Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tiện Lợi

Tài liệu Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tiện Lợi: ... Ebook Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tiện Lợi

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tiện Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình nước ta mở cửa bắt kịp nền kinh tế thế giới thì bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội đất nước có nhiều sự thay đổi. Tại các trung tâm lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ... dân cư ở các vùng khác tập trung sinh sống ở đây ngày một nhiều. Để giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân ngày một lớn, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng nhiều khu chung cư để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều của người dân. Cùng với việc chung cư được xây dựng ngày càng nhiều tạo ra nhiều thói quen tiêu dùng mới cho người dân đó là việc hình thành các siêu thị phục vụ cho người dân sinh sống tại các khu chung cư mới này. Đô thị mới này vốn nơi trước đây không có dân cư bản địa sinh sống vì thế không có nơi mua sắm cho người dân. Các siêu thị được xây dựng đã đáp ứng đuợc những nhu cầu mới của người dân. Trong qúa trình thành lập và kinh doanh đây là một ngành nghề kinh doanh còn nhiều mới mẻ đối với người dân và cả các nhà quản lý nhất là khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các đô thị lớn ngày càng nhiều thì không chỉ có các công ty trong nước kinh doanh hình thức siêu thị này mà còn nhiều tập đoàn kinh doanh bán hàng cả buôn và lẻ tham gia thị trường đầy tiềm năng này. Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các công ty kinh doanh siêu thị đứng trước rất nhiều khó khăn về kinh nghiệm thương trường, hàng hoá, vốn. Các công ty muốn tồn tại được phải nắm bắt được những cơ hội và thời cơ đặc biệt là thói quen tiêu dùng và mua sắm của người dân để vượt lên những khói khăn trước mắt để vững chân trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này. Muốn nắm bắt được những cơ hội và thời cơ kinh doanh của mình các doanh nghiệp không ngừng nâng cao công việc kinh doanh mà cùng với việc đó là phải tổ chức được một cơ cấu bộ máy kế toán phù hợp phải đơn giản nhưng lại hiệu quả. Trong đó mỗi phần hành kế toán phải được tổ chức hợp lý theo đúng quy định của chế độ đồng thời phải phù hợp với tổ chức và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất, trong các phần hành kế toán đó thì phần hành kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả là một trong những phần hành rất quan trọng, chiếm một sự quan tâm rất lớn của các nhà quản lý do đây là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh. Qua kết quả của phần hành kế toán này đã phản ánh hiệu quả làm ăn của doanh nghiệp. Nó mang lại thu nhập cho doanh nghiệp đồng thời tạo ra các khoản thu để bù đắp các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh đồng thời thông qua những hiệu quả mang lại đó doanh nghiệp đưa ra các đường lối kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp khi tiến hành hạch toán các phần hành kế toán mặc dù tuân theo các quy định của chế độ do Bộ Tài Chính và Vụ chế độ kế toán ban hành theo các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán nhưng trong quá trình thực hiện tại các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được hoàn thiện cho phù hợp với chế độ kế toán nói chung và bản thân các doanh nghiệp nói riêng. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Tiện Lợi, một công ty kinh doanh lĩnh vực siêu thị thì phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là một phần hành kế toán chiếm vị trí quan trong công tác kế toán. Do vậy em đã tìm hiểu và nghiên cứu và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả với mong muốn góp một phần ý kiến của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán của công ty để phù hợp với chế độ và đặc điểm kinh doanh của công ty đồng thời góp ý kiến trong việc tăng cường tính linh hoạt, sáng tạo của kế toán viên. Đây là lý do em chọn đề tài: “ Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Tiện Lợi”. Chuyên đề thực tập bao gồm 4 phần chủ yếu sau đây: Phần I: Lời Mở Đầu Phần II:Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Tiện Lợi Phần III:Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Tiện Lợi Phần IV: Kết luận Phần II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Tiện Lợi. I: Những vấn đề chung về tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần Tiện Lợi. 1: Đặc điểm hàng hoá kinh doanh và thị trường hàng hoá của công ty. Công ty là một đơn vị kinh doanh mô hình siêu thị, đây là mô hình của chợ hiện đại có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ hàng hoá tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Hay nói cách khác hàng ngày chúng ta tiêu dùng những sản phẩm gì thì Tiện Lợi cũng sẽ bán cái đó. Tuy nhiên Tiện Lợi không kinh doanh những mặt hàng điện tử, quần áo thời trang như những siêu thị khác. Với phương châm sự hài lòng của khách hàng mang lại sự thành công cho Tiện Lợi để làm được điều này thì trách nhiệm của mỗi nhân viên kinh doanh là phải xây dựng được một hệ thống dịch vụ thuận tiện cho khách hàng khi họ mua sắm tại siêu thị. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn chưa mang đến được sự thuận tiện nhất cho khách hàng thông qua những đánh giá về tình hình tiêu thụ trong một số ngày như sau: +Những ngày trời mưa, doanh thu tăng cao 25% điều đó chứng tỏ những ngày trời nắng khách hàng đi mua sắm ở những nơi khác chỉ khi họ không thể mua được ở nơi khác thì họ mới mua của Tiện Lợi. +Ngày thứ 7, CN nhiều khách hàng tới chợ để mua sắm vụ tại đây họ có thể mua sắm được tất cả các mặt hàng mà họ cần. Với mục tiêu kinh doanh là mang đến sự thuận lợi nhất cho khách hàng và đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu của người mua. Tiện Lợi tiến hành kinh doanh hàng hoá tiêu dùng thiết yếu hàng ngày bao gồm các ngành hàng chính sau đây: -Thực phẩm tươi sống, đây là mặt mạnh của Tiện Lợi, bao gồm các loại như : Hoa quả, thịt sạch, trứng gà, thuỷ hải sản tươi sống và thực phẩm đã sơ chế (của xưởng chế biến nấu ăn sơ chế sẵn) -Thức ăn chín ( xưởng chế biến nấu ăn làm) đây là mặt mạnh của Tiện Lợi bao gồm khoảng 100 món ăn từ bình dân đến các món ăn cổ truyền. -Thực phẩm công nghiệp như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh, xúc xích, sữa, bánh kẹo, gia vị. -Nhu yếu phẩm như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, đồ gia dụng, văn phòng phẩm Điều khác biệt mang lại nhiều thành công cho Tiện Lợi đó là hơn 80% giá trị mặt hàng cung cấp là lĩnh vực thực phẩm một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và nhiều rủi ro. Tuy nhiên Tiện Lợi lại thành công ở chính lĩnh vực này chứng tỏ công ty đã đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.Nhưng với một đất nước nhiệt đới gió mùa như nước ta thời tiết được chia làm bốn mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu, Đông thì năng lực cung cấp hàng hoá của các nhà cung cấp cũng như nhu cầu tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm riêng biệt của từng mùa khác nhau. *Mùa hè các mặt hàng như kem, sữa, nước ngọt, nước tinh khiết, rau muống, bắp cải, món canh (của thực phẩm sơ chế được tiêu thụ mạnh). *Mùa đông thời tiết lạnh kích thích ăn uống nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh . Mặt hàng rau thường bán rất chạy vì khách hàng dùng nhiều món ăn như xào và các mặt hàng sơ chế cũng phải chú trọng tới các món hầm, về thực phẩm công nghệ thì đó là bánh kẹo, rượu bia, ô mai... *Trong dịp tết nguyên đán nhu