LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu Việt Nam đã vươn lên là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Để có được những bước tiến vượt bậc ấy là sự nỗ lực của tất cả các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng.
Nhưng với xu thế hội nhập và phát triển, trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam đang là
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những thời cơ và thách thức lớn đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn trong cạnh tranh. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và NHĐT&PT Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh nói riêng cũng có những thời cơ và thách thức trong tình hình mới.
Thực tế cho thấy môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng này càng trở nên khó khăn hơn bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau. Mặt khác lãi suất trên thị trường thế giới liên tục gây áp lực lên hệ thống ngân hàng Việt Nam, gây ra nhiều khó khăn buộc các ngân hàng phải nới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũng như giảm lãi suất cho vay tạo ra nhiều nguy cơ gây rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp do đó gián tiếp ảnh hưởng đến các ngân hàng. Nhận thức rõ điều đó, cùng với mong muốn được sử dụng kiến thức đã học cũng như các kết quả quan sát học hỏi từ thực tiễn trong thời gian thực tập tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh chi nhánh Bắc Ninh em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh".
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH BẮC NINH
1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Ninh
1.1. Sơ lược ra đời
1.1.1. Lịch sử hình thành
Mặc dù mới được thành lập từ 01/01/1997, song CN Bắc Ninh đã vươn lên và đứng vững , phát triển không ngừng , niềm tin và uy tín của ngân hàng ngày một tăng lên, số lượng khách giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng, khối lượng huy động vốn tại chỗ luôn đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế. Nhiều dự án sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển do CN Bắc Ninh cho vay vốn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm ở địa phương, hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ của ngành, của Đảng và Nhà nước, thực hiện thắng lợi các định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đia phương, nhằm phát triển vững chắc cho phòng và đảm bảo đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
1.1.2. Mô hình tổ chức
Do điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và các nhân tố khách quan nên trong quá trình hình thành và phát triển, CN Bắc Ninh có những đặc điểm đặc thù trong mô hình tổ chức và hoạt động để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của ngành cũng như của địa phương, nhìn chung Chi nhánh có đủ chức năng cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình.
Cơ cấu và mô hình tổ chức của CN Bắc Ninh:
Trong công tác tổ chức cán bộ đến hết ngày 31/12/2006, CN Bắc Ninh có tổng số 125 cán bộ công nhân viên.
Bộ máy tổ chức của CN Bắc Ninh
Ban giám đốc
Hội sở NH ĐTPT
Bắc Ninh
Phòng
Tổ
chức hành chính
Tổ ngân
quỹ
Phòng Dịch
vụ
khách hàng
Phòng
Tín
dụng
Phòng Thẩm định & QLTD
Phòng
Kế
hoạch nguồn vốn
Phòng Kiểm
soát
nội
bộ
Phòng
Kế
toán
tài
chính
P.Giao dịch KCN Quế
Võ
P.Giao dịch KCN Tiên
Sơn
P.Giao dịch Gia Bình
P.Giao dịch Yên Phong
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Ninh như sau:
* Phòng tổ chức - hành chính: tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của chi nhánh. Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị. Quản lý, theo dõi, nhận xét cán bộ nhân viên.
* Phòng tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng; phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thẩm định dự án, hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên phê duyệt; theo dõi giám sát việc khách hàng sử dụng vốn, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ…
* Phòng thẩm định, quản lý tín dụng: Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức thẩm quyền của trưởng phòng tín dụng; thẩm định các đề xuất về hạ mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng, nắm được các dữ liệu về khoản vay và hạn mức…
* Phòng dịch vụ khách hàng: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng. Thực hiện việc giải ngân vốn vay, mở tài khoản tiền gửi, thực hiện các giao dịch nhận tiền và rút tiền bằng nội ngoại tệ, thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng là cá nhân, tổ chức theo thẩm quyền được giám đốc giao. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng. Thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM…. cho khách hàng, tiếp thị sản phẩm tới khách hàng…
* Tổ kho quỹ ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu - chi tiền mặt, quản lý vàng bạc kim loại quý; quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, xuất - nhập tiền mặt, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.
