Lời mở đầu
Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì chi phí cho sản xuất và tính gía thành sản phẩm là những công tác quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý chi phí sản xuất. Quản
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Ximăng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý kinh tế đảm bảo thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải tự bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất và sản xuất phải có lãi. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để quản lý tốt chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Để làm được điều đó, các nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết. Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất của doanh nghiệp là công tác kế toán. Công tác kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý. Từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp.
Công ty xi măng Hải Phòng luôn tìm mọi cách để đầu tư chiều sâu, lấy chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm làm phương châm hành động của mình. Sản phẩm của công ty đã được khách hàng biết đến và tín nhiệm trong thị trường cả nước. Đóng góp một phần trong sự thành công này của công ty là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí và giá thành nói riêng. Trong nhiều năm qua công ty đã không ngừng cố gắng trong việc cải tiến phương pháp kế toán phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay, phù hợp với việc đổi mới chế độ kế toán nói chung và kế toán chi phí giá thành nói riêng trở thành công cụ đắc lực hơn thì công tác này còn có mặt củng cố và hoàn thiện.
Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn tại công ty xi măng Hải Phòng, nhận thức được việc làm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em đã đi sâu tìm hiểuvề lĩnh vực này và em đã chọn tên cho luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng".
Luận văn chia làm 3 phần chính:
Phần I: Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở công ty xi măng Hải Phòng.
Vì thời gian và nhận thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp phê bình của thầy cô giáo và các cô chú trong phòng kế toán tài chính của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thanh Quý, các thầy cô trong khoa kế toán, các cô chú trong phòng kế toán tài chính của công ty xi măng Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thiện hơn trong bài viết này.
Phần I
Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
I. ý nghĩa, vị trí hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1. Chi phí sản xuất:
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất - nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Giá trị sản phẩm dịch vụ bao gồm 3 bộ phận là: c,v,m
C: Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như: Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu. Bộ phận này còn được gọi là hao phí lao động quá khứ (vật hoá)
V: Là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất làm ra sản phẩm, dịch vụ, bộ phận này được gọi là hao phí lao động sống.
M: Là giá trị do lao động sống tạo ra trong quá trình tạo ra giá trị sản phẩm dịch vụ.
ở góc độ doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra hai bộ phận chi phí C và V. Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định (tháng , quý, năm)
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quí, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào phí sản xuất trong kỳ. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2. Giá thành sản phẩm:
Trong sản xuất, chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự chi phí. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ 2 cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là kết quả sản xuất thu được.Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ, lao vụ hoàn thành trong kỳ...
Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ cụ thể và chỉ tính toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất (thành phẩm) hay hình thành một giai đoạn công nghệ sản xuất (bán thành phẩm).
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chỉ tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động đời sống. Mọi cách tính chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất . Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất , còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang ) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm. Nói cách khác, giá thành là biểu hiện bằng tiền các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ .
sơ đồ mối quan hệ giữa Cpsx và giá thành sp
A
CPSX dở dang đầu kỳ
B CPSX phát sinh trong kỳ D
Tổng giá thành sản phẩm C
CPSX dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy : ac = ab + bd -cd
Tổng giá thành sản phẩm
=
chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
2. Sự cần thiết của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với công tác qủan lý của doanh nghiệp
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý cho nên nó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp là chủ thể độc lập tự hạch toán kinh doanh, được quyền chủ động lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, chịu trách nhiệm bù đắp chi phí bỏ ra, tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất đầy đủ hợp lý tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại chi phí phát sinh sẽ góp phần quản lý tài sản vật tư tiền vốn, lao động có hiệu quả hơn và có biện pháp phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời còn là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một khâu quan trọng trong công tác kinh tế, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, giá trị các yếu tố chi phí đã chuyển dịch vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là một yêu cầu cấp bách. Để đáp ứng những yêu cầu quản lý, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán có nhiệmvụ sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp.
+ Tổ chức hợp lý và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với từng loại chi phí.
+ Thường xuyên đối chiếu kiểm tra và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp và các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế.
+ Định kỳ báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ thời hạn.
+ Tổ chức kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ
II. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành:
1. Phân loại chi phí sản xuất:
Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với việc sản xuất từng sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất cần được tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, chi phí của doanh nghiệp chia làm nhiều loại khác nhau.
1.1. Phân loại theo yếu tố chi phí:
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố.Cách phân loại này giúp cho việc xác định và phát triển định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.Theo qui định hiện hành ở Việt Nam. Toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:
- Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ.... Sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi, cùng với nhiên liệu, động lực)
- Yếu tố nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số lượng dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi.)
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả công nhân viên chức.
- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên chức.
-Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền : Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính toàn bộ chi phí được theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo qui định hiện hành. Giá thành sản phẩm ở Việt Nam gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung
Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
1.3.Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. Còn chi phí thời kỳ là chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem làcác phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ chúng phát sinh.
1.4. Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ với khối lượngcông việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được chia thành những biến phí và định phí.
Biến phí là những thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp...Cần lưu ý rằng các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn về chi phí khấu haoTSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh... Các phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu sản lượng sản phẩm thay đổi.
2. Phân loại giá thành:
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xác định giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội và giá thành cá biệt, còn có các giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ.
2.1. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
- Giá thành kế hoạch: Được xác định khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
2.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ và giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi hoặc lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu.
III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1.Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết vơí nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí phát sinh theo từng sản phẩm nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng... và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành qui định. Việc phân chia này được xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí , yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành qui định. Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Kế toán căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí dựa trên căn cứ sau:
- Đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đặc điểm phát sinh, mục đích công dụng của chi phí.
- Yêu cầu thông tin của công tác quản lý, trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Qui trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theogiai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm,v.v...Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
2.1. Đối tượng tính giá thành:
Việc xác định đối tượng, tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, bán thành sản phẩm,công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành.Muốn vậy phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, qui trình sản xuất công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm dịch vụ đã được xã hội thừa nhận, phù hợp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là:
- Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành
- Từng bộ phận chi tiết sản phẩm
- Sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ hay bán thành phẩm
- Từng công trình, hạng mục công trình.
Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù hợp với kỳ tình giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc lựa chon phương pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Một số phương pháp tính giá thành thường được sử dụng là:
2.2.1. Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn như: các nhà máy điện nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ...).Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức sau:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Giá tri sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị SP
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành
=
2.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí:
áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:
giá thành sản phẩm
=
Z1
+
Z2
+ ...
+
Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí, chế tạo ...
2.2.3. Phương pháp hệ số:
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc (căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc tính chất của sản phẩm để qui định loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu hệ số1) rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =
Tổng số sản phẩm gốc (kể cả qui đổi)
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
x
hệ số qui đổi sản phẩm từng loại
Trong đó: - Qo: tổng số sản phẩm gốc đã qui đổi
- Qi: Số lượng sản phẩm i (i = 1, n).
- Hi: Hệ số qui đổi sản phẩmi (i =1, n).
Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.2.4. Phương pháp tỷ lệ:
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại
Giá thành
thực tế đơn vị
SP từng loại
=
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ chi phí
Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
Tỷ lệ chi phí = x 100%
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP
2.2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình, bên cạnh những sản phẩm chính thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượi, bia,...), để tính giá trị sản phẩm chính kế phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định được theo nhiều phương pháp như giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu...
Tổng gía thành sản phẩm chính
=
Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
giá trị SP phụ thu hồi ước tính
-
giá trị SP chính dở dang cuối kỳ
2.2.6. Phương pháp tính liên hợp:
áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy...Trên thực tế kế toán có thể kết hợp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ...
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở một số loại hình doanh nghiệp:
3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn:
Thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, sản xuất điện nước, chế biến lương thực, thực phẩm... Do mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (thẻ ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp.
