Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty cầu 1 Thăng Long

Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với cơ chế quản lí kinh tế thực hiện hạch toán kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó làm ăn có lãi. Muốn thực hiện được điều đó mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản lí, bộ máy kế toán, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Một doanh nghiệp trong nền kinh t

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty cầu 1 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, đòi hỏi công tác kế toán phải có sự điều chỉnh thường xuyên, liên tục để cung cấp những thông tin về sự biến động của tài sản, nguồn vốn,… cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư,….Như vậy, có thể nói cùng với sự đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế, với chức năng là một công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý, công tác kế toán ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Sự biến động cảu nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu là một yêu cầu quan trọng, là biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng cần thiết phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trong đó việc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp là một yếu tố đáp ứng được yêu cầu trên. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu tại công ty cầu 1 Thăng Long chiếm khoảng 60-70% giá trị công trình xây dựng. Do đặc điểm sản xuất của công ty và các công trình xây dựng nằm rải rác ở nhiều nơi nên công tác giám sát, quản lí và phản ánh tình hình biến động nguyên vật liệu tại công ty gặp phải một số khó khăn nhất định mà cần có các biện pháp khắc phục những khó khăn ấy. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán nguyên vật liệu và với mong muốn tìm ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty công ty cầu 1 Thăng Long”. Chuyên đề thực tập gồm 2 phần như sau: Phần I: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cầu 1 Thăng Long. PhầnII: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cầu 1 Thăng Long. Phần I thực trạng hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độnG tại công ty cầu 1 Thăng Long I. lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn. Công ty cầu 1 Thăng Long nguyên là xí nghiệp xây dựng cầu 202 được thành lập tháng 6 năm 1983 trên cơ sở hợp nhất công ty công trình 108 của xí nghiệp liên hợp công trình 5 và công ty đại tu cầu 1 của cục quản lí đường bộ. Trong thời gian bao cấp kinh tế kế hoạch hoá tập trung công ty trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 2 (nay là khu quản lí đường bộ2) khi cơ chế thị trường thay đổi công ty đã trở thành thành viên số 1(cầu 1) của Tổng công ty xây dựng Thăng Long và là doanh nghiệp loại 1 theo nghị định 388/TTg của Thủ tướng Chính phủ . Công ty cầu 1 Thăng Long được thành lập theo quyết định số 506/QĐ/TCTL ngày 27/3/1993 của Bộ giao thông vận tải. Trụ sở của công ty hiện nay tại xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thân thế và sự nghiệp của công ty đã gắn với nhiều địa danh, nhiều công trình giao thông cầu cống, bến cảng có tầm cỡ như: cầu Đuống, cảng Hiền Lương,..vàđể có được những thành tích như vậy, công ty đã phải trải qua gần 20 năm vật lộn với bao thăng trầm của nền kinh tế với việc đầu tư cho sản xuất, từng bước đổi mới, hiện đại hoá các giây chuyền công nghệ, mua sắm thêm các phương tiện, thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ. Với đặc điểm của ngành xây dựng là sản xuất có quy mô lớn, kết cấu phức tập, có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Sản phẩm xây dựng mang tính bất động, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, mỗi công trình xây dựng do nhiều chi tiết hay hạng mục công trình tạo thành theo một thiết kế kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng, có phương pháp thi công riêng và được đặt trên một địa điểm nhất định. Với các đặc điểm riêng đó của ngành xây dựng đòi hỏi công ty phải không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt để đến ngày hôm nay bên cạnh sự giúp đỡ của Tổng công ty xây dựng Thăng