Tài liệu Hạch toán Chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Kinh doanh nhà & Xây dựng hạ tầng Đà Nẵng: LỜI NÓI ĐẦU
* * * *
Trong điều kiên nền kinh tế thị trường diễn ra sôi động như hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước nói chung và sự phát triển,mở rộng của thành phố Đà Nẵng nói riêng thì nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng cao,đòi hỏi tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình phải đặt lên hàng đầu. Việc các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đứng vững, đòi hỏi phải tự khẳng định mình bằng uy tín, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đi đôi với việc tạo ra... Ebook Hạch toán Chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Kinh doanh nhà & Xây dựng hạ tầng Đà Nẵng
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán Chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Kinh doanh nhà & Xây dựng hạ tầng Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm có chất lượng cao là vấn đề về chi phí và phân bổ chi phí đó phải phù hợp với sản phẩm mà nó tạo ra và phải phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Mục tiêu của các nhà doanh nghiệp là sản xuất ra sản phẩm với một lượng chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và sản phẩm sản xuất ra phải bù đắp được chi phí đã bỏ ra, đồng thời thu được lợi nhuận. Cho nên có thẻ nói “Công tác hạch toán chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất “ đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ giúp các nhà quản lý điều hành và đề ra các biện pháp kịp thời, hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất đó. Đồng thời việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất là cần thiết không những cho nội bộ doanh nghiệp mà còn cho cả bên ngoài doanh nghiệp (đối tác ). Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong công cuộc tìm kiếm đối tác.
Chính vì ý thức được vai trò của công tác hạch toán chi phí sản xuất trong kinh doanh, kết hợp với kiến những thức đã học và tìm hiểu thêm trong sách vở nên em chọn chuyên đề:”Hạch toán chi phí sản xuất và phân bổ chi phí” Tại Xí Nghiệp Kinh Doanh Nhà & Xây Dựng Hạ Tầng Đà Nẵng để làm chuyên đề thực tập, với mục đích là tìm hiểu, học hỏi thêm về thực tế và góp phần hoàn thiện tốt hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và phân bổ nó tại Xí Nghiệp.
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 11 năm2003.
Học Viên Thực Hiện
Nguyễn Đức Quý
PHẦN I
A_CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT -
PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP:
I_Chi Phí Sản Xuất - Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất Trong Xí Nghiệp Công Nghiệp:
1.Chi phí sản xuất:
a.Khái niệm:
Chi phí trong doanh nghiệp là biểu hiện toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ nhất định và đươc biểu hiện bằng tiền.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia làm hai loại: chi phí sản xuất công nghiệp và chi phí sản xuất ngoài công nghiệp.
_Chi phí sản xuất công nghiệp:là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất công nghiệp, là bộ phận tạo nên giá thành sản phẩm.
_Chi phí sản xuất ngoài công nghiệp: là chi phí phát sinh trong lĩnh vực sản xuất ngoài công nghiệp như: chi phí bán hàng, chi phí xây dựng cơ bản,.....
b.Phân loại chi phí sản xuất:
Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể theo từng đối tượng tập hợp chi phí thì cần tiến hành phân loại chi phí một cách khoa học thống nhất theo tiêu chuẩn nhất định.
Chi phí ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại và theo nhiều tiêu thức phân loại khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán người ta có thể chọn một trong các cách phân loại sao cho phù hợp:
2,Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
Phân loại chi phí theo yếu tố này nhằm tìm xem những chi phí nào đã dùng vào quá trình sản xuất sản phẩm và tỷ trọng của từng loại chi phí đó là bao nhiêu trong tổng số chi phí của xí nghiệp. Qua cách phân loại này nhằm giúp cho việc xây dựng định mức và xét duyệt định mức vốn lưu động của xí nghiệp công nghiệp là cơ sở để xây dựng dự toán chi phí trong quá trìng sản xuất.
Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh.
_Chi phí nguyên vật liệu.
_Chi phí nhân công.
_Chi phí khấu hao tài sản cố định.
_Chi phí vật liệu mua ngoài.
_Chi phí về các khoản phải trích.
_Chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này giúp cho việc tập hợp và báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí, cho biết được chi phí của doanh nghiệp theo từng yếu tố.
3.Phân loại chi phí theo công cụ kinh tế:
Nguyên tắc của cách phân loại này giúp cho các nhà doanh nghiệp biết được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục đến giá thành sản phẩm, phục vụ cho công tác kiểm tra chi phí, phân tích giá thành sản phẩm theo từng khoản mục.
Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì chi phí sản xuất chia thành các khoản mục sau:
_Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất.
_Vật liệu phụ dùng vào sản xuất.
_Nhiên liệu dùng vào sản xuất.
_Năng lượng dùng vào sản xuất.
_Tiền lương công nhân sản xuất.
_Trích BHXH của công nhân sản xuất.
_Khấu hao máy móc thiết bị (dùng ) sản xuất.
_Chi phí quản lý phân xưởng.
_Chi phí quản lý doanh nghiệp.
_Thiệt hại trong sản xuất.
4.Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng tập hợp chi phí:
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại
_Chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của qúa trình sản suất như chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất.
_Chi phí quản lý phục vụ: là những khoản chi phí có tính chất quản lý phục vụ, liên quan chung đến hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp cho các nhà doanh nghiệp có hướng phấn đấu hạ chi phí cơ bản trong một đơn vị sản phẩm và sử dụng tiết kiệm hợp lý đối với chi phí chung.
5.Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất:
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại:
_Chi phí khả biến: là những chi phí biến đổi khi sản lượng thay đổi. Bao gồm các chi phí về tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
_ Chi phí bất biến: là những khản chi phí không thay đổi.
Nếu xét về một đơn vị sản phẩm thí chi phí bất biến sẽ thay đổi và chi phí khả biến sẽ không thay đổi.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý đó là xác định điểm hoà vốn, thời gian hoà vốn, cho phép xác định được doanh số mong muốn tương ứng với khả năng sản xuất của doanh nghiệp, xác định được giá cả sao cho đạt được lợi nhuận mong muốn và doanh thu cao trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp phấn đấu giảm mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra nhằm tiết kiệm được chi phí bất biến.
6.Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí:
Theo phương pháp này chi phí được chia thành hai loại:
_Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, tiền lương trực tiếp.
_Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiếu sản phẩm và được tính vào giá thành từng loại sản phẩm thông qua phương pháp phân bổ theo các tiêu thức thích hợp.
Trong sản xuất chi phí chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí đánh giá hiêu quả kinh tế của các tổ chức, chi phí chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặc chẽ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất đó là kết quả thu được của quá trình sản xuất.
II_Nhiệm Vụ Và Tầm Quan Trọng Của Việc Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất - Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất:
1.Nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất:
Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
Căn cứ đặc điểm tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cho thích hợp.
Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm,hợp lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý, vạch ra được mức độ, nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở từng khâu sản xuất.
Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, tính toán chính xác và kịp thời về giá thành, công việc lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
Lập báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh theo chế độ quy định.
2.Tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí và phân bổ chi phí sản xuất:
Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường cùng với chất lượng sản phẩm mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra sản phẩm với một lượng chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và sản phẩm sản xuất ra phải bù đắp được chi phí bỏ ra, đồng thời thu được lợi nhuận cho nên nó luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất.
Khi sản phẩm bán được tức là công dụng của hàng hoá được xã hội thừa nhận, điều đó có nghĩa là chi phí sản xuất ra hàng hoá được thừa nhận và giá trị của hàng hoá được thực hiện. Và làm sao, các nhà doanh nghiệp phải phân bổ chi phí đó một cách hợp lý để giá thánh các sản phẩm hạ mà chất lượng của nó cũng được nâng cao hơn.
Với tất cả ý nghĩa nêu trên, hạch toán chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất luôn là điều kiện không thể thiếu được để hạch toán kinh tế nội bộ, phát hoạ tình hình sản xuất, chất lượng sản xuất sản phẩm hiện tại ở xí nghiệp.
