Tài liệu Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Đại Trung: LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường và thị trường của nó, cho nên đòi hỏi doanh nghiệp phải căn cứ tình hình thị trường để quyết định những vấn đề then chốt của mình trong khâu xây dựng. Vậy doanh nghiệp phải xây dựng cái gì? Thi công công trình cho ai? Vốn bao nhiêu? Bởi vì trong bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng vậy, khi kinh doanh phải mang lại giá trị thặng dư. Lợi nhuận cao là mục tiêu cần vươn tới của các ... Ebook Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Đại Trung
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Đại Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp khi bước vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công tác hạch toán vốn bằng tiền là một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc hạch toán vốn bằng tiền cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn đến công tác kinh doanh và định hướng sản phẩm để đạt hiệu quả kinh tế của mình làm nền tảng cho việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Nhận thức được vấn đề trên, với ý muốn được học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Đại Trung với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo và các anh chị phòng kế toán của Công ty, em đã tìm hiểu và chọn đề tài: "Hạch toán vốn bằng tiền" làm chuyên đề tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập có hạn cùng với kiến thức còn nhiều bỡ ngỡ khi vận dụng giữa lý thuyết và thực tiễn nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót về hình thức lẫn nội dung. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, quý cô, cùng các anh (chị, cô (chú) trong Công ty và phòng kế toán nói riêng để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn.
Nội dung của đề tài được chia làm 3 phần :
Phần I : Cơ sở lý luận về hạch toán vốn bằng tiền
Phần II : Thực trạng tình hình hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ Phần Đại Trung
Phần III : Một số ý kiền nhằm hoàn thiện công tác hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ Phần Đại Trung
Sinhviên thực hiện
PHANTHANH HẢI
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN BẰNG TIỀN
1 Khái niệm và đặc điểm hạch toán vốn bằng tiền
1.1 Khái niệm:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệplà tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ , tiền gửi ( tại ngân hang hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển ( kể cả tiền viẹt nam và ngoại tệ,ngân phiếu…)
1.2 Đặc điểm
Vốn được hiểu bằng tiền nên quá trình sản xuất kinh doanh nó là công cụ dể thanh toán, dể lưu thông trên thị trường và được nhiều doanh nghiệp dùng đến cho những trường hợp đòi hỏi nhanh chóng kịp thời, đặc biệt trong quá trình lưu thông hàng hoá . Được cấu thành trên vốn lưu động của doanh nghiệp nên vốn bằng tiền tạo điều kiện tốt nhất trong việc tăng nhanh vòng quayvốn lưu động góp phần trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất .
2 Nội dung - Tiền mặt : là số tiền tồn trên quỹ tiền mặt của doanh nghiệp . Tiền mặt tại quỹ bao gồm: tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) ngoại tệ và vàng bạc đá quý
-Tiền gữingân hàng : Tiền của các doanh nghiệp phần lớn gữi ở các ngân hàng, kho bạc , công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt
-Tiền đang chuyển : bao gồm tiền Việt Nam ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo ngân hàng kho bạc hay đã làm thủ tục chuyển qua bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị thụ hưởng .
3 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền
Việc hạch toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc , quy định , chế độ quản lý , lưu thông tiền tệ hiện hành của nhà nước sau đây :
a Nguyên tắc thống nhất tiền tệ
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” ngân hàng nhà nước Việt Nam để phản ánh (VND)
b Nguyên tắc cập nhật :
Kế toán phải phản ánh kịp thời , chính xác số tiền hiện có và tình hình thu , chi toàn bộ các loại tiền , mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ ( theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi ) , từng loại vàng , bạc , đá quý ( theo số lượng , quy cách , độ tuổi , kích thước , giá trị ….
c Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ :
Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phải được quy đổi về “đồng Việt Nam ” để ghi sổ . Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua , bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ . Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra “đồng Việt Nam ” thì thống nhất thông qua đồng USD .
