MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Phần 1: Những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 3
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 4
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh. 4
1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít. 5
1.2.3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng. 7
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỏ 7
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. 9
1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ 12
1.4.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 13
1.4.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán. 13
1.4.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 14
Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. 16
2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. 16
2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 16
2.1.2 Phương pháp hạch toán và tính giá thành sản phẩm. 16
2.1.2.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 16
2.1.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm : 19
2.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty. 19
2.2.1 Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 19
2.2.1.1 Tài khoản sử dụng. 19
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 27
2.2.2.1 Tài khoản sử dụng. 27
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. 33
2.2.3.1 Tài khoản sử dụng. 33
2.2.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất chung. 34
2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất. 41
2.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. 43
2.4.Tính giá thành sản phẩm. 43
Phần 3: Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm ở Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. 53
3.1 Đánh giá công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 53
3.1.1 Ưu điểm. 53
3.1.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. 53
3.1.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán. 54
3.1.1.3 Công tác kế toán. 55
3.1.1.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 55
3.1.2 Nhược điểm. 57
3.1.2.1 Vấn đề sử dụng sổ kế toán. 57
3.1.2.2 Vấn đề hạch toán chi phí sản xuất. 57
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. 58
3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện. 58
3.2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 59
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
CCDC
:
Công cụ dụng cụ
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
KPHĐ
:
Kinh phí hoạt động
MHT
:
Manhêtít
NKCT
:
Nhật kí chứng từ
NVL
:
Nguyên vật liệu
NVLC
:
Nguyên vật liệu chính
NVLP
:
Nguyên vật liệu phụ
PX
:
Phân xưởng
SPDD
:
Sản phẩm dở dang
TK
:
Tài khoản
TNHC Điện
:
Thí nghiệm hiệu chỉnh điện
TP
:
Thành phẩm
TSCĐ
:
Tài sản cố định
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán cảu công ty.
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu số 1: Phiếu xuất kho.
Biểu số 2: Bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất trogn kì.
Biểu số 3: Bảng kê chi tiết nhập – xuất – tồn
Biểu số 4: Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Biểu số 5: Bảng kê số 4 (Trích)
Biểu số 6: Bảng tính xác định lương phải trả CNV
Biểu số 7: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm.
Biểu số 8: Bảng kê số 4 (Trích)
Biểu số 9: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ
Biểu số 10:Bảng tính và phân bổ khấu hao.
Biểu số 11:Nhật ký chứng từ số 1 (Trích) ..........................................................
Biểu số 12: Nhật ký chứng từ số 5 (Trích) .........................................................
Biểu số 13: Bảng kê số 4 (Trích)
Biểu số 14: Bảng kê số 4
Biểu số 15: Bảng tính sản lượn nhập kho trong kì.
Biểu số 16: Bảng tính sản lượng quy đổi.
Biểu số 17: Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
Biểu số 18: Nhật kí chứng từ số 7.
Biểu số 19: Sổ cái TK 621.
Biểu số 20: Sổ cái TK 622.
Biểu số 21: Sổ cái TK 627.
Biểu số 22: Sổ cái TK 154.
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với 150 nước tham gia. Hội nhập WTO đem đến nhiều vận hội lớn cho kinh tế Việt Nam phát triển đuổi kịp các nước trên thế giới, nhưng nó cũng đem đến những thách thức lớn. Việt Nam muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì việc nắm bắt thông tin tài giữa doanh nghiệp với Nhà nước, các trung tâm tài chính, các nhà đầu tư, khách hàng và người lao động là rất cần thiết.
Hiện nay, có rất nhiều đối tượng cần sử dụng các thông tin tài chính với các mục đích khác nhau. Đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp, tối thiểu hóa chi phí, giảm giá thành sản phẩm là một trong những mục đích rất quan trọng. Vì vậy, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng vì nó thiết lập hệ thống thông tin một cách chi tiết, tỉ mỉ, phục vụ cho việc điều hành quản lý trong doanh nghiệp.
Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn có những điểm chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác quản lý của doanh nghiệp và cơ quan chức năng nên việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề cấp bách đặt ra cho các cơ quan chức năng.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ là một công ty sản xuất kinh doanh, sản phẩm chính là sản xuất quặng Manhêtít cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam để tuyển than. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Công ty luôn đứng vững và đã chứng tỏ được vị thế của mình trong nền kinh tế đất nước. Vì vậy, công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có những điểm đặc trưng đáng được quan tâm. Với lý do đó, em đã chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ ” làm chuyên đề thực tập của mình.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:
Phần 1: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ .
Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
NỘI DUNG
Phần 1: Những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ trước đây là công ty Tư vấn chuyển giao Công nghệ Mỏ trực thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ được thành lập theo Quyết định số 68/1998/QĐ – TTG ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 10/1999/QĐ – BCN ngày 3 tháng 3 năm 1999 và Quyết định số 1834/QĐ - TCCB ngày 14 tháng 8 năm 2001 của Bộ Công nghiệp. Do sự sắp xếp lại tổ chức nên tháng 6 năm 2001 sáp nhập Trung tâm Thí nghiệm Hiệu chỉnh đện và Thiết bị mỏ vào Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ theo Quyết định số QĐ 528/ TCCB ngày 31 tháng 5 năm 2001.
Vì điều kiện sáp nhập nên sản xuất bị phân tán, trong giai đoạn này vừa sắp xếp lại tổ chức vừa tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đảm bảo đời sống của công nhân viên tỏng toàn công ty. Với sự nỗ lực của Đảng ủy và Ban giám đốc nên Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã dần đi vào sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty.
Trụ sở chính của công ty đặt tại địa chỉ số 3 Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội.
Một số chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển của doanh nghiệp.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu bán hàng
22.799.405
22.611.306
22.341.047
2
Các khoản giảm trừ
-
-
-
3
Doanh thu thuần
22.799.405
22.611.306
22.341.047
4
Giá vốn hàng bán
18.452.622
17.611.177
17.341.161
5
Lợi nhuận gộp
4.346.783
5.000.129
4.999.886
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21.490
26.979
26.860
7
Chi phí hoạt động tài chính
18.000
0
0
8
Chi phí bán hàng
875.661
875.662
444.513
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.297.848
3.690.396
3.951.259
10
Lợi nhuận thuần
174.764
595.873
630.974
11
Thu nhập khác
-
-
17.714
12
Chi phí khác
-
26.038
0
13
Lợi nhuận khác
-
-
17.714
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
176.763
215.229
648.688
Như vậy là trong các năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã có những thành công và những bước tiến bộ nhất định. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập đều tăng theo thời gian.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ là:
- Sản xuất quặng Manhêtít siêu mịn (Fe3O4) với tiêu chuẩn chất lượng:
+ Hàm lượng từ ≥ 95 %
+ Cỡ hạt mịn ≤ 0.05mm ≥ 95%
+ Độ ẩm 5%
- Sản xuất quặng Manhêtít mịn (Fe3O4) với tiêu chuẩn chất lượng:
+ Hàm lượng từ ≥ 95 %
+ Cỡ hạt mịn ≤ 0.075mm ≥ 95%
+ Độ ẩm 5%
- Thí nghiệm điện hiệu chỉnh và sửa chữa lắp đặt các thiết bị điện có cấp điện áp từ 35 KV trở xuống.
Bột quặng Manhêtít mịn và siêu mịn Fe3O4 sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam để tuyển than (làm huyền phù tuyển than). Do tỷ trọng của than nhẹ hơn nên than nổi trong dung dịch huyền phù không bị lẫn đất đá và làm sạch than đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít.
- Quặng nguyên liệu Manhêtít thô đầu vào Fe3O4 tiêu chuẩn về hàm lượng từ ≥ 90% cỡ hạt mịn ≤ 0.1 mm ≥ 95%, độ ẩm 10% được đưa vào máy nghiền bi (nghiền gián đoạn) với thời gian 70 phút vào nước. Sau hi nghiền xong được đổ ra và xả vào hố bơm, từ đây quặng được đưa lên máy tuyển từ để làm sạch quặng, quặng tại máy tuyển từ được tuyển kèm theo một giàn phun nước, phần quặng bẩn lẫn bùn được đưa vào bể bùn thải, phần quặng tinh được đưa vào bể lắng.
- Phần bùn thải được đóng vào bao tỉa sợi P.P để khô và đưa ra bãi thải.
- Phần quặng tinh sau khi lắng được xúc đóng bao ép nước và sấy khô, hoặc phơi tới độ ẩm 5 % bằng lò sấy quặng hoặc sân phơi vào mùa có nắng.
- Quặng sau khi phơi kiểm tra đạt tiêu chuẩn được đưa vào kho đóng bao sợ P.P với quy cách 50kg/bao.
