Lời mở đầu
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính, là công cụ đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra kiểm soát việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của doanh nghiệp.
Trong toàn bộ công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những khâu trọng tâm được các doanh nghiệp coi trọng. Bởi
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm Xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì trên cơ sở tính toán chính xác chi phí sản xuất từ đó tính giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp mới có thể xác định đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, qua đó rút ra được những phương hướng, biện pháp, phát huy được những thành tích đạt được và khắc phục những mặt còn thiếu sót.
Xuất phát từ nhận thức đó, Công ty Cơ khí và Xây lắp với sự nhạy bén của mình đã tỏ ra là một doanh nghiệp năng động, công ty đã xác định được tầm quan trọng của nghiệp vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được Công ty Cơ khí và Xây lắp coi trọng đúng mức.
Với đặc thù của Công ty có hai mô hình sản xuất kinh doanh chính là: Xây lắp và Cơ khí, do điều kiện thời gian thực tập không cho phép nên trong phạm vi đề tài này em xin được đi sâu về lĩnh vực Xây lắp với đề tài : “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xây lắp”
Nội dung đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 phần như sau:
Phần 1 : Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xây Lắp tại Công ty Cơ khí và Xây lắp.
Phần 3 : Một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xây lắp tại Công ty Cơ khí và Xây lắp.
Phần I
Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Xây lắp.
I. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để bảo đảm đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:
1. Nội dung và bản chất kinh tế của chi phí :
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ qua đã liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)
2. Phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
Do chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
3. Phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh ( kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ
A B C D
Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy : AC = AB + BD – CD
Tổng Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí
giá thành = sản xuất + phát sinh trong kỳ - sản xuất
sản phẩm dở dang ( đã trừ các khoản thu dở dang hoàn thành đầu kỳ hồi ghi giảm chi phí) cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang( CPSXdd) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các nghành sản xuất không có sản phẩm dở dang, thì tổng giá thánh sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
4. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định vị trí nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ có thể và cần thiết phải tính giá thành một đơn vị.
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm mà có sự phân biệt phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính chất thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
5. Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng nghành, nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ của công tác quản lý và hạch toán được thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các nghành sản xuất kinh doanh phụng vụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng khác có liên quan
Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung và cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những đặc điểm khác nhau.
II. Chi phí sản xuất
1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loại người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuát hàng hoá là quá trình kết hợp ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá đồng thời cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là tất yếu khách qua, không phụ thuộc vào ý trí chủ quan của người sản xuất.
Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiêt của qúa trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp ( chi mua sắm vật tư hàng hoá…), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh ( chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển bốc dỡ, quảng cáo…)
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. tổng số chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoạc tiêu dùng cho hết quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng tính vào chi phí của kỳ sau( chi nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu( chi phí trích trước. Sở dĩ có sự khác biệt giũa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trính sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.
2. Phân loại chi phí và kinh doanh:
Chi phí sản xuất – kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý . Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:
2.1. Phân theo yếu tố chi phí:
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phát sinh theo yếu tố. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích định mức, vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự đoán chi phí thì toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực)
+ Yếu tố nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
+ Yếu tố tiền lương và phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả công nhân viên chức.
+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính vào chi phí.
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh số khấu haoTSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ, mua ngoài mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền : Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếy tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí được phân theo khoản mục.
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng thì gía thành toàn bộ sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ .
+ Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm toàn bộ tiền lương ( tiền công ) và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và chế tạo sản phẩm hay thực hiện các khoản lao vụ dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT ( phần tính vào chi phí)
+ Chi phí sản xuất chung : Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên, vật liệu và chi phí sản xuất nhân công nói trên.
+ Chi phí bán hàng : Gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinhliên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá lao vụ dịch vụ trong kỳ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
2.3. Phân theo cách thức kết chuyển chi phí
Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua: còn chi phí thời kỳ là những chi phí là giảm lợi tức trong kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị của sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh.
2.4. Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng của công việc, sản phẩm hoàn thành:
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất – kinh doanh lại được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí và định phí.
Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp…Cần lưu ý rằng, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại tính có cố định. Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh,…Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
3. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau.
Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ phân xưởng… và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm của tổ chức sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy địn. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra, phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm của tổ chức sản xuát, đặc điểm của quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất- tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất – và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành cần phải tính giá thành một đơn vị – tức là đối tượng tính giá thành.
Như vây, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán ( tập hợp ) chi phí thích hợp. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm …Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định , phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
III. Giá thành sản phẩm:
1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ, đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh vào giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.
Mọi cách tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
2. Phân loại giá thành :
Để đáp ứng được yêu cầu của quản lý hạch toán và kế hoặch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá cũng như giá thành được xem xét ở nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Vì lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội và giá thành cá biệt, còn có các khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ,…
2.1/Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
+ Giá thành kế hoạch : Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch
+ Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong xuốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở định mức về chi phí hiện hành tại từng thời đểm nhất địnhtrong kỳ kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
+ Giá thành thực tế : Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
2.2/Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
+ Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phảm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
+ Giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ )là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản xuất được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý + Chi phí
của sản phẩm của sản phẩm doanh nghiệp bán hàng.
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa nghiên cứu.
2.3/ Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
2.3.1/Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm
Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoanh xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất ( đơn chiếc, hàng loạt), vào yêu cầu của trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh (cao thấp).
2.3.2/Xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản , phương pháp tính gía thành bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp trực tiếp ( còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn như các nhà máy điện nước các doanh nghiệp khai thác ( quặng, than, gỗ...) Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm công (+) hoặc trừ (-) số chênh lệchgiữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp tổng cộng chi phí : áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm:
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + …+ Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí, chế tạo, may mặc…
Phương pháp hệ số : phương pháp hệ số được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một số nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó , dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc =
Tổng số sản phẩm gốc ( kể cả quy đổi)
Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi
sản phẩm từng loại sản phẩm gốc sản phẩm từng loại
Qo= Qi Hi trong đó : Qo : Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
Qi : Số lượng sản phẩm i ( i =1, n )
Hi : Hệ số quy đổi sản phẩm i ( i = 1, n )
Tổng giá thành Giá trị Tổng chi phí Giá trị
sản xuất của = sản phẩm + sản xuất - sản phẩm
các loại sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Phương pháp tỷ lệ chi phí: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng…) v.v…để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tién hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức), kế toán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch( hoặc định mức) x Tỷ lệ
đơn vị sản phẩm từng loại đơn vị sản phẩm từng loại chi phí
Tổng giá thành thực tế của tất cả các sản phẩm
Tỷ lệ =
chi phí Tổng giá thành kế hoạch ( hoặc định mức) của tất cả sản phẩm
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ : Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu
Tổng Giá trị Tổng chi phí Giá trị Giá trị
giá thành sản phẩm chính sản xuất sản phẩm sản phẩm chính
sản phẩm = dở dang phát sinh - phụ thu hồi - dở dang chính đầu kỳ trong kỳ ước tính cuối kỳ
-Phương pháp liên hợp: là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản xuất sản phẩm là ra, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau…Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với sản phẩm phụ….
2.3.3/Phương pháp tính giá thành sản phâm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
Trên cơ sở phương pháp chung để tính giá thành sản phảm, kế toán cần lựa chọn và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với loại hình tổ chức sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ cũng như vào đối tượng hạch toán chi phí. Sau đây là phương pháp tính giá trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.
2.3.3.1/Doanh nghiệp sản xuất giản đơn:
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản…các doanh nghiệp sản xuất động lực: điện, hơi nước, khí nén, khí đốt…Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng được mở một sổ hay thẻ hạch toán chi phí sản xuất . Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp giản đơn hoặc phương pháp liên hợp.
2.3.3.2/Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn hàng . Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩmcủa từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp…
Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàn, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàngđó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp ( nguyên, vật liệu, nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quảnhà trường trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc ( hay bảng phân bổ chi phí. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp ( giờ công trực tiếp hay nhân công trực tiếp)
Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp hiện naychỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn vị đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn.
2.3.3.3 /Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất – kinh doanh phụ
Sản xuất phụ là nghành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất – kinh doanh. Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại để cung cấp cho bên ngoài...
Phương pháp tính giá thành sản phẩm , lao vụ của sản xuất , kinh doanh phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, cụ thể:
Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể
Chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm, lao vị của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.
Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau đây:
-Phương pháp đại số: Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phục vụ cho các đối tượng .
-Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu : Theo phương pháp này, trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng. Tiếp theo, xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới.