III_Đối Tượng Và Phương Pháp Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất:
Điều kiện then chốt để tính được giá thành sản phẩm được chính xác, giảm khối lượng công tác kế toán và phát huy tác dụng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế tài chính đó là xác định đúng đắn đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: là giói hạn để xác định trước tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng có thể là sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, chi tiết sản phẩm hoặc nhóm chi tiết sản phẩm, là đơn đặt hàng, là giai đoạn công nghệ,là phân xưởng, bộ phận sản xuất, đơn vị sản xuất.
Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất.
Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, người ta thường căn cứ vào:
Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: là sản xuất đơn giản hay phức tạp.
Loại hình sản xuất: là sản xuất đơn giản hay là sản xuất hàng loạt.
Đặc điểm tổ chức sản xuất: có phân xưởng hay không có phân xưởng.
Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ một cách rộng rãi, đòi hỏi phải kiểm tra, phân tích và xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ đến các phân xưởng, các công đoạn sản xuất... thì các phân xưởng, các công đoạn sản xuất... cũng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Yêu cầu của trình độ quản lý xí nhgiệp: việc xác định tập hợp chi phí đúng, phù hợp với đặc điểm hoạt động yêu cầu quản lý của xí nghiệp có ý nghĩa rất (quan trọng ) lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí, giảm bớt khối lượng công tác kế toán, phát huy tác dụng của kế toán trong công tác quản lý của xí nghiệp từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết...Mặc khác, xác định đúng tập hợp chi phí nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời chính xác.
2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: là một phương pháp hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố và theo khoản mục trong phạm vi giới hạn của đói tượng hạch toán chi phí.
Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí là trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được xác định trong doanh nghiệp, kế toán mở thẻ chi tiết hoặc sổ chi tiết hạch toán chi phí có liên quan, có phân tích theo yếu tố và theo khoản mục chi phí. Căn cứ để ghi vào sổ chi tiết là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí theo dự toán. Sổ có thể mở riêng cho từng đối tượng và cũng có thể mở chung cho nhiều đối tượng. Hàng tháng tập hợp chi phí theo từng đối tượng hạch toán chi phí nhằm phục vụ cho công việc phân tích, kiểm tra các chi phí tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ.
Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được áp dụng:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng:
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của một sản phẩm. Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc như:Xí nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí sửa chữa, Xí nghiệp đóng tàu,.....
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ:
Theo phương pháo này, các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng giai đoạn công nghệ. Trong từng giai đoạn công nghệ, các chi phí được phân tích theo từng loại sản phẩm hoặc bàn thành phẩm. Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp mà quy trình công nghệ sản xuất phải qua nhiều bước để chế biến, nguyên vật liệu được chế biến liên tục từ giai đoan đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản xuất:
Theo phương pháp này chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm riêng biệt phù hợp với tính chất quy trình công nghệ. Phương pháp này khá phức tạp nên chỉ áp dụng hạn chế ở những doanh nghiệp chuyên môn hoá sản xuất cao, sản xuất ít loại sản phẩm hoặc mang tính chất đơn chiếc và có ít chi tiết hoạc bộ phận cấu thành nên sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm:
Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo tưng thứ sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất.
Nếu quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều phân xưởng khác nhau thì các chi phí được tập hợp theo từng phân xưởng, Trong đó: chi phí trực tiếp được phân loại theo từng sản phẩm, các chi phí quản lý sản xuất được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu chuẩn phù hợp. Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt và khối lượng lớn như: xí nghiêp dệt, xí nghiệp khai thác khoán sản...
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm:
Theo phương pháp này, chi phí phát sinh được tập hợp và phân loại theo nhom sản phẩm cùng loại. Phương pháp này áp dụng thích hợp ở những doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau như: xí nghiệp đóng giày, xí nghiệp dệt kim, xí nghiệp may mặc,.........
IV_ Hạch Toán Và Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất:
1.Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, nữa thành phẩm mua ngoài, chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu,... phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và dùng trực tiếp sản xuất.
