ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: Hạch toán tài sản cố định hữu hình
tại Công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Họ tên sinh viên : Phan Thúy An
Lớp : Kế toán K8
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Lời
Hà Nội, tháng 5/2009
Lời mở đầu
Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doan
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty quản lý đường sắt Hà Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Đối với doanh nghiệp, TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất kỹ thuật trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ, nhất là TSCĐHH đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động. Vấn đề sử dụng TSCĐHH sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Công ty quản lý đường sắt Hà Hải là nơi mà TSCĐHH được sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại. Vì những lý do nêu trên, em đã chọn đề tại: “Hạch toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty quản lý đường sắt Hà Hải”.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung báo cáo chuyên đề được trình bày theo 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty
Chương II: Thực trạng hạch toán Tài sản cố định hữu hình
Chương III: Phương hướng hoàn thiện Tài sản cố định hữu hình
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Trong hoạt động giao thông vận tải có các ngành: Hàng Không, Hàng Hải, Đường Bộ, Đường Sắt… Trong đó đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, nó được coi là xương sống của hệ thống vận tải của đất nước. Bởi vì nó đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt trong công tác vận tải trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong hòa bình, xây dựng đất nước.
Các trang thiết bị động lực chủ yếu là các đầu máy, toa xe, cầu, đường và các trang thiết bị khác để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển.
Công ty quản lý đường sắt Hà Hải tiền thân của nó là một đoạn công vụ thuộc Tổng cục đường sắt và được thành lập tháng 8 năm 1954 với 250 lao động và trang thiết bị thô sơ, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ duy tu sửa chữa bảo dưỡng đường sắt khu vực Hà Nội.
Đất nước hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 bắt đầu việc khai thông đường sắt Bắc- Nam thì lúc này Tổng cục Đường sắt quyết định thay đổi tên từ đoạn công vụ vận chuyển thành đoạn cầu đường Hà Hải.
Năm 1979 theo quyết định của ngành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nên Tổng cục Đường sắt đã cắt giảm một số khối lượng (km đường sắt) để chuyển giao cho khu đoạn Thái Nguyên.
Năm 1985 theo quyết định của Tổng cục Đường sắt thì đoạn cầu đường Hà Nội sát nhập với Xí nghiệp quản lý cầu Long Biên và giải thể Xí nghiệp cầu Long Biên, lúc này đoạn cầu đường Hà Hải đổi tên thành Xí nghiệp cầu đường Hà Hải.
Đến năm 1988 do ngành Đường sắt thay đổi cơ cấu tổ chức nên Xí nghiệp cầu đường Hà Hải lại đổi tên thành Xí nghiệp quản lý Đường sắt Hà Hải (quản lý đường sắt từ Hà Nội đến Hải Phòng).
Theo quyết định số 866/1998/TCCB-LĐ ngày 17/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp quản lý đường sắt Hà Hải nay là Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải.
Như vậy về tổ chức của công ty có sự lớn mạnh và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành Đường sắt.
Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải thuộc Tổng cục Đường sắt nay thuộc liên hiệp Đường sắt Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Thành lập từ năm 1954 trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước và sự trưởng thành của bản thân, công ty quản lý Đường sắt Hà Hải đã phục vụ và khai thác hàng năm được một số lượng hành khách và hàng hóa rất lớn, nhằm đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Đến nay tổng số cán bộ công nhân của công ty là 1083 người, với một số lượng công nhân viên như vậy cùng với trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng nâng cao, nhu cầu giao lưu trong nước cũng như Quốc tế, công ty quản lý Đường sắt Hà Hải phải luôn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh vận tải mà cấp trên giao cho.
