Hàng hóa chất lượng môi trường: tiếp cận hàng sản xuất

Tài liệu Hàng hóa chất lượng môi trường: tiếp cận hàng sản xuất: HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG: TIẾP CẬN HÀNG SẢN XUẤT. 1. Giới thiệu Chương này liên quan tới những phương pháp liên hệ sự thay đổi chất lượng môi trường với sự thay đổi mối quan hệ sản xuất. Như cách định giá, giá trị môi trường và chi phí du lịch, những phương pháp này là những cách tiếp cận giá trị hàng hóa phi thị trường. Trong thực tế, để dễ dàng khi xem xét, phương pháp chi phí du lịch có thể coi như 1 trường hợp đặc biệt của phương pháp tiếp cận hàm sản xuất. Những hàm sản xuất này c... Ebook Hàng hóa chất lượng môi trường: tiếp cận hàng sản xuất

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hàng hóa chất lượng môi trường: tiếp cận hàng sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể liên quan tới lĩnh vực sản xuất hàng hoá, dịch vụ hoặc dịch vụ sản xuất hộ gia đình, cái tạo ra lợi ích xác định . Cách mô tả sau cùng về hành vi hộ gia đình này dường như không thông dụng ở cảm tưởng đầu tiên. Mặc dù vậy, mọi người có thể thấy các hộ gia đình cũng kết hợp nhiều hàng hoá sẵn có để sản xuất hàng hóa khác. Ví dụ, một hộ gia đình nông thôn có thể kết hợp chất lượng nước tại nguồn, với thiết bị xử lý nước để sản xuất nước uống. Sự tăng mức độ ô nhiễm của nguồn nước ( nitrat hóa ) dẫn đến hộ tiêu dùng giảm mức độ tiêu dùng nước hoặc có thể tăng cường mua thiết bị xử lý nước. Cách khác, hộ gia đình có thể dành thời gian và điện đun nước nếu có sự ô nhiễm. Các doanh nghiệp cũng kết hợp những đặc tính môi trường tự nhiên với những đầu vào được mua để sản xuất hàng hoá. Vd: 1 nông trang kết hợp chất lượng không khí ( Q1 ) và chất lượng nước ( Q2 ) với đầu vào được mua để sản xuất sữa đậu nành. X2=f (L, K, I,Q, Q2 ) L, K là lực lượng lao động với vốn đầu vào được mua như phân bón, thuốc trừ sâu và X2 là đầu ra của sữa đậu nành. Nếu chúng ta giả sử rằng ... là xác định và sự giảm chất lượng không khí, các yếu tố khác không thay đổi, sẽ làm giảm mức đầu ra. Nói 1 cách khác, để duy trì X2, lương đầu vào khác phải được tăng lên. Giá trị thay đổi Q1 có thể từ đó biết được ước lượng bằng cách định giá tác động đối với sản xuất. Một phương pháp tiếp cận tương tự được nhìn nhận đối với sự thay đổi của Q2. Tất cả những phương pháp được phát hoạ trong chương này đã chia sẽ cho ta thấy những đặc trưng sự thay đổi chi phí bởi sự cần thiết của việc thay thế đầu vào khác do sự thay đổi môi trường. Chúng ta tìm được 2 phương pháp: phương pháp chi phí tránh và phương pháp liều lượng - đáp ứng. Mối liên kết giữa 2 phương pháp là đánh giá tình trạng bệnh tật của con người và số tử vong, là kết quả để đưa ra quyết định phê chuẩn 1 dự án và xác định tiêu chuẩn môi trường. 2. Phương pháp chi phí tránh. 2.1. Khái niệm Khi xảy ra sự thay đổi chất lượng môi trường, hộ gia đình có thể phản ứng lại. Trong trường hợp suy giảm chất lượng, chi phí bỏ ra cũng giảm đi và bảo vệ hộ gia đình không bị giảm phúc lợi. Giá trị của việc cải tiến chất lượng môi trường có thể lập tức dẫn đến việc các chi phí bằng các hành động phòng ngừa, nghĩa là giảm chi phí có thể tránh được ( AE ). Nếu AE và chất lượng môi trường là những sản phẩm thay thế hoàn hảo, sự phỏng đoán chính xác những hiệu quả phúc lợi của hộ gia đình bởi sự thay đổi chất lượng môi trường sẽ được cung cấp bởi sự thay đổi kết hợp những thay đổi trong AE ( Smith, 1991 ). Một ví dụ sự gia tăng tiếng ồn máy