* Phòng kế hoạch - nguồn vốn: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường; lập và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh, tổng hợp báo cáo phân tích giải quyết các đề xuất của khách hàng; xây dựng chính sách sản phẩm. Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, thực hiện giao dịch mua bán với khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ pháp chế, chế độ và các nhiệm vụ khác…
* Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh: tổ chức, hướng dẫn thực hiện kiểm tra công tác hạch toán kế toán; hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các chi nhánh; lập và phân tích các báo cáo tài chính; tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện chế độ tài chính kế toán; thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ; trích nộp thuế và các quỹ; phân tích đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh…
* Tổ điện toán: Quản lý mạng quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của giám đốc; quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh.
* Phòng kiểm soát nội bộ: Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở chi nhánh và tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh; kiểm tra thực hiện chế độ tại chi nhánh, kiểm toán nội bộ, tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong chi nhánh….
Bốn phòng giao dịch: làm nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, chuyển tiền, phát hành thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ.
1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của CN Bắc Ninh trong thời gian qua:
CN Bắc Ninh thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng được NH ĐT & PT Việt Nam uỷ quyền hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và các huyện lân cận.
Quá trình đổi mới và phát triển của CN Bắc Ninh gắn liền với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển đổi kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng. Chi nhánh hoà nhịp kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và với phương châm : " Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng", chi nhánh Bắc Ninh đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, kết quả kinh doanh của chi nhánh đạt được ngày càng tăng.
1.2.1. Về hoạt động huy động vốn:
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng quyết định đến sự thành công của ngân hàng, CN Bắc Ninh xác định tạo vốn là khâu khởi đầu, tạo một mặt bằng vốn vững chắc cả về nội tệ và ngoại tệ, coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
Mặc dù những năm gần đây bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song với phương châm đó Phòng giao dịch đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng nhiều hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn khác nhau từ mọi nguồn trong và ngoài nước. Ngân hàng chú trọng tăng tỉ trọng vốn trung và dài hạn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi của dân cư để phục vụ cho đầu tư và phát triển.Bằng những biện pháp và những chính sách trên, trong thời gian gần đây nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng trưởng đáng kể và cơ cấu nguồn thay đổi theo hướng tích cực và điều đó thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1 : Hoạt động huy động vốn qua các năm.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
% VHĐ
số tiền
%VHĐ
Số Tiền
%VHĐ
1.Tiền gửi tk dân cư
438.63
60.5
578
68
447.9
47
- Tiền gửi TK VND
337.78
46.59
462.4
54.4
340.41
35.72
*Ngắn hạn
128.33
17.70
175.7
20.67
153.24
16.08
*Trung hạn
209.45
28.89
286.7
33.73
187.17
19.64
- Tiền gửi tk ngoại tệ
100.85
13.91
115.6
13.6
107.5
11.28
* Ngắn hạn
62.5
5.29
43.9
5.17
48.41
5.08
* Trung hạn
38.35
8.62
71.7
8.43
59.09
6.2
2. Tiền gửi DN
25.38
3.5
34
4
66.71
7
_ Tiền gửi VND
19.5
2.69
27.2
3.2
50.7
5.32
* Ngắn hạn
7.4
1.02
10.29
1.21
22.87
2.4
* Trung, dài hạn
12.1
1.67
16.91
1.99
27.83
2.92
-Tiền gửi ng tệ
5.88
0.81
6.8
0.8
16.01
1.68
*Ngắn hạn
2.24
0.31
2.55
0.3
7.24
0.76
* Trung dài hạn
3.64
0.5
4.25
0.5
8.77
0.92
3. Phát hành GTCG
261
36
238
28
438.38
46
Tổng VHĐ
725
100
850
100
953
100
(Nguồn : Phòng nguồn vốn kinh doanh NH ĐT&PT BN)
Qua số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn của NH ĐT&PT BN từ năm 2004 đến nay đã có sự tăng trưởng lớn, cho thấy hiệu quả của công tác huy động vốn ngày càng tăng. Năm 2005 tổng VHĐ đạt 850 tỷ đồng, tăng 125 tỷ đồng tức tăng 17.2% so với năm 2004. Năm 2006 tổng VHĐ đạt 953 tỷ đồng, tăng 103 tỷ đồng tương ứng tăng 12.18% so với năm 2005.
Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì VHĐ từ tiền gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn với 438.63 tỷ đồng ( 60.5%/VHĐ) năm 2004, tăng lên 578 tỷ đồng ( 68%/VHĐ) so với năm 2005, và giảm nhẹ còn 447.9 tỷ đồng( 47%/VHĐ) vào năm 2006.
