Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão, đất nước đang trên đà phát triển theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì càng cần nhiều các doanh nghiệp, các công ty. Để quản lý được phải nhờ sự điều hành của Nhà nước và kế toán với tư cách là công cụ quản lý ngày càng được khai thác tối đa sức mạnh và sự uyển chuyển của nó nhằm điều chỉnh vĩ mô và kiểm soát sự vận hành của nền kinh tế trong hiện thực phong phú và đa chiều. Mặt khác, kế toán còn là công cụ kh
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thạch Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản lý vốn, tài sản và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
Giá thành sản phẩm cũng như phạm trù kinh tế khác của sản xuất có vai trò to lớn trong quản lý và sản xuất. Nó là nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá, để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì không thể không kế hoạch hoá hạch toán mọi chi phí sao cho đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đúng đủ, chính xác, kịp thời là nhân tố quan trọng trong quyết định doanh lợi cho công ty.
Bước sang một thế kỷ mới - thế kỷ XXI - thế kỷ của nhân loại phát triển của khoa học kỹ thuật đất nước lại càng phải đổi mới và các công trình kiến trúc hạ tầng ngày lại xây dựng nhiều. Công ty Thạch Bàn qua nhiều giai đoạn phát triển đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh này. Sản phẩm của Công ty không chỉ được biết đến ở trong nước mà còn ngoài nước. Để Công ty lớn mạnh và phát triển như hiện nay là nhờ có sự thay đổi cơ chế quản lý. Để thâm nhập sản phẩm của mình ra ngoài thị trường với chất lượng tốt, giá thành hạ và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thực sự trở thành khâu trung tâm và quan trọng cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí và tính giá thành cũng như hiểu được mục đích kinh doanh của các công ty là gì và thực tế ở Công ty Thạch Bàn em đã mạnh dạn đi tìm hiểu vấn đề này. Đây là yêu cầu khách quan và có tính thời sự cấp bách và đặc biệt có ý nghĩa khi sản xuất của các doanh nghiệp đã gắn chặt với cơ chế thị trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ của thầy cô giáo và phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Thạch Bàn đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Nội dung, kết cấu đề tài gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn.
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn.
Phần I
Cơ sở lý luận tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1. Chi phí sản xuất:
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản về chi phí và chi phí lao động, chi phí về vật tư lao động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó hình thành các khoản chi phí tương ứng.
Chi phí sản xuất gắn liền với sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn. Vì thế, quản lý chi phí sản xuất thực chất là việc quản lý, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản, vật tư... của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá thì biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động vật hoá và lao động sống cần thiết của doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ để tiến hành sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất. Nội dung của nó bao gồm các yếu tố như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất cần phải được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được chặt chẽ, làm cơ sở cho việc phân tích quá trình phát sinh chi phí sản xuất hình thành giá thành sản phẩm cũng như kết cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất, người ta cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo một số tiêu thức khác nhau.
2. Phân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau và tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức khác nhau.
2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí
Theo quy định hiện hành, toàn bộ chi phí được chi thành 7 yếu tố chi phí sau:
- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu
- Yếu tố nhiên liệu, động lực
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương
- Yếu tố BHXH, BHYT, KDCĐ
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác.
2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Để thuận lợi cho việc tính giá thành toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục, cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt Nam bao gồm 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung.
Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
2.3. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ. Nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
2.4. Phân loại theo quan hệ của chi phí và khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành.
Để việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí thuận tiện đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí.
- Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công việc hoàn thành (chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp). Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm lại có tính cố định.
- Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công việc hoàn thành (chẳng hạn chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh...). Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu như số lượng sản phẩm thay đổi.
II. Giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
1. Phân loại giá thành
Giá thành kế hoạch căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành kế hoạch được tính trước khi sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế của kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ là toàn bộ hao phí, của các yếu tố dùng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong đó bao gồm quản lý NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dịch vụ hoàn thành
Giá thành sản phẩm sản xuất được tính:
Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm
=
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và được xây dựng trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch thường vào ngày đầu tháng, giá thành định mức có thể thay đổi do giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành toàn bộ: là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của một số sản phẩm dịch vụ đó.
Công thức tính:
Giá thành toàn bộ
=
Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ
+
Chi phí bán hàng phân bổ cho sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
+
Chi phí QLDN phân bổ cho sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
2. ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành.
Giá thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, đó là một phạm trù kinh tế khách quan, đồng thời có đặc tính chủ quan trong một giới hạn nhất định. Giá thành còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Để xem xét việc quản lý giá thành, người ta căn cứ chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Thông qua hai chỉ tiêu này có thể thấy được trình độ sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị sản xuất và mức độ trang bị áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến kết quả của việc sử dụng hợp lý sức lao động, tăng năng suất lao động và trình độ quản lý kinh tế - tài chính, trình độ hạch toán của doanh nghiệp.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Về thực chất chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh và chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu toàn bộ khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
A
B
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
hoàn thành
CPSX dở dang cuối kỳ
C D
Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD
Tổng giá thành sản phẩm
=
CPSX dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
4. ý nghĩa của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất là một hình thức quản lý kinh tế có kế hoạch của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải dùng đến tiền tệ để đo lường, đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, phải bù đắp được những chi phí bỏ ra bằng chính doanh thu của mình trên cơ sở tiết kiệm vốn và đảm bảo có lãi. Hạch toán kinh tế thúc đẩy tiết kiệm thời gian lao động, đảm bảo tích luỹ, tạo điều kiện cho việc mở rộng không ngừng tái sản xuất mở rộng trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và nâng cao phúc lợi cho người lao động.
5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp. - Xác định chính xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ.
- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.
-- Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề suất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, vào yêu cầu của công tác quản lý giá thành... Bởi thế, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là mới phát sinh chi phí như phân xưởng, tổ, đội sản xuất, giai đoạn công nghệ hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí như chi tiết, bộ phận sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng... Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi chi phí phát sinh và nơi chịu chi phí. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên, định hướng cho toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất sau này. Trên cơ sở xác định đúng, thích hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức bộ sổ kế toán phù hợp để từ đó phân công công tác rõ ràng cho nhân viên kế toán theo dõi việc thực hiện công tác của mình theo đúng chế độ quy định. Có nhiều phương pháp hạch toán chi phí sản xuất khác nhau tuỳ theo đối tượng hạch toán ở từng doanh nghiệp. Trong thực tế thường áp dụng một số phương pháp hạch toán chi phí sau:
- Hạch toán chi phí theo sản phẩm
- Hạch toán chi phí theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm
- Hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm - Hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
2.1. Đối tượng tính giá thành:
Việc xác định đối tượng tính giá thành được dựa trên các cơ sở sau:
* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
- Với sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
- Với sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá thành là bán thành phần ở từng bước chế tạo hay thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng.
* Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.
- Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá thành sản phẩm của từng đơn.
- Điều kiện sản xuất hàng loạt khối lượng lớn, đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
* Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau.
- Với trình độ thấp, đối tượng tính giá thành có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. Nếu đặc điểm của doanh nghiệp cùng một quy trình sản xuất, cùng một loại vật liệu nhưng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau thì đối tượng tính giá thành có thể quy về một loại sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn) để sau đó tính ra giá thành các loại sản phẩm khác. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định đòi hỏi phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Đơn vị giá thành của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ phải thống nhất và phù hợp với thị trường.
2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.
* Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại h ình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất và khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ).
Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính
Tổng giá thành
sản phẩm
=
Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
+
Chênh lệch giá trị SPDD đầu kỳ so với cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm =
* Phương pháp tổng cộng chi phí: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + .... + Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc...
* Phương pháp hệ số:
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó đưa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm đã được tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
x
Hệ số quy đổi từng loại sản phẩm
Trong đó:
Số lượng sản phẩm quy đổi =
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
* Phương pháp tỷ lệ: Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng...). Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành kế hoạch
(hoặc định mức) đơn vị
sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ
chi phí
Trong đó:
Tỷ lệ chi phí = x 100
Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm
=
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
x
Số lượng sản phẩm từng loại
* Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu được các sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia...) để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu...
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi
-
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ.
* Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc...
Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ. ..
* Phương pháp tính giá thành phân bước
Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương án này có thể phản ánh qua sơ đồ sau:
+ Có tính giá thành bán thành phẩm
Sơ đồ
+ Phương án không có bán thành phẩm
Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng cộng chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong giai đoạn công nghệ.