4 Vai trò và nhiêm vụ của công tác hạch toán vốn bằng tiền
a Vai trò :
Hạch toán vốn bằng tiền là nghệ thuật quan sát , ghi chép , phân loại , tổng hợp . vì vậy nó có chức năng cơ bản nhất là cung cấp thông tin tài chính cho những người ra quyết định , cung cấp thông tin cho nhà quản lý kinh tế , cho nhà đầu tư , cho các cơ quan hưu quan của nhà nước về tinh hình tài chính của doanh nghiệp .
b Nhiệm vụ :
- Lập chứng từ nhằm ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vốn bằng tiền .
- Phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ và phản ánh vào sổ sách , đồng thời khoá sổ kế toánkhi kết thúc kỳ kế toán .
- Lập báo cáo tài chính về vốn bằng tiền của doanh nghiệp .
II HẠCH TOÁN TIỀN MẶT
1 Khái niệm nguyên tắc hạch toán
a Khái niệm :
- Tiền mặt: là số tiền tồn trên quỹ tiền mặt của doanh nghiệp . Tiền mặt tại quỹ bao gồm: TiềnViệt Nam ( kể cả ngân phiếu ) ngoại tệ và vang bạc đá quý .
b Nguyên tắc hạch toán :
Hạch toán tiền mặt sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc, kim khí quý... vàng bạc, kim khí quý, đá quý.. .phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị từng thứ, từng loại và được tính theo giá thực tập (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán). Khi xuất thì có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
- Phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp nhập sau xuất trước.
Ở các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp để ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán thì hạch toán vào TK 413 "chênh lệch tỷ giá" đồng thời ngoại tệ lại được hạch toán chi tiết cho từng loại ngoại tệ trên TK 007 "Ngoại tệ các loại"
2 Tổ chức tiền mặt
a Chứng từ sử dụng bao gồm
-Phiếu thu
-Phiếu chi
b Tài khoản sử dụng
- TK 111 “Tiền mặt” : Dùng để phản ánh tình hình thu , chi ,tồn tiền mặt tại quỹ tiền mặt của doanh nghiệp .
Tài khoản 111bao gồm:
- TK1111 “Tiền Việt Nam ”
- TK1112 “Ngoại tệ ”
- TK1113 “Vàng ,bạc ,kim khí quý , đá quý
Số phát sinh tăng:
-Các khoản tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ trong kỳ.
-Số tiền mặt thừa ở quỹ khi kiểm kê.
SDCK: Số tiền hiện có ở quỹ vào thời điểm cuối kỳ.
Số phát sinh giảm:
-Các khoản tiền mặt, nhân phiếu ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý xuất quỹ trong kỳ.
-Số tiền mặt thừa ở quỹ khi kiểm kê.
Tài Khoản 111
TK111
Tài khoản này phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt tại quỹcủa đơn vị bao gồm tiền Việt Nam(kể cả ngân phiếu thanh toán) ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý.
c Sổ sách sử dụng
Bao gồm :
-Sổ cái , sổ quỹ tiền mặt
-Sổ chi tiết doanh thu bán hàng thu tiền mặt
-Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ngoài ra còn sử dụng các loại sổ có liên quan như:Sổ chi tiết hàng hoá, sổ thanh toán với người mua, người bán, sổ chi phí hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp .
3 Hạch toán tiền mặt
Tiền Việt Nam tăng , giảm do nhiều nguyên nhân và được theo dõi trên TK1111-“Tiền Việt Nam” , kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ cụ thể để ghi sổ cho phù hợp .
