Lời nói đầu
Trong những năm qua, cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã và đang đổi mới toàn diện, từng bước vươn lên khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế đất nước. Trước những qui luật khắt khe của thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, phải biết tận dụng tối đa ưu thế của mình để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ góp phần làm tăng nhanh t
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán tiêu thụ hàng hoá & xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm & bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, đồng thời góp phân thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Các doanh nghiệp thương mại có vai trò là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc tổ chức tốt khâu tiêu thụ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần tối đa hoá lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Tiêu thụ tốt thể hiện uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tạo ra các mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà đầu tư... hoạt động kinh doanh có điều kiện mở rộng, diễn ra liên tục và có hiệu quả. Hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá sẽ cho doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của mình một cách cụ thể qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ, lãi. Đồng thời, cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án kinh doanh để đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động, nhận thức rõ vai trò, vị trí của tổ chức tiêu thụ hàng hoá cũng như hạch toán tiêu thụ em đã quyết định chọn đề tài:
“Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động”.
Mục địch của đề tài này là vận dụng lý luận về công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thu hàng hoá vào nghiên cứu thực tiễn công tác kế toán tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động. Trên cơ sở đó, phân tích những tồn tại, đưa ra phương hướng giải quyết nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. Để đạt được mục đích trên, bố cục chuyên đề ngoài phân mở bài, kết luận gồm ba phần chính:
Phần I: Lý luận chung về tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại.
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động.
PhầnIII: Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động
Phần I
I. Khái niệm, đặc điểm giai đoạn tiêu thụ hàng hoá và XĐKDTT trong các doanh nghiệp thương mại.
1. Một số vấn đề chung về hoạt động kinh doanh thương mại trong nước.
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân vói các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm tư hữu các cơ sở kinh tế-xã hội. Thương nhân có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay các hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật (được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Kinh doanh thương mại có một số đặc điểm chủ yếu sau:
* Đặc điểm về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán trao đổi và dự trữ hàng hoá.
*Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.
*Đặc điểm về phương thức lưu huyển hàng hoá: Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và bán lẻ. Bán buôn hàng hoá là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng. Bán lẻ hàng hoá là việc bán thẳng cho người tiêu dùng, từng cái, từng ít một.
*Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại…
*Đặc điểm về sự vận động của hàng hoá: Sự vận động của hàng hoá trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn hàng và nghành hàng ( hàng công- nghệ phẩm, hàng nông- lâm- thực phẩm…). Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.
Như vậy có thể nói chức năng của thương mại là tổ chức việc mua bán trao đổi hàng hoá, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong thương mại nói chung và hoạt động thương mại nói riêng cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để tìm được phương thức giao dịch mua bán thích hợp để đem lại cho đơn vị lợi ích lớn (1). Vì vậy kế toán lưu chuyển hàng hoá nói chung trong các đơn vị thương mại cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ để cung cấp thông tin cho người quản lý ra được các quyết định hiện hữu đó là:
- Ghi chép số lượng, chất lượng và giá phí chi tiêu mua hàng theo chứng từ đã lập trên hệ thống sổ thích hợp.
- Phân bổ chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và tồn cuối kỳ.
- Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, ghi nhận doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu liên quan khác của khối lượng hàng bán ( giá vốn, doanh thu thuần…).
- Kế toán quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hoá, phát hiện xử lý kịp thời hàng hoá ứ đọng.
- Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng xuất bán để bảo đảm độ chính xác của các chỉ tiêu lãi gộp hàng hoá.
- Xác định kết quả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo hàng hoá và báo cáo bán hàng.
- Theo dõi và thanh toán kịp thời công nợ với nhà cung cấp và với khách hàng.
2.Khái niệm và đặc điểm.
2.1.Quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện, đơn vị thu hồi được vốn bỏ ra. Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng của vòng tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, chuyển hoá vốn sản xuất kinh doanh từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ.
Theo quan điểm của hiệp hội kế toán quốc tế ( IFAC), tiêu thụ hàng hoá lao vụ, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng trả tiền, hoặc chấp nhận thanh toán.
Như vậy, quá trình tiêu thụ hàng hoá có một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Có sự thoả thuận giữa người mua và người bán về số lượng, chất lượng, quy cách…hàng hoá.
- Có sự thay dổi quyền sở hữu và quyền sử dụng từ người bán sang người mua.
Người bán giao cho người mua một lượng hàng hoá, hàng hoá đã được người mua chấp nhận hoậc người bán đã thu được tiền. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, được dùng để bù đắp chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh và hình thành nên kết quả bán hàng trong kỳ của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá có tác dụng tích cựcđối với nhiều mặt trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Tiêu thụ là cơ sỏ kích thích xu hướng tiêu dùng và phát triển.
Khi bàn về quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ta phải xác định chính xác thời điểm ghi nhận danh thu phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả.
Nội dung chỉ tiêu liên quan đến việc xác định kết quả tiêu thụ.
- Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá bán hàng: Là khoản giảm trừ cho người mua cho hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại:là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Giá vốn hàng bán: Là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ giá vốn là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất. Với vật tư tiêu thụ, giá vốn là giá thực tế ghi sổ, còn với hàng hoá tiêu thụ, giá vốn bao gồm trị giá mua của hàng tiêu thụ cộng (+) với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá…như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, CCDC, chi phí vận chuyển bốc dỡ,chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng, chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền như: Chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh ngiệp mà khong tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí quản lý, chi phí hành chính, chi phí chung khác. Cụ thể chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ thuế, phí, lệ phí (thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế trước bạ chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền).
- Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa DTBH với các khoản giảm giá, doanh thu của số hàng bán bị trả lại thuế TTĐB, thuế xuất khẩu.
- Lợi nhuận gộp: Là số chênh lệch của doanh thu thuần với giá vốn hàng bán.
- Kết quả tiêu thụ: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá.
Đặc điểm khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất là: Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà đóng vai trò trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng được người tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất.
2.2.1.Phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao. Có các trường hợp tiêu thụ trực tiếp sau:
a, Bán buôn hàng hoá: Là bán hàng cho mạng lưới bán lẻ, cho sản xuất, tiêu dùng và cho xuất khẩu. Đặc điểm của bán buôn hàng hoá là:
- Đối tượng bán hàng hoá là các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức kinh tế khác.
- Hàng hoá có thể là vật phẩm tiêu dùng hoặc tư liệu sản xuất.
- Khối lượng hàng hoá bán ra mỗi lần lớn.
- Thanh toán tiền hàng chủ yếu không dùng tiền mặt mà thông qua ngân hàng và bằng các hình thức thanh toán khác.
- Hàng hoá bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông.
* Các hình thức bán buôn hàng hoá:
+ Bán buôn qua kho: Là trường hợp bán buôn hàng đã nhập khovà được thực hiện theo hai cách: - Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng theo họp đồng:là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa chỉ đã ghi trên hợp đồng.số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) hàng được bên muachấp nhận này mới được coi là tiêu thụvà bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó.