cầu tiêu dùng tăng cao nhất trong năm các mặt hàng cần trú trọng đó là : Bia, rượu , trà, thuốc, hạt dưa, bánh chưng, giò cha, nem, gà, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá…Đặc biệt là thực phẩm cao cấp như tôm đông lạnh loại to, cá ba sa… *Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trong những dịp đặc biệt như 8/3, 1/5-30/4, 1/6, 2/9. Rằm trung thu, ngày rằm, mồng một tết dương lịch... Để phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng công ty phải nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong từng mùa và trong các dịp lễ tết quan trọng với các món ăn cổ truyền của người dân với phương châm là chúng ta cung cấp cho khách hàng những gì họ cần chứ không phải là những gì chúng ta có. Công ty tiến hành phân chia khách hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau để có được sự phục vụ tốt nhất và chu đáo nhất đối với nhu cầu của khách hàng. Thông qua các tiêu thức như: giới tính, tuổi, trình độ, thu nhập...Các biện pháp thường được ngthiên cứu bởi các nhân viên Marketing tiến hành khảo sát qui mô hoặc trực tiếp cũng có khi tham khảo các đôn vị kinh doanh cùng loại như: Siêu thị bán buôn Mêtro, siêu thị bán lẻ BigC, chuỗi siêu thị Fivimart, chuỗi siêu thị Saigon Coopmart...Ngoài ra còn tham khảo tại các địa chỉ khác như Chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Bè, chợ Long Biên, chợ cá Thanh Trì...Qua việc nghiên cứu thị trường tiêu dùng thông qua những địa chỉ đáng tin cậy như trên qua đó công ty tiến hành tìm kiếm các nhà cung cấp để cung cấp mặt hàng cho mình theo các phương châm sau đây được công ty áp dụng trong quá trình tìm kiếm nhà cung cấp : “Mua tận gốc, bán tận ngọn” : Đây là phương châm tìm kiếm nhà cung cấp của Tiện Lợi, đây cũng là biện pháp mà các đại gia kinh doanh bán lẻ như Wallmart, Carefour, Metro, v.v... Đôi khi họ còn chi ra một khoản kinh phí rất lớn để hỗ trợ người dân về vốn và về công nghệ, qua đó các hộ dân sẽ nuôi, trồng sản phẩm cung cấp cho mình. Mua tận gốc đồng nghĩa với giá rẻ, qua đó nâng tính cạnh tranh với các đơn vị khác. Với Tiện Lợi chúng ta nỗ lực tối đa việc thu mua của những người sản xuất trực tiếp kết quả là đã đạt được việc hợp tác kinh doanh với hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn Minh Hiệp. Tuy nhiên vì quy mô sản xuất còn nhỏ nên nhiều lúc chúng ta phải chấp nhận thu mua của các nhà phân phối trong trường hợp bất khả kháng. Hạn chế tối đa việc thu mua của các của hàng bán lẻ trừ mặt hàng hoa quả thuỷ hải sản. Với phương châm như vậy, chúng ta tiến hành tìm kiếm các nhà cung cấp thông qua các trường hợp như: Các nhà cung cấp có thể tự tìm đến và giới thiệu sản phẩm với công ty hoặc tìm kiếm thông tin từ nhà sản xuất hay tại các hiệp hội như Hiệp hội Siêu thị Hà Nội hoặc qua các mối quan hệ của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Như vậy công ty đã tiến hành tìm kiếm các nhà cung cấp tốt nhất cho mình để phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 2: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp tính thuế GTGT và phương pháp tính giá vốn của hàng hoá tiêu thụ. Công ty là một đơn vị kinh doanh rất nhiều mặt hàng ban đầu do vốn và kinh nghiệm còn hạn chế do vậy số lượng mặt hàng trong của hàng Tiện Lợi - Định Công còn rất ít nhưng sau hơn một năm khi công ty cổ phần Tiện Lợi chính thức đi vào hoạt động lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Ban dầu công ty mới chỉ được lây thuơng hiệu của Angifish nhưng sau đó việc trở thành đối tác của một số thương hiệu tiêu dùng lớn đã giúp công ty ngày càng có một chỗ đứng vững chắc hơn. Cùng với nó là số lượng hàng hoá của công ty ngày một nhiều hơn phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ban đầu số lượng mặt hàng còn rất hạn chế nhưng giờ đây sau một thời gian kinh doanh công ty đã có hơn 4000 mặt hàng phục vụ người dân. Chính vì đặc điểm kinh doanh của công ty như vậy mà khối lượng hàng hóa mà công ty quản lý là rất lớn và công tác kế toán của công ty về phần hành kế toán hàng tồn kho này cũng chiếm một lượng lớn về thời gian và nhân lực kế toán của công ty. Phần hành kế toán hàng tồn kho là sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo công ty. Bởi đây là phần hành kế toán chiếm vị trí quan trọng, việc tiêu thụ hàng hoá tạo ra doanh thu cho công ty. Vì thế công ty cũng phải lựa chọn cho mình được một phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với hàng hoá, đặc điểm kinh doanh của mình. Có như vậy kết quả kinh doanh của công ty mới đạt đuợc sự tốt nhất. Để phù hợp với loại hình kinh doanh của mình, đó là các sản phẩm, hàng hoá, tiêu dùng mà có giới hạn của thời gian tiêu dùng và khối lượng hàng hoá luân chuyển là rất lớn. Do vậy để đáp ứng được sự phù hợp của công việc bán hàng của công ty với tiêu dùng của ngưòi dân, công ty đã sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phưong pháp kê khai thường xuyên. Có như vậy một số mặt hàng mới đảm bảo được chất lượng tốt. Qua đó chúng ta có thể hạch toán tổng hợp hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục tình hình Nhập -Xuất-Tồn của chúng cho công ty. Phương pháp này được công ty áp dụng đối với tất cả các mặt hàng của mình như vậy công ty luôn luôn theo dõi được số lượng hàng hoá trên siêu thị và trong kho của mình, hàng hoá được bày bán trong siêu thị luôn đảm bảo về chất lượng và thời hạn sử dụng còn hàng hoá trong kho luôn còn thời hạn sử dụng lâu dài tránh được sự suy giảm về chất lượng hàng hoá đặc biệt là ở các mặt hàng được chế biến sẵn như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh, mặt hàng tươi sống... Theo đó giá vốn của hàng tồn kho được hạch toán xuất kho theo phương pháp Nhập trước- Xuất trước. Theo phương pháp này hàng tồn kho được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở là sự giả định lô hàng nào nhập kho trước thì được xuất dùng trước vì vậy lượng hàng hoá xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp tính giá hàng hoá xuất kho kịp thời nhưng phải hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo từng loại giá như vậy công tác kế toán sẽ tốn nhiều công sức. Tuy nhiên do đặc thù của hàng hoá của công ty là các mặt hàng tiêu dùng nên thời hạn sử dụng là một yếu tố hết sức quan trọng nên công ty vẫn phải hạch toán theo phương pháp này. Bởi vì công ty đã trở thành khách hàng quen thuộc của một số nhà cung cấp do vậy giá vốn của hàng hoá được cung cấp cho công ty là tương đối ổn định do vậy đã giảm bớt được gánh nặng đối với công tác kế toán trong công ty. Đối với một số mặt hàng không bị hạn chế về thời gian sử dụng như sản phẩm chế biến sẵn đó là các mặt hàng như văn phòng phẩm, đồ dùng trong sinh hoạt…Và một số loại hàng hoá khác thì để giảm bớt được gánh nặng của công tác kế toán theo phương pháp Nhập trước-Xuất trước thì công ty tiến hành hạch toán theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập theo đó doanh nghiệp sẽ tính toán lại giá thực tế bình quân của hàng tồn kho sau mỗi lần nhập để làm cơ sở xuất kho. Theo đó giá thực tế xuất kho= Số lượng xuất kho* Đơn giá thực tế bình quân. Áp dụng phương pháp này đối với một số mặt hàng thì độ chính xác sẽ cao nhưng khối lượng công việc vất vả. Tuy鑴nhiên công ty được sự trợ giúp của phần mềm kế toán máy do vậy cũng giảm bớt được gánh nặng của công việc. Đối với việc xác định giá vốn của hàng hoá xuất kho thì theo nguyên tắc giá vốn được tính theo giá thực tế. Có nhiều phương pháp tính giá thực tế khác nhau nhưng công ty đã lựa chọn phương pháp Nhập trước- Xuất trước do vậy giá vốn của hàng hoá trong công ty được hạch toán theo phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh hàng hoá của công ty. Với các mặt hàng được hạch toán theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì giá vốn của hàng đó cũng được tính theo phương pháp này. VD: Bánh kẹo của công ty Hải Hà được mua làm ba đợt. Đợt đầu được công ty mua ngày 25 tháng 12 năm 2005 là 50 thùng bánh quy kem *215000, đợt hai mua 30*215000 tại ngày 10 tháng 1 năm 2006, đợt ba mua tiếp của công ty Hải Hà ngày 25 tháng 1 năm 2006. Hàng được công ty nhập vào kho của mình. Khi công ty tiến hành chuyển hàng từ kho ra siêu thị để bán cho khách hàng thì hàng được chuyển ra theo thứ tự thời gian mua hàng của mình để đảm bảo về chất lượng và thời hạn của hàng hoá. Các mặt hàng của công ty mua của các nhà cung cấp giá thường ổn định do vậy khi xuất hàng chú ý nhiều tới thời hạn sử dụng của hàng hoá, giá cả không biến động nhiều. Nên khi xuất hàng ra khỏi kho lô hàng nào được công ty nhập trước sẽ được xuất trước tuy nhiên giá cả của các lần nhập là ổn định không có sự biến động. Công ty là một đơn vị kinh doanh hàng hoá đó là các mặt hàng tiêu dùng do vậy việc tính thuế GTGT đối với hàng hoá chủ yếu là được tính theo phương pháp khấu trừ khi đó chứng từ được sử dụng để hạch toán doanh thu bán hàng và thuế GTGT là hoá đơn GTGT. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán tiến hành kê khai thuế GTGT đầu ra vào bảng kê số 02 ( Mẫu). Cuối kỳ căn cứ vào bảng kê này và bảng kê số 03 kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Nợ TK 3331 Có TK 133 Khi nộp thuế kế toán ghi. Nợ TK 3331 Có TK 111, 112 Nếu doanh nghiệp được miễn giảm thuế GTGT thì hạch toán là thu nhập khác hoặc được trừ vào số thuế phải nộp Nợ TK 111,112 Nợ TK 3331 Có TK 711 II: Các phương thức bán hàng và phương pháp hạch toán tại công ty cổ phần Tiện Lợi. 1: Hạch toán các nghiệp vụ về bán buôn hàng hoá . Công ty là một đơn vị kinh doanh hàng hoá dưới hình thức bán hàng siêu thị tới tay người tiêu dùng do đó công ty trở thành một đối tác mua hàng với số lượng nhiều của các nhà sản xuất do vậy khi mua hàng công ty nhận được nhiều sự ưu đãi về giá cả và về cả phương thức và thời gian thanh toán. Ngoài việc bán lẻ tới tay người tiêu dùng công ty còn sử dụng thế mạnh của mình khi trở thành đối tác lớn của các nhà cung cấp để tham gia bán buôn cho các khách hàng có nhu cầu mua hàng của mình. Do đó khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty được nhiều hơn và khách hàng mua buôn của công ty có thể mua trực tiếp tại kho hoặc ký kết hợp đồng với công ty để công ty thực hiện việc chuyển hàng tới tay người mua. Đối với các hình thức mua hàng khác nhau công ty lại hạch toán cụ thể vào từng hình thức tiêu thụ khác nhau. Tài khoản sử dụng cho việc hạch toán bán hàng. TK 156: Hàng hoá. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: Trị giá của hàng hoá trong kho và tại siêu thị Bên có: Trị giá của hàng hoá xuất kho Trị giá của hàng hoá thiếu hụt Số dư nợ: Giá trị của hàng hoá còn tại kho và siêu thị TK 157: Hàng gửi bán (Có thể mở chi tiết cho từng loại hàng gửi bán) Bên nợ : Giá vốn sản phẩm hàng hoá gửi bán. Bên có: Giá vốn hàng hoá được khách hàng chấp nhận Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại. Số dư nợ: Giá vốn hàng gửi bán chưa được chấp nhận. TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và kết chuyển doanh thu thuần của doanh nghiệp. TK này phản ánh doanh thu của công ty Bên nợ: Các khoản giảm trừ doanh thu Kết chuyển doanh thu thuần cuối kỳ. Bên có : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này không có số dư Đối với công ty tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai đó là: -TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá -TK 5113:Doanh thu bán hàng đại lý TK 632: Giá vốn hàng bán. Đây là tài khoản phản ánh sự biến động của giá vốn hàng hoá tài khoản này là tài khoản chi phí. Bên nợ: Giá vốn của thành phẩm, hàng hoá xác định tiêu thụ Giá trị vật tư hao hụt mất mát. Bên có : Giá vốn của hàng bán người mua trả lại Kết chuyển giá vốn hàng bán khi xác định kết quả. Tài khoản này không có số dư. TK 131: Phải thu khách hàng Bên nợ: Số tiền phải thu của khác hàng ( Chi tiết cho từng khách hàng) Bên có: Số nợ mà khách hàng đã thanh toán cho công ty Số tiền mà khách hàng ứng trước Tài khoản này có số dư cả bên Nợ và bên Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Bên nợ :Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tăng trong kỳ Bên có: Số tiền mặt, tiền gửi giảm trong kỳ Số dư cuối kỳ bên nợ của tài khoản TK 531: Hàng bán bị trả lại ` Bên nợ : Doanh thu của số hàng tiêu thụ bị trả lại đã trả lại Bên có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu.Tài khoản này không có số dư TK 532: Giảm giá hàng bán. Bên nợ Các khoản giảm giá hàng bán được chấp nhận Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Đối với hình thức bán buôn của công ty thì công ty có thể tiến hành bán hàng trực tiếp cho khách hàng ngay tại kho của mình hoặc chuyển hàng cho khách theo hợp đồng được ký giữa các bên, Hoặc bán cho các đại lý mua hàng của mình. Với các hình thức bán hàng khác nhau thì công ty lại hạch toán cụ thể và chi tiết cho khách hàng theo từng hình thức mua hàng của khách. Có hai hình thức bán buôn chủ yếu đó là bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng. * Bán hàng trực tiếp tại kho lại có các hình thức tiêu thụ hàng hoá như sau: -Bán hàng trực tiếp tại kho: Theo đó hàng hoá được xác định là tiêu thụ trực tiếp như hình thức này thì hàng hoá xuất kho đã được coi là tiêu thụ và công ty căn cứ vào hoá đơn của thuế GTGT để tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế của công ty và khách hàng và lệnh xuất kho có chữ ký của giám đốc, phòng kế toán tiến hành lập hoá đơn GTGT, hoá đơn được lập làm 3 liên đặt giấy than viết 1 lần nội dung của 3 liên phải giống nhau và có đầy đủ chữ ký của thủ kho, khách hàng, kế toán. Sau khi thực hiện xong các giao dịch với khách hàng công ty giữ lại hoá đơn GTGT liên xanh và thẻ kho còn liên đỏ giao cho khách hàng. Nếu khách hàng tiến hành thanh toán ngay thủ quỹ sẽ thu tiền và chuyển phiếu thu cho kế toán để lưu vào sổ. Còn nếu không thanh toán ngay kế toán ghi vào sổ của công ty để theo dõi công nợ của khách hàng. Đồng thời kế toán cũng thực hiện việc ghi nhận giá vốn của hàng hoá đã bán - Ghi nhận doanh thu Nợ TK 111,112,131: Giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra - Ghi nhận giá vốn Nợ TK 632: Giá vốn của hàng hoá Có TK 156: Giá trị của hàng hoá VD: Căn cứ vào hoá đơn số 01125 ngày 10 tháng 11 năm 2005 công ty bán cho của hàng Minh Hiền 56 thùng bán ngọt kinh đô với giá chưa có thuế là 56*95000=5320000, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán ngay. Được kế toán tiến hành ghi sổ Nợ TK 111:5852000 Có TK 511:5320000 Có TK 3331:532000 Nợ TK 632: 3950000 Có TK 156: 3950000 Công ty có hoá đơn hàng xuất kho được lập theo mẫu số 01-VT Theo QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 11/1/1995-BTC. Theo đó phiếu xuất kho được lập cho các hàng hoá xuất bán của công ty cho khách hàng khi có đầy đủ các chữ ký của các cán bộ có liên quan. Ngoài ra công ty còn lập hoá đơn giá trị gia tăng giao cho khách hàng theo quy định chung. Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ Mã số thuế PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 01-VT theo QĐ 1141-TC/QĐ/ CĐKT ngày 11/1/1995-BTC Khách hàng: Của hàng Minh Hiền Địa chỉ: Điện thoại: Họ tên người nhận hàng: Diễn giải: STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bánh ngọt Kinh Đô Thùng 56 104500 5852000 Cộng 5852000 Xuất kho ngày 10 tháng 11 năm 2005 Người nhận hàng Ký, ghi rõ họ tên Người lập phiếu Ký, ghi rõ họ tên Thủ kho Ký, ghi rõ họ tên Thủ trưởng đơn vị Ký, ghi rõ họ tên *Hoá đơn giá trị gia tăng Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ Mã số thuế HOÁ ĐƠN GTGT Liên 1: Lưu Ngày 10 tháng 11 năm 2005 Mẫu số 01 GTKT-3LLLL / 2005B 001296 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Tiện Lợi Địa chỉ: Số TK: Điện thoại: Họ tên người mua hàng Địa chỉ: Điện thoại: Hình thức thanh toán: STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bánh ngọt Kinh Đô Thùng 56 95000 5.320.000 Cộng tiền hàng 5.320.000 Thuế xuất thuế GTGT 10% 532.000 Tổng tiền thanh toán 5852000 Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu tám trăm năm hai nghìn chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên -Bán hàng theo hình thức giao đại lý: Công ty trở thành nhà phân phối của nhiều sản phẩm, hàng hoá do vậy công ty ngoài việc tiêu thụ trực tiếp tại siêu thị công ty còn tiến hành gửi bán hàng hoá của mình cho một số đại lý nhận ký gửi hàng của mình, đây cũng là một hình thức tiêu thụ của công ty. Theo đó công ty sẽ thực hiện việc chuyển hàng theo hợp đồng với các nơi tiêu thụ và hàng hóa được chuyển đi tiêu thụ ở đây là những hàng được công ty gửi bán qua các đại lý tiêu thụ của mình. Khi thực hiện việc gửi bán hàng hoá cho các đại lý, căn cứ vào hợp đồng gửi hàng của hai bên và lệnh xuất kho có chữ ký của giám đốc công ty tiến hành xuất hàng hoá cho các đại lý tiêu thụ và giao cho các đại lý phiếu nhận hàng gửi bán của công ty. Chỉ khi các đại lý có hoá đơn chứng từ chứng minh các hàng hóa trên của công ty đã được tiêu thụ thì kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu và trả chi phí bán hàng đại lý theo tỷ lệ hoa hồng giữa các bên. VD Theo hợp đồng chuyển hàng cho của hàng bánh kẹo Hùng Huyền ngày 20 tháng 12 năm 2005 một lô sữa hộp dinh dưõng cho trẻ em với số luợng 15 thùng giá bán chưa có thuế là 45000*10*15=67500000 thuế suất thuế GTGT 10%, hoa hồng đại lý 6% được công ty trừ vào số tiền phải thu của đại lý Khi tiến hành chuyển hàng cho đại lý kế toán ghi Nợ TK 157: 5950000 Có TK 156:5950000 Khi đại lý xác nhận số hàng trên đã được tiêu thụ kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu -Kết chuyển giá vốn Nợ TK 632:5950000 Có TK 157:5950000 -Tiến hành ghi nhận doanh thu Nợ TK 131:7425000 Có TK 5111:6750000 Có TK 3331:675000 -Thanh toán hoa hồng đại lý Nợ TK 641: 405000 Nợ TK 133: 40500 Có TK 131:445500 Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ… Mã số thuế… PHIẾU XUẤT KHO Phiếu xuất đại lý Liên 1: Lưu Ngày 20 tháng 12 năm 2005 Mẫu số 01-VT theo QĐ 1141-TC/ QĐ/CĐKT ngỳa 11/1/1995-BTC Khách hàng: của hàng bánh kẹo Hùng Huyền Địa chỉ: Điên thoại: Họ tên người nhận hàng… Diễn giải: Xuất hàng đại lý STT Tên sản phẩm ĐV tính Số Lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Sữa hộp dinh dưỡng trẻ em Hộp 15 49500 742500 Thành tiền 742500 Xuất kho ngày 20 tháng 12 năm 2005 Người nhận hàng Ký, ghi rõ họ tên Người lập phiếu Ký, ghi rõ họ tên Thủ kho xuất Ký, ghi rõ họ tên Người vận chuyển Ký, ghi rõ họ tên Giám đốc công ty Ký, ghi rõ họ tên -Chuyển hàng theo hợp đồng ( gửi bán): Theo hợp đồng ký kết giữa công ty và các khách hàng về số lượng, chủng loại hàng hoá, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán của hai bên. Hàng hoá được công ty làm đủ mọi thủ tục để xuất ra khỏi kho và tiến hành chuyển đến cho khách hàng tại địa điểm thoả thuận nhưng vẫn chưa được công ty xác nhận là tiêu thụ. Nếu tại thời điểm chuyển hàng mà công ty tiến hành ghi sổ thì chỉ theo dõi trên tài khoản 157. Số hàng trên chỉ phản ánh là tiêu thụ khi khách hàng đã kiểm nhận hàng hoá và chấp nhận thanh toán cho công ty VD : Hợp đồng chuyển hàng của công ty cho công ty thương mại Dũng Xuân ở 25 Lê Lợi Ninh Bình một lô hàng văn phòng phẩm trị giá 25845000 (chưa có thuế), thuế xuất 10% hàng được công ty tiến hành giao tại trụ sở của khách hàng. Nếu tại thời điểm hàng đã chuyển đi nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán công ty tiến hành ghi sổ Nợ TK 157: 25460000 Có T K 156: 25460000 Sau khi giao hàng khách hàng chấp nhận thanh toán công ty tiến hành ghi nhận doanh thu Nợ TK 131:28429500 Có TK 511:25845000 Có TK 3331:2584500 Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng hoá Nợ TK 632: 25460000 Có TK 157 : 25460000 Hàng hoá của công ty được gửi bán được tiến hành chuyển cho khách hàng được công ty thực hiện xuất hàng cho khách. Ngoài phiếu xuất kho được lập công ty còn tiến hành lập phiếu xuất hành gửi bán của mình cho khách hàng. Phiếu xuất hàng gửi bán được kế toán công ty lập theo mẫu quy định. Siêu thị TIỆN LỢI Địa chỉ… Mã số thuế… Phiếu xuất kho Hàng gửi bán Mẫu số 01-VT theo QĐ 1141-TC/QĐ/ CĐKT ngày 11/1/1995-BTC Khách hàng: Công ty thương mại Xuân Dũng Địa chỉ: Điện thoại: Họ tên người nhận hàng: Diễn giải: Xuất hàng gửi bán STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Văn phòng phẩm - - 28429500 28429500 Cộng 28429500 Xuất kho ngày…tháng…năm… Người nhận hàng Ký, ghi rõ họ tên Người lập phiếu Ký, ghi rõ họ tên Thủ kho Ký, ghi rõ họ tên Thủ trưởng Ký, ghi rõ họ tên -Bán buôn vận chuyển thẳng của công ty có hai hình thức : Các nghiệp vụ bán buôn căn cứ chứng từ của công ty là các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên, phiếu xuất kho hàng hoá,phiếu thu tiền mặt của khách hàng, phiếu nhận hàng có chữ ký của khách hàng. Căn cứ vào đó công ty sẽ hạch toán cụ thể các nghiệp vụ mua buôn hàng hoá của mình. +Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Công ty bán buôn ký hợp đồng với người mua để bán hàng và đồng thời ký hợp đồng với người bán để mua hàng. Hàng mua về đơn vị không nhập kho mà chuyển thẳng cho người mua sau đó công ty tiến hành thanh toán tiền hàng cho người bán và thu tiền của người mua. Hàng được công ty chuyển cho khách hàng ngày không qua kho mà thông qua lượng hàng hoá các nhà cung cấp giao cho công ty. Theo đó đơn vị bán buôn phải giao cho bên mua hàng hoá đơn GTGT của lượng hàng hoá đã mua. +Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán, khi đó bên bán buôn không phát sinh nghiệp vụ mua hàng, bán hàng mà chỉ làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá. Đồng thời là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng Như vậy các hình thức bán buôn của công ty có thể bán buôn hàng hoá qua kho hoặc được công ty vận chuyển thẳng đến cho khách hàng tại địa chỉ giao hàng mà khách hàng không phải đến kho của công ty nhận hàng. Với việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua hàng của khách thông qua các hình thức bán hàng mà cụ thể ở đây là việc bán buôn hàng hoá qua đó công ty tăng nhanh được khối lượng hàng hoá tiêu thụ của mình góp phần tăng doanh thu của hoạt động tiêu thụ hàng hoá 2: Hạch toán các nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá . Công việc bán buôn hàng hoá của công ty được thực hiện bởi phòng kinh doanh thì công việc bán lẻ hàng hoá của công ty được bán trực tiếp tại siêu thị tới tay người tiêu dùng. Tuy chỉ là hình thức bán lẻ nhưng số lượng mặt hàng được bán ra lại nhiều phong phú và đa dạng nhằm phục vụ đầy đủ cuộc sống sinh hoạt của nguời dân. Trong việc bán lẻ hàng hoá của mình công ty có ba hình thức bán lẻ chủ yếu sau: -Bán lẻ trực tiếp tại siêu thị Tiện Lợi: Đây là hình thức bán hàng mà công ty phục vụ trực tiếp cho người mua, người dân trực tiếp đến siêu thị mua sắm các mặt hàng cần thiết cho mình và tham gia thanh toán luôn tại siêu thị. Với hình thức bán hàng này công ty đã phục vụ đông đảo được người dân. Họ là các đối tượng mua lẻ hàng ngày của công ty, qua hình thức bán lẻ này công ty chấp nhận các hình