Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cơ khí Hải Long

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận vừa là điều kiện, vừa là một quá trình tái sản xuất mở rộng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp. Vì vậy có thể nói nhiệm vụ chính nói chung đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường là sắp xếp bố trí hợp lý các nguồn lực mà doanh nghiệp có được, tổ chức sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất để có thể tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy các đơn vị kinh tế muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị tr

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cơ khí Hải Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường thì phải tìm mọi biện pháp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để đạt được hiệu qủa cao các công ty cần tổ chức công tác quản lý và hạch toán kinh tế sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình mà vẫn đạt được kết quả tối ưu. Để đáp ứng được nhu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 144 TC - QĐ - CĐKT ngày 21/12/2001về hệ thống kế toán mới và được áp dụng kể từ ngày 1/1/2002. Hệ thống kế toán mới được xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của kinh tế thị trường Việt Nam. Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm việc sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có biến đổi đầu vào để tạo ra sản phẩm cuối cùng là tiêu thụ các sản phẩm đó trên thị trường nhằm mục tiêu là lợi nhuận. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng nhưng có vai trò rất quan trọng đối với cả quá trình tái sản xuất. Đó là điểm kết thúc quá trình tái sản xuất với chức năng thực hiện giá trị hàng hoá, sản phẩm mặt khác tiêu thụ cũng là điểm khởi đầu của cả quá trình sản xuất khi nó làm cơ sở cho quá trình quay vòng vốn tái đầu tư vào sản xuất. Trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà sản xuất luôn gắn liền với thị trường thì chất lượng sản phẩm là nhân tố chính quyết định sự thành công của quá trình tiêu thụ đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý, với những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tiến trình tiêu thụ sản phẩm cũng có nghĩa là rút ngắn thời gian tăng tốc độ chu chuyển vốn, duy trì tính liên tục sản xuất từ đó doanh nghiệp có thể không cần một số vốn đầu tư ban đầu lớn mà vẫn sản xuất kinh doanh có hiệu qủa cao. Để đạt được những mục tiêu trên bên cạnh việc tổ chức sản xuất hợp lý việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp cũng có vai trò rất quan trọng. Kế toán tiêu thụ sản phẩm là một trong những phần hành chủ yếu của kế toán doanh nghiệp, qua đó nhà quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát không chỉ đối với quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mà có thể thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian học tập tại trường và đi thực tập tại công ty cơ khí Hải Long em quyết định chọn đề tài “Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm". Sau khi đi sâu vào tìm hiển công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty em nhận thấy nhìn chung việc tổ chức hạch toán ở công ty được tiến hành đều đặn, đầy đủ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm cần được hoàn thiện và củng cố thêm. Mặc dù thời gian và trình độ có hạn nhưng được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Vũ Thị Tâm và sự cố gắng của bản thân để hoàn thiện tốt đề tài này. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo . Em xin chân thành cảm ơn. Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận còn được chia làm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận của hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty cơ khí Hải Long Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cơ khí Hải Long. Phần I Cơ sở lý luận của hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp I. Các khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. 1.Khái niệm tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Trong giai đoạn này, giá trị sản phẩm, hàng hoá được thực hiện qua việc doanh nghiệp chuyển giao hàng hoá, sản phẩm hoặc cung cấp các lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Như vậy, về bản chất, tiêu thụ chính là quá trình thực hiện các quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tiêu thụ chỉ được hoàn thành khi cả hai điều kiện dưới đây được đảm bảo: - Doanh nghiệp đã chuyển sản phẩm cho khách hàng. - Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng. 2. Doanh thu bán hàng và thời điểm xác định doanh thu: a. Khái niệm doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do bán hàng hoá sản phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, nói cụ thể hơn, doanh thu tiêu thụ chính là tổng số tiền thực tế được phản ánh trên các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng về cung cấp sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng b. Thời điểm tuân thủ theo nguyên tắc doanh thu: Tiêu thụ sản phẩm thực chất là sự kết hợp chặt chẽ của hai mặt xuất hàng cho người mua (chuyển quyền sở hữu về hàng hoá từ tay doanh nghiệp sang người mua) và thực hiện thanh toán với người mua. Như vậy, thời điểm xác định doanh thu tiêu thụ chính là khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp. 3. Các khoản giảm trừ doanh thu: Gồm có: - Giảm giá hàng bán là số giảm giá cho người mua về số hàng đã tiêu thụ do những nguyên nhân chủ quan thuộc về phía người bán như hàng kém phẩm chất, không đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại thời gian, địa điểm giao hàng... như đã định. Ngoài ra được tính vào khoản giảm giá hàng bán còn có các khoản bớt giá (tiền thưởng cho người mua do mua một lần với khối lượng hàng hoá lớn) và các khoản hồi khấu ( tiền thưởng cho người mua do mua một lượng hàng đáng kể trong một khoảng thời gian nhất định). - Doanh thu hàng bán bị trả lại là doanh thu của lượng hàng đã được tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại hàng. Việc tính toán chính xác các khoản giảm trừ doanh thu có liên quan chặt chẽ tới việc tính toán các khoản phải trả, phải nộp Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. 4. Các khoản thuế phải nộp Nhà nước - Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế gián thu, được thu trên phần giá trịgia tăng của hàng hoá,dịch vụ - Thuế tiêu thụ đặc biệt: là một loại thuế gián thu đánh trên một số loại sản phẩm nhất định (như rượu, thuốc lá...) theo quy định của Nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt được thu một lần trong khâu sản xuất lưu thông. Các mặt hàng đã đóng thuế tiêu thụ đặc biệt thì không phải chịu thuế doanh thu. - Thuế xuất khẩu: áp dụng với các sản phẩm, hàng hoá bán ra nước ngoài, theo luật thuế hiện hành của Việt Nam thì những mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chỉ phải chịu thuế xuất khẩu cho các sản phẩm hàng hoá xuất ra nước ngoài. 5. Giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là giá gốc của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đó. Còn đối với hàng hoá (trong thương mại) giá vốn hàng bán bao gồm hai bộ phận: trị giá mua vào của hàng bán và chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán. II. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghệp 1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp kế toán sử dụng các tài khoản sau: * TK 157 - Hàng gửi bán: sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua hàng chưa được chấp nhận thanh toán. TK 157 có kết cấu như sau: - Đối với doanh nghiệp áp dụng kê khai thường xuyên: Bên nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán. Bên có: Phản ánh: + Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán đã được khách hàng chấp nhận thanh toán. + Giá trị hàng gửi bán bị khách hàng trả lại. Dự nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán chưa được chấp nhận còn lại cuối kỳ kế toán. - Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: +Bên nợ: Phản ánh trị giá hàng bán hiện còn cuối kỳ + Bên có: Phản ánh kết chuyển trị giá hàng gửi ban hiện còn đầu kỳ. + Dự nợ: Phản ánh giá trị hàng hiện còn đang gửi bán. * TK 511: Doanh thu bán hàng. Sử dụng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ kế toán và các khoản giảm giá doanh thu tiêu thụ như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ. TK 511 có kết cấu: -Bên nợ phản ánh: + Số thuế phải nộp (thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) tính trên doanh số bán hàng trong kỳ. + Số chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại. + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh có phản ánh: + Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. + Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia trong kỳ kế toán; + Tiền laĩ do bán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá TK 511 cuối kỳ có số dư và được chi tiết thành 4 tiểu khoản: TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá TK 5112 - Doanh thu bán hàng thành phẩm TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá * TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ công ty hoặc tổng công ty giữa các đơn vị thành viên. TK này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty hay tổng công tỵ. Kết cấu TK 512: - Bên nợ phản ánh: + Các loại thuế phải nộp (thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). + Trị giá hàng bán bị trả lại (theo giá tiêu thụ nội bộ), chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ. + Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ nội bộ vào tài khoản xác định kết quả. - Bên có phản ánh: + Tổng doanh thu hàng bán nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ tương tự TK 511, TK 512 không có số dư cuối kỳ và cũng được chi tiết làm ba tiểu khoản: TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá TK 5122 - Doanh thu bán sản phẩm TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ * TK 531 - Hàng bán bị trả lại: dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Kết cấu TK 531. - Bên nợ phản ánh: doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại - Bên có phản ánh: kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ hoặc tính vào chi phí bất thường. TK 531 cuối kỳ không có số dư. * TK 532 - Giảm giá hàng bán: được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì lý do chủ quan của doanh nghiệp. Kết cấu: - Bên nợ phản ánh: các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua. - Bên có phản ánh: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu tiêu thụ khi kết thúc kỳ hạch toán. TK 532 cuối kỳ không có số dư * TK 632 - Giá vốn hàng bán: dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Kết cấu: - Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: + Bên nợ: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo hoá đơn, được coi là tiêu thụ trong kỳ. + Bên có: kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả. TK 632 cuối kỳ không có số dư - Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: + Bên nợ phản ánh: ã Trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ (với đơn vị kinh doanh vật tư, hàng hoá). ã Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và sản xuất trong kỳ, trị giá lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ (với đơn vị sản xuất và dịch vụ). + Bên có phản ánh: ã Giá trị hàng hoá đã xuất bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ. ã Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ (với đơn vị sản xuất và dịch vụ). ã Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả. TK 632 cuối kỳ không có số dư. 2. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Để xác định giá vốn hàng bán, kế toán có thể sử dụng nhiều phương pháp tính giá khác nhau dựa trên đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, tình hình thị trường hay ảnh hưởng của phương pháp tính giá đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Có hai phương pháp tính giá được dùng phổ biến nhất trên thực tế đó là: phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp hệ số giá (giá hạch toán). * Phương pháp bình quân gia quyền: theo cách này giá vốn hàng bán hay giá trị thực tế của sản phẩm xuất kho được tính theo công thức sau: + + Giá thực tế thành phẩm Giá thực tế thành = Giá thực tế TP xuất kho x Số lượng TP xuất trong kỳ tồn đầu kỳ phẩm nhập trong kỳ Số lượng thành phẩm Số lượng thành tồn đầu kỳ phẩm nhập trong kỳ *Phương pháp hệ số giá (giá hạch toán): x = Giá thực tế thành phẩm Giá hạch toán TP Hệ số giá xuất kho xuất trong kỳ thành phẩm Trong đó: + Giá thực tế TP Giá thực tế TP Hệ số giá TP = tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Giá hạch toán thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Ngoài ra, kế toán có thể sử dụng các phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước... Mỗi phương pháp tính giá có ưu điểm cũng như có nhược điểm riêng, kế toán cần linh hoạt lựa chọn một phương pháp tính hợp trong cả kỳ kế toán sao cho thuận tiện trong việc tính toán, tiết kiệm công sức, phù hợp với việc quản lý thành phẩm ở đơn vị và tránh được những biến động của thị trường tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng (các phương thức tiêu thụ). Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương thức bán hàng khác nhau, theo từng loại hàng hoá, từng loại khách hàng, từng thị trường, từng thời điểm khách nhau, nhằm đưa hàng hoá sản phẩm, dịch vụ đến tay người có nhu cầu một cách nhanh nhất, có như vậy, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ, đảm bảo thu hồi vốn nhanh chóng và đạt lợi nhuận cao nhất. Đối với mỗi phương thức tiêu thụ khác nhau, trên thực tế có một số phương thức chủ yếu sau: a. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp: Phương thức tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng hoá, sản phẩm cho người mua trực tiếp tại kho hay tại các phân xưởng (không qua kho) của doanh nghiệp. Tính từ thời điểm giao hàng, lượng hàng đã giao cho khách được chính thức coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sỏ hữu. * Phương pháp hạch toán: Đối với phương thức tiêu thụ trực tiếp, kế toán cần phản ánh các nghiệp vụ sau đây: + Phản ánh giá vốn của hàng xuất bán: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155,156 - Xuất kho TP, hàng hoá. Có TK 154 - Xuất bán trực tiếp không qua kho Tại các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán không phản ánh giá vốn hàng bán trong kỳ ngay khi phát sinh nghiệp vụ. Đến cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán mới tính ra giá vốn của toàn bộ số hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ trong kỳ và kết chuyển thẳng vào TK 911 theo bút toán. Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 632: K/C giá vốn hàng bán + Phản ánh doanh thu bán hàng Nợ TK 111,112 - Tiền bán hàng đã thu nhập hoặc nhận giấy báo của ngân hàng Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng. Có TK 3331 - Thuế VAT đầu ra phải nộp + Phản ánh chiết khấu bán hàng chấp nhận cho người mua (nếu có) Ghi khi phát sinh chiết khấu bán hàng. Nợ TK 811: tập hợp chiếu khấu thanh toán Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu ở khách hàng Có TK 111.112: Trả chiết khấu bằng tiền mặt tiền gửi ngân hàng + Phản ánh số giảm giá hàng bán (nếu có): BT1) Phản ánh số giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng Nợ TK 532: Khoản giảm giá chấp nhận cho người mua Nợ TK 3331(33311) :Thuế VAT trả lại khách hàng Có TK 111.112: Trả bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào số tiền còn phải thu của khách. Có TK 3388 : Số giảm giá chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua. BT2) Ghi vào cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán trong kỳ đã chấp nhận cho người mua ghi giảm doanh thu tiêu thụ. Nợ TK 511: Ghi giảm doanh thu Có TK 532: K/C khoản giảm giá hàng bán. + Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại (nếu có): BT1) Phản án số hàng bị trả lại đem về nhập kho. Nợ TK 155. 156 (trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên). Nợ 611. 631 (trường hợp doanh nghiệp áp dụng kê khai ĐK) Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại (nếu hàng bị trả lại trong kỳ kế toán, chưa xác định kết quả tiêu thụ). BT2) Phản ánh khoản thanh toán với khách hàng về doanh số hàng bán bị trả lại. Nợ TK 531: doanh thu hàng bán bị trả lại Có TK 111, 112: thanh toán bằng tiền Có TK 131: trừ vào số tiền phải thu của khách + Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại ghi giảm doanh thu tiêu thụ. Nợ TK 511: ghi giảm doanh thu Có TK 531: K/c doanh thu hàng bán bị trả lại. + Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ: Cuối kỳ, sau khi kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại) theo các bút toán đã nêu ở trên, kế toán tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ theo công thức: DT thuần = Tổng DT - Thuế - Các khoản giảm trừ. Sau đó k/c doanh thu thuần và TK 911 bằng bút toán: Nợ TK 511, 512: doanh thu thuần Có TK 911: hoạt động kinh doanh + Kết chuyển giá vốn hàng bán. Nợ TK 911 - HĐKD Có TK 632 - giá vốn hàng bán Quy trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trực tiếp được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: TK154, 155,156 Hạch toán tổng quát tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp. TK811 TK 632 TK 911 Giá vốn hàng xuất bán TK 511,512 K/c giá vốn hàng bán Thuế VAT phải trả cho khách TK 111,112,131,3388 TK 1381 Dthu bán hàng hàng Chiết khấu BH TK531 TK 532 giảm giá K/c giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại K/c Dthu hàng bán trả lại Nhập kho hàng bán bị trả lại Giá trị chờ xử lý TK 3331 b. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng (chờ chấp nhận). Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng là phương thức tiêu thụ qua đó, người bán chuyển hàng cho người mua theo các thoả thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên. Số lượng hàng được chuyển vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và chỉ được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng cho số hàng đã chuyển giao (toàn bộ hay 1 phần). Để hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng (hay chuyển hàng chờ chấp nhận), ngoài các tài khoản phản ánh doanh thu giá vốn... kế toán sử dụng TK 157 "hàng gửi bán". Khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng, kế toán tiến hành hạch toán như sau: + Phản ánh trị giá vốn thực tế hàng chuyển bán: Nợ TK 157 - Hàng gửi bán Có TK 154 - xuất trực tiếp không qua kho Có TK 155, 156 - xuất kho TP, hàng hoá Khi được khách hàng chấp nhận thanh toán toàn bộ hay một phần tiền hàng, kế toán ghi: + Phản ánh giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632: giá vốn hàng được chấp nhận Có TK 157: Ghi giảm lượng hàng gửi bán + Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 131: phải thu của khách Nợ TK 111, 112: thu bằng tiền Có TK 511, 512 : Doanh thu tiêu thụ Có TK 3331(33311) : thuế VAT đầu ra phải nộp Các bút toán còn lại phản ánh chiết khấu phát sinh(nếu có), giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu, kết chuyển giá vốn hàng bán, kết chuyển doanh thu thuần về iêu thụ được thực hiện tương tự như hạch toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp. Sơ đồ 2: Hạch toán tổng quát tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận (theo hợp đồng) TK 154, 155, 156 TK 157 Giá vốn hàng bán TK 632 TK 911 TK 511,512 TK111,112, 131,3388 2,131,3338 chiết khấu bán hàng dthu bán hàng k/c dthu Trị giá vốn hàng bán được chấp nhận thanh toán K/c giá vốn hàng bán TK1381 giá trị chờ xử lý TK3331 thuế VAT hàng bán trả lại giảm giá hàng bán thuế VAT trả lại k/c giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại TK531 TK532 TK 811 c. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp: Hàng hoá được coi là tiêu thụ ngay khi giao cho người mua, một phần tiền hàng được người mua thanh toán ngay tại thời điểm giao hàng, số còn lại sẽ được trả dần trong các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỉ lệ lãi nhất định do trả chậm. Trên thực tế, số tiền trả trong kỳ thường bằng nhau bao gồm doanh thu gốc và lãi suất trả chậm. Theo phương thức này, việc thanh toán tiền hàng được thực hiện trong nhiều lần, thực chất quyền sở hữu số hàng bán chỉ thực sự được chuyển cho người mua khi đó thanh toán hết tiền hàng. Lãi suất trả chậm của tiền hàng được ghi tăng sau thu nhập hoạt động tài chính. Kế toán hạch toán như sau: + Khi giao hàng cho người mua: - Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Nợ TK 632 Có TK 154, 155,156 - Phản ánh số tiền hàng phải thu Nợ TK 131: Tổng số tiền hàng phải thu Có TK 711: Lợi nhuận trả chậm Có TK 511: Doanh thu bán hàng tính theo thời giá + Phản ánh số tiền thu lần đầu ở người mua: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 +Các kỳ tiếp theo, khi được người mua thanh toán tiếp tiền hàng ghi: Nợ 111, 112 Có TK 131 Ngoài cách ghi như trên, để phản ánh tổng số tiền phải thu và số tiền thu lần đầu ở người mua, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: số tiền thu lần đầu Nợ TK 131: số tiền còn lại phải thu Có TK 711: lãi trả chậm Có TK 511: doanh thu bán hàng theo thời giá. Có TK 3331(33311) :thuế VAT phải nộp Các bút toán còn lại hạch toán tương tự các phương thức tiêu thụ khác. Sơ đồ 3: Hạch toán tổng hợp tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp TK 155, 156 TK 632 G/v hàng xuất bán tại kho TK 154 Xuất không qua kho k/c hàng bán trả lại ,giảm giá hàng bán TK 911 K/c giá vốn hàng bán TK 511,512 TK 811 TK 111,112 dthu bán hàng k/c dthu thuần hàng chiết khấu bán TK 531 TK 131 TK 3331 thuế hàng bán trả lại VAT TK 532 TK 711 trả tiền người mua tức lợi giảm giá d. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức đại lý, ký gửi * Phương pháp hạch toán tại đơn vị có hàng ký gửi: + Khi chuyển hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi ghi bút toán: Nợ TK 157 Có TK 154, 155 + Khi hàng gửi đại lý đã bán được (nhận thông báo của đại lý hoặc nhận tiền do đại lý thanh toán hoặc định kỳ theo quy định thanh toán) ghi: - Phản ánh giá vốn của số hàng được tiêu thụ Nợ TK 632 Có TK 157 - Phản ánh doanh thu tiêu thụ và thuế VAT của hàng ký gửi: Nợ TK 111, 112: thu bằng tiền Nợ TK 131: Tổng giá bán ( cả thuế VAT) Có TK 511: doanh thu hàng đã bán Có TK 3331(33311) thuế VAT của hàng đã bán - Phản ánh số hoa hồng phải trả cho đại lý: Nợ TK 641: Hoa hồng trả cho đại lý ký gửi Có TK 111, 112: trả bằng tiền Có TK 131: tổng số hoa hồng Kế toán có thể ghi gộp 2 bút toán trên theo cách: Nợ TK 641: hoa hồng đại lý Nợ TK 131, 111, 112: doanh thu trừ hoa hồng Có TK 511 Có TK 3331(33311) Thuế VAT phải nộp * Phương pháp hạch toán tại đơn vị nhận làm đại lý, bán hàng ký gửi: Các đơn vị nhận làm đại lý, bán hàng ký gửi sẽ được nhận và bán hàng hoá, sản phẩm theo đúng giá bán của người gửi giao cho và hưởng hoa hồng theo tỉ lệ thoả thuận giữa hai bên. Do đó, việc hạch toán tại các đơn vị này phải dựa trên cơ sở giá bán của hàng hoá do chủ hàng đưa ra. + Khi nhận hàng do chủ hàng giao, ghi: Nợ 003 - ghi theo giá bán. + Khi hàng đã được bán ghi: - Xoá sổ số hàng đã bán được: có TK 003 - Phản ánh số tiền hàng đã bán được: Nợ TK 131, 111, 112 Có TK 331 : Phải trả cho chủ hàng - Phản ánh hoa hồng đại lý được hưởng: Nợ TK 331: trừ vào số phải thanh toán cho chủ hàng. Có TK 511 :Hoa hồng được hưởng: -Khi thanh toán tiền cho chủ hàng Nợ TK 331 Có TK 111,112,131 ... Ngoài cách ghi như trên, kế toán có thể phản ánh số tiền hàng phải nộp và hoa hồng được hưởng theo bút toán: Nợ TK 131, 111, 112: tổng số tiền hàng bán được Có TK 511: hoa hồng được hưởng Có TK 331: tổng số tiền phải trả người gửi đại lý trừ vào hoa hồng. Đối với số hàng nhận ký gửi không bán được, nếu trả lại cho người gửi, kế toán ghi sổ: Có TK 003 Kế toán tại đơn vị nhận làm đại lý sử dụng "Bảng thanhtoán hàng đại lý" để theo dõi số lượng, đơn giá, số tiền của hàng hoá đã nhận ký gửi cũng như của số hàng đã bán được, đồng thời theo dõi hoa hồng và các khoản thanh toán giữa hai bên. e. Một số trường hợp khác được coi là tiêu thụ: Ngoài các phương thức bán hàng chủ yếu trên các doanh nghiệp còn có thể sử dụng một phương thức khác như: hàng đổi hàng (trao đổi hàng hóa theo hợp đồng, hàng đem đổi coi như là tiêu thụ), trả lương cho CNV bằng sản phẩm, biếu tặng sản phẩm... - Trả lương thưởng, biếu tặng, chào hàng bằng sản phẩm... + Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 154, 155, 156,152 + Phản ánh doanh thu (tính theo giá thanh toán): Nợ TK 334,641 Có TK 511. - Hàng đổi hàng: Ngoài bút toán phản ánh giá vốn như trên kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá trị hàng nhận về (chưa có thuế VAT) Nợ TK 133(1331) :Thuế VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 131: Tổng giá thanh toán - Nhận gia công, chế biến sản phẩm cho khách: Nợ TK 111, 112, 131: tổng số phải thu Có TK 511: Doanh thu về gia công Có TK 3331(33311) :thuế phải nộp Các bút toán còn lại ghi tương tự các trường hợp tiêu thụ khác. V. Hạch toán xác định kết quả. 1. Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí công cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. Để hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 "chi phí bán hàng" có kết cấu như sau: - Bên nợ phản ánh: chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ - Bên có phản ánh: + Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng + Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả tiêu thụ trong kỳ TK này cuối kỳ không có số dư và được chi tiết theo các yếu tố chi phí thành 6 tiểu khoản sau: Nợ TK 641: chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ Có TK liên quan (111, 112, 331, 152, 153...) Đối với các khoản thu hồi ghi giảm chi phí, kế toán phản ánh như sau: Nợ TK liên quan 111, 112, 138, 152... Có TK 641: Số thu hồi ghi giảm trừ chi phí Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào TK xác định kết quả theo bút toán: Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 641: Chi phí bán hàng kết chuyển Có thể khái quát quy trình hạch toán chi phí bán hàng qua sơ đồ sau: TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112,138,335 Chi phí nhân công Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí TK 152, 153 Chi phí vật liệu dụng cụ TK 214 Chi phí khấu hao TK 911 TK 142 Chờ K/c K/c chi phí K/c chi phí bán hàng (Chu kỳ kinh doanh ngắn) (chu kỳ KD dài) TK 111,112 Chi phí khác bằng tiền chi phí mua TK 331 TK 133 ngoài Sơ đồ4:Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng. 2. Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là những chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà không thể tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào. Ngoài các khoản mục tương tự như chi phí bán hàng ở trên, CPQLDN còn bao gồm các khoản mục: chi phí thuế, phí, lệ phí, chi phí dự phòng. Để hạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 642 "chi phí QLDN " TK này có kết cấu sau: - Bên nợ phản ánh: CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ. - Bên có phản ánh: + Các khoản ghi giảm chi phí QLDN trừ vào kết quả tiêu thụ trong kỳ. - Bên có phản ánh: + Các khoản ghi giảm chi phí QLDN trừ vào kết quả tiêu thụ trong kỳ. TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 8 tiểu khoản : Quy trình hạch toán chi phí QLDN có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí QLDN TK 334, 338 TK 642 TK 111, 112, 138, 152 Chi phí nhân viên quản lý TK 152, 153 Chi phí vật liệu dụng cụ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 139, 159,333 chi phí dự phòng, thuế phí lệ phí TK 335, 142 Chi phí trả trước Chi phí phải trả TK111,112 TK 133 TK 331 chi phí mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí TK 911 K/c chi phí QLDN (chu kỳ KD ngắn) TK 142 K/c chi phí chu kỳ KD dài chờ K/c 3. Hạch toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ là số chênh lệch giữa lãi gộp với chi phí bán hàng và chi phí QLDN.Trong đó, lãi gộp là chỉ tiêu được tính bằng cách lấy doanh thu tiêu thụ trừ đi các khoản giảm trừ và giá vốn hàng bán. giữa doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí, kết quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Kế toán sử dụng TK 911 "xác định kết quả" để hạch toán xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp, TK 911 được chi tiết cho từng hoạt động và có kết cấu như sau: - Bên nợ phản ánh: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. + Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. + Chi phí bán hàng và chi phí QLDN. + Số lãi trước thuế về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ. - Bên có phản ánh: + Doanh thu thuần về hàng tiêu thụ trong kỳ + Thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập từ các hoạt động bất thường. + Trị giá vốn hàng bán bị trả lại + Số lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ TK 911 cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra, để hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như: TK 333, TK 421, TK 111, TK 112, TK 131... Kế toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm vào cuối kỳ qua các bút toán kết chuyển chi phí và thu nhập, xác định lãi, lỗ như sau: - Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 632: K/c giá vốn hàng bán Có TK 641: K/c chi phí bán hàng Có TK 642: K/c chi phí QLDN Có TK 142 (1422): K/c chi phí chờ kết chuyển. - Kết chuyển thu nhập: Nợ TK 511: K/c doanh thu thuần Có TK 911: xác định kết quả - Xác định lãi, lỗ kết chuyển + Trường hợp lãi: Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 421 (4212) lãi về tiêu thụ. + Trường hợp lỗ: Nợ TK 421 (4212): Lỗ về tiêu thụ Có TK 911: Xác định kết chuyển Quá trình hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của doan._.h nghiệp có thể khái quát sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Hạch toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ. TK 632 TK 911 TK 511 TK 641,642 K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu thuần K/c doanh thu thuần về tiêu thụ TK 421 TK 142 chờ k/c k/c K/c lỗ K/c lãi k/c chi phí bán hàng,chi phí quản lý DN VI. Đặc điểm hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Kiểm kê định kỳ là một phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Theo đó, giá vốn hàng hoá, sản phẩm xuất kho được xác định vào cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và kết quả kiểm kê và kết quả tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành th eo công thức: GVHB = Giá trị tồn kho đầu kỳ + tăng trong kỳ - giá trị tồn kho cuối kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có số lượng các nghiệp vụ nhập, xuất kho sản phẩm, hàng hoá trong ngày là thường xuyên và khá lớn nhằm giảm bớt khối lượng công tác kế toán, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao. Nhìn chung, quá trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, chỉ có một số điểm khác biệt chủ yếu về quy trình hạch toán như sau: - Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán chưa được chấp nhận. Nợ TK 632: giá vốn Có TK 155: giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ Có TK 157: giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận - Cuối kỳ tiến hành kiểm kê, tính và kết chuyển giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ sản xuất hoàn thành nhâp kho, gửi bán, ký gửi hay tiêu thụ trực tiếp trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632 Có TK 631 - Kết chuyển giá trị sản phẩm tồn kho đầu kỳ. Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ Nợ TK 157: Trị giá hàng gửi bán chưa được chấp nhận Có TK 632: Trị giá sản phẩm còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ. - Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 632: Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Các bút toán kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ thực hiện tương tự như đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Quy trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Hạch toán tổng hợp tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 631 TK 111,112,131 TK811 TK 532 TK 531 Thuế VAT phải trả khách k/c giảm giá trả lại k/c hàng bán phải trả thuế VAT TK3331 chiết khấu dthu bán hàng k/c dthu TK511,512 TK 334 TK 1388 TK 911 trừ vào lương cá nhân bồi thường bán trong kỳ 155,15TK TK 632 K/c giá vốn hàng K/c hàng còn lại còn lại Tổng giá thành lao vụ hoàn thành K//c hàng bán bị trả lại ,giảm giá hàng bán K/ c hàng còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ PHần II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty cơ khí Hải Long I. một số nét khái quát về công ty cơ khí Hải Long. 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1. Lịch sử ra đời và phát triển công ty TNHH thương mại và cơ khí Hải Long Công ty TNHH thương mại và cơ khí Hải Long được thành lập ngày 15 tháng 03 năm 2004 theo giấy phép kinh doanh số 0102025312 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Tên đơn vị: Công ty Tương mại và cơ khí Hải Long Tên giao dịch : Hailong mechanical and trading company Limited. Tên viiết tắt : hailong MTC CO., LTD. Giám đốc công ty: trương văn cường Trụ sở chính: 115A phan Trọng Tuệ – Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà nội Công ty được thành lập với sự góp vốn của các thành viên, vốn đầu tư ban đầu chỉ 1tỷ đồng, trụ sở chính 115A phan trọng Tuệ – Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà nội và hoạt động với chức năng của một doanh nghiệp thương mại. Ban đầu công ty kinh doanh buôn bán các đồ Inox nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh trong nước . Kinh doanh có hiệu quả nên mặt hàng kinh doanh ngày càng được mở rộng sản xuất trang thiết bị nội thất ô tô, vật liệu, sắt thép gốm sứ, thiết bị ngoại vi, vật tư và các thiết bị khác, thiết bị văn phòng, dịch vụ dành cho khách hàng được cải thiện một cách rõ rệt như gia công cơ khí ,môi giới xũa tiến thương mại tư vấn khách hàng, dành cho đại lý, đăng ký đại lý. Đến nay, năm 2006 này, công ty đã lớn mạnh rất nhiều trong mọi mặt từ hoạt động kinh doanh đến cơ cấu tổ chức quản lý. Với định hướng phát triển của công ty là: Phát triển trở thành nhà phân phối một sản phẩm về sản xuất mua bán đồ Inox , đồ gia dụng kinh doanh trên khắp cả nước Phát triển trở thành một trong những nhà phân phối hàng đầu các sản phẩm về đồ gia dụng Phát triển trở thành một trong những nhà sản xuất và lắp ráp các trrang thiết bị gia dụng có thương hiệu Việt Nam có chất lượng và uy tín. Tư vấn, cung cấp và chuyển giao các mặt hàng cho các cá nhân gia đình. Với những định hướng phát triển đó, công ty được thành lập với sự góp vốn của các thành viên, trải qua 4 năm hoạt động đến nay công ty đã lớn manh. Công ty TNHH Thương mại và cơ khí Hải Long hoạt động và kinh doanh trong các lĩnh vực : Sản xuất, mua bán đồ Inox, đồ gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình; Sản xuất mua bán trang thiết bị nội thất ô tô, vật liệu xaay dựng , sắt thép, gốm, sứ Sản xuất mua bán máy móc trang thiết bị nghành thuỷ điện, công nghiệp nông nghiệp; Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá Môi giơí xúc tiến thương mại . Sản xuất, mua bán hàng điện tử, điiện lạnh, tin học viễn thông, thiết bị văn phòng, trang thiết bị y tế; Gia công cơ khí; Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh, Là một công ty ngoài quốc doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, công ty luôn đảm bảo: * Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ của nhà nước. * Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, liên doanh hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân. * Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động * Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, xây dựng tổ chức thực hiện chế độ kinh doanh và báo cáo tài chính đúng chế độ chính sách đạt hiệu quả kinh tế cao, tự trang trải về tài chính. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004 - 2006 (trích báo cáo tình hình doanh nghiệp - công ty cơ khí Hải Long): Biểu số 1: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1. Doanh thu tiêu thụ 4877 5410 7374 2. Doanh thu thuần 4792 5317 7276 3. Giá vốn hàng bán 3832 3963 4534 4. Lãi gộp 960 1389 1742 5. Lợi tức trước thuế (296) (50) 70 2 Cơ cấu tổ chức Được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ cán bộ công nhân viên và công tác viên với trình độ đại học và trên đại học, công ty TNHH Thương mại và cơ khí Hải Long có năng lực tổ chức khai thác, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong và ngoài nước. Với đội ngũ các chuyên gia và kỹ thuật viên am hiểu nghiệp vụ, nắm vững các kỹ thuật và công nghệ, công ty là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đầu tư và phát triển công nghệ tại Việt Nam. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Hải Long Ban Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng Xuất nhập khẩu Bộ phận kho Bộ phận giao nhận Qua hơn 4 năm xây dựng, ổn định và phát triển Công ty TPCO đã xây dựng được một cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả và vững mạnh. Các phòng ban và bộ phận trực thuộc hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của mình, cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động. *Ban giám đốc: do ban giám đốc bầu ra, trong đó có một giám đốc, một phó giám đốc. Giám đốc do ban giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và phảI chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về quyền và nghĩa vụ của mình. Trong hoạt động hàng ngày của công ty thì giám đốc trực tiếp đưa ra những quyết định của mình, trực tiếp xử lý những công việc lớn nhỏ mà cấp dưới trình lên. *Phòng kinh doanh: Bao gồm các bộ phận như bộ phận kho, bộ phận kinh doanh. Các bộ phận này phối hợp với nhau nhịp nhàng, mọi thông tin đều được cung cấp cho các thành viên một cách đầy đủ, đặc biệt là giá cả, số lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong công ty, số lượng nhân viên nhiều hơn so với các phòng khác trong công ty.bao gồm 12 nhân viên,trong đó có 2 nhân viên thuộc bộ phận kho. *Phòng kế toán: Có 3 nhân viên trong đó một kế toán trưởng, có nhiệm vụ kê khai các mặt hàng hiện có trong kho, tồn kho, phụ trách phiếu và hoá đơn thanh toán của các khách hàng, thanh toán các khoản chi cho các hoạt động của công ty và của cá nhân đi làm nhiệm vụ như giao dịch với khách hàng, công tác.. v..v. *Phòng xuất nhập khẩu : có chức năng giao dịch hàng hoá chuyên cung cấp, giao nhận hàng hoá cho thị trường ,khách hàng . 