- Bán buôn qua kho theo hình thức bên mua lấy hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này, hai bên ký hợp đồng với nhau trong đó ghi rõ bên mua đến kho của bên bán nhận hàng. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, Bên mua sẽ uỷ quyền cho người đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Khi người nhận hàng nhận đủ số hàng và ký xác nhận trên chúng từ bán hàng thì số hàng đó không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nữa mà được coi là hàng đã tiêu thụ, doanh nghiệp được hạch toán vào doanh thu. Việc thanh toán tiền hàng phụ thuộc vào hợp đồng đã ký.
Chứng từ kế toán sử dụng trong trường họp này là hoá đơn giá trị gia tăng,hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho có chữ ký của người nhận hàng.
- Bán buôn không qua kho(giao thẳng hàng không qua kho): Đây là trường hợp tiêu thụ mà hàng hoá bán cho khách hàng không qua kho của doanh nghiệp.
Ưu điểm của phương pháp này là tiếp kiệm được chi phí lưu thông và tăng nhanh sự vận động của hàng hoá. Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được trong điều kiện cung ứng hàng hoá có kế hoạch, hàng hoá không cần có sự phân loại, chọn lọc hay bao gói của đơn vị bán. Bán buôn không qua kho có hai hình thức thực hiện.
- Bán buôn vận chuyển thẳng, không tham gia thanh toán: Thực chất là hình thức môi giới trung gian trong quan hệ mua bán, doanh nghiệp chỉ phản ánh tiền hoa hồng môi giới cho việc mua bán, không được ghi nhận nghiệp vụ mua cũng như nghiệp vụ bán.
- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Trường hợp này doanh nghiệp phải tổ chức quá trình bán hàng, mua hàng, thanh toán tiền hàng mua, tiền hàng đã bán với nhà cung cấp và với khách hàng của doanh nghiệp.
b. Bán lẻ hàng hoá.
Đây là giai đoạn cuối của quá trình vận động hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, kết thúc nghiệp vụ bán hàng thì giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện. Hàng bán lẻ có khối lượng nhỏ, thanh toán ngay và hình thức thanh toán thường là tiền mặt nên không cần lập chứng từ cho trong lần bán.
* Các hình thức bán lẻ hàng hoá.
- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm vật chất về số hàng nhận bán tại quầy, trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng, đồng thời ghi chép vào sổ quầy hàng.
Thẻ quầy hàng có thể mở cho trong loại mặt hàng. Phản ánh cả về số lượng và giá trị cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hàng kiểm kê hàng tồn quầy để xác định lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày rồi sau đó lập báo cáo bán hàng. Tiền bán hàng được nhân viên bán hàng kê vào giấy nộp tiền nộp cho thủ quỹ hoặc nộp cho ngân hàng (nếu được uỷ quyền). Báo cáo bán hàng là căn cứ để xác định doanh thu và đối chiếu với số tiền đã nộp theo giấy nộp tiền.
- Bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền riêng, trực tiếp thu tiền của khách và chịu trách nhiệm về số tiền bán hàng. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ viết hoá đơn hoặc là tích kê thu tiền và giao cho khách hàng đẻ khách hàng tới nhận hàng tại quầy của nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng chỉ có nhiệm vụ căn cứ vào hoá đơn hoặc tích kê để giao hàng và chịu trách nhiệm về số hàng đã xuất ra.
Báo cáo bán hàng do nhân viên bán hàng lập, còn giấy nộp tiền do nhân viên thu ngân lập rồi nộp lên phòng kế toán. Báo cáo bán hàng được lập căn cứ vào hoá đơn hoặc tích kê đẻ giao hàng hoặc kiểm kê hàng còn cuối ca, cuối ngày để xác định lượng hàng bán ra. Báo cáo bán hàng còn là căn cứ để hoạch toán doanh thu và đối chiếu với số tiền đã nộp đẻ xác định lượng thừa thiếu.
- Bán hàng tự chọn: Với hình thức này người mua tự chọn hàng hoá và đem về bộ phận thu ngân nộp tiền,bộ phận này lập hoá đơn bán hàng và thu tiền cuối ngày nộp vào quỹ.
2.2.2.phương thức gửi bán ký gửi.
Bán hàng đại lý ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Theo luật thuế giá trị gia tăng,nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định thì toàn bộ thuế GTGT sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lý không phải nộp thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên đại ly sẽ phải chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị gia tăng này, bên chủ hàng chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi doanh thu của mình.
2.2.3.Bán hàng theo phương thức trả góp.
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm…Phần lãi này được xác định là thu nhập hoạt động tài chính. Doanh thu bán hàng trả góp được tính như doanh thu bán hàng thu tiền một lần.
2.2.4.Phương thức hàng đổi hàng.
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó, người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường.
2.2.5.Phương thức tiêu thụ nội bộ.
Tiêu thụ nội bộ là việc mua, bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa các đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một Công ty, tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp….ngoài ra, được coi là tiêu thụ nội bộ còn bao gồm các khoản sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, xuất biếu tặng, xuất trả lương thưởng, xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Các phương thức thanh toán.
a. Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
Là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người bán và người mua. Khi nhận được hàng hoá thì bên mua xuất tiền mặt ở quỹ trả trực tiếp cho bên bán. Thanh toán trực tiếp giữa người bán và người mua có thể tiến hành bằng đồng Ngân hàng Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
b. Thanh toán không dùng tiền mặt
Là hình thức thanh toán được thực hiện bằng hình thức chuyển tiền từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc bù trừ giữa các doanh nghiệp thông qua cơ quan trung gian là Ngân hàng. Có nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, việc vận dụng hình thức nào là tuỳ thuộc đặc điểm kinh doanh và mức độ tín nhiệm lẫn nhau của các doanh nghiệp.
* Thanh toán bằng séc:
Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in của Ngân hàng, yêu cầu Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình cho người cần séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc. Séc thanh toán gồm: séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển tiền.
* Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Theo hình thức này, đơn vị bán sau khi xuất chuyển hàng hoá cho đơn vị mua thì lập uỷ nhiệm thu gửi tới Ngân hàng nhờ Ngân hàng thu hộ số tiền bán hàng. Ngân hàng bên mua khi nhuận được chứng từ và sự đồng ý của bên mua sẽ trích tiền từ tài khoản gửi của bên mua trả cho bên bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán. Hình thức này áp dụng trong các đơn vị có tín nhiệm lẫn nhau và thường xuyên giao dịch với nhau.
* Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Là hình thức thanh toán mà sau khi hàng hoá được chuyển giao hoặc dịch vụ đã cung ứng giữa bên mua và bên bán, người mua lập uỷ nhiệm chi yêu cầu Ngân hàng trích từ khoản tiền gửi của đơn vị mình một số tiền nhất định trả cho bên bán.
