HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG

Tài liệu HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG: PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ 1. Khái niệm lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các hoạt động mua bán dự trữ hàng hoá. Hay nói cách khác, lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua quan hệ trao đổi hàng tiền. 2. Phân loại lưu chuyển hàng hoá. 2.1. Phân loại dựa vào... Ebook HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguời bán. Lưu chuyển hàng hoá ban đầu: Là quá trình lưu chuyển trong đó người bán chính là người sản xuất ra hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá trung gian: Là quá trình lưu chuyển trong đó người bán không phải là người sản xuất ra hàng hoá, mà là các doanh nghiệp thương mại lưu chuyển hàng hoá trung gian biểu hiện hàng hoá mua đi bán lại lượng hàng hoá bị tính trùng. 2.2. Phân loại dựa vào người mua Lưu chuyển hàng hoá bán buôn: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá trong đó việc mua hàng nhằm mục đích để bán lại hoặc sản xuất, kết thúc quá trình này hàng hoá vẩn còn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong lưu chuyển hàng hoá bán buôn thường số lượng lớn và việc mua bán hàng được thực hiện qua hợp đồng kinh tế. Lưu chuyển hàng hoá bán lẽ: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá trong đó mua hàng nhằm mục đích cho việc tiêu dùng, kết thúc quá trình này hàng hoá đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Trong lưu chuyển hàng hoá bán lẽ thì khối lượng bán thường ít số lần bán nhiều. 2.3. Phân loại hàng hoá dựa vào phạm vi lưu thông. Lưu chuyển hàng hoá nội thương: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia. Qúa trình vận động của hàng hoá nội thương bao gồm hai khâu là mua và bán, đồng thời đồng tiền được sủ dụng là đồng nội tệ. Lưu chuyển hàng hoá ngoại thương: Là quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện ở các quốc gia với nhau. Quy trình vận động của hàng hoá ngoại thương bao gồm 4 khâu: Hai khâu mua vào và hai khâu bán ra, việc thanh toán được sử dụng cả hai đồng tiền nội tệ và ngoại tệ, gắn liền với các điều kiện, các điều khoản thanh toán quốc tế. 3. Nội dung của lưu chuyển hàng hoá. Hàng hoá mua vào: Là khâu rất quan trộng trong doanh nghiệp thương mại, nó là khâu đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá. Hàng hoá dự trữ: Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường và liên tục. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một khối lượng hàng hoá hợp lý, nếu không hàng hoá dự trữ bị ứ động gây hư hỏng mất mát và tốn kém trong bảo quản. Hàng bán ra: Là khâu cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá. Đây cũng là khâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Vì vậy nó là khâu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 4. Ý nghĩa của lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá sẽ đảm bảo cung ứng các nhu cầu cần thiết cho xã hội thông qua việc cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại. Lưu chuyển hàng hoá góp phần thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật mới vào trong sản xuất. Lưu chuyển hàng hoá giúp cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng giảm bớt dự trữ. Lưu chuyển hàng hoá góp phần ổn định giá cả điều tiết hàng hoá trên thị trường một cách phù hợp. 5. Nhiệm vụ của lưu chuyển hàng hoá. Tổ chức lập và lưu chuyển chứng từ kế toán liên quan đến lưu chuyển hàng hoá, đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán, tính toán các chỉ tiêu mua vào dự trữ và bán ra. Tổ chức xây dựng các danh mục hàng hoá theo yêu cầu quản lý, đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận kế toán, kinh doanh, kế hoạch, kho hàng ... Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng mua bán, thanh toán tiền hàng, kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc kế toán, chế độ về kế toán mua hàng. Tổ chức thiết kế các mẩu sổ kế toán chi tiết để ghi chép nghiệp vụ mua bán và dự trữ hàng hoá. Tổ chức việc lập và phân tích báo cáo về nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá nhằm cung cấp các thông tinh cần thiết cho quản trị doanh nghiệp. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ TÍNH GIÁ 1. Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho. 1.1. Phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này theo giõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất tồn kho hàng hoá trong kỳ về mặt hạch toán. Trong phương pháp này người ta sử dụng các tài khoản hàng tồn kho trong kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng trong nhưng doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng và có giá trị tương đối lớn. 1.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp này không theo giõi một cách thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng hoá giá trị vật tư hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ được kế toán theo dõi trên tài khoản “ mua hàng ” đến cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê số liệu vật tư số liệu tồn kho dựa vào mối quan hệ cân đối người ta tính ra số lượng vật tư hàng hoá xuất kho trong kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng ở các đơn vị kinh doanh nhiều mặt hàng với giá trị tương đối thấp. 2. Tính giá hàng hoá. 2.1. Tính giá hàng hoá mua vào. Theo nguyên tắc giá phí lịch sử, giá vốn của hàng hoá là giá thực tế của hàng hoá mua vào bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hoá mua, giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định tuỳ theo nguồn thu nhập. 2.2 . Phương pháp tính giá vốn hàng hoá và phân bổ chi phí mua cho hàng bán ra. 2.2.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán. + Phương pháp bình quân gia quyền. theo phương pháp này trước hết cần phải tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng, sau đó căn cứ vào số lượng trên phiếu xuất hàng hoá để tính giá mua của hàng hoá xuất kho. Giá mua hàng i Giá mua hàng i Đơn giá mua bình tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ quân hàng i = số lượng hàng i + số lượng hàng i tồn đầu kỳ nhậpkho trong kỳ Giá mua của hàng i = Số lượng hàng i + Đơn giá mua bình xuất bán trong kỳ xuất trong kỳ quân hàng i Giá trị vật tư hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ được kế toán theo dõi trên tài khoản “mua hàng” đến cuối kỳ. Trên cơ sở kiểm kê số lượng vật tư, hàng hoá tồn kho dựa vào mối quan hệ cân đối người ta tính ra số lượng vật tư hàng hoá xuất ra trong kỳ. Phương pháp này thường được sử dụng ở các đơn vị kinh doanh nhiều mặt hàng với giá trị tương đối thấp. + Phương pháp nhập trước xuất trước.( FIFO ) Theo phương pháp này hàng nhập kho trước thì xuất trước, nghĩa là phải xuất hết giá trị hàng nhập vào kho trước thì mới xuất hàng nhập kho sau. Như vậy giá mua của hàng xuất kho được tính theo đơn giá của hàng mua vào nhập kho tại thời điểm đầu, giá mua của hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá mua của hàng hoá mua vào sau cùng. + Phương pháp nhập sau xuất trước.( LIFO ) Phương pháp này dựa trên giả thuyết hàng nhập kho sau thì xuất kho trước. Khi tính giá mua của hàng xuất kho sẽ căn cứ vào đơn giá mua của hàng nhập kho gần lần xuất nhất. như vậy giá mua của hàng xuất kho là giá mua của hàng hoá mua vào nhập kho sau. + Phương pháp thực tế đích danh. Phương pháp này dựa trên cơ sở xuất kho hàng hoá thuộc lô nào thì lấy đúng đơn giá của lô đó để tính giá mua của hàng xuất kho. 2.2.2. Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra. Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng phân bổ hàng + phát sinh Chi phí mua hàng tồn đầu kỳ trong kỳ Tiêu thức phân bổ phân bổ cho hàng = * cho hàng bán ra bán ra trong kỳ ∑Tiêu thức phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ Chi phí mua hàng vừa liên quan đến hàng còn lại, vừa liên quan đến hàng đã bán trong kỳ: Vì vậy, vào cuối kỳ hạch toán, kế toán cần phải tính toán phân bổ chi phí mua hàng cho hàng còn lại và hàng bán ra trong kỳ theo tiêu thức phân bố thích hợp để xác định chính xác kết quả tài chính cuối kỳ. III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP TƯƠNG MẠI 1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng. 1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng. Hàng mua là những sản phẩm, hàng hoá hưu hình mà doanh nghiệp mua về nhằm mục đích để bán ra, thực hiện nghiệp vụ này, vốn của doanh nghiệp thương mại chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật chất là hàng hoá. Trong thực tế hàng hoá được coi là hàng mua của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau : Phải thông qua mua bán và thanh toán tiền cho bên bán theo một phương thức nhất định Doanh nghiệp đã nhận được hàng Doanh nghiệp đã nhân được đầy đủ bộ chứng từ liên quan đến hàng hoá và đã trả tiền cho bên bán 1.2. Phương thức mua hàng, chứng từ hạch toán . 1.2.1.Phương thức mua hàng . a> Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế. Dựa vào mối quan hệ sẳn có hoặc chào hàng của nhà cung cấp, doanh nghiệp thương mại đặt hàng với các doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đơn đặt hàng là yêu cầu cụ thể về những loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần mua để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho khách hàng. Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và thực hiện việc giao hàng có chuẩn bị trước, có kế hoạch, giúp cho doanh nghiệp thương mại ổn định được nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. b> Mua hàng không theo hợp đồng . Đây là hình thức mua đứt bán đoạn và mua vãng lai trên thị trường, với phương thức này khi mua phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hoá, trong một số trường hợp phải xem xét nguồn gốc hàng hoá để đảm bảo hàng mua về có thể bán được. c> Mua hàng qua hệ thống đại lý. Là việc mua hàng ở những nơi hàng hoá không tập trung như hàng nông sản, hải sản…Việc mua này giúp cho doanh nghiệp có thể gom được những mặt hàng không tập trung không thường xuyên. Khi mua hàng doanh nghiệp cần quy định chất lượng, giá cả, quy cách hàng hoá. 1.2.2. Chứng từ hạch toán. Bao gồm hoá đơn bán hàng, biên bản kiểm nghiệm hàng hoá, phiếu nhập kho, phiếu chi tiền, giấy báo nợ ngân hàng, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn ( do bên bán lập ). 1.3. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng. 1.3.1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên. a> Tài khoản sử dụng. Để hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phưong pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng tài khoản .151;156;133 và 331 TK 151 “ hàng hoá đang đi đường “ TK này phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hửu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập kho. TK 156 “ hàng hoá “ TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của hàng hoá trong kho của doanh nghiệp. TK 156 có hai loại: TK 1561 “ giá mua hàng hoá “ TK 1562 “ chi phí mua hàng “. TK 133 “ thuế GTGT được khấu trừ “ TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. TK này được sử dụng ở các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. TK này có hai TK cấp 2: TK 1331 “ thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá “ TK 1332 “ thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ “ TK 331 “ phải trả người bán “ TK này phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận khâu xây dựng cơ bản. b> Hạch toán nghiệp vụ mua hàng. Hạch toán hàng hoá mua hàng: + Trường hợp hàng mua và hoá đơn cùng về, căn cứ vào hoá đơn doanh nghiệp làm thủ tục kiểm nghiệm hàng hoá, kế toán ghi. Nợ TK 156 ( 1561 ) giá mua hàng hoá. Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331 tổng giá thanh toán. Đồng thời phản ánh chi phí vận chuyển bốc sếp…hàng mua. Nợ TK 156 ( 1562 ) chi phí mua hàng. Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331 + Trường hợp mua hàng chuyển bán thẳng cho khách hàng, hàng hoá không nhập kho, kế toán phản ánh giá mua của hàng hoá gửi bán hoặc giá mua của hàng hoá đã bán nếu hàng đã xác định tiêu thụ. Nợ TK 157 “ hàng gửi khi bán “ Nợ TK 632 “ giá của hàng bán “ Nợ TK 133 “ thuế GTGT được khấu trừ “ Có TK 111, 112, 331 tổng giá thanh toán + Trường hợp hàng về nhưng chưa có chứng từ, theo nguyên tắc quản lý tài sản, kế toán tiến hành thủ tục kiểm nhận hàng hoá nhập kho, tạm thời, tạm thời ghi trị giá hàng nhập kho theo giá tạm tính. Nợ TK 156 ( 1 ) giá tạm tính. Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331 phải trả cho người bán. Khi nhận được chứng từ của lô hàng nhập, căn cứ giá thực tế và chi phí mua kế toán điều chỉnh giá tạm tính của lô hàng đã nhập và phản ánh số lượng, ngày tháng của chứng từ nhập mua của lô hàng vào dòng ghi tạm tính và dòng ghi mức điều chỉnh tăng giảm. + Trường hợp đã nhận được chứng từ mua hàng, nhưng đến cuối kỳ hàng hoá mua vẫn chưa được kiểm nhận theo địa điểm quy định, thì căn cứ vào chứng từ kế toán ghi. Nợ TK 151 “hàng mua đang đi đường” Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ” Có TK 111, 112, 331 tổng giá thanh toán Sang kỳ hạch toán sau, khi hàng về nhập kho hoặc gửi thẳng đi bán kế toán ghi. Nợ TK 1561 “giá mua hàng hoá” Nợ TK 157 “hàng gửi đi bán” Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” Có TK 151 hàng mua đang đi đường Hạch toán hàng nhận từ gia công. Khi hàng hoá mua về không đủ điều kiện về quy cách chất lượng…để phục vụ cho việc bán ra, doanh nghiệp tiến hành đem hàng hoá đi gia công. Sau quá trình gia công, giá trị hàng hoá tăng thêm một lượng bằng toàn bộ chi phí của quá trình gia công. Khi xuất kho hàng hoá đưa đi gia công kế toán ghi. Nợ TK 154 Có TK 156 ( 1561 ) Các chi phí liên quan đến quá trình gia công. Nợ TK 154 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 Khi gia công xong, nhập lại kho hàng hoá kế toán ghi. Nợ TK 156 ( 1561 ) Có TK 154 Hạch toán mua hàng có phát sinh thừa thiếu. Trường hợp nhập hàng mua thừa thiếu so với hoá đơn, kế toán cần lập biên bản và căn cứ vào tính chất thừa thiếu xác định nguyên nhân cụ thể. Nợ TK 642 “ thiếu trong định mức” Nợ TK 138 ( 1381 ) giá trị hàng thiếu chờ xử lý Nợ 138 ( 1388 ) hàng thiếu bắt bồi thường Có 331 phải trả nhà cung cấp Đối với hàng thiếu chờ xử lý, khi có quyết định kế toán ghi sổ. Nếu xử lý bắt bồi thường ghi. Nợ TK 1388 “hàng thiếu bắt bồi thường” Có TK 1381 tài sản thiếu chờ xử lý. Nếu chưa tìm ra nguyên nhân ghi. Nợ TK 811 “chi phí bắt bồi thường” Có TK 1381 tài sản thiếu chờ xử lý. Nếu hàng kiểm nhận thừa so với hoá đơn, kế toán ghi. Nợ TK 156 (1561) trị giá mua hàng thừa Có TK 338 (3381) hàng mua thừa chờ xử lý. Trường hợp hàng thừa mà xác định không phải của doanh nghiệp và doanh nghiệp đồng ý giữ hộ cho bên bán thì số hàng đó được theo dõi trên TK 002 “hàng hoá nhận giữ hộ” Hạch toán chiết khấu, giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại. Khi chiết khấu, giảm giá hàng mua được chấp nhận ghi. Nợ TK 111, 112 số tiền người bán trả lại. Nợ TK 331 trừ vào tiền nợ người bán. Có TK 156 (1561) giá mua hàng hoá. Trường hợp mua trả lại, hàng hoá chưa hạch toán nhập kho kế toán theo dõi hộ số hàng này cho người ban, kế toán ghi. Nợ TK 002 “hàng hoá nhận giữ hộ” Khi bên bán nhận lại hàng kế toán ghi. Có TK 002 hàng hoá nhận giữ hộ. Trường hợp hạch toán nhập kho hàng hoá kế toán ghi. Nợ TK 111, 112 số tiền người bán trả lại. Nợ TK 331 trừ vào tiền nợ người bán. Có TK 133 thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá trả lại. Có TK 156 (1561) giá mua của hàng hoá trả lại. 1.3.2. