Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPBank

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( VPBank ) 2.1, Khái quát về Vpbank: 2.1.1, Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động: Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Hội sở chính được đặt tại số 18 Lê Thánh Tông – Hà Nội. Chiến lược kinh doanh của VPBank là tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ. gồm 2 mảng chủ yếu : một là, ngân hàng phục vụ tiêu dùng ( đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; đa dạng hóa cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp; phát triển các dịch vụ thẻ ngân hàng) và thứ hai là, ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007 và đến cuối năm 2007 là 2000 tỷ đồng. Sứ mệnh phát triển :VPBank sẽ trở thành ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động theo phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Đối với khách hàng: VPBank cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí cạnh tranh. Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của toàn thể nhân viên và đảm bảo cho nhân viên mức thu nhập ổn định, mang tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng.VPBank đảm bảo cán bộ nhân viên thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ, phát triển đầy đủ các quyền lợi về chính trị và văn hóa… Đối với cổ đông :VPBank quan tâm và cố gắng nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm… Đối với cộng đồng :VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng. Tầm nhìn chiến lược: VPBank phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng dẫn đầu khu vực miền Bắc, đồng thời là ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng hiệu quả và độ tin cậy. Giá trị cốt lõi: VPBank định hướng khách hàng là nền tảng trung tâm cho mọi hoạt động Sự kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động; Xây dựng văn hóa ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi để hoàn thiện, luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ… Công nghệ tiến tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh. Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của VPBank: Sơ đồ tổ chức của VPBank : Tính đến 30/04/2007, VPBank có mạng lưới hoạt động như sau: Hội sở chính : số 8 Lê Thánh Tông – Hà Nội 16 Chi nhánh trực thuộc hội sở chính, 57 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dich Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.  Hiện nay, hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước.  Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự 2.1.2, Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của VPBank từ 2005 – 2007. stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05% 07/06% 1 Vốn điều lệ 309 750 242 2.000 267 2 Tổng tài sản 6.092 1.0159 167 18.200 179 3 Nguồn vốn huy động từ dân cư 3.178 5.678 179 15.355 270 4 Dư nọ tín dụng 3.014 5.031 167 13.217 262 5 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.75% 0,58% < 1% 6 Lợi nhuận ròng trước thuế 76,2 156 205 313 200 7 Số lượng điểm giao dich 30 47 157 100 213 8 Số lượng CBNV 782 1.235 158 2000 162 ( số liệu được trích từ báo cáo thường niên cuả ngân hàng qua các năm ) 2.1.2.1, Những hoạt động chính: Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm an toàn vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn bằng việc tăng lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh, bên cạnh đó sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm dịch chuyển luồng vốn dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán. Mặc dù có những tác động trên, nguồn vốn huy động của VPBank vẫn tăng trưởng cao. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp dẫn. Mặt khác, trong những năm gần đây, VPBank đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời thương hiệu ngân hàng cùng đã chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức dân cư và các doanh nghiệp do vậy việc huy động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn. Đến cuối năm 2007,nguồn vốn huy động đạt 15.355 tỷ đồng, tăng gấp 13,5 lần so với cuối năm 2003, đặc biệt năm 2004 nguồn vốn tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2003. Bình quân giai đoạn 2004 – 2007 nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức tăng trưởng 68%. Biểu 