Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại

Lời nói đầu Chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới . Tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước . Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này. Thủ đô Hà N

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Hàng năm, với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu lượng phương tiện vận tải lớn, có kim ngạch đầu tư nước ngoài đứng thứ hai trong cả nước. Tuy không có cửa khẩu trực tiếp với biển, biên giới, nhưng Hà Nội có hệ thống giao thông tỏa đi khắp các miền trong cả nước và sân bay quốc tế Nội Bài là cửa khẩu lớn đón nhận lưu lượng hàng hóa rất lớn đến Hà Nội qua đường hàng không. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội diễn ra rất sôi động, đa dạng và phức tạp với đủ loại hình của trên hàng nghìn doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Nhưng cùng với sự phát triển về hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa cũng phát sinh không ít những hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và những vi phạm pháp luật Hải quan. Trước những tiêu cực đó, Cục Hải quan TP Hà Nội nói chung và Đội Kiểm soát Hải quan Hà Nội nói riêng đã từng bước khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót trong công tác giám sát quản lý tăng cường công tác thuế, thanh kiểm tra đặc biệt đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu. Phối hợp với các lực lượng trong ngoài Ngành để tổ chức điều tra, xác minh những vụ việc trọng điểm, phát hiện phương thức, thủ đoạn mới của gian thương, để ngăn chặn và xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Được sự phân công và giúp đỡ của thầy cô giáo và kiến thức đã học tại trường, em xin viết chuyên đề: Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô. Phần thứ nhất Buôn lậu,gian lận thương mại và vai trò của Hải quan trong công tác chống buôn lậu,gian lận thương mại I. Khái niệm về gian lận thương mại và buôn lậu. 1. Khái niệm về gian lận thương mại Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì gian lận thương mại cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi, buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thì gian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngày nay, mặc dù người ta khó có thể tiến hành xã hội hóa toàn cầu nhưng toàn cầu hóa về kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách quan dẫn đến gian lận thương mại mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt các Nhà nước, quốc gia độc lập. Gian lận thương mại ở Việt nam không phải là vấn đề mới, từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết hành vi gian lận thương mại thành câu:" Buôn gian, bán lận" để chỉ những mặt trái của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn,mánh khóe,lừa dối khách hàng của các gian thương. Hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực để phát triển. Nguyên nhân và động cơ cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện hình thức và thủ đoạn gian lận thương mại phức tạp và tinh vi thể hiện ở các hành vi trốn thuế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp bí mật sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế... như vậy, có thể thấy mục đích hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm thu được lợi nhuận không chính đáng. Ơ nước ta hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách đầy đủ khái niệm về gian lận thương mại cũng như gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Mặc dù vậy, thuật ngữ gian lận thương mại được sử dụng một cách rộng rãi ở các Bộ, ngành, các tổ chức khác nhau. Sau đây, chúng ta xem xét quan điểm của tổ chức Hải quan Thế giới định nghĩa về gian lận thương mại . 1.1. Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan Khác với gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu. Việc xác định khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan đã được Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (nay là tổ chức Hải quan thế giới World Customs Organization-WCO) thảo luận nhiều lần. Ngày 9/6/1977, các nước thành viên họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính". Hội nghị cũng đã phân tích, tổng hợp, đúc kết và liệt kê 16 loại hành vi gian lận thương mại chủ yếu. Trên cơ sở đó với thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại được biết đến như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính cho riêng mình". 