Tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng: MỤC LỤC
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1
1. Chi phí sản xuất 1
2. Giá thành sản xuất 2
3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
II. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 4
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 4
2... Ebook Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 6
III. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất 8
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 9
Hạch toán chi phí sản xuất chung 10
Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 12
IV. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 14
1.Tổng hợp chi phí sản xuất 14
2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 15
3. Tính giá thành sản phẩm 16
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG 18
A. Giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 18
I. Quá trình hình thành và phát triển 18
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 18
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 19
II. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 20
1. Mặt hàng kinh doanh 20
2. Thị trường tiêu thụ 20
3. Đặc điểm quy trình chế biến sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 20
4. Tổ chức sản xuất ở Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 22
III. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 23
1. Tổ chức bộ máy quản lý 23
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận 23
3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 25
4. Một số chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 26
B. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 27
I. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 27
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 27
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 27
II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 28
1. Chứng từ sử dụng 28
2. Tài khoản sử dụng 28
3. Sổ sách sử dụng 28
III. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phẩn Nhựa Đà Nẵng 29
1. Hạch toán và phân bổ chi phí NVL trực tiếp 29
2. Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 33
3. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung 38
4. Tập hợp chi phí sản xuất 42
5. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 43
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG 46
I. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 46
1. Ưu điểm 46
2. Nhược điểm 46
II. Một số ý kiến đóng góp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 47
1. Về công tác kế toán 47
2. Đối với chi phí NVL trực tiếp 47
3. Đối với chi phí nhân công trực tiếp 47
4. Đối với chi phí sản xuất chung 47
5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 48
6. Một số biện pháp đóng góp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 48
KẾT LUẬN 50
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách phát triển hợp lý để có thể hoà nhập với thị trường, chính vì vậy đặt ra câu hỏi cho các nhà sản xuất phải là: “sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì và sản xuất cho ai”. Khác với các doanh nghiệp thương mại, các Doanh nghiệp sản xuất phải có các phương hướng phát triển sản phẩm, phải có mức điều chỉnh các khoản chi phí sản xuất hợp lý để đem lại hiệu quả tối đa.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tai Công Ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng vì muốn đi sâu tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, em đã chọn đề tài: “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Phần II: Thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Vì thời gian thực tập có hạn và khả năng của em còn nhiều hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cùng các cô chú và anh chị phòng kế toán của công ty.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lương Mạc Linh
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:1. Chi phí sản xuất:
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là những biểu hiện bằng tiền, hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến sản xuất sản phẩm trong một thời nhất định. Đó chính là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất:
a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (nội dung kế toán): Theo cách phân loại này thì những chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có chung tính chất kinh tế thì được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi phí đó phát sinh ở bộ phận nào và dùng để sản xuất sản phẩm gì. Theo cách phân loại này thì gồm các chi phí sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu.
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực.
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp.
- Yếu tố chi phí các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí (19%).
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác.
b. Phân loại chi phí theo khoản mục: Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chi phí được sắp xếp theo khoản mục nhất định để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành. Theo cách phân loại này thì gồm các chi phí sau:
- Chi phí NVL trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm sản xuất: Theo cách phân loại này thì có các chi phí sau:
- Chi phí cố định
- Chi phí biến đổi
d. Phân loại theo mối quan hệ phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí: Theo cách phân loại này thì có các chi phí sau:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
2. Giá thành sản phẩm:
2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là những biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. Đó là chi phí gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm:
a. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch, được xây dựng căn cứ vào định mức và dự toán chi phí của kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch hoặc giá thành của các kỳ trước.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất.Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Nó bao gồm tất cả các chi phí thực tế phát sinh, trong đó có cả chi phí vượt định mức và ngoài kế hoạch.
b. Phân loại theo phạm vi chi phí phát sinh:
- Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Công thức:
Giá thành sản xuất(Z công xưởng) = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
- Giá thành toàn bộ: Gồm các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Công thức:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + CPBH + CPQLDN
3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1 Ý nghĩa của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phản ánh chất lượng sản xuất của doanh nghiệp nên kế toán cung cấp thông tin này giúp nhà quản lý nắm được chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm.
