Lời mở đầu
Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu bao gồm việc mở rộng quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường với các quy luật khắt khe ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đến mọi mặt hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường như vậy thì đòi hỏi cơ chế quản lý và hệ thống quản lý phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hạch toán kế toán là mộ
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Y Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh, là một khâu của hạch toán kế toán, hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, thiết bị, trình độ tổ chức, công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.
Đây là một đòi hỏi khách quan của công tác quản lý nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thông tin về hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một thông tin chủ yếu mang tính quyết định đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát huy tốt chức năng đó thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường.
Công ty công ty Nhựa Y Tế là một doanh nghiệp sản xuất ,sản phẩm sản xuất theo kế hoạch, quy trình công nghệ hết sức phức tạp phải trải qua nhiều giai đoạn, ở các công đoạn khác nhau. Do đặc điểm công nghệ sản xuất như vậy nên công ty Nhựa Y Tế rất quan tâm đến việc xây dựng, tổ chức công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, coi đây là vấn đề cơ bản gắn liền với kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành trong doanh nghiệp, qua thời gian học tập tại trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Ngọc Tỉnh ,sau thời gian thực tập tại Công ty Nhựa Y Tế, được các cán bộ phòng Kế Toán của Công ty giúp đỡ, em chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Y Tế” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp.
Luận văn bao gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Nhựa Y Tế.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Nhựa Y Tế.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân nhưng do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thực tiễn còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong các thầy, cô giáo thông cảm, cho ý kiến đóng góp để bài luận văn hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
chương I
lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành
1.Chi phí và các cách phân loại chi phí
1.1Khái niệm chi phí
Để tiến hành sản xuất thì DN nào cũng cần phải có 3 yếu tố đó là: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
Quá trình sản xuất của DN cũng đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố nói trên để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu toàn xã hội. Mọi hao phí tiêu hao cho quá trình sản xuất của DN đều được đo bằng tiền. Việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động đã tiêu hao cho quá trình sản xuất của DN được gọi là chi phí sản xuất (CPSX).
Vậy CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà DN đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó hao phí về lao động sống chính là khoản tiền công mà DN phải trả cho cán bộ công nhân viên bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Còn hao phí về lao động vật hoá đó là các khoản hao phí về năng lượng, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động mang tính chất sự nghiệp... Tuy nhiên chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là CPSX.
CPSX của DN phát sinh một cách thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh thì CPSX phải được tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Do đó những CPSX mà DN phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào CPSX trong kỳ.
Vậy bản chất của CPSX là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm (lao vụ, dịch vụ).
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Để thực hiện sản xuất DN phải bỏ ra những chi phí nhất định. CPSX của DN bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích công dụng khác nhau.
Để phục vụ công tác quản lý CPSX ta có thể tiến hành phân loại CPSX theo các tiêu thức chủ yếu sau đây:
1.2.1. Phân loại CPSX theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng nội dung kinh tế, tính chất được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt là chi phí đó phát sinh ở đâu, mục đích công dụng như thế nào. Về thực chất chỉ có 3 yếu tố chi phí đó là: Chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Toàn bộ CPSX trong kỳ được chia làm 7 yếu tố chi phí sau:
-Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị XDCB mà DN dùng cho sản xuất trong kỳ (trừ số dùng không hết trả lại kho) .
-Nhiên liệu, động lực: là toàn bộ giá trị nhiên liệu, động lực mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh (trừ số dùng không hết trả lại kho).
-Tiền lương của công nhân viên: là toàn bộ tiền lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên trong kỳ.
-Các khoản trích theo lương : là 19% trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn tính theo tiền lương phải trả cho công nhân viên
-Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất của DN.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền DN đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, ... phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN.
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các chi phí bằng tiền ngoài các yếu tố chi phí nêu trên dùng cho hoạt động sản xuất của DN trong kỳ như tiền chi cho hội họp, tiếp khách, chi hoa hồng, môi giới, quảng cáo, chào hàng, công tác phí...mà chưa được tính vào các yếu tố trên.
Cách phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế giúp cho kế toán biết được tỷ trọng của từng yếu tố chi phí chiếm trong tổng chi phí sản xuất, là cơ sở để kiểm tra kế hoạch dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố và là căn cứ để xác định vốn lưu động cho đơn vị....
1.2.2. Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích, công dụng đối với hoạt động sản xuất sẽ được xếp vào cùng một khoản mục chi phí không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Do đó cách phân loại này còn gọi là phân loại CPSX theo khoản mục. Toàn bộ CPSX phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
*/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, không tính những nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và hoạt động ngoài sản xuất.
*/ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng.
*/ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, trại đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên, trong chi phí sản xuất chung lại bao gồm:
+ Chi phí nhân viên (phân xưởng, trại đội sản xuất): phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội trại) bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội ... phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng gồm quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kế toán thống kê, thủ kho của phân xưởng, công nhân sửa chữa, duy tu, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ.
+ Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sản xuất dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng như sửa chữa bảo dưỡng vật kiến trúc, kho tàng trang thiết bị do phân xưởng tự làm.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất xuất dùng cho phân xưởng như khuôn mẫu, đúc, gá lắp, dụng cụ cầm tay...
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh chi phí tài sản cố định thuộc bộ phận sản xuất như khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, bộ phận sản xuất; như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài ...
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ giá trị dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, dịch vụ vận tải... dùng cho bộ phận sản xuất.
+ Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí hội nghị, tiếp khách ...
1.2.3. Phân loại CPSX theo mối quan hệ với tổng khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ
Theo cách phân loại này CPSX phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
*/Chi phí cố định: là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng tăng thì mức chi phí cố định tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm.
*/Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm. Các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp ..... thuộc chi phí biến đổi. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho sản phẩm vẫn mang tính ổn định.
Cách phân loại chi phí theo chi phí biến đổi có vai trò quan trọng trong phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của giám đốc Doanh nghiệp.
Ngoài các cách phân loại trên thì CPSX còn được phân loại theo phương
pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
2.Giá thành và các loại giá thành
2.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của giá thành sản phẩm
Trong hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đều cần phải xác định được giá thành sản phẩm bởi lẽ giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Nói một cách khác giá thành là CPSX tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí như: chi phí về vật tư, lao động... còn giá thành sản phẩm lại là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả
của việc sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất. Do đó giá thành sản phẩm mang chức năng bù đắp chi phí. Ngoài ra giá thành sản phẩm còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá trị sản phẩm. Như vậy giá thành sản phẩm chính là xuất phát điểm để xác định giá cả sản phẩm trên thị trường.
Tóm lại giá thành sản phẩm là phạm trù kinh tế khách quan của sản xuất hàng hoá với hai chức năng chủ yếu là bù đắp và lập giá.
2.2. Phân loại giá thành
Để sử dụng chỉ tiêu giá thành vào nhiều mục đích người ta xem xét giá thành dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Có hai cách chủ yếu phân loại giá thành:
2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian, cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
*/ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch; giá thành kế hoạch được sử dụng để so sánh phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
*/ Giá thành định mức: Cũng được xác định trước khi diễn ra quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng khác với giá thành kế hoạch là giá thành định mức được tính trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành. Điều đó cho thấy rằng giá thành định mức là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản, lao động trong quá trình sản xuất
* Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu để phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
*/ Giá thành sản xuất (GTSX) hay còn gọi là giá thành công xưởng: GTSX là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi các phân xưởng như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và được tính cho những sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành, nhập kho và giao cho khách hàng.
*/ Giá thành toàn bộ: giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá sản xuất của sản phẩm cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm công việc lao vụ đã tiêu thụ.
3.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong DN bao gồm nhiều nội dung, có công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau, theo quy trình công nghệ khác nhau. Do đó chi phí cần được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí theo phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho công tác tính giá thành. Xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp.
Để xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX, kế toán cần phải dựa vào các căn cứ sau:
*/ Căn cứ vào tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ:
+ Sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, toàn bộ quy trình sản xuất của DN.
+ Sản xuất phức tạp: Đối tượng hạch toán CPSX có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến sản phẩm từng phân xưởng tổ đội.
*/ Căn cứ loại hình sản xuất:
Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ thì đối tượng tập hợp CPSX là các đơn đặt hàng.
Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất giản đơn hay phức tạp mà đối tượng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết.
*/ Căn cứ yêu cầu quản lý, khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp:
Nếu trình độ hạch toán càng cao thì đối tượng hạch toán càng cụ thể càng chi tiết và ngược lại.
Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX đúng đắn, phù hợp với đặc điểm SXKD của doanh nghiệp có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý CPSX và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
3.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
*Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Việc xác định chính xác đối tượng tính giá thành cần dựa vào các căn cứ:
+Căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản xuất:
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng công việc hoặc theo đơn đặt hàng.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là mỗi loại sản phẩm khác nhau.
+ Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất:
Đối với quy trình công nghệ sản xuất là giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh hoặc từng chi tiết sản phẩm.
Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học hợp lý.
*Kỳ tính giá thành: là khoảng thời gian cần thiết để kế toán tổng hợp số liệu về chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành của Doanh nghiệp.
Tuỳ theo đặc điểm của loại hình sản xuất , trình độ và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà có quy định kỳ tính giá thành khác nhau cho phù hợp với kỳ báo cáo:
+Trường hợp Doanh nghiệp thuộc loại hình Doanh nghiệp sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng sản xuất ít, khối lượng lớn thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng.
+Trường hợp quy trình công nghệ phức tạp, chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành có thể là quý hay chu kỳ sản xuất.
3.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
*Giống nhau:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hoá cùng với các chi phí sản xuất khác mà Doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
*Khác nhau:
+Chi phí sản xuất tính cho 1 thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành.
+Chi phí sản xuất chỉ tính toàn bộ chi phí chi ra trong trọn một thời kỳ, không phân biệt chi phí chi ra ở đâu và công dụng để làm gì; còn giá thành sản phẩm tính cả chi phí chi ra kỳ trước chuyển sang kỳ này(Dở dang đầu kỳ) nhưng loại trừ chi phí chi ra ở kỳ này tính vào giá thành kỳ sau (Dở dang cuối kỳ).
Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như sau:
A B
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
C D
AC = AB + BD – CD
BD = AC khi AB = CD
4.trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.1.Tài khoản sử dụng
Để tập hợp CPSX đầy đủ, chính xác phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, các tài khoản kế toán doanh nghiệp thường sử dụng là:
*Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Bên Có: +Các khoản chi phí sản xuất ghi giảm (nếu có) bao gồm sản phẩm hỏng không sửa chữa được, phế liệu.
+Giá thành thực tế của sản phẩm , dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ
Dư Nợ cuối kỳ: Giá trị sản phẩm dịch vụ còn dở dang cuối kỳ
Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
*Tài khoản 631 :Giá thành sản phẩm
Bên Nợ: +Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh trong kỳ
Bên Có: +Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
+Kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Ngoài 2 tài khoản trên , kế toán còn sử dụng các tài khoản tập hợp chi phí như :
-Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-Tài khoản 622 : Chi phí nhân công trực tiếp: để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung: để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
4.2.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho là phương pháp mà theo đó việc nhập, xuất, tồn NVL, CCDC...được theo dõi một cách thường xuyên trong sổ kế toán. Phương pháp này đảm bảo tính chính xác tình hình luân chuyển hàng tồn kho và nó được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá hữu hình có giá trị lớn. Để tập hợp CPSX theo phương pháp này ta tiến hành các bước theo sơ đồ sau:
SƠ Đồ 1: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 154
TK 621
TK 111,112,138
TK 622
TK 627
K/chuyển hoặc phân bổ CPNVLTT
K/chuyển CP nhân công trực tiếp
K/chuyển hoặc phân bổ CP sản xuất chung
CP sản xuất ghi giảm (nếu có)
TK 632
Giá thành thực tế của sản phẩm bán trực tiếp tại xưởng
TK 157
Giá thành thực tế của sản phẩm gửi bán tại xưởng
TK 155
Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho
4.3.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ đối với hàng tồn kho là phương pháp mà theo đó kế toán không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau:
SƠ Đồ 2: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 631
TK 154
TK 154
TK 621
K/chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
K/chuyển CP NVL
trực tiếp
TK 622
K/chuyển CP nhân công trực tiếp
Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
TK 632
Kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
TK 627
K/chuyển CP sản xuất chung
4.4.Các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành :
Các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm bốn bước sau:
-Tập hợp chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
-Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí lao vụ sản xuất phụ
-Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang
-Tính giá thành sản phẩm
Các bước tập hợp chi phí này được cụ thể ở các phần dưới đây:
5. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
5.1.Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoản liên quan khác như TK 152, TK 111, TK 331...
- Nội dung: TK621 dùng để phản ánh toàn bộ CPNVLTT xuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ.
- Kết cấu TK 621:
Bên nợ: - Trị giá thực tế NVLTT xuất sử dụng cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Bên có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết nhập lại kho
- Trị giá phế liệu thu hồi
- Kết chuyển hoặc phân bổ CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm.
TK621 không có số dư cuối kỳ
Chi phí NVLTT bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
*/ Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan đến viẹc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, kế toán không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức thường chọn để phân bổ đó là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo trọng lượng hay khối lượng sản phẩm...
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí NVLTT phân bổ
=
Tổng CP NVLTT cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của các loại sản phẩm
x
Tiêu thức phân bổ
của từng loại sản phẩm
5.2.Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Theo phương pháp này, khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh sẽ ghi:
Nếu xuất kho để sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621
Có TK 152
Nếu mua về và đưa vào sử dụng ngay:
Nợ TK 621
Có TK 111,112,331 ....
Trị giá vật liệu sử dụng không hết trả lại kho sẽ ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng để kết chuyển vào tài khoản 154 tính giá thành.
SƠ Đồ 3: Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152
TK 154
TK 621
TK 111,112,331...
TK 152
Xuất kho NVLTT sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP
Giá thực tế của NVLTT mua về dùng ngay
Giá thực tế của NVL trực tiếp dùng không hết trả lại kho
Kết chuyển hoặc phân bổ CP NVLTT cho từng loại sản phẩm
5.3.Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Tương tự như khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh như đã trình bày ở phương pháp tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Nếu xuất kho để sử dụng:
Nợ TK 621
Có TK 152
Nếu mua về và đưa vào sử dụng ngay:
Nợ TK 621
Có TK 111,112,331 ....
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ giá trị vật liệu đã xuất sử dụng trong kỳ sẽ ghi như sau: Nợ TK 621
Có TK 611” Mua nguyên vật liệu”
Trị giá vật liệu sử dụng không hết trả lại kho sẽ ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 631
Có TK 621
SƠ Đồ 4: Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 152
TK 631
TK 621
TK 111,112,331..
TK 152
Xuất kho NVLTT sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP
Giá thực tế của NVLTT mua về dùng ngay
Giá thực tế của NVL trực tiếp dùng không hết trả lại kho
Kết chuyển hoặc phân bổ CP NVLTT tính giá thành SP
6. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
6.1.Tài khoản sử dụng:
*Để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT kế toán sử dụngTK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ: Tập hợp CPNCTT bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển và phân bổ CPNCTT cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.
TK622 không có số dư.
*Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ như lương, phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra CPNCTT còn bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp sử dụng lao động phải gánh chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định.
*/ CPNCTT thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Những CPNCTT sản xuất mà liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí không hạch toán được như lương phụ, các khoản phụ cấp thì được tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ có thể là chi phí tiền công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất.
6.2. Nội dung hạch toán:
Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh kế toán sẽ ghi:
Tiền lương chính phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622
Có TK 334
Các khoản trích về BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo quy định:
Nợ TK 622
Có TK 338
Cuối kỳ khi tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành sẽ ghi:
Nợ TK 154( hoặc 631)
Có TK 622
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 622
TK 334
TK 154
TK 338
Tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19%
Kết chuyển CPNCTT tính giá thành SP (Phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 631
Kết chuyển CPNCTT tính giá thành SP
(Phương pháp kiểm kê định kỳ)
7. Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC)
7.1.Tài khoản sử dụng:
* Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung”
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ : Tập hợp các CPSXC phát sinh trong kỳ theo các phân xưởng tổ đội.
Bên có : + Các khoản ghi giảm CPSXC (nếu có)
+ Kết chuyển và phân bổ CPSXC cho các sản phẩm, công việc có liên quan để tính giá thành.
TK627 không có số dư và được mở chi tiết theo phân xưởng sản xuất.
*Tài khoản cấp 2: TK627 gồm có 6 tài khoản cấp hai.
-TK6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng.
-TK6272 : Chi phí vật liệu.
-TK6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất.
-TK6274 : Chi phí KHTSCĐ.
-TK6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài.
-TK6278 : Chi phí khác bằng tiền.
*/ CPSXC là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài hai khoản NVLTT và NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng tổ đội sản xuất.
*/ CPSXC phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí
*/ Cuối tháng CPSXC đã tập hợp được của phân xưởng nào kết chuyển vào tính giá thành sản phẩm cho phân xưởng đó.
*/ Nếu trường hợp trong cùng phân xưởng tổ đội sản xuất trong kỳ sản xuất được nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ CPSXC cho các sản phẩm, công việc liên quan theo tiêu thức phù hợp như CPNVLTT...
7.2.Nội dung hạch toán:
Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ kế toán sẽ ghi:
Chi phí về tiền lương của nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương:
Nợ TK 627
Có TK 334, 338
Chi phí về vật liệu sử dụng cho phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 152
Chi phí về CCDC:
Nợ TK 627
Có TK 153
Chi phí về khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627
Có TK 214
Các khoản chi phí khác liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi phí khác được thanh toán trực tiếp bằng tiền:
Nợ TK 627
Có TK 111,112,141, 331....
Cuối kỳ khi phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào tài khoản tính giá thành sẽ ghi:
Nợ TK 154( hoặc 631)
Có TK 627
sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 111,112,138...
TK 627
TK 334,338
Tập hợp CP nhân viên
phân xưởng
TK 152 111,112,331
Tập hợp CP vật liệu
phân xưởng
CPSXC ghi giảm (nếu có)
TK 154
Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC tính giá thành SP
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 631
Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC tính giá thành SP
(Phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK 153 111,112,331
Tập hợp CP CCDC
TK 214
Tập hợp CP KH TSCĐ
TK 111,112,331...
Tập hợp CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
8. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
8.1.Tổng hợp chi phí sản xuất:
Các phần trên đã nghiên cứu kế toán tập hợp và phân bổ các loại chi phí sản xuất như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Các chi phí này cuối cùng đều phải được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
*Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
*Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) ngoài việc sử dụng TK154 còn sử dụng TK631 “Giá thành sản xuất” để tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp.
8.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ thường liên quan đến các sản phẩm hoàn th._.ành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do dó để tính toán được giá thành một cách chính xác thì kế toán phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp thích hợp cụ thể là:
8.2.1.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CP NVL chính hoặc NVLTT:
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ căn cứ vào CP NVL chính hoặc NVLTT để xác định cho sản phẩm dở dang, còn phần chi phí NCTT và CPSXC được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng CPVL chính hoặc NVLTT phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công thức:
Trường hợp quy trình công nghệ trải qua nhiều bước chế biến liên tục kế tiếp nhau thì từ bước thứ 2 trở đi, sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo giá thành bán thành phẩm giai đoạn chế biến trước.
Công thức như sau:
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn n
=
Giá thành đơn vị bán thành phẩm giai đoạn (n-1)
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn n
Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán nhưng kết quả lại không chính xác vì chưa quan tâm đến tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang mới chỉ tính theo CPNVL chính hoặc NVLTT, còn các CPSX khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Do đó, phương pháp này chỉ áp dụng với những doanh nghiệp mà CPNVLTT chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và ổn định.
8.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và tỷ lệ hoàn thành để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thành số sản phẩm hoàn thành tương đương từ đó tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục.
Công thức:
Sản phẩm hoàn thành tương đương
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
x
Tỷ lệ
hoàn thành
Sau đó kế toán xác định chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nguyên tắc sau:
- Đối với chi phí VL chính được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang mức độ như nhau.
- Đối với chi phí chế biến khác như vật liệu phụ, nhiên liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương:
Vật liệu chính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
VL chính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
VL chính phát
sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí chế biến khác cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
CP chế biến khác cho sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
CP chế biến khác phát
sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
x
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán chính xác nhưng nhược điểm là phức tạp và tốn nhiều công sức nếu quy trình công nghệ trải qua nhiều bước chế biến. Vì vậy, phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp mà tỷ trọng các khoản chi phí sản xuất trong giá thành chiếm tỷ lệ tương đương nhau.
