Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần XNK Tổng hợp 1 Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều cần đến nhau để cùng phát triển, không thể tồn tại một nền kinh tế “tự cung, tự cấp” trong một xã hội phát triển. Chính vì thế hoạt động ngoại thương giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, kích

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần XNK Tổng hợp 1 Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích tăng trưởng kinh tế quốc dân. Nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh mở rộng thị trường. Nhà nước đưa ra ngày càng nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu, đây là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, hoạt động kinh doanh có lãi, nếu sẽ bị chính cơ chế thị trường hất ngã. Làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất luôn được doanh nghiệp đặt ra để không ngừng phát triển. Trong các công cụ quản lý kinh tế thì kế toán là công cụ hữu hiệu nhất, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ đơn vị kinh tế nào. Một công tác kế toán hiệu quả là khi nó phản ánh chính xác và khách quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin đầy đủ và kịp thời về sự biến động của tài sản, nguồn vốn cho nhà quản lý. Từ đây sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Nhận thức tầm quan trọng của công tác kế toán, các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện các khâu trong công tác kế toán nhằm phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam cũng đang đứng trước các cơ hội và thách thức. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại công ty và viết luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Hạch toán xuất khẩu hàng hóa tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam”. Trong chuyên đề này em xin trình bày ba chương sau: Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa Chương II: Thực trạng kế toán xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam. Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1. Vị trí và vai trò và đặc điểm xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 1.1.1. Vị trí và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa * Khái niệm “Xuất khẩu hàng hóa” Ở Việt Nam hiện nay có nhiều khái niệm xuất khẩu hàng hóa nhưng ta có thể hiểu chung nhất về hoạt động xuất khẩu hàng hóa là: Xuất khẩu là: một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. * Vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Sự phát triển của thế giới đã chứng minh không có một quốc gia nào có thể phát triển bó buộc trong nội bộ của mình. Do đó, các nền kinh tế chuyển từ kinh tế đóng cửa sang kinh tế mở cửa, từ chỉ nhập khẩu sang xuất khẩu. Việc các nước tham gia các tổ chức kinh tế chung càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa phát triển. Nhận thức vai trò quan trọng của công tác xuất khẩu, nên các nước đều rất chú trọng đến các chính sách xuất nhập khẩu, đặc biệt là chính sách xuất khẩu để mở rộng biên giới “mềm” của quốc gia mình. * Vai trò của hoạt động xuất khẩu Quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữ các nước không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn tạo ra các điều kiện cho tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất trong nước, mở rộng biên giới “mềm” để thu hẹp dần khoảng cách của các quốc gia trên thế giới. Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất trong nước, đây là hoạt đông đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước. Xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường uy tín kinh tế của quốc gia trên thế giới. Từ những ý nghĩa đó, ta có thể đưa ra các vai trò của xuất khẩu hàng hóa với quá trình phát triển kinh tế của đất nước như sau: - Xuất khẩu hàng hóa giúp nền tài chính quốc gia phát triển một cách lành mạnh, cân bằng. Tránh tình trạng nhập siêu và bảo đảm trong cán cân thanh toán, cán cân thương mại. - Xuất nhập khẩu khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh của quốc gia. Định hướng phát triển các ngành mũi nhọn, kích thích phát triển ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế. - Hoạt động xuất khẩu hàng hóa làm biến mất khái niệm về biên giới cứng. Xuất khẩu làm mở rộng biên giới “mềm” của mỗi quốc gia, làm cho khối lượng sản xuất trong nước tăng lên theo quy mô mở rộng thị trường quốc tế, góp phần tích lũy vốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. - Xuất khẩu hàng hóa giúp tăng cường nguồn thu ngoại tệ. Đây là yếu tố quan trọng để Việt Nam thực hiện hiện đại hóa đất nước thông qua mua sắm các thiết bị và công nghệ hiện đại, tăng cường tiến bộ khoa học kỹ thuật, rút ngắn thời gian của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Xuất khẩu hàng hóa không chỉ tác động tới mặt kinh tế thuần túy mà còn giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong nước và các vấn đề về xã hội, an sinh giáo dục cho người dân ngày càng tốt hơn. - Xuất khẩu hàng hóa tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: “Đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”. Nhìn nhận thấy vai trò quan trọng của xuất nhập khẩu, nhà nước ta đã có những chủ trương kế hoạch để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, nhằm tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường của mình ra quốc tế. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa - Theo dõi ghi chép và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu hàng hóa từ khâu mua hàng, bán hàng và thanh toán, đồng thời kiểm tra giám đốc tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Tính toán một cách chính xác giá mua hàng, các khoản thuế và các khoản chi phí liên quan đến hoạt động xuât khẩu, để làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh tiêu thụ hàng hóa. - Kiểm tra đánh giá tình hình công nợ và thanh toán công nợ. - Cung cấp các số liệu, các báo liên quan đến công tác kế toán xuất khẩu để phục vụ cho yêu cầu quản lý. - Thực hiện chính sách và các nguyên tắc về ngoại tệ một cách nghiêm túc nhưng cũng nên linh hoạt để cung cấp thông tin chính xác cho hoạt động xuất khẩu. 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa * Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuât khẩu của doanh nghiệp + Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp - Lợi thế so sánh của nước xuất khẩu với các nước xuất khẩu khác do điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai,… - Chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của nhà nước. - Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ: Đặc biệt là các đồng ngoại tệ mạnh. - Các cơ hội xuất khẩu đặc biệt trong thị trường xuất khẩu. + Các yếu tố bên trong doanh nghiệp - Năng lực chế biến, máy móc thiết bị có hiện đại không. - Tình hình quản trị và tổ chức của công ty. - Nguồn lực tài chính có đầy đủ và dồi dào không. - Bí quyết Maketing của công ty. - Sự sẵn sàng về sản phẩm xuất khẩu của công ty. * Đặc điểm xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng thương mại quốc tế. Vì thế việc lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa thường phức tạp hơn so với lưu chuyển hàng hóa nội địa. Các hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa thường mang các đặc điểm sau: - Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu: Đây được coi là đặc điểm cơ bản khác với lưu chuyển hàng hóa nội địa, thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu bao giờ cũng lâu hơn. Vì nó phải trải qua hai quá trình, mua hàng xuất khẩu trong nước và bán hàng ra thị trường nước ngoài. - Đặc điểm về thời gian giao nhận hàng hóa và thời gian thanh toán: Trong kinh doanh xuất khẩu, do ảnh hưởng về điều kiện địa lý giữa người mua và người bán là khá xa nhau nên thời điểm của việc thanh toán và giao nhận hàng hóa thường luôn có độ trễ với nhau. - Đặc điểm về tập quán và các thông lệ quốc tế: Trong giao dịch ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng, người mua và người bán thuộc các quốc gia khác nhau, tập quán sinh hoạt, tiêu dùng là khác nhau. Tuy nhiên các quốc gia muốn tham gia thị trường chung cũng phải có thỏa thuận chung với nhau thành các thông lệ quốc tế. Tóm lại , các hoạt động xuất khẩu hàng hóa phai tuân thủ luật quốc tế và cả các phong tực tập quán của từng quốc gia. - Đặc điểm của chính sách ngoại hối: Có thể nói lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của các chính sách ngoại hối là xuất khẩu. Việc tỷ giá ngoại tệ của các đồng tiền thay đối kéo theo cả sự thay đổi trong các chính sách xuất khẩu của từng doanh nghiệp. - Đặc điểm về phương thức thanh toán: trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa mới thường sử dụng các phương thức thanh toán như: thư tín dụng (Letter of Credit-L/C), ngoài ra các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức kinh doanh khác như : chuyển tiền, nhờ thu, mở tài khoản, thanh toán bằng Séc… * Các trường hợp hàng hóa được coi là xuất khẩu Theo quy định, hàng hóa được coi là xuất khẩu hàng hóa trong các trường hợp sau: - Hàng hóa bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng kinh tế đã ký kết có thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng gửi đi triển lãm hội chợ sau đó bán thu ngoại tệ. - Hàng bán cho khách nước ngoài và Việt kiều có thanh toán bằng ngoại tệ. - Các dịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho các nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng lại được thực hiện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Hàng bán cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc bán hàng cho doanh nghiệp khu chế xuất. 1.1.4. Các phương thức thanh tính giá hàng hóa xuất khẩu và các tiêu thức trong hợp đồng liên quan đến kinh doanh xuất khẩu hàng hóa - Giá CIF (Cost Insuarance Frieght) Theo giá CIF thì người bán sẽ giao hàng tại cảng, ga, biên giới của người mua. Mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển bên bán phải chịu trách nhiệm. Hàng hóa, vật tư chỉ được coi là tiêu thụ khi được chuyển sang cho người mua khi hàng hóa đã qua khỏi phạm vi phương tiện vận chuyển của người bán. - Giá FOB (Free On Board) Là giá giao hàng tính đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải tại cảng, ga, biên giới của người xuất khẩu. Với người xuất khẩu thì giá FOB là giá thực tế hàng hóa cộng các khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp lên phương tiện vận chuyển hàng hóa của người nhập khẩu. Còn các chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm để hàng hóa được chuyển tới tay người mua do bên mua chịu. Như vây, trong phương thức giá FOB hàng hóa được coi là thuộc quyền sở hữu của người mua kể từ khi hàng hóa được giao xong lên phương tiện vận chuyển. Tại Việt Nam hiện nay, do điều kiện về kỹ thuật, kinh tế và cả kinh nghiệm trong xuất khẩu hàng hóa nên các doanh nghiệp để tránh rủi ro thường sử dụng phương thức giá FOB. Nhưng nếu sử dụng giá FOB sẽ không tạo được công việc cho các hãng vận tải trong nước phát triển. - Giá CFR (Cost and Frieght) Phương thức tính giá này cũng tương tự như FOB, chỉ khác là người bán phải ký hợp đồng vận tải và trả cước để vận tải. Đây thực chất là các thỏa thuận của mỗi bên mua và bán trong từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp với cả hai bên. - Giá CPT (Carriage Paid To) Theo phương thức tính giá này,người bán phải ký hợp đồng vận tải và trả tiền cước, nhưng cũng không phải mua bảo hiểm hàng như CFR. Người bán phải chịu các khoản chi phí càn thiết để mang hàng tới nơi đến có nêu tên. tức là người mua chịu mọi rủi ro và bất cứ chi phí nào phát sinh sau khi hàng đã được giao cho người vận tải. Khi các bên ký kết hợp đồng thì căn cứ vào thỏa thuận phương thức tính giá, mà doanh nghiệp có thể áp dụng loại giá phù hợp và có lợi nhất cho mình. Một số loại giá thường được áp dụng trong ký kết hợp đồng xuất khẩu là: - Giá quy định sau: là giá không được quy định khi ký kết hợp đồng mà sẽ được ấn định sau dựa trên những nguyên tắc nhất định và một số điều kiện ảnh hưởng. - Giá cố định (Fixed Price): là giá được quy định ngay lúc ký kết hợp đồng và nếu không có điều kiện về trường hợp thay đổi giá thì giá này là cố định. Trong các hợp đồng thương mại quốc tế thì giá cố định là phổ biến vì khoảng cách địa lý nên các sự thay đổi đều gây khó khăn cho cả hai bên trong điều chỉnh. - Giá linh hoạt (Flexible Price): là giá được quy định lúc ký kết hợp đồng nhưng xem xét lại nếu vào lúc giao hàng giá thị trường thay đổi ngoài biên độ hai bên thỏa thuận cho phép. - Giá di động (Sliding Scale Price): là giá được quy định lại sau khi giao chuyển hàng trên cơ sở giá quy định ban đầu mà có tính đến các biến động về chi phí ở một khung nhất định. 1.1.5. Các phương thức và hình thức kinh doanh hàng hóa xuất khẩu hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa v Các phương thức xuất khẩu hàng hóa * Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư Trong quan hệ ngoại thương, các chính phủ tiến hành đàm phán, ký kết với nhau bằng văn bản, hiệp định về trao đổi hàng hóa dịch vụ, và sự đàm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính chính trị. Tại Việt Nam, phương thức này được thực hiện chủ yếu trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp. Nhà nước xây dựng các kế hoạch xuất khẩu rồi giao cho các đơn vị xuất khẩu tiến hành thực hiện những hợp đồng cụ thể. Sau khi hoàn tất quá trình xuất khẩu, toàn bộ số ngoại tệ thu về, sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan thì số ngoại tệ còn lại được chuyển vào quỹ chung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ Thương mại. * Xuất khẩu ngoài nghị định thư Đây là phương thức mà các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương trên cơ sở các quy định trong chính sách pháp luật của nhà nước. Các doanh nghiệp phải được cấp phép kinh doanh xuất khẩu hàng hóa mới được tham gia các hoạt động về xuất khẩu. Các doanh nghiệp này được chủ động trong toàn bộ quá trình xuất khẩu hàng hóa cũng như phân phối kết quả thu được từ các hoạt động đó. v Các hình thức xuất khẩu * Xuất khẩu trực tiếp Là hình thức hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có đủ khả năng tổ chức giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, có sự am hiểu về mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và đối tác. Do đó thường là các doanh nghiệp xuất khẩu lớn có uy tín, doanh số xuất khẩu lớn và đội ngũ nhân viên có chuyên môn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. * Xuất khẩu ủy thác Những đơn vị giao ủy thác thường