Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, khi mà nền khoa học công nghệ phát triển, đời sống, kinh tế,văn hoá, xã hội không ngừng nâng cao thì xây dựng cơ bản đã trở thành một ngành hết sức quan trọng. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản là công trình có giá trị lớn , thời gian sử dụng lâu dài nên rất có ý nghĩa về kinh tế. Bên cạnh đó sản phẩm xây dựng cơ bản còn thể hiện ý thức thẩm mỹ do vậy cũng có ý nghĩa to lớn về văn hoá xã hội, thể hiện được nét đẹp truyền thống.
Chi phí sản xuất và gi
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Kinh tế Xây Dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất, tính đúng gía thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Trong hoạt động xây lắp, qua những thông tin về chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm do kế toán cung cấp, người quản lý doanh nghiệp nắm được giá thành thực tế của từng công trình, hiệu quả hoạt động sản xuất của từng đội thi công, của từng công trình cũng như của toàn doanh nghiệp từ đó tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí , tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đánh giá này, nhà quản lý có được cái nhìn toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Qua đó tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý, những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị xây lắp nên em đã chọn đề tài: " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng", mục tiêu của chuyên đề là : vận dụng kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào nghiên cứu công tác thực tiễn tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, từ đó tìm hiểu, bổ sung kiến thức thực tế. Nội dung chuyên đề bao gồm:
Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương II: Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng.
Chương III: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng.
Chương I
Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I/ Đặc điểm sản xuất xây lắp và ảnh hưởng của nó đến công tác hạch toán kế toán của đơn vị xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hoá, khôi phục công trình nhà máy, xí nghiệp, đưòng xá, nhà cửa nhằm phục vụ cho dời sống, sản xuất của xã hội. Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Ngân sách Nhà nước cũng như Ngân sách của doanh nghiệp.
Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: Xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt do các doanh nghiệp chuyên về thi công xây lắp đảm nhận thông qua hợp đồng giao nhận thâù xây lắp. Sản phẩm của các công trình xây lắp là các công trình đã xây dựng, lắp đặt hoàn thành có thể đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
So với ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có nhũng nét đặc thù riêng biệt thể hiện ở sản phẩm và quá trình sản xuất. Điều này có ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán của ngành. Cụ thể:
Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, đơn chiếc. Mỗi sản phẩm xấy lắp có yêu cầu về mặt thiết kế kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Vì vậy , mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất mới mang lại hiệu quả cao.
Do sản phẩm có tính đơn chiếc như vậy nên chi phí sản xuất cho từng công trình sẽ khác nhau. Do vậy, việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẫm xây lắp chưa tạo ra sản phẩm xây lắp cũng đựoc tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt. Thông thường sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông.
Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Trong quá trình xây lắp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, vốn. Do đó, việc quản lý đòi hỏi phải lập dự toán thiết kế và thi công để theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất, thi công, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm đảm bảo chất lượng công trình.
Do thời gian thi công kéo dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất Công nghiệp mà xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước, tuỳ thuộc vào kết cấu kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp.
Doanh nghiệp xây lắp thường có địa bàn rộng, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất. các điều kiện để sản xuất ( xe, máy, nhân công, thiết bị, phương tiện thi công) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm,. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý rất phức tạp ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thời tiết. Thông thường các doanh nghiệp xây lắp sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt chi phí di dời.
Công tác kế toán phải tổ chức tốt khâu hạch toán ban đầu, thường xuyên kiểm kê vật tư tài sản nhằm phát hiện những thiếu hụt, hư hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, thời tiết nên việc thi công ở mức độ nào đó mang tính thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều môi trường, thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng công trình có thể phải đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất. Doanh nghiệp cần có chế độ điều độ cho phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ gía thành.
II/ Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1/ Chi phí sản xuất
1.1. Khái niệm và bản chất.
Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thì cần phải có cả 3 yếu tố cơ bản của sản xuất, đó là: Tài liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất tạo nên các loại chi phí tương ứng.Chi phí về sử dụng tài liệu lao động, đối tượng lao động và thù lao lao động.
Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh.
Tuy nhiên, để hiểu đúng chi phí sản xuất cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi phí là sự dịch chuyển vốn và giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính chi phí, do đó chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán, những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi phí chi ra trong kỳ hạch toán. Chi tiêu thể hiện sự giảm vốn, vật tư, tài sản của doanh nghiệp bất kể nó sử dụng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp, chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ.
.Phân loại chi phí.
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công việc quản lý. Tuy nhiên về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường phân loại theo các tiêu thức sau:
Phân loại theo yếu tố chi phí.
Theo cách phân loại nay, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không xét đến công dụng cụ thể, nội dung phát sinh.
Đối với doanh nghiệp xây lắp, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được chia thành các yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Xi măng, cát, gạch sắt thép và các vật liệu phụ như que hàn, ve...
- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, hàn, ván, khuôn...
- Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu mỡ, khí nén...
- Chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế có tác dụng lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch, quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu vốn định mức.
Đối với kế toán nó là cơ sở để tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất đồng thời là cơ sở tính toán thu nhập quốc dân, đánh giá tình hình tăng năng suất lao động.
1.2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp.
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào.
Thông thường, chi phí sản xuất chia thành 3 khoản mục chính: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Nhưng do đặc thù của sản xuất xây lắp có chi phí máy thi công lớn và phức tạp nên chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được chia thành bốn khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả những nguyên vật liệu chi phí chi ra để cấu tạo nên thực thể công trình như vật liệu chính (xi măng, cát, đá, gạch...), các cấu kiện bê tông và các phụ gia khác. Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm các vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho máy thi công.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính và các khoản phụ cấp lưong phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu gọn hiện trưòng thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. Khoản mục nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương phụ và các khoản trích theo lường.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan tới việc sử dụng máy để xây dựng hoặc lắp dặt công trình, bao gồm: chi phí về vật liệu trong máy thi công, chi phí nhân viên điều khiển máy ( chỉ có tiền lao động chính không bao gồm tiền lương phụ và các khoản trích theo lương), chi phí khấu hao máy thi công, chi phí mua ngoài sử dụng cho máy thi côngvà các khoản chi phí máy thi công khác.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ cho việc quản lý tại đội, công trình và những chi phí sản xuất chung khác không thể hạch toán trực tiếp cho công trình, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý đội( đội trưởng, đội phó ... ) và các khoản tiền lương phụ, trích theo lương của công nhân sản xuất, nhân viên điều khiển máy thi công, chi phí vật liệu dùng cho đội, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, ngoài chi phí khấu hao của máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho đội và các khoản chi phí bằng tiền khác.
Theo cách phân loại này giúp ta biết được cơ cấu khoản mục tính giá thánh sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp , dồng thời giúp kế toán sử dụng tài khoản phù hợp.
Ngoài các khoản mục chi phí cấu thành trong gía thành sản phẩm xây lắp như trên, nếu xét theo tiêu thức chỉ tiêu gía thành đầy đủ thì còn khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp kết hợp với giá thành nên chỉ tiêu gía thành toàn bộ của sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí chi cho bộ phận máy quản lý điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quản lý doanh nghiệp.
Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí sản xuất kinh doanh còn được phân loại theo phương thức kết chuyển chi phí ( chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ), phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành( biến phí và định phí)...tuỳ theo yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
2. Giá thành
2.1 Khái niệm và bản chất
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trinh thống nhất giữa hai mặt hao phí sản xuất và kết quả sản xuất. Để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chi phí bỏ ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với giá thành ( kết quả sản xuất ).
Giá thành sản phẩm là biẻu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp phản ánh lượng gía trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xây lắp.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm xây lắp, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều vị trí tính toán khác nhau.
Giá thành sản phẩm xây lắp được phân loại như sau:
2.2.1 Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành giá thành dự toán, gía thành kế hoạch, giá thành thực tế.
- Giá thành dự toán: Là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành này được xác định trên cơ sở các quy định của Nhà nước về việc quản lý giá xây dựng các công trình .
Giá thành dự toán = giá thành dự toán - Lợi nhuận định mức
Trong đó:
Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho doanh nghiệp xây lắp xây dựng, lắp ráp các cấu kiện, lắp đặt máy móc thiết bị... Nó bao gồm các chi trực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức.
+ Lợi nhuận định mức là chỉ tiêu Nhà nước quy định để tích luỹ cho xã hội do ngành xây dựng cơ bản tạo ra (bao gồm thuế và lãi).
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong đơn vị.
Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán - mức hạ giá thành
Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp được lập dựa vào chi phí nội bộ của doanh nghiệp xây lắp. Về nguyên tắc định mức nội bộ phải tiên tiến hơn định mức kế hoạch, phản ánh mức độ quản lý của doanh nghiệp.
- Giá thành xây lắp thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành một đối tượng xây lắp nhất định. Giá thành sản phẩm xây lắp thực tế không chỉ bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như chi phí thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại do ngừng sản xuất, mất mát, hao hụt vật tư... do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan của doanh nghiệp.
Thông thường gía thành thực tế giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành:
+ Giá thành công tác xây lắp thực tế: Phản ánh giá thành một khối lượng công tác xây lắp đạt tới điểm dừng kỹ thuật nhất định tính theo kỳ( tháng, quý, năm) Nó cho phép chúng ta xác định kịp thời chi phí phát sinh, phát hiện những nguyên nhân tăng, giảm chi phí và kịp thời điều chỉnh cho giai đoạn sau.