* Thanh toán bù trừ
Trong hình thức này, đơn vị vừa là người mua đồng thời là người bán, theo phương thức này định kỳ các bên chủ động cung ứng hàng hoá dịch vụ cho nhau theo kế hoạch, cuối kỳ thông báo tham gia thanh toán bù trừ chỉ nhận được (hoặc phải chi trả) số chênh lệch sai khi đã bù trừ.
* Thanh toán bằng thư tín dụng và tài khoản đặc biệt
- Thư tín dụng là lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua đối với ngân hàng bên bán tiến hành trả tiền cho đơn vị bán về số hàng hoá đã chuyển giao của đơn vị không tín nhiệm lẫn nhau và không cùng điạ phương Ngân hàng.
- Tài khoản đặc biệt: Là hình thức mà đơn vị mua được phép của ngân hàng phục vụ đơn vị mình chuyển tiền đến ngân hàng địa phương khác mở tài khoản rieeng của đơn vị để thanh toán tiền hàng cho bên bán.
Thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận tiện trong trường hợp bên bán và bên mua ở rất xa nhau, thúc đẩy nhanh việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Nói chung thanh toán qua Ngân hàng được áp dụng đối với các đơn vị bán buôn, còn đối với bán lẻ thì đối tượng chủ yếu là người tiêu dùng cá nhân nên thường áp dụng thanh toán bằng tiền mặt.
Hiện nay, do cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, nhiều phương thức thanh toán mới được áp dụng trong các doanh nghiệp thương mại bán lẻ như thanh toán bằng thẻ tín dụng, séc cá nhân, tín phiếu...
Ngoài ra, nếu đơn vị sử dụng phương thức hàng đổi hàng, thì số hàng đơn vị đem ra trao đổi cũng là một phương tiện thanh toán cho số hàng đổi về. Đây là hình thức thanh toán bằng hàng hoá. Tuy nhiên, hình thức này ít được sử dụng.
c. Thanh toán bằng nghiệp vụ ứng trước tiền hàng
Nếu như thanh toán trực tiếp và thanh toán qua ngân hàng người bán chỉ nhận được tiền sau khi đã chuyển hàng hoá cho đơn vị mua và ngược lại, thanh toán bằng nghiệp vụ ứng trước đơn vị bán sẽ nhận được tiền trước khi xuất tiền chuyển hàng hoá cho đơn vị mua. Tuy nhiên số tiền ứng trước chỉ bằng 1/2 đến 1/3 giá trị hàng hoá xuất bán. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao hàng. Hình thức này thường được áp dụng đối với những đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn, quý hiếm hoặc do đơn vị bán gặp khó khăn về hình thức tài chính thì đơnv ị mua giúp đỡ.
Việc quản lý nghiệp vụ thanh toán là rất cần thiết sao cho vừa đảm bảo được mục đích quản lý tốt tiền hàng vừa đáp ứng tốt được yêu cầu của khách hàng.
II. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá theo phương thức kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất - tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán.
Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên các tài khoản hàng tồn kho nói chung được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động, tăng giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy, vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời đIểm nào trong kỳ kế toán.
1. Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng.
a. Hệ thống chứng từ
* Chứng từ bán hàng.
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn thuế GTGT
- Hoá đơn kiểm phiếu xuất kho
- Bảng thanh toán tiền hàng đại lý (kí gửi)
- Thẻ quầy hàng
* Chứng từ kế toán về hàng tồn kho
- Phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ
- Thẻ kho
- Bảng kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
*Chứng từ kế toán về tiền mặt
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ
b.tài khoản sử dụng.
* Tài khoản 157- hàng gửi bán.Tài khoản này được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển thẳng hoặc giá tri sản phẩm, hàng hoá bán, đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Số hàng hoá, sản phẩm lao vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Tài khoản được mở chi tiết theo từng mặt hàng, trong lần gửi hàng.
Kết cấu.
Bên nợ: Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.
Bên có: Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
*Tài khoản 511- doanh thu bán hàng. Tài khoản 511 dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản khấu trừ doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.Tổng doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp cũng như đối với các đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế TTĐB), hoặc giá không có thuế giá trị gia tăng (đối với các doanh nghiệp tinh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ).
Kết cấu.
Bên nợ: - Số thuế phải nộp (thuế TTĐB,thuế XK) tính trên doanh số bán trong kỳ.
- Giảm giá bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại.
- Kết chuyển sổ DTT vào tài khoản 911 đẻ xđkq kinh doanh.
Bên có: - Tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư được chi tiết thành bốn tiểu khoản:
Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hoá.
Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm.
Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá.
Tài khoản 512.Doanh thu bán hàng nội bộ.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, lao vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, một tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp…Hạch toán toàn nghành. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để theo dõi các khoản được coi là tiêu thụ nội bộ khác như: sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương,thưởng cho công nhân viên chức.
Kết cấu:giống như tài khoản 511.
Tài khoản 512 được chia làm ba tiểu klhoản.
Tài khoản 5121: Doanh thu bán hàng hoá.
Tài khoản 5122: Doanh thu bán sản phẩm.
Tài khoản 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
* Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại.
Tài khoản 531 dùng để theo dõi khoản doanh thu của số hàng hoá, thương phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 511 để tính toán doanh thu thuần.
Kết cấu.
Bên nợ: Tập hợp các khoản doanh thu số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
Bên có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại.
Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư.
*Tài khoản 532 - giảm giá hàng bán. Được dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do chủ quan của doanh nghiệp. Được hạch toán vào tài khoản này bao gồm các khoản bớt giá, hồi khấu và các khoản giảm giá đặc biệt.
Kết cấu.
Bên nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng được chấp thuận trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán.
Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm, hay giá thành thực tế của lao vụ.
Kết cấu.
Bên nợ: Trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp.
Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng bán đã được tiêu thụ trong kỳ và giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 3331- thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Phản ánh thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT bán bị trả lại, số thuế GTGT đàu vào được khấu trừ, thuế GTGT được miễn giảm và thuế GTGT phải nộp.
Kết cấu.
Bên nợ:- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Số thuế GTGT của hàng hoá bị trả lại.
- Số thuế GTGT được miễn giảm.
- Số thuế GTGT đã nộp cho nhà nước.
Bên có:- Số thuế GTGT đầu ra.
Dư có: - Phản ánh thuế GTGT phải nộp.
Tài khoản 3331 được chi tiết thành hai tiểu khoản.
- Tiểu khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra.
- Tiểu khoản 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Ngoài các tài khoản trên trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như:131,111,112,334,421…
2. Trình tự hạch toán
2.1. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương phápkháu trừ
a.Bán buôn theo phương thức trực tiếp.
Khi chuyển giao hàng hoá cho người mua, kế toán phản ánh các bút toán sau:
Bước toán 1, trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ:
Nợ tài khoản 632: Trị giá mua của hàng tiêu thụ.
Có tài khoản 156(1561): Bán buôn qua kho.
