Mục lục
Phần mở đầu
Chương 1
Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 3
1.1.1. Vai trò của tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong quá trình tái sản xuât sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng................................3
1.1.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý CPSX và Zsp.........................
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................4
1.2. Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm 5
1.2.1. Nguyên tắc chung để tập hợp chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm .........................5
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán và nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp ...................................................................................................................6
1.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 10
1.3.1. Phân loại giá thành ........................................................................................................10
1.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành................................................................11
1.3.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.............................................................................12
1.3.4. Các phương pháp tính giá thành....................................................................................15
1.3.5. Sổ sách kế toán sử dụng ...............................................................................................19
Chương 2
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
2.2. Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH Thế Anh. 21
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty..............................................................21
2.2.2. Đặc điểm mạng lưới tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thế Anh..........21
2.2.3. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thế Anh............................23
2.2.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh.........................................................................................24
2.2.5. Tổ chức hạch toán, công tác kế toán và bộ máy kế toán...............................................25
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh .... 31
2.2.1. Công tác quản lý chung về sản phẩm sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Thế Anh...........................................................................................................................................31
2.2.2. Các thủ tục quản lý và chế độ hạch toán kế toán ban đầu..............................................31
2.2.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các đối tượng..................................................................................................................................33
2.2.4. Công tác tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Thế Anh...................................44
2.3- Công tác phân tích kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 51
2.3.1. Thực trạng về công tác phân tích ..................................................................................51
2.3.2. Căn cứ vào tài liệu thực tế ta tiến hành phân tích .........................................................52
Chương III
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
3.1. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh. 54
3.1.1. Những ưu điểm cơ bản...................................................................................................54
3.1.2. Những hạn chế cần hoàn thiện.......................................................................................56
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh. 59
3.2.1- Một số ý kiến đề xuất đối với nhà nước :
3.2.2- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh:
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
Lời nói đầu
Ngày nay, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập với nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn của cả các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải không ngừng cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ lập giá mà còn là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh....
Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn ; đồng thời là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán vì thực chất của hạch toán quá trình sản xuất chính là hạch toán chi phí sản xuất và giá thành.
Mặt khác , trên góc độ người sử dụng thông tin về chi phí và giá thành sẽ giúp cho nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.... từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và ra các qui định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Thế Anh là một doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm rất lớn về số lượng vô cùng đa dạng về qui cách, chủng loại, mẫu mã... vì vậy, cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một vấn đề rất phức tạp .
Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại công ty , sau khi tìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh ” để đi sâu nghiên cứu.
Với mục đích vận dụng lý luận về hạch toán kế toán vào nhu cầu thực tiễn công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Thế Anh, từ đó phân tích những điểm còn tồn tại, đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán đơn vị. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung được thể hiện ở 3 chương như sau :
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
Trong quá trình nghiên cứu , mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng kế toán - tài vụ công ty, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Trần Văn Dung và các thầy cô giáo trong tổ kế toán, nhưng do thời gian và trình độ kiến thức của bản thân có hạn, nhất là bước đầu mới tiếp cận với thực tế nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong muốn và xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, của các thầy cô trong tổ kế toán và các cán bộ phòng kế toán - tài vụ của công ty TNHH Thế Anh đã giúp em hoàn thành bài khoá luận này.
Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2005
Sinh viên
Đặng Thị Phương HồngChương I
Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1.1.Vai trò của tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào chủ quan của người sản xuất. Có thể nói “ Chi phí sản xuất là toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định và biểu hiện bằng tiền ”.
Chúng ta biết rằng, kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm. Sản phẩm được làm ra đã kết tinh trong nó các khoản hao phí vật chất, định lượng hao phí vật chất để tạo nên một hoặc một số sản phẩm là yêu cầu cần thiết, là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vậy chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm lao vụ, dịch vụ công việc do doanh nghiệp sản xuất ra và hoàn thành chính là giá thành sản phẩm. Giá thành có hai chức năng là: chức năng bù đắp và lập giá.
Nói tóm lại “ Giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được ”. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý rằng không phải hễ cứ có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành mà cần phải thấy rằng giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định.
1.1.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Quản lý chi phí sản xuất và giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất.
Nếu như kế toán chi phí sản xuất cung cấp đầy đủ những thông tin về các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm nêu rõ chi phí chi cho việc gì, hết bao nhiêu từ đó giúp doanh nghiệp biết tỉ trọng từng loại chi phí, giám đốc dự toán chi phí làm cơ sở lập dự toán cho kỳ sau và giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp cũng như ban hành các chính sách, chế độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động... thì kế toán tính giá thành sản phẩm lại phản ánh chính xác hiệu quả chi phí đã bỏ vào sản xuất. Chỉ tiêu giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn và quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
Giá thành cũng là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện giá thành, các nhà lãnh đạo quản lý có được những thông tin về tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.
Có thể nói rằng, muốn hạ giá thành phải quản lý tốt giá thành và phải gắn quản lý giá thành với quản lý chi phí sản xuất cấu thành giá thành vì chi phí sản xuất và giá thành có quan hệ mật thiết với nhau, nếu chi phí sản xuất tăng thì giá thành tăng và ngược lại và được thể hiện qua công thức sau:
Giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất
Sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành, đòi hỏi giá thành sản phẩm phải được phản ánh chính xác, trung thực, khách quan, rõ ràng thông qua các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm để từ đó các nhà quản lý dễ dàng phát hiện ra và loại trừ các chi phí bất hợp lý, lãng phí (đặc biệt là các chi phí chủ yếu )... khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý. Mặt khác cần quản lý chặt chẽ định mức tiêu hao và đơn giá của các chi phí đó.
Bên cạnh đó, cần phải xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành, thu nhập thông tin theo địa điểm phát sinh cũng như nơi gánh chịu chi phí. Bởi lẽ thông tin chi phí theo khoản mục chỉ xác định được chi phí lãng phí song nó không giúp cho chúng ta biết cần tiết kiệm ở bộ phận nào, địa điểm cụ thể nào... hơn nữa, thông tin về chi phí theo địa điểm phát sinh còn là cơ sở khuyến khích vật chất thúc đẩy sản xuất phát triển.
Định kỳ doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành cũng như các bộ phận chi phí cấu thành để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra các biện pháp tác động thích hợp.
Tóm lại, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm ( công việc, lao vụ ) đã hoàn thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường.
1.2. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
1.2.1. Nguyên tắc chung để tập hợp chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
Theo chế độ kế toán hiện hành, để đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:
“ Xác định giá thành sản phẩm và dịch vụ ”:
* Giá thành sản phẩm của dịch vụ gồm:
- Chi phí vật tư trực tiếp : là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp : gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ theo qui định của nhà nước.
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng trong hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng ( bộ phận kinh doanh ) trực tiếp tạo ra sản phẩm vào dịch vụ như chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng ( bộ phận kinh doanh ), tiền lương, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT của nhân viên phân xưởng theo qui định ( bộ phận kinh doanh ), chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng.
* Giá thành toàn bộ của sản phẩm và dịch vụ đã tiêu thụ gồm:
- Giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán và nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp.
Để phục vụ tốt công tác quản lý, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây :
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, qui trình sản xuất để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bằng phương pháp thích hợp để cung cấp những thông tin cho việc tính giá thành theo khoản mục chi phí và xác định đúng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp thích hợp để tính giá thành nhằm phản ánh chính xác giá thành sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho việc định giá bán của sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ.
Lập các báo cáo về giá thành sản phẩm cũng như chi phí, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
* Đối tượng kế toán tập hợp CPSX :
Tổ chức kế toán quá trình sản xuất gồm có hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết : giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giai đoạn tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành qui định. Có thể nói, việc phân chia đó là do sự khác cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất (đối tượng tập hợp chi phí) và sản phẩm hoàn thành cần tính giá thành một đơn vị ( đối tượng tính giá thành ).
Tại đây, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là xác định phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thực chất nó là :
- Nơi phát sinh chi phí : phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận chức năng.
- Nơi gánh chịu chi phí : sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Vì trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Mặt khác, mỗi quan hệ giữa hai đối tượng sẽ qui định việc lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tính giá thành.
* Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất phát sinh ở các địa điểm khác nhau thì có nội dung kinh tế và mục đích khác nhau đối với qúa trình sản xuất chế tạo sản phẩm, có chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng, có chi phí lại liên quan đến nhiều đối tượng chi phí. Do vậy có hai cách tập hợp chi phí vào các đối tượng.
- Tập hợp trực tiếp : đối với chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí ( thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ).
- Tập hợp chi phí gián tiếp : đối với chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Trước hết kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh chi phí tức là theo tổ, đội, phân xưởng... Cuối kỳ, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp để xác định hệ số phân bổ và tính ra chi phí phân bổ cho từng đối tượng.
Chi phí phân bổ = Hệ số x Tiêu chuẩn phân bổ
cho đối tượng i phân bổ của đối tượng i
Chi phí cần phân bổ
Hệ số =
phân bổ Tổng tiêu chuẩn cần phân bổ
Mỗi loại chi phí được lựa chọn những tiêu chuẩn phân bổ khác nhau cho phù hợp.
