Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh

Tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh: ... Ebook Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cho đến nay chúng ta đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặt biệt là các doanh nghiệp, sau một thời gian ngỡ ngàng trước cơ chế thị trường nay đã phục hồi và vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải được hạch toán để biết rõ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó giảm chi phí sản xuất tới mức hợp lý, hạ thấp giá thành để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên kinh tế thị trường. Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được tổ chức tương đối tốt song còn nhiều điều cần phải hoàn thiện hơn. Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần quảng cáo đông nam , với mong muốn cùng Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh”. Chuyên đề tốt nghiệp này được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh. Trong quá trình học tập và tìm hiểu thực tế em đã cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để chuyên đề tốt nghiệp đạt được kết quả tốt. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh và Cô giáo hướng dẫn thực tập đã giúp em thực hiện tốt chuyên đề này. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có 3 yếu tố cơ bản: + Đối tượng lao động + Tư liệu lao động + Sức lao động Việc sử dụng các yếu tố lao động phục vụ cho quá trình sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp đồng thời phải chi ra những chi phí tương ứng.Tương ứng với việc sử dụng, tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu... là những chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí về khấu hao tài sản cố định; tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cơ chế hạch toán kinh doanh thì mọi chi phí đều được biểu hiện dưới hình thức giá trị- tức là tiền. Chi phí tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí về lao động sống, chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá. Một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến sản xuất ra sản phẩm lao vụ dịch vụ còn có những hoạt động kinh doanh và hoạt động khác không mang tính chất sản xuất như: hoạt động quản lý, hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Vì vậy cần phải hiểu rõ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh thì chi phí sản xuất phải được hạch toán theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất Theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí ( theo yếu tố) Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố chi phí sản xuất sau: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các loại chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong các hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ đã mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí... phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã nêu ở trên. Theo mục đích công dụng của chi phí ( theo khoản mục) Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất.Trên cơ sở căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia ra thành các khoản mục chi phí sau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên (phân xưởng, đội, trại sản xuất) Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội, trại) như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích BH... cho nhân viên quản lý, nhân viên kế toán, thống kê, công nhân vận chuyển sửa chữa ở phân xưởng, đội sản xuất.v.v Chi phí vật liệu Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí dụng cụ sản xuất Phản ánh chi phí về công cụ - dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng, đội sản xuất như khuôn mẫu, dụng cụ bảo hộ lao động... Chi phí khấu hao TSCĐ Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, đội sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, nhà xưởng... Chi phí dịch vụ mua ngoài Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất như chi phí về điện, nước, điện thoại... Chi phí khác bằng tiền Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên, phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất. Ngoài các cách phân loại trên thì có thể phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ (chi phí bất biến, chi phí khả biến); phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp). 1.3 Đối tượng hạch toán chi phí Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải hạch toán nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Để xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay từng giai đoạn, từng phân xưởng tổ đội sản xuất. Tuỳ theo quy trình công nghệ, đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. 1.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.4.1Hạch toán chi phí sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.4.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp , lâm nghiệp, gtvt... Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nhất là đối với ngành sản xuất công nghiệp. Chi phí NVL trực tiếp thường được xây dựng thành định mức chi phí và tổ chức quản lý chúng theo định mức. Thông thường chi phí NVL trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng hạch toán chi phí, khi đó có thể tổ chức hạch toán chi phí theo phương pháp ghi trực tiếp. Trong trường hợp NVL sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng không thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng thì phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ cho hợp lý.Để tiến hành phân bổ chi phí NVL cho các đối tượng có liên quan ta dùng công thức: åC Ci = * Ti n åTi i=1 Trong đó : Ci : Chi phí NVL phân bổ cho đối tượng thứ i C: Tổng chi phí NVL đã tập hợp cần phân bổ T: Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất... Tổng chi phí NVL trực tiếp trong kỳ được xác định Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ = Trị giá NVL xuất sử dụng trong kỳ + Trị giá NVL còn Đkì ở địa điểm sản xuất - Trị giáNVL còn cuối kì chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi Để hạch toán và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- CP NVL trực tiếp. Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp TK152,153 TK621 TK152 TK133 TK331 Trị giá NVL còn chưa SD và phế liệu thu hồi Trị giá NVL xuất dùng cho sx Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp cho sx Trị giá NVL thực tế dùng trực tiếp cho sx Trị giá NVl mua ngoài Thuế GTGT đầu vào TK111,112,141 TK154 1.4.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí nhân công thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà không hạch toán trực tiếp được thì có thể hạch toán chung sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí tiền công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất... Để hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Sơ đồ 2 : Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154 TK335 TK338 Lương chính, lương phụ và phụ cấp phải trả cho công nhân sx Kết chuyển CP nhân công cho các đối tượng chịu CP Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sx Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tiền lương của CN sx 1.4.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí ngoài hai khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, phát sinh ở phân xưởng, đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất, chi phí VL - CCDC dùng ở phân xưởng, đội sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ... Để phục vụ cho yêu cầu quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, từng đội sản xuất. Cuối tháng chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng hoặc theo địa điểm. Trường hợp phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì chi phí sản xuất chung được tiến hành phân bổ, có thể theo nhiều tiêu thức: phân bổ theo chi phí tiền công trực tiếp, theo chi phí VL trực tiếp, theo định mức chi phí sản xuất chung... Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung Sơ đồ 3 : Hạch toán chi phí sản xuất chung TK334,338 TK627 TK154 TK152 TK153 TK142 TK111,112,141 TK331 TK133 Chi phí nhân công Chi phí NVL K/c CP sx chung đã tập hợp và phân bổ cho các đối tượng có liên quan Chi phí CC -DC CP khác = tiền Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí mua ngoài Thuế GTGT được khấu trừ TK214 Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, TK 627 được mở chi tiết theo từng yếu tố và cuối kỳ phải kết chuyển vào TK TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc TK 631 - Giá thành sản xuất sản phẩm 1.4.1.4. hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi hạch toán riêng từng khoản mục, được kết chuyển để hạch toán chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. * Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp được trình bày qua sơ đồ 4 Sơ đồ 4: Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK152 TK621 TK154 TK621 TK138 TK155 TK632 TK157 TK627 Cuối tháng kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Bồi thường phải thu do sản xuất hỏng Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho Giá thành sản xuất sản phẩm lao vụ không qua kho Cuối tháng kết chuyển chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất sản phẩm lao vụ gửi bán 1.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được hạch toán trên các tài khoản: TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 - Chi phí sản xuất chung Tuy nhiên do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc hạch toán chi phí được thực hiện trên TK 631- Giá thành sản xuất Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được trình bày qua sơ đồ 5 Sơ đồ 5 : Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK631 TK154 TK611 TK621 TK611,138,821 TK622 TK627 Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Phế liệu, SP hỏng, trị giá SP hỏng bắt bồi thường Chi phí SX chung Kết chuyển chi phí SXDD đầu kỳ Kết chuyển chi phí SXDD cuối kỳ 1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn cần phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Các doanh nghiệp thường có quá trình sản xuất liên tục và xen kẽ nhau nên vào thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có một khối lượng sản phẩm dở dang. Trong trường hợp này chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành và chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang. Để có thể tính toán chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành ta phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Khi tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán phải dựa vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp. Thông thường doanh nghiệp sử dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí NVL trực tiếp còn chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu Công thức tính: D đk + Cn Dck = * Sd S tp + Sd Trong đó: D ck,đk : Chi phí của sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ Cn : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ S tp,d : Số lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ Nếu doanh nghiệp có hạch toán riêng chi phí NVL chính trực tiếp sản xuất thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL chính trực tiếp sản xuất. Phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. 1.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này trước hết kế toán phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương... Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức: Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ sản xuất như chi phí NVL trực tiếp D đk + C n Dck = --------------------- * Sd Stp + S d Đối với các chi phí bỏ dần vào một lần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung D đk + C n Dck = -------------------- * S‘d Stp + S’d S‘d : khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành phẩm tương đương Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương thích hợp với những sản phẩm có tỉ trọng chi phí NVL trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. 1.