Tài liệu Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Hoá chất An Phú: ... Ebook Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Hoá chất An Phú
117 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Hoá chất An Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng! Đó là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến kinh tế của các nước. Đồng thời với sự tăng trưởng này là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, điều này tác động đến sự vận động không ngừng của các dòng vốn lưu thông qua các hoạt động kinh tế liên quan đến thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước gặp phải sự cạnh tranh rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại XNK, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn vì nó là cơ sở, tiền đề cũng như là yếu tố chủ chốt để quyết định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển bền vững được hay không đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải đưa ra những mục tiêu cơ bản, làm sao để quay vòng vốn nhanh, giảm chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Đứng trước thềm hội nhập kinh tế, thị trường hoá chất Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu hoá chất phải chịu sự thách thức lớn, làm sao để nhập khẩu được nguồn hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá cả hợp lý và quan trọng hơn là tuân thủ đúng luật định của Việt Nam vì hoá chất là một trong những loại hàng hoá nhà nước rất quan tâm (Nhà nước ban hành rất nhiều thông tư, quyết định quản lý chặt chẽ về nhập khẩu mặt hàng này). Để có thể đứng vững, các doanh nghiệp cần phải được tổ chức tốt, bộ máy quản lý phải linh hoạt và nhạy bén với những biến động của thị trường. Đặc biệt, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp phải kể đến công tác kế toán tại doanh nghiệp với chức năng cung cấp thông tin về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.
Vốn thực sự là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp thương mại, điều này càng được chú trọng vì nó không những phản ánh năng lực tài chính, khả năng thanh toán mà còn tạo niềm tin cho các đối tác có quan hệ trực tiếp và gián tiếp đối với các doanh nghiệp (đây là một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được). Đứng trước thử thách đó, công ty Cổ phần SX&TM Hoá chất An Phú đã không ngừng cố gắng nắm bắt các phương thức thanh toán để quay vòng vốn nhanh ở mức tối đa. Đồng thời công ty rất quan tâm đến các vấn đề biện pháp quản lý, trong đó công tác kế toán, đặc biệt là phần hành kế toán vốn bằng tiền được đặc biệt chú ý.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần SX&TM hoá chất An Phú, được sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị trong công ty em đã được tìm hiểu công tác kế toán, hạch toán cụ thể như thế nào. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phần hành vốn bằng tiền đối với hoạt động kinh doanh của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu vấn đề này và chọn đề tài ‘Hạch toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ phần SX&TM Hoá chất An Phú”. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Trần Đức Vinh đã hướng dẫn em tận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề này, xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị trong công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Song do thời gian tiếp cận thực tế còn ít và trình độ có hạn nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Bài viết của em gồm 2 phần:
Phần I: Thực trạng hạch toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ Phần SX&TM hoá chất An Phú.
Phần II: Phương hướng hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại công ty Cổ Phần SX&TM hoá chất An Phú.
PHẦN I
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & TM HOÁ CHẤT AN PHÚ
I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất & thương mại hoá chất An Phú
Công ty CP SX & TM An Phú được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần với trụ sở ban đầu tại Cụm 5, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội với vốn pháp định là 2.4 tỉ bao gồm 3 cổ đông:
+ Ông Lê Văn Cúc - với vốn góp là 800 triệu - Chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Ông Nguyễn Văn Quế - với vốn góp là 800 triệu - Giám Đốc công ty.
+ Ông Lê Năng Quang - Với vốn góp là 800 triệu- Cổ đông. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ nhất, ngành nghề kinh doanh của công ty là: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, buôn bán Nitrate Amoni ( NH4NH3 ), Nitrate Amoni tinh khiết (98,5 % trở lên), buôn bán hoá chất, kinh doanh khai thác chế biến khoáng sản…Và cho đến nay đã 8 lần thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng ngành nghề kinh doanh chính của công ty vẫn là buôn bán hoá chất.
Thời gian đầu do mới thành lập nên công ty kinh doanh chưa đạt được lợi nhuận như mong muốn, thế nhưng với sự nỗ lực của Hội đồng quản trị cùng với tất cả các công nhân viên trong công ty nên đến năm 2004 công ty đã đạt được những kết quả khá tốt. Với mặt hàng hoá chất nhập khẩu đảm bảo chất lượng công ty đã có rất nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, tạo thế đứng trên thị trường và từng bước mở rộng quy mô kinh doanh.
Các mặt hàng hoá chất công ty nhập khẩu khá đa dạng, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặt hàng hoá chất hiện nay đang có một thị trường cầu rất lớn ở nước ta phù hợp với công cuộc đổi mới CNH-HĐH của đất nước, Như vậy, tiềm năng kinh doanh của công ty rất lớn.
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty An Phú không ngừng mở rộng qui mô hoạt động và lĩnh vực kinh doanh. Công ty đang tiến hành một dự án khai thác mỏ quặng tại Hoà Bình.
Với mặt hàng ngày càng phong phú và yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng với các đơn đặt hàng lớn hơn của các khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng , An Phú cần phát triển năng lực kinh doanh, muốn thực hiện điều này công ty cần phải tăng vốn điều lệ. Nắm bắt được điều này ngày 29 tháng 4 năm 2005, Hội đồng quản trị công ty đã họp và quyết định tăng vốn điều lệ (Lên 10 tỉ) và thay thế cổ đông mới. Cụ thể:
+ Ông Lê Xuân Cúc - Với vốn góp là 5 tỉ- Chủ tịch Hội đồng quản trị
+ Ông Nguyễn Văn Quế - Với vốn góp là 4 tỉ- Giám đốc công ty
+ Ông Lê Văn Lý - Với vốn góp là 1 tỉ- Cổ đông.
Chỉ trong một thời gian ngắn, công ty đã có được một vị trí vững chắc trên thị trường kinh doanh (chỉ trong một thời gian ngắn doanh thu tăng lên rất nhiều), để tạo điều kiện cho giao dịch, ngày 10 tháng 11 năm 2005 Hội đồng quản trị quyết định chuyển trụ sở công ty về 37/172- Đường Âu Cơ- Tứ Liên- Tây Hồ- Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 04.7195968
Tên giao dịch quốc tế: An Phu Chemical Commecial and Product Joint Stock Company ( Tên viết tắt An Phu JSC )
Địa chỉ Email:
Ngoài ra công ty còn có một văn phòng đại diện tại 025 Đường Lê Lợi, Phường Lào Cai, TP Lào Cai. Với nhiệm vụ:
+ Giới thiệu sản phẩm
+ Tìm nguồn hàng
+ Nhập hàng
+ Môi giới Xuất- Nhập
..........
Công ty có tư cách pháp nhân và thuộc loại hình công ty cổ phần.
Từ khi tăng vốn điều lệ và chuyển trụ sở, công ty đã luôn cố gắng thiết kế bố trí cơ cấu và quy mô kinh doanh, dự trù kinh phí đầu tư cũng như kinh phí hoạt động, tìm nguồn tài trợ và tài chính thoả thuận cùng với việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời có những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khích với người lao động hăng say lao động. Điều này giúp công ty đạt kết quả ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh biểu hiện cụ thể là trong 2 năm gần đây, kết quả kinh doanh của công ty tăng lên rõ rệt ( Tăng doanh thu và giảm chi phí bất hợp lý ), ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh từ khi thành lập đến nay
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ
14.125.854.784
29.776.368.804
45.948.724.958
115.190.369.874
Giảm giá hàng bán
0
0
0
1.182
Doanh thu thuần
115.190.368.692
Giá vốn hàng bán
13.247.205.691
28.230.325.532
43.488.031.759
110.306.009.526
Lợi nhuận gộp
878.649.093
1.546.043.272
2.460.693.199
4.884.359.166
Doanh thu HĐ tài chính
0
11.904.275
0
17.792.316
Chi phí tài chính
98.770.000
8.949.901
254.837.518
418.767.054
Chi phí bán hàng
0
1.169.694.186
2.142.388.332
4.226.696.542
Chi phí QLDN
955.242.784
396.094.447
0
837.992.176
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
-175.363.691
-16.790.987
63.467.349
850.009.086
Thu nhập khác
2.267.760
0
10.298.086
861.337
Chi phí khác
0
0
0
4.839.200
Lợi nhuận khác
2.267.760
0
10.298.086
-3.977.863
Lợi nhuận trớc thuế
-173.095.931
-16.790.987
73.765.435
846.031.223
Thuế TNDN
0
0
20.654.322
42.601.346
Lợi nhuận sau thuế
-173.095.931
-16.790.987
53.111.113
1.649.461.600
2. Đặc điểm tổ chức và kinh doanh
a. Nhiệm vụ kinh doanh của công ty:
* Mua hàng:
- Trong nước: Bộ phận bán hàng của công ty sẽ chịu trách nhiệm thu mua hàng trong nước.
+ Trường hợp mua hàng để bán lại theo hợp đồng đã ký:
Khi có đơn đặt hàng, bộ phận bán hàng của công ty sẽ thu mua hàng hoá để bán theo hợp đồng đã ký
+ Trường hợp mua hàng để nhập kho:
Khi có hàng hoá đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý công ty sẽ thu mua hàng hoá và nhập kho và bộ phận bán hàng sẽ chào hàng với các khách hàng trong nước
- Nhập khẩu: (Đây cũng là hoạt động kinh doanh chính của công ty).
Trước tiên, công ty ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài, sau đó căn cứ vào hàng hoá (số lượng, giá trị của hàng) để mở L/C (thư tín dụng không thể huỷ ngang). Sau đó trích ký quỹ từ tài khoản tiền gửi và ngân hàng sẽ phát hành L/C. Công ty An Phú sau lấy hàng xong tại chi nhánh của công ty ở Lào Cai thì hàng sẽ được chuyển qua đường sắt về Hà Nội. Khi về đến Hà Nội có thể chuyển thẳng cho khách hàng đã đặt mua hoặc đem về nhập kho
* Bán hàng:
- Trong nước: Bộ phận bán hàng của công ty sẽ chịu trách nhiệm tìm nguồn hàng và chào hàng các khách hàng trong nước, sau đó chuyển cho khách hàng theo hợp đồng đã ký.
b. Sơ đồ tổ chức kinh doanh:
Công ty An
Phú
Văn phòng đại diện tại Lào Cai
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Trong bất kỳ tổ chức nào cũng cần có cơ cấu “ Cơ cấu là bộ máy, bộ khung, là nền tảng, là bộ xương của tổ chức”. Mỗi một phòng, đơn vị của tổ chức cần có những nhiệm vụ, chức năng cần phải hoàn thành, giữa chúng có mối quan hệ với nhau và có người chịu trách nhiệm về mối quan hệ đó. Cơ cấu tổ chức là mô hình, văn phòng công ty biểu thị việc sắp sếp theo một trật tự hợp lý giữa các phòng ban, bộ phận cùng với mối quan hệ giữa chúng.Với quan điểm trên,công ty CPSX&TM An Phú đã tổ chức bộ máy quản lý rất sáng tạo, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả.Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,việc lựa chọn này nhằm thống nhất mệnh lệnh để tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm đối với người cụ thể và để cung cấp thông tin rõ ràng trong tổ chức.Bộ máy quản lý của công ty được khái quát theo mô hình sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty CPSX&TM An Phú
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chinh
Phòng kế hoạch tổng hop
Phòng Xuất Nhập Khau
*Nhiệm vụ chức năng của BGĐ (Ban giám đốc) và các phòng ban trong doanh nghiệp:
Chế độ quản lý của công ty CPSX & TM An Phú là chế độ quản lý tập trung, đứng đầu công ty là Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí cao nhất của công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi của công ty. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty , quyết định phương án đầu tư , bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty,quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó, triệu tập đại hội cổ đông , quyết định cơ cấu tổ chức , thiết lập các qui chế quản lí trong nội bộ công ty, lập chi nhánh , văn phòng đại diện, kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể của công ty. HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp.
- Giám đốc: Do Hội đồng quản trị của công ty bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật cho công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Giám đốc có quyền quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty,bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc....
Cụ thể, giám đốc công ty CPSX & TM An Phú là:
- Phó giám đốc:
+ Giúp việc cho Giám Đốc các công việc hàng ngày, quản lý các phòng ban và có nhiệm vụ báo cáo nên Giám Đốc các hoạt động của công ty.
Cụ thể, phó giám đốc công ty là Lê Xuân Cúc.
- Phòng tài chính kế toán: Gồm các nhiệm vụ sau:
+ Lập kế hoạch tài chính theo từng năm kế hoạch của công ty
+ Quản lý và tính lương hàng tháng cho công nhân viên cũng như các khoản tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Thu thập đầy đủ số liệu kế toán : khoản thu, chi , thanh toán công nợ , quản lí tài sản , khoản lương , hàng tồn kho , doanh thu , nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan nhà nước .
+ Tổ chức quản lý công tác hoạt động tài chính trong quá trình kinh doanh dựa trên chế độ hiện hành, trên kế hoạch được giao, trên các hợp đồng đã kí kết.