3. Đặc điểm sản phẩm và vấn đề tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm của công ty được hoàn thành qua quy trình công nghệ sản xuất mô tả dưới đây: Nguyên vật liệu (gang, sắt, thép...) được đem tạo phôi (phôi đúc bằng gang hoặc phối thép). Khi kết thúc khâu tạo phôi các phôi được chuyển sang gia công cơ khí (nguội, tiện, phay, bào...) theo các yêu cầu nhất định của từng loại sản phẩm đã được ghi trong thiết kế kỹ thuật. Giai đoạn gia công cơ khí này tạo các bán thành phẩm (bán thành phẩm ở đây chỉ xét trên góc độ kỹ thuật, đứng trên phương tiện kinh tế, các bán thành phẩm này không bán ra ngoài để thu tiền như các bán thành phẩm của một số ngành khác). Các bán thành phẩm này khi kết hợp lắp ráp với các nửa thành phẩm mua ngoài sẽ cho ra thành phẩm. Tất cả các thành phẩm đều phải qua khâu KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) trước khi nhập kho. Đặc điểm nổi bật về sản phẩm công ty là giá trị nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng rất lớn trong quá trình sản phẩm (từ 50% đến 60% giá thành). Sản phẩm của công ty chủ yếu là tư liệu sản xuất phục vụ cho nhu cầu đầu tư và nâng cấp trang thiết bị của các cơ sở công nghiệp nhẹ. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số sản phẩm khác theo nhu cầu của thị trường. Hoạt động sản xuất của công ty tập trung chủ yếu vào 2 phân xưởng: phân xưởng cơ khí và phân xưởng thiết bị áp lực, dựa trên công nghệ sản xuất đơn chiếc, sản phẩm đem tiêu thụ trên thị trường hầu hết là thành phẩm, không có bán thành phẩm. * Vấn đề tiêu thụ sản phẩm tại công ty cơ khí Hải Long Thị trường chủ yếu là công ty cả nước khu vực phí Bắc và các tỉnh phía Nam... Trong mấy năm gần đây, thị trường tiêu thụ của công ty có chiều hướng bị thu hẹp lại do các cơ sở công nghiệp thường chú trọng việc nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị kỹ thuật công nghệ cao của nước ngoài. Các sản phẩm của công ty cần phải nâng cấp đa dạng trong việc nhập khẩu sản xuất các mặt hàng phong phú. Điều này đòi hỏi công ty cần phải có những biện pháp kịp thời và hợp lý nhằm đổi mới sản xuất nghiên cứu chế tạo ra những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao thì mới có thể cạnh tranh, tìm chỗ đứng trên thị trường thiết bị cơ khí. Sản phẩm của công ty hầu như chỉ được nhập khẩu ra khi có đơn đặt hàng hoặc hợp đồng giao nhận hàng . Sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật của phòng xuất nhập khẩu và bộ phận giao nhận hàng (kiểm tra chất lượng sản phẩm), được quản lý tại kho thành phẩm theo khối lượng chủng loại, việc tính giá thành phẩm tồn kho cũng dựa trên khối lượng sản phẩm. Giá bán của sản phẩm được quy định rõ tên đặt hàng hay hợp đồng theo sự thoả thuận giữa hai bên. Trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng, công ty sẽ giao khoán cho công nhân các phân xưởng sản xuất. Giá giao khoán cho các bộ phận, phân xưởng sản xuất được tính lương đương 80% giá trị của hợp đồng. Công ty chỉ thực hiện một phương thức tiêu thụ duy nhất, đó là phương thức tiêu thụ trực tiếp (theo các phương thức ứng trước tiền hàng, thanh toán tiền hàng ngay khi nhận hàng, thanh toán sau), xuất phát từ việc khi hoàn thành việc gia công, chế tạo sản phẩm nhập kho, đơn vị đặt hàng sẽ đến nhận hàng trực tiếp tại kho thành phẩm của công ty. Cũng do việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo các đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế, giao hàng trực tiếp tại kho của công ty cho nên bộ phận chi phí bán hàng của công ty phát sinh với quy mô rất nhỏ và không thường xuyên. Chi phí bán hàng nhìn chung chỉ phát sinh với quy mô rất nhỏ và không thường xuyên. Chi phí bán hàng thường xuyên. Chi phí bán hàng nhìn chung chỉ phát sinh khi công ty thực hiện những hợp đồng chế tạo và lắp ráp, sau khi hoàn thành sản phẩm công ty phải vận chuyển thiết bị đến tận chân công trình của đơn vị bạn để lắp đặt và vận hành thử. Những đặc điểm này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của công ty. II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Hải long Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cơ khí Hải Long được thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cơ khí Hải Long Kế toán trưởng Kế toán kho Kế toán tiền mặt và bán hàng Thủ quỹ Kế toán trưởng : chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và nhà nước về tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán tại công ty theo chế độ hiện hành. Đồng thời kiểm nghiệm phần hành kế toán vật liệu và kế toán thanh toán với người bán Kế toán kho: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng lên sổ sách theo dõi các mặt hàng xuất nhập khẩu tại công ty để báo cáo cho giám đốc thủ quỹ: chịu trách nhiệm giữ quỹ. Khi có lệnh của kế toán trưởng do giám đốc ký duyệt thủ quỹ xuất tiền trong việc chi tiêu trong doanh nghiệp Kế toán tiền mặt theo dõi các khoản tiền thu chi do công ty xuất nhập khẩu hàng chị trách nhiệm trước kế toán trưởng 2. Hình thức và phương pháp hạch toán kế toán hiện đang áp dụng tại công ty Hải Long. Tuy là một doanh nghiệp có quy mô vừa, nhưng số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty Hải Long tương đối lớn (khoảng hơn 300 nghiệp vụ/tháng), do vậy để cho công tác hạch toán kế toán của Công ty được dễ dàng thuận tiện, Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đi đôi với việc áp dụng hình thức nhật ký - chứng từ để ghi sổ kế toán số lượng và sổ loại sổ sách kế toán của Công ty được mở phù hợp với các yêu cầu của hình thức này và bám sát tình hình kinh doanh thực tế tại Công ty (số lượng nghiệp vụ, tính chất kinh doanh, nhu cầu quản lý thông tin kế toán). Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty nhìn chung bao gồm đầy đủ các loại sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết theo đúng quy định trong chế độ kế toán hiện hành cho hình thức nhật ký chứng từ gồm các bảng kê, các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ, các sổ cái tài khoản, các sổ chi tiết... Ngoài ra, kế toán Công ty còn sử dụng một số loại sổ sách trung gian khác để thuận tiện cho việc ghi chép tổng hợp và đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ chi tiết và sổ tổng hợp như bảng tổng hợp thanh toán lương và BHXH (mở cho từng bộ phận trong từng tháng).Hệ thống chứng từ kế toán và tài khoản kế toán cũng được xây dựng phù hợp với chế độ kế toán tại Công ty Hải Long bao gồm một số loại chủ yếu sau: - Các lệnh sản xuất, phiếu sản xuất phiếu giao việc với số tiền cụ thể mà Công ty giao cho các bộ phận. - Các loại phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, tiền gửi, các giấy xin tạm ứng... - Các loại phiếu nhập, xuất vật tư, các lệnh bán hàng, phiếu nhập, xuất kho thành phẩm, hàng hoá... Nhìn chung, các chứng từ ban đầu phục vụ cho