Có thể phản ánh phương án này qua sơ đồ sau:
Tổng
giá
thành
sản
phẩm
Chi phí nguyên vật liệu chính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước... tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
4. Các hình thức sổ sách:
Với mỗi doanh nghiệp thì có một hình thức tổ chức sổ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở Việt Nam hiện nay áp dụng cho các doanh nghiệp 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: * Hình thức Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức này gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái
- Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
* Hình thức Nhật ký - Sổ cái: Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cơ sở Nhật ký - Sổ cái. Căn cứ để ghi Nhật ký - Sổ cái là chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc. Hình thức này gồm các loại sổ kế toán sau:
- Sổ Nhật ký - Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Hình thức chứng từ - ghi sổ: Là hình thức sổ kế toán tổng hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ Ghi sổ.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ), và có chứng từ gốc đính kèm phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Bao gồm:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Hình thức Nhật ký - Chứng từ: là hình thức tổ chức sổ kế toán chung để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Hình thức này bao gồm:
- Nhật ký chứng từ
- Bảng kê (số 4, 5, 6 và Nhật ký chứng từ số 07)
- Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 3. Phương pháp tập hợp chi phí
3.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, heo trọng lượng, số lượng sản phẩm...
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí vật liệu phân bổ
x
Tỷ lệ (hay hệ số
phân bổ)
Tỷ lệ (hay hệ số phân bổ) =
* Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này được mở chi tiêu theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất).
Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên có: - Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau.
- Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán
- Xuất kho nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 152 (chi tiết vật liệu): giá trị thực tế xuất dùng theo từng loại.
- Trường hợp niên vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Căn cứ vào giá thực tế xuất dùng, kế toán ghi:
Nợ TK 621
Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài
Có TK 411: Vật liệu nhận cấp phát, nhận liên doanh
Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài, gia công
Có TK khác (311, 336, 338): Vật liệu vay, mượn.
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau:
Nợ TK 152 Có TK 621
- Giá trị vật liệu còn lại kỳ trước nhập lại kho mà để lại bộ phận sử dụng sẽ được kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán:
Nợ TK 621
Có TK 152
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành:
Nợ TK 621
Có TK 152
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành:
Nợ TK 154 Có TK 621
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CNCTT)
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trả (gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương) cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do người sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ theo từng đối tượng.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành
TK 622 - cuối kỳ không có số dư
* Phương pháp hạch toán
- Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622 Có TK 334
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí 19%0
Nợ TK 622
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
- Với những doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ, phần tiền lương tính vào chi phí và các khoản tiền lương tính trước của công nhân sản xuất (ngừng sản xuất theo kế hoạch)
Nợ TK 622 Có TK 335
- Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK 154
Có TK 622
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ.
TK 627 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 6 tiểu khoản tuỳ thuộc vào yếu tố chi phí sau:
6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 - Chi phí vật liệu
6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 - Chi phí bằng tiền khác.
* Phương pháp hạch toán:
- Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
- Chi phí vật liệu dùng chung phân xưởng
Nợ TK 627 (6272)
Có TK 152
- Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng
Nợ TK 627 (6273)
Có TK 153
- Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng
Nợ TK 627 (6274)
Có TK 214
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ...)
Nợ TK 627 (6277)
Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Giá trị mua ngoài
- Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch...), giá trị công cụ nhỏ
Nợ TK 627
Có TK 335: Chi tiết chi phí phải trả
Có TK 142: Chi tiết chi phí trả trước
- Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị...)
Nợ TK 627 (6278)
Có TK lq (111, 112)
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK lq (111, 112)
Có TK 627
- Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí.
Nợ TK 154
Có TK 627
* Phân bổ chi phí sản xuất chung
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế, các tiêu thức được sử dụng phổ biến để phân bổ chi phí sản xuất chung như phân bổ theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất.
Công thức phân bổ
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = x Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
4. Tổng chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
4.1. Tổng chi phí sản xuất
* Tài khoản sử dụng
Việc tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm được tiến hành trên tài khoản 154 - "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay loại sản phẩm, loại lao vụ, dịch vụ... của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế iến).
Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung).
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Giá thành sản xuất thực tế (hay chi phí thực tê) của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
* Phương pháp hạch toán
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng, phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)
Nợ TK 154 Có TK 621
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượng)
Nợ TK 1._.54
Có TK 622
- Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng)
Nợ TK 154
Có TK 627
Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (vật tư, sản phẩm thiếu hụt trên dây chuyền sản xuất, sản phẩm hỏng trên dây chuyền không sửa chữa được), vật tư xuất dùng không hết, phế liệu thu hồi...)
Nợ TK lq (152, 138, 334, 111, 112, 154...)
Có TK 154 (chi tiết đối tượng)
- Giá thành thực tế sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: Gửi bán không qua kho
Nợ TK 632: Bán trực tiếp không qua kho
Nợ TK 152, 153
Có TK 154
4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tại các bộ phận, phân xưởng hoặc dây chuyền sản xuất. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
- Đánh giá sản phẩm dở dang dựa theo chi phí kế hoạch hoặc định mức. Căn cứ vào mức độ hoàn thành và chi phí định mức (hoặc kế hoạch) cho từng khâu công việc để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ là bao nhiêu. Phương pháp này thường được áp dụng với bán thành phẩm. - Phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương:
Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở để ước tính nó đạt bao nhiêu % so với sản phẩm hoàn thành. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải xác định theo số thực tế đã dùng.
- Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% theo chi phí chế biến. Thường được áp dụng đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí:
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị NVL chính nằm trong SPDD (theo định mức)
x
50% chi phí chế biến so với thành phẩm
Phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính tiêu hao nằm trong sản phẩm dở dang. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính tiêu hao nằm trong sản phẩm dở còn chi phí chế biến nằm hết trong thành phẩm hoàn thành trong kỳ.
Phương pháp tính theo chi phí vật liệu trực tiếp hay chi phí trực tiếp. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác.
5. Các hình thức sổ sách
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Grant tại Công ty Thạch Bàn
Đặc điểm hoạt động chung của Công ty
Tên gọi: Công ty Thạch Bàn
Ngày thành lập: 15/02/1959
Trụ sở: Xã Thạch Bàn - Gia lâm - Hà Nội
Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước Hình thức hoạt động: Hạch toán độc lập
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, vật liệu xây dựng và xây lắp
Tổng số công nhân viên (2000): 400
Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Niên độ kế toán: từ 01/01/2000 - 31/12/2000
Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Thạch Bàn có ảnh hưởng đến công tác hệ thống chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Công ty Thạch Bàn
Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, tiền thân là "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc "Công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội" được UBHC thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập vào ngày 15/02/1959, được thành lập theo quyết định số 498/BKT ngày 05/6/1969 của Bộ Kiến trúc và sau đó là quyết định số 100A/BXD - TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ Xây dựng, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Sau hơn 40 năm hoạt động Công ty đã phát triển qua các giai đoạn:
1. Những ngày đầu thành lập: từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 7 năm 1964, trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là tạo hình thủ công, phơi cáng che phên nứa - nung đốt lò đứng 3-4 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 sau tăng lên 8 -9 triệu viên/năm.
2. Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ: Từ tháng 8 năm 1968 đến cuối năm 1985 trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế tạo hình FG5, hệ máy có hút chân không Tiệp Khắc - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò đứng cải tiến 8-10 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp tăng từ 14 đến 23 triệu viên/năm.
Vững vàng trước thử thách của nền kinh tế thị trường: từ đầu năm 1985 đến tháng 3 năm 1991, trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình FG5, hệ máy có hút chân không Bungari - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò đứng cải tiến 8-10 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp đạt 14-16 triệu viên/năm.
4. Đầu tư và phát triển (từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1994): Trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là bộ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungari - sấy tunel kiểu cũ - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm, xí nghiệp đã tăng sản lượng từ 25 lên 30 triệu viên/năm. Tháng 4/1993, Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định tách xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hợp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 20 tháng 7 năm 1994, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 480/BXD - TCLĐ đổi tên xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này, Công ty đã bước đầu tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel 5 vươn lên tầm cao mới (từ tháng 01 năm 1995 đến nay, tháng 9/1999):
- Công ty đã phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường.
- Với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là tạo hình có hút chân không Bunrari - sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm.
Phần II
Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn.
Đặc điểm hoạt động chung của công ty
Tên gọi: Công ty Thạch Bàn Ngày thành lập: 15/02/1959
Trụ sở: xã Thạch Bàn - Gia Lâm - Hà Nội Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước
Hành thức hoạt động: Hạch toán độc lập
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và xây lắp
Tổng số công nhân viên (2000): 4000
Chế độ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp
Niên độ kế toán| từ 01/01/2000 - 31/12/2000
Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Thạch Bàn có ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Công ty Thạch Bàn
Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng được thành lập theo quyết định số 100A/BXD-TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Công ty có trụ sở đóng tại: Xã Thạch Bàn - Gia Lâm - Hà Nội
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, xây lắp và chuyển giao công nghệ các công trình vật liệu xây dựng (gạch gốm sứ), xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Cũng như hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh, Công ty đã có một quá trình phát triển không ngừng để tồn tại và khẳng định vai trò của mình. Tiền thân của Công ty là "Công trường gạch Thạch Bàn được thành lập từ 15/2/1959 thuộc Công ty Kiến trúc Hà Nội, sản xuất hoàn toàn thủ công, sản lượng thấp từ 2-3 triệu viên sản phẩm /năm.