Tổng Giá trị lao vụ Giá trị lao vụ
Giá thành chi phí + nhận của bộ phận _ phục vụ cho bộ phận
đơn vị = ban đầu sản xuất phụ khác sản xuất phụ khác
mới Sản lượng Sản lượng phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác
ban đầu - và sản lượng tiêu dùng nội bộ (nếu có)
Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch: Trình tự tính giá thành tương tự như phương pháp trên , chỉ thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạchđể tính giá trị phục vụ lẫn nhau giữa ._.các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới.
2.3.3.4/Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức:
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu lao động, vật tư hiện hànhvà dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định về giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó tiến hành xác minh giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách:
Giá thành = Giá thành + Chênh lệch do + Chênh lêch so
thực tế sản phẩm định mức sản phẩm - thay đổi định mức - với định mức
Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến ngay đầu kỳ ( thường là đầu tháng). Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…)Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngay giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh gía định mức. Những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức.
2.3.3.5 /Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước, nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hay nguyên liệu chế biến của bước sau. Trong những doanh nghiệp này, phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoan công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu chuẩn phù hợp.
Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính gía thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số ( hoặc tỷ lệ).
Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Phương án này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc diểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước1 sang bước2…cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự:
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Giá thành
bán thành phẩm
bước1
Giá trị
sản phẩm
dở dang bước 1
Chi phí
chế biến
bước1
Chi phí
nguyên vật liệu
chính
+ - =
Giá trị
sản phẩm
dở dang bước 2
Chi phí
chế biến
bước 2
Giá thành
bán thành phẩm
bước1
Giá thành
bán thành phẩm
bước 2
+ - =
....................
Tổng
giá thành
thành phẩm.
Giá trị
sản phẩm
dở dang B.n
Chi phí
chế biến
bước n
Giá thành
bán thành phẩm
bước (n – 1)
+ _ =
+ Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm:
Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi kết chuyển song song. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính gía thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án phân bước không tính gía thành bán thành phẩm
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm
Tổng
giá
thành
thành
phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước…tính cho thành phẩm
Chi phí bước…tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
IV. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các Doanh nghiệp xây lắp:
1. Khái niệm và các chỉ tiêu giá thành xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành, chỉ tiêu giá thành trong xây lắp được chia ra :
Giá thành dự toán trong xây lắp : Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo định mức và khung giấ để hoàn thành khối lượng xây lắp.
Giá thành kế hoạch : Là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp .
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán
Giá thành thực tế : là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định mức và các chi phí khác.
Bên cạnh đó, theo phạm vi của chỉ tiêu giá thành, giá thành sản phẩm xây lắp được lại chia ra giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
Giá thành sản phẩm sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt các sản phẩm xây lắp ( chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công; và chi phí sản xuất chung ). Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN phân bổ cho sản phẩm xây lắp.
1.1/Tài khoản hạch toán
Để hạch toán chi phí sản xuất , kế toán sử dụng các tài khoản 621,622,623,627,642,154. Nội dung phản ánh và kết cấu của các tài khoản này như sau:
1.2/Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị NVL chính, phụ , các cấu kiện, bộ phận rời lẻ (vật liệu dùng cho máy thi công ) dùng trực tiếp cho việc xây dựng, lắp đặt các công trính . NVL sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình đó. Trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện...
Khi xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xăy lắp, ghi
Nợ TK 621 ( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 152( chi tiết từng đối tượng )
Trường hợp thu mua vật liệu chuyển đến tận chân công trình, không qua kho, sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp :
Nợ TK 621( chi tiết từng đối tượng )- Giá mua không thuế GTGT
Nợ TK 133( 1331) : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK liên quan ( 111,112, 1412, 331...) Tổng giá thanh toán
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng ), khi quyết quấn tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí vật liệu trực tiếp :
Nợ TK 621 ( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 141 ( 1413) Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
Trường hợp vật liệu dùng không hết nhập kho hay bán thu hồi
Nợ TK liên quan ( 111,112,152...)
Có TK 621( chi tiết từng đối tượng )
1.3/Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Phản ánh số tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc danh sách do doanh nghiệp quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể, chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí:
Nợ TK 622( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 334( 3341) Phải trả công nhân thuộc danh sách
Có TK liên quan ( 3342,111...) Trả cho lao động thuê ngoài
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt , kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp :
Nợ TK 622( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 141 ( 1413): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công vào cuối kỳ:
Nợ TK 154 ( 1541) ( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 622( chi tiết từng đối tượng )
1.4/Phương pháp hạch toán sử dụng máy thi công
Trường hợp máy thi công thuê ngoài:
Toàn bộ chi phí thuê máy thi công tập hợp vào TK 623
Nợ TK 623 ( 6237) : Giá thuê chưa thuế
Nợ TK 133( 1331) : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331,111,112... Tổng giá thuê ngoài
Cuối kỳ , kết chyển vào TK 154 theo từng đối tượng :
Nợ TK 154( 1541) : Chi tiết chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 623( 6237)
Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng
Các chi phí liên quan đến máy thi công được tập hợp riêng, cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từng đối tượng : công trình, hạng mục công trình
Tập hợp cho phí vật liệu:
Nợ TK 623 ( 6232)
Có TK liên quan ( 152, 111, 112...)
Tập hợp chi phí tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công:
Nợ TK 623 ( 6231)
Có TK liên quan ( 3341,3342,111...)
Các chi phí khác liên quan đến bộ phận máy thi công trong từng đội ( chi phí KH, chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện nước, chi phí bằng tiền khác...)
Nợ TK 623( chi tiết tiểu khoản )
Nợ TK 133( 1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK liên quan ( 214, 152, 111,112...)
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ( bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng ) khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công :
Nợ TK 623
Có TK 141( 1413): Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho đối tượng công trình, hạng mục công trình... vào cuối kỳ
Nợ TK 154 ( 1541) Chi tiết chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 623: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
Trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng
Toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các TK: 621,622,627, chi tiết đội máy thi công . Cuối kỳ , tổng hợp chi phí vào TK 154 (1543- Chi tiết đội máy thi công) để tính giá thành giờ hoặc ca máy. Từ đó xác định giá trị mà đội máy thi công phục vụ cho từng đối tượng
+ Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp không tính toán kết quả riêng mà thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau:
Nợ TK 623 : Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng
Có TK 154( 1543):Giá thành dịch vụ đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng
+ Nếu các bộ phận trong DN xác định kết quả riêng ( DN thực hiệnphương thức bán lao vụ máy lẫn nhau)
Nợ TK 623: Giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ
Có TK 154: Giá thành dịch vụ đội máy thi công phục vụ cho nội bộ
Đồng thời kế toán phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy thi cung cấp lẫn nhau
Nợ TK 623: Giá bán nội bộ
Nợ TK 133: Thuế đầu vào được khấu trừ nếu có
Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội
Có TK 3331: Thuế đầu ra phải nộp nếu có
+ Nếu đội máy thi công có phục vụ bên ngoài
Phản ánh giá vốn dịch vụ bán ra bên ngoài
Nợ TK 623: Giá vốn phục vụ bên ngoài
Có TK 154 : Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho đối tượng bên ngoài
Phản ánh giá bán cho các đối tượng bên ngoài
Nợ TK liên quan( 131,111,112...) Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bên ngoài
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1.5/Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung cho từng đội xây lắp bao gồm lương nhân viên quản lý đội: trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương công nhân viên chức của đội : KHTSCĐ dùng chung cho đội; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Kế toán theo dõichi tiết chi phí theo từng đội xây lắp.
Phản ánh tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đội; tiền ăn ca của toàn bộ công nhân viên trong đội:
Nợ TK 627
Có TK 334
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tổng số tiền lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên cho từng đội:
Nợ TK 627
Có TK 338( 3382, 3383, 3384)
Tập hợp chi phí vật liệu, dụng cụ xuất dùngcho từng đội xây dựng
Nợ TK 627
Có TK 152,153
Trích KH máy móc, thiết bị sử dụng cho từng đội xây dựng
Nợ TK 627
Có TK 214
Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung khác phát sinh: điện, nước, sửa chữa TSCĐ...
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK liên quan 331, 111, 112...
Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK liên quan 152, 111, 112
Có TK 627
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ( bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng ), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627
Có TK 141: Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Phân bổ hoặc kết chuyểnchi phí sản xuất chung cho từng đối tượng sử dụng: công trình hạng mục công trình
Nợ TK 154( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 621( chi tiết từng đối tượng )
1.6/Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Việc tổng hợp chi phí sản xuất trong xây lắp được tiến hành theo từng đối tượng: công trình, hạng mục công trình...và chi tiết theo khoản mục vào bên Nợ tài khoản 154
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.
Nợ TK 154( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 621( chi tiết từng đối tượng )
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 154( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 622( chi tiết từng đối tượng )
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 154( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 623
Phân bổ hay kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK 154( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 627( chi tiết từng đối tượng )
Trường hợp Doanh nhiệp là nhà thầu chính, khi nhận bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành từ nhà thầu phụ, kế toán ghi:
Nợ TK 154( chi tiết từng đối tượng )
Nợ TK 623: Giá trị bàn giao ( nếu được bên A nghiệm thu)
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả nhà thầu phụ
Tổng giá thành sản xuất công trình xây lắp hoàn thành trong kỳ:
Nợ TK 632: Bàn giao cho chủ đầu tư hay cho nhà thầu chính( kể cả trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ tổ chức hạch toán và xác định kết quả riêng bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành)
Nợ TK 155: Nếu sản phẩm xây lắp hoàn thành, chờ tiêu thụ.
Nợ TK 241: Gía thành công trình, nhà tạm, lán trái...
Có TK 154( chi tiết từng đối tượng ): Giá thành sản xuất công trình hoàn thành.
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, định kỳ: tháng, quý, DN phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay dở dang. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ, giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó. Nếu quy định thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý ( là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán ) thì giá trị sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trính đó cho các giai đoạn công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá dự toán của chúng.
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất Xây Lắp
152,331 621 154
Chi phí NVLTT K/C chi phí NVLTT 632,155
623
công nhân sd K/C chi phí sử dụng Kết chuyển
máy thi công máy thi công giá thành
334 622 công trình
K/C chi phí hoàn thành
Lương Công nhân TT bàn giao
nhân công trực tiếp cho chủ phải trả xây lắp đầu tư
627 hay chờ
Nhân viên phân xưởng tiêu thụ
Tập Phân bổ
214,338,111 hợp K/c CPSXC
112,142,335 CP
SX
Chi phí SXC khác. chung
1.7/Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Do đặc điểm cuả hoạt động xây lắp: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây lắp cuối kỳ sẽ được phân bổ cho từng đối tượng: công trình, hạng mục...để tính giá thành toàn bộ nsản phẩm xây lắp Công thức phân bổ như sau:
Tổng chi phí bán hàng( hoặc chi Chi phí nhân công
Chi phí BH hoặc phí quản lý DN) chờ kết chuyển trực tiếp
chi phí QLDN đầu kỳ và phát sinh trong kỳ của sản phẩm
phân bổ cho = x xây lắp
sản phẩm xây lắp Tổng chi phí nhân công trực tiếp hoàn thành
hoàn thành của sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ
trong kỳ trong kỳ và dở dang cuối kỳ.
Chi phí BH Chi phí BH hoặc Chi phí BH hoặc Chi phí BH hoặc
chi phí QL = chi phí QL + chi phí QL - chi phí QL
chờ kết chuyển chờ kết chuyển chờ kết chuyển phân bổ cho sp XL
cuối kỳ đầu kỳ phát sinh trong kỳ hoàn thành trong kỳ
Tổng CP nhân công TT CP nhân công TT CP nhân công TT
của sp XL hoàn thành = của sản phẩm XL + của sản phẩm XL
hoàn thành trong kỳ và dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ
dở dang cuối kỳ
1.8//Hạch toán thiệt hại trong sản xuất:
Thiệt hại trong xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lạivà thiệt hại ngừng sản xuất. Đối với thiệt hại về phá đi, làm lại, kế toán cần mở theo dõi riêng. Toàn bộ thiệt hại sau khi tập hợp vào bên Nợ TK 1381 – thiệt hại phá đi làm lại được xử lý như sau:
Nếu thiệt hại do đơn vị xây lắp gây ra:
Nợ TK 111, 152 : Giá trị phế liệu thu hồi.
Nợ TK 138, 334 : Giá trị cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 532: Thiệt hại tính vào giá vốn hàng bán.
Nợ TK 811: Thiệt hại tính vào chi phí khác...
Có TK 138: Xử lý giá trị thiệt hại.
Nếu do chủ đầu tư yêu cầu và chịu bồi thường
Nợ TK 111, 152: Giá trị phế liệu thu hồi.
Nợ TK 131: Giá trị chủ đầu tư đồng ý bồi thường.
Có TK 138: Xử lý giá trị thiệt hại.
Nếu thiệt hại phát sinh trong thời gian bảo hành sản phẩm thì chi phí thiệt hại sẽ được tập hợp riêng trên các TK: 621, 622, 623, 627. Khi việc bảo hành hoàn thành, toàn bộ chi phí bảo hành sẽ được tổng hợp vào TK 154. Sau đó được kết chuyển như sau:
Nợ TK 641: Nếu DN không trích trước chi phí bảo hành phát sinh nhỏ
Nợ TK 242: Nếu DN không trích trước chi phí bảo hành phát sinh lớn
Nợ TK 335: Nếu DN trích trước chi phí bảo hành
Có TK 154: Chi phí bảo hành công trình thực tế phát sinh.
1.9/Đặc điểm hạch toán bàn giao công trình xây lắp hoàn thành:
Khi công trình, hạng mục công trình xây lắp hoàn thành, bàn giao:
Phản ánh tổng giá thanh toán theo từng hạng mục, công trình:
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán phải thu
Có TK 511:DT theo từng công trình, hạng mục.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Phản ánh giá thành sản xuất sản phẩm XL bàn giao:
Nợ TK 632
Có TK 154
Trường hợp Nhà thầu chính thức nhận bàn giao khối lượng XL của Nhà thầu phụ, được chủ đầu tư nghiệm thu, giá trị công trình nhận bàn giao của Nhà thầu phụ ghi:
Nợ TK 632: Giá giao thầu không thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331: Phải trả nhà thầu phụ.
Khi chủ đầu tư thanh toán ( kể cả ứng trước):
Nợ TK liên quan( 111, 112,...)
Có TK 131: Số tiền đã thu ở chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư giữ lại tiền bảo hành được để dư Nợ tài khoản 131. Còn nếu DN chuyển tiền bảo hành vào Ngân hàng- ký quỹ bảo hành ghi:
Nợ TK 144, 244
Có TK liên quan ( 131, 111, 112...)
Sơ đồ hach toán bàn giao công trình và kết quả Xây lắp
154 632 911 511 131,111,112
Tổng giá thanh toán của công trình, hạng mục hoàn thành
Giá vốn Kết chuyển Kết chuyển
Doanh
thu
642 521,532
K/C CPQLDN
1422 K/C
CKTM,...
Chờ K/C
421 K/C lãi về tiêu thụ
3331
Thuế GTGT
Phải nộp
K/C lỗ về tiêu thụ
2. Đặc điểm hạch toán theo phương thức khoán gọn trong xây lắp
Khi nhận khoán, hai bên ( bên giao khoán và bên nhận khoán ) phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung , công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi hoàn thành công trình nhận khoán , bàn giao, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
2.1/Hợp đồng khoán gọn:
Mẫu : hợp đồng khoán gọn xây lắp
Số... ngày .... tháng.....năm......
Họ tên... chức vụ... đại diện cho bên giao khoán....
Họ tên... chức vụ... đại diện cho bên nhận khoán....
Hai bên cùng ký hợp đồng khoán gọn với các điều khoản sau:
1.Tên công trình(HMCT)..... Địa điểm xây dựng...............
2.Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày...... đến ngày ............
3.Nội dung các công việc khoán gọn( chi tiết tên công việc, khối lượng, đơn giá giao khoán và thành tiền, phân tích theo khoản mục chi phí).
4.Trách nhiệmvà quyền lợi của người nhận khoán.
5.Trách nhiệmvà quyền lợi của người giao khoán.
Đại diện bên nhận khoán gọn Đại diện bên giao khoán gọn
( ký và họ tên). ( ký và họ tên).
2.2/Hạch toán tại đơn vị giao khoán
Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng
Kế toán Công ty xây lắp ( đơn vị giao khoán) tiến hành như sau:
+Khi tạm ứng vật tư, tiền vốn cho đơn vị nhận khoán :
Nợ TK 141(Chi tiết đơn vị nhận khoán )
Có TK liên quan ( 152,153, 111,112...)
