Lời mở đầu
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các ngành công nghiệp nước ta đã có những bước phát triển mới. Công nghiệp Da giầy là một trong những ngành như vậy. Đây là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước và tạo nhiều việc làm cho lao động trong nước. Giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang hối hả trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp da giầy đã sắp hoàn thành thì thị t
133 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường tiêu thụ ngày càng trở lên gay gắt, khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải nắm bắt được những cơ hội để vượt lên những khó khăn trước mắt.
Muốn nắm bắt được những cơ hội mới, bản thân các doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức phù hợp đặc biệt bộ máy kế toán phải đơn giản nhưng hiệu quả, nắm bắt được tình hình mới, các phần hành kế toán phải được tổ chức theo đúng chế độ, phù hợp với điều kiện công ty, trở thành cố vấn đắc lực cho ban lãnh đạo. Phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là một trong những phần hành quan trọng nhất. Nó là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào bởi nó tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí, đưa sản phẩm ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù, Bộ Tài chính và Vụ chế độ kế toán đã ban hành các chuẩn mực kế toán và các văn bản khác nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp trong quá trình hạch toán kế toán nói chung và trong kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả nói riêng nhưng việc áp dụng vào thực tế còn nhiều tồn tại.
Nhận thức được tầm quan trọng của phần hành kế toán này, trong thời gian thực tập tại Công ty Da giầy Hà Nội, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về công tác tiêu thụ và xác định kết quả ở đây với mong muốn có thể góp một phần sức của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán của Công ty phù hợp với chế độ và tăng cường tính linh hoạt, sáng tạo của kế toán viên. Đây cũng là lí do khiến em chọn đề tài: “Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty Da giầy Hà Nội”
Luận văn bao gồm 3 phần chủ yếu như sau
Phần I: Cơ sở lí luận về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả ở Công ty Da giầy Hà Nội
Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Da giầy Hà Nội
Do thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để em có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn
Em xin cảm ơn các anh chị trong Phòng kế toán Công ty Da giầy Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty.
Em xin cảm ơn thầy giáo Trần Đức Vinh đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này
Phần I
Cơ sở lí luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất
I.Sự cần thiết hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.Khái niệm về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn, kĩ thuật quy định và nhập kho.
Thành phẩm thu được từ quá trình sản xuất, giao cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì được gọi là thành phẩm tiêu thụ. Như vậy, tiêu thụ thành phẩm là quá trình thực hiện giá trị của thành phẩm nhằm thu hồi vốn, bù đắp chi phí và thực hiện lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi doanh nghiệp chuyển giao xong quyền sở hữu thành phẩm cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số lượng thành phẩm theo giá bán đã thoả thuận. Trong trường hợp, thành phẩm đã xuất khỏi doanh nghiệp nhưng chưa có chứng từ đầy đủ chứng minh khách hàng chấp nhận thanh toán hay không thì coi như hàng gửi bán và vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Sau một kì hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong kì. Đây là căn cứ để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kì.
Một số khái niệm liên quan đến hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ:
Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị được thực hiện so việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá, doanh thu của một số hàng hoá bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Chiết khấu thanh toán là số tiền thưởng cho người mua do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn ghi trên hợp đồng tính trên tổng số tiền hàng mà họ đã thanh toán.
Chiết khấu thương mại là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng khi mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng khác.
Giảm giá hàng bán là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng…
Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế.
Giá vốn hàng bán là tổng giá vốn của thành phẩm tiêu thụ, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã cung cấp, các chi phí khác được tính vào giá vốn hàng bán trong kì.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kì.
Chi phí quản lí doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kì hoạt động nào.
Lợi nhuận gộp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán.
Kết quả tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
1.2.Nhiệm vụ của hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là phần hành kế toán quan trọng, cung cấp thông tin về hoạt động tiêu thụ nói riêng và về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung do vậy để thực sự đáp ứng được nhu cầu của quản lí thì nhiệm vụ đặt ra với hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ như sau:
Ghi nhận kịp thời, chính xác doanh thu tiêu thụ thành phẩm, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản thuế phải nộp từ đó giúp doanh nghiệp tính chính xác doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ghi nhận giá vốn hàng bán phù hợp với phương pháp hạch toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Giá vốn hàng bán có thể ghi nhận ngay khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay ghi một lần vào cuối kì kế toán nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Ghi nhận chính xác các khoản phải thu khách hàng trong trường hợp khách hàng trả sau. Các khoản phải thu khách hàng phải được theo dõi theo từng đối tượng, theo thời hạn thanh toán.
Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm và chi phí quản lí doanh nghiệp. Các chi phí được ghi nhận phải thực sự phát sinh trong kì và có liên quan đến việc tạo ra doanh thu trong kì.
Xác định chính xác kết quả tiêu thụ thành phẩm và lập báo cáo kết quả kinh doanh cuối kì. Tuỳ theo yêu cầu của ban lãnh đạo mà kết quả tiêu thụ được xác định cho từng mặt hàng, từng thị trường tiêu thụ… của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra những quyết định quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
1.3.ý nghĩa của hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân: Tiêu thụ là tiền đề cho cân đối sản xuất và tiêu dùng, cân đối tiền và hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế. Nhờ có tiêu thụ mà thành phẩm, hàng hoá được lưu thông giữa các quốc gia, các địa phương, nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng rộng rãi hơn và mang tính cộng đồng hơn. Hơn nữa thành phẩm của ngành này lại là tư liệu sản xuất của ngành khác do đó tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị trong nền kinh tế và tác động đến mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Tiêu thụ thực hiện mục đích của nền sản xuất xã hội là phục vụ tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân đồng thời tạo tiền đề vật chất để thực hiện toàn bộ quá trình tái sản xuất.
-ý nghĩa đối với doanh nghiệp: Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là một trong những khâu quan trọng nhất. Đẩy mạnh tiêu thụ sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh chóng, tăng vòng quay của vốn, bổ sung nguồn vốn cho việc tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Thực hiện tốt quá trình tiêu thụ không những tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Kết quả từ hoạt động tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp do đó nó có ý nghĩa to lớn đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích kết quả tiêu thụ, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm khác có thể đánh giá tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, khả năng phát triển của doanh nghiệp từ đó có những quyết định phù hợp.
1.4.Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
Công tác tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo các phương thức khác nhau nhưng nhất thiết phải gắn với việc thanh toán với người mua. Tại doanh nghiệp có thể áp dụng những phương thức bán hàng như sau:
a.Phương thức tiêu thụ trực tiếp
Đây là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp ở kho hay ở các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Sản phẩm bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
b.Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng
Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo thời gian và địa điểm đã kí kết trên hợp đồng kinh tế. Số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi khách hàng kiểm nhận và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng này mới được xác định là tiêu thụ.
c.Phương thức tiêu thụ qua đại lí, kí gửi
Hàng của doanh nghiệp được chuyển đến các đại lí để bán. Số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và chỉ xác định là tiêu thụ khi đại lí có chứng từ đầy đủ chứng minh đã chính thức tiêu thụ. Bên đại lí sẽ hưởng thù lao đại lí dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
d.Phương thức bán hàng trả góp
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần. Số tiền còn lại người mua sẽ trả dần và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kì bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm.
e.Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy sản phẩm, vật tư, hàng hoá của người khác. Giá trao đổi là giá bán của vật tư, hàng hoá đó trên thị trường.
f.Các trường hợp được tính tiêu thụ khác.
Các trường hợp được tính là tiêu thụ khác như: doanh nghiệp dùng sản phẩm, vật tư, hàng hoá để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ nhân viên, để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh …
II.Hạch toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất
2.1.Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, khi ghi nhận doanh thu, kế toán cần tuân theo các nguyên tắc sau:
-Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa thuế GTGT.
-Đối với sản phẩm, hàng hoá. dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
-Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu)
-Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chi phí phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
-Đối với hàng hoá nhận bán đại lí, kí gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
-Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
-Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ nhưng vì lí do về chất lượng, quy cách kĩ thuật…người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp nhận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán” và TK 521 “Chiết khắu thương mại”.
-Trường hợp trong kì doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kì vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ” mà chỉ hạch toán vào TK 131 “Phải thu khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
-Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng tiền thu được chia cho số năm thuê tài sản.
-Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền Nhà nước chính thức thông báo hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phản ánh trên TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”.
2.2.Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được xác định khi thoả mãn đồng thời năm điều kiện sau:
-Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua.
-Doanh nghiệp không còn quản lí, kiểm soát sản phẩm, hàng hoá.
-Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn
-Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng.
-Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng.
2.3.Hạch toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Hạch toán chi tiết là cách thức ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán nhằm phục vụ yêu cầu tổng hợp, phân tích, kiểm tra của đơn vị mà các sổ sách tổng hợp không thể đáp ứng được. Số liệu trên sổ chi tiết , các bảng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra, đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của các tài khoản trên Sổ cái.
Nội dung chủ yếu của hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ gồm: hạch toán doanh thu tiêu thụ, hạch toán giá vốn hàng bán, hạch toán chi phí bán hàng, hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp, hạch toán phải thu khách hàng và hạch toán xác định kết quả tiêu thụ.
Từ các chứng từ như hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT… kế toán tiêu thụ ghi sổ chi tiết TK 632, TK 511. Sổ chi tiết giá vốn hàng bán được mở riêng cho từng loại thành phẩm, hàng hoá và có mẫu như sau:
Sổ chi tiết
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Loại sản phẩm, hàng hoá: ….
Đơn vị tính:
Tháng …năm…
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK 632
Ghi Có TK 632
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
TK 155
…
Tổng Nợ TK 632
TK 155
…
Tổng Có TK 632
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Phát sinh trong kì
….
Cộng phát sinh
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 1: Mẫu sổ chi tiết giá vốn hàng bán
Sổ chi tiết TK 511 được mở chi tiết theo từng loại hàng bán trên cơ sở hoá đơn xuất ra khi bán hàng và các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng như giấy báo chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại…Số lượng sổ chi tiết này phụ thuộc vào các đối tượng cần chi tiết.
Sổ chi tiết bán hàng
Tên sản phẩm, hàng hoá: ….
Đơn vị tính:
Tháng …năm…
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đói ứng
Ghi Có TK 511
Các khoản giảm trừ
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thuế
Khác
(TK 521, 531, 532)
Tổng Nợ TK 511
TK 111
…
Tổng Có TK 511
Phát sinh trong kì
Cộng phát sinh
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 2: Mẫu sổ chi tiết bán hàng
Cuối kì, trên cơ sở hai sổ chi tiết trên kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng hay còn gọi là Báo cáo lãi lỗ kế toán.
