Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật thuộc Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1

Lời mở đầu Đã 20 năm trôi qua kể từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Những thành tựu đạt được đã cho thấy đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta : Thu nhập quốc dân và thu nhập đầu người tăng, lạm phát giảm, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển… Ngành Xây dựng cơ bản cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước, đó là xây dựng cơ

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật thuộc Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở hạ tầng, cầu đường, trường trạm… Trong đó xây lắp điện là một ngành quan trọng, đã xây dựng lên nhiều công trình đưa điện lưới quốc gia đến khắp các tỉnh thành, mang ánh sáng văn minh tới cho đồng bào vùng sâu vùng xa của tổ quốc, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Xí nghiệp dịch vụ Khoa học Kỹ thuật trực thuộc Công ty Tư vấn xây dựng điện I là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện. Qua hơn mười năm xây dựng và phát triển Xí nghiệp đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình và đã đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Công tác hạch toán kế toán của Xí nghiệp ngày càng được hoàn thiện về mọi mặt, trợ giúp ban Giám đốc điều hành và quản lí trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Qua hơn ba tháng thực tập tại Xí nghiệp, em đã đi sâu tìm hiểu một trong những vấn đề rất quan trọng trong công tác kế toán của Xí nghiệp đó là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Chuyên đề của em gồm ba phần chính : Phần I : Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Phần II : Thực trạng hạch toán chi phí sx và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật. Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành spxl tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật. Dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn của thầy cô và các bạn. Phần I : lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp I. tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài, thực hiện chủ trương một cửa thì làn sóng đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng mạnh. Các khu công nghiệp mọc lên ở khắp các tỉnh thành, thu hút hàng triệu lao động. Nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, các sản phẩm tiêu dùng như giày da, hàng may mặc hàng đầu thế giới. Bên cạnh những thuận lợi có được thì sản phẩm, hàng hoá của ta cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm ngoại nhập, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc. Nhất là tới đây khi ta kết thúc đàm phán và chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sản phẩm của các nước vào nước ta càng nhiều, chủng loại đa dạng, mẫu mã phong phú và đặc biệt là giá cả cạnh tranh. Liệu các sản phẩm trong nước có giữ được sự quan tâm của người tiêu dùng như hiện nay. Để hiểu rõ hơn ta lấy Trung Quốc làm ví dụ. Mấy năm gần đây hàng hoá của Trung Quốc ồ ạt tràn vào nước ta bằng cả hai con đường nhập khẩu và nhập lậu, chủng loại đa dạng cả từ hàng tiêu dùng đến các sản phẩm cao cấp. Điều đầu tiên có thể nhận thấy ở các sản phẩm này là giá bán rất rẻ, hình thức mẫu mã thì phong phú. Nhờ đâu mà các sản phẩm này lại có giá bán thấp như vậy. Loại trừ các sản phẩm nhập lậu trốn được thuế nên giá bán thấp thì ta vẫn phải công nhận chi phí sản xuất các sản phẩm của Trung Quốc thấp hơn của ta nhiều. Chi phí sản xuất là cơ sở cấu thành nên giá thành sản phẩm, chi phí thấp giá thành hạ là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, đặc biệt là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Tuy nhiên không thể bằng mọi cách hạ thấp chi phí mà bỏ mặc chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm tốt vẫn là yếu tố hàng đầu giữ khách hàng ở lại với các sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần có những thông tin chính xác kịp thời về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để quản lí điều hành tốt, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp các nhà quản lí thường xuyên nắm bắt được tình hình thực hiện định mức chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, phát hiện khả năng hạ giá thành từ đó có biện pháp cụ thể thích hợp nhằm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sao cho chính xác kịp thời là đòi hỏi thiết yếu với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng sức cạnh tranh và hội nhập thị trường thế giới. II. đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng, có chức năng sản xuất và tái sản xuất ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân dưới các hình thức như xây dựng mới, xây dựng cải tạo, mở rộng và khôi phục. Địa điểm sản xuất không ở một nơi cố định như các ngành sản xuất kinh doanh khác. Vì vậy, khi tiến hành sản xuất các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, xe máy, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lí, sử dụng vật tư và hạch toán tài sản rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng… Thời gian xây lắp thường dài, nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Qúa trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lí, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế dự toán. Trong quá trình thi công, các yếu tố như lao động, xe máy tập chung với mật độ cao, đòi hỏi việc tổ chức thi công phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận sản xuất để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình. 2. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lí và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công ), trong quá trình thi công phải so sánh chi phí với dự toán, lấy dự toán làm thước đo đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho cônh trình xây lắp. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất. Nơi sản xuất đồng thời là nơi khai thác sử dụng sản phẩm sau này. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư ( giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp là lâu dài, thường là vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Sản phẩm xây lắp tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của các ngành khác mà vẫn giữ nguyên hình thái cho đến khi thanh lí, nó là tài sản cố định đặc biệt. ii. hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1. Chi phí sản xuất xây lắp và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 1.1. Chi phí sản xuất xây lắp Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao dộng sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, doanh nghiệp xây lắp khi tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố : đối tượng lao động ( nguyên vật liệu, vật tư…), tư liệu lao động ( trang thiết bị, máy móc, xe chuyên trở…), và sức lao động. Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất và bị tiêu hao hình thành lên chi phí sản xuất của sản phẩm. Trong doanh nghiệp xây lắp có nhiều loại chi phí với những công dụng và tính chất khác nhau, để có thể quản lí tốt thì chi phí được phân loại thành : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. 1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp là xác định nơi phát sinh và nơi chịu chi phí hay nói cách khác là xác định phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất đáp ứng yêu cầu kiểm soát. Đối tượng hạch toán chi phí trong đơn vị xây lắp là các CT, HMCT, những giai đoạn công việc của HMCT hoặc nhóm HMCT. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chính xác, phù hợp với từng doanh nghiệp cần căn cứ vào : - Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. - Đặc điểm, công dụng của chi phí trong đối tượng sản xuấtt. - Yêu cầu và trình độ quản lí, tổ chức sản xuất kinh danh, yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành. 2. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp *. Khái niệm : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệu chính (cát, đá, xi măng, sắt, thép… ), vật liệu phụ (sơn, phụ gia bê tông… ), các vật kết cấu, các thiết bị đi kèm vật kiến trúc, nhiên liệu và các vật liệu khác dùng trực tiếp cho thi công. *.Tài khoản sử dụng : TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản : TK 152- Nguyên liệu, vật liệu; TK 153- Công cụ, dụng cụ; TK 111-Tiền mặt; TK 331-Phải trả người bán… *.Phương pháp hạch toán : Theo quy định hiện hành trong doanh nghiệp xây lắp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng : TK 621 TK 152 TK 152 VL xuất dùng sử dụng không hết nhập lại kho Xuất kho VL và Tbị XDCB trực tiếp thi công các CT TK 1541 TK 111,112,331 VAT khấu trừ K/c CPNVLTT sang TK tính giá thành sản phẩm cuối kì VL mua ngoài sử dụng ngay không qua kho TK 133 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp *. Khái niệm : Là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp. *. Tài khoản sử dụng : TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như : TK 334- Phải trả công nhân viên, TK 111-Tiền mặt, TK 141-Tạm ứng. *. Phương pháp hạch toán : Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp hoạt động xây lắp bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương kể cả khoản phải trả cho nhân công thuê ngoài : TK 3341 TK 622 TK 1541 Tiền lương chính, phụ, phụ cấp thường xuyên phải trả CN trực tiếp xây lắp. K/c CPNCTT sang TK 111,3342 TK tính giá thành sản phẩm cuối kì Tiền công phải trả CN trực tiếp xây lắp thuê ngoài 2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công *. Khái niệm : Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc trưng cho hoạt động kinh doanh xây lắp. Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện công tác xây lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. - Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm : Lương chính lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy…,chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm : Chi phí sửa chữa lớn máy thi công, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công ( lều, đường ray… ). *. Tài khoản sử dụng : TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công. TK 623 được chi tiết thành 6 TK : TK 6231- Chi phí nhân công TK 6232- Chi phí vật liệu TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238- Chi phí bằng tiền khác. *. Phương pháp hạch toán : Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công : - Nếu doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng : TK 623 TK 154 TK 621 TK 111,112,152 Nếu DN thực hiện lao vụ máy cho các bộ phận ( phân bổ theo Ztt giờ máy, ca máy ) K/c CPNCTT cuối kì K/c CPNCTT cuối kì CPNVLTT thực tế phát sinh ở đội MTC VAT ktrừ TK 133 TK 632 Nếu DN thực hiện bán lao vụ máy cho các bộ phận ( tổng Ztt ) TK 622 TK 334,338 K/c CPNCTT cuối kì CPNCTT thực tế phát sinh ở đội MTC TK 627 TK 111,142,214 VAT nếu có K/c CPSXC thực tế cuối kì CPSXC thực tế phát sinh ở đội MTC TK 133 Nếu thuê ca máy thi công : Căn cứ vào chứng từ trả tiền thuê xe, máy thi công : TK 1541 TK 623( 6237 ) TK 111,112,331 K/c CP sử dụng MTC Khi trả tiền thuê máy thi công VAT khấu trừ TK 133 - Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng mà thực hiện bằng phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức hạch toán riêng cho đội máy : TK 1541 TK 623 TK 334 K/c CP sử dụng MTC tính vào giá thành sản phẩm xây lắp cuối kì Tiền lương chính, phụ, phụ cấp thường xuyên phải trả CN điều khiển MTC TK 111,152 CP vật liệu, nhiên liệu dùng cho MTC VAT khấu trừ TK 133 TK 153 CC-DC xuất dùng cho MTC ( loại phân bổ một lần) TK 153 CC-DC xuất dùng cho MTC ( loại phân bổ một lần) TK 142,242,335 CP trả trước, CP phải trả tính vào CP sử dụng MTC -: TK 214 Khấu hao MTC TK 133 TK 111,112,331 VAT Dịch vụ mua ngoài và các CP bằng tiền khác 2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung *.Khái niệm : Là các chi phí sản xuất của đội thi công, của công trường xây lắp gồm : Lương của nhân viên quản lí đội xây lắp, các khoản trích theo lương theo tỉ lệ quy định ( 19% ) của nhân viên quản lí đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí CCDC và các chi phí khác phát sinh trong kì liên quan đến hoạt động của đội xây lắp… Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Chi phí sản xuất chung của đội sản xuất thi công nào thường được tập hợp và kết chuyển để tính gía thành sản phẩm của đội thi công đó. Trường hợp trong kì, đội thi công tiến hành xây dựng nhiều công trình thì phải phân bổ chi phí này cho các công trình liên quan theo những tiêu thức thích hợp. *.Tài khoản sử dụng : TK 627- Chi phí sản xuất chung *.Phương pháp hạch toán : TK 111,152,335 TK 627 TK 334 Tiền lương, phụ cấp trả CNV Các khoản giảm CPSX quản lí đội, tiền ăn ca của CNV TK 1541 toàn đội xây dựng TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo K/c CPSXC sang TK tính giá TK 152,153 Tiền lương của CNV toàn đội thành SPXL ( ckì ) VL, CCDC dùng chung cho đội TK 142,242,335 XD ( CC loại phân bổ 1 lần) CP trả trước, CP phải trả tính vào TK 214 CP SXC KH TSCĐ dùng chung cho đội TK 111,112,331 XD TK 133 Dịch vụ mua ngoài và CP bằng tiền khác dùng chung cho đội XD VAT 2.5. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp Trong các ngành sản xuất nói chung và ngành xây lắp nói riêng đều không thể tránh khỏi các thiệt hại trong quá trình sản xuất. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra được nguyên nhân gây thiệt haị, làm giảm lợi nhuận từ đó đưa ra được những biện pháp ngăn ngừa thiệt hại. Thiệt hại trong quá trình xây lắp gồm hai loại là thiệt hại do ngừng thi công và thiệt hại do phải làm lại. *. Thiệt hại do ngừng thi công : Định kì kế toán lập dự toán và trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh về những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng thi công, theo thời vụ hoặc theo kế hoạch, kế toán ghi : Nợ TK 622, 623, 627 Có TK 335 Khi chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng thi công, kế toán ghi : Nợ TK 335 Nợ TK 133 ( nếu có) Có TK liên quan Trường hợp ngừng thi công bất thường do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, mất điện, mất nước…thì mọi chi phí phát sinh trong thời gian ngừng thi công sẽ được hạch toán vào TK 811- Chi phí khác, kế toán ghi : Nợ TK 811 Có TK liên quan Các khoản tiền phạt, tiền bồi thường của người gây ra thiệt hại sẽ được hạch toán vào TK 711- Thu nhập khác, kế toán ghi : Nợ TK liên quan Có TK 711 *. Thiệt hại do phải làm lại : Đối với các khoản thiệt hại do phải làm lại thì kế toán cần mở sổ theo dõi riêng. Khi chi phí phát sinh kế toán tập hợp vào các TK chi phí tương ứng và kết chuyển vào TK 154. Sau đó căn cứ vào các nguyên nhân gây ra thiệt hại kế toán ghi : Nợ TK 1388, 334 ( nếu công nhân phải bồi thường ) Nợ TK 811 ( nếu doanh nghiệp chịu tổn thất ) Nợ TK 131 ( nếu chủ đầu tư phải bồi thường ) … Có TK 154 – Chi phí sản phẩm hỏng III. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 1. Tổng hợp chi phí sản xuất Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí đã xác định tương ứng, cuối kì kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho các CT, HMCT… Sơ đồ hạch toán : TK 154( 1541) TK 111,152 TK 621 Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất K/c CPNVL TT ( cuối kì ) TK 622 TK 632 K/c CPNC TT ( cuối kì ) Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành bàn giao TK 623 TK 155 K/c CP sử dụng MTC ( cuối kì ) Tổng giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ, chờ bàn giao TK 627 K/c CPSXC ( cuối kì ) 2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất. Xác định giá trị sản phẩm dở dang là công việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kì cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kì theo những nguyên tắc nhất định. Đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kì là điều kiện quan trọng để xác định chính xác giá thành sản phẩm. Trong xây dựng cơ bản, việc đánh giá sản phẩm dở dang là rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán cần có sự kết hợp với bộ phận thi công, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của công tác xây lắp dở dang một cách chính xác, hợp lí. Thông thường, người ta quy định sản phẩm xây dựng được thanh toán theo phần việc hoàn thành tại điểm dừng kĩ thuật hợp lí. Sản phẩm dở dang là phần việc chưa đạt đến điểm đó. Ngoài ra, một số công trình quy định sản phẩm hoàn thành khi công trình thực sự bàn giao cho chủ đầu tư và công tác xây dựng thực sự chấm dứt. Trong trường hợp này, sản phẩm dở dang là phần chi phí thực tế phát sinh từ lúc bắt đầu thi công đến khi hạch toán chi phí mà chưa bàn giao và chưa được chấp nhận thanh toán. 2.1. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang theo chi phí dự toán Theo cách đánh giá này thì giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì được tính theo công thức : Cdck = Cdđk + Cps x Cdckdt Chtdt + Cdckdt Trong đó : Cdck : Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì. Chtdt : Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán. Cdckdt : Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì theo dự toán. Cdđk : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì. Cps : Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì. 2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo tỉ lệ hoàn thành tương đương Giá trị của khối lượng dở dang cuối kì được tính theo công thức : Cdck = Cdđk + Cps x Cdckht Cht + Cdckht Trong đó : Cdck : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kì. Cdđk : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang đầu kì. Cps : Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kì. Cht : Chi phí khối lượng xây lắp hoàn thành Cdckht : Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kì đã quy đổi theo tỉ lệ hoàn thành tương đương. IV. phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1. Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.1. Khái niệm : Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định. Trong xây dựng cơ bản, để xây lắp một CT, HMCT, doanh nghiệp xây lắp phải đầu tư một lượng chi phí nhất định vào quá trình sản xuất công trình đó. Những chi phí này là yếu tố cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt. Mỗi công trình hạng mục công trình đều có giá thành riêng. Mặt khác khi tiến hành nhận thầu công trình thì giá bán được xác định là giá nhận thầu, còn giá thành chỉ hình thành khi đã được coi như sản xuất hoàn thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng. Việc áp dụng các cải tiến mới nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, quay vòng vốn nhanh nhằm hạ giá thành là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. 1.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp - Giá thành dự toán : Do sản phẩm xây lắp thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài lại mang tính đơn chiếc nên mỗi CT, HMCT có giá thành dự toán riêng. Giá thành dự toán là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình ở phần lợi nhuận định mức. Giá thành dự toán của = Giá trị dự toán của - Lợi nhuận định mức từng CT, HMCT từng CT, HMCT Giá trị dự toán của công trình xây lắp chính là giá nhận thầu của các đơn vị xây lắp với đơn vị chủ đầu tư. - Giá thành kế hoạch : Là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán : Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán. - Giá thành thực tế : Giá thành thực tế là tổng chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành khối lượng xây lắp. Giá thành thực tế còn bao gồm chi phí định mức, chi phí vượt định mức và không định mức do chính doanh nghiệp xây lắp gây nên : lãng phí về vốn, lao động, vật tư, phá đi làm lại…Đó là các khoản mục chi phí theo khoản mục, quy định thống nhất cho phép tính vào giá thành. Nó được xác định vào cuối kì sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo có lãi, về nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành phải đảm bảo mối quan hệ sau : Giá thành thực tế ≤ Giá thành kế hoạch ≤ Giá thành dự toán Ngoài ba loại giá thành nêu trên, giá thành sản phẩm xây lắp còn được theo dõi theo hai chỉ tiêu : giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh và giá thành khối lượng công tác hoàn thành quy ước. 2. Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. 