Ví dụ: chi phí nhân công trực tiếp thường chọn chi phí vật liệu trực tiếp, giờ chạy máy.
* Chứng từ kế toán sử dụng :
Chứng từ gốc liên quan đến chi phí sản xuất phát sinh là các chứng từ về các yếu tố chi phí như :
- Vật tư : phiếu xuất kho, hoá đơn mua vật tư ( hoá đơn mua hàng hay hoá đơn giá trị gia tăng ), phiếu chi, giấy báo Nợ ( nếu mua về dùng ngay ).
- Tiền lương : Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
- Khấu hao tài sản cố định : Bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Các khoản khác : Phiếu chi, giấy báo Nợ, hoá đơn ( thông thường hoặc giá trị gia tăng )...
* Tài khoản kế toán sử dụng :
Tuỳ theo từng doanh nghiệp vận dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho: kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên mà kế toán tổ chức hệ thống cho phù hợp.
- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là:
+ Tài khoản 621 : "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ": phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của các ngành.
+ Tài khoản 622 : "chi phí nhân công trực tiếp" : phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tài khoản 627: " chi phí sản xuất chung" : phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở các phân xưởng, công trường… phục vụ sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ gồm : lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận... khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo qui định ( 19% ), khấu hao tài sản cố định dùng cho phân xưởng, đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền liên quan đến hoạt động của phân xưởng.
+ Tài khoản 154 : "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ": sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp số liệu tính giá thành.
- Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Ngoài tài khoản 621, 622, 627 có nội dung giống trường hợp trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản sau :
+ Tài khoản 154 : phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ Tài khoản 631 : "giá thành sản xuất ": dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.
1.3.1. Phân loại giá thành.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế toán giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính khác nhau.
* Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
- Giá thành định mức : là loại giá thành được tính trên cơ sở định mức các chi phí, để tính giá thành sản phẩm rồi nó được xác định cho một đơn vị sản phẩm căn cứ vào định mức cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành kế hoạch : là loại giá thành được tính dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và khối lượng sản phẩm, khối lượng lao vụ, dịch vụ kế hoạch mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất trong một thời kỳ.
- Giá thành thực tế : là loại giá thành được xác định thực tế sau khi tập hợp và tính giá thành trên cơ sở chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp; còn giá thành định mức là thước đo chuẩn để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động, tiền vốn trong sản xuất, giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Giá thành thực tế lại là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và áp dụng các giải pháp đó, và cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước.
* Căn cứ vào phạm vi tính toán.
- Giá thành sản xuất sản phẩm ( giá thành công xưởng ) : được tính toán dựa trên chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm tính cho sản phẩm lao vụ hoàn thành. Nó là căn cứ xác định giá vốn hàng bán và để tính lợi nhuận gộp.
- Giá thành toàn bộ ( giá thành tiêu thụ ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành Giá thành Chi phí bảo Chi phí quản lý
toàn bộ = sản xuất + hiểm tính cho sản + doanh nghiệp tính cho
của sản phẩm của sản phẩm phẩm tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán xác định đối với những sản phẩm đã tiêu thụ và là căn cứ để tính lợi nhuận trước thuế.
Ngoài ra để phục vụ cho một quyết định cụ thể, cũng theo tiêu thức này kế toán quản trị còn chia giá thành chi tiết thành các loại sau ( chi phí thường được chia thành biến phí và định phí ).
- Giá thành sản xuất toàn bộ.
Giá thành Biến phí Biến phí Định phí Định phí
sản xuất = trực tiếp trong + gián tiếp trong + trực tiếp trong + gián tiếp trong
toàn bộ sản phẩm sản phẩm sản phẩm sản phẩm
- Giá thành sản xuất theo biến phí : chỉ bao gồm các biến phí sản xuất, kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp. Còn định phí được tính ngay vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như các chi phí thời kỳ trong niên độ.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí.
Được xác định bằng toàn bộ biến phí và phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn.
1.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành.
* Đối tượng tính giá thành.
Về thực chất, đối tượng tính giá thành là toàn bộ các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất chế tạo và thực hiện cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, khả năng và trình độ hạch toán.
Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm(bán ra ngoài, nhập kho...) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thành phẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ...Đối với sản phẩm có qui trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
* Kỳ tính giá thành.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định.
Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định đúng đắn về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm này nên kỳ tính giá thành không thể giống nhau cho các ngành, nghề sản xuất khác nhau.Tuỳ theo chu kỳ sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp ( cuối tháng, cuối năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình... ) cụ thể :
+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tháng ( phù hợp với kỳ báo cáo).
+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loạt sản phẩm sản xuất đã hoàn thành ( không phù hợp với kỳ báo cáo ).
1.3.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải thực hiện trước khi xác định giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất phát sinh ra trong kỳ liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở.
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của công trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả khi thành phẩm xuất bán trong kỳ.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, tỷ trọng, mức độ các yếu tố chi phí đưa vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm mà kế toán có thể chọn một trong các phương pháp sau:
* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ được tính cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn hai khoản mục là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ vào giá thành sản phẩm phải chịu trong kỳ.
Chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo công thức:
Giá trị Giá trị sản phẩm + Chi phí nguyên vật liệu
sản phẩm dở dang đầu kỳ trực tiếp phát sinh trong kỳ Khối lượng
dở dang = * sản phẩm
cuối kỳ Khối lượng sản phẩm + Khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ
hoàn thành trong kỳ làm dở cuối kỳ
Trường hợp doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ sản xuất đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp còn sản phẩm làm dở ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.
Phươngpháp này tuy giản đơn nhưng độ chính xác không cao, nên nó chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm ( > 70% ), và nguyên vật liệu bỏ vào một lần ngay từ giai đoạn công nghệ đầu tiên.
* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này ta chỉ cần dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui đổi sản phẩm dở dang thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Tiêu chuẩn qui đổi thường dựa vào tiền lương hay giờ công định mức. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
- Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ ( chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất Số lượng sản
Chi phí dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ phẩm dở dang
sản xuất = * cuối kỳ qui đổi
dở dang Số lượng sản + Số lượng sản phẩm dở dang cuối thành sản lượng
cuối kỳ phẩm hoàn cuối kỳ qui đổi thành KLSP hoàn thành
chỉnh trong kỳ hoàn thành tương đương tương đương
- Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến như chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp tính cho sản phẩm dở theo công thức:
Sản phẩm dở dang Số lượng Tỷ lệ chế biến hoàn thành
cuối kỳ qui đổi thành = sản phẩm x chi phí quản lý doanh
sản phẩm hoàn dở dang nghiệp tính cho sản phẩm
thành tương đương cuối kỳ tiêu thụ
Theo phương pháp này tuy nó có tính chính xác, tính hợp lý cao hơn nhưng phương pháp này lại phụ thuộc vào việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất phức tạp, mang nặng tính chủ quan ( thường với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm làm dở ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đều nhau, có thể coi mức độ hoàn thành chung là 50% - còn gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo mức độ hoàn thành chung 50% ).
* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
Phương pháp này được áp dụng đối với những sản phẩm đã xác định được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện theo phương pháp tính giá thành theo định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ._. vào khối lượng sản phẩm dở dang đã xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức của từng khoản mục chi phí để tính ra ở từng công đoạn sản xuất chi phí sản phẩm dở dang là bao nhiêu, từ đó mà tập hợp lại cho từng sản phẩm dở dang.
Giá trị sản phẩm = Số lượng sản phẩm x Định mức chi phí cho
dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ một đơn vị sản phẩm.
Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì cần xác định mức độ hoàn thành của các sản phẩm dở dang cuồi kỳ để từ đó xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức nhưng có tính đến mức độ hoàn thành.
Phương pháp này tính toán nhanh, nhưng kết quả có mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể đúng như chi phí định mức được.
Ngoài các phương pháp nêu trên, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ còn được tính theo diện tích hay sản lượng chưa thu hoạch ( trong nông nghiệp ), theo khối lượng xây dựng cơ bản dở dang ( trong xây dựng ).
1.3.4. Các phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính chất thuần tuý kinh tế kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
Kế toán trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh , tính chất sản phẩm, trình độ quản lý của doanh nghiệp....để đáp ứng nhu cầu quản trị kinh doanh.
Khái quát có hai phương pháp tính giá thành như sau:
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công việc.
áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đơn chiếc hoặc theo từng loại hàng riêng biệt khác nhau về qui trình, nguyên liệu hoặc kỹ thuật, thường tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm, một loại sản phẩm, từng công trình, hạng mục công trình hoặc loại công việc....
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo qui trình sản xuất.
áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng loại lớn, mặt hàng sản xuất ổn định, kế toán tuỳ thuộc vào qui trình công nghệ để tính, cụ thể là:
- Với qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng, sản phẩm ít, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, kế toán sẽ áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành.
