Hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp 24 - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp (106 tr)

Lời mở đầu Trong ngành XDCB, chất lượng, độ cao của một công trình phụ thuôc phần lớn vào chất lượng, độ bền vững của phần móng của chính công trình đó. Một nền kinh tế được đánh giá là phát triển và có khả năng phát triển hơn nữa thì cần phải có một cơ sở hạ tầng ổn định và hiện đại. Và ngành đảm nhận vai trò quan trọng đó chính là ngành XDCB. Với chức năng của mình ngành XDCB có thể được coi là phần móng, là giá đỡ vững chắc cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trải qua hai cuộc k

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp 24 - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp (106 tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng chiến trường kỳ nước ta được đánh giá là đi chậm so với sự phát triển chung của thế giới đến 100 năm. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phảI có bước đI, điịnh hướng phát triển đúng đắn sao cho phù hợp với đường lối của đảng, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nước ta đang từng bướ thúc đảy quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đát nước. Trong công cuộc phát triển này, ngành XDCB với vai trò là một ngành sản xuất vật chất đã góp phần tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, tăng cường tiềm lực kinh tế- quốc phòng cho đất nước. Tuy nhiên, chất lượng và tính hiệu quả kinh tế của phần móng cũng như của toàn công trình phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của công tác quản lý các koản mục chi phí liên quan đến quá trình xây dựng công trình. Trên thực tế, hiện nay công tác quản lý chi phí trong XDCB đang là một vấn đề hết sức nan giải và cấp bách do tỷ lệ thấ thoát vốn đầu tư trong XDCB hiện nay là rất lớn. Để thực hiện tốt công tác quản lý chi phí trong XDCB đòi hỏi đáp ứng đồng thời nhiều biện pháp, nhiều công cụ quản lý khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò của kế toán vì kế toán được nhìn nhận là công cụ quản lý sắc bén, phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho công tác quản lý chi phí, quản lý giá thành. Nếu coi giai đoạn thi công phần móng là quan trọng nhất trong quá trình thi công, hoàn thiện công trình thì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại được đánh giá là khâu trọng tâm của công tác kế toán xây dựng. Do vậy, khi muốn nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong ngành XDCB thì cần phải chú trọng và quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chi phí. Nhìn nhận từ thực tế, ta thấy được vai trò không nhỏ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thấnhnr phẩm trong công tác quản lý kinh tế tài chính nói chung và trong lĩnh vực quản lý XDCB nói riêng. Dựa trên những kiến thức lý luận thu nhận được từ nhà trường và ựa trên thu nhận từ thực tế trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Xây lắp 24 em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây lắp 24-Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Với mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ của mình vào công tác hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần. -Phần I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. -Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây lắp 24- Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp. -Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây lắp 24. Tuy đã cố gắng tìm hiểu từ thực tế, tham khảo qua các tài liệu liên quan và nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáohướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán của Xí nghiệp. Nhưng do nhận thức, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong tiếp nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô để em có điều kiện bổ xung, nâng cao hơn nữa kiến thức của mình để có thể tự tin khi tham gia công tác thực tế. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2005. Sinh viên Lương thị thu thuỷ PHầN i Cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp I. Đặc điểm hoạt động sản xuất và đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán trong Đơn vị xây lắp. 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị xây lắp - Nghành XDCB: là nghành sản xuất vật chất quan trọng nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. - Đơn vị xây lắp: Tổng công ty Xây dựng, Công ty, Xí nghiệp, Đội xây dựng. - Nhiệm vụ: Nhận thầu các công trình xây dựng cơ bản *Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị xây lắp. + Sản phẩm trong đơn vị xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, sản xuất mâng tính đơn chiếc, giai đoạn thi công dài do đó trong quản lý và trong hạch toán nhất thiết phải có dự toán và khi thi công phảI lấy dự toán làm thước đo. + Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ rệt. + Sản phẩm xây lắp cố định ở nơI sản xuất, còn các điều kiện sản xuất như thiết bị thi công, người lao động… phảI di chuyển đến địa điểm đặt sản phẩm. Do đó việc quản lý, sử dụng và hạch toán vật tư, thiết bị lao động rất phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên. + Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp dài do đó trong thi công phảI đảm bảo chất lượng công trình theo đúng dự toán và thiết kế phải tiến hành boả hành công trình. 2. Đặc điểm về tổ chức hạch toán kế toán trong đƠ n vị xây lắp. - Đối tượng hạch toán chi phí trong đơn vị xây lắp là công trình hoặc hạng mục công trình. Các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình do đó cần phảI lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí một cách hợp lý. - Đối tượng tính giá của đơn vị xây lắp , là những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành hoặc nhóm hạng mục công trình hoàn thành, hoặc các giai đoạn công việc của hạng mục công trình có dự toán riêng đã hoàn thành. Do đó cần phảI lựa chọn kỳ tính giá và phương pháp tính giá thích hợp. -Dự toán trong xây dựng cơ bản phải dược lập riêng cho từng công trình và hạng mục công trình và được chi tiết theo 4 khoản mục. Do đó trong công tác hạch toán chi phí sản xuất để so sánh với giá thành dự toán thì giá thành thực tế cũng phảI được chi tiết theo 4 khoản mục ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công; chi phí sản xuất chung.) II. Khái quát chung về chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm trong doanh doanh nghiệp xây lắp. 1.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. * Khái niệm: Nếu trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Do đó, chi phí sản xuất được biểu hiện bằng tiềncủa những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá, chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. * Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo các yếu tố sau đây: - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Boa gồm các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu,… mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Chi phí tiền lương: Bao gồm toàn bộ số tiền công phảI trả, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,… cho công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã trích khấu hao của tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí,… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động kinh doanhngoài các chi phí kể trên. - Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Trong doanh nghiệp xây lắp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình, cấu thành nên thực thể sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương chinha, lương phụ, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp các công trình. + Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp, bao gồm : chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài… + Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các công trường, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí về nhân viên phân xưởng như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ,… _ Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Theo cách này chi phí được phân loại thành. + Chi phí khả biến( Biến phí ): Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của dơn vị như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu. + Chi phi bất biến (Định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. + Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố điịnh phí và biến phí, chẳng hạn như chi pí điện thoại, điện năng,… Đây là một tiêu thức phân loại giúp cho các nhà quản trị doạnh nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế để từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, kiểm tra chi phí , đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Dựa theo tiêu thức này chi phí được phân chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. + Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình ssản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. + Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sẩn xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Kết cấu của chi phí gián tiếp cũng tương tự như chi phí trực tiếp, nhưng những chi phí này phát sinh ở bộ phận quản lý đội thi công của các doanh nghiệp xây lắp. 1.2.Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. * Giá thành sản phẩm xây lắp: Là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng xây lắp trong quy định. * Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (gồm 3 loại) - Giá thành dự toán: Là toàn bộ chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định, giá thành dự toán được xác định trên cơ sở định mức và khung giá áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. * Giá thành = khối lượng xây lắp Đơn giá dự toán dự toán theo thiết kế ( Nhà nước quy định) + giá trị dự toán = giá thành dự toán Lợi nhuận định mức công trình công trình trong xây dựng cơ bản. Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định theo những điều kiện cụ thể trng mỗi doanh nghiệp xây lắp như; + Phương thức thi công. + Định mức. + Đơn giá của mỗi doanh nghiệp. + = Giá thành giá thành Mức hạ giá thành kế hoạch dự toán dự toán. - Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí mà thực tế doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. < < Giá thành giá thành giá thành thực tế kế hoạch dự toán. 1.