+Khi thanh lý hợp đồng, căn cứ vào quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành, bàn giao, kế toán phản ánh số chi phí thực tế:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133( 1331): Thuế GTGT đầu vào ( nếu có)
Có TK 141: Chi tiết đơn vị
Trường hợp giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả lớn hơn số đã tạm ứng, ghi nhận hay thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán:
Nợ TK 141: Chi tiết đơn vị
Có TK liên quan ( 111, 112, 3388...)
Trường hợp số thu đã tạm ứng lớn hơn giá trị giao khoán nội bộ, số thừa phải thu hồi, ghi:
Nợ TK liên quan ( 111, 112, 334, 1388...)
Có TK 141: Chi tiết đơn vị .
Tại đơn vị giao khoán, TK 141 phải được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán. Đồng thời, phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình, trong đó phản ánh theo giá cả nhận thầu và giao khoán , chi tiết theo từng khoản mục chi phí (vật liệu, nhân công, sử dụng máy, chi phí chung).
Tại đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí.
Trong đó, chi phí nhân công thực tế cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho CNV của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán.
Mẫu : Sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn
( tại đơn vị giao khoán )
Ngày .... tháng..... năm....
Đơn vị nhận khoán......
TT
Tên công trình hmct giao khoán
Tổng số
Chi phí
vật liệu
Chi phí
nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí chung
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
.....
.....
......
...
-Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy ké toán riêng được phân cấp quản lý tài chính
Kế toán tại đơn vị cấp trên ( đơn vị giao khoán ) sử dụng TK 136 (1362 “ Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ”)để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư, tiền, KHTSCĐ...cho các đơn vị hạch toán nội bộ, chi tiết theo từng đơn vị. Đồng thời tài khoản này cũng dùng để phản ánh giá trị xây lắp hoàn thành nhận bàn giao từ các đơn vị nhận khoán nội bộ có phân cấp quản lý riêng. Tài khoản này theo quy định chỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán.
Khi tạm ứng cho đơn vị cấp dưới ( đơn vị nhận khoán nội bộ) bằng vật tư, bằng tiền...để cấp dưới thực hiện khối lượng xây lắp nhận khoán, kế toán đơn vị giao khoán ghi:
Nợ TK 136: Chi tiết đơn vị nhận khoán : Các khảon đã ứng ttrước cho đơn vị nội bộ
Có TK liên quan (111, 112, 152, 153, 311, 214...)
Khi nhận khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ do đơn vị nhận khoán bàn giao, căn cứ vào giá trị khói lượng xây lắp khoán nội bộ( bảng kê khối lượng xây lắp hoàn thành, phiếu tính giá thành công trình...), kế toán đơn vị giao khoán ghi:
Nợ TK 154: Chi tiết công trình: Giá trị giao khoán nội bộ
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào tương ứng
Có TK 136: Chi tiết đơn vị nhận khoán: Tổng giá trị XL giao khoán nội bộ phải trả.
Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán:
Nợ TK 136: Chi tiết đơn vị nhận khoán
Có TK liên quan( 111, 112, 336...)
Trường hợp số tạm ứng lớn hơn số phải trả, phần chênh lệch khi thu hồi ghi:
Nợ TK liên quan ( 111, 112, 334, 1388...)
Có TK 136: Chi tiết đơn vị nhận khoán
2.3/Hạch toán tại đơn vị nhận khoán
Đơn vị nhận khoán nội bộ nếu không tổ chức bộ máy kế toán riêng và không được phân cấp quản lý tài chính thì cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí
Mẫu : Sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán gọn
( tại đơn vị nhận khoán)
Đơn vị giao khoán:................ Tên công trình:...........................
Thời gian thực hiện:...................................................................
CT
Tên công việc nhận khoán
ĐVT
Khối lượng
CP vật liệu
Chi phí nhân công
.......
SH
NT
Nhận khoán
Thực tế
Giá nhận khoán
Thực tế
Giá nhận khoán
Thực tế
CNV của đơn vị
Thuê ngoài
....
A
B
C
1
2
3
4
5
6
7
8
...
...
Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính, kế toán đơn vị cấp dưới ( đơn vị nhận khoán ) sử dụng TK 336 ( 3362- Phải trả về khói lượng xây lắp nhận khoán nội bộ) để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ với đơn vị giao khoán ( cấp trên ).
Khi nhận tạm ứng về tiền, vật tư, KHTSCĐ và các khoản được cấp trên ( đơn vị giao khoán) chi hộ, kế toán đơn vị nhận khoán ghi:
Nợ TK liên quan( 152, 153, 627, 111, 112...) – Chuyên chi
Có TK 336: các khoản đơn vị giao khoán ứng trước
Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp qua các tài khảon: 621, 622, 627, 623 và 154. Chi tiết công trình). Khi hoàn thành bàn giao , kế toán đơn vị cấp dưới ghi:
+ Nếu: đơn vị cấpa dưới không hạch toán kết quả riêng :
Nợ TK 336: Giá trị XL nhận khoán nội bộ bàn giao
Có TK 154: Giá thành công trình nhận khoán bàn giao cho đơn vị giao khoán.
+Nếu đơn vị cấp dưới hạch toán kết quả riêng :
BT1: Phản ánh giá thành công trình nhận khoán bàn giao
Nợ TK 632
Có TK 154
BT2: Ghi nhận giá thanh toán nội bộ:
Nợ TK 336: Tổng số tiền phải thu tử đơn vị cấp trên về KL giao khoán nội bộ bàn giao
Có TK 512; Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Khoản chênh lệch giữa số đã tạm ứng với giá trị công trình nhận khoán nội bộ bàn giao sẽ được thanh toán bổ sung hoặc nộp lại.
Phần II
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cơ khí và xây lắp tại Công ty Cơ khí và Xây lắp
I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cơ khí và Xây lắp
1. Quá trình hình thành và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty cơ khí và xây lắp
Tên giao dịch quốc tế : MECOMIC MECHAIC ENGINEERING CONSTRUCTION & MACHENARY INTALLATION COMPANY
Trụ sở : Km1- Quốc lộ 3- Mai lâm -Đông anh - Hà nội .
Nước sở tại: Việt Nam
Điện thoại: 04.8272506
Fax: 04.8781319
Văn phòng giao dịch : 16B Nguyễn Trường Tộ- Ba Đình – Hà nội
Điện thoại : 04.8293948
Tài khoản Việt nam: 710A- 00547
Tại Ngân hàng : Công thương – Ba Đình - Hà nội.
Là Doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo quyết định số 305/QĐ - TCNSĐT ngày 25/05/1993 của Bộ công nghiệp nặng , số 292/ QĐ -BXD ngày 27/04/1998 của Bộ Xây dựng. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 108504 ngày 09/06/1993 do Trọng tài kinh tế Thành phố cấp.
Công ty Cơ khí và Xây lắp trực thuộc Tổng Công ty và Xây dựng Hà nội, là Công ty được hình thành từ hai đơn vị : Xí nghiệp xây dựng và trang trí nội thất thuộc công ty lắp máy điện nước và xây dựng – Tổng công ty Xây dựng Hà nội và Nhà máy Cơ khí Địa chất thuộc Cục Địa chất Việt Nam – Bộ công nghiệp theo quyết định số 292/QĐ - BXD – ngày 27/04/1998 của Bộ trưởng Bộ xây dựng .
Xí nghiệp xây dựng và trang trí nội thất được thành lập từ đầu năm 1990, đã tham gia xây dựng nhiều công trình và hạng mục công trình trong phạm vi cả nước với chất lượng cao và được các chủ đầu tư tín nhiệm . Nhà máy Cơ khí Địa chất là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Nghị định 388/ CP tại Quyết định số 305/ QĐ / TCNSĐT ngày 25/05/1993 của Bộ công nghiệp nặng. Tiền thân là Nhà máy Cơ khí Địa chất được thành lập từ năm 1960 thuộc cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Sau khi thành lập lại – Công ty Cơ khí và Xây lắp là một đơn vị thành viên của Tông ty Xây dựng Hà nội trên cơ sở kế tục và phát huy không ngừng về mọi mặt, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có phạm vi hoạt động ở nhiều lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc với một đội ngũ cán bộ công nhân viên giầu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc. Quy mô của Công ty Cơ khí và Xây lắp hiện nay đang lớn mạnh và phát triển kịp theo sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước theo quy luật của nền kinh tế thị trường.
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu :
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình khác theo quy định của Bộ xây dựng đến nhóm B.
