Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Công Trình Giao Thông Vĩnh Phúc

Mục lục Trang Lời mở đầu 3 Phần thứ nhất : Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp sản xuất. 5 I. Vai trò (vị trí ) của NVL-CCDC trong doanh nghiệp sản xuất 5 II. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của NVL-CCDC 5 1. Đặc điểm của vật liệu 5 2. Yêu cầu quản lý vật liẹu trong DNSX 5 III. Nhiệm vụ kiến trúc và nội dung tổ chức kế toán vật liệu ở trong doanh nghiệp sản xuất ( công ty ) 6 1. Các nhiệm vụ kế toán vật liệu và CC dịch vụ tron

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Công Trình Giao Thông Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g DNSX 6 2. Nội dung tổ chức kế toán vật liệu-CCDV ở DNSX 7 3. Khái quát về sự vận dụng các phương pháp kế toán 13 4.Khái quát hoá trình tự kế toán vật liệu-CCDC trên sơ đồ tài khoản. 17 Phần thứ hai : Tình hình tổ chức kế toán NVL ở công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc. 23 I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty 23 1. Quá trình hình thành và phát triển 23 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 25 3. Tình hình chung về công tác kế toán tại công ty 27 II. Thực trạng tổ chức kế toán VL-CC 30 1. Công tác tổ chức quản lý VL-CC 30 2. Thủ tục nhập- xuất kho VL-CC và chưngd từ kế toán 35 3. Kế toán chi tiết nhập- xuất vật liệu 52 4. Kế toán tổng hợp nhập- xuất vật liệu 55 5. Công tác phân tích kinh tế VL-CC ở công ty 56 Phần thứ ba: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Vật Liệu tại công ty CTGT-VP 58 I. Nhận xét chung về công tác kế toán VL tại công ty 58 1. Những ưu điểm nổi bật 58 2. Những hạn chế 60 II. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty CTGT-VP 60 1. Sự cần thiết phải bổ sung cải tiến công tác kế toán vật tư 60 2. Biện pháp thực hiện 61 Phần kết luận: 62 Tài kiệu tham khảo 63 ýkiến giáo viên hướng dẫn: 64 Lời mở đầu  Trong xu thế đổi mới của đất nước, nền kinh tế thị trường hiện nay đã và đang đổi mới và mở ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thử thách lớn đối với các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trên thị trường các doanh nghiệp cần thiết phải hợp lý hoá trong mọi khâu của quy trình sản xuất, cũng như phải nâng cao tính khoa học, hợp lý trong bộ máy quản lý sản xuất của mình. Đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi công tác kế toán không ngừng đổi mới sao cho phù hợp với doanh nghiệp và đúng chế độ kế toán đề ra. Có thể nói vai trò của kế toán đặc biệt không chỉ đối với hoạt động Tài Chính Nhà Nước mà còn vô cùng quan trọng và cần thiết đối vơí hoạt động tài chínhdoanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng là yếu tố rất quan trọng, vì trong doanh nghiệp sản xuất chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do vậy việc tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu đẩm bảo việc sủ dụng hiệu quả, tiết kiệm vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành chi phí sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với ý nghĩa ấy, để tồn tại, phát triển và chạy đua với sự đổi mới của khoa học công nghệ, các doanh nghiệp nên quan tâm hàng đầu tới công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu . Ra đời từ những năm 70 của thập kỷ 20 cùng với thời gian công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc đã và đang khẳng định vị trí, tầm quan trọng của mình trong xu hướng đổi mới chung của đất nước. Cũng như các doanh nghiệp khác công ty luôn tìm tòi áp dụng những biện pháp, phương pháp quản lý và kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất đối với mục tiêu đề ra. Song, công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cũng không ngừng hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu quản lý cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhận thức được vấn đề trên, qua quá trình học tập ở trường và qua thời gían tìm hiểu thực tế tại công ty, tôi đã lựa chọn đề tài “Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Công Trình Giao Thông Vĩnh Phúc”. Bản luận văn này gồm có ba phần : Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán vật liệu-Công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp sản xuất. Phần thứ hai: Tình hình tổ chức kế toán ở công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc. Phần thứ ba: Một số nhận xét và kiến nghị đề xuất về công tác nguyên vật liệu công cụ dụng cụ taị công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc. Do thời gian thực tập có hạn, mặc dù đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng kế toán Công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc nhưng chắc không tránh khỏi khiếm khuyết . Em rất mong được sự giúp đỡ để bản luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Phần thứ nhất : Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp sản xuất. I. Vai trò của nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, là đối tượng lao động quan trọng cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm . Có thể nói một cách khác, trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu giống như cơm ăn nước uống cho sự sống của con người . Với vị trí đó, trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí về NVL-CCDC thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của các sản phẩm, là bộ phận dự trữ quan trọng của doanh nghiệp. Do vậy có thể nói vật liệu không chỉ quyết định chất lượng sản phẩm . Nguyên vật liệu đẩm bảo chất lượng cao, đúng quy cách ,chủng loại thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu về chất lượng, phục vụ đắc lực hơn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. II. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của NVL-CCDC 1.Đặc điểm của vật liệu Vật liệu cũng như công cụ dụng cụ tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới . Chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá trình sản xuất vật liệu không ngừng chuyển hoá, biến đổi về mặt hiện vật và giá trị . Về mặt hiện vật: Nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất vàđược tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Về mặt giá trị: Giá trị của vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra . Vật liệu là những tài sản vật chất, tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý, hoá học nên dễ bị tác động của thời tiết khí hậu và môi trường xung quanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số tài sản lưu động và trong tổng số chi phí sản xuất để sản phẩm thì chi phí vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng lớn. 2.Yêu cầu quản lý vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Trên cơ sở vai trò và đặc điểm của NVL-CCDC như vậy, một vấn đề đặt ra là phải quản lý vật liệu như thế nào để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục, vừa có hiệu quả cao vừa đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm . Như đã trình bày, vật liệu xuất hiện ở mọi khâu của quá trình sản xuất, muốn thực hiện được yêu cầu đặt ra thì phải tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán vật liệu kể từ khâu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng. Cụ thể như sau : Đối với khâu mua: Cần quản lý về mặt số lượng chất lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất, giá cả .....sao cho vừa đẩm bảo chất lượng yêu cầu vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí . Đối với khâu bảo quản : Cần phải đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp với từng tính chất lý hoá của nỗi loại vật tư. Đối với khâu dự trữ : Xác định và phản ánh chính xác số lượng và giá trị vật liệu tồn kho, kiểm tra việc chấp hành các định mức dự trữ vật liệu, tổ chức bảo quản và thực hiện các thủ tục nhập kho, xuất kho, phát hiện kịp thời mức độ và nguyên nhân thừa thiếu, ứ đọng, mất phẩm chất của vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn và đọng vốn . Đối với khâu sử dụng : Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị vật liệu khi xuất kho, giá rị thực tế tiêu hảotong sản xuát, phân bổ chi các đối tượng sử dụng, góp phần kiểm ra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao sử dụng vật liệu sao cho hợp và tiết kiệm nhất. III. Nhiệm vụ kế toán và nội dung tổ chức kế toán vật liệu -CCDC 1.Các nhiệm vụ chủ yếu kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Từ yêu cầu đặt ra đối với việc quản lývật liệu Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách chế độ về quản lý vật tư ở tất cả các khâu và xác định nhiệm vụ của kế toán vật liệu như sau : Một là: Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản, tình hình xuất, nhập, tồn kho vật liệu, tính giá thực tế của vật liệu đã thu mua. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu về các mặt: Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn. Nhằm đảm bảo cho các quá trình sản xuất kinh doanh áp dụng đúng đắn các phương pháp hoạch toán vật liệu, kiểm tra các đơn vị hoạch toán phụ thuộc các bộ phận . Thực hiện đầy đủ các bộ phận ghi chép ban đầu về vật liệu, mở các sổ ( thẻ) kế toán vật liệu để thực hiện kế hoạch hạch toán vật liệu đúng chế độ , đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sự thóng nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện cho công tác chỉ đạo trong phạm vi toàn doanh nghiệp . Hai là: Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, kiểm tra tình hình nhập xuất vật liệu, phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp sữ lý các hiện tượng thừa thiéu ,ứ đọng mất mát, kém phẩm chất của nguyên vật liệu. Tính toán chính xác số lượng, giá trị thực tế của nguyên vật liệu đưa vào sữ dụng và số đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng. Ba là: Tham gia kiểm kê nguyên vật liệu, đánh giá vật liệu theo chế độ của nhà nước đã quy định, lập báo cáo về vật tư, tiến hành phân tích kinh tế về tình hình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu một cách hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiết kiệm và hạ thấp chi phí nguyên vật liệu . 