Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco 1

Lời nói đầu Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối lượng đầu tư vào xây dựng hàng năm của nước ta hiện nay tăng rất nhanh. Kéo theo đó ngày càng xuất hiện nhiều công ty xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế với nguồn vốn đầu tư phong phú và tính cạnh tranh của thị trường xây dựng trong nước tăng lên rõ rệt. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp xây dựng muốn tồn tại và phát triển cần phải năng động trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cần làm tốt c

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác hạch toán chi phí sản xuất nhằm tính đúng giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm với giá thành hợp lý mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng. Có thể nói đây chính là con đường đúng đắn để phát triển bền vững nhưng để làm được điều này các doanh nghiệp phải tìm cách quản lý tốt chi phí, hạ thấp chi phí thông qua việc sử dụng tiết kiệm đầu vào, tận dụng tốt những năng lực sản xuất hiện có, kết hợp các yếu tố sản xuất một cách tối ưu… và muốn thực hiện được, các nhà quản lý kinh tế cần phải nhờ đến kế toán – một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu nhất mà trong nền kinh tế thị trường nó được coi như ngôn ngữ kinh doanh, như nghệ thuật để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là bộ phận quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Qua số liệu bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp, các nhà quản lý theo dõi được chi phí, giá thành từng công trình theo từng giai đoạn, từ đó đối chiếu, so sánh với số liệu định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tư, chi phí dự toán để tìm ra nguyên nhân chênh lệch, kịp thời ra các quyết định đúng đắn, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – Vinaconco1 với sự giúp đỡ của các bác, các cô trong phòng kế toán, cùng với sự định hướng của cô giáo Đỗ Ngọc Trâm em đã chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 – Vinaconco1” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. báo cáo thực tập tốt nghiệp được thể hiện thành 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Phần 2: Thực trạng hạch toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do Nhà nước ban hành kết hợp với những kiến thức đã học tập được trong trường đại học. Song đây là một đề tài rất rộng và phức tạp, nhận thức của bản thân còn mang nặng tính lý thuyết và thời gian thực tập có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán và những người quan tâm để nhận thức của em về vấn đề này được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Trần Thị Phượng, của các cô, các bác làm việc tại phòng tài chính kế toán công ty trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Nội dung Phần 1 Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của sản phẩm xây lắp Xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc lập, quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Công tác xây dựng cơ bản thường do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Cũng như mọi ngành sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản thực chất là biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm. Song sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm ngành xây dựng có những đặc thù riêng chi phối nhiều đến công tác hạch toán kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cụ thể đó là : - Sản phẩm xây lắp là công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng thường dài nên việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất: vật liệu, lao động, xe mắy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình. - Sản phẩm xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng do đó thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá cả thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, vì vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. - Quá trình từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đi vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau mà việc thực hiện chủ yếu tiến hành ngoài trời do vâỵ chịu ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên, khách quan, từ đó ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản; vật tư, máy móc dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công. - Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục, vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục công trình hay giai đoạn của hạng mục công trình. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên chi phối đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp dẫn đến những khác biệt nhất định. Vì vậy hiện nay các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta thường tổ chức sản xuất theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán. II. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác để thực hiện sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất đó rất đa dạng gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng và mục đích khác nhau trong mỗi giai đoạn của quá trình thi công xây lắp. 2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ở tầm quản lý chung, người ta thường quan tâm đến việc doanh nghiệp chi ra trong kỳ những loại chi phí nào, với lượng là bao nhiêu. Và để thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán thì cần phải phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất được tiến hành dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại đều có công dụng nhất định đối với công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí. Sau đây em xin đưa ra một số cách phân loại chi phí sản xuất được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp: * Phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng, phế liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh và thiết bị xây dựng cơ bản. - Chi phí nhiên liệu, động lực - Tiền lương và phụ cấp thường xuyên của công nhân viên - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tiền lương của công nhân viên. - Khấu hao tài sản cố định toàn công ty. - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Các chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố giúp cho việc xây dựng và lập dự toán chi phí sản xuất cũng như lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động định mức. Đồng thời, giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật và tài chính. Ngoài ra, phân loại chi phí theo yếu tố còn cho phép cơ quan quản ký cấp trên kiểm tra chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hao phí vật chất và thu nhập quốc dân. * Phân loại chi phí theo khoản mục trong giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu và các thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hoà nhiệt độ… - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp kể cả công nhân của doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài. - Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công trực tiếp cho việc thực hiện sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công; chi phí nhiên liệu, động lực, dầu mỡ dùng cho máy thi công; chi phí sửa chữa máy thi công… - Chi phí sản xuất chung: là các chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên phát sịnh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội; các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xây dựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội xây dựng; khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng. Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành … Ngoài ra, chi phí sản xuất xây lắp có thể được phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất xây lắp được chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Hoặc người ta phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất. Theo mối quan hệ này chi phí sản xuất được chia thành: Chi phí bất biến, chi phí khả biến và chi phí hỗn hợp. 3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và với sản phẩm được sản xuất (công trình, hạng mục công trình) nên để tập hợp được chi phí sản xuất kế toán cần xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để từ đó thực hiện kiểm soát chi phí, tính giá thành sản phẩm, tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên, đặc biệt quan trọng đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp cần dựa theo 1 số tiêu thức sau: - Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn hay phức tạp, đơn chiếc hay hàng loạt, ... - Đặc điểm tổ chức sản xuất: trong các doanh nghiệp xây dựng thường là phương thức khoán. - Yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý chi phí, khả năng và trình độ tổ chức hạch toán của doanh nghiệp, ... Các doanh nghiệp xây lắp do có tính đặc thù riêng về tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, sản xuất thi công theo đơn đặt hàng, ... nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình theo từng đơn đặt hàng và từng đơn vị thi công. 4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp xây lắp hiện nay sử dụng một số phương pháp khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng đã xác định. Trong đó phổ biến là các phương pháp sau: - Phương pháp tập hợp trực tiếp chi phí sản xuất: được sử dụng đối với các khoản chi phí trực tiếp - là những chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. - Phương pháp gián tiếp phân bổ chi phí sản xuất: áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này người ta phải chọn ra 1 tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức: i n i i i T T C C x 1 ồ ồ = = i Trong đó : C : là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i. ồC: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ. : là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ. Ti : là đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i. Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tuỳ từng trường hợp cụ thể. Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. Kết hợp đồng thời với phương pháp tập hợp chi phí trên và để phù hợp với đặc điểm hạch toán của ngành, trong doanh nghiệp xây lắp còn sử dụng 1 số phương pháp tập hợp chi phí sau: - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm (theo công trình, hạng mục công trình): chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng công trình hạng mục công trình riêng biệt, nếu chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì sẽ được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng riêng biệt và như vậy tổng sổ chi phí sản xuất tập hợp được từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: chi phí sản xuất phát sinh tại đơn vị thi công nào được tập hợp riêng cho đơn vị đó. Tại mỗi đơn vị thi công, chi phí sản xuất lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí: hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình… Cuối kỳ, tổng số chi phí tập hợp được phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành sản phẩm riêng. 5. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 5.1/ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng trong quá trình sản xuất xây lắp như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác… cho từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo giá trị thực tế. Đối với các vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí (nhiều công trình, hạng mục công trình) phải phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý như số lần sử dụng, định mức chi phí, khối lượng xây lắp hoàn thành… * Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp của doanh nghiệp xây lắp và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tài khoản 621 có kết cấu như sau: Bên nợ: - Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ hạch toán. Bên có: - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho. - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu xuất dùng thực tế vào TK 154 (cuối kỳ) TK 621 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp hạch toán Giá trị NL, VL không SD hết cuối kỳ nhập lại kho TK 152 TK 621 TK 154(1541) Xuất kho VL cho SX TK 111, 112, 331,… VL mua SD ngay cho SX TK 133 TK 141(1413) Thuế GTGT Quyết toán giá trị khối lượng đã tạm ứng ( Phần tính vào CPNVL trực tiếp ) Kết chuyển CPNVL trực tiếp ( cuối kỳ ) Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.2/ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc đơn vị, số tiền trả cho lao động thuê ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá xây dựng cơ bản. * Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp kế toán sử dụng tài khoản 622. Tài khoản 622 có kết cấu như sau: Bên nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động xây lắp trong kỳ hạch toán bao gồm tiền lương, tiền công lao động. Bên có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 (cuối kỳ) TK 622 không có số dư cuối kỳ TK 334(3341) TK 335(2) TK 622 Tiền lương nghỉ phép phải trả Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp (nếu có) Tiền lương phải trả cho công nhân xây lắp của doanh nghiệp TK 111,112 TK 141(3) Tạm ứng tiền công cho các đơn vị nhận khoán khối lượng xây lắp Thanh toán giá trị nhận khoán theo bảng quyết toán TK 154(1541) Kết chuyển chi phí NCTT (cuối kỳ) TK 3342, 111, 112 Tiền lương phải trả công nhân xây lắp bên ngoài Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 5.3/ Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy. Chi phí máy thi công gồm các khoản: - Chi phí nhân công: Lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công. - Chi phí vật liệu: Nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công. - Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho máy thi công - Chi phí khấu hao máy thi công - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công - Chi phí bằng tiền khác cho máy thi công. *Tài khoản sử dụng. TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Kết cấu TK 623 như sau: Bên nợ: - Tập hợp chi phí liên quan đến máy thi công Bên có: - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 (cuối kỳ) TK 623 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp hai sau: + TK 6231: Chi phí nhân công + TK 6232: Chi phí vật liệu + TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công + TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6238: Chi phí bằng tiền khác *Phương pháp hạch toán. - Nếu doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng, có phân cấp hạch toán cho đội máy và mở sổ kế toán riêng cho đội máy. . Nếu doanh nghiệp thực hiện cung cấp lao vụ máy giữa các bộ phận: TK 621, 622, 627 TK 154(CPSDMTC) TK 623(6238-CT,HMCT) Chi phí phát sinh ở đội máy thi công Kết chuyển chi phí (cuối kỳ) Phân bổ chi phí SDMTC cho các đối tượng XL TK có liên quan Sơ đồ 3: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Trường hợp cung cấp lao vụ máy giữa các bộ phận) Nếu doanh nghiệp thực hiện bán lao vụ máy giữa các bộ phận: TK 621, 622, 627 TK 154(CPSDMTC) Chi phí phát sinh ở đội máy thi công Kết chuyển chi phí (cuối kỳ) Giá vốn của lao vụ máy TK 512 TK 3331 TK 623(6238-CT, HMCT) TK 133(1331) Giá bán không thuế Thuế GTGT phải nộp Chi phí sử dụng MTC Thuế GTGT được khấu trừ TK 632 TK có liên quan Sơ đồ 4: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Trường hợp bán lao vụ máy giữa các bộ phận) - Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng mà thực hiện phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không hạch toán riêng cho đội máy. Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của CN điều khiển MTC TK 152 VL xuất dùng cho máy thi công TK 153(1421, 242) CCDC xuất dùng cho MTC TK 214 Khấu hao máy thi công TK 111, 112, 331 Dịch vụ mua ngoài dùng cho MTC TK 133 Thuế GTGT được KT TK 111, 112,.. Các chi phí bằng tiền khác Kết chuyển chi phí sử dụng MTC (cuối kỳ) TK 623(6231-6238) TK 154(1541) TK 334 dùng cho máy thi công Sơ đồ 5: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Trường hợp DN không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không hạch toán riêng cho đội máy) TK 627(6277-CTSDMTC) Tiền thuê máy thi công (Giá không thuế) TK 133 Thuế GTGT được KT Kết chuyển chi phí sử dụng MTC (cuối kỳ) TK 154(1541) TK 111, 112, 331… Trường hợp thuê ca máy Sơ đồ 6: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Trường hợp thuê ca máy) 5.4/ Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm tiền lương của nhân viên đội xây dựng; trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xây dựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội xây dựng; khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội xây dựng, chi phí mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng. *Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên nợ: - Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 (cuối kỳ) TK 627 không có số dư cuối kỳ TK 627 đuợc mở chi tiết thành 6 TK cấp hai để theo dõi, phản ánh riêng từng nội dung chi phí. + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền Phương pháp hạch toán: (Trang sau) TK 334, 338 TK 627 TK 111, 138, 152… TL nhân viên QL đội XD & trích các khoản theo lương, tiền ăn ca phải trả CNV toàn đội XD TK 152 VL xuất dùng chung cho đội XD TK 153, 1421, 242 CCDC xuất dùng chung cho đội XD TK 214 Khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội XD TK 111, 112, 331… DV mua ngoài & các chi phí khác TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ Các khoản ghi giảm chi phí SXC TK 154(1541) Kết chuyển chi phí SXC (cuối kỳ) bằng tiền dùng cho đội XD Sơ đồ 7: Hạch toán chi phí sản xuất chung 6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp Cũng giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, trong hoạt động thi công xây lắp có thể phát sinh các khoản thiệt hại trong quá trình thi công, xuất phát từ đặc điểm thời gian thi công công trình tương đối dài và việc sản xuất thi công thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết, sản xuất cũng phần nào đó mang tính chất thời vụ. Các khoản thiệt hại phát sinh có thể do ngừng sản xuất hoặc do sai phạm kỹ thuật trong quá trình thi công phải phá đi làm lại. * Thiệt hại phá đi làm lại Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Nguyên nhân gây ra có thể do thiên tai, hoả hoạn, do lỗi của bên giao thầu như sửa đổi thiết kế hay thay đổi một bộ phận thiết kế của công trình, hoặc có thể do bên thi công gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật của công nhân… Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại mà có biện pháp xử lý thích hợp. TK 621, 622, 623, 627 phải bồi thường TK 154(SCSPH) TK 1388, 334 Kết chuyển chi phí PS Giá trị thiệt hại bắt bồi thường TK 811 Giá trị thiệt hại tính vào chi phí khác TK 627 Thiệt hại tính vào giá thành công trình TK 131 Thiệt hại do chủ đầu tư về sửa chữa CT hỏng TK 152,334,111… Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh - Phương pháp hạch toán Sơ dồ 8: hạch toán thiệt hại phá đi làm lại * Thiệt hại ngừng sản xuất Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó, có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình hình cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhân khác. TK 111, 112, 152, … TK 133 TK 623, 627, 642, 711 Thuế GTGT (nếu được khấu trừ) Chi phí ngừng SX thực tế phát sinh Trường hợp không có trích trước TK 335 Chi phí thực tế phát sinh Trích trước chi phí ngừng SX theo kế hoạch, theo thời vụ Chênh lệch chi phí thực tế lớn hơn chi phí đã trích trước Chênh lệch số trích trước lớn hơn - Phương pháp hạch toán chi phí thực tế III. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 1. Tổng hợp chi phí sản xuất * Tài khoản sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” có kết cấu như sau: Bên nợ: - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất - Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành bàn giao - Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành chờ tiêu thụ Số dư bên nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ * Phương pháp hạch toán: TK 621 TK 154 TK 111, 138, 152… Kết chuyển chi phí NVLTT (cuối kỳ) TK 622 Kết chuyển chi phí NCTT (cuối kỳ) TK 623(6277) Kết chuyển chi phí SDMTC (cuối kỳ) TK 627 Kết chuyển chi phí SXC (cuối kỳ) Các khoản ghi giảm CPSX TK 632 Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành bàn giao TK 155 Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành chờ tiêu thụ Sơ đồ 10: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm XL dở dang 2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang Việc xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ đuợc thực hiện bằng phương pháp kiểm kê cuối tháng và phụ thuộc vào phương thức thanh toán sản phẩm xây lắp giữa đơn vị nhận thầu và giao thầu. * Nếu phương thức thanh toán là sau khi sản phẩm xây lắp hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là sản phẩm xây lắp chưa hoàn thành theo quy định và giá trị sản phẩm xây lắp dở dang là tổng chi phí từ khi khởi công cho đến cuối tháng đó. * Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo những điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng đó và được tính theo chi phí thực tế. Với đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành như sau: - Cuối kỳ kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang, mức độ hoàn thành. - Căn cứ vào dự toán xác định giá dự toán của khối lượng xây lắp dở dang theo mức độ hoàn thành. - Tính chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang. Chi phí thực tế của khối lượng XL dở dang cuối kỳ Chi phí khối lượng XL hoàn thành trong kỳ theo dự toán Chi phí khối lượng XL dở dang cuối kỳ theo dự toán = Chi phí thực tế của khối lượng + Chi phí thực tế XL dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ + x Chi phí khối lượng XL dở dang cuối kỳ theo dự toán IV. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành sản phẩm xây lắp Trong doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. * Các loại giá thành sản phẩm xây lắp: - Giá thành dự toán xây lắp Giá thành dự toán Khối lượng theo thiết kế = x Đơn giá dự toán Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo định mức và khung giá để hoàn thành khối lượng xây lắp. Định mức và khung giá được Nhà nước quy định và quản lý, áp dụng vào từng vùng lãnh thổ và dựa theo mặt bằng giá cả của thị trường. Vì giá thành dự toán công tác xây lắp nhỏ hơn giá trị dự toán xây lắp ở phần lãi định mức nên có thể xác định giá thành dự toán qua giá trị dự toán: Giá thành dự toán công trình Giá trị dự toán công trình = - Lãi định mức trong XDCB - Giá thành kế hoạch xây lắp: là một loại giá thành công tác xây lắp được xác định từ điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp xây lắp (điều kiện thi công, định mức đơn giá của từng doanh nghiệp). Giá thành kế hoạch xây lắp là cơ sở để phấn đấu hạ giá thành công tác xây lắp giai đoạn kế hoạch. Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán = - Mức hạ giá thành dự toán - Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi côngvà quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt đựoc ở tại doanh nghiệp, công trưòng tại thời điểm bắt đầu thi công. - Giá thành thực tế công tác xây lắp : là loại giá thành công tác xây lắp được tính toán theo các chi phí thực tế của đơn vị xây lắp đã bỏ ra để thực hiện khối lượng công tác xây lắp và được xác định theo số liệu của kế toán. Về nguyên tắc giá thành thực tế công tác xây lắp không lớn hơn giá thành kế hoạch xây lắp . 2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tình giá thành sản phẩm xây lắp * Đối tượng tính giá thành: là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để kế toán mở các bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Trong sản xuất xây dựng cơ bản, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư. * Kỳ tính giá thành trong sản xuất XDCB Đối với các doanh nghiệp xây lắp kỳ tính giá thành được xác định như sau: - Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành. - Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được quy định thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành. - Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình được quy định thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thì kỳ tính giá thành là theo cuối tháng hoặc cuối quý. 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Các phương pháp tính giá thành đuợc áp dụng chủ yếu trong DNXL là: * Phương pháp tính giá thành trực tiếp. Phương pháp tính giá thành trực tiếp hay còn gọi là phương pháp tính giá thành giản đơn, áp dụng phương pháp này giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao được xác định ._.trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao.Trường hợp nếu quy định thanh toán sản phẩm, khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn xây dựng thì phải tính được giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao nhằm quản lý chặt chẽ chi phí dự toán. Giá thành công tác xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Nếu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả công trình nhưng yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục công trình có thiết kế, dự toán riêng thì trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp phải tính toán phân bổ cho từng hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp. Hệ số phân bổ = Tổng chi phí thực tế của công trình Tổng chi phí dự toán của công trình Giá thành thực tế của hạng mục công trình = Chi phí dự toán của hạng mục công trình x Hệ số phân bổ * Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp đạt được các điều kiện sau: + Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. + Vạch ra được chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thi công. + Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. Khi đó, giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được tính như sau: Giá thành thực tế của công trình, = hạng mục công trình Giá thành định mức của công trình, +(-) hạng mục công trình Chênh lệch do thay đổi +(-) định mức Chênh lệch do thoát ly định mức Phương pháp tính giá thành theo định mức có tác dụng kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chính xác các khoản chi phí vượt định mức để có biện pháp kịp thời phát huy khả năng tiềm tàng, phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. * Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện nhận thầu, xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi hoàn thành khối lượng công việc xây lắp quy định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành. Trong quá trình sản xuất xây lắp chi phí sản xuất xây lắp được tập hợp theo đơn đặt hàng, khi hoàn thành thì chi phí tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. V. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà doanh nghiệp lựa chọn các sổ kế toán để tập hợp chi phí và tính giá thành cho phù hợp. Sổ kế toán sử dụng bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để phục vụ cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ thì gồm có các sổ kế toán: Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ Cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. - Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký - số cái sử dụng các loại sổ kế toán là: Nhật ký – Sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung thì hệ thống sổ kế toán bao gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Hình thức nhật ký chung thường áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, số lượng các nghiệp kinh tế phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý cao, các tài khoản sử dụng nhiều, trình độ nhân viên kế toán cao và thường sử dụng máy vi tính vào kế toán. Ưu điểm: - Đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng máy vi tính vào kế toán - Thuận lợi cho việc phân công lao động kế toán Nhược điểm: - Ghi trùng lặp giữa các sổ kế toán - Không thích hợp ở những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn thực hiện ghi sổ kế toán bằng tay. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Chứng từ gốc (Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Bảng thanh toán lương, Hoá đơn GTGT…) Sổ quỹ Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết (Sổ chi tiết TK 621, TK622, TK623, TK627, TK154) Sổ Cái (TK 621, TK622, TK623, TK627, TK154) Bảng tổng hợp chi tiết (Bảng tổng hợp chi tiết CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC) Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Bảng tính giá thành SPXL hoàn thành Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo hình thức nhật ký chung Phần 2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng số 1- Vinaconco1. I. KháI quát chung về công ty: 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty xây dựng số 1- Vinaconco 1 là thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex. Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại nhà D9 - phường Thanh Xuân Bắc- quận Thanh Xuân- Hà Nội. Công ty thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ Xây Dựng. Năm 1977 công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ Xây Dựng. Năm 1984, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ký quyết định số 196/CT đổi tên Công ty Xây Dựng số 11 thành Liên Hợp Xây Dựng nhà ở tấm lớn số 1 - trực thuộc Bộ Xây Dựng. Năm 1991, công ty đổi tên thành Liên Hợp xây dựng số 1 trực thuộc Bộ Xây Dựng. Ngày 15 tháng 4 năm 1995, Bộ Xây Dựng ra quyết định sát nhập liên Hợp Xây Dựng Số 1 vào Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây Dựng Việt Nam - Vinaconex. Kể từ đó, công ty có tên giao dịch mới là: Công ty xây dựng số 1- Vinaconco 1. Thực hiện chủ trương chung về phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, ngày 29 tháng 8 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyết định số 1173/QĐ-BXD về việc chuyển đổi công ty xây dựng số 1 doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần xây dựng số 1 Ba mươi năm xây dựng và phát triển, Công ty xây dựng số 1 đã thi công nhiều công trình trên tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng, ở mọi qui mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được Bộ xây dựng tặng thưởng nhiều bằng khen, huy chương vàng chất lượng, trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, luôn khẳng định vị thế của mình trên thương trường và được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Thành quả đạt được của công ty trong những năm gần đây được thể hiện rõ qua bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2003 so với năm 2002 Số tuyệt đối % 1.Giá trị SXKD 152.194.213.457 213.266.124.535 +61.071.911.078 140.1% 2.Tổng doanh thu 134.812.044.403 131.362.102.051 -3.449.942.346 97.44% 3.LN trước thuế 2.567.149.918 1.601.441.284 -965.708.634 62.38% 4. Nộp ngân sách 641.787.479 512.461.210 -129.326.269 79.85% 5. LN sau thuế 1.925.362.429 1.088.980.074 -836.382.365 56.56% 6.Số lao động 1.579 1.056 -523 66.88% 7.TNBQ đầu người 980.000 1.030.000 +50.000 105.26% Năm 2002 đánh dấu giá trị sản xuất kinh doanh của công ty đạt trên 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách và lợi nhuận sau thuế của công ty đều sụt giảm so với năm 2001. Song một điều đáng khích lệ đó là công ty đã tăng được thu nhập bình quân đầu người lên hơn 1 triệu đồng một tháng. Hiện nay, công ty xây dựng số 1 đang tiến hành cổ phần hoá và trong tương lai công ty nhất định sẽ phát triển nhanh chóng. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức quản lý của Công ty ngoài một số đặc điểm chung của ngành xây dựng còn mang một số đặc điểm riêng như sau: Việc tổ chức sản xuất tại Công ty được thực hiện theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trực thuộc (đội, xí nghiệp). Trong giá khoán gọn bao gồm tiền lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận khoán gọn. Các xí nghiệp, đội trực thuộc được Công ty cho phép thành lập bộ phận quản lý, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị hoặc có thể thuê ngoài nhưng phải đảm bảo tiến độ thi công, an toàn lao động, chất lượng. Các đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản chi phí cấp trên, thuế các loại, làm tròn nhiệm vụ từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất thi công. Công ty quy định mức trích nộp đối với các xí nghiệp, đội thi công tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng xí nghiệp, đội và đặc điểm của công trình, hạng mục công trình mà đơn vị thi công. Các xí nghiệp trực thuộc Công ty cổ phần xây dựng số 1 đều chưa có tư cách pháp nhân; vì vậy, Công ty phải đảm nhận mọi mối quan hệ đối ngoại với các ban ngành và cơ quan cấp trên. Giữa các xí nghiệp, đội có quan hệ mật thiết với nhau, phụ trợ và bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Công ty cổ phần xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 Xí nghiệp xây dựng số 3 Xí nghiệp xây dựng số 5 Chi nhánh thành phố hồ chí minh Đội xây dựng số 1 đội xây dựng số 2 đội xây dựng số 3 đội xây dựng số 4 đội xây dựng số 5 đội xây dựng số 6 đội điện nước đội xe máy thi công Các bcn công trình Nhà máy gạch lát terazo Khách sạn đá nhảy quảng bình Sơ đồ 12: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 1 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Công ty cổ phần xây dựng số 1 có 1.056 cán bộ công nhân viên, trong đó có 396 cán bộ quản lý các cấp. Tại Công ty có ban lãnh đạo Công ty, các xí nghiệp, tổ đội trực thuộc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Công ty. Để phát huy hiệu quả của một bộ máy quản lý được tổ chức tốt, công ty xây dựng số 1 cũng luôn chú trọng tới công tác xây dựng các chính sách quản lý tài chính, kinh tế phù hợp. Các chính sách này của công ty được thực hiện nhất quán và có sự kiểm soát chặt chẽ từ cấp cao tới cấp thấp. Giám đốc công ty Phó giám đốc kinh tế Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc Phó giám đốc Nhà máy gạch lát terrazo CHI nhánh thành phố hồ chí minh Phòng kinh tế thị trường Phòng tổ chức hành chính Phòng đầu tư Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật thi công Sơ đồ 13: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần xây dựng số 1 Đứng đầu công ty là Giám đốc - người giữ vai trò chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như đại diện cho quyền lợi của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Hỗ trợ cho giám đốc là hai phó giám đốc: phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh tế. Ngoài ra, có hai phó giám đốc trực tiếp quản lý ở đơn vị trực thuộc. Các phòng ban chức năng: + Phòng kỹ thuật thi công: Có chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, lập hồ sơ dự thầu. + Phòng kinh doanh thị trường: Chức năng chính là tiếp thị, tìm việc, lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho công ty, thực hiện các hoạt động kinh doanh. + Phòng tài chính kế toán: Có chức năng hạch toán tập hợp số liệu, thông tin theo công trình hay hạng mục công trình, các thông tin tài chính liên quan đến mọi hoạt động của Công ty nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý. + Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tổ chức lao động trong biên chế, điều động công nhân trong công ty và thực hiện các công việc có tính chất phục vụ cho hoạt động quản lý công ty. + Phòng đầu tư: có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty và trực tiếp quản lý công tác đầu tư của công ty. 4. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty Với sự phát triển không ngừng về quy mô, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực hoạt động của công ty cũng ngày càng được mở rộng. Hiện nay công ty đang hoạt động trên 9 lĩnh vực chính sau: - Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, công cộng và xây dựng khác. Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước, phụ tùng, linh kiện. Kinh doanh nhà ở, khách sạn và vật liệu xây dựng. Xây dựng đường bộ tới cấp 3, cầu cảng, sân bay loại vừa và nhỏ. Xây dựng kênh, mương, đê kè, trạm bơm thuỷ lợi vừa và nhỏ, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Xây dựng các công trình xử lý chất thải loại vừa và nhỏ. Trang trí nội, ngoại thất và sân vườn Đại lý máy móc, thiết bị cho các hãng trong và ngoài nước. Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. Trong đó Công ty cổ phần xây dựng số 1 có truyền thống về xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn. Doanh thu của những công trình này chiếm trên 80% tổng doanh thu của công ty. 5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí. Trên cơ sở đó, xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp ở công ty như sau: đào móng Gia cố nền Hoàn thiện Nghiệm thu Bàn giao Thi công móng Thi công phần khung bê tông, cốt thép thân và mái nhà Xây thô Sơ đồ 14: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1 II. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Hiện nay công ty thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh tập trung theo cách thức: trên công ty có phòng kế toán trung tâm bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Các nhân viên kế toán và nhân viên kinh tế ở các bộ phận phụ thuộc công ty làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của bộ phận đó và gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán công ty. Phòng kế toán Công ty có 11 người, gồm có: trưởng phòng - ông Phùng Văn Thược; 1 phó phòng đồng thời là kế toán tổng hợp; 1 thủ quỹ; 1 kế toán tiền mặt, tiền lương, thanh toán, chi phí quản lý, bảo hiểm y tế; 1 kế toán ngân hàng, bảo hiểm xã hội; 1 kế toán tài sản cố định và theo dõi một số đơn vị; 1 kế toán tổng hợp và tính giá thành; 1 kế toán thuế; 1 kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ; 1 kế toán công nợ; 2 kế toán theo dõi các đơn vị. Ngoài ra, tại các đơn vị trực thuộc có kế toán xí nghiệp, đội, phòng, công trình. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xây dựng số 1 được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng KT TM, TL, thanh toán, CPQL, BHYT Thủ quỹ KT ngân hành& BH XH KT nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ KT công nợ KT theo dõi các đơn vị (2) KT TSCĐ& theo dõi đơn vị KT thuế Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành SP Sơ đồ 15: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: Tổ chức xây dựng bộ máy toàn công ty, tổ chức hạch toán kế toán, phân công và hường dẫn nghiệp vụ cho nhân viên phòng kế toán. - Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành SP: Tập hợp phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành của từng công trình, từng đơn vị và toàn Công ty. - Thủ quỹ: Nhập tiền vào quỹ và xuất tiền theo chứng từ thu chi, xác định số tồn quỹ, tình hình thu chi tiền mặt. - Kế toán tiền mặt, tiền lương, thanh toán, chi phí quản lý, bảo hiểm y tế: Thực hiện trả lương, tạm ứng, thanh toán các chi phí phục vụ cho sản xuất và công tác của cơ quan, đội, tổ; thực hiện mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên - Kế toán ngân hàng, bảo hiểm xã hội: Thực hiện các công việc với ngân hàng công ty giao dịch, trích và chi bảo hiểm xã hội. - Kế toán tài sản cố định và theo dõi một số đơn vị: Theo dõi tình hình các loại tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định của công ty và các đơn vị, kiểm tra việc tập hợp chứng từ của kế toán đơn vị theo dõi, ghi sổ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Kế toán thuế: Theo dõi các khoản thuế phát sinh tại công ty. - Kế toán công nợ: Theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của công ty. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển vật tư cả về giá trị và hiện vật. - Kế toán theo dõi các đơn vị: theo dõi việc tập hợp chứng từ của kế toán các đơn vị, vào sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; hàng tháng, đối chiếu số dư giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc phải khớp đúng. 2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại doanh nghiệp * Chế độ chứng từ: Các chứng từ kế toán của công ty thực hiện theo đúng biểu mẫu của bộ tài chính và tổng cục thống kê quy định áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 1 tháng 1 năm 1996, cùng với các văn bản quy định bổ sung và sửa đổi. * Chế độ tài khoản: Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang áp dụng được ban hành theo QĐ1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính, cùng với các văn bản quy định bổ sung, sửa đổi. * Chế độ sổ sách: Theo đặc điểm công nghệ, đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung với hệ thống sổ sách phù hợp gồm: Sổ nhật ký chung; các sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Việc ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau: Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 16: Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty cổ phần Xây Dựng số 1 Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, đồng thời ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra số liệu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính. * Chế độ báo cáo tài chính: Hiện nay, theo quy định bắt buộc, cuối mỗi quý, mỗi năm Công ty lập những báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính III. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng số 1 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Cũng như hầu hết các công ty xây lắp khác trong ngành, Công ty cổ phần xây dựng số 1 luôn coi trọng đúng mức việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm ngành xây dựng, từ đặc thù của sản phẩm xây dựng và để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán... Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình nhận thầu, từng đơn đặt hàng riêng biệt. * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được áp dụng tại công ty: Công ty kết hợp cả phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chính được tập hợp trực tiếp cho từng công trình xây lắp với điều kiện chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chính chỉ liên quan đến công trình đó. Còn các chi phí có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau thì được phân bổ gián tiếp theo các tiêu thức thích hợp như: phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất, chi phí thực tế của nguyên vật liệu, vật liệu chính... 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xây lắp gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp: - Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm chi phí về gạch ngói, cát, đá, ximăng, sắt, bêtông đúc sẵn, thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, thiết bị sưởi ấm… Các chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng định mức chi phí và cũng tiến hành quản lý theo định mức. - Chi phí vật liệu phụ bao gồm chi phí về bột màu, đinh, dây, sơn, ve… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp (70-75%) nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được rõ tầm quan trọng đó, Công ty luôn chú trọng tới việc hạch toán, quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở công trường. Vật liệu sử dụng cho sản xuất thi công rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều chủng loại, mẫu mã, kích cỡ, chất lượng khác nhau. Công ty phải mua ngoài hầu hết các loại vật liệu đó theo giá thị trường. Đây là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay, song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán vật liệu vì công trình xây dựng thường có thời gian thi công dài nên chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động cung cầu trên thị trường. Hiện nay, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Tài khoản sử dụng: TK 621 Bên nợ: - Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm trong kỳ Bên có: - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ TK 621 không có số dư cuối kỳ Giá trị NL, VL không SD hết cuối kỳ nhập lại kho TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho VL cho SX TK 111, 112, 331,… VL mua SD ngay cho SX TK 133 TK 141(1413) Thuế GTGT Quyết toán giá trị khối lượng đã tạm ứng ( Phần tính vào CPNVL trực tiếp ) Kết chuyển CPNVL trực tiếp ( cuối kỳ ) * Phương pháp hạch toán Sơ đồ 17: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với vật tư mua ngoài: Khi các đơn vị thi công công trình có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì phải gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý hoặc tháng về ban lãnh đạo của xí nghiệp, của đội mình trực thuộc. Giám đốc xí nghiệp hoặc đội trưởng xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các tài liệu đó rồi thông qua quyết định mua vật tư. Thủ quỹ xuất quỹ cho các đội đi mua vật tư. Tuy nhiên giá mua vật tư đều phải qua Công ty duyệt. Vật tư mua ngoài chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công và thuộc trách nhiệm quản lý của đội trưởng và chủ nhiệm công trình thi công. Giá vật tư mua ngoài chính là giá mua vật tư trên hoá đơn GTGT và là căn cứ để ghi vào phiếu nhập kho. Biểu 1: Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01GTKT – 3LL Liên 2 (Giao khách hàng) Số: 875 Ngày 2 tháng 10 năm 2003 Đơn vị bán hàng: Công ty vật tư kỹ thuật ximăng Địa chỉ: 348 đường Giải Phóng Số tài khoản: 2806619 – NHTM CP á Châu Điện thoại: Mã số: 0100105694 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thế Sơn Đơn vị: Đội XD số 2 – Công ty xây dựng số 1 Địa chỉ: D9 Thanh Xuân – Hà Nội Số tài khoản: 73010004K Hình thức thanh toán: TM, Séc Mã số: 0100105479013 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 01 Ximăng Hoàng Thạch Tấn 16 690.909 11.054.544 Cộng tiền hàng 11.054.544 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.105.456 Tổng cộng tiền thanh toán 12.160.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười hai triệu một trăm sáu mươi ngàn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu 2: Đơn vị: Đội XD số 2 Mẫu số: 01- VT Địa chỉ: Thanh Xuân - Hà Nội QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của Bộ TC Phiếu nhập kho Số: 89 Ngày 2 tháng 10 năm 2003 Nợ TK 152 Có TK 111, 112 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thế Sơn Theo hoá đơn GTGT số 875 ngày 2 tháng 10 năm 2003 của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Nhập tại kho: Công trình kho bạc Thanh Xuân STT Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 01 Ximăng HT Tấn 16 16 690.909 11.054.544 Cộng 11.054.544 Nhập, ngày 2 tháng 1 năm 2003 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Toàn bộ phiếu nhập hàng ngày phải được kế toán đơn vị tập hợp, cuối tháng nộp lên phòng tài chính kế toán công ty để hạch toán. Trường hợp cuối quý, cuối năm căn cứ vào phiếu nhập nếu chưa có hoá đơn, kế toán phải tạm định giá để hạch toán, không để sót trường hợp vật tư, hàng hoá đã vào kho, đã qua kho mà không nhập kho, không hạch toán. Thủ tục xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp: Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để xác định giá nguyên vật liệu xuất kho. Căn cứ vào kế hoạch thi công, kế hoạch sử dụng vật tư, nhu cầu thực tế, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các đội xây dựng công trình lập phiếu yêu cầu xuất kho vật liệu, ghi danh mục vật liệu cần lĩnh về số lượng. Sau đó đội trưởng sản xuất sẽ duyệt và đưa đến bộ phận kế toán, kế toán viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết thành 2 liên, 1 liên thủ kho đơn vị giữ để ghi thẻ kho, 1 liên được gửi lên phòng tài chính kế toán của Công ty. Biểu 3: Đơn vị: Đội XD số 2 Mẫu số: 02 - VT Địa chỉ: Thanh Xuân – Hà Nội QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của Bộ TC Phiếu xuất kho Số: 40 Ngày 2 tháng 10 năm 2003 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Việt Cường Địa chỉ (bộ phận): Đội xây dựng số 2 Xuất tại kho: Công trình kho bạc Thanh Xuân Lý do xuất: Thi công công trình STT Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Gạch lát Viên 200 200 65.000 13.000.000 02 Ximăng Tấn 10 10 668.182 6.681.820 Cộng 19.681.820 Xuất, ngày 2 tháng 1 năm 2003 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Ngưòi nhận Thủ kho Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán các đội sẽ ghi vào các bảng tổng hợp phiếu xuất cho từng công trình, hạng mục công trình Biểu 4: Bảng tổng hợp phiếu xuất Ngày 31 tháng 10 năm 2003 Công trình: Kho bạc Thanh Xuân ĐVT: Đồng Ngày Diễn giải Số tiền Ghi có TK TK 152 TK 153 2/10 Phiếu xuất kho số 40 19.681.820 19.681.820 … … … … 20/10 Phiếu xuất kho số 55 79.533.000 79.533.000 … … … … 25/10 Phiếu xuất kho số 61 180.927.272 180.927.272 Tổng cộng 490.641.644 490.641.644 … Hàng ngày, các chứng từ gốc được gửi về bộ phận kế toán bao gồm các hoá đơn GTGT, giấy đề nghị thanh toán, phiếu nhập, phiếu xuất… kế toán xí nghiệp, đội kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, tổng hợp và phân loại chứng từ theo từng công trình, hạng mục công trình. Cuối tháng, kế toán đội gửi các chứng từ lên phòng tài chính kế toán công ty. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán công ty tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung. Biểu 5: Sổ nhật ký chung Năm 2003 Trang 1 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi SC Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có … 31/10 245 2/10 Mua nguyên vật liệu dùng cho công trình kho bạc Thanh Xuân 621 133 111 5.796.000 579.600 6.375.600 31/10 40 2/10 Xuất kho NVL công trình kho bạc TX 621 152 19.681.820 19.681.820 31/10 78 3/10 Mua xăng ôtô con đội xây dựng và trang trí nội thất 627 133 111 309.500 30.950 340.450 31/10 41 5/10 Xuất vật tư điện cho công trình kho bạc TX 621 152 12.445.100 12.445.100 … 31/10 425 10/10 Mua vật liệu xuất dùng thẳng cho công trình kho bạc Thanh Xuân 621 133 331 194.677.000 19.467.700 214.144.700 … 31/10 56 22/10 Trả tiền điện thi công công trình kho bạc Thanh Xuân 627 133 111 1.705.000 170.500 1.875.500 … 31/10 921 26/10 Mua máy nén khí đội xây dựng và trang trí nội thất 623 133 111 1.200.000 120.000 1.320.000 31/10 73 27/10 Thuê máy - công trình kho bạc Thanh Xuân 623 133 111 1.411.660 141.166 1.552.826 31/10 69 28/10 Chi tiền điện thoại công trình kho bạc Thanh Xuân 627 133 111 537.000 53.700 590.700 31/10 Lương gián tiếp công trình kho bạc TX 627 334 14.000.000 14.000.000 31/10 Lương công nhân công trình kho bạc TX 622 334 59.608.100 59.608.100 … 31/10 Kết chuyển chi phí NVLTT CT kho bạc TX 154 621 706.707.144 706.707.144 31/1 Kết chuyển chi phí NCTT CT kho bạc TX 154 622 65.214.240 65.214.240 31/1 Kết chuyển chi phí SDMTC CT kho bạc TX 154 623 2.611.660 2.611.660 31/1 Kết chuyển chi phí SXC CT kho bạc TX 154 627 23.986.509 23.986.509 … Sau khi ghi vào sổ nhật ký chung, số liệu trên được ghi chuyển vào sổ cái TK 621, TK 152 và các TK khác có liên quan. Biểu 6: Sổ cái Năm 2003 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu tài khoản: 621 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có 31/10 245 2/10 Mua NVL dùng cho CT kho bạc TX 1 111 5.796.000 31/10 40 2/10 Xuất kho VL CT kho bạc TX 1 152 19.681.820 … 31/10 425 10/10 Mua VL cho công trình KBTX 1 331 194.677.000 … 31/10 Kết chuyển CPNVLTT công trình KBTX 1 154 706.707.144 … 31/12 Cộng phát sinh 5.352.695.816 5.352.695.816 Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, số liệu trên các chứng từ gốc được phản ánh vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình trong tháng. Số liệu ghi trên sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm cơ sở để tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng, sau đó để tổng hợp chi phí cho toàn Công ty. Tại Công ty các loại vật liệu như sơn, que hàn… các thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hoà…, các loại công cụ sản xuất có giá trị nhỏ như dao._.hí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 I. Những ưu, nhược điểm về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 1 Thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 đã mang đến cho em một số nhìn nhận sơ bộ, một số đánh giá chung về tổ chức hoạt động, tổ chức hạch toán của Công ty như sau: Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, sở hữu vồn nhà nước chiếm 51% Vốn do CBCNV góp là 49%, là 1 doanh nghiệp lớn với quy mô hoạt động rộng, phân tán trên nhiều tỉnh thành. Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, năng động, hợp lý, các bộ phận chức năng được tổ chức chặt chẽ, phân công phân nhiệm rõ ràng và hoạt động có hiệu quả, mô hình hạch toán khoa học, tiện lợi, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cùng với quá trình chuyển đổi, trưởng thành của mình, công tác kế toán tại Công ty không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhất, hiệu quả nhất yêu cầu quản lý, hạch toán kinh tế. Điều này được thể hiện rõ ở những ưu điểm sau: Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của Công ty. Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình, được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao, đáp ứng yêu cầu căn bản về công tác hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức tương đối tốt, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo đúng quy định của Bộ tài chính. Phương pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp các thông tin thường xuyên, kịp thời của công tác quản lý tại Công ty. Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng máy vi tính vào phục vụ công tác hạch toán đã tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đưa ra các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các xí nghiệp, đội. Nhờ vậy, các đơn vị trực thuộc phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự chủ trong sản xuất giúp cho Công ty tạo ra được những sản phẩm chất lượng đảm bảo với giá cạnh tranh trên thị trường, từ đó không ngừng nâng cao uy tín của Công ty. Công ty đã xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng. Theo đó Công ty có thể đối chiếu kịp thời thực tế sản xuất thi công với dự toán để từ đó tìm ra nguyên nhân chênh lệch, rút ra bài học quản lý một cách nhanh nhất. Giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty được xác định theo từng khoản mục, yếu tố chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán của chế độ kế toán hiện hành. Nhìn chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra về thời gian và tính chính xác, cụ thể. Mặt khác chi phí sản xuất chủ yếu được tập hợp trực tiếp, giảm bớt việc phân bổ chi phí cuối kỳ làm tăng mức độ chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm. Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm, gắn liền thu nhập của người lao động với chất lượng, hiệu quả công việc đã khuyến khích tinh thần lao động, làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc có những quyền chủ động nhất định trong quá trình hoạt động như: thuê lao động, thuê máy móc, tìm công trình, ...nhưng vẫn gắn liền với hiệu quả kinh tế, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công việc. Điều này đã có những tác động tích cực đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cải tiến tích cực như vậy song em nhận thấy công tác kế toán ở Công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm, bất cập chưa được chú ý tháo gỡ và sửa chữa. Cụ thể trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau: * Về công tác luân chuyển chứng từ: Công tác luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trực thuộc với phòng tài chính kế toán công ty vẫn còn sự chậm trễ. Thông thường, các chứng từ phát sinh sẽ được kế toán đơn vị tập hợp và chỉ đến cuối tháng hoặc cuối quý mới được chuyển về phòng tài chính Công ty để vào sổ nhưng có nhiều chứng từ phát sinh trong tháng này, kỳ này thì phải đến tháng sau, kỳ sau mới được gửi lên. Chính sự chậm trễ này đã làm tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp giữa các tháng, các kỳ biến động lớn, phản ánh không đúng, không chính xác chi phí phát sinh trong từng tháng và làm cho các công việc kế toán không hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn và đồng bộ vì khối lượng công việc quá lớn thường bị dồn vào cuối kỳ hạch toán. * Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chưa quản lý chặt chẽ được nguyên vật liệu tại các công trường thi công dẫn đến thất thoát lớn. Giá mua nguyên vật liệu không bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển bốc dỡ mà hạch toán khoản chi phí này vào TK 627. * Về chi phí nhân công trực tiếp: Tất cả các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân thuộc xí nghiệp, đội; tiền công trả cho lao động thuê ngoài đều được hạch toán vào bên có tài khoản 334 mà không được chi tiết theo chế độ kế toán hiện hành quy định. Các khoản tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy thi công lại được hạch toán vào tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vào tài khoản “Chi phí sử dụng máy thi công” TK 623 (6231). Công ty vẫn hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, công nhân điều khiển máy vào TK622 như các doanh nghiệp sản xuất khác mà không hạch toán vào TK627 như chế độ quy định. Các bút toán hạch toán như trên không phù hợp với chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp, làm giảm chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thực tế, tăng chi phí nhân công trực tiếp, làm thay đổi tỷ trọng chi phí và do vậy có thể dẫn đến chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với dự toán công trình. Hơn nữa, theo chế độ quy định là kinh phí công đoàn phải trích trên lương thực tế trả cho công nhân viên trong tháng nhưng Công ty lại trích theo lương cơ bản của công nhân viên, do đó làm cho khoản trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất cho các đối tượng, tập hợp chi phí thiếu chính xác, ảnh hưởng đến tính đúng, tính đủ giá thành công trình, hạng mục công trình. * Về chi phí sử dụng máy thi công: Hiện nay Công ty sử dụng tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” để tập hợp các chi phí phát sinh nhưng chưa được chi tiết theo từng khoản mục chi phí phát sinh nên thông tin không được cụ thể, rõ ràng. * Đối với chi phí sản xuất chung: Công ty thực hiện chưa đúng chế độ hạch toán chi phí: một số công cụ dụng cụ, vật liệu luân chuyển dùng cho nhiều kỳ, Công ty không thực hiện phân bổ mà tính một lần, hoàn toàn vào lần sử dụng đầu tiên. Như vậy đã ảnh hưởng đến tính hợp lý của các khoản chi phí, có thể dẫn đến sự biến động bất thường về chi phí sản xuất chung giữa các kỳ hạch toán với nhau. Trên đây là một số ý kiến của em về công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty xây dựng số 1. Do trình độ và hiểu biết thực tế của em còn nhiều hạn chế nên có thể những ý kiến đưa ra chưa sâu sắc, xác đáng và thực sự chính xác. Song với cảm nhận riêng, em cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1. ý kiến đề xuất với công ty cổ phần xây dựng số 1 - Vinaconco1 Quan thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 1 được sự chỉ bảo tận tình của các cô, các chú phòng tài chính kế toán công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập với sự nhiệt tình nghiên cứu, em xin đưa ra một số ý kiến về phương hướng hoàn thiện những tồn tại trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty như sau: * Về công tác luân chuyển chứng từ: Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội, mà biện pháp tốt nhất đó là thực hiện về mặt tài chính. Xuất phát từ hình thức khoán của Công ty là Công ty tiến hành cho các đội vay tiền với lãi suất thấp để tự lo nguyên vật liệu, nhân công thuê ngoài… cho nên để khắc phục những trậm trễ trong việc luân chuyển chứng từ, Công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: các đơn vị phải nộp đầy đủ chứng từ lần này mới được cho vay tiếp. Hạch toán chi phí sản xuất là công tác quan trọng hàng đầu, có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty xây dựng số 1 xác định nhiệm vụ hàng đầu là quản lý chặt chẽ, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và luôn đảm bảo chất lượng công trình. Để làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất, kế toán cần chú trọng đến từng nội dung chi phí sản xuất. Với từng phần hạch toán chi phí sản xuất, em xin đóng góp một số ý kiến như sau: * Trong công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong thực tế tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt qua quá trình sản xuất ở các công trường của công ty khá cao: 3 - 4 %. Như vậy là lãng phí nguyên vật liệu, vì vậy để quản lý sát sao hơn khoản chi phí nguyên vật liệu, Công ty nên áp dụng thêm một số biện pháp sau: - Theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí nguyên vật liệu trên các tài khoản cấp 2 của tài khoản 152 như chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp. - Bên cạnh đó, Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 3,4... cho tài khoản 1521 để quản lý, hạch toán chi tiết các loại nguyên vật liệu chính vì nguyên vật liệu chính trong ngành xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn và đa dạng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành công trình. Ví dụ: TK 1521: Vật liệu chính Chi tiết: + TK 15201: Gạch TK1520101: Gạch lát Đồng Tâm. TK1520102: Gạch lát Hữu Hưng. ... + TK 15202: Ximăng TK1520201: Xi măng Chinfon. TK1520202: Xi măng Hoàng Thạch. ... - Thực hiện các biện pháp thưởng phạt công minh đối với việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu. - Về hạch toán giá thực tế vật liệu mua về nhập kho công trình: Hiện nay, ở các đơn vị trực tiếp thi công xây lắp của Công ty, khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu đã không tính chi phí vận chuyển, thu mua, bốc dỡ mà chỉ tính giá trị nguyên vật liệu = giá mua (= giá hoá đơn - chiết khấu TM, giảm giá hàng bán). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ được hạch toán vào tài khoản 627 và không chi tiết theo tài khoản cấp 2. Như vậy, kế toán đã thực hiện không đúng quy tắc, vi phạm nguyên tắc giá phí, làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm đi một khoản và chi phí sản xuất chung tăng lên tương ứng. Việc này khiến cơ cấu chi phí trong giá thành thay đổi và sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá, phân tích chi phí sản xuất phát sinh và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ, ảnh hưởng đến kết quả, độ chính xác của những thông tin, số liệu cung cấp. * Về hạch toán chi phí nhân công: Công ty nên chi tiết tài khoản 334 thành 2 tài khoản cấp 2 theo chế độ kế toán hiện hành quy đinh: - TK 3341: dùng để phản ánh chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân thuộc biên chế Công ty - TK 3342: dùng để phản ánh tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài Hạch toán qua các tài khoản chi tiết như vậy sẽ giúp cho kế toán thấy được tỷ trọng tiền lương, phụ cấp trả cho lao động trong biên chế và tiền công trả cho lao động thuê ngoài trong tổng chi phí nhân công trực tiếp. Đồng thời, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và quản lý chi phí nhân công trực tiếp. Tại Công ty, cụ thể là tại các đơn vị thi công hiện nay chưa tách bạch giữa công nhân trực tiếp sản xuất với công nhân điều khiển máy thi công. Thường coi công nhân điều khiển máy thi công là công nhân trực tiếp sản xuất nên lương, phụ cấp, các khoản trích trên lương của công nhân điều khiển máy thi công đều được hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy , cũng như việc hạch toán sai chi phí mua nguyên vật liệu, việc hạch toán như trên đã làm thay đổi tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành công trình. Do đó, nếu có thể Công ty cần chỉ đạo các đơn vị sửa lại kịp thời sai sót này để việc hạch toán chi phí sản xuất thêm chính xác, hợp lý. Theo em việc theo dõi chi tiết ngày công sản xuất trực tiếp và ngày công điều khiển máy thi công của công nhân cũng không phải là phức tạp. Các tổ trưởng có thể sử dụng bảng chấm công, bảng theo dõi công việc, nhật ký làm việc để theo dõi số ngày công thực tế của công nhận trực tiếp sản xuất, sử dụng sổ theo dõi số ca máy sử dụng để làm cơ sở tính lương của công nhân điều khiển máy thi công: = Số ca máy điều khiển x Lương khoán cho 1 ca máy Lương công nhân điều khiển MTC Công ty cần xem xét lại việc trích KPCĐ, thay việc trích trên lương cơ bản bằng việc trích theo lương thực tế, đảm bảo hạch toán đủ chi phí sản xuất theo quy định. Chẳng hạn nếu thực hiện theo đúng chế độ thì khoản trích KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 1 năm 2003 của đội xây dựng và trang trí nội thất tại công trình kho bạc Thanh Xuân phải là: 59.608.100 x 2% = 1.192.162đ Nhưng thực tế vì trích theo lương cơ bản nên đội chỉ tính 590.120đ vào chi phí nhân công trực tiếp. Vậy cần phải tính thêm 1 khoản là: 1.192.162- 590.120= 602.042đ vào chi phí sản xuất trong tháng. Việc trích như Công ty đang thực hiện đã phản ánh không chính xác chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Nhưng không chỉ có vậy Công ty còn làm sai lệch độ lớn của các khoản mục chi phí khi hạch toán sai chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp xây lắp : hạch toán các khoản trích trên lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK622 mà không hạch toán vào TK627. Vậy kế toán phải hạch toán lại các nghiệp vụ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất đội xây dựng và trang trí nội thất tháng 1 năm 2003 như sau: Nợ TK627: 6.208.182. Có TK338: 6.208.182. (Chi tiết: TK3382: 1.192.162. TK3383: 4.425.900. TK3384: 590.120) Cũng như vậy việc trích KPCĐ vào chi phí sản xuất chung của nhân viên quản lý đội của Công ty chưa chính xác vì không trích theo lương thực tế mà trích theo lương cơ bản. Để tính đúng chi phí sản xuất chung tháng 1, đội xây dựng và trang trí nội thất phải trích các khoản là: + BHXH: 6.337.800 x 15% = 950.670 + BHYT: 6.337.800 x 2% = 126.756 + KPCĐ: 14.000.000 x 2% = 280.000 Cộng: 1.357.426 Chi phí sản xuất chung (chi tiết: nhân viên quản lý) phải tăng thêm 1 khoản là: 1.357.426- 1.204.182 = 153.244đ Định khoản thêm: Nợ TK627(6271): 153.244 Có TK338(3382): 153.244 Sau khi hạch toán lại các khoản trên thì độ lớn các khoản mục chi phí trong tháng 1 của đội xây dựng và trang trí nội thất có sự thay đổi như sau: + Chi phí nhân công trực tiếp = 65.214.240 - 5.606.140 = 59.608.100(đ) (5.606.140đ là các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất mà kế toán đội đã tính trước đây). + Chi phí sản xuất chung = 23.986.509 + 153.244 + 6.208.182 = 30.347.935(đ) (Trong đó khoản chi phí nhân công là: 14.000.000 + 1.357.426 + 6.208.182 = 21.565.608đ) Ngoài việc hạch toán không đúng khoản trích trên tại Công ty còn tồn tại thực tế là nhiều đơn vị trực tiếp thi công của Công ty không thực hiện trích, nộp các khoản trích trên lương theo quy định về Công ty đúng kỳ hoặc có trường hợp lại trích theo quý. Như vậy việc hạch toán tại Công ty đã vi phạm nguyên tắc trích BHXH, BHYT, KPCĐ, không phản ánh kịp thời chi phí phát sinh và có thể gây đột biến về chi phí nhân công giữa các kỳ hạch toán. Để giải quyết tình trạng trên lãnh đạo Công ty nên chỉnh đốn lại việc trích các khoản trích trên lương theo quy định từ các đơn vị thi công nhằm hạch toán đúng, đủ chi phí phát sinh đồng thời thu, nộp đủ, đúng hạn các khoản cho cơ quan chức năng nhà nước. * Về chi phí sử dụng máy thi công: Công ty nên chi tiết tài khoản 623 theo chế độ quy định để hạch toán chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh cho máy thi công, tránh hạch toán sai các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản 622, 627 như đã làm. - TK 6231: Phản ánh chi phí nhân công - TK 6231: Chi phí vật liệu sử dụng cho máy thi công - TK 6233: Chí phí dụng cụ sản xuất - TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công - TK 6237: Chi phí dich vụ mua ngoài - TK 6238: Chi phí bằng tiền khác Khi hạch toán, kế toán cần xác định chi phí thuê máy bên ngoài không thuộc khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào TK 627(6277), như vậy trong khi thi công công trình kho bạc Thanh Xuân tháng 1 năm 2003, kế toán công ty đã làm tăng chi phí sử dụng máy thi công, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất chung một khoản là 1.411.660đ. * Về hạch toán công cụ dụng cụ: Tại công ty, các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ vẫn được hạch toán thẳng vào các tài khoản chi phí mà không hạch toán vào tài khoản 142, để phân bổ dần cho nhiều kỳ. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát sinh và không đúng nguyên tắc. Chẳng hạn trong tháng 1 năm 2003 đội Xây dựng và Trang trí nội thất có mua 1 máy nén khí phục vụ thi công công trình kho bạc Thanh Xuân. Giá trị của máy là 1.200.000đ, đây là máy thi công song giá trị chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vì vậy có thể coi là công cụ dụng cụ với giá trị tương đối lớn, hơn nữa máy này có thể sử dụng lâu dài cho nhiều công trình song đội lại hạch toán thẳng vào chi phí máy thi công trong tháng mà không thực hiện hạch toán vào TK142 để phân bổ dần. Điều này thể hiện việc hạch toán sai nguyên tắc của đội. Vì vậy em xin kiến nghị là Công ty cần phải phân bổ theo mức: 50% hay 25% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên hay theo định mức sử dụng, ... còn nếu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều công trình thì có thể phân bổ theo số lần hay số kỳ sử dụng. - Khi đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng kế toán hạch toán: Nợ TK142(1421): chi tiết công trình (nếu sử dụng cho 1 công trình). Có TK153: Giá trị công cụ dụng cụ - Hàng kỳ kế toán thực hiện việc phân bổ chi phí CCDC: Nợ TK 627, 623: chi tiết công trình Có TK142: giá trị phân bổ từng lần Nếu thực hiện hạch toán như trên thì chi phí CCDC xuất dùng của Công ty được hạch toán thống nhất, phù hợp với nội dung kinh tế của các tài khoản chi phí, phản ánh một cách hợp lý các khoản chi phí phát sinh và không vi phạm chế độ, nguyên tắc kế toán hiện hành. Bên cạch việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ vào khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công còn có sai phạm như trên thì việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ vào chi phí sử dụng máy còn có chỗ chưa hợp lý nữa là: các đơn vị thi công của Công ty không sử dụng TK6233 để phản ánh chi phí công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công mà mỗi khi xuất công cụ dụng cụ đều hạch toán vào TK6273. Như vậy rõ ràng việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ tại Công ty không được thực hiện rõ ràng, còn nhiều lỏng lẻo. Việc phản ánh sai nội dung kinh tế của các nghiệp vụ như vậy sẽ làm thay đổi tương đối độ lớn giữa các khoản chi phí với nhau. Em nghĩ Công ty cần chú trọng hơn đến vấn đề này vì trong nghành xây dựng cơ bản các nghiệp vụ liên quan đến công cụ dụng cụ phát sinh tương đối nhiều và khá phức tạp, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình của mỗi doanh nghiệp. * Về hạch toán chi phí liên quan đến tài sản cố định và máy thi công: Hiện nay tại các đơn vị thi công của Công ty đều có một số tài sản cố định và máy thi công riêng song không đầy đủ vì vậy Công ty thường điều động thêm tài sản cố định và máy của Công ty xuống hỗ trợ cho các đơn vị. Song công tác hạch toán tài sản cố định và máy thi công của Công ty còn tồn tại một số điều chưa hợp lý cần phải sửa đổi. Cụ thể là các vấn đề sau: Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định mà trong thời gian thi công nếu tài sản cố định, máy thi công của Công ty cần được sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn thì mọi chi phí đó đều được hạch toán vào TK627- chi tiết theo đối tượng sử dụng. Đây là điều bất hợp lý vì nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh mà chỉ tập hợp 1 lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ thì sẽ đội chi phí sản xuất chung lên lớn hơn nhiều so với các kỳ khác và có thể gây ra chênh lệch lớn hơn so với dự toán. Vì vậy ở đây em xin kiến nghị là: - Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị, tài sản cố định có thể hạch toán thẳng vào tài khoản chi phí trong kỳ nhưng phải tách bạch giữa tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng với máy thi công: Nợ TK627 (chi tiết theo TK cấp 2) Nợ TK623 (chi tiết theo TK cấp 2) Có TK liên quan: TK111, TK112, ... - Chi phí sửa chữa lớn phát sinh trước hết phải được hạch toán vào TK2143-“Sửa chữa lớn TSCĐ”. TK này có thể mở thêm các TK cấp 3,4 để theo dõi riêng tài sản cố định và máy thi công, chẳng hạn như: TK24131 - “Tài sản cố định” TK 24132 - “Máy thi công”, ... - Khi sửa chữa lớn hoàn thành, kết chuyển vào TK142: Nợ TK142(1421) Có TK2413 (Chi tiết từng TSCĐ sửa chữa lớn) - Sau đó tiến hành phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức phù hợp : số kỳ sử dụng tài sản cố định, số kỳ sử dụng máy thi công,... Nợ TK627, TK623: Số phân bổ từng kỳ Có TK142(1421): Số phân bổ từng kỳ * Về chi phí khấu hao tài sản cố định và khấu hao máy thi công: Tại các đơn vị thi công sử dụng máy thi công, TSCĐ của Công ty thì hạch toán chi phí khấu hao như sau: Nợ TK627 (kể cả khấu hao máy thi công) Có TK336(TK3368) Việc hạch toán như trên không chính xác, sai lệch nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đó là: đơn vị không hạch toán riêng chi phí khấu hao máy thi công mà hạch toán chung với chi phí khấu hao các tài sản cố định khác vào TK627. Vì vậy em xin kiến nghị là Công ty cần tách bạch rõ ràng giữa chi phí khấu hao máy thi công và chi phí khấu hao tài sản cố định khác để phản ánh đúng nội dung các khoản chi phí phát sinh, tập hợp đủ, chính xác chi phí sản xuất vào các khoản mục, tránh gây ra sự chênh lệch, lệch lạc giữa thực tế với dự toán công trình. Với TK6234 Công ty có thể mở thêm các TK cấp 3 để hạch toán chi phí khấu hao của từng loại máy thi công để kiểm soát chặt chẽ, chi tiết hơn việc sử dụng máy thi công. Ngoài ra, với hình thức khoán gọn Công ty nên cho phép các đơn vị trực thuộc được tổ chức hạch toán kế toán, điều này sẽ tạo điều kiện hơn trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được kịp thời, chính xác và giảm bớt gánh nặng công việc cho phòng kế toán công ty. Trên đây là một số kiến nghị, ý kiến đề xuất của em về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconco1. Với trình độ còn nhiều hạn chế em không dám kỳ vọng những ý kiến của mình là hoàn toàn hợp lý và chính xác song em vẫn mong rằng chúng sẽ có ít nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2. ý kiến đề xuất với chế độ kế toán hiện hành Chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập cũng như thiếu những quy định cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp trong hạch toán nhiều nghiệp vụ phát sinh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây lắp. Với góc nhìn của một sinh viên đang học tập trên ghế nhà trường, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với chế độ kế toán có liên quan tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. - Chế độ cần ra văn bản quy định cụ thể đối với hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp (chủ yếu thiệt hại phá đi làm lại). Đây là một nghiệp vụ thường có thể phát sinh tại các doanh nghiệp xây lắp và chủ yếu được xử lý bằng cách đưa khoản thiệt hại này vào giá thành công trình, điều này làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên một lượngnhất định, làm lãi của doanh nghiệp giảm, dẫn đến nộp ngân sách giảm. Theo em chế độ kế toán phải quy định rõ xử lý như thế nào trong các trường hợp cụ thể: Ví dụ: Nếu do thiên tai gây ra thì tính vào chi phí khác, Nếu do lỗi của cá nhân thì phải bồi thường… III. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải luôn đảm bảo đồng thời chất lượng sản phẩm để giữ được uy tín và giảm giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận. Biện pháp để hạ giá thành sản phẩm là việc tiết kiệm các yếu tố chi phí sản xuất khi sử dụng. Xuất phát từ điều kiện và tình hình thực tế của Công ty xây dựng số , em xin đưa ra một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. + Tiết kiệm nguyên vật liệu Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, các đơn vị tiến hành giao việc mua sắm vật liệu cho các công trình, yêu cầu chủ nhiệm công trình phải cam kết về định mức bảo đảm chất lượng công trình. Giảm thiểu hao hụt trong thi công, bảo quản và vận chuyển vật tư. Giám sát chặt chẽ việc nhập xuất vật tư, chống tham ô, tiêu cực trong công tác thu mua. Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường vật tư để theo dõi, đối chiếu, kiểm tra với các hoá đơn do nhân viên cung ứng vật tư cung cấp, đồng thời mở rộng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài đảm bảo đủ vật tư đáp ứng tiến độ thi công. Nghiên cứu, tìm hiểu việc sử dụng vật liệu mới, giá cả hợp lý có hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển chung của khoa học kỹ thuật. Có chế độ khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với các cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. + Tăng năng suất lao động Làm giảm mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. để thực hiện được điều nay, Công ty cần nghiên cứu các biện pháp tổ chức thi công một cách khoa học nhất. Các khối lượng công việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để sản xuất bị ngừng trệ. Vật liệu phải được cung cấp kịp thời cho sản xuất. Công ty phải thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra Công ty có thể sử dụng các đòn bẩy kinh tế như tiền thưởng… để kích thích lao động. + Giảm chi phí sử dụng máy thi công Có thể giảm chi phí sử dụng máy thi công bằng cách nâng cao năng suất sử dụng máy, tiết kiệm các chi phí cho máy thi công như chi phí nguyên vật liệu… Khi máy hết khả năng sử dụng, Công ty nên tiến hành thanh lý ngay và mua sắm thêm những loại máy tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công. + Giảm chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều loại và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy, Công ty cần có quy chế chặt chẽ, cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này. tuy nhiên các khoản chi phí hợp lý cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công. Tóm lại, có thể thấy rằng để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí thi công và tính giá thành sản phẩm công trình xây dựng hoàn thành, Công ty có nhiều giải pháp có thể ứng dụng. Tuy nhiên, để sự thay đổi thực sự mang lại tác dụng, Công ty phải thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho khi biện pháp này được thực hiện có tác động tích cực thực thi biện pháp khác. Thành công này là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty. Kết luận Quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 1 đã cho em hiểu rằng đi đôi với học tập nghiên cứu lý luận, việc đi sâu tìm hiểu thực tế cũng là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Trong qua trình thực tập, em có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu những vấn đề mà sách vở chưa đề cập đến hay sự biến hoá của lý thuyết trong thực tế. Vì thế, em đã cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt chú trọng tới đề tài đã chọn. Sau khi nghiên cứu đề tài em càng hiểu rằng kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng có tầm quan trọng lớn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển trên con đường hội nhập, tính cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng cao. Trong điều kiện hiện nay, cũng như các doanh nghiệp khác, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Để góp phần tiếp tục hoàn thiệc công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty, báo cáo thực tập của em tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây: Nghiên cứu và trình bày thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tìm hiểu, rút ra những ưu điểm, hạn chế đồng thời đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực quan tâm nghiên cứu, giải quyết của các cán bộ chuyên ngành các cấp. Vì vậy với trình độ và kiến thức còn hạn chế, những ý kiến đưa ra của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, các bác, các cô trong phòng tài chính kế toán công ty để bổ sung cho kiến thức còn non kém của mình. Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu mà cô giáo Đỗ Ngọc Trâm cùng các bác, các cô phòng tài chính kế toán công ty cổ phần xây dựng số 1 đã dành cho em trong thời gian qua. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0053.doc
Tài liệu liên quan