3.1 Hạch toán các nghiệp vụ tăng tiền mặt
-Tăng do rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
Nợ TK 111: Số tiền nhập quỹ
Có TK 112 : Số tiền rút ở ngân hàng
- Khi bán hàng thu tiền ngay về nhập quỹ
Nợ 1111 : Tổng số tiền thu được nhập quỹ
Có TK 511 , 512 :Doanh thu tiệu thụ sản phẩm dịch vụ
Có TK 3331: VAT phải nộp
- Khi thu tiền từ các hoạt đồng tài chính , hoạt động khác :
Nợ TK 1111 : Tổng số tiền thu được
Có TK 515 , 711 : Thu nhập
Có TK 3331 VAT phải nộp
- Thu hồi tạm ứng thừa thu từ người mua ( kể cả khoản ứng trước của người mua )
Nợ TK 1111 : Số tiền thu hồi nhập quỹ
Có TK 141 : Số tiền tạm ứng thừa
Có TK 131 : Thu tiền của người bán
-Tăng do các nguyên do khác
Nợ TK1111: Số tiền nhập quỹ
Có TK136 : Các khoan thu từ nội bộ
Có TK138 : Thu từ khoản phải thu
Có TK 144:Thu từ ký cước ký quỹ
Có TK128: Thu t ừ kho ản cho vay
Có TK 3381: Số kiểm kê thừa chưa rõ nguyên nhân
-Khi được cấp trên cấp vốn kinh doanh hoặc nhận được vốn góp liên doanh:
Nợ TK 111:số tiền nhập quỹ
Có TK 411: số tiền được cấp
3.2 Hạch toán tiền mặt giảm
Khi gửi tiền vào ngân hàng
Nợ TK 112 : số tiền gữi vào ngân hàng
Có TK 111: số tiền xuất quỹ để gữi vào ngân hàng
- Chi mua vật tư hàng hoá tài sản
Nợ TK 152 , 153 156 : giá trị vật tư hàng hoá (tính theo phương pháp kê khai thường xuyên )
Nợ TK 611 : giá trị vật tư hàng hoá ( tính theo phương pháp kiểm kê định kỳ )
Nợ TK 211, 213,241: Chi xây dưng cơ bản mua tài sản cố định
Nợ TK 133VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 1111 : tổng tiền xuất
- Chi trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627, 641,642 :tập hợp các khoản chi tiêu
Nợ TK 1331 :VAT được khấu trừ
- Giảm do các nguyên nhân khác
Nợ TK 331, 144: đặt trướic hoặc trả nợ cho nhà cung cấp ,xuất ký cứoc ký quỹ ngắn hạn
Nợ Tk 136 : Chi hộ ứng trước
Nợ TK 138: các khoản cho vay ,mượn tạm thời , khoản thiếu hụt
Nợ TK 141 , 311 ,315: tạm ưng công nhân , thanh toán nợ ,vay đến hạn
Nợ TK 333 : nộp thuế và các khoản khác
Nợ TK 334 : thanh toán cho người lao động
Có TK 1111 : số tiền thực xuất
Cấp vốnkinh doanh cho đơn vị
Nợ TK 411: số tiền thực cấp
Có TK 1111: số tiền thực chiSƠ ĐỒ TỔNG HỢP TIÊN MẶT
TK 111
511
Thu tiền bán sản phẩm
TK 333
TK 711/721
TK131/138
Thu các khoản thu nhập
hoạt động tài chính,HDBT
Thu hồi các khoản nợ phải thu
TK141/144/244
Thu hồi tiền tạm ứng,
Ký quỹ, ký cược
TK 338/344
Nhận ký quỹ, ký cược
ngắn hạn, dài hạn
TK338(3381)
Thu tiền thừa qua
kiểm kê
TK 112
Nộp tiền mặt vào
ngân hàng, kho bạc
TK141
Chi đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn
TK144/244
Chi tiền thế chấp, ký cược
TK 153/211/152
Chi tạm ứng cho công nhân viên
TK 121/128/221/222
Chi mua, vật liệu, TSCĐ, công cụ
TK 334/331/338/311
Chi lương, thanh toán các khoản nợ phải trả
TK 133
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
II HẠCH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán
a Khái niệm:Tiền gữi ngân hàng : là tiền của các doanh nghiệp phần lớn gữi ở các ngân hàng , kho bạc , công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt .
b Nguyên tắc hạch toán :
Hạch toán tiền ngân sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc, kim khí quý... vàng bạc, kim khí quý, đá quý.. .phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị từng thứ, từng loại và được tính theo giá thực tập (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán). Khi xuất thì có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
- Phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp nhập sau xuất trước.
