Hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp với việc tăng cường Quản trị Doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng 492 - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn

Lời mở đầu Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Hai khái niệm tương ứng để đo lương hai mặt đó về giá trị là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có vị trí rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau, đó là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩ

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp với việc tăng cường Quản trị Doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng 492 - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. Trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh mà một trong những vũ khí cạnh tranh chiến lược của doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm để tăng thêm thu nhập. Trong các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Giá thành cao hay thấp phản ánh những cố gắng của doanh nghiệp về trình độ tổ chức, kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất... giá thành còn có chức năng lập giá nên nó là mối quan tâm của đối tượng sử dụng thông tin. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đồng thời cung cấp thông tin chính xác về chúng là yêu cầu đặt ra cấp thiết. Ngành xây lắp là một ngành quan trọng sản xuất vật chất, tạo cơ sở vật chất hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Đây là ngành chiếm tỷ trọng đầu tư lớn trong vốn đầu tư của cả nước cả về quy mô và chất lượng. Bởi vậy, để quản lý đồng vốn của ngành xây lắp có hiệu quả, khắc phục những nhược điểm, khai thác thế mạnh để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm càng trở nên cần thiết. Phần I Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp I. Đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây lắp, yêu cầu công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đặc điểm của ngành xây lắp và những ảnh hưởng của nó đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập và duy nhất có chức năng tạo ra và trang bị cho tất cả các ngành kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước. So với những ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật đặc trưng thể hiện rất rõ ở sản phẩm và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành. Do vậy, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản phải có những đặc trưng phù hợp đểthực hiện tốt nhất chức năng của kế toánlà thôngtin và phản ánh, đồng thời cũng phù hợp với những chuẩn mực kế toán chung được thừa nhận. Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn kất cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, có thời gian sản xuất lâu dài, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Những đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán khác biệt với những ngành sản xuất kinh doanh khác : sản phẩm xây lắp phải lập dự toán. Dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc xây lắp công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trình có liên quan đến khảo sát thiết kế, xây dựng, mua sắm thiết bị và các chi phí khác. Dự toán chi phí bao gồmdự toán thiết kế và dự toán thi côngđược lập cho từng phần việc cụ thể. Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán và lấy dự toán làm thước đo. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện của sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, vật tư, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm của công trình. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý tài sản , thiết bị, vật tư lao động cũng như hạch toán chi phí sản xuất rất phức tạp vì chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường, dễ tổn thất, hư hỏng. Sản phẩm xây lắp được sử dụng lâu dàiđòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sao cho chất lượng công tình được đảm bảo đúng dự toán thiết kế, nghĩa là phải phản ánh chính xác và đúng theo từng đặc điểm phát sinh. Yêu cầu công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Trước đây, xây dựng cơ bản là một lỗ hổng lớn làm thất thoát đáng kể nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Để hạn chế những thất thoát này, Nhà nước thực hiện quản lý giá xây dựng thông qua các chế độ, chính sách về giá, các nguyên tắc, phương pháp lập dự toán… để xác định tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán công trình, đặc biệt, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó, phải tăng cường công tác quản lý nói chung, quản lý chi phí, giá thành nói riêng, trong đó, trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất. Yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là: óPhải phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất, thi công. óPhân bổ hợp lý các chi phí sản xuất theo từng khoản mục vào các đối tượng tập hợp chi phí. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ mà áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp. óTính toán chính xác, phân bổ kịp thời giá thành xây lắp theo đối tượng tính giá thành. óKiểm tra tình hình thực hiện các định mức về các chi phí về vật tư, nhân công, sử dụng máy và các dự toán chi phí khác, phát hiện kịp thời các khoản chi phí chênh lệch so với định mức, các khoản chi phí ngoài kho, các khoản thiệt hại mất mát hư hỏng,... để đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời. óKiểm tra việc thực hiện giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, vạch ra các khả năng tiềm tàng và có biện pháp hạ giá thành hợp lý và có hiệu quả. óXác định đúng đắn và bàn giao tính toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoàn thành, định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định. óThông qua việc ghi chép, phản ánh tính toán để đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận, tổ đội thi công và toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Kịp thời lập các báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra được việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành và nhiệm vụ hạ giá thành, vạch ra được những nguyên nhân làm cho hoàn thành hoặc chưa hoàn thành kế hoạch, khai thác những khả năng tiềm tàng và đề ra những phương hướng phấn đấu để không ngừng hạ giá thành sản phẩm thực tế. Để thực hiện được các yêu cầu trên, nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là: óXác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, chọn phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí thích hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. óXác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Tổ chức tốt việc tính giá thành sản phẩm. óXây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, quy định trình tự công việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng, từng chi tiết sản phẩm. II. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Khái niệm. Chi phí sản xuất trong ngành xây dựng cơ bản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các khoản hao phí cần thiết khácmà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định. Phân loại chi phí sản xuất. Xét trên góc độ kế toán tài chính. Phân loại chi phí sản xuất: về thực chất chỉ có 3 yếu tố chi phí : Chi phí về sức lao động, chgi phí về đối tượng lao động, chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để phân tích thông tin về chi phí cụ thể từ đó phục vụ cho việc xây dựng định mức vốn lưu độngvà phân tích các dự toán chi phí thì các yếu tố trên được chi tiết hoá theo nội dung cụ thể của chúng. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố: óYếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ,... sử dụng vào sản xuất, thi công (loại trừ giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). óYếu tố nhiên liệu, động lực được sử dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm trong kỳ (trừ số sử dụng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). óYếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân, nhân viên quản lý tổ đội thi công. óYếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tiài sản cố định dùng cho sản xuất thi công trong kỳ. óYếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất, thi công trong kỳ. óYếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố chi phí trên dùng vào hoạt động sản xuất, thi công trong kỳ. b/Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện việc tính giá thành, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau. Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất xây lắp ở Việt Nam bao gồm 4 khoản mục chi phí: óChi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu,... tham gia trực tiếp vào sản xuất, thi công. óChi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương của công nhân, nhân viên quản lý xí nghiệp, đội thi công. óChi phí sử dụng máy thi công: Là những chi phí liên quan đến việc sử dụng xe máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. óChi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi xí nghiệp, đội xây dựng, trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công. Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm cả khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta thấy điều khác biệt cách phân loại theo khoản mục chi phí ở doanh nghiệp xây dựng so với các ngành sản xuất khác là ở chỗ: Trong doanh nghệp xây dựng, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn nhưng ở các doanh nghiệp khác thì có. c/Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại: óChi phí khả biến (biến phí ): Là loại chi phí có thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thuộc loại chi phí này là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. óChi phí cố định (định phí ): Là chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí khả biến và chi phí cố định có tác dụng quản lý định mức và những khoản chi phí mà Nhà nước quản lý chặt chẽ. Đặc biệt nó có vai trò rất quan trọng đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra quyết định quản lý, tận dụng tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh. +Trên góc độ kế toán quản trị: Những cách phân loại chi phí nêu trên đều có tác dụng đối với việc ra quyết định của doanh nghiệp, tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho quá trình quản trị doanh nghiệp thì trong kế toán quản trị còn có những cách phân loại sau: a/Phân loại chi phí theo chức năng của chi phí: Theo cách phân loại này, chi phí được chia làm 2 loại: óChi phí ban đầu: Là những khoản chi phí đầu tiên chủ yếu của sản phẩm, gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. óChi phí chuyển đổi: Phản ánh mức chi phí cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu từ dạng thô sang dạng thành phẩm, nó bao gồm 3 khoản là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định được cơ cấu chi phí của mình và so sánh với mức chung của ngành, từ đó có sự phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định phù hợp. b/Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Cách ứng xử của chi phí có nghĩa là chi phí này thay đổi như thế nào đối với các mức độ thay đổi của hoạt động sản xuất. Với cách phân loại này cho phép người quản lý thấy trước được sự thay đổi của chi phí khi hoạt động sản xuất thay đổi, do đó đáp ứng cho yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí. Thật ra cách phân loại này chính là cách phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích quản trị, nó có một số nét khác biệt, cụ thể, theo cách phân loại này, chi phí được chia làm 3 loại: óBiến phí (chi phí khả biến): Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động sản xuất, nó thường gồm những khoản sau: +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, +Chi phí nhân công trực tiếp, +Một bộ phận chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công (bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí động lực, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu,...) óĐịnh phí (chi phí cố định): Là những khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động sản xuất thay đổi, tuy nhiên, định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động giữa mức độ hoạt động tối thiểu và mức độ hoạt động tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất. ó Chi phí hỗn hợp: Bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí. Qúa mức độ đó, nó lại thể hiện đặc điểm của chi phí biến đổi. Chi phí hỗn hợp thường bao gồm các khoản điện nước, điện thoại, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị... Do đó, chỉ có chi phí sản xuất chung mới có đặc điểm của chi phí hỗn hợp. Khái niệm giá thành và phân loại giá thành ở doanh nghiệp xây lắp. Khái niệm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Trong doanh nghiệp xây lắp, khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Phân loại giá thành sản phẩm trong xây lắp. Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trên góc độ kinh tế-chính trị có 2 khái niệm: Giá thành xã hội là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lượng hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trong một điều kiện trung bình của nền sản xuất xã hội. Giá thành xã hội là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lượng hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trong một điều kiện cụ thể của một cơ sở sản xuất nào đó. Cách phân loại này có tác dụng trong quản lý vĩ mô, cho phép đánh giá việc sử dụng tài nguyên của một quốc gia, một xã hội có hiệu quả thế nào, năng suất sản xuất đến đâu. Trên góc độ kế toán tài chính : Có các cách phân loại chủ yếu sau trong sản xuất xây lắp : b1. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành. * Giá thành dự toán : sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài, mang tính đơn chiếc, do đó, công trình, hạng mục công tình đều có giá dự toán riêng. Như vậy, giá thành dự toán là tổng các chi phí dự toán. Giá thành dự toán = Giá thành dự toán xây lắp sau thuê - Thuế GTGT - Thu nhập chịu thuế tính trước Giá dự toán xây lắp sau thuế : là chi phí cho công tác chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất ….giá trị dự toán xây lắp bao gồm : Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT. * Giá thành kế hoạch : được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một xí nghiệp xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong xí nghiệp, giá thành kế hoạch được xác định. Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán - Khoản bù chênh lệch vượt dự toán Giá thành kế hoạch nhỏ hơn giá thành dự toánmột lượng bằng mức hạ giá thành dự toán và lớn hơn giá thành dự toán khoản bù chênh lệch dự toán để trang trải các chi phí không tính đến trong dự toán. Khi tính giá thành kế hoạch, việc quan trọng nhất là xác định đúng số tiết kiệm do hạ giá thành dự toán nhờ các biện pháp kỹ thuật. Bằng cách tính toán có căn cứ kỹ thuật có thể tổng hợp được hiệu quả kinh tếdo các biện pháp mang lại. * Giá thành thực tế : Phản ánh toàn bộ giá thành thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà xí nghiệp nhận thầu. Giá thành không chỉ bao gồm những chi phsi định mức mà có thể còn bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như mất mát, bội chi vật tư… do những nguyên nhân chủ quan của bản thân xí nghiệp. Giữa 3 loại giá thành nói trên có quan hệ với nhau về lượng như sau : Giá thánh dự toán ³ giá thành kế hoạch ³ giá thành thực tế b2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 2 loại: óGiá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Bởi vậy giá thành sản xuất còn có tên gọi là giá thành phân xưởng. óGiá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn được gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ. Z toàn bộ của Z sản xuất Chi phí quản Chi phí tiêu sp tiêu thụ = sản phẩm + lý DN + thụ sp b3. Phân loại giá thành theo theo phạm vị tính giá thành: Do quá trình thi công và sản xuất sản phẩm xây lắp kéo dài, khối lượng xây lắp lớn nên để tiện theo dõi những chi phí phát sinh, người ta phân chia giá thành sản phẩm xây lắp thành giá thành hoàn chỉnh và giá thành không hoàn chỉnh. óGiá thành hoàn chỉnh: Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay chính là chi phí chi ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởi công đến khi kết thúc hoàn thành bàn giao cho bên A (bên chủ đầu tư). óGiá thành không hoàn chỉnh (giá thành công tác xây lắp thực tế): Phản ánh giá thành một khối lượng công tác xây lắp đạt tới một điểm dừng kỹ thuật nhất định, nó cho phép kiểm kê kịp thời chi phí phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho thích hợp ở những giai đoạn sau, phát hiện những nguyên nhân làm thay đổi chi phí. b4. Ngoài ra, trong xây dựng cơ bản còn sử dụng hai chỉ tiêu giá thành sau: óGiá thành đấu thầu xây lắp: Là một loại giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để các doanh nghiệp căn cứ vào đó mà tính giá thành của mình (còn gọi là giá thành dự thầu công tác xây lắp). Nếu thấy giá thành của mình thấp hơn giá thành đấu thầu thì sẽ tăng giá đấu thầu công tác xây lắp công trình. Giá đấu thầu công tác xây lắp do chủ đầu tư đưa ra, về nguyên tắc chỉ bằng hoặc nhỏ hơn giá thành dự toán, có như vậy chủ đầu tư mới tiết kiệm được vốn đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn. óGiá hợp đồng công tác xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu. Đó cũng chính là giá thành của doanh nghiệp thắng cuộc trong đấu thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu. Về nguyên tắc, giá thành hợp đồng chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lắp. Việc áp dụng hai loại giá thành xây lắp trên là yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. Nó sử dụng được quan hệ tiền - hàng, tạo ra sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp, tạo quyền chủ động trong việc định giá sản phẩm của mình cũng như trong hoạt động kinh doanh, thích hợp với cơ chế thị trường. +Ngoài ra trên góc độ kế toán quản trị, người ta còn phân loại giá thành ra làm 2 loại là giá thành đầy đủ và giá thành cần thiết. óGiá thành đầy đủ: Giá thành đầy đủ của một khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ là là loại giá thành mà bao gồm trong đó toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đó. óGiá thành cần thiết: Giá thành cần thiết của một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ là loại giá thành chỉ bao gồm trong đó những khoản chi phí phát sinh thêm khi sản xuất thêm khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đó. Giá thành cần thiết như là một trường hợp đặc biệt của chi phí cận biên khi sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định xác định khối lượng sản phẩm sản xuất và chấp nhận đơn đặt hàng. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau cả về mặt chất cũng như mặt lượng. Về mặt chất, chúng đều phản ánh chi phí lao động trên hai mặt của một quá trình thống nhất: quá trình sản xuất. Về mặt lượng, giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ. Tổng giá thành SP hoàn thành = Chi phí sản xuất DD ĐK + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất DD ĐK Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc khi không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Như vậy ta thấy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, điều đó làm cho công tác hạch toán chúng cũng có mối quan hệ chặt chẽ. Xuất phát từ mối quan hệ về chất của hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà giữa hai quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mối quan hệ là hai quá trình hạch toán kế tiếp nhau của quá trình hạch toán sản xuất. Trước hết là chúng có mối quan hệ chặt chẽ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, chúng đều phụ thuộc vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ... Thứ hai là việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất có vai trò quan trọng trong việc tính đúng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạch toán chi phí sản xuất chưa phải là mục tiêu của phương pháp tính giá thành sản phẩm mà nó chỉ mới là cơ sở, là phương tiện của giá thành. 