là những đơn vị không có đủ điều kiện để thực hiện những việc xuất khẩu trực tiếp, thường tập trung chủ yếu trong những trường hợp sau: + Không có quyền trực tiếp xuất khẩu mà không qua Công ty – có quyền xuất khẩu để thực hiện việc xuất khẩu. + Người ủy thác có hàng hóa, có vốn nhưng không có khách ngoại (đầu ra), mà phải nhờ Công ty tìm đối tác mua hàng. + Người ủy thác có hàng hóa, có khách nước nước ngoài nhưng lại không có vốn để thực hiện việc thu mua hàng hóa, mà phải nhờ đến vốn của Công ty để xuất khẩu. Trong trường hợp này, đơn vị ủy thác ngoài hoa hồng ủy thác phải nộp còn chịu lãi do sử dụng vốn của bên xuất khẩu ủy thác. Trình tự quá trình xuất khẩu ủy thác cũng tương tự như xuất khẩu trực tiếp, chỉ trừ không có khâu thu mua chế biến hàng xuất khẩu. Khi khách hàng thanh toán tiền hàng thu về bán hàng sau khi đã trừ đi hoa hồng được hưởng, các khoản phí và thuế công ty đã nộp hộ bên giao ủy thác ( nếu bên giao ủy thác yêu cầu công ty nộp hộ ), phần còn lại thanh toán với bên giao ủy thác. 1.1.6. Các hình thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu hàng hóa Trong ngoại thương có nhiều phương thức thanh toán tiền hàng như: thư tín dụng (L/C), nhờ thu ( Collection Of Payment), đổi chứng từ trả tiền ngay, chuyển ngân, chuyển tiền bằng điện (TT-Telegraphic Tranfer)…Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn phương thức nào có lợi cho mình nhất. v Phương thức thư tín dụng (L/C) Tín dụng chứng từ là một cam kết của Ngân hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu, trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát trong thời gian quy định và trong phạm vi số tiền của tín dụng, khi người xuất khẩu trình các chứng từ hàng hóa phù hợp với điều kiện và điểu khoản của tín dụng đó. Phương thức thanh toán này được các nhà xuất khẩu dùng phổ biến nhất vì nó đảm bảo an toàn cho nhà xuất khẩu tránh được rủi ro nhất trong thanh toán mậu dịch quốc tế, v Phương thức chuyển tiền ( Remittance) Theo phương thức này, người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền cho người chủ nợ (người xuất khẩu) hưởng. Ngân hàng thực hiện ủy nhiệm này nhờ vào Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài hưởng (người xuất khẩu). Chuyển tiền có thể thực hiện bằng điện TT (Telegraphic Transfer) hoặc bằng thư MT (Mail Transfer). Phương thức này nên được áp dụng một cách cẩn thận trong thanh toán xuất khẩu hàng hóa. Rủi ro cho người nhập khẩu và xuất khẩu khi thời điểm chuyển tiền và thời điểm giao nhận hàng không trùng nhau. v Phương thức nhờ thu Phương thức nhờ thu là phương pháp thanh toán trong đó, người bán sau khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua se tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu nợ số tiền của người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Phương thức nhờ thu có hai loại sau: - Nhờ thu phiều trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hồi phiếu của người bán lập ra, còn chứng từ mua bán thì gửi thẳng cho người mua không thông qua ngân hàng. Nếu người bán lựa chọn phương thức thanh toán này thì phải có sự tin tưởng lẫn nhau, vì người bán sẽ chịu nhiều bất lợi do việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian. - Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá kèm theo, với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền theo hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng. So với hình thức nhờ thu phiếu trơn thì phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo an toàn hơn cho người bán trong việc thu tiền hàng. 1.1.7. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến ngoại tệ chiếm phần lớn. Để tập hợp chi phí, doanh thu và tính toán kết quả kinh doanh thì ngay từ đầu kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kế toán sau: - Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ thành tiền VNĐ để hạch toán quá trình luân chuyển vốn. Nguyên tắc này đòi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ngoại tệ thành tiền VNĐ theo tỷ giá hối đoái hợp lý để ghi sổ kế toán. - Các doanh nghiệp phải nở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thưo đơn vị nguyên tệ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho công tác quản lý ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá hối đoái kịp thời chính xác. Để hạch toán chi tiết vốn bằng tiền, bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ, kế toán phải sử dụng tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” Tài khoản 007 là tài khoản ghi đơn, có kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ thu vào Bên Có: Phản ánh số ngoại tệ chi ra Số dư bên Nợ : Phản ánh số ngoại tệ hiện còn ở doanh nghiệp Tài khoản này phải mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ và nơi quản lý ngoại tệ (tại quỹ hay tại ngân hàng). - Khi có sự chênh lệch tỷ giá, kế toán phải kịp thời ghi nhận các khoản chênh lệch đó. Cuối kỳ kế toán, trước khi xác định thu nhập thực tế của doanh nghiệp, kế toán phải thực hiện công tác điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ. Để ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá, kế toán sử dụng tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”, tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai: TK 4131 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính”. Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (doanh nghiệp kinh doanh có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản). TK 4132 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư trong xây dựng cơ bản”. Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động chưa hoàn thành đầu tư). - Trong quá trình hạch toán, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thí kế toán phải quy đổi thành tiền VNĐ theo các nguyên tắc sau: + Đối với doanh thu, chi phí, tài sản hình thành có gốc ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổ thành tiền VNĐ. + Đối với ngoại tệ mua bằng tiền VNĐ thì tỷ giá hối đoái nhập quỹ là tỷ giá mua thực tế. + Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng hoặc thu các khoản nợ thì giá hối đoái nhập vào là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng công bố tại thời điểm thu tiền. + Khi ghi nhận các khoản vay, phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm ghi nhận nợ. + Khi trả nợ hoặc thu nợ có gốc là ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái đã dung để ghi nhận nợ (nếu thời điểm ghi nhận nợ và thời điểm thanh toán trong cùng một năm) hoặc tỷ giá thực tế cuối năm trước (nếu ở hai thời điểm khác nhau). 