Bảng số 1.1: Một số chỉ tiêu phát triển của công ty trong những năm qua
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I
1
2
II
III
IV
V
VI
VII
Gía trị tổng sản lượng
Sửa chữa thường xuyên
Tự kinh doanh
- Đại tu, XDCB nhỏ
- Ngoài ngành
Tổng chi phí
Lợi nhuận thực hiện
Các khoản nộp NS
Thuế doanh thu
Trích nộp các quỹ
- Qũy phát triển sản xuất
- Qũy dự phòng tài chính
- Qũy k.thưởng phúc lợi
Tổng số lao động
Thu nhập bình quân
Trong đó lương b.quân
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Triệu
Người
đ/tháng
19.295
12.905
6.390
5.779
611
19.045
250
120
120
130
78
8
44
854
1.050.000
1.020.000
12.979
11.345
1.643
1.082
552
12.844
135
32
32
103
62
5
36
878
1.600.000
1.570.000
16.286
13.853
2.433
1.226
1.207
16.136
150
36
36
114
68
6
42
1.083
1.820.000
1.800.000
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua biểu số 1 ta thấy:
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh qua các năm 2007 so với năm 2006 giảm. Lý do năm 2006 đạt giá trị tổng sản lượng cao là qua khai thác sử dụng đã nhiều năm hiện trạng đường sắt công ty quản lý có chất lượng giảm sút và đã xảy ra một số vụ trục trặc kỹ thuật như trật bánh, thiếu thốn phụ kiện, tà vẹt, ray (do hỏng không có thay thế).
Để đảm bảo khai thác vận tải được tốt, qua điều tra cụ thể và được cấp trên đồng ý, công ty đã được cấp kinh phí để đại tu một số tuyến đường nhờ đó giá trị tổng sản lượng được nâng cao.
Do vậy năm 2007 trạng thái đường mới được đại tu đã tạm thời ổn định, chi phí sửa chữa giảm.
Năm 2008 do nhu cầu vận tải lớn cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, số lượng hàng hóa, hành khách tăng nhanh dẫn tới hệ số thông qua các ga của các đoàn tàu tăng nhanh, tốc độ bình quân của tầu hỏa tăng không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu và xu hướng chung của khách hàng đối với ngành. Vì vậy ngành đường sắt đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Trong đó công ty quản lý Đường sắt Hà Hải đã được quan tâm đầu tư về kinh phí sửa chữa thường xuyên.
Nhận xét tình hình thực hiện với kế hoạch:
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, không phụ thuộc vào nguồn kinh phí cấp trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chủ để có thể giải quyết công việc kinh doanh được tốt.
Về lợi nhuận: Do đặc điểm của công ty là một đơn vị hưởng ngân sách Nhà nước cấp. Từ khâu điều tra lập kế hoạch đến khâu nghiệm thu sản phẩm đều có sự giám sát, theo dõi của Kho bạc Nhà nước về phân ban cơ sở hạ tầng Liên hợp vận tải Đường sắt khu vực I, do vậy phần lớn giá trị tổng sản lượng đó là hạng mục sửa chữa thường xuyên Đường sắt không có lợi nhuận. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ như: Đai tu, xây dựng cơ bản nhỏ, ngoài ngành là có chút ít lợi nhuận, phần này không đáng kể.
Mức độ tăng lương bình quân trong 3 năm chỉ đảm bảo giá trị đồng lương theo hệ số trượt giá trên thị trường. Mức lương này so với các ngành khác đang còn thấp chưa đảm bảo được mức sinh hoạt và đời sống của công nhân viên với giá cả thị trường.
1.2 Tổ chức bộ máy công ty
1.2.1 Hình thức quản lý, cơ cấu tổ chức:
Công ty quản lý đường sắt Hà Hải với tổng số 1083 cán bộ công nhân viên. Ngoài bộ phận quản lý còn lại được phân bố đều trên tổng số 20 cung đường nằm dọc theo các tuyến đường sắt:
- 4 đội cầu, một xưởng cơ khí, 1 tổ máy, 1 tổ may, 1 tổ gỗ, 1 cung kiến khúc và một tổ bảo vệ cầu Long Biên. Ngoài ra còn có 4 cung chắn làm nhiệm vụ gác chắn đường ngang.
- Bộ máy quản lý của công ty bao gồm 7 phòng ban chuyên môn dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc phụ trách chung và 3 phó giám đốc.
+ Phó giám đốc kỹ thuật đường, gác chắn.
+ Phó giám đốc kỹ thuật cầu.
+ Phó giám đốc tổng hợp.
1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng nhiệm vụ cụ thể dựa trên các quy định của cấp trên và của Ban giám đốc ban hành. Đặc biệt trong công tác tổ chức, quản lý, sản xuất của công ty thì mối quan hệ của các phòng là hết sức mật thiết và quan trọng, đảm bảo công tác chỉ đạo sản xuất kịp thời thông suốt, đáp ứng yêu cầu của công tác sản xuất kinh doanh.