3.2 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:
Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như: phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, tỷ lệ hoặc liên hợp... Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với chi phí trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ tập hợp trực tiếp vào thẻ tính giá thành của đơn đặt hàng đó, còn chi phí gián tiếp liên quan nhiều đến đơn đặt hàng thì được tập hợp chung cuối mỗi kỳ hạch toán, kế toán sử dụng một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đơn và ghi vào các thẻ tính giá thành tương ứng.
Việc tính giá thành ở loại hình doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không khớp với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng mà cuối kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí trên thẻ tính giá thành tương ứng đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công tác quản lý, mặc dù cuối kỳ đơn đặt hàng chưa hình thành nhưng cần xác định khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ, kế toán phải sử dụng giá thành kế hoạch hay giá thành định mức để xác định bộ phận công việc đã hoàn thành từ đó tính ra gía trị của khối lượng công việc dở dang.
3.3. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức:
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động,vật tư hiện hành và chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách:
Giá thành thực tế sản phẩm
=
giá thành định mức sản phẩm
±
chênh lệch do thay đổi định mức
±
chênh lệch so với định mức
Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ (thường là đầu tháng ). Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau ( theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại ...). Việc thay đổi định mức được thực hiện vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau phải điều chỉnh giá thành định mức. Những khoản chi phí phát sinh ngoài định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức.
3.4. Doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục:
Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo nhiều sản phẩm bao gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau. Trong những doanh nghiệp này, phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ).Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo những tiêu thức phù hợp.
Tuỳ theo tính chất của hàng hoá sản phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng hay tỷ lệ (hoặc hệ số)
Tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm:
Phương pháp này thườn._.g áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương pháp hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1 sang bước 2...cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành sản phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự
Qui trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương án này như sơ đồ sau:
sơ đồ 1: trình tự hạch toán cpsx và tính giá thành sản phẩm theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Giá thành bán thành phẩm bước 1
=
Chi phí nguyên vật liệu chính
+
c h i phí chế biến bước 1
-
giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 1.
Giá thành bán thành phẩm bước 2
=
Giá thành bán thành phẩm bước 1
+
Chi phí chế biến bước 2
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 2
Tổng giá thành thành phẩm
=
Giá thành bán thành phẩm bước (n-1)
+
chi phí chế biến bước n
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
bước n
Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm:
Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành sản phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
sơ đồ 2: trình tự hạch toán cpsx và tính giá thành theo phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Chi phí VLC phân bổ cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm
Tổng giá thành thành phẩm
Chi phí chế biến bước ... tính cho thành phẩm
IV. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
1.1.1. Khái niệm và cách thức tập hợp, phân bổ :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu,nhiên liệu,vật liệu phụ ... xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức riêng biệt thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm .... công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
x
tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Trong đó: Tỷ lệ hệ số phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
1.1.2. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , kế toán sử dụng TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí nhỏ hơn phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhóm sản phẩm...)
Kết cấu TK 621 như sau:
Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ ,dịch vụ
Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
1.1.3. Phương pháp hạch toán:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ sau:
Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ dịch vụ
Vật liệu dùng không hết nhập kho, phế liệu thu hồi
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT
TK154
TK152
TK621
TK 152.TK151.331
sơ đồ 3: hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
1.2.1. Khái niệm:
Chí phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch toán trực tiếp tiền lương phụ, các khoản phụ hoặc tiền lương chính trả theo mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày... thì ta có thể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: theo định mức hoặc theo giờ công lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể.
1.2.2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621, kết cấu TK621 như sau:
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
1.2.3.Phương pháp hạch toán:
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
sơ đồ 4: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của CNTTSX thực tế phát sinh
TK335
Trích trước lương nghỉ phép cho CNTTSX
TK 334 TK 622 TK 154
TK 338
1.3. Chi phí sản xuất chung:
1.3.1. Khái niệm, cách thức tập hợp và cách phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phảm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận tổ, đội sản xuất (như chi phí về tiền công và các chi phí khác phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng...)
Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng cho từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Có nhiều tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung như: phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo định mức chi phí sản xuất chung, theo chi phí tiền công trực tiếp...
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
x
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
1.3.2. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. Kết cấu của TK 627 như sau:
Bên nợ: Chi phí chung trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Bên có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ dịch vụ.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
1.3.3. Phương pháp hạch toán:
Hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chi phí NVL,công cụ dụng cụ
Các chi phí sản xuất chung khác
Chi phí nhân viên
Chi phí theo dự toán
Các khoản giảm chi phí sản xuất chungcuối kỳ
Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung
TK 111, 112, 152
sơ đồ 5: hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
TK 334,338 TK 627
TK 152, 153
TK1421, 335 TK 154
TK 331, 111, 112
1.4.Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất:
1.4.1.Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Sản phẩm là sản phẩm không thoả mãn những tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp ... Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia làm 2 loại:
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được : Là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức. Đây là những sản hỏng được xem là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này (giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được ) được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng.
Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm ngoài định mức là sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hoả hoạn bất thường...Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập.
Thiệt hại về sản phẩm trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức, kế toán phải theo dõi riêng. Đồng thời xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp sử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản như TK 1381, 154, 627, 1421 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có ), thiệt hại thực về sản phẩm sẽ tính vào chi phí bất thường.
sơ đồ 5: Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức.
TK 152, 153, 334, 338, 241...
TK 1381.SPHNĐM
TK 821, 415
TK 1381,152
TK 154, 155, 157, 632
Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng
Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng
Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường
1.4.2.Thiệt hại về ngừng sản xuất
Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan( thiên tai, địch hoạ , thiếu nguyên vật liệu...), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng...Những khoản chi phí trong khoảng thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở TK 335 - chi phí phải trả.Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong các tài khoản tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức ( tài khoản 154,627,1421,1381...chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất ). Cuối kỳ, saukhi trừ phần thu hồi ( nếu có, do bồi thường ), giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Cách hạch toán có thể được phản ánh qua sơ đồ sau:
sơ đồ 6: Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
TK 152, 334, 338, 214...
TK 1421.THNSX
TK 821, 415
TK 1381,111
Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất
Thiệt hại thực
Giá trị bồi thường
1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
1.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất:
Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này mở chi tiết cho từng nghành sản xuát từng nơi phát sinh chi phí hay từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm...của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến).
Nội dung kết cấu TK 154 như sau:
Bên nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Bên có: - các khoản giảm chi phí
- Tổng giá thành sản phẩm của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, đã hoàn thành
Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm,lao vụ, dịch vụ, dở dang chưa hoàn thành.
- Phương pháp hạch toán:
+ Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627 :chi phí sản xuất chung.
+ Phản ánh các khoản phát sinh được ghi giảm chi phí sản xuất như tiền bồi thương phải thu hồi,tiền bồi thườngvở những người làm ra sản phẩm hỏng hoặc gây ra ngừng sản xuất.
Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi nhập kho
Nợ TK 138: phải thu tiền bồi thường.
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ Khi xác định được tổng giá thành sản phẩm trong kỳ
Nợ TK 155: Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho
Nợ TK 157: Giá thành thực tế của sản phẩm gửi bán
Nợ TK 632: Giá thành thực tế bán trực tiếp của sản phẩm không qua kho.