1.2. Kế toán xuất khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá 1.2.1. Thủ tục chứng từ Các chứng từ kế toán được phát sinh sau khi bên xuất khẩu và bên nhập khẩu tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế về việc xuất khẩu hàng hoá. Tuỳ từng hình thức thanh toán mà các chứng từ về việc thanh toán được lập trước thời điểm giao hàng. Nếu thanh toán bằng phương thức thư tín dụng (phổ biến) thì sau khi hợp đồng được ký kết bên mua phải mở L/C theo yêu cầu của bên bán. Khi nhận được giấy mở L/C do ngân hàng gửi đến, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra kỹ các khoản mục trên L/C xem có phù hợp với các điều khoản ghi trên hợp đồng? Doanh nghiệp có thực hiện được trong khả năng của mình không? Nếu thấy không phù hợp thì bên bán phải thông báo ngay lại cho bên mua để yêu cầu ngân hàng mở L/C điều chỉnh các điều khoản sao cho phù hợp. Việc sửa đổi phải được hoàn thành trước lúc giao hàng. Sau khi có hợp đồng xuất khẩu rồi, doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu. Doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành các bước tiếp theo như làm thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch, hải quan và các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu sau khi có được giấy phép xuất khẩu. Sau khi các thủ tục cần thiết cho quá trình xuất khẩu được hoàn tất, bên xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hoá, giao hàng và lập chứng từ bán hàng. Một lô hàng được xuất khẩu thì việc hoàn thành các thủ tục cảng, ga, ở biên giới nước xuất khẩu là không thể thiếu, nên kế toán phải sử dụng bộ chứng từ phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế. Một bộ chứng từ phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế bao gồm một số chứng từ chủ yếu sau: - Hợp đồng kinh tế và các phụ kiện hợp đồng - Giấy báo của ngan hàng về việc mở L/C của người nhập khẩu (nếu có). - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Trên hoá đơn nói rõ đặc điểm của hàng hoá, số lượng, đơn giá, tổng giá trị của hàng hoá, điều kiện giao hàng, phương thức chuyển hàng và phương thức thanh toán. - Vận đơn đường biển (Bill of Lading- B/L), vận đơn đường hàng không (Air Way Bill)… là chứng từ do người chuyên trở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để vận chuyển. - Chứng từ bảo hiểm: đơn bảo hiểm và guấy chứng nhận bảo hiểm. - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin): là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hoá. - Giấy chứng nhận số lượng (Cerificate of Quantity): là chứng nhận xác nhận số lượng hàng hoá thực giao. - Giấy chứng nhận phẩm cấp (Cerificate of Quality): là chứng nhận phẩm cấp của hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá là phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng. - Bảng kê đóng gói (Packing List): bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng. - Tờ khai hải quan: đây là chứng từ rất quan trọng trong việc xác nhận hàng hoá có thực sự xuất khẩu hay không. - Hối phiếu - Ngoài bộ chứng từ trên thì kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn phải sư dụng chứng từ khác như như : phiếu nhập kho, giấy báo nợ, giấy báo có và các chứng rừ về vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá… 1.2.2. Tài khoản sử dụng Việc sử dụng tài khoản nhiều hay ít và chi tiết cụ thể như thế nào là phụ thuộc và quy mô của doanh nghiệp muốn có chứng từ sổ sách kế toán cung cấp thông tin như thế nào. Nhưng tổng quát thì để phản ánh các thông tin về hàng hoá xuất khẩu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: * Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Tài khoản này dung để phản ánh giá trị hàng hoá đã chuyển đến khách hàng nhưng chưa xác định được là tiêu thụ. Bên Nợ: Phản ánh giá trị hàng hoá đã gửi cho khách hàng nhưng chưa được xác nhận là tiêu thụ. Kết chuyển cuối kỳ giá trị hàng hoá đã gửi đi bán nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán (nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: Phản ánh giá trị của hàng hoá đã được khách hàng thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toán. Trị giá hàng hoá đã gửi đi bị khách trả lại Kết chuyển trị giá hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (nếu doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Dư Nợ: Phản ánh giá trị hàng hoá đã gửi đi nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. * Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này phản ánh giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ. Tài khoản 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong việc xác định giá vốn hàng bán. + Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Bên Nợ: Trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ (theo từng hoá đơn) Các khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi tiền bồi thường. Chi phí xây dựng cơ bản vuợt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng. Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên Có: Trị giá vốn hàng đã bán bị trả lại Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng hoá đã bán trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. + Đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Bên Nợ: Trị giá vốn của hàng hoá đã bán trong kỳ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên Có: Trị giá vốn hàng hoá đã bán nhưng khách hàng trả lại Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư * Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này dung để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản giảm trừ doanh thu. * Bên Nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán. - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại. - Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114 – Doanh thu trợ cấp. trợ giá TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư. 1.2.3. Trình tự hạch toán *Trình tự hạch toán xuất khẩu hàng hóa trực tiếp TK 157 TK 911 TK 511 TK 112(1122), 131 (4) TK 635 (6) (7) (1a) TK 632 (3) (9) TK 3333 (5) (8) TK 515 TK 151, 156 TK 111, 112, 113 (1b) TK 133 TK 641 (10) TK 133 Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (1a) Hàng đi đường, hàng hoá xuất kho chuyển đi xuất khẩu (1b) Mua hàng hoá chuyển thẳng đi xuất khẩu (2) Các phí tổn liên quan trực tiếp đến hàng xuất khẩu (3) Xác định giá vốn hàng xuất khẩu (4) Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu (5) Kê khai xác định thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng xuất khẩu (6) Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái (7) Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái (8) Kết chuyển doanh thu thuần hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ (9) Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ (10) Kết chuyển chi phí bán hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì chỉ khác hạch toán kê khai thường xuyên ở chỗ xác định giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán không ghi theo từng nghiệp ._.vụ bán hàng mà ghi một lần vào kỳ thông qua kết quả kiểm kê, các nghiệp vụ khác giống như phương pháp kê khai thường xuyên. * Trình tự hạch toán xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (uỷ thác xuất khẩu) * Hạch toán tại doanh nghiệp nhận uỷ thác xuất khẩu - Khi nhận hàng hoá xuất khẩu uỷ thác: Nợ TK 003 – theo giá bán - Khi bán được hàng uỷ thác xuất khẩu: Có TK 003 – theo giá bán Sau đó doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu để nhận doanh thu về hoa hồng uỷ thác TK 111,112,113 TK 331 (đơn vị giao uỷ thác) (khách hàng) Phải thu về thuế xuất khẩu nộp hộ Đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu Phải thu về các khoản chi hộ đơn vị giao uỷ thác XK: phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi phí vận chuyển, bốc dỡ… TK 511( 5113) Phí uỷ thác XK được nhận TK 3331 Trả tiền hàng còn lại cho đơn vị Giao uỷ thác XK Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán xuất khẩu ủy thác tại đơn vị nhận ủy thác * Hạch toán