Phòng kế hoạch vật tư:
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty:
+ Kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính
+ Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Khi kế hoạch đã được cấp trên duyệt, phòng kế hoạch vật tư phải lập kế hoạch tác nghiệp cho các đơn vị, nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch chung của công ty.
Phòng kế hoạch vật tư còn có nhiệm vụ tính toán, cân đối mua sắm vật tư, trang thiết bị, lên phương án vận chuyển, chuyển đổi và cấp phát kịp thời đồng bộ cho các đơn vị thi công, phục vụ kịp thời cho công tác duy tu sửa chữa được đảm bảo về chất lượng và tiến độ thi công.
Phòng kỹ thuật:
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác kỹ thuật, tổ chức các đoàn nghiệm thu kiểm tra. Xây dựng các phương án, sửa chữa các điểm suy yếu có thể mất an toàn thiết kế và chỉ đạo thi công giám sát công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên toàn bộ khối lượng công ty quản lý.
Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính, báo cáo và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chạy vốn và cung cấp vốn kịp thời cho các đơn vị thi công, theo dõi, cấp phát tiền lương và các khoản thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức nhân lực sản xuất công tác cán bộ, công tác cán bộ, công tác quản lý chế độ tiền lương, đào tạo giáo dục, an toàn lao động, chế độ chính sách của người lao dộng.
Phòng bảo vệ:
Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác nội chính, đối nội, đối ngoại chi xí nghiệp, quản lý và theo dõi trang thiết bị văn phòng trong công ty, quản lý nhà và đất trong toàn công ty. Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quân sự bảo vệ. Ký kết hợp đồng về công tác bảo vệ vật tư, thiết bị đường sắt.
Phòng y tế:
Than mưu cho Ban giám đốc về công tác y tế, sinh đẻ có kế hoạch, phòng chống các tệ nạn xã hội, có biện pháp ngăn ngừa phòng các bệnh dịch, giới thiệu bệnh nhân lên bệnh viện cấp trên, xác nhận chế độ ốm đau cho người lao động. Kiểm tra đôn đốc cán bộ công nhân viên về việc ăn, ở, giữ vệ sinh môi trường.
1.2.3 Sơ đồ cơ cấu quản lý
Sơ đồ 1.3: Tổ chức quản lý công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Giám đốc
Phòng giám đốc kỹ thuật cầu
Phòng giám đốc kỹ thuật đường
Phòng giám đốc tổng hợp
Phòng KT
Phòng KH
Phòng VT- TB
Phòng TCKT
Phòng TCCB-LĐ
Phòng Y tế
Phòng Bảo vệ
Phòng Hành chính tổng hợp
Các đơn vị trực thuộc công ty
Phòng Quản lý chắn đường ngang
Đội tuần tra GT đường sắt
1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức sản xuất
a. Địa bàn, mặt bằng sản xuất, vị trí của công ty:
Công ty quản lý Đường sắt Hà Hải đóng tại thị trấn Gia Lâm thuộc quận Long Biên_ Hà Nội. Trên mặt bằng 4270m2 nhà làm việc các phòng ban, nhà kho. Nhiệm vụ chính của công ty là thực hiện nhiệm vụ duy tu sửa chữa bảo quản đường sắt khu vực công ty quản lý.
Tên công ty: Công ty quản lý đường sắt Hà Hải
Điện thoại: 0438.730.146
Đặc điểm tình hình sản xuất:
- Công tác quản lý về cầu đường tương đối phức tạp, tuyến đường sắt nằm trên hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Mật độ dân cư đông đúc ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy tu sửa chữa cũng như công tác bảo đảm an toàn giao thông hai bên đường sắt và các điểm đường ngang (giao cắt với đường bộ).
Công ty quản lý khu vực đường sắt có mật độ vận tải cao. Hiện nay tuyến đường Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày có 8 chuyến đi về (4 đôi tàu)
Hà Nội- Vinh: hàng ngày có 3 đôi tàu đi về.
Hà Nội- Thanh Hóa: hàng ngày có 1 đôi tàu đi về.
Hà Nội- Đà Nẵng: có 1 đôi tàu đi về
Hà Nội- Yên Bái: có 1 đôi tàu đi về.
Ngoài tàu khách còn có 14 chuyến tàu hàng chạy trên tuyến:
Tuyến Hà Nội- Hải Phòng, một ngày có 7 đôi tàu khách nhanh, 1 đôi tàu chợ và 5 đôi tàu hàng.