Ở các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp để ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán thì hạch toán vào TK 413 "chênh lệch tỷ giá" đồng thời ngoại tệ lại được hạch toán chi tiết cho từng loại ngoại tệ trên TK 007 "Ngoại tệ các loại"
2 Tổ chức hạch toán tiền gữi ngân hàng
a Chứng từ sử dụng : bao gồm
- Giấy báo nợ của ngân hàng
-Giấy báo có của ngân hàng
- Các tờ sao kê của ngân hàng
- Giấy lĩnh tiền
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ
-Bảng kiểm kê vàng bạc đá quý
-Uỷ nhiệm thu
- Uỷ nhiệm chi
- Séc chuyển khoản
b Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng:
Phát sinh tăng:
Các khoản tiền gửi vào ngân hàng, kho bạc,công ty tài chính trong kỳ.
Chênh lệch thừa rõ nguyên nhândo số liệu trên bảng sao kê ngân hàng > hơn số liệu trên bảng kế toán.
SDCK:Thể hiện số tiền đang gửi tại các ngân hàng, kho bạc vào thời điểm cuối kỳ.
Tài Khoản112
Phát sinh giảm:
Các khoản tiền rút ra khỏi ngân hàng, côngty tài chính trong kỳ.
Khoản chênh lệch thiếu do chưa rõ nguyên nhân do số liệu trên bảng sao kế toán ngân hàng < hơn trên số liệu.
.
Tài khoản này phản ánh tình hình tăng giảm tại các ngân hàng, kho bạc công ty tài chính.
-Tiền của các doanh nghiệp phần lớn được giữ ở các ngân hàng, kho bạc công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt . Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng được tính theo lãi suất không kỳ hạn và được thanh toán vào doanh thu hoạt động tài chính .
- Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền gửi ngân hàng bao gồm giấy báo nợ, báo có, bản sao kế toán ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc báo chi.
-Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi kế toán phải kiểm tra đối chiếu với sổ sách nếu có sự chênh lệch thì hai bên cùng sử lý.
- Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
+Tài khoản 1121: Tiền gửi ngân hàng bằng tiền mặt.
+Tài khoản 1122: Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ.
+Tài khoản 1123: Tiền gửi ngân hàng bằng vàng bạc đá quý.
c Sổ sách sử dụng :
-Sổ chi tiết theo dõi quỹ tiền mặt.
-Sổ sách kế toán tổng hợp về việc thu, chi, tồn tiền mặt
-Sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ngân hàng
-Sổ sách kế toán tổng hợp phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm các khoản tiền gửi vào ngân hàng
Ngoài ra còn sử dụng các loại sổ có liên quan như:Sổ chi tiết hàng hoá, sổ thanh toán với người mua, người bán, sổ chi phí hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp .
3 Hạch toán tiền gữi ngân hàng
Hạch toán tiền gửi ngân hàng phát sinh bằng tiền Việt Nam đồng:
(*) Các nghiệp vụ liên quan đến tăng tiền gửi ngân hàng:
+ Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng khi nhận được giấy báo.
Có hay bản sao kê ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): TGNH
Có TK 111 (1111): tiền mặt
- Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền đang chuyển vào tài khoản đơn vị tại ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 (1121): TGNH
Có TK 113: tiền đang chuyển
- Nhận tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo có của ngân hàng, ghi:
Nợ TK 1121: TGNH
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
- Thu hồi số tiền đã ký quỹ, ký cược nhập về TGNH do bên nhận ký quỹ chuyển trả , ghi:
Nợ TK 1121: TGNH
Có TK 144: Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
Có TK 244: ký cược, ký quỹ dài hạn
- Nhận vốn do ngân hàng nhà nước, cấp trên cấp, nhận GVLD do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản ghi:
Nợ TK 1121: TGNH
Có TK 138: Phải thu khác (ghi theo giá vốn)
Có TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 515: Thu nhập hoạt động tài chính (ghi số chênh lệch doanh thu > giá vốn)
- Thu tiền bán hàng, thu hoạt động khác bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ TK 1121: TGNH
Có TK 511,515,711...