Long, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể như bảng sau: Chỉ tiêu Năm So với năm 1999 1999 2000 2001 2002 2000 2001 2002 Giá trị tổng sản lượng Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Nộp ngân sách 68.000 56.000 1200 2250 85.378 71.303 1077 4064 93.916 85.406 1131 5073 198.822 125.750 1250 6057 17.378 15.303 -123 1814 25.916 29.406 -69 2823 130.822 69.750 50 3807 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy có sự biến động rất rõ rệt về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. Cụ thể, ta thấy rằng giá trị tổng sản lượng tăng đều qua các năm đặc biệt là năm 2002 tăng rất nhanh, tăng lên 130.822 triệu đồng so với năm 1999 trong khi đó năm 2001 chỉ tăng lên 25.916 triệu đồng so với năm 1999. Đây là một kết quả tốt mà công ty cầu 1 Thăng Long đã nỗ lực phấp đấu đạt được và đã hoàn thành được rất nhiều công trình có giá trị lớn như cầu Đá Bạc, cầu Nậm Pô.Tuy nhiên mặc dù là doanh thu thuần của công ty tăng đều qua các năm (năm 2000 tăng lên 15.303 triệu đồng, năm 2001 tăng 29.406 triệu đồng và năm 2002 tăng lên 69.750 triệu đồng so với năm 1999) nhưng lợi nhuận của công ty lại có sự biến động giảm qua 2 năm 2000;2001 giảm đi so với năm 1999 lần lượt là 123 triệu đồng; 69 triệu đồng, tuy nhiên cho đến năm 2002 lợi nhuận đã có xu hướng tăng , tăng lên so với năm 1999 là 50 triệu đồng. Như vậy sự biến động của lợi nhuận qua các năm cho ta thấy rằng mặc dù giá trị tổng sản lượng tăng lên qua các năm nhưng do chi phí ở các năm đó lại tăng lên một cách đột ngột làm cho lợi nhuận ở các năm đó lại giảm. Mặt khác số thuế phải nộp qua các năm tăng lên đã góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Sang năm 2002 lợi nhuận đã tăng lên, đây lầ biểu hiện đáng mừng về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để từ đó công ty không những có thể tồn tại một cách bền vững mà còn phát triển nhanh. Từ đó có thể nhận thấy rằng để có thể tăng lợi nhuận công ty nên có các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm như: tiết kiêm nguyên vật liệu, tìm ra những sáng kiến trong quá trình thi công các công trình… 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh, tự trang trải. - ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng nâng cao chất lượng công trình và hạ giá thành sản phẩm. - Đảm bảo đời sống cho CBCNV trong toàn Công ty , giải quyết việc làm,thực hiện đẩy đủ chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. - Mở rộng liên doanh, liên kết kinh tế vói các cơ sở sản xuất trong và ngoài Tổng Công ty. - Bảo đảm vốn và tài sản của Công ty , bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. - Tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ chính sách của Nhà nước quy định. -Thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ với Nhà nước. 3.Tổ chức bộ máy quản lí trong công ty 3.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuât kinh doanh ở Công ty Là Công ty xây dựng nên quá trình sản xuất của Công ty là quá trình tổ chức thi công sử dụng các yếu tố nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí sản xuất thi công khác để tạo nên các hạng mục công trình, các công trìnhvà mỗi công trình đều phải dự toán theo thiết kế riêng, phương pháp thi công riêng. 3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty Bộ máy quản trị xây dựng tinh gọn vừa khoa học phù hợp với đặc thù kinh tế kỹ thuật của Công ty , vừa mang tính linh hoạt cao co giãn tách nhập thich hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Mỗi phòng ban trong công ty có nhiệm vụ, chức năng nhất định. Bên cạnh đó sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đã tạo nên một khối vững chắc trong toàn công ty và giúp cho các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính tại công ty Giám đốc P . Giám đốc P. Giám đốc P . Giám đốc Phòng kế hoạch P . Giám đốc Đội cầu 3 Đội cầu I Đội cầu 2 Đội cầu 5 Đội cầu 4 P. Giám đốc Đội cầu 6 Các ban chỉ đạo sản xuất Đội cầu 12 Đội cầu 11 Đội cầu 9 Đội cầu 10 Đội cầu 8 Đội cầu 7 Đội xây dựng Đội cơ giới Xưởng cơ khí Trạm Y tế Phòng Kỹ thuật Phòng TCLĐ-HC Phòng Tài vụ Phòng Vật tư Phòng Máy Đội thiết bị thi công -Giám đốc Công ty: là người có quyền quyết định