Tuyến Hà Nội- Lạng Sơn, một ngày có 3 đôi tàu khách và 12 chuyến tàu hàng.
Ngoài ra trong 1 tuần có 2 chuyến tàu liên vận Quốc tế.
Tuyến Hà Nội- Thái Nguyên một ngày có 3 đôi tàu khách và 12 đôi tàu hàng.
- Về trang thiết bị gồm nhiều chủng loại:
+ Đường :
Ray P43, Tà vẹt bê tông K1.
Ray P43, tà vẹt bê tông K2 và K2A
Ray P43, tà vẹt gỗ.
Một số đường lồng, ghi lồng.
+ Cầu:
Một số cầu lớn hư hại nhiều do bị đánh phá trong chiến tranh (cầu Long Biên, cầu Phú Lương) hướng đường có mật độ xe cộ đi lại nhiều, các cầu đều nằm trên quốc lộ giao thông quan trọng chịu khối lượng chuyên chở hành khách và hàng hóa rất lớn của đường sắt cũng như đường bộ như cầu Phú Lương, cầu đường, cầu Tam Bạc…
Trong phạm vi quản lý của công ty có nhiều chân hàng quan trọng như ga Hà Nội, ga Giáp Báp, ga Hải Phòng, ga Yên Viên, cảng Hải Phòng, cảng Vật Cách, Nhà máy xi măng Hải Phòng, xăng dầu Thượng Lý, xăng Đức Giang…
Từ đặc điểm và tình hình như vậy đòi hỏi công ty quản lý đường sắt Hà Hải phải có một bộ máy chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải của ngành, hoàn thành kế hoạch hàng năm được xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I giao, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và giảm chi phí sản xuất của công ty, giảm giá thành sản phẩm.
Đồng thời với việc tăng nhanh về vận tải, vấn đề duy tu sửa chữa đường sắt càng phải được quan tâm và phải bảo đảm tuyệt đối an toàn chạy tàu đem lại tín nhiệm cho ngành. Chính vì điều đó đã có tác động qua lại giữa khối lượng sửa chữa đường sắt và tiền lương, các khoản thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty.
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: theo hình thức tập trung
- Đặc điểm: Toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán còn các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin.
- Ưu điểm: Bộ máy kế toán gọn nhẹ. Thống nhất được sự chỉ đạo tập trung về
nghiệp vụ kế toán, về hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin nhanh trong bộ phận kế toán.
- Nhược điểm: Nếu chưa sử dụng phương tiện xử lý thông tin hiện đại mà địa bàn hoạt động rộng sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo.
1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của các kế toán
Kế toán trưởng:
+ Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, phù hợp với quy mô phát triển của công ty và theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
+ Phân công lao động kế toán hợp lý, hướng dẫn toàn bộ công việc trong phòng kế toán, đảm bảo cho từng bộ phận kế toán, từng nhân viên kế toán phát huy được khả năng chuyên môn, tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán có liên quan, góp phần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của kế toán cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tổ chức kiểm kê định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn, xác định giá trị tài sản theo mặt bằng thị trường.
+ Chịu trách nhiệm lập và nộp đúng hạn báo cáo quyết toán thống kê với chất lượng cao. Tổ chức bảo quản, giữ tài liệu chứng từ, giữ bí mật các số liệu thuộc quy định Nhà nước.
Kế toán vốn bằng tiền:
+ Theo dõi và hạch toán các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
+ In trực tiếp chứng từ thu chi theo mẫu từ chương trình. In sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi, chứng từ phát sinh, các bảng kê, nhật ký chứng từ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kế toán công nợ:
+ Theo dõi và hạch toán các khoản công nợ phải thu, phải trả, khoản tạm ứng.
+ Theo dõi được hạn mức công nợ, tuổi nợ chi tiết cho từng khách hàng.
+ In ấn bảng thông báo nợ, chứng từ chưa thanh toán dứt điểm, sổ chi tiết và tổng hợp công nợ, bảng kê đối chiếu công nợ...
Kế toán tài sản cố định:
+ Quản lý tài sản cố định và tăng giảm theo nhiều hình thức.
+ Quản lý theo từng đối tượng sử dụng, loại tài sản, nguồn vốn.
+ Tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng
+ In trực tiếp thẻ theo dõi tài sản cố định, báo cáo theo nhiều hình thức như đơn vị sử dụng, loại tài sản, nguồn vốn, in khấu hao cơ bản, kiểm kê tài sản, thuyết minh tăng giảm.