3.2 Nhiệm vụ:
Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận. Để phục vụ tốt các công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất.
- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất.
- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả của quá trình sản xuất.
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vì đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong thời kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Giá thành sản phẩm cao hay thấp đều chịu ảnh hưởng bởi sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên giữa chúng có điểm khác nhau và xác định đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm là xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, bên cạnh đó đối tượng tính giá thành được xác định phải liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất. Một đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Chi phí sản xuất phát Giá trị sản phẩm
sản phẩm hoàn = dở dang đầu kỳ + sinh trong kỳ (trừ các - dở dang cuối kỳ
thành khoản ghi giảm chi phí)
II. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn xác định trước để tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng này có thể là sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, chi tiết sản phẩm hoặc nhóm chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất…
1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.2.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất trực tiếp. Các loại vật liệu này có thể xuất từ kho, có thể mua về sử dụng ngay hoặc tự sản xuất đưa vào sử dụng ngay.
Nếu chi phí nguyên vật liệu phát sinh có liên quan đến từng đối tượng cụ thể thì tập hợp theo từng đối tượng.
Nếu chi phí nguyên vật liệu phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức phù hợp như: định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất.
Công thức xác định mức phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho từng loại sản phẩm như sau:
Tổng giá trị NVL chính Khối lượng của từng
Mức phân bổ chi thực tế xuất sử dụng đối tượng được
phí NVL chính cho = x xác định theo một
từng đối tượng Tổng khối lượng của các tiêu thức nhất định
đối tượng được xác định theo
một tiêu thức nhất định
1.2.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu là tiền lương công nhân trực tiếp, được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định được một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ gồm: định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được quy định, số giờ công hoặc ngày công tiêu chuẩn…
Mức phân bổ được xác định như sau:
Mức phân bổ chi phí Tổng số tiền lương công nhân
tiền lương của công trực tiếp của các đối tượng Khối lượng phân bổ
nhân trực tiếp cho = x của từng đối tượng
từng đối tượng Tổng khối lượng phân bổ
theo tiêu thức sử dụng
1.2.3 Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp gồm các khoản như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và công cụ, dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng cho phân xưởng…
Nếu phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm thì toàn bộ chi phí phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Nếu phân xưởng sản xuất 2 loại sản xuất trở lên và theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để phân bổ ta có thể sử dụng các tiêu thức như: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với đơn vị tiêu hao….
Chi phí sản xuất chung Số đơn vị của từng
Mức phân bổ chi phí thực tế phát sinh trong tháng đối tượng tính
sản xuất chung = x theo tiêu thức
cho từng đối tượng Tổng số đơn vị của các đối được lựa chọn
tượng phân bổ tính theo tiêu
thức được lựa chọn
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh.. Đó cỏ thể là sản phẩm, bán thành phẩm,chi tiết sản phẩm, hạng mục công trình….
2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
2..2.1 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Được áp dụng đối với những doanh nghiệp có sản phẩm qua một lần chế biến, doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, ít chủng loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn, chi phí sản xuất tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành.
=
Giá thành sản phẩm Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí PS trong kỳ + Chi phí SXDDCK
đơn vị Số lượng sản phẩm sản xuât ra trong kỳ
2.2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn hay nhiều bộ phận khác nhau, mỗi giai đoạn, mỗi bộ phận cho ra một chi tiết sản phẩm. Trường hợp này:
Tổng giá thành = Tổng chi phí các chi tiết sản phẩm trong từng giai đoạn, bộ phận.
2.2.3 Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và giữa chúng có hệ số quy đổi. Theo phương pháp này trước hết phải căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành phẩm gốc và giá thành sản phẩm từng loại sản phẩm.