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức, kế hoạch. Phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó hạch toán lại cho từng loại sản phẩm. 2. HẠCH TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm (lao vụ, dịch vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Qua khái niệm trên ta thấy về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau, chúng đều là những hao phí về lao động và các hao phí khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau. - Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ phát sinh chi phí, giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã sản xuất hoàn thành. -Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 2.2 Các loại giá thành sản phẩm - Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành thì giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: + Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. + Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. -Theo phạm vi tính toán( phạm vi các chi phí cấu thành) thì giá thành sản phẩm được chia làm 2 loaị: + Giá thành sản xuất( giá thành công xưởng): bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm( CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung) tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành. + Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và CPBH, CPQL doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán khi sản phẩm, công việc, lao vụ đã được xác định là tiêu thụ. 2.3 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. - Về mặt tổ chức: + Nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành. + Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính giá thành. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành. - Về mặt quy trình sản xuất: + Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì khối lượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. + Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng cũng có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý. 2.4 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp.Trong trường hợp tổ chức sản xuất nhiều,chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ , liên tục thì thời điểm tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản phẩm dài sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, sản phẩm đã hoành thành. 2.5 Các phương pháp tính giá thành 2.5.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã hạch toán trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức: Z = C + D đk - Dck Giá thành đơn vị Z Z : tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành z = --------- z : giá thành đơn vị S C: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ 2.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là quy trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở công nghệ sản xuất cuối cùng, hoặc nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Tương ứng với 2 đối tượng tính giá thành có 2 cách tính giá thành phân bước Cách 1: Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Áp dụng cho đối tượng tính giá thành là thành phẩm và nửa thành phẩm bước trước Sơ đồ 6: Kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n CP NVL chính bỏ vào 1 lần từ đầu Giá thành nửa TP gđ1 chuyển sang Giá thành nửa TP gđ n-1 chuyển sang + + + Chi phí sản xuất khác ở gđ 1 Chi phí sản xuất khác ở gđ 2 Chi phí sản xuất khác ở gđ n Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm gđ 1 Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm gđ 2 Tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm Cách 2: Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Sơ đồ 7 : Kết chuyển chi phí song song Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n CP sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 CP SX phát sinh ở giai đoạn 2 CP SX phát sinh ở giai đoạn n Chi phí sx của giai đoạn 1 trong TP CP SX của giai đoạn 2 trong TP CP SX của giai đoạn n trong TP Kết chuyển song song từng khoản mục Giá thành sản xuất của thành phẩm Chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm được tính toán theo công thức sau: D đk + Ci Czi = * Stp Stp + Sdi và sau i Trong đó: Czi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm Dđki : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i Ci : Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i Sdi và sau i : Số lượng sản phẩm dở dang của giai đoạn i và gđ sau i Stp : Số lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối. Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành thành phẩm theo công thức: n Ztp = å Czi i=1 2.5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hoặc hàng loạt vừa theo các đơn đặt hàng. Chu kỳ sản xuất dài, riêng rẽ, chi phí được hạch toán theo từng giai đoạn sản xuất và có chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một phiếu tính giá thành. Trên cơ sở chi phí sản xuất đã hạch toán theo từng giai đoạn sản xuất( có chi tiết cho từng đơn đặt hàng) tiến hành lấy số liệu chi phí để ghi vào phiếu tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi đơn đặt hàng đã hoàn thành kế toán hạch toán chi phí trên phiếu tính giá thành sẽ được tổng giá thành và giá thành đơn vị cuả sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó. 2.5.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại NVL, kết quả sản xuất đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau: - Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1. Tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. = Si * Hi Si : Sản lượng thực tế của loại sản phẩm i Hi : Hệ số quy định cho sản phẩm loại i - Tính tổng giá thành cho cả liên sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cho cả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất của sản phẩm dở đầu kì và cuối kì. - Tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của loại sản phẩm chia cho tổng sản lượng các loại sản phẩm đã tính đổi nhân với sản lượng đã tính đổi của từng loại sản phẩm. - Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. 2.5.5. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ Áp dụng khi cùng một quy trình sản xuất, cùng sử dụng một loại NVL nhưng kết quả sản xuất bao gồm nhóm sản phẩm cùng loại có nhiều quy cách phẩm chất khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng hạch toán chi phí là cả quy trình sản xuất nhưng đối tượng tính giá thành là từng quy cách, kích cỡ, phẩm chất sản phẩm. Cách tính: = Xác định tỉ lệ giá thành Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm từng khoản mục Tiêu chuẩn phân bổ Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục = * Tổng giá thành thực tế từng quy cách Tiêu chuẩn phân bổ trong từng quy cách Tỉ lệ giá thành 2.5.6. Phương pháp loại trừ chi phí Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ song lại cần tính giá thành cho sản phẩm chính. Vì vậy cần loại trừ chi phí trong sản phẩm phụ. Zc = Dđk + C - Dck - Cp Cp : chi phí sản phẩm phụ cần loại trừ được xác định theo một trong các cách sau: - Dựa vào chi phí sản xuất kế hoạch - Xác định tỉ trọng chi phí sản xuất của sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất đã đầu tư từ đó xác định được từng khoản mục chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. 2.5.7. Phương pháp tính giá thành định mức Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có điều kiện sản xuất ổn định, đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, phương pháp quản lý nói chung đặc biệt là quản lý định mức đã có quy củ, trình độ cán bộ chuyên môn vững. ND của phương pháp: - Trước hết cần căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. - Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất trực tiếp phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. - Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang nếu có. Trên cơ sở đó giá thành thực tế của số sản phẩm sản xuất trong kỳ được tính bằng công thức: Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm + Chlệch do thay đổi định mức - Chlệch do thoát ly định mức Mỗi một phương pháp tính giá thành trình bày ở trên có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong những điều kiện khác nhau. Trong cùng một doanh nghiệp, việc áp dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau và tất yếu ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm, cuối cùng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh ngh._.iệp. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý hết sức quan trọng đối với từng doanh nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH. Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh là doanh nghiệp TNHH kinh doanh tự hạch toán kinh tế , có tư cách pháp nhân , có trụ sở và con dấu riêng. Công ty TNHH Quảng cáo Nhật Minh thành lập ngày 08/7/2003 Giấy phép đăng ký kinh doanh số0102009232 do Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội cấp. Mã số thuế: 0101387868 Địa chỉ: Số 30 ngõ 109 đường Cầu Giấy, Hà Nội. Công ty TNHH Quảng cáo Nhật Minh Được thành lập với sự góp vốn: Bà Đặng Thị Thu Hương – Giám Đốc Bà Nguyễn Thị Hoài Phưong - Kế toán trưởng. Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh có tư cách pháp nhân tự hạch toán, kế toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.Tự chịu trác nhiệm tước pháp luật về ngành nghề kinh doanh của mình và bình đẳng trước pháp luật. 2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH: Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh được thành lập với chức năng chính là: In ấn bao bì, nhãn mác tờ rơi, tờ gấp, cataloge, sách ảnh, lịch, sách báo, tạp chí v.v.Các loại và các dịch vụ liên quan đến in , bao bì ( trừ những loại nhà nước cấm). Sản xuất biển quảng cáo trên mọi chất liệu. Trang trí nội ngoại thất, mua bán vật tư thiết bị ngành in, ngành quảng cáo, tư vấn thiết kế quảng cáo... Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh có trách nhiệm: nghiên cứu và sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí và mục đích thành lập. Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Bảo toàn và phát triênt vốn của công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và nhiệm vụ đối với Nhà Nước. thực hiện phân phối theo lao động và không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghề nghiệp nói chung và trình độ văn hoá nói riêng.Khoa học kĩ thuật và chuyên môn cho cán bộ và công nhân viên trong công ty. Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. 2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ Trong thời điểm đất nước đang phát triển,đời sống của người dân ngày càng nâng cao nhu cầu về sách , báo , tạp trí ,ấn phẩm văn hoá khác v.v cũng này càng tăng. Các doanh nghiệp được mở ra tự do kinh doanh, tự do sản xuất, để làm lợi cho công ty mình. Trên thị trường hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp in chình vì vậy mà công nghệ in thiết kế quảng cáo đã ra đời và phát triển nhanh chóng.Trong in ấn ta có thể dùng nhiều hình thức: thủ công có , máy móc có , v.v. .Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh cũng đã có những đổi mới trong việc tổ chức sản xuất khinh doanh nhằm nây cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường. Công ty đã lập ra quy trình công nghệ hợp lý bao gồm 3 quy trình : _ Quy trình công nghệ ở bộ phận chế bản. _ Quy trình công nghệ ở bộ phận in offset. _ Quy trình công nghệ gia công sản phẩm in. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty là một quy trình khép kín : + Khách tới liên hệ với phòng hành chính tổng hợp đặt in , hai bên thoả thuận giá cả nếu thống nhất thì phòng quản lý tổg hợp lập hợp đồng trình giám đốc ký duyệt. + Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên phòng quản lý tổng hợp lập lệnh sản xuất và triển khai sản xuất từ khâu chế bản in tới khi sản phẩm in được hoàn thành thành. + kiểm tra chất lượng , bao gói sản phẩm , ấn phẩm hoàn chỉnh nhập kho thành phẩm. + Phân xưởng in chuyển lệnh sản xuất , mẫu ấn phẩm tương ứng về phòng kế toán tài vụ thanh toán hợp đồng giao cho khách hàng. Chế bản ---------> In offset ---------> Đóng gáy 2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. Để quản lí điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp , mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp , tuỳ thuộc vào điều kiện , đặc điểm sản xuất kinh doanh mà cụ thể là thành lập ra bộ máy quản lý thích hợp , hiệu quả mà chi phí quản lý thấp nhằm tập chung vốn cho hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao , Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tương đối hoàn chỉnh , bao gồm : Giám Đốc và các Phòng nghiệp