Hành động cảm thán gián tiếp thường được thể hiện bằng hình thức của hành động hỏi,
hành động thông báo.
5. Trong số những hành động cảm thán cụ thể có một số hành động có mối quan hệ khá
mật thiết với những hành động ngôn từ khác, đó là hành động thể hiện thái độ trầm trồ,
ngưỡng mộ, thán phục với hành động khen; hành động than phiền, thể hiện sự thất vọng, chán
chường, buồn bã, ghê tởm với hành động chê.
Cảm thán là một hành động ngôn từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp. Nghiên cứu
về hành động cảm thán có thể có nhiều hướng khác nhau, với đề tài này, luận văn đi sâu miêu
tả những phương thức chủ yếu thể hiện hành động cảm thán trong tiếng Việt. Cho nên, chúng
tôi hiểu rõ rằng kết quả nghiên cứu chắc chắn còn khiêm tốn và không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế nhất định, nhiều vấn đề thú vị còn bỏ ngỏ, một số kiến giải đưa ra đôi chỗ còn
chưa thật thỏa đáng, toàn diện. Tuy vậy, chúng tôi cũng hi vọng kết quả nghiên cứu trên đây
của luận văn phần nào sẽ có ý nghĩa thiết thực cho việc dạy-học và sử dụng tiếng Việt hiện
nay, đồng thời chúng tôi cũng mong rằng luận văn sẽ là một tư liệu có ích cho những công
trình nghiên cứu tiếng Việt có liên quan đến cảm thán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, Nxb Giáo dục
2. Diệp Quang Ban (cb) (2000), Tiếng Việt lớp 10, Nxb Giáo dục
3. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt Tập 2, Nxb Giáo dục
4. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam- Phần câu, Nxb Đại học Sư phạm
5. Diệp Quang Ban (2008), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (Theo định hướng ngữ pháp
chức năng) Tập 2- Phần câu, Nxb Giáo dục
6. Phan Mậu Cảnh (2004), Về kiểu câu bình giá- biểu cảm trong tiếng Việt, Ngữ học trẻ
2004, Tr 24-26
7. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo trình ngữ pháp
tiếng Việt tập 2- Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục
8. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục
9. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, Tập 1, Từ vựng- ngữ nghĩa, Nxb Giáo
dục
10. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2008), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm
11. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp tiếng Việt, Đại học Huế,
1963
12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và
tiếng Việt, Nxb Giáo dục
13. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục
14. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại
học Sư phạm
15. Nguyễn Thiện Giáp (cb), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận
ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục
16. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại hoc Quốc gia Hà Nội
17. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
18. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1, Nxb Khoa
học xã hội.
19. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo
dục
20. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm
(1999), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt Cấu trúc- nghĩa-
công dụng, Nxb Giáo dục
21. Cao Xuân Hạo (in lần thứ nhất 1991)(2006), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng,
Nxb Giáo dục
22. Nguyễn Văn Hiệp (2001), “Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình
thái cuối câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ (5), Tr 54-63
23. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục
24. Bùi Mạnh Hùng (2003), “Bàn thêm về vấn đề câu theo mục đích phát ngôn”, Ngôn ngữ
(2), Tr 47-57
25. Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục
26. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển 2, Cú pháp cơ sở, Nxb Khoa học xã hội
27. Trần Long (2004), Sự thể hiện tính biểu cảm của tiếng Việt về mặt từ vựng và ngữ
pháp (có so sánh với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn
28. Phạm Thị Ly (2002), “Tiểu từ tình thái cuối câu một trong những phương tiện chủ yếu
diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ (13), Tr 19-27
29. Lê Văn Lý (in lần thứ nhất 1968) (1972), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học
liệu, Bộ Giáo dục
30. Nguyễn Thị Lương (2005), Câu trong tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm
31. Ngô Thị Minh (2005), “Bàn thêm một số phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái trong
ngôn ngữ hội thoại”, Ngôn ngữ và đời sống (9), Tr 1-3
32. Trần Thị Yến Nga (2008), Quán ngữ tình thái tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ
học
33. Dư Ngọc Ngân (2005), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (Lưu hành nội bộ)
34. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2003), “Một số hình thức hỏi biểu thị cảm thán trong tiếng
Việt”, Ngôn ngữ (10), Tr 38-45
35. Hoàng Phê (chủ biên), Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào
Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
36. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt- Câu, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp
37. Hoàng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Nghệ An.
38. Chu Thị Thanh Tâm (1995), Đề tài diễn ngôn: sự cộng tác hội thoại để hình thành đề
tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn, Luận án PTS Khoa học Ngữ
văn
39. Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ giao
tiếp trong hội thoại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn
40. Nguyễn Kim Thản (in lần thứ nhất 1963) (1977), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo dục
41. Đỗ Tiến Thắng (2009), Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
42. Nguyễn Thị Thìn (1993), “Tác dụng báo hiệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp của một số
kiểu cấu trúc nghi vấn”, Ngôn ngữ (2), Tr 37-45
43. Nguyễn Thị Thìn (2000), “Quán ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ (9), Tr64-68
44. Lê Quang Thiêm (1985), “Nhận xét về đặc điểm ngữ nghĩa của một kiểu câu tiếng
Việt”, Ngôn ngữ (4), Tr 26-28
45. Phạm Thị Kim Thoa (2009), “Cách sử dụng từ ngữ cảm thán trong Truyện Kiều”,
Ngôn ngữ và đời sống (8), Tr 7, 13-19
46. Bùi Đức Tịnh (in lần thứ nhất năm 1954) (1995), Văn phạm Việt Nam, Nxb Văn hóa
Tp. Hồ Chí Minh
47. Nguyễn Thị Ngọc Trâm (1975), “Tìm hiểu nhóm từ biểu thị phản ứng tâm lí- tình cảm
trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ (3), Tr 19-28
48. Phạm Hùng Việt (1994), “Vấn đề tính tình thái với việc xem xét chức năng ngữ nghĩa
của trợ từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ (2), Tr 48-53
49. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội
50. Hoàng Yến (2006), “Phân biệt biểu thức chê với một số kiểu hình thức có đích ở lời
khác dễ nhầm lẫn”, Ngôn ngữ (7), Tr 68-72
51. Hà Thị Hải Yến (2001), “An ủi- Lời hồi đáp tích cực cho hành vi cảm thán”, Ngôn
ngữ (7), Tr 44-46
52. Hà Thị Hải Yến (2004), “Hành vi cảm thán gián tiếp”, Ngữ học trẻ 2004, Tr 170-172
53. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2007), Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (Cấu trúc và ngữ
nghĩa), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn
54. George Yule (1997), Dụng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
55. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội
NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
1. Wayne Karlin, Hồ Anh Thái, Tình yêu sau chiến tranh, Nxb Hội nhà văn
2. Ma Văn Kháng, Ngô Văn Phú, Lê Minh Khuê, 100 truyện ngắn hay Việt Nam, Nxb
Hội nhà văn, 1998
3. Lê Minh sưu tầm, biên soạn, Nguyễn Công Hoan toàn tập 1, Nxb Văn học
4. Lê Minh sưu tầm, biên soạn, Nguyễn Công Hoan toàn tập 2, Nxb Văn học
5. Phùng Quán, Tuổi thơ dữ dội, Nxb Văn học, 2006
6. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, 2000
7. Tuấn Thành, Anh Vũ tuyển chọn, Nguyễn Khuyến tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học,
2002
8. Tuấn Thành, Anh Vũ tuyển chọn, Nguyễn Minh Châu tác phẩm và dư luận, Nxb Văn
học, 2002
9. Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn học, 2003
PHỤ LỤC
DANH SÁCH NHỮNG TỪ NGỮ LÀM PHƯƠNG TIỆN
THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẢM THÁN
TRONG TIẾNG VIỆT
Các từ ngữ cảm thán (gồm thán từ và quán ngữ (QN) cảm thán)
1 A
2 Á
3 À
4 A di đà Phật QN
5 A ha
6 Ái
7 Ái chà
8 Ấy
9 Ầy
10 Ấy chết QN
11 Cha
12 Cha chả
13 Cha mẹ ơi QN
14 Cha ơi
15 Chả trách QN
16 Chậc
17 Chao
18 Chao ôi
19 Chết
20 Chết chưa QN
21 Chết chửa QN
22 Chết nỗi QN
23 Chết rồi QN
24 Chết thật QN
25 Chúa ơi QN
26 Chúa tôi QN
27 Cơ khổ QN
28 Ê
29 Ế
30 Eo ôi
31 Eo ơi
32 Gớm
33 Hàng phố ơi QN
34 Hết hồn QN
35 Hừ
36 Hú vía
37 Khổ lắm QN
38 Khổ một nỗi QN
39 Khổ quá QN
40 Khốn khổ QN
41 Khốn nỗi QN
42 Làng nước ơi QN
42 Lạy Chúa QN
44 Mẹ ơi QN
45 Mô Phật QN
46 Ô
47 Ồ
48 Ơ
49 Ô hay
50 Ơ hay
51 Ô hô
52 Ô kìa
53 Ơ kìa
54 Ôi
55 Ối
56 Ôi chao
57 Ôi dà
58 Ôi dào
59 Ối dào
60 Ôi giời QN
61 Ôi trời QN
62 Trời
63 Trời đất QN
64 Trời đất ơi QN
65 Trời ơi QN
66 Ủa
67 Úi
68 Úi chà
69 Úi dào
70 Úy
Các từ ngữ cảm thán lâm thời
71 Khốn nạn
72 Quái
73 Quái lạ
74 Tội nghiệp
Các trợ từ tình thái
75 Mất
76 Sao
77 Ta
78 Thế
79 Thay
Các phụ từ chỉ mức độ cao, hơn mức bình thường
80 Biết bao
81 Biết bao nhiêu
82 Biết chừng nào
83 Biết mấy
84 Cực
85 Cực kì
86 Đáo để
87 Dữ
88 Gớm
89 Hết ý
90 Khiếp
91 Lắm
92 Làm sao
93 Quá
94 Quá chừng
95 Thật
96 Tuyệt
97 Tuyệt vời
98 Vô cùng
99 Xiết bao
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5358.pdf