Các chi phí về vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm cho nên hạch toán đầy đủ, chính xác các chi phí vật liệu là điều kiện đảm bảo tính giá thành sản phẩm được chính xác là biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. Đối với chi phí về nguyên vật liệu thì nên hạch toán trực tiếp vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, hạn chế việc phân bổ. Nếu không hạch toán trực tiếp được thì mới phân bổ theo một tiêu thức, tiêu chuẩn hợp lý, tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là:
_Đối với chi phí nguyên liệu,vật liệu chính: có thể phân bổ theo định kỳ mức tiêu hao, phân bổ theo hệ số, phân bổ theo trọng lượng sản phẩm. Nếu phân bổ theo định mức tiêu hao thì:
Hệ số (tỷ lệ )
Phân bổ
=
Tổng chi phí nguyên liêu ,vật liệu sử dụngthực tế cần phân bổ
Tổng chi phí nguyên liệu , vật liệu theo định mức cần phân bổ( tổng các tiêu thức cần phân bổ)
Sau đó tính ra được:
Chi phí nguyên liệu phân bổ cho đối tượng i
=
Chi phí nguyên liệu, vật liệu theo định mức cho đối tượng i
**
Hệ số (tỷ lê) phân bổ
_Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu: Nếu doanh nghiệp đã xây dựng định mức thì phân bổ theo định mức tiêu hao, còn nếu chư xây dựmg thì phân bổ như sau:
+Theo trọng lượng với nguyên vật liệu chính: cách phân bổ này áp dụng thích hợp với loại vật liệu phụ dùng vào sản xuất có liên quan trực tiếp đến trọng lượng nguyên vật liệu chính.
+Theo số lượng hoặc trọng lượng, thành phẩm hoặc bán thành phẩm đã chế tạo: cách phân bổ này thích hợp với điều kiện hao phívật liệu phụ cho thành phẩm và bán thành phẩm như nhau.
+Theo số giờ máy chạy: thích hợp trong điều kiện vật liệu phụ có quan hệ trực tiếp với thời gían làm việc của máy móc. Muốn xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu sử dụng thực tế trong kỳ thì cuối tháng phải kiểm kê xách định vật liệu chưa sử dụng hết, giá trị của phế liệu thu hồi:
Chi phí thực tế NL,VL sử dụng trong kỳ
=
Giá trị NL,Vl xuất đưa vào sử dụng
Giá trị NL Vlcòn lại cuối kỳ chưa sử dụng
Giá trị phế liệu thu hồi
=
=
1.1,Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
a.Tài khoản sử dụng: TK 621 “ Chi phí NL,VL trực tiếp”
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu,vật liệu được sử dụng trực tiếp cho sản xuất,chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ,dịch vụ của các ngành công, nông, lâm ngư nghiệp.....chi phí nguyên liệu,vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng.
Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất .
-Trị giá nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho.
-Kết chuyển hoặc tính phân bổ giá trị nguyên vật liệu thực sự sử dụng cho sản xuất vào các TK liên quan để tính giá thành.
621
b.Kết cấu TK 621:
c.Phương pháp hạch toán:
Trong kỳ, khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 621 -Chi phí Nl,VL trực tiếp
Có TK 152 -NL,VL
-Trường hợp nguyên vật liệu xuất cho sản xuất kinh doanh nhưng sử dụng không hết nhập lại kho ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
-Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí ghi:
Nợ TK 154 - CPSXKDD
Có TK 621 - CPNVLTT
d.Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
TK 152,111,112,331,141,...
TK6212121,...
TK152
TK154
Nguyên vật liệu trực tiếp dùng trực tiếp cho sản xuất
Vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Kết chuyển chi phí NL, VL dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
1.2.Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:
Nguyên vật liệu phản ánh trên tài khoản này được ghi một lần vào cuối kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp kiểm kê xác định giá trị từng thứ nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Sau đó, kế toán căn cứ kết quả kiểm kê cuối kỳ trước, cuối kỳ này & nguyên vật liệu nhập trong kỳ để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo công thức:
Giá trị xuất kho trong kỳ
Trị giá nhập
kho trong kỳ
Trị giá tồn đầu kỳ
Trị giá tồn
Cuối kỳ
=
+
-
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê từ nguyên vật liệu đến kho kế toán xác định trị giá nguyên vật liệu tiêu dùng trong kỳ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 621 - CPNVLTT(ghi trị giá xuất trong kỳ)
Có TK 611(611.1) - Chi phí thu mua
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển CPNVLTT vào giá thành sản phẩm sản xuất ghi:
Nợ 632 - Giá thành sản xuất
Có 621 - CPNVLTT
Sơ đồ hạch toán:
152
611
621
631
Kết chuyển giá trị tồn dầu kỳ
Giá thực tế NVL mua vào trong kỳ
111,112,331
Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ
Kết chuyển CP NVL vào giá thành sản xuất
611
2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, tiền lương phụ,tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ.
a.TK sử dụng: Tk 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp “.