công tác ghi sổ kế toán của Công ty được xây dựng giống với mẫu của chế độ kế toán, chỉ có các loại lệnh sản xuất, phiếu sản xuất là các loại chứng từ do kế toán Công ty lập ra để vừa phục vụ công tác ghi sổ kế toán, vừa phục vụ cho việc quản lý, theo dõi sản xuất ở các phân xưởng. Các chứng từ này được luân chuyển theo đúng trình tự của việc điều hành sản xuất ở Công ty: Khi Công ty nhận được hợp đồng sản xuất, căn cứ vào quy mô đặt hàng định mức kinh tế kỹ thuật, lập "lệnh sản xuất" đưa xuống các phân xưởng để thực hiện và phòng kế toán để theo dõi và chi tạm ứng, sau khi hoàn thành công việc sản phẩm đã được kiểm tra chất lượng và nhập kho phân xưởng phải chuyển lệnh sản xuất lên Giám đốc để xác nhận và lên Tổng Giám đốc để ký duyệt thanh toán, hàng tháng, phòng kế toán sẽ tập hợp các lệnh sản xuất theo từng phân xưởng. Đối với các lệnh công việc mà các phân xưởng hay xí nghiệp thành viên tự tìm, các phân xưởng, xí nghiệp phải trình lên Tổng Giám đốc để xin phê duyệt cho sản xuất, nếu duyệt y Tổng Giám đốc sẽ xác nhận vào "phiếu sản xuất", sau đó việc luân chuyển "phiếu sản xuất" giống như luân chuyển "Lệnh sản xuất". Công ty bắt đầu thực hiện phương án tổ chức hạch toán kế toán tập trung theo chế độ kế toán mới kể từ ngày 29/3/96. Theo hình thức nhật ký chứng từ, công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Hải Long được thực hiện theo quy trình sau: Sơ đồ 1: Trình tự hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Hải Long. Chứng từ CF, bảng phân bổ NKCT có liên quan Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Sổ theo dõi tiêu thụ Bảng kê số 5 TK 642 Sổ chi tiết số 3 chi tiết bán hàng Bảng kê số 1,2 (TK 111, 112) Sổ chi tiết số 4 (TK 131) NKCT số 1,2 TK 111, 112 Bảng kê số 11 (TK 131) Bảng cân đối chi tiết số phát sinh Sổ chi tiết xác định kết quả Sổ cái TK 111,112,131,511... Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc thể hiện sự phát sinh của doanh thu bán hàng (phiếu thu, chi tiền mặt, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, các phiếu xuất kho sản phẩm, các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ gốc khác...) kế toán ghi vào các bảng kê, các sổ chi tiết liên quan. Theo lĩnh vực được phân công, các cán bộ kế toán lên các bảng kê, bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ. - Kế toán tiền mặt và tiền gửi ghi bảng kê số 1 (ghi nợ TK 111 "tiền mặt") và bảng kê số 2 (ghi nợ TK 112 "tiền gửi NH") phần doanh thu hoá đơn đã được thanh toán. - Kế toán thanh toán ghi các sổ chi tiết thanh toán với người mua (sổ chi tiết số 4, ghi theo từng hoá đơn) và lên bảng kê số 11 theo dõi các khoản phải thu của khách hàng (ghi nợ TK 131 "phải thu của khách hàng" phần doanh thu nợ lại). - Kế toán bán hàng ghi sổ theo dõi tiêu thụ doanh thu bán hàng phát sinh trên hoá đơn, số tiền thu về trong tháng, số trả nợ cũ, số tiền hàng đã ứng trước và số còn nợ lại. Trên cơ sở đó, kế toán ghi các sổ chi tiết số 3 "sổ chi tiết bán hàng" (ghi có TK 511 đối ứng nợ các TK liên quan đồng thời theo dõi thuế tiêu thụ phải nộp và các khoản phát sinh làm giảm doanh thu khác như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại). - Từ các bảng phân bổ và nhật ký chứng từ có liên quan, kế toán lên bảng kê số 5 (TK 642"chi phí quản lý doanh nghiệp"). Kế toán viên sau khi hoàn thành các bảng kê và nhật ký chuyển đến cho kế toán tổng hợp để lên bảng cân đối chi tiết số phát sinh tài khoản theo kiểu cân đối bàn cờ rồi lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản để xác định số dư cuối kỳ của các TK 511, 131, 111, 112... Kết cấu của bảng cân đối chi tiết số phát sinh được xâydựng để kế toán tổng hợp có thể dễ dàng đối chiếu số liệu ngay trong quá trình tổng hợp số liệu từ các bảng kê, sổ chi tiết và nhật ký chứng từ. Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu, kế toán tổng hợp ghi sổ chi tiết xác định kết quả (TK 911) và vào sổ cái các TK 511, 131, 111, 112, 911... và sổ cái một số TK khác có liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Từ sổ cái tài khoản, cuối kỳ kế toán tổng hợp lập các báo cáo kế toán. II. Tình hình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty Hải Long Công ty Hải Long chỉ thực hiện một phương thức tiêu thụ duy nhất đó là phương thức tiêu thụ trực tiếp, trong đó kế toán hạch toán nghiệp vụ bán hàng chi tiết theo các hình thức thanh toán của hợp đồng. Có một số hình thức thanh toán trong bán hàng thường được áp dụng tại Công ty: - Trường hợp bán hàng khách hàng đã ứng trước tiền hàng. - Trường hợp bán hàng chấp nhận thanh toán sau. - Trường hợp bán hàng thu tiền ngay. Với mỗi hình thức thanh toán, phương pháp hạch toán tiêu thụ của kế toán cũng có những điểm khác biệt, cụ thể như sau: 1. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp khách hàng đã ứng trước tiền: - Khi nhận tiền ứng trước (thường là bằng tiền mặt, nộp tại phòng tài vụ Công ty), kế toán lập phiếu thu, phiếu thu này được lập thành 4 liên, trong đó 1 liên được dùng để đính kèm vào bộ hồ sơ tiêu thụ theo hợp đồng, đồng thời kế toán ghi bút toán: Nợ TK 111 Có TK 131 (chi tiết khách hàng hoặc hợp đồng): Số tiền ứng trước. Ví dụ 1: Ngày 15 /05/2006, Công ty An Ninh mua của Công ty 200 cuộn thép với giá 20.416.000 đ, đã ứng trước bằng tiền mặt, số còn lại thanh toán bằng chuyển khoản khi nhận hàng. Kế toán thực hiện các công việc sau: - Khi nhận tiền ứng trước, kế toán lập phiếu thu sau: Biểu số 1: Đơn vị: Công ty Hải Long Địa chỉ:115A Phan trọng Tuệ - Tam Hiệp –Thanh Trì -Hà Nội. Phiếu thu Ngày 08 tháng 06 năm 2006 Quyển số 5 Nợ: 111 Có : 131 - Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Quang - Địa chỉ: Công ty An Ninh - Lý do nộp: ứng trước tiền hàng cho hợp đồng số 032 - 05 Số tiền: 10.000.000 đồng (viết bằng chữ): Mười triệu đồng chẵn./. Kèm theo: chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):Mười triệu đồng chẵn./. Ngày 08 tháng 06 năm 2006 Thủ quĩ (Ký, họ tên) - Đồng thời phản ánh bút toán vào sổ chi tiết thanh toán với người mua (sổ chi tiết số 3): Nợ TK 111 10.000.000 Có TK 131 10.000.000 Khi hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng, bàn giao cho khách hàng, kế toán tiến hành phản ánh số giá vốn hàng bán, doanh thu tiêu thụ và một nghiệp vụ khác có liên quan như sau: a. Hạch toán giá vốn hàng bán: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho đang thực hiện tại Công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, đối với mỗi nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh trong kỳ, kế toán không phản ánh ngay giá vốn hàng bán lên TK 632. Đến cuối kỳ, căn cứ trên số lượng thành phẩm thực tế tồn kho đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ và số dư cuối kỳ (TK 154, TK 155) kế toán lập bảng tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán xác định giá vốn của lượng hàng hoá, sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ theo công thức: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc thể hiện sự phát sinh của doanh thu bán hàng (phiếu thu, chi tiền mặt, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, các phiếu xuất kho sản phẩm, các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ gốc khác...) kế toán ghi vào các bảng kê, các sổ chi tiết liên quan. Theo lĩnh vực được phân công, các cán bộ kế toán lên các bảng kê, bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ. - Kế toán tiền mặt và tiền gửi ghi bảng kê số 1 (ghi nợ TK 111 "tiền mặt") và bảng kê số 2 (ghi nợ TK 112 "tiền gửi NH") phần doanh thu hoá đơn đã được thanh toán. - Kế toán