Có TK 154 : giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong kỳ
Giá trị sản phẩm
Dở dang đầu kỳ
=
Giá thành sản
Phẩm hoàn thành
+
Chi phí thực tế
phát sinh trong kỳ
-
giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hạch toán chi phí sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kết chuyển chi phí NVLTT
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Các khoản ghi giảm
chi phí sản phẩm
Nhập kho vật tư sản phẩm
Gửi bán
Tiêu thụ thẳng
Tổng giá thành thực tế sản phẩm lao vụ hoàn thành
DCK: x x x
DĐK:xxx
TK 152, 111
sơ đồ 7: hạch toán chi phí sản phẩm
TK 621 TK 154
TK 622 TK 155, 152
TK 157
TK 627
TK 632
1.5.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến,còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài qui trình chế biến, nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang . Tính giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu việc tính giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Kế toán phải phụ thuộc vào tình hình đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ, tổ chức cấu thành của chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng một trong những phương pháp tính giá sản phẩm dở dang sau.
\ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương.
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui ra sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn qui đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số theo số thực tế dùng.
Giá trị VLC nằm trong sản phẩm dở dang
=
số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không qui đổi)
x
Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng
Số lượng thành phẩm
+
Số lượng SP dở dang khôngqui đổi
Chi phí chế biến trong SP dở dang (theo từng loại)
=
Số lượng SP dở dang
quy đổi thành thành phẩm
x
Tổng chi phí chế biến từng loại
Số lượng thành phẩm
+
Số lượng SP dở dang quy đổi ra thành phẩm
Khi áp dụng phương pháp này thì kết quả tính toán có mức độ chính xác cao, nhưng khối lượng tính toán lớn mất nhiều thời gian vì khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều biến động lớn so với đầu kỳ.
\ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính mà thôi.
Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
x
Toàn bộ giá trị vật liệu chính và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Số lượng thành phẩm
+
Số lượng SP dở dang
Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản. Khối lượng công việc tính toán ít nhưng với phương pháp này có độ chính xác không cao vì phương pháp này chỉ tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
\ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giai đoạn sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị SP dở dang chưa hoàn thành
=
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí chế biến
\ Xác định gía trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp.
Theo sản phẩm này trong gía trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác.
\ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch ) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức.
2- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp Kiểm kê định kỳ:
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục địch sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, lao vụ, dịch vụ ...) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hoặc tỷ lệ định mức để phân bố vật liệu xuất dùng cho từng mục đích.
Để tập hợp chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường cuối kỳ.
Nội dung phản ánh của tài khoản 621 như sau
Bên Nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành thành phẩm, dịch vụ, lao vụ...
TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí ( phân xưởng, bộ phạn sản xuất, sản phẩm...
Phương pháp này tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào TK 622 và TK 627 giống phương pháp kiểm kê thường xuyên. Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phương pháp này dùng TK 631 - Giá thành sản xuất. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo đặc điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận...). Nội dung phản ánh của TK 631:
Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm, lao vụ ...
Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
-Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
- Giá trị thu hồi bằng tiền hoặc phải thu ghi giảm chi phí từ sản xuất.
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.
Hạch toán chi phí sản xuất và theo phương pháp kiểm kê định kỳ theo sơ đồ sau:
sơ đồ 7: Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 331,111,112
TK 154
GIá vật liệu tăng
trong thời kỳ không có VAT
GIá trị NVL dùng
chế tạo sp hay dịch vụ
Két chuyển CFí NVL TT
Giá trị sp dịch vụ
dở dang cuối kỳ
TK 611
TK 621
TK 631
TK 151,152
GIá trị vật liệu
chưa dùng hết
K/c GIá trị vật liệuchưa dùng đầu kỳ
TK 622
TK 627
K/c chi phí nhân công trực tiếp
K/c chi phí sản xuất chung
Tổng giá thành sx của sp dịch vụ hoàn thành nhập kho gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp
K/cgiá trị vl đầu kỳ
V. Tổ chức sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là một vai trò rất quan trọng, việc ghi chép, phân loại tổng hợp các nhiệm vụ kinh tế phát sinh theo những nội dung công tác kế toán bằng phương pháp khoa học phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và tuân thủ quy định của Nhà nước. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán phù hợp là một trong các nội dung cơ bản của công tác tổ chức kế toán. Hình thức kế toán là một hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự, phương pháp ghi chép nhất định. Quy mô nền sản xuất xã hội ngày một phát triển khiến cho hình thức kế toán cũng không ngừng hoàn thiện. Căn cứ vào các quyết định của nhà nước, tuỳ theo tình hình cửa từng đơn vị mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức sau.
Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái.
Hình thức sổ kế toán nhật ký chung.
Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.
Hình thức nhật ký chứng từ
Tuỳ đặc điểm tính chất và điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán thích hợp, mỗi một hình thức kế toán lại có một hệ thống sổ khác nhau. Trong mục này em chỉ để cập đến hệ thống sổ kế toán chi phí theo hình thức nhật ký chung để phù hợp với hình thức kế toán mà công ty xi măng Hải Phòng đang áp dụng. áp dụng hình thức này quá trình tập hợp chi phí sản xuất được ghi chép theo trình tự như sau: Từ những chứng từ ban đầu như phiếu xuất vật tư, phiếu chi tiền... Kế toán vào được sổ chi tiết chi phí, phiếu định khoản. Sau đó lập được các bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ tiền điện, khấu hao TSCĐ ... từ đó lập được số cái các tài khoản chi phí ,các loại bảng biểu tập hợp và tính giá thành.
Phần II.
Thực trạng Kế Toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng
I. đặc điểm chung của công ty xi măng hải phòng.
1- Quá trình thành lập và phát triển của Công ty xi măng Hải phòng.
Ngày 25/12/1999 trên vùng đất ngã 3 sông Cấm và kênh đào Hạ Lý Hải Phòng, Nhà máy Xi măng lớn đầu tiên tại Đông Dương được người Pháp khởi xây dựng.
Cho đến nay Công ty trải qua hơn một trăm năm xây dựng và trưởng thành thì nửa thời gian từ 1899 đến năm 1955 công ty nằm trong tay bọn tư bản thực dân xâm lược. Trong thời kỳ này, nhà máy Xi măng Hải phòng là một nhà máy lớn nhất Châu á và sản phẩm của bó được xuất khẩu ra nhiều nước như Lào, Thái Lân, Hồng Kông...
Ngày 12/5/1955 nhà máy thuộc về tay giai cấp công nhân. Tháng 8 năm 1955 Chính phủ ra quyết định khôi phục nhà máy. Với ý chí đổi đời, với sự nhiệt tình cách mạng và tài năng sáng tạo của cán bộ, Đảng viên, Công nhân viên cộng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên xô, ngày 17/11/1955 đúng ngày kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga thì Nhà máy xi măng Hải Phòng đã nhả khói các lò nung và máy móc được phục hồi. Nhà máy đã xây dựng và lắp đặt thêm 2 lò mới đưa sản xuất hàng năm đều vượt mức kế hoạch. Năm 1964 đạt xấp xỉ 60 vạn tấn (gần gấp đôi sản lượng xi măng 1939, năm cao nhất thời Pháp cai trị). Nhà máy sản xuất được tất cả các chủng loại xi măng từ thấp đến cao, đã xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực Đông Nam á và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 4/1967, địch đánh thành phố đánh phá nhà máy, nhà máy nằm trong vùng tam quốc lửa, phải chịu hàng ngàn tấn bom địch tàn phá huỷ diệt, vượt lên đau thương tang tóc, vượt lên đạn bom ngày đêm người công nhân vẫn bám máy sửa chữa khôi phục sản xuất. Vừa sản xuất vừa chiến đấu. Thành lập các đội kích vệ gửi vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Khi địch buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền bắc nhà máy đã nhanh chóng sửa chữa phục hồi sản xuất, kịp thời cung cấp xi măng cho khôi phục kinh tế xây dựng CNXH.