8.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Theo phương pháp này ta giả định rằng sản phẩm dở dang có tỷ lệ hoàn thành chung là 50% so với thành phẩm (tính cho chi phí chế biến), còn đối với chi phí vật liệu chính được tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ sử dụng thực tế:
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
VL chính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức sử dụng thự c tế
+
50% CP chế biến so với thành phẩm
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng mức độ chính xác không cao, vì vậy Doanh nghiệp chỉ nên áp dụng trong trường hợp tỷ trọng chi phí chế biến chiếm trong tổng chi phí chế biến là không đáng kể.
9.Tính giá thành sản phẩm (ZTP)
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Nói cách khác, phương pháp tính giá thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành.
Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thể, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật nghiệp vụ sau:
9.1. Phương pháp giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất thành nhiều chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng ít, khối lượng lớn. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các sản phẩm. Kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng, hàng quý phù hợp với kỳ báo cáo.
Nếu có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức:
ʓ =
Z C
Q Q
=
Z = C
Trong đó: Z là tổng giá thành sản phẩm
C là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ
ʓ là giá thành đơn vị
Q là số lượng sản phẩm hoàn thành
Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, kế toán phải xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Khi đó tổng giá thành đơn vị được tính như sau:
Z = Dđk + C – Dck
ʓ =
Z
Q
Trong đó: Dđk và Dck là dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
9.2. Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này áp dụng trong những Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hcế biến của bước sau và đến bước cuối cùng mới tạo ra được thành phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ.
Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm từng bước và thành phẩm của bước cuối cùng hoặc chỉ có thể là thành phẩm ở bước cuối cùng.
Căn cứ vào đối tượng tính giá thành thì phương pháp tính giá thành lại bao gồm hai phương pháp sau:
9.2.1 Phương pháp tính Z phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, kỳ tính giá thành là định kỳ hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo.
Phương án này áp dụng phù hợp với những Doanh nghiệp mà trình độ hạch toán nội bộ khá cao (tính lãi lỗ riêng cho từng phân xưởng) hoặc có bán nửa thành phẩm ra ngoài.
Để tính được giá thành của thành phẩm thì trước hết kế toán phải tính được giá thành bán thành phẩm của bước 1 sau đó kết chuyển từng khoản mục sang bước 2 để tính giá thành bán thành phẩm của bước 2,.... và cứ như vậy cho đến bước cuối cùng mới tính được giá thành của thành phẩm.
Trình tự luân chuyển chi phí của phương án này được thực hiện như sau:
CPNVL bước 1
CP chế biến bước 1
Giá trị SPDD cuối kỳ của bước 1
+
-
Giá thành bán TP bước 1
=
Giá thành bán TP bước 1
CP chế biến bước 2
Giá trị SPDD cuối kỳ của bước1
+
-
Giá thành bán TP bước 2
=
Giá thành thành phẩm
Giá thành bán TP bước 2
CP chế biến bước n
Giá trị SPDD cuối kỳ bước n
-
=
+ .... =
Giá thành bán TP bước (n-1)
+
Phương pháp này giúp doanh nghiệp tính toán được giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế từng giai đoạn.
9.2.2.Phương pháp tính Z phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Điều kiện áp dụng giống phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Tuy nhiên đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng.
Phương pháp này phù hợp với những Doanh nghiệp có trình độ hạch toán nội bộ không cao hoặc Doanh nghiệp không bán được thành phẩm ra ngoài.
Để tính được giá thành của thành phẩm, kế toán căn cứ vào xác định chi phí của từng bước trong thành phẩm sau đó tổng cộng chi phí các bước trong thành phẩm ta được chỉ tiêu tổng giá thành của thành phẩm
Trình tự luân chuyển chi phí như sau:
CP NVL chính bước 1
CP VL chính bước 1 trong TP
+
CP chế biến bước 1
CP chế biến bước 1 trong TP
+
CP chế biến bước n
CP chế biến bước n trong TP
CP chế biến bước 2
CP chế biến bước 2 trong TP
+
...
+
Tổng giá thành của thành phẩm
...
Chi phí vật liệu chính bước 1 trong thành phẩm
=
CP vật liệu chính dở dang đầu kỳ bước 1
+
CP vật liệu chính phát
sinh trong kỳ bước 1
Số lượng sản phẩm hoàn thành bước 1
+
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 1
x
Số lượng thành phẩm
Chi phí chế biến bước n trong thành phẩm
=
CP chế biến dở dang đầu kỳ bước n
+
CP chế biến phát
sinh trong kỳ bước n
Số lượng sản phẩm hoàn thành bước n
+
x
Số lượng thành phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ bước n
x
Tỷ lệ
hoàn thành
Giá thành thành phẩm
=
CP vật liệu chính bước 1 trong TP
+
CP chế biến bước 1 trong TP
+ .... +
CP chế biến bước n trong TP
9.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH)
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng đó.
Kỳ tính giá thành chỉ đặt ra khi đơn đặt hàng hoàn thành toàn bộ . Khi đó tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến khi kết thúc
Khi một đơn đặt hàng mới đưa vào sản xuất kế toán mở ngay cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành, khi phát sinh chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc (bảng phân bổ chi phí). Chi phí sản xuất sau khi tập hợp được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Cuối tháng kế toán căn cứ vào chi phí đã tập hợp cho từng đơn đặt hàng kế toán ghi sang bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó.Khi đó tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành của đơn đặt hàng đó.
Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí chi ra từ khi khởi công đến cuối kỳ hạch toán chính là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của chính đơn đặt hàng đó. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng được tiến hành như sau:
-Đối với chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp: căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng.
-Đối với chi phí sản xuất chung: được tập hợp theo phân xưởng sản xuất, sau dó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp như theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính....
9.4.Tính giá thành sản phẩm theo giá thành định mức
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định đã xây dựng được hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật và các dự toán chi phí hợp lý.
Căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để tính ra giá thành định mức sản phẩm.
Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức.
+ Đối với CPNVLTT có thể sử dụng phương pháp chứng từ báo động, cắt vật liệu, kiểm kê để tập hợp chi phí chênh lệch định mức.
+ Đối với CPNCTT
Chênh lệch mức
Chi phí NC
Chi phí NC thực tế
phải trả
Sản lượng thực tế
trong tháng
Chi phí NC
định mức
=
x
x
+ Đối với CPSXC.
Chênh lệch mức
SXC từng đối tượng
CPSXC thực tế
đã phân bổ
Sản lượng
thực tế
Chi phí SXC
định mức
=
x
x
- Khi có thay đổi định mức phải tính lại giá thành theo định mức mới, tính số chênh lệch do thay đổi định mức đối với sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Tính giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Giá thành thực tế
của sản phẩm
Giá thành định mức
sản phẩm
Chênh lệch do
thay đổi định mức
Chênh lệch do
thoát ly định mức
=
±
±
chương II
thực tế tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhựa y tế
I.khái quát chung về công ty nhựa y tế
1.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty nhựa y tế( MEDIPLAST) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam.Đây là một công trình được Bộ y tế Việt Nam đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và vay vốn từ quỹ OPEC
(quỹ của các nước xuất khẩu dầu mỏ) để xây dựng nhà xưởng,dâychuyền sản xuất và các thiết bị phụ trợ đồng bộ,hiện đại.Công ty nhựa y tế được thành lập từ ngày 05 tháng 12 năm 1998, trụ sở chính :89-Lương Đình Của- Hà Nội,tài khoản giao dịch tại Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội.
Sau 6 năm thành lập,công ty đã không ngừng phát triển và dần dần tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của mình trên thị trường. Bằng những bước đi đúng hướng, công ty đã dần tìm được chỗ đứng cho riêng mình. Từ chỗ chỉ sản xuất và cung ứng 4 loại bơm tiêm dùng một lần, các loại bơm tiệm tự khoá, các loại bơm tiêm an toàn, dây truyền dịch,các loại hộp, bao bì, gioăng bằng nhựa ...Có rất nhiều mặt hàng của công ty đã và đang chiếm ưu thế sản xuất kinh doanh như: bơm tiêm tự khoá K1 và bơm tiêm an toàn FA12,FA13,bơm tiêm 5 ml,dây truyền dịch.
2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.Chức năng
Mediplast có chức năng sản xuất, kinh doanh,sản xuất , kinh doanh, xuất nhập khẩu các dụng cụ y tế bằng nhựa và các dụng cụ y tế khác,kinh doanh vật tư, hoá chất dùng để sản xuất các sản phẩm nói trên, tư vấn, lắp đặt, bảo hành và sửa chữa thiết bị sản xuất các sản phẩm bằng nhựa.
2.2.Nhiệm vụ
Công ty phải sản xuất, kinh doanh và hoạt động đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm,dịch vụ do Công ty cung cấp
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn.
Xây dựng chiến lược kinh doanh để phù hợp với nhu cầu trên và yêu cầu của thị trường. Chiến lược và kế hoạch hàng năm của Công ty phải được cấp trên thẩm quyền xét duyệt .