thức thanh toán bằng tiền mặt cả nội tệ và ngoại tệ chấp nhận cả hình thức thanh toán bằng thẻ. Khi thanh toán cho khách hàng nhân viên thu ngân lần lượt tính tiền của các hàng hoá mà khách hàng đã mua và đưa cho khách một hoá đơn thanh toán của công ty. Với các mặt hàng có được hưởng chiết khấu sẽ được trừ vào số tiền mà khách hàng phải trả và được thể hiện ngay trên hoá đơn bán hàng được tính giá ở đây đã bao gồm cả thuế GTGT. Hàng ngày sau mỗi ca làm việc trưởng ca sẽ lập phiếu nộp tiền cho thủ quỹ ngay trong ngày hôm đó. Kế toán tiến hành ghi sổ theo từng ngày bán hàng, và ghi theo thứ tự của từng ca bán hàng trong ngày, để tiện theo dõi hàng bán của các ca trong ngày. Thông qua số lượng hàng hoá được bán ra được công ty quản lý bằng hệ thống máy tính của mình kế toán sẽ tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng đó. Hạch toán các nghiệp vụ bán hàng được khái quát như sau: -Ghi nhận giá vốn của hàng hoá bán ra Nợ TK 632: Giá vốn hàng hoá Có TK 156: Hàng hoá -G._.hi nhận doanh thu bán hàng Nợ TK 111.112: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu Có TK 3331:Thuế GTGT VD: Ngày 15 thàng 11 năm 2005 ca 1 có một nghiệp vụ mua lẻ của khách hàng với các mặt hàng sau: Trứng gà Phúc thịnh 10 quả, một chai dầu gội Sunsil, một hộp kem mỹ phẩm của hãng Eversof với tổng giá thanh toán 14500+15000+580000=87500. Kế toán tiến hành ghi sổ như sau: Ghi nhận giá vốn hàng hoá -Nợ TK 632:76800 Có TK 156:76800 Ghi nhận doanh thu bán hàng -Nợ TK 111:87500 Có TK 511:79500 Có TK 3331:7950 -Bán hàng nhận đại lý, ký gửi: Đối với một số hãng sản xuất công ty chưa ký được hợp đồng để trở thành nhà phân phối của sản phẩm đó mà công ty vẫn nhận tham gia bán hàng cho hãng sản xuất đó dưới dạng nhận làm đại lý cho hãng với hình thức ký gửi hàng hoá để công ty bán cho người tiêu dùng. Với hình thức này công ty trở thành một nơi nhận hàng của các hãng, với quyền lợi của một đại lý hàng hoá được bán với giá mà có sự thoả thuận của công ty và nhà cung cấp. Có thể công ty bán đúng giá và hưởng hoa hồng hoặc bán khác giá nhưng lại không được hưởng hoa hồng đồng thời nếu công ty bán được nhiều hàng còn được các hãng thưởng cho với các hình thức thưởng khác nhau đối với công ty. Theo hình thức bán hàng này chỉ xảy ra đối với các hàng hoá, sản phẩm tiêu dùng mà công ty được nhận làm đại lý cho hãng khi đó công ty cũng tiến hành ghi nhận hàng hoá với vai trò của một đại lý bán hàng, các mặt hàng mà được nhận làm đại lý được theo dõi riêng trên một tài khoản ngoài bảng theo quy định chung và hàng hoá bán được cũng như hoa hồng được hưởng từ nhà cung cấp cũng được công ty tiến hành hạch toán theo quy định chung ban hành. -Khi nhận hàng từ các nhà cung cấp Nợ TK 003: Giá trị hàng gửi bán -Khi thu tiền bán hàng của các sản phẩm được giao đại lý Nợ TK 111,112: Tổng giá thanh toán Có TK 331:Phải trả đơn vị giao đại lý -Xác định hoa hồng đại lý được hưởng Nợ TK 331: Số tiền trừ vào tiền hàng Có TK 511: Hoa hồng được hưởng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra -Đồng thời tiến hành ghi đơn bên Có TK 003 -Khi trả tiền hàng cho nhà cung cấp Nợ TK 331: Số tiền còn lại phải trả nhà cung cấp Có TK 111, 112: Số tiền thanh toán VD: Công ty nhận hàng đại lý cho Ngọc Mai nhà cung cấp mắm tép ở chợ Hàng Bè với số lượng 150 hộp*200 g*16000. Công ty bán đúng giá của hàng và được hưởng 6% hoa hồng -Khi nhận hàng công ty tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 003:2400000 -Ngày 24 tháng 11 năm 2005 bán được 12 hộp và kế toán đã ghi sổ -Nợ TK 111:192000 Có TK 331:192000 - Nợ TK 331:11520 Có TK 511:10473 Có TK 3331:10473 -Bán hàng theo phương thức trả góp: Có một số mặt hàng có giá trị lớn hoặc để khuyến khích người mua tiêu dùng sản phẩm đó công ty tiến hành chấp nhận cho người mua được mua hàng trả góp với sự ưu đãi về lãi suất và thời gian thanh toán cho công ty. Các mặt hàng đó thuờng khả năng tiêu thụ không cao nhưng công ty vẫn phải bán để có cơ hội mở rộng và phát triển của thi trường hàng hoá đó về sau hoặc cùng với mục đích giữ khách cho công ty khi các mặt hàng mà họ hỏi không có làm cho họ có nhu cầu đi mua sắm ở nơi khác. Theo đó kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá trả ngay và ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định. Các bút toán liên quan đến việc bán hàng trả góp như sau: Nợ TK 111, 112: Số tiền trả lần đầu Nợ TK 131: Số nợ trả góp - Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Có TK 3387: Lãi trả góp Đồng thời ghi kết chuyển giá vốn hàng bán - Nợ TK 632: Giá vốn hàng hoá Có TK 156: hàng hoá Kết chuyển lãi trả góp doanh thu hoạt động tài chính thông qua lãi suất trả chậm - Nợ TK 3387: Lãi trả góp Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Định kỳ công ty thu tiền hàng bán trả góp của người tiêu dùng. - Nợ TK 111, 112: tiền mặt , tiền gửi ngân hàng Có TK 131: Số tiền trả định kỳ hàng tháng Công ty tiến hành vào Sổ Chi Tiết và Sổ Cái của các tài khoản chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng và tiêu thụ như của tài khoản 511,632… Hàng tháng công ty tiến hành vào Sổ Chi Tiết của các tài khoản có liên quan và cuối tháng công ty vào Sổ Cái của tài khoản tương ứng. Đây là những tài khoản liên quan chủ yếu và trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Đồng thời công ty tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức ghi sổ phù hợp với hoạt động kinh doanh, và loại hình doanh nghiệp với số vốn, tài sản của công ty. Qua đó công tác kế toán được phản ánh đầy đủ và hợp lý đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty. Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ SỔ CHI TIẾT Tài khoản 5111- Doanh thu công ty Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Chứng từ Tên khách hàng Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Ngày Số hiệu Nợ Có 01/11 HĐ 0111 Khách lẻ của siêu thị Bán hàng hoá tiêu dùng 111 15945000 02/11 HĐ 0112 HĐ 0113 Công ty dịch vụ Huyền Hoa Tiền hàng bán lẻ trong ngày Bán hàng văn phòng phẩm Bán hàng hoá tiêu dùng 131 111 5498000 16750000 03/11 HĐ 0114 Bán lẻ trong ngày Bán hàng hoá tiêu dùng 111 15940000 … … … … … …. … 11/11 HĐ 01121 HĐ 01122 Công ty Minh Hiền Bán lẻ hàng trong ngày Trả lại hàng Bán hàng hoá tiêu dùng 531 111 128636 14765000 … … … … … …` … 18/11 HĐ 01129 HĐ 01130 Công ty Dũng Xuân Bán lẻ hàng trong ngày Giảm giá hàng bán Bán hàng hoá tiêu dùng 532 111 1027040 19540000 … … … … … … … 30/11 HĐ 01175 Bán lẻ hàng trong ngày Bán hàng hoá tiêu dùng Kết chuyển sang 911 111 911 775890000 27895000 775890000 Cộng phát sinh trong kỳ 783802000 783802000 Dư cuối kỳ 0 Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên Công ty còn tiến hành lập Sổ Cái của tài khoản 511 Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ SỔ CÁI Tài khoản 511- Doanh thu Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Ngày Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK đối ứng Số PS SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 0 Phát sinh trong kỳ 01/11 0111 1/11 Bán hàng hoá thu tiền mặt 111 15945000 02/11 0112 2/11 Bán hàng văn phòng phẩm Bán hàng hoá tiêu dùng 131 111 5498000 16750000 03/11 0114 3/11 Bán hàng hoá tiêu dùng 111 15940000 … … … … … … ... … 11/11 01121 01122 Công ty THHH Minh Hiền trả lại hàng Bán hàng hoá tiêu dùng 531 111 128636 14756000 … … … … … … … … 18/11 01129 01130 18/11 Giảm giá cho công ty Dũng Xuân. Bán hàng hoá tiêu dùng 532 1027040 19540000 … …... … … … … … … 30/11 01175 30/11 Bán hàng hoá tiêu dùng Kết chuyển 531 Kết chuyển 532 Kết chuyển sang 911 111 531 532 911 5456000 2456000 775890000 27895000 Cộng PS tháng 783802000 783802000 Số