Nguồn vốn này được cấu thành từ nguồn tiền gửi ngắn hạn và dài hạn của dân cư. Với tiền gửi dài hạn tuy Ngân hàng phải bỏ phí cao nhưng bù lại là thời gian sử dụng vốn dài rất thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng trung, dài hạn. Nguồn vốn dài hạn của NHĐT&PT Bắc Ninh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VHĐ, với 62%/ VHĐ năm 2004, 62% / VHĐ năm 2005 và 55%/ VHĐ năm 2006. Đồng vốn ngắn hạn cũng có xu hướng tăng lên với 38% / VHĐ năm 2004,2005, với 45%/ VHĐ năm 2005.
Ngoài HĐV từ dân cư, NH còn huy động từ tiền gửi của DN. Nguồn tiền gửi này có vị trí quan trọng vì có quy mô lớn, chi phí trả lãi thấp hơn nhiều so vơi loại tiền gửi khác nên cho phép ngân hàng giảm lãi suất đầu vào từ đó giảm lãi suất đầu ra để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trong tiền gửi doanh nghiệp thì tiền gửi trung dài hạn nhiều hơn so với tiền gửi ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trên tổng VHĐ thấp hơn nhiều so với các loại tiền huy động khác. Mặc dù vậy, nó cũng tăng lên trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó ngân hàng còn huy động thông qua phát hành GTCG, với nguồn vốn huy động bằng phương thức này ngân hàng hoàn toàn kiểm soát và chủ động được nguồn vốn của mình nên hiệu quả sử dụng vốn cao. Trong những năm gần đây, nguồn vốn này tăng liên tục với 36%/ VHĐ năm 2004, với 28%/ VHĐ năm 2005, và với 46%/VHĐ năm 2006 cho thấy uy tín của ngân hàng ngày càng cao, người dân ngày càng ưa thích nắm giữ GTCG của ngân hàng.
Như vậy trong 3 năm gần đây, NH ĐT&PT BN đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn không ngừng tăng lên và ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, tạo thuận lợi cao và bền vững cho ngân hàng.
Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn vốn giữa VND và ngoại tệ
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
TT%
số tiền
TT%
số tiền
TT%
Nguồn vốn tự huy động
- VND
- Ngoại tệ
725
558.25
166.75
100
77
23
850
688.5
161.5
100
81
19
953
724.28
228.72
100
76
24
(Nguồn:Phòng NVKD NHĐT&PT Bắc Ninh)
Xác định công tác huy động vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng và ngoài địa bàn. Chính vì vậy chi nhánh ngân hàng thường xuyên quan tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tạo được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng trong cạnh tranh.
Theo số liệu hai bảng trên, ta có kết quả nguồn vốn tự huy động năm 2006 đạt 953 tỷ đồng tăng 12.11% so với năm 2005.Trong đó VHĐ ngoại tệ của chi nhánh có bước tăng trưởng đáng kể. Đến ngày 31/12/2006 đã huy động được 130 triệu Đô la Mỹ, 1 triệu EUR chiếm 24% tổng VHĐ. Đây là kết quả đáng ghi nhận về công tác huy động vốn của chi nhánh.
1.2.2.Hoạt động tín dụng:
Do mạng lưới hoạt động tín dụng tại chi nhánh chủ yếu trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và các huyện lân cận, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ tư nhân cá thể nên việc tăng trưởng tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn. Song toàn thể cán bộ nhân viên đã nhận thức được được những thuận lợi, khó khăn trong môi trường kinh doanh của mình để xây dựng mục tiêu đúng dắn, sát thực, phù hợp với thực tế tình hình địa bàn hoạt động. Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp, thực hiện kinh doanh đa năng, tổng hợp, tích cực, linh hoạt, lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu. Trong những năm qua chi nhánh đã chứng tỏ được sự tiến bộ của mình trong mọi nghiệp vụ đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.
Biểu đồ 1.1: Hoạt động cho vay – thu nợ qua các năm.
Quan sát biểu đồ trên ta thấy ngân hàng đã đạt được những kết quả lớn:
Doanh số cho vay không ngừng tăng lên, năm 2005 doanh số cho vay đạt 1150 tỷ đồng ( tăng 27.78 % so với năm 2004), cuối năm 2006 doanh số cho vay đạt 1320 tỷ đồng ( kể cả ngoại tệ quy đổi), tăng 170 tỷ đồng ( tăng 14.78% so với năm 2005). Theo cơ cấu dư nợ thì đảm bảo chất lượng cao. Doanh số cho vay có tài sản đảm bảo đạt 1314.7 tỷ đồng đạt 99.6% tổng dư nợ, tăng 5% so với năm 2005. Đặc biệt trong năm 2006 nhờ áp dụng những giải pháp tích cực và thực tiễn nên hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng trưởng ổn định. Đến tháng 12/2006 khách hàng vay vốn tại chi nhánh là 1450 tăng 256 khách hàng trong đó khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh là 120, ngoài quốc doanh 348, tư nhân cá thể 982. Với kết quả trên chi nhánh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.
1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh khác:
Với mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, kinh doanh phải có lãi, góp phần cho tích luỹ của ngân hàng, chi nhánh đã tích cực đôn đốc thu lãi, tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Năm 2006 chênh lệch thu chi là 103 tỷ đồng, tăng 21.185 so với năm 2005, bình quân đạt xấp xỉ 763 triệu đồng/người. Đảm bảo trích đủ DPRR, hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách.. Hoạt động dịch vụ là nghiệp vụ quan trọng, an toàn hỗ trợ cho kinh doanh tiền tệ và góp phần tăng nguồn thu cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Năm 2006 thu dịch vụ đạt 5.8 tỷ toàn chi nhánh, tăng 30% so với năm 2005. Chi nhánh cần đẩy mạnh thu từ hoạt động dịch vụ, nhất là hiện nay NH ĐT&PT Việt Nam đã tiến hành hiện đại hoá toàn hệ thống rất thuận tiện trong giao dịch cùng hệ thống.
1.2.4. Kết quả tài chính:
Do triển khai một cách đồng bộ và ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cộng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, kết quả đạt được đáng khích lệ : nguồn vốn tăng trưởng liên tục qua các năm, hiệu quả đầu tư ngày càng cao, ngân hàng luôn đáp ứng kịp thời vốn cho các đơn vị, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Kết quả kinh doanh của ngân hàng trong các năm qua như sau:
Biểu đồ 1.2 : Kết quả kinh doanh 2004-2006
Do những cố gắng, nỗ lực trong mọi mặt hoạt động nên NHĐT&PT Bắc Ninh đã thu được những kết quả đáng kể.Tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, trong tổng thu nhập của ngân hàng thì thu nhập về lãi cho vay chiếm chủ yếu, năm 2004 là 5.4 tỷ đồng chiếm 45% tổng thu nhập của ngân hàng, 2005 là 7.25 tỷ đồng chiếm 50% tổng thu nhập, năm 2006 là 11.16 tỷ đồng chiếm 62% tổng thu nhập. Trong tổng chi phí của ngân hàng thì chi phí trả lãi tiền gửi là lớn nhất. Có thể thấy rõ ràng là hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên, phổ biến và đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng.
1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng va RRTD tại chi nhánh.
1.3.1: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:
Những năm qua hoạt động tín dụng tại chi nhánh đã có bước đi tích cực, cơ cấu tín dụng đã có sự thay đổi qua từng năm, dần đạt đến cơ cấu hợp lý. Doanh số cho vay tăng dần qua mỗi năm và đạt tốc độ tăng trưởng cao . Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng, có thể phân tích qua một số chỉ tiêu về cơ cấu tín dụng: theo loại cho vay , theo thành phần kinh tế, theo tính chất bảo đảm.
1.3.2: Cơ cấu tín dụng theo loại cho vay:
Bảng 1.3: Cơ cấu dư nợ của ngân hàng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
31/12/04
31/12/05
31/12/06
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
900
100
1150
100
1320
100
Dư nợ NH
475
52.78
830.5
72.22
1059
80.23
Dư nợ trung dài hạn
425
47.22
319.5
27.78
261
19.77
(Nguồn:Phòng nguồn vốn kinh doanh NH ĐT&PT Bắc Ninh)
Từ số liệu trên cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng về mặt ngắn hạn lớn hơn trung và dài hạn. Song ở năm 2004 ta thấy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với trung dài hạn không lớn hơn nhiều cho thấy ngân hàng có những dự án đầu tư dài hạn chưa thu được nợ. Qua đây cũng cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng được chú trọng hơn. Và có thể thấy hoạt động sử dụng vốn đầu tư và phát triển của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước và của địa phương góp phần vào công cuộc CNH – HĐH đất nước.
