Mục lục
Mở đầu 3
Chương I: Cở sở lý luận về hạch toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất 4
1.1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá vật liệu 4
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm 4
1.1.2.Phân loại vật liệu 4
1.1.3.Tính giá vật liệu 5
1.1.4.Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán vật liệu 9
1.2. Hạch toán chi tiết NVL 11
1.2.1.Phương pháp thẻ song song 11
1.2.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13
1.2.3.Phương pháp sổ số dư 13
1.3.Hạch toán tổng hợp NVL 15
1.3.1.Hạch toán tổng hợp NVL theo phươn
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán nguyên vật liệu trong ty Nhôm Thành Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp kê khai thường xuyên 15
1.3.2.Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ 17
1.3.3.So sánh phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ 19
1.3.4.Các hình thức sổ tổng hợp NVL 19
Chương II: Thực trạng hạch toán NVL tại công ty Nhôm Thành Long 22
2.1. Tổng quan về công ty Nhôm Thành Long 22
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 22
2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD 23
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ của công ty 26
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 26
2.2.2. Tổ chức hình thức bộ sổ kế toán 32
2.3.Tình hình hạch toán chi tiết NVL tại công ty Nhômm Thành Long 34
2.3.1.Đặc điểm chung về NVL sử dụng 34
2.3.2.Đánh giá NVL 36
2.3.3.Chứng từ kế toán sử dụng hạch toán NVL 37
2.3.4. Kế toán chi tiết NVL tại kho và phòng kết toán 48
2.4. Thực trạng hạch toán tổng hợp NVL tại công ty Nhôm Thành Long 53
2.4.1.Kế toán tăng và giảm vật liệu 53
Chương III: Hoàn thiện hạch toán NVL tại công ty Nhôm Thành Long 59
3.1. Đánh giá thực trạng tình hình hạch toán NVL 59
3.1.1.Về bộ máy kế toán, công tác tổ chức hạch toán kế toán 59
3.1.2.Về dự trữ và sử dụng NVL 59
3.1.3.Về phương pháp hạch toán 60
3.1.3.Về sử dụng sổ kế toán 61
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện 61
3.2.1.Nguyên nhân tồn tại và sự cần thiết của việc hoàn thiện 61
3.2.2.Nội dung hoàn thiện 62
Kết luận: 68Mở đầu
Nếu coi tài sản cố định là xương cốt của doanh nghiệp thì tài sản lưu động chính là mạch máu và NVL là một phần của mạch máu đó. Việc luân chuyển NVL có thể làm ngưng trệ cả một hệ thống hoạt động.
Để có thể đứng vững trên thị trường ngày càng biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần có một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Trong đó hạ giá thành luôn là vấn đề tiên quyết. Để làm được điều đó thì việc đầu tiên là tiết kiệm NVL bằng cách thực hiện tốt các khâu từ mua, dự trữ, bảo quản và hạch toán hợp lý NVL.
NVL được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như tự sản xuất mua ngoài..., không những chỉ mua trong nước mà còn nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, việc hạch toán NVL ngày càng trở nên phức tạp. NVL vừa nhiều về số lượng lại đa dạng về chủng loại nên khi hạch toán phải cẩn thận không rất dễ nhầm lẫn giữa các loại với nhau.
Công ty Thành Long là một đơn vị sản xuất, NVL chiếm tỷ trọng lớn trong thành phẩm hoàn thành. Trong thời gian thực tập tại đây em nhận thấy hạch toán NVL, CCDC là bộ phận có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác. Do đó, em quyết định đi sâu vào đề tài “Hạch toán nguyên vật liệu trong ty Nhôm Thành Long”. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, TS. Lê Quang Bính cùng sự chỉ bảo cặn kẽ của các cô chú ở phòng tài chính kế toán đặc biệt là bộ phận hạch toán NVL và nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình.
chương I: cơ sở lý luận về hạch toán
nguyên vật liệu trong các doanh nghịêp sản xuất
1.1 khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá vật liệu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm:
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá. Trong các doanh nghiệp vật liệu được sử dụng cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay bán hàng, cho quản lý danh nghiệp.
Nguyên, vật liệu là “hàng tồn kho” thuộc tài sản lưu động được điều chỉnh theo chuẩn mực 02: “hàng tồn kho” của bộ tài chính, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1.1.1.2.Đặc điểm:
Đặc điểm của NVL là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất - kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn.
Vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn liên doanh, vốn góp của các thành viên tham gia công ty,…trong đó chủ yếu là do doanh nghiệp mua ngoài.
1.1.2 Phân loại NVL
Phân loại vật liệu là việc xắp xếp các loại tài sản khác nhau vào từng nhóm khác nhau theo tiêu thức nhất định (theo công dụng, theo nguồn hình thành, theo quyền sở hữu…). Mỗi cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng trong quản lý và hạch toán. Đối với vật liệu căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia thành các loại sau:
* Nguyên, vật liệu chính: là những thứ mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành lên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Nguyên, vật liệu là những vật phẩm tự nhiên chưa qua một sự chế biến nào và cần được tác động của lao động, máy móc, kỹ thụât mới thành sản phẩm
* Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, hương liệu, chống rỉ…
*Nhiên liệu: là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: than, củi, xăng, dầu, hơi đốt, khí đốt…
*Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế máy móc, thiết bị vận tải…
*Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí đốt…) mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
* Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch vụn, sắt vụn…)
* Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng,…
1.1.3 Tính giá vật liệu
Theo chuẩn mực số 02 hàng tồn kho vật liệu được tính theo giá gốc, tức là khi nhập kho hay xuất kho đều được tính theo giá thực tế. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Tính giá vật liệu thực chất là tính giá trị ghi sổ của vật liệu.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh đế có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất, được trừ khỏi chi phí mua.
1.1.3.1 Giá vật liệu nhập kho
*Giá vật liệu nhập kho do mua ngoài: giá thực tế (giá gốc) ghi sổ gồm giá mua của vật liệu thu mua (là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, cộng (+) chi phí gia công hoàn thiện và cộng các loại thuế không được hoàn lại (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí bao bì; chi phí của bộ phận thu mua độc lập; chi phí thuê kho, thuê bãi; tiền phạt lưu kho, lưu hàng,lưu bãi…)
* Với vật liệu tự sản xuất: giá thực tế ghi sổ của NVL do doanh nghiệp sản xuất khi nhập kho là giá thành sản xuất thực tế của NVL sản xuất ra.
* Với NVL nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia góp vốn: giá thực tế ghi sổ là giá thoả thuận do các bên xác định cộng (+) các chi phí tiếp nhận mà doanh nghiệp phải bỏ ra (nếu có).
* Phế liệu: giá thực tế ghi sổ của phế liệu là giá ước tính có thể sử dụng hay giá trị thu hồi tối thiểu.
* Với NVL được tặng thưởng: giá thực tế ghi sổ của NVL là giá thị trường tương đương cộng (+) chi phí kiên quan đến việc tiếp nhận ( nếu có).
1.1.3.2 Giá vật liệu xuất kho
Có 5 phương pháp tính giá NVL xuất kho nhưng tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ của nghiệp vụ của cán bộ kế toán, doanh nghiệp có thể chọn một trong 5 phương pháp tính giá NVL xuất kho.
* Phương pháp giá đơn vị bình quân: theo phương pháp này giá của từng loại vật liệu xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại vật liệu tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại vật liệu mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình doanh nghiệp.
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao, hơn nữa công việc cuối tháng dồn vào đầu tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung.
Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước mặc dù khá đơn giản phản ánh kịp thời tình hình biến động NVL trong kỳ, tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả vật tư cuối kỳ này.
Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhược điểm cả hai phương pháp trên tuy nhiên tốn hiều công sức tính toán
* Phương pháp nhập trước áp dụng dựa trên giả định rằng NVL được mua trước thì được xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất và NVL còn lại cuối kỳ là sẽ là giá thực tế của số NVL mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
* Phương pháp nhập sau xuất trước: phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là NVL được mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này giá trị NVL xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, giá của NVL tồn kho được tính theo giá nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát
*Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này NVL được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập đến lúc xuất dùng. Khi xuất NVL nào sẽ tính theo giá gốc NVL đó. Do vậy, phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại NVL có giá trị cao và có tính tách biệt.
* Phương pháp giá hạch toán: theo phương pháp này toàn bộ NVL biến động trong kỳ đều được tính theo giá hạch toán (giá hạch toán là giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế
Mỗi phương pháp tính giá đều có ưu nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ năng lực, nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tùy thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư hàng hóa ở doanh nghiệp.