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp. * Kỳ tính giá thành là hàng quý vào thời điểm cuối quý và chỉ tính được giá thành cho những công trình, hạng mục công trình vào thời điểm cuối quí. * Phương pháp tính giá. - Phương pháp trực tiếp (giản đơn). - Phương pháp tổng cộng chi phí. - Phương pháp đơn đặt hàng. - Phương pháp định mức. * Tính giá thành cho công trình hoặc hạng mục công trình. Tổng giá thành sản xuất thực tế tổng chi phí thực tế từ khi kởi công của công trình hoặc hạng mục = đến khi hoàn thành bàn giao của = + công trình công trình hoặc hạng mục công trình. Tổng giá thành sản xuất chi phí sản xuất chi phí sản xuất thực tế của công trình dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ. hoặc hạng mục công trình Ngoài việc tính giá thành cho công trình hoặc hạng mục công trình trong doanh nghiệp xây lắp còn phải tính giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Giá thành thực tế giá trị sản phẩm tổng chi phí giá trị sản phẩm của khối lượng = xây lắp dở dang + sản xuất _ xây lắp dở dang công tác xây lắp đầu kỳ. phát sinh cuối kỳ. hoàn thành trong trong kỳ. kỳ. 1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp, hai chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng một vai trò rất quan trọng. chi phí sản xuất chính là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, trong từng thời kỳ nhất định. Và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũngnhư tính đúng đắn của những giảI pháp quản lý mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. Như vậy, về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Giữa chúng có những diểm tương đồng : Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xét về bản chất đều biểu hiện cho một lượng giá trị hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất được sử dụng làm cơ sở cho việc tính toán và xác điịnh giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, xét về mặt lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những đỉêm khác biệt. *Nói đến chi phí là gắn với việc tiêu dùng các yêu tố đầu vào của quá trình sản xuất . Nhưng nói đến giá thành là đè cập đến những hao phí gắn với kết quả của quá trình sản xuất. *Đứng trên góc độ của quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thấnhnr phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Để xác định giá thành sản xuất của sản phẩm hay công việc đã hoàn thành ta xác điịnh như sau: Giá thành chi phí chi phí chi phí sản xuất sản xuất sản xuất sản xuất của sản phẩm = của sản phẩm + phát sinh - sản phẩm hay công việc dở dang trong kỳ dở dang hoàn thành. đầu kỳ cuối kỳ. Như vậy, tại một thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó chính là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ không được tính vào giá thành sản phẩm mà để chờ phân bổ cho kỳ sau. Còn đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, nó chứa đưng một lương chi phí - đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, được tính vào giá thành sản xuất. Vậy giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh tong kỳ. Trong khi đó chi phí sản xuất lại là tổng hợp các chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định. Nói tóm lại, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất trong kỳ được sử dụng làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Do vậy, nếu chi phí sản xuất được sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm sẽ góp phần tác động đến việc hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chi phí sản xuất sử dụng một cách lãng phí, thất thoát sẽ dẫn đến kết quả làm đội giá công trình, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tính giá thành. - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng. - Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công. - Tập hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ cho từng đối tượng. - Tổng hợp chi phí sản xuất. - Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm dở dang. - Tính tổng giá và giá đơn vị của từng sản phẩm. Tổng giá = chi phí sản xuất + chi phí sản xuất _ chi phí sản xuất sản phẩm dở dang phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ. = 3. Hạch toán chi phí sản xuất trong đơn vị xây lắp ( theo phương pháp kê khai thường xuyên.) - Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà đơn vị xây lắp bỏ ra trong kỳ và nó cấu thành trực tiếp nên giá thành của sản phẩm xây lắp. 3.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu và các thiết bị đi kèm với vật kiến trúc trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm xây lắp. - Tài khoản sử dụng: * TK621: “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các công trình, hạng mục công trình. Tài khoản được mở chi tiết theo từng công trình xây dưng. * Trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được biểu hiện qua sơ đồ số 01 TK 152 (1) TK 621 chi tiết theo DT (3) TK 152 TK111,112,141,331 (2) TK133 TK154(1541;2) (4) VAT được khấu từ Trong đó: (1) Xuất kho vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản trực tiếp cho xây lắp công trình. (2) vật liệu mua ngoài sử dụng ngay. (3) vật liệu xuất dùng sử dụng không hết nhập lại kho. (4) kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ. 3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương phảI trả công nhân trực tiếp xây lắp công trình bao gồm cả công nhân của doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài. - Tài khoản sử dung; * TK622: “ chi phí nhân công trực tiếp”. * Trình tự hạch toán. Trình tự hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp được biểu hiện qua sơ đồ 02 TK 3341 (1) TK 622 chi tiết theo HĐ (3) TK 154(1541/XL TK 3342,111 (2) Trong đó: (1) tiền lương, phụ cấp lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp của doanh nghiệp. (2) tiền công phải trả công nhân xây lắp thuê ngoài. (3) kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ. 3.3. hạch toán chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí về máy thi công nhằm thực hiện xây lắp bằng máy: Chi phí này gồm. + Chi phí thường xuyên: Là chi phí về tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phảI trả công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công và công nhân phục vụ máy thi công. + Chi phí về nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, dịch vụ phục vụ máy thi công. Chi phí về khấu hao, sửa chữa máy thi công. + Chi phí tạm thời: Các lều lán dùng cho máy thi công, bệ máy, đường ray chạy máy. Hạch toán sử dụng máy thi công phụ thuộc vào phương thức tổ chức đội máy thi công. 3.3.1. Đối với doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng và phân cấp hạch toán, mở sổ kế toán riêng cho đội máy. Trình tự hạch toán theo sơ đồ số 03. TK 152 (1) TK 621 (4) TK 154 MTC (7) TK 623 TK 334,338 (2) TK 622 (5) TK334,338,152,153, 214,111,1112 (3) TK 627 (6) TK 133 VAT khấu trừ TK 632 Phản ánh giá bán nội bộ: Nợ TK 623: Công trình, hạng mục công trình Nợ TK 133: VAT đựơc khấu trừ Có TK 512: Giá bán không thuế Có TK 3331:VAT phải nộp (1) xuất kho vật liệu, nguyên liệu dùng cho máy thi công. (2) tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển. (3) chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. (4) kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ. (5) kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ. (6) kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ. (7a) Nếu doanh nghiệp thực hiện cung cấp lao vụ máy giữa cãc bộ phận, giá thực tế giờ máy, ca máy. (7b) Nếu doanh nghiệp thực hiện bán lao vụ máy giữa các bộ phận (giá thực tế). 3.3.2. Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng mà thực hiện phương thức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công, vừa bằng máy.(Hay có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức hạch toán riêng cho đội máy.) * Tài khoản sử dụng: - TK623: “chi phí sử dụng máy thi công”. + Bên Nợ: Chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang tài khoản tính giá sản phẩm cuối kỳ. Tài khoàn này cuối kỳ không có số dư- - -TK623: Được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2. - TK623.1: Chi phí nhân công . - TK623.2: Chi phí vật liệu. - TK623.3: Chi phí dụng cụ sản xuất. - TK623.4: Chi phí khấu hao máy thi công. - TK623.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK623.8: Chi phí bằng tiền khác. Trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được biểu hiện qua sơ đồ 04 TK 334 (1) TK 623(6231-6238) TK 154(1541/XL TK 3342,111 (2) TK 133 VAT TK 153 (3) TK 142,242,335 (4) TK 214 (5) TK 111,112,331 (6) TK 133 VAT (nếu có) (7) Trong đó: (1) tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả công nhân điều khiển máy và phục vụ máy thi công. (2) nhiên liệu, vật liệu xuất dùng cho máy thi công. (3) công cụ- dụng cụ xuất dùng cho máy thi công (loại phân bổ 1 lần). (4) chi phí trả trước, chi phí phải trả tính vào chi phí sử dụng máy thi công. (5) khấu hao máy thi công. (6) dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng cho máy thi công. (7) phân bổ và kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho công trình hoặc hạng mục công trình. 3.3.3. Đối với doanh nghiệp thuê ca máy thi công. Trình tự hạch toán qua sơ đồ 05. TK 111,112,331 (1) TK 623 (6237) (2) TK 154 (1541-XL) TK133 VAT được khấu từ Trong đó: (1) khi trả tiền thuê ca máy thi công. (2) kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cuối kỳ. 3.4.Hạch toán chi phí sản xuất chung. * Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí phát sinh ở đội xây dựng hoặc công trình xây dựng. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Tiền lương phụ cấp thường xuyên phải trả nhân viên quản lý đôI xây dựng. - Tiền ăn ca, các khoản trích theo tiền lương của công nhân viên toàn đội xây dựng. - Vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung cho đội xây dựng. - Khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng. - Dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng. * Tài khoản sử dung: - TK627: “chi phí sản xuất chung”. * Trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được biểu hiện qua sơ đồ 06. TK 111,112,335 TK 334 (1) TK 627(6271 -6278) TK 338(3382-3384) (2) TK 152,153 (3) TK 142,242,335 (4) TK 214 (5) TK 111,112,331 (6) TK 133 VAT (nếu có) (8) TK 154(1541-XL) (7) Trong đó: (1) tiền lương, phụ cấp thường xuyên phải trả nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca phảI trả công nhân viên toàn đội. (2) trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo lương của công nhân viên toàn đội xây dựng. (3) nguyên vật liêu, công cụ- dụng cụ xuất dùng cho đội xây dựng. (4) chi phí trả trước tính vào chi phí sản xuất chung. (5) khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng. (6) dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng (7) các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. (8) phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho công trình, hạng mục công trình cuối kỳ. 3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang 3.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. * Tài khoản sử dụng: - TK154: “chi phí sản xuất dở dang”. Tài khoản này dùng để hạch toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thanh sản phẩm xây lắp. Tài khoản này mở cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn xây lắp theo từng nơI phát sinh chi phí. Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2: + TK154.1: “xây lắp”. + TK154.2: “sản phẩm khác” + TK 154.3: “dịch vụ”. + TK154.4: “chi phí bảo hành xây lắp”. Trình tự hạch toán : Trình tự hạch toán chi phí sản xuất được biểu hiện qua sơ đồ 07 TK 621 (1) TK 1541 (CT-HMCT) (5) TK 111,152 TK 622 (2) TK 623 (3) TK 627 (4) TK 632 (6) TK 155 (7) Trong đó: (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. (3) Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang tài khoản tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. (4) Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. (5) Phế liệu thu hồi từ sản xuất. (6) Công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư.( tổng giá sản xuất thực tế). (7) Công trình, hạng mục công trình hoàn thành chờ tiêu thụ hoặc chờ bàn giao (tổng giá sản xuất thực tế). 3.5.2. Xác định giá trị sản phẩm xây lắp sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê vào cuối kỳ ( cuối tháng, cuối quý) và phụ thuộc vào phương thức thanh toán giữa đơn vị nhận thầu và đơn vị chủ đầu tư. + Nếu phương thức thanh toán quy định khi công trình hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là sản phẩm xây lắp chưa hoàn thành theo quy định và giá trị của sản phẩm dở dang là : Tổng chi phí thanh toán từ khi khởi công cho đến cuối kỳ đó. + Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo những điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật đó và giá trị sản phẩm dở dang được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình cho những giai đoạn công việc đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo giá dự toán hay chi phí dự toán. Chi phí thực tế của KL xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của KL xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của KL xây lắp thực hiện trong kỳ x Chi phí của KL xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế của KL xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ + Chi phí của KL xây lắp dở dang cuối kỳ 4. Các phương pháp tính giá sản phẩm. 4.1.Phương pháp trực tiếp( phương pháp giản đơn). - Điều kiện áp dụng: Dùng trong trường hợp đơn vị sản xuất một hoặc một số ít loại sản phẩm với quy trình công nghệ đơn giản không qua nhiều bước chế biến sản phẩm dở dang giữa các bước là không có hoặc không đáng kể. Tổng giá thành = + - Giá thành đơn vị = Tổng giá thành số lượng số lượng hoàn thành 4.2. Phương pháp tổng cộng chi phí. - áp dụng trong các đơn vị sản xuất các loại sản phẩm được chế tạo từ nhiều chi tiết bộ phận khác nhau, kế toán tính giá thành từng chi tiết bộ phận sau đó tổng hợp lại để tính giá thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Giá thành đơn vị = Z1 + Z2 +Z3 +….+Zn. 4.3. Phương pháp hệ số: Dùng trong trường hợp sử dụng cùng một lượng vật tư nhân công đầu vào nhưng kết thúc quá trình sản xuất lại thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau trong khi không thể tập hợp chi phí riêng cho từng loại. -Bước 1: Tính tổng giá thànhcủa các loại sản phẩm . -Bước 2: Sử dụng hệ số quy đổi, để quy đổi tất cả các loại sản phẩm về một loại sản phẩm gốc và tính tổng số lượng sản phẩm gốc. Qsản phẩm gốc = Trong đó: Qi: số lượng sản phẩm loại i . Hi: hệ số sản phẩm loại i . Bước 3: Tính giá thành đơn vị của một loại sản phẩm gốc: Giá đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành số lượng sản phẩm gốc. - Bước 4: Tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Zi = Z đơn vị sản phẩm gốc * Hi. 4.4. Phương pháp tỷ lệ chi phí. - Dùng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm trong khi không thể tập hợp chi phí và tính giá thành riêng cho từng loại. Kế toán tính tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm rồi xác định tỷ lệ chi phí với tổng giá thành kế hoạch hoặc điịnh mức để tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. - Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm . - Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch hoặc định mức của các loại sản phẩm. - Bước 3: Tính tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm Tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của các loại sản phẩm. - Bước 4: Tính giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm. Tỷ lệ chi phí + = Giá thành đơn vị giá thành đơn vị định mức thực tế hoặc kế hoạch 4.5.Phương pháp liên hợp: là sự áp dụng kết hợp cùng lúc hai hay nhiều phương pháp tính giá thành nói trên. III. Các hình thức sổ kế toán:( gồm 4 hình thức). 1.Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau đây - Sổ Nhật ký chung. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ( Phụ lục số 1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trươcs hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó làm căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ , ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên qua.Định kỳ (3,5,10… ngày ) hoặc cuối tháng, cuối quý, tuỳ khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, công số liệu trên Sổ cái, Lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu đúng khớp, số liệu ghi trên Sổ cáI và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ kế toán chi tiết) Được dùng để lập báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phảI bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 2. Hình thức kế toán Nhật ký –Sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký – Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ kê toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái. - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi và._.o Nhật ký- Sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng, phảI khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký – Sổ cáI và bảng tổng hợp chi tiết( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết). - Về nguyên tắc, số phát sinh nợ, số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cáI phảI khớp đúng với số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tương ứng. * Sơ đò trình tự ghi sổ của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái ( xem phụ số 2). Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ của hình thức kế toán nhật ký - sổ cái Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Điếu chiếu, kiểm tra: 3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng, phảI khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ CáI lập Bảng Cân đối phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phảI bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phảI bằng nha, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phảI bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. * Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (phụ lục số 3). Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Điếu chiếu, kiểm tra: 4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm có: - Nhật ký chứng từ. - Bảng kê. - Sổ cái. - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào Bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, Bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quanvà lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, công các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. *Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ (phụ lục số 4). Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Điếu chiếu, kiểm tra: 5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy 5.1 .Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSXvà tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán. Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSXvà tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nghiệp vụ sau: -Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn với các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự đã xác định. - Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ xung và phân tích. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lương sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,… Xây dựng phương pháp đấnh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 5.2. nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán. - Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phảI được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. 5.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Khi đã có được phương pháp và phần mềm kế toán tương thích, kế toán máy sẽ hiệu quả hơn kế toán thủ công nhiều. Người sử dung có thể quản lý, xử lý, lưu trữ dữ liệu một cách tiện lợi và chính xác, đông thời cũng có thể lấy được thông tin tài chính, kế toán cần thiết một cách kịp thời mà không tốn nhiều công sức. Sau khi cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo mà người làm kế toán máy phảI thực hiện là: - Xử lý nghiệp vụ ( phân loại chứng từ, định khoản, xử lý trùng lặp, mã hoá) Nhập dữ liệu: + Nhập các dữ liệu cố định ( nhập 1 lần): lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho ( khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục) + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: vào màn hình nhập dữ liệu, các thông báo và chỉ dẫn khi nhập, quy trình nhập dữ liệu mới, quá trình sửa / xoá dong dữ liệu, qua trình phục hồi dòng dữ liệu đã xoá ,… + Xử lý dữ liệu: Công việc này phảI làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xoá dữ liệu đã nhập. Xem và in sổ sách báo cáo. 5.