Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á

LỜI MỞ ĐẦU Ngay từ khi được phát hiện và vào sử dụng, cho đến nay, điện đã trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu và chiếm một vị trí vô cùng quan trong cuộc sống của con người. Chính điều này đã mở ra tiềm năng phát triển không chỉ cho ngành công nghiệp điện mà cả những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh thiết bị điện. Khi những rào cản về địa lý và ngôn ngữ bị xoá bỏ, thị trường được mở rộng cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh càng trở lên khắc nghiệt. Một sả

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm muốn chiếm lĩnh thị trường thì cần phải đạt được 2 yếu tố: chất lượng và giá cả hợp lý. Những năm gần đây, trước xu thế hội nhập toàn cầu, để có được vị trí như ngày hôm nay, công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành từng bước chinh phục thị trường trong và ngoài nước. " Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á" với nội dung 3 phần: Phần I: Tổng quan về công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á. Phần III: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á Chuyên đề đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về sự thích ứng của Thiết bị điện Việt Á nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, các anh chị phòng tổ chức và phòng kế toán tại quý công ty đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề. Sinh viên Nguyễn Thu Hằng Phần I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Thiết bị điện Việt Á 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trong nền công nghệ hiện đại, năng lượng điện là chìa khoá vận hành mọi hoạt động của xã hội. Ý nghĩa quan trọng đó mở ra tiềm năng cho các nghành sản xuất và kinh doanh thiết bị điện. Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại Việt Á với thương hiệu sản phẩm VAPWOER thực sự là một tên tuổi lớn trong ngành sản xuất thiết bị điện chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm thiết bị điện công nghiệp trong lĩnh vực năng lượng. Trong suốt thời gian 10 năm hoạt động của mình Việt Á không ngừng khẳng định vị trí, uy tín bởi chất lượng sản phẩm trên thương trường. Công ty TNHH thiết bị điện Việt Á - đơn vị thành viên với vị thế hiện nay là minh chứng cho sự hoạt động hiệu quả và phát triển không ngừng của tập đoàn Việt Á. Được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2004, cho đến nay tuy thời gian hoạt động chưa dài nhưng Công ty đã chiếm một vị trí đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty TNHH thiết bị điện Việt Á là một doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ và hoạt động theo luật định. Là một đơn vị hạch toán độc lập, Công ty tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn của tập đoàn quản lý. Tên chính thức của Công ty là: Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á Tên viết tắt giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty thiết bị điện Việt Á Tên giao dịch viết tắt bằng Tiếng Anh là: VAELEC CO,. LTD Hiện nay, Thiết bị điện Việt Á có nhà máy chính đặt tại Thôn Phan Bôi - Dị Sữ - Mỹ Hào - Hưng Yên bao gồm các nhà máy cơ khí và các xưởng sản xuất. Ban đầu, Công ty do chủ tịch hội đồng quản trị bà Phạm Thị Loan thành lập với số vốn điều lệ ban đầu 5tỷ đồng. Hiện nay, Công ty có trụ sở giao dịch chính tại số 2/2 Trần Quý Kiên - Cầu Giấy- Hà Nội. Ban lãnh đạo Công ty trong thời gian vừa qua đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh và quy mô sản xuất. Ngoài nhà máy sản xuất chính đặt tại Phan Bôi- Dị Sữ- Mỹ Hào Hưng Yên, năm 2006 Công ty đã bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy sản xuất mới tại khu công nghiệp Văn Giang, Hưng Yên. Số lượng cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp và văn phòng tăng lên cả về số lượng và trình độ. Từ chỗ chỉ có 65 người hoạt động, hiện nay con số này đã tăng hơn 130 người làm việc ở tất cả các bộ phận phòng ban và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với triết lý kinh doanh mang đậm tính chất nhân văn là tín điều nhắc nhở cho mọi thành viên, là kim chỉ nam xuyên suốt trong mọi hoạt động của đơn vị. Bằng sự nỗ lực và đoàn kết một lòng của tập thể cán bộ trong Công ty, trong thời gian vừa qua công ty TNHH thiết bị điện Việt Á đã tìm được chỗ đứng vững vàng trên thương trường. Thương hiệu thiết bị điện Việt Á đã và đang xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng. 1.2. Thành tựu đạt được Trong thời gian hoạt động vừa qua, Công ty đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể. Từ 15 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu, cho đến nay số vốn hoạt động của Công ty đã không ngừng tăng lên. Tổng tài sản của doanh nghiệp được mở rộng, tài sản dài hạn tăng phản ánh nỗ lực đầu tư của doanh nghiệp không chỉ theo chiều rộng còn theo chiều sâu. Trung bình hàng năm tổng tài sản Thiết bị điện Việt Á tăng hơn 20 %. Hiện nay tổng tài sản của Công ty đạt hơn 63 tỷ đồng. Thành tích đạt được kể dưới đây chỉ là con số khá nhỏ so với kết quả đạt được của công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng tài sản 21,739,485,587 37,866,785,615 2,364,842,556 2 TSNH và ĐTNH 14,332,328,212 34,135,871,287 39,576,845,324 3 Nguồn vốn CSH 8,795,887,855 21,189,997,929 32,455,786,425 4 Tổng giá trị sản xuất 48,247,356,595 53,204,993,601 64,586,983,212 5 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 63,201,063,019 75,948,736,158 86,459,179,547 6 Lợi nhuận trước thuế TNDN 4,339,121,029 6,724,863,954 9,832,641,587 7 Thu nhập bình quân / người/ tháng 1,786,301 2,045,783 2,607,546 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế, tài chính của công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á năm 2005, 2006, 2007 Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, Công ty làm ăn khá hiệu quả. Về phần sản xuất, trước nhu cầu thiết bị điện tăng ngày một gia tăng do vậy Công ty đã áp dụng hệ thống sản xuất tiên tiến. Kết quả đạt được là các chỉ tiêu về sản xuất gia tăng đáng kể. Tổng giá trị sản xuất năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4,957,637,010, năm 2007/2006 tăng 11,381,989,610. Về hoạt động kinh doanh cũng rất khả quan năm 2005 tổng doanh thu của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở con số 63,201,063,019 thì đến năm 2007 tổng doanh thu của Công ty đã đạt 86,459,179,547 và hy vọng trong năm tới con số này còn tiếp tục tăng lên.Kểt quả cùng với lợi nhuận của Công ty tăng lên đáng kể làm cho thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty tăng lên. Nhìn chung đây là mức lương khá cao so với các đơn vị trong cùng ngành. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đã là 2,607,546. Với mức thu nhập này đảm bảo cho công nhân viên của Công ty có đời sống ổn định, tạo niềm tin và thúc đẩy sự nhiệt tình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác. Kết quả sản xuất kinh doanh trên đã cho thấy hướng đi đúng đắn của Công ty. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty 2.1. Lĩnh vực hoạt động Nắm bắt xu thế chung của thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước, ngay từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo Công ty đã xác định lĩnh vực hoạt động chính của công ty đúng như tên gọi: sản xuất, lắp ráp các vật liệu thiết bị điện, điện tử. Ngoài ra, Công ty cũng nhận tư vấn thiết kế kỹ thuật máy móc, thiết bị điện; xây lắp các công trình điện đến 110KVA; xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông; tư vấn lắp ráp, xây dựng các công trình điện, các công trình công nghiệp. Đơn vị cũng là đại lý kí gửi, mua bán hàng hoá cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu. Hiện nay, theo xu thế phát triển của thị trường, kinh doanh bất động sản cũng là lĩnh vực hoạt động mới mẻ của Công ty. 2.2. Nhiệm vụ hoạt động Nhiệm vụ hoạt động chính của công ty là xây dựng các kế hoạch, tổ chức và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để mở rộng sản xuất và kinh doanh, Công ty luôn phải huy động thêm các nguồn vốn cũng như quản lý để khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao nhất các nguồn vốn. Là một doanh nghiệp hoạt động trong nước nên Công ty phải tuân thủ các chính sách, các chế độ tài chính theo quy định của bộ tài chính. Ngoài ra, đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn luôn đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho Công ty và thực hiện tốt các công tác xã hội khác. 2.3. Quyền hạn Công ty Được phép đề xuất với bộ thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch có liên quan đến các hoạt động của Công ty Huy động vốn theo các hình thức khác nhau Được phép mở rộng buôn bán các sản phẩm hàng hoá theo quy định của pháp luật, trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước Công ty được phép tham dự các hội chợ triển lãm để giới thiệu các sản phẩm của Công ty với các đối tác trong và ngoài nước Xây dựng kế hoạch đào tạo tuyển dụng, sử dụng, đề bạt và kỷ luật cán bộ công nhân viên trong Công ty 2.4. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty 2.4.1. Sản phẩm Các sản phẩm chủ lực được biết đến của Công ty bao gồm: Các thiết bị điện thuộc hệ thống trạm điện: Tủ điều khiển bảo vệ, tủ AC/DC, tủ RTU , tủ STC, tủ đấu dây ngoài trời Tủ hạ thế Các thiết bị đóng ngắt trung thế: tủ Vamix, tủ RMU, cầu dao phụ tải, cầu chì tụ rơi Trạm kiosk hợp bộ. Các thiết bị đo điện, điện tử Thang máng cáp Hộp công tơ Mạ và sơn tĩnh điện các loại theo đơn đặt hàng Hầu hết các sản phẩm trên được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại. Sản phẩm tuân thủ các thông số về kĩ thuật và chất lượng. Đặc biệt, từ năm2005 đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 140001 2004 tạo lòng tin và uy tín chất lượng sản phẩm. Năm 2006, một số sản phẩm mới như: bộ nạp ác quy, bộ cảnh báo, khối thử nghiệm phục vụ điều khiển bảo vệ tự vệ. 2.4.2. Quy trình công nghệ Sản phẩm của Thiết bị điện Việt Á là các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng cao, được cấu thành từ nhiều chi tiết, bộ phận trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Do vậy, có thể khẳng định quy trình sản xuất của Công ty là khá phức tạp và được khái quát qua mô hình sau: Nhà máy cơ khí vỏ hộp Ktra chât lượng Xưởng sơn mạ Ktra chất lượng Xưởng lắp ráp Ktra chất lượng TP nhập kho Phế liệu và sản phẩm hỏng thu hồi Kho NVL Bán thành phẩm Kế hoạch sản xuất Sơ đồ 1.1 : Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty Thiết bị điện Việt Á Do sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn cao nên Công ty đã thiết kế một hệ thống kiểm tra chất lượng từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho và xuất bán. Đặc biệt, khi Công ty bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO thì việc kiểm soát chất lượng càng chặt chẽ. 3. Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị điện nên Công ty thực hiện toàn bộ các giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh từ khâu chuẩn bị sản xuất đến sản xuất sản phẩm và tính giá thành sản phẩm. Trong thời gian vừa qua, bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo mô hình kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc Đại diện lãnh đạo PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật PGĐ sản xuất PKD Trung hạ thế PKD TB tự động PKD cơ điện P.QC Khối kỹ thuật P.TCHC P.Kế toán P.KH sx P.KH vật tư Nhà máy cơ khí Nhà máy TBĐ Sơn mạ P.KT chào thầu tự động P.KT Trung hạ thế P.NC sp mới P.KT cơ điện Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á Theo mô hình này, giám đốc là người quyết định mọi hoạt động trong Công ty từ việc nghiên cứu, xem xét, thông qua các đề xuất của các phòng ban cho đến việc ra quyết định. Các phòng ban đóng vai trò tham mưu cho giám đốc cũng chính là tham mưu cho toàn bộ hệ thống. 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc công ty Giám đốc công ty do chủ tịch tập đoàn uỷ quyền quản lý toàn bộ mọi hoạt động của công ty. Chính giám đốc là người đại diện cao nhất và chịu trách nhiệm trước công ty và tập đoàn về tình hình và tất cả các hoạt động diễn ra tại công ty như: các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý tài sản, bảo vệ và sử dụng tài sản cũng như đảm bảo cho công ty thi hành những chế độ, quy định của nhà nước. Giám đốc công ty tham mưu và giúp việc cho chủ tịch trong việc lập kế hoạch, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và tổng hợp kết quả đạt được. Đồng thời, giám đốc cũng là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty. Về khối kinh doanh Phó giám đốc kinh doanh Thực hiện các công việc kinh doanh, tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch và các biện pháp cạnh tranh, đấu thầu, chào thầu… Khối kinh doanh bao gồm: Phòng kinh doanh trung hạ thế: Phòng kinh doanh thiết bị tự động hóa Phòng kinh doanh cơ điện Chức năng các phòng ban Thực hiện các công việc kinh doanh, chào hàng, cạnh tranh, đấu thầu các thiết bị trung hạ thế (dưới 1KV),các thiết bị điện, tủ bảng điều khiển tự động hoá, vỏ tủ bảng điện, các thang máng cáp và các thiết bị cơ điện do công ty sản xuất Theo dõi và giám sát quá trình thực hiện dự án thuộc thiết bị trung hạ thế từ khi tiếp nhận cho đến khi giao hàng và bảo lãnh sản phẩm Ngoài ra, bộ phận này còn thực hiện chức năng trao đổi thông tin và nhận thông tin phản hồi từ khách hàng về chất lượng sản phẩm Tham mưu cho lãnh đạo về những chiến lược thị trường Về khối sản xuất Phó giám đốc sản xuất / đại diện lãnh đạo về chất lượng Do giám đốc uỷ quyền trong công tác điều hành các hoạt động về phương diện sản xuất Thay mặt ban lãnh đạo công ty chỉ đạo việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và ISO 14001- 2004 Là thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng của công ty Các phòng ban Phòng kế hoạch sản xuất Trợ giúp và tham mưu cho giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản xuất được nhịp nhàng, cân đối phù hợp với hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng Phòng vật tư/ Xuất nhập khẩu Phòng vật tư có trách nhiệm tổ chức thu mua các loại vật tư cũng như tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước Tổ chức vận chuyển, quản lý, bảo quản hàng hoá vật tư, thiết bị của công ty nhằm đảm bảo cung cấp cho các bộ phận và khách hàng một cách nhanh chóng và chất lượng cần thiết. Nhà