vụ quản lý thường trực khác nhau một cách gọn nhẹ và linh hoạt, thích ứng phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh đã quy tụ một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, năng động nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH: GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch bán hàng Phòng thiết kế chế bản Phòng kĩ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính quản lý tổng hợp Bộ phận in lưới Bộ phận in máy Bộ phận cắt xén Bộ phận đóng gấp Giám đốc công ty : Là chủ doanh nghiệp đứng dầu bộ máy của công ty có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền ra quyết định, quyền điều hành và quản lý công ty theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước công ty về việc quản lý và sử dụng vốn , tài sản cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phòng tài chính kế toán : Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc về việc bảo tồn , phát triển vốn , sử dụng vốn có hiệu quả , mang lại lợi nhuận cao, có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính, hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính về việc thu chi trong năm, quản lý quá trình luân chuyển hàng hoá ( nhập vào , xuất ra. Chuẩn bị kinh phí để cung cấp nguồn hàng, đảm bảo tính liên tục của kinh doanh, cuối cùng phân tích hiệu quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Từ đó đề xuất với giám đốc những biện pháp cụ thể nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy hàng bán. Phòng hành chínhquản lý tổng hợp : Tham mưu trực tiếp cho giám đốc về tình hình tôt chức lao động, tiền lương trong công ty .Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tuyển dụng , đào tạo đội ngũ nhân viên, đảm bảo đáp ứng lực lượng phục vụ cho từng thời kì kinh doanh cũng như hệ thống tiêu thụ lâu dài. Theo dõi và đưa ra các chính sách khen thưởng, kỉ luật nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh, tổ chức và quản lý sắp xếp bố trí hơp lý cho các bộ phận trong công ty, lập quỹ lương , chế độ bảo hiểm lao động chocán bộ công nhân viên công ty. • Phòng kế hoạch bán hàng : Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch và điều độ nghiên cứu - sản xuất , nghiên cứu thị trường, mua các yếu tố đầu vào, bán các yếu tố đầu ra , lập chương trình quảng cáo, tiếp cận với khách hàng. Tổ chức nghiên cứu và phát triển thị trường, đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra các phương pháp kinh doanh có hiệu quả . Thâm nhập sản phẩm vào thị trường đảm bảo chiến lược kinh doanh của công ty từng tháng từng năm và tương lai lâu dài, đảm bảo cho việc ngày càng đưa ra thị trường nhiều mẫu mã và sản phẩm mới . Thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm , kết hợp với các nhà cung cấp sản phẩm để lập ra các chiến lược kinh doanh, xúc tiến nhằm thúc đẩy kinh doanh . Giúp phòng tổ chức lao động tiền lương đưa ra các chính sách thưởng phạt cho từmg sản phẩm , từng sáng kiến , từng hiệu quả...Nhằm tăng doanh thu bán hàng. Giúp phòng kế toán có phương án mua , nhập hàng , dự trữ hàng hoá đảm bảo tính liên tục kinh doanh mà không bị lưu đọng hàng hoá và vốn. • Phòng thiết kế chế bản : Phòng này chịu trách nhiệm thiết kế tạo mẫu cho sản phẩm , ra maket theo yêu cầu của từng đơn đặt hàng . Phòng này còn có chức năng hỗ trợ cho phòng kế hoách bán hàng nghiên cứu thị trường , tạo ra nhiều sản phẩm và mẫu mã mới để phòng bán hàng có thể lập chương trình quảng cáo , tiếp cận thu hút khách hàng . Phòng kĩ thuật : Kiểm tra lại những việc mà phòng thiết kế đã tạo ra , cùng với bộ phận thiết kế cung cấp nhiều giải pháp mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng - tối ưu nhất trong đầu tư . xây dựng về quản lý các quy trình công nghệ sản xuất , các loại sản phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng , nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm và mẫu mã mới . Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất phát triển công nghệ in ấn và thiết kế quảng cáo. Qua việc nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý của công ty có thể thấy Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh đã có một cơ cấu tổ chức quản lý tương đối hoàn thiện , khoa học và linh hoạt, phù hợp với điều kiện của công ty và nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay . Với cách thức quản lý gọn nhẹ , chức trách rõ ràng không bị vướng mắc khi xử lý tình huống , các chỉ thị mệnh lệnh được truyền đạt trực tiếp nhanh gọn không qua nhiều khâu trung gian , bên cạnh đó bộ máy quản lý vẫn còn tồn tại những vấn đề sau : Đội ngũ cán bộ công nhân viên trình độ chuyên môn ở một số lĩnh vực tin học chưa sâu nên hoạt động kinh doanh còn hạn chế , do đôi lúc còn chưa đáp ứng được mong muốn của khách hàng và phát triển sản phẩm , phát triển thị trường của công ty . Giám đốc công ty đòi hỏi phải là người có trình độ quản lý giỏi , hiểu biết sâu rộng về thị trường, về sản phẩm cũng như nghiệp vụ chuyên môn, phải có tính cứng rắn quyết đoán trong điều hành quản lý thì mới điều hành được mô hình quản lý trực tuyến này. Việc sử dụng các chính sách về lao động tiền lương đôi khi chưa thoả đáng do đó chưa kịp thời khuyến khích động viên người lao động hoàn thành nhiệm vụ của họ. 2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán : Cùng với nhiệm vụ và vai trò của mình , xuất phát từ đặc điểm của tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh , bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung. Tức là toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán tài chính. Tại đây nhân viên kế toán sẽ tập hợp số liệughi sổ, hạch toán chi phí, tính kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính. Tất cả các tài liệu chứng từ ban đầu đều được thu thập và tập trung tại phòng kế toán để xử lý .Vì Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh là một doanh nghiệp vừu và nhỏ nên việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung là phù hợp , đảm bảo sự tập trung thống nhất đối với công tác kế toán . Phòng kế toán tài chính gồm : 5 người được phân công nhiệm vụ theo chuyên môn của từng người : Kế toán trưởng : Phụ trách chung, có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán thống kê phân tích thông tin kinh tế trong công ty. Tập hợp số liệu trong kỳ để lập báo cáo tài chính. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ , thể lệ về quản lý kế toán tài chính và chế độ kế toán. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy tài chính kế toán giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác tài chính của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán. Kế toán trưởng của công ty có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ kế toán trưởng do Nhà Nước đặt ra. Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, báo cáo với kế toán trưởng để tính giá thành sản phẩm. Theo dõi tình hình tăng, giảm và tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), đông đốc kiểm tra công việc kế toán hàng ngày của công ty. Kế toán thanh toán: Theo dõi các chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để mở sổ chi tiết tình hình thanh toán cho các hoạt động của công ty như ( thanh toán tiền hàng, tiền lương, tiền mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm....). Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh vào chứng từ sổ sách tiền gửi , tiền vay ngân hàng. Kế toán tài sản cố định : Ghi chép , tổng hợp chính xác số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có. Đồng thời tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất, theo dõi lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định . Thủ quỹ : Là người thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ hợp lệ, hợp pháp kiêm nhiệm bảo quản các chứng từ sổ sách, con dấu của công ty SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH : Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán TS cố định Thủ quỹ 2.4. Đặc điểm hệ thống các chứng từ kế toán tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh. Hiện nay Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ đó là : Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ : Dùng để đăng kí chứng từ ghi sổ đã lập và để hệ thống hoá thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Số hiệu của chứng từ ghi sổ do kế toán viên lập , chứng từ ghi sổ được sắp xếp trật tự theo số tự nhiên trong suốt niên độ kế toán ở sổ đăng kí chứng từ ghi sổ hoặc có thể ghi theo từng quý ( kỳ kế toán). Sổ cái : Là sổ tài khoản cấp 1 , có thể đóng thành quyển hoặc tờ rời song phải đánh số trang và đăng kí theo quy định. - Ngoài các chứng từ sổ sách trên còn có các chứng từ khác được sử dụng trong công ty như : Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Bảng chấm công Bảng thanh toán lương sản phẩm Phiếu thu, chi tiền mặt Thẻ kho - Hoá đơn bán hàng... - Về hệ thống tài khoản, hiện nay Công ty đang sử dụng 36 tài khoản bao gồm: TK111, 112, 131, 138, 139, 141, 152, 153, 211, 212, 214, 311, 331, 333, 334, 338,3 41, 411, 416, 421, 441, 461, 431,5 11, 621, 622, 627, 631, 642, 821, 911... * Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc ghi vào bảng kê theo thứ tự thời gian đồng thời phân loại để ghi vào sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết, bảng phân bổ. Cuối tháng cộng số liệu trên các sổ kế toán chi tiết, bảng phân bổ, bảng kê để ghi vào nhật ký chứng từ và sổ cái. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh. Sổ chi tiết Sổ quỹ Chứng từ gốc Bảng kê Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú: II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH . 1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm người quản lý nắm được tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, đầy đủ, kịp thời là công việc cần thiết cấp bách ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh là vừa và nhỏ nhưng sản phẩm của Công ty lại hết sức đa dạng, mỗi đơn đặt hàng là những sản phẩm với yêu cầu về mẫu mã và chất lượng khác nhau. Do đó hạch toán toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Từ đó đòi hỏi kế toán phải đi sâu quản lý chặt chẽ theo từng loại sản phẩm. 2. Hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh 2.1.Cấu thành chi phí Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó tất yếu phải tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kế toán phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. - Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: + Chi phí về NVL chính: giấy + Chi phí về NVL khác: mực, kẽm,lô in, các hoá chất khác... + Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất: găng tay, khẩu trang... - Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên quản lý phân xởng, nhân viên quản lý v.v. - Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí về điện, nước, điện thoại phục vụ cho nhu cầu của Công ty, các chi phí về phim, gia công, cán láng... 2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh có nhiệm vụ hoạt động gia công in ấn các loại sách, báo, tạp chí, nhãn, mác.v.v . Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành dựa vào các đơn đặt hàng của khách hàng với khối lượng sản phẩm in luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất được bố trí thành các bước công nghệ rõ ràng và khép kín. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty lại mang tính chất đặc thù riêng của ngành in, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục gối đầu nhau. Xuất phát từ những điều kiện cụ thể đó của Công ty và để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 2.3. Phương pháp hạch toán chi phí 2.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp - Đặc điểm NVL của Công ty NVL là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất, nó là yếu tố chính nhằm tạo ra sản phẩm. Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh với hoạt động chính là gia công in ấn do đó NVL mà Công ty sử dụng là những vật liệu mang tính chất đặc thù của ngành in, gồm giấy, mực , kẽm, lô in, vật liệu và các hoá chất khác.... Chi phí NVL của Công ty thường chiếm tới 75% giá thành sản phẩm, đó là một tỉ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời chi phí vật liệu có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. NVL của Công ty được hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2 và chia làm những loại sau: Loại 1 : Giấy, được theo dõi trên tài khoản 1521. Đây được coi là vật liệu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty. Chi phí vật liệu giấy thường chiếm tới 60% - 70% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Loại 2 : Bao gồm toàn bộ các chi phí khác như mực, kẽm, lô in, hoá chất các loại...