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của VPBank qua các năm 2005 -2007 ( theo nguồn từ báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm ) Hoạt động tín dụng: Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng manh, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động. Trong thời gian từ 2004-2007, hoạt động tín của VPBank được giữ vững theo phương châm bảo thủ, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiên tín dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của đơn vị nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt ở mức khá cao, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Doanh số cho vay của toàn hệ thống năm 2007 đạt tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng( tương đương với 163 %) so với năm 2006. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến ngày 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng Với chiến luợc trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam, VPBank chú trọng vào các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình. Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và qui chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu ( gồm các nhóm 3, 4, 5 ) của VPBank Cuối năm 2007 ở mức 0,49% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam( khoảng 7 %). Biểu 2.2 : Tổng dư nợ của VPBank qua các năm 2005 - 2007 ( nguồn từ báo cáo thưòng niên các năm ) 2.1.2.2, Các hoạt động, dịch vụ khác: Hoạt động dịch vụ ngân quỹ: Năm 2006, 2007 với sự ra đời của nhiều ngân hàng mới và các ngân hàng được nâng cấp lên từ nông thôn do vậy các giao dịch liên ngân hàng diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán ngày càng hấp dẫn và ngày càng có nhiều công ty chứng khoán ra đời nên đã có sự dịch chuyển một phần nguồn vốn của các ngân hàng sang các công ty chứng khoán. Tuy có những khó khăn nhất định, song hoạt động ngân quỹ trong năm 2007 đạt kết quả khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động ngân quỹ đều đạt và vuợt kế hoạch từ 30 - 40%. Các quan hệ liên ngân hàng vẫn được duy trì và phát triển tốt. Các ngân hàng thương mại cổ phần đều đã thiết lập quan hệ và có hạn mức tín chấp nói riêng cho VPBank. Hoạt động ngân quỹ đã làm tốt công tác điều hoà vốn, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản cao cho toàn hệ thống, tận dụng tốt các cơ hội chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và đồng USD để kinh doanh thu lãi; luôn duy trì trạng thái ngoại tệ âm ở mức phù hợp và đáp ứng đúng yêu cầu ngân hàngNhà nước đặt ra. Trong năm 2007, tổng doanh số mua ngoại tệ là 386 triệu USD. Doanh số mua kỳ phiếu, trái phiếu năm 2007 là 1.380 tỷ đồng so với năm 2006 là giảm 615 tỷ đồng, giá trị kỳ phiếu, trái phiếu đến hạn thanh toán là 1347 tỷ đồng; số dư chứng từ có giá đến cuối năm còn 2080 tỷ đồng – tăng 37 tỷ đồng so với năm trước. Tất cả các trái phiếu, kỳ phiếu mà VPBank tham gia muc bán trong thời gian qua đều có nguồn gốc từ kho bạc nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành. Hoạt động thanh toán: Hoạt động thanh quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt. Trị giá L/C nhậpkhẩu mở trong năm 2007 đạt hơn 110 triệu USD, tăng hơn 81% so với năm 2006. Doanh số chuyển tiền TTR trong năm 2007 đạt hơn 133 triệu USD, tăng 66% so với cuối năm 2006. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank từ năm 2005 – 2007. STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 06/05 (%) Năm 2007 07/06 ( %) 1 Trị giá L/C nhập mở trong kỳ 38,225 61,049 159 110,498 181 2 Trị giá L/C xuất trong kỳ 6,243 5,665 90 7,750 136 3 Doanh số chuyển tiền TTR 44,685 80,078 179 133,730 166 4 Doanh số nhờ thu 3,618 5,159 142 9,230 178 5 Tổng số phí thu được 4,015 6,122 152 10,346 169 ( số liệu theo báo cáo thường niên của VPBank ) Hoạt động thanh toán trong nước: Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2007 đạt 7331 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2006. Phí dịch vụ chuyển tiền tuy vẫn là con số khiêm tốn nhưng cũng đạt được những tăng trưởng nhất định. Biểu 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của VPBank từ năm 2004 – 2007. 