máy cơ khí vỏ hộp Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, vỏ tủ bảng điện: tủ trung hạ thế, tủ điều khiển, hộp công tơ, trạm kiosk, thang máng cáp và các sản phẩm cơ khí khác Chuyên thiết kế và sản xuất các vỏ tủ bảng điện, sản phẩm cơ khí Nhà máy thiết bị điện Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, láp ráp tất cả các sản phẩm điện, điện tử theo kế hoach sản xuất của công ty như: tủ bảng điện, hòm công tơ điện, cầu chì tự rơi, cầu dao cách ly, bộ cảnh báo Số lượng CBCNV: 35 người Xưởng sơn mạ Thực hiện công đoạn tẩy rửa, sơn mạ bề mặt các sản phẩm Lắp ráp hoàn thiện các sản phẩm từ các thiết bị do nhà máy thiết bị điện, nhà máy cơ khí chuyển sang, các thiết bị mua ngoài Về khối kỹ thuật Khối kỹ thuật Phối kết hợp với phòng kinh doanh lập hồ sơ chào thầu Thiết kế, tư vấn nhằm đưa ra các phương án kỹ thuật tối ưu đảm bảo chất lượng sản phẩm và thoả mãn yêu cầu của khách hàng Xử lý hoặc đưa ra các phương án xử lý khi gặp sự cố đối với các sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp nhằm đảm bảo uy tín và những cam kết với khách hàng Trợ giúp kỹ thuật cho các phòng ban, bộ phận sản xuất Bao gồm Phòng chào thầu tự động hoá. Phòng kỹ thuật trung hạ thế. Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Phòng kỹ thuật cơ điện. Phòng QC Thực hiện tất cả các công việc kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm, vật tư, sản phẩm, hàng hoá khi nhập, xuất ra khỏi công ty Phòng tổ chức hành chính Tham mưu giúp việc cho giám đốc về các công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, công tác lao động, tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, các hoạt động văn hoá xã hội Chức năng đầu mối thông tin của công ty đối với bên ngoài Phòng kế toán Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty những vấn đề trong lĩnh vực tài chính - kế toán Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính, công tác kế toán hạch toán theo yêu cầu của công ty Đảm bảo cho việc hạch toán và quản lý thực hiện tuân thủ chế độ pháp luật, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận 4. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty TNHH thiết bị điện Việt Á 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Để phản ánh được quá trình sản xuất, kinh doanh 1 cách kịp thời, chính xác thi yêu cầu đặt ra là bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô sản xuất và tình hình thực tế của Công ty mặt khác lại đảm bảo gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay, bộ máy công tác kế toán tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á được tổ chức theo mô hình tập trung. Nghĩa là, Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán duy nhất, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ lập, thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp thuế KT tiền mặt, TGNH, thủ quỹ KT thanh toán công nợ KT vật tư, TSCĐ KT tập hợp CP, giá thành KT tiền lương và nhân viên Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH thiết bị điện Việt Á Kế toán trưởng Là người được chủ tịch hoặc tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, tham mưu, giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước công ty và cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê tại công ty Quản lý và bao quát toàn bộ công việc kế toán tại công ty, quyết định và kiểm tra giám sát mọi công việc trong phòng kế toán Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp cho nên cũng là người chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp, cân đối sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính định kỳ, tăng cường công tác bảo vệ tài sản và tiền vốn. Kế toán tổng hợp thuế Chức năng của kế toán tổng hợp thuế là tổng hợp, chọn lọc và hạch toán các số liệu tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tài chính định kỳ theo mẫu của Bộ Tài Chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương: cục thuế, phòng thống kê huyện Kế toán tiền mặt, TGNH, thủ quỹ Thực hiện thu, chi tiền mặt theo các chứng từ thu, chi hợp lệ. Theo dõi biến động tăng, giảm của tiền mặt tại quỹ và TGNH và vào sổ hàng ngày Đối chiếu số liệu trên sổ sách với số liệu thực tế tồn tại quỹ và tại các ngân hàng Xác định định mức tồn quỹ và lập kế hoạch cân đối thu chi hàng tháng, quý, năm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Kế toán thanh toán công nợ các khoản phải thu, phải trả Thực hiện theo dõi chi tiết về mặt giá trị đối với các khoản công nợ phải thu, phải trả với từng đối tượng trong và ngoài đơn vị Theo dõi được thời hạn của các khoản phải thu, phải trả, theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị như tiền theo đối tượng để thực hiện mua hàng, thanh toán chậm với nhà cung cấp Kiểm tra, giám sát quá trình thanh toán các khoản phải thu, phải trả. Mở sổ theo dõi chi tiết công nợ khách hàng, nhà cung cấp hay người tạm ứng, đôn đốc khách hàng trả nợ Kế toán vật tư và TSCĐ Theo dõi, ghi chép và tính toán chính xác các biến động tăng giảm về NVL, CCDC và TP nhập xuất tồn, làm cơ sở đối chiếu với thủ kho về số liệu vật tư thực tế có tại kho tại thời điểm kiểm kê, làm cơ sở xác định tình hình ứ đọng, thiếu của từng loại vật tư. Đồng thời, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL, phân bổ giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp CPSX Theo dõi: TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ, đối tượng sử dụng, nguyên giá tài sản, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, thực hiện kiểm kê đánh giá lại TSCĐ Kế toán tập hợp chi phí giá thành Nhiệm vụ hạch toán chi tiết CP và tính giá thành sản phẩm, so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán, thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, lập các báo cáo tài chính Kế toán tiền lương và nhân viên Căn cứ vào ngày công đã được phòng tổ chức - tiền lương xác nhận để tính lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp của từng người ở từng bộ phận, phòng ban, đối chiếu với tiền lương ở từng phân xưởng, lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty, đồng thời phân bổ tiền lương theo quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng các quỹ lương 4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty Thiết bị điện Việt Á 4.2.1. Vận dụng chế độ kế toán tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á Niên độ kế toán: Từ 1/1 – 31/12 Chế độ kế toán: quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 0/03/2006 Đơn vị tiền tệ hạch toán áp dụng: Đồng tiền Việt Nam (VNĐ). Đối với ngoại tệ liên quan đến các loại nghiệp vụ phát sinh trong kỳ thì được quy đổi theo tỷ giá hạch toán. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Phương pháp hạch toán hàng tồn kho hạch toán tiêu thụ là: “kê khai thường xuyên” Doanh nghiệp ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc, tính giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp “ Nhập trước xuất trước” Nguyên tắc kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ, tài sản thuê tài chính Ghi nhận TSCĐ và bất động sản đầu tư ban đầu theo nguyên giá Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Quản lý TSCĐ theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn, và GTCL Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính Tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ không bù trừ doanh thu hoạt động tài chính Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất 10%, tính và nộp thuế xuất khẩu với thuế suất là 5% 4.2.2. Vận dụng hình thức sổ kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán kinh tế tại đơn vị, hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chứng từ sổ Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Nguyên tắc ghi sổ Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ từ các chứng từ gốc cùng loại, cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Việc áp dụng hình thức sổ kế toán này phù hợp với trình độ quản lý của đơn vị: đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng máy tính phục vụ cho công tác kế toán. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm EFFECT hỗ trợ công tác kế toán và đang trong giai đoạn chuyển đổi phần mềm kế toán khác ưu việt hơn. 4.2.3. Một số đặc điểm vận dụng chế độ khác Về hệ thống sổ sách kế toán Hệ thống sổ sách kế toán hiện nay của công ty gồm có: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết khác. Hệ thống báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Hệ thống chứng từ Các chứng từ lao động tiền lương: các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền thưởng… Các chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê hàng hoá, thành phẩm … Các chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng….. Các chứng từ về TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ … Phần II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á Để có thể tập hợp chi phí một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác cũng như đáp ứng được yêu cầu trong công tác tính giá thành sản phẩm thì vấn đề quan trọng chính là xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ và cách thức sản xuất kinh doanh cũng như công tác tổ chức quản lý tại đơn vị. Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng với Thiết bị điện Việt Á khi mà quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là tương đối phức tạp, các sản phẩm thiết bị điện đa dạng phải đảm bảo tiêu chuẩn cao. Do đó, hiện nay kế toán tại Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng. Dựa vào các sổ chi tiết và sổ chi tiết tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh mà kế toán tiến hành tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Công ty Là một đơn vị sản xuất kinh doanh Thiết bị điện, quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm chính của Công ty là các thiết bị có cấu tạo phức tạp nên chi phí sản xuất tại đơn vị mang những đặc điểm riêng biệt song không tách rời các loại chi phí thường có trong doanh nghiệp. Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất của Công ty được phân loại theo 2 tiêu thức sau: Theo tiêu thức khoản mục trong giá thành sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sản phẩm thiết bị điện là loại sản phẩm tương đối phức tạp, được tạo thành từ nhiều bộ phận, chi tiết. Vì vậy, vật liệu để sản xuất các sản phẩm này vô cùng phong phú về chủng loại. Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng từ 70-85% giá thành sản phẩm. Căn cứ vào vai trò, công dụng của từng loại trong thành phẩm mà có thể chia ra: Æ Nguyên vật liệu chính: loại nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể sản phẩm: Các loại thép ( thép ống, thép lá, thép L …), các loại sứ phục vụ cho sản xuất cầu dao, cầu chì, aptomat, tụ điện, biến dòng điện phục vụ cho lắp ráp các loại tủ điện, dây nhôm trần phục vụ cho sản xuất dây cáp… Æ Nguyên vật liệu phụ: là các loại vật liệu tham gia cùng với nguyên vật liệu chính góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm như: các loại sơn, bulông, ốc vít … Chi phí nhân công trực tiếp Đây là khoản chi phí mà Công ty phải trả cho các công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản chi phí này bao gồm lương chính, lương phụ cấp, tiền ăn ca… và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động như: BHXH, KPCĐ, BHYT theo tỷ lệ quy định. Hình thức trả lương cho người lao động mà Công ty áp dụng là trả lương theo thời gian. Hiện nay, số lượng công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng và nhà máy là 35 người, với mức lương trung bình khoảng hơn 2.500.000đ nên đây cũng là nguồn chi phí đáng kể trong tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất chung Æ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: tiền lương, phụ cấp, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương Æ Chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ Æ Chi phí bằng tiền khác Æ Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác Tổng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi chung là chi phí chế biến và được phân bổ cho sản phẩm hoàn thành theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này giúp kế toán viên lựa chọn sử dụng các tài khoản, sổ sách chi tiết, tổng hợp trong việc hạch toán. Đồng thời đây cũng là cơ sở để tính toán phân bổ chi phí khi tính giá thành sản phẩm, phân tích hiệu quả sản xuất và tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Theo yếu tố chi phí: Yếu tố nguyên vật liệu Yếu tố nhiên liệu, động lực Yếu tố khấu hao TSCĐ Yếu tố chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp lương Cách phân loại này nhằm xem xét tổng chi phí theo yếu tố thực hiện so với kế hoạch hay định mức, kết cấu, tỷ lệ từng yếu tố chi phí trong tổng chi phí, góp phần lập kế hoạch cung cấp các yếu tố sản xuất, điều chỉnh và có biện pháp quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn. 3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Là một đơn vị có quy mô hoạt động sản xuất tương đối lớn vì vậy mà hiện nay công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á lựa chọn thức kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để dễ dàng thấy được quy trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á, phần viết là trình bày số liệu sản xuất tháng 12 năm 2007. Quy trình hạch toán tại Công ty được hạch toán như sau: 3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 3.1.1. Đặc điểm và yêu cầu hạch toán chi phi NVL trực tiếp Công ty Chi phí NVLTT là toàn bộ giá trị NVL được dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm. Để có thể cạnh tranh trên thị trường bằng giá cả thì việc sử dụng tiết kiệm chi phí NVLTT, kế toán chi phí NVLTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với các sản phẩm thiết bị điện của Việt Á thì yêu cầu đặt ra trong việc hạch toán chi phí NVLTT càng quan trọng khi NVL tại Công ty có những đặc điểm riêng. Sản phẩm thiết bị điện là loại sản phẩm có cấu tạo phức tạp lại được tạo thành từ nhiều chi tiết khác nhau nên mỗi đơn vị sản phẩm được chế tạo từ rất nhiều chủng loại khác nhau. Giá trị đóng góp mỗi loại vật liệu trong giá thành là tuỳ thuộc loại sản phẩm. Tổng giá trị CP NVL trong giá thành sản phẩm là cao, thường chiếm từ 70-85%. Bên cạnh đó, để đưa ra tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm thiết bị điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam quy định như: độ chính xác, độ an toàn… Vì vậy trong quá trình sản xuất, việc sử dụng vật tư phải được đảm bảo theo định mức đã xây dựng từ trước. 