1.3.3: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế:
Bảng 1.4: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2005
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
1.Cho vay quốc doanh
9
1
11.5
1
0
0
2.Cho vay ngoài quốc doanh
891
99
1138.5
99
1320
100
- Cá nhân
400.95
44.55
455.4
39.60
594
45
Doanh nghiệp
490.05
54.45
683.1
59.40
726
55
Tổng số
900
100
1150
100
1320
100
(Nguồn:Phòng NVKD NHĐT&PT Bắc Ninh).
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, ngân hàng chủ yếu cho vay ngoài quốc doanh, năm 2004 cho vay 891 tỷ đồng chiếm 99% tổng dư nợ, năm 2005 cho vay đạt 1138.5 tỷ đồng chiếm 99% tổng dư nợ, năm 2006 thì đạt 1320 tỷ chiếm 100% tổng dư nợ. Trong đó cho vay các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2004 đạt 490.05 tỷ đồng chiếm 54.45% tổng dư nợ, năm 2005 đạt 683.1 tỷ đồng chiếm 59.4%, năm 2006 đạt 726 tỷ đồng chiếm 55% tổng dư nợ.
Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh là rất lớn trong đó dư nợ ngoài quốc doanh là chủ yếu, chứng tỏ nến kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi , tài sản thế chấp hợp pháp để đầu tư nên chi nhánh tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy cho vay ngoài quốc doanh ngày càng nhiều. Điều đó phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay là cổ phần hoá DNNN và phát triển mạnh các nền kinh tế cho những DNTN, các công ty cổ phần. Đồng thời cũng phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của địa phương là đặc biệt chú trọng phát triển ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất tư nhân và tập thể . Năm 2005 dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 270.6 tỷ đồng so với năm 2005. Điều này chứng tỏ hoạt động của chi nhánh luôn theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước: khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, xoá bỏ phân biệt đối xử.
1.4. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh:
1.4.1. Tình hình chung về nợ quá hạn:
Hiện nay tỷ lệ NQH là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM. Việc đánh giá rủi ro tín dụng đối với chi nhánh là điều rất quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần giúp ngân hàng có cái nhìn khách quan hơn đối với từng loại hình cho vay từ đó có thể nhận xét về chất lượng tín dụng của từng loại cho vay dẫn đến điều chỉnh cơ cấu cho vay hợp lý:
Bảng 1.5. Nợ quá hạn qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ
900
1150
1320
Tổng dư nợ quá hạn
1.8
4.6
6.6
Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%)
0.2
0.4
0.5
(Nguồn: Phòng NVKD chi nhánh Bắc Ninh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy NQH tăng dần qua các năm, năm 2004 la 1.8 tỷ đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ, năm 2005 tổng NQH là 4.6 tỷ đồng, về số tuyệt đối tăng 2.8 tỷ đồng, tăng 0.25 so với năm 2004. Năm 2006 tổng NQH là 6.6 tỷ đồng chiếm 0.5% tổng dư nợ, so với năm 2005 là tăng 0.1%. Tuy nhiên tỷ lệ NQH của Chi nhánh tăng lên chủ yếu do dư nợ tín dụng tăng. Điều đó không phản ánh thực chất rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và với tỷ lệ NQH này thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng là tương đối tốt.
Kết quả trên đạt được là do Ban giám đốc đã vận dụng sáng tạo các quyết định thể chế, quyết định mới ban hành của NHNN để tạo điều hành cho việc cho vay, thu nợ phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển xã hội của địa phương kết hợp với sự cố gắng của các cán bộ tín dụng chuyên quản.
Riêng năm 2006 tỷ lệ NQH của chi nhánh tương đối cao vì vậy ngân hàng cần xem xét và có biện pháp khắc phục. Song nhìn chung tỷ lệ NQH của chi nhánh Bắc Ninh là thấp, điều này chứng tỏ công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh thực hiện tốt. Để thấy rõ hơn về tình hình NQH của chi nhánh ta phân tích NQH theo một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1.6: NQH phân theo loại cho vay.