- Phần nước trong sử dụng được tận thu qua bể nước tuần hoàn để cấp nước lại cho hệ thống tuyển từ.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít:
Đưa nước vào bể chứa
Bể quặng Manhêtít siêu mịn
Bể thu nước tuần hoàn
Đổ thải
Phơi ở sân hoặc sấy khô đến 5% độ ẩm
Bể chứa bùn thải
Vận chuyển vào kho đóng bao
Đóng bao quặng ướt để ráo khô
Bể nước + hệ thống cấp nước
Quặng Manhetit thô
Máy nghiền bi
Máy tuyển từ
Cấp nước rửa quặng
Xếp vào kho
1.2.3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng.
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các công ty than trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, ví dụ như: Công ty tuyển than Hòn Gai, Công ty tuyển than Cửa Ông, Công ty than Uông Bí, Công ty than Vàng Danh, Công ty than Nam Mẫu, Công ty than Mông Dương, Công ty than Hạ Long, Công ty than Quang Hanh…
Phương thức tiêu thụ chủ yếu là chuyển hàng theo hợp đồng tức là bên bán chuyển hàngh cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao thì số hàng này mới được coi là tiêu thụ.
Phương thức thanh toán: chủ yếu thanh toán qua ngân hàng.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có môi liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành các cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của công ty. Hiện nay Công ty bao gồm các phòng ban và đội sau:
Ban Giám đốc
Phòng Tổ chức lao động tiền lương
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Kế hoạch
Phòng Kỹ thuật
Phòng Vật tư
Xưởng sản xuất Manhêtít
Đội thí nghiệm hiệu chỉnh I
Đội thí nghiệm hiệu chỉnh II
Đội sửa chữa và phục hồi thiết bị Mỏ.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng ban.
Trong công ty, tùy theo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau đảm bảo cho hoạt động của Công ty được thông suốt.
Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty.
Phó giám đốc kĩ thuật: là người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất , kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kĩ thuạt trong sản xuất, an toàn lao động, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu đề ra các giải pháp đổi mới kĩ thuật, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng cao chất lượng sản phẩm, công trình.
Phó giám đốc nội chính: là người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành công tác Đảng, đoàn thể, phong trào thi đua, an ninh trật tự, đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê kế toán, quản lý hoạt động tài chính của công ty, điều hòa phân phối tổ chức sử dụng vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, là nơi phân bổ nguồn thu nhập, tích lũy. Theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thức vốn để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào và chi phí đầu ra.
Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, điều động sản xuất, xây dựng, sửa đổi định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu.
Phòng tổ chức lao động tiền lương: có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, tham mưu cho giám đốc bố trí, sử dụng lao động , tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân , xây dựng sửa đổi định mức lao động, đơn giá tiền lương cho phù hợp với từng thời kì nhằm khuyến khích sản xuất.
Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm phụ trách qui trình công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hướng dẫn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thi công các công trình, tiến độ thi công và tạo mối quan hệ với khách hàng.
Phòng vật tư: có trách nhiệm cung ứng đầy đủ vật tư theo đúng yêu cầu về chủng loại, mẫu mã.
Xưởng Manhêtít: Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng này là sản xuất bột quặng Manhêtít mịn và siêu mịn Fe3O4 để cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam.
Đội thí nghiệm hiệu chỉnh I: Có nhiệm vụ thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện, trạm biến áp của mỏ lộ thiên.
Đội thí nghiệm hiệu chỉnh II: Có nhiệm vụ thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện, trạm biến áp của mỏ hầm lò.
Đội sửa chữa và phục hồi thiết bị Mỏ: Có nhiệm vụ bảo dưỡng định kì, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị, máy biến áp trạm mạng hạ thế của tất cả các đơn vị trong và ngoài ngành than.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
Công tác kế toán giữ một vị trí quan trọng trong việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh . Xuất phát từ thực tế khách quan để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản và tính hình sử dụng tài sản vât tư, tiền vốn trong công ty. Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán củc Công ty để để đảm bảo cung cấp thông tin cho quản lý một cách hệ thống và kịp thời, tham mưu, giúp cho lãnh đạo công ty các mặt liên quan đến công tác tài chính, kế toán. Tại phòng Tài chính kế toán số liệu được cập nhật hàng ngày, căn cứ vào đó kế toán lập ra các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính vào cuối kì. Ngoài ra, phòng còn thực hiện ngiệp vụ thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đề xuất. thực hiện phân phối lợi nhuận.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đồng thời phù hợp với mô hình công tác quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh bộ máy kế toán của Công ty Phát triển Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ được tổ chức như sau:
Bộ máy kế toán có 6 người.