Có tài khoản 151,331,111,112: Bán buôn vận chuyển thẳng (không qua kho) có tham gia thanh toán.
Bước toán 2, doanh thu của hàng tiêu thụ.
Nợ tài khoản liên quan:111,112,131,1368: Tổng giá thanh toán.
Có tài khoản 511: Doanh thu bán hàng (không thuế GTGT)
Có tài khoản 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra.
Bước toán 3,bao bì tíh riêng và các khoản chi hộ cho bên mua(nếu có)
Nợ tài khoản 138(1388).
Có tài khoản liên quan:153,111,112,331.
Số chiết khấu bán hàng phát sinh trong kỳ:
Nợ tài khoản 811: Số chiết khấu dành cho khách hàng (tính trên tổng giá thanh toán).
Có tài khoản111,112,131,3388…
Các khoản giảm giá bán hàng phát sinh.
Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán tính trên tổng giá thanh toán.
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (phần thuế GTGT của hàng trả lại).
Có TK 111,112: Nếu trả bằng tiền cho khách hàng.
Có TK 131: Trừ vào số phải thu của khách hàng.
Có TK 3388: Số giảm giá chấp nhận nhưng chưa thanh toán.
BT1, doanh thu bán hàng bị trả lại.
Nợ tài khoản 531:số doanh thu bán hàng bị trả lại(không kể thuế GTGT).
Nợ TK 3331(33311): Số thuế GTGT tương ứng với số doanh thu bị trả lại.
Có TK 111,112: Xuất tiền trả cho khách.
Có TK 131: Trừ vào số phải thu của khách hàng.
BT2, phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 1561,154,1388,334,111…
Có TK 632.
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, hàng bán bị trả lại như sau:
Nợ tài khoản 511: Trừ vào doanh thu bán hàng.
Có TK 532: Giảm giá bán hàng.
Có TK 531: Hàng bán bị trả lại.
Kết chuyển chiết khấu dành cho khách hàng:
Nợ TK 911.
Có TK 811.
Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
Nợ TK 511,512.
Có TK 911: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kết chuyển giá vốn hàng bán, kế toán ghi.
Nợ TK 911.
Có TK 632.
Riêng các khoản chi hộp cho bên, mua và giá trị bao bì tính riêng (nếu có) khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, ghi.
Nợ TK 131: Bên mua chấp nhận nhưng chưa thanh toán.
Nợ TK 111,112: Số tiền bên mua đã thanh toán.
Có TK 138(1388): Số tiền người mua chấp nhận.
b. Bán buôn theo phương thức chuyển hang chờ chấp nhận.
Khi chuyển hàng đến cho người mua, kế toán ghi trị giá vốn của hàng hoá xuất.
Nợ tài khoản157: Trị giá mua của hàng chuyển đi.
Nợ TK 138(1388): Trị giá bao bì tính riêng.
Có TK 1561,1532: Trị giá mua của hàng, bao bì xuất kho gửi đi.
Có TK 331,111,112: Trị giá mua của hàng và bao bì chuyển thẳng (không qua kho) có thời gian thanh toán.
- Khi hàng hoá và bao bì được chấp nhận thanh toán hoặc tính riêng:
BT1, phản ánh doanh thu bán hàng và bao bì tính riêng.
Nợ TK liên quan 131,136,111,112…tổng giá thanh toán.
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Có TK 511,512:Doanh thu bán hàng.
Có TK 138(1388): Bao bì tính riêng.
BT2, phản ánh trị giá mua của hàng được chấp nhận.
Nợ TK 632
Có TK 157
Các bút toán khác(chiết khấu bán hàng,giảm giá hàng bán…)phản ánh tương tự như bán buôn trực tiếp.
c. Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán.
Về thực chất, doanh nghiệp thương mại đứng ra làm trung gian, môi giới giữa bên bán và bên muađể hưởng hoa hồng (do bên bán hoặc bên mua trả). Bê._.n mua chịu trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán. Số hoa hồng môi giới được hưởng ghi
Nợ TK liên quan:111,112,131…tổng số hoa hồng (cả thuế GTGT).
Có TK 511,512: Hoa hồng môi giới được hưởng.
Các chi phí liên quan đến bán hàng.
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK liên quan:334,338,111,112…
d.Bán lẻ hàng hoá(thu tiền tập trung, thu tiền trực tiếp, tự chọn). Phản ánh doanh thu bán hàng(căn cứ vào báo cáo bán hàng, giấy nộp tiền và bảng kiểm kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ).
Nợ TK liên quan:111,112,113
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Trường hợp nộp thừa tiền bán hàng (hoặc thiếu tiền): Số tiền thừa (hoặc thiếu) chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý được chuyển vào bên nợTK 1381(nếu thiếu) hoặc vào bên có TK 3381(nếu thừa)
- Nếu nộp thừa kế toán ghi như sau:
Nợ TK 111,112,113: Số tiền đã nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra
có TK 338(3381): Số tiền nộp thừa
- Nếu nộp thiếu
Nợ TK 111,112,113: Số tiền đã nộp
Nợ TK 138(1381): Số tiền còn thiếu chờ xử lý
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra.
e. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức giao cho đại lý(ký gửi)
*Hạch toán tại đơn vị giao đại lý (chủ hàng)
Doanh nghiệp mở sổ chi tiết hàng giao đại lý cho tổng cơ sở để theo dõi. Khi giao hàng đại lý, căn cứ chứng từ xuất hàng hoặc mua hàng giao thẳng đại lý kế toán ghi giá vốn hàng gửi bán.
Nợ TK 157: Hàng gửi bán đại lý
Có TK 156: Hàng hoá
Có TK 331: Phải trả người bán
Có TK 111,112: Thanh toán bằng tiền mặt,TGNH.
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường.
- Phản ánh giá vốn hàng đại lý,ký gửi đã bán được
Nợ TK 632
Có TK 157.
- Phản ánh doanh thu và thuế GTGT(theo giá quy định) của hàng giao cho cơ sở đại lý, ký gửi đã bán được:
Nợ TK 131: Tổng giá bán(cả thuế GTGT)
Có TK 511: Doanh thu của hàng đã bán
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT của hàng đã bán.
- Phản ánh hoa hòng trả cho cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi (hoa hồng tính trên giá bán không thuế).
Nợ TK 641: Hoa hồng trả cho đại lý, ký gửi
Có TK 131: Chi tiết đại lý (tổng số hoa hồng)
Khi nhận tiền do cơ sở nhận hàng bán đại lý, ký gửi thanh toán:
Nợ TK 111: Thu bằng tiền mặt.
Nợ TK 112: Thu bằng TGNH.
Có TK 131: Số tiền đã thu.
Lưu ý: tổng số tiền bán hàng đại lý, ký gửi có thể phản ánh bằng bút toán sau:
Nợ TK liên quan111,112,131: Tổng giá thanh toán trừ hoa hồng.