điều hành hoạt động Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động trong Công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. -Phó giám đốc : là người được giám đốc giao phụ trách phần công việc điều hành triển khai kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết những vấn đề được giao. Phòng kỹ thuật : Làm tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật tiếp nhận biện pháp thi công của Công ty trên cơ sở đó lập biện pháp thi công cụ thể cho từng hạng mục công trình. Nắm vững các số liệu lập chi tiết các công trình, phát hiện kịp thời các sai sót trong thiết kế, trong thi công. Phòng kế hoạch : Làm tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm và lập dự toán kế hoạch của từ 1 đến 2 năm tiếp theo, lập tiến độ tổng hợp của công trình, tham mưu điều chỉnh sản xuất theo kế hoạch. Phòng vật tư : - Tham mưu cho giám đốc chuẩn bị sản xuất theo lượng vật tư công trình để phòng kỹ thuật cấp, mua vật tư thiết bị theo kế hoạch, cấp phát kịp thời có kế hoạch,thành lập hội đồng kiểm tra theo định kỳ. Phòng tài vụ : - Giúp giám đốc quản lý kinh tế, hạch toán giá thành công trình,giám sát đồng tiền sử dụng hợp lý đặc biệt là thanh toán cho từng công trình. Phòng tổ chức lao động - hành chính : Làm tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ sắp xếp điều động lực lượng công nhân theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất tham khảo cùng phòng kế hoạch. Trạm y tế : -Có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho tất cả các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, có kế hoạch phòng chống các bệnh dịch và vệ sinh phòng dịch.. 3.3.Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Xuất phát từ mô hình tổ chức kế toán, bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến – kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua khâu trung gian thừa lệnh. Trong đó phương pháp toán chi tiết theo hình thức Sổ số dư đã thực sự phát huy được tác dụng đối với sự đa dạng và phong phú về nguyên vật liệu tại công ty góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty. Bên cạnh đó, hiện nay với việc hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên với hình thức ghi sổ Chứng từ-ghi sổ đã tỏ ra rất phù hợp số lượng nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên, liên tục và chương trình kế toán máy đang áp dụng tại công ty từ đó giúp công ty giảm bớt số lượng lao động kế toán, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh. Hiện nay do ngày càng nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên công ty đã chuyển từ kế toán thủ công sang sử dụng kế toán máy theo chương trình CADS . Cơ cấu lao động kế toán : Bộ máy kế toán của Công ty gồm : 12 người .Trong đó có 3 người làm việc tại Huế và 9 người còn lại làm việc ở Hà nội. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cầu I – Thăng long Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thanh toán + VAT Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Thủ quỹ Công việc kế toán tại phòng kế toán như sau : Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán Có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động việc sử dụng quỹ tiền lương và phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính tín dụng và thanh toán. b. Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán tài sản cố định ). - Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. - Phụ trách các số tổng hợp. - Lập các biểu báo tài chính. - Tập hợp số liệu của từng phần hành kế toán vào sổ kế toán tổng hợp, theo dõi các khoản thanh toán, các nguồn vốn. c.Kế toán vật tư Theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư . Kế toán công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ cần thiết khác để tiến hành ghi sổ kế toán liên quan. d. Kế toán tiền lương và BHXH: Kế toán lương nhận bảng lương do phòng tổ chức chuyển đến tính toán và lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho khối văn phòng công ty. Kế toán tổng hợp lương còn có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ lương của tất cả các công trình theo quy định hàng tháng sau đó làm căn cứ để phân bổ vào các đối tượng sử