1.1.3.3. So sánh các phương pháp
Trong điều kiện thi trường tương đối ổn định – giá cả không biến đổi hoặc thay đổi không đáng kể thì việc lựa chọn phương pháp nào để xác định giá vốn hàng tồn kho là không quan trọng lắm bởi và các phương pháp đều cho kết quả như nhau. Nhưng trong điều kiện thị trường không ổn định khi giá cả lên, xuống thất thường thì các phương pháp lại cho các kết quả khác nhau
VD: Khi giá mua vào thường xuyên tăng lên, phương pháp nhập trước xuất trước cho kết quả trị giá xuất kho thấp vì thế lợi nhuận tính ra sẽ cao nhất. Ngược lại, phương pháp nhập sau xuất trước lại cho kết quả trị giá xuất kho của NVL cao nhất lãi gộp thấp nhất, thuế phải nộp ít nhất. Phương pháp bình quân gia quyền sẽ cho kết quả trung bình. Còn phương pháp đích danh hoàn toàn phụ thuộc vào lô hàng cụ thể nào đã xuất trong kỳ, phương pháp thực tế đích danh thường áp dụng khi hàng hóa có giá trị cao và chỉ có ít sản phẩm tồn kho và bán. Nếu giá mua liên tục tăng sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước thì có lợi cho quá trình tính thuế. Việc lựa chọn và áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào yêu cầu tạo lợi thế tài chính doanh nghiệp và sự thuận lợi cho kế toán. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp đã chọn một cách nhất quán thời kỳ này sang thời kỳ khác - hay ít nhất cũng phải nhất quán trong một niên độ kế toán. Nếu muốn thay đổi phương pháp đã chọn phải công khai ghi chú trong báo cáo tài chính của công ty
1.1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán vật liệu
1.1.4.1. Vai trò của hạch toán kế toán NVL
Tổ chức công tác vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu đựơc để quản lý vật liệu thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ những NVL cần thiết cho sản xuất, dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng hư hao, mất mát và lãng phí vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện tốt công tác quản lý vật liệu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng để đảm bảo quản lý vật liệu, bố trí, sắp xếp vật liệu trong kho phải theo đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất và theo dõi, kiểm tra. Đối với mỗi loại vật liệu phải xác định mức dự trữ, xác định giới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật tư phục vụ sản xuất hoặc dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn. Cùng với việc xây dựng định mức dự trữ, việc xây dựng định mức tiêu hao vật liệu là điều kiện quan trọng để tổ chức quản lý kế toán vật liệu.
1.1.4.2. Nhiệm vụ hạch toán vật liệu
Vật liệu giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh do đó, hạch toán NVL có ảnh hưởng lớn đến tình hình của cả doanh nghiệp. Để việc hạch toán mang lại hiệu quả cao thì kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.
- Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị xuất dùng cho các đối tượng khác nhau. Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu.
- Thực hiện việc kiểm kê vật liệu, theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu.
1.2 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện tại kho và phòng kế toán. Tại kho mỗi loại vật liệu được quy định một số hiệu riêng gọi là “sổ danh điểm vật liệu”. Mỗi danh điểm vật liệu được theo dõi trên một thẻ kho. Thẻ kho do kế toán lập và phát cho thủ kho sau khi ghi từng nhóm vật liệu để tiện tìm kiếm. Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho vật liệu thủ kho ghi chép tình hình biến động của từng danh điểm vật liệu vào thẻ kho. Việc kiểm tra đối chiếu của kế toán với thủ kho được tiến hành theo một trong ba phương pháp sau:
1.2.1 Phương pháp thẻ song song
Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Kế toỏn tổng hợp
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu
Thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Ghi hàng ngày:
Quan hệ đối chiếu:
Ghi cuối tháng:
1.2.1.1. Tại kho:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho thủ kho ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng danh điểm vật liệu bằng thước đo hiện vật theo số thực nhập. Cuối ngày, sau mỗi lần xuất, nhập kho thủ kho phải tính toán và đối chiếu số lượng vật liệu tồn kho thực tế so với số liệu ghi trên sổ sách. Hàng ngày, hoặc định kỳ thủ kho phải chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán.
1.2.1.2. Tại phòng kế tóan
Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Hàng ngày, hoặc định kỳ ghi nhận chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra, ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ. Sau khi phân loại chứng từ xong, kế toán căn cứ vào đó để ghi chép biến động của từng danh điểm vật liệu bằng cả thước đo hiện vật và giá trị vào sổ (thẻ) chi tiết.