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
* Các nghiệp vụ liên quan đến giảm TGNH:
- Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 1121: TGNH
- Chuyển TGNH đi thế chấp, ký cược và đi đầu tư tài chính ngắn hạn mua cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, góp vốn liên doanh dài hạn, đầu tư kinh doanh bất động sản... ghi: Nợ TK 144: Thế chấp, ký cược ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 244: Thế chấp ký cược, ký quỹ dài hạn
Nợ TK 121: đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ TK 221: Góp vốn liên doanh
Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác
Có TK 1121: Tiền gửi ngân hàng
- Trả tiền mua vật tư hàng hoá... đã nhập kho, TSCĐ, chi phí xây dựng cơ bản bằng chuyển khoản:
Nợ TK 152,153,156,611,211,213,241...
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1121: TGNH
- Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản ghi:
Nợ TK 311,315,331,333,335
Có TK 1121: TGNH
- Chi các khoản chi phí kinh doanh bằng chuyển khoản ghi:
Nợ TK 627,641,642,811...
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1121: TGNH
b. Hạch toán TGNH phát sinh bằng tiền ngoại tệ:
Mua ngoại tệ TGNH:
Nợ TK 1122: Tỉ giá thực tế (khi mua)
Bán ngoại tệ TGNH:
Nợ TK 1121: tỉ giá thực tế
Có TK 1122: Tỉ giá xuất ngoại tệ
Có TK 515: Tỉ giá thực tế > Tỉ giá xuất ngoại tệ
Hoặc : Nợ TK 635: Tỉ giá thực tế < Tỉ giá xuất ngoại tệ
Bán thành phẩm, hàng hoá thu ngoại tệ TGNH, tiêu thụ trong nước
+ Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155,156,157: TP, hàng hoá, hàng đang chuyển
+ Doanh thu:
Nợ TK 1122: tỉ giá thực tế khi bán
Nợ TK 131: Tỉ giá thực tế khi bán
Có TK 511: tỉ giá thực tế
Có TK 3331: Thuế GTGT
Bán thành phẩm, hàng hoá, thu ngoại tệ TGNH, bán ra nước ngoài:
+ Giá vốn hàng bán :
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155,156,157: TP, hàng hoá, hàng đang di chuyển
+ Doanh thu:
Nợ TK 1122: Tỉ giá thực tế
Có TK 511: Tỉ giá thực tế
Thuế xuất khẩu:
Nợ TK 511
Có TK 3333 tỉ giá thực tế
+ Khi thu nợ:
Nợ TK 1122: Tỉ giá thực tế khi thu nợ
Có TK 131: Tỉ giá thực tế khi nhận nợ
Có TK 413: Tỉ giá thu nợ > Tỉ giá nhận nợ
Hoặc: Nợ TK 413: Tỉ giá thu nợ < Tỉ giá nhận nợ
Mua NVL, CCDC, hàng hoá, TSCĐ trong nước:
Nợ TK 152,153,156,211,213: Tỉ giá thực tế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1122: Tỉ giá xuất ngoại tệ
Có TK 413: Tỉ giá thực tế > Tỉ giá xuất ngoại tệ
Hoặc: Nợ TK 413: Tỉ giá thực tế < Tỉ giá xuất ngoại tệ
+ Mua chưa thanh toán:
Nợ TK 152,153,156,211,213: Giá chưa thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Tỉ giá thực tế
Có TK 331: Giá thanh toán
Trả nợ:
Nợ TK 331: Tỉ giá thực tế
Có TK 1122: Tỉ giá xuất ngoại tệ
Có TK 413: Tỉ giá thực tế > Tỉ giá xuất ngoại tệ
Hoặc Nợ TK 413: Tỉ giá thực tế <Tỉ giá xuất ngoại tệ
Nhập khẩu :
Nợ TK 152,153,156... Tỉ giá thực tế
Có TK 1122: Tỉ giá xuất ngoại tệ
Có TK 3333: Thuế XNK
Hoặc Nợ TK 413: Chênh lệch tỉ giá
Thuế GTGT khấu trừ:
Nợ TK 133
Có TK 3331 Tỉ giá thực tế
c. Hạch toán TGNH phát sinh bằng vàng bạc, đá quý:
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vàng bạc, đá quý thì sử dụng TK 112 (1123) để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của vàng bạc, đá quý tại quỹ DN (riêng đối với các đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý thì sử dụng TK 156 "Hàng hoá để theo dõi"). Giá của vàng bạc đã quý khi nhập được sổ theo giá mua thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán). Khi xuất vàng bạc đá quý có thể tính theo giá bình quân hoặc giá thực tế đích danh. Tuy nhiên, do vàng bạc đá quý là loại tài sản có giá trị lớn và mang tính tách biệt nên phương pháp giá thực tế đích danh thường được sử dụng. Nếu có chênh lệch giữa giá xuất và giá thanh toán ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì được phản ánh vào TK 515 hoặc TK 635.
Riêng vàng bạc đá quý nhận ký cược, ký quỹ nhập theo giá nào thì khi xuất hàng trả lại phải ghi theo giá đó và phải đếm số lượng, cân trọng lượng và giám định chất lượng trước khi niêm phong.
* Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
1) Mua vàng bạc, đá quý nhập quỹ:
Nợ TK 112 (1123) Giá mua thực tế
Có TK 112(1121) ghi trên hoá đơn
2) Nhận ký cược, ký quỹ bằng vàng bạc đá quý:
Nợ TK 112 (1123): Giá thực tế nhập
Có TK 338 (3388): nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Hoặc Có TK 334: nhận ký cược, ký quỹ dài hạn
3) Khách hàng trả nợ cho DN bằng vàng bạc, đá quý:
Nợ TK 112 (1123): Giá thực tế khi được thanh toán
Có TK 131: giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải thu
Có TK 515: Chênh lệch do giá thực tế lúc được thanh toán > giá lúc ghi nhận nợ phải thu
4) Xuất vàng bạc, đá quý đem ký cược, ký quỹ:
Nợ TK 144: ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 24: ký cược, ký quỹ dài hạn
Có TK 112 (1123): theo giá thực tế xuất
5) Xuất vàng bạc, đá quý để thanh toán nợ cho người bán
Nợ TK 331: Theo giá lúc ghi nhận nợ phải trả
Có TK 112 (1123): theo giá thực tế xuất
Có TK 515: Chênh lệch do giá thực tế xuất < Giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả
TK 112
CV
TK 113
TK 111
TK 152/153/211
TK 627/641/642
Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển kỳ trước đã nhận được giấy báo có
Thu các khoản phải thu bằng tiền gửi ngân hàng
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Mua vật tư, tài sản cố định bằng tiền gửi ngân hàng
Chi phí bằng tiền gửi ngân hàng
TK133
Nhận góp vốn liên doanh hoặc nhận vốn góp ngân sách cấp
Thu hồi vốn góp liên doanh hoặc đầu tư chứng khoán
Nhận ký cược,ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng
TK 331/333
Trả nợ người bán, nộp thuế bằng tiền gửi ngân hàng
Trả tiền ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng
Mua chứng khoán dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
TK 221/222
TK 338/334
TK 144/244
TK 222/121
TK 411/441
TK 131/138
SƠ ĐỒ TỔNG HỢPTIỀN GỬI NGÂN HÀNG
III H ẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
1 Khái niệm , nguyên tác hạch toán
a Khái niệm :
Tiền dang chuyển : bao gồm tiền Việt nam , ngoại tệ của doanh nghiệpđã nộp vào ngân hang kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo ngân hàng kho bạc hay đã làm thủ tục chuyển qua bưu điện nhưng chưa nhận được giấp báo của đơn vị được thụ hưởng .