2.2, Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank: Hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng. Đó là hoạt động có qui mô lớn nhất, đem lại thu nhập chính cho VPBank. Trong các hoạt động tín dụng của VPBank, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và phần lớn rủi ro tín dụng là do hoạt động này mang lại nên để xem xét hoạt động tín dụng và tình hình quản lý rủi ro tín dụng dưới đây tôi xin được trình bày theo quan điểm hoạt động tín dụng là hoạt động cho vay trung và dàu hạn của VPBank. 2.2.1, tỷ trọng tài sản là các khoản vay trong tổng tài sản: Bảng 2.3: Tình hình tổng tài sản và dư nọ cho vay của VPBank qua các năm 2005 - 2007 stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng tài sản 6.092 10.159 18.200 2 Dư nợ cho vay 3.014 5.061 13.217 3 Tỷ trọng 49,5 % 49,8% 72,62% ( nguồn: báo cáo thường niên các năm) Qua bảng trên ta thấy: dư nợ cho vay của VPBank qua các năm đều chiếm tỷ lệ lớn so với tổng tài sản. Năm 2005, tỷ lệ này là 49.5%; đến năm 2006 vẫn giữ vững là 49,8% nhưng sang năm 2007 đã có bước tiến đáng kể lên tới 72,62%. Qua đó cho thấy sự tác động của việc Việt Nam gia nhập WIO tới hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và của VPBank nói riêng. Đầu tư nước ngoài tăng, các dự án lớn đòi hỏi nguồn vốn đối ứng nhiều, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên như nấm đó là những nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay của ngân hàng tăng gấp đôi so với năm trước đó. Dư nợ tăng phản ánh một điều là rủi ro tín dụng cũng tăng theo, việc quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng càng phải được quan tâm và giám sát một cách chặt chẽ hơn. Dư nợ cho vay tăng chứng tỏ là doanh số thu được từ hoạt động cho vay của ngân hàng tăng, có nghĩa là ngân hàng làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên việc tăng về qui mô không đồng nghĩa với tăng cả về chất lượng. Tại VPBank đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên còn rất trẻ nên nhận biết rất rõ về điều này nên việc đảm bảo chất lượng của các khoản vay luôn được đặt lên hàng đầu và được ngân hàng thực hiện rất tốt. Tuy nhiên thì mọi rủi ro là không thể tính trước, thậm chí là với những khoản cho vay tưởng chừng như rất tốt vì vậy nên VPBank phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa những biện pháp hạn chế rủi ro của mình. 2.2.2, Kết cấu cho vay: Kết cấu cho vay theo thời hạn cho vay: Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản cho vay của VPBank theo thời hạn vay. stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Dư nợ cho vay 3.014 5.061 13.217 2 Ngắn hạn 56% 54% 51% 3 Dài hạn 44% 46% 49% ( nguồn từ báo cáo tài chính các năm cuả phòng tổng hợp và quản lý hành chính ) Khách hàng mục tiêu của VPBank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vad các khách hàng cá nhân, chính vì thế nên tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn của VPBank thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với các khoản cho vay trung và dài hạn. Các khoản cho vay ngắn hạn hàm chứa ít rủi ro hơn là dài hạn bởi sự biến động trong thời gian ngắn có thể dự đoán được và có biện pháp đề phòng. Điều này cho thấy chính sách tín dụng của VPBank không phải là mạo hiểm. hạn chế rủi ro ở mức nhất định trong thời kỳ kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay. kết cấu dư nợ theo ngành nghề: Bảng 2.5: cơ cấu các khoản vay của VPBank theo ngành nghề Ngành 2005 2006 2007 % tổng dư nợ cho vay % tổng dư nợ cho vay % tổng dư nợ cho vay Ngành nông lâm nghiệp 40,143 1,33% 122,47 2,42% 331,746 2,51% Ngành thuỷ hải sản 20,936 0,69% 33,403 0,66% 70,05 0,53% Ngành công nghiệp 777,786 25,8% 1.130,121 22,33% 3.214,374 24,32% Ngành dịch vụ 1.223,085 40,5% 2.114,99 41,79% 6.467,078 48,93% Các ngành khác 980,357 32,5% 1.685,313 33,3% 3.133,75 23,71% Qua bảng trên nhận thấy hoạt động cho vay của VPBank chủ yếu tập trung vào các ngành dịch vụ, thương mại gồm có: Ngành thương nghiệp ôtô, xe máy, đồ dùng cá nhân; ngành kinh doanh khách sạn và nhà hàng: ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc… cơ cấu cho vay theo ngành thể hiện mục tiêu, phương hướng phát triển của VPBank là chủ yếu phục nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Việc đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh thể hiện mức độ phân tán rủi ro của ngân hàng, đây là biện pháp hạn chế rủi ro rất có hiệu quả. Ở VPBank cũng vậy, ngoài