Lời nói đầu
Hiện nay, cuộc chạy đua phát triển kinh tế, tạo ra những điều kiện để kinh tế tăng trưởng nhanh, lâu bền là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Đối với những nước đi sau có điểm xuất phát thấp về kinh tế, vấn đề được đặt ra như một đòi hỏi sống còn: Hoặc là đuổi kịp và vượt lên trước, hoặc là tụt lại đằng sau và ngày càng xa rời cơ hội phát triển.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướ
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy - Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xã hội chủ nghĩa, các đơn vị sản xuất và kinh doanh có vị trí và vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ của dân cư.
Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại thì các doanh nghiệp này còn là cầu nối giữa nước ta với các nước khu vực trên thế giới, giúp Nhà nước xây dựng chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà (gọi tắt là Công ty) hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Kinh doanh và đại lý vận tải, thương nghiệp buôn bán, bán lẻ lương thực, nông sản vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng, dự trữ lưu thông lương thực góp phần bình ổn giá lương thực trên địa bàn, chế biến nông sản thực phẩm, nước giải khát, cung ứng xuất khẩu lương thực và hàng hoá thuộc danh mục được Nhà nước cho phép, sản xuất kinh doanh vật liệu, xây dựng các Công trình dân dụng và một số hạng mục các Công trình Công nghiệp, kinh doanh cho thuê kho .
Đồng thời là thành viên của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc (là một trong những doanh nghiệp trọng yếu của Nhà nước) trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mà Tổng Công ty giao cho. Do đó, Công ty có nhiệm vụ hết sức quan trọng mang ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội, đó là bình ổn giá lương thực trên thị trường và cung cấp các sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa bàn Hà Nội và các địa bàn khác trong cả nước.
Do vị trí và vai trò quan trọng như trên đặt ra cho Công ty bài toán là: Làm sao vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị – xã hội, đồng thời kinh doanh có lãi. Để thực hiện được nhiệm vụ đó trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền sản xuất kinh tế thị trường như hiện nay đòi hỏi Công ty phải tiết kiệm chi phí, thường xuyên cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ thấp giá thành. Vì thế mà Công ty phải tổ chức tốt Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để hiểu rõ tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong thực tế, hơn nữa để soi tỏ lý thuyết về tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy - Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Do trình độ và điều kiện thời gian có hạn, chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi có những thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo và các cô chú trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể thầy cô giáo trong Khoa Kế toán đặc biệt là thầy Trần Văn Thuận trực tiếp hướng dẫn em làm chuyên đề và tập thể CBCNV của Công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2005
Sinh viên
Lê Thị Nhâm
Phần 1
Thực Trạng Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm vĩnh tuy - Công ty Vận Tải - Xây Dựng Và
Chế Biến Lương Thực Vĩnh Hà.
1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về lương thực, nước giải khát, các loại dịch vụ khác và xây dựng các Công trình.
Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sáng lập. Trụ sở chính của Công ty ở số 9A- Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 44/NN/TCCB-QĐ ngày 08/01/1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Tên giao dịch quốc tế: (VINH HA CO) VINH HA FOOD TRANSPORTATION construction AND PROducTION COMPANY.
Số đăng ký kinh doanh: 105865
Tổng diện tích sử dụng: 100.000
Tổng số vốn lưu động: 10 tỷ đồng
Tổng số vốn cố định: 30 tỷ đồng
Doanh thu trung bình hàng năm: 115 tỷ đồng
Số cán bộ Công nhân viên: 400
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh và đại lý vận tải; Thương nghiệp bán buôn bán lẻ lương thực; Xây dựng các công trình; Chế biến lương thực, thực phẩm, nước giải khát ; Cung ứng xuất khẩu lương thực theo chỉ tiêu mà Tổng Công ty giao.
Mặt hàng kinh doanh và sản xuất chính: Gạo, sữa đậu nành, bia.
Thị trường xuất khẩu: Công ty chủ yếu xuất khẩu gạo sang Cuba, Irắc
Thị trường tiêu thụ nội địa: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá.
* Thuận lợi và khó khăn của Công ty trong những ngày đầu mới thành lập.
Giai đoạn khó khăn nhất của nước ta là giai đoạn những năm 70-80, khi mà hệ quả tiêu cực của thời kỳ bao cấp kéo dài, nền kinh tế hầu như là khép kín chỉ có sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Vào thời kỳ này nông nghiệp của nước ta cũng phát triển nhưng chưa hiệu quả, thóc lúa lúc nào cũng trong tình trạng thiếu, một số địa bàn còn xảy ra tình trạng dân cư thiếu lương thực ăn. Nhà nước đặc biệt coi trọng những chiến lược phát triển về lương thực như gạo, ngô, khoai…Tổng Công ty lương thực Miền Bắc lúc bấy giờ đã bắt kịp được thời thế và đã đứng ra tổ chức thành lập một Xí nghiệp nhỏ mang tên V73 chuyên ngành kinh doanh các mặt hàng về lương thực và vận tải lương thực.
Xí nghiệp V73 được hình thành trên cơ sở giải quyết được các nhu cầu về lương thực cho các tỉnh đặc biệt là khu vực Hà Nội và ngoài ra Xí nghiệp còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng nữa là cung cấp gạo để phục vụ cho chiến tranh. Đây là nhiệm vụ quan trọng lúc bấy giờ của nhà nước ta.
Đầu những năm 80 khi mà cơ chế bao cấp bị xoá bỏ hoàn toàn Xí nghiệp V73 đổi tên thành Xí nghiệp vận tải lương thực 1 nhưng nhiệm vụ thì không có gì thay đổi. Từ khi thành lập cho tới những năm đổi mới Xí nghiệp vẫn hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước . Khi mà cơ chế bao cấp bị xoá bỏ hoàn toàn dẫn tới tan rã việc tập chung, trước nhũng khó khăn như thế ban lãnh đạo Công ty đã xác định nhiệm vụ của Công ty vẫn là vận tải nhưng có chuyển sang kết hợp kinh doanh sang lĩnh vực lương thực. Để giải quyết khó khăn đó Công ty đã tiến hành các cán bộ Công nhân viên xuống tận các tỉnh có nhiều thóc lúa để thu mua, thậm chí Công ty còn vào tận các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi được coi là vựa lúa của cả nước để thu mua và vận chuyển ra tận Miền Bắc bán và Công ty chỉ lấy phần chênh lệch làm lãi.
Đồng thời qua thăm dò tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu thị trường Công ty nhận thấy nhu cầu về nguyên vật liệu là rất lớn. Vì vậy, Công ty đã tiến hành mở xưởng vật liệu xây dựng, nhưng do máy móc, thiết bị, Công nghệ của Công ty còn chưa được hiện đại và do một số điều kiện khách quan nên mặt hàng này của Công ty không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng khác cùng loại với hãng khác nhất là các sản phẩm của Trung Quốc và năng lực sản xuất của Công ty đã bị giảm nhanh chóng.
* Thời kỳ từ năm 1993 trở lại đây.
