Mở đầu
I. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải được đổi mới một cách toàn diện nhằm tạo ra sự ổn định của nền kinh tế. Công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp theo đó ngày càng được quan tâm, chú ý. Nhận thức được vai trò và sự cần thiết đó, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các đơn vị cần phải có sự chuyển biến tích cực trong công tác điều hành quản
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Xây lắp số 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý nói chung và kế toán nói riêng, nhằm sử dụng nguồn tài chính hiện có của mình một cách hiệu quả,
Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế dùng để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng góp phần phản ánh kết quả hoạt động nhiều mặt của đơn vị như tình hình tổ chức quản lý, tình hình sử dụng lao động, nguyên vật liệu, vốn sản xuất.v.v... do đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, nhất là ở một doanh nghiệp sản xuất mang tính đặc thù cao như ở Xí nghiệp xây lắp 2.
Việc thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo chế độ kế toán của doanh nghiệp, không chỉ cung cấp các thông tin giúp cho nhà quản lý có thể thường xuyên nắm bắt được tình hình sử dụng vật tư, tình hình sử dụng lao động, nguyên vật liệu, vốn sản xuất... trong quá trình sản xuất, từ đó giúp cho các cấp lãnh đạo có thể không những ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, từng bước hạ giá thành sản phẩm, mà còn có một ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các biện pháp mở rộng sản xuất, tăng quỹ phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.v.v...
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu :
Việc tìm hiểu và nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một vị trí rất quan trọng, kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ cung cấp cho ta một cái nhìn rõ hơn về thực trạng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, đồng thời qua đó ta có thể thấy được các điểm tồn tại hạn chế từ đó rút ra các biện pháp nhằm điều chỉnh kịp thời, góp phần giúp cho đơn vị thích nghi với thị trường một cách nhanh chóng.
Nhằm mục đích tìm hiểu quá trình hạch toán thực tế chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cũng như thực tập khả năng áp dụng lý thuyết mà em đã được học vào thực tế, em đã tiến hành nghiên cứu công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp 2, toàn bộ số liệu và thông tin trong quá trình nghiên cứu tập trung chủ yếu trong thời gian các năm 2000, 2001, 2002, 2003.
III. Kết cấu của đề tài như sau:
Đề tài nghiên cứu với tên gọi:
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại Xí nghiệp xây lắp số 2
Ngoài phần mở đầu, mục lục, sơ đồ bảng biểu và kết luận, đề tài của em được chia làm 2 phần :
Phần I: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp 2.
Phần II: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp 2.
Phần I
Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp II
I. Giới thiệu tổng quát về đơn vị:
1/ Lịch sử hình thành và phát triển:
Xí nghiệp xây lắp 2 là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp nặng (nay là Bộ công nghiệp). Tiền thân là xí nghiệp xây lắp CE được thành lập năm 1970. Lực lượng CB_CNV chủ yếu là sinh viên từ các trường đại học và trung cấp kỹ thuật như xây dựng , Bách khoa , Kinh tế – Tài chính hoặc được đào tạo từ các nước SNG, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức , Triều Tiên.v.v..Với hơn 600 CB-CNV thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp , trạm điện, đường dây, hệ thồng điện nước trong nhà ngoài nhà , trang trí nội thất và các nghành thuộc lĩnh vực XDCB, giao thông, thuỷ lợi, cơ khí.v.v..hoạt động rộng lớn trên địa bàn cả nước.