việc thực hiện theo mục tiêu chung thì ngân hàng vẫn mở rộng cho vay đối với các ngành khác như nông lâm nghiêp, thuỷ hải sản, các ngành công nghiêp như: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng,… và các hoạt động khác phục vụ : nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn hoá thể thao, y tế… thực tế là danh mục cho vay cơ cấu theo ngành của VPBank ngày càng có thêm nhiều ngành và tỷ trọng các ngành cố gắng được duy trì một cách hợp lý qua các năm. Việc tỷ trọng của một số ngành giảm xuống tuy là có do tác động của cạnh tranh nhưng vẫn thể hiện chiến lược đa dạng hoá trong hoạt động cho vay nhằm phân tán rủi ro, hạn chế rủi ro tín dụng. Kết cấu dư nợ theo loại tiền: Việc cân đối sử dụng đồng ngoại tế và đồng nội tệ là một chính sách quan trọng đối với ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Hiện nay thế giới đang có nhiều biến động, nhiều đồng tiền mạnh được ưa chuộng hơn đồng Đôla và được sử dụng nhiều trong giao dịch thế giới, chính vì vậy ngân hàng cần đa dạng cơ cấu dư nợ theo loại tiền để hạn chế rủi ro về mặt tỷ giá, dẫn đến rủi ro tín dụng do các khoản vay bằng ngoại tệ gây ra. Tuy nhiên ở VPBank hiện nay vẫn chủ yếu là thực hiện cho vay bằng đồng Đôla và VNĐ. Bảng 2.6 : Cơ cấu các khoản vay của VPBank theo loại tiền chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ cho vay 3014 5061 13217 Dư nợ bằng USD ( % so với tổng dư nợ) 3,5% 5,3% 5% Dư nợ bằng VNĐ (% so với tổng dư nợ) 96,5% 94,7% 95% ( nguồn : báo cáo thường niên các năm và phồng tổng hợp và quản lý chi nhánh ) Những năm gần đây do đồng Đôla thường xuyên có những biến động lên xuống, đặc biệt trong năm 2007 vừa rồi, FED liên tục cắt giảm lãi suất của Đôla làm cho việc nắm giữ đồng tiền này trở nên không còn hấp dẫn và an toàn như trước nữa. Đứng trước những biến động này thì VPBank đã cố gắng giảm tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ xuống so với các thời kỳ trước đây ( năm 2003 dư nợ cho vay bằng USD chiếm tới 18% nhưng những năm gần đây VPBank luôn duy trì tỷ lệ này ở mức dưới 5% ). Tình trạng khách hàng sử dụng tiền vay bằng VNĐ nhiều hơn USD có thể dẫn tới việc ngân hàng bị đọng vốn ngoại tệ tuy nhiên nó ngăn ngừa được tình trạng mất khả năng hoàn trả của khách hàng khi rủi ro tỷ giá xảy ra. Trên thực tế là VPBank chưa hề để xảy ra một trường hợp rủi ro nào lớn liên quan tới việc biến động về tỷ giá bởi vì tại VPBank khách hàng luôn được tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá và các nhân viên tín dụng dựa trên tình hình thị trường mà thoả thuận với khách hàng một mức lãi suất phù hợp. 2.1.3, tình hình nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua các năm: Biểu 2.4 : Tỷ lệ nợ xấu của VPBank các năm từ 2004 - 2005 Qua biểu đồ trên ta nhận thấy: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của VPBank luôn ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến trong năm 2005, đã giảm xuống trong năm 2006 và giữ ở mức ổn định trong năm 2007. So với thời kỳ từ năm 2004 trở về trươc thì tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank đã giảm xuống rất nhanh chóng từ 13,17% năm xuống còn 0,58% trong năm 2004 và biến động không nhiều vào các năm sau, tuy năm 2005 có tăng lên một chút nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ 5% mà NHNN qui định.Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi vượt bậc của VPBank, trong số đó, nguyên nhân lớn nhất là do sự thay đổi cơ bản về ban lãnh đạo của ngân hàng để khắc phục hậu quả do ban lãnh đạo trước đó để lại. Ngoài ra chính sách tín dụng của NHNN trong giai đoạn này cũng tác động nhiều tới tình trạng nợ quá hạn của các ngân hàng, làm giảm bớt tình trạng đảo nợ, giãn nợ,… Xét một cách toàn diện trong thời kỳ này VPBank đã thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống thấp đạt mức an toàn và chấp nhận được so với tỷ lệ mà NHNN đặt ra. Điều này cho thấy hiệu quả của các công cụ VPBank đang sử dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là điều mà ngân hàng cần phải phát huy cao hơn nữa trong thời gian tới. Từ những hậu quả nặng nề do quá khứ để lại ban lãnh đạo của VPBank nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc phải hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời ngân hàng cũng xác định hạn chế rủi ro tín dụng là quá trình liên tục từ khâu định hướng tín dụng ban đầu đến khi thu hồi được hết nợ. Việc hạn chế rủi ro tín dụng đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận trong ngân hàng từ cơ quan đầu não là hội đồng quản trị cho tới các nhân viên của ngân hàng với mục đích không chỉ là hạn chế rủi ro tín dụng mà còn là nân cao chất lượng của các tài sản nội ngoại bảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp ngân hàng ngày càng phát triển. 