4.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượngt ình giá thành công tác xây lắp. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất được phát sinh được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó. Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố như tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm quy tình sản xuất công nghệ sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất. Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, căn cứ vào việc xác định đối tượng tính giá, yêu cầu quản lý, khả năng, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây lắp, do những đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức sản xuất và công nghễ sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Đối tượng tính giá thành. Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị. Khác với hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là việc xác định được giá thực tế từng loại sản phẩm đã được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất... đẻ xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phisx, đó có thể là : công trình, hạng mục công trình hay đối tượng xây lắp hoàn thành bàn giao. 5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm. a.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Mỗi phương pháp hạch toán chi phí tương ứng cới một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. Trong doanh nghiệp xây dựng, có những phương pháp tập hợp chi phí phổ biến sau: +Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình hay hạng mục công trình (theo nhóm sản phẩm): Nếu là hạng mục công trình hay nhóm hạng mục công trình thì hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến hạng mục cong trình nào hay nhóm hạng mục công trình nào thì tập hợp cho hạng mục công trình đó. Các khoản chi phí dược phân chia theo khoản mục giá thành. Giá thành thực tế của đối tượng đó chính là tổng số chi phí được tập hợp cho từng đối tượng, kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành. +Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng (theo sản phẩm): Chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo các đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. +Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công (theo nhóm hoặc khu vực thi công): Chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công. Trong từng đơn vị đó, chi phí lại dược tập hợp theo từng đối tượng chịu phí như công trình, hạng mục công trình,... Cuối tháng, tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh ở từng đơn vị thi công được so sánh với dự toán cấp phát để xác định hạch toán kế toán nội bộ. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì phải tính giá riêng bằng các phương pháp tính giá thành thích hợp. b.Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ, v. v... Việc tính giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp, cụ thể tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các biện pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số các biện pháp với nhau: +Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ chia (:) cho số lượng sản phẩm hoàn thành. +Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản phẩm tạo nên thành phẩm. Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2 +... + Zn Phương pháp tổng cộng chi phí được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo,... +Phương pháp hệ số: Phương pháp hệ số được sử dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi dể quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm đơn vị = sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi x = Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại sản phẩm gốc sản phẩm từng loại Trong đó: x = = Sản lượng sản Số lượng sản Hệ số quy đổi phẩm quy đổi phẩm loại i sản phẩm loại i - Tổng giá thành Giá trị SP Tổng chi phí Giá trị SP sản xuất của các dở dang + sản xuất phát dở dang loại sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ +Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng), v. v... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí chi phí sản xuất kế hoach (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành Giá thành kế hoạch Tỷ lệ giữa chi phí thực thực tế đơn vị = hoặc định mức đơn vị x tế so với chi phí kế SP từng loại thực tế sản phẩm từng loại hoạch hoặc định mức +Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường rượu, bia, mỳ ăn liền... ), để tính giá thành sản phẩm, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi t._.ổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp khác nhau như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu... Tổng Giá trị Tổng chi phí Giá trị Giá trị giá thành = SP chính + sản xuất PS - SP phụ - SP chính SP chính DD đầu kỳ trong kỳ thu hồi DD cuối kỳ + Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ... * Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành xây lắp, do đặc điểm sản phẩm của ngành thường là đơn chiếc (công chình hay hạng mục công trình) độc lập riêng rẽ. Chính vì vậy, chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình (Đối với nguyên, vật liệu; nhân công trực tiếp; chi phí máy thi công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó. Còn đối với chi phí chung khi không xác định rõ nó trực tiếp phục vụ cho công trình, hạng mục công trình nào thì sau khi tập hợp xong sẽ được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo một tiêu thức lựa chọn). Công việc tính giá thành đối với các doanh nghiệp trong ngành xây lắp được bắt đầu khi mà các hạng mục công trình đã hoàn thành, giai đoạn công việc đã hoàn thành, các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành (hay có thể hiểu là tại các điểm dừng kỹ thuật cho phép). Từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp; thông thường là phương pháp tính giá thành trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. III- nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất là thứ tự các bước công việc cần tiến hành nhằm tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành công trình được kịp thời theo tính chất và đặc điểm của từng ngành. Đối với ngành xây dựng cơ bản, việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành qua các bước sau: +Bước một: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. +Bước hai: Tính toán và phân bổ chi phí lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho tường công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và đơn giá lao vụ. +Bước ba: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo các tiêu thức phù hợp. +Bước bốn: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ, từ đó tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng, Nhà nước quy định chỉ sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. 2. 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, các cấu kiện, các bộ phận rời lẻ,... được xuất dùng có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các công trình (trừ các vật liệu dùng cho máy thi công). Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng. Tiêu thức phân bổ thường là định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện... = x = Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ Tỷ lệ Cho từng đối tượng(sp) cho từng đối tượng (SP) phân bổ Trong đó: Tỷ lệ (hệ số) Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng a. Tài khoản sử dụng: Để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh, người ta dụng tài khoản 621-“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621 được mở chi tiết đến từng công trình xây dựng, lắp đặt (công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có dự toán riêng). Các thiết bị đưa vào lắp đặt do chủ đầu tư không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản 002- “Tài sản giữ hộ”. Tài khoản 621 có kết cấu phản ánh tương tự các doanh nghiệp sản xuất, cụ thể: óBên nợ: -Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. óBên có: -Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. b. Nội dung hạch toán: +Khi xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, ghi: Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng). Có TK 152 (chi phí nguyên vật liệu). +Trường hợp thu mua vật liệu chuyển đến chân công trình, không qua kho, sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp: Nợ TK 621(chi tiết cho từng đối tượng): Giá mua không thuế. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan (111, 112, 1412, 331,... ): Tổng giá thanh toán. óTK 111, 112, 1412, 331,... : Vật liệu mua ngoài. óTK 411: Nhận cấp phát, nhận liên doanh. óTK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công. óTK 311, 338,... : Vật liệu vay, mượn,... +Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí vật liệu trực tiếp: Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng). Có TK 141 (1412): Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. +Trường hợp vật liệu dùng không hết nhập kho hay bán thu hồi: Nợ TK liên quan (111, 112, 152,... ) Có TK 621 (chi tiết đối tượng). +Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình: Nợ TK 154 (chi tiết theo từng đối tượng). Có TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng). 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường) nhưng lưu ý rằng: nó không bao gồm các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính theo tiền lương phải trả cho công nhân viên trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp. a. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, người ta sử dụng TK 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”: Khi hạch toán, tài khoản 622 cũng được mở theo từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc... Kết cấu tài khoản 622 của doanh nghiệp xây dựng cũng giống như của các doanh nghiệp khác nhưng lưu ý rằng: Các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính theo tiền lương phải trả cho công nhân viên trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp không được hạch toán vào tài khoản 622 mà hạch toán vào tài khoản 627 - “Chi phí sản xuất chung”, cụ thể, kết cấu tài khoản 622 như sau: óBên nợ: -Chi phí nhân công trực tiếp xây lắp (chỉ gồm tiền lương phải trả cho công nhân viên chứ không gồm các khoản trích theo lương và phụ cấp). óBên có: -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. b. Nội dung hạch toán: +Phản ánh số tiền lương, tiền công trả cho người lao động thuộc danh sách do doanh nghiệp quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể, chi tiết theo từng đối tượng sản xuất: Nợ TK 622 (chi tiết theo từng đối tượng). Có TK 334 (3341): Phải trả cho công nhân viên thuộc danh sách. Có TK liên quan (3342, 111,... ). +Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 622 (chi tiết theo từng đối tượng). Có TK 141 (1413): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. +Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành: Nợ TK 154 (chi tiết theo từng đối tượng). Có TK 622 (chi tiết theo từng đối tượng). 3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Là chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. a. Tài khoản sử dụng: TK 623- “Chi phí sử dụng máy thi công”: Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 mà kế toán phản ánh trực tiếp vào tài khoản 621, 622 và 627. Mặt khác, các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính theo lương của công nhân sử dụng máy thi công và tiền ăn ca cũng không hạch toán vào tài khoản này mà phải hạch toán vào tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”. Cụ thể: óBên nợ: - Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh. óBên có: - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công trình. Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết làm 6 tiểu khoản: TK 6231-“chi phí nhân công” TK 6234-”chi phí khấu hao máy thi công” TK 6232-“chi phí vật liệu” TK 6237-“ chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6323-“chi phí công cụ, dụng cụ” TK 6238-“chi phí bằng tiền khác” b. Nội dung hạch toán: Việc hạch toán chi phí máy thi công phụ thuộc hình thức sử dụng máy thi công, cụ thể là: b1. Trường hợp máy thi công thuê ngoài: +Toàn bộ chi phí thuê máy thi công tập hợp vào tài khoản 623: Nợ TK 623 (6237): Giá thuê chưa thuế. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112,... : Tổng giá thuê ngoài. +Cuối kỳ, kết chuyển chi phí vào TK 154 theo từng đối tượng: Nợ TK 154 (1541- chi tiết chi phí sử dụng mày thi công). Có TK 623 (6237). b2.Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng: +Các chi phí liên quan đến máy thi công được tập hợp riêng, cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình): óTập hợp chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 623 (6232). Có TK liên quan (152, 111, 112,... ). óTập hợp chi phí tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công: Nợ TK 623 (6231) Có TK liên quan (3341, 3342, 111,... ). óCác chi phí khác liên quan đến bộ phận máy thi công trong từng đội (chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện, nước, chi phí khác bằng tiền,... ): Nợ TK 623 (chi tiết tiểu khoản). Nợ TK 133 (1331):Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có). Có TK liên quan (214, 152, 111, 112,... ). óTrường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 623. Có TK 141 (1413): Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công. +Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng (công trình, hạng mục công trình... ): Nợ TK 154 (1541- chi tiết chi phí sử dụng máy thi công). Có TK 623: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công. b3/Trường hợp Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng: Toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các tài khoản 621, 622, 627, chi tiết đội máy thi công. Cuối kỳ, tổng hợp chi phí vào TK tài khoản 154 (1543- chi tiết đội máy thi công) để tính giá thành ca máy (hoặc giờ máy) và khối lượng dịch vụ (số ca máy, giờ máy) phục vụ cho từng đối tượng. Cụ thể: +Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp không tính toán kết quả riêng mà thực hiện phương thức cung cấp lao vụ lẫn nhau: Nợ TK 623: Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng. Có TK 154 (1543- chi tiết đội máy thi công): Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng. +Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp xác định kết quả riêng (doanh nghiệp thực hiện phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau): Nợ TK 632: Giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ. Có TK 154 (1543- chi tiết đội máy thi công): Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ. Đồng thời, kế toán phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy thi công lẫn nhau: Nợ TK 623: Giá bán nội bộ. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có). Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ. Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có). +Nếu đội máy thi công có phục vụ bên ngoài: óPhản ánh giá vốn dịch vụ bán ra ngoài: Nợ TK 632: Giá vốn phục vụ bên ngoài. Có TK 154 (1543- Chi tiết đội máy thi công): Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng bên ngoài. óPhản ánh giá bán cho các đối tượng bên ngoài: Nợ TK liên quan (111, 112, 131,... ). Có TK 511: Doanh thu bán hàng. Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp. 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất thi công công trình sau chi phí nguyên vật liệu tực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công đã nói ở trên. Đây là những chi phí phục vụ xây lắp tại các đội và các bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp (kể cả phần trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên từng đội, từng bộ phận và toàn bộ tiền ăn ca của từng đội, từng bộ phận, lương nhân viên quản lý đội, xí nghiệp; khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội, xí nghiệp; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác). a/Tài khoản sử dụng: TK627- “Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất chung và được mở chi tiết cho từng tổ đội, bộ phận trong doanh nghiệp. Tài khoản 627 được mở chi tiết thành 6 tiểu khoản và có kết cấu giống như các doanh nghiệp khác, cụ thể: +Kết cấu của tài khoản 627: óBên nợ:-Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. óBên có:-Các khoản giảm chi phí sản xuất chung. -Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. +6 tiểu khoản của tài khoản 627: 6272, 6273, 6274, 6277, 6278 Việc tập hợp, kết chuyển và phân bổ chi phí chung được thực hiện trên TK 627. Phương pháp hạch toán như sau : + Phản ánh việc tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế: Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung Có TK 334, 338, 152, 153, 142, 214, 111, 112, 334, 335 + Phản ánh số ghi giảm chi phí sản xuất chung Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 627 : chi phí sản xuất chung + Cuối kỳ, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154 Nợ TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 : chi phí sản xuất chung Sơ đồ hạch toán tài khoản chi phí sản xuất chung TK 334,338. TK 627 TK 154 Tiền lương nhân viên quản lý đội, công trường TK 338 19% tiền lương của công nhân xây lắp CN điều khiển máy thi công và quản lý đội TK 152,142 Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí công cụ dụng cụ TK 214.. TK 111, 152 Khấu hao TSCĐ của đội, công trình Giá trị thu hồi TK 331, 111 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 TK 111,112 chi phí khác bằng tiền 2.5. Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất. Thiệt hại trong sản xuất xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lại và thiệt hại ngừng sản xuất, sau đây là cách hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp: a/Hạch toán chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ, thiếu nguyên vật liệu,... ), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng,... Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Việc hạch toán chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất giống như trong doanh nghiệp công nghiệp. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở TK 335- “Chi phí phải trả”. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong số các tài khoản như các tài khoản: 154, 627, 1421, 1381,... chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất. Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Cách hạch toán có thể được phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK334, 338 152, 214, 111,... TK 627, 642,... TK 335 Trích trước chi phí Về ngừng SX Chi phí thực tế ngừng SX trong kỳ TK138, 334 TK 142 Giá trị bồi thường Chi phí thực tế phát sinh ngoài kế hoạch TK 821 Tính vào chi phí bất thường b/Hạch toán chi phí thiệt hại về phá đi làm lại: Đối với thiệt hại phá đi làm lại, kế toán mở sổ theo dõi riêng. Toàn bộ thiệt hại sau khi tập hợp vào bên Nợ TK 1381 hoặc 1421, 627,... (chi tiết thiệt hại phá đi làm lại) được xử lý như sau: +Nếu thiệt hại do do đơn vị xây lắp gây ra: Nợ TK 111, 152: Giá trị phế liệu thu hồi. Nợ TK 138 (1388), 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường. Nợ TK 821: Giá trị tính vào chi phí bất thường. Nợ TK 415: Thiệt hại trừ vào dự phòng. Có TK 1381 (chi tiết thiệt hại phá đi làm lại): Xử lý giá trị thiệt hại. +Nếu do chủ đầu tư yêu cầu và chịu bồi thường: Nợ TK 111, 152: Giá trị phế liệu thu hồi. Nợ tk 131: Giá trị chủ đầu tư đồng ý bồi thường. Có TK 1381 (chi tiết thiệt hại phá đi làm lại): Xử lý giá trị thiệt hại. +Nếu thiệt hại phát sinh trong thời gian bảo hành sản phẩm thì có hai trường hợp sau: óNếu do doanh nghiệp tự làm thì chi phí thiệt hại sẽ được tập hợp trên cácTK 621, 622, 627 (chi tiết theo từng công trình bảo hành). Khi việc bảo hành hoàn thành, toàn bộ chi phí bảo hành sẽ được tổng hợp vào TK 154 (1544). Sau đó sẽ được kết chuyển như sau: Nợ TK 641 (6415): Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành. Nợ TK 335: Nếu doanh nghiệp đã trích trước chi phí bảo hành. Có TK 154 (1544): Chi phí bảo hành công trình thực tế PS óTrường hợp doanh nghiệp thuê ngoài bảo hành, các khoản phải trả cho người bảo hành ghi: Nợ TK liên quan (335, 6415): chi phí bảo hành. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112,...: Tổng giá thanh toán. 2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. a/Tổng hợp chi phí sản xuất: Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng (các chi phí sản xuất thi công công trình). Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp lại, sau đây là cách tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. a1/Tài khoản sử dụng: Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất là TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng như công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình và theo từng nơi phát sinh chi phí (đội, xí nghiệp sản xuất...). Tài khoản 154 chi tiết thành 4 tiểu khoản: +1541- Xây lắp +1543- Dịch vụ +1542- Sản phẩm khác +1544- Chi phí bảo hành xây lắp Kết cấu TK 154- “chi phí sản xuất dở dang”: óBên nợ:-Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung). óBên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất. -Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của công trình, hạng mục công trình,... đã hoàn thành bàn giao. Dư nợ: Chi phí thực tế của công trình, hạng mục công trình dở dang, chưa hoàn thành. a2/Nội dung hạch toán: +Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 (1541, chi tiết đối tượng). Có TK 621 (chi tiết từng đối tượng). +Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 (1541, chi tiết từng đối tượng). Có TK 622 (chi tiết từng đối tượng). +Kết chuyển chi phí máy thi công: Nợ TK 154 (1541, chi tiết theo đối tượng). Có TK 623 (chi tiết theo đối tượng). +Phân bổ hay kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 (1541, chi tiết theo đối tượng). Có TK 627 (chi tiết theo đối tượng). +Trường hợp doanh nghiệp là nhà thầu chính, khi nhận bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành từ nhà thầu phụ, hoặc doanh nghiệp nhận khối lượng giao khoán nội bộ do đơn vị nhận khoán nội bộ (trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức hạch toán riêng), kế toán ghi: Nợ TK 154 (1541, chi tiết đối tượng): Giá trị bàn giao (nếu chưa xác định là tiêu thụ). Nợ TK 632: Giá trị bàn giao (nếu được coi là tiêu thụ). Nợ TK 133 (1331): GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 1362: TK 331 : Tổng số tiền phải trả cho nhà thầu phụ. TK 1362: Tổng giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả. +Tổng giá thành sản xuất công trình xây lắp hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632: Bàn giao cho chủ đầu tư hay cho nhà thầu chính (kể cả trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ tổ chức hạch toán và xác định kết quả riêng bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành): Nợ TK 155: Nếu sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ. Nợ TK 336 (3362): Bàn giao cho Công ty khi bộ phận nhận khoán có tổ chức công tác kế toán riêng. Nợ TK 241(2412): Giá trị công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn vốn đầu tư riêng trong doanh nghiệp. Có TK 154 (1541, chi tiết đối tượng): Giá thành sản xuất công trình hoàn thành. b/Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm dở dang là các công trình, hạng mục công trình đang thi công dở dang, chưa hoàn thành, khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư, nghiệm thu thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm một cách chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ, tức là xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Muốn như vậy, định kỳ (tháng, quý), doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay đang dở dang, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở dang so với khối lượng hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu của công tác quản lý ở từng doanh nghiệp để vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá thành sản phẩm là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến lúc cuối tháng đó. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng hay còn gọi là phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Cụ thể phương pháp này như sau: Chi phí của sản Chi phí sản xuất phẩm dở dang + phát sinh Chi phí sản đầu kỳ trong kỳ Giá trị dự toán của phẩm dở dang = x giai đoạn xây lắp cuối kỳ Giá dự toán của Giá dự toán của dở dang cuối kỳ các giai đoạn + giai đoạn XD XD hoàn thành dở dang cuối kỳ 3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên hệ thống sổ kế toán. Tuỳ thuộc vào hình thức tổ chức sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách sau: a/Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán. Sau đó lấy số liệu từ nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Với đặc trưng đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống các bảng phân bổ, sổ chi tiết tài khoản và trên hệ thống sổ tổng hợp như Nhật ký chung và sổ Cái cho các tài khoản cho các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154. Dựa vào hệ thống sổ chi tiết và sổ Cái, kế toán sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm. b/Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký- sổ Cái. Theo hình thức Nhật ký- sổ Cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cơ sở Nhật ký- sổ Cái. Việc hạch toán chi phí sản bổ chi phí, sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 623, 627, 154, tiếp theo trên hệ thống sổ tổng hợp (sổ nhật ký- sổ Cái). Việc tính giá thành sản phẩm được kế toán thực hiện trên cơ sở kết hợp các sổ chi tiết chi phí sản xuất, biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và Nhật ký sổ Cái (phần các TK 621, 622, 623, 627,... ). c/Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ- ghi sổ. Chứng từ- ghi sổ là hình thức kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi dổ theo nội dung kinh tế trên sổ Cái. Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành trên sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp (công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc,... có dự toán riêng) và sổ Cái các tài khoản 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, tài khoản 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản 623- “Chi phí sử dụng máy thi công”, tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ liên quan. Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ Cái được căn cứ vào các chứng từ ghi sổ. d/Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký- chứng từ. Nhật ký- chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các taì khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa việc ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế. Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 6 và Nhật ký chứng từ số 7. Bảng kê số 4 dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo theo từng đội, bộ phận xây dựngvà chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Bảng kê số 6 dùng để tập hợp chi phí các chi phí dự toán (chi phí trả trước, chi phí phải trả). Cơ sở để ghi vào bên nợ của các tài khoản 154, 621, 622, 623, 627 (trong bảng kê số 4), tài khoản 142, 335 (trong bảng kê số 6) là các bảng phân bổ vật liệu, công cụ, tiền lương, bảo hiểm xã hội, khấu hao tài sản cố định và các chứng từ gốc khác có liên quan. Với bảng kê số 6, cần phải dựa vào kế hoạch phân bổ chi phí và kế hoạch trích trước chi phí để ghi vào phần phát sinh Có của tài khoản 142, 335. Cuối tháng (cuối quý), sau khi khoá sổ bảng kê số 4, số 6, số liệu tổng hợp của bảng kê này sẽ được dùng để ghi vào Nhật ký- chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7 được dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. 4/Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ chi việc tính giá thành sản phẩm dược chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. Tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất có thể khác nhau nhưng có thể khái quát lại qua các bước như sau: +Bước 1: Mở sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (đội, bộ phận thi công, công trình, hạng mục công trình...). Sổ được mở riêng cho từng tài khoản 621, 622, 623, 627, 154, 142, 335, 641, 642. Căn cứ để ghi vào sổ là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ (tiền lương, bảo hiểm xã hội, vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định,...), bảng kê chi phí theo dự toán. Sổ có thể mở riêng cho từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng. Mẫu sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản... Đội:....... Công trình... Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ tài khoản... Số hiệu Ngày tháng Tổng số Trong đó ... ... ... Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ: ... ... Cộng phát sinh Ghi có tài khoản Dư cuối kỳ +Bước 2: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến đối tượng hạch toán. +Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành. Đồng thời, lập thẻ tính giá thành công trình, hạng mục công trình theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành công trình là các thẻ tính giá thành sản phẩm._.n kế toán công ty tiến hành phân loại các khoản chi phí để tập hợp vào các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, NC trực tiếp, chi phí máy thi công, loại trừ các khoản chi phí không hợp lý lập bảng quyết toán quý cho các công trình. Số liệu trên bảng quyết toán quý làm cơ sở để kế toán vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh các tài khoản 623, 622,627, 621 cho từng công trình đồng thời đây cũng là sổ chi tiết các tài khoản trên. Dựa trên kết quả báo cáo của cán bộ kỹ thuật, chỉ huy đội và công trình, công ty và bên chủ đầu tư xác định phần việc hoàn thành và dở dang cuối quý. Cán bộ kỹ thuật gửi báo cáo kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ theo dự toán từng khoản mục. Với công trình chưa hoàn thành kế toán tiến hành lập bảng kê chi phí dở dang cuối kỳ. Với công trình hoàn thành trong kỳ, công ty 492 tiến hành tính giá thành cho từng công trình và lập báo cáo có liên quan như báo cáo bàn giao công trình... Nhằm xác định được giá thành sản phẩm chính xác, đầy đủ đúng đắn công ty 492 xác định đối tượng tính gía thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành và tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư và áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành công thức tính gía thành: Z = DDđk + PStk - DDck Z: Giá thành sản phẩm DDđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ PStk : Chi phí phát sinh trong kỳ DDck : Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ Cuối quý IV công ty hoàn thành công trình đường nội thị Đồng Lạng Sơn. Công ty tiến hành lập phiếu tính giá thành cho công trình và mở sổ TK154 để tính giá thành. Trình tự tập hợp chi phí Công trình đường Đồng Đăng Lạng Sơn quý IV/2000 Đơn vị: Công ty XD 492 Chứng từ ghi sổ Số: 610 Ngày 31 tháng 12 năm 2000 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Tập hợp chi phí sản xuất quý 4/2000 CT đường Đồng Đăng 154 Kết chuyển CP NVL trực tiếp 621 1.350. 687.120 Kết chuyển CP NC trực tiếp 622 154.775.450 Kết chuyển CP máy thi công 623 175.455.650 Kết chuyển CPSX chung 627 42.929.876 Cộng 1.723.848.096 Kèm theo: .... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Khi đã lập xong chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi số theo trình tự quy định: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Trang: 20, tháng 12/2000 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng 335 10/12 12.456.379.410 .... ..... ......... 550 31/12 2.010.610.308 ... ... ........ ... ... ........ 555 31/12 154.775.450 ... ... ... 564 31/12 175.455.650 ... ... ... 568 31/12 42.929.876 .... ..... ... .... ..... ... 610 31/12 1.723.848.096 Cộng xxxxxxxx Cộng Sổ cái Tên tài khoản: CPSX kinh doanh dở dang Số hiệu TK 154 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn Giải số hiệu TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 31/12 01/12 ..... ... ... ... ... 31/12 568 31/12 Tập hợp Qtoán CPSX Q4 CT đường Đồng Đăng 621,622, 623,627 1.723.848.096 31/12 617 31/12 Tính giá thành sản phẩm Q4/2000 CT đường Đ.Đăng 632 1.723.848.096 Cộng số phát sinh 1.723.848.096 1.723.848.096 Số luỹ kế xxxxx xxxxx Số dư đến 31/12/2000 0 Sau đó kế toán lần lượt vào các sổ chi tiết các tài khoản phát sinh trong kỳ như: 154, 621, 622, 623, 627. Phần III phương Hướng hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 492 I. Đánh giá chung về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành của Công ty xây dựng 492. 1. Yêu cầu đối với công tác tổ chức hạch toán CP tính giá thành: Nhìn chung trong những năm qua trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, công ty đã phát huy được mặt mạnh, tính chủ động sáng tạo, tính năng động kịp thời trong sản xuất kinh doanh trong việc khai thác nguồn đầu ra đầu vào, hoạt động một cách có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước một cách đầy đủ cũng như quy định của bộ của ngành đề ra. Về cơ cấu tổ chức bộ máy. Nhờ tính chủ động sáng tạo công ty đã dần dần hoàn thiện bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ, tìm ra phương hướng tổ chức kịp thời nó vừa mang tính tập trung vừa phân tán, lựa chọn hình thức giao khoán chi phí xuống các đơn vị do đó trong những năm qua hoạt có hiệu quả biểu hiện bằng việc đưa ra những quyết định đúng đắn, định hướng phát triển cho công ty cũng như đội phụ thuộc, phát huy được hiệu quả trong sãn xuất. Điều này phản ánh được việc bộ máy quản lý bộ máy kế toán... làm việc nghiêm túc, có khoa học, có trình độ có lòng nhiệt tình trong công việc. Trong việc hạch toán chi phí tính gía thành. Phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành tại công ty, sổ sách kế toán tại công ty mang tính thống nhất theo đúng chế độ, phù hợp với lĩnh vực ngành nghề hoạt động ngoài ra công ty áp dụng phương pháp hạch toán mới vào công tác hạch toán tại công ty là hạch toán theo 4 khoản mục trong giá thành do đó đã gặp khá nhiều thuận lợi. Công ty áp dụng hình thức giao khoán chi phí xuống các đội sản xuất theo từng chỉ tiêu trong điều kiện sản xuất phân tán là hoàn toàn hợp lý phần nào phản ánh được và tập hợp chính xác, đầy đủ hơn chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp giảm bớt công đoạn tiết kiệm được chi phí. Điều này được thể hiện trong những mặt đạt được trong công tác hạch toán 4 khoản mục chi phí giá thành sau. - NVL trực tiếp: Công ty tổ chức hệ thống sổ sách áp dụng hạch toán khá chi tiết phản ánh đúng được chi phí NVL bỏ ra trong quá trình thi công. Ngoài ra trong công tác cung cấp NVL cho sản xuất cũng như quá trình sử dụng NVL là hợp lý. Công ty vận dụng phương pháp cung ứng vật tư theo hình thức vận chuyển thẳng tới chân công trình. Lập kế hoạch vật tư theo tháng, theo tuần trên cơ sở tiến độ thi công công trình và mức vật tư, NVL dự toán, tiến hành mở kho đối với những nguyên vật liệu chính, quan trọng nhập với số lượng lớn đã bắt kịp được tiến độ thi công công trình, sự biến động của giá cả vật tư trên thị trường kết hợp với công tác bảo quản, kiểm tra giám sát việc sử dụng NVL đã tránh được những hiện tượng hao hụt mất mát. Do đó NVL đã được sử dụng có hiệu quả hơn. - Chi phí nhân công trực tiếp: Đơn vị sử dụng trực tiếp đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc biên chế công ty trong công tác quản lý, kỹ thuật... đã tận dụng được năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên có trình độ, có đào tạo cơ bản và chuyên sâu. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo ngạch bậc, chức vụ trên cơ sở tỷ lệ phần trăm ngày làm việc của công nhân do đó đã làm tăng tính trách nhiệm của công nhân viên, sử dụng đội ngũ có hiệu quả hơn. Ngoài ra phần lớn bộ phận lao động trực tiếp là do thuê ngoài theo phương thức hợp đồng thuê khoán ngoài đã phản ánh được đúng lượng chi phí bỏ ra với khối lượng công việc thực tế hoàn thành. Tận dụng được nguồn nhân lực tại mỗi địa phương, do đó đã làm giảm đáng kể chi phí NC trong giá thành. - Chi phí máy thi công: Đã đưa máy móc thi công công nghệ hiện đại đã làm giảm chi phí NVL dùng cho máy thi công cũng như chi phí duy tu bảo dưỡng máy thi công. . vv qua bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công đã đánh giá được chính xác giá trị phục vụ máy thi công cũng như chi phí sử dụng máy tạo điều kiện thuận lợi trong hạch toán giá thành. - Chi phí sản xuất chung: Được theo dõi một cách chi tiết trên sổ cái và sổ chi tiết. được hạch toán trực tiếp cho các công trình hoặc tiến hành phân bổ đều đã được phản ánh một cách chính xác chi phí chung cho từng công trình, cố gắng giảm tối đa khoản chi phí không cần thiết, không đem lại hiệu quả. Trên là những điểm đạt được của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh tuy nhiên do môi trường sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, mô hình tổ chức và sổ sách kế toán còn nhiều thủ tục phức tạp do đó cũng còn nhiều thiếu sót trong công tác tổ chức quản lý, công tác hạch toán chi phí tính giá thành từ đó đặt ra những yêu cầu nhất định đối với công tác kế toán, và biểu hiện tập chung chủ yếu trong công tác sổ sách chứng từ và quá trình cung cấp NVL, nhân công cho công trình. - Về chi phí NVL trực tiếp và chi phí máy thi công. Do áp dụng hệ thống sổ sách chứng từ theo phương pháp chứng từ ghi sổ nhưng cuối kỳ tập hợp vào 4 khoản mục chi phí trong giá thành lại do bộ phận kế toán công ty làm do đó chỉ phản ánh được chung nhất trên sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 627 ở cấp công ty. Trong khi đó mọi chi tiết phát sinh lại được tập hợp ở tài khoản 1361, 1362,1363 ở cấp đội XD. Do đó nếu công tác hạch toán chi phí tại công ty không tốt dẫn tới lẫn lộn giữa các khoản mục chi phí, ngoài ra công tác cung ứng vật tư, NVL được giao cho bộ phận đội, tổ đội mà bản thân công ty không tiến hành kiểm tra giám sát được trực tiếp hoặc đội kiểm tra quản lý không tốt sẽ dẫn tới hiện tượng lãng phí vật tư, NVL hoặc thiệt hại do không nắm bắt được sự biến động của giá cả trên thị trường đồng thời với khối lượng vật tư sử dụng cho công trình lớn vì vậy cần hạn chế phương pháp xuất thẳng vật tư, mà chủ động nhập vật tư qua kho - Chi phí chung: Còn có hiện tượng lãng phí do đội và công ty ở cách xa nhau và thực sự không theo dõi được sát sao chi phí phát sinh trong ngày quý hàng tháng, chưa cắt giảm được chi phí hội họp... đồng thời tiến hành phân bổ chi phí theo phương pháp “san sẻ “ chi phí là chưa chính xác, hợp lý. Ngoài ra còn phải tập hợp khoản chi phí nhỏ khác vào chi phí chung gây khó khăn cho công tác sổ sách chứng từ. Từ những vấn đề trên đặt ra yêu cầu chung đối với doanh nghiệp đó là: - Phát huy hết khả năng quan hệ rộng rãi với các đơn vị cung ứng vật tư, NVL với đơn vị nhằm tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, giảm chi phí trong giá thành, giảm chi phí trong vận chuyển NVL làm giảm giá NVL Có phương pháp hạch toán chi phí nhân công một cách cụ thể nhằm phát huy hết khả năng của cán bộ công nhân viên cũng như lực lượng nhân công thuê ngoài. Ngoài ra cần tiến hành việc kê khai chi tiết khấu hao bộ phận máy thi công và tài sản của công ty cũng như của đội. 2 yếu tố đóng góp không nhỏ trong chi phí giá thành sản phẩm xây lắp của đơn vị Trong cơ cấu bộ máy quản lý bộ máy kế toán cũng cần xây dựng, tổ chức lại bởi hiện nay bộ phận kế toán công ty có 5 người do đó mỗi quý hạch toán dẫn tới thiếu hụt người nó hạn chế phần nào công tác hạch toán chi phí giá thành cũng như hiệu quả của công ty. Trên đây là những yêu cầu chung nhất đặt ra với các doanh nghiệp tuy nhiên cũng như các doanh nghiệp khác ngoài yếu tố bản thân công ty yếu tố bên ngoài công ty có ảnh hưởng rất lớn. Vậy để hoàn thiện điều này cần xét tới tât cả những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. II. Kiến nghị và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 492. Để phát huy hết những thế mạnh trong tổ chức quản lý cũng như công tác hạch toán chi phí và khắc phục những nhược điểm, thiếu sót của mình, công ty 492 trước mắt cũng như lâu dài cần tìm ragiải pháp hướng đi cho mình nhằm đạt được mục tiêuchung của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng 492, được sự giúp đỡ của bộ phanạ quản lý cũng như bộ phậnkế toán – tài chính của công ty, tôi đã tìm hiểu được một phần nào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty và xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp sau đối với công tác chung của doanh nghiệp. 