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý (không có thuế GTGT)
Có TK 511: Tổng doanh thu hàng đã bán
Có TK 3331(33311): Số thuế GTGT phải nộp.
Nếu đơn vị giao đại lý yêu cầu đơn vị nhận đại lý tiền ký quỹ
Nợ TK 111,112: Tiền mặt, TGNH.
Có TK 3388: Nhận ký quỹ ngắn hạn
Có TK 344: Nhận ký quỹ dài hạn.
* Tại đơn vị nhận đại lý.
Tại đơn vị nhận đại lý, hàng hoá không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản để bán hàng.
Khi doanh nghiệp bán được hàng nhận đại lý thì được hưởng hoa hồng, hoa hồng được xác định là doanh thu của dịch vụ nhận đại lý và không phải nộp thuế GTGT.
TK sử dụng TK 003 - hàng nhận bán, ký gửi: phản ánh sự phát triển, giảm hàng nhận bán đại lý, ký gửi.
Bên nợ: Nhận hàng đại lý, ký gửi.
Bên có: Bán hàng, trả lại hàng ký gửi.
Dư nợ: Giá trị hàng đại lý,ký gửi.
- Khi nhận hàng, căn cứ vào giá trị ghi trong hợp đồng ghi
Nợ TK 003.
- Khi bán được hàng (hoặc không bán được trả lại).
BT1, xoá sổ số hàng đã bán(hoặc trả lại). Có TK 003.
BT2, phản ánh số tiền hàng đại lý đã bán được (tổng số tiền hàng)
Nợ TK liên quan 111,112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 331: Số phải trả cho chủ hàng.
BT3, phản ánh số hoa hồng được hưởng (không có thuế GTGT)
Nợ TK 331: Số tiền hàng đã thanh toán
Có TK 511
BT4, số thuế GTGT phải nộp tính trên chênh lệch giá hoặc hoa hồng được hưởng (trường hợp hoa hang tính trên giá bán cả thuế GTGT).
Nợ TK 331
Có TK 3331(33311): Số thuế GTGT phải nộp.
Khi thanh toán tiền hàng cho chủ hàng:
Nợ TK 331: Số tiền đã thanh toán
Có TK 111,112.
- Nếu đơn vị nhận đại lý phải nộp tiền ký quỹ
Nợ TK 144:hợp đồng đại lý ngắn hạn
Nợ TK 244:hợp đồng đại lý dài hạn
Có TK 111,112
Lưu ý: khi bán được hàng ký gửi, tại đơn vị nhận hàng ký gửi còn có thể phản ánh như sau:
- Phản ánh tổng số tiền hàng đã bán, hoa hồng được hưởng, thuế GTGT phải nộp tính trên hoa hồng được hưởng.
Nợ TK liên quan 111,112,131: Tổng số tiền hàng
Có TK 331: Tổng số tiền hàng phải trả chủ hàng
Có TK 511: Hoa hồng hoặc thù lao được hưởng
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp( nếu có)
Khi thanh toán tiền cho chủ hàng
Nợ TK 331: Số tiền hàng đã thanh toán
Có TK liên quan 111,112: Số đã thanh toán
Các bút toán còn lại hạch toán tương tự như các phương thức tiêu thụ trên.
f. Phương thức bán hàng trả góp.
Theo thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 - hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp, đối với hàng hoá bán ra theo phương thức trả góp thì tính vào doanh thu hoạt động kinh doanh theo giá bán một lần, không gồm lãi trả chậm..lãi trả chậm. Tính vào thu nhập hoạt động tài chính.
Kế toán theo phương thức bán hàng trả góp phản ánh như sau.
Khi xuất hàng giao cho ngừơi mua
BT1, phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 156
BT2, phản ánh doanh thu của hàng bán trả góp.
Nợ TK 111,112…:số tiền người mua thanh toán lần đầu
Nợ TK 131: Tổng số tiền còn phải thu ở người mua
Có TK 511: Doanh thu tính theo giá bán trả một lần tại thời điểm giao hàng.
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán trả một lần
Có TK 711: Tổng số lợi tức trả chậm..
- Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả
Nợ TK 511
Có TK 911
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911
Có TK 632
- Số tiền (doanh thu gốc và lãi do trả chậm) ở các kỳ sau do người mua thanh toán.
Nợ TK 111,112…
Có TK 131.
g. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ nội bộ.
Hạch toán tiêu thụ nội bộ các đơn vị thành viên về nguyên tắc tương tự như hạch toán tiêu thụ bên ngoài, cụ thể khi cung cấp sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa các đơn vị thành viên trong Công ty…kế toán ghi các bút toán.
BT1, phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 156.
BT2, phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ
Nợ TK 111,112: Tiền hàng đã thu
Nợ TK 136(1368): Số tiền hàng phải thu nội bộ
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT phải nộp
Các bút toán còn lại (chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán trả lại…)giống như tiêu thụ bên ngoài.
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ nội bộ
Nợ TK 512
Có TK 911
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911
Có TK 632
Các trường hợp được coi là tiêu thụ nội bộ khác
Trường hợp dùng vật tư, hàng hoá, dịch vụ…để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh.
BT1, Ghi nhận giá vốn - như phương pháp ghi nhận trực tiếp
BT2, Phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ
+ Nếu dùng phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hay tiếp tục chế biến ghi theo chi phí sản xuất hay giá thành sản xuất.
Nợ TK liên quan(627,641,642,621)
Có TK 512.
+Nếu dùng biếu tặng cho cán bộ công nhân viên, cho khách hàng (được bù đắp bằng quỹ khen thưởng phúc lợi).
Nợ TK 431
Có TK 512
Có TK 3331(33311)
+ Nếu dùng biếu, tặng phục vụ sản xuất kinh doanh( khuyến mại, tiếp thị,quảng cáo…) ghi theo giá bán của hàng tương đương cùng thời điểm.
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 512
Số huế GTGT đầu vào của số hàng này được khấu trừ
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có tài khoản 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Trường hợp trả lương, thưởng cho công nhân viên chức bằng sản phẩm, vật tư, hàng hoá.
BT1, Ghi nhận giá vốn: Như phương pháp tiêu thụ trực tiếp
BT2, Phản ánh doanh thu
Nợ TK 334: Giá thanh toán với công nhân viên
Có TK 512: Giá thanh toán không có thuế GTGT
Có TK3331(33311): Thuế GTGT phải nộp.
Các bút toán còn lại tương tự như trường hợp tiêu thụ ra bên ngoài.
h. Hạch toán theo phương thức hàng đổi hàng.
Hàng xuất kho đem đi đổi coi như bán, hàng đổi về do đổi hàng coi như mua. Việc trao đổi có thể thực hiện được thông qua tỷ lệ trao đổi hoặc giá trao đổi. Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đem đi trao đổi, kế toán ghi các bút toán sau.
BT1, Xác định doanh thu do đổi hàng
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331(33311)
BT2, Kết chuyển giá vốn: Tương tự như phương pháp tiêu thụ trực tiếp.