2.3, Đánh giá chung: 2.3.1, Những kết quả đạt được: Qua những phân tích ở trên ta thấy vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank đã được quan tâm và điều chỉnh tương đối hợp lý. Với những chính sách của mình ban lãnh đạo ngân hàng đã cho thấy sự nỗ lực của mình để làm thay đổi một VPBank có tỷ lệ dư nợ ở mức cao gần 20% xuống còn dưới 1%. Đó là một thành tích rất đáng để ghi nhận và khích lệ. Những con số đã phản ánh nên điều này một cách rõ ràng nhất: năm 2002 tỷ lệ nợ quá hàn lên tới 25,46% thì đến năm 2005 chỉ còn 0,79% và năm 2007 là 0.49 % trong khi tổng dư nợ cho vay tăng nhanh qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng cũng được nâng cao qua các năm. Cơ cấu cho vay theo thời gian nghiêng về các khoản cho vay ngắn hạn thể hiện mục tiêu đảm bảo an toàn cho ngân hàng là trên hết, không để tình trạng dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn. Cũng theo mục tiêu đó, nhìn vào cơ cấu tài sản dùng để cho vay theo loại tiền tệ ta thấy VPBank rất cẩn trọng trong việc dùng đồng Đôla để cho vay, chính sách đó là hoàn toàn đúng đắn nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang có những biến động lớn như hiện nay, rủi ro hối đoái có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dẫn đến rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng có những dấu hiệu rất tích cực, các nghành nghề được ngân hàng tài trợ rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Để thực hiện được điều này VPBank đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau: Bộ máy quản lý rủi ro của VPBank được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý, với cơ cấu như sau: Ban kiểm soát: đại hội cổ đông bầu ra 3 thành viên trong đó có 2 thành viên chuyên trách. Hội đồng tín dụng và ban tín dụng: VPBank có 2 hội đồng tín dụng và mỗi chi nhánh cấp một có một ban tín dụng. Hai hội đồng tín dụng đặt tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có nhiệm vụ giải quyết các khoản vay vượt hạn mức giao cho các chi nhánh cấp 1 tại khu vực phía bắc và phía nam. Để hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, VPBank đã áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng do hội đồng quản trị ban hành. Sau này, khi phần mềm Core Banking chính thức đi vào hoạt động, hệ thống đánh giá và quản trị rủi ro của VPBank sẽ được duy trì hàng ngày và định kỳ hàng tháng, quí…để phát hiện sớm rủi ro tìm giải pháp khắc phục. Hội đồng ALCO: VPBank thành lập hội đồng ALCO với cơ chế họp định kỳ hàng tháng và tổ chức họp đột xuất khi có sự cố hoặc diễn biến đột xuất trên thị trường có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Hội đồng ALCO có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu vốn, sử dụng hợp lý và hiệu quả, quyết định triển khai các sản phẩm mớ đồng thời hội đồng ALCO cùng có nhiệm vụ theo dõi sát diễn biến thị trường về lãi suất , tỷ giá và những khả năng có thể gây rủi ro khác để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý nguồn và sử dụng nguồn có hiệu quả cao nhất cho VPBank, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng Nhà nước về các chỉ số an toàn. Hệ thống kiểm toán nội bộ: VPBank có một phòng kiểm soát nội bộ chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại VPBank. Phòng kiểm toán nội bộ được thành lập và quản lý tập trung thống nhất tại hội sở và được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chiu sự chỉ đạo trực tiếp của ban kiểm soát VPBank. Nội dung hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ là kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ. Bộ máy quản trị rủi ro của VPBank được phối hợp tương đối chặt chẽ, phân cấp trách nhiệm và nhiệm vụ tương đối rõ ràng góp phần giúp cho công tác quản lý rủi ro trở nên nhanh nhạy và chính xác hơn. Song song với việc gia tăng về doanh số cho vay