3.Tình hình về vốn của công ty
Vốn ngân sách cấp đến 31/12/2004:30.940 triệu đồng( Ba mươi tỷ chín trăm bốn mươi triệu đồng)
Trong đó:
+ Ngân sách cấp khi thành lập : 8.515 triệu đồng
+Vốn lưu động cấp lần 1:600 triệu đồng
+Vốn lưu động cấp lần 2:300 triệu đồng
+Tăng vốn ngân sách cấp từ quỹ sắp xếp CPH DNNN: 17.852 triệu đồng
+Tổng số vốn ngân sách cấp đến 31/12/2004 là 30.940 triệu đồng
+Tháng 12/2003 Công ty được ngân sách cấp từ quỹ sắp xếp CPH DNNN để hỗ trợ trả vốn vay OPEC:17.825 triệu đồng hay 1.140.581 USD
+Vì vậy, tổng số gốc vốn vay OPEC đến nay là2.695.484,45USD hay 35.549 triệu đồng
Vốn vay trung hạn từ 2004 đến 2009 cho dự án sản xuất bơm tiêm tự huỷ là 3.100 triệu đồng (sẽ giải ngân xong sau khi dự án hoàn thành )
Vốn vay ngắn hạn từ các Ngân hàng thương mại hoặc huy động của CB0-CNV để làm vốn lưu động thường xuyên từ 8- 12 tỷ đồng . Chúng ta có thể xem một số chỉ tiêu báo cáo của đơn vị trong 3 năm 2002,2003,2004:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
02/KH
Số tiền
03/02
Số tiền
04/03
1. Doanh thu
25090000
100.95%
33271300
132.61%
50095140
150.56%
2.nộp ngân sách
1450000
103.00%
1565000
107.93%
2127000
135.91%
3.Lợi nhuận sau thuế
101000
101.00%
179000
177.23%
539670
301.49%
4.TSCĐ/TS(%)
74.59
72.44
62.51
5.TSlĐ/TS(%)
25.41
27.56
37.48
6.Khả năng thanh toán hiện hành(lần)
1.72
1.52
1.31
7.Thu nhập bình quân(ngđ/người)
930
1041
1900
Biểu 2-1: Một số chỉ tiêu chủ yếu qua các năm /trang20
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tại công ty trong những năm vừa qua khá vững.Doanh thu, lãi kinh doanh tăng từ đó góp phần làm tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên. Điều này thể hiện sự chuyển hướng đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm hiểu kĩ thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và sự cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
4.Đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất
4.1. Đặc điểm tổ chức quản lý
4.1.1. Cơ cấu quản lý
Cơ cấu quản lý của Công ty là cơ cấu quản lý một cấp, được tổ chức như sau:
*Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc là PGĐ nhân sự và PGĐ kỹ thuật.
*Các phòng ban bao gồm có:
+Phòng kỹ thuật
+Phòng Kế hoạch-Kinh doanh
+Phòng Tổ chức- Hành chính
+Phòng Tài chính -Kế toán
Trong đó phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý hạch toán kinh tế, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán phân phối kết quả kinh doanh của Công ty.
+Ban cơ điện
*Các phân xưởng:
+Phân xưởng Ep nhựa- tiệt trùng: gồm bộ phận ép nhựa sản xuất các bán thành phẩm Xy lanh, Piston và ống dây truyền dịch bằng nhựa ....và bộ phận tiệt trùng để tiệt trùng các bán thành phẩm của Công ty.
+Phân xưởng Thành phẩm: có nhiệm vụ sản xuất, lắp ráp bán thành phẩm thành thành phẩm cuối cùng, bao gồm các công đoạn là: in vạch, lắp ráp, bỏ túi, đóng hộp tiệt trùng, dán và đóng hộp thành phẩm nhập kho.
Giám đốc
Phó giám đốc phòng kỹ thuật
Phó giám đốc tổ chức hành chínH
kế toán trưởng
Phòng kỹ thuật
phòng kế hoạch kinh doanh
phòng tổ chức hành chính
phòng tài chính-kế toán
ban cơ điện
phân xưởng ép nhựa-
tiệt trùng
phân xưởng thành phẩm
sơ đồ 2 -1: Bộ máy quản lý của Công ty nhựa Y tế
4.1.2.Tổ chức lao động
Sau hơn sáu năm hoạt động hiện Công ty có tổng số 202 lao đông trong đó số lao động nữ là 125, lao động nam là 77 người.
Giữa hai phân xưởng tỉ lệ lao động nam và nữ là không đều nhau do Phân xưởng ép nhựa có nhiều máy cơ khí nặng nên tập trung nhiều lao động nam ( 16 người ),nữ (2 người) còn phân xưởng thành phẩm có số lao động nữ nhiều(111 người ),lao động nam(38 người). Còn khối văn phòng lao động nam là 28 người, nữ là 12 người.
4.2.Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty Nhựa y tế là một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng y tế tổ chức sản xuất từ khâu ép nhựa đến khâu tiệt trùng và hoàn chỉnh sản phẩm nên QTCNSX ở công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn:
+Giai đoạn 1(ở phân xưởng ép nhựa): từ nguyên vật liệu chính là nhựa, kim , gioăng........qua khâu nghiền, ép nhựa để tạo ra các bán thành phẩm.
+ giai đoạn 2 ( ở phân xưởng thành phẩm ): bán thành phẩm của giai đoạn 1 được lắp gioăng, in vạch, lắp kim ...để tạo ra thành phẩm.
Sản phẩm ở công ty tuy có nhiều chủng loại nhưng đều được chế tạo từ nguyên liệu chủ yếu là nhựa nên QTCN tương đối giống nhau. Chuyên đề này xin được đề cập đến QT CN sản xuất bơm tiêm 5ml.
Từ kho công ty Nhựa hạt được đưa đến phân xưởng ép nhựa. Tại đây nhựa hạt sẽ được may ép nhựa tạo thành các bán sản phẩm là xi lanh và piston. Các bán thành phẩm này được nhập kho bán thành phẩm. Sau đó, chúng sẽ được phân loại và chuyển lên phân xưởng Thành phẩm. Ơ đây, xi lanh sẽ được in vạch để định tính liều lượng cho bơm tiêm còn piston sẽ được lắp ráp với gioăng cao su. Piston sau khi đã lắp ráp với gioăng sẽ tiếp tục lắp ráp với xy lanh thông qua hệ thống máy lắp ráp và tạo thành sản phẩm bơm tiêm hoàn chỉnh. Sau đó thông qua khí EO gas tại phân xưởng thành phẩm bơm tiêm được tiệt trùng và được đóng thùng, đưa xuống kho thành phẩm.
4.3.Tổ chức công tác kế toán của công ty.
4.3.1. Bộ máy kế toán.
Mediplast tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn điều hành các nhân viên kế toán của mình không qua khâu trung gian nhận lệnh. Với mô hình này toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành ở phòng Kế toán, các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê phân xưởng. Chính vì vậy, các mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán rất đơn giản, kiểm tra và chỉ đạo nghiệp vụ linh hoạt và chính xác.
Số lượng nhân viên kế toán là 4 người. Mỗi người thực hiện nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm về phần hành kế toán mà họ đảm nhận. Mô hình này được thể hiện qua sơ đồ 2-3
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng kiêm kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán thuế.
Thủ quỹ kiêm kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ
Thống kê phân xưởng thành phẩm
Thống kê phân xưởng ép nhựa tiệt trùng
Kế toán trưởng
(kiêm kế toán tổng hợp)
Sơ đồ 2-3: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng là người chỉ đạo, giám sát toàn bộ mạng lưới kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành các chế độ kế toán tài chính, đồng thời báo cáo một cách chính xác, kịp thời, đúng đắn với giám đốc tình hình và kết quả hoạt động tài chính trong Công ty để tìm ra những mặt mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Đồng thời đưa ra các ý kiến, biện pháp với giám đốc nhằm
nâng cao hiệu quả của Công ty.
Các bộ phận kế toán khác :
+ Bộ phận kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ: chuyên ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vẩn chuyển bảo quản nhập xuất tồn kho NVL, CCDC và phân bổ CCDC đồng thời thực hiện việc thu chi tiền mặt khi có đầy đủ chứng từ, quản lý lượng tiền có trong quỹ, ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ, các khoản chi , hoà nhận tạm ứng.
+ Bộ phận kế toán ngân hàng, kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán thuế: theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng, thường xuyên đối chiếu số dư TGNH đồng thời quản lý theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm trên sổ chi tiết TK 155, cuối tháng lập Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm . Lãi lỗ của hoạt động kinh doanh được xác định dựa trên sổ chi tíêt và tổng hợp các TK511, 521, 532; theo dõi các khoản thanh toán với ngân sách, lập bảng kê khai thuế.
+ Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH, kế toán chi phí và tính giá thành: Thu chi tính toán theo dõi và thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho CBCNV, trích BHXH theo quy định, tập hợp chi phí sản xuất phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
4.3.2.Hệ thống kế toán
Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung.
*Hệ thống sổ kế toán công ty đang sử dụng gồm:
+Sổ kế toán chi tiết: căn cứ vào chứng từ gốc, cuối tháng kế toán ghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên quan.
+ Sổ nhật ký chung: căn cứ vào chứng từ có liên quan, hàng ngày kế toán chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung.
+ Bảng phân bổ: các chứng từ gốc được tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ chuyển vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
+ Sổ cái(sổ tổng hợp): cuối tháng kế toán khoá sổ, cộng số liệu trên
sổ Nhật ký chung, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhất ký chung với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chung ghi trực tiếp vào sổ cái.
Theo hình thức này, quá trình tập hợp chi phí sản xuất được ghi chép vào các sổ kế toán sau:
Bảng phân bổ NVL và CCDC
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH,BHYT,KPCĐ
Sổ cái tài khoản621,622,627,154
Sổ chi tiết hoặc thẻ chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ chi tiếtTK 621,622,627
Nhật ký
đặc biệt
Nhật ký
chung
Bảng tổng hợp chi tiết154(631)
Sổ tổng hợp TK 154,621,622,627
Bảng tính giá thành
:Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
:Đối chiế, kiểm tra
Sơ đồ 2.4: Tình hình ghi sổ kế tón tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chung
Về báo cáo tài chính, công ty sử dụng 4 loại báo biểu:
+Biểu 01-DN: Bảng cân đối kế toán
+Biểu 02-DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Biểu 03-DN: Thuyết minh báo cáo tài chính
*Các chế độ kế toán được doanh nghiệp áp dụngtại đơn vị:
-Niên độ kế toán được bắt đầu vào 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
-Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
-Nguyên tác và phưông pháp chuyển đổi tiền khác: thep tỷ giá thực tế.
-Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung.
-Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại
+ Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt : theo quy định của nhà nước.
-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
II.Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty nhựa y tế.
1.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản suất ở công ty
Chuẩn mực kế toán số 02 :Hàng tồn kho
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 củ Bộ Tài Chính)
Theo chuẩn mực này thì giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến tồn kho bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc , và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chiphí nhân công gián tiếp.
1.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm dựa trên đặc điểm QTCN của từng loại sản phẩm.