Tổng hợp chi tiết bán hàng
Tháng …năm…
STT
Loại hàng
Đơn vị
Số lượng bán ra
Giá vốn hàng bán
Doanh thu hoá đơn
Thuế GTGT, thuế khác
Các khoản giảm trừ doanh thu
Lãi gộp bán hàng
Chi phí chung
Lãi lỗ kế toán
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Cộng
Ngày… tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 3: Mẫu Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết TK 641, TK 642 được lập trên cơ sở các phiếu chi, bảng tính và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao… (xem biểu 4, biểu 5)
Sổ chi tiết chi phí bán hàng
Đơn vị tính:
Tháng …năm…
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Tổng số tiền
Ghi Nợ TK 641
Số hiệu
Ngày tháng
TK 6411
TK 6412
….
TK 6418
Phát sinh trong kì
Kết chuyển chi phí bán hàng xác định kết quả kd
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 4: Mẫu sổ chi tiết chi phí bán hàng
Sổ chi tiết chi phí quản lí doanh nghiệp
Đơn vị tính:
Tháng …năm…
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Tổng số tiền
Ghi Nợ TK 642
Số hiệu
Ngày tháng
TK 6421
TK 6422
….
TK 6428
Phát snh trong kì
Kết chuyển chi phí quản lí dn xác định kết quả kd
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 5: Mẫu sổ chi tiết chi phí quản lí doanh nghiệp
Cuối kì, căn cứ các sổ chi tiết tài khoản doanh thu, tài khoản chi phí, kế toán lập sổ chi tiết tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Sổ chi tiết tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Đơn vị tính:
Tháng …năm…
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Cộng
Ngày …tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 6: Mẫu sổ chi tiết xác định kết quả
Bên cạnh theo dõi doanh thu, chi phí, doanh nghiệp còn theo dõi khoản phải thu khách hàng. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ như hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, phiếu thu… kế toán ghi sổ chi tiết TK 131. Sổ chi tiết TK 131 được mở cho từng đối tượng công nợ.
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
TK 131-Phải thu khách hàng
Đối tượng:…
Đơn vị tính:
Tháng …năm…
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đói ứng
Thời hạn được chiết khấu
Phát sinh
Số dư
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Số sư đầu kì
Số phát sinh trong kì
Cộng số phát sinh
Số dư cuói kì
Ngày …tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 7: Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua
III.Hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất
3.1.Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.1.1.Tài khoản sử dụng
-TK 511: phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kì và các khoản giảm trừ doanh thu.
Bên Nợ:
+Số thuế phải nộp (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu…) tính trên số doanh thu trong kì.
+Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại.
+Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kì hạch toán.
Tài khoản này không có số dư cuối kì và có 4 tài khoản cấp 2
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
-TK 512: phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ. Nội dung của tài khoản này tương tự như TK 511 và có 3 tài khoản cấp 2
TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
-TK 521: phản ánh chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng trong kì
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kì hạch toán.
Tài khoản này không có số dư cuối kì.
-TK 531: Theo dõi doanh thu của số thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán ra.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu cuối kì.
Tài khoản này cũng không có số dư cuối kì.
-TK 532: Theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lí do chủ quan của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp nhận
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu
Tài khoản này không có số dư cuối kì
3.1.2.Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra khi doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chứng từ sử dụng để hạch toán doanh thu bán hàng và thuế GTGT là Hoá đơn GTGT. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT, kế toán kê khai thuế GTGT đầu ra vào Bảng kê số 02. Cuối kì, căn cứ vào Bảng kê số 02, Bảng kê số 03, kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ và ghi vào Bảng kê số 01 để thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước
Nợ TK 3331
Có TK 133
Khi nộp thuế, kế toán ghi
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
Nếu doanh nghiệp được miễn giảm thuế GTGT thì hạch toán là thu nhập khác
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 3331
Có TK 711
Tiêu thụ thành phẩm có nhiều phương thức khác nhau và ứng với mỗi phương thức tiêu thụ đó có phương pháp hạch toán riêng.
3.1.2.1.Phương thức tiêu thụ trực tiếp
Theo phương thức này thành phẩm, hàng hoá xuất kho được coi là tiêu thụ nên căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111,112,131: Giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331; Thuế GTGT đầu ra
3.1.2.2.Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng
Hàng được người bán chuyển cho người mua đến địa điểm thoả thuận theo hợp đồng nhưng chưa xác định tiêu thụ nên kế toán chỉ theo dõi số hàng này trên TK 157. Khi khách hàng kiểm nhận hàng hoá, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán mới phản ánh bút toán doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hang
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
3.1.2.3.Phương thức tiêu thụ qua các đại lí
a.Tại đơn vị giao đại lí
Khi đơn vị xuất hàng giao cho đại lí, kế toán theo dõi số hàng này trên TK 157. Khi bên nhận bán hàng đại lí gửi thanh toán quyết toán cho doanh nghiệp về doanh thu của số hàng giao đại lí, căn cứ vào các chứng từ như hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, kế toán xác định hoa hồng đại lí được hưởng, xác định doanh thu bán hàng và phản ánh vào sổ sách kế toán như sau:
Nợ TK 111, 112, 131:
Nợ TK 641: Hoa hồng cho đại lí
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hoa hồng đại lí
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331:Thuế GTGT đầu ra
b.Tại đơn vị nhận đại lí
-Khi nhận hàng từ đơn vị giao đại lí
Ghi Nợ TK 003: Giá trị hàng hoá gửi bán
-Khi bán hàng thu tiền, kế toán phản ánh
Nợ TK 111, 112:
Có TK 331:
-Xác định hoa hồng được hưởng
Nợ TK 111, 112, 331:
Có TK 511: Hoa hồng được hưởng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
-Khi trả tiền cho đơn vị giao đại lí
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
đồng thời ghi Có TK 003
3.1.2.4.Phương thức hàng đổi hàng
Theo phương thức này hàng xuất kho đem đổi xem như bán, hàng nhập về do đổi coi như mua.
-Khi xuất hàng đem đổi, kế toán xác định giá vốn hàng bán và ghi nhận doanh thu bán hàng do đổi hàng
Nợ TK 131:
Có TK 511
Có TK 3331
-Khi nhận hàng về nhập kho
Nợ TK 152, 153, 156, 211…
Nợ TK 133
Có TK 131
3.1.2.5.Phương thức trả góp
Theo phương thức này thì người mua trả một phần tiền, số còn lại trả trong một thời gian nhất định và phải chịu lãi. Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
Nợ TK 111. 112: Số tiền trả lần đầu
Nợ TK 131: Số nợ trả góp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 3387: Lãi trả góp
Đồng thời kế toán phản ánh bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán.
Kế toán xác định lãi trả góp là doanh thu hoạt động tài chính của kì kế toán
Nợ TK 3387
Có TK 515
Định kì, doanh nghiệp thu tiền trả góp
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
3.1.2.6.Các phương thức được coi là tiêu thụ khác
Đây là trường hợp doanh nghiệp sử dụng vật tư, hàng hoá, thành phẩm để thành thanh toán tiền lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, dùng để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh phản ánh bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán, kế toán ghi nhận doanh thu tiêu thụ theo từng trường hợp
-Nếu dùng để trả lương công nhân viên
Nợ TK 334: Giá thanh toán
Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
-Nếu dùng để biếu tặng cho công nhân, viên chức, khách hàng và bù đắp bằng quỹ phúc lợi xã hội
Nợ TK 431
Có TK 512
Có TK 3331
-Nếu dùng để sử dụng nội bộ, quảng cáo, khuyến mại, phục vụ sản xuất kinh doanh không thu tiền
Nợ TK 621,641, 642.
Có TK 512
3.1.3.Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và thuế GTGT khi doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:
=
=
Hạch toán doanh thu bán hàng khi doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo các phương thức bán hàng cũng giống như trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu ra phải nộp được ghi giảm doanh thu
Căn cứ vào số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi sổ
Nợ TK 511
Có TK 3331
Khi nộp thuế hoặc được miễn, giảm thuế thì kế toán phản ánh tương tự trường hợp phương pháp khấu trừ.
3.2.Hạch toán chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu
3.2.1.Hạch toán chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền giảm trừ cho người mua do người mua đã thanh toán số tiền mua hàng ngay hoặc trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận trên hợp đồng mua bán hoặc các cam kết thanh toán khác. Khoản chiết khấu thanh toán này được ghi nhận như một chi phí tài chính
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131
3.2.2.Hạch toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
-Khi thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Nợ TK 521, 532, 531:
Nợ TK 3331:
Có TK 111, 112, 131
-Cuối kì, kế toán tiến hành ghi giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511
Có TK 521, 532, 531
Trong trường hợp hàng bán bị trả lại, kế toán đồng thời ghi giảm giá vốn của số hàng bị trả lại, thực hiện thanh toán với người mua số tiền hàng bán bị trả lại.
3.2.3..Hạch toán thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
3.2.3.1.Hạch toán thuế xuất khẩu
Tài khoản sử dụng là tài khoản 3333
Bên Nợ:
+Số thuế nộp
+Số thuế được miễn giảm, được hoàn
Bên Có: Số thuế phải nộp
Dư Có: Số thuế xuất khẩu phải nộp
Thuế xuất khẩu phát sinh khi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào các khu chế xuất. Số thuế xuất khẩu phải nộp được tính theo công thức:
=
Căn cứ số thuế phải nộp, kế toán ghi sổ
Nợ TK 511
Có TK 3333-thuế xuất khẩu
Khi nộp thuế
Nợ TK 3333-thuế xuất khẩu
Có TK 111, 112
3.2.3.2.Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Tài khoản sử dụng là TK 3332
Bên Nợ: Phản ánh số thuế đã nộp
Bên Có: Số thuế phải nộp
Dư Có: Số thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp
Các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: rượu, thuốc lá, vàng mã, bài lá, kinh doanh vũ trường, mát-xa….Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức:
=
Căn cứ vào số thuế tiêu thụ phải nộp, kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 511
Có TK 3332
Khi nộp thuế TTĐB, kế toán ghi
Nợ TK 3332
Có TK 111, 112
3.2.3.3.Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Khi doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng sẽ gồm cả thuế GTGT đầu ra. Cuối kì, kế toán xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp để ghi giảm doanh thu (xem phần hạch toán doanh thu tiêu thụ và thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đã trình bày ở trên)
3.3.Hạch toán tổng hợp giáo vốn thành phẩm tiêu thụ
3.3.1.Tài khoản sử dụng
TK 632: phản ánh sự biến động của giá vốn hàng bán. Đây là tài khoản chi phí
Bên Nợ
•Giá vốn của thành phẩm, hàng hoá xác định tiêu thụ
•Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào chi phí chế biến
•Giá trị vật tư hao hụt mất mát
•Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Có
•Giá vốn của hàng bán người mua trả lại
•Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
•Kết chuyển giá vốn hàng bán khi xác định kết quả
Tài khoản này không có số dư
3.3.2.Các phương pháp xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ
Về nguyên tắc, giá vốn thành phẩm xuất kho được tính theo giá thực tế. Có nhiều phương pháp tính giá thực tế khác nhau nên việc lựa chọn phương pháp tính giá nào phụ thuộc đặc ._.điểm của từng doanh nghiệp, đặc điểm của loại hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh…
3.3.2.1.Phương pháp giá bình quân
a.Phương pháp giá bình quân theo giá thực tế tồn đầu kì
Theo phương pháp này, giá vốn thành phẩm xuất kho được tính trên cơ sở số lượng thành phẩm xuất kho và đơn giá thành phẩm tồn đầu kì.