Năm 1969 dưới sự giúp đỡ của nước ban Rumani nhà máy sửa chữa và xây dựng mới được 3 lò nung. Thời kỳ này sản lượng của nhà máy là 67 vạn tấn.
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, lúc đó miền Bắc có duy nhất 1 nhà máy xi măng, nên phải gồng mình lê vượt qua thử thách với khẩu hiệu “Hãy sản xuất nhiều xi măng cho Tổ quốc” để mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Chính những năm gian khổ đó nhà máy đã sản xuất xi măng PC 400, PC500, PC600 và nhiều chủng loại xi măng để xây dựng lăng Bác Hồ, nhà bảo tàng Hồ Chí Minh... góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH trong cả nước.
Ngày 9/8/1993 theo quyết định số 353 Bộ xây dựng – TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng sát nhập nhà máy xi măng Hải Phòng, Công ty kinh doanh xi măng và Công ty vận tải thành công ty Xi măng Hải Phòng giấy phép kinh doanh số 108194 ngày 15/9/1993. Công ty XM Hải Phòng là 1 doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam dưới sự điều hành và quản lý trong Bộ xây dựng.
Địa điểm của Công ty : Số 01 đường Hà Nội – Phường Hạ Lý – Quận Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng.
Đăng ký nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước.
Tài khoản 710A- 00328 Ngân hàng Công thương Hồng Bàng – HP.
Điện thoại : 031 525 044 Fax 031.525012
Với tổng số vốn là 79 tỷ đồng đến nay tổng số vốn kinh doanh tăng lên đến314 tỷ đồng.
Trước đây nhà máy chuyên làm nhiệm vụ sản xuất thật nhiều xi măng cho công cuộc xi măng và phục hồi đất nước sau chiến tranh. Nhưng từ khi sát nhập thành công ty xi măng Hải Phòng thì ngoài nhiệm vụ cung ứng và tiêu thụ sản phẩm của mình. Công ty còn nhập thêm xi măng và bán thành phẩm clinker để góp phần thiếu hụt xi măng trên thị trường nhằm cung ứng xi măng đến tận tay người tiêu dùng hiện nay ngoài 40 cửa hàng bán lẻ và 160 đại lý trên địa bàn Hải phòng. Công ty còn mở thêm chi nhánh tại Thái Bình. Công ty là nơi sản xuất và cung ứng xi măng chất lượng cao và sản lượng lớn. Ngoài sản phẩm truyền thống là sản phẩm xi măng đen PC30, xi măng trắng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Công ty còn sản xuất xi măng PC40 và xi măng bền sunfát dùng ở nơi nước mặn nếu có đơn đặt hàng.
Từ ngày phục hồi nhà măy đến nay toàn công ty có 8 lần được thương huy chương lao động, 72 cá nhân, tập thể được tặng thưởng Huân chương lao động. Một vinh dự lớn, ngày 29/1/1996 Nhà nước phong tặng các cán bộ chiến sĩ công nhân viên chức công ty xi măng danh hiệu cao quý anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thực hiện chủ trương CNH, HDH đất nước của đảng. Thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo môi trường trong khu vực theo luật định nhằm đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường. Hiện nay công ty đang triển khai xây dựng 1 nhà máy xi măng Hải Phòng mới, có công nghệ hiện đại, sản lượng vừa, từng bước xây dựng thành một khu công nghiệp sạch. Ba dự án: Xí nghiệp sản xuất bao bì, xí nghiệp vận tải sửa chữa thuỷ, trường đào tạo công nhân kỹ thuật cho nghành xi măng đã đi vào hoạt động trong năm 1999. Các dự án tiếp theo đang được tìm kiếm.
Hiện này công ty vừa sản xuất vừa chuyển đổi, trong điều kiện số lao động còn quá đông (trên 3000 người) thiết bị tuổi thọ quá cao lai phải bảo đảm việc làm và giữ bình ổn đời sống cho người lao động, đòi hỏi công ty phải khắc phục rất nhiều khó khăn và thế là công ty đã vượt qua tất cả.
2- Đặc điểm tổ chức sản xuất :
Than
đất sét
Đá vôi
Quặng sắt
Máy sấy
Máy bừa
Máy bừa
Máy nghiền
Bể chứa
Két chứa
Máy nghiền
SiLô chứa xi măng bột
Than mịn
Bể dự trữ bùn Pate
ủ Clinker
Clinker
Máy nghiền xi măng
Máy hấp thạch cao
Thạch cao nhỏ
Thạch cao to
Máy đóng bao
Kho chứa xi măng bao
Giếng điều chế
Lò nung Clinker
Sơ đồ công nghệ sản xuất.
Công ty xi măng Hải Phòng sản xuất trên 1 dây chuyền công nghệ có quy mô lớn và phức tạp. Đặc điểm công nghệ sản xuất của công ty là :
Đá vôi kích thước 250 – 300mm được khai thác ở Xí nghiệp mỏ đá Tràng Kênh được đưa vào hệ thống búa máy đập nhỏ 25mm. Sau đó đưa vào két chứa. Bùn khai thác ở sông Cấm được đưa vào hệ thống máy bùn nhuyễn rồi chuyển sang bể chứa. Sau đó trộn lẫn bùn và đá răm chuyển sang hệ thống máy nghiền bùn. Khi nghiền xong được 1 hỗn hợp bùn pate, rồi đưa vào giếng điều chế. Than đưa vào sấy và nghiền cho mịn.
Nhờ hệ thống bơm khí nén, hệ thống dẫn chuyền và nạp liệu, đưa than mịn và bùn pate vào lò nung, ở nhiệt độ 1450oC xảy ra phản ứng clinker hoá, tạo ra clinker viên. Qua hệ thống làm nguội clinker được đưa vào két ủ. Sau đó được đưa sang hệ thống máy nghiền cùng với một tỷ lệ thạch cao nhất định để tạo ra xi măng.
Xi măng bột được đưa về hệ thống silô chứa đựng sau 7 ngày rồi được chuyển sang hệ thống đóng bao kết thúc quá trình sản xuất xi măng.