Kế toán vật tư và tồn kho:
+ Theo dõi và hạch toán các chứng từ nhập kho, xuất kho, chuyển kho nội bộ và kiểm kê đánh giá tồn kho.
+ Tính giá tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Theo dõi được lượng hàng hóa tồn kho vượt mức tối đa, và nhỏ hơn mức tối thiểu cho từng mặt hàng.
+ Thống kê nhập xuất tồn kho tức thì. Lập các báo cáo chi tiết chứng từ nhập xuất kho, thẻ kho, tồn kho theo từng kho hay toàn công ty, theo từng tài khoản, mã hàng.
Kế toán thuế:
+ Theo dõi và hạch toán thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
+ Lập các bảng kê thuế, tờ khai thuế, quyết toán thuế và báo cáo tình hình thực hiện ngân sách với Nhà Nước.
Kế toán chi phí và giá thành:
+ Theo dõi và hạch toán các khoản chi phí theo từng sản phẩm dịch vụ, công trình chi tiết đến từng yếu tố chi phí.
+ Phân bổ chi phí mềm dẻo và theo nhiều tiêu thức.
+ Theo dõi và hạch toán các khoản chi phí phân bổ dần.
+ Lập các báo giá thành, tính chi phí cho từng sản phẩm dịch vụ hoàn thành, dở dang và tự động cập nhật giá vốn hàng bán.
Kế toán tổng hợp:
+ Lập các bút toán kết chuyển tự động như: kết chuyển chi phí, kết chuyển doanh thu, kết chuyển lãi, lỗ, kết chuyển chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.
+ In ấn sổ cái chi tiết, tổng hợp, cân đối số phát sinh, nhật ký chứng từ.
+ Báo cáo cân đối tài khoản, cân đối kế toán và các báo cáo tài chính. Cho phép thiết lập công thức tính toán động khi in các báo cáo tài chính.
+ Công cụ khóa sổ cuối kỳ, chuyển số dư, theo dõi và duyệt chứng từ.
1.4.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Kế toán trưởng
KT vốn bằng tiền
KT công nợ
KT TS
CĐ
KT vật tư
KT thuế
KT tổng hợp
KT CP & GT
Ghi chú:
Quan hệ chuyên môn nghiệp vụ
Quan hệ chỉ đạo
1.5 Tổ chức công tác kế toán
1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng theo QĐ15/2006-BTC
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp KH đường thẳng
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: PP bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Ưu điểm là giá hàng xuất kho, hàng tồn kho phản ánh phù hợp. Nhưng trong điều kiện công ty phát sinh nhiều nghiệp vụ nhập, xuất thì công việc tính giá hàng xuất kho phải tiến hành thường xuyên, dẫn đến phức tạp.
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập- xuất- tồn vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế so sánh, đối chiếu với số liệu trên sổ sách. Tìm các nguyên nhân chênh lệch và các giải pháp kịp thời. Ưu điểm là xác định được giá trị vật tư hàng hóa ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán, tuy nhiên rất phức tạp, công việc hạch toán nhiều.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.5.2 Vận dụng chế độ kế toán
1.5.2.1 Vận dụng chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ.
- Tất cả chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra các chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
1.5.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán gồm 9 loại trong bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp (loại 1 đến loại 9 thực hiện theo phương pháp ghi
kép) và 1 loại ngoài bảng (loại 0 thực hiện theo phương pháp ghi đơn).
Loại 1,2: Nhóm Tài khoản Tài sản.
Loại 3,4: Nhóm Tài khoản Nguồn vốn.
Loại 5,6,7,8,9: Nhóm Tài khoản trung gian.
Loại 0: Có số dư cuối kỳ ghi ngoài bảng cân đối kế toán.
Công ty mở chi tiết Tài khoản cho từng đơn vị trực thuộc, từng khách hàng, từng nhà cung cấp, điều đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng và khoa học.
1.5.2.3 Vận dụng sổ sách kế toán
Công ty thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định.
Công ty ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ 2.2.2.3: Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ.
- Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ , kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
1.5.2.4 Vận dụng các báo cáo kế toán
- Các báo cáo tài chính: Công ty lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch.
+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
- Các báo cáo nội bộ: bao gồm báo cáo doanh thu, chi phí, công nợ… báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường. Báo cáo này được lập ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị của công ty ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo kế toán quản trị không bắt buộc phải công khai.