3.1.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ Bảng định mức sử dụng vật tư Phiếu xuất kho Bảng kê nguyên vật liệu xuất kho Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ Tài khoản sử dụng 621: “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” Kết cấu tài khoản TK 621 Tập hợp chi phí NVL xuất - Giá trị NVL xuất dùng không hết dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm - Kết chuyển chi phí NVL Để theo dõi tình hình sử dụng NVL tại các phân xưởng, tài khoản 621 được mở thành các tiểu khoàn: 621-01: Chi phí NVLTT tại phân xưởng cơ khí 621-02: Chi phí NVLTT tại phân xưởng sơn mạ 621-03: Chi phí NVLTT tại phân xưởng lắp ráp điện Ngoài ra, việc hạch toán chi phí NVLTT còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: 152, 111, 112, 331… 3.1.3. Trình tự hạch toán Đầu kỳ, khi nhận được bản kế hoạch sản xuất trong kỳ. Các bộ phận tiến hành triển khai hoạt động sản xuất. Căn cứ vào nhu cầu được duyệt, các phân xưởng lập phiếu yêu ._.cầu lĩnh vật tư trong đó nêu rõ mục đích sử dụng, số lượng từng loại, quy cách, chủng loại. Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư sau khi chuyển lên và được giám đốc Công ty ký duyệt được chuyển cho bộ phận kế toán vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho. Trên cơ sở các phiếu xuất kho, kế toán vào sổ kế toán chi tiết NVL làm cơ sở bút toán kết chuyển chi phí Phiếu xuất kho là chứng từ cần thiết cho bộ phận sản xuất nhận NVL phục vụ cho quá trình sản xuất. Đồng thời, kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho này để tiến hành vào sổ chi tiết chi phí NVLTT trong ngày. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên giống nhau: Liên 1: Lưu tại quyển Liên 2: Giao cho cán bộ yêu cầu viết giấy xuất kho Liên 3: Giao cho thủ kho để thủ kho xuất vật tư Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Địa chỉ: Phan Bôi, Dĩ Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2007 Số:NK 07120012 Họ và tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Bình Nợ: 621-01 Địa chỉ : Tổ 2- Phân xưởng cơ khí Có: 1521 Lý do xuất : Xuất cho chế tạo sản phẩm Xuất tại kho : Kho vật tư STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất VLSPHH Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền CT TT 1 Thép tấm 1,2 ly 4088052006 Tấm 6 62.300 373.800 2 Thép L30*30 4088052107 Kg 10 3.072 30.720 3 Đồng đỏ 2,8*6,3 5120480132 Kg 7 3.818 26.726 4 Ống nối dây cao thế 4088090003 Cái 8 16.957 135.656 5 Inox ăn mòn 80*60, VA 40880831620 Cái 12 72.510 870.120 Cộng 1.437.022 Cộng thành tiền (Viết bằng chữ): Một triệu, bốn trăm ba mươi bảy nghìn không trăm hai mươi hai đồng. Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho ( Ký, họ tên) Biều 2.1: Mẫu phiếu xuất kho Phiếu xuất kho là căn cứ để kể toán ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp. Mẫu sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp như sau Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ Tài khoản: 621 – 01 Phân xưởng : Cơ khí ( Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 21/12/2007 ) NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ Có SH NT Tổng số NVL chính NVL phụ Số dư đầu kỳ 01/12 712001 01/12 Xuất thép tấm 1,2 ly 1521.1 373.800 373.800 01/12 712001 01/12 Khí gas hoá lỏng 1521.1 30.720 30.720 30.720 02/12 712002 02/12 Gỗ dán chịu nước 1522.9 26.726 26.726 03/12 712003 03/12 Xuất đồng đỏ 2,8*6,3 1521.2 135.656 135.656 04/12 712004 04/12 Xuất inox ăn mòn 80*60, VA 1521.2 870.120 870.120 ……. ……. …. … … … Kết chuyển chi phí NVLTT cuối kỳ 1.401.376.784 Cộng phát sinh 1.401.376.784 1.181.282.019 220.094.765 1.401.376.784 Số dư cuối kỳ Phiếu xuất kho được lập cho từng lần xuất kho và được đánh số liên tục trong tháng theo quy định đánh số của Công ty thuận tiện cho quá trình giám sát và kiểm tra. Quá trình ghi chép được chi tiết theo cả NVL chính và NVL phụ đối với từng phân xưởng. Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho và các hoá đơn mua NVL bên ngoài dùng ngay cho sản xuất sản phẩm, kế toán lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu trực tiếp tại tất cả các phân xưởng Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ Tháng 12 năm 2007 TK ghi có Tk ghi nợ TK 152 TK 1521 TK 1522 Tổng TK621: CP NVLTT 4.457.667.998 725.666.883 5.183.334.881 - Phân xưởng cơ khí 1.181.282.019 220.094.765 1.401.376.784 - Phân xưởng sơn mạ 356.613.440 337.435.101 694.048.541 - Phân xưởng điện 2.919.772.539 168.137.017 3.087.909.556 Người lập biểu ( Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, dụng cụ Về phần kế toán tổng hợp Khi nhận được phiếu xuất kho do bộ phận kế toán vật tư chuyển lên, kế toán tổng hợp định kỳ tiến hành lập chứng từ ghi sổ phản ánh NVL xuất cho các phân xưởng Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 123 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Chi phí NVL phân xưởng cơ khí 621- 01 152 1.401.376.784 Chi phí NVL phân xưởng mạ 621- 02 152 694.048.541 Chi phí NVL phân xưởng lắp ráp điện 621- 03 152 3.087.909.556 Cộng 5.183.334.881 Kèm theo… chứng từ gốc Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) Biểu 2.4: Chứng từ ghi sổ chi phí NVL trực tiếp Căn cứ vào chứng từ ghi sổ phản ánh chi phí NVL chi ra kê toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí vào cuối kỳ Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 124 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Kết chuyển chi phí NVL TT 154 621 5.183.334.881 Cộng 5.183.334.881 Kèm theo … chứng từ gốc Người lập biểu (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) Biểu 2.5: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Các chứng từ ghi sổ trên được lập là các chứng từ dùng để ghi sổ cái tài khoản chi phí NVLTT. Tuy nhiên, trước khi được dùng để ghi sổ, các chứng từ này phải được đăng ký qua sổ đăng ký chứng từ Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ Năm: 2007 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền SH NT SH NT …  123  12/2007 5.183.334.881   124  12/2007 5.183.334.881  … Cộng 10.366.669.762 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 31tháng 12 năm 2007 Giám đốc (ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 2.6: Sổ đăng ký chứng từ Từ các chứng từ ghi sổ trên, kế toán tổng hợp có trách nhiệm vào sổ cái tài khoản 621 chung cho cả doanh nghiệp Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 ( Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 ) Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - 123 NVL chính dùng sản xuất sản phẩm 1521 4.457.667.998 123 NVL phụ dùng sản xuất tại các phân xưởng 1522 725.666.883 124 Kết chuyển CP NVLTT 154 5.183.334.881 Cộng phát sinh 5.183.334.881 5.183.334.881 Dư cuối kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 2.7: Sổ cái tài khoản chi phí NVL trực tiếp Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 621 cuối kỳ được kế toán tổng hợp để tính giá thành sản phẩm. 3.2. Hạch toán chi phí NC trực tiếp 3.2.1. Đặc điểm chi phí và công tác kế toán chi phí tại Công ty Nguồn nhân lực là một phần vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Chi phí NC trực tiếp là khoản thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương và các khoản phụ cấp ngoài lương. Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á là một đơn vị luôn chấp hành tốt các quy định tài chính của Nhà nước. Vì vậy, chi phí NC trực tiếp hiện nay được chi trả ngoài phần tiền lương chính, các khoản phụ cấp còn là các khoản trích nộp các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT theo tỷ lệ quy định. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất được tính theo thời gian. Nghĩa là, căn cứ vào bảng chấm công từ các tổ, đội từ các phân xưởng sản xuất chuyển lên, kế toán tiền lương tổng hợp số ngày công và cùng với đơn giá tiền lương thực tế của công nhân lao động. Trên cơ sở các khoản phụ cấp được hưởng khác, kế toán cộng dồn với tiền lương thực tế để tính ra tổng số lương phải trả cho người lao động. Hiện nay, tại các nhà máy, phân xưởng sản xuất của Thiết bị điện Việt Á có khoảng 126 công nhân. Do vậy, tổng chi phí tiền lương là một khoản đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. 3.2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ Các chứng từ được sử dụng hiện nay trong Công ty là khá đầy đủ đảm bảo cho việc ghi sổ một các nhanh chóng và kịp thời. Các chứng từ đã hoàn thành vai trò là căn cứ ghi sổ hợp pháp của mình: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng kê các trích nộp các khoản theo lương Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng một số mẫu chứng từ khác, tuỳ theo đặc điểm nghiệp vụ phát sinh tại các phân xưởng Tài khoản sử dụng Tài khoản tổng hợp 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản chi tiết 622 - 01: Chi phí NCTT phân xưởng cơ khí 622 - 02: Chi phí NCTT phân xưởng sơn mạ 622 - 03: Chi phí NCTT phân xưởng láp ráp điện Kết cấu tài khoản 622 như sau TK 622 Tổng hợp chi phí nhân công Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm trực tiếp cuối kỳ 3.2.3. Trình tự hạch toán Tại các phân xưởng sản xuất, hàng ngày thực hiện chấm công cho các công nhân lao động có mặt trong ngày. Cuối tháng, các bảng chấm công được duyệt và chuyển lên cho kế toán tổng hợp lương. Căn cứ vào các bảng chấm công và đơn giá tiền lương cho mỗi cấp bậc và vị trí cụ thể, kế toán tính ra tiền lương thực tế phải trả cho thời gian lao động. Tiền lương thời gian = Tổng số ngày công x Đơn giá một ngày công Đơn giá một ngày công = Tổng số tiền lương phải trả trong tháng Số ngày làm việc trong tháng Số tiền lương phải trả = Mức lương tối thiểu x (Hệ số lương + Hệ số các khoản phụ cấp) Trong đó: Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước Hệ số lương theo thang bảng lương của Nhà nước Trên cơ sở tính được tiền lương thực tế, kế toán trừ đi các khoản giảm trừ lương: BHXH, BHYT, tiền ăn ca, các khoản ứng lương đã trả cho người lao động để tính ra số thực lĩnh cho người lao động và lên bảng thanh toán lương cho từng tổ, đội, phân xưởng. Đồng thời, sau khi lập được bảng thanh toán lương, kế toán lập bảng kê trích nộp các khoản theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng. Trong đó: BHXH: trích 20% theo lương. Trong đó, 15 % tính vào chi phí, 5% trừ vào lương của người lao động BHYT: trích 3% theo tổng lương bao gồm 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, 1% trừ vào lương của người lao động KPCĐ: trích 2% theo tổng lương và được tính toàn bộ vào chi phí Cuối kỳ, căn cứ vào các chứng từ nhận được, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho các phân xưởng Biểu 2.8. Bảng thanh toán lương công nhân sản xuất xưởng cơ khí Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XƯỞNG CƠ KHÍ Tháng 12 năm 2007 STT Họ và tên Lương thời gian Phụ cấp ngoài lương Tổng lương Các khoản giảm trừ Thực lĩnh Đơn giá Số ngày công Số tiền TN Phụ cấp khác KPCĐ BHXH KPCĐ Ăn ca Ứng lương 1 Nguyễn Khắc Chức 85.000 26 2.210.000 100.000 680.000 2.990.000 179.400 47.500 570.000 2.193.100 2 Phạm Văn Chung 90.000 25 2.250.000 50.000 170.000 2.470.000 148.200 47.500 350.000 1.924.300 3 Vũ Ánh Dương 95.000 24.5 2.327.500 50.000 49.000 2.426.500 145.590 47.500 175.000 2.058.410 4 Mai Văn Hà 85.000 23.5 1.997.500 - - 1.997.500 119.850 37.500 154.000 1.686.150 5 Trần Trung Hậu 95.000 22 2.090.000 - - 2.090.000 125.400 40.000 250.000 1.674.600 6 Nguyễn Anh Tuấn 90.000 24.5 2.205.000 - 50.000 2.255.000 135.300 37.500 450.000 1.632.200 … … … … … … … … … … … … Tổng cộng 109.016.000 200.000 8.126.596 117.342.596 5.867.130 5.360.875 1.731.224 104.383.367 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập bảng (Ký, họ tên) Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP THEO LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT Tháng 12 năm 2007 STT Phân xưởng Tổng lương BHXH BHYT KPCĐ Tổng số Kinh phí Trừ lương Tổng số Kinh phí Trừ lương Tổng số Kinh phí Trừ lương 1 Phân xưởng cơ khí 117.342.596 23.468.519 17.601.389 5.867.130 3.520.278 2.346.852 1.173.426 2.346.852 2.346.852 - 2 Phân xưởng sơn mạ 88.073.536 17.614.707 13.211.030 4.403.677 2.642.206 1.761.471 880.735 1.761.471 1.761.471 - 3 Phân xưởng lắp ráp điện 90.529.887 18.105.977 13.579.483 4.526.494 2.715.897 1.810.598 905.299 1.810.598 1.810.598 - Tổng 295.946.019 59.189.203 44.391.902 14.797.301 8.878.381 5.918.921 2.959.460 5.918.921 5.918.921 - Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập bảng (Ký, họ tên) Biểu 2.9: Bảng kê trích các khoản theo lương của công nhân sản xuất Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 Tổng 3382 3383 3384 Cộng 622- Cp NCTT 295.946.019 5.918.920 44.391.903 5.918.920 56.229.743 352.175.762 Phân xưởng cơ khí 117342596 2.346.852 17.601.389 2.346.852 22.295.093 139.637.689 Phân xưởng sơn mạ 88073536 1.761.471 13.211.030 1.761.471 16.733.972 104.807.508 Phân xưởng láp ráp điện 90529887 1.810.598 13.579.483 1.810.598 17.200.679 107.730.566 641- Chi phí bán hàng … … … … … … … … … … … … … Tổng Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.10: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Trên cơ sở là các bảng thanh toán lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương kế toán tiền lương vào sổ chi tiết lương cho từng phân xưởng Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CHI TIẾT Tên : Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản: 622 – 01 Phân xưởng: Cơ khí ( Từ ngày 01/12/2007 đến 31/12/2007) Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - 31/12 Tiền lương phải trả cho CNSX 334 117.342.596 31/12 Trích KPCĐ vào CP NCTT 3382 2.346.852 31/12 Trích BHXH vào CP NCTT 3383 17.601.389 31/12 Trích BHYT vào CP NCTT 3384 2.346.852 31/12 Kết chuyển CP NCTT 154 139.637.689 Cộng phát sinh 139.637.689 139.637.689 Số dư cuối kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Biểu 2.11: Sổ chi tiết chi phí NCTT Đối với kế toán tổng hợp, từ bảng tổng hợp tiền lương cho công nhân sản xuất và bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương lập ra các chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ phản ánh chi phí nhân công tại các phân