Sau hơn 40 năm hoạt động Công ty đã phát triển qua các giai đoạn:
1. Những ngày đầu thành lập: từ tháng 2/1959 đến đầu tháng 7/1964, trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là tạo hình thủ công, phơi cáng che phên nứa, cung đốt lò đứng 3-4 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 sau tăng lên 8-9 triệu viên/năm.
2. Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ: từ tháng 8 năm 1968 đến cuối năm 1985 trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy có hút chân không Tiệp Khắc - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm nung đốt lò đứng 8-10 vạn viên/ mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp tăng từ 14 đến 23 triệu viên/năm.
3. Vững vàng trước thử thách của nền kinh tế thị trường: từ đầu năm 1985 đến tháng 3 năm 1991, trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy có hút chân không Bungaria-sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò cải tiến 8-10 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 14-16 triệu viên/năm.
4. Đầu tư và phát triển (từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1994): Trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungaria - sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm, Xí nghiệp đã tăng sản lượng từ 25 lên 30 triệu viên/năm. Tháng 4/1993, Bộ Xây dựng quyết định tách Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hiệp các Xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định số 480/BXD-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp Gạch ngói Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này, Công ty đã bước đầu tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel.
5. Vươn lên tầm cao mới (từ tháng 01 năm 1995 đến nay, đến tháng 9 năm 1999):
- Công ty đã phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường.
- Với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungaria- sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm. Qua nhiều sáng kiến như lắp quạt đẩy lò nung tunel, pha than vào gạch mộc, làm nguội nhanh, Công ty đã tăng sản lượng từ 30 lên 38 triệu viên/năm.
- Từ năm 1993 đến năm 1999, Công ty đã tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel được 33 nhà máy, góp phần thay đổi tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam.
- Tháng 8 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 4265/KTN phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gốm Granit nhân tạo của Công ty Thạch Bàn, với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 1996, mẻ sản phẩm Granit đầu tiên của Công ty ra lò. Đến nay, sau khi tách dây chuyền sản xuất gạch ngói đất sét nung thành công ty cổ phần, doanh thu của công ty đã đạt trên 100 tỷ VNĐ, sản lượng 1.000.000m2/năm. Công ty đang triển khai lắp đặt dây chuyền 2 nhà máy Granit, đưa sản lượng toàn công ty lên 2.000.000m2/năm vào cuối năm 2000. Hiện nay, sản phẩm granit của công ty đã được tiêu thụ trên toàn quốc, với 3 chi nhánh ở 3 miền, hơn 800 đại lý và bước đầu xuất khẩu sang Hàn Quốc, Ucraina, Lào.
Để phù hợp với các chính sách kinh tế xã hội và đứng vững trong nền kinh tế thị trường những năm gần đây Công ty đã đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất và vật tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp (gạch, ngói, gốm, sứ)
- Tư vấn xây dựng các công trình vật liệu xây dựng (gạch, gốm, sứ); tư vấn sử dụng máy móc thiết bị sản xuất gồm sứ và tổ chức chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ.
- Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam, Công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cao kỹ thuật công nghệ cho dây chuyền sản xuất gạch ốp lát granit đạt chất lượng cao nhất, thoả mãn những nhu cầu tôn chỉ "chữ tín với khách hàng".
Để thực hiện tốt chỉ tiêu đó, Công ty quyết định xây dựng và áp dụng có hiệu quả cải tiến liên tục "Hệ thống quản lý chất lượng" theo tiêu chuẩn ISO 9002.
Biểu 1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
Doanh thu
Lợi nhuận
Tiền lương bq
Nộp NS nhà nước
1998
110.004
250
0,961531
2256
1999
118.116
479
1,031657
7289
2000
135.428,82
6834
1,524000
8881,20
2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm gạch ốp lát granit
Nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch granit là đất sét, Caolin, Fenspat, Đôlomit được khai thác chủ yếu ở trong nước. Có một số loại vật liệu phụ công ty phải nhập từ nước ngoài như bi nghiền, quả lô, đĩa vát cạnh, đá mài. Nguyên vật liệu xuất kho vật tư cho sản xuất được đưa tới nhà máy bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu sau khi gia công được chuyển lên dây chuyền sản xuất qua hệ máy nghiền bi, bể hồ, sấy phun, lò nung. Sản phẩm sau khi nung được nhập kho bán thành phẩm nhà máy. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ một số sản phẩm sau nung qua hệ máy lựa chọn một phần được đóng hộp (sản phẩm thường), một phần được chuyển tới dây chuyền vát cạnh, mài bóng để tiếp tục gia công thành sản phẩm vát cạnh, còn sản phẩm mài bóng ngoài vát cạnh còn được mài bóng bề mặt nhờ đá mài, quả lô kim cương. Sản phẩm vát cạnh, bài bóng sau khi gia công cũng được đóng hộp. Sản phẩm đóng hộp sau khi được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, đóng dấu mới được nhập kho thành phẩm.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát granit nhân tạo
Sơ đồ 1
Nguyên vật liệu
Sàng rung
Sấy phem
Kết chứa
Sàng rung(qua khử từ)
Nạp liệu
Nghiền bi
Bể chứa có khuấy chậm
Si lô đơn màu
Si lô đa màu
Máy ép
Sấy đứng
Tráng men, engobe
Trộn hai trục
Máy lựa chọn
Lò nung
Sấy tunel
Xe goòng
Sản phẩm đạt tiêu chuẩnđóng gói
Máy vát cạnh, mài bóng
Nhập kho thành phẩm
3) Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Công ty Thạch Bàn
Công tác quản lý là khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó thật sự cần thiết và không thể thiếu được trong sự vận hành mọi hoạt động, đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý tại Công ty là một đội ngũ cán bộ có năng lực giữ vai trò chủ chốt điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty một cách năng động và có hiệu quả.
Sau khi cổ phần Nhà máy gạch ngói Thạch Bàn, Công ty Thạch Bàn gồm có 4 nhà máy (xí nghiệp) thành viên: Nhà máy gạch ốp lát granit: Xí nghiệp kinh doanh, xí nghiệp xây lắp và tư vấn xây dựng; phân xưởng cơ điện. Mỗi đơn vị có nhiệm vụ khác nhau: Nhà máy gạch ốp lát granit chuyên sản xuất gạch granit cao cấp, xí nghiệp kinh doanh chuyên tiêu thụ sản phẩm gạch granit và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng khác. Xí nghiệp xây lắp chuyên thực hiện các công việc xây dựng trong và ngoài công ty, phân xưởng cơ điện chuyên lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện cho toàn Công ty, chủ yếu phục vụ cho sản xuất ở nhà máy gạch granit.
Do đặc điểm Công ty Thạch Bàn gồm có 4 đơn vị thành viên nên việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng mang nhiều nét đặc trưng so với các doanh nghiệp khác. Công ty hiện nay có hơn 300 cán bộ công nhân viên trong đó nhà máy gạch granit chiếm khoảng 200 người, bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất là 5, 6, 7. Đội ngũ quản lý tại công ty có trên 90 người trong đó hơn 80% kỹ sư, cử nhân các ngành nghề.
Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc công ty - người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 1 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban khác. Nhà máy là bộ phận trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm.
Hiện nay, công ty có 4 phòng chức năng giúp việc giám đốc, mỗi phòng, ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể sau:
* Văn phòng công ty:
Chịu trách nhiệm các công việc sau:
+ Công tác hành chính
+ Công tác tổ chức lao động: Tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn công ty đồng thời giúp Giám đốc xét duyệt lương khối gián tiếp.
+ Công tác thư ký giám đốc, y tế và kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh trật tự trong công ty.
Ngoài ra văn phòng công ty còn chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt
* Phòng tài kính - kế toán.
Có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của từng xí nghiệp, nhà máy cũng như của toàn công ty. Cụ thể:
- Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch và biện pháp quản lý các nguồn vốn; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Kiểm tra giám sát việc tiêu thụ sản phẩm và hoạt động kinh doanh khác.
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật - ban KCS
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm, kế hoạch phát triển của công ty
- Xây dựng các định mức vật tư, kỹ thuật, lao động, tiền lương đồng thời quản lý việc thực hiện quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất của công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-Kế toán, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất. - Ban KCS: Quản lý chất lượng nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị nhập về công ty. Theo dõi, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trước khi nhập kho.
* Phòng vật tư - vận tải có nhiệm vụ:
- Quản lý tài sản trong các kho của công ty đảm bảo khoa học chính xác và trung thực
- Khai thác và cung ứng toàn bộ vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và xây lắp toàn công ty.
- Quản lý và chủ động khai thác có hiệu quả các phương tiện vận tải thuộc phòng quản lý phục vụ hoạt động SXKD.