+ Quan hệ với các ngân hàng, đảm bảo vốn hợp lý cho kinh doanh và đời sống công nhân viên.
+ Thông tin tài chính cho giám đốc, tham gia xây dựng và giúp giám đốc đưa ra các quy định quản lý chỉ đạo, điều hành kinh doanh, đảm bảo tình hình sử dụng vốn và tài sản toàn công ty an toàn và hiệu quả.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, tiếp khách đến giao dịch, làm việc với công ty và tổ chức bảo vệ hàng ngày.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Có các nhiệm vụ sau:
+ Theo dõi thực hiện kế hoạch, giao dịch đối ngoại và phụ trách các thiết bị công nghệ thông tin như FAX, TELEX...
+Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch ở tất cả các phòng nghiệp vụ để lập báo cáo trình lên giám đốc.
- Phòng Xuất-Nhập khẩu (XNK) (Phòng kinh doanh): Có các nghiệp vụ sau:
+ Tổ chức các hoạt động kinh doanh XNK trong phạm vi giấy phép kinh doanh và các quy định của công ty.
+ Xây dựng các phương án kinh doanh, tiến hành các thủ tục kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh hiệu quả như : Giao dịch ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng, làm các thủ tục khác có liên quan đến mua bán hàng hoá.
+Tích cực tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tham gia hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài.
+ Có nhiệm vụ tìm kiếm bạn hàng, thu gom hàng hoá, thực hiện các thương vụ XNK do công ty giao.Ngoài ra còn đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề như: Thanh toán nợ, nghiên cứu thị trường...
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần SX & TM An Phú:
Tổ chức kế toán tại công ty được thực hiện tuân theo chế độ kế toán do nhà nước ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày31/12 năm đó.
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung (Với phần mềm Fast Accounting & Unessco), phù hợp với quy mô, trình độ kế toán cũng như đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý của công ty.
Phương pháp khấu hao là khấu hao theo đường thẳng.
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, điều này giúp công ty dễ dàng quản lý hàng tồn kho trong kỳ, giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công ty tiến hành kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc đánh giá ngoại tệ là theo tỷ giá thực tế.Tỷ giá thực tế được sử dụng là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
a.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty CPSX & TM An Phú là một đơn vị thực hiện hạch toán độc lập, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung phù hợp với đặc điểm kinh daonh của công ty.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KÕ to¸n trëng
KÕ to¸n tiÒn mÆt, TGNH
Thñ quü
KÕ to¸n b¸n hµng
- Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ): quản lí tài chính và hướng dẫn công tác hạch toán các nghiệp vụ phát sinh , chấp hành đúng chuẩn mực kế toán của Nhà nước . Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng là:
+ Hướng dẫn và điều hành kế toán viên tập hợp số liệu để lên các báo cáo phục vụ cho việc quản trị nội bộ .
+ Kiểm tra mọi hoạt động kinh tế ở đơn vị , phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm trong công tác quản lí kinh tế .
+ Chịu trách nhiệm báo cáo giải trình trước ban giám đốc về các nghiệp vụ kế toán tài chính .
+ Theo dõi các hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty .
+ Thực hiện các thủ tục pháp lí trong giao dịch với cơ quan thuế , ngân hàng , cơ quan hải quan , phòng đăng kí kinh doanh .
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc đầu tư, sử dụng các nguồn vốn quỹ, các chế độ liên quan đến đời sống, phúc lợi của cán bộ công nhân viên.
+ Theo dõi tình hình tăng giảm Tài sản cố định , thực hiện trích khấu hao , thanh lý , nhượng bán , cho thuê tài sản cố định của công ty.
Cụ thể, kế toán trưởng của công ty CPSX & TM An Phú là: Bà Trần Thị Thi Anh
Giúp việc cho kế toán trưởng là các chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên.
- Kế toán bán hàng (Kiêm kế toán thanh toán, kế toán lương):
+ Theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả cho từng đối tượng, nhập số liệu vào máy tính.Lập các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để theo dõi các khoản tạm ứng.
+ Có nhiệm vụ theo dõi tình hình doanh thu của công ty và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ doanh thu.
+ Theo dõi thanh toán lương , bảo hiểm xã hội và các khoản khác cho người lao động trong công ty.
+ Hạch toán và lên các báo cáo kế toán, báo cáo thuế
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (Kiêm kế toán thuế, kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận ).
+Theo dõi mọi hoạt động thu chi quỹ tiền mặt.
+ Theo dõi TGNH, giao dịch với các ngân hàng để đảm bảo vốn lưu động cho công ty.
+ Thực hiện các lệnh chuyển tiền, thanh toán với các công ty qua ngân hàng.
+ Hạch toán và lên các báo cáo kế toán, báo cáo thuế.
- Thủ quỹ:
+ Thu chi tiền mặt theo các chứng từ thu chi khi có đầy đủ các thủ tục hợp li ( chữ kí của kế toán trưởng , giám đốc ..).
+ Vào sổ quỹ hàng ngày theo các chứng từ thu chi , tính số dư tồn quỹ hàng ngày. Cuối tháng kiểm quỹ, đối chiếu số tồn quỹ trên sổ sách kế toán và số tồn quỹ thực tế. Đối chiếu số dư tồn quỹ với kế toán tiền mặt, TGNH.
+Trả lương, thưởng và các khoản liên quan cho công nhân viên.
Để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ trên, và phù hợp với quy mô của công ty thì phòng kế toán của công ty gồm có 4 người được phân công theo phần hành tương ứng ở trên, chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị. Các nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ thành thạo và lòng nhiệt tình trong công việc. Cùng với sự bố trí phân công công tác và sự trợ giúp của các phần mềm kế toán,máy vi tính đã góp phần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo cung cấp số liệu kế toán một cách nhanh chóng và chính xác cho công tác quản lý.
b.Đặc điểm hệ thống chứng từ:
Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được sử dụng tuân theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Với quyết định này chứng từ của công ty bao gồm:
- Phần hành TSCĐ: Biên bản tăng giảm TSCĐ, Sổ chi tiết TK 211, 214
- Phần hành tiền lương: Bảng chấm công, hợp đồng lao động, bảng thanh toán lương.
- Phần hành vốn bằng tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo Nợ, giấy báo Có, lệnh chuyển tiền, sổ phụ, séc ….
- Phần hành tiêu thụ: Hoá đơn GTGT
- Phần hành lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Phiếu kế toán
- Phần hành nợ phải thu, phải trả: Biên bản đối chiếu công nợ…
- Phần hành về hàng tồn kho: Phiếu XK, NK, biên bản kiểm kê hàng hoá.
c. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản:
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được sử dụng tuân theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Với quyết định này tài khoản của công ty bao gồm: các tài khoản theo quyết định, tuy nhiên những tài khoản mà công ty hay dùng bao gồm:
* Loại 1: 1111, 1121, 131, 133 (1331), 138 (1381, 1388), 141, 142, 144, 156 (1561).
* Loại 2-TSCD: 211, 214
* Loại 3-No phai tra: 311, 315, 331, 333 (3331 (33311, 33312), 3332, 3333, 3334), 334, 335, 338 (3381, 3388), 341, 342, 344
*Loại 4-NVCSH: 412, 411
* Loại 5-Doanh thu: (5111, 5115), 515, 521, 531, 532
* Loại 6-chi phi kinh doanh: 632, 635, 641 (6421, 6428), 642
Và các tài khoản: 711, 811, 911
* Công ty không sử dụng bất kỳ tài khoản ghi đơn nào
Nhận xét: Như vậy đối với một doanh nghiệp XNK như An Phú thì việc sử dụng hệ thống tài khoản như trên còn chưa chặt chẽ vì công ty không sử dụng các tài khoản dự phòng (dẫn đến chi phí không ổn định), các tài khoản ghi đơn tài khoản 1562 (dẫn đến không có tài khoản để hạch toán chi phí thu mua hàng hoá), tài khoản 3382, 3383 (dẫn đến không hạch toán BHYT, BHXH), tài khoản 153 (không quản lý chi tiết phần hành công cụ dụng cụ), Tài khoản 413 (Không đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính)
d. Đặc điểm vận dụng sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký chung được thực hiện trên máy vi tính. Sổ kế toán mà công ty đang sử dụng là:
Hệ thống sổ kế toán của công ty bao gồm: Sổ kế toán chi tiết và Sổ kế toán tổng hợp
- Hệ thống sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản theo từng đối tượng
+ Sổ TSCĐ ( 211, 214...)
+ Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả.
+ Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay theo từng đối tượng công nợ
+ Sổ chi tiết thanh toán với : Người mua, người bán, với ngân sách nhà nước.
- Hệ thống sổ tổng hợp: Sổ NKĐB, NKC, Sổ cái các TK
Trình tự ghi sổ:
Chứng từ
Gốc
Sổ quỹ
Nhật ký
đặc biệt
Nhật ký
chung
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Sổ cái
Sổ tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo
kế toán
Còn đối với trường hợp vi tính hoá (Như ở công ty) thì từ các chứng từ hàng ngày kế toán cập nhật vào máy, phần mềm kế toán máy sẽ tự động xử lý thành Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ cái…Cụ thể biểu hiện qua sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Nhập chứng từ vào máy
Chứng từ trên máy
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ cái TK
- Sổ chi tiết
- BCTC
- Các báo cáo khác
Xử lý phần mềm trên MVT
e. Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán:
- Báo cáo kế toán do Nhà nước qui định bao gồm :
+ Bảng cân đối kế toán- BM 01
+ Báo cáo kết quả kinh doanh – BM 02
Hàng quý công ty lập hai báo cáo này và cuối năm lập thêm Thuyết minh báo cáo tài chính – BM 09, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – BM 03 . Các báo cáo này có giá trị khi có chữ kí đầy đủ của kế toán trưởng và giám đốc .
Ngoài ra còn có những báo cáo nộp cho cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lí vốn : Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế GTGT, tờ khai hàng nhập khẩu.
- Báo cáo kế toán do doanh nghiệp quy định nhằm phục vụ cho công tác quản trị nội bộ gồm:
+ Báo cáo tổng hợp tăng giảm tài sản cố định
+ Báo cáo tình hình công nợ
+ Báo cao tình hình công nợ
+ Báo cáo nộp ngân sách
+ Báo cáo nguồn vốn
+ Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
+ Báo cáo doanh thu bán hàng
II. HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CPSX&TM HOÁ CHẤT AN PHÚ
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (Tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển (Kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ…).
Nắm bắt được vai trò quan trọng của tiền, đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại, vốn và quay vòng vốn là những yếu tố hết sức quan trọng quyết định chu kỳ kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty An Phú đã rất chú trọng đến vấn đề quản lý và hạch toán vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền của công ty gồm: Tiền mặt tại quỹ, TGNH (chỉ theo dõi VNĐ), khi cần ngoại tệ để thanh toán công ty sẽ mua lại ngoại tệ của ngân hàng.
* Nguyên tắc quản lý tiền: Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước sau đây:
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phản ánh.
- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo Đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng, bạc, đá quý (theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ tuổi, kích thước, giá trị…)
- Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài việc theo dõi chi tiết theo nguyên tệ còn phải được quy đổi về “Đồng Việt Nam” để ghi sổ. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà Ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra “Đồng Việt Nam” thì thống nhất quy đổi qua đồng USD
* Nhiệm vụ hạch toán vốn bằng tiền:
- Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu, chi và tình hình của từng loại vốn bằng tiền, kiểm tra, quản lý nghiêm ngặt việc các loại vốn bằng tiền nhằm đảm bảo an toàn cho tiền tệ, phát hiện ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ các chế độ, quy đinh các thủ tục quản lý về vốn bằng tiền và đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, tạm ứng và trả trước
1. Hạch toán tiền mặt:
a. Chứng từ sử dụng:
Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến quỹ tiền mặt của công ty là: Thu tiền bán hàng, thanh toán tiền hàng…phục vụ cho HĐKD của công ty nên chứng từ gồm:
- Chứng từ mệnh lệnh: Hoá đơn GTGT, Hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ.
- Chứng từ thực hiện: Phiếu thu, biên lai thu tiền.
b. Hạch toán chi tiết
Công ty An Phú giữ lại một số tiền mặt trong hạn mức quy định để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên. Mọi khoản thu, chi tiền mặt đều phải có phiếu thu, phiếu chi và phải có đủ chữ ký của người thu. người nhận, người cho phép nhập, xuất quỹ (Giám đốc hoặc người được uỷ quyền và kế toán trưởng). Sau khi đã thu, chi tiền, Thủ quỹ đóng dấu “ Đã thu tiền” hoặc “ Đã chi tiền” vào chứng từ. Cuối ngày Thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ thu, chi để chuyển cho kế toán tiền mặt ghi sổ. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý, nhập và xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ. Hàng ngày, Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu với số liệu của Sổ quỹ, Sổ kế toán. Nếu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán phải tự kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị giải quyết. Kế toán tiền mặt sau khi nhận được báo cáo quỹ (Có kèm theo các chứng từ gốc) do Thủ quỹ chuyển đến phải kiểm tra chứng từ và cách ghi chép trên báo cáo quỹ rồi tiến hành định khoản. Sau đó mới ghi vào sổ quỹ tiền mặt (Nhập chứng từ vào máy) theo trình tự phát sinh của các khoản thu, chi (Nhập, xuất) tiền mặt, tính ra số tồn quỹ vào cuối ngày. Cuối mỗi tháng, kế toán trưởng sẽ tiến hành kiểm quỹ đối chiếu số tiền thực tế với sổ sách có liên quan đến quỹ tiền mặt đồng thời lập biên bản kiểm quỹ.
Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến quỹ tiền mặt phát sinh rất nhiều, một số nghiệp vụ kinh tế tuy thời gian xảy ra khác nhau nhưng về nội dung kinh tế thì giống nhau như là cùng thu tiền bán hàng, cùng rút tiền gửi về quỹ tiền mặt, cùng mua dầu, cùng thanh toán lương…Như vậy, những nghiệp vụ kinh tế có nội dung giống nhau thì hạch toán giống nhau, còn các nghiệp vụ phát sinh tuy nội dung kinh tế có khác nhau (Khác nhau về chứng từ gốc đơn xin tạm ứng của nghiệp vụ tạm ứng, giấy báo Nợ của ngân hàng của nghiệp vụ rút tiền gửi về quỹ tiền mặt…). Nhưng chúng đều có điểm chung là đều được ghi vào Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết tiền mặt dựa vào các chứng từ Phiếu thu, Phiếu chi, do vậy vì hạn chế về mặt thời gian nên em chỉ xin lấy ví dụ một vài nghiệp kinh tế tiêu biểu để minh hoạ cho hạch toán quỹ tiền mặt.
Các hoạt động liên quan đến tiền bao gồm: Thu và chi tiền mặt.
b.1. Hạch toán thu tiền mặt:
Tiền mặt tăng chủ yếu từ hoạt động kinh doan
Ví dụ 1: Thu tiền bán hàng của công ty Lạc Hồng ngày 16/12/2005.
Đối với nghiệp vụ này công ty tiến hành ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ TK 1111
Có TK 1311
Căn cứ vào HĐGTGT, bộ phận bán hàng của công ty sẽ thu tiền và lập phiếu thu chuyển cho thủ quỹ, khi thủ quỹ nhận được chứng từ (Phiếu thu này) sẽ vào sổ quỹ tiền mặt rồi chuyển cho kế toán tiền mặt vào Sổ chi tiết TK 1111 (Thực ra kế toán chỉ nhập chứng từ, sau đó phần mềm kế toán tự động lên các sổ chi tiết).
Đơn vị: An Phú
Quyển số:…
Mẫu số 01-TT
Địa chỉ: TH-HN
Số: 248
QĐ số:1141-TC/QĐ/CĐKT
Telefax:…
Ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Phiếu thu
Nợ TK 1111
Ngày 16 tháng 12 năm 2005
Có TK 1311
Họ và tên người nộp tiền: Nhân viên kinh doanh Thiều Hiền
Địa chỉ: Công ty An Phú
Lý do nộp: Thu tiền hàng-công ty Lạc Hồng
Số tiền: 30.797.500 (Viết bằng chữ): Ba mươi triệu bảy trăm chín mươi bảy nghìn năm trăm đồng. /.
Kèm theo…………...Chứng từ gốc
……………………..Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) Ba mươi triệu bảy trăm chín mươi bảy nghìn năm trăm đồng./.
Ngày 16 tháng 12 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên, đóng dấu )
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Người lập phiếu
(ký, họ tên)
Người nộp
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
b.2 Hạch toán chi tiền mặt:
Tiền mặt giảm chủ yếu do hoạt động kinh doanh, cụ thể do chi mua hàng hoá nội địa, do thanh toán cước vận chuyển…Ta xét một ví dụ điển hình cho HĐKD như sau:
Ví dụ 2: Thanh toán tiền hàng cho công ty Tân Long Vân ngày 15/12/2005.
Đối với nghiệp vụ này kế toán tiến hành ghi sổ theo bút toán
Nợ TK 3311-TLV
Có TK 1111
Từ HĐGTGT kế toán thanh toán Thiều Hiền sẽ viết phiếu chi thanh toán tiền mua hàng cho công ty Tân Long Vân, sau đó chuyển cho thủ quỹ ghi sổ và cuối cùng chuyển đến cho kế toán tiền mặt nhập chứng từ vào máy và phần mềm kế toán máy sẽ tự động tổng hợp lên sổ chi tiết.
Đơn vị: An Phú
Quyển số:…
Mẫu số 01-TT
Địa chỉ: TH-HN
Số: 482
Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Telefax:…
Ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Phiếu chi
Nợ TK 3311
Ngày 15 tháng 12 năm 2005
Có TK 1111
Họ và tên người nhận tiền: Nhân viên Thiều Hiền
Địa chỉ: Công ty An Phú
Lý do chi tiền: Thanh toán tiền hàng-Cty Tân Long Vân
Số tiền: 150.000.000. (Viết bằng chữ): Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn./.
Kèm theo………………..Chứng từ gốc……………….
…………………………..Đã nhận đủ số tiền ( Viết bằng chữ ) Một trăm năm mươi._. triệu đồng chẵn./.
Ngày 15 tháng 12 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên, đóng dấu )
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Người lập phiếu
(ký, họ tên)
Người nộp
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Từ phiếu thu và phiếu chi này, thủ quỹ tiến hành ghi vào Sổ quỹ tiền mặt:
STT
Ngày tháng
Sổ quỹ tiền mặt
Tháng 12/2005
Nội
dung
TKĐƯ
SDĐK
Số tiền bằng chữ
Ký
duyệt
Ký
nhận
Số Dư
Thu
Chi
1
01/12/2005
SDĐK
Năm triệu bảy mươi tám nghìn ba trăm sáu mươi bảy nghìn sáu trăm năm mươi hai nghìn đồng
578.367.652
2
01/12/2005
Rút tiền NH
Sacombank
1121
250.00
0.000
Hai trăm năm mươi triệu đồng
chẵn
828.367.652
3
01/12/2005
Nộp tiền vào NH-NT
1121
370.000.000
Ba trăm bảy mươi triệu đồng chẵn
458.367.652
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
23
10/12/2005
Gửi SMS đi TP HCM
6428
15.000
Mười lăm ngàn đồng chẵn
806.277.502
…
…
…
…
….
…
…
…
…
…
34
15/12/2005
Thanh toán tiền hàng-Cty TLV
3311
150.000.000
Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn
916.173.502
35
15/12/2005
Mua dầu Diezel ngày 10/12/2005
133111
36.500
Ba mươi sáu ngàn năm trăm đồng
915.739.502
…
….
….
…
…
…
…
…
…
…
41
16/12/2005
Thu tiền hàng –Cty Lạc Hồng
1311
30.797.500
Ba mươi ngàn bảy trăm chín mươi bảy ngàn đồng năm trăm đồng
796.137.802
..
…
…
…
…
…
….
…
…
…
63
25/12/2005
Trả trước tiền hàng Parafin- Cty Hoa Thuận
3311
100.000.000
Một trăm triệu đồng chẵn
128.189.602
64
27/12/2005
Rút tiền Sacombank
1121
100.000.000
Một trăm triệu đồng chẵn
228.189.602
…
….
…
…
…
…
…
…
….
..
68
30/12/2005
Tất toán tài khoản NH Đông Nam á
1121
4.703.000
Bốn triệu bảy trăm linh ba nghìn đồng chẵn
482.892.602
…
…
…
….
…
…
….
….
…
…
72
30/12/2005
Thưởng tết dương lịch
6421
3.000.000
Ba triệu đồng chẵn
149.892.602
73
30/12/2005
Trả lương doanh nghiệp T12
334
26.852.000
Hai mươi sáu triệu tám trăm năm mươi hai ngàn đồng chẵn
123.040.602
Mang sang
Tông PS
2.428.440.500
2.883.767.550
PS luỹ kế
85.087.644.061
87.283.225.131
SDCK
123.040.062
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Thủ quỹ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
Sau khi thủ quỹ vào sổ quỹ xong sẽ chuyển cho kế toán tiền mặt để vào sổ chi tiết tài khoản 1111. (Kế toán tiền mặt nhập chứng từ vào máy và phần mềm kế toán máy sẽ tự động tổng hợp nên sổ chi tiết tài khoản 1111). Số liệu tháng 12/2005:
Công ty Cổ phần SX&TM An Phú
Sổ chi tiết tài khoản 1111
MST: 0101179794
Tháng 12/2005
Số CT
Ngày Công ty
Ngày GS
Diễn giải
Đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
SDĐK
578.367.652
PT 238
01/12/2005
01/12/2005
Rút tiền NH Sacombank
1121
250.000.000
828.367.652
PT 243
13/12/2005
13/12/2005
Rút tiền NHNgoại thương Ba Đình
1121
100.000.000
1.005.833.502
PT 244
14/12/2005
14/12/2005
Thu tiền hàng-Cty Thái Bình Dương
1311
7.800.000
1.013.633.502
PT 245
14/12/2005
14/12/2005
Thu tiền hàng-Cty Thaái Bình Dương
1311
25.000.000
1.038.633.502
PT 246
14/12/2005
14/12/2005
Rút tiền Sacombank-SGD Hà Nội
1121
20.000.000
1.058.633.502
…
…
…
…
…
…
….
…
PC 471
14/12/2005
14/12/2005
Thanh toán in lịch tết
6428
2.600.6000
1.066.173.502
PC 472
15/12/2005
15/12/2005
Thanh toán tiền hàng-Cty Tân Long Vân
3311
150.000.000
916.173.502
…
…
…
…
…
…
…
…
PT 248
16/12/2005
16/12/2005
Thu tiền hàng-Cty Lạc Hồng
1311
30.797.500
796.137.802
…
…
…
…
…
…
…
…
PC 485
21/12/2005
21/12/2005
Phí chuyển tiền HYên
6428
25.000
225.689.602
PC 486
21/12/2005
21/12/2005
Mua văn phòng phẩm
6428
405.000
225.284.602
PT 253
22/12/2005
22/12/2005
Nộp tiền vào TK CN NH N0&PTNT Q.An
1121
15.000.000
210.284.602
….
….
….
….
….
….
…
…
PT 257
30/12/2005
30/12/2005
Tất toán tài khoản ngân hàng ĐNA
1121
4.703.000
482.892.602
PC 493
30/12/2005
30/12/2005
Thanh toán cước vận chuyển-Cty đường sắt
3311
200.000.000
282.892.602
PC 495
30/12/2005
30/12/2005
Nộp tiền vào ngân hàng Quảng An
1121
30.000.000
252.892.602
PC 495
30/12/2005
30/12/2005
Thanh toán cước vận chuyển–Cty đường sắt
3311
100.000.000
152.892.602
PC 496
30/12/2005
30/12/2005
Thưởng tết dương lịch 2006
6421
3.000.000
149.892.602
PC 497
30/12/2005
30/12/2005
Trả lương doanh nghiệp T12/2006
334
28.852.000
123.040.602
Mang sang
Tổng phát sinh
2.428.440.500
2.883.767.550
Phát sinh luỹ kế
85.087.644.061
87.283.225.131
SDCK
123.040.602
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, cuối kỳ Kế toán trưởng sẽ kiểm kê quỹ và lập biên bản kiểm quỹ có đầy đủ chữ ký của Thủ quỹ, kế toán tiền mặt, kế toán trưởng.
Công ty CPSX & TM
hoá chất AN Phú
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Số 37/172-Âu Cơ-Tứ Liên-Tây Hồ-Hà Nội
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Biên bản kiểm quỹ tiền mặt
Hôm nay, vào lúc 17h ngày 16 tháng 01 năm 2006, tại Công ty Cổ Phần SX & TM Hoá chất An Phú, chúng tôi gồm:
- Bà : Trần Thị Thi Anh - Kế toán trưởng
- Bà : Nguyễn Thị Hiển -Thủ quỹ
Những người chịu trách nhiệm kiểm kê:
- Bà : Phan Thị Yến - Kế toán tiền mặt
Đã cùng nhau tiến hành kiểm quỹ thực tế như sau:
STT
Diễn giải
Số tờ
Thành tiền ( đồng)
I
Số dư theo sổ quỹ
123.040.062
II
Số kiểm kê thực tế
44.054.500
01
- Loại: 500.000 (đ )
8
4.000.000
02
- Loại: 100.000 (đ )
383
38.300.000
03
- Loại: 50.000 (đ )
35
1.750.000
04
- Loại: 20.000 ( đ )
05
- Loại: 5.000 ( đ )
06
- Loại: 2.000
02
4.000
07
- Loại: 1.000
08
- Loại: 500 ( đ )
01
500
III
Chênh lệch
80.000.000
- Lý do: Anh Cúc ứng ngoài: 50.000.000 ( đ ). Anh Quế ứng ngoài: 30.000.000 (đ ). Còn lại thừa 1.014.438 (đ) chưa rõ nguyên nhân.
Kết luận:
Qua kiểm kê thực tế, kế toán trưởng, thủ quỹ và những người chịu trách nhiệm thống nhất ký vào bản kiểm quỹ xác định số liệu trên là đúng.