- Trường hợp qui trình công nghệ giản đơn nhưng kết thúc qui trình vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ thì áp dụng phương pháp tính giá thành có loạt trừ chi phí sản phẩm phụ.
- Qui trình công nghệ sản xuất giản đơn nhưng kết thúc qui trình lại tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau thì áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành.
- Nếu qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, nửa thành phẩm giai đoạn trước lại là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau thì ta sẽ tiến hành tính giá thành theo phương pháp phân bước, có tính giá thành nửa thành phẩm hoặc không tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển tuần tự và phương pháp kết chuyển song song ).
Tuy nhiên trong phạm vi hẹp của chuyên đề thì em chỉ xin trình bày một số phương pháp chủ yếu có liên quan đến công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
+ Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp trực tiếp ).
Theo phương pháp này, giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành được tính căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ ( theo từng đối tượng tập hợp chi phí) và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Tổng giá thành = Chi phí dở dang + Chi phí phát sinh + Chi phí dở dang
toàn bộ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành đơn vị Tổng giá thành toàn bộ của sản phẩm
sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Những doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, doanh nghiệp điện nước.... thường áp dụng phương pháp này.
Trong trường hợp không có chi phí sản xuất dở dang thì tổng chi phí sản xuất trong kỳ = tổng giá thành ( Doanh nghiệp điện ) được thể hiện ở bảng 1 "phiếu tính giá thành "
+ Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Phương pháp hệ số được áp dụng trong trường hợp một qui trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng hiệu quả sản xuất lại thu được đồng thời nhiều loại khác nhau như công nghiệp hoá chất, dầu mỏ...
Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp chung cho toàn qui trình công nghệ. Để tính được giá thành từng loại sản phẩm phải căn cứ vào hệ số tính giá thành qui định của từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước.
Qui đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ.
Tổng sản lượng qui đổi = S ( Sli * Hi )
Sản lượng qui đổi sản phẩm i
Hi
=
Tổng sản lượng qui đổi
Trong đó: SLi: là sản lượng thực tế sản phẩm i
Hi: là hệ số qui đổi sản phẩm i
- Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm.
Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm ( theo từng khoản mục )
Tổng giá thành Chi phí dở Chi phíphát Chi phí dở Hệ số
sản phẩm (i) = dang đầu kỳ + sinh trong kỳ - dang cuối kỳ x phân bổ
theo khoản mục (khoản mục) (khoản mục) (khoản mục) sản phẩm i
với i = 1,n : Số loại sản phẩm.
+ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quá trình công nghệ sản xuất phức tạp, liên tục theo kiểu song song. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp).
Giá thành sản phẩm chỉ được tính khi đơn đặt hàng hoàn thành. Những đơn đặt hàng đến thời kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Những đơn đặt hàng dã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng và giá thành đơn vị bằng tổng giá thành của từng đơn đặt hàng chia cho số lượng sản phẩm trong từng đơn.
Trong tháng, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì kế toán vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó trên các bảng ( phiếu ) tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phiếu này cũng được lập chi tiết cho từng đơn đặt hàng, khi phòng kế toán nhận thông báo và lệnh sản xuất đã được phát ra cho đơn đặt hàng đó, chúng có tác dụng như báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang. Khi sản phẩm hoàn thành và giao cho khách hàng, các phiếu này sẽ được chuyển từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm.
Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các chi phí sản xuất đã chi ra trong tháng báo cáo ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành xong trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó. Giá thành sản phẩm và chi phí làm dở đều có tính chất ước định, trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục bộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng, giảm giá thành của từng loại sản phẩm.
Ngoài ra còn có các phương pháp tính giá thành theo định mức chi phí, áp dụng cho những doanh nghiệp đã có qui trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức dự toán chi phí tiên tiến hợp lý.
1.3.5. Sổ sách kế toán sử dụng.
Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành được phản ánh trên các sổ kế toán phù hợp.
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ thì có các bảng phân bổ (bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng tính và phân bổ khấu hao). Sổcái tài khoản 621, 622, 627, 154 hoặc 631. Số liệu chi tiết về chi phí sản xuất có thể được phản ánh trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất.
Để phục vụ công tác quản trị ở doanh nghiệp thì phải tính giá thành theo đối tượng cụ thể, kế toán phải mở sổ(bảng) tính giá thành. Tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành để kế toán thiết kế mẫu sổ(bảng) tính giá thành cho phù hợp ở mục 4.
Toàn bộ những vấn đề đã trình bày trên đây chỉ là lý luận chung theo chế độ qui định. Trong thực tế, do đặc điểm riêng của mỗi ngành sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà có những nét đặc trưng riêng nên việc vận dụng lý luận vào thực tiễn cũng có những nét khác biệt nhất định.
Mỗi doanh nghiệp cần xem xét đến điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn các hình thức, phương pháp kế toán phù hợp đảm bảo cho tài sản, tiền vốn được phản ánh một cách trung thực nhất trên cơ sở đó đảm bảo cho kế toán phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh. Công ty TNHH Thế Anh cũng như bất kỳ một đơn vị sản xuất nào cũng đều phải chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, tài chính của nhà nước. Để thấy được thực tế tình hình tổ chức vận dụng các nội dung của chế độ đó như thế nào, chúng ta cần phải xem xét cụ thể công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh.
Chương II
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
2.1. Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH Thế Anh.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên đơn vị: Công ty TNHH Thế Anh.
Tên giao dịch: The Anh Company Limited.
Trụ sở chính :248 Ngô Gia Tự - Đức Giang- Quận Long Biên- Hà Nội
Công ty TNHH Thế Anh là một công ty trách nhiệm hữu hạn , được chính thức thành lập vào ngày 14 / 02/ 1999 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội ra quyết định với tên gọi ban đầu là Công ty sản xuất may mặc xuất nhập khẩu Thế Anh .
2.1.2. Đặc điểm mạng lưới tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thế Anh.
Công ty TNHH Thế Anh có hình thức hoạt động là: sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu như quần áo bò, quần áo sơ mi, bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em , quần áo thể thao các loại... Đặc điểm chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất ở công ty thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định là từ cắt - may - là - đóng gói - đóng hòm - nhập kho.
- Công ty có 3 xí nghiệp may trong đó:
+ Xí nghiệp may số 1và xí nghiệp may số 2 đóng tại Gia Lâm - Hà Nội.
+ 1 xí nghiệp đóng tại Hải Phòng.
Các xí nghiệp có cùng mô hình sản xuất với dây chuyền công nghệ khép kín, chia thành các bộ phận khác nhau: văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ bảo quản.
- Ngoài ra công ty còn có một xí nghiệp phụ trợ bao gồm 1 phân xưởng thêu và 1 phân xưởng mài có nhiệm vụ thêu, mài, tẩy, ép đối với những sản phẩm cần gia cố và trung đại tu máy móc thiết bị.
+ Một xưởng thời trang: chuyên nghiên cứu mẫu mốt và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ dưới 1.000 sản phẩm.
Các xí nghiệp may chính được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng.
Xí nghiệp I chuyên may áo sơ mi ,quần áo trẻ em .
Xí nghiệp II chuyên liên doanh với nước ngoài .
Xí nghiệp III chuyên may quần áo bò , quần áo thể thao .
* Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Công ty TNHH Thế Anh là công ty công nghiệp chế biến, đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó. Dù mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, thời gian hoàn thành nhưng đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền, chúng chỉ không tiến hành đồng thời trên cùng một thời gian. Do vậy, qui trình công nghệ của công ty là qui trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục có thể được mô tả như sau:
Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, phòng kỹ thuật lập bảng định mức vật liệu và mẫu mã của từng loại sản phẩm. Phòng kế hoạch cân đối lại vật tư và ra lệnh sản xuất cho từng xí nghiệp đồng thời cung cấp nguyên vật liệu cho từng xí nghiệp. Tổ kỹ thuật của xí nghiệp căn cứ vào mẫu mã do phòng kỹ thuật đưa xuống sẽ ráp sơ đồ để cắt. Trong khâu cắt bao gồm nhiều công đoạn từ trải vải, đặt mẫu để pha cắt, cắt gọt, đánh số đồng bộ....
Đối với những sản phẩm yêu cầu thêu hay in thì được thực hiện sau khi cắt dời rồi mới đưa xuống tổ may. Mỗi công nhân chỉ may một bộ phận nào đó rồi chuyển cho người khác. May xong đối với những sản phẩm cần tẩy, mài sẽ đưa vào giặt, tẩy mài. Sản phẩm qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh: là, gấp, đóng gói, nhập kho thành phẩm.
2.13. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thế Anh.
Công ty TNHH Thế Anh là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, được tổ chức quản lý theo hai cấp:
* Cấp công ty: bao gồm ban giám đốc của công ty chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Giúp việc cho ban giám đốc có các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty gồm:
- Văn phòng công ty: gồm văn thư, hành chính, bảo vệ, tổ chức nhân sự, dân quân tự vệ.
- Phòng kế toán - tài vụ: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán trong công ty. Có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ phục vụ cho việc hạch toán kinh tế, đảm bảo chính xác, nhắc nhở ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất trong các xí nghiệp thành viên.