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Xử lý nghiệp vụ: - Phân loại chứng từ: Là việc phân ra một cách có hệ thống các loại chứng từ có đặc điểm giống nhau: phiếu nhâp, phiếu xuất, phiếu thu… Mỗi một chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau, với các yếu tố khác nhau, tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu. Khi nhập vật liệu phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất là bao nhiêu, còn giá tri xuất kho là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã ngầm định. - Định khoản: là cách thức tính toán, xêm xét một nghiệp vụ kế toán phát sinh để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được sử dụng như thế nào, hoặc bên Nợ, hoặc bên Có. Nguyên tắc định khoản tạo ra mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản. - Công tác mã hoá: Là việc xác lập một tập hợp những hàm thức mang tíh quy ước và gắn cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn, nhằm mục đích nhân diện dứt khoát, không nhầm lãn một mẫu tin trong một tập hợp tin hay một cá thể trong một tập thể. * Nhập dữ liệu: - Thông thường, đối với kế toán CPNVLTT thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quanđến các phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ xung, mở rộng thêm vào danh mục. - Người sử dụngnhập dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo sau khi vào màn hình nhập liệu, xem thông báo và hướng dẫn khi nhập, người sử dụng thực hiện thao tác quy trình nhập liệu mới. * Xử lý dữ liệu: Nếu thao tác sai, nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo quy trình sửa, xoá hoặc phục hồi dòng dữ liệu. * Xem, in sổ sách, báo cáo: Người sử dụng nên hiểu được mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo và tìm hiểu quy trình xử lý, luân chuyển sổ và số liệu của phần mềm doanh nghiệp đang áp dụng. 5.5. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và kế toán sản xuất chung. Các bước thực hiện đối với hai phần hành kế toán này được thực hiện tương tự như quá trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, gồm các bước cơ bản: xử lý nghiệp vụ, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và in sổ sách báo cáo. 5.6. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phảI xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí , kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo khoản mục. Từ đó lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chia ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 5.7. Kế toán giá thành sản phẩm . *Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Phần mềm kế toán không thể tự xác dịnh được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở dang cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. * Quá trình thực hiệntính giá thành: - Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ ( hoặc máy tự chuyển từ cuối kỳ trước) - Tập hợp chi phí : Máy tự động tập hợp. - Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ. - Tổng hợp số liệu. - In báo cáo. Trình tự xử lý và tính giá thành sản phẩm trên máy. Bước chuẩn bị - Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng… - Phần mềm kế toán sử dụng dữ liệu đầu vào - CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển Cp - Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ CP, khấu hao. - Các tài liệu khác. Máy tính xử lý Thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái… phần II thực trạng tổ chức công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp 24 I. Giới thiệu chung về xây dựng xây lắp 24 1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công nghiệp: xí nghiệp xây lắp 24 là một đơn vị thành viên trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công nghiệp, có tài khoản riêng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội. Xí nghiệp có trụ sở chính ở ngõ 68 - phố Quan Nhân - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội. Tiền thân của Xí nghiệp xây lắp 24 là Công trường Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập từ tháng 9/1971. Ngày 26/11/1979, Công trường Địa Chất đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp 24 Địa Chất, chịu sự quản lý của Tổng cục Địa chất Việt Nam. - Tháng 05/2000, xí nghiệp chuyển về Công ty xây dựng công nghiệp số 1 thuộc Bộ Công nghiệp - nay là Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công nghiệp. Đến tháng 05/2004, xí nghiệp xây lắp 24 lại đổi tên thành Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng: Xí nghiệp xây lắp 24. Trong những năm vừa qua, lĩnh vực XDCB đã có những bước phát triển rất mạnh và dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Đã có rất nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Với định hướng sản xuất kinh doanh đúng hướng, tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, xí nghiệp đã dần tạo dựng được uy tín của mình thông qua các công trình đạt chất lượng cao mà xí nghiệp nhận thầu. Kết quả đó đã được thể hiện rõ nét qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của 3 năm dưới đây. Kết quả hoạt động kinh doanh của xây dựng Xí nghiệp xây lắp 24 các năm 2002, 2003 & 2004. Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 28.616.719.288 43.689.861.166 42.854.787.683 Các khoản giảm trừ 168.959.785 843.527.654 372.268.194 1 Doanh thu thuần 28.450.759.503 42.864.512 42.482.519.489 2 Giá vốn hàng bán 26.966.495.263 40.648.030.994 39.801.420.396 3 Lợi nhuận gộp 1.484.264.240 2.198.302.518 2.681.099.093 4 Chi phí quản lý DN 1.198.236.194 1.704.295.904 2.090.066.009 5 LN thuần tư HĐKD 25.821.333 26.895.928 524.720.806 6 Thu nhập khác 2.500.000 117.580.326 13.277.500 7 Lợi nhuận khác 2.500.000 -12.869.825 13.277.500 8 Chi phí khác 0 130.444.251 0 9 Tổng LN trước thuế 28.321.333 14.032.003 537.998.306 10 Thuế TNDN phải nộp 0 0 0 11 LN sau thuế 28.321.333 14.032.003 537.998.306 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây lắp 24 Giám đốc P. Tổng hợp Kế toán trưởng Phó giám đốc P. kế hoạch kỹ thuật Đội SX số 1 Đội SX số 2 Đội SX số 3 Đội SX số 4 Đội SX số 5 Đội SX số 6 Đội SX số 7 Đội SX số 8 Đội SX số 9 P. tài chính kế toán Ghi chú: Quan hệ trực tiếp chỉ đạo Nhìn chung bộ máy quản lý của Xí nghiệp được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu là giám đốc Xí nghiệp. Giám đốc Xí nghiệp là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của xí nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo hoạt động của các phòng ban, đội sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Giúp việc cho giám đốc có Phó giám đốc và kế toán trưởng. Chức năng của phòng ban trong bộ máy quản lý của xí nghiệp: * Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Phòng đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đồng thời phụ trách về mặt kỹ thuật thi công và tham mưu phương án sản xuất kinh doanh. * Phòng Kế toán tài chính: Phòng đảm nhận vai trò tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong đơn vị, phân tích và đánh giá tình hình thực tế của xây dựng nhằm cung cấp các thông tin cho giám đốc kịp thời và sát thực tế. * Phòng Tổng hợp: Phòng có trách nhiệm trong việc tham mưu cho giám đốc hầu hết các lĩnh vực, chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của xí nghiệp như: Tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ công nhân viên, tiền lương, văn phòng… 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp + Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của XN là: nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, lắp đặt toàn bộ các công trình, san lấp mặt bằng với số lượng vừa và nhỏ, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp và dân cư, tiến hành xây lắp đường dây và trạm biến thế. + Lĩnh vực và thị trường kinh doanh của XN * Lĩnh vực kinh doanh - Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác. - Trang trí nội thất, ngoại thất và sân vườn. - Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước, phụ tùng. - Kinh doanh vật liệu xây dựng - Đại lý máy móc thiết bị cho các hãng trong và ngoài nước. * Thị trường kinh doanh Bằng khả năng cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh của mình XN đã không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh của mình ra hầu hết các tỉnh phía Bắc đặc biệt là ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ… Trong tương lai XN có xu hướng mở rộng thị trường ra các tỉnh miền Trung và miền Nam, đây được coi là một bước tiến mạnh dạn của XN. * Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Với chức năng hoạt động của ngành xây dựng cơ bản nên mọi quy trình hoạt động chủ yếu của XN đều gắn liền với từng công trình, quá trình sản xuất được diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau và được chuyển đến tận nơi đặt sản phẩm. Mặt khác sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, gắn liền với địa điểm xây dựng và cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù vậy, các bước tiến hành xây dựng đều phải tuân thủ các quy trình,yêu cầu kỹ thuật nhất định. Quy trình hoạt động đó có thể được khái quát theo sơ đồ đưới đây: Quy trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Dự thầu và lập dự toán công trình Ký kết hợp đồng xây dựng công trình Tiến hành hoạt động xây lắp Giao nhận hạng mục CT hoàn thành Duyệt quyết toán CT hoàn thành Thanh lý hợp đồng giao nhận CT Trang bị vật liệu và máy móc thiết bị thi công 4. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của XN + Tổ chức bộ máy kế toán Hình thức tổ chức bộ máy kế toán mà XN xây lắp 24 áp dụng là hình thức tổ chức kế toán tập chung. Hình thức này phù hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ của xí nghiệp. - Kế toán trưởng: Là người có trách nhiệm trước pháp luật, kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, lập kế hoạch tài chính và hạch toán cho xí nghiệp. - Kế toán ngân hàng: Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng là giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền gửi, các khoản tiền vay và các khoản thanh toán qua ngân hàng, theo dõi số dư tiền gửi, tiền vay của xí nghiệp với ngân hàng. Đồng thời, kế toán ngân hàng còn kiêm vai trò của kế toán công nợ. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thanh toán tiền lương, bảo hiểm, thanh toán các khoản chi phí của bộ máy quản lý và thanh toán khác. Có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động của các khoản thu chi tiền mặt của xí nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán thanh toán còn kiêm vai trò của kế toán tài sản cố định. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tính giá thành, kiểm kê, theo dõi vật tư, đối chiếu, kiểm tra vật tư thực tế thừa, thiếu giữa thực tế với quyết toán của từng công trình, tập hợp chi phí và phân bổ để tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình… ghi chép, cập nhật chứng từ hàng ngày. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý két tiền của xí nghiệp, thực hiện công việc thu chi, lên cân đối và rút tiền mặt trong ngày. Đồng thời thủ quỹ của xí nghiệp còn kiêm vai trò tập hợp chi phí giá thành. - Nhân viên kế toán đội: Có nhiệm vụ thu thập các chứng từ, hoá đơn có liên quan đến các hoạt động kinh tế phát sinh dưới các đội sản xuất. Phòng kế toán của xí nghiệp gồm có 4 nhân viên kế toán và một thủ quỹ. Mỗi vị trí đều đảm nhận những vai trò nhất định và được cơ cấu theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Nhân viên kế toán đội sản xuất + Công tác kế toán trong xí nghiệp - Niên độ kế toán của xí nghiệp quy định từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Phương pháp kiểm kê hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Dựa trên đặc thù sản xuất kinh doanh của một ngành xây lắp là các công trình, hạng mục công trình thường được diễn ra trên phạm vi rộng, thời gian sản xuất kéo dài, quy mô sản xuất lớn… đồng thời dựa trên nhu cầu, mục đích quản lý của mình xí nghiệp đã lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung trên cơ sở quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Với hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật Ký chung. Căn cứ pháp lý của công tác kế toán trong xí nghiệp là cac văn bản, quyết định chung của Bộ Tài chính, mà cụ thể là hệ thống kế toán trong các Doanh nghiệp xây lắp ban hành theo quyết định số 1864 ngày 16/12/1998 và các văn bản quy định hạch toán chung của XN. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời những phần mềm chuyên dụng phục vụ riêng cho công tác kế toán trong doanh nghiệp vừa giảm bớt công việc thủ công vừa đảm bảo độ chính xác cao. Xí nghiệp xây lắp 24 đã nhạy bén nắm bắt được ưu việt đó và đã bắt đầu áp dụng kế toán máy vào công tác hạch toán kế toán của mình từ năm 1999. Phần mềm được thiết kế riêng phù hợp với đặc thù của xí nghiệp và đã trợ giúp đắc lực cho công tác kế toán của xí nghiệp. Nghiệp vụ phát sinh Xử lý nghiệp vụ Nhập chứng từ - Gghi sổ Nhật ký chung. - Sổ cái, Sổ chi tiết. -Bảng cân đối số phát sinh. - Bản cân đối kế toán - Báo cáo KT Khoá sổ kỳ sau * Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN - Hệ thống tài khoản sử dụng: Để tiến hành công tác hạch toán các chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất XN sử dụng các tài khoản sau: TK 621, TK 622, TK 623, TK627, TK154. Bên cạnh đó, XN còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK 632, TK141, TK331, TK334… Do XN thực hiện giao trách nhiệm mua vật tư cho các đội sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế tại từng công trình, vật tư dùng đến đâu thì mua đến đó chứ không thực hiện nhập - xuất vật tư thông qua kho do đó xí nghiệp không sử dụng TK 152 để hạch toán. - Hệ thống sổ sách sử dụng: xí nghiệp thực hiện hình thức ghi sổ kế toán hình thức Nhật ký chung do đó hệ thống sổ sách sử dụng bao gồm: + Sổ Nhật ký chung: Sổ được mở để phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến mọi đối tượng theo trình tự thời gian. + Sổ cái: Được mở cho các tài khoản trong đó có cácTK: 621, 622, 623, 627, 154, 632 nhằm theo dõi chi phí phát siinh trong từng khoản mục và tính giá thành sản phẩm. + Sổ chi tiết tài khoản: Sổ được mở cho các tài khoản sử dụng trong đó có các tài khoản liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành, chi tiết cho các đối tượng kế toán cần theo dõi,. Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành kiểm tra, xửlý, phân loại chứng từ. Đến cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu trên các bản tổng hợp và nhập vào máy vi tính theo số liệu đã tổng hợp được trong quý. Cuối quý, kế toán xí nghiệp phải định khoản kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành vào máy (Máy không tự động tính và kết chuyển giá thành). II. thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thnhf sản phẩm tại xây dựng xây lắp 24 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp 24 1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Mỗi công trình, hạng mục công trình xây dựng thực hiện từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều đượ mở sổ theo dõi riêng và tập hợp chi phí theo từng công trình, khoản mục công trình. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất Dựa trên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định từ đầu,nhằm đáp ứng được yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo khoản mục hiện xí nghiệp đang áp dụng phương pháp phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo phương pháp này toàn bộ chi phí sản xuất của xí nghiệp được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung. 1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xí nghiệp áp dụng là phương pháp hạch toán trực tiếp. Các chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. Có nghĩa là các chi phí phát sinh được sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp 24 1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào việc sản xuất và thi công các công trình,hạng mục công trình. Trong ngành XDCB nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Tại xí nghiệp trong năm 2004 vừa qua, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm gần 80% tổng chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Việc chiếm tỷ trọng lớn cho thấy cần phải hạch toán đúng, đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tránh thất thoát, đảm bảo tính chính xác giá thành công trình, cũng như hiệu quả tổ chức quản lý vật liệu đối với từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu chính: Xi măng, sắt, thép, khuôn cửa sắt… - Chi phí nguyên vật liệu phụ: Cọc tre, que hàn, đinh… - Chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển: Cốp pha, kìm búa… Do đặc điểm của ngành XDCB và của sản phẩm xây lắp, địa điểm phát sinh chi phí ở nhiềunơi nên để thuận tiện cho việc thi công, công trình tránh tốn kém hao tổn trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đến từng công trình xí nghiệp đã giao cho từng đội tổ chức kho nguyên vật liệu ngay tại công trình, việc nhập xuất được diễn ra ngay tại đó. Các đội trưởng đựơc phép thay mặt đội sản xuất nhận tạm ứng để mua nguyên vật liệu ngay gần công trình và có trách nhiệm tự quản lý chứ xí nghiệp không trực tiếp đứng ra mua và quản lý nguyên vật liệu. Do vậy kế toán xí nghiệp không sử dụng TK 152 mà sử dụng TK 141 - Tạm ứng. Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình mà xí nghiệp tham gia nhận thầu thì việc đầu tiên là phòng kế hoạch - kỹ thuật và phòng kế toán sẽ căn cứ vào dự toán và các phương án thi công để lập kế hoạch chuẩn bị vốn đầu tư cho các công trình. Các đội sản xuất khi có nhu cầu về vốn thì đội trưởng sẽ thay mặt đội viết giấy tạm ứng, kế toán đội chuyển giấy tạm ứng lên xí nghiệp xin tạm ứng tiền. Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét, xác nhận của kế toán trưởng, giám đốc xí nghiệp, kế toán thanh toán tiến hành viết phiếu chi tạm ứng đồng thời định khoản ngay vào sổ kế toán. Nợ TK 141 (Chi tiết cho từng đội công trình) Có TK 111, 112, 331. Khi nhận được tiền tạm ứng, đội trưởng đội sản xuất tiến hành đi mua vật tư về phục vụ thi công. Hiện nay, do các nguồn cung cấp vật tư luôn có săn, giá cả thị trường tương đối ổn định cho nên các đội thường sử dụng vật tư đến đâu thì mua đến đó, do vậy ở các đội thường không có vật tư dự trữ. Điều này đã giúp cho các đội tránh được những tổn thất không đáng có. Kế toán đội sau khi nhận được hoá đơn mua hàng thì tiến hành lập phiếu nhập kho vật liệu, đồng thời lập phiếu xuất thẳng vào công trình, căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu nhập. Sau đó, sẽ tiến hành tổng hợp lại vào cuối tháng và lập bảng kê hoá đơn chứng từ chi phí vật tư hàng hoá mua vào và bảng tổng hợp vật tư. Thực tế trong quá trình tiến hành thi công vật tư sử dụng đến đâu thì mua đến đó, không tiến hành tích trữ trong kho (lượng vật tư nhập xuất sử dụng hết trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày), không có vật tư tồn kho nên khi tiến hành xuất vật tư sử dụng thì giá trị vật tư xuất kho được tính theo phương pháp thực tế đích danh. Quy trình nhập, xuất kho vật tư được biểu hiện (biểu số 1, 2, 3, 4, 5). Hàng tháng, kế toán đội tiến hành tập hợp các hoá đơn, chứng từ liên quan đến quá trình nhập xuất vật tư, các hoá đơn mua vật tư đóng thành tập và chuyển lên phòng kế toán xí nghiệp để làm thủ tục hoàn ứng. Đồng thời lập và gửi bảng kê thuế GTGT theo từng tháng. Bảng kê khai thuế GTGT được lập như (biểu số 06). Kế toán xí nghiệp sau khi nhận được tập chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu tính hợp lệ, hợp pháp sau đó lập bảng kê VAT và thanh toán như (Biểu số 07) Biểu số 01 Sơ đồ thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 111, 112, 311 Cấp ứng vay vốn đội CT 141 (138) K/C hoàn ứng vay vốn đội CT 331 (139) Chi phí NVL 621 K/C tập hợp chi phí 154 K/C giá vốn 632 K/C xác định kết quả sx 911 K/C doanh thu 511 Doanh thu 131 334 Trả lương trực tiếp Trả lương 622 K/C tập hợp chi phí 627 K/C tập hợp chi phí Lương gián tiếp đội Chi phí chung và khác 623 K/C tập hợp chi phí 133 K/C thuế GTGT được khấu trừ Chi phí máy và khấu hao Thuế GTGT đầu vào 642 K/C chi phí quản lý 635 333 Thuế GTGT đầu ra 111,112 tại CN Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp xí nghiệp xây lắp 24 Biểu số 02: Xí nghiệp xây lắp 24 Địa chỉ: Ngõ 68 Quan Nhân - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội Mẫu số: 01 - VT Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16.12.1998 Bộ Tài chính Phiếu nhập kho Ngày 04 tháng 10 năm 2004 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Khắc Tùng Theo hoá đơn số:……ngày 04 tháng 10 năm 2004 của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Linh Phương. Nhập tại kho: công trình cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất và Khoáng Sản. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá) Đơn vị tính Sô lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C 1 2 3 4 1 Gạch M2 30,14 30,14 179.025 5.395.814 Cộng 5.395.814 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn tám trăm mười bốn đồng. Ngày 04 tháng 10 năm 2005 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên._. lắp hoàn thành trong kỳ cần phải đánh giá được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Thời điểm đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của xí nghiệp là vào cuối kỳ. Tuy nhiên, nếu công trình, hạng mục công trình có thời điểm thanh toán và bàn giao không trùng với kỳ tính giá thành sản phẩm thì kế toán vẫn tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang vào thời điểm thanh toán. Cuối mỗi kỳ, dựa trên "Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang" do phòng kỹ thuật cung cấp bộ phận kế toán sẽ tiến hành xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: = KL dở dang x Đơn giá dự toán Sau đó, kế toán tiến hành xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí thực tế KL dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế KL xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế KL xây lắp phát sinh trong kỳ x Giá trị dự toán của KL xây lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán của Kl xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ + Giá trị dự toán của KL xây lắp dở dang cuối kỳ Công trình Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất & Khoáng Sản phát sinh và hoàn thành trong quý IV nên không có chi phí dở dang cuối kỳ. 2. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Xây lắp 24 2.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành * Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành của sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp được xác định chính là đối tượng CPSX. Việc xác định đối tượng tính giá thành như vậy dựa trên đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp và tình hình thực tế của xí nghiệp. * Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành được xác định theo từng quý. Trong trường hợp các công trình, hạng mục công trình bàn giao vào thời điểm không trùng với kỳ tính giá thành của xí nghiệp thì xí nghiệp vẫn tiến hành tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình. 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Hiện nay, Xí nghiệp Xây lắp 24 đang áp dụng đồng thời hai phương pháp tính giá thành là: Phương pháp trực tiếp và phương pháp tổng hợp. Phương pháp tính giá thành trực tiếp: được sử dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có phương thức thanh toán theo từng giai đoạn thi công. Phương pháp tính giá thành tổng hợp: sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương thức thanh toán theo công trình, hạng mục công trình bàn giao hoàn thành. Việc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp này đã giúp xí nghiệp linh hoạt trong công tác kế toán tính giá thành sản phẩm của mình. 2.3. Tính giá thành sản phẩm xí nghiệp Xây lắp 24 Do thời gian thi công kéo dài nên trong quý xí nghiệp chỉ tiến hành tính giá thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Giá thành công trình, hạng mục công trình sẽ được xác định theo công thức sau: = + - Sau khi tính toán chi tiết từng công trình, hạng mục công trình, kế toán tiến hành kết chuyển trị giá vốn của từng công trình, hạng mục công trình theo định khoản sau: Nợ TK 632 Có TK 154 Đối với Công trình Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất & Khoáng Sản giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành và bàn giao của công trình trong quý IV là: (Biểu số 28, 29, 30, 31) 0 + (25.400.000 + 8.500.000 + 700.000 + 5.039.182) + 0 = 39.639.182(đ) Kế toán sẽ tiến hành định khoản Nợ TK 632 39.639.182 (Chi tiết: Công trình Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất & Khoáng Sản) Có TK 154 39.639.182 Biểu số 28: sổ chi tiết Từ ngày 01/10/2001 đến ngày 31/12/2004 Tên TK: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu 154 Công trình: Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất & Khoáng Sản Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/12/2004 KC1 K/C CP NVLTT 621 25.400.000 31/12/2004 KC3 KC CP NCTT 622 8.500.000 31/12/2004 KC5 K/C CP SDMTC 623 700.000 31/12/2004 KC7 K/C CPSXC 627 5.039.182 31/12/2004 KC9 K/C giá thành SPXL 632 39.639.182 Cộng phát sinh 39.639.182 39.639.182 Số dư cuối kỳ 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 29: sổ cái Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu 154 Công trình: Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất & Khoáng Sản Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ … 31/12/2004 KC1 K/CCP NVLTT - Công ty Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu ĐC & KS 621 25.400.000 31/12/2004 KC3 K/C CP NCTT-CT Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu ĐC & KS 622 8.500.000 31/12/2004 KC5 K/C CP SXC - CT Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu ĐC & KS 623 700.000 31/12/2004 KC7 K/C CP SXC - Công ty Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu ĐC & KS 627 5.039.182 31/12/2004 KC2 K/C CP NVLTT- CT Nhà thư viện TR.ĐHGTVT-HN 621 2.598.847.324 31/12/2004 KC4 K/C CP NCTT- CT Nhà thư viện TR.ĐHGTVT-HN 622 206.307.172 31/12/2004 KC6 K/C CP SDMTC- CT Nhà thư viện TR.ĐHGTVT-HN 623 67.121.718 31/12/2004 KC8 K/C CP SXC- CT Nhà thư viện TR.ĐHGTVT-HN 627 77.919.237 ….. … …. 31/12/2004 KC9 K/C Giá thành CT - Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu ĐC&KS 632 39.639.182 31/12/2004 KC10 K/C Giá thành CT - Nhà thư viện TR.ĐHGTVT-HN 632 2.950.195.451 …. ….. … … Cộng số phát sinh … …. Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập biểu (Ký,họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 30: sổ chi tiết Từ ngày 01/10/2001 đến ngày 31/12/2004 Tên TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu 632 Công trình: Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất & Khoáng Sản Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Nợ Có 31/12/2004 KC11 KC giá vốn-CT Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu ĐC&KS 154 39.639.182 31/12/2004 KC13 KC XĐKQKD-CT Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu ĐC&KS 911 39.639.182 31/12/2004 KC10 K/C giá vốn-CT Nhà thư viện TR.ĐHGTVT-HN 154 2.950.195.451 31/12/2004 KC12 K/C XDKQKD-CT Nhà thư viện TR.ĐHGTVT-HN 911 2.950.195.451 … … … … …. Cộng phát sinh … .. Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 31: Đội sản xuất: Đội 9 Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình Quý IV năm 2004 Tên công trình: Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất & Khoáng Sản STT Chỉ tiêu Chi phí sản xuất trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng giá thành sản phẩm XL Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Tổng cộng giá thành toàn bộ SPXL Vật liệu Nhân công Máy 1 2 3 4 5 6 7 =3+4+5+6 8 9 10 = 7+8+9 1 CPXL dở dang đầu kỳ 2 CPXL phát sinh trong kỳ 25.400.000 8.500.000 700.000 5.039.182 39.639.182 3 CPXL dở dang cuối kỳ 4 Luỹ kế giá thành SPXL từ đầu năm đến cuối kỳ này 25.400.000 8.500.000 700.000 5.039.182 39.639.182 5 Luỹ kế giá thành SPXL từ khởi công đến cuối kỳ này 25.400.000 8.500.000 700.000 5.039.182 39.639.182 Phần III Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây lắp 24 I. Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN Xây lắp 24 Trong xu thế phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của đất nước các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực kinh tế đều phảI nỗ lực tìm kiếm thị trường, phương thức hoạt động sao cho phù hợp, nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có llãI, tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Nghành XDCB cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh tranh đó. Với đặc trưng riêng có của mình tính cạnh tranh của nghành dựa trên chất lượng của các công trình, sự nhậy bén với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. XN Xây lắp 24 trong quá trình xây dựng và phát triển của mình với những bước đi, định hướng phát triển đúng đắn đã dần khẳng định được uy tín của mình qua chất lượng của các công trình do XN thực hiện. Hiện nay, XN đang định hướng mở rộng thi trường ra các tỉnh miền Trung, miền Nam bên cạnh đó tiếp tục củng cố uy tín của mình ở thị trường miền Bắc. Để có được những kết quả như vậy đòi hỏi XN cần phải có một bộ máy cán bộ quản lý có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao, nhậy bén với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời trong công tác quản lý, công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được tổ chức hợp lý đúng với quy định chung của nhà nước đồng thời phải phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của XN. Qua quá trình tham gia thực tập tại XN được trực tiếp tham gia tìm hiểu bộ máy tổ chức quản lý, công tác kế toán tại XN đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN Xây lắp 24 em nhận thấy có những ưu điểm và tồn tại cần khắc phục tại XN như sau: 1. Ưu điểm. * Thứ nhất, về bộ máy quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý của XN theo quy mô trực tuyến, đơn giản gọn nhẹ song đồng nhất. Đây là một ưu điểm lớn vì với mô hình quản lý như vậy đã tạo điều kiện cho giám đốc, các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể: Giám dốc XN có thể trực tiếp nắm bắt được các hoạt động của XN dựa trên cơ sở các kết quả số liệu do các phòng ban cung cấp. Từ đó Giám đốc có thể điều hành hoạt đọng của XN sao cho đạt hiệu quả cao. Còn các phòng ban có thể đưa ra các kiến nghị dựa trên tình hình thực tế của XN với Giám đốc nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý của XN, giúp XN đạt được hiệu quả kinh tế cao, nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Đồng thời với đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn cao, giầu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao dã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của XN. *Thứ hai, về việc áp dụng kế toán máy. Trong công tác kế toán của mình phòng kế toán của XN đã nhậy bén áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào công tác kế toán. XN thiết lập một phần mềm kế toán riêng phù hợp với đặc thù của mình, điều này đã góp phần giảm bớt các công việc kế toán thủ công song vẫn đảm boả tính hiêu quả cảôtng công việc kế toán của mình. * Thứ ba, về tổ chức hệ thống chứng từ. Phòng kế toán đã tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, cách thức ghi chép, phương thức hạch toán, trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học theo đúng chế độ kế toán và đáp ứng được yêu cầu quản lý của XN. * Thứ tư, về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. XN thực hiện hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng quý một cách rõ ràng, đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí, từ đó tăng tính chính xác tronh việc tính giá thành sản phẩm từ đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh của XN. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang phù hợp, linh hoạt đối với từng công trình, hạng mục công trìnhđã tạo điều kiện cung cấp kịp thờicác số liệu cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc chia thành các đội sản xuất với hình thức khoán gọn đã góơ phần nâng cao trách nhiệm quản lý và hiệu quả công việc đến từng đội sản xuất, đồng thời tạo điều kiệ thuận lợi cho công tác kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình. 2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đạt được, trong công tác quản lý, công tác kế toán nói chung. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, XN Xây lắp vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. * Thứ nhất, về công tác tổ chức kế toán tên máy. Tuy đã áp dụng kế toán máy vào trong công tác kế toán của XN nhưng đối với phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì hiện nay XN vẫn áp dụng hình thức kế toán máy kết hợp với kế toán thủ công. Chương trình kế toán máy XN sử dụng thực hiện kết chuyển tại thời điểm do người sử dụng cập nhật. Do vậy các bút toán phân bổ kết chuyển sản xuất kinh doanh phụ cho các bộ phận phải được lập ra như một chứng từ khác, quá trình kết chuyển từ TK621, 622, 623, 627 sang TK154của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ sang các bộ phận phải được cập nhật bằng tay. Điều này cho thấy XN đã không sử dụng tối đa tác dụng của kế toán máy trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của mình. * Thứ hai, về công tác hạch toán các khoản mục chi phí + Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm.Do vậy việc hạch toán các khoản mục chi phí này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Hiện nay, XN Xây lắp 24 thực hiện phương thức giao cho các đội trực tiếp mua sắm, quản lý và sử dụng vật tư dựa trên nhu cầu xây lắpcủa công trình, hạng mục công trình. XN không tự đứng ra mua và quản lý nguyên vật liệu, không sử dụng tài khoản 152 trong hệ thống tài khoản sử dụng của mình. Phương thức này sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý, nắm bắt tình hình sử dụng nguyên vật liệu của XN dễ dẫn đến tình trạng thất thoát nguyên vật liệu. Điều này sẽ tác động làm tăng chi phí kéo theo sẽ làm tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, XN Xây lắp 24 không tiến hành tổ chức thu hồi phế liệu mà giá trị phế liệu của nghành Xây lắp nếu có có thể sẽ rất lớn như: vật liệu sử dụng luân chuyển ( cốp pha, xà gồ,…); các vật liệu không sử dụng được ( bao xi măng, sắt thép vụn,…). Điều này có thể đẫn đến thất thoátlãn phí một lượng vốn khá lớn. + Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Nhân công trực tiếp tại các công trình, hạng mục công trình của XN thường là lao động thuê ngoài gần với địa điểm thi công cho nên rất khó có thể đánh giá được trình độ chuyên môn của họ. Điều này rất có thể ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, hạng mục công trình. mặt khác do XN tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức tập trung, phòng kế toán chỉ tiến hành tập hợp chi phí dựa trên tính hợp lệ của các chứng từ, bảng kê, hợp đồng làm khoán, bảng thanh toán lương,… từ phía các đội gửi lên chứ không thường xuyên tổ chức trực tiếp kiểm tra, xác minh tính có thực của các nghiệp vụ này. Điều này rất có thể có những gian lận trong công tác tuyển dụng, sử dụng lao động của các đội. + Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Khoản mục này được sử dụng phù hợp với đặc điểm của nghành XDCB tuy nhiên, tại xí nghiệp không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa máy thi công mà toàn bộ các chi phí phát sinh này sẽ được tập hợpvào chi phí sử dụng máy thi côngcủa các công trình, hạng mục công trình phát sinh chi phí đó. Do vậy,sẽ rất có thể ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm khi các công trình, hạng mục công trình phát sinh khoản mục chi phí này. XN sẽ khó phản ánh chính xác tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm xây lắp của mình. + Khoản mục chi phí sản xuất chung. Trong công tác hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung của xí nghiệp còn một số điểm chưa rõ và không đúng với cách thức phân loại chi phí mà chế độ kế toán doanh nghiệp Xây lắp quy định. Cụ thể là khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài và khoản mục chi phí bằng tiền khác được hạch toán chung với nhau và được biểu hiện chung trên “ bảng kê chứng từ chi phí chung, hàng hoá- dịch vụ mua ngoài”. Từ đó rất rễ xẩy ra nhầm lẫn, gây khó khăn cho công tác kiểm tra quản lý của XN. Theo TT 89/2002/- BTC của Bộ Tài Chính thì trường hợp doang nghiệp khai thác máy móc, thiết bị dưới mức công suất hoạt động bình thường kế toán chỉ được phép kết chuyển phần định phí sản xuất chung phù hợp với mức công suất hoạt động bình thường để tính giá thành sản phẩm. Phần định phí sản xuất chung do hoạt dộng dưới công suất sẽ được kết chuyển tính trừ vvào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nhưng tại XN Xây lắp 24 thì toàn bộ chi phí sản xuất cố định phát sinh trong kỳ đều được tập hợp và kết chuyển hết sang tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm. Đây là một điểm chưa hoàn toàn phù hợp với TT89 của Bộ Tài Chính. II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN Xây lắp 24. Qua thời gian thực tế tại XN, trên cơ sở lí luận đã được học tại nhà trường em nhận thấy bên cạnh những ưu điểm thì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtain XN vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Do vậy, với mong muốn góp một phần ý kiến nhỏ bế của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại XN em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp chủ quan của bản thân như sau: 1. ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán máy. Để phát huy được tối đa vai trò của kế toán máy trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giẩm bớt lao đông thủ công tại XN Xây lắp 24 theo em XN nên tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gá thành sản phẩm trên máy như sau: Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ do kế toán đội gửi lên, sau khi đã đối chiếu và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, kế toán XN sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy theo từng nghiệp vụ phát sinh ( như những phần kế toán khác). Đến cuối quý, máy sẽ tự động tổng hợp số liệu của từng khoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình. Để làm được điều này đòi hỏi XN phải tiến hành mã hoá các đối tượng một cách đầy đủ, đồng bộ, có hệ thống và đảm bảo tính nhất quán, phải mở sổ chi tiết cho các tài khoản 621,622,…cho từng công trình, hạng mục công trình bằng cách cài đặt mã số trên máy cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc diều chỉnh một phần như vậy sẽ giúp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của XN được tiến hành gọn nhẹ hơn. 2. ý kiến thứ hai: hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất do đó cần phảI được quản lý chặt chẽ, hợp lý và tiết kiệm. Để tránh được những thất thoát, ảnh hưởng không tốt của sự biến động giá cả trên thi trường XN nên tiến hành đứng ra tổ chức cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho các đội sản xuất nếu có thể hoặc ít nhất là đối với nguyên vật liệu chính. Khi đó để thống kê được tình hình Nhập – Xuất – Tồn của nguyên vật liệu XN phải mở thêm tài khoản 152- nguyên vật liệu trong hệ thống tài khoản sử dụng của mình. Tài khoản 152 gồ các tài khoản cấp 2: TK 152.1- nguyên liệu, vật liệu chính. TK 152.2- vật liệu phụ. TK 152.3- nhiên liệu. TK 152.4- phụ tùng thay thế. TK152.6- thiết bị XDCB. TK152.8- vật liệu khác. Riêng đối với tài khoản 152.1: nguyên liệu, vật liệu chính: phản ánh giá trị nguyên vật liệu mua ngoài hay nhận của bên giao thầu( Bên A) ứng trước để thực hiện khối lượng xây lắp nhận thầu. Đối với tài khoản 152.6- thiết bị XDCB: phản ánh giá trị thiết bị XDCB của bên giao thầu (Bên A)hay bên A uỷ nhiệm cho đơn vị nhận thầu (Bên B) mua thiết bị thuộc vốn thiết bị sử dụng của công trình XDCB sau đó lắp đặt vào công trình. Việc thực hiện trực tiếp quản lý nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiện cho XN nắm bắt đượcchính xác tình hình sử dụng nguyên vật liệu đồng thời thuận lợi cho công tác tận thu phế liệu, hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ đó hạ giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Tuy nhiên, do đặc điểm thi công công trình không cố định, để tiết kiệm được chi phí vận chuyển XN nên tiến hành tổ chức kho tại chân công trình. 