+ Giá thành hạng mục công trình hoàn thành: là toàn bộ chi phí chi ra để tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng và được bên chủ đầu tư chấp nhận.
Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa 3 loại giá thành trên phải đảm bảo:
Giá thành dự toán ³ Giá thành kế hoạch ³ Giá thành thực tế
Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá chính xác trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp khác. Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất và trình độ tổ chức quản lý.
2.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
Theo cách phân loại này giá thành được phân thành 2 loại
- Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan tới quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung.
Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp.
Giá thành sản xuất được tính theo công thức:
Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
- Giá thành tiêu thụ ( Giá thành toàn bộ): Bao gồm toàn bộ giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã được phân bổ cho sản phẩm đó.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được xác định sau khi khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ đã được thực hiện. Đây là cơ sở để doanh nghiệp tính lãi trước thuế.
Ngoài cách phân loại trên, trong xây dựng cơ bản còn sử dụng 2 chỉ tiêu tính giá thành sau:
- Giá đấu thầu xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra dể chủ doanh nghiệp căn cứ vào đó tính giá thành sản phẩm của mình ( còn gọi là giá dự thầu công tác xây lắp). Giá đấu thầu xây lắp do chủ đầu tư đưa ra về nguyên tắc chỉ bằng gía dự toán, có như vậy chủ đầu tư mới tiết kiệm vốn đầu tư và hạ thấp chi phí về lao động.
Giá hợp đồng công tác xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp, sau khi thoả thuận giao thầu. Đó cũng chính là giá thành của doanh nghiệp xây lắp thắng cuộc trong đấu thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu. Về nguyên tắc, giá thành hợp đồng chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu xây lắp.
Việc áp dụng 2 loại giá thành trên là yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. Nó sử dụng được quan hệ tiền - hàng, tạo sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp, tạo ra sự chủ động trong việc định gía thành của mình cũng như trong kinh doanh, thích hợp với cơ chế thị trường.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về mặt chất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình thi công.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau về mặt lượng được thể hiện qua sơ đồ sau:
A
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
B C
Tổng giá thành sản phẩm
D
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Qua mô hình trên ta thấy: AC = AB + BD - CD
Hay
Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh rong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
Như vậy nếu sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí đã chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ sau. Nhưng nó lại bao gồm những chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp chỉ thống nhất về lượng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là công trình , hạng mmục công trình được hoàn thành trong kỳ hoặc gía trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau.
4. Sự cần thiết và nhiệm vụ tổ chức hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
4.1 Sự cần thiết
Tổ chức kế toán đúng, hợp lý chi phí sản xuất xây lắp vầ tính đúng, tính đủ giá thành công trình có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến độngcủa vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và cả thước đo giá trị để quản lý chi phí.Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình của sản xuất kinh doanh. Qua đó có thể phân tích, tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh được trên thị trường.
Việc phân tích đúng đắn kết quả hoật động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác.Về phần mình giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường.
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây, khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung. Các doanh nghiệp hoạt dộng theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ mang tính hình thức.
Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hành động theo phương hướng riêng và tự phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải thực hiện đúng theo quy luật khách quan.
Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thẻ thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hơn nữa nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.
4.2 Nhiệm vụ:
Để phát huy hết vai trò của mình, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đạt được những yêu cầu sau:
- Phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất.
- Phân bổ hợp lý các chi phí sản xuất theo từng khoản mục vào các đối tượng tập hợp chi phí.
- Kiểm tra tình hình định mức về các chi phí vật liệu, lao động, sử dụng máy: kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp, phát hiện kịp thời các khoản mục hao phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí, theo từng công trình hạng mục công trình, vạch ra các khả năng tiềm tàng và đề ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Thông qua ghi chép, phản ánh, tính toán để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và chi phí sản xuất và lập giá thành theo quy địng của cơ quan chủ quản cấp trên.
Để đạt được các yêu cầu trên, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lăp có nhiệm vụ:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phân bố chi phí sản xuất thích hợp.
- Xác định đúng đối tượng tính toán giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quy định trình tự công việc, phân bố chi phí cho từng đối tượng, từng sản phẩm chi tiết.
5. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp gồm nhiều loại tính chất và nội dung kinh tế khác nhau. Nên việc hạch toán chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học mới có thể tính giá thánh một cách chính xác kịp thời.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là thứ tự công việc cần tiến hành tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành kịp thời theo đặc điểm của từng nghành.
Trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.
Bước 2: Tính toán và phân bố lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ.
Bước 3: Tập hợp và phân bố chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức phù hợp.
Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ từ đó tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
III. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
1.1 Đối tượng và căn cứ hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán sản xuất là phạm vi giới hạn tập hợp chi phí, giới hạn có thể là sản phẩm, bộ phận của sản phẩm, chi tiết sản phẩm, theo phân xưởng, theo đơn đặt hàng.
Do đặc thù riêng của ngành xây lắp nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là tưng công trình, hạng mục công trình cụ thể hoặc theo từng đơn đặt hàng.
Để xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm công nghệ đó thuộc loại sản xuất giản đơn hay phức tạp, sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để lựa chọn đối tượng tính giá thành.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ tổ chức hạch toán chi phí
- Căn cứ vào trình độ nhân viên kế toán
- Căn cứ vào phương tiện tính toán áp dụng trong kế toán đặc biệt và máy tính.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí và cộng là việc đầu tiên quan trọng của tổ chức hạch toán qua trình sản xuất. Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí , phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị có ý nghĩa rất lớn, giúp kế toán chi phí tổ chức hợp lý từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và mở sổ chi tiết theo đúng đối tượng đã xác định.
1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Do sự khác nhau về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên để đáp ứng được yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đòi hỏi phải có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với từng đối tượng.
Trong doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng một số phươg pháp sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình hoặc hàng mục công trình: Hàng tháng các chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình thì tập hợp chi phí sản xuất cho công trình, hạng mục công tình đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là đơn đặt hàng. Chi phí phát sinh hàng tháng sẽ được phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí được tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là giá thành thực tế.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đội thi công công trình. Trong mỗi đơn vị, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu phí như công trình, hạng mục công trình, nhóm mục công trình.
2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
2.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm các chi phí đã tính vào máy thi công hoặc đã tính vào chi phí sản xuất chung.
Nguyên tắc hạch toán
- Các loại vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc và số lượng thực tế đã sử dụng. Trường hợp vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bố để phân bố chi phí cho các đối tượng có kiên quan đến tiêu thức thích hợp.
Chi phí vật liệu phân bố cho từng đối tượng
Trên thức phân bố của từng đối tượng
Tỷ lệ phân bố
=
x
Tỷ lệ phân bố
=
Cuối cùng hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu lĩnh về chưa sử dụng hết ở các công trình đồng thời phải tổ chức và đánh giá số phế liệu thu hồi theo từng đối tượng sử dụng.
- Trong công tác hạch toán, từ việc tổ chức ghi chép ban đầu đến tổng hợp, phân tích chi phí vật liệu và tình hình sử dụng vật liệu kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức trừ hao vật liệu đã có và phải có tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó.
- Vật liệu xuất sử dụng phải được tính theo._. giá thực tế gồm giá mua và chi phí thu mua, không bao gồm thuế giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản nầy được mở trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình.
Bên nợ: Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng cho hoạt động xây lắp
Bến có:
+ Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết đem về nhập kho
+ Kết chuyển hoặc phân bố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
TK 621: Cuối kỳ không có số dư
2.1.1.3 Phương pháp hạch toán
- Khi mua hoặc xuất nguyên vật liệu sử dụng cho thi công công trình:
+ Trường hợp mua nguyên vật liệu về sử dụng ngay ( không qua kho) cho hoat động xây lắp trong kỳ thuôc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp.
Nợ TK 621: Giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT đầu vào dược khấu trừ
Có Tk 111, 112, 331
Có TK 141 (1412): Thanh toán qua tạm ứng
+ Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất xây lắp thuộc dối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 621: giá có thuế GTGT
Có các Tk 111, 112, 311, 141 (1412)
+ Khi xuất vật liệu từ kho sử dụng cho thi công công trình.
Nợ TK 621
Có Tk 152,153
- Trường hợp số nguyên liệu vật liệu, công cụ xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho.
Nợ TK152,153
Có TK 621
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào kết quả bản phân bố nguyên vật liệu tính cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bố, ghi:
Nợ TK 154(1541)
Có Tk 621
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được khái quat qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1-Hạch toán tổng hợp chi phí ngyuên vật liệu trực tiếp
Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
TK 154
Thuế GTGT
TK 621
TK 1331
TK 152,153
Mua vật tư
Tk 111,112,331,141
được khấu trừ
Xuất kho cho sản xuất
Nhập kho vật tư
không sử dụng hết
2.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
2.1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, thi công công trình. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động, thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao độngthuê ngoài theo từng loại công việc.
Nguyên tắc hạch toán.
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất có liên quan đến công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương như bảng chấm công, hợp đồng làm khoán...
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương công nhân viên điều khiển máy thi công và phục vụ máy thi công.
- Không hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trích các khoản trích theo lươngcủa công nhân trực tiếp sản xuất công nhân điều khiển máy thi công.