- Phòng kế hoạch thị trường: đặt ra các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, hàng năm, điều động sản xuất, ra lệnh sản xuất tới các phân xưởng, nắm kế hoạch của từng xí nghiệp, xây dựng phương án kinh doanh. Đồng thời, tìm nguồn khách hàng để ký kết hợp đồng gia công, mua bán, làm thủ tục xuất nhập khẩu mở L / C, giao dịch đàm phán với bạn hàng.
- Phòng kỹ thuật: khi có kế hoạch thì triển khai thiết kế mẫu, thử mẫu thông qua khách hàng duyệt rồi mang xuống xí nghiệp để sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, tính tiết kiệm nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các xí nghiệp sản xuất.
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm loại bỏ sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm, kiểm tra chất lượng của nguyên phụ liệu từ công ty đến xí nghiệp.
- Phòng kho: có nhiệm vụ xuất nguyên vật liệu theo yêu cầu của sản xuất, đo đếm nguyên phụ liệu khi xuất kho, quản lý thành phẩm nhập kho, máy móc hỏng không dùng chờ thanh lý.
- Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm (3B Trịnh Hoài Đức): trưng bày và giới thiệu, bán các sản phẩm của công ty, làm công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng.
- Cửa hàng thời trang: ở đây các mẫu mã được thiết kế riêng ở xưởng thời trang mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chính.
Các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ huy đến các xí nghiệp, nhưng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tiến độ sản xuất, các qui trình, qui phạm, các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật, các chế độ quản lý giúp ban giám đốc nắm được tình hình đơn vị.
* Cấp xí nghiệp.
Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm: giám đốc xí nghiệp. Ngoài ra để giúp việc cho giám đốc còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát, thống kê, cấp phát nguyên vật liệu... Dưới các trung tâm và cửa hàng có cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
2.1.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh.
Đây là một doanh nghiệp của tư nhân quản lý nên số vốn kinh doanh chủ yếu là do nguồn đóng góp từ các cổ đông chiếm 100% số vốn ban đầu. Số vốn này tiếp tục được nâng cao do doanh nghiệp làm ăn có lãi.
. Cho đến nay(năm 2005)thì tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp là 4.500.724.000 đ trong đó:
Vốn lưu động là 2.600.724.000 đ chiếm 57,80%.
Vốn cố định là 1.000.000.000 đ chiếm 22,21%.
Vốn tự có 900.000.000 đ chiếm 19,99%.
2.1.5. Tổ chức hạch toán, công tác kế toán và bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý ở trên, phù hợp với điều kiện và trình độ ,bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình tập trung. Công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng kế toán của công ty ,ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê.
Tại công ty TNHH Thế Anh bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
* Tại phòng kế toán tài vụ của công ty.
Nhiệm vụ: Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng qui định của bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mưu cho ban giám đốc để đề ra biện pháp các qui định phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Trên cơ sở qui mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm tổ chức của công ty, mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ được biên chế 05 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:
- Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm chung toàn công ty, theo dõi quản lý và điều hành công tác kế toán. Đồng thời tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp toàn công ty, lập báo cáo kế toán.
Tiếp đó là một phó phòng kế toán, các nhân viên và thủ quĩ.
- Kế toán tiền ( kế toán thanh toán ) : Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi ( đối với tiền mặt viết séc, uỷ nhiệm chi... ( đối với tiền gửi ngân hàng ) hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quĩ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý các tài khoản 111, 112 và các chi tiết của nó. Cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 1, số 2, bảng kê số 1, số 2 và nhật ký chứng từ số 4.
- Kế toán vật tư : làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song. Cuối tháng, tổng hợp các số liệu lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Phụ trách tài khoản 152, 153. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ kế toán. Nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê.
- Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Quản lý các tài khoản 211, 121, 213, 214, 411, 412, 415, 416, 441... Phân loại tài sản cố định hiện có của công ty theo dõi tình hình tăng giảm tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính theo dõi các nguồn vốn và các quĩ của công ty. Cuối tháng lập bảng phân bổ số 3, nhật ký chứng từ số 9.
- Kế toán tiền lương và các khoản BHXH: Quản lý tài khoản 334, 338, 627,641,642. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá lương của xí nghiệp và hệ số lương gián tiếp đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở phòng kế toán gửi lên, tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty, lập bảng phân bổ số 1.
- Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả trong công ty và giữa công ty với khách hàng ... Phụ trách tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336 .... Ghi sổ kế toán chi tiết cho từng đối tượng. Cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, số 10 và bảng kê 11.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm : theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho thành phẩm, giá trị hàng hoá xuất ghi sổ chi tiết tài khoản 155 cuối tháng lập bảng kê số 8 và số 11 ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Bộ phận kế toán này gồm 3 phần: một người phụ trách phần tiêu thụ nội địa, một người phụ trách phần xuất khẩu, một người phụ trách phần gia công.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : hàng tháng , nhận các báo cáo từ xí nghiệp gửi lên , lập báo cáo nguyên vật liệu . Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 , bảng tập hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi vào bảng kê số 4 . Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số . Cuối quý , lập bảng kê số 4 , Nhật ký chứng từ số 7 .
- Thủ quĩ : chịu trách nhiệm về quĩ tiền mặt của công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quĩ, ghi sổ quĩ, phần thu chi. Cuối ngày đối chiếu với sổ quĩ của kế toán tiền mặt.
* Tại các xí nghiệp thành viên.
Tại kho : thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép ban đầu căn cứ vào “ Phiếu nhập kho “ và “ Phiếu xuất kho “ để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng lập báo cáo xuất nhập tồn và chuyển lên phòng kế toán công ty. Ngoài ra các nhân viên này phải chấp hành nội qui hạch toán nội bộ của công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo định mức công tác nguyên vật liệu trước khi nhập và xuất kho.
Nhân viên thống kê tại xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty. Cụ thể theo dõi:
- Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của xí nghiệp
-Số lượng bán thành phẩm cắt ra ,tình hình nhập ,xuất kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho cán bộ công nhân viên.
- Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngày và số lượng bán thành phẩm nhập vào cuối ngày.
Cuối tháng nhân viên thống kê xí nghiệp lập “ Báo cáo nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu “ và “ Báo cáo chế biến nguyên vật liệu “, “ Báo cáo hàng hoá “ chuyển lên phòng kế toán công ty cũng như căn cứ vào sản lượng thành phẩm nhập kho, đơn giá gia công trên một đơn vị sản phẩm và tỷ giá hiện hành lập “ Bảng doanh thu chia lương “, gửi lên phòng kế toán công ty.
Nhân viên thống kê phân xưởng còn phải lập các “ Báo cáo thanh quyết toán hợp đồng “ ( như Báo cáo tiết kiệm nguyên liệu ) và gửi lên cho công ty tính thưởng. Công ty nhập lại số nguyên vật liệu này với đơn giá nhập là 20% của 80% đơn giá thị trường. Đồng thời kế toán cũng hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho công ty, kế toán tính thưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi cho xí nghiệp.
Về mặt quản lý, các nhân viên thống kê chịu sự quản lý của giám đốc xí nghiệp về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra. Đây là một hướng tổ chức hoàn toàn hợp lý, gắn chặt quyền lợi trách nhiệm của nhân viên thống kê với nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên thống kê thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính chính xác khách quan của số liệu.
* Đặc điểm về công tác kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, công tác kế toán giữ vai trò quan trọng thực hiện chức năng kế toán của mình, phản ánh giám đốc quá trình hình thành và vận động của tài sản. Công tác kế toán của công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của qui trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán.
Công ty có trang bị máy vi tính nhưng công việc kế toán không hoàn thành trên máy mà đó chỉ là phần trợ giúp, công ty đang từng bước hoàn thành công tác kế toán máy.
Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ và tài khoản trong hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do ban tổ chức phát hành.
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Nhờ đó kế toán theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho trên sổ sách kế toán và có thể xác định vào bất kỳ thời điểm nào. Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao tuyến tính, kế toán chi tiết nguyên vật liệu và tài sản cố định là phương pháp ghi thẻ song song....
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp với công tác kế toán của công ty, nội dung theo đúng chế độ qui định đảm bảo công tác kế toán được tiến hành thường xuyên, liên tục.
* Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán :
Công ty tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ . Theo hình thức này , sổ Nhật ký chứng từ được mở hàng tháng cho một hay một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập báo cáo tổng hợp cân đối . Nhật ký chứng từ được mở theo phát sinh bên có của tài khoản đối ứng với bên nợ của tài khoản có liên quan , kết hợp giữa ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống , giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích .
Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo hình thức nhật ký chứng từ ở công ty TNHH Thế Anh.
sơ đồ hình thức kế toán
Bảng phân bổ
Bảng kê số 4
Sổ tính
NKCT số
Bảng kê
Sổ cái Tài khoản 621, 622, 627, 154
Bảng kê số 5
Chứng từ chi phí gốc
- Sổ cái : mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm , chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ , số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ . Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên nợ của tài khoản đối ứng với bên có của tài khoản liên quan , còn số phát sinh bên có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Nhật ký - chứng từ có liên quan .