tại đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu (5) TK 151 TK 157 TK 632 TK 911 TK3333 TK511 TK 131- đơn vị nhận ƯTXK (1a) (2) (9) (4) (3) TK641 (10) (7) TK133 TK 111,112 331 (1b) TK 133 TK 111,112 (6) (8) Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán xuất khẩu ủy thác tại đơn vị giao ủy thác Trong đó: (1a) Giao hàng cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu (1b) Mua hàng hóa chuyển thẳng cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu (2) Đơn vị nhận uỷ thác đã xuất khẩu hàng, kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu (3) Phản ánh doanh thu bán hàng xuất khẩu (4) Số thuế xuất khẩu của hàng xuất khẩu uỷ thác phải nộp (5) Đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu nộp hộ thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước (6) Trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về thuế xuất khẩu nộp hộ (7) Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng xuất khẩu uỷ thác và phí uỷ thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu (8) Nhận số tiền bán hàng uỷ thác xuất khẩu còn lại (9) Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kỳ (10) Kết chyển doanh thu thuần cuối kỳ 1.3. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán xuất khẩu hàng hoá * Hình thức Nhật ký-Sổ Cái - Khái niệm: là hình thức sổ kế toán tổng hợp dung để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán). Số liệu ghi trên Nhật ký - Sổ cái dung để lập các báo cáo kế toán. - Điều kiện áp dụng: Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán không cao, số lượng lao động kế toán ít và thực hiện công tác kế toán bằng thủ công. - Ưu - nhược điểm: + Ưu điểm: Phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động kế toán, đơn giản trong việc ghi chép sổ sách, kiểm tra đối chiếu dễ dàng. + Nhược điểm: Mẫu số nhỏ nên không phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều tài khoản, chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kế toán và ít nhân viên kế toán, không thích hợp với kế toán máy. - Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán: Chứng từ gốc về xuất khẩu hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Sổ chi tiết TK 156, 511, 632, 641, 642, 131… Bảng tổng hợp chi tiết TK 156, 911… Báo cáo tài chính Nhật ký - Sổ cái TK 156, 632, 641, 642, 511, 911… Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán hình thức Nhật ký - Sổ Cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra * Hình thức Nhật ký Chung - Khái niệm: là hình thức sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ ciệc ghi sổ Cái. - Điều kiện áp dụng: hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp ở mọi trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán và rất phù hợp với doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. - Ưu điểm: Sổ sách kế toán đơn giản, thuận lơi cho việc kiểm tra đối chiếu chi tiết theo từng chứng tứ gốc - Nhược điểm: Vẫn còn ghi chép trùng lặp. Trong điều kiện kế toán thủ công khó phân công lao động kế toán. - Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán: Sổ Cái tài khoản 156, 511, 632, 641, 642, 911 Sổ nhật ký đặc biệt (Nhật ký bán hàng) Chứng từ gốc về xuất khẩu hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Sổ Nhật ký chung Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ chi tiết TK 156,511,632, 641,642,131… Bảng tổng hợp chi tiết TK 156, 911… Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán hình thức Nhật ký chung * Hình thức Chứng từ ghi sổ - Khái niệm: là hình thức sổ nhật ký tờ rời được mở theo quy định của kế toán trưởng. Chứng từ ghi sổ có thể mở theo kỳ kết hợp với nội dung kinh tế của nghiệp vụ, có thể mở chứng từ gốc, có thể mở theo tài khoản. Chứng từ ghi sổ có giá trị pháp lý khi được đính kèm chứng từ gốc. - Điều kiện áp dụng: Áp dụng phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vụ quy mô vừa và nhỏ với mọi trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán và khá phù hợp với kế toán bằng máy. - Ưu - nhược điểm: Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép, thực hiện dễ dàng bằng tay hoặc bằng máy, có thể chia nhỏ công việc và làm theo tờ dời. Nhược điểm: ghi chép trùng lặp nên khi có sai sót phải sửa chữa nhiều sổ, giảm hiệu quả của công tác kế toán. - Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán: Chứng từ gốc về xuất khẩu hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ chi tiết tài khoản 156, 511, 641, 632, 131… Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản 156, 511, 632, 641, 642, 911… Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợ chi tiết TK 156, 911… Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Ghi chú: Sơ đồ 6: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán hình thức Chứng từ ghi sổ * Hình thức nhật ký chứng từ: - Khái niệm: là hình thức ghi sổ kế toán tổng hợp dung để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế Có của các tài khoản đối ứng với bên Nợ của các tài khoản có liên quan. Một nhật ký chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc một vài tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ mật thiết với nhau. - Điều kiện áp dụng: Áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ nghiệp vụ kế toán của các cán bộ tương đối cao và thực hiện công tác kế toán thủ công. - Ưu - nhược điểm: Ưu điểm: Giảm hẳn việc trùng lặp. Đối chiếu kiểm tra chặt chẽ, tránh được sai sót. Nhược điểm: Mẫu sổ quá phức tạp, không phù hợp với kế toán bằng máy, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. - Sơ đồ trình tự kế toán ghi sổ: Chứng từ gốc về xuất khẩu hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Bảng kê số 5, 8, 9, 10, 11 Nhật ký chứng từ số 8 Sổ chi tiết TK 156, 511, 632, 641, 642, 911, 131… Sổ Cái TK 156, 511, 632, 641, 642, 911.. Bảng tổng hợp chi tiết TK 156, 911… Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 7: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán hình thức Nhật ký chứng từ 1.4. Liên hệ giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán xuất khẩu hàng hóa Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa và việc trao đổi mậu dịch giữ các nước ngày càng nhiều đòi hỏi phải có các thông lệ chung điều tiết các hoạt động trên thị trường quốc tế. Trong lĩnh vực kế toán tại mỗi nước có tính đặc thù riêng, tuy nhiên khi khi đã tham gia vào thị trường chung thì phải tuân theo một ngôn ngữ kế toán chung đó là chuẩn mực kế toán quốc tế. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu càng cần thiết phải nghiên cứu kế toán quốc tế, đặc biệt là các nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời sau so với chuẩn mực kế toán quốc tế và hiện nay vẫn đang trong thời gian hoàn thiện hơn nữa. Đối với xuất khẩu hàng hóa thì chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng đã có ba chuẩn mực để hướng dẫn cho nghiệp vụ này: Chuẩn mực VAS 2 về hàng tồn kho Chuẩn mực VAS 10 về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chuẩn mực VAS 14 về doanh thu 1.4.1. Những điểm giống nhau * Về xác định giá trị hàng tồn kho: - Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 2): + Xác định giá trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo gí thấp hơn giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó chi phí chế biến bao gồm chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung,chi phí biến đổi, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. + Phương pháp tính giá hàng tồn kho Phương pháp giá đích danh Phương pháp giá bình quân gia quyền Phương pháp giá nhập trước xuất trước + Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính trừ đi các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ. Những ước tính này phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được vào thời điểm ước tính. Mục đích giữ hàng tồn kho phải được tính đến khi đưa ra ước tính, hàng tồn kho phải được điều chỉnh giảm xuống bằng giá thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc: Theo từng khoản mục Theo các khoản mục tương tự nhau Theo từng dịch được hạch toán như một khoản mục riêng + Những khoản mục được ghi nhận chi phí: Giá trị hàng tồn kho đã được bán ra Điều chỉnh giảm giá xuống giá trị có thể thực hiện được Mất mát hàng tồn kho Hao phí bất thường Chi phí sản xuất chung không phân bổ Việc ghi nhận giá vốn kinh doanh trong kỳ cả chuẩn mực quốc tế và Việt Nam đều tuân theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Giá vốn bao gồm giá gốc hàng tồn kho chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát, chi phí sản xuất chung không phân bổ. - IAS 2 cũng quy định với các loại hàng hóa có cùng đặc tính và mục đích sử dụng với doanh nghiệp thì phải áp dụng nhất quán một phương pháp tính giá nhưng đối với các loại hàng hóa khác nhau thì có thể áp dụng các phương pháp. * Về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái (IAS 21): - Chuẩn mực kế toán quốc tế về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá (IAS 21) quy định một giao dịch bằng ngoại tệ ghi sổ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hạch toán tại ngày giao dịch (tỷ giá thực tế) Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 thì quá trình hạch toán cũng sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán và ghi sổ kế toán (tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì có thể sử dụng tỷ giá hạch toán). * Về xác định doanh thu hàng hóa tiêu thụ - IAS 18 quy định việc hạch toán doanh thu có được từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, cho thuê tài sản thu lãi, tiền bản quyền, cổ tức. Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường và làm tăng vốn chủ sở hữu chứ không phải phần đóng góp của những người tham gia góp vốn cổ phần. Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba như VAT Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng được ghi giảm doanh thu, còn chiết khấu thanh toán không được tính vào giảm doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có tính chất và giá trị tương tương tự thì doanh thu được tính theo giá trị hợp lý của hàng hóa và dịch vụ nhận được. Việc hạch toán doanh thu từ những hoạt động thông thường được quy định như sau: Doanh thu được phân biệt với các thu nhập khác (thu nhập bao gồm doanh thu và các khoản lợi nhuận khác). Khi ghi nhận doanh thu phải xác định : thời điểm ghi nhận doanh thu, giá trị ghi nhận doanh thu. Như vậy chuẩn mực kế toán Việt Nam kế thừa về các vấn đề như phạm vi điều chỉnh của chuẩn mực, tiêu chí để xác định doanh thu, các nguyên tắc xác định doanh thu. 1.4.2. Những điểm không tương đồng Về cơ bản, những chuẩn mực kế toán Việt Nam nêu trên điều kế thừa và tương tự như các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, đi vào cụ thể từng phần chuẩn mực thì các chuẩn mực này cũng có một số nét khác biệt nhất định: - Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của IAS 2 được thực hiện kho giá bán cảu hàng hóa thay thế bị giảm xuống và có tính đến tồn thất của bộ phận hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời. Tuy nhiên các quy định về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2 chỉ tính đến khả năng hàng hó giảm giá trên thị trường mà không tính đến tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng hoặc lỗi thời không tiêu thụ được, hoặc phải phân bổ thêm chi phí để hoàn thiện hàng hóa và bán. - Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS 18) quy định cụ thể hơn về điều kiện gh nhận doanh thu so với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 14). Doanh thu từ một giao dịch như hoạt động bán hàng sẽ chỉ ghi nhận khi mọi rỉu ro và lợi ích cùng với quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang cho người mua, doanh nghiệp không tham gia kiểm soát hàng bán ra, giá trị doanh thu và chi phí để hoàn thành giao dịch phải được tính toán một cách tin cậy. Đối với một khoản tiền đã được tính vào doanh thu mà khả năng thu hồi không chắc chắn thì khoản tiền này sẽ được kế toán như một khoản chi phí. VIệc quy định rõ ràng như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc kế toán thống nhất, cụ thể là kế toán doanh thu để đảm bảo nguyên tắc phù hợp và thận trọng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP XNK TỔNG HƠP I VIỆT NAM 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam Đầu năm 1980, hoạt động xuất khẩu đạt nhiều kết quả rất đáng khả quan. Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, phá giá thị trường làm thị trường trở nên bất ổn.Trong hoàn cảnh đó, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã ra đời, nhận nhiệm vụ góp phần giải quyết mâu thuẫn này bằng các biện pháp kinh tế. Công ty đã được thành lập vào ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại thương(nay là Bộ Thương mại) sau đó được thành lập lại theo luật doanh nghiệp bằng quyết định 340/BTM-TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương mại. Năm 2006 công ty được cổ phần hóa theo quyết định 0624/QĐ-BTM ngày 30/3/2005 về việc thực hiện cổ phần hóa. Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 1 Tên giao dịch bằng tiếng Anh: THE VIETNAM GENERALEXIM EXPORT-IMPORT JOIN STOCK CORPORATION NO I(GENERALEXIM JSC). Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. 2.1.2. Quá trình phát triển của công ty cổ phần XNK Tổng hợp I Thời kỳ thứ I(1981-1986): Tìm hướng đi phù hợp để phát triển. Đây là giai đoạn đầu, với số vốn eo hẹp, đội ngũ công nhân viên hạn chế về số lượng và trình độ nghiệp vụ công ty đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể công ty, công ty đã dần vượt lên khó khăn và đạt được những thành tích bước đầu. Thời kỳ thứ II(1987-1995): Thời kỳ phát triển và khắc phục khó khăn -Từ năm 1987-1989: là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công ty về mọi mặt. Tổng kim ngạch ủy thác đạt 18.000.000 USD. Giai đoạn này công ty tiếp tục xây dựng: phương thức kinh doanh, quan hệ hữu cơ giữa công ty và cơ sở, vấn đề xây dựng quỹ ngân hàng, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. -Từ năm 1990-1995: Trong giai đoạn này, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn. Thị trường lớn Đông Âu và Liên Xô do biến động về chính trị đã không còn. Các mặt hàng ủy thác xuất nhập khẩu của công ty không còn nhiều, tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các tổ chức kinh doanh là khá phổ biến. Thời kỳ thứ III(1995-2005): Năm 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty chỉ đạt gần 44,5 triệu USD bằng 82,17% kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 1997 (78,4 triệu USD). Từ sau khó khăn đó, công ty đã có hướng đi mới rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị riêng lẻ, chuyển dần từ ủy thác sang tự doanh. Triển khai kinh doanh gia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia khai thác địa sản, phát triển các dịch vụ cho thuê kho bãi xe. Từ năm 2005 cho đến nay: Công ty hoạt động trong điều kiện thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty gặp một số khó khăn nhưng toàn thể công ty đã phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao đảm bảo lãi kinh doanh, cùng cả nước tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế và chịu tác động lớn của quy luật cạnh tranh và cơ chế thị trường, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. 