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng
TK622: Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trực tiếp tham gia thực hiện khối llượng xây lắp.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK822: Cuối kỳ không có số dư
2.1.2.3 Phương pháp hạch toán
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất có thể được trả theo các hình thức: trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương theo khoản công việc...
- Hạch toán lương theo thời gian lao động: Việc hạch toán tiền lương theo lao động được tiến hành theo từng loại công nhân, nhân viên, theo từng loại công việc được giao và cho từng đối tượng hạch toán chi phí, giá thành.
Theo dõi thời gian lao động được tiến hành trên bảng chấm công do các đội sản xuất, các phòng ban thực hiện sau đó chuyển lên phòng kế toán. Đây là cư sở để kế toán lương tính lương và theo dõi trên các tài khoản liên quan.
- Hạch toán khối lượng giao khoán: chứng từ ban đầu sử dụng là" Hợp đồng giao khoán". Hợp đồng giao khoán được ký trong từng phần công việc, theo hạng mục công trình hoàn thành và được xác định kết quả và chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương.
- Tính lương, trả lương và tổng hợp phân bổ tiền lương: Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giao khoán và các chứng từ khác có liên quan để lập bảng thanh toán lươngvà kiểm tra việc thanh toán lương cho công nhân viên, bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng đội sản xuất, bộ phận thi công và các phòng ban. Việc tổng hợp, phân bổ lương vào các tài khoản chi phí được thực hiện trên" bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội".
Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau:
- Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kể cả công nhân của doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài sử dụng trực tiếp thi công công trình.
Nợ TK 622: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Có TK 334: Tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Có TK111,112: Trả lương trực tiếp bằng tiền mặt, tiền gửi NH
Có TK 141(1411) Tạm ứng lương cho công nhân.
- Cuối kỳ kế toán tính, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình.
Nợ TK 154(1541)
Có TK 622
Khái quát hạch toán chi phí nhân công trực tiếp qua sơ đồ sau:
Lương phải trả công
nhân sản xuất
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
TK111,112,334,141
TK622
Tk1541
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
2.1.3.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí sử dụng máy để hoàn thành khối lượng xây lắp bao gồm: Chi phí về vật liệu sử dụng máy thi công, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn và các chi phí máy thi công khác.
Do đặc điểm sử dụng máy thi công trong xây dựng cơ bản nên chi phí sử dụng máy thi công được chia thành 2 loại: chi phí tạm thời ( những chi phí có liên quan đến việc tháo lắp, chạy thử, vận chuyển, di chuyển phục vụ sử dụng máy thi công) và chi phí thường xuyên ( những chi phí hàng ngày cần thiết sử dụng cho máy thi công bao gồm: tiền khấu hao thiết bị, tiền thuê máy nhiên liệu, lương chính nhân công điều khiển máy).
Nguyên tắc hạch toán.
- Quá trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý, sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy cho các đội, xí nghiệp xây lắp.
+ Nếu tổ chức máy thi công riêng biệt và đội máy có tổ chức kế toán thì chi phí sản xuất giá thành sản phẩm của bộ phận máy thi công được hạch toán như bộ phận sản xuất phụ. Sản phẩm của bộ máy thi công được cung cấp cho các đội công trình xây dựng có thể tính theo giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành nội bộ.
+ Nếu doanh nghiệp không tổ chức máy thi công riêng mà giao máy cho các đội, xí nghiệp được sử dụng thì chi phí sử dụng máy được hạch toán như chi phí sản xuất chug.
- Trong chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân sử dụng máy, lương công nhân viên chức, chi phí sử dụng máy trong sản xuất phụ.
- Chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán chi phí theo từng loại máy hoặc nhóm máy thi công, đồng thời phải chi tiết theo từng khoản mục quy định.
- Việc tính toán, phân bổ cho các đối tượng sử dụng máy phải dựa trên cơ sở giá thành một giờ máy hoặc giá thành một ca máy hay giá thành một đơn vị khối lượng công việc hoàn thành kết hợp với tài liệu hach toán nghiệp vụ về thời gian hoạt động( số giờ, ca máy) hoặc về khối lượng công việc hoàn thành cho từng công trình, hạng mục công trình của từng loại máy thi công được xác định từ phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công.
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng
TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.
Bên nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm choi phí máy thi công
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
TK 623: cuối kỳ không có số dư và có 6 tài khoản cấp hai tương ứngvới các yếu tố chi phí sử dụng cho máy thi công.
TK 6231: Chi phí nhân công.
TK 6232: Chi phí vật liệu.
TK6233: Chi phí công cụ, dụng cụ.
TK6234: Khấu hao TSCĐ.
TK6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK6238: Chi phí bằng tiền khác.
2.1.3.3 Phương pháp hạch toán
* Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức máy thi công riêng.
Trường hợp này máy thi công thuộc tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tổ chức đội, tổ thi công cơ giới chuyên trách thi công khối lượng xây lắp bằng máy trực thuộc doanh nghiệp, công trường hoặc đội xây lắp. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp này phản ánh chi phí sử dụng máy phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công. Hoạt động của đội thi công cơ giới chuyên trách có thể là đơn vị hạch toán nội bộ . Nếu đơn vị này có tính lãi, lỗ riêng thì có thể tiến hành phương thức bán lao vụ cho các bộ phận thi công khác của doanh nghiệp.,
Hạch toán chi phí sử dụng máy, tính giá thành ca máy thi công hiện trên TK 154, căn cứ vào giá thành ( theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ). Cung cấp cho các đối tượng xây lắp ( công trình, hạng mục công trình), tuỳ theo phuơng thức tổ chức công tác hạch toán và mối quan hệ giữa đội máy thi công và doanh nghiệp xây lắp công trình. Trình tự hạch toán như sau:
Sơ đồ 1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
.
TK 621
TK152,153,141,111,112
TK 621
TK 1541
TK 632
TK 334
TK 622
TK214
TK627
TK338,152,153
TK1331
Thuế GTGT
được KT
Chi phí chung
Lương công nhân
thi công
Kết chuyển
CPSXC
điều khiển MTC
Kết chuyển
chi phí NC
Xuất NVL phục vụ
cho máy thi công
Kết chuyển
CPNVL
Phân bổ
CPMTC
Khấu hao máy
TK152,153,141,111,112
* Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc đội máy riêng biệt, không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phí máy thi công sẽ được tập hợp trên TK623, sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức thích hợp. Nội dung hạch toán chi phí sử dụng máy thi công thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4- Hạch toán chi phí máy thi công.
TK623
TK1541
TK152,153,141,111,112
TK 214
TK 1331
Lương công nhân
máy thi công
điều khiển máy
Xuất NVL phục vụ
Khấu hao máy
thi công
Thuế GTGT
được khấu trừ
Kết chuyển CP
MTC cho máy
TK 334,11,112,
* Trường hợp đơn vị đi thuê máy.
Trường hợp này máy thi công không thuộc tài sản của doanh nghiệp, có thể xảy ra các trường hợp thuê máy sau:
- Chủ thuê máy thi công không thuê nhân công điều khiển và phục vụ máy. Đơn vị đi thuê ngoài trả cho đơn vị cho thuê một khoản tiền theo định mức quy định kèm theo hợp đồng ( gồm có khấu hao theo dơn giá ca máy cộng với tỷ lệ định mức về chi phí quản lý xe máy). Đơn vị đi thuê máy cũng tự hạch toán chi phí sử dụng máy.
- Trường hợp thuê máy theo khối lượng công việc: Bên thuê máy chỉ phải trả tiền cho bên cho thuê theo đơn giá thoả thuận với khối lượng công việc đã hoàn thành. Nội dung hạch toán thể hiện qua sơ đồ.
Sơ đồ 1.5-Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Kết chuyển CP
TK111,112,331
TK623
TK1541
TK1331
Thuế GTGT
được KT
Thanh toán tiền
thuê máy
MTC thuê ngoài
2.1.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung
2.1.4.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán
Chi phí sản xuất chung lá những khoản mục chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất của đội công trình xây dựng nhưng không được tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Chi phí này bao gồm; tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, cùng với những khoản mục chi phí khác. Những chi phí khác thường khỗng xác định được và cũng có những chi phí không lường trước được như chi tát nước, vét bun, chi phí điện nước cho thi công...
Đặc điểm trong khoản mục chi phí chúng bao gồm cả các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhan viên sử dụng máy thi công. Đây chính là sự khác biệt giữa kế toán chi phí trong doanh nghiễp xây lắp với kế toán hàng doanh nghiệp sản xuất.
Nguyên tắc hạch toán.
- Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng công trình, hạng mục công trình đồng thời phải chi tiết theo điều khoản quy ước.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí sản xuất chung và các khoản có thể giảm chi phí sản xuất chung.
- Hạch toán chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp thì kế toán tiến hành phân bổ chi phi sản xuất cho các đối tượng có liên quan. Việc phân bổ chi phí này có thể dựa vào tiền lương của công nhân xây lắp hoặc có thể dựa vào chi phí máy thi công. Tuỳ theo điều kiện sản xuất đặc thù của mình mà doanh nghiệp chọn các biện pháp phân bổ khác nhau.
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng
TK627: Chi phí sản xuất chung
Bên nợ: Các chi phí phát sinh trong trong kỳ.