Thi công hoàn thiện các công trình và trang trí nội ngoại thất .
Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, bưu điện và kỹ thuật hạ tầng trong các khu công nghiệp đến nhóm B.
Nhận thi công các công trình thuỷ lợi bao gồm xây dựng, lắp đặt các thiết bị trạm bơm, kênh, mương, hồ chứa, đe, đập và các dạng thu._.bảng chấm công. Bảng thanh toán lương ghi rõ số công, số tiền được hưởngcủa tường công nhân (do các đội trưởng lập theo từng đội) giúp cho kế toán tổng hợp lương và tính giá thành cụ thể và rõ ràng.
Quản lý chi phí máy thi công:
Công tác hạch toán liên quan đến máy thi công thành một khoản riêng, rõ ràng, cụ thể thông qua việc lập bảng tổng hợp chi phí máy thi công.
Việc sử dụng nhật trình máy và lệnh điều động giúp công ty xác định rõ khoảng thời gian hoạt động tại một công trình của một máy thi côngt qua ngày, tháng ghi trên lệnh điều động.
Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí máy thi công ( chi tiết theo loại máy, số ca, số tiền cho một cavà xác định ra chi phí nhiên liệu cho chạy máy như theo loại vật tư...chi phí nhân công chi ra cho máy chạy đó.
Qua đó, người quản lý hiểu rõ cấu thành chi phí sử dụng máy thi công, và kế toán tổng hợp thuận lợi trong việc tính giá thành, phân tích hiệu quả sử dụng máy và tỷ trọng của từng loại chi phí trong việc tính giá thành.
- Chi phí sản xuất chung:
Cũng như chi phí sử dụng máy thi công chi phí sản xuất chung được tổng hợp thành một bảng riêng trong đó chi tiết từng loại chi phí tạo điều kiện cho công tác quản lý, tổng hợp có hiệu quả hơn.
Đối với công cụ dụng cụ, do hoạt động xây dựng cơ bản có đặc trưng là thời gian thi công kéo dài nên các loại công cụ, dụng cụ thường khá cố định tại một công trình. Do đó công ty không phải phân bổ chi phí này cho các công trình và đây cũng là điểm thuận lợi tại Công ty Cơ khí và xây lắp.
Bên cạnh những ưu điểm đó, công tác hạch toán chi phí tại Công ty còn có những điểm tồn tại sau:
2. Tồn tại:
Về công tác quản lý và hạch toán chi phí:
Trên thực tế, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng cơ bản thường gặp rất nhiều khó khăn, do hoạt động xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng so với các doanh nghiệp sản xuất khác. Do vậy công tác hạch toán nói chung và công tác tính giá thành, chi tập hợp nói riêng tại Công ty Cơ khí và Xây lắp không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Đối với chi phí vật tư:
Vật tư ở các đội công trình chưa theo dõi cụ thể việc Nhập, Xuất, Tồn kho vật tư tại công trường, chưa lập Bảng kê Nhập-Xuất- Tồn kho nguyên vật liệu, do vậy việc quản lý, kiểm tra khối lượng nguyên vật liệu ( ở công trường ) rất mất nhiều thời gian. Đồng thời , bảng theo dõi chi tiết vật tư lập chung cho mọi loại vật tư nên tính tổng hợp chưa cao, nên việc huy động nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến việc rút ngắn thời gian và tăng tốc độ thi công công trình.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay công ty giao khoán cho từng đội, đội trưởng tiến hành chia lương nhưng công ty lại không theo dõi cụ thể quá trình chia lương nên dế dẫn tới tình trạng người lao động hưởng không đúng công sức và đội trưởng dễ hưởng lợi.
Khi công ty lập bảng tổng hợp lương cho từng công trình, chưa khi rõ mỗi công nhân làm bao nhiêu đối với một hợp đồng làm khoán nhất định và được hưởng bao nhiêu lương đối với phần việc đó.
Đối với chi phí máy thi công :
Khi khấu hao TSCĐ máy thi công của Công ty, kế toán không theo dõi trên tài khoản ngoài bảng ( TK 009 – nguồn vốn KH cơ bản) Do vậy công ty không quản lý được nguồn hình thành và sử dụng nguồn vốn khấu hao
Đối với chi phí sản xuất chung:
Về chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác, công ty mới chỉ tập hợp lại theo tổng số mà chưa chi tiết theo từng loại. Như vậy nhìn vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung và sổ chi tiết chi phí, người quản lý chỉ biết được số tổng cộng chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác chứ không biết rõ là những loại chi phí gì.
II. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuát và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí và Xây lắp.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí nói chung và công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty , công ty cần tiếp tục phát huy những ưu điểm và tìm ra các phương hướng giải quyết, khắc phục những tồn tại nhằm làm cho công tác kế toán của công ty thực sự trở thành một công cụ quản lý nhạy bén. Qua nghiên cứu tìm hiểu tại công ty, dựa trên những kiến thức thu được trên ghế nhà trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sỹ Phạm Bích Chi, các cô bác bên Công ty, và với nỗ lực của bản thân, em xin mạnh dạn đề ra các ý kiến tham gia góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với một hy vọng công việc sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả hơn nữa.
1. Với chi phí vật tư:
Vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành nên việc quản lý chặy chẽ chi phí vật tư là rất cần thiết.
Lập bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp (cho từng công trình, hạng mục công trình), bởi vì khi chi phí thực tế phát sinh vào sản xuất công trình sẽ cung cấp nguồn thông tin chính xác và kịp thời trong quá trình sản xuất vào giá thành sản phẩm, giúp cho ban chỉ huy công trình quản lý về số lượng một cách nhanh chóng khi cần bổ sung vật liệu kịp thời.
Như vậy, căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho nguyên vật liệu, kế toán lập thêm Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình, tại đội thi công theo mẫu sau:
Bảng tổng hợp NHập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu
TK 152 :Nguyên vật liệu
Số:......................
Công trình: Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 / 2003
Đơn vị tính: 1.000 đồng
N/T
Tên NVL
ĐV
tính
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Tồn cuối tháng
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
1/12
Xi măng HT
Tấn
25
250
200
75
...
....
....
....
.....
.....
....
.....
....
...
....
5/12
Thép buộc
Kg
50
300
350
0
0
....
....
...
....
....
....
....
....
....
....
...
....
Ngày 30 tháng12 năm 2003
Người lập
Qua bảng trên, ta đã xác định số nguyên vật liệu tồn kho và có phương án cung ứng nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất công trình, từ đó báo cho nhà quản lý chuẩn bị nguyên vật liệu để thi công có hiệu quả hơn.
- Còn đối với những vật liệu khi nhập kho của công ty, kế toán nên lập sổ danh điểm cho mỗi loại vật tư một danh mục và đánh mã cho loại vật tư đó.
VD: Về Xi măng, ta đánh mã như sau:
VT – 01 – X i măng.
VT – 011 – Bỉm Sơn.
VT – 012 – Hoàng Thạch.
Đơn vị: Công ty Cơ khí và Xây lắp Sổ danh điểm vật tư
Loại vật tư: Xi măng
TT
Tên vật tư
Mã vật tư
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
1
Bỉm Sơn
011
10
925.000
9.250.000
....
Ngày 30/10/2003
Người lập
2. Về chi phí nhân công :
Như trên ta đã thấy, việc công ty để cho các đội trưởng tự chia lương cho công nhân dễ dẫn đến tình trạng người lao động không nhận được mức tiền công xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công ty nên trực tiếp theo dõi quá trình chia lương cho công nhân các đội. Đồng thời các đội, tổ theo dõi quá trình hoạt động của công nhân qua bảng chấm công và theo dõi với hợp đồng này, công nhân nào tham gia thi công và tham gia vào thời gian là bao lâu.
Cuối tháng, kế toán tiền lương và nhân viên kế toán đội lập bảng tổng hợp lương theo từmg hợp đồng làm khoán. Sau khi kế toán trên công ty kiểm tra khớp số liệu giữa các bảng chấm công, hợp đồng làm khoán và bảng tổng hợp lương theo hợp đồng do công ty lập và do đội lập, kế toán công ty mới lập bảng tổng hợp lương theo từng công trình.
Bảng tổng hợp lương theo hợp đồng
Hợp đồng số ...
Tháng10/2003
Tổ : Nề - đội 1.