Nợ QH
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Ngắn hạn
1
55.56
2.8
61.04
4.2
63.77
Trung dài hạn
0.8
44.44
1.8
38.96
2.4
36.23
TỔNG SỐ
1.8
100
4.6
100
6.6
100
Ta thấy NQH ngắn hạn năm 2004 là 1 tỷ đồng chiếm 55.56% tổng NQH nhưng sang năm 2005 đã tăng lên 2.8 tỷ đồng chiếm 61.04% tổng dư NQH và năm 2006 là 4.2 tỷ đồng chiếm 63.77% tổng dư NQH, tăng 1.4 tỷ đồng so với năm 2005. Song so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn thì tỉ lệ tăng NQH không phải là cao. Tuy nhiên tỷ lệ NQH trung dài hạn tuy đã giảm qua các năm nhưng dư nợ quá hạn trung dài hạn vẫn còn ở mức khá cao. Năm 2004 NQH trung dài hạn là 800 triệu đồng, chiếm 44.44% tổng NQH , sang năm 2005 là 1.8 tỷ đồng, chiếm 38.96% tổng NQH đến năm 2006 NQH trung dài hạn là 2.6 tỷ đồng chiếm 36.23% tổng dư nợ quá hạn.
Đặc biệt trong năm 2006 do nhu cầu vay nhiều, đầu tư cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề nhiều nên phương án trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện đồng đều. Dư nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với NQH trung dài hạn.Thực chất ở đây do việc đầu tư cho vay ngắn hạn tăng liên tục cả về số tuyệt đối và số tương đối. NQH của ngân hàng chủ yếu nằm trong cho vay ngắn hạn trong đó tập trung vào một số hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Vì vậy các cán bộ tín dụng cần phải quan tâm sát sao hơn tới hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.
Thứ hai: nợ qua hạn theo thành phần kinh tế.
Bảng 1.7: NQH theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
NQH
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiên
tỷ Trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
KTNQD
0.6
33.33
3.4
74.03
6.12
92.75
KTQD
1.2
66.67
1.2
25.97
0.48
7.25
Tổng số
1.8
100
4.6
100
6.6
100
(Nguồn :Phòng NVKD NH ĐT&PT Bắc Ninh)
Qua biểu đồ trên ta thấy NQH của ngân hàng chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ( KTNQD). Năm 2006 NQH KTNQD là 6.12 tỷ đồng chiếm 92.75% tổng số nợ quá hạn, tăng 18.72% so với năm 2005 (3.4 tỷ đồng chiếm 74.03% / tổng NQH), tăng 59.42% so với năm 2004( 0.6 tỷ đồng chiếm 33.33% / tổng NQH). Do thực tế dư nợ tín dụng của ngân hàng liên tục tăng trong các năm và chủ yếu tăng do dư nợ KTNQD tăng, trong đó tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn. Cán bộ tín dụng phải luôn giám sát chặt chẽ khoản vay đồng thời tư vấn giúp các doanh nghiệp thành phần kinh tế này kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Qua bảng trên ta cũng thấy NQH kinh tế quốc doanh đã giảm dần do dư nợ KTQD chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2006 dư nợ KTQD không có mà NQH KTQD vẫn còn chứng tỏ NQH tồn đọng từ những năm trước, ngân hàng cần có biện pháp xử lý NQH thích hợp.
Thứ ba: NQH phân theo nguyên nhân.
Bảng 1.8: NQH phân theo nguyên nhân.
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng số
Tỷ trọng
Tổng NQH
-KH KD thua lỗ
-KH sử dụng vốn sai mục đích.
Nguyên nhân khác
1.8
1.2
0.44
0.16
100
66.67
24.44
8.89
4.6
3.83
0.77
-
100
83.12
16.68
-
6.6
6.1
0.7
-
100
92.39
7.61
-
(Nguồn:Phòng NVKD CN Bắc Ninh)
Nhìn chung NQH của ngân hàng là do KH kinh doanh thua lỗ, năm 2006 là 6.1 tỷ đồng, chiếm 92.39% tổng NQH tăng 9.27% so với năm 2005 và 25.72% so với năm 2004. Điều này xuất phát từ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của năng lực còn yếu kém của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không tính toán được nhu cầu thị trường dẫn đến sản phẩm không bán được, điều đó làm cho kỳ hạn nợ của doanh nghiệp không được đảm bảo. Mà NQH do KH kinh doanh thua lỗ rất khó thu hồi bởi khả năng tài chính của khách hàng bị ảnh hưởng. Do đó cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ càng trước khi ra quyết địnhcho vay.