TK này dùng phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành công, nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông bưu điện,...Nó được mở chi tiết cho từng đói tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí NCTT tham gia vào sản xuất như: lương các khoản BH, phụ cấp phải trả theo lương.
Kết chuyển chi phí vào TK 154 (nếu áp dụng PPKKTX) hoặc TK631(nếu áp dụng PPKKĐK).
TK 622
b.Kết cấu TK 622:
c.Phương pháp hạch toán:
-Trong kỳ kế toán, chi phí tiền lương & các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ghi:
Nợ TK622 - CPNCTT
Có TK334 - Phải trả CNV
-Trích BHXH,BHYT,KPCĐ của công nhân sản xuất ghi:
Nợ TK 632
Có TK338 (3382,3383,3384)
-Nếu đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép, lương trong thời gian ngừng sản xuất theo kế hoạch của CNSX, khi trích kế toán ghi:
Nợ TK 622 - CPNCTT
Có TK 335 - Chi phí phải tra (Ghi phần tiền lương trích trước theo kế hoạch)
Cuối kỳ kế toán kết chuyển CPNCTT theo các đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK154 - CPSXKDD
Có TK622- CPNCTT
d. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:
334,338
622
154
627
641,642
Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho CNSX
Cuối kỳ kết chuyển CP Để tính giá thành (TX)
Lương BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân QLPX
Lương BHXH, BHYT, KPCĐ phải trảt cho bộ phận liên quan
3.Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí công cụ dụng cụ
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
a.TK sử dụng: TK 627”chi phí sản xuất chung”
TK này được mở chi tiết cho từng bbộ phận sản xuất kinh doanh.
b.Kết cấu TK 627:
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ( gồm các nội dung trên)
-Các khoản ghi giảm chi phí
-Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 hoặc TK 631) để tính giá thành.
TK 627
TK 627 có 6 tài khoản cấp hai:
-TK 627.1 - CPNVPX
-TK 627.2 - CPVL
-TK 627.3 -CPDCSX
-TK 627.4 -CPKHTSCĐ
-TK 627.7 - CPdịch vụ mua ngoài
-TK 627.8 -Cpkhác bằng tiền
c.Sơ đồ hạch toán:
334,338
627
112,138
152
153
214
331,335,111...
241,111,112,331...
Tiền lương phải trả CNSX trích BHX, BHYT, KPCĐ của công nhân phân xưởng theo tỷ lệ quy định
Xuất VL dùng sửa chữa, bảo dưởng ở phân xưởng
Trích KHTSCĐ, máy móc thiết bị, ... dùng cho phân xưởng
Chi phí điện nước, điện thoại, thuê nhà xưởng ... thuộc phân xưởng
142
Xuất CCDC dùng cho phân xưởng
Phân bổ giá trị CCDC
Giá trị bé
Giá trị lớn
Chi phí sửa chữa TSCĐ thuộc nhà xưởng
Các khoản giảm trừ CPSXC
154
Phân bổ(kết chuyển) CP SXC(KKTX)
4. Tổng hợp chi phí sản xuất:
a.Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
TK 154 được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí như: phân xưởng, đội sản xuất, theo loại sản phẩm, nhóm sản phẩm,nhóm chi tiết sản phẩm, bộ phận sản phẩm.....chỉ được hạch toán vào tài khoản này những chi phí như sau:
- Chi phí NL, VLTT cho sản xuất, cho chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ,....
- Chi phí NCTT cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm và thực hiện lao vụ, dịch vụ.
b.Kết cấu TK 154:
TK154
_Chi phí Nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp kết chuyển cuối kỳ.
-Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154 cuối kỳ.
-Tri giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được ...
-Trị giá nguyên vật liệu , hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
-Giá thành thực tế sản phẩmđã chế tạo xong nhập lại kho hoặc chuyển đi bán.
-Chi phí thực tế của lao vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng
-Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ.
SD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Cộng số phát sinh
Cộng số phát sinh
c.Sơ đồ hạch toán:
621
154
152
622
627
138,334
155(632)
Kết chuyển CPSX
Kết chuyển NCTT
Kết chuyển NLVL TT
Giá thành thực tế SP hoàn thành
Giá trị sp hỏng không sửa được, người gây ra thiệt hại bồi thường
Giá trị phế liệu thu hồi
d. Phương pháp hạch toán:
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627
-Trị giá hàng hoá thuê ngoài gia công nhập lại kho giá trị phế liệu thu hồi.
Nợ TK152, 156
Có TK 154
-Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm phải bồi thường.
Nợ TK 1388
Nợ TK 334
Có TK154
-Trường hợp sản phẩm sản xuất xong không nhập kho mà đem đi tiêu thụ ngay.
Nợ TK 632
Có TK 154
PHẦN II
TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ - PHÂN BỔ CHI PHÍ Ở XÍ NGHIỆP KINH DOANH NHÀ & XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐÀ NẴNG.
A.Đặc Điểm, Tình Hình Chung Của Công Ty:
I.Quá Trình Hình Thành:
Xí nghiệp kinh doanh nhà và xây dựng hạ tầng là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty xây dựng miền trung, có đầy đủ tư cách pháp nhân được sự uỷ quyền của công ty, sử dụng con dấu riêng, hoạch toán kinh tế độc lập.
Được thành lập vào tháng 10 năm 1992. Ngành nghề kinh doanh: xây dựng,xây lắp, sản xuất VLXD, bê tông thương phẩm, ống bê tông v.v...
Tên Gọi: CÔNG TY XÂY DỰNG 71.
XÍ NGHIỆP KINH DOANH NHÀ VÀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG
Địa chỉ: Đường CMT8-Hòa Thọ - TP Đà Nẵng.
Giám đốc: Hoàng Hùng
1.Quá trình phát triển:
Qua 11 năm hoạt động, xí nghiệp kinh doanh nhà và xây dựng hạ tầng đã từng bước khắc phục những khó khăn, mở rộng qui mô sản xuất để đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu sản phẩm bê tông tại thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng được nhiều nơi biết đến và muốn ký kết hợp đồng.Năm 1994 đến nay sản phẩm bê tông đã được uy tín chất lượng và được khách hàng đánh giá chất lượng cao. Chất lượng sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các Công ty khác.
Số lượng lao động Xí Nghiệp hiện nay là 3.037 người gấp ba lần từ khi xí nghiệp có tên mới. Hàng năm Xí Nghiệp đều có tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân đi bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, học tập nâng cao trình độ. Máy móc thiết bị khấu hao gần hết và đa số được nhập từ nước ngoài. Diện tích mặt bằng hiện nay là 88.493m2.
Hiện nay, Xí Nghiệp kinh doanh nhà và xây dựng hạ tầng đã cố gắng để nâng cao chất lượng của sản phẩm bằng cách dựa vào nguồn lực hiện có đồng thời đưa các tiêu chuẩn về chất lượng để áp dụng, sản phẩm của xí nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn ISO9002. Mặt khác, Xí Nghiệp cũng đang cải thiện tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp
a.Chức năng: của Xí Nghiệp là xây lắp, xây dựng,ống thoát nước cho các công trình trong khu vực miền trung và cung cấp bê tông thương phẩm cho các khu vực lân cận. Hiện nay, Xí Nghiệp chỉ sản xuất mặt hàng chủ yếu: bêtông ống và bêtông thương phẩm.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn diện: tổ chức giao hàng hoá đến người tiêu dùng hay chuyển hàng theo nhiệm vụ được phân công.
- Bảo toàn và phát triển vốn.