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ Kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
TK 627: Cuối kỳ không có số dư và được chia thành 6 tài khoản cấp hai.
TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý đội.
Tk6272: Chi phí vật liệu .
TK6273: Chi phí dụng cụ sãn xuất
TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi pjhí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
2.1.4.3 Phương pháp hạch toán
Nội dung trình tự chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6-Hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 627
TK 1541
Kết chuyển chi phí sản
xuất chung
Lương nhân quản lý đội và
các khoản trích theo CBNVC
TK 214
Khấu hao TSCĐ
TK 152,153,141
Xuất NVL phục vụ
cho sản xuất chung
TK 111,112,141
Các chi phí khác
TK 1331
Thuế GTGT
TK 334,338
được khấu trừ
2.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo quyết định 1864/1998 của BTC ngày 36/12/1998 của Bộ trưởng bộ tài chính các doanh nghiệp xây lắp áp dụng kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tuy nhiền quyết định này còn mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp xây lắp vẫn áp dụng kế toán theo phương pháp định kỳ.
2.2.1.Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các khoản mục chi phí, kế toán vẫn sử dụng các tài khoản 622 ,627, 623 như trường hợp kê khai thường xuyên. Riêng trường hợp hạch toán hàng tồn kho, kế toán tập hợp trên Tk 611- mua hàng, sau đó kết chuyển sang TK 621 và để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 631- giá thành sản xuất.
Nội dung và kết cấu TK 611:
Bên nợ:
+ Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho, hàng đi đường đầu kỳ.
+ Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
Bên có:
+ Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho, hàng đi đường cuối kỳ
+ Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
+ Các khoản giảm giá vật liệu mua được hưởng hoặc giá trị vật liệu trả lại cho người bán
+ Giá thực tế vật liệu xuất sử dụng trong kỳ
Cuối kỳ TK 611 không có số dư
2.2.2 Phương pháp hạch toán
Để phản ánh vật liệu xuất dùng cho xây dựng công trình, kế toán sử dụng Tk 621- chi phí nguyên vật liệu. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác nhận nguyên vật liệu tồn kho và hàng mua đi đường.
Giá mua thực tế NVL xuất dùng
Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ
Giá trị TTNVL nhập trong kỳ
Giá trị thực tế NVl tồn cuối kỳ
=
+
-
Để xác định được giá trị thực tế NVl xuất dùng cho các nhu cầu phải căn cứ vào mục đích sử dụng từng loại nguyên vật liệu và tỷ lệ phân bổ dựa vào dự toán và nhiều năm kinh nghiệm. Đây là nhược điểm lớn của phương pháp này đối với công tác quản lý. Nội dung hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.7- Hạch toán chi phí NVL trực tiếp.
TK151,152,153
TK611
TK621
TK111,112,331
TK1331
Kết chuyển NVL tồn
đầu kỳ
Giá trị vật liệu xuất
sử dụng trong kỳ
Nguyên vật liệu
nhập trong kỳ
Thuế GTGTđc
khấu trừ
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển sang TK631 để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
2.3. Hạch toán chi phí quản lý Doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuôi kỳ tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển sang tài khoản 631 để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
2.3. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp xây lắp gồm lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý, khoản thu tiền vốn, thuế đất, lập dự phòng, thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp được sử dụng để tính giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp, làm căn cứ để đối chiếu với dự toán, bên cạnh việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ, kế toán còn phân bổ chi phí cho các công trình, hạng mục hoàn thành. Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng đối tượng này sẽ được công với chi phí sản xuất chung để tạo thành khoản mục chi phí chung trong giáthành xây lắp.
Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiêp.
CPQLDN phân bổ cho sản xuất xây lắp hoàn thành trong kỳ
==
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ khối lượng xây lắp hoàn thành và đd
x
Tổng CPQLDN chò kết chuyển đầu kỳ và thực tế phát sinh trong kỳ
Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642.
1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK334,338
TK642
TK911
TK214
TK111,138
TK335,145
TK1331
TK214
TK152,153,111,112
Lương và các khoản kjhoản tr
khoản trích theol khoản kjhoản tr
CP chờ kết
Chi phí theo dự toán
Xuất NVL,CP
khác p/v QLDN
Thuế GTGT
được khấu hao
Các khoản giảm
CPQLDN
Kết chuyểnCPQLDN
TK142
chuyển
K/c CP
qldn k/t
Khấu hao TSCĐ
IV/ Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành
1.1. Đối tượng tính giá thành
- Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành chính là sản phẩm , bán thành phẩm, công việc lao vụ nhất định. Đối tượngđó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên hay đang trên dây truyến sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm
Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường trùng hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Do vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thàn. Xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp giúp cho kế toán tập phiếu tính giá thành có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý trong doanh nghiệp .
- Kỳ tính giá thành: do sản phẩm xây lắp được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất, kéo dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kì sản xuất sản phẩm nên kỳ (sản xuất sản phẩm ) tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng .
Hàng tháng, kế toán tién hành tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành. Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu công trình đến khi hoàn thành công trình để tính giá thành. Như vậy, kỳ tính giá thành có thể không phù hợp với kỳ báo cào T C mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó ,việc phản ánh và giảm sát kiểm tra của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc .
1.2. Phương pháp tính giá thành
phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán giá thành và giá thành theo từng khoản mục .
Chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Tuỳ theo loạị hình doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giá cho phù hợp. Có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau.
- Phương pháp tính giá thành trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng thường xuyên trong các đơn vị xây lắp.
Do sản phẩm xây lắp là sản phẩm đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường phù hợp vơí đối tượng tính giá thành.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
CHI PHí phát sinh trong kỳ
-
CP s/x dở dang cuối kỳ
Phương pháp tổng cộng chi phí .
Phương pháp này được áp dụng đối với việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp do các đội xây dựng khác nhau thực hiện. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn vị sản xuất, và đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Giá thành được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, các chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm.
Giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Giá thành1
…
CP dở dang cuối kỳ
Giá thành
-
Error! Not a valid link.
- Trong đó: giá thành 1,. . . giá thành n là chi phí tập hợp từng đội hay từng hạng mục công trình của một công trình .
2. Đánh giá sản phẩm dở dang .
Sản phẩm dở dang của doanh nghiễp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp dở dang trong kỳ chưa được nghiệm thu, chấp nhận, thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định dến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ .
Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách hợp lý trước hết phải tổ chức kiểm hệ chính xác khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với khối lượng hoàn thành theo quy ước của từng (đối tượng) giai đoạn thi công trong kỳ. khi đánh giá sản phẩp dở dang cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lương xây lắp dở dang .
Việc tính giá sản phẩm dở dang trongxây dựng cơ bản phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu.
Nếu quy định thanh toán sản phẩp xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là phần khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được đánh giá theo chi phí thực tế. Giá sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế theo công trình , hạng mục công trình và giai đoạn còn dở dang theo giá thực tế nói chung:
Chi phí khối lưỡngây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
Chi phí khối lượng HT trong kỳ theo dự toán
Chi phí khối lượng dở dang đầu kỳ theo dự toán
Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự ttoán
=
+
+
x
Chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối kỳ
3. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong doanh nghiệp xây lắp.
. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường được tiến hành lúc cuối tháng trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ CPNVLTT, CPNCTT, CPsử dụng máy thi công và CPSX cho các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục giá thành quy định
3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tỏng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này được thực hiện trên TK154- chi phí SXKDDD.
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ: CPSX chế tạo sản phẩm xây lắp trong kỳ.
Bên có: giá thành bàn giao,giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Số dư bên nợ:
+ CPSXKDDDckỳ
+ Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
TK154 có 4 TK cấp 2
TK1541: Xây lắp.
TK1542: Sản phẩm khác
TK1543: Dịch vụ.
TK1544: Chi phí bảo hành xây lắp.
Ngoài ra toàn bộ giá thành bàn giao trong kỳ được phản ánh trên TK632-giá vốn hàng bán.
Nội dung tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.9- tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
(theo phương pháp kê khai thường xuyên)
K/C chi phí NVL trực tiếp
K/C chi phí NVL trực tiếp
K/C chi phí máy thi công
K/C chi phí sản xuất trực tiếp
K/C chi phí NC trực tiếp
TK627
TK623
TK622
TK621
TK1541
TK632
K/C giá thành SPXL
3.2. tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK sử dụng:
+TK154: CPSXKDDD, TK này chỉ phản ánh SXKDDDckỳ và được mở theo từng đối tượng hạch toán.
Bên nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất KDDD ckỳ.
Bên có : Kết chuyển chi phí sản xuất Kdcuối kỳ .
Dư nợ : Phân ánh chi phí sản xuất KDDD cuối kỳ .
+ TK631- giá thành sản xuất .Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phảm hoàn thành .
Bên nợ:
+ Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ .
+ Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ .
Bên có :
+ Giá trị phế liệu thu hồi .
+ Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được .
+ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ .
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán .
Sơ đồ 1.10-Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
(Theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ)
K/C chi phí NVL trực tiếp
K/C chi phí NVL trực tiếp
K/C chi phí máy thi công
K/C chi phí sản xuất trực tiếp
K/C chi phí NC trực tiếp
TK627
TK623
TK622
TK621
TK631
TK632
K/C giá thành SPXL
TK154
K/C CPSXKD dở dang
đầu kỳ
K/C CPSXKD dở dang
Cuối kỳ
V/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán gọn
Khoán gọn là một hình thức quản lý mới trong các doanh nghiệp ở nước ta. Các đơn vị nhận khoán (xí nghiệp, đội, tổ … ) có thể nhận khoán gọn khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình giá nhận khoán gọn bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ thi công, chi phí chung.