- Bảng kê : được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê , như nợ tài khoản 111, 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán , bảng kê chi phí theo phân xưởng ..... trên cơ sở các số liệu phản ánh bảng kê , cuối tháng ghi vào Nhật ký - chứng từ có liên quan .
- Bảng phân bổ : sử dụng với những chi phí phát sinh thường xuyên , có liên quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bbổ ( tiền lương , vật liệu , khấu hao ....) . Các chứng từ gốc trước hết tập trung vào bảng phân bổ cuối tháng , dựa vào phân bổ chuyển vào các bảng kê và Nhật ký - chứng từ liên quan .
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh .
2.2.1. Công tác quản lý chung về sản phẩm sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Thế Anh.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất ,đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục sản phẩm may mặc của công ty lại đựơc thừa nhân theo từng mã hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hiện nay ở công ty được xác định là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất của tất cả các sản phẩm để giúp cho kế toán có thể hạch toán, phân bổ chính xác vào từng khoản mục.
Theo mục II.1. ở chương I đã trình bày nguyên tắc quản lý hạch toán chi phí sản xuất và giá thành theo qui định của chế độ kế toán hiện hành.
Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh thực tế của công ty: Công ty có hai loại hình sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng gia công cho khách hàng theo đơn đặt hàng đã ký kết và sản xuất theo hình thức mua đứt bán đoạn có nghĩa là công ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu trong và ngoài nước, đồng thời tự tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm nên công tác quản lý đựơc dựa theo mô hình kế toán tập trung tức là tất cả mọi thứ chứng từ sổ sách đều do phòng kế toán công ty đảm nhiệm còn ở dưới các xí nghiệp chỉ có nhân viên thống kê. Mặt khác với phương pháp tính giá thành theo hệ số thì công ty dễ dàng phân bổ mọi chi phí cho từng đối tượng. Như đối với loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kế toán công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành theo đơn đặt hàng...
2.2.2. Các thủ tục quản lý và chế độ hạch toán kế toán ban đầu.
Với nguyên tắc tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán do bộ tài chính đề ra thì kế toán của công ty đã tuỳ theo loại hình sản xuất mà phân bổ các loại khoản mục chi phí trong giá thành do chúng có những nét khác biệt nhất định.
a,- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: gồm các chi phí về các loại vải ngoài, vải lót, xốp đựng bông
- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp: gồm chi phí các loại chỉ, khuy, nhãn mác....
Đặc biệt đối với các loại hàng gia công thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong giá thành. Công ty chỉ tính vào khoản mục này chi phí vận chuyển của lượng nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất trong kỳ mà công ty đã chi ra từ cảng Hải Phòng về kho công ty.
- Bao bì đóng gói: nếu được phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với nguyên vật liệu phụ trực tiếp thì chi phí vận chuyển tính hết cho vật liệu phụ, cũng có trường hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty mua bao bì và phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Lúc này khoản chi phí bao bì sẽ được theo dõi riêng không tính vào giá thành.
Đối với hàng xuất khẩu thường thì chi phí bao bì đựơc tính vào giá thành sản phẩm. Kế toán căn cứ vào ( báo cáo đai nẹp hòm hộp ) mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên cho công ty thể hiện số bao bì hỗn hợp đã xuất dùng thực tế cho từng mã hàng và số tồn.
b,- Chi phí nhân công trực tiếp :gồm chi phí tiền lương công nhân sản xuất và các khoản trích trước theo lương của công nhân sản xuất.
c,- Chi phí sản xuất chung : gồm tiền lương , BHXH của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ... chi phí bằng tiền khác.
Ngoài ra công ty còn tính gộp các chi phí nhiên liệu, năng lượng vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành do tỉ trọng của những khoản này nhỏ
( dưới 2% tổng chi phí sản xuất ).
d,- Chi phí thuê gia công: Công ty TNHH Thế Anh không chỉ nhận may gia công cho khách hàng mà đôi khi do yêu cầu sản xuất phức tạp của sản phẩm hoặc để tiết kiệm thời gian đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, công ty còn có thể đi thuê đơn vị khác gia công một vài chi tiết hoặc cả sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc này kế toán phải hạch toán tài khoản chi phí thuê gia công vào giá thành. Xét về bản chất ta có thể coi khoản này là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, nhưng do yêu cầu quản lý hạch toán cũng như do phương pháp tính giá thành nên doanh nghiệp áp dụng tập hợp chi phí này riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phí thuê gia công, khi sản phẩm hoàn thành khoản chi phí này sẽ được tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
2.2.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các đối tượng.
2.2.3.1.Đối tượng kế toán tập hợp CPSX
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là ._.hực tế ( trích KPCĐ ).
ở đây, công ty TNHH Thế Anh tính cả 19% trên tổng quỹ lương cơ bản ( tương tự với chi phí nhân viên qủan lý phân xưởng ), từ đó làm cho khoản chi phí này trong giá thành giảm, không đúng quy định của chế độ. Đồng thời, làm cho khoản tài trợ cho các hoạt động công đoàn giảm, không phản ánh chính xác mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến hoạt động này. Thường thì nếu trích theo lương thực tế, đơn vị nào làm ăn có hiệu quả, đời sống công nhân càng cao thì kinh phí công đoàn cao hơn, họat động công đoàn được đẩy mạnh.
+ Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung:
Tại công ty TNHH Thế Anh, kế toán công ty không tập hợp chi phí sản xuất chung để tính giá thành theo đối tượng từng xí nghiệp thành viên ( mặc dù khi theo dõi chi tiết phát sinh công ty có khả năng thực hiện ) mà tập hợp trong toàn công ty vào cuối mỗi quý để tính giá thành bằng cách phân bổ cho mã hàng theo sản lượng qui đổi. Do vậy, công ty không theo dõi được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung của mỗi xí nghiệp, từ đó có thể dẫn tới tình trạng giá thành cao do không quản lý được chi phí sản xuất chung.
* Về công tác tính giá thành sản phẩm của công ty:
Bên cạnh những ưu điểm của kỳ tính giá thành theo quý thì nhược điểm của nó là giảm hiệu quả của thông tin về giá thành, làm tăng thêm nhược điểm của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn doanh nghiệp. Cụ thể, là công ty không theo dõi được tình hình sản xuất cũng như kết qủa sản xuất một cách kịp thời đối với những mã hàng có thời gian sản xuất ngắn ( dưới một quý ).
+ Công ty không đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, mà chỉ xác định giá trị nửa thành phẩm gồm khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể theo dõi chi tiết đến từng sản phẩm trên các báo cáo cuối quí kế toán.
Trong khi, mặt hàng chủ yếu của công ty là sản phẩmgia công, khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ gồm chi phí vận chuyển nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành. Vậy, công ty cần thiết tiến hành đánh giá sản phẩm dở, phân bổ chi phí chế biến cho chúng để phản ánh chính xác lượng chi phí phát sinh trong kỳ.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
3.2.1- Một số ý kiến đề xuất đối với nhà nước :
* Về chính sách vĩ mô : trong nền kinh tế thị trường hiện nay cầu > cung do đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất phải luôn luôn ra những mặt hàng có chất lượng cao, phong phú - đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dân . Bên cạnh đó , cũng cần phải có sự điều tiết của nhà nước . Do đó, đối với nhà nước thì nên đưa ra những chính sách để bảo hộ độc quyền các sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất ra ( trong đó ngành may mặc chiếm tỷ trọng rất lớn ) để tránh tình trạng doanh nghiệp bị mất bản quyền về sản phẩm của mình , để đưa đất nước ta trở thành một nước xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu các mặt hàng , sản phẩm sang thị trường quốc tế đem lại cho ngân sách nhà nước một nguồn thu lớn và đem lại cho donh nghiệp lợi nhuận cao gây tiếng vang lớn không chỉ trong thị trường nội địa mà còn cả trên thị trường quốc tế .
Để đạt được những mục tiêu kinh tế vi mô nêu trên nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có một công cụ riêng biệt :
- Chính sách tài khoá : điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn . Chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của chi tiêu cộng cộng , do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng . Thuế khoá cũng tác động đến tổng cầu và sản lượng . Về mặt dài hạn chính sách tài khoá có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài.
- Chính sách thu nhập ; bao gồm hàng loạt các biện pháp ( công cụ ) mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công , giá cả để hạn chế lạm phát .
- Chính sách kinh tế đối ngoại : trong nền kinh tế mở là nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được . Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng , các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính và tiền tệ khác , tác động vào hoạt động xuất khẩu .
* Về chính sách tiền tệ : Vài năm gần đây thị trường tiền tệ ( tiền Việt Nam )trong nước không có gì biến động đã giúp cho các doanh nghiệp ổn định về giá cả . Tuy nhiên , về ngoại tệ cũng có một chút biến động điều đó ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp này hầu hết đều có thị trường và bạn hàng nước ngoài nên khi tỷ giá không ổn định làm cho giá cả cũng không thể ổn định được điều này dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp bị biến động trên thị trường, vì nếu đồng nội tệ được đặt cao giá thì doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công thu ngoại tệ như dệt may....sẽ bị giảm, còn nếu ngoại tệ tăng thì doanh nghiệp được lợi. Điều này đòi hỏi nhà nước phải làm sao điều chỉnh ngoại tệ , mà nhà nước có thể tác động lên việc hình thành tỷ giá .