Biên bản kết thúc vào lúc 17h30 ngày 16/01/2006
Kế toán trưởng
Trần Thị Thị Anh
Thủ quỹ
Nguyễn Thị Hiển
Người chịu trách nhiệm
Phan Thị Yến
Giám đốc
Nguyễn Văn Quế
c. Hạch toán tổng hợp tiền mặt:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi vào Nhật ký chung đồng thời ghi vào Sổ cái tài khoản liên quan.
Công ty Cổ phần SX&TM An Phú
Sổ Nhật ký chung
MST: 0101179794
Tháng 12/2005
STT
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn Giải
TK
PS Nợ
PS Có
Mang sang
24.762.895.302
24.762.895.302
1
PT 2945
01/12/2005
01/12/2005
Nhập 120 tấn xốp-Cty BM HN (L/C)
Giá mua hàng hoá
Phải trả cho người bán
1561
3311
571.140.000
571.140.000
2
PT 238
01/12/2005
01/12/2005
Rút tiền NH Sacombank-SGD Hà Nội
Tiền Việt Nam
NH Sài Gòn Thương Tín-SGD Hà Nội
111
112111
250.000.000
250.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
146
PC 472
15/12/2005
15/12/2005
Thanh toán tiền hàng-Cty TLV
Phải trả cho người bán
Tiền Việt Nam
3311
1111
150.000.000
150.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
159
PT 248
16/12/2005
16/12/2005
Thu tiền hàng-Cty Lạc Hồng
Tiền Việt Nam
Phải thu của người mua và người GT
1111
1311
30.797.500
30.797.500
…
….
….
….
…
….
…
…
400
141.01
31/12/2005
31/12/2005
Anh Lộc nộp thuế GTGT hàng NK hoàn
Thuế GTGT hàng NK phải nộp
Nguyễn Văn Lộc
333121
14101
15.947.000
15.947.000
Tổng PS
111.060.920.733
111.060.920.733
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Sổ cái
Tháng 12/2005
Tên tài khoản: Tiền mặt tại quỹ Số hiệu: 1111
§¬n vÞ tÝnh: VN§
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
SHTK
ĐƯ
Số PS
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
SDĐK
578.367.652
01/12/2005
PT 238
01/12/2005
Rút tiền NH Sacombank
1121
250.000.000
01/12/2005
PC 455
01/12/2005
Nộp tiền vào NH ngoại thương
1121
370.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
12/12/2005
PC 470
12/12/2005
Mua văn phòng phẩm
6428
422.000
13/12/2005
PT 243
13/12/2005
Rút tiền NH ngoại thương Ba Đình
1121
100.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
15/12/2005
PC 472
15/12/2005
Thanh toán tiền hàng-Cty Tân Long Vân
3311
150.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
16/12/2005
PT 248
16/12/2005
Thu tiền hàng-Cty Lạc Hồng
1311
30.797.500
16/12/2005
PC 477
16/12/2005
Nộp tiền vào NH Quảng An
1121
40.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
30/12/2005
PC 495
30/12/2005
Thanh toán cước vận chuyển
3311
100.000.000
30/12/2005
PC 496
30/12/2005
Thưởng tết dương lịch
6421
3.000.000
30/12/2005
PC 497
30/12/2005
Trả lương doanh nghiệp tháng 12/2005
334
26.852.000
SDCK
123.040.602
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên)
Quan hệ đối chiếu
Với sổ sách quỹ tiền mặt của công ty hiện nay nói chung là phù hợp và chặt chẽ trong quản lý, công ty không mở sổ chi tiết đối với từng loại tiền hiện có tại quỹ vì quỹ công ty có và chỉ quản lý duy nhất một loại tiền mặt là VNĐ. Chứng từ luân chuyển thì phù hợp đảm bảo các chế độ, các quy chế nguyên tắc hạch toán quỹ tiền mặt do nhà nước ban hành, qua sổ sách ta có thể thấy quan hệ đối chiếu số liệu giữa Thủ quỹ, kế toán tiền mặt và kế toán tổng hợp. Cụ thể, ở đây là Số dư trên sổ quỹ phải bằng số dư trên Sổ chi tiết tiền mặt và phải bằng số dư trên sổ cái tài khoản 1111 và bằng 123.040.602 (đ)
2. Hạch toán tiền gửi ngân hàng:
Công ty có tài khoản ở 12 ngân hàng khác nhau, tuy nhiên ta chỉ lấy ví dụ đối với ngân hàng ngoại thương chi nhánh cấp 2 Ba Đình và ngân hàng Sài Gòn thương tín-SGD Hà Nội làm tiêu biểu (NH thương mại CP Đông Nam á)
* Quy trình ghi sổ chi tiết
Vốn bằng tiền tại công ty An Phú bao gồm: một phần nhỏ tại quỹ (theo quy định) để chi tiêu còn lại công ty gửi ở 12 ngân hàng trong nước. Khi cần chi tiêu công ty làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền theo các thủ tục của ngân hàng. Kế toán TGNH mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi (tiền Việt Nam). Hàng ngày, khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Mọi sự chênh lệch giữa số liệu kế toán với số liệu của ngân hàng phải thông báo kịp thời để đối chiếu. Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì lấy số liệu ngân hàng làm chuẩn, phần chêch lệch tạm thời chuyển vào bên nợ TK 138 (1381 hoặc 1388) hay bên có TK 338 (3381 hoặc 3388). Sang tháng sau, sau khi đối chiếu với số liệu của ngân hàng, tìm được nguyên nhân sẽ điều chỉnh.
Hạch toán TGNH chủ yếu ở công ty đó là nhận tiền hàng do khách hàng trả, trả tiền hàng bằng ngoại tệ “ USD”, trả nợ, trả vay nợ, trả phí ngân hàng, mua ngoại tệ, rút TGNH về quỹ tiền mặt… Công ty sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty không sử dụng TK 007 để theo dõi ngoại tệ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ở các ngân hàng rất nhiều, nhưng trình tự hạch toán đều tương tự nhau như cùng gửi tiền vào ngân hàng, cùng mua ngoại tệ, cùng thanh toán tiền mua hàng… Còn các nghiệp vụ kinh tế tuy nội dung có phát sinh khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là đều được ghi vào Sổ chi tiết tiền gửi, Sổ tổng hợp chữ T. Như vậy, sau đây em chỉ xin đưa ra một số nghiệp vụ tiêu biểu để minh hoạ cho việc hạch toán TGNH.
2.1 Hạch toán TGNH là tiền VNĐ
a. Hạch toán chi tiết TGNH
a.1. Hạch toán tăng TGNH:
TGNH của công ty tăng từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác (biến động ít).
* Tăng từ hoạt động kinh doanh: Đối với hoạt động này, chứng từ thường được sử dụng là:
- Chứng từ mệnh lệnh: Uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản.
- Chứng từ thực hiện: Giấy báo có
Ta lấy một ví dụ về thu tiền bán hàng (tiêu biểu cho hoạt động kinh doanh) để thấy rõ quy trình hạch toán chi tiết tại công ty An Phú.
Ví dụ 3: Ngày 29/12/2005 Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Hà Tuyên chuyển tiền thanh toán lô hàng đã mua qua ngân hàng ngoại thương chi nhánh cấp 2 Ba Đình
Đối với nghiệp vụ này công ty tiến hành ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ TK 11202
Có TK 13111
Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng gửi đến, kế toán TGNH sẽ cập nhật chứng từ vào máy và phần mềm kế toán sẽ tự động tổng hợp lên sổ chi tiết tài khoản 112102.
Phiếu hạch toán
Vietcombank Hanoi ma VAT:0100112437006
002 WSBD04 20Mar0609:41:06 1605 CWS CA WDR CSH CHQ DEST 5685.0022 0-002-1-00-046973-4/04211
tAI KHOAN (ACCOUNT) SO TIEN (AMOUNT))
nợ (dEBIT): xN VAT LIEU NO CN HA TUYEN CHUYEN TIEN 405.800.000,00 vnd
có 1 (CREDIT 1):
có 2 (cREDIT 2): TIEN GUI NGAN HANG 405.800.000,00 VND
có 3: (CREDIT 3):
số TIềN BằNG CHữ: BốN TRĂM LINH NĂM TRIệU TáM TRĂM NGàN ĐồNG CHẵN
aMOUNT IN WORDS:
nộI DUNG: xn VậT LIệU Nổ cN HA TUYEN CHUYÊN TIEN
rEMARKS:
Thanh toán viên
Kiểm soát
Giám đốc
* Tăng từ hoạt động tài chính: Đối với hoạt động này chứng từ thường được sử dụng là:
- Chứng từ mệnh lệnh: Giấy nộp tiền.
- Chứng từ thực hiện: Sổ hạch toán chi tiết, giấy báo có.
Ta lấy một ví dụ về thu lãi tiền gửi để minh hoạ.
Ví dụ: Thu lãi tiền gửi ngày 31/12/2005 của ngân hàng ngoại thương cấp 2 Ba Đình.
Khi ngân hàng gửi giấy báo có trả lãi tiền gửi cho công ty, kế toán TGNH sẽ cập nhật chứng từ này vào máy và phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật lên sổ chi tiết.
Vietcombank
Chi nhanh Ha Noi
Giay bao co tra lai tien Mattv: 052
Ten don vi : Ctcp sx & TM hoa chat An Phu-An Phu Sjc So cif: 0260272
So tai khoan: 002.0.37.008270.0
Từ ngày Đến ngày Lãi xuất Tiền lãi
26/02/2006 25/03/2006 0.500000000 1.62
Tổng cộng 1.62
Thanh toán viên
Kiểm soát viên
Trưởng phòng
* Tăng từ hoạt động bất thường: Đây là hoạt động xảy ra không thường xuyên tại công ty An Phú, ta xét một ví dụ để thấy được quy trình hạch toán chi tiết đối với một hoạt động bất thường.
Ví dụ: Ngân hàng Đông Nam á trả lại tiền do thu thừa của công ty An Phú thanh toán L/C số DLC – 01050822 – 12 ngày 21/12/2005.
Từ sổ phụ tài khoản của ngân hàng Đông Nam á, kế toán TGNH sẽ vào sổ chi tiết tài khoản 112110
Với định khoản này kế toán công ty sẽ tiến hành ghi sổ với bút toán sau:
Nợ TK 112110
Có TK 711
Ngân hàng Tmcp đông nam á
ố sổ: 23
Hội sở
Sổ phụ tài khoản
Ngày 20/12/2005
tài khoản: 00004666/421110 – VND – 00
Tiền gửi thanh toán vnd – Cty CPsx&tm hoá chất an phú/tiền gửi k
Số Công ty
t/k đối ứng
ghi nơ
ghi có
noi dung
kt-atn00075
…
794,600.00
Trả lại khoản phí sai sót chứng từ đã thu thừa của công ty cpsx&tm hoá chất An Phú thanh toán L/C số DLC-01050822-12 theo bút toán ANV 00219 ngày 28/09/2005 (50 USD x TG: 15892)
Số dư đầu: 3,896,120.00
Doanh số: Ngày: 794,600.00
Tháng: 794,600.00
Năm: 4,272,032,154.00 4,272,032,154.00
Số dư cuối: 4,690,720.00
Thanh toán viên
Ngân hàng TMCp đông nam á
Số: KT-ATN00075
Hội sở
Ngày: 20/12/2005 12:56:08
0200253985
Giấy báo có
tài khoản: 00004666/421110-vnd-00
Tiền gửi thanh toán VND-Cty CPSX&TM Hóa chất An Phú/Tiền gửi không kỳ hạn
Sè tiÒn 794,600 VN§
Nội dung:
trả lại khoản phí sai sót chứng từ đã thu thừa
của công ty CP SX&TM Hoá chất An Phú
thanh toán L/c số dlc-01050822-12 theo bút
toán anv 00219 ngày 28/09/2005 (50 usd
x TG : 15892)
Số tiền bằng chứ: Bảy trăm chín mươi tư nghìn sáu trăm đồng
Lập phiếu
Kiểm soát
a.2. Hạch toán giảm TGNH:
TGNH cũng giảm chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
* Giảm từ hoạt động kinh doanh: Các hoạt động làm giảm TGNH (VNĐ) là: Uỷ nhiệm chi thanh toán tiền mua hàng, phí chuyển tiền (thanh toán cước điện thoại)…
Với các hoạt động này chứng từ bao gồm:
- Chứng từ mệnh lệnh: Uỷ nhiệm chi, Hoá đơn GTGT, hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ
- Chứng từ thực hiện: Giấy báo nợ của ngân hàng
Công ty viết uỷ nhiệm chi cho ngân hàng đề nghị trích từ tài khoản của công ty để thanh toán cho khách hàng,khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán TGNH cập nhật chứng từ vào máy và phần mềm kế toán sẽ tự động lên sổ chi tiết.
Ta xét một ví dụ điển hình làm giảm TGNH từ HĐKD.