Do sản phẩm sản suất theo kê hoạch, QTCN phức tạp, phải qua nhiều công đoạnở các phân xưởng khác nhau như: bơm tiêm, dây truyền dịch..nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng theo từng khoản mục CPNVLTT,CPNCTT,CPSXC rồi được tập hợp theo từng sản phẩm toàn bộ chi phí. Vì vậy đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ. điển hình của nhóm sản phẩm này là bơm tiêm 5ml (BT5P).quá trình chế tạo của nó diễn ra tại hai phân xưởng là PX ép nhựa và PX thành phẩm. tại PX ép nhựa,chí phí được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. Sau đó bán thành phẩm xilanh, piston sẽ được nhập kho bán thành phẩm nội bộ rồi xuất kho cho PX để hoàn thiện. tại phân xưởng này, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. khi sản phẩm hoàn thành sẽ được nhập kho thành phẩm.
1.2.Kế toán tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Do nghành nghề sản xuất kinh doanh là nhựa y tế, sản phẩm đa dạng cả về số lượngvà đặc tính kỹ thuật nên nguyên vật liệu ở đây cũng khá phong phú và chủ yếu nhập từ các nước nhật, hàn quốc, trung quốc, EU...gồm các loại:
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất:
+ Nhự các loại:Nhựa hạt P344, P750j, P900j, nhựa nghiền FF, nhựa hạt trắng 3002A...
+ Các loại kim: kim nhật 18Gx11/2, kim hàn quốc 22x11/4, kim 2138, kim 2525 Hàn Quốc...
+ Gasket, túi PE các loại, silicon, mực in vạch, xylen...
- Vật liệu phụ: hộp chipbox, thùng carton, đề can, dây đai đóng thùng, duplex, băng dính các loại...
- Nhiên liệu: dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn, dầu bảo dưỡng khuân chống gỉ, xăng Mogas 92, và khí EOGAS, khí LPGAS dùng để tiệt trùng sản phẩm.
Toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất được công ty tập hợp vào TK621 - CPNVLTT và mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm.
TK621E-Chi phí nguyên vật liệu của xi lanh, piston
TK 621TB3P- Chi phí nguyên vật liệu của bơm tiêm 3ml
TK 621TB5P-Chi phí nguyên vật liệu của bơm tiêm 5ml
TK 621D- Chi phí nguyên vật liệu của dây truyền dịch
Hàng tháng phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất trong đó có kế hoạch vật tư xuất dùng cho sản xuất. Các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch này sẽ nhận nguyên vật liệu từ kho về để phục vụ sản xuất thông qua Phiếu xuất kho vật tư(Biểu số 2-3a).
Biểu 2-3a
Đơn vị :Công ty nhựa y tế
Mẫu số:02-VT
Địa chỉ :89 Lương Đình Của- Hà Nội
TheoQĐ:1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Phiếu xuất kho
ngày 16 tháng 11 năm 2005
Nợ:.......Số:93/5
Có:.......
Họ,tên người nhận hàng: Linh
Địa chỉ (bộ phận ):PXE
Lý do xuất kho : Phục vụ cho sản xuất
Xuất tại kho: Công ty
Số
TT
Tên,nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(sản phẩm, hàng hoá)
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Nhựa nghiền cuống PP,L
Cái
240,000
Cộng
Cộng thành tiền(bằng chữ):............................................................................
Xuất, ngày .......tháng.......năm200..
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị NVL xuất dùng trong tháng:
Trị giá vốn NVL
xuất dùng
Đơn gía bình quân
gia quyền
Số lượng NVL
xuất dùng
x
=
Đơn giá bình quân
Giá trị NVL nhập trong kỳ
+
+
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
Giá trị NVL tồn đầu kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
=
TK 152 được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu (TK này được chi tiết thành 3 TK cấp 2):
TK152.1-Nguyên vật liệu chính.
TK152.2-Nguyên vật liệu phụ.
TK152.3-Nhiên liệu.
Còn nhiên liệu và một số vật liệu phụ khác do cách tính khác nên khi xuất kho được tập hợp qua TK trung gian TK 521B-Nhiên liệu và TK 621TBC-Vật liệu phụ khác. Tuy nhiên khi tính giá thành sản phẩm lại được kết chuyển sang TK tương ứng là TK 154B và TK 154TBC.
Đối với phần NVL tính vào giá thành, kế toán tiến hành theo trình tự sau:
Những vật liệu xuất dùng liên quan trưc tiếp đến sản phẩm nào thì tập hợp trực tiếp ngay cho sản phẩm đó(Biểu 2-4a)và (Biểu2-4b)
Nếu vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí các sản phẩm có liên quan với các t._..809
2.246.854
92.682.256
9.864.203
32.381.927
1.723.412.949
5
Bơm tiêm 10P
5.200
0,09
3.143.388
111.092
52.359
3.073
126.775
21.582
70.870
3.529.140
6
Cóc đờm không
159.500
2,70
31.592.679
3.407.543
1.606.026
94.269
3.888.578
40.589.096
tiệt trùng
Cộng
5.908.500
100
2.268.279.025
126.228.652
59.493.460
3.492.091
144.048.061
2.660.824.130
Ngày 28 tháng 5 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất phân xởng thành phẩm
bơm tiêm, dây truyền dịch
Tháng 11 năm 2005
Biểu 2-7
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
KHTSCĐ
V.Liệu Phụ
V.Liệu Phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621T
622D
6271D
6274T
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.307.040
16,40
17.571.763
3.390.411
11.133.332
32.095.506
2
Bơm tiêm 20P
216.000
2,71
2.903.890
560.296
1.839.882
5.304.068
3
Bơm tiêm 3P
2.100
0,03
28.232
5.447
17.888
51.567
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
47,70
51.108.470
9.861.203
32.381.927
93.351.600
5
Bơm tiêm 10P
8.320
0,10
111.854
21.582
70.870
204.306
6
Dây truyền dịch
2.634.030
33,05
807.754.247
44.789.097
7.119.000
35.411.732
6.832.572
22.436.597
924.343.245
Cộng
7.969.090
100,00
807.754.247
44.789.097
7.119.000
107.135.941
20.671.511
67.880.496
1.055.350.292
Ngày ... tháng... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 2-15
Tháng 11 năm 2005
Tỷ lệ
Nơi sử dụng
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 641
TK6424
Chỉ tiêu
khấu hao
Toàn DN
PX ép
PX TP
Chi phí
Chi phí
%
Nguyên giá
Khấu hao
(TK 6274E
(TK6274T)
bán hàng
QLDN
PB Đùn ống DTD+ống KTCB(B)
315.642.110
2.192.251
2.192.251
PB ép nhữaL,PT…(B)
21.276.130.076
191.344.804
191.344.804
PB bơm tiêmâ
16.987.357.789
144.048.061
144.048.061
PB tiệt trùng+nén khí(D)
12.549.990.007
107.135.941
107.135.941
(PB chung cho các SP)
Quản lý DN(A)
14.217.085.873
75.639.030
75.639.030
Cộng
65.346.205.855
520.360.087
193.537.055
251.184.002
75.639.030
Ngời lập biểu
Ngày... tháng... năm 2005
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 2-15
Tháng 11 năm 2005
Tỷ lệ
Nơi sử dụng
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 641
TK6424
Chỉ tiêu
khấu hao
Toàn DN
PX ép
PX TP
Chi phí
Chi phí
%
Nguyên giá
Khấu hao
(TK 6274E
(TK6274T)
bán hàng
QLDN
PB Đùn ống DTD+ống KTCB(B)
315.642.110
2.192.251
2.192.251
PB ép nhữaL,PT…(B)
21.276.130.076
191.344.804
191.344.804
PB bơm tiêmâ
16.987.357.789
144.048.061
144.048.061
PB tiệt trùng+nén khí(D)
12.549.990.007
107.135.941
107.135.941
(PB chung cho các SP)
Quản lý DN(A)
14.217.085.873
75.639.030
75.639.030
Cộng
65.346.205.855
520.360.087
193.537.055
251.184.002
75.639.030
Ngời lập biểu
Ngày ...tháng... năm 2005
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất phân xởng thành phẩm
bơm tiêm, dây truyền dịch
Tháng 11 năm 2005
Biểu 2-7
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
KHTSCĐ
V.Liệu Phụ
V.Liệu Phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621T
622D
6271D
6274T
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.307.040
16,40
17.571.763
3.390.411
11.133.332
32.095.506
2
Bơm tiêm 20P
216.000
2,71
2.903.890
560.296
1.839.882
5.304.068
3
Bơm tiêm 3P
2.100
0,03
28.232
5.447
17.888
51.567
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
47,70
51.108.470
9.861.203
32.381.927
93.351.600
5
Bơm tiêm 10P
8.320
0,10
111.854
21.582
70.870
204.306
6
Dây truyền dịch
2.634.030
33,05
807.754.247
44.789.097
7.119.000
35.411.732
6.832.572
22.436.597
924.343.245
Cộng
7.969.090
100,00
807.754.247
44.789.097
7.119.000
107.135.941
20.671.511
67.880.496
1.055.350.292
Ngày ... tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất các loại bơm tiêm
Biểu 2-11
Tháng 11 năm 2005
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
VLQuản lý
KHTSCĐ
V.liệu phụ
V.liệu phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621E
622E
6271E
6273E
6274E
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.867.200
31,60
714.385.962
39.890.690
18.801.082
1.103.568
45.521.967
3.390.411
11.133.332
834.227.011
2
Bơm tiêm 20P
72.000
1,22
51.942.381
1.538.201
724.977
42.554
1.755.346
560.296
1.839.882
58.403.638
3
Bơm tiêm 3P
3.000
0,05
469.749
64.092
30.207
1.773
73.139
5.447
17.888
662.296
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
64,34
1.466.744.866
81.217.034
38.278.809
2.246.854
92.682.256
9.864.203
32.381.927
1.723.412.949
5
Bơm tiêm 10P
5.200
0,09
3.143.388
111.092
52.359
3.073
126.775
21.582
70.870
3.529.140
6
Cóc đờm không
159.500
2,70
31.592.679
3.407.543
1.606.026
94.269
3.888.578
40.589.096
tiệt trùng
Cộng
5.908.500
100
2.268.279.025
126.228.652
59.493.460
3.492.091
144.048.061
2.660.824.130
Ngày...tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
tháng 11 năm 2005
tên sản phẩm,dịch vụ:Bơm tiêm 5P
Số lợng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ
4.952.000 cái
Khoản mục
Chi phí SXKD
Chi phí sản xuất
Chi phí SXKD
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kì
chi phí SXKD
dở dang đầu kỳ
phát sinh trong kì
dở dang cuối kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
621TB5P
436.917.991
1.353.299.851
165.282.488
1.624.935.354
328,137
622T
78.748.890
78.748.890
15,902
6271T
6.170.500
6.170.500
1,246
6273T
1.080.187
1.080.187
0,218
6274T
126.132.993
126.132.993
25,471
154TBC
11.341.043
11.341.043
2,290
154B
34.937.269
34.937.269
7,055
154TB5P
0
0,000
Cộng
436.917.991
1.611.710.733
165.282.488
1.883.346.236
380,319
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Xk vt cho bộ phận tiệt trùng
tháng 11 năm 2005
Biểu 2-5
TT
C.Từ
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH Nợ
ĐV tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
PXK
50/5
10.11.2005
Xuất kho dầu diezen: Trang.Fx
621B
152.3
03D0015
L
30
1.431.917,3
42.957.519
2
PXK
192/5
17.11.2005
XK EO gas: Trang.Fx
621B
152.3
03GEO
BINH
600
6.922,05
4.153.623
Tổng
630
1.438.839,35
47.111.142
1
PXK
13/11
10.11.2005
XK mực in vạch BK NU 811
621TBC
152.1
01MIV811
KG
6,000
377.273,000
2.263.638
2
PXK
13/11
04.11.2005
XK silicon 350
621TBC
152.1
01DSN350
KG
16,000
295.312,500
4.725.000
3
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính đại
621TBC
152.1
02KBD90
CUộN
60,000
103.231,082
6.193.865
4
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính duplex
621TBC
152.1
02KBD91
CUộN
100,000
1.545,100
154.510
5
PXK
29/11
05.11.2005
XK cồn 96
621TBC
152.1
3CLL0020
L
20,000
8.833,333
176.667
…
…
…
…
…………………………………
…
152.1
…
…
…
…
Tổng
724,000
1.493.412,438
39.531.587
Ngày …..tháng…..năm2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
Công ty nhựa y tế
nhập kho vật t sản xuất bt5p
Tháng 5 năm 2005
TT
Chứng từ
Số CT
NgàyCT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH
Đv tính
Số lợng
ĐgíáVNĐ
Thành tiềnVNĐ
1
PNK
1/11
01/05/05
NK gasket 5TQuốc đã kiểm.L
152,1
154TB5P
01G5TQ21
C
3.511.000,000
51.085
179.934.129
2
PNK
10/5
03/05/05
NK piston 5,L2/10/05:Trang.Px
152,1
154TB5P
01NPLT
KG
80.000
10.000,000
881,213
3
PNK
66/5
21/5/2005
NK p/phẩm carton 5P3/3/05:Hoà .Fx
152,6
154TB5P
06CTCLTY
C
7.198
500.000
3,599
4
PNK
66/5
21/5/2005
NK p/phẩm duplex 5P3/3/05:Hoà .Fx
152,6
154TB5P
06DLCL
C
….