Hơn 30 năm qua, Xí nghiệp xây lắp 2 đã thi công xây lắp các công trình có quy mô vùa và lớn, các công trình trọng điểm thuộc các dự án loại B và C của Nhà nước như: nhà máy DIEZEN Sông Công, nhà máy cơ khí Cổ Loa, Trung tâm nghiên cứu sét Gia Sàng, Viên thiết kế công trình công nghệ, nhà máy động cơ Việt Hưng, Công nghiệp khí công nghiệp...và các công trình liên doanh với nước ngoài như: Trung tâm chuyển giao công nghệ quốc tế Hà Nội HITC với công ty SHIMIZHT Nhật Bản , Nhà máy cán ống thép VINAPIPE với tổng xí nghiệp kỹ thuật POSCO Hàn Quốc, Nhà máy TOYOTA với công ty TAISEL, nhà máy HONDA với công ty HAZAMA, nhà máy sản xuất chế tạo thiét bị điện LGIS – VINA với Hàn Quốc...Trong những năm gần đây trước cơ chế thị trường và sự nghiệp đổi mới chung của cả nước , xí nghiệp đã tích cực đổi mới công nghệ, đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng trang bị máy móc thi công. Không ngừng nâng cao bồi dưỡng trình độ KHKT và nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý và thi công cho đội ngũ CB – CNV, xắp xếp lại lực lượng, tổ chức lại sản xuất để phù hợp và thích ứng với yêu cầu của thị trường, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Điều này đã tạo cho xí nghiệp chữ “Tín” và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Xí nghiệp đã thắng thầu xây dựng nhiều công trình có giá trị kinh tế lớn. Các công trình đã thi công đều đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật và tiến độ, đáp ứng được nhiều yêu cầu và đòi hỏi khắt khe nhất. Điều này đã được các chủ đầu tư nước ngoài và trong nước hài lòng và đánh giá cao.
Trụ sở chính của xí nghiệp đặt tại khối 7A thị trấn Đông Anh _ Hà Nội. Số điện thoại liên hệ là 04.8832353 – 8835306 – 090443407. Số Fax là 04.8835061.Tên ngân hàng giao dịch: ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Anh (số hiệu tài khoản tiền gửi 7301 – 0006F) và ngân hàng công thương Đông Anh (số hiệu tài khoản riêng gửi 710A – 00062). Tổng số tiền tín dụng (theo BCTC) đến ngày 31/12/2001 là 4.400.286.492 đ. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 250/QĐTCNSĐT ngày 20/05/1993. Cơ quan quyết định thành lập là Bộ công nghiệp. Giấy chứng nhận kinh doanh số 110999 cấp ngày 19/06/1997. Nghành nghề kinh doanh đăng ký là xây lắp và sản xuất, gồm: xây lắp các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, điện đến 35kV, san đắp mặt bằng, cơ sở hạ tầng, sản xuất xi măng, tấm lợp Amiăng xi măng, kết cấu bê tông, bê tông tươi, vật liệu xây dựng khác, khai thác đá, cát, sỏi, kết cấu thép các loại, các thiết bị nâng hạ, thiết bị nghành xây dựng, kim loại đen, kim loại màu, vận tải hàng hoá, cung ứng kinh doanh vật tư, kỹ thuật. Họ và tên người đại diện pháp nhân là giám đốc Nguyễn Kim Tâm.
2/Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiêp:
Xí nghiệp xây lắp 2 có cách thức và cơ cấu tổ chức theo hình chóp, quyền hạn và nghĩa vụ được phân bố theo chiều dọc với thứ tự từ trên cao trở xuống, cụ thể với chức năng và nhiệm vụ từng người và phòng ban như sau:
_ Giám đốc: là người trực tiếp điều hành các phòng ban và các đội sản xuất. Là người được tổng công ty giao trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, là người lãnh đạo cao nhất quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà nước, trước Bộ công nghiệp, truớc tổng xí nghiệp và trước tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp về tổn thất do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả hoắc không có hiệu quả, làm hoa hụt tổn thất lãng phí vật tư tài sản vốn.
_ Phó giám đốc kỹ thuật, kinh doanh: là người giúp giám đốc điều hành công việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thi công, tìm kiếm tư vấn về các đối tác bên ngoài, làm việc theo phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền chỉ đạo điều hành bằng công tác chuyên môn về kỹ thuật thi công, phụ trách chỉ đạo điều hành toàn bộ hệ thống tổ chức an toàn lao động trong toàn xí nghiệp.Ký duyệt các hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, hồ sơ dự thầu các công trình, yêu cầu vật tư phục vụ thi công, duyệt bố trí nhân lực, thiết bị xe máy , biện pháp thi công, định mức vật tư xe máy... Thực tế trong các đơn vị xây dựng thì đây là chức vụ rất quan trọng nhiều khi, chỉ dứng sau giám đốc
_ Phó giám đốc hành chính kế hoạch: là người giúp cho giám đốc điều hành mọi mặt về nhân sự, tổ chức quản lý và sử dụng lao động hợp lý cho toàn xí nghiệp, bổ sung điều động và giải quyết thoả đáng mọi vấn đề về tiền lương, phối hợp với phó giám đốc kỹ thuật trong các vấn đề về nhân sự và giao dịch với khách hàng nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
_ Các phòng nghiệp vụ: Xí nghiệp xây lắp 2 có 4 phòng nghiệp vụ dược phân tách cụ thể như sau:
+Phòng tài vụ kế hoạch: có chức năng tham mưu cho giám đốc hệ thống thông kê, kế toán đúng pháp lệnh thống kê và điêù lệ kê toán của nhà nước. Bảo toàn phát triển vốn trong xí nghiệp và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính và có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động sản xuất cũng như lên kế hoạch tham mưu cho giám đốc.
+ Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, biên chế cán bộ công nhân viên toàn trong xí nghiệp, quản lý mọi mặt thu chi trong sản xuất kinh doanh của đơn vị theo xí nghiệp, tham gia với giám đốc để điều động bố trí cán bộ công nhân viên cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp với trình độ chuyên môn của từng người. Tổ chức lao động phù hợp với quy trình sản xuất, phân phối lương và trích BHXH, BHYT theo quy định của nhà nước.
+ Phòng kỹ thuật thi công: có chức năng tham mưu quản lý kế hoạch ngắn hạn , trung hạn, dài hạn, đảm bảo thủ tục xây dựng cơ bản (đối nội, đối ngoại) đấu thầu công trình quản lý vật tư thiết bị. Thiết kế các bản vẽ, lên dự toán cho các công trình đước giao. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, tiết kiệm hợp lý hoá sản xuất.
+ Phòng vật tư thiết bị: quản lý vật tư tài sản của xí nghiệp, có trách nhiệm đứng ra quản lý và cung ứng kịp thời nguyên vật liệu, thiết bị cho các công
trình thi công , lên kế hoạch về mua sắm, bảo quản và sản xuất vật tư phục vụ cho nhu cầu các công trình.
_ Các bộ phận trực tiếp thi công:
+ Các đội xây lắp: gồm tất cả 15 đội, các đội này có vai trò như các đơn vị kinh doanh nhỏ, có chức năng trực tiếp tiến hành thi công theo từng phần việc hoặc toàn bộ công trình được giao, trực tiếp lên kế hoạch dự toán, điều hành thi công tại công trường, quản lý vật tư được giao và nộp các báo cáo lên các phòng ban trên xí nghiệp.
+ Các phân xưởng sản xuất: gổm tất cả 4 phân xưởng, nhiệm vụ chính của các phân xưởng này là sản xuất các thiết bị phụ tùng, vật liệu, vật tư cần thiết cho các đội thi công, tiến hành bảo dưỡng chuyên tu hệ thống trang thiết bị hiện có, đồng thời kiến nghị lên các phòng ban về kinh phí cho toàn bộ hoạt động của đơn vị.
Ta có thể khái quát cơ cấu tổ chức bằng sơ đồ sau:
Giám Đốc
PGĐ kỹ thuật kinh doanh
PGĐ hành chính kế hoạch
phòng vật tư thiết bị
Phòng kỹ thuật thi công
p.tổ chức hành chính
phòng tài vụ kế hoạch
phân xưởng sản xuất
xưởng mộc
xưởng cơ khí
xưởng nhôm kính
xưởng sản xuất vlxd
các đội xây lắp
Đội xây lắp 1 Đội xây lắp 2
Đội xây lắp 3 Đội xây lắp 4
Đội xây lắp 5 Đội xây lắp 6
Đội xây lắp 7 Đội xây lắp 8
Đội xây lắp 9 Đội xây lắp 10
Đội xây lắp 11 Đội xây lắp 12
Đội xây lắp 13 Đội xây lắp 14
Đội xây lắp 15 Trạm trộn bt
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại xí nghiệp xây lắp 2:
1/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán của Xí nghiệp xây lắp 2 bố trí 5 cán bộ kế toán. Toàn bộ công tác kế toán của xí nghiệp được tập trung làm tại phòng kế toán của xí nghiệp. Đội ngũ cán bộ của phòng có trình độ đại học, có trách nhiệm bao quát hết phần việc từ kế toán cho các đội sản xuất đến nhiệm vụ chung trên phòng kế toán. Bên cạnh đó với những trang thiết bị như máy vi tính để phục vụ cho công tác kế toán.