bay do có 1 sân bay mới. nếu thiếu sự can thiệp, hộ gia đình sẽ tham dự vào hành vi có thể tránh được ( như tránh xa khỏi khu vực đó ) (đây là 1 tác động có thể tính vào giá trị môi trường ) hoặc chịu đựng tiếng ồn ở nhà của họ. Trên lý thuyết, lợi ích của chính sách giảm tiếng ồn máy bay ( Vd như yêu cầu các phi cơ phản lực yên tĩnh hơn ) có thể dẫn tới tránh được những chi phí của AE. Tuy nhiên phương pháp này gần như tất yếu tạo ra sự đánh giá thấp những lợi ích của 1 chính sách đến hộ gia đình. Đó là bởi vì AE và hoà bình và sự yên tĩnh trong vd này là sự thay thế không hoàn hảo, hộ gia đình có thể mua ở mức mong muốn Q=AE. Dù vậy thậm chí người tiêu dùng trực tiếp, AE và Q ít khi thay thế hoàn hảo. Ví dụ, hộ gia đình có thể chịu đựng tiếng ồn trong vườn như vậy, tiền tiết kiệm trong AE có thể đánh giá thấp của việc giảm mức độ ồn , vì trong một số khía cạnh của ô nhiễm , tiếng ồn không thể bù đắp bởi AE( trừ khi các cá nhân chuyển nhà ). Một số khó khăn khác có thể tồn tại liên quan tới sự đánh giá của AE trong những thay đổi chất lượng môi trường. Sự đầu tư vào thiết bị bảo vệ có thể có khó khăn trong việc đảo ngược ngăn ngừa hộ gia đình dịch chuyển khỏi điểm chi phí biên và lợi ích biên của sự tránh né là bằng nhau. Nhà phân tích phải bảo đảm rằng những thay đổi trong AE được sinh ra hoàn toàn bởi sự thay đổi môi trường và không phải yếu tố nào khác. Cuối cùng AE có thể tạo ra những lợi ích khác hơn sự tránh ô nhiễm lắp 2 lần kính không chỉ bớt mức độ ồn mà còn giảm sự mất đi năng lượng môi trường và như vậy tiết kiệm tiền điện. Điều đó có thể làm cho AE đánh giá cao chi phí tăng mức độ ồn. Bartik ( 1988 ) chỉ ra rằng, dưới những điều kiện tất yếu chi phí bảo vệ cung cấp cả giới hạn trên và dưới thước đo phúc lợi chính xác của giá trị tương đương và bồi thường cho sự biến đổi. Điều đó được minh họa bằng đồ thị 6.1. ( nguồn từ Bartik ) Chất lượng môi trường, Q có thể được mua bởi cam kết chi phí bảo vệ, đây là một hàm của giá của hành vi tránh được p, p .... mức độ ô nhiễm của .../ Qm và ... theo thứ tự đường cầu Marshallian of Q ( ... điều kiện hoà bình và yên tĩnh) và đường cầu Hicksian of Q với mức thay đổi đầu mức hiệu dụng Vo. Nếu ô nhiễm giảm từ ... thì hộ gia đình có thể giảm chi phí bảo vệ. Sự giảm này được phần a là phần hộ gia đình muốn có mức thay đổi mức hiệu dụng của chất lượng môi trường Qo.Quy mô đền bù của việc giảm ô nhiễm là phần [ a+b]. Quy mô giá trị tương đương sẽ lớn hơn phần này hiệu dụng, V1 và được biểu thị bằng phần [ a+b+c+d ]. Dù vậy tiền tiết kiệm trong chi phí bảo vệ cần thiết tới mức sự thay đổi sau này của Q được đo lường, phần đó sẽ rộng hơn [ a+b+c+d+e ]. Sự thay đổi kéo theo trong chi tiêu cho việc bảo vệ sẽ không là các phạm vi mà là phần [ a+g+h ]. 3 Hàm liều lượng đáp ứng Phương pháp liều lượng - đáp ứng nghiên cứu mối quan hệ giữa biến chất lượng môi trường và mức sản lượng đầu ra trên thành phẩm. Sản lượng đầu ra có thể được định nghĩa hoặc là giới hạn về số lượng.( Ví dụ: m3 gỗ được sản xuất ở 1 khu rừng ) hoặc là giới hạn về chất lượng ( Ví dụ: như mức độ thiệt hại của các ngôi nhà bởi sự phá huỷ của axit ) ví dụ chung nhất là mối liên quan chất lượng không khí ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ( Ví dụ Adams et al 1989, Adams et al. 1982 ) và sự ô nhiễm ảnh hưởng đến nghành công nghiệp cá ( Ví dụ Kahn, Kemp, 1985, Kahn. 1991, Sivandu and Deake. 