….
….
5
PNK
88/11
29/11/2005
NK gasket 5TQ -nhà ccấp401/05:trang.Fx
152,6
154TB5P
01G5TQ20
C
….
….
….
6
PNK
1/11
03/11/05
NK XL.SS 06/09/05.Trang.Fx
155,2
154TB5P
XL 51N-S
KG
….
….
….
3.669.287,000
68.585
251.657.746
Công ty nhựa y tế
nhập kho vật t sản xuất bt5p
Tháng 5 năm 2005
TT
Chứng từ
Số CT
NgàyCT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH
Đv tính
Số lợng
ĐgíáVNĐ
Thành tiềnVNĐ
1
PNK
1/11
01/05/05
NK gasket 5TQuốc đã kiểm.L
152,1
154TB5P
01G5TQ21
C
3.511.000,000
51.085
179.934.129
2
PNK
10/5
03/05/05
NK piston 5,L2/10/05:Trang.Px
152,1
154TB5P
01NPLT
KG
80.000
10.000,000
881,213
3
PNK
66/5
21/5/2005
NK p/phẩm carton 5P3/3/05:Hoà .Fx
152,6
154TB5P
06CTCLTY
C
7.198
500.000
3,599
4
PNK
66/5
21/5/2005
NK p/phẩm duplex 5P3/3/05:Hoà .Fx
152,6
154TB5P
06DLCL
C
….
….
….
5
PNK
88/11
29/11/2005
NK gasket 5TQ -nhà ccấp401/05:trang.Fx
152,6
154TB5P
01G5TQ20
C
….
….
….
6
PNK
1/11
03/11/05
NK XL.SS 06/09/05.Trang.Fx
155,2
154TB5P
XL 51N-S
KG
….
….
….
68.585
251.657.746
Công ty nhựa y tế
Biểu 2-4a
xuất kho vật t sản xuất xi lanh,piston
Tháng 11 năm 2005
TT
Chứng từ
Số CT
NgàyCT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH
Đv tính
Số lợng
ĐgíáVNĐ
Thành tiềnVNĐ
1
PXK
93/5
16/5/2005
XK nhựa hạt 5TQuốc đã kiểm.L
621E
152.1
01G5TQ21
kg
240.000
10.034,000
2.408.340
2
PXK
183/5
26/5/2005
XK piston 5,L2/10/05:Trang.Px
621E
152.1
01NPLT
kg
135.000
10.419,377
1.406.616
3
PXK
183/5
26/5/2005
XK p/phẩm xy lanh 5P3/3/05:Hoà .Fx
621E
152.1
06CTCLTY
kg
259.800
26.565,228
2.598.000
4
PXK
42/5
19/5/2005
XK p/phẩm nhựa hạt 5P3/3/05:Hoà .Fx
621E
152.1
06DLCL
kg
….
….
….
5
PXK
17/5
29/5/2005
XK ống DTD 5TQ -nhà ccấp401/05:trang.Fx
621E
152.1
01G5TQ20
kg
….
….
….
6
PXK
42/5
03/05/05
XK XL.SS 06/09/05.Trang.Fx
621E
152.1
XL 51N-S
kg
….
….
….
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
22.570.000
151.261,182
412706985
Ngày... tháng ... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
Công ty nhựa y tế
Biểu 2-4b
xuất kho vật t sản xuất Pt5pe
Tháng 11 năm 2005
TT
Chứng từ
Số CT
NgàyCT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH
Đv tính
Số lợng
ĐgíáVNĐ
Thành tiềnVNĐ
1
PXK
192/5
27/5/2005
XK gasket 5TQuốc đã kiểm.L
621TB5P
152,1
01G5TQ21
c
240.000
10.034,000
2.408.340
2
PXK
192/5
27/5/2005
XK kim 2525,L2/5/05:Trang.Px
621TB5P
152,1
01NPLT
c
135.000
10.419,377
1.406.616
3
PXK
94/5
16/5/2005
XK túi PE15S-MD-2525-3/3/05:Hoà .Fx
621TB5P
152,1
06CTCLTY
kg
259.800
26.565,228
2.598.000
4
PXK
192/5
19/5/2005
XK túi PE15SPI-2525 -3/3/05:Hoà .Fx
621TB5P
152,1
06DLCL
kg
….
….
….
5
PXK
26/5
29/5/2005
XK duplex -nhà ccấp401/05:trang.Fx
621TB5P
152,2
01G5TQ20
kg
….
….
….
6
PXK
118/5
09/05/05
XK XL.SS 4/5/05.Trang.Fx
621TB5P
155,1
XL 51N-S
kg
….
….
….