2.1.3. Bộ máy quản lý và mô hình tổ chức kinh doanh Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Khối các phòng quản lý Khối các phòng kinh doanh Các chi nhánh Các đơn vị sản xuất Khối liên doanh và đầu tư Khối các phòng kinh doanh gồm có 7 phòng nghiệp vụ chuyên làm về kinh doanh xuất nhập khẩu: - Phòng 1: Nông sản, khoáng sản và thủ công mỹ nghệ, phòng 2: Ôtô, xe máy, thiết bị máy móc và hóa chất, phòng 3: Hàng may mặc, phòng 4: Lắp ráp, bảo hành xe máy, phòng 5: Xuất nhập khẩu tổng hợp, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, tạm nhạp tái xuất, phòng 6: Vật liệu xây dựng và sắt thép, phòng 7: Giao nhận kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp Khối các phòng quản lý bao gồm: Phòng tổng hợp, phòng kế toán- tài vụ, phòng hành chính quản lý, phòng tổ chức cán bộ Các chi nhánh: Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng, bán hàng ủy thác của công ty. Liên doanh: - Số 53 Quang Trung: Giao dịch kinh doanh, số 7 Triệu Việt Vương: Kinh doanh khách sạn, văn phòng cho thuê Các đợn vị sản xuất: - Xí nghiệp may Đoan Xá- Hải Phòng, xưởng sản xuất chế biến sản phẩm gỗ tại Cầu Diễn- Hà Nội, xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai, xí nghiệp Quế tại Gia Lâm- Hà Nội. Kết quả hoạt động của công ty một số năm gần đây Theo kết quả báo cáo sau đây cho ta thấy doanh thu của công ty XNK trong một số năm gần đây luôn giữ ở mức cao, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong công ty. Năm 2005: doanh thu tăng 160.128 tỷ đồng (tăng 33.4%), năm 2006 giảm nhẹ 39.455 tỷ đồng (giảm 6.17%). Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 479.347 639.475 600.02 Tổng chi phí 464.134 630.262 593 Lợi nhuận trước thuế 15.213 9.213 7.02 Nộp ngân sách 33.435 33.435 28.135 Biểu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm) Sau đây là một số kết quả chi tiết về hoạt động của công ty trong năm 2006 Chỉ tiêu Năm trước (2005) Năm nay ( 2006) Doanh thu BH& cung cấp DV 629,756,704,700 600,253,687,365 Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần BH&cung cấp DV 629,756,704,700 600,253,687,365 Lợi nhuận hàng liên doanh trả nợ Iraq 4,726,465,446 4,249,255,256 Giá vốn hàng bán 593,000,489,134 559,224,567,781 Lợi nhuận gộp về BH& cung cấp DV 38,482,681,152 36,779,864,328 Doanh thu hoạt động tài chính 5,604,917,749 4,784,528,788 Chi phí tài chính 7,768,377,396 4,053,502,632 Chi phi bán hàng 20,753,257,330 16,866,970,732 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10,904,177,998 14,133,467,133 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4,661,786,037 6,510,452,619 Thu nhập khác 7,114,427,669 17,797,089,239 Chi phí khác 17,280,397,481 Lợi nhuận khác 4,551,423,122 509,692,758 Tổng lợi nhuận trước thuế 9,213,209,159 7,020,145,377 Thuế TNDN phải nộp 2,579,698,565 1,965,640,706 Lợi nhuận sau thuế 6,633,510,594 5,054,504,671 Biểu 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006) Một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2006 Chỉ tiêu Năm trước(2005) Năm nay(2006) Tổng tài sản 85.916.391.229 88.653.391.224 Tài sản dài hạn 21.212.756.994 23.156.246.635 Tài sản ngắn hạn 64.703.634.234 65.497.144.589 TSDH/TS 24.69% 26.13% TSNH/TS 75.31% 73.87% Nợ phải trả/NV 67.22% 68.23% Khả năng thanh toán hiện hành 1.62 1.64 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.18 1.19 Khả năng thanh toán nhanh 0.19 0.21 Tỷ suất LNTT/DT 1.44 1.17 Tỷ suất LNST/DT 1.04 0.84 Biểu 3: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2006 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm) Qua các chỉ tiêu tài chính cho thấy công ty có tình hình tài chính lành mạnh, phản ánh sự phát triển bền vững. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế cho ngân sách Nhà nước, đồng thời công ty còn đảm bảo nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trích kinh phí công đoàn. 2.1.5. Lao động kế toán tại công ty cổ phần XNK Tổng hợp I Mô hình bộ máy kế toán tại công ty CP XNK Tổng hợp I Phòng kế toán tại công ty gồm có 12 người trong đó có: 1 kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán và 9 kế toán viên được phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng. Tất cả kế toán làm việc tại phòng kế toán đều có trình độ đại học và trên đại học. Mỗi kế toán được phân công chịu trách nhiệm về các tài khoản cụ thể, các phần hành kế toán và công việc chuyên môn nhất định. Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng) Kế toán nợ vay ngắn hạn, dài hạn Kế toán TGNH ngoại tệ Kế toán các khoản phải thu Kế toán thanh toán nội bộ Kế toán chi phí kinh doanh, TSCĐ, vật liệu, công cụ Phó phòng thứ hai (kiêm kế toán thuế xuất khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu) Kế toán tiền mặt, tiền lương,BHXH Phó phòng thứ nhất (kiêm kế toán tổng hợp, công nợ phải trả và thuế TNDN) Kế toán thanh toán nội bộ Kế toán doanh thu nhập, VAT đầu ra Kế toán hàng hóa Kế toán tại đợn vị trực thuộc Sơ đồ 8: Mô hình bộ máy kế toán tại công ty 2.1.6. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán chung - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01.01 và kết thúc vào ngày 31.12 - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng VNĐ - Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam niêm yết hàng ngày. - Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, vô hình: Giá mua thực tế trên hóa đơn giá trị gia tăng và các chi phí liên quan đến quá trình mua, đưa vào sử dụng theo quy định của Nhà nước. - Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình: áp dụng theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: + Giá mua hàng xuất khẩu: theo hợp đồng mua bán và hóa đơn giá trị gia tăng ban hành. + Giá mua hàng nhập khẩu: Theo hợp đồng ngoại tệ cộng với thuế nhập khẩu và các chi phí theo chế độ quy định để nhập kho, mua trước nhập trước, nhập trước xuất trước. - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Hàng hóa mua về vào kho thời điểm nào thì nhập kho thời điểm đó, tính giá trị cho lô hàng đó. Nếu còn tồn kho mặt hàng nào thì lấy đơn giá tại thời điểm nhập kho nhân với số lượng còn lại tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Trích lập và hoàn nhập dự phòng theo phòng theo NĐ 59/CP ngày 03/10/1986 và thông tư hướng dẫn số 64/TC/TCDN ngày 15/09/1997 và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Chế độ chứng từ, chế độ tài khoản, chế độ báo cáo tài chính, chế độ sổ sách công ty áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng Bộ trưởng Tài