Ngày 08/01/1993, Công ty kinh doanh vận tải lương thực chính thức được thành lập. Công ty kinh doanh vận tải lương thực là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty lương thực Miền Bắc do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sáng lập. Những ngày đầu Công ty đi vào hoạt động vẫn còn rất nhiều khó khăn, Công ty đã nghiên cứu thị trường nhận thấy thị trường nước giải khát lúc này đang rất cần thiết đối với người tiêu dùng và được phép của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc Công ty quyết định mở xưởng bia. Với Công nghệ của nước ngoài, sản phẩm của Công ty dần dần được thị trường chấp nhận, tuy nhiên tiêu thụ chủ yếu là ở thị trường Hà Nội. Xưởng bia ra đời đã giải quyết được vấn đề Công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Để phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước đồng thời để giảm đầu mối quản lý, tập trung vốn đầu tư vào các mục tiêu trọng điểm nên Công ty đã sáp nhập thêm Công ty bao bì vào, Công ty đã nghiên cứu thị trường và nhận thấy xu hướng của người tiêu dùng hiện nay về vấn đề nước giải khát là phần lớn khách hàng muốn tiêu dùng các sản phẩm vừa ngon, rẻ, bổ dưỡng va an toàn cho sức khoẻ. Công ty đã quyết định bỏ vốn ra đầu tư một dây chuyền Công nghệ sản xuất sản phẩm nước giải khát, sữa đậu nành và xưởng chế biến chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, sản xuất lương thực ở nước ta liên tục tăng trưởng ở mức cao. Nhu cầu tiêu dùng lương thực ở trong nước đã được đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, xuất khẩu lương thực ngày càng tăng. Cung về lương thực ở Miền Bắc về tổng thể đã đủ và có dư thừa chút ít, song do đặc điểm về địa lý, thời tiết nên hiện tượng mất mùa cục bộ vẫn xảy ra làm cho giá cả lương thực ở từng vùng, tại từng thời điểm có lúc chưa ổn định, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nhất là bộ phận có thu nhập thấp. Mặt khác do bình quân diện tích đất canh tác thấp, chi phí sản xuất cao, lại không có điều kiện dự trữ, bảo quản nên khi giá thị trường lương thực có biến động đều có tác động đến đời sống nhân dân. Miền Bắc thì thành phần kinh doanh lương thực đã có sự phát triển, tuy nhiên quy mô còn nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường chỉ tham gia vào thị trường có lợi nhuận cao. Do đó, việc bình ổn thị trường lương thực, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất lương thực chủ yếu do Nhà nước đảm nhận.
Nhưng trên thực tế, để bình ổn giá lương thực trên thị trường Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà luôn là đơn vị đi đầu trong vấn đề này, các cán bộ Công nhân viên của Công ty luôn phải nghiên cứu, điều tra sự lên xuống cũng như sự thừa thiếu của thị trường lương thực và cũng từ vấn đề đó mà trong nhiều năm gần đây Công ty đã nhận được từ phía cấp trên cũng như uy tín của người tiêu dùng dành cho Công ty rất nhiều.
Trong những năm gần đây, do đặc điểm của khí hậu, do sự lỗ lực của khoa học và kỹ thuật đã ảnh hưởng đến nền nông nghiệp của nước ta rất lớn, những hộ nông dân dã được trang bị về kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa nên nước ta không chỉ đạt được sản lượng về thóc lúa mà chất lượng lúa cũng tăng lên rất nhiều điều đó cũng làm cho các nhà sản xuất cũng rất vui mừng và các nhà tiêu thụ cũng như Công ty cũng không phải khó khăn gì khi mua lương thực. Để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ Công ty đã có chính sách về xuất khẩu lương thực, tuy nhiên việc đó còn phụ thuộc vào sự bình ổn vào thị trường lương thực của nước ta và điều đó cũng chính là chiến lược quan trọng mà Công ty đang thực hiện.
Hiện tại, Công ty đang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng với quy mô vừa và nhỏ, khó khăn dần được tháo gỡ, Công ty đã thực hiện đầu tư có trọng điểm, Công ty đã tích cực khai thác tiềm năng sẵn có về đất đai, nguồn lực mở rộng kho tàng. Công ty đã xây dựng mới kho số 6 ở 780 Minh Khai với diện tích là 650 m với tổng dự toán là 380 triệu, mở rộng nhà kho với kinh phí là 70 triệu đồng và đặc biệt là Công ty đã thi Công nhanh chóng đạt tiến độ thi Công móng nhà cho 24 hộ dân ở khu tập thể Kim Ngưu với trị giá Công trình 754 triệu đồng.
Mặt khác do việc sáp nhập các Công ty khác vào, tổng số lao động trong toàn Công ty đã tăng lên là 800 người, Công ty đã mở rộng và nâng cấp khu văn phòng ở 9A Vĩnh Tuy. Vào quý I năm 2001 Công ty đã đưa vào sử dụng. Ngoài ra Công ty cũng tập trung cho Công tác sửa chữa tu bổ các Công trình đã xuống cấp. Công ty tiến hành mới đồng bộ dây chuyền, mở rộng sản xuất cho phù hợp với quy mô sản xuất Công nghệ khang trang, hiện đại,đảm bảo môi trường cảnh quan. Nâng cấp đường đi lại trong Công ty. Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh Công nghiệp, mặt bằng kiến trúc hạ tầng đàng hoàng, vững mạnh.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nên trong bối cảnh thị trường phức tạp của nước ta, ban lãnh đạo của Công ty đặc biệt chú trọng đến Công tác quản lý, các phương thức quản lý mà Công ty đã áp dụng từ các năm trước mặc dù đã có kết quả khả quan nhưng thị trường mỗi ngày một thay đổi bắt buộc Công ty phải thực hiện một sự thay đổi tương tự, Công ty có những chương trình đào tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ Công viên của Công ty đồng thời phát huy tính chủ động, tự chủ và quyền làm chủ tập thể của người lao động. Mục tiêu số một trong Công tác quản lý nguồn lực là tính hiệu quả trong Công việc và điều đó đã được chứng minh qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm thực hiện
2000
2001
2002
Doanh thu trước thuế
Triệu đồng
100.000
110.000
200.000
Lợi nhuận
Triệu đồng
150
180
205
Nộp ngân sách
Triệu đồng
800
3.400
2.300
Thu nhập bình quân
Người/ tháng
Nghìn đồng
700
750
1.000
Bảng số 1.1: Một số chỉ tiêu của Công ty
Với những hoạt động sản xuất kinh doanh như vậy, Công ty đã đạt được một số thành tựu khích lệ như quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, doanh thu hàng năm tăng, Công ty ngày càng phát triển, đời sống của Công nhân viên được cải thiện từng bước, sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng và phong phú, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
1.1.2.1.Dặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
* Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Công ty Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, một trong những Tổng Công ty 91 lớn hiện nay có quyền tự chủ về tài chính, ràng buộc quyền lợi, nghĩa vụ với Tổng Công ty. Công ty hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty chịu sự quản lý của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc và sự quản lý hành chính của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ chung của Công ty, từ các đặc thù kinh doanh nên cơ cấu tổ chức của Công ty được bố chí theo kiểu trực tuyến chức năng theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc điều hành
Phòng tổ chức
Phòng tài chính
Trung tâm kinh doanh lương thực
Phòng tiếp thị
Phòng kinh doanh
Phân xưởng sản xuất
Phòng hành chính
Dịch vụ ăn uống
Sản xuất bia
Chế biến gạo
XN chế biến nông sản Vĩnh tuy
Xí nghiệp xây dựng
Sơ đồ1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
* Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty.
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, trước pháp luật và trước cán bộ Công nhân viên trong toàn Công ty về nhiệm vụ kinh doanh và quản lý tài sản được giao, có nhiệm vụ bằng mọi biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao bảo toàn vốn, có mức tăng trưởng và có lãi, đảm bảo cho cán bộ Công nhân viên ngày một cải thiện.
- Phó giám đốc kinh doanh : Là người được giám đốc uỷ quyền quản lý và sử dụng vốn, tài sản và lao động của Công ty nhằm phục vụ cho mục đích tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, thực hiện các hợp đồng kinh tế về mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm của Công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách kỹ thuật của Công ty, chỉ đạo thực hiện các dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kiểm tra kỹ thuật đối với các loại máy móc mà Công ty định mua về.
- Phó giám đốc điều hành: Là người phụ trách Công tác hành chính của Công ty
- Phòng Kinh doanh : Tham mưu cho giám đốc về sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả. Quản lý toàn bộ sản phẩm, lương thực và các mặt hàng trong kinh doanh, không để thất thoát hay bị chiếm dụng… Luôn có những đề tài kinh tế mới để chuyển hướng cho phù hợp với những nhu cầu thị trường. Hàng tháng, quý, năm phải lên kế hoạch cho Công ty.