Đây là những vật liệu góp phần nâng cao tính năng hoàn thiện sản phẩm in. Kế toán vật liệu tiến hành hạch toán toàn bộ các khoản chi phí vật liệu kể trên vào chi phí NVL trực tiếp. Ngoài ra kế toán NVL còn tính vào chi phí NVL trực tiếp cả các chi phí về CCDC như : khẩu trang, găng tay,... phục vụ cho sản xuất. Vật liệu giấy của Công ty được chia thành nhiều chủng loại khác nhau như: giấy offset, giấy couches, giấy woodfee... Trong mỗi loại giấy này lại có nhiều loại và khác nhau về định lượng cũng như khuôn khổ. VD: Bãi bằng - 60 g/ m2 ( 39*54 ) Couches - 150 g/ m2 (79*109) Couches - 105 g/ m2 (79*109) Có thể thấy rằng vật liệu về giấy của Công ty rất đa dạng nên khi có hợp đồng được ký kết với khách hàng, Công ty phải dựa theo tính chất kỹ thuật, yêu cầu của sản phẩm, xem khách hàng đặt mẫu mã đơn giản hay phức tạp, với giá cả là bao nhiêu để lựa chọn loại giấy cho thích hợp với hợp đồng. Về mực cũng như giấy, chủng loại Công ty sử dụng rất đa dạng, có nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau như: mực đen, mực đỏ, mực xanh, mực vàng... trong mỗi loại mực lại bao gồm mực của Nhật, Trung Quốc, Đức, Đài Loan....Do tính chất đa dạng như vậy nên khi đặt hàng, khách hàng phải nói rõ sản phẩm của mình cần màu sắc gì và có mẫu mầu kèm theo để trong quá trình sản xuất công nhân có thể theo đó mà lựa chọn các loại mực cho thích hợp với những mẫu mã kiểu cách của khách hàng đặt. Như vậy trong quá trình sản xuất Công ty chỉ được tiến hành sản xuất sau khi đã ký hợp đồng in với khách hàng. Việc hạch toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh hiện nay được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại NVL được hạch toán một cách thường xuyên liên tục. - Trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Khi một hợp đồng được ký với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ lập một lệnh sản xuất, ghi rõ những yêu cầu về sản phẩm in, phân xưởng khi tiến hành sản xuất sẽ dựa trên lệnh sản xuất đó viết phiếu xin lĩnh vật tư đưa lên phòng kế toán để phòng kế toán viết phiếu xuất vật tư. Biểu 1 Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh PHIẾU XUẤT VẬT TƯ Số 57 Ngày 10 tháng 10 năm 2008 Tên đơn vị lĩnh : Hoài Trung (Máy 560) Lĩnh tại kho : An Dương STT Tên tài liệu ĐVT SL Đơn giá(đ) Thành tiền Ghi chú 1 Dầu hoả lít 10 3700 37.000 2 Mực đỏ nhật kg 01 110.830 3 Kẽm TQ tấm 50 54.930 2.746.500 4 Lỡi dao trổ nhỏ hộp 01 20.000 5 Xà phòng hộp 03 4.000 12.000 Cộng thành tiền (viết bằng chữ) Người lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trưởng đơn vị Hiện nay NVL xuất kho được Công ty xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Các vật liệu như mực, vật liệu khác thì kế toán không xác định được riêng cho từng đơn đặt hàng nhưng riêng vật liệu giấy thì kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xin xuất giấy do phòng kế hoạch đã tính toán cho từng đơn đặt hàng để viết phiếu xuất giấy. Biểu 2 Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh PHIẾU XUẤT GIẤY Số 125 Ngày 15 tháng 10 năm 2008 Tên đơn vị lĩnh : Anh Hùng (Máy 2 màu) Lĩnh tại kho : An Khánh STT Tên tài liệu ĐVT SL ĐG(đ) Thành tiền Ghi chú 1 Bãi Bằng 60g/m2 (84x120) tờ 3.588 637 2.285.556 82(sx) 2 C’105g/m2(79x109) tờ 5.853 1.146 670.410 80(sx) 3 Offset 70g/m2 (84x120) tờ 250 1.046 261.500 82(sx) 4 Bãi Bằng 60g/m2 (79x109) tờ 52 540 28.080 80(sx) Cộng thành tiền (viết bằng chữ ): Ngời lĩnh Kế toán Thủ kho Thủ trởng đơn vị Định kỳ 5 - 7 ngày kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, phiếu xuất giấy tiến hành vào sổ chi tiết vật liệu theo từng loại như giấy, mực, kẽm, vật liệu khác.v.v Biểu 3 SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Tên vật liệu: Giấy STT Ngày Số phiếu xuất DIỄN GIẢI ĐVT SL ĐGiá (đồng) Thành tiền D đầu kỳ P/s trong kỳ ........... 32 15/1 125 sx 82 tờ 3588 637 2.285.556 sx 80 tờ 52 540 28.080 35 20/1 137 sx 109 tờ 3985 567 2.259.495 .......... ..... ............ ................. 65 31/1 235 sx 146 tờ 145 540 78.300 Cộng T10/2008 201.102.573 Cuối tháng kế toán vật liệu tiến hành tổng hợp số liệu trên các sổ chi tiết của từng loại vật liệu, xác định giá trị từng loại NVL xuất dùng trong tháng. Đồng thời kế toán NVL căn cứ vào toàn bộ số phiếu xuất vật tư, phiếu xuất giấy trong tháng để lập chứng từ ghi sổ. Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 621 201.102.573 Có TK 152 201.102.573 Số liệu trên được trích từ Biểu số 4 - CTGS số 61 tháng 10/2008 Cuối quý kế toán vật liệu chuyển toàn bộ chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ và vào Sổ cái TK 621.(Biểu số 5, số 6) Biểu 4 CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO ĐÔNG NAM Á CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 61 STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 Xuất giấy T10/2008 621 1521 201.102.573 201.102.573 Ngày31tháng 10 năm 2008 Người vào sổ Thủ trưởng đơn vị Biểu 5 CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO NHẬT MINH SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Quí 4/2008 Chứng từ ghi sổ Tài khoản Số tiền Số hiệu NT Nợ Có Nợ Có 09 3/10 627 111 10.921.000 10.921.000 10 334 111 3.874.974 3.874.974 ........ ... ...... .............. .............. 15 627 111 500.000 500.000 16 627 111 16.012.583 16.012.583 19 334 111 15.594.150 15.594.150 ....... ........ ............ ............... .............. 