xưởng Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 125 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Tiền lương phải trả CNV xưởng cơ khí 622 334 117.342.596 Tiền lương phải trả CNV xưởng sơn mạ 622 334 88.073.536 Tiền lương phải trả CNV xưởng láp ráp 622 334 90.529.887 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ xưởng CK 622 338 22.295.093 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ xưởng sơn 622 338 16.733.972 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ xưởng LR 622 338 17.200.679 Cộng 352.175.763 Kèm theo… chứng từ gốc Người lập ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.12: Chứng từ ghi sổ chi phí NCTT Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 125, kế toán tiếp tục lập chứng từ ghi sổ số 126 phản ánh bút toán kết chuyển cuối kỳ chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 126 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Kết chuyển chi phí NCTT cuối kỳ 154 622 352.175.763 Cộng 352.175.763 Kèm theo … chứng từ gốc Người lập ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.13: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí NCTT cuối kỳ Căn cứ vào các chúng từ ghi sổ, máy tính sẽ tự động vào sổ đăng ký chứng từ và ghi sổ cái tương ứng Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 ( Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 ) Chứng từ ghi sổ Diến giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - 125 31/12 Tiền lương công nhân phân xưởng cơ khí 334 117.342.596 125 31/12 Tiền lương công nhân phân xưởng sơn mạ 334 88.073.536 125 31/12 Tiền lương công nhân phân xưởng láp ráp 334 90.529.887 125 31/12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ xưởng CK 338 22.295.093 125 31/12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ xưởng sơn 338 16.733.972 125 31/12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ xưởng LR 338 17.200.679 126 31/12 Kết chuyển CP NCTT cuối kỳ 154 352.175.763 Cộng phát sinh 352.175.763 352.175.763 Số dư cuối kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giám đốc ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 3.3.1.Đặc điểm chi phí SXC trong Công ty Chi phí sản xuất chung trong công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á bao gồm một số khoản mục chính sau đây: Chi phí NVL, CCDC dùng chung cho phân xưởng Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích nộp theo lương nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt đống sản xuất tại các phân xưởng Các chi phí khác bằng tiền: Chi phí bảo dưởng thường xuyên TSCĐ… Chi phí mua ngoài khác: điện, nước … Các khoản mục này tuy chiếm tỷ lệ không cao như chi phí NVLTT nhưng vẫn cần thiết theo dõi chi tiết để hạ giá thành sản phẩm 3.3.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho Bảng tính lương và các khoản trích theo lương phải nộp Bảng phân bổ khấu hao Các chứng từ mua ngoài Tài khoản sử dụng Tài khoản tổng hợp: 627 – Chi phí sản xuất chung Tài khoản chi tiết: · 6271: chi phí nhân viên phân xưởng · 6272: Chi phí NCL, CCDC dùng chung cho phân xưởng · 6273: Chi phí khấu hao TSCĐ · 6278: Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác - Kết cấu tài khoản Tk 627 Tổng hợp chi phí SXC phát sinh tại các phân xưởng - Các khoản ghi giảm chi phí SXC - Kết chuyển chi phí SXC cuối kỳ 3.3. Trình tự hạch toán chi phí SXC tại Công ty 3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Hiện nay, tại các phân xưởng, Công ty bố trí 1 quản đốc phân xưởng quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất tại các phân xưởng. Chi phí tiền lưong của các bộ phận này được tính theo quy định chung của chế độ. Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản lương chính, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lưong của bộ phận quản lý phân xưởng. Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính và lập bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương cho các nhân viên quản lý phân xưởng. Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG NHÂN VIÊN QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG Tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ STT Họ và tên Phân xưởng Lương Ký nhận 1 Trần Văn Hệ Cơ khí 3.000.000 2 Lương Vũ Kiên Sơn mạ 2.100.000 3 Vũ Xuân Thuỷ Lắp ráp điện 2.400.000 Tổng 7.500.000 Người lập biểu ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giám đốc ( Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 2.15: Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý phân xưởng Trích BHXH tính vào chi phí : 7.500.000 x 15% = 1.125.000 (VNĐ) Trích BHYT tính vào chi phí: 7.500.000 x 2% = 150.000 (VNĐ) Trích KPCĐ tính vào chi phí: 7.500.000 x2% = 150.000 (VNĐ) Vào sổ chi tiết chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CHI TIẾT Tên : Chi phí nhân công tại các phân xưởng Số hiệu : 6271 ( Từ ngày 01/12/2007 đến 31/12/2007) Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - Chi phí lương nhân viên phân xưởng 334 7.500.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí 338 1.425.000 Kết chuyển chi phí nhân viên PX 154 8.925.000 Cộng phát sinh 8.925.000 8.925.000 Số dư cuối kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.16: Sổ chi tiết chi phí nhân công tại các phân xưởng Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên lập chứng từ ghi sổ phản ánh chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng làm cơ sở lập chứng từ ghi sổ kết chuyển cuối kỳ và ghi sổ cái tài khoản chi phí Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 127 Ngày 28 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Chi phí lương nhân viên phân xưởng 6271 334 7.500.000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 6271 338 1.425.000 Tổng 8.925.000 Kèm theo …. chứng từ gốc Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 28 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.17: Chứng từ ghi sổ chi phi lương nhân viên quản lý phân xưởng 3.3.2. Hạch toán chi phí NVL, CCDC dùng tại các phân xưởng Căn cứ vào phiếu xuất kho NVL, CCDC xuất dùng tại các phân xưởng, kế toán ghi sổ kế toán chi tiết chi phí NVL, CCDC chung cho các phân xưởng. Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CHI TIẾT Tên: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại phân xưởng Số hiệu: 6272 ( Từ ngày 01/12/2007 đến 31/12/2007 ) Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - 0712036 03/12 Xuất khẩu trang cho xưởng cơ khí 1522 786.950 0712045 08/12 Mũi khoan xuất cho xưởng láp ráp điện 153 1.782.987 … … … … … … 31/12 Kết chuyển chi phí cuối kỳ 154 36350589 Cộng phát sinh 36350589 36350589 Số dư cuối kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.17: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại các phân xưởng Lập chứng từ ghi sổ phản ánh nghiệp vụ xuất kho NVL, CCDC dùng cho các phân xưởng. Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 128 Ngày15 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Xuất khẩu trang cho xưởng cơ khí 6272 1522 786950 … … … … Tổng … Kèm theo …. chứng từ gốc Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 15 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.18: Chứng từ ghi sổ CP NVL, CCDC dùng chung cho các phân xưởng Các chứng từ này được máy tính tự động nhập vào sổ đăng ký chứng từ và chuẩn bị cho bút toán kết chuyển vào cuối kỳ. 3.3.3. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Đối với, các đơn vị sản xuất thiết bị điện thì giá trị TSCĐ phục vụ cho sản xuất cao và rất hiện đại. Hiện nay, TSCĐ của công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á được sử dụng hầu hết trong sản xuất là các máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất. Do vậy, chi phí khấu hao chiếm giá trị khá lớn trong tổng chi phí sản xuất chung. Để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ, cuối tháng, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng tại các phân xưởng sản xuất Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 31 tháng 12 năm 2007 ĐVT:VNĐ STT Loại tài sản TLKH Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nguyên giá Số KH Cơ khí Sơn mạ Lắp ráp điện Nguyên giá Số KH Nguyên giá Số KH Nguyên giá Số KH 1 Máy móc thiết bị 10% 342.811.820 34.281.182 150.278.346 15.027.835 86.758.965 8.675.897 105.774.509 10.577.450 2 Nhà cửa, vật kiến trúc 5% 233.062.760 11.653.138 85.125.478 4.256.274 71.682.448 3.584.122 76.254.834 3.812.742 Tổng 575.874.580 45.934.320 235.403.824 19.284.109 158.441.413 12.260.019 182.029.343 14.390.192 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.19: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao trên để vào sổ chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CHI TIẾT Tên: Chi phí khấu hao TSCĐ Số hiệu: 6273 Từ ngày 01/12/2007 đến 31/12/2007 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng cơ khí 214 19.284.109 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng sơn mạ 214 12.260.019 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng lắp ráp 214 14.390.192 31/12 Kết chuyển chi phí cuối kỳ 154 45.934.320 Cộng phát sinh 45.934.320 45.934.320 Số dư cuôi kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.20: Sổ chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao là một khoản chi phí lớn trong tổng số chi phí SXC. Vì vậy, phải hạch toán một cách chính xác cho các bộ phận tuỳ vào mục đích sử dụng TSCĐ: bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng hay bộ phận quản lý doanh nghiệp.Trên cơ sở chi phí khấu hao cho các bộ phận, kế toán tiếp tục lập các chứng từ ghi sổ để phản ánh chi phí khấu hao. Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 129 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng cơ khí 6274 214 19.284.109 Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng sơn mạ 6274 214 12.260.019 Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng lắp ráp 6274 214 14.390.192 Tổng 45.934.320 Kèm theo …. chứng từ gốc Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.21: Chứng từ ghi sổ chi phí khấu hao TSCĐ 3.3.4. Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Bao gồm Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điên, nước, vệ sinh … Chi phí công tác, họp hành cho nhân viên phân xưởng Chi phí khác … Các chi phí này, nếu mua ngoài phải có hoá đơn đầy đủ, với các nghiệp vụ trong đơn vị phải được lập chứng từ theo quy định. Sau đó, kế toán vào sổ chi tiết và lập chứng từ ghi sổ chuẩn bị cho bước kết chuyển cuối kỳ: Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CHI TIẾT Tên : Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Số hiệu : 6278 Từ ngày 01/12/2007 đến 31/12/2007 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - … … … … … … HĐ125 28/12 Thanh toán tiền điện tại xưởng sơn mạ 111 3.547.821 HĐ126 29/12 Thanh toán tiền nước xưởng cơ khí 112 1.247.898 … … … … … … 31/12 Kết chuyển chi phí cuối kỳ 18.653.123 Cộng phát sinh 18.653.123 18.653.123 Số dư cuối kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.22: Sổ chi tiết chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 130 Ngày 28 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Thanh toán tiền điện phân xưởng cơ khí 111 6278 3.547.821 Thanh toán tiền nước phân xưởng sơn mạ 112 6278 1.247.898 … … … … Tổng … Kèm theo …. chứng từ gốc Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 28 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.23: Chứng từ chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 3.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất chung Tổng hợp chi phí sản xuất chung là công việc nhằm tính toán giá trị số chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Theo hình thức chứng từ ghi sổ áp dụng, tại công ty Thiết bị điện Việt Á thì công việc này cũng đồng nghĩa với việc lập chứng từ ghi sổ kết chuyển cuối kỳ, vào sổ và hoàn thành sổ cái tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 131 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Trích yếu Số hiệu Số tiền Nợ Có Kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng 154 6271 8.925.000 Kết chuyển chi phí NVL, CCDC 154 6272 36.350.589 Kết chuyển chi phí khấu hao 154 6273 45.934.320 Kết chuyển chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 154 6278 18.653.123 Tổng 109.863.032 Kèm theo …. chứng từ gốc Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Biểu 2.24: Chứng từ ghi sổ kết chuyển CP mua ngoài và CP bằng tiền khác Tập hợp tất cả các chứng từ về chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí NVL, CCDC dùng tại phân xưởng và chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đã qua sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Máy tính tự động kết chuyển và hoàn thành sổ cái tài khoản chi phí SXC chung cho tất cả các phân xưởng Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 ( Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 ) Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ - 127 Chi phí lương nhân viên quản lý 334 7.500.000 127 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 338 1.425.000 128 Chi phí NVL, CCDC 152 153 36.350.589 129 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 45.934.320 130 Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 111 112 18.653.123 131 Kết chuyển chi phí cuối kỳ 154 109.863.032 Cộng phát sinh 109.863.032 109.863.032 Số dư cuối kỳ - Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giám đốc ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Biểu 2.25: Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung Chú ý: Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho các phân xưởng chứ không tập hợp cho từng phân xưởng giống như chi phí NVLTT và chi phí NCTT. 3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tổng hợp chi phí sản xuất Từ các chứng từ đã có, kế toán vào sổ chi tiết chi phí SXKDD: 154 Đơn vị: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Điạ chỉ: Phan Bôi - Dĩ Sử - Mỹ Hào - Hưng Yên SỔ CHI TIẾT Tên : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu : 154 Từ ngày 01/12/2007 đến 31/12/2007 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 107.586.915 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 5.183.334.881 Kết chuyển chi phí NCTT 622 352.175.763 Kết chuyển chi phí SXC 627._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33013.doc
Tài liệu liên quan