Phương thức khoản sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ, đợt thi công là phương thức quản lý thích hợp với cơ chế thị trường. Nó gắn với lợi ích vật chất của người lao động,tổ , đội với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình. Đồng thời mở rộng quyền tự chủ hạch toán kinh doanh, lựa chọn phương thức tổ chức lao động tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng của đội, tổ … Trong các doanh nghiệp áp dụng phương thức khoán gọn công trình hạng mục công trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành như sau:
1. Chứng từ kế toán .
Ngoài các chứng từ về chi phí phát sinh được xác định theo chế dộ kế toán đã quy định, cần phải lập hợp đồng giao khoán, bên giao khoán và bên nhận khoán phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi hoàn thành công trình nhận khoán bàn giao, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
2. Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh quan hệ giữa các đơn vị nhận khoán về ứng tiền, vật tư, thanh toán các khoản phải thu, phải nộp, kế toán sử dụng tài khoản 136 - phải thu nội bộ, tài khoản 336 - phải trả nội bộ (các đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng) hoặc tài khoản 141-tạm ứng (với đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng). Ngoài ra trên cơ sở xác định chi phí giao khoán và chi phí ở đơn vị nhận khoán, kế toán ở từng đơn vị xác định tài khoản để tập hợp chi phí.
3. Phương pháp kế toán tại đơn vị giao khoán:
3.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ chức bộ máy kế toán riêng.
Đơn vị giao khoán sử dụng tài khoản :141- tạm ứng (được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán) để phản ánh quan hệ nội bộ với đơn vị nhận khoán, đồng thời phải mở sổ theo giõi khối lượng xay lắp, giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình trong đó phản ánh theo cả giá thầu và giá giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, sử dụng máy, SXC) còn đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán, cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí. Trong đó CPNCTT cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán .
Sơ đồ 1.11-Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại đơn vị giao khoán .
TK152,153
111,112,3388
TK141
TK621,622
,623,627
TK141
TK621,622
,623,627
TK1331
TK111,112,
1388
Tạm ứng vật tư, vốn và
bổ sung thiếu cho đv
nhận khoán
Quyết toán tạm ứng về GTKLXL ht bàn giao
Thuế GTGT được khấu trừ
Thu hồi số đã tạm ứng lớn hơn giá trị gk
3.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính.
Kế toán tại đơn vị giao khoán sử dụng TK136 (2362 - phải thu về giá trị khối lượng giao khoán nội bộ) để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư , tiền , khấu hao TSCĐ….Cho các đơn vị nhận khoán nội bộ ,chi tiết theo từng đơn vị .Đồng thời TK này cũng sử dụng để phản ánh giá trị xây lắp hoàn thành nhận bàn giao từ các đơn vị nhận khoán nội bộ có phân cấp quản lý riêng TK này chỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán .
Sơ đồ 1.12.Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng.
TK111,112
153,331,214
136(1362)
TK1541
TK1331
TK111,112,
334…
Tạm ứng vật tư, vốn và
Bổ sung số thiếu cho đv nhận khoán nội bộ
nhận khoán
Giá trị GK nội bộ
Thuế GTGT được khấu trừ
Thu hồi số đã tạm ứng lớn hơn giá trị gk
Nhận KL
XL
GK
HT
4. Phương pháp kế toán tại đơn vị nhận khoán
Đơn vị nhận khoán nội bộ nếu không tổ chức bộ máy kế toán riêng và không được phân cấp quản lý tài chính thì cần phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục
Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì sử dụng TK 336(3362) phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán khối lượng xây lắp nội bộ với đơn vị giao khoán .
Kế toán tại đơn vị nhận khoán có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp qua các TK 621, 622, 627 và TK 154
Sơ đồ 1.13-Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuấ._. năm…
Kế toán trưởng Người lập biểu
Từ " Bảng tính trích lương trực tiếp ", Kế toán tiến hành tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐt heo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
- Tổng quỹ lương gián tiếp: 349.300.
+ Khoản BHXH của bộ phận quản lý công ty hạch toán:
Nợ TK 6271: 52.395.000 (349.300.000 x 15%)
Có TK3383: 52.395 000 (349.300.000 x 15%)
+ Kinh phí công đoàn công ty hạch toán:
Nợ TK 6271: 6.986.000 (349.300.000 x 2%)
Có TK 3382: 6.986.000
+ Kế toán BHYT công ty hạch toán:
Nợ TK 6271: 6.986.000 (394.300.000 x 2%)
Có TK 3384: 6.986.000
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu trên " Bảng trích lương gián tiếp", số liệu trích BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán lập Nhật ký chung.
Nhật ký chung TK 6271
Ngày 31/12/2001
Diến giải
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Chi phí nhân viên quản lý quý IV/2001
6271
3341
3382
3383
3384
415.762.000
349.395.000
6.986.000
52.395.000
6.968.000
Cộng
415.762.000
415.762.000
Chi tiết với công trình: Viện khoa học công nghệ xây dựng.
Sổ chi tiết TK 627
Quý IV/2001
Công trình: VKHCNXD
Số dư đầu kỳ
Ngày
Số
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
31/12
38
33
Trích quỹ lương gián tiếp BHXH, BHYT, KPCĐ quý IV/2001
K/C nhân viên quản lý 6271- 154
3341
3382
3383
3384
154
210.000.000
4.200.000
31.500.000
4.200.000
249.900.000
Tổng phát sinh nợ: 249.900.000
Tổng phát sinh có: 249.900.000
Dư nợ cuối kỳ
Ngày tháng năm
Kế toán trưởng Người lập biểu
3.4.2. Kế toán chi phí vật liệu quản lý:
Chi phí vật liệu hạch toán trong chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm:
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Xuất dùng cho sửa chữa TSCĐ, máy móc, thiết bị…tại công trình, công ty.
Chi phí vật liệu được kế toán công ty tập hợp vào TK 6272 - Chi phí vật liệu
* Trình tự hạch toán :
Hàng tháng căn cứ vào bảng kê Nhật ký chi tiền, kế toán định khoản và lập Nhật ký chung khoản mục chi phí này theo nội dung kinh tế phát sinh.
Sơ đồ: Hạch toán chi phí vật liệu quản lý
Tk111
Tk6272
Tk154
Tk141
Chi phí QL thanh toán
bằng tiền mặt
Chi phí VLQL thanh toán
bằng tiền tạm ứng toán
K/C (phân bổ)chi phí
VLQL cuối kỳ
Thực tế trong năm 2001, chi phí vật liệu quản lý phát sinh công ty chỉ bao gồm: chi phí mua dụng cụ văn phong
Nhật ký chung
31/12/2001
ĐVT: đồng
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Thuế GTGT đầu vào
1331
4.000.000
Dụng cụ văn phòng công ty
6272
111
40.000.000
44.000.000
Cộng
44.00.000
44.000.000
3.4.3. Kế toán chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
Chi phí CCDC sản xuất công ty bao gồm những chi phí như: chi phí mua đàn giáo, ván khuôn và các công cụ khác phục vụ sản xuất, chi phí trang bị quần áo bảo hộ lao động … trên công trường.
Kế toán công ty sử dụng TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất để hạch toán chi phí này.
+ Đối với các CCDC có giá trị nhỏ, phân bố hết 1 lần trong kỳ hạch toán căn cứ vào bảng kê chi tiết hoàn ứng công trình lập Nhật ký chung và ghi sổ chi tiết TK 627. Thông thường, các loại công cụ đó do chủ nhiệm công trình mua sắm theo yêu cầu thi công, nhập thẳng về công trình. Do vậy, kế toán công ty không dùng TK 153 để mua theo đội các công cụ dụng cụ đó, những chi phí này được tập hợp vào TK 6273.
Nợ TK 6273 - Chi tiết cho từng công trình
Nợ TK 1331- Thuế GTGT đầu vào
Có TK 141: Thanh toán bằng tiền tạm ứng
Trong qúy IV năm 2001, công trình VKCNXD không mua sắm công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ. Vì vậy, giá thành công trình quý IV/2001 không bao gồm khoản mục chi phí này.
+ Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn, phân bố nhiều lần khi phát sinh được theo dõi trên Tk 142- chi phí trả trước. Công cụ, dụng cụ phát sinh, sử dụng cho công trình nào thì chi phí được tập hợp trực tiếp cho quá trình đó. Căn cứ vào giá trị công cụ dụng cụ và thời gian thi công công trình, kế toán tính ra số lần phân bố hợp lý. Cuối kỳ hạch toán, từ các chứng từ đã tập hợp được và mức phân bố đã tính, kế toán lập "Bảng kê chi tiết TK 142" để tính ra giá trị phân bố thực tế của công cụ dụng cụ cho từng công trình sử dụng. Trên cơ sở đó, kế toán lập nhật ký chung, ghi sổ kế toán chi tiết TK 6273.
Bảng kê chi tiết tài khoản 142
Quý IV năm 2001
STT
Nội dung
Giá mua
Đã phân bố
Số dư
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
1
Giàn dáo XDCT
nhà Châu Long
50.589
20.863
20.863
41.178
20.863
2
Ngày... Tháng ..năm ......
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Tuy nhiên, trong quý IV năm 2001 công trình VKCNXD không phát sinh khoản mục chi phí này.
3.4.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định:
Giá trị khâu hao TSCĐ phản ánh trong khoản mục chi phí sản xuất chung được phát sinh từ những TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Tại công ty phát triển kỹ thuật xây dựng, TSCĐ thuộc loại này chủ yếu là máy móc, thiết bị thi công ( chi phí này được phản ánh vào khoản mục chi phí sử dụng mày thi công). Tuy nhiên, công ty không sử dụng Tk 642 phản ánh khấu hao của TSCĐ phục vụ quản lý công ty. Toàn bộ những chi phí đó được hạch toán vào TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
Công ty thực hiện việc khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Giá trị khấu hao tháng
=
* Trình tự hạch toán:
Sơ đồ hạch toán chi phí KHTSCĐ
TK 214
TK 6274
TK 154
Trích khấu hao TSCĐ
Cuối kỳ phân bố cho
các công trình
000
Cuối kỳ hạch toán, kế toán tổng hợp tiến hành lập "Bảng tính khấu hao":
Bảng tính khấu hao TSCĐ
Quý IV /2001
Mã
Tên tài sản
Ngày tính KH
TSCĐ đầu kỳ
Tỷ lệ KH tháng
Giá trị khấu hao trong kỳ
Tài sản cố định cuối kỳ
Nguyên giá
Hao mòn LK
Giá trị còn lại
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
001
003
…
035
036
037
Làm mái hiên
Xây dựng công trình giao thông đường Thanh xuân
…
Xe ôtô Toyota
Máy trắc dịa Nikon
Máy vi tính AD/P450
01/12/2001
01/12/2001
…
01/12/2001
01/12/2001
01/12/2001
18.900.000
362.145.000
…
493.500.000
7.766.990
22.466.000
12.791.350
32.593.050
…
418.603.252
1.497.732
6.108.632
329.551.950
…
74.896.848
7.766.990
20.968.268
1,00
0,33
…
1,39
1,19
1,67
567.000
3.585.234
…
20.578.950
227.281
1.125.546
18.900.000
362.145.000
…
493.500.000
7.766.990
22.466.000
13.358.350
36.178.284
…
439.182.102
277.281
2.623.278
5.541.632
325.966.716
…
54.317.898
7.489.709
29.842.722
Tổng cộng
4.150.367.420
911.203.542
3.239.164.378
85.689.725
4.150.367.920
996.893.267
3.153.474.653
7
Căn cứ vào số liệu trên "Bảng tính KHTSCĐ" quý IV năm 2001 kế toán tổng hợp lập "Bảng phân bố khấu hao TSCĐ" tính ra giá trị KHTSCĐ trong kỳ. Trên cơ sở đó tiến hành phân bố cho các công trình theo giá trị sản lượng thực hiện
Bảng phân bố khấu hao TSCĐ
Từ tháng 10 đến 12
Tài khoản nợ
Tài khoản có
Giá trị phân bố
6234. CF khấu hao MTC
2143. Hao mòn máy móc,
thiết bị
8.234.907
6234. CF khấu hao MTC
2143. Hao mòn phương tiện vận tải
4.328.623
6274. CF khấu hao TSCĐ
21412. Hao mòn nhà cửa vật kiến trúc
3.585.234
6274. CF khấu hao TSCĐ
21413. Hao mòn máy móc
thiết bị
227.281
6274. CF khấu hao TSCĐ
21415. Hao mòn thiết bị dụng cụ quản lý
69.223.680
Tổng cộng
85.689.725
Bảng phân bố chi phí chung
Quý IV/2001
STT
Tên công trình
Mã
Sản lượng thực hiện
Phân bố chi phí theo sản lượng thực hiện
……
TK 6274
……
1
2
…
Công trình VKHCNXD
Xây dựng sân vận động Tuyên Quang
….
15491
15402
…
6.000.000.000
1.500.000.000
…
9.732.891
2.253.409
Tổng cộng
9.980.000.000
80.035.520
Ngày …tháng… năm
Người lập biểu Kế toán trưởng
Sổ chi tiết tài khoản
Từ 01/10/2001 đến 31/12/2001
TK 6274 công trình VKHCNXD
Ngày
Số
Diễn giải
TK Đủ
PS Nợ
PS Có
31/12
KH
Phân bố chi phí khấu hao TSCĐ công trình VKHCNXDtừ ngày 01/10dến 31/12/2001
2141
9.732.891
31/12
40
K/C chi phí khấu hao TSCĐ 6274à15401
15401
9.732.891
Tổng PS Nợ: 9.732.891
Tổng PS Có : 9.732.891
Sổ Cái TK 214
Tháng 12 /2001
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
31/12
31/12
31/12
31/12
Hao mòn máy móc thiết bị
Hao mòn phương tiện vận tải
Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc
Hao mòn công cụ dụng cụ quản lý
6234
6234
6234
6234
8.234.907
8.324.623
3.585.234
69.223.680
Tổng cộng
85.462.444
3.4.5. Kế toán các khoản mục công tác phí, chi phí thiết bị thuê ngoài, chi phí dịch vụ ngoài và chi phí bằng tiến khác
Đây là những khoản mục chi phí không trực tiếp liên quan tới quá trình sản xuất nhưng rất cần thiết cho công tác quản lý tại công ty. Những chi phí này thường không thể tập hợp riêng cho từng công trình, chúng được phân bố theo giá trị sản lượng thực hiện của công trình trong kỳ hạch toán. Trường hợp chi phí phát sinh trực tiếp tại công trình nào thì tập hợp thẳng vào công trình đó.
-Khoản mục công tác phí ở công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng bao gồm các khoản phí, lệ phí phục vụ cồng tác quản lý như lệ phí giao thông, lệ phí cầu, phà. Toàn bộ những chi phí này được kế toán công ty phản ánh vào TK 6275- Công tác phí.
-Trong thực tế xe máy, thiết bị của công ty không phải lúc nào cũng có thể đáp đầy đủ nhu cầu của công tác quản lý. Hơn nữa, có những công việc yêu cầu máy móc, thiết bị chuyên môn không phát sinh thường xuyên do đó giải pháp hợp lý nhất là thuê ngoài những thiết bị, máy móc. Biện pháp này không những thuận lợi mà còn giúp công ty giảm được chi phí quản lý chung. Khoản mục chi phí này được kế toán công ty hạch toán vào TK 6276- Chi phí thiết bị, xe máy thuê ngoài dùng cho bộ quản lý.
-Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí phục vụ cho những hoạt động của công ty mua từ bên ngoài như: Tiền điện, nước, tiền thuê nhà, văn phòng, chi phí điện thoại, điện báo…Kế toán công ty sử dụng Tk 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài để tập hợp những chi phí này.
-Chi phí hội nghị, tiếp khách, , quảng cáo, tiếp thị và những chi phí khác phản ánh vào TK 6278- chi phí bằng tiền khác.
* Trình tự hạch toán
Hàng tháng hoặc định kỳ( thường là 10 ngày), toàn bộ hoá đơn chứng từ gôc phát sinh về những nghiệp vụ kinh tế này được kế toán tập hợp vào "Bảng kê chứng từ" của những nghiệp vụ kinh tế khác. Trên cơ sở đó kế toán lập sổ nhật ký chung nhập vào máy vi tính.
+ Đối với những khoản chi phí như công tác phí, dịch vụ mua ngoài, chỉ bằng tiền khác chứng từ được dùng để ghi nhật ký chung.
+ Đối với chi phí thiết bị, xe máy thuê ngoài căn cứ để ghi sổ là những hợp đồng thuê máy móc, thiết bị, biên bản nghiệm thu, quyết toán hợp đồng thuê, giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của các bộ phận, chức năng có thẩm quyền.
Sơ đồ hạch toán
TK 111,112,331
TK 6275,6276,6277,6278
TK 154
Tập hợp chi phí
phát sinh trong kỳ
K/C chi phí cuối kỳ
Theo dõi thực tế những khoản mục chi phí này trong một kỳ tập hợp chứng từ ( 10 ngày) từ ngày 01/12 đến ngày 10/12/2001 tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng.
Bảng kê chứng từ
Từ ngày 1/12 đến 10/12/2001
Chứng từ
Diễn giải
PS Nợ
PS Có
01/12
Bùi Vân tạm ứng thi công
nhà thi đấu Hải Phòng
Tạm ứng
1111 Tạm ứng
60.000.000
60.000.000
02/12
.……..
10/12
Trần Thu Hà TT tiền
tiếp khách công ty
1311 thuế GTGT được KT
6278 chi phí tiếp khách
1111 chi phí tiếp khách
…………………………………
Lê Văn Bé TT tiền thuê xe
đi thăm người ốm
13311 thuế GTGT được KT
6276 chi phí xe máy thuê ngoài
1111 chi phí xe máy thuê ngoài
56.359
1.878.641
140.000
1.400.000
1.935.000
1.540.000
Tổng cộng
420.827.700
420.827.700
Ngày … tháng…năm
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)
Nhật ký chung
31/12/2001
Diễn giải
Số hiệu TK
Số phát sinh
Nợ
Có
Nợ
Có
Tiền mặt Việt Nam
13311
141
…
6276
62782
1111
711.667
398.720.000
…
1.714.285
19.350.976
42.827.700
Cộng
420.827.700
42.827.700
Ngày… tháng… năm…
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)
Căn cứ vào Nhật ký chung máy tính tự động chuyển các số liệu của những khoản mục công tác phí, chi phí thiết bị thuê ngoài, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác vào sổ chi tiết các TK 6275, 6276, 7677, 6278, chi phí trong kỳ được cộng dồn luỹ kế ở sổ chi tiết. Cuối kỳ hạch toán, kế toán lập bảng "tổng hợp chi tiết 627".