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ. a> TK sử dụng. Để hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng tài khoản. TK 611 “hàng mua” tài khoản này phản ánh giá trị thực tế của hàng hoá mua vào trong kỳ. TK 611 có 2 tài khoản cấp hai. TK 6111 mua nguyên vật liệu. TK 6112 mua hàng hoá. TK151, 156, 157 các tài khoản này chỉ dùng để phản ánh trị giá hàng tồn đầu kỳ và hàng tồn cuối kỳ. b> Hạch toán một số trường hợp chủ yếu. Đầu kỳ hạch toán, kế toán kết chuyển giá trị hàng tồn đầu kỳ. Nợ TK 611 (6112) Có TK 151, 156, 157 Đồng thời kết chuyển chi phí mua của hàng tồn đầu kỳ. Nợ TK 611 (6112) Có TK 156 (1562) Trong kỳ hạch toán, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến hàng mua, kế toán ghi. Nợ TK 611 (6112) giá mua hàng hoá. Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 331 tổng giá thanh toán. Đồng thời phản ánh chi phí mua. Nợ TK 611 (6112) Có TK 111, 112 Các khoản chiết khấu hàng mua kế toán ghi. Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 611 (6112) 2. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng. 2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng. Bán hàng là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra. Đẩy mạnh tốc độ bán hàng sẽ góp phần tăng lên tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và kết quả sử dụng vốn nói chung, đồng thời góp phần thoã mãn nhu cầu của xã hội. Hàng hoá thực sự được coi là đã bán khi người mua đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán nghĩa là hàng đã chuyển quyền sở hữu. Điều kiện để hàng hoá được hạch toán và doanh thu phải thông qua mua bán và thanh toán bằng tiền theo một phương thức thanh toán nhất định. Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu về hàng hoá và thu được tiền hoặc được người mua chấp nhận nợ. Hàng hoá bán ra thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp mua vào hoặc sản xuất, chế biến. 2.2. Phương thức bán hàng, chứng từ hạch toán. 2.2.1. Phương thức bán hàng. Bán buôn hàng hoá: Phương thức này gồm 2 phương thức là. Phương thức bán buôn qua kho: Phương thức này còn có 2 phương thức là chuyển hàng và nhận hàng. Phương thức bán buôn và chuyển thẳng: Là phương thức vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán, và vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán. Bán lẻ hàng hoá: Phương thức bán lẻ hàng hoá được thực hiện theo những phương thức sau: Bán lẻ thu tiền trực tiếp, bán lẻ thu tiền tập trung và bán hàng tự chọn. 2.2.2. Chứng từ hạch toán. Đối với trường hợp bán buôn: Gồm các chứng từ như hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng… Đối với trường hợp bán lẻ: Gồm có các chứng từ như báo cáo bán hàng, phiếu thu tiền mặt, giấy báo của ngân hàng. 2.3. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng. 2.3.1. Tài khoản sử dụng. Tuỳ theo phương thức hình thức kế toán, mà ghi chép các nghiệp vụ bán hàng vào các tài khoản thích hợp, thông thường sử dụng các tài khoản sau. a> TK 511 “doanh thu bán hàng” tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động kinh doanh. b> TK 152 “doanh thu bán hàng nội bộ” tài khoản này phản ánh doanh thu của số sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ. c> TK 157 “ hàng gửi khi bán” tài khoản này phản ánh giá trị hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp đã gửi cho khách hàng, hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi…nhưng chưa được xác định tiêu thụ. d> TK 632 “giá vốn hàng bán” tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn của hàng hoá thành phẩm lao vụ dịch vụ đã xuất bán trong kỳ. e> TK 3331 “thuế GTGT phải nộp” tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. TK 3331 có 2 tài khoản cấp ba: TK 33311 “ thuế GTGT đầu ra” TK 33312 “ thuế GTGT hàng nhập khẩu” f> TK 131 “phải thu của khách hàng” tài khoản này phản ánh số tiền phải thu của khách hàng về số hàng hoá đã cung cấp nhưng chưa thu tiền, đồng thời phản ánh số tiền tạm ứng của khách hàng nhưng doanh nghiệp chưa giao hàng hoá. 2.3.2. Hạch toán một số nghiệp vụ bán hàng. a>Hạch toán nghiệp vụ bán buôn hàng hoá. Hạch toán bán hàng qua kho. nếu bán hàng theo hình thức giao hàng trực tiếp. khi xuất hàng giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng và thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận nợ, kế toán ghi. Nợ TK 111, 112, 131 tổng giá thanh toán. Có TK 511 doanh thu bán hàng. Có TK 3331 thuế GTGT phải nộp. đồng thời phản ánh trị giá hàng mua của hàng xuất kho. Nợ TK 632 “ giá vốn hàng hoá” Có TK 156 (1561) hàng hoá. Nếu bán theo hình thức chuyển hàng. Khi xuất kho hàng hoá chuyển đến cho bên mua, kế toán ghi. Nợ TK 157 “hàng gửi bán” Có TK 1561 hàng hoá. Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ hoặc khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo có của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán kế toán ghi. Nợ TK 111, 112, 131 tổng giá thanh toán Có TK 511 doanh thu bán hàng. Có TK 3331 thuế GTGT phải nộp. đồng thời phản ánh giá vốn của hàng đã tiêu thụ. Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” Có TK 157 hàng gửi khi bán. Hạch toán bán hàng vận chuyển thẳng. Căn cứ vào hoá đơn gửi hàng, các chứng từ liên quan kế toán ghi. Nợ TK 157 “hàng gửi khi bán” Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331 phải trả cho người bán. Khi chuyển hàng bán thẳng được xác định tiêu thụ. phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK 111,112, 131 tổng giá thanh toán. Có TK 511 doanh thu bán hàng. Có TK 3331 thuế GTGT phải nộp. Đồng thời phản ánh trị giá hàng mua thực tế của hàng đã tiêu thụ. Nợ TK 632 “giá vốn hàng hoá” Có TK 157 hàng gửi khi bán. Hạch toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng, căn cứ vào hoá đơn của người bán gửi đến, kế toán ghi. Nợ TK 156 (1561) giá mua của hàng hoá. Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 131 phải thu của khách hàng. Căn cứ vào hoá đơn của doanh nghiệp lập, kế toán ghi. Nợ TK 131 “phải thu của khách hàng” Có TK 511 doanh thu bán hàng. Có TK 3331 thuế GTGT phải nộp. Đồng thời kế toán phản ánh giá mua hàng bán, kế toán ghi. Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” Có TK 156 (1561) giá mua hàng hoá. Hạch toán bán hàng có phát sinh thừa thiếu ( trong trường hợp gửi hàng đi bán ) Trường hợp thiếu hàng: Số hàng thực nhập nhỏ hơn số hàng ghi trên hoá đơn. Doanh nghiệp hạch toán doanh thu và giá mua hàng thực nhập. Nợ TK 111, 112, 131 tổng tiền thanh toán hàng thực giao. Có TK 511 doanh thu bán hàng. Có TK 3331 thuế GTGT đầu ra hàng thực giao. Đồng thời phản ánh giá mua của hàng thực giao. Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” Có TK 157 hàng gửi khi bán. Đối với số hàng thiếu, tuỳ trường hợp mà kế toán ghi sổ. Nợ TK 641 “giá trị hàng thiếu trong định mức” Nợ TK 138 (1388) bắt bồi thường. Nợ TK 138 (1381) hàng thiếu chưa xác định nguyên nhân. Có TK 157 giá thực tế hàng thiếu. Khi xử lý số hàng thiếu, tuỳ kết quả xử lý mà kế toán ghi sổ. Nếu do doanh nghiệp xuất thiếu, kế toán điều chỉnh lại sổ sách. Nợ TK 1561 “ giá mua hàng hoá” Có TK 1381 tài sản thiếu thừa chờ xử lý. Nếu xử lý bắt bồi thường . Nợ TK 1388 “hàng thiếu bắt bồi thường”. Có TK 1381 tài sản thiếu chờ xử lý. Trường hợp số hàng thừa lớn hơn số hàng trên hoá đơn. Khi hàng thừa mà chưa xác định rõ nguyên nhân, và nhờ bên mua giữ hộ kế toán ghi. Nợ TK 157 theo giá thực tế của hàng thừa. Có TK 338 (3381) tài sản thừa chờ xử lý. Khi xử lý số hàng thừa kế toán ghi. Nợ TK 338 (3381) tài sản thừa chờ xử lý. Có TK 711 thu nhập khác. Có TK 1561 giá mua của hàng hoá bất thường. Hạch toán chiết khấu, giảm giá hàng bán bị trả lại. Khi phát sinh các khoản chiết khấu, giảm giá căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi. Nợ TK 811 “chi phí khác” Nợ TK 532 “giảm giá hàng hoá” Có TK 111, 112, 131 Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu, giảm giá. Nợ TK 311 Có TK 811, 532 Trường hợp hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân khác nhau như: Do vi phạm hợp đồng phát sinh trong kỳ và chưa xác định kết quả kinh doanh. Khi nhận lại hàng hoá đã tiêu thụ bị trả lại nhập kho, kế toán ghi. Nợ TK 156 “hàng hoá” Có TK 632 giá vốn hàng bán. Khi thanh toán với người mua hàng về rồi tiền hàng hoá bị trả lại ghi. Nợ TK 531 “hàng bán bị trả lại” Có TK 111, 112, 131 Kết chuyểndoanh thu hàng bán bị trả lại vào cuối kỳ, kế toán ghi. Nợ TK 511 “doanh thu bán hàng” Có TK 531 hàng bán bị trả lại. Các chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có) kế toán ghi. Nợ TK 641 Có TK 111, 112, 334, 141… b>Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá. Trường hợp bán lẻ trực tiếp. Căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng, kế toán ghi. Nợ TK 111, 112, 131 tổng giá thanh toán. Có TK 511 doanh thu bán hàng. Có TK 3331 thuế GTGT phải nộp. Đồng thời phản ánh giá vốn kế toán ghi. Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” Có TK 156 giá mua hàng bán. Trường hợp có phát sinh thừa thiếu hàng hoá thì hạch toán số tiền thừa thiếu trên vào TK 1381 và TK 3381. Trường hợp bán hàng trả góp. Kế toán xác định doanh thu bán hàng. Kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, kế toán ghi. Nợ TK 111,112 số tiền khách hàng trả trước. Nợ TK 131 số tiền khách hàng còn nợ. Có TK 511 doanh thu bán hàng. Có TK 3331 thuế GTGT phải nộp. Có TK 711 lãi bán hàng trả chậm. Nguồn vốn của hàng tiêu thụ. Nợ TK 632 “giá vốn hàng hoá” Có TK 156 hàng hoá. Số tiền thu về trả góp. Nợ Tk 111, 112 Có TK 131 Trường hợp bán hàng theo phương thức đại lý. Khi giao hàng cho đại lý kế toán ghi. Nợ TK 157 “hàng gửi bán” Có TK 156 hàng bán. Khi hàng hoá được xác định tiêu thụ. Nợ TK 641 (6417) hoa hồng trả cho đại lý. Nợ TK 111, 112, 131 doanh thu hoa hồng. Có TK 511 doanh thu bán hàng đại lý. Có TK 3331 thuế GTGT phải nộp. Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán. Nợ TK 632 Có TK 156 3. Hạch toán hàng tồn kho. 3.1. Nhiệm vụ của dự trữ hàng hoá. Chấp hành đầy đủ nguyên tắc thủ tục, chứng từ về nhập xuất hàng hoá, phản ánh kịp thời sự vận động của hàng hoá, giám sát chặt chẽ việc tôn trọng mức dự trữ hàng hoá. Giám sát chặt chẽ việc bảo quản hàng hoá bảo đảm an toàn cả về số lượng lẫn chất lượng kịp thời gắn chặt phát hiện những hành vi tham ô lãng phí làm thiệt hại hư hỏng hàng hoá. Đảm bảo quan hệ đối chiếu giữ trị giá và hiện vật giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ KKĐK nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa số liệu trên sổ sách và hiện vật thực tế. Tổ chức quản lý kế toán kho hàng theo hướng tiết kiệm chi phí trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. 3.2. Hạch toán chi tiết hàng tồn kho. 3.2.1. Phương pháp thẻ song song. Nguyên tắc hạch toán: ở kho chi phí ghi chép về số lượng còn, phòng kế toán ghi chép về số lượng và giá trị từng loại hàng hoá. Trình tự ghi chép: Ở phòng kế toán: Phòng kế toán mở thẻ chi tiết hàng tồn cho từng mặt hàng và từng địa điểm để hàng. Để phản ánh ghi chép số hiện có và tình hình biến động của từng mặt hàng trên cơ sở các chứng từ nhập - xuất. Ở kho hàng, quầy hàng: Mở thẻ kho, thẻ hàng từng mặt hàng để ghi chép nghiệp vụ và phản ánh số hiện có và tình hình biến động của số hàng hoá ở từng kho hàng, quầy hàng, trên cơ sở chứng từ nhập - xuất hàng. Cuối tháng đối chiếu số liệu, kế toán chi tiết với số liệu hạch toán nghiệp vụ hàng hoá tồn kho phù hợp. Sau đó kế toán lập bảng kế toán chi tiết số phát sinh TK 156 để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp TK 1561. Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song.Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Thẻ hoặc số chi tiết hàng hoá Bảng tổng hợp nhập xuất tồn Thẻ kho Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 3.2.2. Phương pháp sổ số dư. Nội dung phương pháp này kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết hàng tồn kho với hạch toán nghiệp vụ ở kho hàng, quầy hàng phương pháp này áp dụng trong trường hợp sử dụng thuế GTGT để ghi chép kế toán chi tiết hàng tồn kho. Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ số dư. Phiếu nhập kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Thẻ kho Phiếu xuất kho Thẻ kho Bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho hàng hoá Phiếu giao nhận chứng từ xuất Ngoài ra còn có phương pháp số đối chiếu luân chuyển nhưng phương pháp này ít được sử dụng. 3.3. Hạch toán kết quả kiểm kê hàng hoá. Khi kiểm kê hàng hoá, kế toán thấy số liệu trên sổ kế toán không phù hợp với thực tế thì phải lập biểu bảng và xử lý kịp thời. Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hoá, kế toán ghi. Trường hợp thừa hàng: Số liệu trên thực tế > số liệu trên sổ kế toán. Nợ TK 156 “giá trị hàng hoá thừa” Có TK 338 (3381) tài sản thừa chờ xử lý. Trường hợp thiếu hàng: Số liệu trên thực tế < số liệu trên sổ sách kế toán. Nợ TK 642 “giá trị hàng hoá hao hụt trong định mức. Nợ TK 138 (1388) giá trị hàng hoá thiếu bắt bồi thường. Nợ TK138 (1381) giá trị hàng hoá thiếu chưa rõ nguyên nhân. Có TK 156 giá trị hàng thiếu. Đối với hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, khi chưa có quyết định xử lý tuỳ từng trường hợp mà kế toán ghi sổ. Hàng thừa không xác định được nguyên nhân đưa vào thu nhập bất thường. Nợ TK 3381 “tài sản thừa chờ xử lý” Có TK 711 thu nhập khác Hàng thiếu trên định mức không xác định được nguyên nhân đưa vào chi phí bất thường. Nợ TK 811 “chi phí khác” Có TK 1381 tài sản thiếu chờ xử lý. 3.4. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nhằm mục đích đề phòng rủi ro về giảm giá của hàng tồn kho ở doanh nghiệm, cũng như để phản ánh trung thực giá trị thực hiện của hàng tồn kho trên báo cáo kế toán, các doanh nghiệp thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vào cuối biên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá của từng loại hàng tồn kho, số lượng hàng tồn kho để xác định mặt hàng dự phòng cần trích lập theo. Mức dự phòng Số lượng hàng hoá i Đơn giá Đơn giá thực tế giảm giá hàng = giảm giá tại thời điểm * hàng i trên - hàng hoá i trên tồn kho 31/12 năm báo cáo sổ kế toán thị trường tại thời điểm 31/12 Để hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK sử dụng. TK159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Phương pháp hạch toán như sau: Cuối niên độ N, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nợ TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK 159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối niên độ N+1: kế toán hoàn nhập dự phòng đã lập. Nợ TK 159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 711 thu nhập khác. Đồng thời theo điều kiện lập dự phòng ta lập dự phòng cho niên độ N+2. Nợ TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK 159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho. PHẦN II TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. A > ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. Công ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Công Ty Kim Khí Đà Năng và Công Ty Vật Tư Thứ Liệu Đà Nẵng theo quyết định số 1065 QĐITCCBDT ngày 20/12/1994 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 01/01/1995 theo giấy đăng ký kinh doanh 109669 của uỷ ban kế hoạch tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cấp ngày 29/12/1994. Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đặt trụ sở chính tại 16 Thái Phiên – Đà Nẵng. công ty có tên giao dịch đối ngoại là: Central Viet Nam Metal And General Materials Company viết tắt là CEVIMETAL. Hoạt động kinh doanh của công ty thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty thép Việt Nam. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã triển khai được mạng lưới tiêu thụ trên khắp thị trường Miền Trung, mở các chi nhánh ở thị trường Miền Nam, Miền Bắc và Tây Nguyên. Doanh số._. tiêu thụ hàng năm của công ty ngày càng tăng. Công ty đã và đang duy trì và mở rộng được thị phần, từng bước tạo được vị thế của mình trên thị trường. Điều đó cũng nhờ vào điều kiện thuận lợi do sự sát nhập mang lại, cũng như sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công ty. Bên cạnh đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhất định cũng như bao đơn vị khác, vấn đề nan giãi hiện nay là tình hình chiếm dụng vốn kéo dài của khách hàng và tình trạng cạnh tranh quyết liệt trên thương trường. Do tính đặc trưng của mặt hàng và ngành hàng của công ty nên nhu cầu vốn của công ty rất lớn, trong đó công nợ bị chiếm dụng cũng không nhỏ dẫn đến giảm kết quả kinh doanh và làm giảm lợi thế cạnh tranh, làm giảm thị phần. Đây là một vấn đề nan giải của công ty. Đúng với quá trình chuyển biến của nền kinh tế Quốc Gia, trong những năm 1996 và 1997 thụ trường có nhiều iến động trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do sự có mặt của sản phẩm kên doanh thông qua hệ thống các đại lý tại khu vực Miền Trung. Vì thế công ty đã kinh động tổ chức kinh doanh thêm các mặt sắt thép sản xuất trong nước của các công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó những mặt hàng sắt thép nhập khẩu từ Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù với nhiều cố gắng đạt mức doanh thu lớn nhưng trong 2 năm liên tiếp công ty vẫn hoạt động kém hiệu quả. Sang đầu năm 1998 nhà máy cán thép Miền Trung đã đi vào hoạt động , công ty dần dần thay thế các sản phẩm mua ngoài bằng các sản phẩm sản xuất nên trong năm nay kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng khả quan hơn. Sang năm 1999 đến nay tình hình kinh doanh của công ty thép liên tục tiến triển song cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cạnh tranh và công nợ. II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ. 1. Nội dung hoạt động kinh doanh tại công ty. Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đi vào hoạt động với chức năng là quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nước và nước ngoài để tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng kim khí vật tư thứ liệu và vật tư khác. Đồng thời công ty tổ chức sản xuất gia công chế biến phục hội các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu và vật tư thứ liêụ nhằm khai thác các nguồn vật tư thứ liệu và nhân lực phục vụ cho nhu cậu sản xuất , tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn tổ chức kinh doanh các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, nhu cầu vật chất. Xuất phát từ các chức năng hoạt động kinh doanh trên mà nội dung hoạ động của công ty là tổ chức sản xuất và tiêu dùng trong nước bao gồm: Tôt chức kinh doanh vật tư kim khí các loại như: thiết bị, phụ tùng, xăm lốp, bình điện, hoá chất vật tư điện… Tổ chức gia công chế biến sắt các loại phục vụ nhu cầu sản xuất cf tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổ chức kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá. 2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh. Hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn và mang lại doanh số chủ yếu cho công ty, chủ yếu là mặt hàng kim khí cụ thể là: Các loại thép tấm, thép lá dùng trong công nghệ đóng thuyền. Các loại thép xây dựng Các loại thứp phế liệu. Phôi thép nhập từ Liên Xô, Trung Quốc. hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tồn tại nhưng chưa hiệu quả. 3. Đặc điểm nguồn hang của công ty. Mặt hàng chủ yếu là các loại thép phục vụ xây dựng, mặt hàng này được cung cấp từ: Phía Bắc: Công ty thép Thái Nhuyên, công ty liên doanh Vinausteel, công ty thép VSC Posco, công ty thép Nasteel Vina và công ty Vinapipe. Phía Nam: Công ty liên doanh Vina Kyore, công ty thép Miền Trung và một số cơ sở khác. Nhập khẩu: Nhập phôi thép từ Liên Xô, Trung Quốc theo khung giá quy định của công ty thép Việt Nam. 4. Đặc điểm mạng lưới kinh doanh. Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung mở các cơ sở kinh doanh trên cả 3 miền bắc trung nam và khu vực Tây Nguyên. Hàng hoá được tiêu thụ thông qua mạng lưới kênh phân phối ở các cửa hàng và văn phòng đại diện. Hàng hoá của công ty được bán ở thị trường trong nước không có xuất khẩu. Mạng lưới kinh doanh được tổ chức theo sơ đồ sau: Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung Nha Trang Quãng Ngãi TP HCM Các cửa hàng Các cửa hàng Các cửa hàng Xí nghiệp khai thác Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Các cửa hàng Các cửa hàng Tỉnh trực thuộc Công Ty Nhà máy cán thép MT TP Hà Nội TP Đà Nẵng Khách sạn Phương Nam Các cửa hàng Các cửa hàng Quan hệ giữa các công ty và các đơn vị trực thuộc cũng như giữa các đơn vị này với cấp dưới là quan hệ trực tuyến. 5. Đặc điểm về hoạt động sản xuất của công ty. Bên cạnh hoạt động kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn và mạng lưới các cửa hàng, các văn phòng đại diện, các kênh phân phối trên khắp khu vực Miền Trung và lân cận, công ty còn tiến hành hoạt động sản xuất snả phẩm nhằm thay thế nguồn hàng mua và nhập. Hoạt động sản xuất của nhà máy còn nhiều hạn chế về trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất. Sản phẩm làm ta chưa phù hợp và thích nghi được thị hiếu người tiêu dùng nên về mặt tiêu thụ sản phẩm nay còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả. Về mặt giá thành sản phẩm, mặc dù định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được xây dựng nhưng hao hụt thực tế đã vượt xa định mức hao hụt cho phép. Vì vậy chưa dạt được hiệu quả mong muốn về mặt giá trị thành sản phẩm nên vấn đề đặt ra là hạn chế được hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất, tiến hành trong bị kỷ thuật, nâng cao và hoàn thiẹn hơn nữa tay nghề công nhân, trình độ quẩn lý nhằm mục tiêu hạ thấp giá thành sản phẩm từng bước thay thế sản phẩm mua và nhập bằng sản phẩm tự sản xuất. III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty. Bộ máy quản lý tại công ty hiện nay được tổ chức theo cơ cấu hỗn hợp, trực tuyến tham mưu. Ban lãnh đạo công ty chủ đạo xuống các phòng ban chức năng, các chi nhánh các xí nghiệp, các cửa hàng…các bộ phận này phối hợp với nhau và tham mưu cho giám đốc những thông tin kinh tế tài chính. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở công ty. Các cửa hàng Các chi nhánh Nhà máy Các kho Khách sạn Các xí nghiệp Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh thị trường Phó giám đốc phụ trách nhà máy Phó giám đốc phụ trách công tác đoàn thể hành chính Phó giám đốc phụ trách công tác xây dựng cán bộ kỹ thuật Giám đốc Chú thích: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ chức năng. Quan hệ tham mưu. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban chức năng, các chi nhánh và các xí nghiệp trực thuộc. Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của hoạt động snả xuất kinh doanh ở công ty trước lãnh đạo tổng công ty thép Việt Nam. Các phó giám đốc: Là người có trách nhiệm giải quyết các công việc trong phạm vi được giám đốc giao, tham mưu cho giám đốc về mọi lĩnh vực liên quan. Mỗi phó giám đốc được phân công điều hành một hoặc một số công việc thuộc lĩnh vực nhất định và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao. Phòng kinh doanh thị trường: Tham mưu cho giám đốc về những biến động thị trường, trên cơ sở lập báo cáo khả năng về nguồn hàng thị trường cần và đồng thời vạch ra những chiến lược kinh doanh tổ chức công tác tiếp thị, đẩy mạnh việc mua vào và bán ra cho công ty. Trực tiếp viết hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, xuất kho theo tình hình thực tế xảy ra tại công ty. Phòng tổ chức hành chính: Là phải tham mưu cùng ban giám đốc tổ chức hợp lý bộ máy hoạt động của công ty, tham mưu các vấn đề về tổ chức nhân sự như chế độ lương, điều hành cán bộ, phân công quản lý trực nhật…cho các bộ phận trong công ty. Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch tài chính cho công ty. Phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty qua những con số trên hệ thống sổ sách của công ty, hạch toán theo quy định của nhà nước. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong các công ty khác hạch toán và lập báo cáo quyết toán theo đúng quy định, trực tiếp giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê được, trên cơ sở đó tham mưu cho giám đốc về thình hình phát triển, đưa ra phương án kinh doanh, xây dựng các quy chế qui địnhm dự thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức công tác pháp chế theo đúng qui định của pháp luật nhà nước. Các đơn vị trực thuộc. Các xí nghiệp: Có sơ cấu tổ chức riêng nhưng chịu sự giám sát của công ty về phương hướng, kế hoạch kinh doanh. Các chi nhánh:Có nhiệm vụ tiếp cận thị trường, tổ chức nhận hàng từ công ty về bán buôn, bán lẽ trên thị trường, tim các nhuồn hàng bên ngoài để kinh doanh chi nhánh tự tổ chức hàng hoá và kinh doanh có lãi, làm đúng theo sự phân công giám sát của công ty. Nhà máy cán thép Miền Trung: Làm nhiệm vụ sản xuất gia công các sản phẩm sắt thép như: đinh, dây, các loại nẹp, thép vằn, thép cuộn… Khách sạn Phương Nam: Phục vụ cho nhu cầu ăn, ở của cán bộ công nhân viên trong ngành đến làm việc tại công ty.Ngoài ra còn hoạt động kinh doanh dịch vụ như cho thuê khách sạn và phục vụ nhu cầu ăn uống ở nhà hàng. Các kho: Có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản hàng hoá để cung ứng hàng cho công ty và các đơn vị nội bộ. Các cửa hàng: Là nơi tiếp nhận và bán hàng trực tiếp cho khách hàng. IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán các đơn vị trực thuộc Kế toán thanh toán nội bộ Thủ quỹ Kế toán văn phòng Kế toán TSCĐ và chi phí Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán bán hàng công nợ phải trả Kế toán mua hàng, hàng tồn kho, công nợ phải trả Phó phòng phụ trách tổng hợp Phó phòng phụ trách KHTC - XDCB Kế toán trưởng Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo. Quan hệ phối hợp. 2. Chức năng - nhiệm vụ. Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác chuyên môn về tổ chức, đồng thời là người trực tiếp tham mưu và trợ lý cho ban giám đốc công ty trong ciệc quyết định các phương án về kinh doanh, về tổ chức. Phó phòng kế toán phụ trách tổng hợp: Thay thế kế toán trưởng khi vắng mặt đồng thời phụ trách công tác tổng hợp quyết toán. Lập các báo cáo kế toán toàn công ty, các báo cáo tài chính gửi lên công ty và các cơ quan có chức năng theo quyết định. Phó phòng phụ trách KHTC – XDCB: Trực tiếp làm công tác tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính, dự toán vốn cho các dự án đầu tư XDCB theo dõi và phụ trách một số đơn vị phụ thuộc, xây dựng kế hoạch tổ chức cho các dự án, các công trình XDCB. Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi vốn bằng tiền tại ngân hàng, thực hiện việc vay vốn, thủ tục vay vốn để thanh toán cho các hợp đồng dưới sự uỷ quyền của giám đốc, kế toán trưởng. Kế toán tiền mặt: Theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt tại công ty, cùng với phó phòng KHTC xây dựng kế hoạch về chi tiêu tiền mặt để xác định mức tiền quỹ hợp lý, lập các báo cáo về quỹ tiền mặt. Kế toán mua hàng, hàng tồn kho, công nợ phải trả: Theo dõi việc mua, nhập hàng hoá của công ty. Theo dõi hàng hoá nhập kho, lập báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn, tính giá của hàng hóa xuất kho, mở các sổ chi tiết để theo dõi và quản lý hàng hoá, theo dõi tình hình thành toán với nhà cung cấp. Kế toán thanh toán nội bộ: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả giữa văn phòng công ty và các đơn vị phụ thuộc, giữa côngty và tổng công ty. Kế toán bán hàng, công nợ phải thu: Theo dõi doanh thu tại văn phòng công ty, mở các sổ chi tiết theo dõi doanh thu bán hàng, mở các bảng kê theo dõi thình hình bán hàng đồng thời kế toán bán hàng còn theo dõi quản lý các công nợ phải thu , lên danh sách chi tiết về khách nợ. Kế toán TSCĐ và chi phí: Theo dõi phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến sự biến động TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ đồng thời tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty. Lập bảng hân bổ chi phí cho các đối tượng phân bổ chi phí cho khâu lưu trữ, sản xuất lưu động. Kế toán tổng hợp văn phòng: Có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán văn phòng, cập nhật các phiếu kế toán để xử lý các bút toán công nợ để xử lý tạo ra các báo cáo văn phòng. Kế toán các đơn vị phụ thuộc: Các chi nhánh, các xí nghiệp và nhà máy cán thép là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, kế toán tại các đơn vị phụ thuộc có nhiệm vụ tập hợp và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kiên quan về văn phòng công ty để lên báo cáo tổng hợp cho toàn công ty. 3. Tình hình kế toán áp dụng tại công ty. Sổ quỹ Sổ cái Sổ chi tiết Bảng kê Báo cáo TC Chứng từ gốc các bảng phân bổ Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi định kỳ. Đối chiếu. Do đặc điểm tổ chức mạng lưới kinh doanh tại công ty quy mô lớn lại phân bổ trên nhiều khu vực khác nhau do đó để tổ chức công tác kế toán được tốt công ty đã áp dụng hình thức kế toán, nhật ký chứng từ. Hình thức này có các loại sổ sau: Các bảng kê, sổ nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái, các bảng phân bổ chi phí, các bảng báo cáo tổng hợp. Trình tự ghi sổ tại công ty: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh tại công ty và các chứng từ cửa hàng gửi lên, kế toán cập nhật các dữ liệu cần thiết vào máy vi tính. Máy sẽ tự động xử lý dữ liệu và chuyễn dữ liệu vào các sổ chi tiết bảng kê thích hợp. Cuối tháng từ các bảng kê, các sổ chi tiết và các nhật ký chứng từ tương ứng. Từ nhật ký chứng từ máy chuyển các số liệu vào sổ cái các tài khoản. Cuối quý căn cứ vào số liệu đã tổng hợp và các báo cáo kế toán của các đơn vị phụ thuộc gửi lên kế toán xử lý và lập ra các báo cáo kế toán cho toàn công ty. B > TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. I. TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG. 1. Phương thức mua hàng. Công ty kim khí và vật tư tổng hợp miền trung là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là kim khí. Để bảo đảm lượng hàng hoá phục vụ cho việc bán ra công ty thường mua hàng với khối lượng lớn. Do đó công ty thực hiện mua hàng theo các hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa công ty và người bán hàng. Như vậy phương thức mua hàng chủ yếu tại công ty là phương thức chuyển hàng. Đối với nguồn hàng nhập khẩu, công ty tổ chức nhận hàng từ người bán ngay tại cảng và chuyển về kho của công ty. 2. Sổ sách kế toán. Để theo dõi nghiệp vụ mua hàng tại công ty, kế toán sử dụng một số sổ sách như sau: Các chứng từ mua, thẻ kho, sổ chi tiết mua hàng, bảng kê chứng từ mua, nhật ký chứng từ, bảng kê tài khoản liên quan và sổ cái. 3. Tình hình hạch toán. Khi mua hàng, căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết bên bán sẽ xuất hàng hoá và gửi hoá đơn bán hàng cho công ty. Khi hàng đã được kiểm nghiệm và nhậo kho phòng kinh doanh sẽ viết phiếu nhập kho và chuyển cho phòng kế toán để vào thẻ kho đồng thời tiến hành ghi vào sổ chi tiết công nợ khách hàng. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ mua kế toán sẽ lập bảng chứng từ mua hàng vào sổ nhật ký chứng từ bảng kê tài khoản liên quan. Quy trình luân chuyển chứng từ mua hàng tại công ty như sau: Các chứng từ mua NKCT – các bảng kê tài khoản liên quan Sổ chi tiết công nợ khách hàng Bảng kê chứng từ Bảng kê số 8 Sổ cái Thẻ kho Thẻ hàng hoá Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi vào cuối tháng. 4.Hạch toán mua hàng tại công ty. 4.1. Hạch toán giá mua hàng hoá tại công ty. a> Trường hợp mua hàng của các đơn vị trong nước. Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung thường xuyên mua hàng với khối lượng lớn. Do đó công ty ký kết hợp đồng kinh tế với bên bán, trong hợp đồng quy định cụ thể, rõ ràng về các điều kiện nhận hàng, giá bán hàng hoá, địa điểm giao hàng phương thức hạch toán trả chậm. Theo đề nghị cấp hàng của công ty ngày 2/1/2003 công ty Vos cấp 22040 kg thép xây dựng, đơn giá 3.985 đ/kg, thành tiền: 87.892.400 với thuế GTGT 5% số tiền: 4.391.470 chứng từ số 98426. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán công ty hạch toán. Nợ TK 156 (1561) 87.829.400 Nợ TK 1331 439.470 Có TK 331 92.220.870 Ngày 22/1 công ty thanh toán tiền hàng cho bên bán với số tiền: 72.816.361về lô hàng thép xây dựng đã mua ngày 2/1/2003 bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi. Nợ TK 331 72.816.361 Có TK 1121: 72.816.361 b>Trường hợp mua hàng có chiết khấu giảm giá. Ngày 20/1/2003 công ty mua thép VPSФ6 của công ty thép VPS hoá đơn 19719 số lượng 5.939 kg, với giá 4.200 đ/kg thành tiền là 24.943.800 với thuế GTGT 5% tương ứngvới số tiền 1.247.190 và được hưởng chiết khấumua hàng trên giá mua chưa có thiế với số tiền là 498.876 đ, kế toán hạch toán. Nợ TK 156(1561) 24.943.800 – 498.876 = 24.444.924 Nợ TK 1331 1.274.190 Có TK 331 25.692.114 Ngày 25/1/2003 công ty ứng trước cho công ty thép VPS số tiền 10.000.000 đ bằng chuyển khoản, kế toán ghi. Nợ TK 331 10.000.000 Có TK1121 10.000.000 Ngày 25/1/2003 công ty nhận lô thép D16.VPS với số lượng 4.500 kg, đơn giá 4.250 thành tiền 19.125.000 thuế GTGT 5% với số tiền956.250 kế toán ghi. Nợ TK156(1561) 19.125.000 Nợ TK 1331 956.250 Có TK 331 20.081.250 Ngày 30/1/2003 công ty trả hết số tiền còn thiếu bằng chuyển khoản, kế toán ghi. Nợ TK 331 20.081.250 – 10.000.000 = 10.081.250 Có TK 1121 10.081.250 c> Trường hợp nhập khẩu hàng hoá. Khi nhập khẩu hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng mà công ty đang sử dụng là giao hàng theo giá CIF, phương thức thanh toán của công ty là phương thức thanh toán trả chậm và công ty thường vay tiền ở ngân hàng để trả nợ cho người bán. Ngày 10/1/2003 theo hợp đồng đã ký kết với bên bán, công ty nhập khẩu lô thép từ Trung Quốc với số lượng 30.000 kg, đơn giá 0,3 USD/kg, thành tiền 9.000 USD. Lúc này tỷ giá thực tế là 14.500 đ/USD, trong hợp đồng quy định thời hạn thanh toán là sau 25 ngày kể từ ngày nhận hàng, thuế GTGT 5%, kế toán hạch toán. Nợ TK 156(1561) 137.025.000 Có TK 331 9.000 * 14.500 * 5% = 6.525.000 Ngày 25/1/2003 công ty vay ngoại tệ để trả tiền cho người bán tại thời điểm này tỷ giá thực tế là: 14.300 đ/USD. Như vậy tỷ giá thời điểm nhận nợ nhỏ hơn tỷ giá tại thời điểm vay tiền nên có một khoản chênh lệch 14.500 –14.300= 200 và ta đưa khoản chênh lệch này vào TK 413 kế toán thanh toán như sau. Nợ TK 331 9.000 * 14.500 = 130.500.000 Có TK331 9.000 * 14.300 = 128.700.000 Có TK 413 9.000 * 200 = 180.000 Vào cuối năm kế toán tiến hành xử lý chênh lệch tỷ giá này như sau. Nợ TK 413 180.000 Có TK 711 180.000 Từ các chứng từ mua kế toán tiến hành ghi vào thẻ hàng hoá và các sổ chi tiết tài khoản liên quan. Cuối tháng kế toán căn cứ vào chứng từ mua vào các bảng kê khai chứng từ vào bảng kê liên quan đồng thời căn cứ số liệu công trên chi tiết bảng kê chứng từ để vào NKCT và bảng kê tài khoản sau đó tiến hành ghi vào sổ cái. Bảng kê chứng từ. Từ ngày 1/1/2003 đến ngày 31/1/2003 Chứng từ Diễn giãi TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày số 2/1 2/1 15/1 20/1 20/1 22/1 25/1 25/1 30/1 98426 98426 19719 19719 Mua thép xây dựng Ф Thuế GTGT đầu vào Ứng trước tiền cho người bán Mua thép VPSФ6 Thuế GTGT đầu vào Trả tiền hàng cho công ty thép VPS Thuế GTGT đầu vào Mua thép D16.VPS Công ty trả tiền 1561 1331 1121 1561 1331 1121 1331 1561 1121 10.000.000 72.816.361 10.081.250 87.829.400 4.391.470 24.444.924 1.247.190 1.956.250 19.125.000 Cộng 92.897.611 137.994.234 Tài khoản 331 “phải trả cho người bán” Kế toán trưởng Ngày…tháng…năm Người lập biểu Sổ chi tiết công nợ Từ ngày 1/1/2003 đến ngày31/1/2003 TK 331 “phải trả người bán” Mã khách: KDVPS Công ty thép: VPS Dư có đầu kỳ : 503.790.488 Sổ chi tiết công nợ được lập như sau: Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số lượng Đơn giá Ngày Số 2/1 15/1 ….. 98426 Mua thép xây dựng Thuế GTGT đầu vào Ứng trước tiền …………….. 1561 1331 1121 …… 10.000.000 87.829.400 4.391.470 22.040 3.985 Cộng : Phát sinh nợ : 92.897.661 Phát sinh có : 137.994.234 Dư có cuối kỳ: 548.887.661 Kế toán trưởng Ngày……tháng….năm Người lập biểu Bảng kê số 8 TK 1561 “giá mua hàng hoá” Từ ngày 1/1/2003 đến ngày 31/1/2003 Ngày Có TK 331 Có TK 3381 cộng SP nợ Nợ TK632 Cộng phát sinh có 2/1/2003 20/1/2003 31/1/2003 87.829.400 24.444.924 11.204.370 87.829.400 24.444.924 11.204.370 21.000.000 4.000.000 21.000.000 4.000.000 Tổng cộng 3.469.394.730 11.204.370 3.480.559.110 5.780.344.383 5.780.344.383 Thủ trưởng đơn vị Kế toán ghi sổ Ngày…tháng…năm Kế toán trưởng NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 STT Khách Dư nợ đầu kỳ Có TK 1121 Cộng phát sinh nợ Nợ TK 1331 1 2 C.ty LDSX thép Vinaust C.ty thépVPS 487.712.073 503.790.488 354.110.726 92.897.611 1.785.805.617 92.897.611 402.947.800 6.594.910 Cộng 911.502.561 447.008.347 18.787.703.228 409.542.710 STT Khách Nợ TK 1561 Cộng SP có Dư có cuối kỳ 1 2 C.ty LDSX thép Vinaust C.ty thépVPS 79.493.600 131.399.324 4.464.216.163 137.994.234 2.190.698.473 548.887.061 Cộng 210.892.924 4.602.210.394 2.739.585.534 SỔ CÁI TK 331 Dư nợ đầu kỳ: Dư có đầu kỳ: 991.502.561 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ………. Luỹ kế 1121 Phát sinh nợ Phát sinh có Phát sinh nợ Phát sinh có 447.008.347 1.878.703.228 4.602.210.397 2.739.585.534 Kế toán ghi sổ Ngày…tháng…năm (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) SỔ CÁI TK 1561 Dư nợ đầu kỳ: 3.299.215.290 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ………. Luỹ kế 331 3381 Phát sinh nợ Phát sinh có Phát sinh nợ 3.469.394.730 11.204.730 3.480.559.100 5.780.344.383 999.430.007 Kế toán ghi sổ Ngày…tháng…năm (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 4.2. Hạch toán chi phí mua hàng. Nội dung của chi phí mua hàng bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho, bốc xếp hàng hóa, thuê bãi…phát sinh trong quá trình mua hàng. Để cung cấp thông tin cho quản lý chi phí và lập kế hoạch chi phí đồng thời xác định giá vốn hàng xuất bán. Công ty mở sổ chi tiết chi phí mua hàng. Sau đây là mẫu sổ chi phí mua hàng của công ty. Sổ chi tiết tài khoản Từ ngày 1/1/2003 đến ngày 31/1/2003 TK 1561 “chi phí mua hàng”. Dư nợ đầu kỳ : 20.753.346 Chứng từ Diễn giãi TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày số 4/1 20/1 Thanh toán cước tàu vận chuyển HD Chi phí bốc xếp 2 tàu tuấn cường 1368 141 92.132.679 105.919.897 Tổng sản phẩm nợ: 260.099.299 Dư nợ cuối kỳ: 280.852.645 Kế toán trưởng Ngày……tháng….năm Kế toán ghi sổ Từ sổ chi tiết TK 1562 kế toán vào nhật ký chứng từ số 10, cuối tháng lấy số liệu tổng cộng trên nhật ký chứng từ vào sổ cái: 1562 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 