Dây chuyền công nghệ của Công ty xi măng Hải Phòng đã trải qua hơn 100 năm hoạt động, thiết bị cũ lạc hậu, cũ tiếng ồn và khói bụi khá lớn, tiêu hao khá nhiều nguyên liệu. Để khắc phục tình trạngnày Công ty không ngừng nâng cấp, sửa chữa hệ thống máy móc thiết bị và đặc biệt hiện nay công ty đang tiến hành xây dựng dự án nhà máy mới ở thị trấn Minh Đức - Thủy Nguyên – Hải Phòng. Công ty sửa chữa cải tạo lại hệ thống lọc bụi cũ mà lắp đặt bằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho các lò nung clinker, dùng máy phân ly cho các máy nghiền xi măng nghiền xấy than liên hợp theo chu trình kín có lọc bụi. Từ đó năng suất lò nung có thể đạt 400.000 tấn._..846
0,4
4.046
0,8
+2.200
219
Sửa chữa thuê ngoài
460
0,08
1.160
0,2
700
252
Khác
991
0,19
491
0,09
-500
49,5
4. giảm chi
-5.039
0,1
-6.539
1,3
-1.500
129,8
5. giá thành sản xuất
523.433
100
505.433
100
-18.000
96,6
Ta thấy qua bảng trên giá thành thực tế của một tấn xi măng PC 30 năm 2000 giảm đi 3,4% so với năm 99 với mức giảm tuyệt đối là 18000đồng . Trong đó chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu giảm 2,5% hay giảm 9200 đồng . Chi phí nhân công giảm 3000 đồng cho một tấn , chi phí sản xuất chung giảm đi đáng kể 5800 đồng /1tấn hay giảm 6,6%
Để có kết luận chính xác cần phải dựa vào tính chất và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến giá thành sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 72% trong giá thành sản phẩm do đó biện pháp giảm chi phí này là chủ yếu để hạ giá thành . So với năm 1999 khoản chi này đã hạ 9200 đồng/1tấn hay đạt 97,5% . Chủ yếu là bi đạn gạch chịu lửa , nhiên liệu…giảm nhiều là do mức tiêu hao vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu .Do công ty đã quản lý chặt chẽ vật tư do đó mức tiêu hao thực tế thấp hơn so với năm 1999 hơn nữa công ty có đội ngũ nhân viên vật tư năng tìm nguồn cung cấp với đơn giá rẻ hơn so với năm 1999. Với sản lượng thực tế sản xuất trong năm 2000 là 382 nghìn tấn xi măng PC30 đã quy đổi , thì công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí là 3,5tỷ
- về chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm chiếm 11,6% chi phí này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đơn giá tiền lương của Tổng công ty xây dựng dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật sản xuât nên hầu như tiền lương luôn ổn định. Nhưng do trình độ cơ khí hoá , cải tiến trang thiết bị và đào tạo nâng cao tay nghề cho người thợ và người quản lý giảm bớt lao động giản đơn do đó chi phí tiền lương giảm đi 3000 đồng /1tấn nên đã tiết kiệm cho công ty so với năm 1999 một khoản ước tính là 1,146 tỷ đồng
chi phí sản xuất chung khoản mục này chiếm 14,6%trong tổng giá thành so với năm 1999 giảm 5800 đồng /1tấn nên công ty tiết kiệm được một khoản là 2,2156 tỷ đồng trong đó chi phí khấu hao TSCĐ tăng 1000nghìn đồng/ 1tấn hay đạt 106,4% làm cho tổng chi phí tăng 382triệu đồng so với năm 1999 . Do công ty áp dụng khấu hao tuyến tính cố định , tỷ lệ khấu hao không thay đổi , nhưng do công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị sản xuất , và đầu tư vào thiết bị lọc bụi làm tăng sự trong sạch của môi trường làm tăng nguyên giá TSCĐ do đó tăng chi phí khấu hao
Chi phí sửa chữa lớn tăng 1400 đồng / 1tấn hay đạt 106,7% so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng chi phí khấu hao là do thiết bị máy móc được xây dựng hơn 100 năm nay nhiều máy móc xuống cấp cán bộ công nhân phân xưởng sử dụng và bảo quản thiết bị chưa tốt làm lãng phí một khoản là 543,8 triệu đồng
Các khoản chi phí khác như vật liệu tiền lương cũng giảm đi đáng kể trong khi đó chi phí an toàn độc hại tăng lên chứng tỏ công ty chú ý đến vệ sinh công nghiệp an toàn cho người lao động đây là cố gắng lớn của công ty trong việc giảm số tai nạn lao động và số người mắc bệnh nghề nghiệp
Trên đây là một vài nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty . Thời gian qua em đã đi sâu vào tìm hiểu chi tiết cách tổ chức , hạch toán chi phí giá thành của công ty em thấy có những mặt ưu điểm và một số hạn chế sau
ưu điểm :
Công tác tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm do các cán bộ có năng lực và có kinh nghiệm lãnh đạo nên đảm bảo được sự chính xác khoa học công tác này diễn ra định kỳ hàng tháng và được thực hiện khá nề nếp , hoàn chỉnh . Công ty đã căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ , đặc điểm tổ chức sản xuất để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành , qua đó giúp cho việc xác định khoản chi phí nào là hợp lý , khoản nào chưa hợp lý để có biện pháp khắc phục kịp thời . Công ty đã áp dụng được hệ thống máy vi tính vào trong công tác hạch toán kế toán do đó các số liệu kế toán được cập nhật thường xuyên , tránh được nhầm lẫn trong tính toán giúp cho việc tập hợp chi phí một cách nhanh chóng và chính xác đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán . Phương pháp hạch toán kế toán của công ty nhìn chung theo chế độ kế toán mới , số liệu kế toán được luân chuyển qua các chứng từ sổ sách một cách rõ ràng và chính xác theo đúng trình tự . Do đó tạo điều kiện cho việc kiểm tra của lãnh đạo về kết quả sản xuất kinh doanh . Các chi phí sản xuất của công ty được các kế toán phần hành theo dõi và tập hợp một cách tương đối chính xác nên hạn chế việc thất thoát vật tư , nguyên vật liệu sản xuất để giảm chi phí .
Công ty áp dụng các phương pháp phân bố chi phí một cách thích hợp và tập hợp chi phí theo đối tượng cho nên việc tính giá thành chính xác hơn , phương pháp tính giá thành của công ty đơn giản , dễ tính , khoản mục chi phí được mở theo đúng yêu cầu của nghành do đó tập hợp chi phí một cách nhanh chóng
Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập định mức vật tư cũng như quản lý đầu vào đặc biệt là ra chỉ tiêu kế hoạch giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xưởng , nâng cao trách nhiệm quản lý cho từng phân xưởng do đó xây dựng được định mức nguyên vật liệu tương đối hợp lý góp phần giảm chi phí giúp sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường . Công ty đã áp dụng chế độ thưởng phạt vật chất để khuyến khích người lao động trong việc thực hành chế độ tiết kiệm vật tư , tiết kiệm chi phí tăng năng suât lao động .Trích thưởng theo tỷ lệ với giá trị vật tư trên một đơn vị sản phẩm , phạt hành chính đối với đơn vị , cá nhân sản xuất dùng vượt quá mức tiêu hao vật tư cho phép nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận , trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và thực hiện để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm . Tuy nhiên trong công tác quản lý còn những tồn tại phải nhanh chóng giải quyết những tồn tại đó là .
Trong công tác quản lý chi phí mặc dù công ty đã tiến hành nhiều biện pháp trong việc quản lý vật liệu xong đặc điểm sản xuất của công ty là nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bao gồm nhiều chủng loại , số lượng lớn , cồng kềnh nên việc quản lý rất phức tạp .Do nguồn cung cấp ở xa đá vôi phải vận chuyển từ Tràng Kênh Thuỷ Nguyên , than mua từ Quảng Ninh , khoáng hoá quỳ khê , xỉ đều phải vận chuyển đường dài nên tỷ lệ hao hụt lớn , và cũng vì nguồn cung cấp ở xa cho nên công ty phải dự trữ nhiều làm tăng chi phí bảo quản và tăng lượng vốn lưu động bị ứ đọng . Thêm vào đó việc bảo quản dự trữ những nguyên vật liệu này , do tính chất cồng kềnh nên chúng được để ngoài bãi không được kiểm tra giám sát thường xuyên .
Một hạn chế rất lớn trong việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của công ty là do đưọc xây dựng từ thập kỷ 80 nên sơ sở hạ tầng , công nghệ sản xuất lạc hậu suống cấp .nên định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm lớn năng suất lao động không cao. Mặt khác máy móc thiết bị quá cũ chưa thể đạt đến trình độ tự động hoá nên vẫn đòi hỏi một lượng công nhân lớn do đó tỷ trọng công chi phí nhân lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất. Đồng thời hệ thống máy móc ở các phân xưởng xuống cấp nhiều hàng năm phải chi ra một khoản lớn để sửa chữa.