- Phòng Tổ chức: Đảm nhận Công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tiền Công, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Phòng Tài chính kế toán: Chủ yếu quản lý toàn bộ Công tác tài chính, toàn bộ tài sản cố định, thu, chi, thực hiện toàn bộ Công tác về tài chính kế toán theo quy định của pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc.
- Phòng Hành chính và bảo vệ: Phục vụ chủ yếu về nhu cầu hành chính, của Công ty như điện nước, đất đai, bảo vệ an toàn cho Công ty, quản lý con dấu và tài liệu dự trữ.
- Phòng Tiếp thị: Tìm thị trường tiêu thụ cho các loại sản phẩm trong Công ty, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của Công ty như: Chất lượng, giá cả, mùi vị, phương pháp đóng gói… để tham mưu cho giám đốc chỉ đạo các đơn vị sản xuất đưa sản phẩm ra thị trường cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nghiên cứu hình thức thông tin, quảng cáo để thu hút khách hàng, tìm hiểu về giá cả, đối thủ cạnh tranh, tổ chức tiêu thụ sản phẩm tiềm năng và triển vọng… Giúp Công ty chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nhằm chiếm lĩnh thị trường.
- Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy: Sản xuất sữa đậu nành, sữa ca cao và nước uống tinh khiết Vĩnh Hà. Ngoài ra Công ty còn sản xuất bột canh iốt phục vụ cho thị trường.
- Xưởng chế biến gạo: Nhằm phục vụ cho cửa hàng ăn uống và nhu cầu tiêu thụ của người dân.
- Xưởng sản xuất bia: Sản xuất bia phục vụ cho cửa hàng dịch vụ ăn uống và nhu cầu bia của người dân trong khu vực Hà Nội.
- Dịch vụ ăn uống: Công ty có một cửa hàng ăn uống ở 780 Minh Khai bán các sản phẩm của Công ty và phục vụ ăn uống
- Dịch vụ ăn uống: Tại 9A Vĩnh Tuy
- Trạm kinh doanh lương thực Sa Đéc- Đồng Tháp: Kinh doanh gạo và các mặt hàng nông sản, thu mua gạo phục vụ xuất khẩu.
- Trung tâm lương thực Gia Lâm: Kinh doanh gạo và các mặt hàng nông sản
- Trung tâm lương thực Thanh Trì: Kinh doanh gạo và các mặt hàng nông sản
- Trung tâm lương thực Cầu Giấy: Kinh doanh gạo và các mặt hàng nông sản
- Xí nghiệp xây dựng: Xây dựng các Công trình xây dựng các hạng mục Công trình Công nghiệp.
1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy.
* Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
Xí nghiệp được thành lập ngày 24/04/1997, việc thành lập xí nghiệp nhằm giả quyết việc làm cho số Công nhân dôi dư sau khi hợp nhất hai Công ty. Ban đầu, Xí nghiệp được trang bị dây chuyền Công nghệ nửa thủ Công, nửa hiện đại với Công suất 600 lít/ca cho biên chế 22 nhân lực lao động. Sau 7 năm đi vào sản xuất và làm quen với thị trường, xí nghiệp đứng vững và phát triển đưa Công suất lên 2.200 lít/ngày.
Tại Xí nghiệp, các tổ sản xuất được tổ chức theo từng Công nghệ, phương pháp tổ chức là theo dây chuyền sản xuất. Vậy mô hình tổ chức quản lý của xí nghiệp được tổ chức như sau:
Giám đốc xí nghiệp
Phó GĐ phụ trách sản xuất
Phó GĐ kinh doanh
Tổ rửa chai
Tổ rán nhãn
Tổ Công nghệ
Tổ thu mua
Tổ tiếp thị nội ngoại thành
Tổ văn phòng
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
* Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của xí nghiệp
- Giám đốc xí nghiệp: Là người quyết định mọi vấn đề về sản xuất , kinh doanh của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về kết quả kinh doanh của đơn vị mình.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chụi trách nhiệm về hoạt động sản xuất của xí nghiệp, quản lý trực tiếp các tổ sản xuất.
- Phó giám đốc kinh doanh và tài chính: Chịu trách nhiệm về tiêu thụ và tài chính của xí nghiệp, là người cung cấp thông tin về tiêu thụ và tài chính.
- Tổ văn phòng: Gồm 4 kế toán và, 1 thủ kho, 1 thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý vật tư, sản phẩm, quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của xí nghiệp như hoạt động thu, chi,… chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban lãnh đạo xí nghiệp và phòng kế toán Công ty.
- Tổ Công nghệ: Đây là bộ phận có số lao động chiếm phần lón, nhiệm vụ chủ yếu là nấu sữa, kiểm tra chất lượng sữa thành phẩm
- Tổ tiếp thị và bán sản phẩm: Có nhiệm vụ tiếp thị và quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng, tìm thị trường cho sản phẩm của xí nghiệp, tổ chức các đại lý ngoại tỉnh, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và giá cả các mặt hàng trên thị trường.
- Tổ thu mua: Có nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ,… phục vụ cho sản xuất tại xí nghiệp.
- Tổ rửa chai: Chuẩn bị chai được thanh trùng cho bộ phận Công nghệ.
- Tổ dán nhãn: Có nhiệm vụ hoàn thành nốt giai đoạn cuối của sản phẩm.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.3.1. Đặc điểm về lao động
Do đặc điểm sản xuất và kinh doanh của Công ty nên số lượng lao động của Công ty rất đông:
- Ban giám đốc: Có 4 người và cả 4 đều có trình độ đại học
- Phòng tổ chức: Có 4 người trong đó có 2 đại học, 2 trung cấp
- Phòng kinh doanh: Có 10 người trong đó có 7 đại học, 3 trung cấp.
- Phòng tài chính kế toán: Có 7 người trong đó có 3 đại học, 2 cao đẳng, 2 trung cấp
- Phòng hành chính- bảo vệ: Có 9 người trong đó 4 đại học, 5 trung cấp
- Xưởng bia: Có 23 người trong đó có 3 đại học, 10 trung cấp, 10 Công nhân kỹ thuật
- Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy: Có 25 người trong đó có 4 đại học, 12 trung cấp, 9 Công nhân kỹ thuật
- Cửa hàng 9A Vĩnh Tuy: Có 8 người 1 trung cấp, 7 Công nhân kỹ thuật
- Cửa hàng dịch vụ ăn uống: Có 2 người và cả 2 đều là trung cấp
- Phân xưởng chế biến gạo: Có 15 người trong đó có 2 trung cấp và 13 Công nhân kỹ thuật
- Trong toàn Công ty: Có 122 người trong đó có 29 là đại học, 45 trung cấp và 38 Công nhân kỹ thuật.
1.1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm:
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là lương thực gạo, ngoài ra Công ty có sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác như : Bia, sữa đậu nành, bột canh, tấm, kinh doanh xây dựng,… theo quy định của pháp luật và các quy chế của Công ty đề ra. Do nhu cầu của thị trường đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, bao bì, màu sắc… của các sản phẩm sao cho phù hợp với đầy đủ tính cách, sở thích, khả năng thu nhập, nghề nghiệp, khí hậu, văn hoá dân tộc của tất cả những khách hàng tiêu dùng. Vì thế mà Công ty ngày càng chú trọng hơn đến khâu chính sách sản phẩm.
Các sản phẩm của Công ty phải đảm bảo chất lượng như: Độ đạm, độ lipít, phải vô trùng, vi khuẩn ở 0 độ, … và đảm bảo về an toàn thực phẩm.
Sau đây là đặc điểm của một số sản phẩm chính:
- Gạo: Xét về chất lượng và thị trường tiêu thụ thì gạo được chia làm hai loại:
Gạo nội địa: Là loại gạo mà địa bàn tiêu thụ là ở khắp các địa phương trong cả nước, do sức mua của thị trường là rất lớn nên lượng gạo tiêu thụ hàng năm cũng rất lớn. Gạo phải đạt tiêu chuẩn: Độ ẩm dưới 10%; Tạp chất dưới 0,3%, tuy nhiên % tấm tuỳ thuộc vào từng loại gạo.