dụng. e. Kế toán thanh toán và vốn bằng tiền Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra tất cả các khoản thanh toán với người bán và các đơn vị trong nội bộ công ty. f. Kế toán thanh toán tạm ứng - Theo dõi các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên trong Công ty và thầu phụ trong quá trình thi công công trình hay hạng mục công trình . g. Thủ quỹ Có nhiệm vụ giữ tiền mặt của công ty, căn cứ vào phiếu thu, chi kèm theo các chứng từ gốc hợp lý hợp lệ để nhập hoặc xuất quỹ. II. Đặc điểm và phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại công ty cầu 1 Thăng Long Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có đủ ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Như vậy nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất đã được thể hiện dưới dạng vật hoá mà lao động trực tiếp tác động vào để thoả mãn nhu cầu xã hội, khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. 1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty Trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng nguyên liệu, vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá, được sử dụng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu có đặc điểm sau: + Về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Khi tham gia vào một chu kỳ sản xuất, dưới tác động của tư liệu lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. + Về mặt giá trị: Khi tham gia vào một chu kỳ sản xuất, nguyên vật liệu dịch chuyển một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp là những đối tượng lao động do doanh nghiệp xây lắp mua ngoài hay tự sản xuất, tự nhận của bên giao thầu công trình… được dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, nó mang khó khăn trong công tác chuyên chở, bảo quản. Do những đặc điểm trên, chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc quản ‎lí nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến những chỉ tiêu kinh tế tài chính quan trọng trong doanh nghiệp xây dựng nói riêng và doanh nghiệp sản xuất nói chung. 2. Nguyên vật liệu sử dụng tại công ty ở công ty cầu I Thăng Long vật liệu bao gồm nhiều loại, thứ khác nhau với nội dung kinh tế khác nhau, vai trò, công dụng, tính chất lí hoá khác nhau trong quá trình sản xuất để quản lí chặt chẽ và hạch toán chi tiết vật liệu phục nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải phân loại vật liệu. Phân loại vật liệu là việc sắp xếp theo từng loại, từng nhóm theo những tiêu thức phù hợp. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò, công dụng, của vật liệu trong quá trình sản xuất xây lắp, vật liệu được chia thành các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế và nhiên liệu. Trong đó, nguyên vật liệu được nhập chủ yếu từ các nguồn sau: + Nguyên vật liệu mua ngoài gồm cả mua trong nước và nhập khẩu. Nguyên vật liệu mua ngoài chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị nguyên vật liệu nhập kho. + Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến (Có những nguyên vật liệu để sử dụng cho sản xuất phải trải qua giai đoạn chế biến bởi vì công ty không tự chế biến được mà phải thuê ngoài). +Nguyên vật liệu nhận được do cấp trên cấp phát, biếu tặng. Ngoài ra, với sự đa dạng, phong phú về nguyên vật liệu và nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý nên kế toán công ty đã tiến hành phân nguyên vật liệu thành 5 chủng loại như sau: +Nhiên liệu: Dầu Diezen, dầu HĐ 40, dầu CS 32, dầu CN 90,… +Thép tròn: Thép F1, thép CT3 F10, thép CT3 F12,… +Hoá chất: Que hàn 4 ly, ôxy, peparôn,… +Vật liệu xây dựng: Xi măng CP 40, cát vàng,… +Phụ kiện thi công: Máy hàn, dây điện 3 pha,.. Để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lí chặt chẽ vật liệu công ty cần phải nắm bắt được một cách cụ thể và đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của từng thứ vật liệu được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó vật liệu tại công ty mới được phân loại một cách chi tiết hơn theo tính năng lí, hoá, theo quy cách, phẩm chất của nó. 2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty 2.