Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Phần I Cơ sở lý luận về khấu hao TSCĐ và hạch toán khấu hao TSCĐ I. Những vấn đề chung về TSCĐ 1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ a) Khái niệm TSCĐ Các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các nguồn lực. Trong đó tài sản là nguồn lực không thể thiếu, là một trong những điều kiện ban đầu để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản trong đó được chia làm 2 loại là tài sản cố định và tài sản lưu động. Vậy tài sản cố định là những tài sản có giá trị ban đầu lớ

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán khấu hao tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, thời gian sử dụng dài và tài sản được coi là TSCĐ khi nó phải hội đủ 4 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. b) Đặc điểm TSCĐ - Xuất phát là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Vì vậy TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào chi phí hoạt động kinh doanh dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn đầu tư. Khác với những đối tượng lao động TSCĐ hầu như giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. 2. Phân loại TSCĐ a) Theo hình thái biểu hiện của TSCĐ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất và được chia thành các nhóm sau: + Nhà cửa vật kiến trúc: Là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào v.v.. + Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác v.v.. + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn v.v.. + Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử v.v.. + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cây ăn quả v.v.. Súc vật làm việc và cho sản phẩm như ngựa, trâu, bò v.v… + Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật v.v.. - TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư (đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ) để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp (trên 1 năm) thuộc về TSCĐ vô hình có. + Quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép hoặc giấy nhượng quyền, lợi thế thương mại v.v.. b) Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt của DN đối với TSCĐ hiện có. Theo cách này TSCĐ chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ tự có của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý v.v.. Trên cơ sở chấp hành đúng quy định, thủ tục pháp luật của nhà nước. - TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: thuê hoạt động và thuê tài chính. Trong đó căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của nhà nước thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ điều kiện để trở thành TSCĐ. + TSCĐ thuê tài chính: Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. c) Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành 4 loại: - TSCĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐ hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ được nhà nước hoặc cấp trên hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp. - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi. - TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ bị hư hỏng chờ xử lý, thanh lý hoặc những tài sản không cần dùng, tài sản đang tranh chấp v.v.. 3. Khái quát chung về hao mòn về khấu hao TSCĐ a) Hao mòn TSCĐ Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ sát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật… Như vậy hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới 2 dạng: + Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng như do bị cọ sát, bị ăn mòn hoá học, bị hỏng từng bộ phận v.v.. + Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do sự tiến bộ khoa học công nghệ như chất lượng cao hơn, tính năng nhiều hơn, nhưng chi phí thấp hơn dẫn tới giá cả thấp hơn. Để thu hồi giá trị hao mòn TSCĐ thì doanh nghiệp phải trích khấu hao. b) Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là quá trình tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ hạch toán. Như vậy hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã bị hao mòn. - Mục đích của việc trích khấu hao + Giúp cho doanh nghiệp tính đúng tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ để thu hồi lại vốn đầu tư đã đầu tư vào TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. + Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để tái đầu tư mua sắm khi cần thiết. + Về diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản (giá trị còn lại) đồng thời làm giảm lợi nhuận dòng của doanh nghiệp. c) Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ * Nguyên giá và cách xác định nguyên giá - Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng hoặc theo dự tính hay nguyên giá của TSCĐ chính là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp. + Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên những căn cứ khách quan có thể kiểm soát được (phải có chứng từ hợp pháp hợp lệ) và phải được xác định dựa trên những khoản chi tiêu hợp lý dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ. + Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ. - Cách xác định nguyên giá. + TSCĐ loại mua sắm: NG = GT + TP + Pt + LV - TK - Cm - Th Trong đó: NG: Nguyên giá TSCĐ Gt : Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần) TP: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước ngoài giá mua. Pt: Phí tổn trước khi dùng như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử v.v.. Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. TK: Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng. Th : Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử. + Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu:Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đơn vị và xây dựng hiện hành công (+) lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. + Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng hoặc tự sản xuất, tự triển khai: là giá thành thực tế của TSCĐ cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất). + TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + TSCĐ loại được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp liên doanh hoặc phát hiện thừa thì nguyên giá được xác định bằng giá trị thực tế theo giá trị của hội đồng đánh giá và các chi phí bên nhận phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. + Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp (+) chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ … (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất) hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. + Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự, là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phí thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. + Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định tương tự: là giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. + Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính: được tính bằng giá trị hợp lý của nó và các phí tổn trước khi dùng nếu có. - Giá tri hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. - Nguyên giá TSCĐ có tính ổn định cao nó chỉ thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của các cấp có thẩm quyền. + Khi nâng cấp TSCĐ, chi phí chi ra để nâng cấp TSCĐ được bổ sung vào nguyên giá cũ để xác định lại nguyên giá mới của nó. + Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ khi đó giá trị của bộ phận tháo ra sẽ được trừ vào nguyên giá của TSCĐ. * Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định. Người ta chỉ xác định được chính xác giá trị còn lại của TSCĐ khi bán chúng trên thị trường. Về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định = - Vì vậy: Giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu ấn chủ quan của các doanh nghiệp, với cùng TSCĐ nhưng nếu giảm bớt thời gian khấu hao sẽ làm cho tốc độ giảm giá trị nhanh hơn và tốc độ này sẽ giảm chậm khi kéo dài thời gian khấu hao. Do đó nhiều trường hợp phải đánh giá lại tài sản khi doanh nghiệp tham gia góp vốn, giải thể, sát nhập để xác định giá trị thực của tài sản ở thời điểm hiện tại. Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị còn lại được xác định. = - Như vậy ngoài việc theo dõi giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán doanh nghiệp còn phải theo dõi giá trị thực của TSCĐ để từ đó có các quyết định tính toán áp dụng cho khấu hao nhằm đẩy nhanh việc thu hồi vốn và đổi mới TSCĐ. 4. Một số quy định về khấu hao TSCĐ - Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. + Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. + Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân quy trách nhiệm đền bù thiệt hại và tính vào chi phí khác. - Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao mà chỉ tính hao mòn như phúc lợi, hành chính sự nghiệp v.v.. - Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. - Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Bởi vậy hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau. Căn cứ vào nơi sử dụng, bộ phận sử dụng TSCĐ để phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ. = + - - Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được tính khấu hao. II. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ 1. Phương pháp khấu hao đường thẳng - Theo phương pháp này việc tính khấu hao TSCĐ được dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó. Trong đó tỷ lệ khấu hao TSCĐ lại phải dựa vào số năm sử dụng dự kiến. các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Mức khấu hao trung bình hàng năm (theo phương pháp đường thẳng) của 1 TSCĐ khấu hao (Mkhn) được tính theo công thức sau: Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm Tỷ lệ khấu hao năm = x 100 - Đối với những TSCĐ được mua sắm hoặc đầu tư đổi mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do nhà nước quy định. Tuy nhiên để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể hoặc những TSCĐ khác không có trong danh mục của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ sau đây để trình Bộ Tài chính xem xét quyết định + Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế + Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng) + Thế hệ TSCĐ tình trạng thực tế của TSCĐ + Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Trong trường hợp thời gian sử dụng hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, thì doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ đó. = = + Chi phí thay đổi VD: Công ty H mua 1 TSCĐ (mới 100%) với nguyên giá là 300 triệu đồng. Thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ khấu hao năm sẽ là 10%. Mkhn = 300 x 10% = 30 triệu đồng Mkh(tháng) = 30 : 12 = 2,5 triệu đồng. - Ưu nhược điểm của phương pháp: + Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán và khi nâng cao năng suất của TSCĐ sẽ làm cho chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm ,tăng hiệu quả kinh tế. + Nhược điểm: Do là khấu hao cố định trong năm vì vậy không sử dụng TSCĐ vẫn phải khấu hao. đ Trong quá trình sử dụng bị hư hỏng, vì vậy phải đầu tư chi phí sửa chữa cộng với hao mòn vô hình của tài sản nhưng mức khấu hao trung bình năm không thay đổi vì vậy có khả năng làm chậm quá trình thu hồi vốn. 2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh - Được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: + Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) + Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thì nghiệm. - Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau: Mkhn = x Trong đó: = x Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t Ê 4 năm) 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm < t Ê 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định. Theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. VD: Công ty H mua 1 thiết bị sản xuất linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ này là 5 năm. - Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%. - Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh = 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40% - Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây: ĐVT: đồng Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao luỹ kế cuối năm 1 10.000.000 10.000.000 x 40% 4.000.000 333.333 4.000.000 2 6.000.000 6.000.000 x 40% 2.400.000 200.000 6.400.000 3 3.600.000 3.600.000 x 40% 1.440.000 120.000 7.840.000 4 2.160.000 2.160.000 : 2 1.080.000 90.000 8.920.000 5 2.160.000 2.160.000 : 2 1.080.000 90.000 10.000.000 Trong đó: + Mức khấu hao TSCĐ từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%). + Từ năm thứ 4 trở đi mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. (2.160.000 : 2 = 1.080.000) (vì tại năm thứ 4 mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2.160.000 x 40% = 864.000) thấp hơn mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ là 1.080.000). - Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Thu hồi vốn nhanh, hạn chế được sự mất giá do hao mòn vô hình gây ra. Do thu hồi vốn nhanh vì vậy sẽ làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. + Nhược điểm: - Đối với những sản phẩm hoặc loại hình kinh doanh mà tiêu thụ chậm sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy TSCĐ hoạt động phải đạt năng suất cao. 3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm - Được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: + Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. + Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. + Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. - Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo sản lượng như sau: + Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. + Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. + Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức sau: = x Trong đó: = - Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm hoặc xác định theo công thức sau: = x Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao TSCĐ. VD: 1 Công ty A mua 1 máy xúc đất (mới 100%) với nguyên giá là 250 triệu đòng công suất thiết kế của máy xúc này là 30m3/giờ sản lượng theo công suất thiết kế của máy xúc này là 2.000.000m3 khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy xúc là: Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng 1 15.000 Tháng 7 16.000 Tháng 2 15.000 Tháng 8 17.000 Tháng 3 16.000 Tháng 9 16.000 Tháng 4 15.000 Tháng 10 17.000 Tháng5 17.000 Tháng 11 18.000 Tháng 6 15.000 Tháng 12 18.000 + Mức trích khấu hao bình quân cho 1 m3 đất xúc = 250 triệu đồng : 2.000.000 m3 = 125 đồng/m3 + Mức trích khấu hao của máy xúc được tính theo bảng sau: Tháng Sản lượng thực tế tháng (m3) Mức trích khấu hao tháng (đồng) 1 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 2 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 3 16.000 16.000 x 125 = 2.000.000 4 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 5 17.000 17.000 x 125 = 2.125.000 6 15.000 15.000 x 125 = 1.875.000 7 16.000 16.000 x 125 = 2.000.000 8 17.000 17.000 x 125 = 2.125.000 9 16.000 16.000 x 125 = 2.000.000 10 17.000 17.000 x 125 = 2.125.000 11 18.000 18.000 x 125 = 2.250.000 12 18.000 18.000 x 125 = 2.250.000 Tổng cộng cả năm 24.375.000đ - Ưu nhược điểm: + Ưu điểm: Khi tiến hành sử dụng thì TSCĐ mới trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất vì vậy có tác dụng thúc đẩy khả năng tăng năng suất trong sản xuất. + Nhược điểm: Chỉ ứng dụng được với những TSCĐ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. III. Nội dung hạch toán khấu hao TSCĐ 1. Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê hoạt động) kế toán sử dụng tài khoản 214 "hao mòn tài sản cố định" tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định (nhượng bán, thanh lý …). Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định (do trích khấu hao, đánh giá tăng hao mòn…) Dư có: Giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có. Tài khoản 214 chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình + Tài khoản 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính + Tài khoản 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng tài khoản 009 "nguồn vốn khấu hao cơ bản" để theo dõi tình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định. Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản (trích khấu hao cơ bản, thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển trước đây…) Bên Có: Các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao (đầu tư mua sắm TSCĐ, trả nợ vay, điều chuyển vốn khấu hao, cho vay …) Dư Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn. 2. Phương pháp hạch toán: - Định kỳ (tháng, quý…) trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 627 (6274: Chi tiết theo từng phân xưởng):Khấu hao TSCĐ dùng cho các phân xưởng sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nợ TK 641 (6414): Khấu hao TSCĐ sử dụng cho tiêu thụ hàng hoá dịch vụ. Nợ TK 642 (6424): Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp Có TK 214 (chi tiết theo từng tiểu khoản): Tổng số khấu hao phải trích trong kỳ. Đồng thời, ghi số khấu hao đã trích trong kỳ:Nợ TK 009. - Trường hợp vào cuối năm tài chính, khi doanh nghiệp xem xét lại. Thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao (chủ yếu đối với TSCĐ vô hình), nếu có mức chênh lệch với số khấu hao trong năm cần tiến hành điều chỉnh. Nếu mức khâu hao mới cao hơn mức khấu hao đã trích, số chênh lệch tăng được ghi bổ xung vào chi phí kinh doanh như khi trích khấu hao bình thường. Ngược lại, nếu mức khấu hao phải trích nhỏ hơn số đã trích khoản chênh lệch giảm được ghi giảm, chi phí kinh doanh như sau: Nợ TK 214: Số chênh lệch giảm Có các TK liên quan (627,641, 642…) - Trường hợp tăng giá trị hao mòn do đánh giá lại: BT1: Nợ TK 412: Ghi giảm chênh lệch giá Có TK 214: Ghi tăng giá trị hao mòn - Trường hợp được cấp, chuyển đến + Đối với đơn vị phụ thuộc Nợ TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh theo giá trị còn lại. Có TK 214: Giá trị hao mòn (nếu có) - Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ. BT1: Xoá sổ TSCĐ nhượng bán, thanh lý Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: Giá trị còn lại Có TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ. BT2: Phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ và số thu hồi về thanh lý TSCĐ. Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền Nợ TK 152, 153: Số thu hồi vật liệu dụng cụ nhập kho Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua Có TK 711: Giá bán TSCĐ hoặc thu nhập về thanh lý. Có TK 3331 (333311): Thuế GTGT phải nộp (nếu có). BT3: Tập hợp chi phí nhượng, bán thanh lý TSCĐ Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán, thanh lý Nợ TK 13 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK liên quan (111, 112, 331, 334…) - Trường hợp khấu hao hết đối với TSCĐ hữu hình và vô hình Nợ TK 214 (2141, 2143): Hao mòn TSCĐ Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ - Trường hợp giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ. Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh 1 lần, còn giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 627 (6273): Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 (6413): Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642 (6423): Tính vào chi phí QLĐN Nợ TK 242: Giá trị còn lại (nếu giá trị còn lại lớn) Có TK 211, 213, Nguyên giá TSCĐ. - Trường hợp do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị 1 lần phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn (do khi góp vốn phải đánh giá lại TSCĐ) được ghi vào tài khoản 412' "chênh lệch đánh giá lại tài sản". Nợ TK214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 222: Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn Nợ TK 128: Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn Nợ (hoặc Có) TK 412: Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị vốn góp. Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ vốn góp. - Trường hợp trả lại vốn góp cho các bên tham gia liên doanh. BT1: Xoá sổ TSCĐ Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): Giá trị còn lại theo thoả thuận Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch nếu có Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ trao trả - Trường hợp phát hiện TSCĐ thiếu và chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 138 (1381): Giá trị thiếu chờ xử lý Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ Khi có quyết định xử lý. Nợ TK 111, 1388, 334…: Cá nhân phải bồi thường, hoặc trừ lương Nợ TK liên quan (411, 415, 811, …): Quyết định ghi tăng chi phí khác hay giảm nguồn vốn . Có TK 138 (1381): Giá trị hiện nay đã xử lý - Trường hợp trao đổi TSCĐ tương tự Doanh nghiệp dùng TSCĐ của mình để trao đổi TSCĐ tương tự của đơn vị khác (về công dụng và giá cả). Nợ TK 211, 213 :Nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK 214 :Giá trị hao mòn TSCĐ đem trao đổi Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi - Trường hợp trao đổi TSCĐ không tương tự. + Xoá sổ TSCĐ đem trao đổi Nợ TK 811: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ + Giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (do thoả thuận) Nợ TK 131: Giá hợp lý TSCĐ đem trao đổi Có TK 711: Tăng thu nhập khác Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp + Giá hợp lý của TSCĐ nhận về Nợ TK 211, 213 - Nguyên giá Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131: Giá hợp lý của tài sản nhận về Nếu giá hợp lý của TSCĐ đem trao đổi lớn hơn giá hợp lý của TSCĐ nhận về ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Và ngược lại. - Trường hợp trả TSCĐ thuê tài chính + Trong quá trình sử dụng TSCĐ thuê tài chính kế toán phải tiến hành khấu hao TSCĐ thuê vào chi phí kinh doanh từng kỳ hạch toán. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 (2142) :Khấu hao TSCĐ thuê tài chính. + Cuối niên độ kế toán xác định số phải trả về nợ gốc cho thuê tài chính Nợ TK 342: Ghi giảm số nợ dài hạn về thuê tài chính Có TK 315: Ghi tăng nợ dài hạn đến hạn trả. + Khi thanh toán gốc và lãi vay cho công ty tài chính Nợ TK 315 :Thanh toán gốc đến hạn trả Nợ TK 635 :Lãi thuê tài chính Nợ TK 133:Thuế GTGT được khấu trừ không nằm trong nợ gốc. Có TK 111, 112 + Khi trả TSCĐ thuê tài chính giả dụ còn lại chưa khấu hao hết (nếu có) đưa vào chi phí phân bổ Nợ TK 242: Kết chuyển giá trị còn lại chưa nhân hao hết (nếu có) Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn luỹ kế Có 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê + Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn tài sản thuê BT1 Nợ TK 211, 213: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ tự có Có TK 212: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính BT2 kết chuyên giá trị hao mòn Nợ 214 (2142): Giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuê tài chính Có 214 (2141, 2143): Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ nếu có của doanh nghiệp - Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh phí dự án + Khi nhượng bán Nợ TK 466: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Có TK 211, 213… Nguyên giá TSCĐ 3. Khái quát về các hình thức tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ * Sổ sách kế toán - Thẻ TSCĐ và sổ chi tiết tài sản + Thẻ TSCĐ: được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng quý, hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng TSCĐ. + Sổ chi tiết TSCĐ: có thể mở để theo dõi cho một loại TSCĐ hoặc mở cho một bộ phận (phân xưởng, phòng ban) của doanh nghiệp. Sau khi phân loại TSCĐ theo tiêu thức do doanh nghiệp lựa chọn xác định đúng đối tượng ghi TSCĐ là TSCĐ riêng lẻ hay hệ thống TSCĐ; ghi mà sổ cho TSCĐ, sau đó kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, mỗi loại TSCĐ ghi một thẻ và vào sổ chi tiết TSCĐ, mỗi tài sản ghi một dòng - Sổ tổng hợp + Hình thức "Nhật ký chung" Hình thức nhật ký chung gồm có 2 sổ tổng hợp là nhật ký chung và sổ cái TK 214 Chứng từ gốc Nhật ký chung Chứng từ gốc Chứng từ gốc Sổ cái TK 214 Sổ, thẻ TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối kế toán ghi hàng ngày ghi cuối tháng hoặc cuối quý đối chiếu vào cuối kỳ Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán định khoản, ghi vào sổ nhật ký chung, đồng thời ghi vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Trên cơ sở của sổ nhật ký chung chuyển sang sổ cái TK 214 Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, tính ra sổ phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của TK 214 trên sổ cái. Đối chiếu sổ cái TK 214 với bảng tổng hợp chi tiết nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Trên cơ sở số liệu ở sổ TK 214, ghi vào bảng cân đối sổ phát sinh cho tài khoản đó. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để ghi vào mục"Hao mòn luỹ kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán. + Hình thức "Nhật ký - sổ cái" Hình thức sổ kế toán "Nhật ký - sổ cái" Chỉ có một sổ tổng hợp là nhật ký - sổ cái. Chứng từ gốc Sổ, thẻ TSCĐ Nhật ký - sổ cái Bảng cân đối kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Hàng ngày, từ chứng từ gốc, kế toán định khoản và ghi vào nhật ký - sổ cái, mỗi chứng từ ghi một dòng. Sau khi vào nhật ký - sổ cái, đồng thời ghi vào thẻ, sổ chi tiết TSCĐ. Cuối tháng, tính ra số phát sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của TK 214. Từ số liệu của sổ chi tiết TSCĐ, lập bảng tổng hợp chi tiết, để đối chiếu số liệu của tài khoản 214 trên sổ nhật ký - sổ cái, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh. Căn cứ vào số dư cuối kỳ của tài khoản 214 và bảng tổng hợp chi tiết để xác định giá trị ghi vào mục "Hao mòn luỹ kế TSCĐ" trên bảng cân đối kế toán. + Hình thức "Chứng từ ghi sổ" Hình thức "Chứng từ ghi sổ" gồm có 2 sổ tổng hợp là sổ đăng ký chứng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0544.doc
Tài liệu liên quan