VPBank đã đưa ra được qui trình tín dụng chuẩn áp dụng với tất cả các chi nhánh các cấp của ngân hàng trên toàn quốc tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng chuẩn hoá và hàng đầu của Việt Nam. Việc thực hiện theo một qui trình chuẩn như vậy sẽ giúp VPBank gây dựng đuợc hình ảnh của ngân hàng mình ở mọi lúc, mọi nơi là như nhau và cũng giúp cho lãnh đạo ngân hàng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hoạt động của các chi nhánh từ nhỏ tới lớn. Trong tất cả các khâu của qui trình tín dụng trên thì khâu nghiên cứu và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của từng khoản vay được đánh giá là quan trọng nhất. Chính vì thế VPBank đã đưa ra các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá rủi ro cho từng khoản vay. Các bảng này được phân loại theo từng đối tượng vay khác nhau: Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ, có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ, có báo cáo kết quả kinh doanh chưa được kiểm toán. Khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất, báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xay dựng, báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, báo cào tài chính chưa được kiểm toán. Khách hàng cá nhân. Bảng đánh giá tài sản bảo đảm: TT Loại tài sản bảo đảm Đánh giá 1 tiền gửi, thể tài khoản tại VPBank ( riêng với loại tài sản này, VPBank xét cho vay mà không cần xem xét kết quả xếp hạng rủi ro tại phần met, đồng thời áp dụng mức lãi suất ưu đãi ) Mạnh 2 Giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc các NHTM Quốc doạnh phát hành 3 bất động sản tại các quận của đo thị lớn trực thuộc TW 4 Ôtô mới 100% 5 Bảo lãnh của Chính Phủ hoặc NHNN, NHQD Trung bình 6 Bất động sản tại các huyện ngoại thành ven đô thị lớn trực thuộc TW hoặc các quận của đô thị lớn trựct thuộc tỉnh 7 Các phương tiện vận chuyển đã qua sử dụng 8 Hàng hoá thông thường dễ chuyển nhượng 9 bất động sản ở ven đô thị trực thuộc tỉnh hoạc bất động sản khác ở nông thôn yếu 10 Hàng hoá không thông dụng hoặc tồn kho lâu ngày 11 Máy móc thiết bị sản xuất 12 bảo đảm bằng các khoản phải thu hoặc tài sản bảo đảm khác Bảng chấm điểm khách hàng: Điểm xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro 87 – 100 A+ Xuất Sắc Thấp 74 – 86 A Tốt Thấp 61 – 73 B+ Trung Bình Trung Bình 48 – 60 B Dưới trung bình Trung bình 35 – 47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao 0 - 34 C Rủi ro không thu hồi được rất cao Cao Đánh giá tín dụng kết hợp: Xếp hạng rủi ro A+/ A B+ / B C+ / C rủi ro thấp rủi ro trung bình rủi ro cao Xếp hạng TSBĐ mạnh xuất sắc tốt Trung bình/ từ chối Trung bình tốt Trung bình yếu Trung bình Trung bình/ từ chối Từ chối Trong mỗi bảng xếp hạng tín dụng có nhiều yếu tố chấm điểm khác nhau, điểm tuyệt đối dành cho khách hàng là 100 và điểm tối thiểu là 20, thậm chí là âm với khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, kết quả chấm điểm trên cũng chỉ đánh giá được phần nào chất lượng của khoản tín dụng chứ chưa phải là kết luận cuối cùng. Để có được báo cáo chính xác để trình bày với hội đồng tín dụng, nhân viên tín dụng cần phải có thêm đánh giá về tài sản bảo đảm. Kết hợp hai đánh giá này lại với nhau để đi tới kết luận cuối cùng về chất lượng khoản tín dụng. Việc xét duyệt tín dụng thực hiện qua ba cấp: nhân viên tín dụng- phòng phục vụ khách hàng- ban tín dụng ( hoặc hội đồng tín dụng tuỳ theo qui mô của khoản vay). Trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc với khách hàng và có trách nhiệm với khoản vay cho tới khi nó được thu hồi, phòng phục vụ khách hàng đóng vai trò là bộ phận tư vấn đồng thời kiểm tra lại một lần nữa quyết định của nhân viên tín dụng ban tín dụng hay hội đồng tín dụng là nơi xem xét, kiểm tra lại và phê duyệt khoản tín dụng. Việc thực hiện theo cơ chế ba cấp như vậy rất hiệu quả, thứ nhất khoản vay được đánh giá một cách khách quan không phải chỉ là cái nhìn chủ quan của nhân viên tín dụng, thứ hai là khoản vay được xem xét kỹ lưỡng qua nhiều lần, thứ ba là rất công bằng vì công việc của các cấp là hoàn toàn độc lập với nhau. Ngoài ra việc tách phòng tái thẩm định tài sản bảo đảm ra khỏi phòng tín dụng là rất hay vì như vậy tài sản bảo đảm được đánh giá c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33134.doc
Tài liệu liên quan