61 621 1521 201.102.573 201.102.573 62 15/12 621 152 50.695.890 50.695.890 153 10.512.931 10.512.931 Ngày31tháng 12 năm 2008 Người vào sổ Thủ trưởng đơn vị Biểu 6 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 NT ghi sổ CTừ DIỄN GIẢI Số ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 10/2008 Xuất giấy SX 61 1521 201.102.573 Vật t 62 Vật liệu khác 1522 50.695.890 CCDC 153 10.512.931 11/2008 Xuất giấy SX 63 1521 158.354.621 Vật t 64 Vật liệu khác 1522 39.588.655 CCDC 153 8.876.330 12/2008 Xuất giấy SX 65 1521 285.156.598 Vật t 66 Vật liệu khác 1522 71.289.156 CCDC 153 14.737.220 Cộng Q4/2008 840.313.974 K/c CPNVLTT 840.313.974 2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Thực hiện quan điểm làm theo năng lực hưởng theo lao động, hiện nay thu nhập của ngời lao động ở Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh chủ yếu là tiền lương và tiền tưởng. Việc trả lương cho người lao động không chỉ dựa vào thang bảng lương, hợp đồng lao động mà còn căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được xác định bằng toàn bộ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên các phòng ban của Công ty. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì việc trả ương sẽ căn cứ vào kết quả làm việc của chính họ và đó là việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương TTế = Sản phẩm TTế * Đơn giá tiền lương Việc xác định đơn giá tiền lương ở mỗi bộ phận sản xuất là khác nhau, do vậy khi tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán cần nắm vững được đơn giá tiền lương cho từng loại công việc cụ thể. Kế toán tiền lương sẽ tính lương trên cơ sở sản phẩm thực tế công nhân sản xuất và đơn giá tiền lương. Sản phẩm thực tế công nhân sản xuất được xác định dựa vào Báo cáo kết quả sản xuất. Báo cáo này do quản đốc phân xưởng theo dõi và xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của từng công nhân trong tháng. Do đặc thù của ngành in có một số loại máy do một công nhân phụ trách thì việc tính lương sản phẩm cho họ là đơn giản chỉ cần căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương có sẵn. VD: T10/2008 Biểu 7 BẢNG TÍNH LƯƠNG MÁY 1 MÀU (2800) Anh Nguyễn Văn Tuấn Tên công việc Đ/giá sp KL cviệc ht (ca 1,2) Ca 3, lễ Thành tiền Khuôn in 1000đ 27 khuôn 27.000 Tờ in hệ số 1 0,8đ Tờ in hệ số 2 1,2đ 163.000 tờ 195.600 Tờ in hệ số 3 2,5đ 20.000 tờ 50.000 Khuôn khoán HS 1 1800đ Khuôn khoán HS 2 4000đ 56 khuôn 224.000 Khuôn khoán HS 3 6000đ 34 khuôn 204.000 Giờ phụ 1500đ 41 61.500 Cộng 762.100 Tuy nhiên cũng có những loại máy phải do nhiều ngời phụ trách thì việc tính lương cho mỗi người phải tính theo điểm (máy 3 màu). Điểm của mỗi người được tính dựa vào số ngày công và hệ số tay nghề của họ. Việc xác định ngày công này cũng do quản đốc phân xưởng theo dõi. Hàng ngày quản đốc phân xưởng sẽ có trách nhiệm ghi thời gian làm việc của từng công nhân trong phân xưởng mình vào bảng chấm công. Cuối tháng đồng thời gửi bảng chấm công và báo cáo sản xuất cho phòng kế toán. Trên cơ sở đó kế toán sẽ xác định tiền lương mà từng người được hưởng. VD: T10/2008 Anh Vũ Đại Thắng - máy 2 màu Hệ số 0,75 Số ngày công: 24 Số điểm: 18 13.970.862 1 điểm = = 51.978đ 267 Tổng lương = 18 * 51.978 = 935.604 đ (Trích Bảng thanh toán tiền lương tháng 10/2008 - Máy 3 màu) - Biểu 9 Ngoài việc tính lương theo sản phẩm công ty còn có chế độ tiền lương, tiền thưởng và tiền công làm thêm giờ cho công nhân.Đơn giá tiền công mà công nhân làm vào ngày lễ, chủ nhật được nhân thêm hệ số 2 so với đơn giá tiền lương sản phẩm nếu công nhân làm vào ngày thường. Hiện nay Công ty có tiến hành in rất nhiều các loại sách, báo, tạp chí. Có loại sách, báo phát hành hàng tháng, các tạp trí của đài truyền hình ,các nhãn mác trên mọi chất liệu , biển quảng cáo v.v. Để phục vụ cho việc hoàn thành đúng thời hạn giao hàng củu từng hợp đồng thì đôi khi công nhân phải tiến hành làm việc ca 3. Đơn giá tiền lương sản phẩm cho công nhân làm việc ca 3 cũng khác so với đơn giá tiền lương sản phẩm làm ca1, ca2 Đơn giá tiền lương = Đơn giá tiền lương * 1,35 sản phẩm làm ca 3 sản phẩm làm ca 1 VD: Biểu 8 BẢNG TÍNH LƯƠNG MÁY 1 MÀU(560) Anh Đại Tên công việc Đgiá sp Ca 1,2 Ca 3, lễ Thành tiền Khuôn in 1000đ 20 khuôn 5 khuôn 26.750 Tờ in hệ số 1 0,8đ Tờ in hệ số 2 1,2đ 150.000 tờ 180.000 Tờ in hệ số 3 2,5đ 25.000 tờ 84.375 Khuôn khoán HS 1 1800đ Khuôn khoán HS 2 4000đ 50 khuôn 5 khuôn (lễ) 240.000 Khuôn khoán HS 3 6000đ 50 khuôn 405.000 Giờ phụ 1500đ 41 61.500 Cộng 997.625 Bảng thanh toán tiền lương được tính cho phân xưởng, mỗi bảng thanh toán tiền lương phản ánh số tiền phải trả cho cả công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng. Đối với nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên quản lý doanh nghiệp thì kế toán sẽ lập một bảng thanh toán lương riêng. Việc tính lương cho những nhân viên này được căn cứ vào hệ số lương cấp bậc của từng người và định mức lương tối thiểu theo qui định (từ 1/10/2008 là 180.000đ/tháng) Tổng lương = Lương cơ bản + (lương cơ bản * k * hệ số tăng thêm) Lương cơ bản = Hệ số lương cơ bản* 180.000 å lương sản phẩm khối sản xuất k = lương cơ bản khối sản xuất Hệ số tăng thêm (h): + Nếu lương cấp bậc < 320.000đ Þ h = 0,4 + Nếu lương cấp bậc 321.000đ 380.000 Þ h = 0,35 + Nếu lương cấp bậc > 380.000đ Þ h = 0,3 VD: T10/2008 Chị Lưu Thị Hoa Lương cấp bậc = 3,82 * 180.000 = 687.600 đ Þ h = 0,3 k = 5,2 Tổng lương = 687.600 + (687.600 * 5,2 * 0,3) = 1.760.256 đ (Trích Bảng thanh toán lương tổ Văn phòng T10/2008) - Biểu 10 Cùng với việc lập bảng thanh toán tiền lương kế toán phải tính toán các khoản trích theo lơng nh BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp. Tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ đợc công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán qui định BHXH = 20%TLương CB Trong đó: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 5% tính vào lương ngời lao động BHYT = 3% TLương CB Trong đó: 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% tính vào lương ngời lao động Riêng kinh phí công đoàn thì công ty tiến hành trích 2% trên tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất. Như vậy tổng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất là 19% trên Tiền lương CB và 6% tính trừ vào lương của người lao động. Cuối tháng sau khi lập Bảng thanh toán và tính toán các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán tiền lương căn cứ vào Bảng kê chứng từ chi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2689.doc
Tài liệu liên quan