chính. * Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán máy tại công ty Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ kế toán - Sổ chi tiết TK - Sổ tổng hợp TK Báo cáo kế toán Ghi chú: Nhập sổ liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối kỳ Quan hệ đồi chiếu Sơ đồ 9: Quy trình ghi sổ kế toán máy tại công ty 2.2. Thực trạng hạch toán xuất khẩu hàng hóa tại công ty P XNK Tổng hợp I Việt Nam 2.2.1. Đặc điểm kinh doanh hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam 2.2.1.1. Đặc điểm kinh doanh hàng xuất khẩu của công ty Công ty CP XNK Tổng hợp I là doanh nghiệp có quy mô thị trường tương đối lớn, kinh doanh XNK một danh mục hàng hóa phong phú và đa dạng. Công ty luôn tìm hiểu thị hiếu của từng thị trường từ đó phát triển loại mặt hàng sao phù hợp với từng thị trường. Nhưng công ty có thế mạnh về hàng nông lâ thủy sản, sản phẩm công nghiệp và gia công hàng xuất khẩu, vì thế trong thời gian qua công ty luôn phát huy lợi thế của mình về mặt hàng này sang các thị trường lớn ở Châu Á, Châu Âu và thị trường EU… Hàng nông lâm hải sản bao gồm cà phê, gạo, chè, hoa hồi, quế, tiêu, thanh long, nước ép trái cây, bột sắn, mây tre, gỗ thông, tơ tằm, …. Trong đó ba mặt hàng chủ đạo là cà phê, gạo và lạc. Trong thời gian tới đây, công ty vẫn tập trung phát triển các mặt hàng này, vì đây là những mặt hàng truyền thống đã gắn liền uy tín của công ty. Tuy nhiên một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như hạt điều, quế, hồi… cũng được công ty quan tâm khi thị trường có nhu cầu. Do công ty trước đây là công ty trực thuộc Bộ Thương Mại, nên nền tảng về xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản là thế mạnh của công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng công nghệ cũng được công ty chú trọng phát triển nhằm đa dạng hóa danh mục hàng hóa Hàng công nghệ phẩm bao gồm hàng thủ công mỹ nghệ, bia, khăn bông, bóng đèn, quạt, thiếc, áo T-shirt, hóa chất, văn phòng phẩm, bánh kẹo… Trong đó hàng htur công mỹ nghệ, bóng đèn và quạt máy là các mặt hàng đem lại giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa phải là nước có thế mạnh về các mặt hàng công nghệ, do đó đây cũng mới là các mặt hàng tiềm năng của công ty. Các mặt hàng xuất khẩu của công ty XNK Tổng hợp I Biểu 4: Bảng tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của công ty (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo các năm) Qua bảng số liệu về tình hình xuất khẩu các mặt hàng cho thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty khá cao, tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường thế giới trong thời gian qua có biến động rất phức tạp như tỷ giá hối đoái VNĐ so với USD và giá vàng lên xuống khó lường. Chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu năm 2007 chỉ đạt 29.982.284.1 USD giảm so với năm 2006 về tuyệt đối 1.086.619 USD. Việc giảm kim ngạch không lớn do sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty khắc phục những khó khăn hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu. Trước tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay càng đòi hỏi nâng cao công tác đánh giá thị trường và chính sách linh hoạt với từng thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh những yếu tố trên ta thấy thị trường xuất khẩu ngày càng cạnh tranh nhau gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa các nước xuất khẩu với nhau. Mặt khác càng ngày yêu cầu của người tiêu dùng cũng tăng lên về kiểu dang, mẫu mã nhưng đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà vấn đề này tại Việt Nam lại chưa được nhà sản xuất chú trọng, gây khó khăn cho công ty khi đưa sản phẩm sang các thị trường khó tính. Mặt hàng nông lâm thủy hải sản vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nó giữ vai trò rất quan trọng là thế mạnh của công ty. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 16.689.359,2 USD có giảm so với năm 2006 nhứng vẫn chiếm 55.66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng nông lâm thủy hải sản của công ty chủ yếu: Chè, cà phê, lạc nhân, gạo, tơ tắm, quế, hồi… có các thị trường tiêu thủ chính như: Mỹ (gạo, chè, cà phê), Irắc (gạo, quế, hồi), Lào (tơ tằm), Thái Lan (gạo)…. Công ty không nên quá phụ thuộc vào các thị trường truyền thống nên tìm kiếm các thị trường mới để nâng cao doanh thu của các mặt hàng đã gắn với uy tín của công ty. May gia công cũng đang tạo được chỗ đứng của mình mang lại doanh thu tương khá lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là 6.229.357,6 USD, chiếm 21.01% có giảm so với năm 2006 (6.318.525,3 USD) là 89.167,7 USD. Việc giảm này do nhu cầu của thị trương Mỹ đối với mặt hàng chủ yếu áo Jacket và áo sơ mi. Các mặt hàng công nghệ phẩm của công ty chủ yếu là: văn phòng phẩm, khăn bông, bóng đèn, quạt, hàng thủ công mỹ nghệ… được đưa sang các nước nhập khẩu quen thuộc như: Irắc (bóng đèn), Úc (sản phẩm gỗ), Hàn Quốc (khăn bông). Trong các mặt hàng trên thì hàng công nghiệp nhẹ chiếm tỷ cao, năm 2007 82.33% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ phẩm. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi công ty phải luôn nỗ lực nâng cao uy tín vế các mặt hàng và không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. 2.2.1.2. Thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty CP XNK Tổng hợp I Hiện nay, với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo thêm thế và lực cho công ty CP XNK Tổng hợp I mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với các thị trường truyền thống như các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc công ty củng cố và phát triển thị trường này. Nhưng ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống, công ty cũng không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường mới để biến các tiềm năng xuất khẩu của mình trở thành tiềm lực thực sự cho công ty. Với thị trường Nhật Bản công ty thường cung cấp các mặt hàng có chất lượng cao bao gồm: hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, đồ dùng sinh hoạt(chủ yếu cho Việt kiều…). Nhật Bản là đất nước nghèo tài nguyên nhưng lại là nước công nghiệp phát triển hiện đại, do đó yêu cầu tiêu chuẩn cho hàng hóa nhập khẩu và các quy định về hạn ngạch là một khó khăn với không chỉ với công ty mà cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Hiện nay các yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại các nước ngày càng cao, vì thế để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu công ty phải đặt chất lượng là yếu tố căn bản. Một thị trường tiềm năng không thể bỏ qua là Trung quốc. Một đất nước rộng lớn, đông dân lại có vị trí địa lý gần Việt Nam là các điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng phát triển tại thị trường này. Khó khăn mà công ty gặp phải khi vào thị trường này là sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của hàng hóa Trung quốc với giá rẻ và sự đa dạng chủng loại. Vì thế hiện nay trao đổi hàng hóa là phương thức thương mại chủ yếu tại thị trường này. Khối các nước ASEAN là thị trường rộng lớn bao gồm các nước đang phát triển rất năng động, đông dân lại có nhiều điểm tương đồng về văn hóa phong tục._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33154.doc
Tài liệu liên quan