1.2. Sự khác nhau giữa buôn lậu và gian lận thương mại Căn cứ vào điều 153 Bộ luật hình sự có thể, rút ra khái niệm buôn lậu "Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa". Theo tổ chức Hải quan Thế giới WCO: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất, nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được khoản lợi nào đó trong việc vi phạm này". So sánh khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan với khái niệm buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể thấy có những điểm khác nhau sau: Gian lận thương mại thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có phép tắc, công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế) và công khai, hợp pháp đưa hàng hóa qua cửa khẩu. nhưng lợi dụng những kẽ hở để khai báo gian dối như về mẫu mã,về số lượng, về chất lượng...nhằm đạt được kết quả cuối cùng là gian lận về mức thuế phải nộp. Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng của chủ hàng khi có sự tiếp tay của một số nhân viên Hải quan biến chất. Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trốn tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu...để che dấu hàng hóa, trốn tránh, chống lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt được lợi ích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch. Hành vi buôn lậu có khi chỉ có giá trị nhỏ, nhưng hầu hết phải do những tổ chức bất hợp pháp có đường dây bất hợp pháp qua biên giới, có khi xuyên quốc gia thực hiện. Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hai khái niệm này chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước coi buôn lậu cũng là hành vi gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần thứ 5 về chống gian lận thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức gian lận thương mại nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm. Ơ Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi vi phạm pháp luật, không đồng nhất với gian lận thương mại. Theo Bộ Luật hình sự 2000 quy định tại điều 153 và điều 154, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là phạm tội. Hai tội danh này tương ứng với hai khung hình phạt khác nhau. Tội buôn lậu (Điều 153) hình phạt thấp nhất là phạt tiền 10 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng, cao nhất là tử hình. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154) hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc vào tù 3 tháng, hình phạt cao nhất là phạt tù 10 năm. Trong Bộ luật hình sự 2000, hành vi GLTM không được đề cập đến, như vậy có thể nói gian lận thương mại có sự tách biệt với tội danh buôn lậu. Xét về góc độ áp dụng luật pháp có thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" (Điều 154 Bộ luật hình sự). Điều này cho phép xác định ranh giới giữa buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới với hành vi gian lận thương mại. Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ hàng giấu diếm hàng hóa hoặc không có giấy tờ hợp lệ khi xuất nhập khẩu hoặc khai báo gian dối khi qua biên giới, thì cũng có thể coi là vận chuyển trái phép hàng hoá để khởi tố theo Điều 153 Bộ luật hình sự hoặc xử phạt theo quy định tại điều 12, 13 Nghị định 138/2004/NĐ-CP về xử phạt hành vi trong lĩnh vực hải quan. ở đây, một vấn đề nổi cộm là cùng một hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không đúng khi vân chuyển hàng hoá qua biên giới ...việc xử lý có thể áp dụng điều 153 Bộ luật hình sự ghép vào tội danh "tội buôn lậu", nhưng cũng hành vi đó cũng có thể áp dụng điều 12 Nghị định 130/2004/NĐ- CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan. Do đó, việc phân định rõ ràng ranh giới để xác định tội danh buôn lậu và gian lận thương mại là một vấn đề bức xúc cần được nghiên cưú giải quyết. Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự, nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu, một bộ phận của gian lận thương mại là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả gian lận thương mại. Hai khái niệm này thường đi đôi, gắn liền với nhau trong tiềm thức xã hội, chúng có phần giao thoa với nhau nhưng không bao hàm tất cả. Đặc biệt là gian lận thương mại, ngoài buôn lậu, gian lận thương mại còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa... Sự khác nhau cơ bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu là buôn lậu trước hết là: Hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nó là trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại. Về bản chất của những kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng "cơ bắp" và các phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới. Bản chất của gian lận thương mại là "cơ mưu, trí não" lợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác khoa học và đầy đủ của luật pháp, chính sách của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi của khái niệm gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu. Nếu xép ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu mang ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan khó khăn hơn và khung hình phạt nhẹ hơn. Nếu xét ở góc độ nhận biết thì buôn lậu dễ nhận thấy hơn còn gian lận thương mại thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp. Có thể nói, buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan có mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể. Điều đó có nghĩa là hành vi khách quan và hàng hóa gian lận thương mại phải ở mức bị coi là nguy hiểm đáng kể, phải xử lý hình sự (về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới). Dưới mức đó thì bị coi là gian lận thương mại nguy hiểm chưa đáng kể và chỉ bị xử lý hành chính. 2. Các hình thức gian lận thương mại Trong nhiều năm, hiện tượng gian lận thương mại trong hoạt động quốc tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị của các quốc gia. Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại đến quyền lợi của người dân, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế Thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỏ cho ngân sách các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống gian lận thương mại. Vì những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, tổ chức của Hải quan Thế giới đã triệu tập Hội nghị chống gian lận thương mại với sự tham gia của đại diện Hải quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các hình thức gian lận thương mại và đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống tệ nạn này. Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels ( Bỉ ) đã khẳng định gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau: 1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan 2- Khai báo sao 3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa 4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế ) 5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công 6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất 7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu ( qua thỏa thuận lợi dụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt nói chung) 8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở nước hàng đi qua ) 9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa 10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế (Lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định ) 11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã 13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách 14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làm chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu) 15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng trái phép 16- Thanh lý có chủ đích (nghĩa là thành lập Công ty kinh doanh một thời gian ngắn, để nợ thuế, khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành lập Công ty mới ngay sau đó với cùng ý định. Loại gian lận này còn được gọi là " Hội chứng phượng hoàng") Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng hóa. Đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp này, nước thứ 3 là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất... Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều nước trên thế giới. Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lận thương mại Thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định như đã nêu trên. II. Thực trạng buôn lậu và Gian lận thương mại ở Việt Nam thời gian qua Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trong cả nước diễn biến hết sức phức tạp và sôi động đặc biệt ở khu vực các cửa khẩu với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt để qua mặt Hải quan. Bọn gian thương lợi dụng lợi thế về địa hình và những khó khăn của Hải quan vùng biên để tuồn hàng lậu và trốn thuế. Thực trạng gian lận thương mại trên các tuyến đường, các kênh tiêu thụ ở Việt Nam biến động tùy thuộc vào mức độ kiểm tra và kiểm soát trên các tuyến đường, tại mỗi cửa khẩu, tuy nhiên dòng vận động của hàng hóa gian lận được dịch chuyển tới nơi nào đó nó được bồi hoàn