STT
Tên công nhân
Số công
Loại công
Đơn giá
Thành tiền
1
Nguyễn Văn Hưng
6
Tổ trưởng
35.000
210.000
2
Đỗ Phú Thắng
4,5
Công thợ
30.000
135.000
3
Nguyễn Hoàng Dũng
4,5
Công thợ
30.000
135.000
....
.....
...
...
...
...
Cộng
X
X
X
4.954.000
Ngày 30/10/2003
Người lập
Bảng này sẽ là căn cứ để kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp lương theo tổ và bảng tổng hợp lương theo công trình.
Khoản mục chi phí nhân công không chỉ có vai trò là một bộ phận cấu thành trong giá thành sản phẩm của công ty mà còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp . Do vậy, ngoài việc chú ý giảm chi phí nhân công, công ty cần chú ý áp dụng biện pháp nhằm nâmg cao năng suất lao động của công nhân bằng cách sử dụng hợp lý lực lượng lao động phù hợp với khả năng của người lao động, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của người lao động và đảm bảo đời sống cũng như an toàn trong quá trình làm việc cho người lao động.
Về chi phí sản xuất chung.
+ Trong việc theo dõi chi phí khấu hao máy thi công, kế toán nên mở thêm tài khoản ngoài bảng TK 009 – nguồn vốn khấu hao, để tiện theo dõi nguồn vốn khấu hao của Công ty khi tiến hành trích khấu hao cho TSCĐ, máy thi công. Từ đó sẽ giúp cho việc quản lý nguồn vốn của công ty được khoa học hơn và giúp cung cấp kịp thời thông tin cho ban quản lý khi cần thiết.
+ Việc tiến hành phân bổ giá trị công cụ dụng cụ có giá trị lớn khi xuất dùng: hiện nay công ty không tổ chức ghi chép quá trình tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ rõ ràng trước khi lên bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ . Do đó, việc kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp các loại chi phí này là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Theo ý kiến của em, công ty nên quy định lập bảng tổng hợp chi phí công cụ dụng cụ.
Ví dụ đối với công trình trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên: căn cứ vào sổ chi tiết chi phí xây dựng cơ bản và kết quả kiểm kê, trước khi tổng hợp chi phí công cụ dụng cụ vào sổ kế toán, kế toán tổng hợp chi phí công cụ dụng cụ vào sổ kế toán, kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp chi phí công cụ, dụng cụ.
Mẫu của bảng này như sau:
Bảng tổng hợp chi phí công cụ dụng cụ
Công trình : trụ sử UBND tỉnh Hưng Yên
Tháng 12/2003
STT
Tên công cụ, dụng cụ
Số tiền
1
Cột chống
3.564.698
2
Cốp pha
2.480.000
3
Quần áo bảo hộ
862.000
...
...
....
Tổng
11.129.101
Ngày30 tháng12 năm 2003
Người lập
Như vậy, ta có thể thấy rõ là với bảng này, người quản lý và bản thân đội ngũ kế toán trong công ty có thể kiểm tra số liệu chi phí công cụ dễ dàng.
Phần IV: Kết luận
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào với một khối lượng nguyên vật liệu và tiền vốn nhất định để có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất, hiệu quả nhất.
Để có được lợi nhuận phục vụ cho tái sản xuất mở rộng, mỗi doanh nghiệp phải phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ kiên quyết giúp cho các doanh nghiệp có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì, trên cơ sở hạ giá thành, chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã phải đẹp và độ thẩm mỹ cao. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không những thế yêu cầu đối với chất lượng và độ thẩm mỹ của sản phẩm xây dựng còn khắt khe hơn. Để có được những thông tin cần thiết cho các quyết đinh đầu tư, chủ doanh nghiệp phải căn cứ vào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Một thực trạng đặt ra là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cơ khí và Xây lắp các cô các bác trong công ty đã tận tình giứ đỡ và tạo điều kiện để em được tiếp cận thực tế nhằm hoàn thành tốt bản chuyên đề này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và trình độ còn nhiều hạn chế nên bản chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn giúp cho bài chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Thạc sỹ Phạm Bích Chi, xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty và các cô các bác trong phòng Tài vụ, phòng Tổ chức lao động đã quan tâm tạo điều kiện và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.
Hà nội, ngày 09/05/2004
Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Hằng A
Lớp : KT 2
Khoá : 32
Bảng1
Công ty Cơ khí và Xây lắp Bảng theo dõi chi tiết vật tư
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 năm 2003
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Chứng từ
Tên vật tư
Đơn vị bán
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
NT
....
...
...
.....
....
....
...
...
.....
4
0472
5/12
Cát vàng
Đại lý Thanh Linh
Xe
65
190
12.350
5
0485
6/12
Xi măng Bỉm Sơn
Đại lý Thanh Linh
Tấn
45
895
40.275
...
...
...
...
....
....
....
...
...
15
0873
8/12
Sỏi to
Đại lý Thanh Linh
Xe
15
230
3.450
16
0879
9/12
Cát đen
Đại lý Thanh Linh
Xe
108
100
10.800
...
...
...
....
....
....
...
...
...
Ngày 30 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 5
Bảng kê chi tiết vật tư chính
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 năm 2003
Loại vật tư: Xi măng
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
Chứng từ
Đơn vị bán
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
NT
1
1/12
Đại lý Phúc Đạt
HoàngThạch
Tấn
15
825
12.375
2
5/12
Đại lý Phúc Đạt
HoàngThạch
Tấn
80
825
66.000
3
6/12
Đại Lý Thanh Linh
Bỉm Sơn
Tấn
80
895
71.600
...
...
..
....
...
...
...
...
...
25
17/12
Đại Lý Thanh Linh
Ching Fon
Tấn
20
875
17.500
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
X
198
168.365
Ngày 30 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 2:
Phiếu Nhập kho
Ngày 3 tháng 12 năm 2003
-Họ tên người giao hàng: Trần Xuân Sơn
-Nhập tại kho : Cty Cơ khí và Xây lắp
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Chi phí
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
5
1
Xi măng Bỉm Sơn
Tấn
35
35
835
60
31.325
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
Tấn
105.241
Bảng 3
Phiếu Xin lĩnh vật tư
Ngày 7/12/03
Họ tên người nhận : anh Nguyễn Hoàng Quân.
Địa chỉ : Tổ nề.
Lý do lĩnh : Phục vụ sản xuất
Lĩnh tại kho : Công ty Cơ khí và Xây lắp
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất (sản phẩm, hàng hoá)
Đơn vị tính
Số lượng xin lĩnh
Số thực lĩnh
Đơn giá
Thành tiền
1
Xi măng Bỉm Sơn
Tấn
45
45
895.000
40.275.000
2
Dây thép buộc 1 ly
Kg
256
256
6.200
2.480.000
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
X
69.556.000
Ngày 7 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 4:
Phiếu xuất kho
Ngày 7/12/2003
Họ tên người nhận : anh Nguyễn Hoàng Quân.
Địa chỉ : Tổ nề.
Lý do lĩnh : Đổ móng bè
- Lĩnh tại kho : Công ty Cơ khí và Xây lắp
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thựcxuất
1
Xi măng Bỉm Sơn
Tấn
35
35
895.000
40.275.000
2
Dây thép buộc 1 ly
Kg
256
256
6.200
2.480.000
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
69.556.000
Ngày 7/12/2003
Đội trưởng Thủ kho Người lĩnh
(đã ký) (đã ký) (đã ký)
Bảng 6:
Bảng tổng hợp vật tư
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 năm 2003.
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Thành tiền
1
Xi măng
Tấn
182
168.365.000
2
Gạch đặc
Xe
201
136.000.000
3
Bê tông
M3
17.181
481.080.000
4
Thép xoắn
Cây
400
33.260.000
5
Cát đen
Xe
176
17.600.000
6
Cát vàng
Xe
95
18.050.000
...
...
...
...
...
37
Vật tư đội chi
67.047.000
Cộng
764.569.170
Người lập
Bảng 7:
Bảng phân bổ chi phí Nguyên vật liệu
và công cụ dụng cụ
Tháng 12 năm 2003
STT
Nơi sử dụng
Ghi có TK
Tổng
Chi tiết ra công trình
Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Nhà Văn hoá xã
....
A
TK152
...
1
Xi măng
...
168.365.000
43.848.000
...
2
Gạch
...
136.000.000
37.944.000
...
3
Bê tông tươi
...
481.080.000
58.470.000
...
...
...
....
...
Cộng A
...
764.569.170
427.985.000
...
B
TK 153
11.129.101
12.474.876
...