Gạo cung ứng: Là loại gạo cao cấp (5% tấm ), gạo thường (20% tấm ), gạo (15% tấm ), gạo tấm (>25% tấm ). Chất lượng cũng phải đạt như những chỉ tiêu trên.
- Bia: Với Công nghệ và dây chuyền sản xuất của nước ngoài nhưng chất lượng bia của Công ty chưa được hoàn thiện, chỉ ở loại khá. Giá bia của Công ty so với giá bia của các Công ty khác có cùng Công nghệ thì tương đối ngang nhau nhưng thị phần của Công ty thì lớn hơn các hãng khác một chút. Hiện nay, Công ty đang bán bia với mức giá 3000 đồng/1lít, và với mức giá như vậy Công ty có thể cạnh tranh mạnh với các hãng khác có cùng Công nghệ. Ngoài ra Công ty còn có thể cạnh tranh bằng các khâu bán hàng, cạnh tranh bằng uy tín của Công ty qua các sản phẩm khác,… nên thị trường bia của Công ty khá ổn định.
- Sữa đậu nành: Tuy Công ty mới chỉ đặt dây chuyền sản xuất vào năm 1997 nhưng tới nay qua một thời gian ngắn hoạt động sản phẩm đã chiếm thị phần lớn trên thị trường Hà Nội. Hiện nay sữa đậu nành đang được nhiều người ưa chuộng vì đặc tính của sản phẩm là thơm, ngon, mát, bổ, chống được một số loại bệnh, giá rẻ, sử dụng thuận tiện. Sản phẩm và uy tín của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước đặc biệt là các tỉnh có khu du lịch tham quan nghỉ mát như: Thái Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Và tiêu thụ nhiều nhất là ở thị trường Hà Nội. Qua thực tế cho thấy, hiện giờ các sản phẩm đậu nành của Vĩnh Hà đang đứng số một ở thị trường Hà Nội và hầu như vào mùa hè thì sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn, có lúc còn không sản xuất kịp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
1.1.3.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Do đặc điểm của sản phẩm, nguyên vật liệu chính mà Công ty dùng để sản xuất là:
- Đường, đậu nành, mì chính, đỗ tương.
- Lúa mì, gạo, ca cao.
- Muối, hạt tiêu, tỏi, chất iốt.
- Và các phụ gia khác.
Đặc biệt là các nguyên vật liệu chính được sử dụng để chế biến sữa đậu nành tại xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy như : đường, đậu tương đều là những sảm phẩm có nguồn ngốc từ nông nghiệp nên giá cả không được ổn định mà phụ thuộc vào từng mùa vụ. Cũng do đặc điểm của nguyên vật liệu nên Công ty phải đặc biệt chú trọng đầu tư vào việc xây dựng kho chứa nguyên vật liệu sao cho đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo cho nguyên liệu không bị giảm chất lượng nhất là với thời tiết khí hậu của nước ta là nhiệt đới gió mùa dễ làm cho đậu tương, lúa, gạo... bị ẩm mốc.
1.1.3.4. Đặc điểm quy trình Công nghệ sản xuất kinh doanh .
Hiện nay, Công ty sản xuất nhiều mặt hàng song mỗi phân xưởng, xí nghiệp có một sản phẩm riêng và tiến hành độc lập nhau. Sản phẩm hiện nay có chất lượng tốt và sức cạnh tranh cao trên thị trường là sữa đậu nành đóng chai. Sữa đậu nành hiện là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng do đặc điểm của sản phẩm là dễ uống, thơm, ngon, bổ, mát, chống được một số loại bệnh, giá rẻ, sử dụng thuận tiện. Do điều kiện hạn chế em không thể đi sâu tìm hiểu được hết quy trình Công nghệ sản xuất các sản phẩm của Công ty mà em xin trình bày quy trình Công nghệ sản xuất sữa đậu nành tại xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy.
NVL
Đóng nắp
Thanh trùng trong máy
Lựa chọn NVL
Cho sữa đậu vào chai
Chuyển sang bể làm mát
Ngâm đậu
Nồi nấu
Lấy chai ra
Kiểm tra lại đậu
Máy đồng hoá
Dán nhãn
Xay đậu
Máy lọc ly tâm
Phân phối ra thị trường
Sơ đồ 1.3 : Quy trình sản xuất sữa đậu nành
1.1.3.5. Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm.
Do các mặt hàng của Công ty rất thông dụng phục vụ cho tất cả mọi đối tượng và cho mọi tầng lớp không hạn chế ai cả, không phân biệt gì, ai có chi phí trả là người đó có thể mua hàng hoá của Công ty. Vì thế mà khách hàng của Công ty là mọi tầng lớp trong xã hội, bởi vậy thị trường tiêu thụ của Công ty là rất rộng, cứ có nhu cầu và có đủ khả năng thanh toán thì Công ty ắt cung ứng. Công ty hoạt động với phương trâm: “Khách hàng là thượng đế”.
Đặc biệt là thị trường tiêu thụ của gạo không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được cung ứng xuất khẩu đi các nước bạn, với các sản khác thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước. Như với dây chuyền sản xuất sữa đậu nành mới chỉ đặt vào năm 1997 nhưng tới nay qua một thời gian ngắn hoạt động, sản phẩm đã chiếm thị phần lớn trên thị trường Hà Nội, sữa đậu nành được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính của sản phẩm là thơm, ngon, mát, bổ, chống được một số các loại bệnh, giá rẻ, sử dụng thuận tiện. Sản phẩm và uy tín của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước như ở các tỉnh có khu thăm quan, du lịch, nghỉ mát như: Thái Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh,…Và tiêu thụ nhiều nhất thì vẫn là ở thị trường Hà Nội. Thực tế cho thấy, hiện giờ các sản phẩm đậu nành của Công ty Vĩnh Hà đang đứng số một ở thị trường Hà Nội và sản phẩm này thì vào mùa hè lượng tiêu thụ rẽ nhiều hơn, có lúc còn không sản xuất kịp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Còn đối với sản phẩm là sữa ca cao thì thị trường tiêu thụ còn ở mức thấp do sản phẩm này mới được Công ty đưa vào sản xuất nên Công nghệ sản xuất còn thấp, khách hàng chưa kịp làm quen với sản phẩm mới này.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
* Đối với Công ty.
Phòng Kế toán của Công ty với vai trò như một phòng tham mưu cho giám đốc, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý toàn bộ Công tác tài chính, tài sản cố định, tài sản lưu động, vốn, thu, chi theo các nguyên tắc tài chính kế toán. Do tính đặc thù riêng của Công ty nên bộ máy kế toán được tổ chức với mô hình phân tán.
Toàn bộ Công ty có 10 bộ phận hoạt động độc lập- phụ thuộc đó là:
- Khối văn phòng.
- Xí nghiệp chế biến nông sản- thực phẩm Vĩnh Tuy.
- Trạm kinh doanh lương thực Sa Đéc- Đồng Tháp.
- Trung tâm lương thực Gia Lâm.
- Trung tâm lương thực Thanh Trì.
- Trung tâm lương thực Cầu Giấy.
- Cửa hàng dịch vụ ăn uống 780 Minh Khai.
- Cửa hàng dịch vụ ăn uống 9A Vĩnh Tuy.
- Xí nghiệp xây dựng.
- Xí nghiệp thuỷ sản Vĩnh Hà.