2.1. Đối tượng tính giá thành : Là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành…từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp : phương pháp tính trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số hoặc tỉ lệ… Căn cứ xác định tính giá thành : - Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất. - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Yêu cầu quản lí, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp. 2.2. Kì tính giá thành sản phẩm xây lắp Kì tính giá thành là thời kì kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định được kì tính giá thành hợp lí sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành được khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của các sản phẩm , lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kì sản xuất sản phẩm, kì tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp là : - Đối với công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong thiết kế thì kì tính giá thành của công trình, hạng mục công trình là khi hoàn thành toàn bộ công trình, hạng mục công trình. - Đối với những công trình lớn, thời gian thi công dài, kì tính giá thành là khi hoàn thành một bộ phận công trình có giá trị sử dụng được nghiệm thu hoặc khi từng phần việc xây lắp đạt đến những điểm dừng kĩ thuật hợp lí theo thiết kế kĩ thuật có ghi trong hợp đồng thi công được bàn giao thanh toán. Ngoài ra, với những công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp thì kì tính giá thành được tính theo giai đoạn. 3. Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế sản phẩm đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kì tính giá thành đã được xác định. Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán sử dụng phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỉ lệ. *. Phương pháp trực tiếp : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành, còn kì tính giá thành trùng với kì báo cáo kế toán. Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức : Z= Cp + Cdđk – Cdck Trong đó : Z : Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. C : Tổng chi phí xây lắp thực tế phát sinh trong kì. Cdđk : Chi phí xây lắp dở dang đầu kì. Cdck : Chi phí xây lắp dở dang cuối kì. *. Phương pháp tổng cộng chi phí : Phương pháp này thích hợp cho trường hợp doanh nghiệp tập hợp chi phí theo đơn vị thi công hay khu vực thi công. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận, từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là tập hợp các chi phí đó cho sản phẩm cuối cùng. Công thức : Z = Cdđk + C1 + C2 + …+ Cn – Cdck Trong đó : Z : Giá thành sản phẩm. Cdđk, Cdck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kì, cuối kì. C1…Cn : Chi phí sản xuất phát sinh ở từng tổ đội thi công. *. Phương pháp tỉ lệ : Trong các doanh nghiệp xây lắp nhiều CT, HMCT có kết cấu, quy cách xây dựng khác nhau để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm các hạng mục công trình cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức ), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại CT, HMCT. Giá thành thực tế đơn vị từng loại CT, HMCT = Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị thực tế từng loại CT, HMCT x Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả các loại CT, HMCT *. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Lúc này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành còn kì tính giá thành trùng với chu kì sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó chính là toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp từ khi khởi công đến khi hoàn thành đơn đặt hàng đó. V. các hình thức sổ kế toán sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Mỗi doanh nghiệp áp dụng một hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phụ thuộc vào trình độ quản lí và trang bị kĩ thuật. Sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết. 1. Hình thức Nhật kí - Sổ cái *. Khái niệm : Hình thức Nhật kí – Sổ cái gồm Nhật kí – Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Nhật kí - Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán ). Số liệu ghi trên Nhật kí – Sổ cái dùng để lập các Báo cáo tài chính. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết là sổ dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được ( sổ chi tiết Vật liệu, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ…). *.Ưu điểm : Hình thức Nhật kí – Sổ cái đơn giản, sử dụng ít sổ, dễ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế. *. Nhược điểm : Hình thức ghi sổ này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghiệp vụ đơn giản, vì tất các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật kí – Sổ cái mà không đựoc theo dõi theo từng TK nên khó phân tích, đối chiếu. *.Điều kiện vận dụng : áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít, số lượng tài khoản sử dụng ít, trình độ quản lí và kế toán không cao. *. Sơ đồ trình tự ghi sổ : Chứng từ gốc( hoá đơn mua VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phân bổ tiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…) Sổ, thẻ kế toán chi tiết(thẻ kho; sổ chi phí; thẻ tính giá thành..) Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Nhật kí – sổ cái Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2. Hình thức Nhật kí chung : *. Khái niệm : Hình thức Nhật kí chung gồm các sổ Nhật kí chung, sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết. - Nhật kí chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái. - Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán ( sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 632…). - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết : dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết._. nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được( thẻ kho, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm…). *. Ưu điểm : Hình thức ghi sổ này dễ ghi chép, kiểm tra, đối chiếu, dễ sử dụng trong tin học. *. Nhược điểm : Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ thì khối lượng ghi chép vào Nhật kí chung quá nhiều dễ gây nhầm lẫn. *. Điều kiện vận dụng : Vận dụng trong các doanh nghiệp với quy mô khác nhau, loại hình hoạt động đơn giản, trình độ quản lí và kế toán khá. *. Sơ đồ trình tự ghi sổ : Chứng từ gốc( hoá đơn mua VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phân bổ tiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…) Sổ, thẻ kế toán chi tiết(thẻ kho; sổ chi phí; thẻ tính giá thành..) Sổ Nhật kí đặc biệt ( nhật kí chi tiền…) Sổ nhật kí chung Sổ cái (TK 621,622,627,154…) Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hệ đối chiếu 3. Hình thức chứng từ ghi sổ : *. Khái niệm : Hình thức kế toán Chứng từ – Ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau : - Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng kí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lí chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh. - Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp ( sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 632…). Số liệu ghi trên Sổ cái dùng để kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trên Sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, dùng để lập các báo cáo tài chính. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết : là sổ dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được ( thẻ kho, sổ chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành sản phâm… ). Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả SXKD của doanh nghiệp và làm căn cứ để lập báo cáo tài chính. *. Ưu điểm : Hình thức này có kết cấu sổ đơn giản, dễ ghi chép, phù hợp với cả kế toán thủ công và kế toán máy. *. Nhược điểm : các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các các chứng từ ghi sổ là các định khoản kiểu tờ rời nên số lượng giấy tờ nhiều, khó bảo quản, đối chiếu. *. Điều kiện vận dụng : Thích hợp với mọi loại hình, quy mô của doanh nghiệp. *. Sơ đồ trình tự ghi sổ : Chứng từ gốc (hoá đơn mua VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phân bổ tiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…) Sổ, thẻ kế toán chi tiết (thẻ kho; sổ chi phí; thẻ tính giá thành..) Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái(TK 621,622, 627, 154…) Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 4. Hình thức Nhật kí – Chứng từ : Theo hình thức này thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp và hệ thống hoá theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. *. Khái niệm : Hình thức kế toán Nhật kí – Chứng từ gồm các sổ kế toán : - Nhật kí chứng từ : có 10 Nhật kí chứng từ từ Nhật kí chứng từ số 1 đến Nhật kí chứng từ số 10. Nhật kí chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo vế Có của các tài khoản. Một Nhật kí chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau ( nhật kí chứng từ số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh). - Bảng kê : Có 10 bảng kê từ bảng kê số 1 đến bảng kê số 11. Bảng kê được sử dụng trong trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên Nhật kí chứng từ được. Khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê. Cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào các Nhật kí chứng từ có liên quan( bảng kê số 4 tổng hợp số phát sinh Có của các TK 152, 153, 154, 334, 338, 621, 622, 627, 631… đối ứng Nợ với các TK 154, 631, 621, 622, 623, 627 và được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất; bảng kê số 5 tổng hợp số phát sinh Có của các TK 152, 153, 154, 334, 621, 622, 627…đối ứng Nợ với các TK 641, 642, 241; bảng kê số 6 dùng để phản ánh chi phí phải trả và chi phí trả trước ). - Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng hoặc cuối quý. Số phát sinh có của mỗi tài khoản được phản ánh trên Sổ cái theo tổng số lấy từ Nhật kí chứng từ ghi có tài khoản đó, số phát sinh nợ đựơc phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các Nhật kí chứng từ liên quan. - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết : gồm có các sổ kế toán chi tiết dùng chung cho các tài khoản, sổ theo dõi thanh toán, sổ chi tiết đầu tư chứng khoán, sổ chi tiết tiêu thụ. *. Ưu điểm : Hình thức ghi sổ này kết hợp chặt chẽ việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian với việc hệ thống hoá theo tài khoản, kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép nên số lượng sổ sách ít, tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Với các mẫu sổ in sẵn cùng các chỉ tiêu quản lí kinh tế nhanh chóng giúp lập báo cáo tài chính. *. Nhược điểm : phương pháp ghi sổ phức tạp, số lượng sổ sách nhiều, chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có đội ngũ kế toán trình độ cao, khó áp dụng tin học vào công tác kế toán. *. Điều kiện áp dụng : Vận dụng trong doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng tài khoản sử dụng cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và đa dạng, trình độ cán bộ quản lí và kế toán cao. *. Sơ đồ trình tự ghi sổ : Chứng từ gốc và các bảng phân bổ (hoá đơn mua VL, CCDC; bảng phân bổ VL; bảng phân bổ tiền lương; bảng phân bổ KHTSCĐ…) Thẻ và sổ kế toán chi tiết ( thẻ kho; sổ chi phí; thẻ tính giá thành..) Bảng kê ( bảng kê 4,5,6 ) Nhật kí chứng từ ( số 7 ) Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái( TK 621,622, 627,154…) Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Phần ii : thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật I. Tình hình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật 1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Xí nghiệp Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật được thành lập theo quyết định số 28 NL/TCCB – LĐ ngày 11/1/1989 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là tổ chức buôn bán nhỏ các mặt hàng tiêu dùng như : đường, sữa, gạo, vật liệu… Cơ sở vật chất ban đầu của Xí nghiệp là một gian nhà cấp bốn ba gian cùng với số vốn ban đầu là 40 triệu đồng và 40 cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp được thành lập khi đất nước mới mở cửa, hoạt động buôn bán quy mô nhỏ với số vốn ban đầu còn ít nên hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên thua lỗ, đời sống cán bộ công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn do đó quy mô hoạt động này chỉ tồn tại hơn một năm. Đứng trước tình hình đó, tập thể cán bộ công nhân viên quyết tâm tìm hướng đi mới cho Xí nghiệp. Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật được thành lập lại theo quyết định số 1168 NL/TCCB – LĐ ngày 24/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng ( nay là Bộ Công nghiệp), trên cơ sở Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật và Xưởng Cơ điện, trực thuộc Công ty Tư vấn xây dựng điện I. Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật có trụ sở chính đặt tại số 599 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Xí nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ phân cấp quản lí của Công ty tư vấn xây dựng điện I. Xí nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có quyền sử dụng tài sản và vốn do công ty giao, có Tài khoản riêng, có con dấu riêng, có quan hệ với Ngân hàng. Tài sản của Xí nghiệp nằm trong khối tài sản chung của công ty, do công ty giao để thực hiện nhiệm vụ. 2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật có nhiệm vụ chính là : Xây lắp các công trình điện thuộc lưới điện 35 Kv trở xuống. Gia công chế tạo các cột điện vừa và nhỏ. San nền và làm đường thi công cho các công trình xây dựng Các dịch vụ phục vụ công tác khảo sát thiết kế. Sản xuất vật liệu xây dựng. Tổ chức và thực hiện các dịch vụ xã hội, đời sống 3. Thị trường mua bán hàng của Xí nghiệp Để tồn tại và phát triển, khẳng định vị thế trong nền kinh tế thị trường, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm chế tạo và tham gia đấu thầu để nhận được các công trình xây lắp chất lượng ngày càng cao quy mô ngày càng lớn. Các sản phẩm do xưởng cơ khí của Xí nghiệp sản xuất như cột thép, xà đỡ, cột bê tông, sứ cách điện,vật liệu xây dựng; một phần cung cấp cho hoạt động sản xuất của Xí nghiệp, còn lại bán cho các đơn vị khác. Các công trình xây lắp thiết kế của Xí nghiệp nhận được từ nhiều nguồn : công ty trực tiếp giao, từ các dự án xây dựng của ngành điện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, và chủ yếu do Xí nghiệp tự tham gia đấu thầu. Các công trình do Xí nghiệp đấu thầu nhận được có quy mô ngày càng lớn như công trình khảo sát thiết kế Sơn La – Mường Lầm; công trình xây