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
7.987.279
216.616,024
1.215.087.120
Ngày ...tháng ... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
xuất kho vật t cho bộ phận tiệt trùng
tháng 11 năm 2005
Biểu 2-5
TT
C.Từ
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH Nợ
ĐV tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
PXK
50/5
10.11.2005
Xuất kho dầu diezen: Trang.Fx
621B
152.3
03D0015
L
1200,000
4.651
42.957.519
2
PXK
192/5
17.11.2005
XK EO gas: Trang.Fx
621B
152.3
03GEO
BINH
49,000
1.425.649,881
4.153.623
Tổng
1249,000
1430301,048
47.111.142
1
PXK
13/11
10.11.2005
XK mực in vạch BK NU 811
621TBC
152.1
01MIV811
KG
6,000
377.273,000
2.263.638
2
PXK
13/11
04.11.2005
XK silicon 350
621TBC
152.1
01DSN350
KG
16,000
295.312,500
4.725.000
3
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính đại
621TBC
152.1
02KBD90
CUộN
60,000
103.231,082
6.193.865
4
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính duplex
621TBC
152.1
02KBD91
CUộN
100,000
1.545,100
154.510
5
PXK
29/11
05.11.2005
XK cồn 96
621TBC
152.1
3CLL0020
L
20,000
8.833,333
176.667
…
…
…
…
…………………………………
…
…
…
…
…
…
Tổng
724,000
1.493.412,438
18.350.280
Ngày …..tháng…..năm2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Sổ chi tiết tài khoản
Biểu 2-16b
Chi phí SXKDD (PX thành phẩm)
TK 154TB5P
Tháng 11năm 2005
SCTG
C.Từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK
PS/Nợ VNĐ
PS/Có VNĐ
Số lợng
Đơn giá
1401
PNK
O2/11
9/11/2005
NK B5-2525-SP3-XT,L 8/4/05
155.B5
103.683.840
248.000
418,08
1408
PNK
O2/11
13/11/2005
NK B5-2325-SP-XT,L 6/3/05
155.B5
46.824.960
112.000
418,08
1408
PNK
O5/11
30/11/2005
NK B5-2525-SP3-XT,L 8/4/05
155.B5
23.412.480
56.000
418,08
…
…
…
…
…………………………
…
…
…
…
…
1409
PNK
58/11
26/11/2005
NKFF xy lanh 5, L 3/5/05
152.1
810.000
81
10.000
1410
PNK
66/11
30/11/2005
NK dup lex 5 P, L 3/1/05
152.2
47.746
26
1.836,4
1411
PNK
O1/11
30/11/2005
NK xy lanh 5 P, L3/1/05
152.2
250.800.000
10.032
25.000
1417
PB
O1/11
31/11/2005
Kết chuyển CPNVLTT,PX TP,BT5P
621TB5P
1.466.744.866
1450
PB
O1/11
31/11/2005
Kết chuyển CPNCTT,PX TP,BT5P
622TB5P
815.217.034
1418
PB
O1/11
31/11/2005
Kết chuyển CPNV,PX TP,BT5P
6271T
38.278.809
1422
PB
O1/11
31/11/2005
Kết chuyển CPDCSX,PX TP,BT5P
6273T
2.246.854
1425
PB
O1/11
31/11/2005
Kết chuyển CPKHTSCĐ,PX TP,BT5P
6274T
143.790.726
1427
PB
O1/11
31/11/2005
154TBC
9.861.203
1448
PB
O1/11
31/11/2005
Kết chuyển chi phí TK 154 B,PXTP,BT5P
154B
32.381.927
Tổng
1.771.521.419
617.918.750
1.841.030.674
Số d đầu kì(VNĐ):
174.413.786
Số d cuối kì(VNĐ):
107.904.531
Một trăm linh bảy triệu chín trăm linh t ngàn năm trăm ba mốt đồng
Ngày ... tháng...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
Giám đốc
công ty nhựa y tế
Sổ chi tiết tài khoản
Biểu 2-16a
Chi phí SXKDD (PX ép nhựa)
TK 154E
Tháng 11năm 2005
SCTG
C.Từ
Số
Ngày
Diễn giải
TK
PS/Nợ VNĐ
PS/Có VNĐ
Số lợng
Đơn giá
1401
PNK
11/11
9/11/2005
NK XL 0,5.Linh ép
155.1
167.838.063
5.800,000
28.937,597
1408
PNK
12/11
13/11/2005
NK XL 5S : Linh ép
155.1
159.272.534
5.504,000
28.937,597
1408
PNK
15/11
30/11/2005
NK PT 0,5 :Linh ép
155.1
48.267.912
1.668,000
28.937,597
…
…
…
…
…………………………
…
…
…
…
…
1409
PNK
70/11
26/11/2005
NK mhựa nghiền:Linh Fx
152.1
19.350.000
1.935,000
1410
PNK
70/11
30/11/2005
NK mhựa nghiền PVC:Linh Fx
152.1
1.620.000
135,000
12.000,000
1411
PNK
79/11
30/11/2005
NK nhựa cục bẩn:Linh .Fx
152.1
255.500
73,000
3.500,000
1417
PB
1/11
31/11/2005
Kết chuyển CPNVLTT,PX ép,XLPT
621E
433.932.486
1450
PB
12/11
31/11/2005
Kết chuyển CPNCTT,PX ép,XLPT
622E
23.580.653
1418
PB
12/11
31/11/2006
Kết chuyển CPNV,PX ép,XLPT
6271E
2.216.581
1422
PB
12/11
31/11/2007
Kết chuyển CPDCSX,PX ép,XLPT
6273E
4.889.042
1425
PB
12/11
31/11/2008
Kết chuyển CPKHTSCĐ,PX ép,XLPT
6274E
154.420.452
Tổng
619.039.214
617.918.750
Số d đầu kì(VNĐ):
128.578.072
Số d cuối kì(VNĐ):
129.698.536
Một trăm hai chín triệu sáu trăm chín mơi tám ngàn năm trăm ba mơi sáu đồng
Ngày ... tháng...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
Giám đốc
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất phân xơng ép
Tháng 11 năm 2005
Biểu 2-14
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
VLQuản lý
KHTSCĐ
Tổng cộng
(KG)
%
621E
622E
6271E
6273E
6274E
1
Xy lanh, piston
20.620,000
79,79
433.932.485
23.580.653
2.216.581
4.889.042
154.420.452
619.039.213
2
Vỏ khoá
1.640,000
6,35
10.470.999
860.672
551.114
388.847
12.281.743
24.553.375
3
Vòng dây dẫn MĐ
604,000
2,34
1.648.106
200.000
0
143.210
4.523.276
6.514.592
4
Gioăng phích
1.505,000
5,82
27.586.145
9.030.000
3.010.000
356.838
11.270.746
51.253.729
5
Cốc bệnh phẩm
1.290,000
4,99
27.045.055
3.225.600
1.051.223
305.861
9.660.639
41.288.379
6
Phôi chai
184,300
0,71
1.875.018
257.950
0
43.698
1.380.198
3.556.864
Cộng
25.843,300
100
502.557.808
37.154.875
6.828.918
6.127.496
193.537.054
746.206.152
Ngày... tháng ... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Xuất công cụ dụng cụ cho phân xởng Thành phẩm
Biểu 2-13
tháng 11 năm 2005
TT
C.Từ
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH Nợ
ĐV tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
PXK
32/11
11/11/05
Xk giẻ lau máy. Linh.Fx
6273T
153L
3CLL0097
KG
5,0
25.000,000
125.000
2
PXK
62/11
12/11/05
Xk băng dính xốp. Lan.Fx
6273T
153L
3CLB0097
KG
50,0
5.134,150
256.708
3
PXK
94/11
21/11/2005
XK găng tay Linh.Fx
6273T
153B
3CLB0060
KG
1,0
700.000,000
700.000
4
PXK
137/11
24/11/2005
Xk túi PE đựng BTP. Lan-Linh.Fx
6273T
153B
3CLL0097
KG
1,0
700.000,000
700.000
5
PXK
154/11
25/11/2005
XK ghế đẩu xoay inox.Hờng.Fx
6273T
153L
3CLKV 0023
KG
1,0
700.000,000
700.000
6
PXK
163/11
26/11/2005
XK túi giặt gasket.Trang.Fx
6273T
153B
3CLL0040
KG
5,0
25.000,000
125.000
7
PXK
176/11
26/11/2005
XK găng tay valaze .Trang.Fx
6273T
153L
3CLLM 0929
KG
20,0
21.818,000
436.360
8
PXK
176/111
27/11/2005
XK găng tay Linh.Fx
6273T
153.L
3CLK00360
KG
50,0
25.000,000
1.250.000
9
PXK
145/11
28/11/2005
XK túi giặt gasket.Trang.Fx
6273T
153D
3CLB 010
KG
20,0
85.000,000
1.700.000
10
PXK
198/11
29/11/2005
XK đồng hồ treo tờng
6273T
153D
3CHKK
KG
30,0
5.134,149
154.024
Tổng
120
2.292.086,299
3.492.092
Ngày …..tháng…..năm2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Xuất công cụ dụng cụ cho phân xởng ép
Biểu 2-12
tháng 11 năm 2005
TT
C.Từ
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH Nợ
ĐV tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
PXK
17/11
11/11/05
Xk giẻ lau máy. Linh.Fx
6273E
153D
3CLL0097
C
5,0
25.000,000
125.000
2
PXK
66/11
11/11/05
Xk mũi khoan. Lan.Fx
6273E
153L
3CLB0097
C
5,0
5.134,150
25.671
3
PXK
66/11
26/11/2005
XK dao tiên Linh.Fx
6273E
153B
3CLB0060
C
10,0
700.000,000
7.000.000
4
PXK
66/11
27/11/2005
Xk túi PE đựng BTP. Lan-Linh.Fx
6273E
153B
3CLL0097
C
5,0
700.000,000
3.500.000
5
PXK
181/11
27/11/2005
XK ghế đẩu xoay inox.Hờng.Fx
6273E
153L
3CLKV 0023
C
5,0
700.000,000
3.500.000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
25
PXK
189/11
28/11/2005
Xk túi PE đựng BTP. Lan-Linh.Fx
6273E
153D
3CHKK
KG
30,0
21.818,000
654.540
Tổng
211
2.329.295,634
6.127.496
Ngày …..tháng…..năm2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Xk vt cho bộ phận tiệt trùng
tháng 11 năm 2005
Biểu 2-5
TT
C.Từ
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH Nợ
ĐV tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
PXK
50/5
10.11.2005
Xuất kho dầu diezen: Trang.Fx
621B
152.3
03D0015
L
30
1.431.917,3
42.957.519
2
PXK
192/5
17.11.2005
XK EO gas: Trang.Fx
621B
152.3
03GEO
BINH
600
6.922,05
4.153.623
Tổng
630
1.438.839,35
47.111.142
1
PXK
13/11
10.11.2005
XK mực in vạch BK NU 811
621TBC
152.1
01MIV811
KG
6,000
377.273,000
2.263.638
2
PXK
13/11
04.11.2005
XK silicon 350
621TBC
152.1
01DSN350
KG
16,000
295.312,500
4.725.000
3
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính đại
621TBC
152.1
02KBD90
CUộN
60,000
103.231,082
6.193.865
4
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính duplex
621TBC
152.1
02KBD91
CUộN
100,000
1.545,100
154.510
5
PXK
29/11
05.11.2005
XK cồn 96
621TBC
152.1
3CLL0020
L
20,000
8.833,333
176.667
…
…
…
…
…………………………………
…
152.1
…
…
…
…
Tổng
724,000
1.493.412,438
39.531.587
Ngày …..tháng…..năm2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
tháng 11 năm 2005
tên sản phẩm,dịch vụ:Bơm tiêm 5P
Số lợng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ
4.952.000 cái
Khoản mục
Chi phí SXKD
Chi phí sản xuất
Chi phí SXKD
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kì
chi phí SXKD
dở dang đầu kỳ
phát sinh trong kì
dở dang cuối kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
621TB5P
436.917.991
1.353.299.851
165.282.488
1.624.935.354
328,137
622T
78.748.890
78.748.890
15,902
6271T
6.170.500
6.170.500
1,246
6273T
1.080.187
1.080.187
0,218
6274T
126.132.993
126.132.993
25,471
154TBC
11.341.043
11.341.043
2,290
154B
34.937.269
34.937.269
7,055
154TB5P
0
0,000
Cộng
436.917.991
1.611.710.733
165.282.488