1.Về công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Công ty tiến hành việc giao khoán việc cung ứng vật tư xuống cho các đội xây dựng, các công tình khác nhau, dưới sự điềuchỉnh của ban xe máy vật tư của công ty do đó cần có phương thức kiểm soát quản lýchạt chẽ bằng công tác lập phiếumua hàng, tập hợp hoá đơn chứng từ giữa bên mua và bán, đồng thời phải căn cứ vào mức giá thực tế của NVL tại mỗi vùng để quyết toán cuối quý cho hợp lý. Khối lượng vật tư tại từng công trình lớn nên tại các đơn vị, công trình cần tiến hành mở kho lưu trữ NVL và sổ sách liên quan như thẻ kho, phiếu xuất kho, nhằm bảo quản NVL tốt hơn. Sau đó kế toán tiền hành lập thẻ kho và ghi các chỉ tiêu. Căn cứ vào phiếu xuất, nhập, thủ kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký xác nhận vào thẻ. Cuối thàng lập báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ cho các công trình và rút ra nhận xét cụ thể nhằm sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn nguồn nguyên vật liệu. Công ty nên tiền hành lập một bộ phận chuyên trách mua bán những nguyên vật liệu có giá trị lớn và liên hệ ký hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu từng phần với đơn vị cung ứng. Giảm thiểu chi phí vận chuyển cung ứng nguyên vật liệu cho công trình bằng cách tìm phương án vận chuyển tối ưu cho từng công trình, giảm chi phí thu mua bốc dỡ đồng thời theo dõi tình hình biến động của giá cả trên thị trường để có biện pháp kịp thời khi giá cả tăng đột ngột làm ảnh hưởng tới công tác quản lý chi phí giá thành sản phẩm. Tận dụng nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ, phế liệu thu hồi trong quá trình thi công các công trình nhằm giảm bớt được việc xuất dùng nguyên vật liệu mới để hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành. 2. Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp - Với bộ phận lương đơn vị Công ty tiến hành trả lương theo chức vụ nghề nghiệp là đúng quy định nhưng cần phải phân biệt rõ chức năng khả năng của từng các nhân trong từng công việc cụ thể để áp dụng vào cách tính lương cho thoả đáng, phát huy khả năng năng lực lòng nhiệt tình trong công việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Với lực lượng nhân công thuê ngoài Công ty áp dụng hình thức trả lương theo khối lượng công việc hoàn thành trong quý của hợp đồng. Nhưng tiền lương loại này không nhất thiết phải trả theo từng thàng mà có thể theo tuần hoặc vài tháng phụ thuộc vào hợp đồng. Hợp đồng này gọi là hợp đồng làm khoán. Nó có thể được tính theo từng phần công việc hay tổ hợp công việc, giai đoạn công việc và được khoán gọi trong một tháng hoặc kéo dài một số tháng. Hợp đồng làm khoán khi đã hoàn thành và được xác nhận kết quả thì chuyển về phòng kế toán để tính lương. Hợp đồng làm cho tháng nào thì tính vào chi phí tháng đó. Hợp đồng làm khoán Công ty XD 492 Đơn vị:.............. Tổ:.................. Số:......... Tháng........ năm Công trình:........................................................... Hạng mục:............................................................ Họ tên tổ trường:.................................................. STT Nội dung công việc, điều kiện sản xuất điều kiện kỹ thuật Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện Kỹ thuật xác nhận khối lượng Kỹ thuật ký Khối lượng Đơn giá Thời gian Khối lượng Thành tiền Thời gian Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Cộng Tổng số tiền bằng chữ:...................................................................... Người nhận khoán Người giao khoán Phòng tổ chức lao động Kế toán trưởng Thủ trưởng Trong tháng, có thể sẽ có nhiều bảng chấm công và hợp đồng làm khoán như vậy, căn cứ vào các bảng chấm công, hợp đồng đó, kế toán lập bẳng phân bổ tiền lương. Dựa trên bẳng tổng hợp tiền lương của quý, lập bẳng phân bổ bảo hiểm xã hội. Từ đó sẽ lập các sổ chi tiết cho chi phí nhân công trực tiếp. Trong lương lai, Công ty cũng nên thành lập một bộ phận tổ đội nhân công xây lắp hưởng lương theo biên chế của Công ty nhằm giảm thiểu chi phí lao động thuế ngoài do tại mỗi địa phương, mức giá tiền công lao động khác nhau mà điều này bộ phận quản lý ở Công ty không thể dự toán được hết nên mức giá thành so với giá dự toán sẽ có sự chêch lệch ảnh hưởng tới công tác giá thành sản phẩm chung của Công ty. 3. Về chi phí máy thi công. Trong kỳ các đội xây dựng của Công ty không tiến hành trước chi phí sửa chữa máy thi công đã làm giảm đáng kể chi phí trong giá thành nhưng khi máy móc thi công hỏng hóc cần sửa chữa lớn hoặc duy tu bảo dưỡng thì công trình dó chịu các khoản chi phí vượt trội làm tăng giá thành trong kỳ đó. Do đó Công ty cần tiền hành lập bảng trích trước chi phí sửa chữa máy thi công để phân bố đều và đầu vào công trình hay hạng mục công trình nhằm bình ổn giá thành sản phẩm. Chi phí trích trước là những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán gồm có: - Tiền lương phép của công nhân sản xuất - Chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch - Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch - Chi phí về bảo hành sản phẩm trong kế hoạch - Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, công cụ dụng cụ... chưa trả. - Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp 4. Về sổ sách chứng từ: Về cơ bản, Công ty đã áp dụng hệ thống sổ sách chứng từ kế toán theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 144/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính nhưng để theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, Công ty cần tiến hành mở thêm một số loại sổ sách. - Tại các đội xây dựng, cần lập bảng theo dõi lao động để theo dõi được chính xác bộ phận lao động đơn vị trực tiếp tại các công trình nhằm tạo thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí. - Lập bảng phân bổ tiền lương tổng hợp ở các công trình để theo dõi các chi phí lao động thuê ngoài cho các công trình này và tạo điều kiện thuận lợi đê kế toán ở Công ty vào chứng từ, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết liên quan. 5. Xây dựng hệ thống thông tin cung cấp cho kế toán quản trị doanh nghiệp trên cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm. a. Yêu cầu của thông tin chi phí và giá thành trong quản trị doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tiến hành sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, để đạt hiệu quả sản xuất, doanh nghiệp phải khai thác tận dụng năng lực sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp phải thiết lập cho mình một hệ thống thông tin phải có hiệu quả phục vụ tốt nhất cho các quyết định của quản trị doanh nghiệp về sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Hệ thống thông tin chi phí và giá thành sản phẩm phải được thu thập xử lý và cung cấp một cánh kịp thời theo yêu cầu của đối tượng sử dụng. Các thông tin về chi phí và giá thành phản ánh trên hệ thống báo cáo tài chính chính thức chỉ phản ánh chi phí và kết quả trong quá khứ. Khi cung cấp cho quản trị doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu ra quyết định cho tương lai phải thông tin chi phí giá thành phải được sắp xếp lại theo nhu cầu của từng cấp quản trị. Các thông tin được cung cấp trong trường hợp này không chỉ phản ánh chi phí gía thành là bao nhiêu mà là chi phí đã hình thành như thế nào vì vậy nó phải cung cấp được nguồn gốc như bản chất thực của chi phí, không phải là các chi phí đã được phân bổ. Quản trị doanh nghiệp quan tâm đến vai trò của chi phí trong việc ra quyết định cung cấp. Trong trường hợp này thì thông tin chi phí giá thành phải cho nhà quản trị biết được chi phí giá thành thực tế nếu như các quyết định cung cấp đó thực hiện. Thông thường là các thông tin về biến phí sản xuất hàng hoá dịch vụ (với mức độ hoạt động cho phép ). Ngoài ra còn có các thông tin về mức độ biến động của chi phí, tức là với khoảng mức độ hoạt động bao nhiêu thì có sự tăng giảm của định phí. Thông tin cho việc ra quyết định về phân bổ nguồn lực giữa các hoạt động, giữ các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp thưòng được cung cấp thông qua các báo cáo bộ phận. ở đó cho biết hiệu quả thực của mỗi bộ phận cũng như hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Nếu là sản xuất theo từng giai đoạn độc lập thì thông tin này phải bảo đảm cho biết chi tiết tình hình chi phí của từng giai đoạn và từng đơn vị sản xuất cũng như có thể tính giá thành cho từng giai đoạn. Nhu cầu ra quyết định trong doanh nghiệp là thường xuyên và không theo một chu kỳ nhất định nào vì vậy thông tin chi phí giá thành Phải được cập nhật. Các thông tin này phải được cung cấp thường xuyên liên tục theo đúng bản chất phát sinh của chi phí, đặc biệt khi có các biến động chi phí bất thường. Giá thành phải được tính toán theo nhiều giác độ khác nhau. Giá thành đầy đủ tổng chi phí trực tiếp, giá thành từng giai đoạn và cung cấp cho nhà quản trị ngay khi sản phẩm đã hoàn thành hoặc khi