TK 1562 “chi phí mua hàng Từ ngày 1/1/2003 đến ngày 31/1/2003 Ngày Có TK 1368 Có TK 141 cộng phát sinh Nợ TKợ Nợ TK 6322 Cộng phát sinh có 4/1/2003 20/1/2003 92.132.679 105.919.897 921.132.679 105.919.897 Tổng cộng 92.132.679 105.919.897 260.099.299 Kế toán trưởng Ngày……tháng….năm Kế toán ghi sổ SỔ CÁI TK 1562 Dư nợ đầu kỳ: 20.753.346 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ………. Luỹ kế 1368 141 …………… Phát sinh nợ Phát sinh có 92.132.679 105.919.897 260.099.29 280.852.645 Cuối tháng khi tính ra chi phí mua hàng của tất cả các mặt hàng xuất bán ra sẽ tiến hành phân bổ cho tất cả các mặt hàng bán ra. Toàn bộ chi phí mua hàng tại văn phòng công ty tháng 1/2003 được ghi vào sổ chi tiết chi phí mua hàng và được kế toán phân bổ cho hàng bán ta theo công thức. Chi phí mua Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng hàng đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Trị giá hàng phân bổ cho hàng = * tồn cuối kỳ tồn kho tháng Trị giá của hàng + Trị giá hàng tồn 1/2003 bán trong kỳ cuối kỳ Chi phí mua hàng 20.756.346 + 260.099.299 phân bổ cho hàng = * 999.430.007 tồn kho tháng 24.596.895.528 + 999.430.007 1/2003 Phân bổ cho hàng bán ra = 20.753.346 + 260.099.299 – 10.957.204 tháng 1/2003 = 269.895.441 II. TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG. 1. Phương thức bán hàng - chứng từ hạch toán. Hiện nay công ty kim khí & vật tư tổng hợp miền trung đang áp dụng một số phương thức bán hàng sau: Phương thức bán hàng qua kho. Phương thức bán hàng giao thẳng. Phương thức bán lẻ hàng hoá. Chứng từ hạch toán: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. 2. Phương thức thanh toán tiền hàng. Với các phương thức bán hàng như trên tại các công ty có các phương thức thanh toán tiền hàng của các khách hàng như sau: a> Trường hợp thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng dùng với hoá đơn kế toán ghi phiếu thu. Khi khách hàng thanh toán bằng séc, chuyển khoản trong hoá đơn phải ghi rõ số séc. Cuối ngày hoặc định kỳ lập bảng kê và nộp lại ngân hàng để chuyển vào tài khoản của công ty. b> Trường hợp thanh toán chậm: Đối với hình thức này phải ghi rõ thời hạn trả chậm trên hợp đồng kinh tế ký kết giữa công ty và khách hàng mua với khối lượng lớn. 3. Trình tự luân chuyển chứng từ - sổ sách ghi chép. a> Trình tự luân chuyển chứng từ. Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản Nhật ký chứng từ Bảng kê tài khoản Sổ cái Bảng kê hoá đơn bán hàng Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi vào cuối tháng. b> Sổ sách ghi chép. Gồm có: Bảng kê hoá đơn bán hàng, sổ chi tiết TK 511, sổ chi tiết TK 131, nhật ký chứng từ, bảng kê tài khoản liên quan, sổ cái. 4. Phương pháp tính giá xuất kho tại công ty. Do đặc điểm kinh doanh tại công ty là kinh doanh nhiều mặt hàng chủng loại, số lượng khác nhau rất đa dạng phong phú, từ đó công ty áp dụng phương pháp thực tế đích danh để tính giá xuất kho. 5. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty. 5.1. Trường hợp bán hàng qua kho. Ngày 10/1/2003 tại công ty bán cho công ty sản xuất thương mại Thành Long 5000 kg thép Ф6 TN, đơn giá vốn 4.200 đ/kg, đơn giá bán 4.400 đ/kg, thành tiền 22.000.000 thuế GTGT 10% với số tiền thuế 2.200.000 chưa thanh toán tiền hàng. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng kế toán hạch toán . Nợ TK 131 24.200.000 Có TK 511 22.000.000 Có TK 3331 2.200.000 Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn. Nợ TK 632 * 4.200 = 21.000.000 Có TK 1561 21.000.000 Ngày 15/1/2003 công ty sản xuất thương mại Thành Long trả tiền hàng bằng tiền mặt cho công ty với số tiền 12.000.000 công ty hạch toán . Nợ TK 1111 12.000.000 Có TK 131 12.000.000 5.2. Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng. đối với phương thức bán hàng này công ty dõi giá vốn hàng mua bán hàng thẳng trên TK 157, như vậy trong trường hợp này công ty tổ chức gởi hàng đi bán thì việc theo dõi của kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn vì có sự trùng lặp giữa giá vốn hàng gửi đi và hàng bán thẳng. Ngày 20/1/2003 công ty mua 5 tấn xi măng Chinfon Hải Phòng chưa nhập kho với đơn giá vốn 800.000 đ, đơn giá bán 809.000 đ và bán ngay cho công ty xuất nhập khẩu thương mại Thành Long, thuế suất 5%, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt kế toán hạch toán như sau: Hạch toán mua hàng bán thẳng. Nợ TK 157 5 tấn * 800.000 = 4.000.000 Nợ TK 1331 5 tấn * 800.000 * 5% = 200.000 Có TK 331 4.200.000 Hạch toán doanh thu bán hàng. Nợ TK 1111 4.247.000 Có TK 511 5 tấn * 809.000 = 4.045.000 Có TK 3331 5 tấn * 809.000 * 5% = 202.250 Đồng thời thanh toán giá vốn. Nợ TK 632 4.000.000 Có TK 157 4.000.000 Như vậy đối với trường hợp này để tránh khỏi sự trùng lặp giữa hàng fửi bán và hàng mua bán thẳng kế toán công ty nên chi tiết TK 157 để theo dõi mua hàng bán thẳng và hàng gửi bán. 5.3. Trường hợp bán hàng có phát sinh chiết khấu giảm giá. Do công ty có nhiều khách hàng thường xuyên mua hàng hoá với khối lượng lớn nên để thu hút khách hàng công ty đã có quy định chính sách chiết khấu, giảm giá cho khách hàng tỷ lệ % nhất định trên doanh số mua chưa thuế của khách hàng cụ thể là: Ngày 11/1/2003 công ty bán hàng cho công ty đầu tư & phát triển nhà và công ty chấp nhận giảm giá cho đơn vị này một khoản tiền 4.575.000 đ. Đơn vị này chưa thanh toán tiền mua hàng, kế toán hạch toán giảm giá hàng bán như sau: Nợ TK 511 4.575.000 Có TK 131 4.575.000 Cuối kỳ kế toán kết chuyển khoản giảm giá hàng bán. Nợ TK 511 4.575.000 Có TK 532 4.575.000 Quy trình bán hàng của công ty được ghi chép vào sổ sách như sau: Từ chứng từ gốc, kế toán lên bảng bán hàng vào các sổ chi tiết công nợ và doanh thu cuối tháng tổng cộng số liệu các số trên để vào mcct và bảng kê liên quan sau đó từ NKCT và bảng kê tiến hàng ghi vào sổ cái. Bảng kê hoá đơn bán hàng. Từ ngày 1/1/2003 đến ngày 31/1/2003 C. từ Ngày Diễn giải ĐVT Số lượng Giá vốn Tiền vốn Giá bán Doanh thu 10/1 20/1 …. Xuất bán thép Ф6TN cho C.ty SXTM T.Long Xuất bán thẳng ….. Kg Tấn 5.000 5 4.200 800.000 21.000.000 4.000.000 4.400 809.000 22.000.000 4.045.000 Cộng 2.459.685 .528 36.358.592.539 Kế toán trưởng Ngày……tháng….năm Người lập biểu Sổ chi tiết công nợ Từ ngày 1/1/2003 đến ngày31/1/2003 TK 131 “phải thu khách hàng” Mã khách: Công ty sản xuất thương mại Thành Long Sổ này được lập như sau: Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số lượng Đơn giá Ngày Số 10/1 10/1 15/1 ….. Bán thép Ф6TN Thuế GTGT Thu tiền hàng …………….. 511 3331 1111 …… 22.000.000 2.200.000 12.000.000 5.000 4.400 Phát sinh nợ : 15.759.419.532 Phát sinh có : 3.416.618.604 Dư nợ cuối kỳ: 12.417.493.774 Kế toán trưởng Ngày……tháng….năm Kế toán ghi sổ Sổ chi tiết tài khoản Từ ngày 1/1/2003 đến ngày 31/1/2003 TK 511 “doanh thu bán hàng” Chứng từ Diễn giãi TK đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày số 10/1 20/1 Bán thép Ф6TN Bán 5 tấn xi măng 131 111 22.000.000 4.045.000 Phát sinh nợ : Phát sinh có : 36.358.592.539 Dư có : 36.358.593.539 Kế toán trưởng Ngày……tháng….năm Kế toán ghi sổ Với kỳ hạch toán là quý, sổ chi tiết doanh thu lại theo dõi doanh thu bán hàng tháng. Sau khi máy tính tổng hợp số phát sinh lại thành “dư có cuối kỳ” và tiếp tục theo dõi trên “ dư có đầu kỳ” tháng sau. Cuối quý máy sẽ chuyển hết doanh thu vào TK 911 không còn số dư. Hiện tại công ty đang áp dụng máy vi tính nên việc theo dõi doanh thu từng mặt hàng là dễ dàng, cho nên công ty tổ chức sổ chi tiết doanh thu từng mặt hàng trên cơ sở theo dõi các khoản giảm trừ để đảm bảo cung cấp thông tin về doanh thu một cách chính xác và giúp cho nhà quản lý tự nắm bắt được doanh thu của t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16069.doc
Tài liệu liên quan