tốt nhất. Dòng hàng hóa gian lận lẩn tránh các khu vực cửa khẩu ngặt nghèo và tìm đến nơi nào cho phép chúng thịnh vượng lâu hơn. Các con số thống kê có thể là rất xác thực, song cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi vì chúng chỉ được nhìn nhận trên những con số thu được, còn phần không nắm bắt được lại muôn hình, muôn vẻ. Hơn nữa, ngay bản thân các con số thu được cũng đã qua một quá trình xử lý và tiến hành các hoạt động điều chỉnh mà người ta cho rằng phù hợp với thực tế hơn. Cùng với sự thiết lập của hàng rào thuế quan, hầu hết các cửa khẩu trong cả nước đều diễn ra hiện tượng và gian lận thương mại. Tuy nhiên ở những vùng giáp ranh với các nước khác nhau thì những mặt hàng, thủ đoạn và cách thức gian lận có dấu hiệu đặc thù riêng. Tình hình gian lận thương mại trên từng tuyến như sau: 1. Tuyến đường bộ. Nước ta có 24 tỉnh biên giới tiếp giáp với 3 nước Trung quốc, Lào, Cămpuchia. Trong đó, các tỉnh biên giới phía Bắc và miền Trung là các tỉnh miền núi. Đặc điểm chung các tỉnh biên giới là ngoài cửa khẩu quốc tế còn có các cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu địa phương. Đáng chú ý dọc tuyến biên giới còn có nhiều đường mòn, chợ biên giới do dân cư hai nước thường qua lại mua bán, trao đổi hàng hóa. Biên giới Tây- Nam địa hình tuy bằng phẳng nhưng trải dài, qua lại dễ dàng. Nhìn chung, địa hình biên giới đường bộ nước ta đa dạng và phức tạp, đây là mảnh đất màu mỡ cho gian thương lợi dụng trong buôn bán. - Trên tuyến biên giới Việt-Trung, trọng điểm của buôn lậu và gian lận thương mại là Quảng Ninh và Lạng Sơn. Hàng hóa thường được "cửu vạn" vận chuyển bằng phương thức xé lẻ, thu gom nhiều lần, sau đó dùng hoấ đơn buôn chuyến, hóa đơn mua hàng để lưu thông hàng hóa nhằm trốn thuế xuất nhập khẩu.Trong những năm qua, đã phát hiện hàng trăm vụ với tổng trị giá hàng lậu là hàng chục tỷ đồng. Tại hang Dơi-Lạng Sơn, mỗi ngày lượng hàng lậu nhập vào nội địa lên đến hàng tỷ đồng. Vụ án đường dây buôn lậu tại hang Dơi được xét xử tháng 9 năm 2002 là một ví dụ điển hình. Chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2002, trên toàn quốc đã có tới 576 vụ buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra. Mặt hàng buôn lậu và gian lận thương mại chủ yếu là những mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lý dán tem hoặc những hàng hóa có thuế suất cao như đồ điện cao cấp, điện dân dụng, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, vật liệu xây dựng, hàng tạp hóa ... - Trên tuyến biên giới Việt-Lào, tình hình nổi lên là buôn lậu thuốc phiện, heroin từ Lào qua biên giới vào Việt Nam, nhập lậu thuốc lá ngoại chủ yếu diễn ra ở cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, đồng thời xuất gạo, pháo nổ, xăng dầu, kim loại mầu.. Trên tuyến này, hình thành các tổ chức buôn lậu và gian lận thương mại xuyên quốc gia, gian thương người Lào tập kết hàng từ Thái lan về Bản Đen, chợ Krôn của Lào rồi dùng nhiều thuyền máy chở hàng hóa dọc sông Sepôn , khi thấy vắng lực lượng kiểm tra, chúng lao thuyền sang phía bờ sông Việt Nam. Một lượng hàng lậu lớn cũng tuồn vào Việt Nam theo các lối mòn biên giới ở 2 bên cánh gà cửa khẩu Lao Bảo. Ngoài ra, hiện tượng lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của Nghị định 66/2002/NĐ- CP vẫn còn phổ biến. Một số người buôn bán chuyên nghiệp đã lợi dụng mua lại chế độ của lái xe và công nhân nhập cảnh để buôn bán kiếm lời. Đặc biệt có một số tư thương núp bóng doanh nghiệp Nhà nước làm hộ chiếu sang Lào công tác, khi về mang hàng hóa theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế và dùng tiêu chuẩn đó để vận chuyển nhiều chuyến hàng cùng loại được nhập lậu từ Lào về sâu trong nội địa. - Tuyến biên giới Tây-Nam Trên tuyến biên giới Tây nam, gian thương đã buôn bán trái phép qua biên giới xe máy, gỗ, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, hàng điện tử, đồ xa xỉ phẩm... Địa bàn chủ yếu là các tỉnh Long An, Tây Ninh, An Giang, Bình Phước .. Đáng lưu ý, tình hình buôn lậu và GLTM qua biên giới xảy ra cực kỳ nghiêm trọng ở huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt ở xã Mỹ Đức, có gần 7000 nhân khẩu, nhưng có tới 60% dân sống bằng nghề buôn lậu, nhưng vẫn còn rất nghèo. Có những vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn trị giá hàng chục, hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện tại tuyến biên giới này. Ví dụ: Vụ án buôn lậu qua biên giới trị giá hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện và xét xử trong năm 1998 tại Long An.. 2. Tuyến biển Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên các vùng ven biển nước ta có nguy hại không kém gì các tuyến khác, nó diễn ra liên tục, ngày càng có tổ chức chặt chẽ với các thủ đoạn tinh vi và hoàn hảo hơn. Mặt hàng xuất lậu chủ yếu vẫn là kim loại, quặng kim loại và gỗ. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là các mặt hàng cấm nhập khẩu, những mặt hàng tạm ngưng nhập khẩu và những mặt hàng Nhà nước điều tiết nhập khẩu bằng thuế suất cao. Các cơ quan chuyên trách đã phát hiện ra một số đường dây buôn lậu và gian lận thương mại lớn liên kết trong nước với nước ngoài, được tổ chức rất chặt chẽ, có sự chỉ huy thống nhất từ trung tâm, được trang bị và lợi dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại của Nhà nước để thông tin liên lạc bí mật, nhanh chóng và chính xác. Tình hình buôn lậu trên từng vùng biển của nước ta diễn ra với quy mô, tính chất phức tạp khác nhau. Tại vùng biển tiếp giáp Trung Quốc, buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tăng về số lượng và quy mô hoạt động. Gian thương thường sử dụng các loại tầu nhỏ có sức chở từ 50 tấn đến 400 tấn với tốc độ cao để hoạt động. Với đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến, khi có sự cố, bọn đầu nậu có thể huy động đông đảo cửu vạn đến ứng cứu nhằm giành lại hàng hoặc tẩu tán khi bị cơ quan chức năng thu giữ. Tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình với chiều dài bờ biển 430 km, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến biển diễn ra rất phức tạp. Từ cảng Cửa Lò, Nghệ An hàng lậu như: hàng điện tử, xe đạp, quạt điện, nồi cơm điện của Nhật (chủ yếu là đồ cũ), vật liệu xây dựng của Trung quốc được nhập lậu bán tại địa phương hoặc chuyển tiếp đi các tỉnh khác. Khu vực bờ biển từ Quảng Ngãi, Phú Yên cho đến cảng Sài Gòn,tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại cũng diễn ra sôi động, đặc biệt là vùng biển Quy Nhơn, Bình Định nơi mà hàng lậu thường được thuyền viên các tầu viễn dương giấu diếm đưa vào. Thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại thường được lợi dụng là phương thức vận chuyển hàng bằng container, hàng chuyển cảng, chuyển khẩu.. Bọn gian thương đã xếp hàng cũ vào hàng mới, hàng tốt vào hàng xấu, hàng cấm hoặc hàng có giá trị và thuế suất cao vào hàng có giá trị và thuế xuất thấp, hàng cấm hoặc hàng quản lý bằng hạn ngạch, chất lượng, xuất xứ để trốn thuế.. Hàng nguyên chiếc tháo rời khai là hàng gia công lắp ráp để hưởng thuế suất thấp, hàng gia công lắp ráp thường lẫn lộn giữa SKD, CKD và IKD khai báo lấp lửng, chung chung hoặc tự ý trưng cầu giám định lấy kết quả lấp lửng. Lợi dụng phương thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, đầu tư liên doanh, gia công để buôn lậu và GLTM hoặc làm hồ sơ giả, kinh doanh sai mục đích. Lợi dụng một giấy phép để đi nhiều chuyến hàng, hoặc làm thủ tục xin cho chuyển tiếp hàng hóa về tỉnh làm thủ tục Hải quan, nhưng trên đường đi lợi dụng sơ hở hoặt móc ngoặc, hối lộ nhân viên áp tải để tẩu tán hàng lậu ngay ở địa phương có cửa khẩu như ở Thừa Thiên Huế, Cần Thơ trong vụ Tân Trường Sanh. 3. Tuyến hàng không. Từ năm 1990 trở lại đây, lượng khách hàng và phương tiện xuất nhập cảnh ra vào Việt Nam chủ yếu qua hai cửa khẩu : Sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất ngày càng tăng. Hành khách xuất nhập cảnh đa dạng và phức tạp, phương tiện xuất nhập cảnh cũng nhiều và đa dạng hơn. Trong thời gian qua, hàng không Việt Nam đã mở thêm nhiều tuyến bay mới, theo đó, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại các loại hàng cấm như: ma túy, đồ cổ,vàng, đá quý, ngoại tệ qua đường hàng không có xu hướng gia tăng, đặc biệt nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng. Những dấu hiệu nổi cộm dễ nhận thấy, đó là: - Một bộ phận không nhỏ hành khách xuất nhập cảnh lợi dụng chế độ miễn thuế khi nhập cảnh đã mang theo những hàng hóa gọn nhẹ, nhưng giá trị lớn như điện thoại di động .. hoặc ra vào nhiều lần, hoặc nhờ người khác mua hộ, mang và khai hộ nhằm mục đích buôn bán kiếm lời. Lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế, gian thương đã thu gom tờ khai hành lý của khách nhập cảnh, tổ chức nhập hàng theo các tờ khai này để hưởng tiêu chuẩn miễn thuế. - Lợi dụng chế độ quà biếu, gửi hàng có giá trị lớn, gửi nhiều lần, nhiều địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán kiếm lời. - Cùng các thủ đoạn gian