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): là người thay mặt giám đốc thực hiện các chức năng chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, giám sát tài chính, các hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Chịu trách nhiệm làm kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước. Phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
- Phó phòng kế toán: giữ vai trò trợ lý, giúp việc cho kế toán trưởng. Phụ trách công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, theo dõi chi tiết các công trình.
- Kế toán tiền mặt - TSCĐ (1 người): kế toán theo dõi trên TK 111 gồm bảng kê số 1, nhật ký chứng từ số 1. Đồng thời căn cứ vào nhật trình các xe, các máy móc thiết bị,... Kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ, hàng quý tiến hành phân bổ và trính khấu hao.
- Kế toán vật tư - thủ quỹ (1 người): căn cứ vào phiếu nhập - xuất vật tư từ các công trình gửi về kế toán tiến hành phân loại nguyên vật liệu theo những tiêu thức nhất định để vào thẻ kho. Sau đó vào sổ chi tiết xuất - nhập - tồn và lên bảng kê số 3, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Ngoài ra, kế toán phần hành này còn chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ tiến hành xuất nhập quỹ tiền mặt để ghi vào sổ quỹ, phần tương ứng.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay, công nợ (1 người): làm nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, theo dõi trên TK 112,... bảng kê số 2, nhật ký chứng từ số 4, sổ chi tiết công trình (TK 511), sổ chi tiết công nợ (TK 131),... Cuối kỳ khoá sổ chi tiết lên các bảng kê và nhật ký chứng từ liên quan (bảng kê số 11).
Dưới xí nghiệp còn có các đội trực thuộc, mỗi đội xây lắp, xưởng sản xuất có một nhân viên kinh tế thực hiện lập chứng từ ban đầu gửi lên phòng kế toán của xí nghiệp.
Bộ máy kế toán của xí nghiệp ta có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán và tính giá thành)
Kế toán tiền mặt- tscđ
Kế toán thanh toán
kế toán vật tư -Thủ quỹ
Kế toán đội xây lắp I
Kế toán đội xây lắp II
Hình 2: Sơ đồ bộ máy kế toán xí nghiệp
2/ Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
- Do ngành nghề sản xuất kinh doanh là sản xuất xây lắp nên đặc điểm của công tác xây lắp đã chi phối công tác hạch toán của xí nghiệp, với quy mô sản xuất lớn, địa bàn hoạt động rộng, phân tán. Nên hiện nay, hình thức kế toán mà xí nghiệp đang áp dụng là hình thức Nhật ký - Chứng từ. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của xí nghiệp vì khối lượng công việc tập trung ở phòng kế toán của xí nghiệp là khá lớn, trình độ cán bộ trong phòng khá đồng đều.
- Trình tự ghi sổ tại xí nghiệp:
+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ đã được kiểm tra (các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn xuất - nhập, bảng chấm công, hợp đồng làm khoán...) kế toán định khoản để ghi vào các sổ chi tiết 621, bảng kê chứng từ TK 621, bảng chấm công, bảng kê sử dụng máy, bảng kê chi phí sản xuất chung.
+ Cuối quý từ các bảng phân bổ chi phí sử dụng máy, tiền lương, sổ quỹ, sổ chi tiết TK 621, bảng thanh toán lương… các công trình, lên bảng tổng hợp, bảng phân bổ các chi phí và NKCT số 7.
+ Cuối kỳ căn cứ vào NKCT số 7, các bảng phân bổ, tổng hợp, kế toán lên bảng tập hợp chi phí (phần I- NKCT số 7), làm cơ sở cho việc lập bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
NKCT số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
Bảngphân bổ
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng kê1,2,3,5,6,8
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Báo cáo giá thànhcông trình hoàn thành bàn giao
Bảng tổng hợpchi phí
Ghi thường xuyên
Ghi cuối tháng, quý
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Hinh 3: Trình tự ghi sổ kế toán tại Xí nghiệp Xây lắp II
III. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp xây lắp II:
1/ Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
a) Đối tượng hạch toán chi phí:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành XDCB, từ tình hình thực tế và đặc điểm quy trình sản xuất của xí nghiệp là liên tục từ khi khởi công xây dựng cho tới khi công trình hoàn thành bàn giao. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là công trình và hạng mục công trình. Do vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của xí nghiệp là từng công trình và hạng mục công trình.
Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp được chia thành 2 loại như sau:
* Chi phí trực tiếp gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung (chi phí trực tiếp khác)
* Chi phí gián tiếp gồm:
-Tiền lương chính, lương phụ, BHXH của nhân viên quản lý xí nghiệp của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý ở các tổ, đội sản xuất.
- Chi phí quản lý xí nghiệp.
- Chi phí khác.
- Chi phí phải trả, chi phí trả trước,...
b) Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Hạch toán chi phí sản xuất ở Xí nghiệp xây lắp 2 được tiến hành theo phương pháp trực tiếp, các khoản chi phí phát sinh ở khoản mục nào thì hạch toán trực tiếp vào khoản đó. Căn cứ vào các khoản chi phí hàng ngày phát sinh kế toán tiến hành lập các bảng kê, ghi chép vào các sổ chi tiết tương ứng với các tài khoản, cuối kỳ lên các NKCT và các bảng phân bổ cho từng loại chi phí. Các bảng phân bổ cùng các bảng kê, NKCT… sẽ làm cơ sở cho kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm dở dang cuối tháng, quí hoặc khi công trình hoàn thành.
2/ Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp 2:
a) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tại Xí nghiệp xây lắp 2 vật tư được sử dụng để sản xuất bao gồm nhiều chủng loại với yêu cầu chất lượng khác nhau, từ nguyên vật liệu chính đến vật liệu phụ. Dựa trên khối lượng và tính chất của từng công trình phòng kế toán triển khai theo hình thức khoán gọn, tuy nhiên chủ yếu nguyên vật liệu do xí nghiệp mua và chuyển đến các công trình thi công. Để phục vụ cho việc sản xuất thi công các công trình, hàng tháng phòng kế hoạch căn cứ vào khối lượng dự toán các công trình sẽ xây dựng chi phí vận liệu...
Kho
PXK
Bảng tổng hợp xuấtVL,CCDC
Bảng phân bổsố 2
NKCTsố 7
Bảng kêTK 621
Bảng phân bổNVL,CCDC
Chứng từ hoá đơn hợp lệ
NKCT cóliên quan
Hình 4: trình tự ghi sổ hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở xí nghiệp.
Cụ thể công tác hạch toán chi phí vật liệu ở xí nghiệp được tiến hành như sau:
- Khi nhận xây lắp một công trình mới, căn cứ vào hợp đồng giao thầu, phòng kế hoạch thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành. Sau đó lập các dự toán, phương án thi công, tiến độ thi công cho từng giai đoạn công việc, hạng mục công trình và lên kế hoạch cung cấp vật tư, đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các tổ sản xuất. Các tổ sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán lượng vật tư cần phục vụ sản xuất. Khi có nhu cầu về vật tư chính, vật liệu luân chuyển, công cụ lao động,... các đội trưởng lập yêu cầu cung cấp vật tư, có xác nhận của cán bộ kỹ thuật và chỉ huy công trường gửi lên bộ phận kế hoạch xem xét, đồng ý, xác nhận rồi chuyển lên phòng kế toán để làm thủ tục xuất kho hoặc cử cán bộ cung ứng vật tư mua vật tư chuyển thẳng đến công trình.
- Đối với vật tư xuất kho xí nghiệp, kế toán vật tư lập phiếu xuất kho ghi thành 3 liên: 1 liên giao cho người lĩnh vật tư nhận và chuyển về lưu ở đội, 1 liên giao cho thủ kho xí nghiệp xác nhận vào thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán lưu lại trong tập hồ sơ, 1 liên giao cho bộ phận cung ứng vật tư.