Một nguyên nhân khác nữa do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích số tiền vay hay còn gọi là rủi ro đạo đức. Do tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng đã dùng tiền vay Ngân hàng để kiếm lợi bất hợp pháp( buôn bán, chơi đề, cờ bạc...). Do số lượng KH lớn mà cán bộ tín dụng ít nên chưa sát sao trong công tác đôn đốc , theo dõi sử dụng vốn của khách hàng nên dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Song qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù số tuyệt đối tăng lên nhưng tỷ trọng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã giảm dần qua các năm: 24.44% năm 2004, 16.68% năm 2005, 7.61% năm 2006. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã dần chú trọng đến công tác giám sát các khoản vốn vay của khách hàng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như môi trường kinh tế, trình độ khách hàng, khách hàng lừa đảo ngân hàng... nhưng tỷ trọng này chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Thứ tư: NQH phân theo thời hạn quá hạn.
Cách phân loại NQH theo thời hạn quá hạn giúp ngân hàng tính toán được khả năng thất thoát vốn. Trên cơ sở lập quỹ DPRR tín dụng, đồng thời hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành trong ngân hàng.
Bảng 1.9: NQH theo thời hạn quá hạn.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
31/12/04
31/12/05
31/12/06
Số tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
NQH < 90ngày
NQH 90-180ngày
NQH 181-360 ngày
NQH 360 ngày
0.2
0.69
1.4
1.51
11.11
38.22
22.22
28.44
1.65
0.64
1.29
1.02
35.84
14.03
26.49
24.42
1.6
1.71
2.18
1.11
24.52
25.94
33.04
17.39
Tổng số
1.8
100
4.6
100
6.6
100
(Nguồn: Phòng NVKD CN Bắc Ninh)
Theo quy định trích DPRR , tỷ lệ trích dự NQH < 90 ngày là 5%, NQH 90-180 ngày là 20% , NQH từ 181-360 ngày là 50%, NQH trên 360 ngày là 100%. Như vậy khả năng thất thoát vốn của ngân hàng là rất có thể đòi hỏi chi nhánh phải có biện pháp tích cực để hạn chế rủi ro về tín dụng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ NQH có khả năng mất vốn vốn của ngân hàng là tương đối thấp.Tỷ lệ này đã giảm qua từng năm, năm 2004 NQH treen 360 ngày chiếm 28.44% đã giảm xuống 24.42% năm 2005 và còn 17.39% năm 2006. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để hạn chế việc thất thoát vốn xảy ra.
Bên cạnh đó tỷ trọng NQH từ 180-360 ngày của ngân hàng lại tăng dần, năm 2004 là 1.4 tỷ đồng chiếm 22.22%/NQH, năm 2005 là 1.29 tỷ đồng chiếm 26.49%/NQH, 2.18 tỷ đồng năm 2006 chiếm 33.04%/NQH. Mặc dù đây không phải là tỷ lệ cao trong toàn hệ thống nhưng so với NQH hữu hiện chung của ngân hàng thì đó cũng là con số đáng kể đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm giải quyết từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.
1.4.2: Các biện pháp mà CN Bắc Ninh đã thực hiện để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng :
Để phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra đối với hoạt động tín dụng dụng, CN Bắc Ninh đã có các biện pháp:
Phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay một cách khá kỹ lưỡng. Các cán bộ tín dụng dụng thường xuyên thu thập thông tin, đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay, rà soát, quản lý danh mục tín dụng dụng của mình để đảm bảo đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu cấp tín dụng dụng cấp trên giao đồng thời đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro của từng khoản vay từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Các cán bộ tín dụng dụng thường xuyên tiến hành việc khai thác thu thập thông tin về khách hàng, về sản phẩm khách hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá khách hàng về khả năng tài chính, khả năng trả nợ vốn vay cho Ngân hàng. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng dụng ra quyết định cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Thực hiện đúng quy trình tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt cho vay. Các cán bộ tín dụng đều tiến hành kiểm tra diều kiện vay vốn của khách hàng, thẩm định các dự án, phương án sản xuất kin doanh để đưa ra nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó và ra kết luận chính xác có nên đầu tư hay không.
Thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo. Do diễn biến kinh tế thị trường thường xuyên phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra Ngân hàng đã tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Thực hiện đa dạng hoá phương thức cho vay, đa dạng hoá khách hàng để phân tán rủi ro, “không nên để quá nhiều trứng vào cùng một giỏ”
Thực hiện đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực kinh doanh hầu hết đều có chu kỳ tăng trưởng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3719.doc