thanh toán ghi các sổ chi tiết thanh toán với người mua (sổ chi tiết số 4, ghi theo từng hoá đơn) và lên bảng kê số 11 theo dõi các khoản phải thu của khách hàng (ghi nợ TK 131 "phải thu của khách hàng" phần doanh thu nợ lại). - Kế toán bán hàng ghi sổ theo dõi tiêu thụ doanh thu bán hàng phát sinh trên hoá đơn, số tiền thu về trong tháng, số trả nợ cũ, số tiền hàng đã ứng trước và số còn nợ lại. Trên cơ sở đó, kế toán ghi các sổ chi tiết số 3 "sổ chi tiết bán hàng" (ghi có TK 511 đối ứng nợ các TK liên quan đồng thời theo dõi thuế tiêu thụ phải nộp và các khoản phát sinh làm giảm doanh thu khác như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại). - Từ các bảng phân bổ và nhật ký chứng từ có liên quan, kế toán lên bảng kê số 5 (TK 642"chi phí quản lý doanh nghiệp"). Kế toán viên sau khi hoàn thành các bảng kê và nhật ký chuyển đến cho kế toán tổng hợp để lên bảng cân đối chi tiết số phát sinh tài khoản theo kiểu cân đối bàn cờ rồi lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản để xác định số dư cuối kỳ của các TK 511, 131, 111, 112... Kết cấu của bảng cân đối chi tiết số phát sinh được xâydựng để kế toán tổng hợp có thể dễ dàng đối chiếu số liệu ngay trong quá trình tổng hợp số liệu từ các bảng kê, sổ chi tiết và nhật ký chứng từ. Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu, kế toán tổng hợp ghi sổ chi tiết xác định kết quả (TK 911) và vào sổ cái các TK 511, 131, 111, 112, 911... và sổ cái một số TK khác có liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Từ sổ cái tài khoản, cuối kỳ kế toán tổng hợp lập các báo cáo kế toán. III. Tình hình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty cơ khí Quang Trung. Công ty cơ khí Quang Trung chỉ thực hiện một phương thức tiêu thụ duy nhất đó là phương thức tiêu thụ trực tiếp, trong đó kế toán hạch toán nghiệp vụ bán hàng chi tiết theo các hình thức thanh toán của hợp đồng. Có một số hình thức thanh toán trong bán hàng thường được áp dụng tại công ty: - Trường hợp bán hàng khách hàng đã ứng trước tiền hàng. - Trường hợp bán hàng chấp nhận thanh toán sau. - Trường hợp bán hàng thu tiền ngay. Với mỗi hình thức thanh toán, phương pháp hạch toán tiêu thụ của kế toán cũng có những điểm khác biệt, cụ thể như sau: 1. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp khách hàng đãứng trướctiền: - Khi nhận tiền ứng trước (thường là bằng tiền mặt, nộp tại phòng tài vụ công ty), kế toán lập phiếu thu, phiếu thu này được lập thành 4 liên, trong đó 1 liên được dùng để đính kèm vào bộ hồ sơ tiêu thụ theo hợp đồng, đồng thời kế toán ghi bút toán: Nợ TK 111 Có TK 131 (chi tiết khách hàng hoặc hợp đồng): Số tiền ứng trước. Ví dụ 1: Ngày 15 - 12 - 99, công ty dược liệu TW1 mua của công ty 1 ống khói khử bụi với giá 20.416.000đ, đã ứng trước bằng tiền mặt, số còn lại thanh toán bằng chuyển khoản khi nhận hàng. Kế toán thực hiện các công việc sau: - Khi nhận tiền ứng trước, kế toán lập phiếu thu sau: Biểu số 3: Đơn vị: Công ty cơ khí Quang Trung Địa chỉ: Km 6 đường Giải phóng - Hà Nội. Phiếu thu Ngày 08 tháng 11 năm 1999 Quyển số 5 Nợ: 111 Có : 131 - Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Quang - Địa chỉ: Công ty dược liệu TW1 - Lý do nộp: ứng trước tiền hàng cho hợp đồng số 032 - 99 Số tiền: 10.000.000 đồng (viết bằng chữ); Mười triệu đồng chẵn Kèm theo: chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):Mười triệu đồng chẵn Ngày 08 tháng 11 năm 1999 Thủ quĩ (Ký, họ tên) - Đồng thời phản ánh bút toán vào sổ chi tiết thanh toán với người mua (sổ chi tiết số 3): Nợ TK 111 10.000.000 Có TK 131 10.000.000 Khi hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng, bàn giao cho khách hàng, kế toán tiến hành phản ánh số giá vốn hàng bán, doanh thu tiêu thụ và một nghiệp vụ khác có liên quan như sau: a. Hạch toán giá vốn hàng bán: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho đang thực hiện tại công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, đối với mỗi nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh trong kỳ, kế toán không phản ánh ngay giá vốn hàng bán lên TK 632. Đến cuối kỳ, căn cứ trên số lượng thành phẩm thực tế tồn kho đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ và số dư cuối kỳ (TK 154, TK 155) kế toán lập bảng tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán (xem biểu 2) xác định giá vốn của lượng hàng hoá, sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ theo công thức: GVHB trong kỳ = tồn ĐK + PS tăng - tồn cuối kỳ Biểu số 2: Bảng tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Tháng 12 năm 2006 Chỉ tiêu Số tiền (đồng) I. Tồn đầu tháng 469.770.440 1. Bán thành phẩm (154) 310.513.660 2. Thành phẩm (155) 159.256.780 II. Cộng PS tăng trong tháng 190.340.500 III. Tồn cuối tháng 460.169.360 1. Bán thành phẩm 229.748.960 2. Thành phẩm 230.420.400 IV. Giá vốn hàng xuất bán thực tế trong tháng 199.941.580 Công ty sử dụng bảng kê số 8-Nhập,Xuất,Tồn kho thành phẩm để làm cơ sở lên các nhật ký chứng từ và các sổ tổng hợp khác.Vì trên thực tế do cách hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính giá thành sản xuất,giá vốn hàng bán đang áp dụng tại Công ty,nên sử dụng bảng kê số 8 này để ghi một lần vào cuối tháng các dòng tổng cộng nhập kho(ghi Nợ TK 155, ghi Có TK 154) và xuất kho thành phẩm (ghi Nợ TK 632,ghi Có TK 155).Công ty chủ yếu tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo các đơn đặt hàng,nhưng do hạn chế về lao động kế toán,kế toán Công ty đã không theo dõi chi phí sản xuất và giá vốn hàng bán theo từng đơn đặt hàng mà theo dõi toàn bộ các đơn đặt hàng trong tháng, chỉ đối với nhưng đơn đặt hàng có giá trị lớn,Công ty mới tiến hành hạch toán chi phí và kết quả riêng.Pương pháp này giúp cho kế toán có thể giảm nhẹ khối lượng và đơn giản hoá công tác kế toán.Nhưng mặt khác nó lại gây khó khăn lớn cho công tác kế toán quản trị trong việc xác định kết quả kinh tế của từng đơn đặt hàng. Đây là một nhược điểm cần khắc phục trong quá trình hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Công ty. b. Hạch toán doanh thu bán hàng. Các chứng từ gốc thể hiện việc phát sinh doanh thu bán hàng và làm căn cứ cho việc ghi sổ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ của Công ty là các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho thành 3 liên: liên 1 dùng cho lưu trữ, liên 2 và 3 người bán đem xuống kho thành phẩm để nhận hàng, sau khi đã nhận hàng và cùng thủ kho ký nhận vào các chứng từ này, liên 2 được giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ kho để ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán ghi sổ. Nếu khách hàng thanh toán tiền tại phòng Tài vụ trước khi nhận hàng thì trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho sẽ được đóng dấu "đã thu tiền" nếu sau khi nhận hàng chưa thanh toán thì kế toán sẽ dựa trên liên thứ 3 để làm thủ tục thanh toán. - Khi kết thúc hợp đồng, giao hàng cho khách hàng, kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (3 liên) làm thủ tục thanh toán và ghi sổ ghi nhận doanh thu tiêu thụ: Nợ TK 131: số tiền hàng đã ứng trước Nợ TK 111: phần còn lại của hợp đồng, thanh toán bằng tiền mặt Nợ TK 112: phần còn lại của hợp đồng, thanh toán tiền gửi NH Có TK 511: doanh thu bán hàng theo hợp đồng Tiếp tục ví dụ 1 khi xuất hàng giao cho Công ty An Ninh kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho: Biểu số 2: Đơn vị: Công ty Hải Long Địa chỉ:115 phan trọng Tuệ – Tam Hiệp – Thanh Trì - Hà ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5240.doc
Tài liệu liên quan