3. ý kiến thứ ba:Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Do đặc thù của nghành XDCB các đội sản xuất luôn ở xa tru sở mà XN chủ yếu sử dụng nhân công thuê ngoài tại công trường xây dựng nên việc quản lý thời gian lao động cũng như chất lượng công trình, trình độ tay nghề lao động hoàn toàn do các đội chủ động thực hiện. Điều này tuy tạo điều kiện thuận lợi cho các đội song cũng sẽ rất khó khăn cho việc giám sát và quản lý nhân công cũng như chi phí của từng loại nhân công phát sinh. Việc tập hợp chứng từ, bảng kê, bảng thanh toán lương từ các đội sản xuất chuyển lên để thanh toán lương, để tính chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy để thuận lợi cho việc giám sát, quản lllý khoản mục chi phí này nhằm đáp ứng kịp thời trong việc cung cấp các thông tin chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp theo em XN nên lập bảng tổng hợp lương cho từng công trình và bảng kê chi phí nhân công trực tiếp của XN như biểu sau đây. Việc lập bảng tổng hợp và bảng ke sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho XN có thể so sánh tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp cuẩ từng loại lao động và có thể nắm bắt được tình hình tổ chức, sắp xếp nguồn nhân lực của mình. Bên cạnh đó XN nên có các chính sách khen thưởng cho các đội thi công hoàn thành tốt công việc để động viên tinh thần trách nhiệm của họ hơn nữa. 4. ý kiến thứ tư: hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Do chi phí sữa chữa máy thi công khi phát sinh sẽ có thể là rất lớn, ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong thời gian có khoảng mục chi phí này phát sinh. Theo ý kiến cá nhân em XN nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công vào chi phí ản xuất kinh doanh trong kỳ và phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo số ca máy sử dụng. Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công kế toán ghi: Nợ TK623 Có TK335. Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK335 Có TK111,112,… Mức trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công trong tháng được xác định như sau: Số chi phí sửa chữa lớn = Dự toán hi phí sửa chữa lớn tính trong tháng thời gian giữa hai kỳ sửa chữa. Số chi phí sửa chữa máy thi công phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình được xác định như sau: Số chi phí sửa chữa số chi phí sửa chữa lớn trích số ca sử dụng lớn phân bổ cho = trong tháng * cho từng CT- các CT- HMCT Tổng số ca máy sử dụng trong HMCT. tháng cho các CT-HMCT Căn cứ vào kết quả tính toán, kế toán sẽ lập bảng tính chi phí trích trước sửa chữa lớn máy thi công. 5. ý kiến thứ năm: Hạch toán chi phí sản xuất chung. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung tại XN vẫn chưa hoàn toàn phù hợp qui định của chế độ kế toán. Do vậy, để phù hợp XN nên tổ chức hạch toán rõ ràng giữa chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác bằng việc hạch toán hai yếu tố chi phí này vào hai tài khoản khác nhau là TK627.7- chi phí dịch vụ mua ngoài và TK627.8- chi phí bằng tiền khác. Ví dụ đối với công trình Cải tạo bồn hoa- Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản khoản mục chi phí sản xuất chung sẽ được hạch toán như biểu số 34 và biểu số 35. Đông thời, để hạch toán chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ kế toán hiện hành thì XN phảI tách phần định phí sản xuất chung cố định được kết chuyển để tính vào giá thành sản phẩm và phần định phí sản xuất chung cố định trừ thẳng vào kết quả kinh doanh. Để thực hiện, XN cần theo dõi công suất hoạt động của máy thi công và so sánh với công suất hoạt động thông thường của máy. Nếu như công suất hoạt động thực tế nhỏ hơn công suất thông thường thì XN phảI đo lường kết quả thi công đạt được trên thực tế để làm cơ sở cho việc bóc tách định phí sản xuất chung. Biểu số: 32 Bảng tổng hợp lương Quý….năm….. STT Tên tổ (đội) Lương công nhân trong danh sách Lương công nhân ngoài danh sách Tổng Ghi chú 1 2 3 Điện, nước Xây dựng ………. ………… Cộng … … … Ngày….tháng….năm…… Kế toán đội (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên) Biểu số: 33 bảng kê chi phí nhân công trực tiếp Quý….năm….. STT Tên công trình Lương công nhân trong dánh sách Lương công nhân ngoài danh sách Tổng 1 CT -Cải tạo bồn hoa Viện nghiên cứu ĐC & KS … ……. 8.500.000 ……. …… Cộng …. … Ngày….tháng…..năm…. Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên) Biểu số: 34 bảng tính chi phí trích trước sau chữa lớn mtc Tháng….năm….. STT Tên TSCĐ Mức trích Tên công trình Công trình…. Công trình…. Công trình…. …. 1 2 3 Máy trộn bê tông tươi Máy ủi ….. 150.000.000 50.000.000 …. Nhà thư viện trường ĐHGTVT-Hà Nội …. KTX-Trường TCQLKTCN Yên Mỹ - Hưng Yên Biểu số 35: Đội sản xuất: Đội 9 Bảng kê hoá đơn, chứng từ chi phí chung hàng hoá dịch vụ mua ngoài Tháng 10 năm 2004 Tên công trình: Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất và Khoáng Sản STT Chứng từ Tên đơn vị bán hoặc người bán Tên vật tư, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Tiền vật tư, hàng hoá chưa có thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào Tổng tiền vật tư hàng hoá cộng thuế Số hiệu Ngày tháng 1 046232 25/10/04 Bưu điện Hà Nội Điện thoại 250.000 10% 275.00 … … … … … … … … … … Cộng 500.000 550.000 Ngày 31 tháng 10 năm 2004 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 36: Đội sản xuất: Đội 9 Bảng kê hoá đơn, chứng từ chi phí chung Bằng tiền khác Tháng 10 năm 2004 Tên công trình: Cải tạo bồn hoa - Viện nghiên cứu Địa Chất và Khoáng Sản STT Chứng từ Tên đơn vị bán hoặc người bán Tên vật tư, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Tiền vật tư, hàng hoá chưa có thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào Tổng tiền vật tư hàng hoá cộng thuế Số hiệu Ngày tháng 1 99430 02/10/04 Cửa hàng Thanh Hồng Phô tô 75.000 10% 82.500 2 310451 06/10/04 Cty TNHH Hoàng Mai Tiếp khách 425.000 10% 467.500 … … … … … … … … … … Cộng 4.489.182 4.938.100 Ngày 31 tháng 10 năm 2004 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Kết luận Hiện nay,tính cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực XDCB là không nhỏ.Để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình các đơn vị trong ngành XD luôn tìm mọi biện pháp để có thể vừa đảm bảo chất lượng công trình lại vừa có thể hạ được giá thành sản phẩm. Điều này lại liên quan trực tiếp đến kết quả của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình thi công xây dựng. Nếu quản lý tốt chi phí, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, không xẩy ra thất thoát, gian lận thì có thể hạ được giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được đánh giá là hết sức quan trọng và cần được quan tâm hơn nữa trong giai đoạn hiện nay. Nói tóm lại, mỗi doanh nghiệp tham gia lĩnh vực XDCB cần phải quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác hoàn thiện hạch toán kế toán nói chung, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Bởi ngày nay, lĩnh vực XDCB đang được nhìn nhận là lĩnh vực thu được nhiều lợi nhuận cao do vậy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là rất lớn. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phảI chủ đọng tìm kiếm thị trường, lựa chọn phương pháp quản lý đặc biệt là quản lý chi phí sao cho có hiệu quả để vừa có thể đảm bảo chất lượng công trình vừa có thể hạ được giá thành sản phẩm nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Đức Vinh cùng các anh chị cán bộ công tác trong phòng kế toán của XN Xây lắp 24 đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô trong bộ môn và các anh chị cán bộ trong phòng kế toán của XN Xây lắp 24 để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời mở đầu 1 Phần 1: Cơ sở lý luận chung về Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 3 I. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp. 3 1.Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp 3 2. Đặc điểm về tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị xây lắp 4 II. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Xây lắp 4 1.1. Khái niệm 4 1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Xây lắp 6 1.3. Tính giá thành sản phẩm Xây lắp 7 1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 2. Trình tự hạch toán Chi phí và tính giá thành sản phẩm 9 3. Hạch toán Chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 3.1. Hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10 3.2. Hạch toán Chi phí Nhân công trực tiếp 11 3.3. Hạchtoán Chi phí sử dụng MTC 12 3.4. Hạch toán Chí phí sản xuất chung 16 3.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang 18 4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 20 III. Các hình thức sổ kế toán 22 1.Nhật ký sổ cái 22 2. Nhật Ký chung 24 3. Chứng từ Ghi sổ 25 4. Nhật ký chứng từ 27 5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy 29 Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN xây lắp 24 34 I. Giới thiệu chung về xí nghiệp xây lắp 24 34 1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 34 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 35 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 36 4.Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của xí nghiệp 38 II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp 24 41 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp xây lắp 24 41 1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 41 1.2. Phân loại chi phí sản xuất 41 1.3. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX 41 4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp Xây lắp 24 42 1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42 1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp 51 1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 64 1.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 66 1.4.5. Tập hợp chi phí sản xuất của toàn đội 82 1.5. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 82 2. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Xây lắp 24 83 2.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 83 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 83 2.3. Tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Xây lắp 24 84 Phần III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp 24 89 I. Đánh giá công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại xí nghiệp Xây lắp 24 1. Ưu điểm 90 2. Nhược điểm 91 II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tínhgái thành sản phẩm tại xí nghiệp Xây lắp 24 93 1. ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán máy 94 2. ý kiến thứ hai: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 94 3. ý kiến thứ ba: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 95 4. ý kiến thứ tư: Hạch toán chi phí sản xuất chung 96 5. ý kiến thứ năm: Hạch toán chi phí sản xuất chung 97 Kết luận 103 Phụ lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT664.doc
Tài liệu liên quan