Phiếu xuất kho
Ngày 15 tháng 1 năm 2000
Nợ TK 621
Có TK 152
Số: 15
Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Minh Địa chỉ:Đội 10
Lý do xuất kho : Công trình Chu Văn An
Xuất tại kho : Xí nghiệp
Đvt: VN đồng
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Xi măng Hoàng Thạch
tấn
35
35
850.000
29.750.000
2
Thép tròn f6
tấn
3
3
4.300.000
12.900.000
3
Thép tròn f10
tấn
1,8
1,8
3.950.000
7.110.000
4
Thép tròn f20
cây
275
275
80.000
22.000.000
Cộng
71.760.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Một trăm hai hai triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng.
Thủ trưởng đơn vị
KT trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
- Đối với vật tư do xí nghiệp mua giao thẳng tới công trình các đội thì chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ này là các hoá đơn bán hàng, các chứng từ phản ánh chi phí thu mua, vận chuyển,... Căn cứ vào chứng từ trên bộ phận cung ứng vật tư lập ra phiếu vật tư để nhập vào công trình. Phiếu này được lập thành 2 liên, liên 1 giữ lại bộ phận sử dụng để ghi sổ còn liên 2 bộ phận cung tiêu kèm với chứng từ gửi lên cho kế toán xí nghiệp, kế toán đội tập hợp các phiếu này để cuối tháng lập bảng kê do xí nghiệp mua và giao thẳng tới công trình.
Dựa vào các chứng từ gốc và bảng kê do các đội chuyển lên, kế toán xí nghiệp vào bảng kê chứng từ xuất vật tư, sổ chi tiết cho từng công trình.
bảng kê chứng từ
TK 621: Nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình: Trường Chu Văn An
Đvt: VN đồng
Ngày tháng
Số CT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
15/1
15
Xuất kho xi măng HT
tấn
35
850.000
29.750.000
Thép f20
cây
275
80.000
22.000.000
Thép f10
tấn
1,8
3.950.000
7.110.000
Thép f6
tấn
3
4.300.000
12.900.000
20/1
17
Xuất thẳng cát + sỏi
m3
50
4.266.000
21/1
19
Xuất thẳng gạch
viên
35.000
315
11.025.000
29/1
26
Xuất kho bột xây dựng
tấn
6,5
330.468
2.148.042
................
Cộng
176.329.482
Sổ chi tiết TK 621
Công trình: Trường Chu Văn An
Đvt: VN đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số tiền
Số hiệu
NT
Nợ
Có
15
15/1
Xuất kho XM + thép
152
71.760.000
17
20/1
Xuất thẳng cát đá sỏi
331
4.266.000
19
21/1
Xuất thẳng gạch xây
331
11.025.000
26
29/1
Xuất kho bột xây dựng
152
2.148.042
K/C vào giá thành
154
176.329.482
Tất cả các công trình của các đội sản xuất khác cũng đều được tiến hành tương tự. Tổng hợp tất cả các số liệu về nhập xuất vật tư của các công trình trong quý, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp, phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và lên nhật ký chứng từ số 7.
Bảng tổng hợp phân bổ NVL, CCDC
Đvt: VN đồng
STT
Ghi có các TK...
Đối tượng sử dụng (ghi nợ các TK)
TK 152
TK 153
HT
TT
HT
TT
1
TK 621
- CT: Trường Chu văn An
176.329.482
- CT: Cơ sở Y tế ý Yên
278.162.110
- CT: Đường xã Đại Mỗ
156.172.640
- CT: Sữa chữa ga Đông Anh
129.783.268
- CT: Trường PTCS Tân Triều
376.024.600
- CT: Nhà máy động cơ điện
739.320.954
- CT: Minh Khai
428.474.166
Cộng 621
2.284.267.210
Nhật ký chứng từ số 7
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Quí I/2000
STT
Các TK ghi có
Các TK ghi nợ
TK 142
TK 152
TK 153
TK 214
TK 334
TK 338
.....
TK 621
TK 622
TK 627
NKCT số 5
NKCT số...
Tổng cộng
1
TK 2413
2
TK 621
1.487.067.610
797.199.600
2.284.267.210
3
TK 622
4
TK 627
5
TK 641
6
TK 642
..................
Cộng
TK 154 XL
2.284.267.210
b) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Đối với ngành xây dựng nói chung và tại Xí nghiệp xây lắp 2 nói riêng thì sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công, trả lương chính xác kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của xí nghiệp để tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành.