Cuối tháng, sau khi ghi chép xong toàn bộ các nghiệp vụ nhập xuất kho lên sổ hoặc thẻ chi tiết, kế toán tiến hành cộng và tính số tồn kho từng danh điểm vật liệu. Số liệu này phải khớp với số liệu tồn kho của thủ kho trên thẻ kho tương ứng. Mọi sai sót phải được kiểm tra, phát hiện và điều chỉnh kịp thời theo thực tế.
Sau khi đối chiếu xong kế toán lập “bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu” để đối chiếu với số liệu của tế toán tổng hợp về vật liệu, CCDC.
Phương pháp này có nhược điểm là việc ghi chép trùng lắp vì mỗi loại vật liệu phải lập riêng một thẻ ở cả kho và phòng kế toán.Trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu số lượng thẻ quá nhiều sẽ làm mất nhiều công sức ghi chép, đối chiếu, kiểm tra. Nhưng phương pháp này đơn giản, dễ làm.
1.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Bảng kờ nhập
Phiếu nhập kho
Bảng kờ xuất
Phiếu xuất kho
Kế toỏn tổng hợp
Sổ đối chiếu luõn chuyển
Ghi hàng ngày:
Quan hệ đối chiếu:
Ghi cuối tháng:
1.2.2.1. Tại kho
Trong phương pháp này, tại kho thủ kho sử dụng thẻ kế toán chi tiết vật liệu giống phương pháp thẻ song song
1.2.2.2. Tại phòng kế toán
Kế toán không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng thứ vật liệu theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng, đối chiếu số lượng vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Phương pháp này có ưu điểm là đã cải biến đôi chút so với phương pháp ghi thẻ song song nhưng việc ghi chép vẫn trùng lặp nhiều.
1.2.3. Phương pháp sổ số dư
Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ gốc
Sổ số dư
Phiếu nhập kho
Kế toỏn tổng hợp
Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho
Thẻ kho
Phiếu giao nhận chứng từ gốc
Phiếu xuất kho
Ghi hàng ngày:
Quan hệ đối chiếu:
Ghi cuối tháng
1.2.3.1. Tại kho
Định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng vật liệu, dụng cụ quy định. Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ nộp cho kế toán kèm theo các phiếu nhập, xuất kho vật liệu. Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vào sổ số dư. Số dư được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, trước ngày cuối tháng, kế toán giao cho thủ kho để ghi sổ. Ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra tính thành tiền.
1.2.3.2. Tại phòng kế toán
Nhân viên kế toán theo định kỳ phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán), tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Đồng thời, ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm vật liệu (nhập riêng, xuất riêng) vào bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu. Bảng này được mở cho từng kho mỗi kho một tờ, được ghi trên phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất vật liệu.
Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật liệu. Số dư này được dùng để đối chiếu với số dư trên sổ số dư (trên sổ số dư tính bằng cách lấy số lượng tồn kho (x) giá hạch toán).
Phương pháp này có ưu điểm phân rõ công việc, quyền hạn của thủ kho và kế toán, tránh sự trùng lắp, tính toán chính xác nhưng nhược điểm là khá phức tạp.
1.3. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.
1.3.1. Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng xác định được lượng nhập, xuất, tồn từng loại hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng.
1.3.1.1. Tài khoản sử dụng
Theo phương pháp này NVL được theo dõi trên TK 152 “Nguyên vật liệu”. TK này được dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm NVL theo giá thực tế, có thể mở chi tiết từng loại, nhóm, thứ, tùy theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán.
Đồng thời, còn được phản ánh trên TK 153 “hàng mua đang đi đường”: TK này theo dõi các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi người bán).