Ví dụ 4: Công ty viết uỷ nhiệm chi cho Ngân hàng Ngoại thương CN cấp 2 Ba Đình thanh toán cho ngân hàng Sacombank.
Với nghiệp vụ này chứng từ sử dụng là:
- Chứng từ mệnh lệnh: Hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng hóa
- Chứng từ thực hiện: Uỷ nhiệm chi, Giấy báo nợ
Vietcombank
Uỷ nhiệm chi-payment order
Ngày (Date) 08/12/2005
Đề nghị ghi nợ tài khoản (Please Debit account:) Số tiền (with amount): Phí NH (Bank charges)
Số TK (A/C No): 0021000469734 Bằng số (In figures): 100.000.000 Phí trong
?
Tên TK (A/C name): Cty CPSX&TM Hoá Chất AP Including
Bằng chữ: (In words): Một trăm triệu đồng chẵn
Địa chỉ: (Adress): 37/172, Au Co, Tu Lien, Ha Noi Phí ngoài
?
Tại NH (with Bank): Ngoại thương CN Ba Đình Excluding
Nội dung (Details of Payment): Thanh toán tiền hàng DCP
& Ghi có tài khoản (& Creadit account)
…. ……………………………………………………………………...
Số TK (A/C No): 42110104011
………………………………………………………………………
Tên tài khoản: (A/C name):
Kế toán trưởng ký Chủ tài khoản ký và đóng dấu
Địa chỉ: (Adress):
Chief Accountant Acc. Holder&Stamp
Tại NH (with bank):
Dành cho ngân hàng (For Bank’s Use only) Ma VAT
Thanh toán viên
Kiểm soát
Giám đốc
phiếu hạch toán
Vietcombank Hanoi ma VAT:0100112437006
002 WSBD04 20Mar0609:41:06 1605 CWS CA WDR CSH CHQ DEST 5685.0022 0-002-1-00-046973-4/04211
tAI KHOAN (ACCOUNT) SO TIEN (AMOUNT))
nợ (dEBIT): 04211 0-002-1-00-0469734 CTCP SX&TM Hoa chat An phu sjc 100.000.000VNĐ
có 1 (CREDIT 1):
có 2 (cREDIT 2): tiền gửi ngân hàng sacombank 100.000.000 VNĐ
có 3: (CREDIT 3):
Số tiền bằng chữ Một trăm triệu đồng chẵn
AMOUNT IN WORDS:
NỘI DUNG: uỷ nhiệm chi-nh sacombank
REMARKS:
Thanh toán viên
Kiểm soát
Giám đốc
Ví dụ 5: Thanh toán cước điện thoại T/11 qua ngân hàng ngoại thương Ba Đình
Với nghiệp vụ này thì chứng từ sử dụng là:
- Chứng từ mệnh lệnh: Hoá đồng cung cấp dịch vụ hàng hoá, HĐGTGT
- Chứng từ thực hiện: Giấy báo Nợ của ngân hàng
Phiếu hạch toán
Vietcombank Hanoi ma VAT:0100112437006
002 WSBD04 20Mar0609:41:06 1605 CWS CA WDR CSH CHQ DEST 5685.0022 0-002-1-00-046973-4/04211
tAI KHOAN (ACCOUNT) SO TIEN (AMOUNT))
nợ (dEBIT): 04211 0-002-1-00-0469734 CTCP SX&TM Hoa chat An phu sjc 444.396 vnd
có 1 (CREDIT 1):
có 2 (cREDIT 2): chi phí quản lý 444.396 VND
có 3: (CREDIT 3):
Số tiền bằng chữ: bốn trăm bốn mươi bốn ngàn ba trăm chín mươi sáu đồng
AMOUNT IN WORDS:
NỘI DUNG: thanh toán tiền điện thoại tháng 11/2005
REMARKS:
Thanh toán viên
Kiểm soát
Giám đốc
Ví dụ 6: Ngày 19/12/2005 nộp thuế GTGT hàng NK qua ngân hàng SG TT
Với nghiệp vụ này thì chứng từ sử dụng là:
- Chứng từ mệnh lệnh: Hợp đồng ngoại, tờ khai hàng nhập khẩu
- Chứng từ thực hiện: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản, giấy báo Nợ.
Với nghiệp vụ này kế toán tiến hành ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ TK 333121
Có TK 112111
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
bằng chuyển khoản
Mẫu số C1-03/NS
Ban hành theo QĐ số 130/2003/QĐ-BTC
ngày 18/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Liên 1: Lưu tại gốc
Sê ri: BQ/2004
Số: 0012704
Tên đối tượng nộp tiền:……………..Mã số đối tượng nộp tiền………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………... Phần kho bạc nhà nước ghi
Đề nghị ngân hàng (KBNN): Trích tài khoản số 1260202000992
Để nộp NSNN vào tài khoản của Kho bạc Nhà Nước TP Lào Cai tại Ngân hàng…….. Nợ TK……………………………
Cơ quan thông báo thu: HQ Cửa khẩu Lào Cai Mã số cơ quan thu: 741010002002…. Có TK……………………………
Tờ khai hải quan số: 334 ngày 19/12/2005
Nội dung các khoản nộp ngân sách Nhà Nước (ghi theo thông báo thu):
Kho bạc nhà nước ghi
STT
Nội dung khoản nộp
Chương
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Số tiền
Mã nguồn
Mã điều tiết
Nộp thuế GTGT hàng Nhập khẩu
154 B
07
01
014
03
21.771.968
Cộng
21.771.968
Tổng số tiền ghi bằng chữ: Hai mươi mốt triệu bảy trăm bảy mươi mốt nghìn chín trăm sáu mươi tám đồng chẵn./.
……………………………………………………………………………………………………………………….
Đối tượng nộp
Ngân hàng phục vụ đối tượng nộp
Ngân hàng phục vụ KBNN
Kho bạc nhà nước
Ngân hàng sài gòn thương tín
SGD-hà nội
mst: 0301103908032 Phiếu chuyển khoản Số: tt0608000014
Sacombank LP: ID3016
Tên tài khoản nợ: Công ty CPSXTM Hoá chất an phú Tài khoản ghi nợ
Số tiền bằng chữ:hai mươi mốt triệu bảy trăm bảy mươi 851110000405
mốt nghìn chín trăm sáu mươi tám đồng số tiền ghi nợ
21,771,968 VNĐ
Số cnnd/mst ngày cấp: nơi cấp:
Tên tài khoản có: nộp thuế gtgt hàng nk Tài khoản ghi có
Số tiền bằng chữ: hai mươi mốt triệu bảy trăm bảy mươi 851110000405
mốt nghìn chín trăm sáu mươi tám đồng số tiền ghi có
21,771,968 VNĐ
nội dung: nộp thuế gtgt hàng nhập khẩu
Thanh toán viên
Kiểm soát
Giám đốc
* Giảm từ hoạt động tài chính: Hoạt động tài chính thường xảy ra làm giảm TGNH (VNĐ) của công ty An Phú là: Trả lãi tiền vay (Bởi vì nguồn vốn của công ty chủ yếu là tiền vay, nên tiền vay là một yếu tố rất quan trọng trong vốn bằng tiền của công ty). Do vậy chứng từ thường được sử dụng trong trường hợp này là:
- Chứng từ mệnh lệnh: Hợp đồng vay
- Chứng từ thực hiện: Giấy báo nợ
Định kỳ (hàng tháng), khi ngân hàng chuyển giấy báo nợ thu lãi tiền vay, kế toán TGNH nhập số liệu vào máy tính và phần mềm kế toán sẽ tự động tổng hợp lên sổ chi tiết.
Ví dụ 7: Trả lãi tiền vay ngân hàng ngoại thương Ba Đình ngày 27/02/2005.
Giấy báo nợ trả lãi tiền vay
Mattv: 014
Ngày 27/12/2005
Tên đơn vị: ctcp sx & tm hoa chat an phu-an phu sjc
So cif: 0260272
So tai khoan: 002.7.37.007610.4
so hop dong: 244/05/nhnt.bd
Tu ngay Đến ngày Lai suat Tien lai LS phat Lai phat
28/11/2005 27/12/2005 0.0000000
Cong
Tong lai
Thanh toan vien
Kiem soat vien
Truong phong
Như vậy, từ các giấy báo có, giấy báo nợ kế toán TGNH vào Sổ chi tiết
TGNH tại Ngân hàng ngoại thương (112102), Ngân hàng Sacombank (112111), Ngân hàng Đông Nam á (112110)
Công ty Cổ phần SX&TM An Phú
Sổ chi tiết tài khoản
MST: 0101179794
Tháng 12/2005
112102-Ngân hàng ngoại thương CN cấp 2 Ba Đình
Số CT
Ngày Công ty
Ngày GS
Diễn giải
Đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
SDĐK
101.024.081
PC 455
01/12/2005
01/12/2005
Nộp tiền vào NH ngoại thương BĐ
1111
370.000.000
471.024.081
PC 456
01/12/2005
01/12/2005
Nộp tiền vào NH ngoại thương BĐ
1111
20.000.000
491.024.081
…
…
…
….
…
….
…
…
NT 0212.1
02/12/2005
02/12/2005
XN vận tải Sông biển HP chuyển tiền
1311
100.000.000
101.945.331
PC 457
02/12/2005
02/12/2005
Nộp tiền vào NH ngoại thương
1111
10.000.000
111.945.331
NT 0212.2
02/12/2005
02/12/2005
Phí chuyển tiền
133111
166.971
111.778.360
…
…
…
…
…
…
…
…
NT 0812.1
08/12/2005
08/12/2005
UNC-NH Sacombank
1121
100.000.000
10.108.650
NT 0812.2
08/12/2005
08/12/2005
Phí chuyển tiền
6428
3.300
10.105.350
NT 1512
15/12/2005
15/12/2005
XN vận tải Sông biển HP chuyển tiền
1311
193.500.000
298.479.860
…
…
…
…
…
…
…
…
NT 2612.3
26/12/2005
26/12/2005
Thanh toán cước điện thoại T11
6428
444.396
17.570.074
…
…
…
….
…
…
….
….
NT 2712
27/12/2005
27/12/2005
Trả lãi tiền vay NH ngoại thương
635
9.710.582
7.851.902
NT 2912.1
29/12/2005
29/12/2005
XN vật liệu nổ Hà Tuyên chuyển tiền
1311
405.800.000
413.651.902
NT 3112
31/12/2005
31/12/2005
Lãi tiền gửi
515
276.786
413.928.688
Tổng PS
1.299.576.786
986.672.179
PS luỹ kế
21.892.038.222
21.690.572.565
SDCK
413.928.688
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Công ty Cổ phần SX&TM An Phú
Sổ chi tiết tài khoản
MST: 0101179794
Tháng 12/2005
112111-NH Sài Gòn Thương tín-SGD Hà Nội
Số CT
Ngày Công ty
Ngày GS
Diễn giải
Đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
SDĐK
501.650.668
PT 238
01/12/2005
01/12/2005
Rút tiền NH Sacombank
1111
250.000.000
251.650.668
SA-SGD0112
01/12/2005
01/12/2005
Phí mở L/C
133111
267.228
251.383.440
SA-SGD0112
01/12/2005
01/12/2005
Phí mở L.C
6428
2.672.272
248.711.168
SA-SGD0612
06/12/2005
06/12/2005
XN VLCN Hà Tuyên chuyển tiền
1311
110.000.000
358.711.168
…
…
…
…
…
…
…
…
A-SGD1212.1
12/12/2005
12/12/2005
Phí TT LC-Cty Hoa Ninh
133111
258.109
134.908.919
A-SGD1212.1
12/12/2005
12/12/2005
Phí TT LC-Cty Hoa Ninh
6428
2.581.091
132.327.828
…
…
…
…
…
…
…
…
A-SGD1912.5
19/12/2005
19/12/2005
Nộp thuế GTGT Hàng NK; TK2886
333121
21.771.968
517.988.452
A-SGD1912.6
19/12/2005
19/12/2005
Phí chuyển tiền
6428
25.000
517.963.452
PC 480
20/12/2005
20/12/2005
Nộp tiền vào NH Sacombank
1111
100.000.000
617.963.452
PC 481
20/12/2005
20/12/2005
UNC-NH Sacombank Hưng Yên
1121
780.000.000
17.963.452
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng phát sinh
8.080.132.988
7.406.246.722
PS luỹ kế
19.155.249.087
17.979.712.153
SDCK
1.175.536.934
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Công ty Cổ phần SX&TM An Phú
Sổ chi tiết tài khoản
MST: 0101179794
Tháng 12/2005
112110-Ngân hàng TMCP Đông Nam á
Số CT
Ngày Công ty
Ngày GS
Diễn giải
Đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
SDĐK
3.896.120
ĐA2012
20/12/2005
20/12/2005
Thu lại phí sai sót chứng từ do NH thu thừa
711
794.600
4.690.720
Đ3012
30/12/2005
30/12/2005
Lãi tiền gửi
515
12.483
4.703.203
PT 257
30/12/2005
30/12/2005
Tất toán tài khoản NH Đông Nam á
1111
4.703.000
203
Tổng phát sinh
807.083
4.703.000
PS luỹ kế
4.276.735.357
4.276.735.154
SDCK
203
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
b. Hạch toán tổng hợp TGNH:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tổng hợp nhập vào máy và phần mềm kế toán máy sẽ tự động tổng hợp nên sổ Nhật ký chung và sổ Cái các tài khoản.