BT3, Phản ánh giá trị vật tư hàng hoá nhận về
Nợ TK liên quan 152,153,156,211
Nợ TK 133
Có TK 131.
i. Bán hàng theo phương thức khoán.
- Trường hợp các tập thể, cá nhân nhận khoán không mở sổ sách riêng.
+ Khi giao hàng hoá, tiền vốn cho người nhận khoán
Nợ TK: 138(1388)
Có TK: 111,112,331,311,156…
+ Phản ánh số doanh thu khoán phải thu hoặc do người nhận khoán nộp
Nợ TK 111,112,1388
Có TK 511
Có TK 3331
+ Phản ánh các khoản chi cho người nhận khoán
Nợ TK 641
Có TK 334,338,214,111,113
Trường hợp các tập thể,cá nhân nhận khoán mở sổ sách riêng. Mọi quan hệ thanh toán (vốn ứng trước, doanh thu, thu nhập, phải nộp) giữa công ty và người nhận khoán được theo dõi qua TK 1368 và TK 136 giống như các doanh nghiệp công nghiệp.
2.2. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp của các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB hay thuế xuất khẩu.
* Nguyên tắc chung.
Trong những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, việc hạch toán giá vốn hàng bán cũng tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đối với hạch toán doanh thu bán hàng( ghi nhận ở TK 511, 512) là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT(hoặc thuế TTĐB, thuế XK nếu có) phải nộp. Số thuế GTGT phải nộp được ghi nhận vào chi phí quản lý, còn thuế TTĐB, thuế XK được trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần.
* Phương pháp hạch toán.
- Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ
Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp
Nợ TK 157: Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, ký gửi, đại lý.
Có TK 156: Giá vốn hàng xuất
- Phản ánh giá bán(gồm cả thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK phải nộp)
Nợ TK liên quan(111,112,131…): Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng bên ngoài
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
- Số thuế TTĐB, thuế XK phải nộp
Nợ TK 511,512
Có TK 333(3332): Thuế TTĐB
Có TK 333(3333): Thuế XK
- Số chiết khấu bán hàng (theo giá thanh toán) chấp nhận cho người mua (nếu có)
Nợ TK 811
Có TK 111,112,131…
- Khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh(theo giá thanh toán)
Nợ TK:532
Có TK:111,112,131…
- Số doanh thu của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531
Có TK:111,112,1341…
Giá vốn của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 156,157
Có TK 632
- Số thuế XK, thuế TTĐB được hoàn lại bằng tiền hay trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau của hàng trả lại.
Nợ TK 111,112,131…
Có TK 511:số thuế của hàng trả lại
- Phản ánh số thuế GTGT phải nộp được xác định vào cuối kỳ
Nợ TK 642(6421)
Có TK 3331(33311)
Các bút toán kết chuyển chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại,kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán hạch toán giống như các doanh nghiệp khác.
III. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp, từ đó tính ra giá trị vật tư hàng hoá đã xuất trong kỳ.
1.Tài khoản sử dụng.
*156:Hàng hoá-Tài khoản này chỉ phản ánh giá thực tế hàng hoá tồn cuối kỳ.
Kết cấu:
Bên nợ: Kết chuyển giá thực tế hàng hoá tồn cuối kỳ
Bên có: Kết chuyển giá hàng hoá thực tế tồn đầu kỳ
Số dư: Bên nợ, giá thực tế hàng hoá tồn cuối kỳ.
*TK 151,157 có kết cấu tương tự như TK 156
*TK 611: Mua hàng hoá.
Dùng để theo dõi tình hình thu mua tăng,giảm hàng hoá theo giá thực tế.
Bên nợ:Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ
Trị giá thực tế hàng hoá tăng thêm trong kỳ
Bên có: Phản ánh giá thực tế hàng xuất bán trong kỳ và tồn kho cuối kỳ
TK 611 cuối kỳ không có số dư.
2.Phương pháp hạch toán.
- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá hàng chưa tiêu thụ
Nợ TK 611(6112)
Có TK 156
Có TK 157
Có TK 151
Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ,chiết khấu thanh toán khi bán hang, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại trong kỳ ghi giống các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định hàng đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ cuối kỳ:
+Kết chuyển hàng còn lại, chưa tiêu thụ
Nợ TK 6112
+Xác định trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 632.
IV.Hạch toán dự phòg giảm giá HTK và phải thu khó đòi.
1.Hạch toán dự phòng giảm giá HTK.
B1:Lập dự phòng.
Dự phòng giảm giá HTK được lập vào cuối niên độ kế toán bằng cách so sánh giá vật tư hàng hoá ghi trên sổ kế toán với giá thi trường ngày cuối năm,nếu giá thị trường nhỏ hơn thì
Mức dự phòng = số vật tư x (giá ghi trên sổ kế toán – giá thị trường cuối năm)
Lưu ý: Chỉ lập dự phòng giảm giá HTK cho loại hàng hoá tồn kho có thực ở kho và những HTK này được kinh doamh hợp pháp có đầy đủ chứng từ hợp lệ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Khi lập dự phòng giảm giá HTK được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642(6426)
Có TK 159
Bước 2. Hoàn nhập.
Cuối niên độ kế toán tính số dự phòng giảm giá TS cho năm nay so sánh với số dự phòng năm trước đã lập.
+ Số dự phòng không thay đổi thì không lập thêm dự phòng
+Nếu số dự phòng giảm giá TS năm nay cần lập lớn hơn số dự phòng giảm giá năm ngoái lập thì lập thêm dự phòng theo số chênh lệch
Nợ TK 642
Có TK 156
+Nếu dự phòng giảm giá cần lập cho năm nay ít hơn hoăc nhỏ hơn số dự phòng giảm giá năm ngoái lập thì hoàn nhập theo số chênh lệch.
Nợ TK 159
Có TK 721.
2.Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi.
Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối năm. Khách hàng thanh toán không tốt mới phải lập dự phòng phải thu khó đòi, khoản phải thu khó đòi từ năm năm trở lên mới lập dự phòng.
Các khoản nợ khó đòi được xử lý xoá sổ khi có các bằng chứng sau:
- Phải có quyết định của toà án cho xử lý phá sản hay quyết định của cấp có thẩm quyền về giải thể doanh nghiệp hoặc các quyết định khác của cơ quan cấp thêm quyền về giải thể doanh nghiệp hoặc các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Con nợ đang tồn tại nhưng có đủ minh chứng không có khả năng thanh toán.
- Có lệnh truy nã hay xác nhận của cơ quan pháp luật đối với những con nợ đã bỏ trốn hoặc đang thi hành án hoặc con nợ đã chết, không có khả năng trả nợ( kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương).
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được kế toán theo dõi trên TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi.
* Phương pháp hạch toán.