=
Giá thành đơn vị Tổng giá thành các loại SP chính hoàn thành trong kỳ
sản phẩm chuẩn Tổng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ quy đổi
=
x
Tổng sản phẩm chuẩn Số lượng sản phẩm Hệ số quy đổi
hoàn thành trong kỳ quy đổi hoàn thành trong kỳ sản phẩm i sản phẩm i
2.2.4 Phương pháp tỷ lệ: Được áp dụng khi đơn vị sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch, qua đó xác định gía thành của từng loại sản phẩm.
=
Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành
chi phí Tổng giá thành kế hoạch( định mức) của tất cả SP
2.2.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, ngoài các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính thì kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
= =
Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Giá trị sản Chi phí sản thành sản xuất dở dang + xuất phát sinh - phẩm thu hồi - xuất dở dang
phẩm chính đầu kỳ trong kỳ ước tính cuối kỳ
2.2.6 Phương pháp phân bước: Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước, giai đoạn sau nối tiếp giai đoạn trước, đến giai đoạn cuối cùng thì cho ra sản phẩm hoàn thành.
a. Trường hợp tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm: Áp dụng đối với doanh nghiệp sau khi sản xuất từng giai đoạn bán thành phẩn hoàn thành được chuyển ra bên ngoài.
b. Trường hợp tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm: Áp dụng đối với doanh nghiệp khi sản xuất ở các giai đoạn trước thì bán thành phẩm thu được chuyển sang giai đoạn sau để tính giá thành.
- Đối với trường hợp đưa vào một lần:
x
=
Chi phí NVL chính Chi phí NVLC DDĐK + Chi phí NVLPSTK Số lượng
bước I trong thành phẩm Số lượng BTP(bước i) + Số lượng SPDD của thành
phẩm bước i
- Đối với trường hợp đưa vào từng lần:
x
=
Chi phí NVL chính Chi phí NVLC DDĐK + Chi phí NVLPSTK Số lượng
bước I trong thành phẩm Số lượng BTP(bước i) + Số lượng SPDD của thành
quy đổi phẩm bước i
Trong trường hợp này chi phí NVL chính chỉ phát sinh ở bước 1.
x
=
Chi phí chế biến CP chế biến DDĐK + CP chế biến PSTK Số lượng của
bước I trong TP Số lượng BTP(bước i) + Số lượng SPDD quy đổi thành phẩm
bước i
III. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất
Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Phương pháp Kiểm kê định kỳ ít được sử dụng để tính giá thành.
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, chi phí nhiên liệu, vật liệu phụ… dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1 Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng cho việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
1.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chú thích:
Xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu mua về đưa vào sử dụng ngay cho quá trình sản xuất
Nguyên vật liệu gia công dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất không hết nhập lại kho
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường hạch toán vào giá vốn
TK 152
TK 621
TK 152
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(1) (4)
TK 154
TK 111,112…
(2) (5)
TK 632
TK 154
(3) (6)
1.3 Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với chi phí nguyên vật liệu thì nê nhạch toán vào trực tiếp vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuât. Nếu không hạch toán trực tiếp được thì mới phân bổ theo tiêu thức hợp lý. Công thức phân bổ như sau:
x
=
Chi phí vật liệu phân Tổng chi phí vật Tỷ lệ (hay hệ số)
bổ cho từng đối tượng liêu cần phân bổ phân bổ
=
Tỷ lệ (hay hệ số) Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.1 Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng tổng hợp tiền lương, Báo cáo chi tiết chế độ trựo cấp BHXH, BHYT hàng tháng.