2. Nội dung tổ chức kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở DNSX. Để thực hiện tốt yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán đặt ra thì đòi hỏi quá trình hạch toán vật liệu phải gồm những nội dung sau : Thứ nhất là: Phân loại và lập danh điểm vật liệu . Thứ hai là: Xây dụng các nội quy, quy chế bảo quản sử dụng vật tư. Doanh nghiệp phải có đầy đủ hệ thống kho tàng bảo quản vật liệu. Trong kho phải tang bị đầy đủ các phương tiện, các dụng cụ cân đo, đong đếm vật tư. Vật tư trong kho phải được sắp xếp gọn gàng, đúng kỷ thuật lợi cho việc nhập, xuất kho vật tư. Về nhân sự phải có một số nhân viên bảo vệ, thủ kho hạch toán tốt ban đầu ở kho. Thứ ba là: Xây dựng các định mức vật tư cần thiết. Các định mức dự trữ tối đa, tối thiểu, cá định mức sử dụng vật tư cũng như các định mức ( tiểu) hao hụt hợp lý trong vận chuyển, bảo quản. Thứ tư là: Tổ chức khâu hạch toán ban đầu gồm vận dụng các chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ cho hựp lý ,khoa học . Thứ năm là: Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán và hệ thống sổ kế toán tổng hợp một cách thích hợp và khoa học. Thứ sáu là: Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm kê đối chiếu vật liệu, cũng như các báo cáo về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu. Thứ bảy là: Tổ chức phân tích về tình hình vật liệu và những thông tinh kinh tế cần thiết . 2.1. Phân loại nguyên vật liệu . Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng khối lượng lớn nguyên vật liệu bao gồm nhiều thứ, nhiều loại và mỗi loại có vai trò, công dụng kinh tế, đặc điểm khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng thứ từng loại vật liêụ phục vụ cho kế toán quản trị, cần thiết phải phân loại vật liệu . Có nhiều cách thức khác nhau để phân chia nguyên vật liệu thành nhiều loại khác nhau ,có tính chất , mẩu mả , quy cách khác nhau . a/ Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm . Đối với những thành phẩm mua ngoài, ngoài mục đích tiếp tục sản xuất ra sản phảm hàng hoá cũng được coi như nguyên vật liệu chính . Nguyên vật liệu phụ: Vật liệu phụ chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng có tác dụng nhất định nhằm kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng và hoàn thiện sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho sản xuất cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật, cho việc bảo quản, bao gói sản phẩm . Nhiên liệu: Bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn như: xăng, dầu, than, củi, ga . . . để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Phụ tùng thay thế: Bao gồm các phụ tùng, các chi tiết dùng để thế sữa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải . Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dụng cơ bản của doanh nghiệp . Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như: gỗ vụn, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định . Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng loại doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành nhóm, từng quy cách . b/ Căn cứ vào mục đích, công dụng và yêu cầu quảnt lý của kế toán quản trị thì vật liệu trong doanh nghiệp xản xuất được chia thành: Nguyên vật liệu trực tiếp: Dùng cho sản xuất và chế tạo sản phẩm nguyên vật liệu trực tiếp ( chính) cấu thành nên thực thể của sản phẩm . Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở các phân xưởng tổ đội sản xuất cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp .... c/ Căn cứ vào nguồn hình thành vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành: Nguyên vật liệu do mua ngoài Nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến Vật liệu do nhận vốn góp liên doanh của các đơnvị khác .... Tóm lại: Tronh doanh nghiệp việc phân loại nguyên vật liệu còn chi tiết tỷ mỹ hơn nữa theo yêu cầu quản lý riêng. Để đấp ứng yêu cầu ấy viẹc hạch toán vật liệu trong doanh nghiệp cần phải mở số danh điểm vật tư. Nội dung kết cấu của sổ danh điểm vật tư theo mẫu sau : Bảng danh điểm vật tư Ký hệu Tên nhãn hiệu quy cách vật liệu Đơn vị tính Đơn giá hạch toán Ghi chú Nhóm Danh điểm vật liệu 1521 1522 1529 1521.01 1521.02 ........... 1522.01 1522.02 ............ 1529.01 1529.02 ............ 