lắp Thượng Phong - Sơn La; công trình xây lắp Tiểu khu 7 Hát Lót; công trình xây lắp Mộc Châu – Vạn Yên… 4. Tình hình kinh tế tài chính, lao động tại Xí nghiệp Qua hơn mười năm thành lập và hoạt động, Xí nghiệp đã dần dần phát triển, tạo dựng vị trí vững chắc trong ngành xây lắp điện, nguồn vốn của Xí nghiệp ngày càng tăng, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt. Điều đáng nói là khẳ năng tiếp cận thị trường nhạy bén, quy mô kinh doanh mở rộng, thu hút các nhà đầu tư và tìm kiếm đấu thầu xây dựng trong môi trường của Xí nghiệp đã và đang đựơc kiểm định bằng một loạt các công trình xây lắp có quy mô lớn, chất lượng cao như Đường dây 35 Kv Gia Phù – Vạn Yên, trạm 110 Kv Vân Đình… Dưới đây là một số chỉ tiêu về TS và NV của Xí nghiệp qua 2 năm : ĐV : đồng Tài Sản Năm 2004 2005 + / - % TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 54.167.501.119 63.759.939.257 9.592.438.138 17,7 TSCĐ và đầu tư dài hạn 6.157.287.907 7.353.116.753 1.195.828.486 19,4 Tổng TS 60.324.789.026 71.113.056.010 10.788.266.984 17,9 Nguồn Vốn NPT 52.985.738.049 62.673.245.241 9.687.507.192 18,3 VCSH 7.339.050.977 8.439.810.769 1.100.759.792 15 Tổng NV 60.324.789.026 71.113.056.010 10.788.266.984 17,9 Tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp tăng dần theo các năm thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ngày càng phát triển, quy mô Xí nghiệp càng được mở rộng cả về số lượng CBCNV và thể hiện ở các chỉ tiêu tiền lương bình quân CBCNV, doanh thu, lợi nhuận… Dưới đây là một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm trở lại đây. Năm Tổng số CBCNV Tiền lương bình quân(đ/người/tháng) Doanh thu (đồng) Lợi nhuận (đồng) 2003 110 1.918.467 53.718.567.211 1.341.518.013 2004 118 2.113.290 58.321.848.448 1.598.135.745 2005 129 2.358.256 67.213.036.013 1.878.023.176 5.Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Với đặc thù là một doanh nghiệp xây lắp, nên sản phẩm cơ bản của Xí nghiệp chính là các công trình xây lắp điện và các sản phẩm khảo sát thiết kế công trình xây lắp. Các công trình do Xí nghiệp đảm nhận có được từ nhiều hình thức như do công ty giao, các công trình nhận từ các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách và do Xí nghiệp tự tìm qua hình thức đấu thầu. Sản phẩm của Xí nghiệp chia làm hai loại chính là công trình xây lắp và công trình khảo sát thiết kế. Quy trình hoàn thành một công trình xây lắp của Xí nghiệp nhận được trải qua hai giai đoạn cơ bản đó là : Giai đoạn 1 : Giai đoạn kí hợp đồng Trong giai đoạn này bên A là bên chủ đầu tư và bên B là Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật sẽ thảo luận để thông qua bản hợp đồng, trong đó có các điều khoản cơ bản như khối lượng công trình, quy cách phẩm chất kỹ thuật, chủng loại vật tư thiết bị lắp đặt, thời gian bàn giao, hình thức và thời hạn thanh toán … Giai đoạn 2 : Giai đoạn triển khai Bên B sẽ nhận hồ sơ thiết kế và dự toán của công trình, nhận mặt bằng thi công. Tiếp theo bên B sẽ triển khai thi công bao gồm các công việc như :tiến hành phân bổ các hạng mục cho các đội xây lắp, thuê thêm công nhân tại các khu lân cận để tiết kiêm chi phí, mua sắm nguyên vật liệu, các thiết bị cần lắp đặt chuyển đến chân công trình…Trong quá trình thi công bên A là bên chủ đầu tư sẽ cử cán bộ xuống nghiệm thu từng phần công trình cùng với giám sát của bên thiết kế. Khi công trình hoàn thành bên A xuống nghiệm thu toàn bộ công trình và lập biên bản nghiệm thu khối lượng, sau đó lập hồ sơ quyết toán khối lượng và thanh toán cho bên B theo đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Đối với công trình khảo sát thiết kế thì quy trình hoàn thành đơn giản hơn nhưng cũng bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn kí hợp đồng và giai đoạn triển khai. Trong giai triển khai, các nhân viên phòng thiết kế sẽ dựa vào hồ sơ sản phẩm của bên A để khảo sát thiết kế các công trình và lập dự toán cho công trình. 6. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của Xí nghiệp Với phương châm tổ chức bộ máy quản lí gọn nhẹ mà hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường, đúng luật và phù hợp với ngành điện, bộ máy quản lí của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc Xí nghiệp là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lí và các bộ phận khác. Giám đốc Xí nghiệp : Là người điều hành sản xuất kinh doanh toàn Xí nghiệp, do cấp trên uỷ nhiệm; chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước công ty và trước toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn Xí nghiệp về mọi hoạt động của Xí nghiệp . Dưới giám đốc là hai phó giám đốc Phó giám đốc 1 : Trực tiếp quản lí các đội xây lắp điện 1,2,3 và phòng thiết kế, ngoài ra phó giám đốc 1 còn phụ trách về mặt kỹ thuật. Phó giám đốc 2 : Trực tiếp quản lí các đội xây lắp 4,5,6 và Xưởng cơ khí , ngoài ra phó giám đốc 2 còn phụ trách về mặt hành chính. Các công việc cụ thể do các phòng ban chuyên môn thực hiện. Các phòng ban được phân công theo chức năng và nhiệm vụ như sau : Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng thực hiện công tác pháp chế hành chính quản trị và đời sống; tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, bảo vệ thanh kiểm tra và quốc phòng toàn dân cùng một số chức năng khác. Phòng kế hoạch kĩ thuật : Giúp giám đốc quản lí và điều hành công việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quản lí vật tư, thiết bị thi công, quản lí kĩ thuật, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, kĩ thuật an toàn vệ sinh công nghiệp, chất lượng sản phẩm , thông tin nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Phòng tài chính kế toán : Giúp giám đốc điều hành và quản lí trong lĩnh vực tài chính, kế toán; thay mặt giám đốc giám sát và phản ánh toàn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cung cấp thông tin cần thiết để giám đốc nắm được tình hình kinh doanh và tài sản của Xí nghiệp để có những biện pháp định hướng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lí và sản xuất kinh doanh cuả Xí nghiệp. Phòng thiết kế : Trực tiếp khảo sát thiết kế các công trình do Giám đốc Xí nghiệp giao. Các đội xây lắp điện : Là đơn vị sản xuất trực thuộc Xí nghiệp, hoạt động theo chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán, hàng quý báo cáo quyết toán với Xí nghiệp. Xưởng cơ khí : Là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp, hoạt động theo chế độ hạch toán phân xưởng, có trách nhiệm gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí như các loại cột thép, xà đỡ tiếp địa và tổ chức thi công xây lắp các công trình do Xí nghiệp giao. Mỗi đơn vị phòng ban đều có chức năng riêng, song mục đích cuối cùng là nhằm phục vụ sản xuất và lợi ích của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. II. Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp. 1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán chung của Xí nghiệp, tại các đội xây lắp các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh ở đội mình, định kì nộp báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành của các công trình và các báo cáo khác lên phòng tài chính kế toán Xí nghiệp. Kế toán Xí nghiệp tập hợp chi phí sản xuất xác định kết quả kinh doanh, xác định nghĩa vụ với nhà nước và báo cáo lên cấp trên có liên quan. Giữa Xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc hạch toán theo cơ chế khoán gọn nhưng các đơn vị trực thuộc không xác định kết quả riêng, lợi nhuận được phân bổ theo quy định của Bộ tài chính. Cơ cấu bộ máy kế toán và nhiệm vụ : Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán : Là người lãnh đạo trực tiếp về mặt nghiệp vụ của toàn bộ kế toán Xí nghiệp. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Xí nghiệp. Kế toán trưởng giúp Giám đốc chấp hành các chế độ về quản lí và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật về lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỉ luật tài chính, tín dụng thanh toán. Ngoài ra, kế toán trưởng còn giúp giám đốc tập hợp các số liệu kinh tế, tổ chức phân tích các số liệu kinh doanh, phát hiện ra các khẳ năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện các chế độ hạch toán kế toán trong công tác, bảo đảm cho hoạt động của Xí nghiệp thu được hiệu quả cao. Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ đôn đốc nhân viên và xử lí các công việc khác của kế toán trưởng, lập các kế hoạch tài chính, huy động nguồn vốn nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn hợp lí và tiết kiệm, quản lí các đội sản xuất. Ngoài ra phó phòng kế toán còn kiêm theo dõi kế toán tài sản cố định , tiền lương. Khi có biến động về tài sản cố định, kế toán căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ đồng thời ghi sổ các tài sản liên quan. Định kì, căn cứ vào tỉ lệ khấu hao quy định cho từng loại tài sản, kế toán tiến hành trích khấu hao và báo nợ cho các đơn vị trực thuộc để lập các báo cáo về tài sản cố định. Theo dõi, trích lập các quỹ :BHXH, BHYT, KPCĐ, tính và theo dõi các nguồn lương, phân bổ tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, quản lí chi tiêu các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo đúng quy định của Xí nghiệp; kiểm soát chứng từ và báo cáo tài chính các đơn vị cấp dưới, thực hiện chế độ tài chính ở các đơn vị đó. Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ quản lí tình hình thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Căn cứ vào các bản thiết kế, dự toán cho từng công trình và bảng bóc tách khối lượng vật tư, kế toán nguyên vật liệu quản lí việc cung ứng cho từng công trình thi công. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành kiêm theo dõi nội bộ : Có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kì phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí quản lí doanh nghiệp; đề xuất các biện pháp tăng cường quản lí và tiết kiệm chi phí sản xuất; định kì lập báo cáo sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và dúng thời hạn; tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng : Thực hiện kế toán vốn bằng tiền chuyển khoản phát sinh ở Xí nghiệp. Theo dõi kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ thanh toán, kiểm tra các bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc trước khi nhập vào máy vi tính; phản ánh tổng hợp tình hình phát sinh các phần hành kế toán, xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo kế toán định kì theo quy định. Thủ quỹ : Quản lí tiền mặt, ngoại tệ của Xí nghiệp, căn cứ vào các phiếu thu chi kèm theo các chứng từ gốc hợp lệ để nhập xuất và vào sổ quỹ kịp thơì theo nguyên tắc cập nhật. Kế toán tại các đội sản xuất : Mỗi đội sản xuất đều có các cán bộ kế toán chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ phát sinh tại đội mình, kiểm tra tính chính xác của chứng từ, phân loại và định kì cuối tháng gửi về Phòng Kế toán Xí nghiệp làm căn cứ ghi sổ. 2. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Xí nghiệp 2.1. Hệ thống sổ kế toán tại Xí nghiệp : Thực chất việc tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại Xí nghiệp là thiết kế cho mỗi đơn vị trực thuộc một bộ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có nội dung hình thức, kết cấu phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp. Với mục đích đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lí, Xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật đã sử dụng hình thức sổ Nhật kí chung để ghi sổ kế toán. Các loại sổ sách kế toán bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Cụ thể : - Sổ tổng hợp gồm có : Sổ nhật kí chung mở cho từng năm. Sổ nhật kí chuyên dùng mở cho tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Sổ cái các tài khoản mở cho từng năm - Sổ kế toán chi tiết gồm : Các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết. 2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ Xí nghiệp có 6 đội sản xuất và một Xưởng cơ khí, các đội sản xuất và Xưởng cơ khí không mở sổ sách cũng như hạch toán riêng. Trước đây, Xưởng cơ khí chỉ đảm nhiệm việc chế tạo các sản phẩm cơ khí đơn giản để phục vụ quá trình thi công, nhưng vài năm gần đây Xưởng cơ khí cũng trở thành một đội thi công, trực tiếp tham gia thi công các CT. Mỗi đội sản xuất và Xưởng cơ khí có bộ phận kế toán riêng, có nhiệm vụ tập hợp, kiểm tra, đối chiếu tính chính xác của các chứng từ gốc phát sinh ở đội mình, và định kì cuối mỗi tháng gửi các chứng từ gốc về Phòng kế toán của Xí nghiệp. Tại Phòng kế toán của Xí nghiệp, căn cứ vào các chứng từ do các đội gửi lên, kế toán Xí nghiệp tiến hành phân loại chứng từ theo từng phần hành kế toán , sau đó vào các Bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc. Tiếp theo kế toán Xí nghiệp ghi vào sổ nhật kí chung, sổ nhật kí chuyên dùng, Sổ cái các tài khoản và các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối kì, kế toán Xí nghiệp cộng số liệu trên các sổ cái, lập bảng cân đối để kiểm tra. Từ các sổ thẻ kế toán chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết; theo dõi và đối chiếu sổ phát sinh, số dư các tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết và ghi các bút toán điều chỉnh nếu có. Cuối cùng, kế toán Xí nghiệp lập các báo cáo kế toán. iii. hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 1. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Đối với doanh nghiệp thi công xây lắp thì nguyên vật liệu là khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành, thường chiếm tới 60%. Việc hạch toán chính xác, đầy đủ khoản chi phí này giúp doanh nghiệp đề ra được kế hoạch giá thành hợp lí. Do đặc trưng của hoạt động xây lắp là địa điểm thi công phân tán, có khi một công trình liên quan đến nhiều địa phương khác nhau nên việc xây dựng một kho chung để cất trữ vật liệu là rất khó khăn. Vì vậy, ở Xí nghiệp, nguyên vật liệu mua về không qua kho và được xuất thẳng tới chân công trình để sử dụng ngay. Mặt khác do đặc thù của ngành xây lắp điện là tính đơn chiếc, mỗi công trình ở một địa hình khác nhau, có chiều dài khác nhau trên những địa bàn dân cư phân bố cũng khác nhau nên việc thiết kế cho mỗi công trình là khác nhau, do đó, vật tư mua cho mỗi công trình sẽ khác nhau về chủng loại, số lượng. Mỗi công trình chỉ mua đúng, mua đủ chủng loại vật tư cần thiết mà không để tồn kho. Do vậy vật tư mua về được xuất thẳng tới chân công trình. Vật liệu chính của Xí nghiệp là các loại máy biến áp, công tơ, cáp điện, cột điện, xi măng, cát, đá sỏi … Vật liệu phụ gồm gỗ, tre, dây thép, sơn… Do Xí nghiệp không có bộ phận sản xuất vật liệu nên Xí nghiệp chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu mua ngoài. Vật liệu có thể mua tại chân công trình hoặc từ nơi khác chuyển đến. Giá thực tế của vật liệu xuất dùng cho công trình được tính : Giá thực tế vật liệu = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển. Khi nhận giao khoán thi công công trình của Xí nghiệp, cán bộ cung ứng của đội thi công sẽ căn cứ vào dự toán thiết kế để bóc khối lượng vật tư theo từng chủng loại, đặt mua theo đúng số lượng, chủng loại quy định và bàn giao trực tiếp cho cán bộ phụ trách thi công tại chân công trình. Chứng từ mua vật liệu phải là hoá đơn tài chính ( liên đỏ ) theo mẫu 01 GTKT-3LL; chứng từ vận chuyển có thể là hợp đồng vận tải. Kế toán đội thi công căn cứ vào hoá đơn mua hàng, lập phiếu xuất thẳng vật liệu. Phiếu nhập xuất thẳng phải có đủ chữ kí của thủ trưởng đơn vị, kế toán đội, người giao hàng, người nhập hàng. Hoá đơn mua hàng và Phiếu nhập xuất thẳng sẽ được kế toán đội tập hợp lại, định kì theo tháng gửi về phòng kế toán Xí nghiệp để làm căn cứ ghi sổ và hạch toán chi phí ( xem biểu số 01, 02 ). Tuy vật liệu của Xí nghiệp được mua và xuất thẳng mà không qua kho, nhưng để tiện cho việc theo dõi, quản lí trên sổ sách, kế toán Xí nghiệp vẫn sử dụng TK 152- Nguyên, vật liệu để hạch toán. Như vậy, nghiệp vụ mua nguyên vật liệu ngày 16 tháng 12 năm 2005 tại Xưởng cơ khí sử dụng cho CT Tiểu khu 7 Hát Lót được kế toán Xí nghiệp hạch toán như sau : Nợ TK 152 : 73.145.700đ (chi tiết cầu dao : 5.400.000đ cáp bọc 50 : 33.092.500đ cáp bọc 70 : 34.635.200đ ) Nợ TK 133 : 3.657.285đ Có TK 111 : 76.802.985đ Đồng thời ghi : Nợ TK 621 : 73.145.700đ ( chi tiết – CT Tiểu khu 7 Hát Lót ) Có TK 152 : 73.145.700đ Định kì cuối tháng khi nhận được chứng từ do kế toán các đội thi công gửi lên, sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lí, hợp lệ, thì căn cứ vào các Phiếu nhập xuất thẳng, kế toán Xí nghiệp lập các Bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc theo từng tài khoản ghi Có ( TK 111, 141, 331,…) ( Bảng số 3). Các bảng liệt kê này được đánh số thứ tự từ BK 01, BK 02, BK 03, …, theo từng tháng để tiện theo dõi kiểm tra. Sau đó, kế toán Xí nghiệp tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đã phát sinh trên các Bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc ghi Có các TK để lập Bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp ( Bảng số 4 ), sau đó tổng hợp vào sổ Nhật kí chung, Nhật kí chuyên dùng và Sổ Cái các TK liên quan. Quá trình hạch toán đối với khoản chi về công cụ dụng cụ cũng được hạch toán tương tự như với nguyên liệu, vật liệu, tài khoản sử dụng là TK 153- Công cụ dụng cụ. Do thời gian thi công thường dài nên công cụ, dụng cụ khi xuất dùng cho sản xuất thường phân bổ một lần ( cả trong trường hợp xuất dùng cho quản lí) Tuy nhiên trong quý IV/2005, tại Xưởng cơ khí không phát sinh chi phí về công cụ dụng cụ cho sản xuất cũng như cho quản lí. Biểu số 01 Mẫu số 01 GTKT – 3LL 02 - B CG : 075848 Hoá đơn ( gtgt ) Liên 2 ( giao khách hàng ) Ngày 16 tháng 12 năm 2005 Đơn vị bán hàng : Nhà máy chế tạo thiết bị điện. Địa chỉ : Khối 3A Thị trấn Đông Anh – Hà Nội. Điện thoại : ……………….. MST : 0100101322001 – 1 Họ và tên người mua hàng : Lê Lam Thanh. Đơn vị : XN dịch vụ khoa học kĩ thuật Địa chỉ : Số 599 Nguyễn TrãI – Thanh Xuân – Hà Nội Hình thức thanh toán : Tiền mặt MST : 01001009530031 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cầu dao DN35/600A Bộ 01 5400000 5.400.000 2 Cáp bọc AV50 m 5425 6100 33.092.500 3 Cáp bọc AV70 m 4226 8200 34.653.200 Cộng tiền hàng : 73.145.700 Thuế suất 5% Tiền thuế GTGT 3.657.285 Tổng cộng tiền thanh toán 76.802.985 Số tiền bằng chữ : Bảy mươi sáu triệu tám trăm linh hai ngàn chín trăm tám lăm đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Kí, ghi rõ họ tên) ( Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số 02 Đơn vị XNDVKHKT Số 54 Địa chỉ : 599 NT- TX-HN phiếu nhập xuất thẳng Ngày 16 tháng 12 năm 2005 Nợ : Có : Họ và tên người giao hàng : Lê Lam Thanh Hoá đơn số : 075848 Ngày 16 tháng 12 năm 2005 của nhà máy chế tạo thiết bị điện Nhập xuất thẳng cho công trình tiểu khu 7 Hát Lót – Mai Sơn. STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng CT T/tế Đơn giá Thành tiền 1 Cầu dao DN35/600A Bộ 01 5400000 5.400.000 2 Cáp bọc AV50 m 5425 6100 33.092.500 3 Cáp bọc AV70 m 4226 8200 34.653.200 Tổng cộng 73.145.700 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bảy ba triệu một trăm bốn lăm ngàn bảy trăm đồng. Người giao hàng Người nhập hàng Kế toán đội Đội trưởng (Kí, ghi rõ họ tên ) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên Bảng số 3 Bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc- xí nghiệp ( chi bằng tiền mặt ) Quý IV năm 2005 - chi tiết Xưởng cơ khí ( trích ) ĐV : đồng CT Người nhận tiền Diền giải Tên công trình TK ghi Nợ TK ghi Có 111 Số Ngày 141 133 152 331 334.1 334.2 338.7 627 … 54 16 th 12 Lê Thanh Lam Mua cầu dao Tkhu 7 HL 270.000 5.400.000 5.670.000 Lê Thanh Lam Mua cáp bọc Tkhu 7 HL 1.654.625 33.092.500 34.747.125 Lê Thanh Lam Mua cáp bọc Tkhu 7 HL 1.732.660 34.653.200 36.385.860 Cộng 3.657.285 73.145.700 76.802.985 … Bảng số 4 Bảng liệt kê phân tích chứng từ gốc ( kết chuyển vật liệu trực tiếp ) Quý 4 năm 2005 tại Xưởng cơ khí ĐV : đồng Chứng từ Diễn giải Tên công trình Ghi Nợ TK 621 Ghi có TK 152 STT NT Thiết kế KC VL KSTKế Sơn La- Mường Lầm 62.227.935 62.227.935 … Xây lắp KC VL CT Mộc Châu – vạn Yên 653.964.033 653.964.033 KC VL CT Thượng Phong-Sơn La 46.477.500 46.477.500 KC VL TT CT Tiểu khu 7 Hát Lót 500.888.462 500.888.462 … Cộng 1.147.478.453 1.147.478.453 Bảng số 5 Nhật kí chung- Xí nghiệp ( trích ) Năm 2005 ĐV : đồng Số hiệu CT Diễn giải Số hiệu Số tiền TK Nợ Có … BKê 33/IV Mua cầu giao, cáp bọc - XCK 152 73.145.700 111 73.145.700 BKê 33/IV Thuế GTGT được khấu trừ 133 3.657.285 111 3.657.285 KC NVL TT 621 73.145.700 … 152 73.145.700 Bảng số 6 Sổ cái tk 621- xí nghiệp ( trích ) Năm 2005 ĐV : đồng Số hiệu CT Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Nợ Có Dư cuối quý III … K/c VL trực tiếp ngày 16/12 152 73.145.700 K/c CPNVL trực tiếp 154 73.145.700 … Cộng phát sinh quý IV 1.417.478.453 1.417.478.453 Dư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32366.doc
Tài liệu liên quan