* Về chính sách tiền lương cho công nhân sản xuất:
Hiện nay , Công ty TNHH Thế Anh đang áp dụng hình thức trả lương cho công nhân theo sản phẩm theo em như vậy đã có phần hợp lý.
Lương thực tế = Đơn giá/1 đơn vị sản phẩm x số lượng sản phẩm hoàn thành .
Như vậy,để khuyến khích công nhân theo em trong mức lương thực tế doanh nghiệp nên cộng thêm % giá trị sản phẩm hoàn thành ,số % cộng thêm này sẽ là phần khuyến khích công nhân sản xuất.
* Về chính sách thuế :
- Thuế TNDN:
Căn cứ vào điều 9 của luật thuế thu nhập doanh nghiệp ; Điều 4 của nghị định số 30/1998/NĐ- CP ngày 13/05/1998 của chính phủ và Điều 1 nghị định số 26/2001/NĐ - CP ngày 04/06/2001 của chính phủ sửa đổi , bổ sung một số điều của nghị định số 30/1998/NĐ- CP ngày 13/05/1998 của chính phủ qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí hợp lý liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế , sự thay đổi này rất phù hợp đối với các doanh nghiệp .
- Về sự thay đổi thuế GTGT (hoàn thuế) :
+ Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997 được lồng ghép những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội : số 90/1999/NQ-UBTVQH10 ngày 3/9/1999 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ; số 240/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 27/10/2000 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ và số 116/2002/UBTVQH11 ngày 10/9/20002 về việc sửa đổi ,bổ sung thuế suất thuế GTGT đối với một số sản phẩm bê tông công nghiệp.
+ Quyết định số 885/1998/QĐ-BTC ngày 16/7/1998 củaBộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng được lồng ghép những nội dung đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 31/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng và quyết định số 110/2002/QĐ-BTC ngày 18/9/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng.
+ Quyết định số 1329 TCT/QĐ/NV1 ngày 18/9/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quy trình quản lý hoàn thuế GTGT thay thế cho Quy trình xử lý hoàn thuế GTGT quy định tại mục III Quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 1368 TCT/QĐ/TCCB ngày 16/12/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
Sự thay đổi này là điều rất có lợi cho nhà nước và các doanh nghiệp.
3.2.2- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh:
Qua thời gian thực tập tiếp cận với thực tế công tác kế toán của công ty, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô, chú, anh chị ở phòng kế toán - tài vụ của công ty kết hợp với kiến thức đã học ở nhà trường và sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.
* Vấn đề tính giá vốn vật liệu : Vật liệu bao gồm : nguyên vật liệu chính , nguyên vật liệu phụ , nhiên liệu .
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ . Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản - dễ làm , tuy nhiên nó lại có nhược điểm đó là công việc dồn đến cuối tháng mới biết trị giá xuất làm chậm trễ việc tính toán . Theo em công ty nên xem xét lại xem là nên dùng phương pháp nào cho hợp lý để vừa đơn giản - dễ làm lại vừa nhanh .
* Tổ chức trang bị máy móc chuyên môn :
Cùng với nhân tố con người , công ty TNHH Thế Anh cũng luôn coi trọng vấn đề thiết bị công nghệ không chỉ cho sản xuất mà còn cho cả các hoạt động khác , Đối với công tác hạch toán kế toán , công ty đã sớm thay thế hạch toán kế toán thủ công bằng hạch toán kế toán trên máy vi tính . Song cho đến nay , sự tăng nhanh của khối lượng nghiệp vụ nên hệ thống thiết bị của công ty chưa đáp ứng đủ cho công tác kế toán . Vì vầy , công ty nên đầu tư , mua sắm thêm một số máy móc chuyên môn .
* Xác định lại đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Xuất phát từ đặc điểm phong phú và đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó loại hình sản xuất gia công là loại hình sản xuất đặc thù của ngành may và cũng chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của công ty. Khi tiến hành sản xuất gia công một loại sản phẩm nào đó, công ty đều dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với khách hàng và thực hiện tách riêng hợp đồng đó. Đồng thời cũng đòi hỏi phải có thông tin về hiệu quả kinh tế đem lại của từng đơn đặt hàng, để đánh giá kết quả thực hiện làm căn cứ ký kết tiến hành hợp đồng mới.
Trên cơ sở đặt hàng của khách hàng, phòng kế hoạch sản xuất của công ty lên định mức nguyên vật liệu và ra lệnh sản xuất cho từng xí nghiệp thành viên. Đối với những đơn đặt hàng có khối lượng sản phẩm gia công nhiều, thời gian gia công gấp, thì công ty có thể giao cho nhiều xí nghiệp cùng thực hiện để kịp thời giao hàng đúng hạn. Còn đối với những đơn đặt hàng có khối lượng nhỏ, thường công ty giao cho một xí nghiệp để tiện theo dõi, quản lý. Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh theo qui trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, công ty đã tổ chức mô hình khép kín trong từng xí nghiệp nghĩa là mỗi xí nghiệp đảm nhận từ khâu đầu đến khâu cuối trên một dây chuyền công nghệ khép kín. Trong điều kiện đó, để tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh chi phí, dễ dàng phát hiện sự biến động bất thường của các yếu tố chi phí sản xuất rồi kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp đối với chúng thì đối tượng tập hợp chi phí của công ty nên xác định lại là từng xí nghiệp thành viên trong đó lại chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy sẽ tạo điều kiện tính giá thành sản phẩm được chính xác , nhất là những sản phẩm chỉ được sản xuất ở một hoặc một vài xí nghiệp .
* Công tác tiền lương :
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm . Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công , công ty thực hiên chế độ khoán quĩ lương theo tỷ lệ doanh thu . Quĩ lương của toàn doanh nghiệp được phân chia cho bộ phận sản xuất trực tiếp theo mức khoán và cho bộ phận sản xuất gián tiếp sản xuất theo hệ số lương . Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì hiện nay công ty qui định chế độ khoán lương với mức khoán là 42,45% giá trị tổng sản phẩm hoàn thành . Như vậy, công ty áp dụng hình thức trả lương như vậy là rất hợp lý , tuy nhiên công ty nên áp dụng hình thức lương ưu đãi (khuyến khích ) cho công nhân trực tiếp sản xuất để họ có thể làm tốt công việc của mình .
* Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Trên cơ sở đối tượng kế toán tập hợp chi phí như trên, để đáp ứng nhu cầu quản lý giá thành theo từng đơn đặt hàng, công tác tính giá thành ở công ty cần được hoàn thiện như sau:
- Đối tượng tính giá thành: là từng đơn đặt hàng. Sau đó trong từng đơn đặt hàng lại tính giá thành cho từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó.
- Kỳ tính giá thành: chu kỳ sản xuất của một đơn đặt hàng thường từ một đến hai thàng tuỳ thuộc vào độ lớn của lô hàng, độ phức tạp của sản phẩm. Vì vậy khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Lúc này kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất nhưng lại không phù hợp với kỳ báo cáo ( ở đây công ty nên thay đổi kỳ báo cáo là hàng tháng ).
- Phương pháp tính giá thành: Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành cho từng đơn đặt hàng tức là khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đơn đặt hàng cũng chính là tổng giá thành của đơn đặt hàng đó. Với những đơn đặt hàng còn đang sản xuất dở dang thì chi phí tập hợp được theo những đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang.
Theo phương pháp này, hàng tháng công ty phải tập hợp chi phí phát sinh theo từng đơn đặt hàng trên “ Bảng kê chi phí sản xuất “ . Những sản phẩm thuộc loại hình mua đứt bán đoạn được coi là thuộc một đơn đặt hàng.
* Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nên theo dõi chi tiết theo từng mã hàng nhưng hiện nay cần chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Vì các lý do sau:
Viêc hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính được theo dõi chi tiết tại các xí nghiệp thông qua việc lập báo cáo hàng tháng . Tuy nhiên , trên báo cáo tổng hợp nhiên liệu số sản phẩm đưa vào sản xuất và số lượng bán thành phẩm nhập kho có trường hợp phát sinh chênh lệch tuy không lớn nhưng công ty vẫn tính cả khoản mục chi phí vào giá thành , đến cuối kỳ số lượng tồn quá lớn thì mới được tính là lượng tồn cuối kỳ .
Trên thực tế , trong quá trình sản xuất một loại vải có thể được dùng để may nhiều mặt hàng khác nhau mà đối với mặt hàng này , loại vải này được dùng làm vải chính nhưng đối với mặt hàng khác thì có thể dùng làm vải phụ . Do đó , trong quá trình sản xuất có thể lấy vải tồn của mặt hàng này may cho mặt hàng kia , phần tiết kiệm này công ty theo dõi nhưng lại không tính trừ vào sản xuất , điều đó làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành không được chính xác đối với công tác quản lý nguyên vật liệu ở công ty , hiện nay phòng kho chỉ theo dõi số lượng vải đã xuất dùng cho các xí nghiệp không tính đến trường hợp lượng vải đó có được sử dụng hết cho sản xuất sản phẩm hay không .