Giá thực tế xuất kho = Số lượng thực tế xuất kho Đơn giá thực tế tồn đầu kì
Đơn giá thực tế tồn đầu kì =
Phương pháp này có ưu điểm là xác định giá trị thành phẩm xuất kho rất đơn giản, nhanh chóng. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là độ chính xác không cao, đặc biệt đối với doanh nghiệp có khối lượng nhập kho lớn, giá cả lại luôn biến động. Do vậy, phương pháp này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có giá thành sản xuất ổn định qua các kì.
b.Phương pháp giá bình quân cả kì dự trữ
Theo phương pháp này, giá thực tế thành phẩm xuất kho được xác định dựa trên số lượng thành phẩm xuất kho và đơn giá thực tế bình quân.
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho Đơn giá thực tế bình quân cuối kì
=
Ưu điểm của phương pháp này là tính toán khá chính xác giá trị thành phẩm xuất kho nhưng phải đến cuối tháng doanh nghiệp mới xác định được giá thực tế bình quân cuối kì, điều này ảnh hưởng đến công việc ghi chép giá vốn thành phẩm xuất kho trong kỳ.
c.Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập
Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tính toán lại giá thực tế bình quân thành phẩm sau mỗi lần nhập để làm cơ sở tính giá xuất kho.
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho Đơn giá thực tế bình quân tp
=
Phương pháp này có độ chính xác cao, thành phẩm xuất kho được tính giá kịp thời nhưng việc tính toán phức tạp chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có số lần nhập ít nhưng số lượng nhập nhiều và ở những doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.
3.3.2.2.Phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này giá thực tế xuất kho căn cứ vào đơn giá thành phẩm nhập kho theo từng lô, từng lần nhập. Phương pháp này có ưu điểm là giá thành phẩm xuất kho được tính chính xác, kịp thời. Thông qua việc tính giá thành phẩm xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô thành phẩm. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này thì hệ thống kho tàng của doanh nghiệp phải cho phép bảo quản riêng từng lô thành phẩm nhập kho. Do vậy, phương pháp này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp mà thành phẩm có giá trị cao, ít chủng loại thành phẩm, có điều kiện bảo quản riêng từng lô thành phẩm nhập kho.
3.3.2.3.Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, thành phẩm được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định lô thành phẩm nào nhập kho trước thì được xuất dùng trước, vì vậy lượng thành phẩm xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp tính giá thành phẩm xuất kho kịp thời nhưng phải hạch toán chi tiết thành phẩm tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Do vậy, phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng đối những doanh nghiệp có ít loại thành phẩm, số lần nhập kho mỗi loại thành phẩm không nhiều và giá thành phẩm sản xuất ổn định hoặc có xu hướng giảm.
3.3.2.4.Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, thành phẩm được tính giá thực tế xuất kho dựa trên cơ sở giả định lô thành phẩm nào nhập kho sau thì sẽ xuất trước, vì vậy việc tính giá xuất của thành phẩm được làm ngược lại với phương pháp FIFO.
Điều kiện áp dụng phương pháp này cũng giống như phương pháp FIFO, chỉ khác điều kiện giá thành phẩm sản xuất có xu hướng tăng.
3.3.2.5.Phương pháp giá hạch toán
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để tính giá thành phẩm xuất kho. Giá hạch toán là loại giá ổn định, có thể là giá kế hoạch hoặc là giá thực tế đầu kì. Cuối tháng, kế toán thực hiện điều chỉnh giá thành thực tế thành phẩm xuất kho theo công thức sau:
Giá thực tế thành phẩm xuất kho = Giá hạch toán tp xuất kho Hệ số giá
Hệ số giá =
Sử dụng giá hạch toán sẽ giúp kế toán giảm bớt khối lượng công việc nhưng tính toán khá phức tạp nên kế toán phải có trình độ. Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, giá cả khác nhau, các nghiệp vụ nhập – xuất diễn ra thường xuyên.
3.3.3.Hạch toán tổng hợp giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp hạch toán tổng hợp thành phẩm một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập – xuất – tồn của thành phẩm.
Khi thành phẩm xuất kho có căn cứ đầy đủ chứng minh là đã tiêu thụ, kế toán ghi bút toán phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: Ghi nhận giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kì
Có TK 154: Giá thành thực tế thành phẩm xuất xưởng trực tiếp
Có TK 155: Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho
Có TK 157: Giá thành thực tế thành phẩm gửi bán
Khi khách hàng trả lại hàng, ngoài việc ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại kế toán ghi bút toán giảm giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kì.
Nợ TK 155: Hàng trả lại được nhập kho
Nợ TK 157: Gửi tại kho ngưòi mua
Nợ TK 1381: Giá trị chờ xử lí
Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại
Cuối kì, kế toán thực hiện kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh trong kì
Nợ TK 911
Có TK 632
Có thể khái quát quá trình hạch toán tổng hợp giá vốn thành phẩm tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau:
TK 154
TK 632
TK 155,157,138..
TK 911
Xuất bán thành phẩm tại xưởng
Kết chuyển giá vồn hàng bán
TK 155
Xuất bán thành phẩm từ kho
Kết chuyển giá vồn hàng bán cuối kì
TK 157
Hàng gửi bán được tiêu thụ
bị trả lại
Biểu 8: Sơ đồ hạch toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ theo
phương pháp kê khai thường xuyên
3.3.4.Hạch toán tổng hợp giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kì.
Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp hạch toán tổng hợp thành phẩm không theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn thành phẩm một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo dõi tồn kho cuối kì thông qua kiểm kê cuối kì, từ đó xác định giá trị tồn kho cuối kì, tính ra giá trị thành phẩm xuất trong kì.
Đầu kì, kế toán chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kì vào TK 632
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Thành phẩm
Có TK 157: Hàng gửi bán
Khi sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đem đi tiêu thụ ngay, kế toán ghi
Nợ TK 632
Có TK 631
Nếu trong kì, thành phẩm của doanh nghiệp đã tiêu thụ bị trả lại thì kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 631: Hàng trả lại được nhập kho hoặc gửi bán
Nợ TK 138: Giá trị chờ xử lí
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
Cuối kì, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối kì
Nợ TK 155: Thành phẩm
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
Sau đó kế toán xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kì theo công thức
= + -
và ghi bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 632
Kết chuyển tp tồn kho đầu kì
Nhập kho sp hoàn thành trong kì
TK 631
TK 155, 157
TK 632
Kết chuyển thành phẩm tồn kho cuối kì
TK 911
Kết chuyển giá vốn tiêu thụ tp trong kì
TK 631, 138…
Giá vốn hàng bán bị trả lại
(1)
(2)
(3)
(5)
(4)
Biểu 9: Sơ đồ hạch toán tổng hợp giá vốn thành phẩm tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kì
3.4.Hạch toán phải thu khách hàng
3.4.1.Tài khoản sử dụng
-TK 131 – Phải thu khách hàng: theo dõi nghiệp vụ thanh toán với khách hàng
Bên Nợ:
+Số tiền phải thu từ khách hàng mua chịu vật tư, hàng hoá của doanh nghiệp
+Số tiền thu thừa của khách đã trả lại
+Nợ phải thu từ khách hàng do tăng tỷ giá ngoại tệ
Bên Có:
+Số nợ thu của khách hàng đã thu được
+Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng
+Nợ phải thu của khách hàng giảm do chấp nhận giảm giá, chiết khấu hoặc do khách hàng trả lại hàng đã bán
+Nợ phải thu khách hàng do giảm tỷ giá ngoại tệ
Bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
Bên Có: Số tiền doanh nghiệp nợ khách hàng
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng khách hàng.
3.4.2.Hạch toán phải thu khách hàng
Căn cứ vào các chứng từ như hợp đồng kinh tế, Hoá đơn GTGT, kế toán theo dõi Phải thu khách hàng theo từng đối tượng thanh toán, theo thời hạn thanh toán.
Có thể khái quát sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng như sau:
TK 511
TK 711
TK 131
Khi khách hàng mua chịu tp, hh
Thuế GTGT
Khi bán chịu TSCĐ
Doanh thu hàng bán bị trả lại
TK 531
Thuế GTGT
TK 521,531
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Khách hàng trả tiền hoặc ứng trước
TK 111,112
TK 311
Thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn
TK 3331
TK 3331
Biểu 10: Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng
3.5.Hạch toán dự phòng hàng tồn kho
Doanh nghiệp chỉ được lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với hàng tồn kho có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định. Những vật tư, hàng hoá này phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính, có giá trị thu hồi hoặc giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. Tuy nhiên, nếu vật tư có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm được sản xuất từ vật tư này không bị giảm giá thì không được lập dự phòng cho vật tư đó.
Cuối niên độ, kế toán so sánh giá trị hàng tồn trên sổ sách kế toán với giá trị hàng tồn kho trên thị trường, nếu giá thị trường nhỏ hơn thì lập dự phòng cho số chênh lệch
= -
-Khi lập dự phòng, kế toán ghi sổ
Nợ TK 632
Có TK 159
-Cuối niên độ kế toán sau tính ra số dự phòng cần lập, so sánh với mức dự phòng đã lập
+Nếu mức dự phòng năm trước nhỏ hơn mức dự phòng năm nay thì lập thêm
Nợ TK 632
Có TK 159
+Nếu mức dự phòng năm trước lớn hơn mức dự phòng năm nay thì hoàn nhập
Nợ TK 159
Có TK 632
3.6.Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
Theo quy định của chế độ, khoản phải thu khó đòi là khoản phải thu đã đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, trừ một số trường hợp đặc biệt chưa được 2 năm vẫn được coi là nợ phải thu.