Các bộ phận này không có tài sản và nguồn vốn riêng, tài sản và nguồn vốn là của chung Công ty. Chính vì vậy, các bộ phận này chịu sự quản lý chung của Công ty nhưng độc lập về kết quả sản xuất kinh doanh, tự hạch toán riêng và chịu trách nhiệm riêng về kết quả kinh doanh của mình. Các bộ phận kế toán hạch toán độc lập- phụ thuộc sau đó báo cáo về Công ty theo chế độ báo cáo một cấp. Chi phí khấu hao Công ty tính và phân bổ cho từng đơn vị thành viên xác định kết quả kinh doanh của riêng mình. Từ báo cáo đó bộ phận kế toán cuả Công ty mới lập các báo cáo cần thiết của toàn Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Phó trưởng phòng kế toán
Kế toán kho hàng tổng hợp
Kế toán thuế và tài sản cố định xây dựng
Thủ quỹ
Kế toán lao động tiền lương
Kế toán theo dõi công nợ và chi phí lưu thông.
VV... ( kế toán các đơn vị trực thuộc )
Kế toán xưởng sản xuất bia.
Kế toán trung tâm lương thực Gia Lâm
Kế toán xí nghiệp chế biến nông sản- thực phẩm Vĩnh Tuy.
Sơ đồ 1.4 : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
- Trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng): Là người đứng đầu trong bộ máy kế toán của Công ty, là người giúp Giám đốc Công ty tìm hiểu Công tác hoạt động tài chính và chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc và pháp luật về các hoạt động của phòng Kế toán. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức phòng tài chính của Công ty sao cho gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả, đồng thời điều hành chung các hoạt động cụ thể, hướng dẫn và chỉ đạo các kế toán viên trong việc chấp hành theo đúng chế độ, thể lệ kế toán ban hành.
- Kế toán kho hàng kiêm kế toán tổng hợp: Theo dõi các hợp đồng mua bán gạo, tập hợp các chi phí để tính doanh thu, giá vốn cho từng ._.lô hàng xuất khẩu hoặc nội địa. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp các chi phí phát sinh trong quý, năm của các phần hành kế toán trong phòng để vào sổ sách tổng hợp.
- Kế toán lao động tiền lương: Hạch toán chi phí về lao động là một bộ phận Công việc phức tạp trong hạch toán chi phí kinh doanh, việc hạch toán chính xác chi phí về lao động có vai trò quan trọng là cơ sở đảm bảo để đánh giá thành phẩm và giá bán thành phẩm. Đồng thời nó là căn cứ để đưa ra các khoản nghĩa vụ phải nộp ngân sách cho Nhà nước, cho các cơ quan phúc lợi xã hội.
- Kế toán theo dõi Công nợ: Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các chứng từ trước khi viết phiếu chi, phiếu thu đồng thời theo dõi và ghi chép hàng ngày thanh toán của Công ty.
- Kế toán TSCĐ: Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu chính xác kịp thời về số liệu, hiện trạng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm, di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty và phản ánh kịp thời hao mòn trong quá trình sử dụng, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
- Kế toán xưởng: Giúp quản đốc các phân xưởng xây dựng và chỉ đạo Công tác hạch toán kế toán của đơn vị theo chế độ kế toán hiện hành, quy chế quản lý chi phí của Tổng Công ty và kế toán chịu trách nhiệm trước quản đốc, đơn vị và kế toán cấp trên về toàn bộ Công tác tại đơn vị mình.Tổ chức Công tác kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh chi phí đơn vị mình. Đồng thời lập báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm trình Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.
- Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm bảo quản số tiền mặt hiện có tại Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ thu chi tiền mặt phản ánh vào sổ sách để theo dõi.
* đối với xí nghiệp.
Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy là một đơn vị phụ thuộc, chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật Công ty và mọi hoạt động của xí nghiệp một phần còn phụ thuộc vào Công ty. Do vậy, kế toán của xí nghiệp vẫn phải dựa vào số liệu cung cấp từ kế toán Công ty. Hiện nay, bộ máy kế toán xí nghiệp hoạt động theo mô hình tập trung và có 5 người, được tổ chức như sơ đồ sau:
Phụ trách kế toán kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán kiêm kế toán lương, vật tư.
Kế toán chi phí và công nợ.
Kế toán tiêu thụ ngoại tỉnh
Thủ quỹ kiêm kế toán bán lẻ
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp
- Phụ trách kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm cuói cùng trước ban lãnh đạo xí nghiệp và kế toán trưởng Công ty về các báo cáo của đơn vị mình
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán lương: Căn cứ vào các quyết định lương và các khoản phụ cấp theo lương được tính, trích và hạch toán đúng chế độ, đồng thời theo dõi biến động tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tình hình thanh toán với hách hàng .
- Kế toán tiêu thụ ngoại tỉnh: Theo dõi tình hình bán hàng tại các tỉnh, các đại lý .
- Kế toán Công nợ và giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình Công nợ với hách hàng và nhà cung cấp, đồng thời tổng hợp số liệu để nên báo cáo giá thành.
- Thủ quỹ kiêm kế toán bán lẻ: Có nhiệm vụ giữ tiền, ghi sổ quỹ, viết hoá đơn bán lẻ và lên báo cáo bán hàng .
1.1.5. Đặc điểm tổ chức Công tác kế toán của Công ty.
Chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán Công ty sử dụng được ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các chứng từ được sử dụng thường xuyên tại Công ty gồm:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấp đề nghị tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Thẻ tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.
1.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán.
Về cơ bản hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, được áp dụng ngày 01/01/1996 và các văn bản bổ sung, chỉ khác phần chi tiết tài khoản cho phù hợp với đặc điểm của Công ty. Công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng gồm những tài khoản trong phụ lục “ danh mục hệ thống tài khoản kế toán Công ty”
Hệ thống sổ kế toán.
Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà thực hiện Công tác kế toán bằng thủ Công và áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ cái.
- Sổ chi tiết các tài khoản 111,112, 131, 334, 338, 632, 511,…
Điểm đặc biệt của Công ty trong quá trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ đó là Công ty bỏ không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán vào sổ quỹ, vào bảng tổng hợp chứng từ gốc sau đó vào chứng từ ghi sổ. Từ các chứng từ ghi sổ kế toán vào các sổ chi tiết của các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh. Định kỳ kế toán dựa vào các chứng từ ghi sổ để vào sổ cái của các tài khoản phát sinh. Đồng thời từ sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. Cuối kỳ kế toán, kế toán Công ty lập bảng cân đối số phát sinh từ các sổ liệu đã có ở sổ cái. Dựa vào số liệu ở bảng cân đối số phát sinh và số liệu ở bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản để lập các báo cáo kế toán.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ- thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sơ đồ 1.6 : Quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty
: Công việc được tiến hành hàng ngày
: Công viêc được tiến hành định kỳ
: Quan hệ đối chiếu giữa các sổ
Do xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy là một đơn vị phụ thuộc của Công ty nên hình thức sổ kế toán áp dụng cũng là hình thức “Chứng từ–Ghi sổ”.
Hệ thống báo cáo tài chính.
Hàng năm phòng kế toán Công ty lập và gửi lên Tổng Công ty các báo cáo bao gồm:
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo do Tổng công ty quy định (đặc trưng riêng của ngành):
- Bảng cân đối tài chính.
- Báo cáo phí lưu thông.
- Báo cáo kho kinh doanh.
- Báo cáo tăng giảm vốn.
- Báo cáo tăng giảm quỹ xí nghiệp
- Báo cáo tăng giảm tài sản cố định.
- Báo cáo khấu hao tài sản cố định.
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ngoài lương thực
- Bảng kê chi tiết thu nhập hoạt động khác
- Bảng kê chi tiết tình hình tài chính các đơn vị phụ thuộc
- Bảng phân phối lợi nhuận
- Bảng kê chi tiết tăng giảm tài sản cố định
- Bảng kê chi tiết công nợ khó đòi
- Bảng kê chi tiết công nợ phải thu, phải trả.
1.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy - Công ty Vận tải - Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.
1.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp.