Kế toán trưởng – Trưởng phòng TCKT: Là người giúp giám đốc tổ chức bộ máy kế toán của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp theo đúng pháp lệnh hiện hành, tham gia thực hiện các thủ tục về giải quyết các nguồn vốn và thanh quyết toán các hoạt động của công ty.
Kế toán tổng hợp – Phó trưởng phòng: Có nhiệm vụ thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trưởng phòng vắng mặt đồng thời là kế toán tổng hợp, tính giá thành, trích lập quĩ và lập báo cáo tài chính.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ kế toán chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Kế toán NVL và TSCĐ: Kế toán chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu và tài sản như tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, tài sản, tình hình trích khấu hao TSCĐ.
Kế toán thuế kiêm thủ quĩ: Chịu trách nhiệm thu chi quỹ tiền mặt của công ty và theo dõi thuế, tính thuế, lập bảng khai thuế, định kì đối chiếu với kế toán tổng hợp về các vấn đề liên quan.
Kế toán công nợ khách hàng và tiền lương: Chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động thanh toán với khách hàng, tính toán các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ trên các sổ chi tiết , tính lương, BHXH theo quy định và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu.
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Kế toán tổng hợp – Phó phòng kế toán.
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Kế toán NVL và TSCĐ
Kế toán thuế kiêm thủ quỹ
Kế toán công nợ khác hàng và TL
1.4.1.Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng Chế độ kế toán áp dụng: theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Theo hình thức Nhật ký – Chứng từ.
- Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao bình quân.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tỷ giá sử dụng trong quy đổi tiền tệ: theo tỷ giá thực tế.
1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ
- Phần hành vốn bằng tiền:
Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kê thu tiền, giấy uỷ nhiệm thu, giấy uỷ nhiệm chi, giấy báo có, giấy báo nợ…
- Phần hành tiền lương:
Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hôi…
- Phần hành hàng tồn kho:
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn bán hang, biên bản kiểm nghiệm vật tư, Bảng kê mua hàng, Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ…
- Phần hành tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bảo bàn giao TSCĐ sủa chữa lớn hoàn thành, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao…
- Phần hành thanh toán:
Hoá đơn bán hàng, bảng đối chiếu công nợ, tờ khai thuế GTGT, biên bản đối chiếu nộp bảo hiểm xã hội, bảng tổng hợp tình hình lao động, quỹ lương, số phải nộp bảo hiểm xã hội…
- Phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo thành phẩm còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê hàng hóa….
1.4.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ sủ dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng: theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành. Từ tháng 4 năm 2006 Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngay 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Danh mục tài khoản kế toán doanh nghiệp đang sử dụng. (Phụ lục 1)
1.4.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật kí – Chứng từ và làm kế toán thủ công.
- Các loại sổ kế toán: Nhật kí chứng từ, Bảng kê, Sổ cái., Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ:
1. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ hợp lệ để ghi vào các nhật kí chứng từ liên quan hoặc bảng kê, bảng phân bổ liên quan.
2. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong các bảng kê, nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào sổ kế toán chi tiết.
3. Các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quĩ sau đó ghi vào bảng kê, nhật kí chứng từ có liên quan.
4. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, nhật kí chứng từ liên quan rồi từ các nhật kí chứng từ ghi vào sổ cái. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp số liệu cần thiết.
5. Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các nhật kí chứng từ với nhau, giữa các nhật kí chứng từ với bảng kê, giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
6.Căn cứ vào só liệu từ nhật kí chứng từ, bảng kê, sổ cái và tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Bảng kê
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.4.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
- Kỳ lập báo cáo theo quý, năm.
- Các loại báo cáo tài chính doanh nghiệp sử dụng:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Công ty không sử dụng các loại báo cáo quản trị.
- Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên là Viện Khoa học công nghệ Mỏ.
Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vì nó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp quá trình tập hợp chi phí sản xuất.
Tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và là sản phẩm do từng phân xưởng sản xuất ra.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng trên mỗi dây chuyền sản xuất. Đối tượng tính giá thành là căn cứ để nhân viên kế toán mở thẻ tính giá thành, tổ chức giá thành theo từng sản phẩm
2.1.2 Phương pháp hạch toán và tính giá thành sản phẩm.
2.1.2.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí.
2.1.2.1.1 Phân loại chi phí.
Phân loại theo yếu tố chi phí.
Để phục vụ cho việc tập hợp , quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc lập, kiểm tra và phân tích, dự toán chi phí.
Yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là thánh phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
+ Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm Quặng Manhêtít (Fe3O4) tiêu chuẩn hàm lượng từ ≥ 90%, cỡ hạt mịn ≤ 0.1 mm, độ ẩm 10%.