Để bù đắp phần nào chi phí bị thiệt hại xảy ra khi nhiều khoản nợ không thể thu hồi, doanh nghiệp được phép lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng phải thu khó đòi chi được áp dụng đối với những khoản nợ có đầy đủ chứng từ, hợp đồng hợp lệ và có thể được thực hiện theo hướng dẫn của chế độ như sau.
Cuối niên độ, kế toán kiểm kê những khách hàng đang nợ doanh nghiệp, đồng thời xác định nợ phải thu khó đòi, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng để tính mức dự phòng phải thu khó đòi
=
-Khi lập dự phòng ghi
Nợ TK 642
Có TK 139
-Cuối niên độ kế toán, tính ra số dự phòng cần lập, so sánh với mức đã lập năm trước. Nếu mức dự phòng cần lập lớn hơn năm trước thì lập thêm (ghi như trên), nếu dự phòng năm trước lớn hơn thì hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 139
Có TK 642
-Khi xoá sổ khoản nợ phải thu khó đòi
Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng trả
Nợ TK 139: Số dự phòng đã lập
Nợ TK 642: Số phải thu còn lại
Có TK 131
đồng thời Ghi đơn Bên Nợ TK 004 (Nợ khó đòi đã xử lí)
-Nếu nợ khó đòi đã xoá lại đòi được thì hạch toán vào thu nhập khác
Nợ TK 111,112
Có TK 711
3.7.Hạch toán chi phí bán hàng
3.7.1.Tài khoản sử dụng
TK 641 – Chi phí bán hàng: dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng. Đây là tài khoản chi phí
Bên Nợ: tập hợp chi phí bán hàng phát sinh
Bên Có:
•Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
•Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả
Tài khoản này không có số dư và có 7 tài khoản cấp 2
+TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng
+TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
+TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
+TK 6415: Chi phí bảo hành
+TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
3.7.2.Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kì. Chi phí bán hàng gồm: chi phí lương nhận viên bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí bảo hành, chi phí quảng cáo, khuyến mại…
Có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí bán hàng theo sơ đồ sau:
TK 334,338
TK 641
TK 111, 152, 138
Tập hợp chi phí nhân viên bân hàng
Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí bán hàng
TK 152 (611)
Tập hợp chi phí vạt liệu, bao bì
Chi phí bán hàng kết chuyển kì sau
TK 142
TK 911
Kết chuyển chi phí bán hàng xác định kết quả
Chi phí CCDC (loạiphân bổ 1 lần)
TK 153 (611)
TK 142, 242
Phân bổ chi phí trả trước
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng bán hàng
TK 335
Trước chi phí phải trả theo kế hoạch
TK 111, 112
Chi phí bằng tiền
TK 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 133
Thuế GTGT đầu vào
Biểu 11: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
3.8.Hạch toán tổng hợp chi phí quản lí doanh nghiệp
3.8.1.Tài khoản sử dụng
TK 642: : dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp. Đây là tài khoản chi phí
Bên Nợ: tập hợp chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh
Bên Có:
•Các khoản ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp.
•Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp để xác định kết quả
Tài khoản này không có số dư.
+TK 6421: Chi phí nhân viên quản lí
+TK 6422: Chi phí vật liệu quản lí
+TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
+TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
+TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
+TK 6426: Chi phí dự phòng
+TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
3.8.2.Hạch toán tổng hợp chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí quản lí doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không thể tách riêng ra được cho bất kì hoạt động nào. Chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lí kinh doanh, chi phí quản lí hành chính, chi phí chung khác.
Có thể khái quát sơ đồ hạch toán TK 642 như sau:
TK 334,338
TK 642
TK 111, 112
Tập hợp chi phí nhân viên quản lí dn
Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí quản lí dn
TK 152 (611)
Tập hợp chi phí vạt liệu
Chi phí quản lí dn kết chuyển kì sau
TK 142
TK 911
Kết chuyển chi phí quản lí dn xác định kết quả
Chi phí CCDC (loạiphân bổ 1 lần)
TK 153 (611)
TK 142, 242
Phân bổ chi phí trả trước
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng quản lí
TK 333
Thuế, phí, lệ phí
TK 111, 112
Chi phí bằng tiền
TK 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 133
Thuế GTGT đầu vào
TK 139
Dự phòng phải thu khó đòi
Biểu 12: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp
3.9.Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
3.9.1.Tài khoản sử dụng
TK 911: dùng để xác định kết quả tiêu thụ. Tài khoản so sánh
Bên Nợ:
•Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp
•Kết chuyển lãi
Bên Có
•Kết chuyển doanh thu thuần
•Kết chuyển lỗ
Tài khoản này không có số dư.
3.9.2.Hạch toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh
= -
= - -
= - - -
Có thể khái quát sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ như sau:
TK 632
TK 911
TK 511, 512
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển doanh thu thuần
TK 641, 1422
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển lãi
TK 4212
Kết chuyển chi phí quản lí dn
TK 642, 1422
Kết chuyển lỗ
TK 642, 1422
Kết chuyển chi phí hđ tài chính
TK 511, 512
Kết chuyển doanh thu hđ tài chính
Biểu 13: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ
IV.Các hình thức sổ kế toán
Có bốn hình thức ghi sổ kế toán: Nhật kí chung, Nhật kí – Sổ cái, Nhật kí – Chứng từ và Chứng từ ghi sổ.
4.1.Đối với doanh nghiệp áp dụng sổ theo hình thức Nhật kí chung
áp dụng hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào sổ Nhật kí mà trọng tâm là Nhật kí chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật kí để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán của hình thức Nhật kí chung như Chứng từ gốc
(Phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT…
Nhật kí đặc biệt (NK bán hàng, NK thu tiền)
Sổ Nhật kí chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết các TK 155, 157, 511…911
Sổ cái các TK 155, 157…911
Bảng tổng hợp chi tiết TK 511, 632
Báo cáo
tài chính
Bảng cân đối
số phát sinh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Biểu 14: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung
Hình thức Nhật kí chung có ưu điểm là thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu chi tiết theo chứng từ gốc, phù hợp với mọi quy mô hoạt động, thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy. Nhược điểm của hình thức này là ghi chép trùng lặp một số nghiệp vụ, cuối tháng sau khi loại bớt một số nghiệp vụ mới có thể vào sổ Cái được.
4.2.Đối với doanh nghiệp áp dụng sổ kế toán theo hình thức Nhật kí – Sổ cái
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyền sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật kí – Sổ cái.
Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
(PXK, Hoá đơn GTGT, phiếu thu…)
Sổ quỹ
Sổ, thẻ chi tiết các TK 155, 157…911
Nhật kí – Sổ cái các TK 155, 157, 632, …, 911
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Biểu 15: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí – Sổ cái
Hình thức Nhật kí – Sổ cái ghi chép đơn giản, kiểm tra, đối chiếu dễ dàng nhưng chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kế toán và ít nhân viên kế toán.
4.3.Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Theo hình thức này, kế toán lập các Chứng từ ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp các chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng, từng năm và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ. Trên cơ sở các Chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán lập Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và ghi sổ Cái vào cuối tháng.
Hình thức Chứng từ ghi sổ có thể thực hiện dễ dàng bằng tay hoặc bằng máy, có thể chia nhỏ công việc và làm theo tờ rơi. Nhược điểm lớn nhất của hình thức này chính là việc ghi chép trùng lặp nên khi có sai sót phải sửa chữa ở nhiều sổ.
Khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
(PXK, Hoá đơn GTGT, phiếu thu…)
Sổ quỹ
Sổ, thẻ chi tiết các TK 155, 157…911
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ cái các TK 155, 157, …,911
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Biểu 16: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
4.4.Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật kí – Chứng từ
Đây là hình thức tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí – Chứng từ như sau:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết các TK 155, 157, …, 911
Nhật kí
Chứng từ số 8, 10
Bảng kê số 5, 8, 9,
10, 11
Sổ cái các TK 155, 157,…,911
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Biểu 17: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí – Chứng từ
Đây là hình thức sổ mà việc kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ nhất trong các hình thức ghi sổ và cũng là hình thức ghi sổ phức tạp nhất. Vì vậy, hình thức Nhật kí – Chứng từ chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn có đủ kế toán viên có trình độ.
Trên đây là lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công tác kế toán Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế đòi hỏi. Muốn vậy, sự học hỏi phương pháp kế toán các nước trên thế giới là hết sức cần thiết, vì có học hỏi chúng ta mới có thể đưa kế toán Việt Nam hoà nhập với công tác kế toán trên thế giới.
Phần II:
Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Da giầy Hà Nội
I.Giới thiệu khái quát về Công ty Da giầy Hà Nội
1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Da giầy Hà Nội là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Da giầy Việt Nam. Công ty là doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm da thuộc, các sản phẩm chế biến từ da và giả da, giầy các loại, vật tư, máy móc thiết bị hoá chất phục vụ ngành Da giầy. Từ khi thành lập công ty đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với lịch sử của đất nước
a.Giai đoạn 1912 – 1954
Công ty Da giầy Hà Nội tiền thân là công ty thuộc da Đông Dương do một tư sản Pháp thành lập năm 1912, vốn của công ty lúc đó là 1.800.000 đồng bạc Đông Dương. Số lượng công nhân lúc đó là 80 người. Sản phẩm chủ yếu là bao súng, bao đạn, yên ngựa, dây lưng, dây cuaroa… phục vụ cho công nghiệp quốc phòng Pháp. Giai đoạn này quy mô sản xuất còn nhỏ mặc dù máy móc thiết bị được đưa từ Pháp sang nhưng lao động thủ công là chủ yếu nên năng suất lao động thấp.
b.Giai đoạn 1955 – 1961
Hoà bình lập lại từ năm 1955 các nhà tư sản Việt Nam mua lại với giá 2.200.000 đồng bạc Đông Dương và đổi tên thành Công ty thuộc da Việt Nam do một ban quản trị được bầu ra bởi các cổ đông để quản lí công ty.