Cuối niên độ kế toán, hoàn nhập toàn bộ số dự phòng còn lại của năm cũ chưa dùng đến
Nợ TK 139
Có TK 721
Đồng thời, trích lập dự phòng cho năm tới
Nợ TK 642(6426)
Có TK 139
V.Hạch toán thuế GTGT phải nộp.
Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán phải sử dụng TK 3331 “thuế GTGT phải nộp”.
Kết cấu tài khoản như sau
Bên nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ
- Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
- Số thuế GTGT đầu raphải nộp của hàng hoá, dịch vụ ding để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu
* Tài khoản 3331 có hai tài khoản cấp 3.
33311:Thuế GTGT đầu ra
33312:Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yêú
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi
Nợ TK 111,112,131,…Tổng giá thanh toán
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511,512: Giá chưa có thuế GTGT
- Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112,131…Giá thanh toán của hàng bán bị trả lại.
-Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, sử dụng hàng hoá dịch vụ để biếu tặng thì kế toán ghi
BT1: Nợ TK 641,642: Giá bán chưa có thuế
Có TK 512: Doanh thu bán hàng
BT2:Thuế GTGT phải nộp(được khấu trừ)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của sản phẩm sử dụng nội bộ.
+ Doanh thu bán hàng
Nợ TK 627,641,642
Có TK 512
+Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ)
Nợ TK 133
Có TK 3331
-Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá.
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hoá ding vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, số thuế GTGT hàng NK được khấu trừ ghi
Nợ TK 133
Có TK 3331(33312)
Trường hợp mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án…,số thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ
Nợ TK 156
- Khi nộp thuế GTGT hàng hoá NK vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 3331(33312)
Có TK 111,112
Cuối kỳ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ kế toán ghi
Nợ TK 3331
Có TK 133
Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 3331
Có TK 111,112…
VI.Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
1.Hạch toán giá vốn hàng hoá.
1.1.Các phương pháp tính giá xuất kho cho hàng hoá
Có nhiều phương pháp đánh giá hàng hoá xuất kho, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, cũng như yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán,doanh nghiệp có thể dụng một trong những phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán, nếu có thay đổi phải giải trình rõ ràng.
a. Phương pháp giá đơn vị bình quân
Theo phương pháp này giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ được tính bằng công thức sau
Giá đơn vị BQ cả kỳ dự trữ
=
Trị giá HTK đầu kỳ + trị giá thực tế hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + số lượng hàng nhập trong kỳ
Giá đơn vị BQ cuối kỳ trước
=
Trị giá HTK đầu kỳ ( hoặc cuối kỳ trước)
Số lượng hàng thực tế tồn kho (hoặc cuối kỳ trước)
Giá đơn vị BQ sau mỗi lần nhập
=
Trị giá HTK trước khi nhập + giá thực tế của số hàng hoá nhập
Lượng thực tế hàng hoá tồn trước khi nhập + lượng thực tế của số hàng hoá nhập
b.Phưong pháp nhập trước xuất trước(FIFO)
Theo phương pháp này giả thiết số hàng hoá nào được nhập trước sẽ xuất trước, xuất hết số hàng nhập trước mới đến số hàng nhập sau theo giá thực tế của tổng lô hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng hoá mua trứoc sẽ được xuất trước do vậy giá trij hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế hàng hoá mua vào sau cùng trong kỳ.
Phưong pháp này thích hợp trong trưòng hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
c. Phương pháp nhập sau- xuất trước(LIFO)
Phương pháp này giả định những hàng hoá mua vào sau cung sẽ được xuất bán trước tiên, ngược lại với phương pháp trên. Ưu điểm của phưong pháp này làm cho những khoản doanh thu hiện tại phù hợp với khoản chi phí hiện tại. Vì theo phưong pháp này, doanh thu hiện tại đựoc tạo ra bởi giá trị của hàng hoá vừa mới được đưa vào ngay gần đó.Nhưng phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp lạm phát, giá cả hàng hoá có xu hướng tăng lên.
d. Phương pháp xác định giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ trên cơ sở giá mua thực tế cuối kỳ
Theo phương pháp này, giá trị thực tế hàng hoá xuất kho sẽ được tính theo công thức sau.
Trị giá thực tế trị giá hàng hoá trị giá hàng trị giá hàng hoá
= + _
hàng hoá xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ
Trong đó:Trị giá hàng tồn cuối kỳ = số lượng hàng tồn cuối kỳ x đơn giá mua lần cuối trong kỳ.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK.
e. Phương pháp giá thực tế đích danh.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng tong lô hàng hoá nhâpj kho,vì vậy khi xuất lô nào sẽ tính giá đích danh theo lô đó.
Đây là phương pháp lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu thực tế.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ có thể áp dụng được khi HTK có thể phân biệt thành từng loại, từng thứ riêng rẽ. Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng hoá thì không thể áp dụng được phương pháp này.
f. Phương pháp giá hạch toán
Theo phương pháp này, toàn bộ hàng hoá biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức.
Trị giá thực tế giá hạch toán hệ số giá
= x
hàng hoá xuất bán hàng hoá xuất bán hạch toán
Hệ số giá hạch toán có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ hàng hoá chủ yếu tuý thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý.
Hệ số giá giá t.tế hàng tồn kho ĐK+giá t.tế hàng nhập trong kỳ
=
hạch toán giá h.toán hàng tồn đăng ký+giá h.toán hàng nhập trong kỳ
Hệ số giá có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 1, phản ánh sự bién động giá cả lên xuống hoặc ổn định so với giá hạch toán.
Như vậy, trong các phương pháp nêu trên thì không có phương pháp nào được coi là tốt nhất. Phương pháp được lựa chọn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, quan trọng là đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm phương pháp quản lý, trình độ của kế toán trong doanh nghiệp để xác định một phương pháp hợp lý nhất phản ánh giá vốn hàng bán một cách chính xác nhất.
2. Xác định giá vốn hàng hoá tiêu thụ
2.1.Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra trong kỳ
Trong doanh nghiệp thương mại chi phí mua hàng được tập hợp vào bên Nợ TK 1562, cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho hàng bán ra và hàng còn lại cuối kỳ theo trị giá mua
Chi phí hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ
=
CP mua hàng ĐK + CP mua
hàng trong kỳ
Trị giá mua hàng trị giá mua của bán trong trong kỳ + Trị giá mua của hàng còn lại cuối kỳ
x
Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ
- Khi xác định được chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 156(1562)
- Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì số thuế đó phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ
Nợ TK 632: Phần tính vào giá vốn kỳ này
Nợ TK 142: Phần tính vào giá vốn kỳ sau
Có TK 133: Số thuế không được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào kỳ trước không được khấu trừ được phân bổ vào giá vốn kỳ này
Nợ TK 632
Có TK 142
Trường hợp hạch toán tổng hợp về hàng hoá thì giá vốn hàng bán được ghi nhận theo từng lô hàng
Nợ TK 632
Có TK 156
Có TK 157
Có TK 111,112: Bán trực tiếp không qua kho
Khi doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng
Nợ TK 156(1561)
Có TK 632.