Công ty Cổ phần SX&TM Hoá chất An Phú
Sổ nhật ký chung
MST: 0101179794
Tháng 12/2005
STT
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
Tài khoản
PS nợ
PS có
1
TK 2945
01/12/2005
01/12/2005
Nhập 120 tấn xốp-Biên Mậu Hoa Ninh (L/C)
Giá mua hàng hoá
Phải trả cho người bán
1561
3311
571.140.000
571.140.000
…
…
…
….
…
…
…
…
49
NT0812.1
08/12/2005
08/12/2005
UNC-NH Sacombank
NH Sài Gòn Thương tín
Ngân hàng ngoại thương
112111
100.000.000
100.000.000
50
NT0812.2
08/12/2005
08/12/2005
Phí chuyển tiền
Chi phí bằng tiền khác
Ngân hàng ngoại thương cấp 2 Ba Đình
6428
112102
3.300
3.300
…
…
…
…
…
…
…
…
193
A-SGD1912.5
19/12/2005
19/12/2005
Nộp thuế GTGT Hàng Nhập khẩu
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Ngân hàng Sài Gòn thương tín
333121
21.771.968
21.771.968
…
….
….
….
….
….
…
…
211
ĐA2012
20/12/2005
20/12/2005
Thu lại phí sai sót chứng từ do NH thu thừa
Ngân hàng TMCP Đông Nam á
Thu nhập khác
112110
711
794.600
794.600
…
…
…
…
…
…
…
…
299
NT2612.3
26/12/2005
26/12/2005
Thanh toán cước điện thoại tháng 11
Chi phí bằng tiền khác
Ngân hàng ngoại thương
6428
112102
444.396
444.396
…
…
…
…
…
…
…
…
312
NT2712.3
27/12/2005
27/12/2005
Trả lãi tiền vay ngân hàng ngoại thương
Lãi vay ngân hàng
Ngân hàng ngoại thương CN cấp 2 Ba Đình
63501
112102
9.710.582
9.710.582
…
…
…
…
…
…
…
…
331
NT2912.1
29/12/2005
29/12/2005
XN vật liệu nổ Hà Tuyên chuyển tiền
Ngân hàng ngoại thương
Phải thu của người mua và người giao thầu
112102
1311
405.800.000
405.800.000
…
…
…
…
…
…
…
…
368
NT3112
31/12/2005
31/12/2005
Lãi tiền gửi
Ngân hàng ngoại thương CN cấp 2 Ba Đình
Doanh thu từ hoạt động tài chính
112102
515
276.786
276.786
Tổng phát sinh
111.060.920.733
111.060.920.733
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Theo đúng quy trình từ sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành vào sổ Cái TK 1121, tuy nhiên phần mềm kế toán của công ty An Phú lại không cho phép in tổng hợp sổ 1121 vì khi đã mã hoá các ngân hàng chi tiết thì phần mềm kế toán không cho phép in tổng hợp như vậy. Khi muốn biết tổng số dư TGNH tại một thời điểm, kế toán công ty sẽ kiểm tra (gọi điện) số dư tài khoản tại các ngân hàng và tổng hợp lại.
2. Hạch toán TGNH là ngoại tệ:
Là một công ty xuất nhập khẩu nên việc thanh toán quốc tế là rất phổ biến. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà thường là TGNH và bằng ngoại tệ. Đối với các hoạt động phát sinh liên quan đến ngoại tệ, công ty An Phú sử dụng tỷ giá thực tế liên ngân hàng để hạch toán. Ta xét các ví dụ phát sinh của ngân hàng Sacombank-SGD Hà Nội (112206)
a. Hạch toán chi tiết TGNH:
a.1 Hạch toán tăng TGNH:
TGNH của công ty tăng chủ yếu từ hoạt động kinh doanh
* Tăng từ hoạt động kinh doanh: Các hoạt động làm tăng TGNH là ngoại tệ thường là: Mua ngoại tệ để trả tiền mua hàng, trong đăng ký kinh doanh của công ty có đăng ký hoạt động xuất khẩu và kế hoạch của Ban Giám đốc cũng là XK uỷ thác tuy nhiên từ khi thành lập đến nay công ty chưa thực hiện hoạt động XK uỷ thác nào.
Để thấy rõ được quy trình hạch toán chi tiết của công ty ta xét hai ví dụ tiêu biểu sau:
Ví dụ 8: Ngày 10/12/2005 mua 30.750$ của Ngân hàng Sài Gòn thương tín để trả cho công ty Hoa Ninh
- Chứng từ mệnh lệnh: Giấy đề nghị mua ngoại tệ
- Chứng từ thực hiện: Giấy báo có
Đối với nghiệp vụ này kế toán TGNH viết giấy đề nghị mua ngoại tệ sau đó gửi cho ngân hàng và khi nhận được giấy báo có của ngân hàng kế toán nhập chứng từ vào máy với bút toán:
Nợ TK 112206
Có TK 112111
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Giấy đề nghị mua ngoại tệ
Kính gửi: Ngân hàng Sài Gòn thương tín-SGD Hà Nội
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú
Địa chỉ: Số 37/172 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại 047195968
Chúng tôi đề nghị mua ngoại tệ với số lượng: 30,750.00 USD
(Bằng chữ: Ba mươi ngàn bảy trăm năm mươi đô la Mỹ)
Mục đích sử dụng (xin gạch chéo x vào ô thích hợp):
? Ký quỹ mở L/C tại ngân hàng…………
Cho hợp đồng nhập khẩu số……………..
? Thanh toán L/C số… tại ngân hàng
? Thanh toán tiền hàng bằng TT qua ngân hàng………. cho hợp đồng nhập khẩu số………………
Tờ khai hải quan số……………………………............................
? Trả nợ vay ngoại tệ cho ngân hàng
?………………………………………………………………….
Thanh toán
? Bằng tiền mặt
? Trích tài khoản của chúng tôi số …tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh cấp 2 Ba Đình.
? Chuyển vào tài khoản của NT CN cấp 2 Ba Đình số….tại ngân hàng……..
Đề nghị ngân hàng Sài Gòn thương tín CN Cấp 2 Ba Đình………
? Chuyển số ngoại tệ đã bán cho chúng tôi vào các tài khoản sau đây:
1……….Số……..Tại ngân hàng…………………._.
4,909,881,402
671,027,873
CK
123,040,602
2,496,833,369
14,197,530,564
657,800,126
DK-CK
2,195,581,070
(1,753,893,436)
(9,287,649,162)
13,227,747
TS
133
138
156
141
DK
69,089,673
4,299,047,137
226,746,071
CK
(3,502,499)
80,129,673
12,738,099,358
31,872,432
DK-CK
3,502,499
(11,040,000)
(8,439,052,221)
194,873,639
TS
142
144
211
214
DK
67,380,000
97,196,244
821,634,319
(99,904,316)
CK
101,721,956
486,958,800
821,634,319
(202,608,608)
DK-CK
(34,341,956)
(389,762,556)
-
102,704,292
NV
311
331
131
333
DK
1,764,006,559
9,943,140,974
1,457,794,985
(76,604,195)
CK
4,734,355,403
21,979,661,752
71,075,595
19,765,098
DK-CK
(2,970,348,844)
(12,036,520,778)
1,386,719,390
(96,369,293)
NV
334
411
421
DK
17,700,000
1,059,641,706
(42,020,021)
14,123,660,008
CK
17,700,000
4,547,032,042
159,920,202
31,529,510,092
DK-CK
-
(3,487,390,336)
(201,940,223)
Công ty Cổ Phần SX&TM An Phú
MST: 0101179794
Lưu chuyển tiền tệ Năm 2005 lập từ các sổ kế toán
Theo phương pháp gián tiếp ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
L.kế đến K.trước
Kỳ này
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
01
193.169.723
2. Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao TSCĐ
Các khoản dự phòng
Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư
Chi phí lãi vay
02
03
04
05
06
102.704.292
8.770.5000
150.334.249
3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động
Tăng, giảm các khoản phải thu
Tăng, giảm HTK
Tăng, giảm các khoản phải trả
Tăng, giảm chi phí trả trước
Tiền lãi vay đã trả
Thuế TNDN đã nộp
Tiền thu khác từ HĐKD
Tiền chi khác từ HĐKD
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
08
09
10
11
12
13
14
15
16
20
454.878.764
(10.681.906.053)
(8.439.052.221)
12.209.308.807
(34.341.956)
150.234.239
63.190.989
266.439.327
452.372.220
(6.962.036.478)
II. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT
(276.886.700)
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác
21
2. Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn
22
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
23
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của các đơn vị khác
24
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
0
III. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
3.550.000.000
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
32
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
12.921.343.696
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(9.950.994.852)
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
6.520.348.844
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
(441.687.634)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
3.061.561.605
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
70
2.619.873.971
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
e. Vai trò của BCLCTT:
- Lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng luồng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong HĐSXKD của doanh nghiệp.
6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại công ty An Phú:
Công ty An Phú chỉ tính một số hệ số chủ yếu phản ánh hiệu quả sử sụng vốn khi vay vốn ngân hàng, như: Khả năng thanh toán nhanh…còn lại công ty không tiến hành thực hiện phân tích tài chính để thấy rõ tình hình tài chính của công ty. Sau đây ta sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty.
a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngay hay hệ số khả năng thanh toán tức thời) của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền (tiền mặt, TGNH) và các khoản tiền chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không ?
Hệ số khả
Tổng số vốn bằng tiền và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
năng thanh
=
toán nhanh
Tổng số nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán của TSLĐ: Cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ.
Hệ số khả năng
Tổng số vốn bằng tiền và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
thanh toán của
=
TSLĐ
Tổng số giá trị thuần của TSLĐ
và đầu tư ngắn hạn
Vì công ty An Phú không có các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Nên:
Hệ số khả
Tổng số vốn bằng tiền
năng thanh
=
toán nhanh
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng
Tổng số vốn bằng tiền
thanh toán của
=
TSLĐ
Tổng số giá trị thuần của TSLĐ
Theo số liệu của công ty An Phú từ khi thành lập đến nay (Từ 2002 đến 2005) ta sẽ tính ra được như sau:
Năm
Công
thức
2002
2003
2004
2005
1. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
590.460.166
=
3.191.779.112
= 0,184994
469.281.991
=
5.246.135.824
= 0,089453
3.061.561.605
=
13.115.180.373
= 0,233436
2.619.873.971
=
26.822.557.848
= 0,097674
2. Hệ số khả năng thanh toán của TSLĐ
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
590.460.166
=
3.171.328.015
= 0,186187
Chính là kết quả trên do các khoản đầu tư tài chính bằng 0
469.281.991
=
5.710.121.382
= 0,082184
3.061.561.605
=
13.411.072.056
= 0,228286
2.619.873.971
=
30.910.484.381
= 0,084757
Phân tích:
Nhìn chung, Hệ số khả năng thanh toán nhanh và Hệ số khả năng thanh toán của TSLĐ của công ty An Phú không chênh lệch nhau là mấy (vì nhìn chung khoản đầu tư chứng khoán của công ty = 0). Tuy nhiên đều có sự biến động lớn qua các năm, các hệ số này đều quá nhỏ (<0,5), nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp thấp ở mức báo động vì doanh nghiệp không đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn (Điều này biểu hiện rất rõ trên BCLCTT, ta có thể thấy hầu như tiền của công ty đều là đi vay), doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, vay nợ…để trả nợ vì không đủ khả năng thanh toán. Tuy nhiên với hệ số nhỏ như vậy đồng nghĩa với việc vốn bằng tiền nhỏ như vậy vòng quay vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao. Cụ thể: (lấy hệ số thanh toán nhanh vì 2 hệ số không chênh lệch là mấy)
- Năm 2002: Hệ số là 0,184994. Có thể lý giải đây là thời gian doanh nghiệp mới thành lập nên vốn bằng tiền nhỏ.
- Năm 2003: Hệ số là 0,089453, hệ số giảm đi khoảng một nửa, như vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2003 giảm. có thể lý giải do doanh nghiệp kinh doanh 2 năm liên tiếp kết qủa đều lỗ nên vay nợ nhiều để trang trải (các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả đều tăng)
- Năm 2004: Hệ số là 0,233436, hệ số đã tăng lên gấp 3, tuy nhiên khả năng thanh toán vẫn thấp (<0,5). năm 2004 công ty kinh doanh có lãi nên tăng thêm khoản nợ ngắn hạn là thuế phải nộp.
- Năm 2005: Hệ số là 0,097674, Hệ số giảm mạnh, do năm nay công ty có dự án khai thác quặng ở Hoà Bình nên vay vốn nhiều để tiến hành dự án, do đó nợ ngắn hạn tăng và dẫn đến giảm hệ số thanh toán nhanh.
b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ:
- Giá trị TSLĐ: Cho biết giá trị TSLĐ bình quân hiện có
Giá trị tài sản
Tổng giá trị TSLĐ
hiện có đầu kỳ và cuối kỳ
=
lưu động bình quân
2
- Sức sinh lợi của TSLĐ: Cho biết một đơn vị TSLĐBQ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế, lợi nhuận gộp).