Năm 1956 chuyển thành Công ty cổ phần hữu hạn trách nhiệm và đổi tên thành Công ty thuộc da Thuỵ Khuê. Vốn của công ty là 3.000.000 và chia thành 300 cổ phần. Năm 1958 tiến hành công ty hợp doanh và đổi tên thành Nhà máy công tư hợp doanh thuộc da Thuỵ Khuê.
c.Giai đoạn 1962 – 1987
Năm 1962 chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước: Nhà máy da Thuỵ Khuê thuộc Công ty tạp phẩm do Bộ Công nghiệp nhẹ trực tiếp quản lí. Đây là giai đoạn phát triển với tốc độ rất cao của công ty vì trong thời kì này nước ta chỉ có 2 đơn vị sản xuất thuộc da là Nhà máy da Thuỵ Khuê và Nhà máy da Sài Gòn. Với cơ chế quản lí bao cấp, giá trị sản lượng nhà máy tăng từ 5,3 tỷ đồng năm 1986 lên 6,7 tỷ đồng năm 1987. Giai đoạn này công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 5% - 31% năm.
d.Giai đoạn từ 1988 – 1990
Năm 1988 Nhà máy da Thuỵ Khuê tách khỏi Công ty tạp phẩm và tham gia Liên hiệp các xí nghiệp giầy sau đó đổi tên thành Liên hiệp sản xuất và xuất nhập khẩu da giầy thuộc Tổng công ty Da giày Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Giai đoạn này Nhà máy tập trung vào công nghệ sản xuất da giầy cung cấp đủ nguyên vật liệu cho các công ty giầy, đồng thời sản xuất các mặt hàng phục vụ thị trường tiêu thụ.
e.Giai đoạn 1991-1992
Năm 1992 Nhà máy da Thuỵ Khuê tách khỏi liên hiệp da giầy, hoạt động độc lập và đổi tên thành Công ty Da giầy Thuỵ Khuê Hà Nội theo quyết định số 1316/CNN – TCLĐ ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ kèm theo điều lệ công ty. Sau đó do vấn đề môi trường, Bộ Công nghiệp nhẹ và UBND thành phố Hà Nội quy hoạch công ty, chuyển bộ phận thuộc da về số 409 đường Nguyễn Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội và đổi tên thành Công ty Da giầy Hà Nội. Giai đoạn này công ty gặp nhiều khó khăn do mất đi một thị trường quốc tế lớn khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Doanh thu công ty năm 1990 đạt 4,2 tỷ đồng nhưng đến năm 1991 là 2,3 tỷ đồng; năm 1992 là 1,4 tỷ đồng.
f.Giai đoạn 1993 – 1998
Theo Nghị định số 398/CNN ngày 29/04/1993 về việc thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty được thành lập lại và chính thức mang tên Công ty Da giầy Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HALEXIM (nay là HANSHOES). Công ty có đăng kí kinh doanh số 108463 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 15/05/1993. Công ty trở thành thành viên của Tổng công ty Da giầy Việt Nam từ tháng 6/1996.
Giai đoạn này nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường nên có những khó khăn và thách thức mới đối với cả ngành kinh tế nói chung và ngành da giầy nói riêng. Giai đoạn này công ty còn phải cạnh tranh với Công ty da Vinh, Công ty da giầy Sài Gòn trong điều kiện trang thiết bị còn lạc hậu làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, công ty đã dần đổi mới công nghệ cụ thể là: Năm 1993 Công ty đầu tư một dây chuyền giầy da, thiết bị Đài Loan, công suất 300.000 đôi/năm. Năm 1998 theo qui hoạch của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty da giầy Việt Nam, công ty bàn giao thiết bị thuộc da cho Nhà máy da Vinh và đầu tư 2 dây chuyền giầy vải xuất khẩu công suất 1.000.000 đôi/năm. Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu thời kì mới và chuyển đổi sản xuất kinh doanh của công ty từ thuộc da sang sản xuất kinh doanh, xuất khẩu giầy dép các loại.
g.Giai đoạn 1999 ---> nay
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công ty đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng, hạ giá thành để sản phẩm dần chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, công ty còn không ngừng vươn ra thị trường nước ngoài và kết quả là 90% sản phẩm của công ty đã xuất khẩu ra nước ngoài với các thị trường chính là EU, Anh, Pháp năm 2002.
Hiện nay, công ty đang tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và theo quyết định số 154/2004/QĐ-BCN ngày 3-12-2004 chuyển Công ty Da giầy Hà Nội thành Công ty Cổ phần đầu tư, xuất nhập khẩu Da giầy Hà Nội tên giao dịch quốc tế là: HANSHOES.JSC (Hanoi Leather and shoes import export investment joint stock company) với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng chẵn, tỉ lệ cổ phần của Nhà nước là 51%, bán cho người lao động trong công ty 37,41%, bán ra ngoài công ty là 11,59%. Trị giá 1 cổ phần là 100.000 đồng. Tổng cổ phần ưu đãi cho 1.445 lao động là 51.902 cổ phần với giá ưu đãi là 1.557.060.000 đồng.
2.Đặc điểm quy trình công nghệ
Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng có thể chia thành 2 loại chính là giầy vải và giầy da. Quy trình sản xuất được bố trí theo dây chuyền mang tính liên tục và trải qua nhiều giai đoạn công nghệ phức tạp nhưng đều trải qua các giai đoạn chính là: Chặt – May – Gò ráp nhưng lại rất khác nhau trong từng giai đoạn công nghệ.
a.Công nghệ sản xuất giầy vải
-Phân xưởng Chặt: nguyên vật liệu: vải được xuất từ kho theo định mức, hạn mức quy định đến phân xưởng Chặt. ở đây nguyên vật liệu sẽ được đưa qua máy bồi để bồi và sau đó tráng keo. Sản phẩm đã bồi và tráng keo được đưa chặt trên máy trở thành bán thành phẩm là các chi tiết mũ giầy, sau đó qua quá trình tuyển lựa để đóng số, buộc chục, đóng túi chuyển lên phân xưởng May.
-Phân xưởng May: tại đây, các chi tiết mũ giầy được vẽ hoa định vị, can, rẽ, nẹp, đục tán ôđê, viền, fo, kết mũi và cuối cùng được may đính đôi và đóng gói. Thành phẩm của phân xưởng May là mũ giầy.
-Phân xưởng Gò ráp: bán thành phẩm là mũ giầy từ phân xưởng May trải qua quá trình chuẩn bị gò: quét keo chân gò, quét keo bia tẩy, chuẩn bị fom giầy. Sau đó bắt đầu quá trình gò: gò mũ, gò mang, gò gót rồi cắt chân gò
sơn gầm. Cao su đã được pha chế trải qua các quá trình sơ luyện, nhiệt luyện sau đó được ra hình trên máy, pha chặt đế xiệp, ép đế, mài đế ở xưởng Cao su được chuyển lên xưởng Gò ráp. Đế giầy đã mài được quét đế được dán xiệp, dán đế. Sau đó đế lại được ép rồi sơn keo theo cỡ, dán bím rồi lại quét keo 5%. Cao su được đưa vào để dán bím, dán bím mũ gót và dán logo. Sau khi dán, bán thành phẩm được đưa vào ép 4 chiều sau đó được lúc lại và vệ sinh công nghiệp. Giầy sống được đưa vào hấp, tháo ra khỏi phom trở thành giầy chín và được đưa đi nhập kho.
ở phân xưởng Gò, có 2 lần kiểm tra chất lượng là sau khi ép đế và sau khi ép 4 chiều. Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì đưa quay lại để sửa chữa kịp thời. Tỷ lệ sản phẩm hỏng qui định khoảng 1-2%.
Vải
Chặt mảnh
May
Cao su
Tinh luyện
Chuẩn bị gò
Gò ráp
Hấp
Hoàn tất Sp
Sp giầy
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Biểu 18: Quy trình sản xuất giầy vải
b.Công nghệ sản xuất giầy da
-Phân xưởng Chặt: ở giai đoạn này giống như ở công nghệ giầy vải, da được chặt thành các chi tiết mũ giầy sau đó qua các quá trình in, rãy, thêu và chuyển lên phân xưởng May
-Phân xưởng May: bán thành phẩm được họa định vị rồi đưa vào máy ráp thao để rẽ tăng cường sau đó được lăn keo, dán lót thân, lưỡi gà và đục (tán ôzê). Sản phẩm được vào máy ziczăc để làm ziczăc, sau đó được may gót hậu, may dây cổ rồi lại dán tăng cường, may viền cổ, xén lót cổ, khâu rút sân. Cuối cùng mũ được vệ sinh, xếp đôi, đóng gói và gửi cho phân xưởng Gò ráp.
-Phân xưởng Gò ráp: ở đây bán thành phẩm và mẫu gò cũng trải qua quá trình chuẩn bị gò: quét keo chân gò, chuẩn bị phom, quét keo tẩy gò. Sau đó nó được đưa vào lò sấy để sấy rồi bắt đầu gò: gò mũi, gò mang, gò hậu. Bán thành phẩm được đưa qua máy chân không rồi được mài chân gò. Đến đây, bán thành phẩm được định vị mài để đưa đi mài kĩ để định hình đế. Sau đó nó được quét nước xử lí mũ, đế rồi đưa qua lò sấy 1 để làm khô nước xử lí. Sấy xong nó được quét keo vào mũ và đế lần 1 rồi lại sấy, lại quét keo lần 2 và sấy tiếp. Sau khi sấy, bán thành phẩm được dán đế rồi ép đế. Sau khi được vệ sinh keo, buke, nó được đưa qua máy làm lạnh để chết keo. Bán thành phẩm qua làm lạnh sẽ được tháo phom để đưa đi khâu đế rồi đưa đi quét keo: quét keo lòng giầy, quét keo tẩy nhét và đưa vào lò sấy để làm khô keo. Sau đó, sản phẩm được hoàn thiện: tẩy, đốt chỉ, cắt bavia, vệ sinh… để đóng thùng đưa đi nhập kho.
Da
Chặt mảnh
May
Gò, ráp
Hoàn tất Sp
Sản phẩm giầy
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Biểu 19: Quy trình công nghệ giầy da
3.Đặc điểm tổ chức quản lí kinh doanh
Công ty Da giầy Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập vừa có chức năng sản xuất kinh doanh vừa có chức năng thương mại trong nước và quốc tế. Công ty có chức năng tìm hiểu thị trường sản xuất và cung ứng các sản phẩm thoả mãn nhu cầu của thị trường, thu thập thông tin phản hồi từ phía thị trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng. Đồng thời, hoạt động của công ty phải đảm bảo sự phát triển của ngành giầy dép Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc chuyển giao công nghệ, kí kết hợp đồng gia công và tiêu thụ với nước ngoài, tìm hiểu thâm nhập thị trường quốc tế. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại giầy vải, giầy da, giầy thể thao, giầy thời trang cao cấp và dép đi trong nhà làm từ các nguyên liệu bằng da, giả da, cao su,vải nhựa PU, nhựa PVC, kinh doanh các loại nguyên liệu, hoá chất, máy móc thiết bị cho ngành da giầy và kinh doanh các n._.K 1368 để theo dõi quan hệ cấp trên với cấp dưới. Tuy nhiên, ở Công ty Da giầy Hà Nội khi Công ty chuyển hàng cho Phòng kinh doanh để phòng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thì kế toán theo dõi trên TK 1366.
Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Hiện nay, các khoản giảm trừ doanh thu ở Công ty Da giầy Hà Nội chỉ gồm: Giảm giá hàng bán và Hàng bán bị trả lại. Các khoản giảm trừ này được hạch toán trực tiếp vào bên Nợ TK 511. Tuy nhiên, hạch toán như vậy sẽ khó theo dõi tình hình Hàng bán bị trả lại và Giảm giá hàng bán nên Công ty cần theo dõi riêng trên các sổ chi tiết, sổ cái để nắm được tình hình chất lượng của sản phẩm, từ đó có biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Về hạch toán giá vốn hàng bán
Giá vốn thành phẩm xuất kho được Công ty áp dụng theo phương pháp FIFO nên công việc kế toán không bị dồn vào cuối kì, giảm nhẹ áp lực cho kế toán thành phẩm.
Khi thành phẩm được xuất cho Phòng kinh doanh thực hiện tiêu thụ thì giá vốn được theo dõi trên TK 1366. Đây là sự vận dụng linh hoạt của Công ty nhưng lại phản ánh sai bản chất, vi phạm nguyên tắc quyền và nghĩa vụ bởi vì thành phẩm tuy xuất cho Phòng kinh doanh nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty nên không thể phản ánh qua TK 1366. Tài khoản 1366 không chỉ theo dõi giá vốn mà còn theo dõi cả nghiệp vụ Tạm ứng, Hoa hồng cho Phòng kinh doanh vì vậy việc kiểm tra, đối chiếu giá vốn hàng bán cuối kì gặp nhiều khó khăn.
Về hạch toán chi phí quảng cáo, khuyến mại
Khi hạch toán chi phí quảng cáo, khuyến mại bằng sản phẩm của Công ty, kế toán không ghi nhận doanh thu tiêu thụ nội bộ mà hạch toán như sau:
Nợ TK 641: Chi phí quảng cáo, khuyến mại
Có TK 155: Giá thành thành phẩm xuất kho
Việc hạch toán như vậy đã vi phạm chế độ kế toán, làm sai lệch doanh thu và giá vốn hàng bán trong kì. Hơn nữa, chi phí quảng cáo, khuyến mại phát sinh được tính toàn bộ ngay trong tháng đó làm chi phí tăng đột ngột, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, Công ty cần có sự thay đổi để chấp hành tốt hơn quy định của chế độ kế toán và đảm bảo thông tin trên các báo cáo tài chính trung thực và chính xác.
Về hạch toán chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung và chi phí quản lí doanh nghiệp do vậy tính đủ và chính xác nó là một trong những yêu cầu không thể thiếu. Hiện nay, Công ty vẫn thực hiện trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng nên ở những tháng có sự tăng, giảm TSCĐ, chi phí khấu hao không được tính chính xác.
Về hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Đối với thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp. Cụ thể là trong tháng 01 năm 2005, kế toán đã hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ như sau:
Nợ TK 642: 1.156.894
Có TK 133: 1.156.894
Điều này không đúng theo quy định của chế độ kế toán, nó phản ánh sai bản chất nghiệp vụ và làm tăng chi phí quản lí doanh nghiệp
Về lập dự phòng
Hiện nay, Công ty chưa thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng đến việc xác định đúng chi phí kinh doanh trong kì. Thực tế, các nghiệp vụ bán hàng trả chậm không phải luôn được thanh toán theo đúng thời hạn quy định, một số khoản nợ quá hạn và có khả năng không thu được. Số nợ quá hạn của Công ty chiếm khoảng 1,76% số nợ phải thu (khoảng 368.966.245 đồng) trong đó khoảng 163.524.850 đồng là nợ quá hạn 3 năm, khoảng 86.359.274 đồng là nợ quá hạn 1 năm và khoảng 119.082.121 đồng là nợ quá hạn trên 1 tháng. Do vậy Công ty cần lập dự phòng để tránh chi phí bị tăng vọt trong một kì và xác định đúng chi phí kinh doanh đảm bảo nguyên tắc phù hợp.
Về sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí – Chứng từ nhưng lại bỏ qua việc lập một số bảng kê và Nhật kí – Chứng từ như: Bảng kê số 10 và Nhật kí – Chứng từ số 8. Mặc dù, phần mềm kế toán Cads đã góp phần giúp kế toán dễ dàng tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết để vào sổ cái nhưng bỏ qua việc lập Nhật kí – Chứng từ số 10 làm giảm chức năng đối chiếu, kiểm tra chặt chẽ của hình thức ghi sổ này và giảm tính tổng hợp của số liệu, gây khó khăn cho nhà quản lí.
II.Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Công ty Da giầy Hà Nội
2.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện
Công ty Da giầy Hà Nội đã có một đội ngũ kế toán đồng đều về trình độ, luôn đoàn kết thống nhất với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cung cấp đầy đủ thông tin cho ban quản lí, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên, những tồn tại là tất yếu trong bất kì một bộ máy nào kể cả bộ máy kế toán do vậy yêu cầu hoàn thiện luôn được đặt ra.
Bộ phận kế toán là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào. Nó thu thập, tổng hợp, xử lí và cung cấp thông tin hữu ích cho toàn doanh nghiệp. Do vậy, nó phải ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn với từng sự thay đổi của doanh nghiệp, của chế độ kế toán để công tác kế toán luôn là người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo công ty, cho các cơ quan quản lí của Nhà nước.
Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những phần hành quan trọng nhất của công tác kế toán. Nó xác định toàn bộ những nỗ lực của doanh nghiệp từ tất cả các khâu từ mua các yếu tố cho sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, yêu cầu hạch toán đúng, đầy đủ theo pháp luật được đặt cao hơn so với các phần hành khác vì mỗi một tồn tại nhỏ trong quá trình hạch toán đều ảnh hưởng kết quả chung của toàn bộ doanh nghiệp. Hạch toán đúng phần hành này không những xác định đúng kết quả doanh nghiệp đã đạt được trong kì mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong Công ty bởi thông tin kế toán là thông tin tổng hợp, nó tác động đến tất cả các hoạt động của Công ty.
Do vậy, yêu cầu hoàn thiện hạch toán phần hành này là bức thiết.
2.2.Phương hướng hoàn thiện
Do tầm quan trọng của phần hành tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nên hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Kế toán là một công cụ quản lí tài chính quan trọng của Nhà nước, do đó tuân thủ đúng chế độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lí. Do chế độ chỉ dừng lại ở kế toán tổng hợp nên việc vận dụng linh hoạt vào mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết nhưng phải trong khuôn khổ cơ chế tài chính và tôn trọng chế độ kế toán.
Thứ hai, hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lí của Công ty.
Thứ ba, hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc kế toán nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, đảm bảo hiệu quả của công tác nói chung.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Da giầy Hà Nội, em đã được tìm hiểu thực tế công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Công ty đã thực hiện khá tốt công tác kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lí, phù hợp với đặc điểm công ty và tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm chưa hợp lí, chưa thật tối ưu. Với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán phần hành này em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau.
III.Giải pháp hoàn thiện tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Da giầy Hà Nội
3.1.Hoàn thiện hệ thống tài khoản
Theo quy định hiện hành về chế độ tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp thì tất cả các tài khoản kế toán sử dụng trong công tác hạch toán kế toán tại đơn vị đều phải tuân theo đúng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính quy định, kế toán chỉ được phép mở thêm tài khoản cấp 3 để phục vụ nhu cầu quản lí ở doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hàng quy định mở tài khoản chi tiết cho TK 511 thành 4 tài khoản cấp 2 như sau:
+TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
+TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
+TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
+TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
và TK 641 được chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2
+TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng
+TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
+TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
+TK 6415: Chi phí bảo hành
+TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
còn ở Công ty Da giầy Hà Nội TK 511 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 3 là TK 5111 (Doanh thu công ty), TK 5112 (Doanh thu kinh doanh), TK 5113 (Doanh thu bán hàng đại lí) và TK 641 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 là TK 6411 (Chi phí sản xuất mẫu), TK 6412 (Hoa hồng đại lí), TK 6413 (Chi phí xuất nhập khẩu). Việc mở chi tiết như vậy tuy phù hợp với đặc điểm của Công ty nhưng lại sai quy định của chế độ, do vậy Công ty có thể mở chi tiết tài khoản cấp 2 theo quy định của chế độ và mở chi tiết theo yêu cầu của Công ty ở tài khoản cấp 3.
Công ty chi tiết TK 136 thành 9 tài khoản cấp 2 từ TK 1361 đến TK 1369 để theo dõi phải thu các bộ phận. Thực tế, các khoản phải thu này chủ yếu thu từ phòng kinh doanh còn các bộ phận khác, các khoản phải thu này không nhiều và không thường xuyên vì vậy không cần thiết phải mở riêng từng bộ phận mà có thể phản ánh trên TK 1368.
Để quản lí tốt hơn chi phí quản lí doanh nghiệp, Công ty nên mở chi tiết TK 642 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính như sau
+TK 6421: Chi phí nhân viên quản lí
+TK 6422: Chi phí vật liệu quản lí
+TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
+TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
+TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
+TK 6426: Chi phí dự phòng
+TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
3.2.Về hoàn thiện hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Việc hạch toán trực tiếp, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại trực tiếp vào bên Nợ TK 511 gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản lí và không phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Theo quy định hiện hành của chế độ kế toán, khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại phải được theo dõi riêng trên TK 532 và TK 531.
Ví dụ: Khi thực hiện giảm giá cho khách hàng do hàng không đạt chất lượng theo Quyết định giảm giá số 01 ngày 10 tháng 01 năm 2005, kế toán ghi
Nợ TK 532: 609.440
Nợ TK 3331: 60.944
Có TK 131: 670.384
Cuối kì, kế toán ghi giảm doanh thu
Nợ TK 511: 609.440
Có TK 532: 609.440
Khi khách hàng trả lại hàng, căn cứ Biên bản kiểm nghiệm và Hoá đơn GTGT của lô hàng đó, kế toán ghi giảm thuế GTGT phải nộp và giảm khoản phải thu. Đồng thời, căn cứ Phiếu nhập kho, ghi giảm giá vốn tiêu thụ của lô hàng đó.