lận thương mại, tình trạng buôn lậu qua đường hàng không cũng hết sức tinh vi: việc xuất lậu hàng cổ vật có đối tượng chủ yếu là khách du lịch, thương nhân thuộc quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức, Đài Loan, Hồng Kông...với thủ đoạn cất giấu, để lẫn hàng trong tư trang, trong hàng gốm sứ, giả cổ.. - Việc vận chuyển trái phép các chất ma túy ra và vào Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều. Đối tượng chủ yếu là người nuớc ngoài và Việt kiều có quan hệ móc nối với một số phần tử và người thân trong nước. Thủ đoạn xuất nhập lậu ma túy thường được ngụy trang, cất giấu rất tinh vi như để trong đế giầy, trong va li 2 đáy, ép vào khuôn tranh sơn mài.. Điển hình như 2 vụ lớn đã bị Hải quan phát hiện là vụ nhập lậu 18,1 kg heroin bị Hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện và vụ xuất lậu 5,1 kg heroin bị Hải quan Nội Bài bắt giữ. Đây là 2 vụ xuất và nhập lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta do Hải quan phát hiện. Nhìn chung, nước ta có địa hình phức tạp, lại nằm trong khu vực và gần kề với những nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc... hàng hóa của những nước này có chất lượng khá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trong tình trạng dư thừa. Bằng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu và gian lận thương mại, họ đã đẩy hàng hóa thừa ế vào thị trường nước ta để vừa khỏi ứ đọng vốn, vừa giải quyết vấn đề thất nghiệp. Vì lợi ích cục bộ, một số địa phương, huyện, tỉnh đã thu thuế nhẹ hơn thuế nhập khẩu, hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ở tuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu. Làm như vậy, vô hình chung đã hợp thức hóa cho việc vận chuyển hàng buôn lậu và gian lận thương mại vào tiêu thụ trong nội địa. Thực tế cho thấy buôn lậu và gian lận thương mại luôn có xu hướng bùng phát rất phức tạp, tạo thành những điểm nóng với hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa là rất lớn. Theo số liệu thống kê, chúng ta thấy số vụ buôn lậu và gian lận thương mại bị phát hiện và xử lý luôn tăng qua các năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ước tính tổng trị giá hàng hóa buôn lậu và gian lận thương mại vào Việt Nam mỗi năm vào khoảng 10000 tỷ đồng. Thất thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền chiếm khoảng 30% (3000 tỷ đồng/năm), thất thu thuế qua cửa khẩu đường bộ và đường biên giới khoảng 20% (2000 tỷ đồng/năm). Từ năm 1990 trở lại đây, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trên các tuyến đều có xu hướng gia tăng. Nếu quan niệm hàng và tiền mang theo cả cột mốc biên giới, thì có thể nói Tổ quốc ta đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm lăng. Tại nước ta, không có nơi nào không có bán hàng ngoại và cũng có thể không có nơi nào không có hàng lậu được bày bán công khai. Với bức tranh toàn cảnh trên ta thấy thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta đang ở một tình thế bức xúc, cần tiên lượng được nó và có những giải pháp hữu hiệu phòng, chống trong thời gian tới III. Vai trò của Hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại Chức năng về quản lý Nhà nước về Hải quan thể hiện ở hai mặt: quản lý bằng chính sách pháp luật và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh qua biên giới trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan mà Việt Nam ký kết và công nhận. Hải quan Việt Nam, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, kiểm soát, có nhiệm vụ tổ chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới; áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Vì vậy, các nước đều phải có luật pháp và các cơ quan chức năng ngăn ngừa, phòng chống các tệ nạn trong lĩnh vực thương mại. Việc tăng cường giao lưu để hợp tác, trao đổi là một đòi hỏi tất yếu để hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong mối quan hệ đa phương đó, sự xâm nhập của các yếu tố tiêu cực có tính quốc tế là không thể tránh khỏi được, và một khi có sự gian lận trong hoạt động xuất nhập khẩu, gian lận thương mại thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn xảy ra và phát triển. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan, được tiến hành bằng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện đúng theo chính sách pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đồng thời phải quản lý chặt chẽ , chống bu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25111.doc
Tài liệu liên quan