Sức sinh lợi của
Lợi nhuận thuần trước thuế
(LN thuần ST, LN gộp)
=
TSLĐ
TSLĐBQ
Theo số liệu của công ty An Phú từ khi thành lập đến nay (Từ 2002 đến 2005) ta sẽ tính ra được như sau:
Năm
Công
thức
2002
2003
2004
2005
1. Giá trị tài sản lưu động bình quân
533.875.421 +
3.171.328.015
=
3.191.779.112
= 1.852.601.718
3.364.244.427+
5.710.121.382
=
2
= 4.537.182.974,5
5.480.961.470+
13.411.072.056
=
2
= 9.446.016.763
13.401.930.005+
30.910.484.381
=
2
= 22.156.207.193
2. Sức sinh lợi của TSLĐ
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
-21.606.938
=
3.191.779.112
= - 0,011663
590.460.166
=
3.171.328.015
= 0,186187
-16.790.987
=
4.537.182.974,5
= - 0.003701
469.281.991
=
5.710.121.382
= 0,082184
73.765.435
=
9.446.016.763
= 0,007809
3.061.561.605
=
13.411.072.056
= 0,228286
130.374.535
=
22.156.207.193
= 0,005884
2.619.873.971
=
30.910.484.381
= 0,084757
Phân tích:
Nhìn chung, Sức sinh lợi của TSLĐ của công ty An Phú là nhỏ. 2 năm đầu 1 đơn vị TSLĐBQ không những không đem lại mà còn làm âm lợi nhuận thuần trước thuế. Cụ thể:
- Năm 2002: Sức sinh lợi là: - 0,011663
- Năm 2003: Sức sinh lợi là: - 0,003701. Sức sinh lợi giảm nhưng tương đương với tỷ trọng vốn bằng tiền/TSLĐ cũng giảm, như vậy, 2 năm đầu doanh nghiệp sử dụng đồng vốn không hiệu quả, nghĩa là một đồng vốn bỏ ra còn không thu lại được đúng một đồng vốn. Có thể là do mới thành lập nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét lại cách quản lý, giảm tối thiểu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Năm 2004: Sức sinh lợi là 0,007809
- Năm 2005: Sức sinh lợi là 0,005884. Có thể thấy từ khi thành lập đến nay thì năm 2004 sức sinh lợi của TSLĐ là lớn nhất, tuy nhiên có thể thấy tỷ trọng vốn bằng tiền/TSLĐBQ năm 2005 nhỏ hơn 3 lần so với năm 2004 mà sức sinh lợi năm 2004 chỉ lớn hơn 2005 khoảng 1,4 lần. Nên có thể thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn năm 2005 là hiệu quả hơn.
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của TSLĐ:
- Số vòng quay của vốn lưu động (Còn gọi là hệ số luân chuyển): Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, số vốn lưu động quay được mấy vòng.
Số vòng quay
Tổng số luân chuyển thuần
của vốn
=
lưu động
Vốn lưu động bình quân
Tổng số luân chuyển thuần
=
Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ
+
Tổng số doanh thu thuần HĐTC
+
Tổng số thu nhập thuần hoạt động khác
Vốn lưu động
Cộng vốn lưu động
bình quân 4 quý
=
bình quân năm
4
- Thời gian của một vòng luân chuyển: Chi tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng.
Thời gian của
Thời gian của kỳ phân tích
một vòng
=
luân chuyển
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Thời gian của kỳ phân tích là 360 ngày.
Năm
Công
thức
2002
2003
2004
2005
1.1. Tổng số luân chuyển thuần
1.2. Vốn lưu động bình quân năm
205.580.353
792.832.003,75
29.993.853.432
1.427.530.345,5
75.952.876.476
3.352.768.014
191.161.898.821
7.901.720.187,75
2. Số vòng quay của vốn lưu động (vòng)
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
0,.259299
0,186187
21,.011009
0,082184
22,653782
0,228286
24,192441
0,084757
3. Thời gian của một vòng luân chuyển (ngày)
Tỷ trọng vốn bằng tiền/ TSLĐ
1.388,358613
0,186187
17,133875
0,082184
15,891386
0,228286
14,880681
0,084757
Phân tích:
Nhìn chung:
Số vòng quay vốn lưu động của công ty An Phú tăng theo thời gian, điều này là tốt vì hiệu quả sử dụng vốn tăng.
Thời gian của một vòng luân chuyển giảm theo thời gian, điều này đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn tăng, đối với một doanh nghiệp thương mại thì điều này là rất tốt. Cụ thể:
Số vốn lưu động tiết
Tổng số luân chuyển thuần kỳ phân tích
Thời gian 1 vòng
Thời gian 1 vòng
kiệm do tốc độ luân
=
x
luân chuyển vốn
-
luân chuyển vốn
chuyển thay đổi
Thời gian của kỳ phân tích
kỳ phân tích
kỳ phân tích
Năm
Công
thức
2003/2002
2004/2003
2005/2004
1. Vốn lưu động tiết kiệm
2. Vốn lưu động lãng phí
(114..245.316.149,735)
(260.140.593,166081)
817.036.044,661169
Vậy cụ thể, năm 2003 vốn lưu động tiết kiệm là 114.245.316.149,735, năm 2004 tiết kiệm là 260.140.593,166081 là do doanh nghiệp cải tiến khâu thu mua , giảm chi phí thu mua…riêng năm 2005 vốn lưu động lãng phí là 817.036.044,661169. Có thể nói năm 2004, vốn được sử dụng hiệu quả nhất.
PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI HOÁ CHẤT AN PHÚ
Phương hướng hoàn thiện kế toán nói chung, kế toán vốn bằng tiền nói riêng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện phải trên cơ cở tôn trọng cơ chế tài chính, tông trọng chế độ kế toán của nhà nước.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
- Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thông tin kịp thời chính xác , phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục tiêu của công ty là kinh doanh có lãi và tối đa hoá lợi nhuận của công ty.
I. NHẬN XÉT
Mặc dù chỉ mới thành lập được 4 năm, nhưng công ty An Phú đã có những nỗ lực không ngừng để kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được lợi nhuận như vậy phải nói rằng Ban Giám đốc công ty đã có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn, kế hoạch đào tạo nhân viên, quản trị nhân lực rất hợp lý, đặc biệt là đội ngũ nhân viên Marketing rất năng động và sáng tạo đã giúp công ty ký được rất nhiều hợp đồng với khách hàng.
1. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Để phục vụ cho hạch toán kế toán vốn bằng tiền đạt hiệu quả thuận tiện thì ngay từ đầu công ty An Phú đã xây dựng hệ thống các loại chứng từ kế toán quy định cho từng loại nghiệp vụ kinh tế và phản ánh vào đố đầy đủ các nội dung kinh tế, đảm bảo giá trị pháp lý, việc luân chuyển các loại chứng từ này được bố trí luân chuyển tuần tự, khoa học tiện cho ghi chép phản ánh vào các sổ sách kế toán liên quan, tăng cường thu thập và xử lý thông tin kế toán phục vụ yêu cầu và quản lý kế toán vốn bằng tiền trong công ty. Đồng thời các loại chứng từ sổ sách trên đều được sử dụng đầy đủ theo đúng biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định và ban hành, đảm bảo các nội dung kinh tế được thống nhất. Ngoài ra công ty còn sử dụng các loại chứng từ mang tính hướng dẫn, theo yêu cầu quản lý riêng của công ty. Các chứng từ được bảo quản theo đúng chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà Nước
2. Về sử dụng tài khoản:
Ưu điểm:
Nhìn chung, công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ các tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính. Công tác hạch toán vốn bằng tiền phải nói là khá chặt chẽ, cụ thể như: Công ty đã phân chia TK TGNH thành TGNH Việt Nam Đồng và TGNH ngoại tệ riêng, TK 331 chia thành khách hàng trong nước và nước ngoài nên công việc theo dõi tình hình biến động vốn bằng tiền rất dễ dàng, ngoài ra công ty còn thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất cho đội ngũ nhân viên kế toán
Nhược điểm:
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là công ty không sử dụng TK 007 để theo dõi và phản ánh nguyên tệ, các phần hành khác thì còn tồn tại khá nhiều sai sót.
Trước hết là với một doanh nghiệp thương mại như An Phú chỉ đơn thuần là hoạt động XNK không phải là sản xuất, không có chi phí sản xuất thì thiết nghĩ không cần thiết phải áp dụng chế độ kế toán 1141/TC/QĐ/CĐKT mà chỉ cần áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 144/TC/QĐ/CĐKT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ 2, đối với các tài khoản dự phòng. Công ty không hề trích lập bất kỳ một khoản dự phòng nào.
Thứ 3, mặc dù phần hành công cụ dụng cụ không phát sinh nhiều nghiệp vụ (như phần mềm kế toán, văn phòng phẩm…) nhưng công ty cũng nên theo dõi riêng vì hiện nay đối với tất cả chi phí liên quan đến công cụ dụng cụ công ty đều hạch toán vào TK 6428.
Thứ 4, Đối với chi phí thu mua hàng hoá , công ty cũng hạch toán vào TK 6428, như vậy là không đúng và hơn nũa không phải tất cả hàng hoá mua trong kỳ đều tiêu thụ hết ngay, nếu hạch toán vào 6428 thì cuối kỳ sẽ kết chuyển hết để xác định kết quả tiêu thụ, như vậy sẽ phản ánh không chính xác lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Thứ 5, đối với BHXH, BHYT công ty không trích theo lương, nói chung là không sử dụng TK 3381, 3382 mà công ty tính riêng ra, cụ thể công ty nộp luôn BHXH, BHYT cho công nhân viên và hạch toán vào TK 6428, như vậy là sai so
với quy định.
3. Về sổ sách kế toán:
Ưu điểm:
Hiện nay hình thức kế toán mà công ty áp dụng là Nhật ký chung, hình thức này rất phù hợp với quy mô và trình độ sản xuất của công ty, phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ kế toán, các loại sổ sách kế toán mở ra tiện cho việc hạch toán tổng hợp và chi tiết các chỉ tiêu kinh tế nói chung và phần hành vốn bằng tiền nói riêng, đặc biệt việc áp dụng tin học vào trong kế toán giúp cung cấp thông tin, số liệu chính xác và nhanh chóng, máy được nối mạng giữa phòng kế toán với các phòng trong công ty, việc này tạo điều kiện nâng cao hiêuh qủa trong khâu thu thập những chứng từ hạch toán ban đầu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Sổ kế toán chi tiết khá đầy đủ, công ty theo dõi tiền gửi ngân hàng (VNĐ, ngoại tệ), các khách hàng trong nước, ngoài nước chi tiết theo từng loại.
Nhược điểm:
Sổ sách tổng hợp của công ty còn chưa được đầy đủ, công ty thiếu hệ thống sổ cái (do phần mềm kế toán không cho phép in tổng hợp khi đã mã hoá chi tiết)
4.Về báo cáo kế toán tổng hợp:
Ưu điểm:
Công ty áp dụng đầy đủ các báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước bao gồm: BCĐKT, BCKQKD,BCLCTT, thuyết minh BCTC đồng thời công ty cũng sử dụng các báo cáo kế toán quản trị để phục vụ cho công tác nội bộ.
Nhược điểm:
Mặc dù công ty có sử dụng các báo cáo quản trị nhưng còn một số báo cáo quản trị cần thiết công ty chưa sử dụng. Em xin đưa ra trong phần kiến nghị
5. Về vấn đề tài chính:
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của công ty là khẳ năng quay vòng vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn khá tốt
Nhược điểm:
Qua phân tích ở trên ta thấy vấn đề tài chính của công ty ở mức báo động, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số sinh lợi của TSLĐ…đều quá thấp, điều này gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán. Theo em, cần phải điều chỉnh nếu không sẽ gây ra chi phí cho việc trả nợ rất lớn, em xin đưa ra giải pháp ở phần kiến nghị.
6. Về chiết khấu thanh toán:
Ưu điểm:
Công ty đã áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng và hạch toán chính xác.
Nhược điểm:
Hiện nay công ty An Phú mới chỉ áp dụng một ít chiết khấu thanh toán đối với một số trường hợp cần thanh toán sớm để quay vòng vốn. Như vậy công ty đã chú ý đến vấn đề chiết khấu, nhưng chưa nhiều.
7.Về hạch toán kế toán
Ưu điểm:
Công ty tiến hành công tác hạch toán kế toán khá chính xác theo đúng chế độ kế toán.
Nhược điểm:
Còn một số điểm công ty hạch toán chưa theo kịp với chế độ, cụ thể như với TK 413 “Chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ”, TK này dùng để đánh giá lại ngoại tệ cuối năm tài chính, nhưng công ty chưa thực hiện theo đúng chuẩn mực gây lên “khoản chênh lệnh tỷ giá chưa thực hiện” không được phản ánh.