Ví dụ: Nghiệp vụ trả lại hàng ngày 10 tháng 1 năm 2005, kế toán ghi như sau
Nợ TK 531: 1.523.600
Nợ TK 3331: 152.360
Có TK 131: 1.675.960
Đồng thời ghi giảm giá vốn tiêu thụ
Nợ TK 155: 1.217.500
Có TK 632: 1.217.500
Cuối kì, ghi giảm doanh thu tiêu thụ trong kì
Nợ TK 511: 1.523.600
Có TK 531: 1.523.600
3.3.Về giá vốn hàng bán
Khi Công ty xuất hàng cho Phòng kinh doanh tiêu thụ, kế toán ghi
Nợ TK 1366
Có TK 155
Khi đã có chứng từ xác định tiêu thụ, kế toán ghi bút toán phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 1366
Nếu hàng bị trả lại Công ty, kế toán ghi bút toán nhập kho
Nợ TK 155
Có TK 1366
Như vậy, như đã phân tích ở trên, việc theo dõi trên TK 1366 phản ánh không đúng quyền và nghĩa vụ của Công ty đối với số thành phẩm này. Thực tế, Phòng kinh doanh có chức năng như một đại lí vì vậy để thuận lợi cho việc hạch toán giá vốn hàng bán cũng như phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của Công ty thì kế toán nên theo dõi số hàng này trên TK 157.
Cụ thể, khi xuất hàng cho Phòng kinh doanh, kế toán ghi
Nợ TK 157
Có TK 155
Khi có chứng từ báo việc tiêu thụ đã được thực hiện, kế toán ghi
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
đồng thời ghi bút toán phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 157
Như vậy, cuối kì kế toán có thể đối chiếu, kiểm tra giá vốn hàng bán trong kì một cách dễ dàng bằng cách đối chiếu các sổ chi tiết TK 155, TK 157 với sổ chi tiết TK 632, đối chiếu sổ chi tiết TK 632 với sổ cái TK 632, đối chiếu các sổ cái với nhau.
3.4.Hạch toán chi phí quảng cáo, khuyến mại bằng sản phẩm của Công ty
Khi Công ty sử dụng sản phẩm của mình để quảng cáo hay khuyến mại, kế toán có thể hạch toán theo hướng dẫn của chế độ kế toán như sau: kế toán ghi nhận như một khoản doanh thu nội bộ (giá ghi nhận doanh thu chính là giá vốn) nhưng không phải nộp thuế GTGT và thực hiện kết chuyển giá vốn hàng bán như một nghiệp vụ bán hàng bình thường. Tuy nhiên, nếu chi phí khuyến mại, quảng cáo liên quan đến nhiều kì thì kế toán hạch toán vào TK 142 để phân bổ dần vào chi phí bán hàng của các kì đó.
Cụ thể, nghiệp vụ dùng sản phẩm của Công ty để quảng cáo, khuyến mại ở ngày 17 tháng 01 năm 2005 có thể hạch toán như sau:
Nợ TK 142: 3.264.897
Có TK 512: 3.264.897
đồng thời kết chuyển giá vốn
Nợ TK 632: 3.264.897
Có TK 155: 3.264.897
Chi phí này có thể được phân bổ trong 03 tháng, nên ở các tháng 01, 02, 03 năm 2005, kế toán sẽ ghi sổ như sau:
Nợ TK 641: 1.088.299
Có TK 142: 1.088.299
Hạch toán như vậy Công ty sẽ đảm bảo phản ánh chính xác doanh thu, giá vốn thực hiện trong kì, cung cấp thông tin chính xác hơn trong các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của Công ty đồng thời góp phần thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán.
3.5.Về hạch toán chi phí khấu hao
Công ty nên thực hiện trích khấu hao theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo quyết định này, chi phí khấu hao được trích theo số ngày sử dụng TSCĐ.
Công thức tính chi phí khấu hao (KH)
= + -
=
+
=
+
Cuối tháng, căn cứ nơi sử dụng và cách tính khấu hao là phương pháp đường thẳng, kế toán tính toán ra mức khấu hao trong tháng theo công thức trên, lập Bảng tính và phân bổ khấu hao, thực hiện ghi sổ theo quy định.
3.6.Về hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ do hoá đơn, chứng từ không hợp lệ, hợp pháp hiện nay được hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp, điều này phản ánh sai lệch chi phí quản lí doanh nghiệp và không đúng với bản chất của nghiệp vụ. Công ty nên thực hiện hạch toán số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ này vào TK 811 theo quy định của chế độ kế toán. Cụ thể, trong tháng 01 năm 2005, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ do hoá đơn, chứng từ không hợp lệ là 1.156.894 đồng, kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 811: 1.156.894
Có TK 133: 1.156.894
3.7.Về lập dự phòng
3.7.1.Dự phòng phải thu khó đòi
Hiện nay, công ty chưa thực hiện lập dự phòng Phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Thực tế, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn (theo số liệu năm 2004, nó chiếm 70% vốn lưu động, và chiếm 26% tổng vốn) nên độ rủi ro là khá cao trong đó 1,76% tổng số nợ phải thu là nợ quá hạn như đã phân tích ở trên. Do vậy, Công ty nên thực hiện lập dự phòng phải thu khó đòi theo hướng dẫn của chế độ (đã trình bày ở phần I). Tài khoản sử dụng là TK 139 và TK 642.
3.7.2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tương tự như vậy, công ty có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo hướng dẫn của chế độ (đã được trình bày phần I). Tài khoản sử dụng là TK 159 và TK 632.
3.8. Về sổ sách kế toán
Như đã phân tích ở trên, kế toán nên lập Bảng kê số 10 để theo dõi hàng gửi đại lí và Nhật kí – Chứng từ số 8 để việc vào sổ Cái các tài khoản 511, 632, 155, 157 và đối chiếu, kiểm tra cuối kì dễ dàng.
Bảng kê số 10 và Nhật kí – Chứng từ số 8 có thể được lập theo hướng dẫn của Vụ chế độ kế toán như sau (Xem biểu 51, biểu 52)
Bên cạnh đó, các khoản phải thu khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ hiện nay, kế toán mới chỉ ghi sổ chi tiết TK 131 theo tiền VNĐ mà chưa tổ chức theo dõi theo nguyên tệ. Điều này ảnh hưởng đến cung cấp thông tin về tình hình công nợ của khách hàng vì tỷ giá ngoại tệ thay đổi theo từng ngày đòi hỏi kế toán phải nắm vững tình hình công nợ thực tế của khách hàng. Do vậy, Công ty nên theo dõi khoản phải thu khách hàng nước ngoài theo cả tiền VNĐ và cả theo nguyên tệ. Mẫu sổ chi tiết TK 131 theo nguyên tệ có thể được mở như sau (xem biểu 53)
3.9.Về việc hoàn thiện bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty hiện nay gồm 6 nhân viên kể cả kế toán trưởng. Các nhân viên kế toán đều là những cán bộ trẻ, năng động, có trình độ luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Công ty.
Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều nên mỗi kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành. Cụ thể là kế toán tiền lương và BHXH hiện đang kiêm thủ quỹ, điều này vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán. Hình thức ghi sổ kế toánnlại là hình thức Nhật kí – Chứng từ nên công việc thường dồn vào cuối kì đặc biệt là các kế toán tổng hợp. Do vậy, việc tuyển thêm kế toán là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn tới để tránh vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán.
Hiện nay, phòng kế toán mới chỉ trang bị hai máy vi tính trong khi bộ máy kế toán gồm có 6 người nên tình trạng thiếu máy xảy ra thường xuyên đặc biệt là vào lúc cuối tháng, khi công việc kế toán bận rộn. Do vậy, công ty cần trang bị thêm cơ sở vật chất cho phòng để tạo điều kiện cho phòng kế toán hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Hơn thế nữa công ty nên nối mạng nội bộ giữa các phòng để tạo điều kiện lưu chuyển thông tin nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của quản lí.
Bộ Công nghiệp
Công ty Da giầy Hà Nội
Bảng kê số 10
Tài khoản 157 – Hàng gửi bán
Tháng ….năm….
Số dư đầu tháng
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK 157 ghi Có các tài khoản
Ghi Có TK 157, ghi Nợ các tài khoản
Só hiệu
Ngày tháng
TK 154
TK 155
TK 156
…………..
Cộng Nợ TK 157
TK 632
…..
Cộng Có TK 157
Số lưọng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Sô lưọng
Giá trị
Só lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Cộng
Số dư cuối tháng:
Kế toán ghi sổ Ngày ….tháng….năm….
(Kí, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 51: Bảng kê số 10
Bộ Công nghiệp
Công ty Da giầy Hà Nội
Nhật kí – Chứng từ số 8
Ghi Có các tài khoản 155, 156, 157, 131, 511, 632, 641, 642, 911
Tháng …. năm ….
Sô hiệu TK ghi Nợ
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 155
TK 156
TK 157
…..
TK 131
TK 511
TK 632
TK 641
TK 642
TK 911
111
112
131
1366
511
632
911
Cộng
Đã ghi sổ cái ngày…tháng….năm Ngày …tháng…năm….
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên) ( Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 52: Nhật kí – Chứng từ số 10
Bộ Công nghiệp
Công ty Da giầy Hà Nội
Sổ chi tiết thanh toán với người mua bằng ngoại tệ
Tài khoản: 131
Đối tượng: …
Loại ngoại tệ:….
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Tỷ giá
Thời hạn được chiết khấu
Số phát sinh
Số dư
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Ngoại tệ
Quy ra VNĐ
Ngoại tệ
Quy ra VNĐ
Ngoại tệ
Quy ra VNĐ
Ngoại tệ
Quy ra VNĐ
Số dư đầu kì
…..
Cộng phát sinh
Số dư cuối kì
Người ghi sổ Ngày …tháng….năm
(Kí, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng
(Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 53: Sổ chi tiết thanh toán với người mua bằng ngoại tệ
3.9.Một số biện pháp tăng cường doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Da giầy Hà Nội
3.9.1.Thực hiện chiết khấu thanh toán
ở Công ty Da giầy Hà Nội không thực hiện chế độ chiết khấu thanh toán trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng ngay hoặc thanh toán trước hạn. Điều này ảnh hưởng đến thời hạn thanh toán của khách hàng bởi vì dù thanh toán trước hạn hay đúng hạn khách hàng vẫn phải trả đầy đủ số tiền mua hàng của Công ty nên các khách hàng muốn giữ lại tiền của mình mà không trả ngay. Do vậy nó ảnh hưởng đến tình hình công nợ, ảnh hưởng đến vốn bẳng tiền của Công ty, tăng rủi ro trong kinh doanh. Công ty có thể khuyến khích các khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước thời hạn bằng một khoản chiết khấu. Hạn thanh toán ở Công ty Da giầy Hà Nội thường là 15 ngày hay 30 ngày tuỳ vào mối quan hệ của Công ty với khách hàng. Khoản chiết khấu mà Công ty dành cho khách hàng phải căn cứ lãi suất ngân hàng, căn cứ vào mối quan hệ giữa khách hàng và Công ty để đưa ra mức chiết khấu phù hợp, khuyến khích được khách hàng thanh toán ngay, thanh toán trước thời hạn. Ví dụ: Nếu khách hàng thanh toán ngay được hưởng chiết 2% trên tổng giá thanh toán, nếu thanh toán sau 10 ngày được hưởng chiết khấu 1%, còn nếu thanh toán sau đó thì không được hưởng chiết khấu. Khoản chiết khấu này sẽ được hạch toán vào Chi phí hoạt động tài chính. Cụ thể, kế toán sẽ hạch toán như sau
-Khi thực hiện chiết khấu thanh toán
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131
-Cuối tháng, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính sang tài khoản 911
Nợ TK 911
Có TK 635
Thực hiện chiết khấu như vậy sẽ thúc đẩy việc thu hồi vốn nhanh, giảm bớt tình trạng chiếm dụng vốn và giảm rủi ro trong kinh doanh.