2.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Chú thích:
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2a) Trích trước tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép
(2b) Tiền lương nghỉ phép công nhân trực tiếp sản xuất thức tế phát sinh
Các khoản trích theo lương phần tính vào chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 để tính tổng chi phí và tính giá thành
TK 622
TK 334
Sơ đò hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK632
(1) (4)
TK 335
TK 154
(2a) (2b)
TK 338
(5)
(3)
2.3 Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm,, lao vụ, dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp. Trường hợp chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ… mà không hề tính trực tiếp cho từng loại sảm phẩm thì mới áp dụng phương pháp phân bổ:
- Phân bổ theo tiền lương định mức của từng loại sản phẩm, dịch vụ
- Phân bổ theo tỷ lệ với khối lượng sản phẩm
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ phân xưởng sản xuất và những chi phí khác ngoài hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, phát sinh ở phân xưởng và các bộ phận sản xuất như: tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng, vật liệu sử dụng ở phân xưởng, các khoản khấu hao TSCĐ.
3.1 Chứng từ sử dụng: Hoá đơn tiền điện, nước; Hoá đơn vận chuyển; Hoá đơn thuế GTGT; Bảng khấu hao TSCĐ; Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng.
3.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
TK 627
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 152,153
TK 152,153
TK632
TK 154
(1)
TK 142,242
(8)
(2a) (2b)
TK 334,338
(3)
TK 335
(9)
(4)
TK 142,242
(5)
TK 214
(10)
(6)
TK 111,112
(7)
Chú thích:
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng phân bổ 1 lần
(2a) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng phân bổ nhiều lần
(2b) Phân bổ nhiều lần hoặc phân bổ trực tiếp giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí
(3) Tiền lương, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng
(4) Trích trước, trích bổ sung chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch
(5) Phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch
(6) Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng
(7) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác sử dụng cho phân xưởng
(8) Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung: Chi phí vật liệu dùng không hết nhập lại kho
(9) Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành
(10) Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm mà được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
3.3 Phân bổ chi phí sản xuất chung: Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp:
- Phân bổ theo định mức
- Phân bổ theo tiền lương công nhân thực tế sản xuất
- Phân bổ theo số giờ thực tế của công nhân sản xuất
4. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
4.1 Hạch toán thiệt hại do sản phẩm hỏng: Đối với sản phẩm hỏng trong định mức, nếu là sản phẩm hỏng sửa chữa được thì có thể xuất vật liệu ra sửa chữa, nếu là sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì bán phế phẩm. Toàn bộ sản phẩm trong định mức được hạch toán vào chi phí để sản xuất chính phẩm. Sau khi trừ phế liệu thu hồi (nếu có), phần thiệt hại này sẽ được tính vào giá thành sản phẩm.
Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức do nhiều nguyên nhân khách quan được hạch toán như sau:
- Các chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng:
Nợ TK 138 (1381 – sản phẩm hỏng)
Có TK 111, 112, 152…
- Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
Nợ TK 138 (1381- sản phẩm hỏng)
Có TK 154 – giá trị sản phẩm hỏng
Có TK 632 – giá trị sản phẩm hỏng
- Xử lý sản phẩm hỏng theo quyết định của cấp trên
Nợ TK 138 (1388 – phải thu khác)
Nợ TK 811 – Thiệt hại tính vào chi phí
Nợ TK 415 – giảm quỹ dự phòng tài chính
Nợ TK 632 – giá trị sản phẩm hỏng không thu hồi được
Có TK 138 (1381 – sản phẩm hỏng) Thiệt hại sản phẩn hỏng
4.2 Hạch toán thiệt hại do ngừng sản xuất
a. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch: Các khoản thiệt hại trong thời gian ngừng sản xuất trong kế hoạch được tính vào chi phí trả trước (TK 335). Các khoản thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch được hạch toán như sau:
- Định kỳ trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất tính vào chi phí SXKD:
Nợ TK 622,627 – Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất
Có TK 335 – Chi phí trích trước
- Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất thực tế phát sinh:
Nợ TK 335 – Chi phí trích trước thực tế phát sinh
Có TK 111,112,152,331…(tiền mặt, TGNH, NVL, khoản phải trả)
- Hoàn nhập chi phí trích trước (Chi phí trích trước > Chi phí thực tế phát sinh)
Nợ TK 335 – Chi phí trích trước được hoàn nhập
Có TK 622,627 – Giá trị thiệt hại được hoàn nhập
- Trích bổ sung chi phí thiệt hại ngừng sản xuất (chi phí trích trước < Chi phí thực tế phát sinh):
Nợ TK 622,627–Chi phí thiệt hại tính vào chi phí nhân công,chi phí SXC.