b Nguyên tắc hạch toán tiền đang chuyển
Hạch toán tiền đang chuyển sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc, kim khí quý... vàng bạc, kim khí quý, đá quý.. .phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị từng thứ, từng loại và được tính theo giá thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán). Khi xuất thì có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
- Phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp nhập sau xuất trước.
Ở các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp để ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ kế toán thì hạch toán vào TK 413 "chênh lệch tỷ giá" đồng thời ngoại tệ lại được hạch toán chi tiết cho từng loại ngoại tệ trên TK 007 "Ngoại tệ các loại"
2 Tổ chức hạch toán tiền đang chuyển
2.1 Chứng từ sử dụng : Bao gồm
- Giấy báo nợ của ngân hàng
-Giấy báo có của ngân hàng
- Các tờ sao kê của ngân hàng
- Giấy lĩnh tiền
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ
-Bảng kiểm kê vàng bạc đá quý
-Uỷ nhiệm thu
- Uỷ nhiệm chi
- Séc chuyển khoản
2.2 Tài khoản sử dụng :
TK 113 : Tài khoản này dung để phản ánh các loại tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng , kho bạc nhà nước hoặc đã gữi vào bưu điện để chuyển vào ngân hàng hay đã làm thủ tục chuyển từ tài khoản ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hoặc bảng kê của ngân hàng , Tài khoản này có tài cấp 2:
TK 1131 : Tiền Việt Nam phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.
TK1132 : Ngoại tệ , phản ánh số ngoại tệ đang chuyển
2.3 Sổ sách sử dụng :
-Sổ chi tiết theo dõi quỹ tiền mặt.
-Sổ sách kế toán tổng hợp về việc thu, chi, tồn tiền mặt
-Sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ngân hàng
-Sổ sách kế toán tổng hợp phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm các khoản tiền gửi vào ngân hàng
2.4 Hạch toán tiền đang chuyển:
Thu tiền bán hàng, tiền nợ (hoặc tiền ứng trước) của khách hàng bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113: tiền đang chuyển
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 112: TGNH
Làm thủ tục để chuyển tiền từ TK ở ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113: Tiền đang chuyển
Có TK 112: TGNH
Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng séc, đơn vị đã nộp séc vào ngân hàng nhưng chưa nhậnđược giấy báo có của ngân hàng, ghi:
Nợ TK 133:Tiền đang chuyển
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Ngân hàng báo có các khoản tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị ghi:
Nợ TK 112: TGNH
Có TK 113: Tiền đang chuyển
Ngân hàng báo có các khoản tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị ghi:
Nợ TK 112: TGNH
Có TK 113: Tiền đang chuyển
SƠ ĐỒ TỔNG HỢPTIỀN ĐANG CHUYỂN
TK111
TK112
TK 113
(5)
Kết chuyển tiền đang chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc trả nợ cho người bán
Xuất tiền mặt nộp quỹ ngân hàng chưa nhận giấy báo có
(1)
TK 331/313
31 TK 1
Thu nợ(tiền mặt, séc) nộp thẳng vào ngân hàng
(6)
(2)
TK 511
Thu tiền bán hàng nộp thẳng vào ngân hàng
(3)
TK 333
TK 112
Chuyển tiền trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo
(4)
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN ĐẠI TRUNG
A KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN ĐẠI TRUNG
I Quá trình hình thành và phát triển của DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN ĐẠI TRUNG
1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần Đai Trung hiện nay trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Công ty được thành lập vào năm 2000. Trong những ngày đầu mới thành lập Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quan hệ đối tác cũng như về vật chất và trang thiết bị tưởng chứng khó đảm bảo trụ được lâu dài. Nhưng với quyết tâm và ý chí của Giám đốc cùng các thành viên trong Công ty đã đưa Công ty ngày một tiến triển hơn. Từ năm 2000 đến nay công ty vẫn tiếp tục với ngành nghề xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và mỹ thuật ứng dụng.