cần ra quyết định. Ngoài các khoản chi phí thuộc phạm vi thực chi của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần biết thêm các thông tin về các chi phí cơ hội, chi phí chìm,... trong quá trình quản trị và điều hành sản xuất. Hiệu quả thực của doanh nghiệp chính là hiệu quả khi đã được tính đến các chi phí này. Như vậy, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống thông tin với nhiều lệnh cung cấp khác nhau. Thể hiện trước hết qua hệ thóng các báo cáo nội bộ được lập và cung cấp thường xuyên: Báo cáo chi phí giá thành cung cấp cho quản trị nội bộ, báo cáo bộ phận. b. Kế toán chi phí giá thành trong việc cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ. Để hoàn thiện hệ thống thông tin chi phí cung cấp cho quản trị doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả công cụ của kế toán doanh nghiệp như là một công cụ đắc lực của quản trị. Trên giác độ tài chính kế toán, trong tình hình mới kế toán doanh nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu về thông tin của doanh nghiệp. Để có các quyết định tối ưu, xác định các nguyên nhân làm cho giá thành thực tế cao hay thấp, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích chi phí giá thành dưới nhiều giác độ và theo một hệ thống chỉ tiêu nhất định. kế toán tài chính với hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như đã trình bày chủ yếu lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Những thông tin đó chưa đủ cho các nhà quản trị doanh ra các định quản lý, vì đó chỉ là sự phản ánh khái quát những quá khứ đã xãy ra về tình hình chi phí giá thành của doanh nghiệp. Trong khi yêu cầu của quản trị là các quyết định cho tương lai. Vì vậy trên cơ sở những thông tin về quá khứ, kế toán phải thu thập xử lý và thiết kế thông tin kế toán để lập báo cáo cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà quản trị và các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Khi sử dụng các thông tin chi tiết đã được tóm lược theo yêu cầu sử dụng, nhà quản trị sẽ thấy được ở đâu có vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, cần cải tiến kịp thời để có hiệu quả cao hơn. Trên độ chi phí, giá thành các nhà quản trị không phải chỉ biết chi phí là bao nhiêu mà cần phải hiểu chi phí đã hình thành như thế nào và ở đâu và các chi phí có liên quan như thế nào với các quyết định đang xem xét, và các nhà quản trị có thể tác động đến chúng như thế nào. Do vậy chi phí phải được phân loại theo mục đích sử dụng thông tin khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí kiểm soát chúng. Hệ thống quản trị doanh nghiệp tuỳ theo chức năng phải xem xét chi phí theo nhiều mặt khác nhau bao gồm: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí khả biến và chi phí cố định,... Ngoài ra để phục vụ quản trị thì kế toán phải cung cấp thông tin về các phân tích chi phí. Một trong những phân tích thông thường là phân tích biến động của chi phí để thấy mức độ và từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của chi phí thông qua phân tích chi tiết. + Phân tích biến động chi phí khả biến: Khi phân tích chi phí khả biến cần so sánh giữa kết quả thực hiện với định mức và nguyên nhân biến động trên hai mặt lượng và giá : Biến động về chi phí khả biến= Biến động về giá +Biến động về lượng. Trong đó: Biến động về giá =Lượng thực tế (Giá thực tế -Giá định mức) Biến động về lượng =Giá kế hoạch x (lượng thực tế - Lượng kế hoạch) Biến động về giá phản ánh giá của một đơn vị nguyên liệu hay giá của một đơn vị thời gian để sản xuất ra sản phẩm đã thay đổi như thế nào. Biến động về lượng phản ánh tiêu hao vật chất và lượng thời gian hao phí để sản xuất ra sản phẩm thay đổi như thế nào. Biến động xảy ra do nhiều yếu tố, có thể do chủ quan hoặc khách quan, có thể do chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoặc vì cac yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Các biến động về lượng thường mang tính chủ quan, do các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Các biến động về lượng thường ít nhiều mang tính khách quan, đó là sự tác động của thị trường. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải cung cấp đầy đủ các thông tin, trên cơ sở những gì đã hạch toán được cho quản trị doanh nghiệp để họ có thể có biện pháp đúng đắn, kịp thời chấn chỉnh hoặc phát huy những biến động theo hướng có lợi nhất. Trong phân tích biến phí của các đơn vị xây dựng thì phải phải phân tích cả chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công. Ví dụ: Phân tích chi phí vật liệu trực tiếp: Biến động về lượng =giá định mức x (Ci - Cđt) x K Trong đó: Ci: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên một đơn vị khối lượng thực tế. Cđt: Chi phí vật liệu trực tiếp trên một đơn vị khối lượng công việc theo dự toán. K: Khối lượng công việc. +Đối với định phí thường không phụ thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp và là những khoản tiền lớn không thể chia bình quân được hay nói cách khác, mọi sự chia bình quân định phí không có ý nghĩa gì đối với việc phân tích những vấn đề có liên quan tới cách ứng xử thực tế của chi phí hoặc trong việc kiểm soát chi phí. Chính vì vậy, biến động về hiệu suất và biến động phát sinh từ đối xử với chi phí như là một biến động không thể kiểm soát được. Do vậy, kế toán cần thường cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ về sự biến động quy mô của định phí dưới dạng vật chất thay vì tiền tệ. Điều này thể hiện rõ ràng hơn nguyên nhân của biến động. Ngoài các thông tin về chi phí, giá thành cũng là chỉ tiêu tổng hợp mà doanh nghiệp cần quan tâm. Thông tin về giá thành cung cấp cho hệ thống quản lý trong doanh nghiệp không phải là những thông tin về giá thành trên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp lập định kỳ theo quy định. Nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm đến chỉ tiêu giá thành trên nhiều giác độ khác nhau. Nếu chỉ để quan hệ với các đối tượng quản lý nhà nước bên ngoài doanh nghiệp, hoặc trong một số quyết định dài hạn thì giá thành của kế toán tài chính đã lập theo khoản mục giá thành chính là chỉ tiêu phù hợp nhất. Nhưng để ra các quyết định về một hợp đồng nhất định nào đó thì họ cần quan tâm đến giá thành với những chi phí thực sự cho hợp đồng đó mà chưa bị phân bổ một khoản chi phí gián tiếp (định phí nào). Khi sản phẩm hoàn thành, báo cáo thường được sử dụng là báo cáo theo mức độ biến động của chi phí theo mức độ hoạt động. Báo cáo được lập theo chi phí biến đổi, chi phí cố định và có thể lập cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng hay từng đơn vị thành viên để nhà quản trị có thể nhìn hoạt động kinh doanh dưới nhiều góc độ khác nhau. Tình hình chi phí giá thành liên quan trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, thông tin quản lý nội bộ phải được xây dựng và cập nhật thường xuyên, bất cứ lúc nào mà nhà quản trị cần: Có thể là khi hoàn thành công trình, cũng có thể là khi cần ký hợp đồng (đơn đặt hàng) với khách hàng. Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa khác nhau đối với từng cấp quản lý khác nhau. sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố. Một doanh nghiệp thành lập và hoạt động cần có sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt về vấn đề hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà chi phí và giá thành là mặt biểu hiện chủ yếu. Kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng cần năng động hơn và kịp thời hơn trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng. Vấn đề là kế toán cần phải phân biệt cần thông tin ở mức độ nào, trên giác độ nào. Và trước hết, kế toán phải hạch toán đúng, đầy đủ chi phí, phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau để khi cần có thể cung cấp thông tin cho mọi đối tượng quan tâm một cách đầy đủ kịp thời và chính xác nhất. Kết luận Để có thể tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố đầu vào, tổ chức sản xuất, cân đối quá trình kinh doanh và hạch toán kinh tế. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hai mặt chủ yếu của quá trình sản xuất là chi phí và kết quả. Vì vậy kế toán sản phẩm sản xuất và tình giá thành sản phẩm là công việc quan trọng của kế toán doanh nghiệp. Mặt khác, hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm không chỉ có chức năng phản ánh đơn thuần mà còn có chức năng thông tin cho quá trình quản trị doanh nghiệp một cách chính xác và kịp thời. Điều này sẽ tăng cường được hiệu quả của quản trị doanh nghiệp. Hạch toán chi phí và tính giá thành chính xác còn là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và là nguyên tắc chung cho tất cả các đơn vị kế toán tham gia sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn là rất quan trọng trong đối với quá trình lĩnh hội và hoàn thiện kiến thức. Vì thề, sau thời gian nghiên cứu lý luận thì thời gian thực tập tại Công ty xây dựng 492 (Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, BGP) đã giúp em có cơ hội tiếp xúc với thực tế, củng cố và bổ sung những kiến thức cơ bản để phục vụ cho công tác thực tiễn sau này. Cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Hữu ánh - giáo viên khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các cán bộ kế toán trong Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Xây dựng 492 (Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn) em đã hoàn thành được đề án thực tập tốt nghiệp về "Hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp với việc tăng cường Quản trị doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng 492 (Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn)". Do trình độ lý luận và thời gian tìm hiểu thực tế có hạn nên đề tài thực tập còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo và tập thể cán bộ kế toán trong Công ty để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội 1/2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33531.doc
Tài liệu liên quan