1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà có một số phân xưởng và xí nghiệp sản xuất chính như: Xưởng sản xuất bia; Xưởng chế biến gạo chất lượng cao; Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy. Tại mỗi phân xưởng, xí nghiệp lại tiến hành sản xuất một loại sản phẩm độc lập nhưng để tính được giá trị sản phẩm dở dang và giá thành của các sản phẩm khác nhau đó thì Công ty đã sử dụng các phương pháp tính khác nhau. Nhưng do thời gian thực tập chuyên đề có hạn nên em không thể tìm hiểu được hết phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của tất cả các phân xưởng và xí nghiệp của Công ty mà trong báo cáo này em chỉ đi vào hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy với sản phẩm là sữa đậu nành. Trong xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy thì quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành là liên tục và ngắn hạn. Do vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ từ khâu NVL vào cho đến khi tạo thành thành phẩm nhập kho và đối tượng tính thành sản phẩm là chai sữa đậu nành thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất phát sinh liên tục theo sự tiếp diễn của các giai đoạn. Giai đoạn đầu, chi phí sản xuất chủ yếu dưới dạng NVL trực tiếp, càng dần về cuối quy trình sản xuất chi phí NVL càng giảm dần, chi phí nhân công không đổi, chi phí khác phát sinh nhiều như: Chi phí đóng gói, bao bì,… Phục vụ công tác quản lý chi phí, kế toán phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục chi phí sau: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
1.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do ở Công ty, các phân xưởng và xí nghiệp tiến hành hạch toán độc lập với Công ty nên mọi chi phí đều do xí nghiệp và các phân xưởng quyết định. Tuỳ theo tình hình sản xuất thực tế và yêu cầu quản lý tại từng xí nghiệp, phân xưởng mà có phương pháp hạch toán khác nhau. Tại Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy với quy trình sản xuất sữa đậu nành cần nhiều chủng loại nguyên vật liệu, giá trị nguyên vật liệu thấp, số lần xuất tương đối lớn và thường xuyên nên xí nghiệp tiến hành hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và đinh kỳ một quý tính giá thành một lần. Và toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ mà không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của công nghệ nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo quy trình công nghệ.
Do hoạt động sản xuất của xí nghiệp đều được lập kế hoạch theo từng năm và được chi tiết theo từng quý. Và với quy trình công nghệ sản xuất kiểu khép kín được thực hiện theo từng mẻ. Nên căn cứ vào quá trình sản xuất, đặc điểm sản xuất, các đơn vị sản xuất có sự phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất, đến cuối kỳ không có sản phẩm dở dang. Tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ đều được tập hợp cho sản phẩm hoàn thành và không có giá trị vật liệu xuất dùng không hết thu hồi (nhập kho) và không có phế liệu thu hồi. Xí nghiệp lựa chọn kỳ tính giá thành theo từng quý phù hợp với kỳ báo cáo, đảm bảo yêu cầu trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành. Tại xí nghiệp, việc sản xuất sản phẩm sữa đậu nành chỉ được coi là hoàn thành khi có những chai sữa nhập kho hoặc xuất bán. Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm đối tượng tính giá thành, xí nghiệp đã lựa chọn phương pháp tính giá thành cho sản phẩm sữa đậu nành là phương pháp đơn giản. Công thức tính giá thành như sau:
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị =
sản phẩm Số sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành = Tổng chi phí phát sinh
Trong đó tổng chi phí phát sinh bao gồm các chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung.
1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp.
1.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 35% - 40% tổng chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu của xí nghiệp là hoàn toàn mua ngoài, giá cả tăng giảm do nhu cầu trên thị trường biến động. Trong điều kiện hiện nay, hàng hoá trên thị trường rất đa dạng, phong phú nên nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất luôn được đáp ứng kịp thời. Song nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm sữa đậu nành là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng của mùa vụ và thời tiết. Vì vậy giá cả không ổn định dẫn đến chi phí nguyên vật liệu thay đổi và khó ổn định. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm hai loại đó là vật liệu chính và vật liệu phụ. Trong đó vật liệu chính gồm đỗ tương và đường, đây là hai vật liệu chính cấu thành nên thực thể sản phẩm. Vật liệu phụ gồm có nút, chai và nhãn. Do vật liệu chính ở đây là khó bảo quản nên xí nghiệp thường dự trữ ít, điều này dẫn đến chi phí nguyên vật liệu dễ biến động bởi nhiều yếu tố khách quan như cung cầu trên thị trường và đặc tính mùa vụ của các sản phẩm nông nghiệp. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính chỉ phát sinh ngay trong giai đoạn đầu khi bắt đầu sản xuất một mẻ sữa. Do xí nghiệp đã có một định mức chi phí chặt chẽ nên việc kiểm soát các chi phí này không có gì khó khăn.
Sữa
Sản lượng
(chai)
Đỗ tương (Kg)
Đường
(Kg)
Nút
(Cái)
Nhãn
(Cái)
1000
20
25
1015
1000
Bảng số 1.2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 1 mẻ sữa
Đỗ tương là loại nguyên vật liệu có nguồn gốc từ nông nghiệp, chứa nhiều đạm, là thành phần chính tạo nên chất bổ dưỡng, mùi thơm. Đường có vai trò quan trọng tạo lên độ ngọt của sữa, loại bỏ vị ngái của đỗ tương. Chi phí nguyên vật phụ gồm có nút, nhãn thường phát sinh ở giai đoạn cuối của quá trình sản xuất. Về hạch toán Công ty sử dụng giá thực tế theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Mặc dù đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm nhưng chi phí nguyên vật liệu lại được quản lý chặt chẽ dựa trên hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu được quy định cho từng giai đoạn sản xuất sản phẩm. Tại xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy, bộ phận kế toán tiến hành mở sổ theo dõi tình hình nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp sản xuất. Cuối các quý, xí nghiệp tiến hành kiểm kê số lượng tồn và xem việc chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu, làm cơ sở xác định trách nhiệm vật chất của từng công nhân trong xí nghiệp. Việc thanh toán dựa trên khối lượng nguyên vật liệu thực lĩnh với khối lượng nguyên vật liệu thực tế để xác định chênh lệch.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong quý và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do bộ phận kỹ thuật quy định, nhân viên kỹ thuật viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, căn cứ vào kế hoạch và định mức tiêu hao nguyên vật liệu để kiểm tra về số liệu và lập phiếu xin lĩnh vật tư. Sau khi có chữ ký của trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc xí nghiệp, phiếu này được đưa xuống bộ phận kế toán để kế toán xí nghiệp lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành hai liên, dùng giấy than để viết một lần, sau đó nhân viên kỹ thuật lấy một liên đem xuống kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho căn cứ vào số lượng yêu cầu và khối lượng nguyên vật liệu thực tế còn trong kho để tiến hành xuất giao nguyên vật liệu và ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho và giữ lại phiếu này làm căn cứ để ghi thẻ kho. Xí nghiệp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song.
Ví dụ: Trong quý 4/2004, xí nghiệp xuất vật tư cho sản xuất, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho như sau:
Biểu số 1.1:
Xí nghiệp Chế biến Số 50
nông sản thực phẩm Nợ
9A – Vĩnh Tuy Có
Phiếu Xuất Kho
Ngày 14 tháng 11 năm 2004
Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Thị Hằng
Địa chỉ (bộ phận) : Kỹ thuật
Lý do xuất : NVL phục vụ sản xuất
Xuất tại kho : Kho NVL 01
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Đỗ tương
Kg
96
96
Đường
Kg
120
120
Nút
Cái
4872
4872
Nhãn
Cái
4800
4800
Người lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Do khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sữa đậu nành là khá lớn và số lần mua nguyên vật liệu cũng khá lớn nên xí nghiệp sử dụng đơn giá bình quân gia quyền để tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Đơn giá bình quân gia quyền được xác định như sau:
Đơn giá Trị giá NVL tồn đầu quý + Trị giá NVL nhập trong quý
bình quân =
gia quyền Khối lượng NVL tồn đầu quý + Khối lượng NVL nhập trong quý
Phiếu xuất kho cũng như phiếu nhập kho được lưu tại bộ phận kế toán. Cứ 10 ngày thủ kho lại chuyển phiếu xuất kho và phiếu nhập kho lên bộ phận kế toán một lần (sau khi thủ kho vào thẻ kho). Thủ kho cùng với kế toán vật tư kiểm tra đối chiếu, ký tên vào phiếu giao nhận chứng từ.