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm bi thép, bao bì, dây buộc, hóa chất xử lý nước thải, than củi cho lò sấy quặng, dầu nhờn….
Yếu tố nhiên liệu: Được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Yếu tố động lực: Toàn bộ điện năng tiêu hao được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Yếu tố công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ được sử dụng trong sản xuất kinh doanh (bảo hộ lao động và các công cụ dụng cụ khác).
Yếu tố tiền lương và các khoản thu nhập khác.
Yếu tố BHYT, BHXH, KPCĐ: được trích theo tỷ lệ hiện hành. BHXH 15% tính trên quỹ lương cơ bản, 2 % BHYT tính trên quỹ lương cơ bản, 2 & tính trên quỹ lương thực trả của đơn vị.
Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Yếu tố dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dung trong sản xuất kinh doanh (vận chuyển, nước dùng…)
Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thánh sản phẩm.
Theo cách phân loại này, chi phí được chia làm 3 khoản mục.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản lương, các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí cần thiết còn lại như Chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền, ….
2.1.2.1.2 Công tác quản lý chi phí sản xuất.
Việc quản lý chi phí sản xuất luôn là vấn đề hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Quản lý tốt chi phí sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý theo định mức cụ thể như sau:
Loại vật liệu
ĐVT
Định mức (1 tấn)
Mịn
Siêu mịn
Quặng thô
Tấn
1.1
1.15
Bi thép
Kg
1
3.3
Bao bì
- Sản phẩm khô
- Sản phẩm ướt
Cái
21
1.5
21
1.5
Chi phí nhân công trực tiếp được quản lý dựa trên quyết định giao khoán chi phí sản xuất Manhêtít, đơn giá tiền lương và doanh thu tiêu thụ đạt được.
2.1.2.1.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất
Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
- Tập hợp chi phí cho từng đối tượng
- Tính toán và phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.
- Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Áp dụng kĩ thuật tính giá.
2.1.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm :
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để quy đổi các loại sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc.
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
X
Hệ số qui đổi từng loại sản phẩm
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
+
Tổng CPSX phát sinh trong kì
_
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì
2.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty.
2.2.1 Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
2.2.1.1 Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho do đó sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công dụng và kết cấu của tài khoản như sau:
Công dụng: Tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
Kết cấu:
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Bên Có: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho.
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành.
+ TK 621 không có số dư cuối kì và được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
TK 621 – PX Manhêtít.
TK 621 – TNHCTB Điện.
2.2.1.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.
Nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là thành phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu sản sản xuất bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Quặng Manhêtít (Fe3O4) tiêu chuẩn về hàm lượng từ ≥ 90% cỡ hạt mịn ≤ 0.1 mm ≥ 95%, độ ẩm 10%.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm bi thép, bao bì, dây buộc, hóa chất xủa lý nước thải, than củi cho lò sấy quặng, dầu quặng, dầu nhờn … những vật liệu này kết hợp với nguyên vật chính để hoàn thiện sản phẩm.
Hàng năm, nguyên liệu được Công ty mua về theo kế hoạch căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp. Nguyên liệu mua về đều phải kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho.
Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất được áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Theo phương pháp này, nguyên vật liệu nhập kho trước được xuất trước, nguyên vật liệu nhập kho sau được xuất kho sau theo giá thực tế của lô hàng.
* Cơ sơ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khi xuất nguyên vât liệu xuất kho cho sản xuất.
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho
Trường hợp xuất vật tư thừa:
Nợ TK 152: Giá trị NVL thừa nhập kho
Có TK 621: Giá trị NVL thừa nhập kho
* Chứng từ sử dụng.
Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, Bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho, Bảng nhập xuất tồn, bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ chi tiết, sổ cái.
Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu và ghi vào thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu.
BIỂU SỐ 1.
Viện khoa học Cn Mỏ
Công ty Phát triển CN TB Mỏ
PHIẾU XUẤT KHO.
Ngày 3 tháng 12/2007
Nợ TK 621…..Số: 135
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Hà Văn Thông. Địa chỉ: PX Manhêtít
Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất.
Xuất tại kho Địa điểm:
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Quặng thô
Tấn
25.466
759.333
19.337.174
Cộng
25.466
19.337.174
Tổng số tiền: Mười chín triệu ba trăm ba bảy nghìn một trăm bảy tư đồng.
Số chứng từ gốc kèm theo
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
Định kì, thủ kho chuyển các phiếu xuất kho về phòng kế toán Công ty, tại phòng kế toán, căn cứ vào phiếu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28947.doc