* Nhà máy gạch ốp lát granit
Là nơi trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm. Dưới nhà máy là các bộ phận, tổ sản xuất. Phòng thí nghiệm là bộ phận trực tiếp thuộc Nhà máy, phục vụ sản xuất ở nhà máy.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Thạch Bàn
Sơ đồ 2
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng thí nghiệm
XN xăy lắp
Nhà máy gạch ốp lát Granít
Văn phòng
Phòng
Tài chính - Kế toán
Phòng kế hoạch - kỹ thuật
Phòng vật tư vận tải
PX cơ điện
XN kinh doanh
Tổ gia công nguên liệu
Tổ tạo hình
Tổ lò nung
Tổ mài
Tổ cơ điện
BP phục vụ:
- Nghiệp vụ
- Quản lý
-Bốc xếp…
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
4) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán tại Công ty Thạch Bàn
Do tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của một doanh nghiệp công nghiệp nên bộ máy kế toán của công ty cũng phải tổ chức cho phù hợp với cơ chế kinh doanh của mình.
Khi Nhà nước ban hành chế độ kế toán mới, Phòng Tài chính - kế toán công ty đã sớm áp dụng và thực hiện tốt. Trong điều kiện hiện tại phải quản lý hoạt động của cả 4 đơn vị thành viên, nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp nhưng phòng vẫn giữ được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, công việc được phân công cụ thể rõ ràng cho từng kế toán viên. Công ty cũng đã đưa chương trình kế toán máy vào áp dụng nhằm giảm bớt khối lượng công việc tính toán, tiết kiệm nhân lực trong phòng.
Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, phòng đã thực hiện công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công ty. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, tại các xí nghiệp, nhà máy không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế chủ yếu làm nhiệm vụ thống kê. Mọi công việc phân loại, tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán Công ty, kế toán căn cứ vào đó để xử lý chứng từ và nhập vào máy tính theo yêu cầu của công tác kế toán.
Tại Công ty Thạch Bàn, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về công tác thu thập, xử lý và cung cấp thong tin kinh tế. Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán khác. Phòng gồm 5 người, mỗi người đảm đương một phần hành kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Thạch Bàn
Sơ đồ 3
Kế toán trưởng
Kế toán tiêu thụ và ngân hàng
Kế toán vật tư
Kế toán tổng hợp TSCĐ, TL, chi phí, giá thành
Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Nhân viên kinh tế nhà máy gạch Granít
Kế toán hàng hoá
Nhân viên kinh tế PX cơ điện
Nhân viên kinh tế XN xây lắp
Nhân viên kinh tế XN kinh doanh
Kế toán miền bắc
Kế toán miền nam
Kế toán miền trung
+ Kế toán trưởng: điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chỉ đạo, phối hợp thống nhất trong phòng tài chính - kế toán, giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế toàn công ty như lo vốn phục vụ sản xuất và đầu tư, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, lập kế hoạch tài chính... đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trong phạm vi quyền hạn được giao.
+ Kế toán tổng hợp: (TSCĐ, tổng hợp lương, chi phí giá thành): có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ theo từng quý, lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ; tổng hợp chi phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành hàng quý, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm đối với nhà nước.
+ Kế toán thanh toán và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi công nợ với khách hàng và công nợ cá nhân nội bộ đầy đủ kịp thời thông qua các khoản thu, chi bằng tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng phát sinh hàng ngày tại công ty, giao dịch với ngân hàng về vay nợ và trả nợ đồng thời thực hiện các báo cáo cho ngân hàng.
+ Kế toán tiêu thụ: Tập hợp các hoá đơn bán hàng và bảng kê tiêu thụ về số lượng và doanh thu của 3 chi nhánh Bắc, Trung, Nam, kiểm tra đối chiếu kho hàng, công nợ với các chi nhánh, theo dõi ký quỹ với các khách hàng của 3 chi nhánh đầy đủ, kịp thời.
+ Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất từng loại vật tư như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ... viết phiếu nhập, xuất vật tư; Hàng tháng đối chiếu nhập, xuất, tồn kho với thủ kho. Định kỳ 6 tháng và cuối năm kiểm kê và tính chênh lệch thừa thiếu kiểm kê, báo cáo trưởng phòng trình giám đốc xin xử lý.
* Các nhân viên kinh tế tại các đơn vị xi, nhà máy và các chi nhánh có nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính - kế toán Công ty để xử lý.
Định kỳ nộp là 1 tháng.
Mặc dù quy định nhiệm vụ và chức năng riêng của từng phần hành nhưng giữa các phần hành vẫn có quan hệ chặt chẽ, thống nhất và cũng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của công ty.
* Tổ chức sổ kế toán
Với điều kiện trang bị tính toán hiện đại, việc hạch toán kế toán ở công ty được thực hiện hoàn toàn theo chương trình kế toán sử dụng trên máy vi tính. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng làm nhật ký chung. Do đặc điểm lao động kế toán bằng máy đã giúp giảm bớt rất nhiều lao động tính toán bằng tay trên các loại sổ tổng hợp cũng như sổ chi tiết. Các loại sổ đều do máy tính tự lập và tính toán theo chương trình cài đặt sẵn. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tập hợp, phân loại sau đó cập nhật số liệu vào máy tính. Mỗi chứng từ cập nhật một lần (ghi ngày, tháng, sổ chứng từ, kết toán định khoản, nội dung diễn giải, số lượng, tiền, ...) Chương trình kế toán máy sẽ tự động vào sổ nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối các tài khoản cuối quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên máy ra giấy, đối chiếu với các chứng từ gốc và các phần hành kế toán liên quan cho khớp đúng, chính xác sau đó đóng dấu và lưu trữ.
Sơ đồ trình tự hạch toán PCSX và tính giá thành sản phẩm gạch granit theo hình thức sổ Nhật ký chung tại Công ty Thạch Bàn
Sơ đồ 04
- chứng từ gốc
- Bảng tổng hợp lương toàn công ty
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
Nhật ký chung
Sổ cái TK 6211, 6221, 1541
- Cân đối khoản
- Báo cáo kế toán
Sổ tổng hợp chi tiết
Đối chiếu
Ghi hàng ngày
II) Tình hình thực tế công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát granit tại Công ty Thạch Bàn
1) Phân loại chi phí
Tại Công ty Thạch Bàn, toàn bộ chi phí sản xuất cho Nhà máy sử dụng được phân theo các khoản mục có chi tiết sau:
* Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, bột màu, vật liệu phụ, nhiên liệu... ở nhà máy gạch granit, chi phí về nguyên, vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn (khoảng từ 60-65%)
Toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết thành:
- Nguyên vật liệu chính bao gồm: Đất sét, Caolin, Fenspat Lài Cai, Fenspat Vĩnh Phú, Đôlômit.
- Bột màu các loại
- Vật liệu phụ: gồm bi nghiền, chất điện giải (Na3P5O10)
- Vật liệu khác: đá mài, đĩa mài, quả lô kim cương được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm mài bóng, vát cạnh.
- Nhiên liệu: Gaz, dầu Diezel
* Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương với tỷ lệ quy định đưa vào chi phí sản xuất.
* Chi phí sản xuất chung:
Do chi phí mua ngoài (động lực) và chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn nên 2 khoản chi phí này được tách ra khỏi chi phí sản xuất chung theo dõi riêng.
- Động lực
- Khấu hao TSCĐ phân bổ trong kỳ
- Chi phí quản lý phân xưởng: trừ hai khoản chi phí mua ngoài (động lực) và chi phí khấu hao TSCĐ, tất cả các chi phí phát sinh khác (thuộc chi phí sản xuất chung) được tập hợp vào khoản mục chi phí này gọi là chi phí quản lý phân xưởng. Như vậy, chi phí quản lý phân xưởng bao gồm các khoản chi tiết chi phí sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung phân xưởng (bao gồm cả vỏ hộp gạch)
+ Chi phí bằng tiền khác.
2) Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Tại Công ty Thạch Bàn, tổ chức sản xuất gạch ốp lát granit được tập trung toàn bộ ở nhà máy (đồng th ời là phân xưởng sản xuất). Mọi chi phí phát sinh có liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm được tập hợp chung cho một đối tượng hạch toán như vậy xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty. Công ty phải tiến hành hạch toán kinh tế cho 2 đơn vị: xí nghiệp xây lắp, Nhà máy gạch ốp lát granit
Hiện tại, sản phẩm chính của công ty là gạch granit với nhiều kích thước, màu sắc khác nhau. Vì vậy, trong báo cáo này em sẽ tập trung trình bày quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy gạch ốp lát granit. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được chọn là quí IV/2000
3) Tình tương hạch toán
Hiện nay, toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch granit của công ty tiến hành theo các quy định chung của hình thức sổ Nhật ký chung kết hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm phát sinh tại Nhà máy được tập hợp theo những khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính vật liệu phụ (bao gồm cả vỏ hộp gạch), bột màu, nhiên liệu và các vật tư dùng để gia công sản phẩm mài bóng, vát cạnh.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương và các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí sản xuất 19%) của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài (điện) và chi phí bằng tiền khác.