1991 ). Các phương pháp kỹ thuật đã tiếp nhận những thông tin khoa học tự nhiên về ảnh hưởng vật lý của ô nhiễm và dùng vào 1 mô hình kinh tế. Như vậy phương pháp có thể chia làm 2 phần : + Nguồn gốc của liều lượng chất ô nhiễm và hàm phản ứng đáp lại/ + Mô hình kinh tế và sự áp dụng của nó. Phần còn lại ở phần này sẽ sử dụng ví dụ của sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới vụ mùa nông nghiệp. Một sự thay đổi trong mức độ ô nhiễm sẽ làm thay đổi yếu tố và các khả năng thay thế, hạn chế sự lựa chọn sản xuất nông nghiệp và vì thế ảnh hưởng đến quyết định của người nông dân trong việc theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để có thể dự đoán sự thu về hay mất đi của kết quả lợi nhuận từ một sự thay đổi đòi hỏi phải có sự phân tích về quá trình sinh học, khả năng công nghệ và sự tương tác của chúng với quyết định của nhà sản xuất và ảnh hưởng của sự thay đổi kết quả sản xuất tới chi tiêu phúc lợi xã hội. Quy trình sinh học hay dữ liệu sản xuất đáp ứng đã đưa ra mối liên hệ giữa liều lượng chất ô nhiễm và các thông số biểu diễn hệ thống sản lượng mùa màng. Mối quan hệ đáp ứng có thể xác định trực tiếp sản lượng từ sự thử nghiệm sinh học, xác định gián tiếp từ đối tượng quan sát sản lượng và dữ về cách cư sử của nhà sản xuất ( thông tin lấy từ tài liệu tích tụ từ trước ) hay từ sự kết hợp của nguồn dữ liệu. Trình tự của mô hình dựa trên mô hình của nhà sản xuất ( Ví dụ như hàm sản xuất hay hàm chi phí ) phù hợp với quan điểm phân tích kinh tế và có thể xác định được một hàm liều lượng - đáp ứng rõ ràng. Người ta đã cố gắng áp dụng hàm chi phí và hàm sản xuất để xác định số lượng thiệt hại mùa màng theo vùng từ khí ozôn. Nhưng sự khác nhau giữa dữ liệu và số lượng thống kê đã hạn chế ứng dụng của chúng. Hiện tại hàm liều lượng đáp ứng được tính toán kỹ càng để áp dụng rộng rãi ... quyết định kinh tế về ảnh hưởng môi trường tới nông nghiệp. 3.1. Giá trị của sự thay đổi sản lượng trong mùa màng nông nghiệp Nhiều phương pháp áp dụng để đánh giá lợi nhuận từ việc giảm thiểu thiệt hại mùa màng gây ra bởi sự ô nhiễm không khí. Ba loại phương pháp chủ yếu được đưa ra 3 mô hình: + Mô hình truyền thống + Mô hình tối ưu + Mô hình toán kinh tế Các phương pháp kỹ thuật toán kinh tế nhằm dựa vào những kiến thức kinh nghiệm kinh tế trước đấy vì thế khó lĩnh hội được hết. Nhiều người đọc có thể bỏ sót phần cuối của phần này làm mất đi tính liên tục. * Mô hình truyền thống. Mô hình truyền thống là một phương pháp đơn giản gắn với giá trị bằng tiền của sự thay đổi sản lượng mùa màng. Mô hình này có nhiều tên khác nhau: phương pháp lịch sự, mô hình "chất phác", phương pháp sinh học và phương pháp ... Cho đến sau những năm 1970, mô hình truyền thống là dạng được sử dụng nhiều nhất xác định giá trị bằng tiền của mùa màng được xác định ở Mỹ. Mô hình đã tăng lên nhiều lần những ước lượng về một sự thay đổi mùa màng dựa trên diện tích sản xuất hiện thời, bằng giá hiện hành của vụ mùa. Điều này ám chỉ thừa nhận sự đáp ứng đơn giản về nguyên liệu được sử dụng và giá cả.