Bảng tổng hợp chi tiết TK627
Ngày 31/12/2001
TK
Dư nợ
Dư có
Ghi chú
8271
6272
6273
6274
6275
6276
6277
6278
415.762.000
40.000.000
21.756.000
80.035.520
2.150.287
56.890.726
98.357.912
Cộng
715.952.445
Ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng
Bảng phân bổ chi phí chung
Quý IV năm 2001
Tính chi phí chung quý IV/2001 715.952.445đ
Số xác định trực tiếp cho công trình 64.540.782đ
Số phải phân bổ 651.411.663đ
TT
Tên công trình
Giá trị sản lượng thực hiện
Chi phí
Cphân bổ
CPC tập hợp trực tiếp
Tổng cộng
1
…
…
13
Nhà kho châuLong
Viện KHCNXD
306.000.000
…
…
6.000.000.000
22.884.541
…
…
92.583.189
2.325.000
22.884.541
94.908.189
Tổng cộng
9.980.000.000
651.411.663
6.454.782
715.952.445
Ngày 31/12/2001
Người lập biểu Kế toán trưởng
Căn cứ "Bảng phân bổ chi phí chung"Quý IV/2001 kế toán công ty lập Nhật ký chung phân bổ chi phí chung cho các ông trình.
Nhật ký chung
Ngày 31/12/2001
Đơn vị: đồng
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
Nợ
Có
Tổng hợp phân bổ chi phí chung
154
6271
6272
6273
6274
6275
6276
6277
6278
715.952.445
415.762.000
40.000.000
21.756.000
80.035.520
2.150.287
56.890.726
98.357.912
Cộng
715.952.445
115.952.445
Ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng
Sau khi lập chứng từ ghi sổ vào máy tính, máy tự động ghi sổ chi tiết, sổ cái TK627
Sổ chi tiết tài khoản
Từ ngày 01/12/2001 đến ngày 31.12/2001
Tài khoản 62701 CTVKHCNXD
Dư nợ đầu kỳ
Ngày
Số
Diễn giải
TKđối ứng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
31/12
31/12
36
43
Tập hợp chi phí chung công trình VKHCNXD
Kết chuyển chi phí vật liệu 62701- 15401
Liên quan
15401
94.908.189
94.908.189
Tổng phát sinh nợ: 94.908.198
Tổng số phát sinh có: 94.908.189
Dư nợ cuối kỳ:
Kế toán trưởng Người lập biểu
Sổ cái tài khoản
Từ ngày 01/12/2001 đến ngày 31/12/2001
TK627: Chi phí sản xuất chung
Nhật ký chung
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Mã
Số
Ngày
Nợ
Có
36
34
KH
43
31/12/01
31/12/01
31/12/01
31/12/01
Dư đầu kỳ
Lương gián tiếp
Tiền mặt
Khấu hao TSCĐ
Công trình VKHCNXD
Cộng phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
33411
111
2141
15401
349.300.000
40.000.000
80.035.520
715.952.445
94.908.1898
715.952.445
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
3.4.6: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết các tài khoản kế toán lập" Bảng kê chi tiết chi phí" phát sinh trong quý, làm cơ sở đối chiếu số liệu trên Sổ cái
Sơ đồ: hạch toán tập hợp chi phí sản xuất
TK111,214,334
TK141
TK334,111
TK141
TK621
TK622
TK623
TK627
TK111,334,338,214
TK621
Tập hợp chi phí
trong kỳ
Tập hợp chi phí
trong kỳ
Tập hợp chi phí
trong kỳ
Tập hợp chi phí
trong kỳ
K/C CP cuối kỳ
K/C CP cuối kỳ
K/C CP cuối kỳ
K/C CP cuối kỳ
Bảng kê chi tiết chi phí quý IV/2001
Mã
Tên công trình
Chi phí phát sinh trong kỳ
Đơn vị tính VNĐ
TK621
TK622
TK623
6271
_
6275
6276
6277
6278
Cộng
Không đối tượng
891.106.245
84.000.000
1.700.000
415.762.000
1.000.000
2.150.287
56.890.726
98.357.912
715.952.445
15401
Công trình VKHCNXD
53.000.000
15402
Nhà kho Châu Long
53.000.000
...
...
...
...
...
Tổng cộng
3.686.322.067
3.397.200.000
4.900.000
415.762.000
_
1.000.000
2.150.287
56.890.726
98.357.912
Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp, máy vi tính theo sự điều khiển của kế toán công ty thực hiện các bút toán kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất, ghi sổ chi tiết và sổ tổng
Sổ chi tiết tài khoản
Từ ngày 01/12/2001 đến ngày 31/12/2001
TK 15401: CTVKHCNXD
Số dư đầu kỳ
Đơn vị tính: đồng
Ngày
Số
Diễn giải
TKĐƯ
PS nợ
PS có
31/12
31/12
31/12
31/12
30
36
K/C chi phí vật liệu 621-15411
K/C chi phí NC 622-15411
K/Cchi phí MTC 623-15411
K/C chi phí chung 627- 15411
621
622
623
627
891.106.245
840.000.000
715.052.445
Tổng phát sinh nợ:
Tổng phát sinh có:
Dư nợ cuối kỳ:
Ngày...tháng...năm...
Kế toán trưởng Người lập biểu
Sổ cái tài khoản
Từ ngày 01/12/2001 đến ngày 31/12/2001
TK 154: Chi phí sản xuất chung.
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
có
31/12
...
31/12
...
31/12
31/12
Số dư đầu kỳ
Công trình VKHCNXD
...
Công trình VKHCNXD
...
Chi phí KH máy thi công
Tổng hợp phân bổ CP chung
Tổng hợp phân bổ CP chung
621
...
622
...
6234
627
627
1.055.600.520
891.106.245
...
840.000.000
...
24.974.721
22.884.541
94.908.189
Cộng số phát sinh trong kỳ: 2.967.320.091
Dư cuối kỳ: 4.022.920.611
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Với đặc điểm sản xuất làm theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo, Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn.
Đối với những công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ, giá thành được xác định theo công thức sau:
Giá thành thực tế + Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong.
Giá thành KLXL hoàn thành bàn giao
Giá trị xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ
=
+
-
Đối với những công trình được hoàn thành, giá thành kỳ hạch toán được tính bằng công thức:
Cuối mỗi kỳ hạch toán, kế toan tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo giá trị sản lượng thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình, để tính giá thành xây lắp thực hiện trong kỳ. Giá thành kỳ hạch toán được biểu hiện trên bảng tính giá thành do kế toán lập
Bảng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tên công trình, hạng mục công trình
CPSX DD đầu kỳ
CP vật liệu
Chi phí NC
Chi phí MTC
Chi phí chung
Cộng số PS
CPSX ĐCK
1
2
3
4
5
6
7
8
Công trình nhà kho Châu Long
Kỳ báo cáo
Luỹ kế năm
...
Công trình VKHCNXD
Kỳ báo cáo
Luỹ kế năm
2.739.500
2.739.500
...
891.106.245
891.106.245
...
840.000.000
840.000.000
...
1.700.000
1.700.000
24.029.360
24.029.360
...
94.908.189
94.908.189
26.768.869
26.768.869
...
1.827.714.434
1.827.714.434
26.768.860
26.768.860
...
1.827.714.434
1.827.714.434
Tổng cộng:
Kỳ báo cáo
Luỹ kế năm
3.686.322,967
3.686.322,967
3.397.200.000
3.397.200.000
4.900.000
4.900.000
715.952.445
715.952.445
7.804.374.512
7.804.374.512
7.804.374.512
7.804.374.512
Ngày... tháng ... năm...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Chương III
Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng
I/ Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng
Qua quá trình thực tập tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, em nhận thấy công ty đã làm tốt công tác kế toán nói chung và công tác Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Cán bộ phòng kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và là cánh tay đắc lực giúp Giám đốc trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, đóng góp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác Kế toán, cụ thể là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế nhỏ, một phần do ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
1. Ưu điểm:
Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân, là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức hoạt động gọn nhẹ, khoa học theo mô hình trực tuyến, đảm bảo tính chủ đạo thống nhất và liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong công việc.
Bộ máy kế toán hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, với trình độ chuyên môn của đội ngũ Kế toán đã thực hiện công tác hạch toán kế toán trong công ty một cách có hiệu quả góp phần tích cực vào công tác quản lý của công ty.