Trình tự hạch toán cụ thể sau:
3.1) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong 3 yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm của Nhà máy. Do đó, chỉ một thay đổi nhỏ trong việc sử dụng vật liệu cũng gây ra rất lớn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Điều này chứng tỏ chi phí về nguyên vật liệu chiếm một vị trí quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, đặc biệt đối với một số loại vật tư công ty phải nhập từ nước ngoài như bi nghiền, đá mài, quả lô kim cương với giá cao. Chính vì vậy mà việc sử dụng vật liệu hợp lý trong sản xuất tại Nhà máy là một trong những biện pháp tích cực nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tập trung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành theo dõi vật liệu xuất dùng từ kho vật tư của công ty cho việc sản xuất tại Nhà máy. Tất cả các nhu cầu sử dụng đều xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất. Việc sử dụng các loại nguyên vật liệu được tính toán trên cơ sở sản xuất thực tế cấu thành sản phẩm và định mức tiêu hao vật liệu do phòng kế hoạch - kỹ thuật đặt ra.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Nhà máy ghi danh mục nguyên vật liệu cần lĩnh cụ thể về số lượng và viết phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư. Phiếu này được gửi về phòng kế hoạch - kỹ thuật công ty. Sau khi được xét duyệt, nhân viên Nhà máy mang phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư về phòng Tài chính - kế toán để kế toán vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho. Đây là chứng từ để ghi sổ kế toán. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên:
- Liên 1: Thủ kho giữ làm căn cứ để xuất kho và ghi vào thẻ kho. Cuối kỳ thủ kho tập hợp các phiếu nhập, xuất gửi về phòng tài chính - kế toán để tiến hành đối chiếu.
- Liên 2: Được giao cho nhân viên Nhà máy (đơn vị sử dụng) để cuối tháng làm báo cáo quyết toán vật tư sử dụng trong kỳ
Ví dụ phiếu xuất kho có mẫu sau:
Phiếu xuất kho
Ngày 31 tháng 12 năm 2000
Số: 15
Họ và tên người nhận hàng: Nhà máy Granit
Địa chỉ: Nhà máy Granit (NNGR) Nợ TK 6211
Lý do xuất: Xuất nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất Có TK 152
Xuất tại kho: KHO2
Mã hàng
Tên hàng
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
00BDST00
Đất sét trắng
tấn
680,093
364.356
247.796.128
00BCTB22
Bột Caolin
tấn
216,068
592.739
128.072.082
._. sp
Loại sản phẩm mài bóng
300
333
400
500
600x300
Cộng
Đá mài các loại
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
Quả lô kim cương
1,00
0,90
0,80
0,60
0,50
Đĩa kim cường vát cạnh
1,00
0,90
0,80
0,60
0,50
Động lực (điện)
1,00
1,00
0,99
1,02
0,99
Tiền lương
1,00
1,00
1,00,1,00
1,00
1,00
Khấu hao phân bổ trong kỳ
1,00
1,00
1,30
1,50
1,30
Chi phí quản lý phân xưởng
1,00
1,00
1,30
1,50
1,30
Để tính giá thành công xưởng cho sản phẩm thường (chưa có giá trị màu), kế toán căn cứ vào số liệu về tổng chi phí tính giá thành trong kỳ của sản phẩm thường, số lượng sản phẩm ra lò từng loại ích thước 300x300, 400x400,... cùng với các hệ số phân bổ chi phí (lấy từ bảng Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm).
Chi phí về NVLC trong tổng giá thành sản phẩm 300x300 =
ZCX1m2 Sản phẩm 300x300 = Tổng (Chi phí của các yếu tố trong giá thành 1m2 sản phẩm 300x300)
Việc tính toán tương tự cho sản phẩm thường 400x400...
(Số liệu được tính ở trang bên) "Giá thành công xưởng cho sản phẩm nhám + men" (chưa có màu (Bảng số 6)).
Để tính giá thành tăng thêm cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng, kế toán cũng dựa vào tổng chi phí để tính giá thành sản phẩm vát cạnh, mài bóng, số lượng sản phẩm vát cạnh, mài bóng nhập kho trong kỳ và các hệ số phân bổ ứng với từng yếu tố chi phí của từng loại kích thước sản phẩm. Cách tính được thể hiện tương tự như đối với sản phẩm thường.
Số liệu được thể hiện trên 2 bảng:
* Giá thành công xưởng cộng thêm cho sản phẩm vát cạnh (chưa có màu). (Bảng số 7).
* Giá thành công xưởng cộng thêm cho sản phẩm mài bóng (chưa có màu). (Bảng số 8).
* Phân bổ chi phí về màu sử dụng trong kỳ cho các loại sản phẩm có kích thước khác nhau.
Sản phẩm gạch Granit của Nhà nước sản xuất ra nhiều loại kích thước với khoảng 30 loại màu sắc khác nhau (được đánh mã từ màu 01 đến 30. Riêng sản phẩm màu 01 là loại không có chi phí về màu (màu sắc loại sản phẩm này không màu nguyên thuỷ) còn lại mỗi mã màu là một sản phẩm có màu sắc riêng biệt do có phối liệu m àu khác nhau dựa trên một số màu cơ bản.
Màu sắc sản phẩm khác nhau có thể do:
+ Hoặc bột màu sử dụng khác nhau: ví dụ màu 02 (màu hồng đơn) thì loại bột màu sử dụng cần là màu hồng Mn (CP - R031); màu 10 (đen đốm trắng) thì loại bột màu sử dụng là đen (CP - NE 18).
+ Hoặc cùng loại bộ màu sử dụng nhưng tỷ lệ khác nhau: Ví dụ đều sử dụng màu hồng Mn (CP - R031) nhưng màu 02 thì định nước màu tiêu hao cho 1m2 sản phẩm 300x300 là 0,5866 kg còn với màu 03 (trắng đốm hồng) thì định mức này là 0,1467 kg.
+ Sản phẩm có màu sắc khác nhau còn do cách phối liệu của nhiều loại bột màu khác nhau cho cùgn một loại sản phẩm. Ví dụ sản phẩm màu 12 (trắng, xanh Pháp, đen) sử dụng 2 loại bột màu là Đen (CP - NE18) và xanh Pháp (VP - VE14).
Để phân bổ chi phí về màu cho các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ trước hết kế toán quy đổi số lượng các loại sản phẩm có kích thước khác nhau về sản phẩm 300x300 dựa vào hệ số quy đổi. Hệ số này được xây dựng trên định mức tiêu hao bột màu cho từng loại sản phẩm do phòng kế hoạch - kỹ thuật đặt ra.
Hệ số quy đổi của sản phẩm 300x300 là 1
400x400 là 1,18
500x500 là 1,34
Xác định lượng màu sử dụng trong kỳ theo công thức:
Lượng màu sử dụng trong quý
=
Tồn NM
đầu kỳ
+
Xuất (cho NM) trong kỳ
-
Tồn NM
cuối kỳ
Công thức này áp dụng cho cả việc tính số lượng và giá trị màu từng loại sử dụng trong kỳ.
Ví dụ đối với màu hồng Nm:
Lượng sử dụng = 0 + 17.519,08 - 1.443 = 16.076,08
Số liệu phần xuất lấy từ bảng tổng hợp xuất vật tư.
Số liệu tồn cuối kỳ lấy từ Bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối quý
Chi phí về một loại bột màu cho 1m2 sản phẩm quy đổi 300x300 là:
Ví dụ: Đối với mã màu 03, loại bột màu sử dụng là Hồng Mn, sản lượng quy đổi 34076,92 m2, định mức 1m2 sản phẩm quy đổi là 0,1467 kg.
Như vậy: Việc phân bổ chi phí loại bột màu khác như đen (CP - M18), nâu đất,... được tiến hành tương trợ như đối với màu hồng Mn.
Đối với những mã sản phẩm mà bài phối liệu sử dụng nhiều loại bột màu khác nhau thì chi phí về màu cho mã sản phẩm ấy bằng tổng chi phí các loại bột màu sử dụng.
Tức là:
Chi phí về màu sử dụng cho 1m2 sản phẩm quy đổi mã j =
i: Loại màu sử dụng
n: Số lượng loại màu sử dụng
áp dụng đối với màu 09: Tổng chi phí màu gồm có chi phí về màu Hồng Mn và màu nâu đất (CP - MA35)
Chi phí về màu 1m2 sản phẩm 09 quy đổi = 4.057 + 9.726 = 13.783
Số liệu về phân bổ màu được thể hiện trên bảng "Phân bổ màu sử dụng trong kỳ: Quý IV/2000).