Người lập
Bảng 8:
Sổ Cái TK 621
Đối tượng : Công trình – Trụ sở UBND Tỉnh Hưng Yên
(Từ ngày 1/12/2003 đến ngày 30/12/2003)
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Nội dung
Tài khoản đối ứng bên Có
SH
NT
TK 152
TK...
Số tiền
...
....
...
...
...
...
...
31/12/2003
31/12/03
Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
- Nguyên vật liệu
764.569.170
764.569.170
......
...
...
...
...
...
...
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
( đã ký)
Bảng 9:
Sổ chi tiết Tk 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên.
Từ ngày 1/12/2003 đến ngày 31/12/2003
Chứng từ
Nội dung
TK đối ứng
Số tiền phát sinh
Số cộng dồn
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư
X
1/12/03
Mua xi măng HT
112
12.375.000
12.375.000
2/12/03
Mua thép xoắn
111
33.260.000
11.811.000
3/12/03
Mua cát đen
111
1.725.000
8.473.000
4/12/03
Mua cát vàng
111
2.475.800
16.301.000
5/12/03
Mua xi măng HT
112
66.000.000
78.375.000
6/12/03
Mua xi măng BS
112
71.600.000
71.600.000
7/12/03
Mua vòng bi 2031
141
306.000
83792.000
8/12/03
Chi dầu máy chạy vận thăng
141
82.000
5.230.000
11/12/03
Chi Mogas 83 cho máy chạy
141
385.000
9.560.000
...
...
....
...
...
...
...
...
31/12/03
Kết chuyển chi phí vật tư trực tiếp vào giá thành sản phẩm
154
764.569.170
31/12/03
Kết chuyển chi phí vật tư chạy máy thi công
154
1.262.000
Cộng
X
765.831.170
765.831.170
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
( Ký tên )
Bảng 10:
Bảng tổng hợp lương
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Bộ phận : Nề - đội 1
Tháng 12 năm 2003
STT
Họ tên
Số công
Số lương
1
Nguyễn Văn Hưng
26
910.000
2
Lương Xuân Thọ
21,5
654.000
3
Phạm Huy Hoàng
26
910.000
4
Nguyễn Bá Khải
21,5
654.000
5
Nguyễn Hoàng Dũng
21
630.000
6
Lê Hoàng Hải
31,5
808.380
...
...
...
...
Cộng
5.348.000
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 21:
Sổ chi tiết TK 627
Chi phí sản xuất chung
Tháng 12 năm 2003
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Chứng từ
Nội dung chứng từ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Dư Nợ
Dư Có
SH
NT
1/12
Chi vận chuyển chất thải
5.919.000
2/12
Xuất CCDC dùng chi SX
11.129.101
3/12
Phân bổ dụng cụ sản xuất
76.625
4/12
Lê Quốc Bình mua VPP
128.000
...
...
...
...
...
..
...
27/12
Phân bổ gỗ cốp pha trình
5.232.000
28/12
Phân bổ lương gián tiếp cô
...
...
...
....
...
...
...
31/12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
161.166.271
Cộng
161.166.271
161.166.271
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 11:
Bảng thanh toán lương
Tháng 12 năm 2003
Công trình: trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Bộ phận: Nề - đội 1
Họ tên
Bậc lg
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Ngoài giờ
Phụ cấp
Tổng số
Tạm ứng kỳ I
Khấu trừ 6%
Kỳ II được lĩnh
Số SP
Số tiền
Số công
Số tiền
Số công
Số tiền
Nguyễn Văn Hưng
26
910.000
-
-
-
-
-
910.000
273.000
54.600
582.400
Lương Xuân Thọ
21,5
645.000
-
-
-
-
-
645.000
183.000
38.700
423.300
Lê Huy Hoàng
26
569.000
-
-
5,5
148.000
-
808.380
246.000
48.503
513.877
Lê Hoàng Hải
21
630.000
-
-
-
-
-
630.000
162.000
37.800
430.200
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
219.5
4.929.500
15.5
418.500
5.348.000
1.604.000
320.880
3.423.120
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
( Ký tên )
Bảng 12:
Bảng tổng hợp các khoản phải trả
( BHXH, Bhyt, KPCĐ)
Tháng 12 năm 2003
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính:VN đồng
STT
Tổ
Nhóm
Họ tên
Tổ trưởng
Số công
Thành tiền
Trích 6 % khấu trừ
Còn lại được lĩnh
Trích 19% tính vào chi phí
1
Nề
Lê Hoàng Hải
235
5.348.000
320.880
5.027.120
1.016.120
2
Nề
Nghiêm Hữu Đạt
198
4.740.000
284.400
4.455.600
900.600
3
Ôp lát
Nguyễn Xuân Tịnh
227
6.720.000
403.224
6.317.176
1.276.876
4
Bơm nước
Chu Việt Hoàn
29
825.000
51.000
799.000
161.500
5
Mộc
Lê Hồng Tú
291
6.775.120
406.507
6.368.613
1.287.273
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
339.391.127
20.363.468
319.027.659
64.484.314
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
( Ký tên )
Bảng13:
Bảng phân bổ tiền lương
Tháng 12 năm 2003
Đơn vị tính: VN đồng
STT
Đối tượng sử dụng
Ghi nợ TK
Tổng
Chi tiết ra công trình
Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Nhà Văn Xã Văn Lâm
...
A
TK 622
1
Tiền lương công nhân sản xuất
569.574.120
339.391.127
111.031.420
...
2
Tiền lương công nhân lái máy
21.389.000
4.820.000
1.566.000
...
Tổng công (A)
590.963.120
344.211.127
112.597.420
B
TK 627
1
Trích 19% BHXH ... của công nhân sản xuất
108.219.083
64.484.314
21.095.969
...
2
Tiền lương của bộ phận quản lý
72.482.000
28.830.552
10.256.243
...
3
Trích 19% BHXH,... của bộ phận quản lý
13.771.580
5.477.804
1.948.686
...
Tổng cộng ( 1 + 2 + 3 )
194.472.663
98.792.670
33.300.898
...
4
Trích 19% BHXH,... của công nhân lái máy
4.063.910
915.800
297.540
...
Tổng cộng ( B )
198.536.573
99.708.470
33.598.438
...
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Bảng 14:
Công ty cơ khí và Xây lắp
Sổ chi tiết TK 622
Chi phí Nhân công trực tiếp
Công trình : Trụ sở UBND – Tỉnh Hưng Yên
Từ ngày 1/12/2003 đến ngày 31/12/2003
Đơn vị tính: VN đồng
Chứng Từ
Nội dung nghiệp vụ
TK đối ứng
Số tiền phát sinh
Số cộng dồn
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư
X
X
X
X
X
Tiền lương công nhân sản xuất và tạp vụ
141
339.391.127
339.391.127
Kết chuyển chi phí NCTT vào giá thành sản phẩm
154
339.391.127
Chi phí nhân công lái máy
141
4.820.000
4.820.000
Kết chuyển chi phí nhân công lái máy vào giá thành sản phẩm
154
4.820.000
Cộng
344.211.127
344.211.127
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 16:
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Tháng 12 năm 2003
STT
Loại Tài Sản
Số năm
Sử dụng
còn lại
Toàn Doanh nghiệp
Chi tiết ra công trình
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Khấu hao
Trụ sở UBND Hưng Yên
Nhà văn hoá xã Văn lâm
...
A
Máy thi công
1
Máy vận thăng 14/16/H 35
5
24.500.000
21.560.000
359.333
359.333
2
Máy trộn bê tông 32 C-250
3
5.000.000
2.900.000
80.556
80.556
3
Máy thuỷ chuẩn
4
17.860.000
11.647.323
323.000
323.000
4
Máy đầm dùi
3
8.700.000
5.796.000
363.000
363.000
5
Máy trộn vữa
4
6.000.000
2.000.000
250.000
6
Máy kinh Vỹ
6
24.953.000
24.953.000
364.153
364.153
7
Cẩu KATO – Nhật
6
1.754.283.000
1.754.283.000
24.356.043
8.118.681
2.706.217
...
...
...
....
...
....
...
...
...
B
Phương tiện vận tải
1
Ô tô tự đổ Ben- Hundai
6
122.850.000
122.850.000
1.706.250
....
....
...
....
....
....
...
...
..
D
Trụ sở Công ty
15
226.005.292
198.824.870
1.104.582
569.463
321.456
...
...
...
...
...
...
...
....
Tổng cộng
3.825.669.360
3.558.060.796
36.547.568
20.755.900
14.520.400
...