Sơ đồ hạch toán NVL( theo phương pháp kê khai thường xuyên)
154
thuộc hao hụt trong định mức
Sở kinh doanh đồng kiểm soỏt bằngNVL
Nhập lại kho
Cụng ty liờn kết hoặc cơ sở kinh doanh đồng kiểm soỏt
Phải phõn bổ dần
Liờn kết bằng NVL
Được cấp hoặc nhận vốn gúp liờn doanh,
Chế biến xong hoặc nhập kho NVL đó tự chế
Giảm giỏ NVL mua vào
Trả lại NVL cho người bỏn, chiết khấu thương mại
XDCB hoặc sửa chữa lớn TSCĐ
NVL mua ngoài
Mua ngoài
NVL phỏt hiện thiếu khi kiểm kờ chờ xử lý
138 (1381)
NVL phỏt hiện thừa khi kiểm kờ chờ xử lý
338 (3381)
NVL phỏt hiện thiếu khi kiểm kờ
632
Thu hồi vốn gúp vào cụng ty liờn kết, cơ
222,223
NVL xuất kho để đầu tư vào
222,223
NVL xuất dựng khụng sử dụng hết
621,623,627, 641,642,241,…
NVL xuất dựng cho XSKD
142, 242
411
Nguyờn vật liệu xuất bỏn
621,623,627,641,642,241…
111,112,331,…
632
Thuế phải nộp cho NSNN
333(3333, 3332…)
(nếu cú)
133
NVL xuất thuờ ngoài gia cụng
Nhập kho NVL thuờ ngoài gia cụng
154
Xuất kho NVL dựng cho SXKD
Chi phớ thu mua,bốc xếp,vậnchuyển
Thuế GTGT (nếu cú)
133
Nhập kho nguyờn vật liệu
111,112,151,331..
152
1.3.2. Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kế định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó, xác định lượng xuất dùng cho SXKD và các mục đích khác nhau trong kỳ theo công thức:
Giá trị vật liệu xuất trong kỳ
=
Giá trị vật liệu còn lại chưa sử dụng trong kỳ
+
Tổng giá trị vật liệu tăng thêm trong kỳ
-
Giá trị vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối ký
Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ phù hợp với các đơn vị kinh doanh những chủng loại vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng.
1.3.2.1. Tài khoản sử dụng
Sử dụng TK 6111 “mua NVL”: Phản ánh tình hình thu mua, tăng giảm NVL và được mở theo từng thứ, từng loại, từng kho vật liệu
Đồng thời, vẫn sử dụng TK 152 “Nguyên vật liệu”: phản ánh giá thực tế NVL tồn kho, chi tiết từng loại; TK 151 “hàng mua đang đi đường”: dùng để phản ánh trị giá số hàng mua ( đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán.
1.3.2.2. Hạch toán tăng giảm NVL theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Trị giỏ NVL tồn khovà đó mua đang đi đường cuối kỳ
(Nếu được
trị giỏ NVL xuất kho để bỏn, trao đổi, biếu tặng, tiờu dựng nội bộ
khấu trừ)
được khấu trừ)
hàng nhập khẩu phải nộp NSNN
Trị giỏ NVL xuất kho sử dụng cho SXKD,XDCB,sửa chữa TSCĐ
Chi phớ thu mua, bốc xếp…)
bị trả lại,chiết khấu thượng mại
và NVL tồn kho đầu kỳ
333 (33312)
133
Cuối kỳ, xỏc định và kết chuyển
632
133
(Nếu khụng
Thuế GTGT
Cuối kỳ, xỏc định và kết chuyển
241,142,242,621,623,627,641,642,
Thuế phải nộp NSNN khi mua NVL
333(3333,3332)
(nếu cú)
133
Thuế GTGT
Mua NVL nhập kho trong kỳ (giỏ mua
111,112,331,…
Giảm giỏ hàng mua, hàng mua
Trị giỏ NVL đó mua đang đi đường
611
152,151
111,112,331,…
1.3.3. So sánh phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ
PP kê khai thường xuyên
PP kiểm kê định kỳ
- Theo dõi thường xuyên số lượng nhập xuất tồn kho trên các TK phản ánh hàng tồn kho
- Khi nhập và xuất kho đều phải có đủ chứng từ chứng minh
- Cuối tháng kế toán xác định giá trị hàng tồn kho qua chứng từ trên cơ sở đó mới tính đến giá trị hàng tồn kho
- Số liệu tính ra là chính xác
- Thường sử dụng trong các công ty thương mại những mặt hàng có giá trị cao.