Để xác định giá thành công xưởng của các loại sản phẩm ứng với từng loại chất lượng, kích thước, màu sắc ta tiến hành như sau:
* Đối với sản phẩm thường có kích thước i mã j
ZCXi
=
ZSP thường
KTi
+
Giá trị màu cho 1m2 SP 300x300
x
Hệ số phân bổ màu KTi
Ví dụ với màu 03 sản phẩm thường, kích thước 300x300 thì
ZCX = 33.944 + 3.057 = 38.001 (đ/m2)
* Đối với sản phẩm vát cạnh có kích thước i:
ZCXi
=
ZSP thường KTi
+
ZVC tăng thêm KTi
+
Giá trị màu cho 1m2 SP 300x300
x
Hệ số phân bổ màu KTi
Ví dụ sản phẩm vát cạnh, màu 09, kích thước 400x400 thì:
ZCX = 39.847 + 18.305 + 13.783x1,18 = 74.416 (đ/m2)
ZCXi
=
ZSP thường KTi
+
Zmb tăng thêm KTi
+
Giá trị màu cho 1m2 SP 300x300
+
Hệ số phân bổ màu KTi
Ví dụ sản phẩm mài bóng, màu 04, kích thước 300x300 thì:
ZCX = 33.944 + 35.993 + 3.265 x 10 = 73.202 (đ/m2)
Bảng tính "Giá thành công xưởng đã có màu quý IV/2000" (Bảng số 10)
Bảng số 10: Giá thành công xưởng đã có màu quý IV/2000
Mã sản phẩm
Thường
vát cạnh
Mài bóng
300-333
400-600
500
300-333
400-600
500
300-333
400-600
500
01
38.532
45.779
51.633
48.587
57.654
62.919
71.984
81.987
87.589
02
0
0
0
0
0
0
0
0
0
03
41.843
50.686
56.069
51.898
61.561
67.356
0
0
0
04
0
0
51.633
48.587
0
0
75.295
85.894
92.026
05
0
46.779
0
0
57.654
0
71.984
0
0
06
0
0
0
0
0
0
0
81.987
0
07
0
0
0
0
0
0
0
0
0
08
42.103
50.994
56.418
52.158
61.868
0
0
0
0
09
50.766
61.215
68.026
60.821
72.090
79.312
75.556
86.201
92.375
10
49.362
0
66.146
59.417
0
0
84.218
96.423
103.983
11
39.807
48.284
53.341
49.862
59.158
0
82.815
0
102.102
12
0
0
0
50.243
0
0
73.259
0
89.297
13
0
0
0
0
0
0
0
0
0
14
42.627
51.611
0
52.682
62.486
0
0
90.577
0
15
0
64.510
0
63.613
0
0
76.079
86.819
93.076
16
0
0
0
0
0
0
87.010
99.717
0
17
0
0
0
0
0
0
0
0
0
18
51.647
62.225
0
61.702
73.130
0
0
0
0
19
0
0
0
0
0
0
85.100
0
0
20
0
0
0
0
0
0
0
0
0
21
0
0
0
0
0
0
0
0
0
22
0
0
0
0
0
0
0
0
0
23
0
0
0
0
0
0
0
0
0
24
0
0
0
0
0
0
0
0
0
25
57.120
68.713
76.541
67.175
79.588
87.827
90.572
103.921
112.497
26
45.152
0
0
55.207
0
0
78.604
0
0
27
0
0
0
0
0
0
0
0
0
28
38.913
47.229
0
48.968
58.104
0
72.365
0
0
29
0
0
0
0
0
0
0
0
0
30
48.734
0
65.304
0
69.693
0
82.187
94.026
101.260
31
0
53.879
59.695
54.604
64.754
0
0
89.087
95.652
Căn cứ vào bảng sản phẩm nhập kho và bảng tính giá thành công xưởng đã có màu quý IV/2000, kế toán xác định tổng giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm của từng loại chất lượng (thường, vát cạnh, mài bóng) theo công thức sau:
Tổng giá thành từng loại chất lượng = Tổng (Số lượng SPij x 2 đơn vị SPị)
Trong đó:
i là kích thước sản phẩm
j là mã màu sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ
=
Tổng giá thành sản phẩm thường
+
Tổng giá thành sản phẩm vát cạnh
+
Tổng giá thành sản phẩm mài bóng
Với giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho thành phẩm, kế toán ghi định khoản kết chuyển sang TK thành phẩm 155 - Granit. Với số liệu quí IV/2000 tổng giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ là 21.357.690.506
Kế toán định khoản
Nợ TK 155: 21.357.640.506
Có TK 1541: 21.357.640.506
Ta có bảng phân tích giá thành như sau: (Bảng số 11)
Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng
Công ty Thạch Bàn
Bảng phân tích giá thành sản phẩm năm 2000
Tên sản phẩm: Granit
Đơn vị tính: m2
STT
Diễn giải
Mã
Thành tiền
Ghi chú
A
Chi phí trực tiếp
1
I Chi phí sản xuất kinh doanh đầu kỳ
2
812.108.487
1
Chi phí NVLTT
3
493.450.305
2
Chi phí NCTT
4
36.547.241
3
Chi phí sản xuất chung
5
282.110.941
Trong đó khấu hao TSCĐ
6
50.522.460
II
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ
7
68.584.946.248
1
Chi phí NVLTT
8
36.905.815.177
2
Chi phí NCTT
9
2.305.165.492
3
Chi phí sản xuất chung
10
29.373.965.579
Trong đó khấu hao TSCĐ
11
10.767.921.598
III
Chi phí sản xuất Khách hàng dở dang cuối kỳ
12
691.213.050
1
Chi phí NVLTT
13
371.944.318
2
Chi phí NCTT
14
23.231.927
3
Chi phí sản xuất chung
15
296.036.805
Trong đó khấu hao TSCĐ
16
108.521.376
IV
Tổng giá thành SP nhập kho trong kỳ
17
68.705.841.685
1
Chi phí NVLTT
18
37.027.321.164
2
Chi phí NCTT
19
2.318.480.806
3
Chi phí sản xuất chính
20
29.360.039.715
Trong đó khấu hao TSCĐ
21
10.659.407.272
B
Số lượng sản phẩm
22
1
Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ
23
113.594,36
2
Số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ
24
1.219.669,06
3
Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
25
1.272.413,52
4
Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ
26
86.480,88
C
Giá thành công xưởng bình quân
27
56.332
Giá vốn hàng bán trong kỳ
55.872
D
Các chỉ tiêu phân tích
28
I
Chi phí bán hàng
29
1
Tổng chi phí bán hàng trong kỳ
30
14.904.808.710
2
Chi phí bán hàng bình quân
31
11.714
II
Chi phí QLDN
32
1
Tổng chi phí quản lý
33
26.986.359.408
Trong đó vay lãi NH
34
0
2
Chi phí BQ 1 sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
35
21.195
3
Chi phí QLBQ 1 sản phẩm xuất trong kỳ
36
III
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
38
1
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ bình quân
39
88.780
2
Giá thành toàn bộ sản xuất bình quân
40
89.240
IV
Giá bán bình quân 1 sản phẩm
41
94.141
V
Chênh lệch
42
1
Giữa giá bán bình quân và giá thành sản phẩm tiêu thụ (41 - 39)
43
5.360
2
Giữa giá bán bình quân và giá thành thành phẩm cho sản phẩm sản xuất (41-40)
44
4.901
Phần III. Phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Thạch Bàn
I. Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, Công ty Thạch Bàn đã thực sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường, được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Việc vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế và thực hiện chính sách mới của Đảng và Nhà nước Công ty đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với việc củng cố lại công tác tổ chức quản lý, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới (gạch ốp lát Granit nhân tạo - sản phẩm đầu tiên sản xuất tại Việt Nam), xúc tiến công tác tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng lò nung tuynel cho các đơn vị sản xuất gạch khác trong cả nước Công ty đã không ngừng mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước, chủ động nghiên cứu thị trường, nhờ vậy đã tiếp nhận được công nghệ và máy móc thiết bị thuộc loại hiện đại nhất, sản phẩm gạch Granit của Công ty đã được biết đến và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước.
Năm 2000 là năm Công ty Thạch Bàn có bước ngoặt trong tiến trình phát triển đi lên của mình. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rất lớn - sản xuất 1.200.000 m2 và tiêu thụ 1.250.000 m2 gạch ốp lát Granit và đầu tư dây chuyền 2, nâng công suất nhà máy gạch ốp lát Granit từ 1.000.000 lên 2.000.000 m2/năm. Được sự chỉ đạo sát sao của Bộ Xây dựng cũng như Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng mà đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty được nâng lên một cách rõ rệt.