1.883.346.236
380,319
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
tháng 11 năm 2005
tên sản phẩm,dịch vụ:Xi lanh,piston
Số lợng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ
36,740 kg
Khoản mục
Chi phí SXKD
Chi phí sản xuất
Chi phí SXKD
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kì
chi phí SXKD
dở dang đầu kỳ
phát sinh trong kì
dở dang cuối kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
32.378 kg
21.765,5kg
17.535,3 kg
700.985.120
19.079,617
621E
616.609.048
424.661.095,00
340.285.023
34.138.788
929,199
622E
34.138.788
3.499.428
95,248
6271E
3.499.428
3.002.908
81,734
6273E
3.002.908
178.156.620
4.849,119
6274E
178.156.620
0
0,000
0
0,000
0
0,000
0,000
Cộng
616.609.048
643.458.839
340.285.023
919.782.864
25.034,917
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phân xởng thành phẩm
Bảng đánh giá sản phẩm dở vật liệu phụ
Biểu 2-6
tháng 5 năm 2005
STT
Vật t
Eo ga(bình)
Dầu diezen(lit)
Tổng 154B
Vật kiệu khác(TK154TBC)
Loại sản phẩm
Số lợng
Thành tiền
Số lợng
Thành tiền
(TK 154B)
Số lợng
Thành tiền
III
Dở đầu kì
11,8
16.864.286
22
133.991
16.998.277
35.322.288
II
Nhập trong kì
30
42.957.519
600
4.153.623
47.111.142
39.531.587
III
Dở cuối kì
96
584.688
584.688
54.233.000
IV
Xuất trong kì
41,8
59.821.805
526
3.702.926
63.524.731
20.620.875
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất các loại bơm tiêm
Biểu 2-11
Tháng 11 năm 2005
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
VLQuản lý
KHTSCĐ
V.liệu phụ
V.liệu phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621E
622E
6271E
6273E
6274E
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.867.200
31,60
714.385.962
39.890.690
18.801.082
1.103.568
45.521.967
3.390.411
11.133.332
834.227.011
2
Bơm tiêm 20P
72.000
1,22
51.942.381
1.538.201
724.977
42.554
1.755.346
560.296
1.839.882
58.403.638
3
Bơm tiêm 3P
3.000
0,05
469.749
64.092
30.207
1.773
73.139
5.447
17.888
662.296
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
64,34
1.466.744.866
81.217.034
38.278.809
2.246.854
92.682.256
9.864.203
32.381.927
1.723.412.949
5
Bơm tiêm 10P
5.200
0,09
3.143.388
111.092
52.359
3.073
126.775
21.582
70.870
3.529.140
6
Cóc đờm không
159.500
2,70
31.592.679
3.407.543
1.606.026
94.269
3.888.578
40.589.096
tiệt trùng
Cộng
5.908.500
100
2.268.279.025
126.228.652
59.493.460
3.492.091
144.048.061
2.660.824.130
Ngày ... tháng ... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất phân xởng thành phẩm
bơm tiêm, dây truyền dịch
Tháng 11 năm 2005
Biểu 2-7
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
KHTSCĐ
V.Liệu Phụ
V.Liệu Phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621T
622D
6271D
6274T
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.307.040
16,40
17.571.763
3.390.411
11.133.332
32.095.506
2
Bơm tiêm 20P
216.000
2,71
2.903.890
560.296
1.839.882
5.304.068
3
Bơm tiêm 3P
2.100
0,03
28.232
5.447
17.888
51.567
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
47,70
51.108.470
9.861.203
32.381.927
93.351.600
5
Bơm tiêm 10P
8.320
0,10
111.854
21.582
70.870
204.306
6
Dây truyền dịch
2.634.030
33,05
807.754.247
44.789.097
7.119.000
35.411.732
6.832.572
22.436.597
924.343.245
Cộng
7.969.090
100,00
807.754.247
44.789.097
7.119.000
107.135.941
20.671.511
67.880.496
1.055.350.292
Ngày ... tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 2-15
Tháng 11 năm 2005
Tỷ lệ
Nơi sử dụng
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 641
TK6424
Chỉ tiêu
khấu hao
Toàn DN
PX ép
PX TP
Chi phí
Chi phí
%
Nguyên giá
Khấu hao
(TK 6274E
(TK6274T)
bán hàng
QLDN
PB Đùn ống DTD+ống KTCB(B)
315.642.110
2.192.251
2.192.251
PB ép nhữaL,PT…(B)
21.276.130.076
191.344.804
191.344.804
PB bơm tiêmâ
16.987.357.789
144.048.061
144.048.061
PB tiệt trùng+nén khí(D)
12.549.990.007
107.135.941
107.135.941
(PB chung cho các SP)
Quản lý DN(A)
14.217.085.873
75.639.030
75.639.030
Cộng
65.346.205.855
520.360.087
193.537.055
251.184.002
75.639.030
Ngời lập biểu
Ngày ... tháng...năm 2005
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất các loại bơm tiêm
Biểu 2-11
Tháng 11 năm 2005
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
VLQuản lý
KHTSCĐ
V.liệu phụ
V.liệu phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621E
622E
6271E
6273E
6274E
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.867.200
31,60
714.385.962
39.890.690
18.801.082
1.103.568
45.521.967
3.390.411
11.133.332
834.227.011
2
Bơm tiêm 20P
72.000
1,22
51.942.381
1.538.201
724.977
42.554
1.755.346
560.296
1.839.882
58.403.638
3
Bơm tiêm 3P
3.000
0,05
469.749
64.092
30.207
1.773
73.139
5.447
17.888
662.296
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
64,34
1.466.744.866
81.217.034
38.278.809
2.246.854
92.682.256
9.864.203
32.381.927
1.723.412.949
5
Bơm tiêm 10P
5.200
0,09
3.143.388
111.092
52.359
3.073
126.775
21.582
70.870
3.529.140
6
Cóc đờm không
159.500
2,70
31.592.679
3.407.543
1.606.026
94.269
3.888.578
40.589.096
tiệt trùng
Cộng
5.908.500
100
2.268.279.025
126.228.652
59.493.460
3.492.091
144.048.061
2.660.824.130
Ngày... tháng ... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất phân xởng ép thành phẩm
bơm tiêm, dây truyền dịch
Tháng 11 năm 2005
Biểu 2-7
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
KHTSCĐ
V.Liệu Phụ
V.Liệu Phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621T
622D
6271D
6274T
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.307.040
16,40
17.571.763
3.390.411
11.133.332
32.095.506
2
Bơm tiêm 20P
216.000
2,71
2.903.890
560.296
1.839.882
5.304.068
3
Bơm tiêm 3P
2.100
0,03
28.232
5.447
17.888
51.567
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
47,70
51.108.470
9.861.203
32.381.927
93.351.600
5
Bơm tiêm 10P
8.320
0,10
111.854
21.582
70.870
204.306
6
Dây truyền dịch
2.634.030
33,05
807.754.247
44.789.097
7.119.000
35.411.732
6.832.572
22.436.597
924.343.245
Cộng
7.969.090
100,00
807.754.247
44.789.097
7.119.000
107.135.941
20.671.511
67.880.496
1.055.350.292
Ngày ...tháng... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Biểu 2-10
Bảng phân bổ tiền lơng và bảo hiểm xã hội
Tháng 11 năm 2005
Ghi
TK 334- Phải trả công nhân viên
TK 338- Phải trả, phải nộp khác
Số
có TK
Lơng TK
Các khoản khác
Cộng có TK
Kinh phí CĐ
BHXH
BHYT
Cộng có
TK 335
Tổng cộng
TT
Đối tợng sử dụng
3341
(ăn tra)
334
TK 3342
TK 3383
TK 3384
TK 338(3382,
Chi phí
(ghi nợ các tài khoản)
TK 3342
3383,3384)
phải trả
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
622E
33.095.773
33.095.773
496.684
3.143.310
419.108
4.059.102
37.154.875
2
622T
126.228.652
126.228.652
0
126.228.652
3
622D
28.426.167
28.426.167
2.013.672
12.661.110
1.688.148
16.362.930
44.789.097
4
6271E
6.445.294
6.445.294
89.796
259.260
34.568
383.624
6.828.918
5
6271T
58.180.762
58.180.762
278.879
912.195
121.626
1.312.700
59.493.462
6
6271D
7.119.000
7.119.000
0
7.119.000
6421
107.969.693
107.969.693
2.284.652
17.495.700
2.332.760
22.113.112
130.082.805
Tổng cộng
367.465.341
0
367.465.341
5.163.683
34.471.575
4.596.210
44.231.468
0
411.696.809
Ngày ... tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng trích kinh phí công đoàn,bảo hiểm xã hội
Biểu 2-9
bảo hiểm y tế,ăn tra
Tháng 11 năm 2005
Hệ số
PC làm
Lơng
Tổng quỹ
Các khoản phải trích
TT
Tên đơn vị
lơng
hêm
chính
lơng
KPCĐ 2%
BHXH 15%
BHYT 2%
Tổng
ăn tra
Ghi chú
TK 3382
TK 3382
TK 3384
I
Phân xởng ép
78,22
1.872.049
29.323.991
31.196.040
586.480
3.402.570
453.676
4.442.726
1
Công nhân trực tiếp(622E)
72,26
1.700.125
24.823.212
26.523.337
496.684
3.143.310
419.108
1.059.102
2
Nhân viên phân xởng(6271T)
5,96
171.924
4.489.779
4.661.703
89.796
259.260
34.568
383.624
II
Phân xởng thành phẩm
312,03
8.287.769
114.627.596
122.915.365
2.292.552
13.573.305
1.809.774
17.675.631
1
Công nhân trực tiếp(622T)
291,06
4.691.013
100.683.623
105.374.636
2.013.672
12.661.110
1.688.148
16.362.930
2
Nhân viên phân xởng(6271)
20,97
3.596.756
13.943.973
17.540.729
278.879
912.195
121.626
1.312.700
III
Quản lý +phục vụ
402,2
3.085.433
114.232.584
117.318.017
2.284.652
17.495.700
2.332.760
22.113.112
1
NV quản lý+phục vụ
402,2
3.085.433
114.232.584
117.318.017
2.284.652
17.495.700
2.332.760
22.113.112
Tổng cộng
792,45
13.245.251
258.184.171
271.429.422
5.163.684
34.471.575
4.596.210
44.231.469
Ngày ... tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phân xởng thành phẩm
Bảng đánh giá sản phẩm dở vật liệu phụ
Biểu 2-6
tháng 11 năm 2005
STT
Vật t
Eo ga(bình)
Dầu diezen(lit)
Tổng 154B
Vật kiệu khác(TK154TBC)
Loại sản phẩm
Số lợng
Thành tiền
Số lợng
Thành tiền
(TK 154B)
Số lợng
Thành tiền
III
Dở đầu kì
4
5.677.061
200
827.212
6.504.273
55.125.835
II
Nhập trong kì
49
69.856.845
1.200
5.581.400
75.438.245
1.850.280
III
Dở cuối kì
9
10.304.811
900
3.757.212
14.062.023
52.804.604
IV
Xuất trong kì
44
65.229.095
500
2.651.400
67.880.495
20.671.511
Ngày ... tháng ... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0112.doc