+ Báo cáo doanh thu:
Tuần báo cáo (thời kỳ báo cáo)
Số lượng, đơn giá, thành tiền
Chi tiết nhóm hàng: chi tiết theo nhóm hàng, chi tiết theo khu vực
Tổng cộng số tiền
+ Báo cáo công nợ:
Công nợ phải thu đầu kỳ
Trong tuần thu được bao nhiêu
Khách hàng nợ thêm trong tuần bao nhiêu
Công nợ cuối kỳ còn bao nhiêu.
+ Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh:
Dự toán sản xuất
Dự toán tiêu thụ
Dự toán hàng tồn kho
Dự toán chi phí
Dự toán tiền
Dự toán kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐHH
Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá TSCĐHH
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐHH
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:
- Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).
Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành…) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ.
- Đặc điểm của TSCĐ:
Tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị của TSCĐ giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên 1 năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động. Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 10 triệu đồng.
- TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, đầu tư tài chính dài hạn, TSCĐ dở dang.
2.1.1.2 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
- Khái niệm TSCĐHH: (Chuẩn mực kế toán VN số 03- TSCĐ hữu hình)
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
- Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH:
+ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do các tài sản này mang lại.
+ Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định.
2.1.2 Phân loại và tính giá TSCĐHH tại công ty
2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH:
Theo Thông báo số 1457/TB-TC của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Tài sản của công ty được phân thành 2 nhóm.
Nhóm 1: bao gồm những TSCĐ thuộc Ngân sách Nhà nước cấp, công ty theo dõi hao mòn vô hình.
Nhóm 2: Những TSCĐ khác không thuộc NSNN, công ty theo dõi và trích khấu hao.
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, vật kiến trúc, cầu cống… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: Bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh.
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Là các phương tiện dùng để vận chuyển như ôtô, xe tải, đường ống.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hòa.
- Tài sản cố định khác: Bao gồm các TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh vào các loại nói trên.
2.1.2.2 Tính giá TSCĐHH
- Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐHH, công ty tiến hành đánh giá TSCĐHH ngay khi đưa vào sử dụng. Tùy từng loại TSCĐHH mà công ty có cách thức đánh giá khác nhau.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí trực tiếp khác.
+ TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
+ TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của Chuẩn mực “chi phí đi vay”.
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
- TSCĐ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng hay phương pháp tuyến tính. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm là bằng nhau và được xác định như sau:
MKH = NG/ Tsd
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tsd: Thời gian sử dụng ước tính
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định. Tuy nhiên, phương pháp này không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thích hợp đối với công ty có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐHH lớn, chủng loại phức tạp. Vì nếu áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượng tính toán nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý của công ty.
2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐHH
2.2.1 Chứng từ sử dụng:
Bộ sổ kế toán của công ty bao gồm các chứng từ kế toán sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐHH: Biên bản này xác nhận việc giao nhận TSCĐHH. Sau khi hoàn thành việc mua sắm, được cấp phát, viện trợ, nhận góp vốn liên doanh và TSCĐHH thuê ngoài. Biên bản này do 2 bên giao nhận lập 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
- Biên bản thanh lý TSCĐHH (Mẫu số 03) do ban thanh lý lập để ghi sổ kế toán.
- Biên bản giao nhận TSCĐHH sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 04): căn cứ để ghi vào chi phí sửa chữa.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐHH: Biên bản này xác định giá trị hao mòn, giá trị còn lại sau khi đánh giá lại và xác định mới số liệu trên sổ sách kế toán để xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại tăng hay giảm. Biên bản này do hội đồng đánh giá lại lập.
2.2.2 Sổ sách chi tiết sử dụng:
- Đánh số hiệu cho TSCĐHH, lập thẻ TSCĐHH hoặc vào sổ chi tiết TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản.
Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐHH. Thẻ này nhằm mục đích theo dõi chi tiết từng loại tài sản của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản. Thẻ do kế toán TSCĐHH lập, kế toán trưởng ký xác nhận và được lưu giữ ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng.
- Ngoài ra còn dùng các sổ hạch toán chi tiết như: Sổ chi tiết TSCĐHH, bảng tổng hợp chi tiết TSCĐHH.
Sổ chi tiết TSCĐHH: mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở theo dõi một loại TSCĐHH. Sổ chi tiết này là căn cứ để lập._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21539.doc