Lấy uy tín làm đầu và bằng chất lượng sản phẩm của mình Công ty Thạch Bàn không những tiêu thụ được sản phẩm của mình ở trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu được sang các nước khác. Đó là do bộ máy quản lý của Công ty khá năng động, trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với cơ chế thị trường. Sự đổi mới của bộ máy quản lý kinh tế đã góp phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn Công ty và đã thực sự trở thành cánh tay đắc lực thúc đẩy quá trình sản xuất ngày càng phát triển.
Để đánh giá tình hình được đầy đủ, khách quan và đúng đắn nhiệm vụ của công tác kế toán Công ty hết sức nặng nề trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán giữ vai trò quan trọng nhất. Do đó, Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp cụ thể để quản lý chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa các bộ phận quản lý với tình hình thực tế của Công ty và yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thạch Bàn, em có một số nhận xé về công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí - tính giá thành sản phẩm ở Công ty như sau:
* Việc áp dụng hình thức kế toán tập trung và hình thức sổ Nhật ký chun là phù hợp với điều kiện sản xuất và trang bị tính toán. Đặc biệt Công ty đã đưa chương trình kế toán thực hiện trên máy vi tính vào sử dụng đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu kịp thời, chính xác của thông tin kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm khối lượng ghi chép, hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi chép trùng lắp, tiết kiệm lao động kế toán.
* Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty với đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ chuyên môn cao đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy vậy, do khối lượng, công việc lớn, phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên phần vào còn hạn chế đến tính kịp thời của thông tin kế toán.
* Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Bộ Tài chính có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như quản lý và sử dụng vốn, thực hiện trích khấu hao TSCĐ... thực hiện đầy đủ các thủ tục về chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, phản ánh một cách trung thực, hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do đó đã quản lý chặt chẽ vốn và tài sản của Công ty, sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi và thực sự có lãi.
* Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Mọi chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất gạch Granit nói chung được tập hợp đầy đủ cho đối tượng hạch toán chi phí là toàn nhà máy. Công ty tổ chức tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm có sự chi tiết thêm một số khoản mục chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung giúp cho việc phân tích rõ ràng, chi tiết hơn tình hình biến động và mức ảnh hưởng của các yếu tố chi phí cơ bản trong giá thành sản phẩm. Từ sự phân tích nà sẽ giúp lãnh đạo Công ty có những thông tin cụ thể, chính xác để có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng như đề ra các quyết định đúng đắn trong công tác quản lý lãnh đạo nói chung.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty vẫn còn tồn tại những khâu, bước chưa thật phù hợp với chế độ chung cũng như chưa thực sự khoa học, chính xác và hợp lí. Những vấn đề này đòi hỏi kế toán phải phân tích cụ thể hơn và đưa ra phương hướng, biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện.
+ Thứ nhất, việc xác định kỹ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quý chưa đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác, sát với thực tế thị trường đối với việc lập kế hoạch giá trị sản xuất và giá thành sản phẩm.
+ Thứ hai, về đối tượng tập hợp chi phí: Hiện nay kế toán Công ty tập hợp chi phí sản xuất gạch Granit cho một đối tượng duy nhất là nhà máy (hay toàn bộ quá trình sản xuất). Tuy vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành thì thấy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chưa thực sự phù hợp với đối tượng tính giá thành là từng m2 sản phẩm nhập kho thành phẩm ứng với từng loại chất lượng, kích thước, màu sắc. Chính vì thế, để tính giá thành sản phẩm kế toán phải căn cứ vào sổ tổng hợp xuất vật tư - TK 621 (6211) để xác định lại chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm thường, phần tăng cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng, chi phí về vỏ hộp. Bên cạnh đó, kế toán phải tiến hành phân bổ rất nhiều lần từng khoản chi phí trong giá thành cho 3 loại sản phẩm trên. Công việc này rất phức tạp mà kết quả tính toán phân bổ nhiều khi không chính xác do tiêu thức lựa chọn chưa được hợp lý. Mặt khác các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp cho sản phẩm thường, phần tăng của sản phẩm vát cạnh, mài bóng, đóng hộp trên thực tế đều có thể tập hợp riêng được.
Sự không phù hợp giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành dẫn đến một số nghiệp vụ hạch toán, tổng hợp chi phí và phân bổ chi phí chưa được hợp lí và chính xác như:
* Kế toán Công ty đa đồng nhất giá thành của sản phẩm ra lò với giá thành của sản phẩm thường nhập kho. Thực tế sản phẩm ra lò phải qua khâu đóng hộp, kiểm nghiệm mới được nhập kho thành phẩm. Như vậy sản phẩm thường nhập kho phải có thêm phần chi phí về vỏ hộp và chi phí nhân công trực tiếp tổ đóng hộp cho sản phẩm thường.
* Khi hạch toán chi phí về vỏ hộp, trong kỳ kế toán tập hợp vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Granit - TK 621 (6211) nhưng khi tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán lại đưa khản chi phí này về chi phí quản lý phân xưởng để phân bổ cho sản phẩm nhập kho trong kỳ.
* Đối với chi phí tiền lương của công nhân đóng hộp: Hiện nay có một bộ phận công nhân đóng hộp thuộc tổ mài. Toàn bộ chi phí về nhân côgn trực tiếp của khâu đóng hộp được tập hợp chung cho tổ mài sau đó phân bổ cho sản phẩm vát cạnh, mài bóng nhập kho trong kỳ. Như vậy đối với sản phẩm thường nhập kho thành phẩm sẽ không có chi phí NCTT của bộ phận này. * Khi phân bổ chi phí quản lý phân xưởng (là khoản chi phí sản xuất chính còn lại ngoài chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài (điện), kế toán sử dụng tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm trong kỳ. Tiêu thức này là chưa phù hợp vì như vậy sẽ có một lượng sản phẩm ra lò (bán thành phẩm), không chịu khoản chi phí này. Điều này thể hiện rõ ở khâu: khi phân bố khoản chi phí này cho tổng số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm thì số lượng sản phẩm thường là 161.511.513 m2, mức phân bổ là 12.822.715.435 nhưng khi tính giá thành đơn vị cho sản phẩm thường kế toán sử dụng số lượng sản phẩm ra lò là 327.785,06 m2 (trong đó sản phẩm loại 300x300 là: 260.371,46 m2, sản phẩm loại 400x400 là: 67.413,6m2).
+ Thứ 3, đối với khoản chi phí phải trả (kế toán trích trước vào chi phí sản xuất trong kỳ) bao gồm có chi phí trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định trong kế hoạch và thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch được kế toán hạch toán vào TK 62742 - cuối kỳ được kết chuyển sang TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Granit. Đây là khoản chi phí sản xuất chính (cụ thể thuộc chi phí quản lý phân xưởng) nhưng khi tổng hợp chi phí phát sinh tỏng kỳ để tính giá thành sản phẩm kế toán đã gộp khoản chi phí này vào chi phí khấu hao tài sản cố định. Điều này chưa hợp lý bởi vì khi phân bổ khoản chi phí này cho các loại sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ sẽ khác nhau do tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý phân xưởng là khác nhau. Và do vậy việc phân tích kết cấu các loại chi phí (trong đó có chi phí về khấu hao tài sản cố định) trong giá thành sản phẩm chưa được chính xác.
+ Thứ tư, về công tác đánh giá sản phẩm dở dang: Trong điều kiện sản xuất thực tế tại Công ty, chi phí sản phẩm dở dang chỉ có trên dây chuyền công nghệ ở giai đoạn bắt đầu từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến trước khi sản phẩm ra lò và lượng bán thành phẩm (sản phẩm ra lò) nằm trong kho bán thành phẩm của nhà máy. Đối với dây chuyền vát cạnh, mài bóng do công tác xây dựng định mức khoa học, thời gian gia công ngắn nên kế hoạch cần gia công bao nhiêu thì khi xuất kho bán thành phẩm qua hệ máy vát cạnh, mài bóng sẽ trở thành sản phẩm hoàn thành bằng nhiều vật tư được sử dụng hết vì vậy không có sản phẩm dở dang ở công đoạn này. Đối với chi phí sản phẩm dở dang nằm trong chi phí quản lý phân xưởng ở Công ty thì thực chất đây là số lượng hộp gạch, băng dính còn tồn chưa sử dụng hết trong kỳ ở khâu đóng hộp. Kế toán cần ghi giảm chi phí vật liệu ở khâu này chứ không coi là sản phẩm dở dang hiện tại.
Trên cơ sở những nhận xét đánh giá nêu trên, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit ở Công ty hiện nay vẫn còn những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp củng cố và hoàn thiện hơn nữa khâu công tác này ở Công ty.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Thạch Bàn, kết hợp với những kiến thức đã học tập tại trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để cải tiến hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. ý kiến 1: Về kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hiện nay Công ty đã xác định kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là theo quý. Theo em, Công ty nên áp dụng kỳ tập hợp và tính giá thành theo tháng. Việc làm này sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chi phí sản xuất, giá thành cho các nhà quản lý, giúp cho việc lập kế hoạch giá thành, và giá bán sản phẩm hàng tháng được chính xác hợp lý hơn. Một thuận lợi cho việc tính giá thành theo tháng là việc kiểm kê và đánh gái sản phẩm dở dang tại nhà máy được tiến hành đều đặn vào cuối tháng. Công việc này giúp cho giá bán sản phẩm của Công ty phù hợp với giá cả thị trường từ đó tăng nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
ý kiến 2: Thay đổi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp và phân bổ.