2.2. Đánh giá nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ Đánh giá vật liệu là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của hiện vật theo những nguyên tắc nhất định để đẩm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất . Về nguyên tắc, vật liệu là tài sản dự trữ thuộc tài sản lưu động nên phải được đánh giá theo giá của vật tư mua sắm, gia công chế biến. Tức là kgiá trị của vật tư phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp, trên các bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác phải theo giá thực tế. Song do đặc điểm của vật liệu có nhiều chủng loại, thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác kế toán vật liệu phải phản ánh kịp thời hành ngày tình hình biến động và số hiện có của nguyên vật liệu, nên trong công tác kế toán vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán. 2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế. a/ Giá thực tế vật liệu nhập kho: Tuỳ theo nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu được xác định như sau : Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn ( bao gồm các khoản thuế phải nộp (nếu có)), công các chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp bảo quản, phân loại, bảo hiểm ...nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua độc lập và số hao hụt tự nhiên trong định mức nếu có ) Thuế phải nộp ở đây có thể nói là thuế nhập khẩu hoặc các loại thuế khác, như thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp trực tiếp . Đối với nguyên vật liệu-CCDC do doanh nghiệp tự gia công chế biến: giá thực tế bao gồm: giá thực tế xuất kho gia công chế biến và các chi phí gia công chế biến (chi phí gia công trực tiếp chế biến + chi phí sản xuất chung ) Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: trị giá thực tế là giá thực tế vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến + các chi phí vận chuyển bốc dở đến tận nơi thuê chế biến và từ nơi đó về doanh nghiệp cùng với số tiền phải trả cho đơn vị nhận gia công chế biến theo hợp đồng . Đối với nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh: Giá vốn thực tế là do hội đòng liên doanh đánh giá. Đối với phế liệu thu hồi giá thực tế được đánh giá theo giá ước tính ( giá thực tế có thể sử dụng được hoặc có thể bán được ). b/ Tính giá thực tế ( giá vốn) vật liệu xuất kho : Để tính toán, phân bố chính xác chi phí thực tế về vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh trong trường hợp kế toán doanh nghiệp chỉ sử dụng giá trị thực tế của vật liệu, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thực tế của vật liệu xuất kho sau : Phương pháp tính theo đơn giá thực tế bình quân tồn kho đầu kỳ : theo phương pháp này, giả thiết số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ là thương xuyên với số lượng lớn. Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân vật liệu tồn kho đầu kỳ : Trị giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ Số lượng vật liệu xuất kho trong kỳ Đơn giá bình quân vật liệu tồn kho đầu kỳ = X Trong đó : Trị giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ Đơn giá bình quân vật liệu tồn kho đầu kỳ = Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ Phương pháp tính giá trị thực tế bình quân tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ : = + + Số lượng vật liệu tồn kho trong kỳ Trị giá thực tế vật liệu tồn kho trong kỳ Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ Trị giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ Giá thực tế bình quân vật liệu Theo phương pháp này, cùng giả thiết rằng số vật liệu xuất ra, bao gồm cả vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập đầu kỳ . Giá thực tế bình quân vật liệu được xác định như sau : Trong đó : Giá trị thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ ( hoặc tồn cuối kỳ) = Số lượngvật liệu xuất kho trong kỳ Giá trị thực tế bình quân vật liệu X Phương pháp tính giá theo giá thực tế đích danh : Theo phương pháp này, giả thiết rằng đối với một số doanh nghiệp mà đơn giá vật liệu rất lớn, như các loại vàng bạc đá quý, các chi tiết của ô tô, xe máy mà có thể nhận diện được từng thứ, từng nhóm hoạc từng loại theo từng lần nhập kho và giá thực tế thì có thể dùng phương pháp này. Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng theo từng lần xuất kho. Phương pháp nhập trước, xuất trước: Giả thiết rằng những vật liệu đã nhập kho trước là những vật liệu đã xuất ra trước, vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ gồm những vật liệu được nhập sau cùng. Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, sau đó căn cứ vào số lượng xuất trình ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với số lượng xuất kho thực lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau: Công thức: Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập trước đó Trị giá thực tế đơn vị vật liệu nhập kho theo từng lần Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng X = Phương pháp nhập sau xuất trước : Giả thiết rằng những vật liệu đã nhập kho sau là những vật liệu xuất ra trước và những vật liệu tồn kho cuối kỳ là những vật liệu được nhập vào đầu tiên. Theo phương pháp này ta phải xác định được giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối, sau đó mới đến lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho. Trị giá thực tế đơn vị vật liệu nhập kho theo từng lần Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập trước đó X = Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng Phươngpháp nhập sau xuất trước: Giả thiết rằng những vật liệu đã nhập kho sau là những vật liệu xuất ra trước và những vật liệu tồn kho cuối kỳ là những vật liệu được nhập vào đầu tiên. Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối sau đó mới đi đến lần nhập trước để tính giá trị thực tế xuất kho. Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập trước đó Trị giá thực tế đơn vị vật liệu nhập kho theo từng lần nhập sau = X Hai phương pháp nhập trước xuất trước và nhập sau xuất trước có ưu điểm là hạch toán đúng giá trị từng lô hàng, phù hợp với yêu cầu công tác bảo quản vật liệu tại kho, nhưng lại khó khăn cho việc hạch toán chi tiết. 2.2.2.Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán Giá hạch toán là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và được sử dụng trong thời gian dài. Giá hạch toán của nguyên vật liệu có thể là giá mua vật liệu tại một thời điểm nào đó hoặc xác định theo giá kế hoạch được xây dựng. Hàng năm căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phải đánh giá tình hình xuât nhập nguyên vật liệu theo giá hạch toán, cuối kỳ tính đổi giá hạch toán sang giá thực tế thông qua hệ số giá . Hệ số giá nguyên vật liệu được xác định như sau : Giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ Hệ số giá vật liệu. + Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ = Giá hạch toán vật liệu tồn kho trong kỳ + Giá hạch toán vật liệu tồn kho đầu kỳ Từ đó xác định được giá thực tế của vật liệu xuất kho : Hệ số giá vật liệu X Giá hạch toán vật liệu tồn kho trong kỳ = Giá thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý, hệ số giá vật liệu có thể được tính chotừng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu. Việc tính hệ số giá và chuyển đổi giá vật liệu được thực hiện trên bảng kê số 3. Khái quát về sự vận dụng các phương pháp kế toán. 3.1. Chứng từ kế toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng. Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo QĐ1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 của bộ trưởng bộ tài chính, các chứng từ kế toán về nhập và xuất vật liệu bao gồm : -Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) -Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT) -Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. (Mẫu 03-VT) -Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa. (Mẫu 08-VT) - -Hoá đơn kiểm phiếu xuất kho. (Mẫu 02-BH) -Hoá đơn tính cước vận chuyển (Mẫu 03-BH) Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04-VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 05-VT), phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 17-VT) ....Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế , hình thức sở hữu khác nhau. 3.2. Hạch toán chi tiết vật liệu. Hạch toán chi tiết vật liệu là việc ghi chép hàng ngày tình hình biến động về số lượng, giá trị, chất lượng của từng thứ, từng loại vật liệu theo từng kho của doanh nghiệp. Hạch toán chi tiết vật liệu được tiến hành ở kho và ở phòng kế toán. 3.2.1. Các sổ chi tiết vật liệu sử dụng Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán vật liệu tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết như sau: -Sổ (thẻ) kho. -Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu. -Sổ đối chiếu luân chuyển. -Sổ số dư. Ngoài các sổ chi tiết nêu trên còn có thể sử dụng các bảng kê nhập-xuất-tồn kho vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng và kịp thời . 3.2.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Tuỳ theo đặc điểm của tưng doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau để hạch toán chi tiết nguên vật liệu. a/ Phương pháp ghi thẻ song song. Nội dung của phương pháp này như sau: ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình xuất-nhập-tồn hàng ngày theo chỉ tiêu số lượng. Thủ kho được mở theo từng kho, từng thứ vật liệu. Định kỳ thủ kho gửi thẻ kho lên phòng kế toán (hoặc kế toán xuống kho nhận) ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu để ghi chép tìh hình xuất-nhập-tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị . Về cơ bản, sổ (thẻ) sổ kế toán chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi chép theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song được mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Kế hoạch chi tiết vật liệu ( Theo phương pháp thẻ song song) (1) (1) Thẻ Kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất (4) Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu (2) (2) (3) Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn vật liệu Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu b/ Phương pháp đối chiếu luân chuyển ở kho: Được thực hiện như phương pháp ghi thẻ song song ở phòng kế toán: Kế toán mở số đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình xuất-nhập-tồn kho của từng thứ nguyên vật liệucho từng kho dùng cho cả năm. Số đối chiếu luân chuyển chỉ ghi mỗi tháng 1 lần vào cuối tháng. Để có số liệu chi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất. Sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về số lượng lẫn giá trị. Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp này như sau: Sơ đồ 2 : Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ( Theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển). (1) (1) Thẻ kho Chứng từ xuất Chứng từ nhập (2) (2) (3) (3) (4) Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng kê nhập Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu c/ Phương pháp sổ số dư : Nội dung của phương pháp này như sau: ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập-xuất-tồn về mặt số lượng. Cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho (về mặt số lượng) cào sổ số dư. ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư cho từng kho dùng cho cả năm để ghi số tồn kho của từng thứ, từng loại nguyên vật liệu vào cuối theo chỉ tiêu giá trị. Căn cứ vào chứng từ nhập-xuất kế toán lập bảng kê nhập bảng kê xuất để ghi chép tình hình nhập-xuất hàng ngày hoặc định kỳ. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất, lập bảng luỹ kế nhập, bảng luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế này lập bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho theo từng nhóm, từng loại vật liệu ( theo chỉ tiêu giá trị ). Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên kế hoạch căn cứ vào tồn kho về mặt số lượng mà thủ kho đã ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán để ghi tính ra tồn kho của từng, từng nhóm, từng loại nguyên vật liệu (theo chỉ tiêu giá trị ) để ghi vào cột số tiềnở sổ số dư. Việc kiểm tra đối chiếu được tiến hành vào cuối tháng, căn cứ vào cột số tiền tồn kho cuối tháng trên số dư để đối chiếu với cột số tiền tồn kho trên bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn của kế toán tổng hợp . Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết theo phương pháp này được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu (1) (1) (Theo phương pháp sổ số dư) Thẻ kho Chứng từ xuất (5) Chứng từ nhập (2) (2) Bảng kê nhập Sổ số dư Bảng kê xuất (6) (3) (3) Bảng luỹ kế nhập Bảng luỹ kế xuất (4) (4) Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn Ghi chú: Để tính ra giá tồn kho của từng thứ, từng nhóm, từng loại nguyên vật liệu. Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu 4.Khái quát hoá trình tự kế toán vật liệu-công cụ dụng cụ trên sơ đồ tài khoản. 4.1. Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sự biến động của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp phản ánh trên các chứng từ kế tóan sẽ được theo dõi trên các tài khoản kế toán. Đây là phương pháp mà kế toán phản ánh một cách thường xuyênliên tục bà có hệ thống tình hình hiện có và sự biến động của vật tư trong doanh nghiệp. Để kế toán tổng hợp các trường hợp tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên , kế toán thường sử dụng một số tài khoản sau: Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để ghi chép số liệu cóvà tình hình tăng giảm các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế Tài khoản 152 có kết cấu như sau : Bên nợ : -Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng giá trị nguyên vật liệu: -Kết chuyển trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ ) Bên có : -Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho . -Chiết khấu hàng mua, giảm giá hàng bán và hàng trả lại. -Các nghiệp vụ khác làm giảm giá trị nguyên vật liệu . -Kết chuyển trị giá vốn thực tế nguyênvật liệu tồn đầu kỳ ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ ) Dư nợ : Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tồn kho. Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dỏi kế toán chi tiết theo từng loại từng thứ nguyên vật liệu phù hợp vớ cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị của doanh nghiệp. Chẳng hạn mở các tài khoản cấp 2 như sau: Tài khoản 152.1 : Nguyên vật liệu chính Tài khoản 152.2 : Nguyên vật liệu phụ Tài khoản 152.3 : Nhiên liệu Tài khoản 152.4 : Phụ tùng thay thế Tài khoản 152.5 : Thiết bị xây dựng cơ bản Tài khoản 152.8 : Vật liệu khác Tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường ” . Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán , nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi đường đã về nhập kho. Kết cấu của tài khoản 151 như sau : Bên nợ: -Giá trị hàng đang đi đường . -Kết chuyển giá trị hàng đang đi đường cuối kỳ ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ ). Bên có: -Giá trị hàng đang đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng . -Kết chuyển giá trị hàng đi đường đầu kỳ ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ ). Dư nợ : Giá trị hàng đi đường đưa về nhập kho lúc cuối kỳ . Tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán ” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh theo quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, hàng hoá lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ : -Số tiền đã thanh toán cho người bán, người nhận thầu . -Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số hàng đã giao theo hợp đồng . -Giá trị vật tư hàng ho._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1391.doc
Tài liệu liên quan