Biểu số 1.2:
Sổ chi tiết Vật liệu chính
Đỗ tương
Kho NVL 01
Quý 4/2004
ĐVT: đồng
CT
Diễn giải
TK
ĐƯ
ĐG
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SD đầu quý
5.905
538
3.176.890
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
50
14/11
Xuất để SX
621
6.009
96
576.864
51
15/11
Xuất để SX
621
6.009
98
588.882
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
50
16/11
Nhập kho
111
6.052
1300
7.867.600
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
9532
57.334.980
9424
56.628.816
646
3.883.054
3.176.890 + 57.334.980
Đơn giá xuất = = 6.009 (đồng)
538 + 9532
Trị giá xuất của đỗ tương = 9424 x 6.009 = 56.628.816 (đồng)
Tương tự ta cũng có:
Trị giá xuất của đường = 11780 x 4694,1 = 55.296.498 (đồng)
Trị giá xuất của nút = 478268 x 60 = 2.869.080 (đồng)
Trị giá xuất của nhãn = 471200 x 28 =13.193.600 (đồng)
Sau khi nhận được chứng từ, kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập để vào sổ chi tiết xuất, nhập vật liệu riêng cho từng loại. Cuối quý, căn cứ vào dòng cộng cuối quý của cột nhập và dòng số dư đầu quý của cột tồn ta tính được giá xuất của từng loại, điền đơn giá xuất và hoàn thành sổ chi tiết nguyên vật liệu từng loại. Dựa trên số liệu cộng cuối quý của sổ chi tiết để vào báo cáo nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, mỗi loại được ghi một dòng. Vật liệu dùng cho sản xuất sữa đậu nành của xí nghiệp được mua ngoài, vì vậy xí nghiệp áp dụng việc tính toán, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó giá thực tế nhập kho là giá chưa có thuế. Để tính được trị giá vật liệu xuất ta chỉ cần lấy số lượng xuất của từng loại nhân với giá xuất của nó.
Tại xí nghiệp chi phí nguyên vật liệu không được theo dõi trên sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà lại dựa vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Do vậy, căn cứ ghi sổ là Bảng tổng hợp Nhập - Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu.
Cuối quý 4, kế toán lập Bảng tổng hợp Nhập –Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu, sau đó đối chiếu:
- Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho.
- Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.
- Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế.
Biểu số 1.3:
Công ty VT-XDCBLTVH
Xí Nghiệp CBNSTP
9A-Vĩnh Tuy
Bảng tổng hợp (Nhập – Xuất – Tồn) kho NVL
Quý 4/2004
ĐVT: Đồng
STT
Tên NVL
Đơn vị tính
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1
Đỗ tương
Kg
538
3.176.890
9532
57.334.980
9424
56.628.816
646
3.883.054
2
Đường
Kg
620
2.898.500
12780
60.002.100
11780
55.296.498
1620
7.604.102
3
Nút
Cái
70000
4.200.000
480000
28.800.000
478268
28.696.080
71732
4.303.920
4
Nhãn
Cái
77290
2.164.120
505000
14.140.000
471200
13.193.600
111090
3.110.520
Cộng
12.439.510
160.277.080
127.987.994
18.901.596
Người lập Phụ trách kế toán
Cuối quý, kế toán vật tư căn cứ vào Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu để lập chứng từ ghi sổ.
Với chứng từ ghi sổ phản ánh tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán phản ánh bên nợ TK 611 và bên có TK 152, 111.
Biểu số 1.4:
Chứng từ - ghi sổ
Số 47
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
ĐVT: Đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Kết chuyển vật liệu đầu kỳ
611
152
12.439.510
Nhập mua trong kỳ
611
111
160.277.080
Cộng
172.716.590
Người lập Phụ trách kế toán
Với chứng từ ghi sổ phản ánh tồn cuối kỳ và xuất trong kỳ, kế toán phản ánh bên nợ TK 152, 621 và bên có TK 611.
Biểu sô 1.5:
Chứng từ - ghi sổ
Số 48
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
ĐVT: Đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Kết chuyển nguyên vật liệu tồn cuối kỳ
152
611
18.901.596
Xuất NVL trực tiếp cho sản xuất
621
611
127.987.994
Cộng
146.889.590
Người lập Phụ trách kế toán
Các chứng từ này được chuyển cho kế toán tổng hợp đánh số thứ tự và cuối quý vào sổ cái TK 621 (chi phí NVL trực tiếp) và các tài khoản có liên quan.
Biểu số 1.6:
Sổ cái TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quý 4/2004
ĐVT: Đồng
CTGS
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
48
31/12
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
611
127.987.994
75
6/1
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang tài khoản 631
631
127.987.994
Cộng phát sinh
127.987.994
127.987.994
Người lập Phụ trách kế toán
1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như: BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay xí nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương đó là hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
- Hình thức trả lương theo thời gian: Được áp dụng để trả cho lao động gián tiếp như: Nhân viên quản lý phân xưởng, tổ trưởng,… Theo hình thức này, tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên được xác định như sau:
Tiền lương thực tế Số công hưởng Mức lương tối thiểu Hệ số
phải trả cho công = lương thời x x cấp
nhân viên gian 22 bậc
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Được áp dụng để trả cho lao động trực tiếp như công nhân sản xuất. Xí nghiệp phải dựa vào bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm, phiếu báo ca từng tháng cùng một số chứng từ khác để tính lương theo sản phẩm.
VD: Đơn giá ở công đoạn nhãn 23 đồng/chai, công nghệ: 70 đồng/chai, rửa chai: 51 đồng/chai, căn cứ là các bảng tính lương theo sản phẩm.
Ngoài lương theo sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất cũng được hưởng lương theo thời gian (hội họp, nghỉ lễ, nghỉ tết), tiền ăn ca và các khoản phụ cấp.
* Tiền phụ cấp: Theo chế độ quy định của Công ty, tiền phụ cấp bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại,… Phụ cấp độc hại được trang bị bằng hiện vật, phụ cấp trách nhiệm áp dụng đối tổ trưởng sản xuất tại các tổ, quản đốc, phó giám đốc.
* Lương phép: Đối với xí nghiệp, khi cán bộ công nhân viên nghỉ phép trong mức quy định thì vẫn được tính phép bằng 100% đơn giá ngày công theo lương thời gian.
* Lương làm thêm giờ:
Đơn giá lương cấp bậc
Lương làm thêm giờ = Số giờ làm thêm x
8
Hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho từng tổ. Nhưng có trường hợp một người vừa được hưởng lương theo thời gian vừa được hưởng lương theo sản phẩm, đó là tuỳ thuộc vào công việc của mỗi người mà trả lương theo hình thức nào cho phù hợp.
* Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ): Đối với các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ bao gồm BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% trên tiền lương cơ bản của công nhân viên.
Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy có toàn bộ 52 lao động trong đó lao động trực tiếp so với lao động gián tiếp là tương đối lớn, việc quản lý được theo dõi đối với từng tổ sản xuất rồi sau đó tập hợp cho toàn xí nghiệp tại bộ phận kế toán của xí nghiệp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, làm thêm giờ). Và chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất theo tỉ lệ quy định.