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho 2.1 Phương pháp tính giá NVL nhập kho: Đối với nguyên vật liệu mua ngoài về nhập kho ta có công thức tính giá như sau: Giá mua NVL = Giá mua trên HĐ + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Chi phí thu mua - Các khoản giảm giá Trong đó: -Do công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế vật liệu mua vào là: giá vật liệu chưa có thuế giá trị gia tăng. -Chi phí thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ… Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT của công ty, Trung tâm dịch vụ kim khí gang thép bán cho công ty 15.800 kg thép F16 ngày 07/11/2002 +Giá chưa có thuế: 75.761.000đ +Thuế GTGT 5% : 16.028.432 đ +Tổng giá thanh toán: 91.789.432 đ. Như vậy giá thực tế nhập kho của thép F16 trên phiếu nhập kho là: 75.761.000đ 2.2. Đối với vật liệu xuất kho: + Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Tại công ty cầu 1 Thăng Long kế toán tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân (gia quyền) cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân. Trong đó giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho hàng tồn đầu kỳ cùng với khối lượng vật liệu tồn và mua trong kỳ đều được lấy từ sổ chi tiết vật tư, hàng hoá. Tuy nhiên không phải nguyên vật liệu nào tại Công ty cũng tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (kỳ ở đây tính theo tháng) mà chỉ những nguyên vật liệu chính như sắt, thép…. Mới áp dụng phương pháp tính này. Mẫu sổ chi tiết vật tư hàng hoá STT DG N X T SL TT SL TT SL TT Cộng Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính như sau: Giá thực tế vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho X Đơn giá thực tế bình quân Trong đó: Đơn giá thực tế bình quân = Giá thực tế VL tồn đầu kỳ + Giá thực tế VL mua trong kỳ Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL mua trong kỳ Ví dụ: Với số liệu ở ví dụ trên và có thêm số liệu là: Số dư đầu kỳ của 56.698 Kg thép F16: 271.640.118đ Ngày 07/11/2002 công ty mua 15.800 Kg thép F16 với giá 75.761.000 đ Ngày 15/11/2002 công ty mua 12000 Kg thép F16 với giá 58.248.000 đ Ngày 27/11/2002 công ty mua 5089 Kg thép F16 với giá 27.281.356đ Do đó, Đơn giá thực tế của thépF16 bình quân trong tháng = 271.640.118 + 75.761.000 + 58.248.000 + 27.281.356 56.698 + 15.800 + 12000 + 5089 = 4833 đồng/ kg Trong tháng 11/2002 xuất: Ngày 05/11 xuất 24.510 Kg thép F16 với giá thực tế xuất kho là: 24.510 X 4833 = 118.456.830 Ngày 10/11 xuất 2150 Kg thép F16 với giá thực tế xuất kho là: 10.000 X 4833 =48.330.000 Ngày 12/11/ 2002 xuất 10.000 Kg thép F16 với giá thực tế xuất kho là : 10.000 X 4833 = 48.330.000đ Ngày 20/11/2002 xuất kho thép F16 với giá thực tế xuất kho là: 10.102 X 4833 =48.422.966đ Trên đây là phương pháp tính giá thực thực tế nguyên vật liệu xuất kho tại công ty cầu 1 Thăng Long. Tuy nhiên trên thực tế số lần nhập kho và quy mô của nguyên vật liệu có thể nhiều hơn ở đây chỉ là một ví dụ thu nhỏ của việc nhập xuất nguyên vật liệu trong tháng 11 năm 2002 của công ty và phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho mà công ty đang áp dụng . III. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty cầu 1 Thăng Long 1. Thủ tục, chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu tại công ty Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập, xuất vật liệu đều phải được lập chứng từ kế toán một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác theo đúng chế độ quy định ghi chép ban đầu về vật tư. Công tác quản lí vật liệu đòi hỏi phải phản ánh và theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Do đó phải tiến hành hạch toán chi tiết nguyên vật liệu để đáp ứng các yêu cầu trên. Có thể nói nguyên vật liệu tại công ty biến động rất lớn, liên tục với nhiều chủng loại. Vì vậy hạch toán nguyên vật liệu tốn rất nhiều thời gian. Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, trình độ chuyên môn kế toán tại công ty, kế toán chi tiết nguyên vật liệu thực hiện hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp Sổ số dư. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu của công ty biến động liên tục hàng ngày với nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau nên việc hạch toán nguyên vật liệu có khối lượng lớn tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy để phù hợp với quy mô sản xuất, trình độ chuyên môn của kế toán, kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty được thực hiện theo phương pháp Sổ số dư. 1.1 Chứng từ và thủ tục nhập kho tại công ty Căn cứ theo nhu cầu sản xuất và định mức tiêu hao NVL do phòng Kỹ thuật đề ra hàng năm, phòng Vật tư lên kế hoạch nhập NVL hàng tháng .Sau khi NVL về kho phòng vật tư tiến hành kiểm tra và làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên. Một liên lưu lại phòng vật tư, một liên giao cho thủ kho để vào thẻ kho, một liên nộp vào hoá đơn chyển sang phòng kế toán. Phiếu nhập kho nguyên vật liệu phải ghi rõ số, ngày nhập, tên, nhãn hiệu, số lượng nhập theo chứng từ, số lượng thực nhập đơn giá và thành tiền. Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành kiểm nhận nguyên vật liệu nhập kho, ghi số lượng thực nhập. Ví dụ: Trong tháng 11/2002 công ty đã mua của Trung tâm kim khí gang thép, hoá đơn bên bán giao cho công ty như sau: Mẫu số: 01GTKT - 3LL 02 - B EB 092718 Hoá đơn (GTGT) Liên 2: (Giao cho khách hàng) Ngày 07 tháng 11 năm 2002 Đơn vị bán hàng: Trung tâm Kim khí Gang thép Địa chỉ: Số tài khoản Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua hàng: Anh Thanh Đơn vị: Công ty Cầu I Thăng Long Số tài khoản: 7301 - 0036I Địa chỉ: Thịnh Liệt - Thanh Trì - Hà Nội Mã số: 0100104323 - 1 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn vị Thành tiền A B C 1 2 3 1 Thép F16 L = 11,7 Kg 15.800 4795 75.761.000 Cộng tiền hàng Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán: 7.021.300 Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu không trăm hai mươi mốt nghìn ba trăm đồng Người mua hàng (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Thủ trưởng đơn vị (đã ký) Đơn vị: Công ty Cầu I - Thăng Long phiếu nhập kho Số: 2/2B Mẫu số: 01 VT Ngày 07 tháng 11 năm 2002 Nợ:… QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Có:… Ngày 01/11/1995 - Bộ Tài chính Họ tên người giao hàng: Ông Long Theo …………… Số …30 ngày 24 tháng 11 năm 2002 Nhập kho tại: kim tân II. STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 F 16 L=11,7 Kg 15.800 4795 75.761.000 Cộng Nhập, ngày 07 tháng 11năm 2002 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Thủ kho Người giao hàng Thủ trưởng đơn vị (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) 1.2 Chứng từ và thủ tục xuất kho tại công ty Căn cứ vào kế hoạch thi công hàng tháng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng hạng mục công trình mà phòng kế hoạch đề ra, nhân viên kinh tế đội lập phiếu xuất kho gồm 2 liên. Một liên giao cho phòng kế toán, liên còn lại chuyển cho phòng vật tư duyệt sau đó đưa cho thủ kho để lĩnh vật tư. Căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu tồn kho, thủ kho xuất nguyên vật liệu và ghi vào thẻ kho. Theo định kỳ, kế toán vật tư xuống kho để kiểm tra và rút phiếu xuất kho và kế toán chỉ ghi vào các cột: Số hiệu chứng từ, ngày tháng chứng từ, diễn giải (tên vật tư,, đơn vị tính, …) và cột số lượng mà bỏ trống cột đơn giá và thành tiền Ví dụ: Ngày05/11/2002 công ty tiến hành xuất nguyên vật liệu cho công trình đang thi công ở Huế với 24.510 Kg thép F16 Đơn vị: phiếu xuất kho Số: 0712 Mẫu số: 02 VT Ngày 26 tháng 11 năm 2002 Nợ:… QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Có:… Ngày 01/11/1995 - Bộ Tài chính Họ tên người nhận hàng: Ông Chiến. Địa chỉ: Cầu 4 Lý do xuất: Thép cho công trình ở Huế Xuất kho tại: Thịnh Liệt STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Thép F 16 Kg 24.510 Cộng Xuất, ngày 05 tháng 11năm 2002 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Do những công trình thi công của công ty nằm trên những địa bàn khác nhau. Để cung cấp đủ nguyên vật liệu cho các công trình đó thì phải có sự điều chuyển nguyên vật liệu giữa các kho của công ty để đáp ứng yêu cầu thi công toàn bộ công trình do đó công ty đã sử dụng hiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Phiếu xuất kho Ngày 01/11/1995 - Bộ Tài chính. Kiêm vận chuyển nội bộ BG/01-B. Ngày 10/11/2002 No 045657. Liên 2: Dùng để vận chuyển Căn cứ Họ tên người vận chuyển: Ông