Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây lắp điện

Mục lục Lời mở đầu 3 Chương I . Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất. 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản về tiền lương. 5 1. Khái niệm của tiền lương. 5 2. Vai trò của tiền lương. 5 3. Nguyên tắc trả lương. 6 1.2. Các hình thức trả lương. 8 1. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 9 2. Hình thức trả lương theo thời gian. 10 3. Một số chế độ khác khi tính lương. 11 4. Nội dung quỹ lương của doanh nghiệp. 13 1.3. Nội dung các khoả

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây lắp điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trích theo lương. 14 1. Bảo hiểm xã hội (BHXH). 14 2. Bảo hiểm y tế (BHYT). 14 3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ). 15 1.4. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 15 1. Hạch toán chi tiết tiền lương. 15 2. Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương. 16 Chương II. Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần xây lắp điện 18 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp. 18 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 18 2. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của Công ty. 21 3. Kết quả kinh doanh của công ty. 22 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ở công ty. 24 1. Cơ quan quản lý công ty cổ phần xây lắp 24 2. Bộ máy tổ chức quản lý trong công ty. 24 3. Tổ chức sản xuất kinh doanh. 24 4. Công tác quản lý công ty. 25 1.3. Tình hình chung về công tác kế toán của công ty. 29 1. Tổ chức bộ máy kế toán. 29 2. Hình thức kế toán áp dụng ở công ty. 29 1.4. Tình hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần xây lắp điện 31 1. Hình thức trả lương cho người lao động và tổng quỹ lương. 31 2. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương . 31 3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương . 34 1.5. Đánh giá khái quát về công tác quản lý hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. 40 1. Về công tác quản lý lao động. 40 2. Về quản lý bộ máy của công ty. 40 3. Hình thức tiền lương, tiền thưởng đang áp dụng. 40 4. Về hạch toán các khoản trích theo lương. 41 Chương III. Phương pháp hoàn thiện công tác quản lý hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. 43 1.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty. 43 1.2. Một số định hướng cho công tác quản lý quỹ tiền lương. 45 1. Một cơ chế tiền lương là định hướng hợp lý. 45 2. Cơ chế tiền lương trong Công ty cần giản đơn hoá theo hưởng mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp. 45 3. Công ty phải kiểm soát được mức chi phí tiền lương. 46 1.3. Hoàn thiện công tác quản lý hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. 46 1. Về công tác quản lý lao động. 47 2. Về bộ máy kế toán. 47 3. Về hình thức tiền lương đang áp dụng tại công ty 48 4. Về hạch toán các khoản trích theo lương 48 Kết luận. 49 Tài liệu tham khảo. 50 Lời mở đầu Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý sắc bén và không thể thiếu được trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính của các đơn vị cơ sở cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, tiền tệ, vì vậy hệ thống hạch toán kế toán phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của nên sản xuất xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, con người luôn là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc một chu trình hoạt động sản xuất. Chính vì vậy tiền lương chính là cầu nối giữa người sử dụng lao động với người cung cấp sức lao động. Đối với người lao động, tiền lương chính là động lực thúc đẩy họ hăng hái tham gia lao động sản xuất. Do đó cần có những chính sách tiền lương thoả đáng để động viên khuyến khích người lao động phát huy khả năng sáng tạo, tăng năng suất lao động, gắn thu nhập của mình với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế chính trị, cho nên hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một công tác quan trọng không thể thiếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong việc điều tiết, sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Nhận thức đúng tầm quan trọng của hạch toán tiền lương, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, Em đã chọn đề tài “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây lắp điện làm khoá luận tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận khoá luận gồm các nội dung chủ yếu sau: Chương I: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần xây lắp điện Chương III: Phương pháp hoàn thiện công tác quản lý hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần xây lắp điện Để hoàn thành khoá luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ trong phòng tổ chức của công ty và với sự tận tình giúp đỡ trực tiếp của giáo viên hướng dẫn:Cô Hoàng Thanh Huyền. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn và bổ sung của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Lê Thị Lệ Chương I: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất. * * * * * Một số khái niệm cơ bản về tiền lương. Khái niệm về tiền lương. Tiền lương là phần thu nhập quốc dân dùng để phân phối cho người lao động, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người. Tiền lương là nguồn thu nhập của công nhân viên chức, đồng thời là những yếu tố chi phí sản xuất quan trọng cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Do vậy, đối với mỗi doanh nghiệp việc lựa chọn hình thức trả lương nào cho hợp lý để thoả mãn lợi ích của người lao động và trở thành đòn bẩy kinh tế khuyến khích tăng năng suất lao động là một vấn đề quan trọng. Tuy theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà việc hạch toán tiền lương cho chính xác, khoa học để tính đúng, tính đủ tiền lương, đảm bảo quyền lợi vất chất cho người lao động và đặc biệt đảm bảo công tác kế toán, thanh tra, kiểm tra được dễ dàng. Có hai loại tiền lương cơ bản là: - Tiền lương danh nghĩa là phần thu nhập mà người lao động nhận được dưới hình thức tiền tệ, sau khi làm việc. - Tiền lương thực tế biểu hiện bằng khối lượng tư liệu sinh hoạt và hàng hoá dịch vụ mà người lao động mua bằng tiền lương danh nghĩa. 