Có TK 335 – Trích bổ sung chi phí trích trước
b. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Các khoản thiệt hại trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch được tính vào chi phí phải trả khác (TK 1381). Các khoản thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch được hạch toán như sau:
- Chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương:
Nợ TK 1381 – Khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Có TK 334,338 – Thiệt hại tính vào tiền lương, các khoản trích theo lương
- Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ:
Nợ TK 1381 - Khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Có TK 152,153,142,242 – NVL,CCDC, chi phí trả trước
- Chi phí khấu hao:
Nợ TK 1381 - Khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Có TK 214 – Chi phí khấu hao
- Chi phí dịch vụ mua ngoài hoặc chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 1381 - Khoản thiệt hại ngừng sản xuất
Nợ TK 133 (nếu có) – Thuế GTGT
Có TK 111,112,331 – Tiền mặt, TGNH, phải trả người bán
- Giá trị thu hồi lại được:
Nợ TK 111,1388… Giá trị thu hồi bằng tiền mặt, khoản phải thu khác
Có TK 1381 - Khoản thiệt hại ngừng sản xuất
- Khoản thiệt hại ngừng sản xuất được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính:
Nợ TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính
Có TK 1381 - Khoản thiệt hại ngừng sản xuất
- Khoản thiệt hại ngừng sản xuất được hạch toán vào giá vốn trong kỳ:
Nợ TK 632 – Giá vốn của khoản thiệt hại
Có TK 1381 - Khoản thiệt hại ngừng sản xuất
IV. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang
1. Tổng hợp chi phí sản xuất
1.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chú thích:
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Thành phẩm hoàn thành nhập kho
Giá trị thành phẩm hoàn thành gửi đi bán
Giá trị thành phẩm tiêu thụ trực tiếp tại phân xưởng
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 621
TK 154
TK 155
TK 142,242
TK632
TK 157
TK 622
(1) (4)
TK 627
(2) (5)
(3)
(6)
2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
2.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính
- Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm. Trong sản phẩm dở dang chỉ gồm chi phí nguyên vật liệu chính
+
Chi phí sản xuất Chi phí NVL chính Số lượng
=
x
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ thực tế sử dụng trong kỳ sản phẩm
+
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang
hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ cuối kỳ
2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế gắn liền với tất cả các khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm
- Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí, từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế. Ta có công thức:
+
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm
x
+
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm quy đổi thành sản
hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ phẩm hoàn thành
2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50 % chi phí chế biến
Phương pháp này tương đương như phương pháp đánh giá theo ước lượng hoàn thành tương đương với tỷ lệ 50%.
2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức ( hoặc chi phí kế hoạch)
Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở giá thành định mức cho từng nhân công, từng chi tiết, từng bộ phận, kết cấu của sản phẩm.
Căn cứ vào đó để xác định chi phí của sản phẩm dở dang, phương pháp này đòi hỏi phải xác định mức chi phí hoàn chỉnh.
3. Tính giá thành sản phẩm
3.1 Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn
Đối với doanh nghiệp này thường chỉ sản xuất một hoặc vài mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, ít sản phẩm dở dang thì thường tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
3.2 Đối với doanh nghiệp sản xuất phức tạp
Những doanh nghiệp này có quy trình sản xuất phức tạp, sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục thì tính giá thành theo phương pháp phân bước.
3.3 Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là đơn đặt hàng, dó đó có thể dùng phương pháp giản đơn để tính giá thành.
Tóm tắt phần I: Trong phần I chủ yếu giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm: các khái niệm và cách phân loại về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, việc hạch toán và phân bổ chi ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18005.doc