dư cuối kỳ 0 Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên Công ty còn tiến hành hạch toán và vào Sổ Cái và Sổ Chi Tiết của các tài khoản khác trong đó có sổ cái của tài khoản 632- Giá vốn hàng hoá. Đây là Sổ Cái của một tài khoản quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ SỔ CHI TIẾT Tài khoản 632-Giá vốn hàng bán Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Đơn vị : Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Ngày Số hiệu Nợ Có 01/11 HĐ 0124 Bán lẻ trong ngày 156 12750000 02/11 HĐ 0125 HĐ 0126 Bán đồ văn phòng phẩm cho của hàng Huyền Hoa Bán lẻ hàng hoá 156 156 4750000 12950000 03/11 HĐ 0127 Bán lẻ hàng hoá 156 12745000 … … … … … 11/11 HĐ 01235 Công ty TNHH Minh Hiền trả hàng 156 95750 11/11 HĐ 01236 Bán lẻ hàng hoá 156 11978000 … … … … … 18/11 HĐ 01258 Bán lẻ hàng hoá 156 13785000 … … … … … 30/11 HĐ 01278 Bán lẻ hàng hoá 156 14575000 Kết chuyển sang 911 911 451956000 Cộng phát sinh trong kỳ 457.412.000 457412 000 Dư cuối kỳ 0 Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên Theo đó Sổ Cái của tài khoản 632 được tiến hành lập theo số liệu của sổ chi tiết của tài khoản này cụ thể như sau: Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ SỔ CÁI Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Ngày Chứng từ Diễn giải Trong NKC TK đối ứng Số PS Nợ Có Dư đầu kỳ 0 Phát sinh trong kỳ 01/11 0124 01/11 Bán lẻ hàng hoá 156 12750000 02/11 0125 0126 02/11 Bán đồ văn phòng phẩm Bán lẻ hàng hoá 156 4750000 12950000 03/11 0127 03/11 Bán lẻ hàng hoá 156 12745000 … … … … … … … 11/11 01235 01236 11/11 Công ty TNHH Minh HIiền trả lại hàng Bán lẻ hàng hoá 156 156 11978000 95750 … … … … … … … … 18/11 01258 18/11 Bán lẻ hàng hoá 156 13785000 … … … … … … … … 30/11 01278 30/11 Bán lẻ hàng hoá Kết chuyến sang 911 156 14575000 451956000 Cộng PS trong kỳ 457412000 457412000 Dư cuối kỳ 0 Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên Công ty hạch toán các nghiệp vụ bán buôn và bán lẻ hàng hoá cùng với việc vào Sổ Cái và Sổ Chi Tiết của các tài khoản tương ứng. Công tác kế toán còn tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ bán buôn và bán lẻ theo hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức ghi sổ phù hợp với đặc điểm của công ty với lượng hàng hoá luân chuyển là rất lớn các nghiệp vu tuy phát sinh nhiều nhưng phần lớn là đơn giản chỉ là khâu tiêu thụ, gửi bán hàng hoá. Việc ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung đảm bảo được trình tự thời gian của các nghiệp vụ phát sinh. Và qua các số liệu trên các Sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái của các nghiệp vụ phát sinh. Công tác kế toán qua khâu ghi sổ cũng là một phần hành quan trọng trong hoạt động của công ty. Qua công tác ghi sổ này công ty tiến hành lưu trữ lại được các nghiệp vụ phát sinh và là căn cứ cho công tác kiểm tra sau này. Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung được công ty ghi sổ đối với các nghiệp vụ bán hàg hoá được thực hiện qua quy trình như sau: Từ các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu giao hàng đại lý, hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho hàng hoá bị trả lại… Sổ nhật ký chung Sổ cái các TK 156,157..911 Sổ, thẻ kế toán chi tiết các TK 156,157 …911 Bảng tổng hợp chi tiết các TK 511,632 Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Chú thích: Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Trong đó công ty tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng với một quy trình chung như theo quy định của chế độ. Việc mở các Sổ Cái của các tài khoản tương ứng giống như phần dưới của chuyên đề đã đề cập tới các Sổ Cái của các tài khoản tương ứng. Hàng ngày từ các chứng từ gốc có liên quan tới mọi hoạt động của công ty kế toán tiến hành vào sổ Nhật ký chung. Cuối tháng vào Sổ Cái của các tài khoản tương ứng cùng với công việc đó kế toán tiến hành vào sổ, thẻ kế toán chi tiết của các tài khoản tương ứng như của tài khoản 156, 157, 632, 642, …911. Cuối tháng từ căn cứ này vào bảng tổng hợ chi tiết của các tài khoản 511. 632. Từ Sổ Cái của các tài khoản được vào cuối tháng công ty vào bảng cân đối số phát sinh trong kỳ. Kết hợp kết quả của bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối số phát sinh cuối tháng công ty lấy đây là căn cứ để lập các báo cáo tài chính. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Đơn vị : đồng Năm 2005 Ngày Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số PS SH NT Nợ Có 1/11 0111 1/11 Thu tiền bán hàng Ghi nhận giá vốn hàng bán trong ngày 111 511 3331 632 156 17539500 12750000 15945000 1594500 12750000 2/11 0112 2/11 Bán văn phòng phẩm cho công ty Huyền Hoa Bán lẻ hàng hoá tiêu dùng Ghi nhận giá vốn hàng bán trong ngày 131 5111 3331 111 5111 3331 632 156 6047800 18425000 17700000 5498000 549800 16750000 1675000 17700000 3/11 0114 3/11 Bán lẻ hàng hoá tiêu dùng Ghi nhận giá vốn hàng bán 111 5111 3331 632 156 17534000 12745000 15940000 1594000 12745000 … ….. … … … … … … 11/11 01121 01122 11/11 Công ty Minh Hiền trả lại hàng Ghi nhận giá vốn hàng bị trả lại Bán lẻ hàng hoá trong ngày Ghi nhận giá vốn hàng bán trong ngày 531 3331 131 156 632 111 5111 3331 632 156 128636 12863,6 95750 16241500 11978000 141499,6 95750 14765000 1476500 11978000 … … … … … … … … 18/11 01129 18/11 Giảm giá cho công ty Dũng Xuân Bán lẻ hàng hoá tiêu dùng Ghi nhận giá vốn của hàng bán trong ngày 532 3331 131 111 511 3331 632 156 1027040 102704 21494000 13785000 19540000 1954000 13785000 … … … … … …. … … 30/11 01175 30/11 Bán hàng hoá tiêu dùng Ghi nhận giá vốn của hàng bán 111 5111 3331 632 156 30684500 14575000 27895000 2789500 14575000 Cộng số liệu PS chuyển trang sau 145780000 145780000 NHẬT KÝ THU TIỀN Đơn vị : Đồng Năm : 2005 Ngày Chứng từ Diễn giải Ghi nợ 111 hoặc 112 Ghi có các TK khác SH NT 511 3331 01/11 0111 01/11 Thu tiền bán hàng 111 15945000 1594500 02/11 0113 02/11 Thu tiền bán hàng 111 16750000 1675000 3/11 0114 3/11 Thu tiền bán hàng 111 15940000 1594000 … … … … … … … 11/11 01122 11/11 Thu tiền bán hàng 111 14765000 1476500 … … … … … … … 18/11 01130 18/11 Thu tiền bán hàng 111 19540000 1954000 … … … … … … … 30/11 01175 30/11 Thu tiền bán hàng 111 27895000 2789500 Cộng 478567000 478567000 III: Hạch toán các nghiệp vụ chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Trong quá trình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của mình để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của người dân công ty trong quá tình bán hàng đã áp dụng nhiều biện pháp về giá như:Chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán đối với người mua để làm tăng nhu cầu tiêu dùng của họ. Đây là những biện pháp kinh doanh đã được nhiều công ty áp dụng thành công nhất là đối với loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá tiêu dùng như công ty thì những chính sách và biện pháp này phải được áp dụng thường xuyên và có tổ chức để tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng. Ví dụ như các hàng hoá mỹ phẩm như dầu gội đầu, sữa rửa mặt, kem đánh răng ...nhiều chương trình bán hàng có hàng khuyến mãi kèm theo qua đó góp phần tăng nhu cầu mua sắm của người dân.Kết quả của các chương trình khuyến mãi đã góp phần tăng doanh số tiêu thụ của công ty. Không chỉ có việc tổ chức giảm giá và chiết khấu cho người mua do công ty muốn kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân mà còn có thể vì các nguyên nhân khách quan của chính công ty như hàng bán kém phẩm chất hay sai quy cách trong hợp đồng kinh tế, vì vậy công ty cần phải thực hiện các chính sách này để lôi kéo khách hàng .Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán là các khoản làm giảm trừ doanh thu. Tuy nhiên những gì mang lại cho doanh nghiệp khi tiến hành thực hiện các chính sách giảm giá cho khách hàng này đối với doanh nghiệp là rất lớn mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty chính vì vậy việc thực hiện các chính sách này là một trong các yếu tố thay đổi về giá cả để kích thích doanh thu của công ty đây là một chính sách quản lý phù hợp của doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ của mình công ty không thể tránh khỏi việc khách hàng mua hàng và trả lại cho công ty vì nhiều nguyên nhân khác nhau như:vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại và quy cách của hàng hoá. Theo đó trị giá của hàng bán bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hoá đơn khi bán . Công ty sau khi tìm hiểu các nguyên nhân mà khách hàng trả hàng để đưa ra quyết định hoàn trả lại số tiền hàng khách hàng trả lại của mình. Đây cũng là một khoản làm giảm doanh thu của công ty nhưng không phải là việc thực hiện của các chính sách làm giảm doanh thu để qua đó kích thích nhu cầu tiêu thụ của khách hàng mà việc hàng bán bị trả lại là điều không mong muốn của doanh nghiệp. Chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán được hạch toán chi tiết như sau: 1: Hạch toán chiết khấu thanh toán khi bán hàng: Để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán đó là khoản tiền mà công ty trừ cho người mua khi họ đã thanh toán ngay số tiền hàng họ mua ngay lúc đó hoặc trước thời hạn thanh toán đã được thoả thuận trên hợp đồng của hai bên hoặc theo các cam kết khác của cả hai. Đối với công ty khoản chiết khấu dùng trong quá trình bán hàng được coi là một chi phí và được ghi nhận như một chi phí tài chính phát sinh trong kỳ của mình. Các chi phí này góp phần làm tăng doanh thu của công ty do vậy sự có mặt của chi phí này là một nhân tố tích cực để khuyến khích người tiêu dùng sản phẩm của công ty. *Tài khoản sử dụng : TK 635 Chi phí hoạt động tài chính Bên nợ: Chi phí hoạt động tài chính trong kỳ Bên có : Kết chuyển chi phí tài chính cuối kỳ Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra còn có các tài khoản khác liên quan đến như: TK 111, TK 112, TK 131... *Chứng từ sổ sách sử dụng: Đó là các hoá đơn thanh toán của khách hàng khi họ mua hàng trực tiếp tại công ty mà được hưởng chiết khấu thanh toán của công ty. Và các hợp đồng của công ty với các khách hàng trong đó có ghi về việc công ty cho họ hưởng chiết khấu thanh toán khi mua hàng của công ty theo các điều khoản thoả thuận của cả hai bên. Căn cứ vào các hoá đơn chứng từ có ghi nhận việc công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán kế toán tiến hành ghi nhận các khoản chiết khấu thanh toán này phát sinh trong kỳ vào chi phí hoạt động tài chính của công ty để cuối cùng đưa ra được kết quả chính xác nhất về hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty. Công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán dưới dạng tiền mặt hoặc trừ vào số tiền mà khách hàng phải trả cho công ty tuỳ thuộc vào cả công ty và khách hàng. Thông thường đối với các khách hàng mua lẻ của mình công ty trừ vào số tiền mà họ phải trả cho công ty còn đối với các khách hàng mua có hợp đồng với công ty thì việc cho khách hàng hưởng chiết khấu này được sự thoả thuận của cả hai bên. Được hạch toán qua bút toán sau: Nợ TK 635: Số chiết khấu thanh toán mà khách hàng được hưởng Có TK 111,112,131: VD: Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập công ty ban giám đốc đã đưa ra hình thức khuyến khích đối với các khách háng đã ủng hộ công ty trong những ngày vừa qua. Với hình thức đưa ra đó là giảm 10% thanh toán cho khách hàng khi mua sắm trong dịp này. Theo hoá đơn bán hàng trong dịp này thì tại ngày 16 tháng 10 năm 2005 tại hoá đơn bán lẻ số 001256 số hàng khách hàng mua bao gồm: Một hộp sữa bột trẻ em (65000) 4 túi sicxich Hạ Long 4*7500. Tổng tiền phải thanh toán của khách hàng= 95000. Chiết khấu thanh toán 10%=9500. Số tiền khách hàng phải trả =85500. Số tiền chiết khấu này được kế toán công ty ghi nhận vào tài khoản 635 và trừ vào số tiền khách hàng phải trả. Nợ TK 635:9500 Có TK 131:9500 2: Hạch toán hàng bán bị trả lại. Khách hàng mua hàng của công ty vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ trả lại hàng cho công ty. Giá trị lô hàng bị trả lại được công ty hạch toán giảm trừ doanh thu. Khi khách hàng trả lại hàng hoá, phòng kinh doanh thực hiện kiểm nhận lại hàng và lập biên bản hàng bán bị trả lại trong đó ghi rõ vì sao trả lại hàng, số lượng, giá bán của hàng hoá bị trả lại và số hiệu của hoá đơn bán hàng liên quan. Phòng kế toán sẽ lập phiếu nhập kho để nhập lại số hàng trên được căn cứ vào biên bản hàng bán bị trả lại và phiếu nhập kho kế toán tiêu thụ ghi giảm doanh thu trong kỳ. Thể hiện qua tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại. *Tài khoản sử dụng 531: Hàng bán bị trả lại Bên nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào số nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá đã bán ra. Bên có : Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ. Tài khoản này không có số dư. *Chứng từ sổ sách dùng. Hoá đơn bán hàng cho khách. Hoá đơn kiểm nhận hàng hoá trả lại Hoá đơn thanh toán trả tiền hàng cho khách. Phiếu chi tiền mặt Phiếu nhập lại hàng hoá *Hạch toán hàng bán bị trả lại:Với các khách hàng mua lẻ của công ty thì không phải mặt hàng nào cũng được công ty cho phép trả lại do vậy công ty luôn luôn yêu cầy khách hàng kiểm tra kỹ lưỡng hàng hoá trước khi ra khỏi siêu thị, còn với các mặt hàng được trả lại thi khi trả lại khách hàng phải đảm bảo về hàng hoá đó không bị ảnh hưởng tới chất lượng. Còn đối với các khách mua buôn của công ty thì việc trả lại hàng hoá cho công ty thì được ghi rõ trong hợp đồng của cả hai bên khi được ký kết. Việc thanh toán cho khách hàng dưới hình thức nào thì tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể đối với khách mua lẻ công ty trực tiếp trả lại tiền hàng cho người mua, với khách hàng mua buôn thì điều khoản trả lại có thể linh động công ty có thể trả tiền trực tiếp hoặc trừ vào số tiền mà khách hàng phải trả công ty. Kế toán cũng tiến hành ghi nhận các khoản hàng bán bị trả lại theo đúng quy định chung của chế độ. Theo đó các bút toán bao gồm như sau: + Ghi giá trị hàng bán bị trả lại - Nợ TK 531: Nợ TK 3331 Có TK 111,112,131 + Ghi nhận giá vốn của hàng bán bị trả lại -Nợ TK 156 Có TK 632 +Cuối kỳ tiến hành ghi giảm trừ doanh thu bán hàng trong kỳ Nợ TK 511 Có TK 531 Ví dụ: Theo hoá đơn bán hàng số 01121 của công ty với công ty TNHH Minh Hiền về cung cấp thực phẩm đã sơ chế bao gồm thịt lợn hun khói 50*9500, thịt gà sạch 10kg*47.000/kg , trứng 10 quả*1.400/ quả. Sau khi kiểm tra chất lượng hàng hoá, công ty Minh Hiền thông báo với công ty có một số hàng hoá không đảm bảo chất lượng không thể tiêu thụ và sẽ hoàn trả lại công ty bao gồm: thịt lợn hun khói 5*9500, thịt gà sạch 2*47.000 . Trên cơ sở biên bản kiểm nhận hàng hoá bị trả lại và phiếu nhập kho hàng hoá, kế toán đã ghi sổ 2 bút toán sau: Xác định giá vốn của hàng hoá bị trả lại Nợ TK 156: 125.800 Có TK 632: 125.800 Ghi nhận doanh thu của hàng bán bị trả lại Nợ TK 531: 128.636 Nợ TK 3331: 12.864 Có TK 131: 141.500 Cuối kỳ kế toán ghi giảm doanh thu bán hàng trong kỳ. Nợ TK 511: 128 636 Có TK 531: 128 636 Công ty tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ cái của tài khoản 531- Hàng bán bị tả lại theo đúng quy định của chế độ. Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ: SỔ CHI TIẾT Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Đơn vị : Đồng Chứng từ Tên khách hàng Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Ngày Số hiệu Nợ Có 20/11 01145 Công ty TNHH Minh Hiền Trả lại hàng 131 405.800 … … … … … … 25/11 01165 Của hàng Thành Công Trả lại đồ văn phòng phẩm 111 1.025.000 … … … … … … 30/11 01172 Của hàng Nguyệt Sáng Trả lại hàng tiêu dùng 111 578.000 Cộng 5.456.000 Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên Ngoài ra còn có Sổ Cái của tài khoản 531 được lập tương ứng trong tháng. Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ SỔ CÁI Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Đơn vị: Đồng Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số PS SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 0 0 Phát sinh trong kỳ 20/11 01145 20/11 Công ty Minh Hiền trả lại hàng 131 405800 … … … … … … 25/11 01165 25/11 Cửa hàng Thành Công trả lại hàng văn phòng phẩm 111 1025000 … … … … … … … 30/11 Cửa hàng Nguyệt Sáng trả lại hàng hoá Kết chuyển sang 511 111 511 578000 5456000 Cộng PS trong tháng 5456000 5456000 Dư cuối kỳ 0 0 Kế toán trưởng Ký, ghi õ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên 3: Hạch toán giảm giá hàng bán. Các khoản giảm giá hàng bán phảt sinh trong kinh doanh của công ty có thể là đối tượngchính sách quản lý của doanh nghiệp để kích thích nhu cầu mua sắm của người dân mà nhiều lúc còn là những nguyên nhân khách quan của công ty như: Hàng bán kém phẩm chất, hoặc không đúng quy cách của hợp đồng công ty tiến hành thực hiện việc giảm giá hnàg bán để khuyến khích người mua tiêu dùng hàng hoá. Khi khách hàng mua hàng của công ty nếu thấy số lượng hay chất lượng không đảm bảo thì trong biên bản giao nhận hàng hoá phải ghi rõ số hàng hoá được chấp nhận và số hàng hoá không được chấp nhận, trên cơ sở đó sẽ đưa tới cho bộ phận kinh doanh của công ty để trình giám đốc hoặc giám đốc kinh doanh xin giảm giá hàng bán và quyết định này được ký bởi những người có thẩm quyền. Theo đó kế toán công ty sẽ ghi giảm doanh thu tiêu thụ và thuế giá trị gia tăng đầu ra tương ứng. TK được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán là tài khoản 532: giảm giá hàng bán Bên Nợ : các khoản giảm giá hàng bán được chấp nhận Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Chú ý: Chỉ phản ánh vào tài khoản 532 các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá thanh toán. *Chứng từ sổ sách sử dụng : Các hoá đơn bán hàng. Hợp đồng mua bán hàng hoá của các bên. Phiếu chi tiền mặt. Việc hạch toán các khoản giảm giá hàng bán được công ty hạch toán theo quy định chung của Bộ, theo đó có các bút toán sau: Khi thực hiện giảm giá hàng bán: Nợ TK 532 Nợ TK 3331 Có TK111, 112, 131 Cuối kỳ, kế toán ghi giảm trừ doanh thu: Nợ TK 511 Có TK 532 Ví dụ theo hoá đơn bán hàng số 01129, công ty bán cho công ty thương mại Dũng Xuân một lô hàng văn phòng phẩm có giá trị là 20.540.800 chưa có thuế giá trị gia tăng 10%. Do vận chuyển xa hàng hoá bị giảm về chất lượng không đảm bảo như hợp đồng đã ký nên công ty chấp nhận giảm giá 5% và đã được ban giám đốc công ty chấp nhận. Kế toán đã tiến hành ghi giảm doanh thu (việc giảm giá cho công ty Dũng Xuân được trừ vào số tiền phải thu của công ty Dũng Xuân). Nợ TK 3331: 102.704 Nợ TK 532: 1.027.040 Có TK 131: 1.129.744 Đồng thời ghi giảm doanh thu của công ty Nợ TK 511: 1.027.040 Có TK 532: 1.027.040 Các khoản giảm giá hàng bán là sự thay đổi giá cả của hàng hoá do công ty có hàng hoá chất lượng bị hạn chế do vậy tìm cách giảm giá để hàng được tiêu thụ nhiều nhất. Công ty tiến hành vào sổ chi tiết và sổ cái của tài khoản tương ứng Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ SỔ CHI TIẾT Tài khoản 532- Giảm giá hàng bán Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Đơn vị : Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Ngày Số hiệu Nợ Có 01/11 0112 Giảm giá cho khách mua lẻ 111 425.000 … … …. … … 10/12 01136 Giảm giá cho công ty Dũng Xuân 131 248.000 … … … … … 30/11 01174 Giảm giá cho của hàng Huy Hoàng 131 275.000 Cộng 2.456.000 Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên Sổ Cái của tài khoản này cũng được công ty tiến hành lập cuối tháng qua từng tháng để xác định kết quả tiêu thụ Công ty cổ phần TIỆN LỢI Địa chỉ SỔ CÁI Tài khoản 532- Giảm giá hàng bán Từ ngày 01/11/2005 đến ngày 30/11/2005 Đon vị: Đồng Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số PS SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 0 0 Phát sinh trong kỳ 01/11 0112 01/11 Giảm giá cho khách lẻ 111 425000 … … … …. …. …. 10/11 01136 10/11 Giảm giá cho công ty Dũng Xuân 131 248000 … … … … … … 30/11 01174 30/11 Giảm giá cho cửa hàng Huy Hoàng Kết chuyển sang 5111 131 511 275000 2456000 Cộng PS trong tháng 2456000 2456000 Dư cuối kỳ 0 0 Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Kế toán ghi sổ Ký, ghi rõ họ tên IV: Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả. Để tính toán chính xác được kết quả của hoạt động tiêu thụ của công ty thì không chỉ xác định cụ thể và chính xác giá vốn của hàng hoá thì công ty phải hạch toán vào chi phí của mình những khoản chi phí có liên quan và phát sinh đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong kỳ như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua đó xác định được lợi nhuận trước thuế của công ty đây là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ mà không có công ty nào có thể tránh khỏi. Giá trị của những khoản chi phí này tuỳ thuộc vào múc độ kinh doanh của công ty và chính sách quản lý của ban lãnh đạo. 1: Hạch toán chi phí bán hàng. Đây là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ trong kỳ. Chi phí bán hàng gồm chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí bảo hành, chi phí quảng cáo, khuyến mại... Tài khoản sử dụng TK 641: Chi phí bán hàng. Bên nợ :Tập hợp các chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. Bên có:Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả.Tài khoản này không có số dư Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 sau: TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412: Chi phí hoa hồng đại lý TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6418: Chi phí bằng tiền khác Chứng từ sử dụng. Phiếu chi tiền mặt Phiếu thanh toán lương với công nhân viên Bảng tính khấu hao tài sản cố định Hạch toán chi phí bán hàng Ở công ty cổ phần Tiện Lợi thi chi phí bán hàng bao gồm các chi phí sau Tiền lương của nhân viên bán hàng với các nhân viên bán hàng làm việc theo từng ca trong ngày một ngày làm việc có 3 ca căn cứ vào số ca làm việc của các nhân viên mà công ty tiến hành trả lương cho họ. Thời gian và số ca làm việc được theo dõi trên bảng chấm công và ca làm việc của nhân viên bán hàng. Đối với nhân viên bán hàng ngoài tiền lương chính là cố định thì còn có thêm các khoản thu nhập khác đó là tiền làm thêm ca, tiền thưởng của công ty ở những tháng công ty có doanh thu lớn như các tháng cuối năm. Công ty còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động thông qua việc đóng bảo hiểm cho người lao động. Công ty thanh toán tiền lương làm hai lần trong tháng tạm ứng 30% và thanh toán nốt vào cuối tháng. Các địa chỉ là đại lý của công ty thì công ty tiến hành chi tiền hoa hồng đại lý cho họ với việc tính tiền hoa hồng trên 6% giá trị lô hàng khi hàng bán được sẽ báo lại cho công ty và chi phí này được công ty hạch toán vào tài khoản 6412. Công ty sẽ viết hoá đơn GTGT cho đại lý kế toán sẽ tiến hành ghi nhận doanh thu, chi phí hoa hồng đại lý, thuế GTGT đồng thời tiến hành kết chuyển giá vốn hàng bán. Việc tính khấu hao của các tài sản cố định trong siêu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36490.doc
Tài liệu liên quan