Lượng vải còn thừa sau khi sản xuất không được nhập trở lại kho mà để tại xí nghiệp do đó dễ xảy ra hiện tượng thất thoát nguyên vật liệu do quản lý thiếu chặt chẽ . Về mặt này , công ty nên có biện pháp thống nhất quản lý cả về mặt hiện vật lẫn giá trị nguyên vật liệu thừa sau khi chế biến nhập lại kho .
* Thay đổi lại TK 621:
Hiện nay công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
TK 6211- Chi phí NVL chính trực tiếp , trong đó :
TK 62111- Chi phí NVLCTT phân bổ cho XN1
TK 62112- Chi phí NVLCTT phân bổ cho XN2
TK 62113- Chi phí NVLCTT phân bổ cho XN3
..........................
TK 6212- Chi phí VL phụ , trong đó :
TK 62121- Chi phí VL phụ TT phân bổ cho XN 1
TK 62122- Chi phí VL phụ TT phân bổ cho XN 2
TK 62123 - Chi phí VL phụ TT phân bổ cho XN 3
Khi tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp , kế toán kết chuyển theo định khoản :
Nợ TK 1541
Có TK 6211
Có TK 6212
* Lập bảng phân bổ vật liệu , công cụ - dụng cụ :
Hiện nay ở công ty không sử dụng bảng phân bổ vật liệu - công cụ , dụng cụ , như vậy rất khó khăn cho kế toán tập hợp và phân bổ chi phí tới từng đối tượng , từng mã hàng . Theo em công ty nên lập bảng phân bổ vật liệu - công cụ , dụng cụ để dễ dàng cho việc tập hợp và phân bổ chi phí tới từng đối tượng .
* Chi phí dịch vụ mua ngoài :
Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm các khoản chi phí như : điện , nước , các thiết bị văn phòng , chi phí thuê gia công .....) . Hiện nay , công ty tập hợp vào TK 627 nhưng theo em công ty nên tách rời các khoản không nên tập hợp chung vào một tài khoản vì nếu chi phí dịch vụ mua ngoài cho quản lý mà cao hơn các chi phí khác thì sẽ rất khó cho việc tập hợp vào cùng một tài khoản .
* Phương pháp tính khấu hao cơ bản :
Hàng quí , kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao qui định để tính mức khấu hao TSCĐ theo công thức :
Mức khấu hao nguyên giá tỷ lệ khấu hao cơ bản
TSCĐ TSCĐ * của TSCĐ ( năm ) (%)
của quí
4 ( quí )
Trong đó : nguyên giá bao gồm : nguyên giá TSCĐ HH , nguyên giá TSCĐVH, nguyên giá TSCĐ thuê dài hạn .
Vậy theo em công ty nên hạch toán chi tiết về phần nguyên giá vì nguyên giá bao gồm nhiều loại . Việc hạch toán như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tính khấu hao TSCĐ hàng tháng một cách nhanh chóng .
* Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: nên tập hợp theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và để giản tiện cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì hàng tháng căn cứ vào sản lượng của từng xí nghiệp đối với từng đơn đặt hàng để tính ra khoản mục chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Cụ thể là nhân viên xí nghiệp sẽ tính quĩ lương theo từng đơn đặt hàng
Quĩ lương Giá trị tổng sản lượng Tỷ giá
của đơn = qui đổi của đơn x 42,45% x hiện thời
đặt hàng i đặt hàng(ngoại tệ). Củangoạitệ
Cộng tổng quĩ lương của tất cả các đơn đặt hàng xí nghiệp sản xuất trong tháng sẽ được tổng quĩ lương của xí nghiệp. Phòng kế toán sau khi nhận được các báo cáo của xí nghiệp gửi lên sẽ tiến hành tính toán phần chi phí nhân công trực tiếp để tính vào giá thành sản phẩm của từng đơn đặt hàng theo qui chế lương của công ty. Kết quả được ghi vào “ Bảng kê chi phí sản xuất hàng tháng “ ( Chú ý: với khoản trích theo lương nên trích 19% trên lương thực tế để đảm bảo quyền lợi cho hoạt động công đoàn. ).
* Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng xí nghiệp và tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng mà xí nghiệp sản xuất vào cuối tháng. Tiêu chuẩn phân bổ mà công ty nên chọn là sản lượng qui đổi của đơn đặt hàng đó.
Chi phí sản Tổng chi phí sản xuất
xuất chung chung phát sinh Sản lượng qui đổi của sản
phân bổ = x phẩm xí nghiệp hoàn
cho đơn Tổng sản lượng qui đổi của thành theo đơn đặt hàng i
đặt hàng i sản phẩm xí nghiệp hoàn thành
Cuối tháng căn cứ vào “ Bảng kê chi phí sản xuất “ kế toán lập “ Bảng kê chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng “ thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh để thực hiện đơn đặt hàng. Sau đó kế toán ghi sang “ Sổ tính giá thành “ . Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành thì kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng đó và cộng lại sẽ tính được tổng giá thành của đơn đặt hàng, tất cả các đơn đặt hàng còn đang sản xuất dở dang thì chi phí đã ghi trong bảng tính giá thành đều là chi phí sản xuất dở dang.
Sau khi đã tính được tổng giá thành của một đơn đặt hàng, kế toán sẽ tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó theo phương pháp hệ số như hiện nay :
Tổng giá thành của đơn đặt
Tổng giá thành hàng j ( theo khoản mục ) Sản lượng qui
của mã hàng i thuộc = x đổi của mã
đơn đặt j Tổng sản lượng qui đổi của hàng i
sản phẩm xí nghiệp hoàn thành
* Cơ sở để tính giá thành : Công ty cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề quản lý nguyên vật liệu nhằm thực hiện tốt kế hoạch chi phí đã đề ra, mặt khác cần tiếp tục phát huy tính tiết kiệm sẵn có ở 2 khâu chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Việc Công ty tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một vũ khí cực kỳ quan trọng trong việc cạnh tranh mở rộng thị trường với các đối thủ cùng ngành khác trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho Công ty tồn tại và phát triển trong tương lai, đồng thời với việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm sẽ làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ được nâng cao do giá thành hạ , góp phần làm tăng doanh thu , cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên chức.
Kết luận
Bản khoá luận với đề tài : "Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh". Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Công ty TNHH Thế Anh về các mặt hoạt động nhất là về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ta thấy rằng tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định kịp thời chính xác giá thành sản phẩm là yêu cầu tất yếu của công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất tính gía thành nói riêng. Thực hiện và thực hiện tốt điều đó không chỉ là điều kiện để đánh gía đúng kết quả phấn đấu của Công ty mà còn là cơ sở để đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Công ty TNHH Thế Anh là một công ty đang trên đà phát triển. Sản phẩm của Công ty rất phong phú và đa dạng nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác đầy đủ là cả một vấn để rất khó khăn phức tạp. Trong thời gian thực tập tai Công ty, em nhận thấy rằng Công ty rất quan tâm đến công tác này và đã đáp ứng được với yêu cầu phát triển hiện nay. Những ý kiến đóng góp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành em đã đề cập tuy chưa thật cụ thể, và có thể chưa thật đầy đủ, nhưng em rất mong bản khoá luận này sẽ là một tài liệu bổ ích giúp công ty nghiên cứu và xem xét .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS.Trần Văn Dung, cùng toàn thể các thầy cô trong tổ bộ môn kế toán và các cô , các bác, các chú, anh chị ở trong phòng kế toán Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài khoá luận này.
Hà nội , ngày 25 tháng 05 năm 2005
Sinh viên
Đặng Thị Phương Hồng
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình KTTC - Trường ĐHTC - KTHN - NXB TCHN.