Do công ty vốn ban đầu còn nhỏ, nên công ty chỉ hoạt động nhỏ hẹp và trong cơ chế thi trường đòi hỏi công ty cung phải phấn đấu để nâng cao trong lĩnh vực xây dựng .
Trụ sở của Công ty trước đây đặt tại 115 Trần Phú thuộc thành phố Đà Nẵng
2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
a. Chức năng của Công ty: Công ty là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong địa bàn tỉnh với chức năng sau:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp phục vụ các thành phần kinh tế.
- Thực hiện thiết kế, trang trí nội, ngoại thất các công trình xây dựng .
b. Nhiệm vụ của Công ty: Là một đơn vị thuộc tư nhân nên Công ty sử dụng vốn có hiệu quả bảo tồn và phát triển nguồn vốn của Công ty. Các công trình mà Công ty được nhận dưới sự chỉ đạo của Nhà nước và các đơn vị trực thuộc. Nhận sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty Kinh doanh đúng nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chính quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty chịu trách nhiệm về công trình do Công ty mình xây dựng.Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia , góp ý kiến vào xây dựng và quản lý của Công ty.
Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, quốc phòng và an ninh.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê tài chính, kế toán báo cáo theo định kỳ, báo cáo thường theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo đó.
Chịu sự kiểm tra và tuân thủ theo các quy định của thanh tra, của cơ quan tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thi công và hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư đúng tiến độ mà công ty đã đấu thầu và ký kết hợp đồng.
II ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP
1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp :
v Hình thức sở hữu của Công ty Cổ Phần Đại Trung
v Mối quan hệ giữa Công ty với Đội : Sau khi trúng thầu, tùy vào vị trí, điều kiện, nguồn vốn mà Công ty có thể giao khoán cho các Đội hoặc Công ty tự đứng ra tổ chức sản xuất .
- Trường hợp Công ty khoán cho Đội : Công ty hưởng % trên giá dự toán. Trong kỳ, Đội sẽ ứng tiền tiến hành thi công nhưng tổng số lần ứng không vượt quá 75 - 80% tổng giá trị dự toán trúng thầu . Đội phải tập trung chứng từ về Công ty để hoàn ứng .
2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
a Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Giám đốc
Phó Giám đốc kinh doanh
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phòngkế hoạchthị trường
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng tổ hành chính
Phòngtài vụ kế toán
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
Chú thích
b Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý:
+ Giám đốc: điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trực tiếp phụ trách chỉ đạo điều hành các mặt công tác sau:
- Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý, định biên lao động, thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động .
- Công tác khen thưởng, kỷ luật. ..
+ Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của nhà máy khi giám đốc đi vắng. Thay mặt giám đốc để giải quyết những nội dung cần thiết trong các cuộc họp mà phó giám đốc dự họp với tư cách là đại diện cho lãnh đạo nhà máy. Phải báo cáo với giám đốc tất cả những nội dung đã thay mặt giải quyết.
Giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật nhà nước về những công việc được phân công.
+ Phòng kế hoạch thị trường:
Tham mưu cung cấp số liệu cho lãnh đạo nhà máy, nắm bắt tình hình và nhu cầu thị trường để tham mưu cho giám đốc có hướng chỉ đạo thực hiện việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách công tác hành chính tổng hợp, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất tại cơ quan công ty. Mối quan hệ giữa các phòng ban công ty là mối quan hệ chức năng cùng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty.
+ Phòng tài vụ kế toán:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc nhà máy, quản lý công tác tài vụ kế toán thống kê, kho qu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18017.doc