Hàng tháng, tổ trưởng theo dõi số công nhân, số làm thêm giờ, số sản phẩm của tổ mình trên bảng chấm công. Bảng này được lập nhằm theo dõi thời gian làm việc của công nhân trong tháng. Việc tính ra lương của công nhân trực tiếp dựa vào phiếu báo ca (Biểu số 1.7). Phiếu này được lập từng tháng cho từng công nhân theo từng tổ. Trên phiếu ghi số lượng chi tiết từng công nhân sản xuất và đơn giá từng công đoạn, từ đó tính ra tổng số lương sản phẩm phải trả cho từng công nhân. Ngoài lương sản phẩm, công nhân trực tiếp còn có thể được tính lương thời gian, lương này được tính trên hệ số lương và mức lương tối thiểu khi họ thực hiện công việc ngoài việc sản xuất như nghỉ bảo dưỡng máy, học an toàn lao động, họp,…
VD: Tính lương của chị Hằng tháng 11 với hệ số lương là 2,55
2,55 x 290.000
Đơn giá 1 giờ = = 4.202 (đồng)
22 x 8
Lương cơ bản của chị Hằng = 2,55 x 290.000 = 739.500 (đồng)
Các khoản trích theo lương:
- BHXH trích theo tỉ lệ 20% lương cơ bản, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ, 5% trừ vào lương công nhân viên trong tháng.
BHXH tính vào chi phí sản xuất (15%) = 739.500 x 15%
= 110.925 (đồng)/tháng
Trích BHXH trừ vào lương = 739.500 x 5%
= 36.975 (đồng)/tháng
- BHYT trích theo tỉ lệ 3% trên lương cơ bản của công nhân viên, trong đó trích 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 1% trừ vào lương công nhân viên trong tháng.
BHYT tính vào chi phí sản xuất trong tháng = 739.500 x 2%
= 14.790 (đồng)/tháng
Trích BHYT trừ vào lương = 739.500 x 1%
= 7.395 (đồng)/tháng
- KPCĐ trích theo tỉ lệ 2% trên lương cơ bản của công nhân viên nhưng toàn bộ trích 2% đó được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
KPCĐ tính vào chi phí sản xuất trong tháng = 739.500 x 2%
= 14.790 (đồng)/tháng
Ngoài ra chị Hằng được hưởng phụ cấp 50.000 đồng/tháng (tổ trưởng tổ công nghệ)
Tổng lương trong tháng của chị Hằng sau khi trừ các khoản khấu trừ:
834.698 + 50.000 – (36.975 + 7.395) = 840.328 (đồng)/tháng
Kỳ I chị Hằng đã lĩnh 350.000 đồng. Vậy kỳ II còn được lĩnh:
840.508 - 350.000 = 490.328 (đồng)/tháng
Biểu số 1.7:
Phiếu báo ca
Tháng 11/2004
Họ tên công nhân viên: Lê Minh Hằng
ĐVT: Đồng
STT
Tên công việc
Số lượng
(chai)
Thời gian
(giờ)
Đơn giá
Thành tiền
Ký
1
Rửa chai
5632
23
129.536
2
Đứng công nghệ
6765
70
473.550
3
Dán nhãn
2564
51
130.764
4
Họp
8
4.202
33.616
5
Bảo dưỡng máy
8
4.202
33.616
6
Đại hội công nhân viên chức
8
4.202
33.616
Cộng
834.698
Công nhân Phụ trách bộ phận
Các số liệu này được thể hiện trên bảng thanh toán tiền lương
Biểu số 1.8:
Bảng thanh toán tiền lương
Tổ công nghệ
Tháng 11/2004
ĐVT: Đồng
Họ và tên
Hệ số lương
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Nghỉ việc hưởng lương 100%
Phụ cấp
Tổng
Thuế TN
Tạm ứng kỳ I
Các khoản khấu trừ
Kỳ II thực lĩnh
Số sản phẩm
Số tiền
Số công
Số tiền
Số tiền
Ký
BHXH
BHYT
Số tiền
Ký
Lê Minh Hằng
2,55
733.850
100.848
50.000
884.698
350.000
36.975
7.395
490.328
Trần Tuấn
1,65
529.200
87.000
50.000
666.200
200.000
23.925
4.785
466.200
Lê Thuý
2,55
725.216
108.216
50.000
883.432
300.000
36.975
7.395
539.242
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
14.345.275
205.000
1.302.000
206.130
16.872.645
Biểu số 1.9:
Xí Nghiệp CBNSTP
9A-Vĩnh Tuy
Bảng Tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
Quý 4/2004
ĐVT: Đồng
STT
Tên bộ phận
Lương cơ bản
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Phụ cấp và lương khác
Cộng lương
Các khoản trích theo lương
TK 335
Cộng các khoản phải trả
BHXH
BHYT
KPCĐ
1
Tổ công nghệ
28.035.140
48.500.335
1.656.315
527.000
50.683.650
4.207.971
561.062,8
561.062,8
5.330.096,6
2
Rửa chai
17.356.875
35.245.475
1.015.185
507.970
36.768.630
2.603.531,2
347.137,5
347.137,5
3.297.806,2
3
Dán nhãn
9.324.575
15.165.783
9.056.365
203.815
24.425.963
1.398.686,2
186.491,5
186.491,5
1.771.669,2
4
Thu mua, quản lý
5.737.242
6.256.075
916.765
7.172.840
860.586,3
114.744,8
114.744,8
1.090.075,9
5
Bán hàng, tiếp thị
7.153.655
10.345.675
2.510.568
536.756
13.392.999
1.073.048,2
143.073,1
143.073,1
1.359.194,4
Cộng
109.257.268
20.494.508
2.692.306
132.444.082
10.143.822,9
1.352.509,7
1.352.509,7
12.848.842,3
Biểu số 1.10:
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Quý 4/2004
ĐVT: Đồng
STT
TK Có
TK Nợ
TK 334 – Phải trả công nhân viên
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
TK 335
Tổng cộng
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Phụ cấp
Cộng TK 334
BHXH
BHYT
KPCĐ
Cộng TK 338
1
TK 622
98.911.593
11.727.865
1.238.785
111.878.243
8.210.188,4
1.094.691,8
1.094.691,8
10.399.572
122.277.815
2
TK 627
6.256.075
916.765
7.172.840
860.586,3
114.744,8
114.744,8
1.090.076
8.262.916
3
TK 641
10.345.675
2.510.568
536.756
13.392.999
1.073.048,2
143.073,1
143.073,1
1.359.194,4
14.752.193,4
Cộng
109.257.268
20.494.508
2.692.306
132.444.082
10.143.822,9
1.352.508,9
1.352.508,9
12.848.842,3
145.392.924,4
Người lập Phụ trách kế toán
Từ bảng thanh toán tiền lương các tháng trong quý, kế toán vào sổ chi tiết tiền lương và các khoản phải trả khác. Cuối quý, kế toán tổng hợp các sổ chi tiết này để lập bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương cùng với bảng phân bổ tiền lương.
Từ bảng tổng hợp, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán lương căn cứ vào số tiền bên Nợ TK 622 và bên Có TK 334, 338 để lập chứng từ ghi sổ.
Biểu số 1.11:
Chứng từ – ghi sổ
Số 49
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
ĐVT: Đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Lương CNV sản xuất quý 4
622
334
111.878.243
Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ
622
338
10.399.572
Cộng
122.277.815
Người lập Phụ trách kế toán
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ này kế toán vào sổ cái TK 622
Biểu số 1.12:
Sổ cái TK 622
Chi phí nhân công trực tiếp
Quý 4/2004
ĐVT: Đồng
CTGS
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
49
31/12
- Tiền lương công nhân sản xuất quý 4
- BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương quý 4
334
338
111.878.243
10.399.572
75
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sang TK 631
631
122.277.815
Cộng phát sinh
122.277.815
122.277.815
1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí này phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung của xí nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương của tổ văn phòng, thu mua và các khoản trích theo lương, phụ cấp thuộc lương. Lương của bộ phận này chủ yếu là tính theo lương thời gian.
- Chi phí vật liệu: Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như sản xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa kho tàng, các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi p._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34166.doc