- Tổ chức liên doanh liên kết nhằm phục vụ tốt hơn quá trình kinh doanh của Xí Nghiệp.
- Tuân thủ triệt để chủ trương, chính sách, chế độ quản lý và giao dịch do Nhà nước qui định, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà Xí Nghiệp đã ký kết.
- Tự quản lý tài sản, tài chính và chính sách quản lý cán bộ theo luật định, thực hiện các nguyên tắc: phân phối lao động, đảm báo công bằng xã hội, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỷ thuật cho cán bộ công nhân viên trong Xí Nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ sản xuất và bảo vệ môi trường.
c. Quyền hạn:
- Có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, tự chủ kinh doanh
- Chủ động thực hiện mọi hình thức liên doanh liên kết với các thành phần tổ chức khác, được quyền vay ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư.
- Chủ động xác định các nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Được quyền cân đối năng lực sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của qui trình công nghệ mới, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Có quyền tổ chức bộ máy quản lý hợp lý nhất, tự xây dựng phương án kinh doanh.
- Được quyền thanh lý và sử dụng tài sản.
- Được phép kinh doanh các mặt hàng theo qui định của Nhà nước.
- Được quyền ký kết các hợp đồng lao động hay thôi việc theo qui định hiện hành.
II. Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Quản Lý Của Xí Nghiệp Kinh Doanh Nhà Và Xây Dựng Hạ Tầng:
Bất kỳ một tổ chức nào đều cần phải có tổ chức và bộ phận đảm trách quản lý nó để đưa nó vào hoạt động sao cho có hiệu quả Xí Nghiệp cũng vậy.
1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Quan hệ trực tuyến năng
Quan hệ chức năng mưu
GIÁM ĐỐC
P.GĐ 1
P.GĐ 2
P. TC-HC
P.KT-TC TH¸C VỊT T Vµ PH LIU §N tcHUÂTH CT TH¸C VỊT T Vµ PH LIU §TH¸C VỊT T Vµ PH LIU §N.THTH VỊT T Vµ PH LIU §N..
P.KT-KH
P. KT-TV
Đội I
Đội II
Đội III
Đội IV
Xưởng BT
Xí nghiệp kinh doanh nhà và xây dựng hạ tầng tổ chức quản lý theo quan hệ trực tuyến và chức năng với tầm quan trọng quản trị rộng. Giám đốc xí nghiệp điều hành trực tuyến đến các phòng ban, xí nghiệp. Cơ cấu được tổ chức được xây dựng theo tính chất tập trung quyền lực nghĩa là tất cả mọi quyền hành, quyết định đều thuộc về giám đốc và phó giám đốc của xí nghiệp.
Ưu điểm:
Người lãnh đạo của Xí Nghiệp được sự giúp đỡ của các trưởng phòng chức năng để chuẩn bị cho các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quyết định. Đây là kiểu tổ chức liên hiệp nên mọi công việc được phân cấp trong quản lý nhằm tránh được hiện tượng chồng chéo và trùng lặp. Trong mối quan hệ trực tuyến chức năng này nó thật chặt chẻ giữa các phòng ban, các xưởng, giúp giảm bớt sự lạm quyền trong quản lý của các ban giám đốc. Với cơ cấu tổ chức này sẽ thu hút được nhiều chuyên gia vào công tác lãnh đạo nhằm giải quyết bớt gánh nặng công việc cho người lãnh đạo.
Nhược điểm:
Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng. Giám đốc tự mình đứng ra giải quyết tất cả các vụ việc xảy ra giữa các phòng ban bằng những cuộc họp thường kéo dài, mất thời gian, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiết độ kế hoạch hay công việc.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận:
a. Giám đốc xí nghiệp: là đại diện pháp nhân chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty xây dựng 71, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Miền Trung, vừa là đại diện cho Nhà nước về các hoạt động của Xí Nghiệp
Giám đốc có trách nhiệm - quyền hạn: điều hành kiểm soát toàn bộ các quá trình của hệ thống chất lượng Xí Nghiệp. Hiện nay ông Phạm Duy Thanh là giám đốc Xí nghiệp Kinh doanh Nhà và Xây dựng Hạ tầng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18095.doc