Hoạt. Hợp đồng số: 5… Phương thức vận chuyển : Ôtô. Xuất tại kho : Hà Nội. Nhập tại kho : Cầu Nậm Pô - Lai Châu. STT Diễn giải Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 2 Que hàn 4 ly Thép F 16 Kg Kg 100 10.000 6900 690.000 Xuất, ngày 10 tháng 11 năm 2002 Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đang áp dụng tại công ty Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán với nhiệm vụ phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số lượng, giá trị vật liệu làm cơ sở để ghi sổ kế toán, để giám sát sự biến động của vật liệu. Công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty cầu 1 Thăng Long được tiến hành theo phương pháp Sổ số dư. Sơ đồ: Quá trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Bảng luỹ kế nhập Phiếu nhập kho Sổ số dư Bảng tổng hợp N - X- T Thẻ kho Sổ tổng hợp Bảng luỹ kế xuất Phiếu xuất kho Ghi chú Hàng ngày Đối chiếu Cuối tháng Thực tế công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu giữa kho và phòng kế toán được tiến hành như sau: * ở kho: Hàng ngày hoặc định kì (3-5 ngày) sau khi ghi thẻ xong thủ kho tập hợp toàn bộ các chứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong ngày, trong kì và phân loại theo từng nhóm vật tư theo quy định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ trong đó ghi số lượng, số liệu chứng từ của từng nhóm vật liệu và giao cho phòng kế toán kèm theo phiếu nhập, phiếu xuất. Cuối tháng, thủ kho căn cứ vào thẻ kho đã được kế toán kiểm tra để ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng của từng danh điểm vật liệu vào Sổ số dư. Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, dùng cho phòng kế toán kiểm tra và tính thành tiền. Đơn vị: Công ty Cầu I - Thăng Long Mẫu số: 06 - VT Tên kho: Thịnh Liệt QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 - Bộ Tài chính. thẻ kho Ngày lập thẻ: 30/11/2002 Tờ số 5 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép F 16. Đơn vị tính : Kg. Mã số : STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán SH Ngày tháng Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 Tồn đầu kỳ 56.698 1 2 3 4 5 6 7 05/11 07/11 10/11 12/11 15/11 20/11 21/11 27/11 Xuất cho công trình ở Huế Mua nhập kho Xuất xuống kho Kim Tân II Xuất cho công trình ở Cẩm Thuỷ Xuất xuống kho cầu Nậm phô-Lai Châu Mua về nhập kho - 15.800 - - 12.000 - - 5.089 24.510 - 10.000 10.000 - 10.102 3500 32.188 47.988 37.988 27.988 39.988 29.886 26.386 31.475 Cộng 32.889 58.112 Tồn cuối kỳ 31.475 *ở phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập xuất vật liệu ở kho, kế toán kiểm tra chứng từ và đối chiếu với các chứng từ có liên quan rồi ghi giá hạch toán của vật liệu và tính thành tiền ghi vào chứng từ, sau đó tổng hợp giá trị vật liệu nhập xuất theo từng nhóm vật liệu ghi vào Bảng luỹ kế nhập, Bảng luỹ kế xuất. Căn cứ vào Bảng luỹ kế nhập, Bảng luỹ kế xuất lập Bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn vật liệu đồng thời tính ra giá trị của từng nhóm, loại vật liệu tồn kho cuối tháng trên Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho vật liệu đồng thời ghi nhận số dư do thủ kho chuyển đến, kế toán tính giá hạch toán cho từng thứ, từng nhóm, loại vật liệu phù hợp. Sau khi lập Bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn kho vật liệu và ghi Sổ số dư, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu về giá trị của từng nhóm, từng loại vật liệu tồn kho cuối kỳ ở Sổ số dư và Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho vật liệu với số liệu ở sổ kế toán tổng hợp vật liệu-số liệu nhập kho, xuất kho và tồn kho phải khớp nhau. Bảng luỹ kế nhập nguyên vật liệu Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền NT SH 07/11 15/11 27/11 08 22 40 Mua nhập kho Mua nhập kho Mua nhập kho 15.800 12.000 5.089 4.795 4.854 5.360 75.761.000 58.248.000 27.281.356 Cộng 161.290.356 Ngày 30 tháng 11 năm 2002 Người lập biểu Kế toán trưởng Bảng luỹ kế xuất nguyên vật liệu Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền NT SH 08/11 10/11 12/11 20/11 04 12 16 22 Xuất kho cho công trình ở Huế Xuất xuống kho Kim Tân II Xuất cho công t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0443.doc