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 15:
Bảng tổng hợp chi phí thuê máy
Công trình : UBND – tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 năm 2003
STT
Loại máy
Số ngày hoạt động
Đơn giá
Thành tiền
1
Búa rung
30
500.000
15.000.000
2
Phát điện
15
765.000
11.475.000
3
Cẩu KRON
30
380.000
11.400.000
...
...
...
...
...
Cộng
55.230.000
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 17:
Bảng tổng hợp chi phí máy thi công
Công trình : UBND – tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 năm 2003
STT
Loại chi phí
Số tiền
1
Chi phí thuê ngoài
55.230.000
2
Chi phí vật tư
1.262.000
3
Chi phí nhân công
4.820.000
4
Chi phí khác
10.284.156
Tổng cộng
71.596.156
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 18:
Bảng tổng hợp lương bộ phận quản lý
Đội 1
Tháng 12 năm 2003
Họ tên
Chức vụ
Lương cơ bản
Phụ cấp
Thưởng
Tổng
Trích 19%
Tổng
Lê Hoàng Hải
Đội trưởng
758.000
928.800
363.000
2.049.800
389.462
2.439.262
Trần Xuân Sơn
Kỹ thuật viên
546.000
859.000
244.000
1.649.000
313.310
1.962.310
Vũ Văn Việt
Kỹ thuật viên
360.000
762.000
144.000
1.266.000
240.540
1.506.540
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng
4.230.000
5.162.000
1.922.000
10.965.000
2.083.350
13.048.350
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 19 :
Bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài
Và chi phí bằng tiền khác
Tháng 12 năm 2003
Tên, loại chi phí
Tổng
Chi tiết ra công trình
Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Nhà VH xã Văn Lâm
....
1. Chi phí dịch vụ mua ngoài
19.468.000
9.775.000
9.693.000
....
2.Chi phí bằng tiền khác
Tổng cộng
34.954.600
54.422.600
20.713.600
30.488.600
14.241.000
23.934.000
...
...
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 20
Sổ Cái Tk 627
Chi phí sản xuất chung
(Từ ngày 01/12/2003 đến ngày 31/12/2003)
Đơn vị tính: VN đồng
Chứng từ
Nội dung nghiệp vụ
TK đối ứng
Số tiền phát sinh
Dư Nợ
Dư Có
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
X
X
X
1/12
Chi phí vật chuyển đất thải ở công trình trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
111
5.919.000
2/12
Lê Quốc Bình mua VPP phục vụ cho Công trình nhà văn hoá xã Văn Lâm
111
128.000
..
...
...
...
...
...
...
...
4/12
Chi tiền điện Tháng 11/2003
111
568.000
5/12
Chi tiền nước Tháng 11/2003
111
4.562.000
5/12
Chi điện thoại tháng 11
112
5.289.000
8/12
Trích Kh máy thi công
214
11.012.600
9/12
Tiền lương cán bôk quản lý
334
163.542.726
..
...
...
...
...
...
...
...
27/12
Phân bổ gỗ cốp pha công trình trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
142
5.232.000
28/12
Phân bổ lương gián tiếp công trình nhà văn hoá xã Văn lâm
334
8.564.551
28/12
Phân bổ lương gián tiếp công trình UBND – Hưng Yên
334
4.532.000
..
...
...
...
...
..
....
...
31/12
Kết chuyển lương cán bộ quản lý tính vào giá thành sản phẩm
154
163.542.726
31/12
Kết chuyển công cụ dụng cụ vào giá thành sản phẩm
154
12.504.608
..
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
867.427.580
867.427.580
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 22:
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Công trình : UBND – tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 năm 2003
STT
Loại chi phí
Số tiền
1
Nhân công
98.792.670
2
Công cụ, dụng cụ
11.129.101
3
Khấu hao TSCĐ
20.755.900
4
Dịch vụ mua ngoài
30.488.600
Tổng cộng
161.166.217
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 23:
Bảng kê chi phí dở dang thực tế cuối quý 4/2003
Công trình: Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Khoản mục chi phí
Giá trị thực tế
1.Chi phí NVL trực tiếp
32.845.012
2.Chi phí Nhân công trực tiếp
14.341.179
3.Chi phí sử dụng máy thi công
1.203.061
4.Chi phí sản xuất chung
9.173.481
Tổng cộng
57.562.733
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 24:
Công ty Cơ khí và Xây lắp
Sổ chi tiết chi phí sản xuất
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Tháng 12 năm 2003
Đơn vị tính: VN đồng
STT
Tên khoản mục chi phí
NVL trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Máy thi công
Sản xuất chung
Tổng
Thuê ngoài
Mhân công
Khác
Vật tư
6271
6273
6274
6278
1
NVLTT
764.569.170
764.569.170
2
NCTT
339.391.127
339.391.127
3
Máy thi công
55..230.000
4.820.000
10..284.156
1.262.000
71.569.156
4
SX chung
98.792.670
11.129101
20.755.900
30.488.600
161.166.271
Tổng cộng
764.569.170
339.391.127
55.230.000
4.820.000
10.284.156
1.262.000
98.792.670
11.129.101
20.755.900
30.488.600
1.336.722.724
Ngày 31 tháng12 năm 2003
Người lập
Bảng 25:
Bảng Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
Quý 4 năm 2003
Công trình: Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính : VN đồng.
Tên chi phí
Tháng
Vật tư
Nhân công
Khác
Thuê ngoài
Tổng
10
1.083.000
4.715.800
10.567.849
52.415.000
68.781.649
11
1.149.762
4.375.200
10.297.302
57.982.000
73.804.264
12
1.262.000
4.820.000
10.284.156
55.230.000
71.569.156
Tổng
3.494.762
13.911.000
31.149.307
165.627.000
214.182.069
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 26:
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Quý 4 năm 2003
Công trình: Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính : VN đồng.
Tên chi phí
Tháng
Chi phí nhân công
Dụng cụ sản xuất
Khấu hao
Dịch vụ mua ngoài
Tổng
10
78.541.800
10.347.264
18.352.715
27.949.388
135.191.167
11
90.152.700
10.319.100
16.143.600
23.506.900
140.122.300
12
98.792.670
11.129.101
20.755.900
30.488.600
161.166.271
Tổng
267.487.170
31.795.465
55.252.215
81.944.888
436.479.738
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 27:
Bảng tổng hợp chi phí
Quý 4 năm 2003
Công trình: Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính : VN đồng.
Chi phí
Tháng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công TT
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung
Tổng
10
762.029.485
362.906.143
68.781.649
135.191.167
1.328.908.444
11
788.642.332
330.562.730
73.804.264
140.122.300
1.313.131.626
12
764.569.170
339.391.127
71.596.156
161.166.271
1.336.722.724
Tổng
2.315.240.987
1.032.860.000
214.182.069
436.479.738
3.998.762.794
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 21:
Sổ chi tiết TK 627
Chi phí sản xuất chung
Tháng 12 năm 2003
Công trình : Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính : VN đồng
Chứng từ
Nội dung chứng từ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Dư Nợ
Dư Có
SH
NT
1/12
Chi vận chuyển chất thải
5.919.000
2/12
Xuất công cụ dụng cụ dùng chi sản xuất
11.129.101
3/12
Phân bổ dụng cụ sản xuất
76.625
4/12
Lê Quốc Bình mua VPP
128.000
...
...
...
...
...
..
...
27/12
Phân bổ gỗ cốp pha trình
5.232.000
28/12
Phân bổ lương gián tiếp cô
...
...
...
....
...
...
...
31/12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
161.166.271
Cộng
161.166.271
161.166.271
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Bảng 28:
Bảng Báo cáo giá thành thực tế sản phẩm Xây lắp
Quý 4 năm 2003
Tên công trình ( hạng mục công trình): Trụ sở UBND Tỉnh Hưng yên
Đơn vị tính : VN đồng.
Chỉ tiêu
Tổng số
Chi tiết theo khoản mục chi phí
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí SX chung
1.CPSX KD DD đầu kỳ
48.152.804
29.475.258
11.796.328
1.182.962
5.698.256
2.CPSX F/S trong kỳ
3.998.762.794
2.315.240.987
1.032.860.000
214.182.069
436.479.738
3.CPSX KDDD cuối kỳ
57.562.733
32.845.012
14.341.179
1.203.061
9.173.481
4.Giá thành công trình
hoàn thành
3.989.352.865
2.311.871.233
1.030.315.149
214.161.970
433.004.513
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0177.doc