8. Về công tác kế toán quản trị:
Hiện tại công ty An Phú chưa tiến hành lập dự toán ngân sách hàng năm (Vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp thương mại). Dẫn đến tình hình tài chính của công ty không ổn định và khả năng thanh toán kém như trong các năm qua.
9. Về BCLCTT:
Ưu điểm:
Hiện tại công ty có lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp và in tự động từ máy ra theo phần mềm kế toán Fast 2005.
Nhược điểm:
Tuy nhiên BCLCTT lập còn chưa theo đúng chế độ quy định, các chỉ tiêu không tách ra dẫn đến khi nhìn vào lưu chuyển tiền tệ ta không phân biệt được tiền thu (chi) từ việc bán hàng và từ các hoạt động khác của HĐKD.
10. Về phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Hiện nay công ty không tiến hành tính các chỉ số phân tích tình hình kinh doanh (chỉ tính khi vay vốn ngân hàng). Vì vậy dẫn đến công ty không nắm rõ được tình hình tài chính và phương hướng khắc phục.
11. Về tổ chức bộ máy kế toán:
Ưu điểm:
Trong công tác tổ chức kế toán của công ty Cổ phần SX&TM Hoá chất An Phú, Ban Giám đốc luôn luôn không ngừng bố trí, phân công công việc cụ thể vì vậy bộ máy kế toán của công ty làm việc khá hiệu quả và hoàn thành công việc chính xác, nhân viên kế toán luôn được cập nhật thông tin mới, được tham gia các khoá học ngắn hạn để nắm bắt được những thay đổi trong kế toán.
Nhược điểm:
Tuy quy mô công ty không lớn nhưng là một công ty XNK nên việc hạch toán kế toán khá phức tạp, kế toán công ty không chỉ hiểu biết về kế toán mà còn phải am hiểu về Ngân hàng. Do vậy khối lượng công việc khá lớn mà chỉ có 3 kế toán phụ trách thì quá lớn sẽ dẫn đến không hoàn thành xuất sắc công việc, hơn nữa để một kế toán kiêm nhiều việc có thể sẽ dẫn đến không minh bạch trong tài chính (nếu có gian lận).Em xin đưa ra sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong phần kiến nghị.
II. KIẾN NGHỊ
1. Về sử dụng tài khoản:
Thứ 1, theo em công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá cho khách hàng và hàng tồn kho, vì 2 khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong BCĐKT của công ty.
* Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của công ty là 30.43% (4.299.047.137/14.123.660.008) vậy mà công ty không hề lập dự phòng, đây là một thiếu sót rất lớn bởi dự phòng giảm giá hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng:
- Nó phản ánh doanh thu và chi phí phù hợp trong niên độ kế toán, nên sẽ phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong kỳ
- Là nguồn tài chính bù đắp nếu HTK thực sự giảm giá
- Liên quan chặt chẽ đến chi phí, thu nhập và thuế TNDN
- Dùng để xác định giá trị thuần của HTK tại thời điểm kế toán
Như vậy với những HTK trong kỳ (có đầy đủ hóa đơn hợp lệ) công ty nên lập dự phòng giảm giá HTK.
Mức dự
Số lượng
Giá hàng
Giá hàng hoá
phòng giảm
=
HH tồn kho
x
hoá trên sổ
-
trên thị trường
giá HTK
cuối kỳ
kế toán
ngày 31/12
Cuối niên độ kế toán đầu tiên, kế toán công ty tính ra mức dự phòng giảm giá HTK cần phải lập và hạch toán như sau:
Nợ TK 632
Có TK 159-Dự phòng giảm giá HTK
Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tính ra mức dự phòng giảm gía HTK cần lập và so sánh với mức đã lập:
+ Nếu nhỏ hơn mức đã lập, thì kế toán cần tiến hành lập thêm:
Nợ TK 632
Có TK 159
+ Nếu lớn hơn mức đã lập (hoặc mức đã lập không xảy ra) thì kế toán thực hiện bút toán hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 159
Có TK 632
* Về dự phòng phải thu khó đòi:
Đối với những khách hàng của công ty (khách hàng thường xuyên), công ty cần lập dự phòng phải thu khó đòi để dự phòng những khoản thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra. Cuối mỗi niên độ kế toán phải dự tính số nợ có khả năng đòi được, mức dự phòng phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu cuả công ty tại thời điểm cuối năm để đảm bảo công ty không bị lỗ. Mức dự phòng được tính như sau:
Số dự phòng phải
Tổng số nợ phải
Tỷ lệ nợ phải thu
=
x
thu khó đòi
thu cuối niên độ
khó đòi ước tính
Sau khi tính được số dự phòng phải thu khó đòi (cuối niên độ kế toán đầu tiên), kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 642
Có TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán tiếp theo:
- Kế toán so sánh với số dự phòng đã lập:
+ Nếu nhỏ hơn số đã lập, kế toán tiến hành lập thêm:
Nợ TK 642
Có TK 139
+ Nếu lớn hơn số đã lập (hoặc số đã lập không xảy ra), kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 139
Có TK 642
- Khi thu hồi hay xoá sổ các khoản phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ số tiền thu được, số thiệt hại được trừ vào số dự phòng đã lập, còn lại mới tính vào chi phí quản lý:
Nợ TK111,112…: Số tiền thu hồi được
Nơ TK 139 :Trừ vào dự phòng
Nợ TK 642 :Số thiệt hại còn lại khi xoá sổ
Có TK 131, 138…:Tổng số nợ xoá sổ
Thứ 2, Công ty nên mở thêm phần hành công cụ, dụng cụ sử dụng TK 153 để hạch toán công cụ dụng cụ.
Thứ 3, đối với chi phí thu mua hàng hoá trong kỳ công ty nên hạch toán vào TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”. Và phân bổ theo giá trị hàng hoá tiêu thụ trong kỳ theo công thức sau:
Chi phí thu mua
CP thu mua +CP thu mua
đầu kỳ trong kỳ
phân bổ cho hàng
=
x
Giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
hoá tiêu thụ
Giá trị hàng Giá trị hàng
hoá + hoá
tồn đầu kỳ mua trong kỳ
Thứ 4, công ty nên trích BHXH, BHYT trên lương theo quy định và sử dụng TK 3382, 3383 để hạch toán. Cụ thể: Trích 15% cho BHXH, 2% cho BHYT.
2. Về sổ sách kế toán:
Công ty cần theo dõi hạch toán tổng hợp trên Sổ Cái các tài khoản.
3. Về vấn đề tài chính:
Qua phân tích ta thấy tình hình tài chính của công ty rất yếu ở khâu khả năng thanh toán. Theo em công ty cần duy trì một mức vốn luân chuyển thuần hợp lý để không bị gián đoạn trong kinh doanh và phụ thuộc vào vay vốn, duy trì một mức tài chính như vậy cũng để thoả mãn các khoản nợ ngắn hạn. Nói chung với một doanh nghiệp thương mại thì vốn lớn quá cũng không tốt vì vòng quay của vốn chậm. Công ty nên duy trì ở mức mà khả năng thanh toán bằng 0.5.
4. Về chiết khấu thanh toán:
Như đã phân tích ở trên, khả năng thanh toán của công ty rất thấp, mà đối với doanh nghiệp thương mại vòng quay vốn càng nhanh càng tốt, để làm được điều này công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng, vì hiện nay qua thời gian thực tập ở công ty em thấy khách hàng thường xuyên thanh toán chậm, điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty, vậy công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.
5. Hạch toán kế toán:
Điều quan trọng nhất là công ty cần sử dụng tài khoản 413 để đánh giá lại các khoản có chênh lệch ngoại tệ, cụ thể với công ty An Phú thì cần đánh giá lại các khoản phải trả.Ta có bảng sau:
Kh
Dư USD
TGBQ-LNH
DƯ VND
đánh giá lại
lỗ
Hoa
Ninh
50,320
15,875
795,056,000
798,830,000
(3,774,000)
Ngọc khê
62,500
15,875
987,500,000
992,187,500
(4,687,500)
liễu châu
4,120
15,875
65,096,000
65,405,000
(309,000)
1,847,652,000
1,856,422,500
(8,770,500)
Như vậy cuối năm công ty đánh giá lai theo bút toán sau:
Nợ TK 635: 8.770.500
Có TK 413: 8.770.500
Chỉ tiêu này được đưa vào BCLCTT theo phương pháp trực tiếp
6. Công tác kế toán quản trị:
Đối với một doanh nghiệp thương mại việc tạo và quản lý vốn là điều cực kỳ quan trọng , để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, các doanh nghiệp phải dự toán được toàn bộ ngân sách HĐKD. Theo em, đối với công ty An Phú thì cần thiết phải BCLCTTập dự toán ngân sách tài chính ( cụ thể là dự toán tiền) vì nó có thể giúp công ty khai thác tối đa nguồn thu , thực hiên có hiệu quả vấn đề chi tiêu và thanh toán nợ ngắn hạn, ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp khám phá khâu kinh doanh tiềm ẩn. Có thể lập dự toán tiền theo mẫu sau:
Chỉ tiêu
Q1
Q2
Q3
Q4
Cả năm
1. Số dư tiền mặt đầu kỳ
2. Thu bán hàng dự kiến
3. Tổng thu bằng tiền dự kiến
4. Dự kiến chi bằng tiền
- chi cho CNV
- Chi cho bán hàng và quản lý
- Thuế phải nộp
5. Cân đối thu chi
6. Tài chính
- Vay ngắn hạn
- Trả vay gốc
- Trả lãi vay
Tổng tài chính
7. Tiền dư cuối kỳ
7. Về BCLCTT:
Công ty cần lập BCLCTT theo đúng quy đinh (đã phân tích ở trên)
8. Về phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Công ty cần tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn, để từ đó quản lý chặt chẽ tình hình tài chính, phân tích các chỉ tiêu như trên. Cụ thể:
- Khả năng thanh toán:
+ Nếu khả năng thanh toán > 0.5: Thanh toán tốt, nhưng vốn quá lớn dẫn đến quay vòng vốn chậm
+ Nếu khả năng thanh toán < 0.5: Khả năng thanh toán kém
+ Nếu khả năng thanh toán = 0.5: Bình thường
- Sức sinh lợi của TSCĐ: Càng lớn càng tốt
- Số vòng quay vốn lưu động: Càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao
- Thời gian của một vòng luân chuyển: Càng nhỏ càng tốt.
9. Về tổ chức nhân sự trong phòng kế toán
Công ty nên bố trí nhân viên kế toán theo sơ đồ sau:
Kế toán thanh toán (BH, công nợ)
Kế toán
trưởng (KTQT)
Kế toán TM (TGNH)
Kế toán tổng hợp(TSCĐ)
Kế toán thuế (lương)
Thủ quỹ
Với cơ cấu tổ chức như trên, công việc kế toán sẽ được giảm tải và chuyên sâu hơn. Vì vậy sẽ cung cấp thông tin nhanh nhạy và chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Vốn bằng tiền là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp thương mại XNK trong xu thế hội nhập. Bởi lẽ muốn tồn tại và phát triển thì nền tảng phải vững chắc, Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá gắn liền với sự tồn tại của vốn bằng tiền. Đây cũng là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán giữa các chủ thể kinh tế không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Do đó, quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền là rất lớn và phức tạp đòi hỏi công tác quản lý phải hết sức chặt chẽ. Vì trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất dễ bị tham ô, lợi dụng và mất mát.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần SX&TM Hoá chất An Phú, em đã được làm quen với công tác kế toán và nhận thấy tầm quan trọng của vốn bằng tiền vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu và nhận thấy công tác hạch toán vốn bằng tiền tại công ty được quản lý khá chặt chẽ. Chuyên đề của em mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh, sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán và sự cố gắng của bản thân nhưng do phần hành vốn bằng tiền và lưu chuyển tiền tệ rất phức tạp và trình độ hiểu biết có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng cản ơn đến thầy giáo Trần Đức Vinh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh chị trong phòng kế toán công ty An Phú đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu và giúp em hiểu được thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tài chính kế toán-Đại học KTQD
Chuẩn mực kế toán đợt 2-BTC
Thông tư hướng dẫn 105/2003/TT-BTC
Tạp chí kế toán
Giáo trình kế toán quản trị-Đại học KTQD
Giáo trình phân tích kinh doanh-Đại học KTQD
Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương-Đại học Ngoại thương
Giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc-Đại học KTQD
Luận văn các khoá trên.
Thông tin trên trang web kế toán
Tài liệu của công ty An Phú
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính-PGS-TS Nguyễn Văn Công
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
HTK: Hàng tồn kho
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCTC: Báo cáo tài chính
BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh
Công ty CP SX&TM hoá chất An Phú: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
NH Ngoại thương CN cấp 2 BĐ: Ngân hàng ngoại thương chi nhánh cấp 2 Ba Đình
NH Sài Gòn TT-SGD Hà Nội: Ngân hàng Sài Gòn thương tín- Sở giao dịch Hà Nội
L/C: Letter Credit
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32337.doc