- Không theo dõi thường xuyên số lượng xuất kho và tồn kho, kế toán sử dụng thêm TK “mua hàng”
- Khi nhập hàng bắt buộc phải có chứng từ nhưng khi xuất hàng không cần chứng từ
- Cuối tháng kế toán xác định giá trị hàng tồn kho qua kiểm kê thực tế, trên cơ sở đó mới xác định giá trị hàng xuất kho
- Số liệu tính ra có chính xác hay không còn phụ thuộc vào công tác quản lý hàng tồn kho
- Thường sử dụng trong công ty thương mại kinh doanh những mặt hàng giá trị thấp, bán lẻ
1.3.4.Các hình thức sổ tổng hợp NVL
1.3.3.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật chung, theo trình từ thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu sau:
-Sổ Nhật lý chung, sổ nhật ký đặc biệt
-Sổ Cái
-Các sổ, thẻ kế tóan chi tiết
1.3.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái
Khi hạch toán theo hình thức Nhật ký sổ cái thì các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi chép theo trình từ thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế tóan) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là: Nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào Nhật ký sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Theo hình thức này gồm có các loại sổ sau:
- Nhật ký-sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
1.3.3.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Đối với hình thức này thì “chứng từ ghi sổ” là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
-Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
-Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Các loại sổ kế toán dùng trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
-Chứng từ ghi sổ
-Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
-Sổ cái
-Các sổ thẻ kế toán chi tiết.
1.3.3.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký-Chứng từ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là:
-Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó, theo các tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính lập báo cáo tài chính.
Hình thức Nhật ký-Chứng từ gồm các loại sổ sau: Nhật ký-Chứng từ, Bảng kê, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
1.3.3.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính
Công việc kế toán được thực hiện theo một phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: phần mềm kế toán được thiết kế theo hình kế toán nào sẽ có các loại sổ theo hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ ghi bằng tay.
Chương II: Thực trạng hạch toán
nguyên vật liệu tại công ty nhôm Thành Long
2.1. Tổng quan về công ty nhôm Thành Long
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Thành Long tên cũ là Xí Nghiệp cơ khí thủy được thành lập từ tháng 5 năm 1963 trực thuộc sở giao thông công chính Hải Phòng, đóng trên địa bàn xã An Đồng huyện An Dương – Hải Phòng.
Từ năm 1989 khi cơ chế thị trường bắt đầu mở cửa. Nằm trong sự khó khăn chung của ngành cơ khí đóng tàu, công ty còn có khó khăn riêng, đó là sự thiếu nhỡ việc làm, đời sống công nhân khó khăn, các cơ sở đóng tàu mở ra nhiều, lượng kỹ sư giỏi và thợ bậc cao bỏ đi nhiều, giá cả vật tư thay đổi liên tục không ổn định, vốn kinh doanh bị hạn chế, lãi xuất vay ngân hàng cao, năng lực thiết bị già cỗi, cũ nát, do vậy công ty không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Số lượng CBCN của công ty có từ 650 người phải giảm biên xuống còn 205 người. Khả năng vươn lên để đóng mới và sửa chữa những phương tiện tàu thủy có trọng tải lớn vẫn không đáp ứng được, quá trình vận động đổi mới của công ty chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc về hướng đi, tư tưởng CBCN hoang mang, kinh doanh bị hạn chế mặc dù công ty đã cố gắng trong nhiều lĩnh vực hoạt động, sản xuất, tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế với phương châm “gọn nhẹ, có hiệu quả kinh tế cao”. Công ty đã có lúc phải đứng bên bờ vực của sự phá sản, đối mặt với sự lựa chọn: hoặc là giải thể, hoặc là bán khoán cho thuê hay cổ phần hóa.
Sự phát triển của công ty được đánh dấu bằng việc chính phủ quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388 HĐBT và quyết định 1409 QĐ/UB ngày 20/07/200 về việc đổi tên Xí nghiệp cơ khí thủy thành công ty Thành Long. Với 10,5 tỷ đồng mà UBND Thành phố và các ban ngành đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến. Cùng với nỗ lực quyết tâm của toàn doanh nghiệp hiện nay công ty Thành Long là một địa chỉ tin cậy với các đơn vị vận tải trong và ngoài quốc doanh. Với khẩu hiệu giá thành, chất lượng, thời gian và giữ lòng tin với khách hàng, do vậy mà công việc của công ty luôn luôn ổn định, đời sống CBCNV được nâng cao, yên tâm trong sản xuất.
Công ty đã giữ vững được uy tín với khách hàng vùng duyên hải bắc bộ và mở rộng thị trường ký kế với các khách hàng xa như: Vũng Tàu, Thanh hóa, Cục đường sông, Cục hàng hải doanh thu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, các nghĩa vụ với nhà nước đều được thực hiện đầy đủ, đúng hạn. Đặc biệt là công ty đã mạnh dạn lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhôm hợp kim định hình công suất 6.000 tấn/năm với giá trị 147 tỷ đồng.
Theo quyết định mới._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2321.doc