Bộ máy kế toán được trợ giúp đắc lực của hệ thống máy vi tính, làm giảm bớt gánh nặng công việc cho kế toán viên và tránh những sai xót trong thời điểm hạch toán ( Công ty thực hiện hình thức kế toán Nhật ký chung)
Trong công tác kế toán, công ty đã tổ chức tốt hệ thống luân chuyển chứng từ, từ khâu thu nhận đầu tiên đến khâu bảo quản lưu trữ cuối cùng. Tại các công trình công ty bố trí các Kế toán thống kê với trình độ chuyên môn tương đối cao làm nhiệm vụ thu nhận chứng từ gốc ban đầu. Tại đây chứng từ đã được kế toán thu nhận, theo dõi và phân loại bằng sổ tổng hợp và các bảng kê cùng loại. Quá trình kiểm tra phân loại xử lý chứng từ tại công ty được tổ chức tốt với sự liên kết chặt chẽ giữa phòng quản lý sản xuất, phòng tổ chức hành chính và phòng quản lý kế toán đảm bảo tính hợp lý hợp pháp của chứng từ khi đưa vào hạch toán. Công ty cũng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về lưu trữ và thiêu huỷ chứng từ theo quy định của Nhà nước.
Công ty phân chia chi phí thành 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung là rất hợp lý với các đặc điểm tính giá thành xây lắp, tạo điều kiện cho kế toán phân định theo dõi, bóc tách, di chuyển và đối chiếu các số liệu chi phí phát sinh thuận tiện, chính xác và kịp thời. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là công trình, hạng mục công trình trong một quý phù hợp với đặc điểm của đơn vị hoạt động xây lắp.
Trong quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công ty không dự trữ vật liệu vào kho mà giao cho chủ công trình. Phòng Tài chính - Kế toán công ty quản lý về mặt giá trị, biện pjháp này thể hiện sự năng động trong hoạt động kinh doanh của công ty. Với một nền kinh tế mở, thị trường nguyên vật liệu đa dạng thì việc tìm kiếm và cung cấp cũng không khó khăn. Công ty không mua nguyên vật lỉệu về kho dự trữ mà cung cấp theo tiến độ thi công, đã hạn chế được việc ứ đọng vốn giảm chi phí bảo quản dự trữ hàng tồn kho, vì nguyên vật liệu mua về nhập kho không sử dụng ngay sẽ chuyển thành hàng tồn kho và hơn thế nưã công ty còn giảm được cả chi phí lưu kho, vận chuyển bốc xếp, hao mòn, thất thoát. Các công trình xây dựng thường nằm trên địa bàn cách xa nhau. Do vậy những chi phí trên nhất định sẽ phát sinh nếu công ty sử dụng kho dự trữ vật tư. Ngoài ra hình thức này còn tạo thế chủ động trong thi công cho các cho các chủ nhiệm công trình. Giảm được những bước thủ tục không cần thiết có thể làm giảm tiến độ thi công.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng là khoản mục quan trọng trong tính gía thành công trình. Những công nhân có tay nghề kỹ thuật cao ký hợp đồng lao động dài hạn với công ty thì được tổ chức thành các tổ, đội chuyên môn hoá. Số còn lại là lao động mang tính thời vụ thì tổ trưởng các đội sản xuất được công ty uỷ quyền đứng ra ký hợp đồng thuê mướn, việc thuê mướn công ty sẽ giảm dược chi phí cho công nhân trực tiếp khi ngừng hoặc không có việc làm, công ty không phải chịu chi phí tính theo lương và các nghĩa vụ khác đối với người lao động nếu ký hợp đồng ngắn hạn, mà việc tìm kiếm nguồn lao động thì khá dễ dàng.
Việc tách chi phí máy thi công ra khỏi chi phí sản xuât chung là hợp lý. Cách này giúp kế toán và nhà quản lý phân tích , theo dõi được chi phí và hiệu quả của máy thi công đối với từng công trình sử dụng. Tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, số lượng máy thi công ít, do vậy kế toán có thể theo dõi và hạch toán khoản mục chi phí này một cách chính xác cho từng công trình theo thời gian sử dụng. Đồng thời công ty trang bị những máy móc thiết bị thi công chuyên dụng, sử dụng chi loại hình công trình còn đối với phần công việc, hạng mục đặc biệt Công ty áp dụng phương thức thuê ngoài. Biện pháp này giúp giảm bớt những chi phí như bảo dưỡng, khấu hao máy thi công trong quá trình sản xuất nếu Công ty có trang bị chúng.
2. Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Từ những kiến thức lý luận được học trên ghế nhà trường và qua quá trình thực tập tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, em đã nghiên cứu và nhận thấy một số tồn tại trong công tác kế toán của Công ty, em xin nêu ra một vài ý kiến góp ý nhằm nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác kế toán của Công ty.
Trong quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, bên cạnh những ưu điểm đã trình bày trên, biện pháp công ty uỷ quyền cho các chủ nhân công trình tự lo cung ứng vật tư nguyên vật liệu nhập thẳng về công trình trước hết đã gây khó khăn cho công tác quản lý, phòng Tài chính - Kế toán công ty chỉ quản lý nguyên vật liệu về mặt giá trị, các chứng từ hoàn ứng chuyển về, tình hình biến đọng nhập, xuất tồn vật tư không thẻ theo dõi trên TK152 do vậy không nắm bắt đuợc hiệu quả sử dụng vật tư.
Đây là khe hở của sự thất thoát và lãng phí vật tư. Nếu công trình có tiết kiệm được vật tư thì phòng Tài chính - kế toán làm sao kiểm tra, xác định giá trị nguyên vật liệu thừa. Đồng thời không thể khắc phục được biện pháp này bằng việc thiết lập hệ thống kho dự trữ hoặc tăng cường thêm cán bộ kỹ thuật, thủ kho nhân viên giám sát của Công ty, vì như vậy chưa chắc Công ty đã kiểm sát được tình hình sử dụng vật tư mà còn tăng thêm chi phí nhất là nếu xây dựng các kho dự trữ.
- Về thực tế hạch toán chí phí sử dụng máy thi công, Công ty không hạch toán vào và các khoản chi phí vật liệu, nhiên liệu, nhân công sử dụng máy thi công vào khoản mục chi phí này. Trong tình hình thực tế, việc hạch toán tuy không đầy đủ theo quy định hiện hành song do số liệu máy ít, tính năng hoạt động không phức tạp, vì vậy các chi phí vật liệu, nhân công sử dụng máy thi công là rất nhỏ, khó tách riêng nên công ty chi phí nhân công sử dụng máy thi công vào chi phí nhân công trực tiếp. Và trong tương lai công ty cần trang bị nhiều máy móc thi công chuyên dụng hơn nữa thì có thể phải tổ chức cả đội máy riêng biệt, do đó các chi phí trên sẽ phát sinh rất lớn và có thể tách riêng cho từng loại máy, như vậy việc hạch toán hiện nay không còn thích hợp.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện ông tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Mỗi một đơn vị kinh tế đều luôn tự hoàn thiện mình, bởi vì trong mọi hoạt động không thể hoàn hảo được, luôn có một vài những thiếu sót. Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng tuy nhiên vẫn còn hững hạn chế và sai sót trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .
2. Các giải pháp hoàn thiện
Qua những vấn đề trên, với khả năng hiểu biết của mình, em xin đưa ra một số ý kiến mong muốn được công ty tham khảo phục vụ cho công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn.
- Để quản lý tốt nguyên vật liệu công ty nên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công trình nâng cao tinh thần trách nhiệm và gắn bó của họ với công ty, đề ra chính sách khen thưởng hợp lý cho những công trình tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lưọng tốt. Đồng thời phòng Tài chính - Kế toán nên hướng dẫn cho kế toán công trình thiết lập bảng chi tiết nguyên vật liệu mua về theo từng lần nhập, ghi cả giá trị và khối lượng từng lần nhập gửi về phòng kế toán cùng với chứng từ hoàn ứng công trình định kỳ hàng tháng Kế toán công trình phối hợp với cán bộ kỹ thuật, đội trưởng cán bộ sản xuất thực hiện kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu tồn tại công trình, lập bảng kê chi tiết có xác nhận của chủ nhiệm công trình gửi về phòng Tài chính - - Kế toán làm cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng và giá trị vật liệu tiết kiệm khi hoàn thành công trình nhằm kịp thời điều chuyển cho các công trình khác tránh lãng phí, đồng thời kế toán ghi giảm chi phí cho công trình có vật liệu thừa. Như vậy sẽ tránh được lãng phí vật liệu và làm tăng giá thành công trình.
- Về chi phí sử dụng máy thi công: Trong tương lai có nhiều máy thi công Kế toán nên hạch toán chi tiết tất cả các khoản mục của maý thi công vào các tài khoản chi tiết TK623. Như vậy công ty sẽ xác định rõ từng loại chi phí trong giá thành công trình từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chi phí.
Kết luận
Qua thực tế chứng minh hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vị trí tích cực trong việc quản lý, diều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, Kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Trong đó, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xây lắp. Hạch toán dúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm là cơ sở xác định đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí là điều kiện để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng quy mô phát triển xản xuất, từ đó mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh, tăng tích luỹ đảm bảo nâng cao đời sống của người lao động.
Chính vì vậy, trong quá trình học trên ghế nhà trường và qua thời gian thực tập tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, nhận được sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng Tài chính - Kế toán và sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Phùng Thị Lan Hương, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề của mình với đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng "cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Do trình độ cũng như kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn chưa nhiều nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Công nghiệp I và các cán bộ trong công ty, cùng các bạn để nhận thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn của cô giáo Phùng Thị Lan Hương , cùng các anh, chị trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2002
Sinh viên : Bùi Thị Vân
Lớp : K8
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1125.doc