Hiện nay khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp,... được hạch toán vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Lương sản phẩm (lương khoán) và lương thời gian, là hai hình thức lương mà xí nghiệp đang ápd ụng trả lương cho CBCNV trong toàn xí nghiệp.
- Lương theo thời gian: được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất thi công công trình và những công việc không có định mức hao phí nhân công mà phải làm công nhật. Các tổ, đội sản xuất theo dõi và chấm công lấy xác nhận của chủ nhiệm công trình đến cuối tháng gửi lên bộ phận tổ chức tiền lương lập bảng thanh toán lương và gửi cho phòng kế toán.
Tiền lương trong tháng =((Mức lương cơ bản x Hệ số lương): 26
ngày )x
- Lương sản phẩm: được áp dụng cho bộ phận trực tiếp thi công xây dựng làm những việc có định mức hao phí nhân công và được giao khoán. Theo hình thức này tiền lương trả có thể tính cho từng người lao động hoặc chung cho cả nhóm, tổ công nhân rồi chia cho từng nhóm tổ cụ thể làm cơ sở cho việc thanh toán lương sau khi hoàn thành khối lượng theo hợp đồng làm khoán. Căn cứ vào bảng chấm công, bảng xác nhận công việc đã hoàn thành, các quy định liên quan khác của Nhà nước, sau khi lấy xác nhận của chủ nhiệm công trình cũng gửi về phòng kế toán để thanh toán lương.
Tiền lương phải trả trong tháng = Khối lượng công việc giao khoán x Đơn giá tiền lương
* Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành và bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài đã hoàn thành. Bao gồm các chứng từ sau:
Biên bản thanh toán khối lượng hoàn thành
Công trình: Trường Chu Văn An
Đvt: VN đồng
TT
Nội dung công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Đào móng
m3
215
20.156
4.333.540
2
Đổ bê tông móng
m3
87
10.241
890.967
3
Đổ bê tông rầm móng
m3
18
1.229.058
Tổng
6.453.565
Viết bằng chữ: (Sáu triệu bốn trăm năm ba nghìn năm trăm sáu năm đồng chẵn)
Tổ trưởng
Kỹ thuật
Kế toán
Giám đốc
Hợp đồng làm khoán
Công trình: Trường Chu Văn An
Tháng 2 năm 2000
Người giao khoán : Nguyễn Văn Minh Chức vụ: Đội trưởng
Người nhận khoán : Lê Xuân Hà Chức vụ: Công nhân
Đvt: VN đồng
Nội dung công việc
Đơn vị tính
Giao khoán
Thực hiện
Ký tên
KL
ĐG
BĐ
KT
KL
Số tiền
Xây tường 20
m2
2.115
4.150
12/2
30/2
2.115
8.777.250
Trát tường
m2
6.424
325
6/3
19/3
6.424
2.087.800
Công nhật vệ sinh
công
45
21.000
19/3
19/3
45
945.000
Căn cứ bảng chấm công, khối lượng công tác hoàn thành kế toán tính lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp.
Nợ TK 622 : (Chi tiết CT).
Có TK 3341 : (Công nhân viên)
Có TK 3342 : (Lương công nhân thuê ngoài).
Bảng chấm công
Tháng 2 năm 2000
Đvt: VN đồng
STT
Họ và tên
Ngày trong tháng
Tổng số công
1
Nguyễn Văn Thắng
x
x
x
....
28
2
Trịnh Xuân Toàn
x
x
x
....
27
............
....
....
....
....
12
Vũ Đình Luyến
x
x
x
....
28
Tổng
Khi thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán trích 19% theo lương quy định.
Nợ TK 622 (Chi tiết từng công trình).
Có TK 338 (Chi tiết từng công trình).
Cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp các bảng thanh toán lương của từng đội, tổ để theo dõi tiền lương của từng công trình, hạng mục công trình mà họ chịu trách nhiệm thi công, đồng thời tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Bảng thanh toán lương
Tháng 2 năm 2000
Đvt: VN đồng
STT
Họ tên
Ngày làm việc
Tổng số công
Đơn giá 1 ngày công
Thành tiền
Tạm ứng kỳ I
Còn lĩnh kỳ II
1
2
3
4
...