Nhưng vị trí mặt bằng của công ty trước là ven đô ít dân cư sinh sống nhưng nay do tốc độ tăng trưởng dân số của thành phố nơi này đã trở thành khu vực đô thị tập trung dân cư đông đúc và dự kiến năm 2005 đây sẽ là khu công nghiệp sạch của thành phố Hải Phòng. Để tránh ô nhiễm môi trường, lại gần nơi khai thác nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm giúp sản phẩm xi măng Hải Phòng có sức cạnh tranh với sản phẩm xi măng khác trên thị trường. Vì lý do này mà lượng đầu tư vốn của Nhà nước cho công ty xi măng Hải Phòng về việc cải tiến công nghệ trong những bị hạn chế.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty còn tương đối chưa chính xác cao, theo phương pháp của công ty thì
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = giá định mức * khối lượng sp dở dang
Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là bùn, xi măng bột, clinker tồn lại thực tế ở các silô chứa xi măng bột, giếng bùn và bãi clinker, rất khó đong đo chính xác không thể cân được. Do đó, công ty cần phải có những thiết bị cân đong đo chính xác hơn hiện nay công ty đánh giá sản phẩm xi măng bột là thước đo gọi là con rọi xuống silô chứa bột, bột dính đến chỗ nào của thước thì đó là chiều cao. Sau đó tính thể tích của silô rồi quy ra khối lượng xi măng bột theo định mức quy định.
Với clinker thì dùng máy gạt thành hình chóp rồi đo chiều cao và chu vi tính ra thể tích. Sau đó quy ra khối lượng theo cách này hay cách không chính xác vì đống clinker có nhiều độ cao gồ ghề khác nhau.
Đối với bùn thì dùng thước roi thả xuống giếng bùn xác định chiều cao của giếng rồi tính thể tích giếng. Sau đó quy thể tích ra khối lượng theo định mức kỹ thuật. Giá thành định mức được công ty xây dựng vào đầu mỗi năm dựa vào định mức vật tư. Trong giá thành định mức này bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp sản trực tiếp xuất ra clinker, bùn, xi măng bột nhưng theo cách đánh giá sản phẩm dở dang của công ty thì chỉ tính cho nguyên vật liệu chính do đó giá trị sản phẩm dở dang trên các bảng tính giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó.
Khi tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm công ty không tách chi phí nhân viên phân xưởng vaò tài khoản 622 như vậy chưa hợp lý lắm. về mặt số liệu thì không ảnh hưởng nhưng số liệu phản ánh chi phí nhân công không chính thức. Mặt khác kế toán quản trị không thể biết được chi phí nhân viên phân xưởng chiếm bao nhiêu chi phí quản lý chung do đó có thể đưa ra phương pháp giảm chi phí sản xuất chung- chi phí mà các kế toán coi là trọng điểm để hạ giá thành.
Một số ý kiến đóng góp để khắc phục hạn chế và hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm của công ty xi măng Hải Phòng.
Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Qua thực tế trong công ty xi măng Hải Phòng ta thấy: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng trong việc tổ chức và quản lý chi phí sản xuất công ty đã những kết quả đáng khích lệ, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tình hình tài chính được cải thiện.
Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu phân tích tình hình thực tế ta thấy bên cạnh những mặt đạt được công ty còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất cũng như quản lý chi phí.
Trong quá trình nghiên cứu thực tế phương pháp hạch toán tính giá thành sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng. Em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến góp phần phục vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Đối với sản phẩm dở dang là clinker có thể áp dụng cân trượt clinker như một số nhà máy khác đang sử dụng. Tức là khi clinker sản xuất ra sẽ được đưa ra cân trượt trước khi đưa vào silô chứa clinker. Khối lượng clinker dở dang cuối kỳ = số lượng clinker sản xuất trong kỳ – số lượng clinker suất dùng cho sản xuất xi măng + số lượng clinker dở dang đầu kỳ.
Đối với bùn công ty có thể dựa vào định mức bùn trong 1 tấn xi măng và lượng xi măng hoàn thành trong kỳ để có thể biết được lượng bùn sản xuất ra trong kỳ và lượng bùn dở dang cuối kỳ = lượng bùn dở dang đầu kỳ + lượng bùn sản xuất ra trong kỳ – lượng bùn xuất dùng sản xuất clinker trong kỳ.
Khối lượng xi măng bột cũng có thể dựa vào định mức kỹ thuật và được suy ra từ số lượng bùn và clinker đã xuất dùng xi măng bột là sản phẩm dễ thất thoát. do đó để đánh giá khối lượng tồn cuối kỳ 1 cách chính xác đòi hỏi phải có sự quản lý theo dõi chặt chẽ tại phân xưởng. Như vậy, công ty giao trách nhiệm cho lãnh đạo phân xưởng.
Đối với hệ thống tài khoản tập hợp chi phí thì công ty có thể tính theo đối tượng tính giá thành để thuận tiện hơn trong công tác tập hợp tính giá thành. Nếu như mở theo từng phân xưởng thì khi nhìn một cách tổng quát vào tài khoản chi phí sẽ không rõ khoản chi phí nào dùng cho sản xuất xi măng đen và xi măng trắng.ví dụ:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã mở các tài khoản cấp 2 cho từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng lại tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm cho nên mở thêm các tài khoản cấp 3 như
Tk 62111 : Chi phí nguyên vật liệu chính tại phân xưởng máy đá cho xi măng đen.
Tk 62112 : Chi phí nguyên vật liệu chính tại phân xưởng máy đá cho xi măng trắng.
Trên thực tế khi tính giá thành sản phẩm thì công ty phân bổ hết khoản chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo quỹ lương cấp bậc của bộ phận công nhân trực tiếp vào chi phí sản xuất xi măng đen. Như thế giá thành từng loại sản phẩm sẽ không phản ánh chính xác. Công ty nên phân bổ trực tiếp từng khoản trích lương trên từng bộ phận công nhân sản xuất kết chuyển vào chi phí sản xuất của 2 sản phẩm riêng biệt.
Do các đặc trưng cơ bản về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm , đặc điểm tổ chức sản phẩm và đặc điểm sản phẩm, …. Chi phối rất lớn đến công tác quản lý, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty. Do vậy phải nghiên cứu phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành phù hợp.
Để phù hợp vớiđặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty xi măng Hải Phòng thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải được xác định là các giai đoạn sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở các giai đoạn này là phương pháp trực tiếp tức là chi phí ở giai đoạn nào tập hợp vào giai đoạn đó. Cuối kỳ kế toán lập các bảng kê chi phí sản xuất theo từng giai đoạn để xác định được chi phí sản xuất thực tế phát sinh của mỗi giai đoạn đó, làm cơ sở cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do sản phẩm xi măng phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau và kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất sẽ tạo ra nửa thành phẩm. Nửa thành phẩm ở các giai đoạn đều có thể được bán ra ngoài ( như đá, clinker, ). Mặt khác, công ty cũng có thể mua nửa thành phẩm ở bên ngoài để tiếp tục chế biến xi măng. Nên đối tượng tính giá thành hợp lý nhất với công ty xi măng Hải Phòng là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm là các loại xi măng ở giai đoạn cuối cùng.
Xuất phát từ đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí, và đối tượng tính giá thành đã chọn. Để tính giá thành một cách chính xác hơn giúp các kế toán quản trị trong quá trình lập kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận tiện trong việc tính toán hiệu quả kinh tê từng giai đoạn. Công ty có thể áp dụng phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm ( kết chuyển tuần tự từng khoản mục…). Tuy nhiên, trong các giai đoạn cụ thể ở từng bước công nghệ. Theo phương pháp này thì sản phẩm của công ty trải qua 4 giai đoạn sản xuất liên tục. Sản phẩm của giai đoạn thứ nhất là bùn pate, thành phẩm của giai đoạn 2 là clinker, của giai đoạn 3 là xi măng bột, giai đoạn 4 là xi măng bao.