( như là thặng dư tiêu dùng ) còn lại không đổi. Trong việc xác định thiệt hại mùa màng của trong vùng, giả định giá trị thị trường sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự tăng sản lượng là một đặc trưng đáng chú ý bởi vì mức tăng đó được giả sử là có ảnh hưởng nhỏ đến thị trường trong nước. Tuy nhiên nó có thể gây ra những sai lầm nghiêm trọng trong việc ước tính lợi nhuận những vụ mùa mà có mối liên hệ theo vùng trong sản xuất: Ví dụ như sự suy giảm đáng kể sản lượng ngô trong vùng Bert của Mỹ thực tế không làm thay đổi mức giá cố định khác với những phương pháp khác mô hình truyền thống không thể bỏ giả định về một mức giá cố định cũng có thể đo lường được thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và không tính đến các tác động rải rác. Một số nhà phân tích yêu cầu mô hình truyền thống phải được lý giải như một sự gắn bó trước hết với sự thay đổi thặng dư tiêu dùng từ sự thay đổi chính sách và từ đây sẽ có thích ứng về kinh tế.Tuy nhiên những nhà nghiên cứu đã so sánh mô hình truyền thống và những kiến thức sâu hơn về phương pháp kỹ thuật và nhận thấy rằng mô hình đã ước lượng lợi nhuận cao vượt quá 20% - 100%. Vì mô hình truyền thống có thể đo lường không chính xác ( tức là nó chứa hằng thặng dư tiêu dùng ) và sự khác biệt này thậm chí rất "kịch" khi chỉ xem xét ảnh hưởng của nhà sản xuất, các ước lượng trình tự không mô hình truyền thống có quy mô gấp 4 lần những phương pháp kinh tế - kỹ thuật khác. Ưu điểm của mô hình truyền thống là không cần nhiều thông tin. Thêm vào đó, mức độ thiệt hại có thể tính toán nhanh và không tốn nhiều chi phí. Kết quả là các bước thực hiện trong mô hình được các kinh tế cắt giảm nhiều như sự đúc rút tính phi thực tế là đã bỏ qua những ảnh hưởng về giá và không có khả năng điều phối kết quả xảy ra. * Mô hình tối ưu Có 2 loại mô hình tối ưu: + Mô hình tuyến tính + Mô hình phương trình bậc 2 Cả 2 mô hình đều đòi hỏi phải cung cấp nguồn dữ liệu lớn và có khả năng lý giải như một chương trình vi tính bởi cơ cấu phức tạp của chúng. Cả LP và QB đều giống nhau về phương pháp đều có những yêu cầu kèm theo. + Một hàm mục tiêu có khả năng tối đa hoá hoặc tối thiểu hóa. + Phương pháp thay thế hoặc quá trình đạt mục tiêu. + Nguồn tài nguyên và những yêu cầu khác. Các mô hình đã mô tả thế giới hãy như nó như thế, đưa ra sự thừa nhận tất yếu tức là chúng là vĩ mô hình có tính chuẩn mực. Mô hình LP có thể xác định nhằm tối thiểu chi phí hoặc tối đa hoá lợi nhuận. Trong trường hợp trước , tối thiểu hoá chi phí của hoạt động sản xuất được lựa chọn để sản xuất hàng hoá.và bị phê phán là làm hạn chế sản lượng ( Ví dụ ........) Đặc điểm cơ bản của mô hình LP là : - Mối quan hệ sản xuất tuyến tính nghĩa là hệ số giữa đầu vào và sản lượng đầu ra là không thay đổi. Mối quan hệ sản xuất tuyến tính là đại lượng biến thiên, 1 hoạt động sản xuất có thể sử dụng lượng nhỏ hơn hoặc bằng ( chứ không lớn hơn) lượng tài nguyên sẵn có. - Hàm mục tiêu tuyến tính. - Xác định rõ toàn bộ mối quan hệ nếu trái với dự đoán trong mô hình toán kinh tế. - Đưa ra những dẫn chứng. - Tính chia hết của lượng đầu vào và đầu ra. - Tính hữu hạn : Đó là sự giới hạn hoạt động khai thác và giới hạn nguồn tài nguyên cho phép. - Giá trị riêng dự tính là mang tính chắc chắn. Trong mô hình LP, hàm liều lượng đáp ứng sinh học có thể được sử dụng thay thế sản lượng đầu ra sản xuất từ đầu vào đáp ứng cho mỗi hoạt động sản xuất vì thế có thể mô phỏng ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Cả LP và QP đều giả định đường cung cong vô hạn đàn hồi với các đầu vào thay đổi và lợi nhuận không thay đổi để chia tỷ lệ. Lượng cầu được xác định là biến ngoại sinh khi mục tiêu của LP là chi phí tối thiểu trong khi giá là biến ngoại sinh khi mục tiêu là lợi nhuận tối đa. Trong QP, giá và lượng được xác định là biến nội sinh. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản của 2 mô hình. Những mô hình tối ưu có thể đưa ra cụ thể về việc phân phối lợi nhuận và mối quan hệ qua lại phức tạp của 1 nền kinh tế, cho phép xem xét những ảnh hưởng gián tiếp. Tuy nhiên, khi mâu thuẫn xuất hiện giữa giải pháp của mô hình và tính thực tế thì mô hình trở nên không đáng tin. Những mâu thuẫn này có thể xuất phát từ những mô hình sản xuất sai lầm chưa phù hợp, hay chỉ bởi thực tế thế giới thực sự đang hoạt động kém điều kiện tối ưu vì thị trường bị can thiệpo hay bóp méo. Những mô hình tối ưu nhìn chung là những công cụ dự báo nghèo nàn nhưng có thể được phát triển bằng chương trình đệ quy. * Mô hình thống kê toán kinh tế. Mô hình thống kê toán kinh tế trái với những mô hình tối ưu vì sử dụng các cơ sở dữ liệu về tự nhiên để phát triển, phản ánh tính thực tế lịch sử qua thời gian và không gian. Ứng dụng này là mục tiêu nhận thức mà kết quả có thể kiểm tra nghiêm ngặt bằng sử dụng những phương pháp khoa học và phương pháp thống kê, mặc dù xu hướng tư tưởng mong đợi cả hai trong sự lựa chọn các câu hỏi đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và suy luận được rút ra từ căn cứ thực tế. Mô hình thống kê toán kinh tế không thể nắm bắt được những hiệu quả của sự phát triển công nghệ mới bằng 1 khoảng thời gian (hay không gian) của nguồn dữ liệu cũng như không thể ước lượng được ảnh hưởng đến việc bố trí lại bộ phận sản xuất mà giá trị thị trường dần không phản ánh được. Đó là cơ chế cho bằng nhận. Theo Koppet al (1984), có 3 loại mô hình thống kê toán kinh tế cho việc xác định mùa màng từ việc ô nhiễm: + Mô phỏng cung cấp tổng quát + Mô hình cung cấp theo lý thuyết vi mô + Mô hình hàm chi phí - lợi nhuận theo phương pháp thống kê toán kinh tế tân cổ điển : Mô hình cung cầu tổng quát đòi hỏi không cao trong cách lý luận, loại bỏ những xác định chung chung của những biến ảnh hưởng đến giá và một quyết định liệu rằng hệ thống là đồng thời hay lặp lại. Mô hình có thể là lặp lại trong mỗi phương trình của hệ thống có thể được giải quyết lần lượt vì mỗi phương trình đều có thứ tự sắp xếp theo thời gian. Vì vậy giá trị được giải ra có thể xác định ở phương trình tiếp theo như 1 biến dự toán. Ví dụ như một người nông dân có thể sử dụng phương pháp sản xuất hiện hành và xen cạnh để giúp cho quyết định sản xuất năm tiếp theo.Khi đó sản lượng là yếu tố xác định trước, giá là yếu tố xác định sau và mô hình không đồng thời. Những mô hình cung cầu vi mô chỉ ra 1 hàm mục tiêu cho các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo mà mọi hoạt động có thể ước định . Cơ sở của lý thuyết tân cổ điển yêu cầu sự gắn bó vững chắc với các điều kiện giả định phương pháp vi mô đã nắm bắt được cả phương diện khoa học kỹ thuật sản xuất và phương diện hành vi của nhà sản xuất.Các thông số của mô hình có thể thiết lập nên hàm quan hệ ô nhiễm để mà những thay đổi trong mối quan hệ được phản ánh bởi những sự thay đổi trong các thông số đó và sự thay đổi trong hàm cung. Lý thuyết vi mô có khả năng kết hợp những thông tin sinh vật học hay ước lượng thông số của hàm sinh vật học trực tiếp từ hành vi của nhà sản xuất. Trong trường hợp sau cùng, phương pháp trở thành 1 mô hình thống kê toán kinh tế và tân cổ điển và độc lập với một hàm liều lượng xác định. Trong những năm gần đây, mô hình thống kê toán kinh tế đã đi xa hơn việc sử dụng hàm sản xuất. Trở ngại trong việc sử dụng hàm sản xuất nằm trong việc cần thiết phải xác định rõ ràng hàm sản xuất ( Ví dụ : Cobb Douglas ). Sự ưu tiên xác định của công nghệ sản xuất có thể tạo ra những hạn chế không thể chấp nhận được ( trong giới hạn hành vi giả đinh ) trong hàm cung sản lượng và hàm cầu yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Như vậy, cả 2 phương pháp đã được đưa ra thay thế nhau trông được rất nhiều vấn đề trong ước định. Giả sử đơn vị sản xuất là một nông trại thuê các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản lượng đầu ra và giả sử có sử dụng công nghệ kỹ thuật thì hàm sản xuất chính là sự mô tả sự biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản lượng. Bất cứ ảnh hưởng tự nhiên từ sản lượng có thể quy vào một biến môi trường (Ví dụ ô nhiễm không khí) phải tác động đến sản lượng thông qua một sự biến đổi khả năng sản xuất của nông trại đó. Khả năng sản xuất của nông trại đó bị giới hạn bởi nhân tố sản xuất cố định, sức quản lý, khả năng sản xuất cái gì, khả năng công nghệ và môi trường tự nhiên. Hàm sản xuất sử dụng sản lượng tối đa như một hàm của yếu tố đầu vào trong khi hàm biến thiên lấy vectơ sản lượng ròng tối đa.Vì hàm biến đổi giống như một tiêu chuẩn để đánh giá sự thiếu khả năng công nghệ của nông trại với nhiều sản lượng cả hai phương pháp che phép hàm chi phí, hàm thu nhập, hàm lợi nhuận được thành lập tiêu điểm của việc ước định theo kinh nghiệm bởi sự phù hợp thích nghi với khả năng sản xuất của nông trại tính đối ngẫu này đảm bảo rằng bất cứ tác động nào đến khả năng sản xuất có thể nhạn ra khả năng vì ảnh hưởng của một tác động của chiều hướng biến đổi môi trường sẽ được biểu hiện trong hàm biến đổi. thêm vào đó khả năng sản xuất của một nông trang đối ngược với một công nghệ sản xuất đầu ra (Ví dụ rơm và hạt thóc) có thể được miêu tả đầy đủ và hàm biến đổi có hai phương pháp tiếp cận sản lương được áp dụng vào vụ mùa nông nghiệp là hàm lợi nhuận và hàm chi phí. một cách nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa sản lượng và đoi phương pháp trong tình huống nông nghiệp có thể tìm thấy lượng Capalbo và Antle ( 1988 ). Ngoài tác động kinh tế trực tiếp của ô nhiễm môi trường lên người sản xuất và người tiêu dùng, tác đông gián tiếp cũng có thể rất quan trọng tác đông gián tiếp là những thay đổi gây sư biến đổi trong sản phẩm gây ô nhiễm xảy ra trên những thị trường khác và các bộ phận của nền kinh tế. ví dụ như tình trạng chia rẽ trong nền sản xuất các sản phẩm lấy từ vật nuôi là kết quả của sự phá hủy tầng ôzôn tới nguồn thức ăn cho vật nuôi. Một mô hình kinh tế toàn diện sẽ bao gồm tất cả những sự thay đổi gián tiếp trong phúc lợi xã hội trong việc xác định lợi ích. 4 Kết luận Chương này đã chỉ ra những con đường của tác động về giá trị môi trường sử dụng hàm sản xuất cơ bản. Quan điểm của một hàm sản xuất hộ gia đình là đẩy lui mức phí tổn, đó có thể là một ước lượng quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội phụ thuộc vào xem xét của tính hữu dụng và thay thế. Khi mức phúc lợi được xem xét và khi AE là một thay thế không hoàn hảo thì AE đã đánh giá thấp lợi ích của việc giảm ô nhiễm. AE cũng được xem như là tạo ra sự liên hệ giữa giá trị thấp kém của cuộc sống con người khi được so sánh với phần thưởng lạc quan và giá trị ngẫu nhiên. Mô hình liều lượng - đáp ứng đưa ra một cách xác định chi phí kinh tế của một số chất ô nhiễm quan trọng bao gồm sự tích tụ axit và ozôn ở tầng đối lưu. Nhưng những tranh luận về con người thích hợp với mô hình hồi đáp cũng có nhận định rằng có thể xảy ra việc ước định trên phạm vi rộng là không ổn định. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12585.doc
Tài liệu liên quan