2. Hướng dẫn thực hành ghi chép CT và sổ KT trong các loại hình DN. - Nguyễn Văn Nhiệm - Nhà xuất bản thống kê.
3. Kế toán quản trị doanh nghiệp - PGS.PTS Đặng Văn Thanh.
4. Hệ thống kế toán DN - Q1 : Hệ thống TKKT - NXB TC - 2000
5. Kế toán giá trị và các tình huống cho nhà quản lý - PGS.TS Ngô Thế Chi - NXB Thống kê.
6 Kế toán TC - TS Võ Văn Nhị - NXB thống kê HN - 2000.
7. Lý thuyết thực hành KTTC - TS Nguyễn Văn Công - NXB TC 2000.
8. Nghị định 27/CP.
9. Tạp chí kế toán.
10. Phân tích hoạt động kế toán doanh nghiệp - giảng viên Huỳnh Đức Lông - ĐHKT TP HCM 1997.
11. Giáo trình PT các hoạt động kế toán trong doanh nghiệp - ĐH TCKD HN - NXB TC 2000.
12. PT hoạt động KT doanh nghiệp -ĐH mở -NXB thống kế HN 6/2000
sổ cái
Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: Đồng
Ghi có các tài khoản đối ứng, nợ tài khoản này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
TK 152
280.439.973
Cộng số PS nợ
280.439.973
Cộng số PS có
280.439.973
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
bảng phân bổ số 1
phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Quý IV năm 2004
Ký hiệu tài khoản
Diễn giải tiền lương
Thu nhập
Các khoản trích theo lương
Tổng cộng
622
Chi phí nhân công trực tiếp
131.614.208
14.179.405
145.793.613
627
Chi phí nhân viên quản lý XN
51.391.907
10.124.603
61.516.510
Tổng cộng
183.006.115
24.304.008
207.310.123
sổ cái
Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: Đồng
Ghi có các tài khoản đối ứng, nợ tài khoản này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
TK 334
TK338
131.614.208
14.179.405
Cộng số PS nợ
145.793.613
Cộng số PS có
145.793.613
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ
Quý IV năm 2004
Chỉ tiêu
Nơi sử dụng
Toàn DN
Nguyên giá
Khấu hao
PX I
PX II
PX ...
XN phụ trợ
Nhà xưởng trong SXKD
645.491.160
32..274. 558
17.652.491
10.326.525
4.295542
Máy móc thiết bị
562.951.560
28.147.578
11.965.700
14.316.521
1.865.357
Thiết bị truyền dẫn, ô tô
293.930.440
14.696.522
6.732.436
7..295. 145
668.941
Phương tiện phục vụ Q.lý
434.100.300
21.705.015
9.768.157
11.032.109
904.749
Cộng
96.823.673
46.118.784
42.970.300
7.734.589
sổ cái
Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: Đồng
Ghi có các tài khoản đối ứng, nợ tài khoản này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
TK 153
TK 152
TK 334
TK 338
TK 214
TK 111
TK 331
9.800.000
6.914.354
51.391.907
10.124.603
96.823.673
23.012.732
29.024.263
Cộng số PS nợ
227.091.532
Cộng số PS có
227.091.532
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
sổ cái
Tài khoản 154- Chi phí sản xuất,KD dở dang
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: Đồng
Ghi có các tài khoản đối ứng, nợ tài khoản này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
TK 621
TK 622
TK 627
TK 627
TK627
TK111
280.439.973
145.973.613
78.230.864
96.823.673
29.024.263
23.012.732
Cộng số PS nợ
653.325.118
Cộng số PS có
653.325.118
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
bảng kê số 4- Bảng kê chi phí sản xuất (trích)
Quý IV năm 2004
Đơn vị tính: đồng
TK có
111
152
153
331
214
334
338
Cộng
TK nợ
TK 154
PX I
PX II
PX III
TK 621
280.439.973
280.439.973
PX I
......
TK 622
131.614.208
14.179.405
145.793.613
PX I
.......
TK 627
23.012.732
6.914.354
9.800.000
29.024.263
96.823.673
51.391.907
10.124.603
227.091532
Cộng
23.012.732
287.354.327
9.800.000
29.024.263
96.823.673
183.006.115
24.304.008
653.325.118
bảng kê số 4- Bảng kê chi phí sản xuất (trích)
Quý IV năm 2004
TK có
621
622
627
NKCT khác
Cộng
TK nợ
NKCT 1
NKCT 2
NKCT 4
TK 154
280.439.973
145.973.613
227.091.532
653.325.118
PX I
.......
PX III
TK 621
PX I
......
TK 622
PX I
.......
TK 627
Cộng
653.325.118
bảng tính giá thành sản phẩm
Quý IV năm 2004
Loại hình : SX
Mã hàng : 028
Sản lượng
Hệ số
Sản lượng quy đổi
Khoản mục chi phí
Giá thành SX
Chi phí NVLTT
Chi phí NVL phụ
Chi phí bao bì
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Tổng giá thành SX
Giá thành bình quân
10.300
0,53
5.459
30.534.860
0
4.016.586
92.255.399
143.699.161
270.506.006
26.262,72
....
...
...
...
...
...
...
...
...
bảng tính giá thành sản phẩm
Quý IV năm 2004
Loại hình : SX
Mã hàng :3520
Sản lượng
Hệ số
Sản lượng quy đổi
Khoản mục chi phí
Giá thành CX
Chi phí NVL chính
Chi phí NVL phụ
Chi phí bao bì
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Tỏng giá thành SX
Giá thành bình quân
3.200
0,99
3168
231.354.969
13.285.686
1.247.872
53.538.214
83.392.371
382.819.112
28.092,08
....
...
...
...
...
...
...
...
...
....
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổ chức bộ máy quản lý ỏ công ty TNHH Thế Anh
Giám đốc
PGĐĐH nội chính
PGĐĐH kỹ thuật
PGĐĐH sản xuất
Phòng kỹ thuật
XNDV đời sống
CH thời trang
TTTM và GTSF
Phòng kế toán
Phòng kho
Phòng thị trường
Phòng KCS
Phòng kế hoạch
CH dịch vụ
Văn phòng
XN III
XN II
XN I
XN phụ trợ
Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty TNHH Thế Anh
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán,Kế toán tiền lương và các khoản BHXH
Kế toán NVL.Kế toán TSCĐ và nguồn vốn
Kế toánthành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, kế toán công nợ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Nhân viên hạch toán tại các xí nghiệp
doanh nghiệp sổ chi tiết vật liệu dụng cụ Tờ số:……
Mở sổ ngày:10 Tháng 10 Năm 2004
Tên vật liệu(Dụng cụ,sản phẩm hàng hóa): SP3520 - Nguyên vật liệu chính Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Quy cách phẩm chất:…………………………………... Mã số: 3520
Chứng từ
diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
NK 10
11/16/04
Nhập nẹp
111
12,000.00
200
2,400,000
XK 08
11/18/04
Xuất nẹp vào SX
621
12,000.00
-
200
2,400,000
NK 11
11/18/04
Nhập mếch áo
111
32,784.00
240
7,868,160
-
XK 09
11/20/04
Xuất mếch áo SX
621
32,784.00
-
230
7,540,320
10
327,840
NK12
11/25/04
Nhập mua mác
331
33,453.66
200
6,690,732
-
-
XK 13
11/30/04
Xuất mác SX
621
33,453.66
100
3,345,366
100
3,345,366
Cộng
16,958,892
13,285,686
3,673,206
doanh nghiệp sổ chi tiết vật liệu dụng cụ Tờ số:……
Mở sổ ngày:10 Tháng 10 Năm 2004
Tên vật liệu(Dụng cụ,sản phẩm hàng hóa): SP3520 - Nguyên vật liệu chính Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Quy cách phẩm chất:…………………………………... Mã số: 3520
Chứng từ
diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
NK 07
10/12/04
Nhập vải mua ngoài
111
88,000.00
1,500
132,000,000
XK 04
10/3/04
Xuất vải vào SX
621
88,000.00
-
500
44,000,000
1,000
XK 05
10/10/04
Xuất vải vào SX
621
88,000.00
-
500
44,000,000
500
NK 08
10/15/04
Nhập vải bo
111
110,000.00
500
55,000,000
-
-
XK 06
10/16/04
Xuất vải bo vào SX
621
110,000.00
-
500
55,000,000
-
NK 09
11/1/04
Nhập mua cổ
111
15,000.00
3,200
48,000,000
-
-
XK 07
11/15/04
Xuất cổ vào SX
621
15,000.00
-
3,200
48,000,000
-
NK 10
11/16/04
Nhập chun
111
34,489.89
500
17,244,945
-
-
XK 08
11/18/04
Xuất vải vào SX
621
88,000.00
-
341
30,008,000
159
13,992,000
XK 09
11/20/04
Xuất chun vào SX
621
34,489.89
-
100
3,448,989
-
XK 10
11/30/04
Xuất chun vào SX
621
34,489.89
-
100
3,448,989
-
XK 11
11/30/04
Xuất chun vào SX
621
34,489.89
-
100
3,448,989
200
6,897,978
Cộng
252,244,945
231,354,967
20,889,978
-
-
doanh nghiệp sổ chi tiết vật liệu dụng cụ Tờ số:……
Mở sổ ngày:22 Tháng10Năm2004
Tên vật liệu(Dụng cụ,sản phẩm hàng hóa): Hàng gia công Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Quy cách phẩm chất:Nguyên vật liệu phụ trực tiếp Mã số: SP 028
Chứng từ
diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
NK 12
11/25/04
Nhập nẹp
331
12,000
400
4,800,000
NK 13
11/26/04
Nhập mếch
111
19,669
6,000
118,011,960
XK 13
11/30/04
Xuất nẹp vào sx
621
12,000
400
4,800,000
-
XK 14
11/30/04
Nhập mác
111
60,662
2,000
121,324,000
XK 14
12/10/04
Xuất mếch vào sx
621
19,669
1000
19,668,660
5000
98,343,300
XK 15
11/1/04
Xuất mác vào sx
621
60,662
100
6,066,200
1900
115,257,800
Công
244,135,960
30,534,860
213,601,100
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0860.doc