...
29
30
31
1
Nguyễn Văn An
x
x
x
x
x
x
x
27
21.000
567.000
300.000
267.000
2
Đặng Thị Thoa
x
0
x
x
x
x
x
25
22.000
550.000
300.000
250.000
3
Lê Văn Hoàn
x
x
x
x
x
x
x
28
21.000
588.000
300.000
288.000
..........
Cộng
318
6.837.000
3.600.000
3.237.000
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Quí I/2000
Đvt: VN đồng
STT
Tên công trình
Tiền lương CNTT
Trích BHXH 19%
Tổng cộng
1
CT: Trường Chu Văn An
42.102.973
7.999.564
50.102.537
2
CT: Cơ sở Y tế ý Yên
67.340.909
12.794.772
80.135.681
3
CT: Đường xã Đại Mỗ
39.280.575
7.463.309
46.743.884
4
CT: Sửa chữa ga Đông Anh
37.211.538
7.070.192
44.281.730
5
CT: Trường PTCS Tân Triều
98.618.705
18.737.553
107.356.258
6
CT: Nhà máy động cơ điện
180.819.144
34.355.637
215.174.781
7
CT: Minh Khai
124.723.416
23.697.449
148.420.865
Cộng
690.115.260
112.018.426
802.133.686
c) Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Máy móc thi công là những công cụ lao động chạy bằng động cơ và sử dụng trực tiếp cho công tác thi công xây lắp. Muốn tăng năng suất lao động cần phải áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc sử dụng máy móc thi công trong xí nghiệp là một biện pháp tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, giảm được lao động trực tiếp, làm hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công. Để hạch toán chính xác các chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành công tác xây lắp thi công cần phải tính toán, ghi chép chính xác, kịp thời đầy đủ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công. Khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công tính trong giá thành bao gồm:
- Các chi phí có liên quan trực tiếp đến sử dụng máy móc thi công như: tiền lương chính của công nhân điều khiển máy, tiền khấu hao máy, tiền thuê máy, chi phí về nhiên liệu động lực dùng cho máy,...
- Các chi phí khác về vật liệu dùng cho m áy như dầu nhờn, xăng,...
- Chi phí vận chuyển tháo lắp, chạy thử, kể cả chi phí di chuyển máy móc trong thi công, chi phí lắp đặt bệ kê máy,...
Để hạch toán công việc hàng ngày của máy thi công, kế toán sử dụng “Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công” được áp dụng cho tất cả các loại máy và xe.
Trên thực tế Xí nghiệp xây lắp 2 , do các công trình thi công phân tán ở các địa điểm khác nhau. Chỉ có những công trình ở gần thì xí nghiệp mới điều động máy xuống thì chi phí rất lớn và không thuận tiện nên xí nghiệp tiến hành thuê máy bên ngoài. Việc thuê máy tiến hành đồng thời với việc thuê nhân công điều khiển máy. Khoản chi phí này được coi là chi phí trực tiếp và được tập hợp vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.
Hạch toán cụ thể như sau:
- Nếu xí nghiệp điều động máy thi công xuống công trường.
+ Xuất vật liệu phục vụ máy thi công ghi:
Nợ TK 621 (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 152, 153, 111, 112,...
+ Lương phải trả công nhân vận hành máy thi công.
Nợ TK 622 : (Chi tiết cho từng công trình).
Có TK 334 : (Chi tiết cho từng công trình).
- Máy thi công thuê ngoài kế toán ghi:
Nợ TK 627 MTC (Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK 331, 111...(Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
Về khấu hao máy móc thi công, xí nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để tính mức khấu hao hàng quí, hàng tháng.
Mức khấu hao bính quân tháng = Nguyên giá TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao bình quân tháng.
Nợ TK 627 (Chi tiết từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 214 (Chi tiết từng công trình, hạng mục công trình).
Khi các đội thi công có phát sinh về máy thi công thuê ngoài các đội trưởng sẽ tập hợp các chứng từ thuê ngoài để nộp về phòng kế toán giải trình làm thủ tục thanh toán hoàn ứng. Kế toán dựa vào các chứng từ tiến hành lập các bảng kê chi phí sử dụng máy thi c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0158.doc