Như đã nêu ở trên, việc tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng là toàn Nhà mày mặc dù đơn giản nhưng chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất là sản phẩm nhập kho thành phẩm Công ty phải qua nhiều giai đoạn gia công. Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo em Công ty nên có những thay đổi về đối tượng tập hợp chi phí, cách thức tập hợp và phân bổ như sau:
* Thực tế sản xuất tại Công ty là phức tạp, sản phẩm nhập kho thành phẩm phải trải qua một hay nhiều bước công nghệ và đều phải đóng hộp. Vì vậy qua nghiên cứu, để phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm đối tượng hạch toán chi phí có thể xác định theo từng giai đoạn công nghệ sau:
Bước 1: Từ khâu gia công nguyên liệu đến khi gạch ra khỏi lò nung. Sản phẩm của bước này là sản phẩm ra lò sẽ trở thành bán thành phẩm của các bước tiếp theo:
Bước 2: Giai đoạn vát cạnh
Bước 3: Giai đoạn mài bóng
Bước 4: Giai đoạn đóng hộp
Việc tập hợp như vậy sẽ đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm nhập kho thành phẩm từng loại được chính xác và đầy đủ.
* Phương pháp tập hợp và phân bổ:
- Đối với chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Những nguyên, vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp tới giai đoạn nào thì tập hợp trực tiếp cho giai đoạn đó.
ở bước 1: Nguyên vật liệu trực tiếp gồm có nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bột màu.
ở bước 3: Có chi phí về đá mài và quả lô kim cương
ở bước 4: Có chi phí về hộp gạch, băng dính,...
Riêng chi phí về đĩa kim cương có liên quan đến cả chi phí ở bước 2 và bước 3, vì vậy sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp, cụ thể theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho thành phẩm từng loại trong kỳ. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp: ? ở Bảng tổng hợp và thanh toán lương toàn Công ty, kế toán mới chi tiết được tiền lương của tổ mài, vì vậy chưa tính rõ được tiền lương của công nhân đóng hộp. Khi lập bảng này kế toán cần chi tiết riêng cho bộ phận này.
Đối với tiền lương tổ mài do liên quan đến cả giai đoạn 2 và 3, kế toán cần phân bổ theo định mức tiền lương tăng thêm của từng loại sản phẩm vát cạnh hoặc mài bóng.
Chi phí về nhân công trực tiếp ở bước 1 chính là bộ phận "còn lại" trong bảng tổng hợp lương.
- Đối với chi phí về động lực, khấu hao tài sản cố định được phân bổ như thực tế.
- Đối với chi phí quản lý phân xưởng (chi phí sản xuất chính ngoài chi phí về khấu hao tài sản cố định và động lực) sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Ví dụ có thể chọn tiêu thức số lượng sản phẩm từng loại nhập kho trong kỳ.
ý kiến 3: Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang
Như đã trình bày ở trên, sản phẩm dở dang chỉ có ở bước 1 gồm có chi phí về nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ tiêu hao nằm tron sản phẩm dở trên dây chuyền sản xuất, được tính theo định mức. Đối với côgn đoạn gia công sản phẩm vát cạnh, mài bóng không có sản phẩm dở dang. Vì vậy, tổng chi phí về sản phẩm dở dang trong kỳ sẽ bao gồm sản phẩm dở dang ở bước 1 và bán thành phẩm ra lò còn nằm trong kho bán thành phẩm của nhà máy.
Kế toán Công ty không nên coi cả số vỏ hộp, băng dính chưa sử dụng là sản phẩm dở dang như hiện nay mà nên nhập trả lại k ho cuối kỳ, ghi giảm chi phí về vật liệu ở bước 4 theo định khoản sau:
Nợ TK 152
Có TK 621 (62110 (Chi tiết bộ phận đóng hộp)
Trong trường hợp không nhập kho thì sang đầu kỳ hạch toán sau kế toán ghi bút toán đảo lại:
Nợ TK 621 (6211)
Có TK 152
ý kiến 4: Khi kế toán tập hợp chi phí phát sinh trogn kỳ cần tập hợp chi phí trích trước (gồm trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và chi phí ngừng sản xuất trong kế hoạch) vào chi phí quản lý phân xưởng thay vì vào chi phí khấu hao tài sản cố định. Mặc dù đều nằm trong khoản mục chi phí sản xuất chung nhưng tiêu thức phân bổ chi phí quản lý phân xưởng và chi phí khấu hao tài sản cố định cho các loại sản phẩm thường, vát cạnh, mài bóng là khác nhau. Vì vậy, sự thay đổi này sẽ đảm bảo cho việc phân tích chính xác ảnh hưởng của các yếu tố chi phí trong giá thành (trong đó chi phí về khấu hao tài sản cố định).
ý kiến 5: Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm so sánh là không có sản phẩm dở dang ở bước 2, 3 và 4, vì vậy Công ty có thể áp dụng phương án tính giá thành có phân bước nhưng được đơn giản hơn cho từng loạ chất lượng (thường, vát cạnh, mài bóng) tương tự như hiện tại, tuy vậy mỗi loại chất lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm sẽ được cộng thêm chi phí về khâu đóng hộp.
Do chi phí phát sinh ở bước đóng hộp có liên quan đến cả số sản phẩm ra lò (phần sản phẩm thường đóng hộp), sản phẩm vát cạnh, mài bóng. Dựa vào định mức tiêu hao vật tư khác (cụ thể là vỏ hộp, băng dính) kế toán sẽ xác định được hệ số tiêu hao vật liệu của sản phẩm kích thước 400x400, 500x500,... so với sản phẩm 300x300.
Chi phí
300x300
400x400
500x500
Vật liệu
1,00
1,10
1,12
Nhân công
1,00
1,00
1,00
Căn cứ vào tổng chi phí phát sinh ở bước 4 và số lượng sản phẩm nhập kho thành phẩm, tiêu thức phân bổ chi phí khâu đóng hộp kế toán sẽ xác định được chi phí tăng thêm do đóng hộp ứng với từng kích thước sản phẩm khác nhau (xác định tương tự như chi phí tăng thêm khâu vát cạnh, mài bóng).
Đối với chi phí về màu được phân bổ riêng cho từng loại sản phẩm ra lò được xác định như hiện nay là hoàn toàn chính xác.
Để xác định giá thành từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm, kế toán xác định như sau:
* Đối với sản phẩm thường có kích thước i mã j
ZCXi
=
Z Sản phẩm ra lò KTi
+
Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi
+
Giá trị màu cho 1m2 sản phẩm 300x300
x
Hệ số phân bổ màu KTi
* Đối với sản phẩm vát cạnh có kích thước i mã j
ZCXi
=
Z Sản phẩm ra lò KTi
+
Z Sản phẩm tăng thêm do VC KTi
+
Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi
+
Giá trị màu cho 1m2 sản phẩm 300x300
x
Hệ số phân bổ màu KTi
* Đối với sản phâm mài bóng có kích thước i mã j
ZCXi
=
Z Sản phẩm ra lò KTi
+
Z Sản phẩm tăng thêm do Mài bóng KTi
+
Z Sản phẩm tăng thêm do đóng hộp KTi
+
Giá trị màu cho 1m2 sản phẩm 300x300
x
Hệ số phân bổ màu KTi
Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà doanh nghiệp nào cũng lấy mục tiêu lợi nhuận làm đầu. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Lợi nhuận cao nhất mà chi phí bỏ ra thấp nhất là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong đạt được. Góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp phải nói đến công tác tổ chức hạch toán kế toán và việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp nắm được chính xác tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh của quá trình sản xuất. Thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán là rất cần thiết do đó đòi hỏi phải chính xác kịp thời. Nhờ số liệu kế toán, các nhà quản lý nắm được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tỏng chi phí của kỳ sản xuất kinh doanh để có quyết định kịp thời trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Quá trình thực hiện tại Công ty Thạch Bàn cụ thể là ở phòng Tài chính - Kế toán đã cho em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp. Qua đây, em đã bổ sung được kiến thức thực tế và những lý luận đã được học ở trường. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp và những ngày thực tập tại Công ty đã giúp em thấy rõ được và hoàn thành báo cáo của mình là: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn.
Thực tập tại Công ty em đã nhận được sự giúp đỡ của Công ty nói chung và phòng Kế toán tài chính nói riêng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Hà Mai Anh đã giúp đỡ em trong thời gian qua.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1133.doc