Giai đoạn 1: Tình giá thành bùn bate, chi phí sản xuất được tập hợp ở phân xưởng máy đá. Trong giai đoạn này có thể áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành bùn bate được chứa tại giếng bùn( sau khi loại trừ chi phí sản xuất phát sinh đầu kỳ và cuối kỳ). Nguyên vật liệu chính trong giai đoạn này là Đất sét, đá vôi và quặng sắt.
Giai đoạn 2: Tính giá thành của clinker, chi phí sản xuất được tập hợp chủ yếu ở phân xưởng Lò nung và phân xưởng Than mịn. Để tính giá thành clinker ta áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí. Tức là căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu chính ở giai đoạn trước chuyển sang kết hợp với chi phí sản xuất phát sinh ở 2 giai đoạn nghiền than và lò nung để xác định giá thực tế của clinker.
Giai đoạn 3: Tính giá thành xi măng bột, đối tượng tính giá thành ở giai đoạn này là xi măng rời với các mác phẩm cấp khác nhau như PC30, PC40 …. Bột xi măng tuy là sản phẩm dở dang của công ty song nó cũng là sản phẩm thương mại của công ty nên cũng được tính theo hệ số của xi măng PC30. Chi phí sản xuất của giai đoạn này tập hợp chủ yếu ở phân xưởng nghiền đóng bao. Ta có thể áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành. Theo phương pháp này căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn nghiền clinker và chi phí bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang để tính tổng giá thành cho các loại xi măng. sau đó căn cứ vào tổng gía thành các loại xi măng đã xác định được để xác định giá thành cho từng loại xi măng với các mác phẩm cấp khác nhau trên cơ sở hệ số theo sản phẩm thực tế của từng loại xi măng.
Giai đoạn 4: Tính giá thành xi măng bao , đối tượng tính giá thành ở giai đoạn này là xi măng bao với các mác phẩm cấp khác nhau. Việc tính giá thành ở giai đoạn này rất đơn giản ta chỉ cộng thêm vào giá thành xi măng rời chi phí tập hợp được ở giai đoạn đóng bao.
Giá thành xi măng đóng bao = giá thành xi măng rời + chi phí giai đoạn đóng bao.
Theo phương pháp này thì ta có thể biết được giá thành của từng gíai đoạn sản xuất sản phẩm hay có thể biết được giá thành nửa thành phẩm một cách chính xác thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế cho từng giai đoạn, từng phân xưởng sản xuất tạo điều kiện cho việc ghi chép kế toán nửa thành phẩm khi nhập kho và di chuyển giữa các phân xưởng khi có bán thành phẩm ra ngoài.
Mặt khác, với cách tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính nửa thành phẩm thì thuận tiện trong việc kiểm tra định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm thì thuận tiện trong việc đề ra các biện pháp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm vì kế toán quản trị có thể biết được tại giai đoạn nào của quá trình sản xuất thì chi phí bỏ ra nhiều và vượt mức quy định, từ đó có thể đề ra các biện pháp cho giai đoạn sản xuất đó. Khi công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính nửa thành phẩm thì khối lượng công việc tính toán sẽ nhiều hơn, phức tạp hơn. Theo cách tính này đòi hỏi các kế toán phải theo rõi chặt chẽ lượng chi phí trong từng giai đoạn sản xuất và đặc biệt là lượng thành phẩm của mỗi giai đoạn sản xuất nhập kho cũng như bán ra ,để tính một cách chính xác lượng chi phí sẽ chuyển sang giai đoạn sản xuất sau để giá thành của thành phẩm giai đoạn cuối được phản ánh theo từng khoản mục chi phí một cách chung thực.
Vì xi măng là sản phẩm chỉ tiêu thụ mạnh vào mùa xây dựng sự chênh lệch tương đối về mức tiêu thụ xi măng giữa mùa khô và mùa mưa gần gấp 2 lần nhưng cách tính lương cho mỗi bộ phận theo đơn giá và sản lượng mỗi tấn sản phẩm như đá bùn, clinker, xi măng… sản xuất ra. Do đó trong mùa mưa công ty vẫn phải sản xuất liên tục các ngày trong năm với công suất tối đa. do đó dẫn đến mùa mưa cung lớn hơn cầu nhưng mùa khô cung nhỏ hơn cầu nếu không có sự chỉ đạo điều hành tốt thì dễ dàng xẩy ra “ Sốt nóng” hoặc “ Sốt lạnh” theo mùa. Xi măng là sản phẩm khó bảo quản, nếu để tồn lâu không tiêu thụ được sẽ có hiện tượng bị đông cứng. Sau đó công ty sẽ mất chi phí nhân công đảo bao cho mềm xi măng. trong quá trình đảo bao sẽ làm tỷ lệ rách vỡ cao dẫn đến chi phí vỏ bao và chi phí nhân công đóng bao tăng lên. ngoài ra những bao xi măng bị đông cứng chất lượng không đảm bảo cho tái chế nghiền lại cùng với clinker sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xi măng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty… vì vậy để giá xi măng được bình ổn trên thị trường và giảm được chi phí thì công ty có thể sản xuất nhiều clinker vào mùa mưa để dự trữ cho sự thiếu hụt cung xi măng vào mùa xây dựng, và xi măng rời chứa trong silô tháo ra bao phù hợp với tình hình tiêu thụ và mức dự trữ hợp lý. Ngoài ra trong giai đoạn hiện nay nước ta chuyển sang giai đoạn mới có sự cạnh tranh gay gắt giưã các sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp quốc doanh với các liên doanh nước ngoài. Công ty xi măng Hải Phòng phải tiếp tục phương án sắp xếp lại tổ chức lưu thông tiêu thụ xi măng
Và phương thức kinh doanh mới sao cho phù hợp với cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay thực hiện được nhiệm vụ là công cụ chủ yếu của nhà nước tham gia bình ổn thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia như:
+ Công ty cần có các chính sách tích cực hơn với hệ thống cửa hàng bán lẻ , các nhân viên tiếp thị tại kho hàng .Đồng thời mở rộng phạm vi thâm nhập thị trường của sản phẩm với việc củng cố theo chiều sâu sự có mặt của sản phẩm mạng lưới bán hàng trực tiếp
+Công ty cần rà soát lại các đại lý của mình ,đối với những đại lý mạnh cần có sự hỗ trợ để triển khai công tác tiêu thụ độc lập .Đối với những đại lý có mức hoạt động tiêu thụ thấp cần phân tích các nguyên nhân yếu kém đó .Nếu nguyên nhân từ phía đại lý như thiếu điều kiện hoạt động thiếu nhân lực thì công ty phải có biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất .Nếu nguyên nhân từ phía thị trường đưa lại thì công ty triển khai các kế hoạch nghiên cứu thị trường để khắc phục
+ Công ty cần phải cây dựng chính sách khuyến khích mức tiêu thụ một cách hợp lý nhằm động viên các đại lý có thành tích trong việc tiêu thụ sản phẩm
+ Công ty nên tăng cường các mối quan hệ ngoại giao với bên ngoài có thể đẩy mậnh tiêu thụ sản phẩm. Như các chi nhánh công ty xuất khẩu của Việt nam và của nước ngoài . Đây là mối quan hệ giúp cho quá trình xuất khẩu tiểu nghạch và xuất khẩu phi mậu dịch hợp pháp của công ty
Một đặc trưng của công ty xi măng Hải Phòng là nguyên liệu chính như đá , đất sét , phụ gia,than …đều phải vận chuyển từ xa về nên cước phí vận chuyển cao,tỷ lệ hao hụt cao làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên . Do vậy công ty cần phải đưa ra tỷ lệ hao hụt hợp lý đồng thời đưa ra những biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm cho người lao động có trách nhiệm trong công tác quản lý.Ngoài việc công ty cần phải củng cố lại hệ thống kho tàng bến bãi ,công ty nên đưa ra các biện pháp đối đội vận tải trong khâu vận chuyển nguyên vật liệu clinker , thạch cao …từ cầu cảng về kho như trang bị bạt che để hạn chế việc tiêu hao vật liệu ngoài định mức và giảm ô nhiễm môi trường . Công ty cần phải đẩy mạnh bộ phận tiếp thị không những nghiên cứu thị trường đầu ra mà còn nghiên cứu thị trường đầu vào ,tìm được nhà cung cấp có giá cả thấp hơn và có chính sách chiết khấu cao
Để giảm bớt chi phí sửa chữa lớn công ty nên có một chế độ ưu đãi với những người thợ bậc cao đang vận hành và sửa chữa những cỗ máy đã trải qua hơn 100 năm lịch sử .Đồng thời nâng cao tay nghề cho những công nhân yếu kém để họ sử dụng và bảo quản thiết bị tốt hơn . Hơn nữa cần phải hạch toán đúng và đầy đủ chi phí sửa chữa lớn cho từng công trình để phản ánh chính xác giá thành
Chi phí tiền lương chiếm khoảng 11,6 % trong giá thành 1 bao xi măng , là một yếu tố quan trọng trong việc giảm chi phí và hạ giá thành .Công ty cần phải hoàn thiện định mức công nhân hơn nữa trên cơ sở kế thừa định mức truyền thống và đã được điều chỉnh sản xuất sản phẩm trước đó.Thường xuyên theo dõi công nhân sản xuất hàng ngày , tháng , tuần…từng giai đoạn ,để điều chỉnh kịp thời chính xác định mức theo từng công việc được giao tránh tình trạng lãng phí thời gian,tiết kiệm chi phí nhân công làm giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm .Bên cạnh đó vẫn tích cực sử dụng đòn bẩy kinh tế để nâng cao trách nhiệm của cán bộ của công nhân viên,có chế độ thưởng phạt nghiêm minh trong việc quản lý và sử dụng chi phí .Để thực hiện được như vậy cần phải phân loại ,bố trí đánh giá bậc thợ của công nhân , trình độ quản lý của cán bộ cho chính xác để đảm bảo trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất đồng đều .