2 Vai trò của tiền lương. a. Vai trò tái sản xuất lao động. Sức lao động là công năng về cơ bắp và tinh thần của người lao động. Trong quá trình lao động, sẽ tiêu hao dần vào quá trình sản xuất. Tiền lương lúc này sẽ giữ vai trò khôi phục lại công năng đó, tái sản xuất sức lao động. Nó là một yêu cầu tất yếu không phụ thuộc vào một điều kiện khách quan nào, là cơ sở tối thiểu để đảm bảo tác động trở lại phân phối tới sản xuất. Tiền lương phải đủ để nuôi sống người lao động và gia đình họ, đảm bảo những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống người lao động để từ đó có thể tái sản xuất sức lao động và lực lượng sản xuất. Nếu những điều kiện trên không thực hiện được thì sẽ không đảm bảo tái sản xuất sức lao động và quá trình tái sản xuất xã hội không đảm bảo tiến hành bình thường ngay cả tái sản xuất đơn giản. b. Vai trò kích thích sự phát triển của sản xuất. Người lao động là bộ phận chủ yếu của guồng máy sản xuất. Vậy giải quyết đúng chính sách tiền lương sẽ phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội của mỗi doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thúc đẩy khuyến khích người lao động phát huy năng lực, đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội. Mở rộng và áp dụng các hình thức tiền lương để cùng với tiền lương góp phần làm động lực thúc đẩy mỗi người lao động, đem lại nhiều lợi ích và sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cải cách có hệ thống các phương pháp tổ chức lao động, sử dụng tốt ngày công lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, phát huy sáng tạo, nâng cao trình độ văn hoá, trình độ nghiệp vụ cho người lao động, khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, biến phân phối trở thành một động lực thực sự của sản xuất. Thực hiện tốt các hình thức trên thì tiền lương đã trở thành động lực của mỗi người lao động. Đồng thời tăng cường được sự phát triển và mở rộng sản xuất của mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung. 3. Nguyên tắc trả lương. Nội dung cơ bản của tổ chức tiền lương là xác định các chế độ, hình thức trả lương thích hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần đạt được các yều cầu cơ bản sau đây: - Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. - Làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên. - Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Để phản ánh đầy đủ các yều cầu trên, khi tổ chức tiền lương phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản sau đây: a.Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho người lao động ngang nhau. Nguyên tắc này dựa trên quy luật phân phối theo lao động đã hao phí để trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau. Có nghĩa, khi quy định các chế độ lương không phân biệt về giới tính, tuổi tác,dân tộc, tôn giáo. Với những công việc giống nhau, những người lao động giống nhau về trình độ nghề nghiệp, mức độ cố gắng và tất cả các mặt khác thì cơ chế cạnh trạnh sẽ làm cho mức lương giờ của họ giống nhau. b. Nguyên tắc 2: Tổ chức tiền lương phải đảm bảo rằng tốc độ tăng của năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân. Nguyên tắc này xuất phát từ hai cơ sở sau: . Do các nhân tố tác động tới năng suất lao động vào tiền lương là khác nhau. Các nhân tố tác động đến việc tăng tiền lương bình quân chủ yếu là các nhân tố chủ quan làm nâng cao năng suất lao động như nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt thời gian về tổn thất. . Các nhân tố khách quan như thay đổi quy trình công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới. Nhân tố này làm tăng năng suất lao động hơn cả nhân tố chủ quan. c. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Tiền lương giữa các ngành được quy định bởi các nhân tố. - Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành. Trả lương cao hơn cho người lao động lành nghề một cách thích đáng sẽ khuyến khích họ nâng cao trình độ và số lượng lao động lành nghề ngày cang tăng. Vì thế khi trình độ lành nghề giữa các ngành khác nhau thì tiền lương cũng khác nhau. - Nhân tố điều kiện lao động: những người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc sẽ phải được trả lương cao hơn so với những người làm việc trong đIều kiện bình thường. - Nhân tố Nhà Nước: do ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành phụ thuộc vào điện kiện cụ thể trong từng thời kỳ mà Nhà Nước có thứ tự ưu tiên nhất định. Các ngành chủ yếu quyết định sự phát triển của đất nước vẫn được đảm bảo tiền lương cao hơn, như vậy mới khuyến khích được người lao động yên tâm làm việc lâu dài ở những ngành có vị trí quan trọng, phù hợp với yều cầu phân bố sức lao động một cách cụ thể. - Nhân tố phân bố khu vực sản xuất của mỗi ngành khác nhau: Các ngành sản xuất phân bố ở các khu vực khác nhau trong nước điều đó sẽ ảnh hưởng đến mức lương bình quân ngành vì điều kiện sinh hoạt chênh lệch tại các khu vực khác nhau, quy định phụ cấp của khu vực thường căn cứ vào quy luật giá cả, điều kiện khí hậu, nơi xa xôi, hẻo lánh. Những chênh lệch đó phải được bù đắp bằng tiền lương và phụ cấp thoả đáng, nếu làm khác đi sẽ không thu hút được lao động đến việc làm. 1.2 Các hình thức tiền lương Tiền lương giữ vai trò to lớn trong vấn đề kích thích sản xuất, song chỉ là khả năng. Khả năng đó trở thành hiện thực thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt các hình thức trả lương. Mỗi hình thức trả lương cụ thể đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, việc áp dụng các hình thức tiền lương là một yếu tố khách quan của quản lí kinh tế. Đặc điểm của quá trình lao động, yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh và tính chất của sản phẩm cũng như mặt hàng kinh doanh là những căn cứ hình thức để lựa chọn hình thức trả lương. Hình thức trả lương được áp dụng phải đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, phân phối theo lao động một cách nghiêm ngặt và kích thích người lao động tích cực hăng say lao động sản xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng rộng rãi hình thức trả lương theo sản phẩm và theo thời gian. 1. Hình thức trả lương theo sản phẩm. Theo hình thức trả lương theo sản phẩm, tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương tiên tiến vì tiền lương gắn liền với số lượng và chất lượng lao động, khuyến khích cải tiến kĩ thuật, tăng nhanh hiệu quả công tác, tăng thu nhập cho người lao động. Để thực hiện trả lương cho người lao động theo sản phẩm thì phải xây dựng được các định mức kinh tế kĩ thuật để làm cơ sở cho việc xác định đơn giá tiền lương đối với từng loại công việc, từng sản phẩm, từng dịch vụ trong từng điều kiện hợp lý. Tiền lương Đơn giá Khối lượng sản phẩm phải trả theo = tiền lương x công việc đã hoàn thành sản phẩm Trong kinh doanh mua bán hàng hoá, dịch vụ, lượng sản phẩm thường được tính theo doanh số bán hàng bằng các quy định đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu bán hàng của từng mặt hàng, từng hoạt động. Để áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, đòi hỏi hàng hoá cung cấp phải đầy đủ và việc xác định đơn giá tiền lương cho từng mặt hàng, từng hoạt động dich vụ phải chính xác. áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện đủ nguyên tắc phân phối theo sản phẩm, gắn chặt số lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo và tích cực hăng say lao động. Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. Doanh nghiệp sẽ trả lương bằng hai cách : a. Trả lương theo thời gian giản đơn. Theo cách này, tiền lương của mỗi người lao động được nhận chỉ căn cứ vào bậc lương và thời gian lao động thực tế mà không xem xét đến thái độ và kết quả lao động. Trả lương theo thời gian giản đơn có ưu điểm nổi bật là dễ tính, dễ trả lương cho người lao động. Tuy nhiên chưa phán ánh được hiệu quả lao động và còn mang nặng tính bình quân cao chưa gắn tiền lương với hiệu suất công tác của mỗi người. b. Trả lương theo thời gian có thưởng là kết hợp thực hiện chế độ trả lương theo thời gian giản đơn với việc áp dụng các hình thức tiền thưởng khi đạt được các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Cách trả lương này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Trong hình thức trả lương theo thời gian thì các chỉ tiêu như: năng suất lao động, chi phí nguyên vật liệu không ảnh hưởng đến tiền lương. Do vậy, hình thức trả lương theo thời gian chỉ nên áp dụng cho những người lao động mà công việc của họ không thể định mức và thanh toán chặt chẽ được hoặc được áp dụng đối với người lao động mà công việc của họ không đòi hỏi tăng năng suất lao động mà phải đảm bảo chất lượng. Hay nói cách khác, hình thức trả lương theo thời gian chỉ nên áp dụng cho những người lao động mà việc tăng năng suất ít phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân mà nó do các yếu tố khách quan quyết định. Một số chế độ khác nhau khi tính lương. a. Chế độ trả lương khi ngưng việc. Theo thông tư số 11/LĐ-TT ngày 14/4/1962 của Bộ lao động, chế độ này được ngừng việc cho người lao động làm việc thường xuyên buộc phải ngừng việc do nguyên nhân khách quan như : Bão lụt, mưa to, mất điện, máy hỏng, thiếu nhiên liệu, do bố trí kế hoạch, do người khác gây ra hoặc khi chế thử, sản xuất thử sản phẩm mới. Cách tính: tính thống nhất cho tất cả mọi lao động theo phần trăm (%) trên mức cấp bậc công việc kể cả phụ cấp. Cụ thể: - 70% lương khi không làm việc. - ít nhất 85% lương nếu phải làm việc khác có mức thấp nhất. - 100% lương khi ngừng việc do chế thử, sản xuất thử. b. Trả lương khi làm ra sản phẩm hỏng, xấu (theo thông tư số 97/TT ngày 29/9/1962 của Thủ Tướng Chính Phủ) Chế độ này được áp dụng trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, xấu quá quy định. * Nguyên tắc. - Bản thân người lao động làm ra sản phẩm hỏng, xấu sẽ không được trả lương. - Nếu sản phẩm hỏng, xấu đã được phân loại theo nội quy chất lượng sản phẩm thì người lao động sẽ được trả lương theo đơn giá sản phẩm thấp hơn. * Cách tính: Trong mỗi trường hợp cụ thể, tiền lương mà người lao động nhận được là khác nhau. - 0% tiền lương nếu làm ra sản phẩm hỏng quá quy định. - 70% tiền lương nếu làm ra sản phẩm hỏng. - 100% tiền lương nếu là chế thử, sản phẩm thử. Nếu sửa lại hàng xấu thì người lao động được hưởng 100% tiền lương sản phẩm nhưng không tính lương cho thời gian sửa sản phẩm. c. Chế độ phụ cấp lương. Theo điều 04 thông tư liên bộ số 20/LB-TT ngày 02/6/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính có 07 loại phụ cấp: - Phụ cấp khu vực: áp dụng với những nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. - Phụ cấp có điều kiện lao động độc hại hoặc nguy hiểm chưa xác định trong mức lương. - Phụ cấp trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. - Phụ cấp làm việc: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng. - Phụ cấp đất đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt (lương thực, thực phẩm, dịch vụ) cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của các nước từ 10% trở lên. - Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên, thay đổi địa điểm làm việc hoặc nơi ở. d. Chế độ tiền thưởng Một số hình thức tiền thưởng được áp dụng là: thưởng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng sáng kiến, thưởng theo quý, thưởng cuối năm. Nội dung quỹ lương của doanh nghiệp. a. Nội dung quỹ lương. Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Theo quy định số 235/HĐBT ngày 19/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), quỹ tiền lương bao gồm các khoản sau: - Tiền lương tháng, ngày theo hệ thống các bảng lương của nhà nước. - Tiền lương trả theo sản phẩm. - Tiền lương công nhân cho lao động ngoài biên chế. - Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng, xấu trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hay huy động đi làm nghĩa vụ của Nhà Nước và xã hội. - Tiền lương trả cho người nghỉ phép định kỳ, nghỉ theo chế độ của Nhà Nước. -Tiền lương trả cho nguời đi học theo chế độ nhưng vẫn thuộc biên chế. - Các loại thưởng thuờng xuyên. - Các phụ cấp theo chế độ quy định và các phụ cấp khác được ghi trong qũy lương. Quản lý chỉ tiêu sử dụng quỹ tiền lương phải trả trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ lương vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. b. Đơn giá tiền lương Giá tiền lương thường xuyên biến đổi nhưng phải xoay quanh giá trị sức lao động. Tiền lương trong cùng một thời kỳ giữa các vùng trong nước có thể khác nhau. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động và giá cả tư liệu sinh hoạt. 1.3. Nội dung các khoản trích theo lương. 1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bảo hiểm là một trong những chính sách kinh tế xã hội quan trọng của nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xã hội. BHXH là khoản mà người cán bộ, công nhân viên hay nói rộng ra là những người đóng bảo hiểm được hưởng trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Trong các doanh nghiệp, đi đôi với quỹ lương là quỹ BHXH: Nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội vì nó là sự phân phối lại tổng thu nhập, có tác dụng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Quỹ BHXH được hình thành từ hai nguồn: một là số tiền mà người sử dụng lao động phải nộp và được coi là một khoản chi phí. Hai là người lao động phải đóng và coi như là một khoản đóng góp. Theo chế độ bảo hiểm của Nhà Nước thì mức độ đóng góp như sau: Trong doanh nghiệp quỹ bảo hiểm xã hội phải đóng 20% so với tổng quỹ tiền lương cấp bậc cộng phụ cấp( nếu có). Cơ cấu quỹ gồm: - 15% tiền lương cấp bậc của toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ do người sử dụng lao động đóng góp và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. - 5% còn lại do người lao động đóng góp thông qua hình thức khấu trừ lương. 2. Bảo hiểm y tế (BHYT) BHYT là sự hỗ trợ về y tế cho những người tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhằm giúp họ trang trải phần nào đó tiền khám chũă bệnh, tiền viện phí thuốc thang. BHYT có mức đóng góp là 3% lương cấp bậc, trong đó 2% được đưa vào chi phí và 1% được khấu trừ vào lương công nhân. BHYT thuộc quyền quản lý của cơ quan BHYT nhưng việc thực hiện nó lại là hệ thống các bệnh viện thuộc quản lý của Bộ y tế. BHYT thực chất là sự hỗ trợ về y tế cho người tham gia đóng góp bảo hiểm với mục đích tạo lập một mạng lưới y tế bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Quỹ BHYT được chi cho tiền thuốc, tiền viện phí, tiền khám chữa bệnh cho những người đóng bảo hiểm khi họ ốm đau. 3..Kinh phí công đoàn (KPCĐ) Kinh phí công đoàn là khoản thu của bộ phận công đoàn, một tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân, tự hạch toán thu chi với nhiệm vụ bảo vệ cho người lao động. Kinh phí công đoàn được trích theo quỹ lương thực hiện trong doanh nghiệp, bao gồm 2% đều do người sử dụng lao động đóng. Theo quy định của công đoàn cấp trên thì công đoàn cơ sở phải nộp 2% cho cấp trên sau đó sẽ được cấp lại một lần nữa cho việc chi tiêu của cơ sở. Việc chi tiêu này có thể dành cho việc quan tâm đến cán bộ, công nhân viên như mừng sinh nhật, thăm hỏi khi ốm đau. 1.4 Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương . 1. Hạch toán chi tiết tiền lương. a.Hạch toán về số lượng lao động. Tổ chức hạch toán về lao động nhằm mục đích cung cấp những thông tin về số lượng, kết cấu lao động trong toàn doanh nghiệp. Số lao động ở đây là số lao động hiện có và đang sử dụng của doanh nghiệp bao gồm cả lao đông dài hạn lẫn lao động tạm thời, lao đông gián tiếp và lao đông trực tiếp. Các thông tin cần cung cấp là tình hình tăng giảm, di chuyển lao động được phân loại theo các tiêu thức phân loại như trình độ thành thạo nghề nghiệp nơi lao động, nghề nghiệp, giới tính. Những thông tin đó là căn cứ để hạch toán lương và thanh toán cho người lao động. Để theo dõi số lượng lao động, các doanh nghiệp thường sử dụng số danh sách lao đông do phòng lao động tiền lương của doanh nghiệp lập. Số danh sách lao động được mở cho toàn doanh nghiệp và từng bộ phận lao động nhỏ. Số còn mở cho từng cơ cấu lao động như ngành nghề, trình độ chuyên môn. b. Hạch toán thời gian lao động. Hạch toán thời gian lao động có nhiệm vụ phản ánh kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Công việc tổ chức hạch toán thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ cho việc tính lương tính thưởng chính xác cho người lao động. Nội dung của tổ chức hạch toán thời gian lao động thông thường là tổ chức sử dụng một số chứng từ sổ sách như “Bảng chấm công” dùng để theo dõi thời gian làm việc thực tế, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động. Bảng này được lập chi tiết cho từng bộ phận ( phòng, ban) và được dùng trong một tháng. c. Hạch toán kết quả lao động. Hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo đưa ra được tính chính xác các chit tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận. Đây là các chỉ tiêu vừa làm căn cứ tính lương, thưởng, vừa kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả và kết quả lao động thực tế, tính toán năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận của doanh nghiệp. 2.Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp BHXH, BHYT thuộc quyền quản lý của cơ quan bảo hiểm, còn KPCĐ do công đoàn cấp trên quản lý. Mọi việc chi tiêu, thanh toán với công nhân viên do doanh nghiệp làm dưới sự giám sát của cơ quan cấp trên. Quỹ BHXH do cơ quan quản lý BHXH quản lý toàn bộ, các khoản trích BHXH đều phải nộp lên cơ quan bảo hiểm. Các khoản chi tiêu về bảo hiểm do doanh nghiệp tự chi. Cuối kì theo quy định của cơ quan bảo hiểm, kế toán đem chứng từ lên quyết toán với cơ quan bảo hiểm rồi nhận tiền thanh toán. Tổ chức hạch toán chi tiết BHXH bao gồm hai loại chứng từ là phiếu nghỉ hưởng BHXH và bảng thanh toán BHXH. - Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội là chứng từ xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động của người lao động. Đây là chứng từ căn cứ để tính trợ cấp Bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ quy định. Phiếu nghỉ được lập khi người lao động bị ốm đau hoặc con ốm hay thai sản trên cơ sở chứng nhận của sở y tế (đơn thuốc). Trên phiếu ghi rõ tên cơ quan y tế khám, ngày tháng khám, lý do xin nghỉ, số ngày nghỉ, chữ ký xác nhận của y, bác sĩ khám. Ngoài ra, trên phiếu còn ghi rõ số ngày thực tế nghỉ theo bảng chấm công và xác nhận của bộ phận phụ trách trực tiếp về số ngày nghỉ thực tế. Sau khi lập xong, kế toán ký và lưu lại tại phòng kế toán làm cơ sở lập bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội. - Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội là chứng từ thanh, quyết toán với cơ quan bảo hiểm trên. Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội do kế toán lao động, tiền lương lập dựa trên cơ sở các chứng từ gốc và phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội. Nói chung, bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội có thể coi như một bảng kê từng trưòng hợp nghỉ thưởng Bảo hiểm xã hội với số ngày nghỉ và số tiền được hưởng. Bảng thanh toán tiền lương có thể lập cho từng phòng ban hoặc đơn vị. Cuối tháng, sau khi kế toán tổng hợp xong số liệu về ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và toàn đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội được lập thành hai liên, một liên lưu lại tại phòng kế toán cùng các chứng từ gốc, một gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trên để tính toán số thực chi. - Bảo hiểm Ytế và Kinh phí công đoàn là do cơ quan Bảo hiểmY tế quản lý và trợ cấp cho người lao đông thông qua mạng lưới y tế và cơ quan chủ quan cấp trên quản lý nên việc hạch toán chi tiết phần hạch toán không có. Bản thân bộ phận y tế của đơn vị hoặc công đoàn phải tự thanh toán, quyết toán với cấp trên. Tại đơn vị chỉ theo dõi việc thu chi và phản ánh vào sổ chi tiết từng tài khoản. 1.5 Các hình thức kế toán 1.5.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tam là nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ , thẻ kế toán chi tiết. 1.5.2 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toántổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký –Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký-Sổ Cái gồm các loại sổ sau: - Nhật ký – Sổ CáI; - Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.5.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại hoặc cùng nội dung kinh tế . Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục theo từng tháng hoạc cả năm (theo số thứ tự trong bảng đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau: Chứng tù ghi sổ; Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ Cái: Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.5.4 Hình thức Nhật ký – Chứng từ (NKCT) Đặc trưng cơ bản của hình thức NKCT là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích của các nghiệp vụ kinh tế đó với tàI khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán trong cùng một quá trình ghi chép. Hình thức kế toán NKCT gồm các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; Sổ Cái; Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. 1.5.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính Là công việc kế toán thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Chương II: Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty Cổ phần Xây lắp Điện * * * * * 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp: Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Thực hiện quyết định số 826/QĐ-TT ngày 30/6/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thí điểm loại hình tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - Công ty con tại Công ty Xây lắp Điện nhằm thí điểm hoạt động theo mô hình chuyển từ liên kết hành chính giữa Công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc sang cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu, tạo ra sự liên kết bền chặt, xác định rõ quyền lợi trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa các Công ty con có tư cách pháp nhân trong Công ty mẹ. Tên hợp pháp của công ty: Công ty cổ phần xây lắp điện - Tên tiếng việt: Công ty cổ phần xây lắp điện - Tên tiếng Anh: Power Construction Joint - stock Company - Tên viết tắt: PCC Công ty Cổ ._.phần Xây lắp Điện được thành lập bằng hình thức chuyển xí nghiệp Bê tông ly tâm và Xây dựng địên là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty xây lắp điện thành Công ty Cổ phần Xây lắp Điện, hạch toán độc lập trực thuộc Công ty Xây lắp Điện 3 (Công ty mẹ Nhà Nước) hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty mẹ. Hình thức cổ phần: Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà Nước hiện có tại doanh nghiệp, kết hợp phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn đầu tư. Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 26/72 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04 8587600 Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại các địa bàn kinh doanh để thực hiện các mục tiêu của Công ty phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi Luật pháp cho phép. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện được quy định trong quy chế tổ chức hoạt động do Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt. - Tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ: 61,41% - Tỷ lệ cổ phần người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ: 29,79% - Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp: 8,79% Qua hơn 15 năm hoạt động Xí nghiệp đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường, năng lực kinh nghiệm xây lắp công trình điện. Các sản phẩm: cột điện, ống cống bê tông ly tâm, các sản phẩm gia công cơ khí mạ kẽm nhúng nóng v.v... và tạo dựng được uy tín, mối quan hệ tốt đẹp với nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhiều khách hàng tiềm năng. Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động sáng tạo, nhiệt huyết, giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm. Một phần là thích nghi và phát huy tốt nghiệp vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường cơ chế đấu thầu trong xây dựng cơ bản. Hiện nay Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là: 178 trong đó: - Cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng: 19 người - Cán bộ có trình độ Trung cấp: 27 người - Công nhân kỷ thuật: 129 người - Lao động phổ thông: 3 người Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là: 6.087.100.000 đồng (sáu tỷ, không trăm tám mươi bảy triệu, một trăm ngàn đồng chẵn). Cơ cấu cổ phần lần đầu của doanh nghiệp. - Số cổ phần Công ty bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 39% vốn điều lệ. - Số cổ phần Công ty Xây lắp Điện 3 (công ty Nhà Nước) nắm giữ dự kiến là 61% vốn điều lệ. - Mệnh giá mỗi cổ phiếu là: 100.000 đồng Việt Nam Tình hình tài sản của Công ty cổ phần: - Máy móc thiết bị (bao gồm cả phương tiện vận tải): 3.454.988.272 đồng. Trị giá trên sổ sách kế toán: 3.454.988.272 đồng - Máy móc thiết bị không cần sử dụng (xin thanh lý):525.092.399 đồng. Giá trị trên sổ sách kế toán: 525.029.399 đồng. Tỷ lệ so với tổng số:1,52% - Nhà xưởng, đất đai + Diện tích nhà xưởng đang sử dụng: 2.376 m2 + Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh: 16343 m2 + Diện tích đất đang quản lý: 2441 m2 + Đường xá nội bộ doanh nghiệp: 2350 m2 Ngày 14/11/2003 Công ty đã tiến hành Đại Hội đồng cổ đông lần đầu. Đây là sự cố gắng chỉ đạo của ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp mà trưởng ban là giám đốc Xí nghiệp với sự động viên tuyên truyền của tổ chức công đoàn và sự tự giác tham gia của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Qua đó thấy được sự đoàn kết, gắn bó với các doanh nghiệp, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Công ty, thừa nhận mô hình cổ phần hoá là mô hình tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ngày nay và của công ty ta. Đây là một thuận lợi, một truyền thống tốt đẹp và cũng là một tài sản vô cùng quý báu của Công ty. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của Công ty. *Mục tiêu: Thành lập Công ty cổ phần để huy động vốn từ nguồn lao động, từ các tổ chức kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao lợi tức cho các cổ đông, đóng góp vào ngân sách Nhà Nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. Thị trường sản phẩm phục vụ cho xây dựng cơ bản trong giai đoạn tới rất lớn. Đây là thị trường chính trong hoạt động sản xuất của Công ty theo tổng sơ đồ kế hoạch xây dựng nguồn lưới điện Quốc Gia. * Ngành nghề KD: + Xây lắp các công trình, nguồn điện, hệ thống lưới điện và trạm biến áp điện đến 500KV, công trình công nghiệp và dân dụng, công trình giao thông, thuỷ lợi, viễn thông, văn hoá, thể thao. + Thiết kế, chế tạo và mã kẽm nhúng nóng các kết cấu thép, các sản phẩm cơ khí. + Sản xuất phụ kiện điện, cột điện bê tông ly tâm và các sản phẩm đúc sẵn; kinh doanh cát, đá. + Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, thiết bị phương tiện vận tải, xe máy thi công. + Hoạt động kinh doanh, mua bán điện + Kinh doanh các dịch vụ du lịch, khách sạn. + Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với pháp luật. Kết quả hoạt động SXKD của Cty Tình hình kinh doanh các năm trước đây nhìn chung là khả quan do có việc làm ổn định, có sự tăng trưởng trên tất cả các chỉ tiêu, có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Bảng 1: Báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây ( ĐVT: Đồng) TT Chỉ tiêu Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu 16.636.015.240 17.729.766.175 18.573.308.929 2 LN trước thuế 173.685.024 350.317.907 555.516.753 3 LN sau thuế 130.263.781 262.738.430 399.949.501 4 Thu nhập bình quân đầu người trên tháng 1.135.601 1.123.660 1.479.072 5 Các khoản nộp NS 165.370.454 288.138.831 298.438.346 6 Nợ phải trả 8.249.426.509 6.469.173.816 6.330.410.398 Nợ ngân sách 86.313.233 101.901.764 53.803.260 Nợ ngân hàng 7 Nợ phải thu 1.402.919.854 1.917.419.880 2.411.777.419 Nợ khó đòi 72.582.168 72.582.168 8 Vốn kinh doanh 293.807.301 448.397.626. 6.126.881.792 Vốn lưu động 280.155.081 Vốn cố định 293.807.301 448.397.626 3.326.726.711 Từ khi được thành lập đến nay Công ty luôn luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành vượt mức kế hoạch, tỷ lệ vượt mức kế hoạch năm sau cao hơn năm trước.Trong năm 2007 nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Công ty và các địa phương nơi xây dựng công trình, với sự năng động sáng tạo của lãnh đạo Công ty của toàn cán bộ công nhân viên nên năm 2003 Công ty đã đạt được nhiều thành tích trên tất cả các mặt về quản lý. Để làm được điều đó là một sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty về mọi phương tiện như tìm kiếm việc làm, nâng cao chất lượng quản lý về mọi mặt của Công ty như quản lý về kế hoạch, kỹ thuât, vật tư, tài chính, lao động một cách có hiệu quả. Thực tế năm 2007 Công ty đã có một sự phát triển toàn diện, đã khắc phục được một số tồn tại mà báo cáo tổng kết năm 2006 đã chỉ ra. Chính vì vậy Công ty đã được những kết qủa to lớn sau đây: - Giá trị tổng sản lượng đạt 34,5 tỷ đồng. Trong đó: + Xây lắp đạt 28,5 tỷ đồng: sản xuất công nghiệp 6 tỷ đồng + Kế hoạch 1 đạt 1191,88 tỷ đồng gồm: Xây lắp 12,88 tỷ; sản xuất công nghiệp và các công việc khác: 1179 tỷ đồng + Kế hoạch 2 đạt 6,441 tỷ gồm: Xây lắp 1,62 tỷ; sản xuất công nghiệp 4,821 đồng - Doanh thu đạt: 19.252658.619 đồng. - Nộp ngân sách: 142.871.094 đồng. - Bình quân thu nhập của các cán bộ CNV: 1.433.843 đồng/người/tháng. So với chỉ tiêu trong năm 2006 là: 1.250.000 đồng/người/tháng. - Năng suất lao động bình quân cho một cán bộ công nhân viên 111.413.000 đồng/ người/năm - Năng suất lao động bình quân cho một công nhân viên:150.753.000 đồng/người/năm - Công ty đã xây dựng nhiều công trình quan trọng phục vụ cho nền kinh tế đất nước. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ở Công ty 1. Cơ quan quản lý công ty cổ phần xây lắp điện - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị công ty - Giám Đốc công ty và bộ máy giúp việc - Ban kiểm soát 2. Bộ máy tổ chức quản lý trong công ty - Ban Giám Đốc: 03 người + Giám Đốc công ty: 01 người + Phó Giám Đốc: 02 người - Các phòng ban nghiệp vụ + Phòng kế toán - kế hoạch- vật tư: 13 người + Phòng công nghệ: 10 người + Phòng tổ chức nhân sự : 10 người + Phòng tài chính - kế toán: 6 người + Bộ phận phục vụ và trực tiếp khác: 4 người 3.Tổ chức sản xuất kinh doanh - Xưởng sản xuất công nghệ Thanh Xuân: 51 người với: + Bộ phận quản lý : 3 người + Công nhân trực tiếp : 48 người - Phân xưởng 2 tại Phú Thọ: 32 người (trong đó có 8 quản lý và phục vụ) - Đội xây lắp điện 1:18 người ( 2 quản lý) - Đội xây lắp điện 2:18 người (2 quản lý) - Đội xây lắp điện 3:18 người (2 quản lý) 4. Công tác quản lý công ty. Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định, nội dung của công ty như sau: - Quy chế tuyển dụng - Quy chế trả tiền lương, tiền thưởng - Quy chế quản lý kỹ thuật, vật tư, dụng cụ, xe máy thi công. - Quy chế quản lý tài chính - Quy chế giao khoán công trình, khoán công tác phí - Quy chế phân cấp quản lý giữa công ty và các đơn vị trực thuộc công ty - Quy chế khuyến mại, thưởng môi giới sản phẩm, giới thiệu việc làm - Nội quy lao động - Thoả ước lao động tập thể Đối với lực lượng quản lý điều hành: Để đảm bảo làm cơ sở cho mọi hoạt động quản lý điều hành và thực hiện nhịêm vụ sản xuất kinh doanh của công ty được vận hành một cách đồng bộ ăn khớp nhịp nhàng công ty sẽ tạo đIều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty học tập nâng cao trình độ, kiến thức, khả năng có thể kiêm nhiệm được nhiều việc. Nắm bắt, sử dụng thành thạo các thiết bị tin học văn phòng bồi dưỡng kinh nghiệm thực tiễn thi công, sản xuất kinh doanh. Học tập nâng cao khả năng giao tiếp. * Đối với lực lượng sản xuất trực tiếp. - Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho số công nhân hiện có của Công ty, có cơ chế tuyển dụng phù hợp để tuyển dụng thêm một số công nhân trẻ, đã qua đào tạo chuyên ngành có tay nghề, tâm huyết với nghề xây dựng điện, có ưu tiên con em trong ngành. - Tiếp tục rà xét, chấm dứt hợp đồng lao động đối với số công nhân yếu sức khoẻ, kém tay nghề lao động không có năng suất hiệu quả, không hoàn thành công việc được giao. - Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho số công nhân xây lắp điện luôn lưu động trên tuyến, công nhân lao động nặng nhọc, độc hại. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. Xưởng BTXL Nhà máy kết cấu thép Đội XLĐ 1 Đội XLĐ 2 Đội XLĐ3 Đội XDLM Tổ SX 1.2.3 Tổ SX 1.2.3 Tổ SX 1.2.3 Tổ SX 1.2.3 Tổ SX 1.2.3 Tổ SX 1.2.3 Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc công ty Phó GĐ thi công Phó GĐ kỹ thuật Phòng TCKT Phòng TCLĐHC Phòng KT an toàn Phòng KT- KH-VT - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục địch, quyền lợi của Công ty, phù hợp với pháp luật Việt Nam và nghị quyết của đại hội cổ đông quyết định: bổ nhiệm, bãi nhiệm, giám sat hoạt động của giám đốc điều hành. Quyết định cơ cấu bộ máy quy chế cán bộ nhân viên, quỹ lương Công ty. - Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của Công ty, do đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm theo đa số phiếu của cổ phần hiện diện bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Ban này tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc điều lệ Công ty của hội đồng quản trị, giám đốc điều hành trong quá trình thi hành nhiệm vụ. - Giám đốc Công ty: do Hội đồng quản trị tuyển chọn và bãi nhiệm, trợ giúp giám đốc có một hoặc một số phó giám đốc và kế toán trưởng. Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời cũng là đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng được tổ chức theo dõi yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kinh doanh thi công. - Phòng tổ chức lao động hành chính: làm nhiệm vụ quản lý toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tham mưu cho giám đốc trong quản lý tài chính của đơn vị. - Phòng kinh tế - kế hoạch- vật tư : chịu sự điều hành của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc mua thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, phụ trách công tác kỹ thuật của Công ty đồng thời vừa tham mưu cho lãnh đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra. - Phòng kỹ thuật an toàn: làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn cho nhân viên trong Công ty trong quá trình làm việc. - Các đội xây lắp đều được giao nhiệm vụ như nhau, xây dựng các công trình và trạm điện. - Xưởng bê tông ly tâm và nhà máy kết cấu thép làm nhiệm vụ sản xuất ra những cột bê tông và những cột thép đưa vào sử dụng cho các hạng mục công trình. - Các tổ sản xuất 1,2,3 là những phân nhánh nhỏ theo sự chỉ đạo của cấp trên với các sản phẩm sản xuất và các hạng mục công trình. Với mô hình sản xuất, tổ chức quản lý rất gọn nhẹ như trên, Công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật đến từng đội công trình và phân xưởng đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất. 1.3 Tình hình chung về công tác kế toán của công ty. 1 Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán ở công ty gồm 5 người được tổ chức theo hình thức tập trung cụ thể như sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Thủ quỹ Kinh phí, công nợ - Kế toán trưởng: người có chức năng chỉ đạo toàn diện công tác kế toán, thống kê tin kinh tế và hạch toán kinh tế cùng Công ty đồng thời phải chịu trách nhiệm trước phòng kế toán, điều hành các kế toán viên. - Kế toán tổng hợp: Làm chi tiết tất cả các phần hành vốn bằng tiền, vât tư, tài sản cố định. - Kế toán vật tư tài sản: Chịu sự điều hành của kế toán trưởng thực hiện kế toán vốn bằng tiền tất cả các khoản thanh toán trong nội bộ Công ty và nguồn cung cấp. - Thủ quỹ: Chịu sự điều hành trực tiếp của kế toán Trưởng làm nhiệm vụ quản lý tiền tại công ty. 2. Hình thức kế toán áp dụng ở Công ty. Công ty áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” do đó có những ưu điểm là: Giảm bớt được khối lượng ghi chép, việc ghi chép không bị trùng lặp, khối lượng ghi chép không nhiều, cung cấp thông tin được kịp thời thuận tiện cho phân công công tác. Hình thức này phù hợp với các đơn vị có quy mô kinh doanh lớn, có nhiều cán bộ làm kế toán và nhiều hoạt động kế toán. Toàn bộ quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, luân chuyển chứng từ, cung cấp thông tin kinh tế được thực hiện trên máy vi tính theo hình thức”chứng từ ghi sổ”được thể hiện qua sơ đồ sau: –Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra,được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ.Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi sổ cái. Các Chứng từ kế toan sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. –Cuối tháng, phảI khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cú vào Sổ CáI lập Bảng cân đối số pháI sinh. – Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Số Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ,thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phảI đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số ghi có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phảI bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phảI bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sơ đồ 2: Trình tự kế toán theo hình thức ghi sổ chứng từ. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Như đã nói trên ở phần II Công ty cổ phần xây lắp điện Thành phố Hà Nội là một Công ty có ngành nghề kinh doanh rất đa dạng như xây dựng các công trình đường dây và trạm điện, sản xuất cột bê tông, mạ kẽm, các kết cấu kim loại. Vì vậy việc hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. 1.4 Tình hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần xây lắp điện 1.4.1Hình thức trả lương cho người lao động và tổng quỹ lương. Cùng với công tác phân công lao động quản lý điều hành thì việc trả lương cho người lao động là một trong những điều kiện khuyến khích người lao động làm việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, là điều kiện để duy trì và phát triển công ty. - Đối với người lao động gián tiếp công ty trả lương theo thời gian, dựa trên thang bảng lương của Nhà nước tuỳ thuộc bậc lương của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của từng người, cũng như tính chất công việc. - Đối với người lao động trực tiếp sản xuất công ty trả lương theo sản phẩm nhưng không dưới mức tối thiểu là 450.000 đồng/tháng/người. - Cán bộ công nhân viên đi làm vào các ngày lễ, chủ nhật được trả lương 200% so với ngày thường, còn làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng lương 150% so với ngày thường, song giờ làm thêm không quá 200giờ/năm. Tổng quỹ lương Tiền lương bình quân = Số lao động thực tế. Tiền lương bình quân 1 ngày Đơn giá tiền lương = Số lượng giờ của 1 công nhân/ngày. Hạch toán chi tiết tiền lương. a. Hạch toán chi tiết tiền lương. Công ty Cổ phần Xây lắp Điện mới trả lương cho cán bộ, công nhân viên đủ 100% theo đúng thang, bậc lương cho từng người. Ngoài ra, Công ty còn căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng tháng để cán bộ, công nhân viên được hưởng thêm một khoản thu nhập khác. * Công thức tính lương: Tổng lương tháng = lương cơ bản + lương bổ sung + lương thêm giờ – BHXH. Trong đó: Lương cơ bản 1 ngày Lương cơ bản = x số giờ x Hệ số Số giờ làm theo chế độ 1 ngày làm thêm Công ty thực hiện tính lương thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động là: hệ số 1,5 đối với ngày thường và hệ số 2,0 đối với ngày chủ nhật và ngày lễ. Lương bổ sung = Lương cơ bản x hệ số Lương bổ sung được hình thành từ nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh khác phân bổ lại. - Đối với công nhân sản xuất trực tiếp, căn cứ theo sự phấn đấu tăng năng suất lao động được hưởng lương bổ sung có hệ số từ 0,5 -1,0 mức lương cơ bản. - Đối với cán bộ quản lý khối gián tiếp, văn phòng được hưởng hệ số trên cơ sở trích trung bình hệ số của khối công nhân lắp ráp. Lương cấp bậc = 450.000 x hệ số cấp bậc Lương cơ bản Lương ngày = 26 Lương cơ bản Lương giờ = 26 x 8 Trường hợp người công nhân là việc hưởng lương ngày công đựơc tính: Lương tháng = lương ngày x số ngày làm việc thực tế trong tháng * Định mức lao động, chất lượng lao động Định mức lao động là cơ sở để tính chi phí tiền lương cho người lao động và khoản sản phẩm. + Đối với các phòng ban thực hiện định mức theo quy định của nhà nước và theo chức danh hệ số. * Phương pháp phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Công ty phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội theo các sản phẩm truyền thống trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác vùng dịch vụ. + Công nhân lắp ráp trực tiếp được hưởng lương theo sản phẩm hoàn thành trên cơ sở định mức thời gian lao động và căn cứ vào đơn giá tiền lương/ giờ sản phẩm. + Đối với nhân viên các phòng ban thì dựa vào bậc lương của từng người. Sau khi tính lương xong cho từng người kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho từng phòng ban, tổ lắp ráp. Và cuối cùng đưa lên bảng thanh toán lương toàn công ty. b. Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí công đoàn. Nguyên tắc quản lý các quỹ này như sau : * Bảo hiểm xã hội: do cơ quan bẩo hiểm xã hội quản lý và việc chi tiêu thông qua bộ phận bảo hiểm cùng với bộ phận kế toán của Công ty. * Bảo hiểm y tế: thuộc quyền quản lý của cơ quan Bảo hiểm Y tế, việc quản lý trợ cấp Bảo hiểm y tế thông qua hệ thống y tế. * Kinh phí công đoàn: do công đoàn cấp trên quản lý, việc chi tiêu sử dụng Kinh phí công đoàn cơ sở chịu trách nhiệm. Hàng ngày, mỗi khi người lao động phải nghỉ ốm, con ốm, thai sản...họ phải có chứng từ xác minh như đơn thuốc, giấy khám bệnh...do Bác sĩ khám bệnh cho họ cấp. Trên cơ sở chứng từ này, bộ phận quản lý lao động các phòng ban, phân xưởng sẽ phải lập cho người lao động nghỉ việc vì các lý do trên một phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội. 3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. Việc tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương không phải là do một người làm mà là sự phối hợp giữa phần hành có liên quan đến phần hành tiền lương. Nhìn chung trong các doanh nghiệp, các phần hành có liên quan đến tiền lương có phần hành tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phần hành thanh toán với ngân sách, phản ánh quan hệ phải thu, phait trả về tiền lương. Các phần hành này cùng với phần hành về tiền lương tạo nên một hệ thống hạch toá 2.3/ Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CPPĐTXL & KDTB Hà Nội: 2.3.1. Hạch toán lao động Hạch toán lao động gồm thời gian lao động, hạch toán số lượng lao động và hạch toán kết qủa lao động. - Hạch toán số lượng lao động là theo dõi số lượng lao động từng loại lao động theo cấp bậc kỹ thuật theo nghề nghiệp của từng lao động. - Hạch toán thời gian lao động là theo dõi số lượng lao động, từng loại lao động, từng bộ phận sản xuất làm cơ sở để tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian. - Hạch toán kết qủa lao động là phản ánh ghi chép đúng kết quả lao động của công nhân viên, biểu hiện bằng số lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Chứng từ sử dụng thường là phiếu xác nhận công việc hay biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành. Vậy hạch toán kết qủa lao động cho từng người hay cá nhân lao động là cơ sở để tính tiền lương cho từng người, cho cán bộ hưởng lương sản phẩm. Để hạch toán về số lượng, thời gian và kết quả lao động ra căn cứ vào các tài liệu sau: + Bảng chấm công + Phiếu giao việc + Biên bản nghiệm thu 2.3.2. Tính lương và BHXH cho công nhân viên: a) Trả lương theo sản phẩm: Công ty quản lý tổng thể quỹ lương nên việc hạch toán tổng hợp tiền lương cho các bộ phận, các đơn vị tập trung về phòng tài vụ của Công ty. Việc hạch toán chi tiết tiền lương được thực hiện tại từng phòng ban, từng đơn vị. Hình thức trả lương ở các đơn vị được thống nhất theo cơ chế trả lương sản phẩm. Các đơn vị thành viên căn cứ vào kế hoạch mà Công ty giao cho để lập kế hoạch sản xuất cho đơn vị, tự tìm kiếm và xây dựng đơn giá tiền lương. Đây là cơ sở cho các đơn vị ứng quỹ lương vào các kỳ nghiệm thu, thanh toán. Tại Công ty CP ĐTXL & KDTB Hà Nội, tiền lương sản phẩm được áp dụng trả cho các đơn vị sản xuất. Căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và căn cứ vào kế hoạch Công ty giao cho đơn vị theo hình thức khoán quỹ lương đã được giám đốc Công ty ký duyệt, đợt tiến hành phân bố từng công việc mà mỗi đội, mỗi bộ phận phải chịu trách nhiệm hoàn thành và giao cho đội thông qua " Phiếu giao việc". Khi hoàn thành thì tiến hành lập " Biên bản nghiệm thu". Tiền lương của Công nhân sản xuất được tính căn cứ và số ngày công có mặt tại hiện trường và số ngày công thực tế làm việc của công nhân viên. Căn cứ vào " Biên bản nghiệm thu" đội trưởng xác định được quỹ lương của trong kỳ từ đó tính đơn giá công trình bình quân cho mỗi công nhân trong đội. Đơn giá bình quân cho mỗi công nhân đựơc tính như sau: = Đơn giá bình quân này được sử dụng để xác định lương công nhân cho công nhân trực tiếp sản xuất.Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ngoài tiền lương công nhật ra còn có khoản lương cố định.Mức lương cố định này xác định như sau: Lương cố định = Số ngày có mặt tại hiện trường * Đơn giá ngày Theo quy định của công ty đơn giá ngày =25.000đ .Mức lương này có tính chất bảo đảm thu nhập cho người lao động trong thời gian chờ việc hay ngừng việc vì lý do nào đó(mưa,chờ nguyên vật liệu...). Ngoài mức lương cố định và lương công nhật là mức lương công nhân được hưởng do thời gian làm việc thực tế của mình thì công ty còn có quy định mức lương khác dành riêng cho đội trưởng. Đây có thể coi là mức phụ cấp trách nhiệm của đội trưởng,và được trích ra từ 32% tiền lương để lại của đội. Còn đối với bộ phận lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm như các ban quản lý công nhân kỹ thuật,quản lý công trình...thì việc kế toán xem xét thanh toán lương dựa trên cơ sở''bảng chấm công'' cuả từng bộ phận. Bảng chấm được lập tương tự như các bảng chấm công của các cơ quan đoàn thể. Cuối quý bảng chấm công này được tập hợp lên ban kế toán của đơn vị-kế toán căn cứ vào hệ số lương,số ngày công của công nhân để tính tiền lương cho từng người trong bộ phận đó. Căn cứ vào bảng chấm công của tháng 3 của đội xây lắp - Xí Nghiệp xây dựng số1 kế toán lập bảng thanh toán tiền lương: Công ty cổ phần ĐTXL & KDTBHN Xí nghiệp xây dựng số 1 bảng chấm công Tháng 3 năm 2006 Bộ phận: Đội xây lắp STT Họ và tên Chức danh Ngày trong tháng Tổng số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Phạm Văn Anh ĐT x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 2 Hồ Xuân Cường CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 3 Bàng Xuân Huấn CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 4 Nguyễn Văn Hà CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 5 Phạm Văn Nam CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 6 Vũ Quốc Long CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 28 7 Nguyễn Văn Trường CN x x x x x x x x x x x x x x x xx x x x x x x x x x x x 30 8 Phạm Trung Thắng CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 28 9 Nguyễn Mạnh Tuấn CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 10 Vũ Đức Hải CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 11 Phạm Văn Sỹ CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 Cộng Công ty cổ phần ĐTXL & KDTBHN Xí nghiệp xây dựng số 1 bảng thanh toán lương Tháng 3 năm 2006 Bộ phận: Đội xây lắp STT Họ và tên Chức danh Đơn giá Ngày công Lương cố định Lcđ = Ncht*2500 Lương công nhật Lcn=ĐG*Nc Lương khác Tổng lương TL=Lcđ+Lcn+Lk Ghi chú NCHT NC Tiền ăn Phụ cấp 1 Phạm Văn Anh ĐT 30.000 26 26 650.000 780.000 310.000 50.000 1.170.000 2 Hồ Xuân Cường CN 30.000 26 26 650.000 780.000 310.000 1.120.000 3 Bàng Xuân Huấn CN 30.000 26 26 650.000 780.000 310.000 1.120.000 4 Nguyễn Văn Hà CN 30.000 26 26 650.000 780.000 310.000 1.120.000 5 Phạm Văn Nam CN 30.000 24 25 600.000 750.000 310.000 1.060.000 6 Vũ Quốc Long CN 30.000 26 28 650.000 840.000 310.000 1.150.000 7 Nguyễn Văn Trường CN 30.000 30 30 750.000 900.000 310.000 1.210.000 8 Phạm Trung Thắng CN 30.000 28 28 700.000 840.000 310.000 1.150.000 9 Nguyễn Mạnh Tuấn CN 30.000 26 26 650.000 780.000 310.000 1.090.000 10 Vũ Đức Hải CN 30.000 26 26 650.000 780.000 310.000 1.090.000 11 Phạm Văn Sỹ CN 30.000 26 26 650.000 780.000 310.000 1.090.000 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Đơn giá bình quân của 1 công nhân là : 25.000đ/công. Tiền lương công nhật sẽ được tính : Lcn = Số ngày thực tế làm việc * Đơn giá bình quân của công nhân viên Khi đó trình tự tính lương là : - Ông: Phạm Văn Anh Mức lương cố định= 26 * 25.000 = 650.000đ Lương công nhật = 26 * 30.000 = 780.000đ Do là đội trưởng nên được hưởng mức lương khác ( mức phụ cấp trách nhiệm ) là 50.000đ Công ty khấu trừ tiền ăn : 310.000đ Tổng lương được lĩnh là : (650.000 + 780.000 + 50.000)- 310.000 = 170.000đ/tháng - Ông : Hồ Xuân Cường Mức lương cố định : 26 * 25.000 = 650.000đ Lương công nhật : 26 * 30.000 = 780.000đ Các khoản khấu trừ (tiền ăn) là : 310.000đ Tổng lương được lĩnh là : (650.000 + 780.000 ) - 310.000 = 1.120.000đ/tháng. .............. Căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương toàn công ty kế toán ghi vào Chứng từ ghi sổ - TK 334 - ngày 30/3/2006 . Công ty CPĐTXL & KDTBHN XNXD số 1 Chứng từ ghi sổ Số: 40 Ngày 30/3/2006 Chứng từ Nội dung Số hiệu Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/3/2006 Phân bổ tiền lương của XNXD số 1 334 622 627 52.901.500 9.051.748 61.953.248 Công ty CPĐTXL & KDTBHN XNXD số 1 Chứng từ ghi sổ Số: 41 Ngày 30/3/2006 Chứng từ Nội dung Số hiệu Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/3/2006 Khấu trừ BHXH, BHYT vào lương 334 338 60.726 60.726 Cộng 60.726 60.726 Kèm theo…. chứng từ gốc Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) b) Hình thức trả lương theo thời gian. Tổ chức hạch toán tiền lương theo thời gian đuợc tính theo khối cơ quan đoàn thể của công ty. Nói cách khác,đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở công ty là: CBCNV ở các bộ phận phòng ban của công ty. Việc theo dõi thời gian làm việc của CBCNV được thực hiện từng phòng ban có một bảng chấm công được lập một tháng một lần.hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng thành viên trong phòng người phụ trách chấm công đánh dấu lên bảng chấm công ghi nhận sự có mặt của từng người trong ngày tương đương ứng từ cột 1 đến 3. Bảng chấm công được công khai trong phòng và trưởng phòng là người chịu trách nhiệm kiểm tra sự chính xác của bảng chấm công. Cuối tháng, các bảng chấm công của từng phòng được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong công ty ở mỗi bộ phận. Kế toán căn cứ vào để tính công cho công nhân viên khối cơ quan. Trường hợp CBCNV chỉ làm một thời gian lao động theo quy định ngày.Vì lý do nào đó vắng mặt trong thời gian còn lại của ngày thì trưởng phòng căn cứ vào số thời gian làm việc của người đó, để xem có tính công ngày đó cho họ hay không. Việc ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3373.doc
Tài liệu liên quan