3.9.2.Thực hiện chiết khấu thương mại
Bên cạnh thực hiện chiết khấu thanh toán, Công ty có thể áp dụng thêm hình thức chiết khấu thương mại. Đây là hình thức giảm giá đối với khách hàng mua với số lượng lớn. Chính sách này áp dụng sẽ có tác dụng kích thích tăng lượng hàng hóa tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn đọng trong kho, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và thúc đẩy quay vòng vốn nhanh.
Khoản chiết khấu thương mại có thể theo dõi trên tài khoản 521 và coi như một khoản giảm trừ doanh thu.
-Khi thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng, kế toán ghi
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 111, 112, 131:
-Cuối tháng, kế toán ghi giảm doanh thu bán hàng
Nợ TK 511
Có TK 521
Chiết khấu thương mại muốn đạt hiệu quả thì cần phải có chính sách rõ ràng như: mua số lượng bao nhiêu thì được hưởng chiết khấu thương mại? Mua 1 lần hay nhiều lần? Tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu? Đồng thời, các khách hàng đều được cung cấp thông tin đầy đủ về chính sách chiết khấu đó và đều được hưởng chiết khấu khi mua đủ lượng hàng quy định, có như vậy mới khuyến khích khách hàng tăng cường lượng mua để được hưởng chiết khấu thương mại.
3.9.3. Giảm giá thành sản phẩm
Hiện nay, giá thành sản phẩm của Công ty còn cao, chiếm khoản 85% giá bán (đối với hàng tiêu thụ nội địa). Muốn giảm giá bán sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, trước hết phải giảm giá thành sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành nên muốn giảm được giá thành sản xuất, Công ty phải quản lí chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu. Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng từ 1% - 5% so với quy định là 1%- 3% nhưng lại không xác định được trách nhiệm bồi thường của người lao động nên tất cả vẫn được tính đầy đủ vào giá vốn. Sản phẩm hỏng tuỳ từng giai đoạn mà Công ty có thể xếp loại sản phẩm loại 2, loại 3 hay bán thành phẩm để bán với giá rẻ nhưng nhiều sản phẩm hỏng ngay trên dây chuyền thì không thể thu hồi được, gây lãng phí nguyên vật liệu và nhân công. Do vậy, Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở phân xưởng để xác định được trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sai, hỏng. Điều này không những giúp Công ty tính được chính xác giá thành sản phẩm mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân trong sản xuất. Hàng tháng, các phân xưởng nên lập Phiếu báo vật tư tồn cuối kì để thông báo về tình hình nguyên vật liệu tồn tại phân xưởng giúp kế toán tính toán chính xác nguyên vật liệu tiêu hao và tính đúng giá thành sản xuất. Thông thường khi nhận được đơn hàng thì Công ty mới tính toán mức tiêu hao nguyên vật liệu cần thiết và thực hiện thu mua, nguyên vật liệu của Công ty hết sức đa dạng, phức tạp nên nhiều trường hợp Công ty bị ép giá nguyên vật liệu đầu vào, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu xuất cho sản xuất sản phẩm và ảnh hưởng giá thành sản phẩm. Do vậy, bên cạnh các nhà cung cấp truyền thống, Công ty cần mở rộng hệ thống với các nhà cung cấp mới để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu khi cần thiết với giá phù hợp.
Khi kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm…nếu phát hiện thiếu, kế toán theo dõi trên TK 242 và phân bổ dần vào TK 632. Hạch toán như vậy là chưa phù hợp với quy định của chế độ kế toán. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, khi hao hụt, mất mát về hàng tồn kho mà chưa rõ nguyên nhân, kế toán theo dõi trên TK 1381. Khi có quyết định xử lí, kế toán ghi trừ lương nhân viên (nếu nhân viên phải bồi thường) và ghi tăng giá vốn phần mất mát, hao hụt không được bồi thường. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm của thủ kho là rất quan trọng, nó xác định mức độ bồi thường và mức độ thiệt hại tính vào giá vốn hàng bán, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Chi phí sản xuất chung bao gồm lương nhân viên quản lí phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí điện nước….tuy nhiên chi phí điện nước của toàn doanh nghiệp đều được tính chung vào TK 627. Như vậy không phản ánh chính xác chi phí sản xuất chung trong kì từ đó làm tăng giá thành sản xuất do vậy Công ty cần tách riêng chi phí điện nước của khu vực sản xuất và khu vực văn phòng quản lí để chi phí điện nước nói riêng và chi phí nói chung được tính đúng, tính đủ.
Giảm được giá thành sản xuất Công ty sẽ có điều kiện giảm được giá bán trên thị trường. Đây là một trong những chiến lược quan trọng để thu hút người tiêu dùng đặc biệt là thị trường trong nước. Công ty Da giầy Hà Nội có thị trường chủ yếu là các nước EU, Hàn Quốc, úc…do các thị trường này có cầu lớn, thanh toán nhanh tạo điều kiện cho Công ty thu hồi vốn nhanh. Trong khi đó thị trường trong nước tuy nhiều tiềm năng nhưng lại có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Trung Quốc, Công ty giầy Thượng Đình, Công ty da giầy Sài Gòn… nên Công ty chưa thật chú trọng. Tuy nhiên, muốn khẳng định lâu dài vị thế của mình trên thị trường, Công ty không những tìm kiếm nhiều đối tác nước ngoài mà còn phải tập trung vào thị trường trong nước vì đây mới là một thị trường ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của Công ty.
3.9.4. Tăng cường quản lí chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí quản lí doanh nghiệp là chi phí gián tiếp nhưng lại chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí 19% và chiếm tới 82,5% so với lãi gộp. Đây là lí do quan trọng khiến cho kết quả kinh doanh của Công ty bị giảm đáng kể do vậy muốn tăng kết quả tiêu thụ phải quản lí tốt chi phí quản lí doanh nghiệp. Chi phí quản lí doanh nghiệp được theo dõi chung trên TK 642 và không được chi tiết theo từng khoản mục do đó việc theo dõi, so sánh và giải trình các chi phí cụ thể giữa các tháng, các quý rất khó khăn. Do vậy, việc chi tiết TK 642 theo quy định là rất cần thiết. Hơn nữa, kế toán cần tiến hành phân bổ chính xác chi phí trả trước để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí, doanh thu; kiểm soát chặt chẽ các chi phí như chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng… để giảm thiểu chi phí quản lí, góp phần giảm giá bán, tăng kết quả tiêu thụ.
3.9.5.Không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm.
Sản phẩm giầy dép là sản phẩm mang tính thời trang cao nên đa dạng hoá sản phẩm là một trong những chiến lược sống còn của Công ty. Muốn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng không chỉ có giá bán hợp lí mà sản phẩm của Công ty phải thực sự phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, ở Công ty Da giầy Hà Nội, Trung tâm kĩ thuật – Mẫu là bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu và triển khai về mẫu, mốt của sản phẩm. Tuy nhiên, do điều kiện vật chất còn hạn chế nên Trung tâm chưa thể thực hiện những cuộc nghiên cứu có quy mô về thị hiếu người tiêu dùng, những mẫu mã mới còn chưa nhiều, chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, trong chiến lược phát triển lâu dài của mình, Công ty cần chú ý nâng cao hơn nữa hiệu quả của bộ phận nghiên cứu và triển khai sản phẩm để sản phẩm của Công ty có được chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty phải quan tâm đến vấn đề chất lượng. Đây là mặt mạnh của Công ty so với hàng Trung Quốc do vậy Công ty phải hết sức phát huy nó, có như vậy mới có thể giành được thị phần trong nước và ngoài nước.
Việc tăng cường hoạt động quảng cáo sản phẩm cũng là một điều cần thiết. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các phương tiện quảng cáo cũng đa dạng và thuận tiện hơn. Hiện nay, Công ty đã có trang web riêng mạng internet, sử dụng hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là một phương thức quảng bá hình ảnh khá đơn giản và hiệu quả, giúp khách hàng cũng như những người quan tâm có thể dễ dàng tiếp cận được những thông tin về Công ty, tạo điều kiện để kí kết những hợp đồng mới. Do vậy, những thông tin trên trang web càng chi tiết, càng đầy đủ và càng hấp dẫn thì càng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Trang web hiện nay của Công ty Da giầy Hà Nội vẫn còn hết sức đơn giản, người quan tâm không tìm được những thông tin cụ thể về quy trình công nghệ sản xuất, về tổ chức hoạt động kinh doanh, về giá bán các loại sản phẩm…Vì vậy, yêu cầu nâng cấp trang web của Công ty cũng là một trong những yêu cầu không thể thiếu để Công ty vững bước trên con đường phát triển của mình.
Kết luận
Công ty Da giầy Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có truyền thống từ lâu đời. Đến nay, công tác kế toán của Công ty đã đi vào nền nếp, vận dụng đúng đắn chế độ kế toán và có nhiều sáng tạo trong quá trình vận dụng. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là một phần hành quan trọng được hết sức chú trọng trong Công ty. Do vậy, nó đã được tổ chức khá khoa học để việc hạch toán đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu, hướng tới mục tiêu hiệu quả của kế toán trong doanh nghiệp và ngày càng được hoàn thiện hơn. Để góp phần vào quá trình hoàn thiện đó, em mạnh dạn nêu ra một số ý kiến về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty. Những đề xuất này còn mang nặng tính lí thuyết chủ quan dưới góc nhìn còn hẹp của một sinh viên kế toán và không tránh khỏi những hạn chế vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, của các anh chị trong phòng kế toán Công ty Da giầy Hà Nội.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Kế toán đặc biệt là thầy Trần Đức Vinh đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình giúp em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác trong thời gian em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 4 tháng 5 năm 2005
Sinh viên
Vũ Phương Mai
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36231.doc