Do công ty xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp nhà nước nên định mức tiền lương được khống chế theo định mức quy định cụ thể của nhà nước (khống chế mức tối thiểu và mức tối đa) .Đơn giá tiền lương của công ty hiện nay được thực hiện theo đánh giá của Tổng công ty xi măng Việt Nam tuân thủ theo nguyên tắc tốc độ tăng năng suât lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân . Do đó để tăng năng suất lao động công ty nên bố trí lại hệ thống kho tàng gần nơi sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất chú trọng việc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân . Đi đôi với việc đầu tư phát triển sản xuất , công ty cần phải đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có và cho công trình xây dựng mới đang chuẩn bị thi công ở Thuỷ Nguyên- Minh Đức. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề , bức bách và tiêu tốn một lượng kinh phí không nhỏ . Nhưng để có thể thu được sản phẩm có chất lượng ngày càng cao trước tiên cần đào tạo cho được những con người đáp ứng yêu cầu vận hành nhà máy mới sản xuất xi măng có công nghệ tiên tiến hiện đại . Vì vậy , công ty cần phải nghiên cứu phương án đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác đào tạo .Chất lượng đào tạo cao không những tăng năng suất lao động mà người công nhân còn sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị hiệu quả làm cho chi phí sửa chữa lớn giảm đi.
Kết luận
Trong mỗi doanh nghiệp , đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Để có thể đứng vững trên thị trường , nhất là trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm vì doanh nghiệp chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm khi giá bán sản phẩm phù hợp với khả năng của người tiêu dùng
Với nhận thức như vậy công ty xi măng Hải Phòng đã cố gắng tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm , lấy chất lượng làm phương châm sản xuất .Trong mấy năm gần đây công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm . Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ kế toán công ty . Đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm trong việc quản lý tốt chi phí sản xuất và tìm ra biện phấp nhằm giảm hao hụt ngoài dịnh mức
Vì thời gian có hạn và nhận thức còn hạn chế bài luận văn của em chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của công tác kế toán tập hợp chi phí , tính giá thành sản phẩm chắc chắn còn nhiều thiếu sót em mong có sự góp ý phê bình của các thầy cô cũng như các cô chú trong phòng kế toán tài chính của công ty xi măng Hải Phòng
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
1
Phần I: Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
3
I. ý nghĩa, vị trí tổ chức, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
3
1. Khái niệm chi phí sản xuất và tính gía thành
1.1 Chi phí sản xuất
4
1.2 Giá thành
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2. Sự cần thiết của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
5
3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
6
II. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành
6
1. Phân loại chi phí sản xuất
7
1.1 Phân loại theo yếu tố
1.2 Phân loại theo khoản mục
8
1.3 Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí
1.4 Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc
2. Phân loại giá thành sản xuất
9
2.1 Phân theo thời gian
2.2Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
10
III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
10
1. Chi phí sản xuất
1.1 Đối tượng của chi phí sản xuất
1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
11
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
12
2.2.1 Phương pháp trực tiếp
2.2.2 Phương pháp tổng cộng
2.2.3 Phương pháp hệ số
14
2.2.4 Phương pháp tỷ lệ
2.2.5 Phương pháp loại trừ
15
2.2.6 Phương pháp liên hợp
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở một số loại hình doanh nghiệp
15
a. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
b. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
c. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống định mức
17
d. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
IV.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
19
A. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
a. Khái niệm và cách thức tập hợp, phân bổ
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán
2. Hạch toán chi phí NCTT
20
a. Khái niệm và cách thức tập hợp, phân bổ
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán
21
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
a. Khái niệm và cách thức tập hợp, phân bổ
b. Tài khoản sử dụng
c. Phương pháp hạch toán
22
4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
a. Tổng hợp chi phí sản xuất
b. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
24
B. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
26
V. Tổ chức sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
28
Phần II. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành tại công ty xi măng Hải phòng
29
I. Đặc điểm chung của công ty xi măng Hải Phòng
1. Quá trình thành lập và phát triển
32
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
3. Đặc điểm tổ chức của công ty
33
4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty XMHP
37
5. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất của công ty XMHP
42
II. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty XMHP
45
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành
2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty XMHP
46
2.1 Chi phí NVL trực tiếp
47
2.2 Chi phí NCTT
54
2.3 Chi phí sản xuất chung
60
2.4 Phương pháp hạch toán sản phẩm dở dang
67
2.5 Tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP
Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành
tại công ty XMHP
72
I. Một số ưu điểm và tồn tại cần hoàn thiện
72
II. Một số ý kiến đóng góp
78
Kết luận
86
Tài liệu tham khảo
90
Tài liệu tham khảo
1. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính - 1995
2. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Chủ biên PTS. Đặng Thị Loan - Nhà xuất bản Giáo dục - 1996
3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh - Phạm Văn Dược - Nhà xuất bản Thống kê - 1996
4. Kế toán chi phí - Nathan S.Lavin - Nhà xuất bản Thống kê - 1994
5. Lý thuyết kiểm toán - GS.PTS. Nguyễn Quang Quynh - Nhà xuất bản Giáo dục - 1996
6. Phân tích hoạt động kinh doanh - PGS.PTS. Phạm Thị Gái - ĐH Kinh tế Quốc dân. 1996.
7. 150 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê - 1995
8. Tạp chí Tài chính, Kế toán - Nhà xuất bản Tài chính
9. Kế toán tài chính doanh nghiệp. Nguyễn Văn Công. Trường Đại học Kinh tế quốc dân
10. Lịch sử 100 năm Nhà máy xi măng Hải Phòng. 1999
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1265.doc