Cuối kỳ, từ TK 632 kế toán xác định giá vốn hàng bán trong kỳ theo công thức sau.
Giá vốn hàng bán trong kỳ
=
Giá vốn hàng bán ghi nhận trong kỳ
+
Chi phí mua phân bổ cho hàng bán ra
-
Giá vốn hàng bán bị trả lại
+
Thuế GTGT không được khấu trừ
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ kế toán ghi
Nợ TK 911
Có TK 632
2.2.Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Đối với doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp KKĐK thì giá vốn được xác định một lần vào thời điểm cuối kỳ. Trong quá trình hạch toán kế toán cón sử dụng thêm tài khoản trung gian là TK 611.
Chú ý: Nếu doanh ghiệp thương mại áp dụng phương pháp KKĐK thì khi có hàng bán bị trả lại doanh nghiệp chỉ làm thủ tục nhập kho không phải ghi bút toán giá vốn hàng bán bị trả lại vì giá vốn của lô hàng này sẽ làm tăng trị giá thực tế của hàng tồn cuối kỳ.
3.Kế toán chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ, bán hàng, quảng cáo…
a.Tài khoản sử dụng
TK 641- Chi phí bán hàng: Dùng để phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh
Bên nợ:Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có:- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 641 không có số dư và được chi tiết theo các tiểu khoản
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu,bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ,đò ding
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
b.Phương pháp hạch toán
- Tính ra tiền lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phân bán hàng
Nợ TK 641(6411)
Có TK 334
- Trích BHXH,KPCĐ,BHYT theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phát sinh trong kỳ tính vào chi phí
Nợ TK 641(6411)
Có TK 338(3382,3383,3384)
- Giá trị vật liệu xuất ding cho bán hàng
Nợ TK 641(6412)
Có TK 152
- Chi phí về dụng cụ,đồ ding phục vụ cho việc tiêu thụ
Nợ TK 641(6413)
Có TK 153.
Trích KHTSCĐ ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 641(6414)
Có TK 214
- Chi phí bảo hành thực tế phát sinh
Nợ TK 641(6415)
Có TK 111,112
Có TK 152
Có156Có TK 334,338
- Giá trị dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng
Nợ TK 641(6417)
Nợ TK 1331
Có TK 331
- Chi phí theo dự toán tính vào chi phí bán hàng kỳ này
Nợ TK 641
Có TK 142
Có TK 335
- Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ
Nợ TK 641(6418)
Có TK 111,112…
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng(phế liệu thu hồi,vật tư xuất ding không hết…)
Nợ TK 111,138…
Có TK 641
- Cuối kỳ,kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 142(1422)
Nợ TK 911
Có TK 641
4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản llý doanh nghiệp là khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của mà không tách riêng được cho bất kỳ một hoạt động nào.
a.Tài khoản sử dụng
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí QLDN
- Kết chuyển chi phí QLDN vào TK xác định kết quả TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản sau.
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: Chi phí đồ ding văn phòng
TK 6424: CHI phí KHTSCĐ
TK 6425: Thuế và lệ phí
TK 6427: Chi phí dich vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí khác bằng tiền.
Về cơ bản chi phí QLDN được hạch toán tương tự như chi phí bán hàng. Quá trình tập hợp và kết chuyển chi phí QLDN được khái quát qua sơ đồ sau.
Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí doanh nghiệp
TK 334,338
TK 152,153
TK 214
TK 335, 1421
TK 333
TK 139,159
Chi phí nhân viên
Chi phí VL, CCDC
Chi phí KHTSCĐ
Chi phí theo dự toán
Thuế lệ phí phải nộp
Trích lập DP phải thu khó đòi
và giảm giá hàng tồn kho
TK 111,112,331
TK 642
Các khoản giảm trừ của
chi phí bán hàng
TK 111,112,152,138
TK 911
TK 1422
CP chờ kết chuyển
Kết chuyển vào kỳ sau
Trừ vào kết quả
5. Kế toán kết quả tiêu thụ
a.TK sử dụng 911- Xác định kết quả kinh doanh
*Kết cấu
Bên nợ: Chi phí SXKD liên quan đến hàng tiêu thụ( GVHB, CPBH, CPQLDN)
- Kết chuyển kết quả lãi
Bên có
-Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ
- Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh( lỗ)
Việc hạch toán kết quả tiêu thụ được khái quát thành sơ đồ sau.
Kết chuyển GVHB
TK 511,512
TK 632
TK 911
Kết chuyển DTT về tiêu thu
TK 641,642
Kết chuyển lỗ về tiêu thụ
Trừ vào TN trong kỳ
TK4212
TK 142
Chờ K/C
Kết chuyển
Kết chuyển
Kết chuyển lãi về tiêu thụ
VII. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
1. Hình thức “Nhật ký chung”.
Đặc trưng cơ bản của hình thức “NKC” là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký đẻ ghi sổ cái theo tong nghiệp vụ phát sinh.
Trình tư hạch toán được khái quát bằng sơ đồ sau
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Nhật ký đặc biệt
Sổ cái các TK 511, 632, 641,642,911,131,111…
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ(Thẻ) kế toán chi tiết các TK 131,511, 531, 532,641,156…
2. Hình thức NK- SC.
Đặc trưng của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán thực hiện duy nhất là NK-SC.Căn cứ để ghi vào NK-SC là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Trình tự hạch toán được khái quát bằng sơ đồ sau.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Nhật ký – sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kết quả kinh doanh
Sổ(Thẻ) kế toán chi tiết các TK131,511,531, 532,641,156…
3. Hình thức CT-GS.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán.Việc thực hiện ghi sổ kế toán bao gồm
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Trình tự hạch toán được khái quát bằng sơ đồ sau.
Chứng từ gốc
Bảng, tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái các TK 511,632,641,642....
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
4. Hình thức NK- CT
Hình thức này tổ choc sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vu KTPS theo một vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích TK đó theo các TK đối ứng.Thực tế,tổ choc sổ NK- CT theo vế có và tổ choc phân tích chi tiết theo vế Nợ của TK đối ứng.
Trình tự hạch toán được khái quát bằng sơ đồ sau.
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ số 8
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái TK 511,632,156..
Báo cáo tài chính
Bảng kê số 1,5,8,10....
Phần II
Thực trạng công tác tổ chức hoạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động.
I. Đặc điểm chung của công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp .
Công ty tạp phẩm và vảo hộ lao động là nột đơn vị kinh doanh độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và mở tài khoản riêng tại ngân hàng công thương Ba Đình. Trụ sở chính của công ty đắt tại 11B phố Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Công ty có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với yêu cầu phát triển của nền kinh tế đật nước. Xông ty đóng vai trò là nột trung gian thương mại, nắn liền sản xuất và tiêu dùng, tham gai vào quá trình lưu thông hàng hoá góp phần phát triển nền kinh tế đất nước và chịu trách nhiệm về quyền và n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0546.doc