Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm của Công ty giầy Thăng Long

Lời nói đầu Trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp đều luôn theo đuổi một mục tiêu là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm và phải tìm mọi cách tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Điều này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và xác định chính xác chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời g

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm của Công ty giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian được học tập trong trường và thời gian ngắn tìm hiểu thực tiễn, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty giầy Thăng Long ”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có ba chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Tình hình thực về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giầy Thăng Long. Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương I Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1.1. Chi phí sản xuất. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, trước sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt buộc doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng phải làm ăn thực sự có hiệu quả, tạo được uy tín và chiếm lĩnh được thị trường. Các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại đặc biệt là sản phẩm phải có chất lượng cao và giá thành hạ, có như vậy doanh nghiệp mới có chỗ đứng trên thị trường. Việc hạ giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc hạ thấp chi phí sản xuất. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp và không ngừng nâng cao năng suất lao động. a) Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh : Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có đầy đủ các yếu tố cơ bản là: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp hình thành các khái niệm chi phí tương ứng. Chi phí sản xuất gồm hai yếu tố chi phí cơ bản: chi phí về lao động sống và chi phí về lao động vật hoá. Chi phí về lao động vật hoá ( hao phí lao động quá khứ ) là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ như: khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu v.v. Chi phí về lao động sống ( hao phí lao động sống): là chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Sau quá trình sản xuất sản phẩm được tạo ra, lúc này doanh nghiệp phải tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn cho tái sản xuất và thu lợi nhuận. Để quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra một cách nhanh chóng, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ như: chi phí vận chuyển bốc dỡ sản phẩm v.v. và không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo sản phẩm v.v. Những chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm gọi là chi phí tiêu thụ sản phẩm. Ngoài một số chi phí trên doanh nghiệp phải nộp thuế, phí, lệ phí như thuế giá trị gia tăng ( VAT ), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chước bạ, thuế thu nhập, thuế tài nguyên v.v. và một số loại phí, lệ phí khác. Đây là các khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cơ sản xuất kinh doanh bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất, chi tiêu tiêu thụ sản phẩm và chi phí kinh doanh. Chúng ta cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá ( lao động quá khứ ) cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ sản xuất kinh doanh. Như vậy chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp ( chi mua sắm vật tư, hàng hoáv.v.) chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh ( chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm cho công tác quản lý v.v.) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ sản phẩm ( chi vận chuyển, bốc dỡ quảng cáov.v.) Chi tiêu và chi phí là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, chi tiêu là cơ sở để phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị, tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu này nhưng tính vào chi phí kỳ sau ( chi mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng ) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu ( chi phí phải trả ). Sở dĩ có sự khác nhau giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng. Tóm lại, chi phí sản xuất kinh doanh là biều hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm ) b) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất của chi phí, vai trò của nó trong việc tạo ra sản phẩm, về địa chỉ của từn khoản mục chi phív.v. Tuy nhiên về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau: - Phân loại theo yếu tố chi phí: Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố chi phí. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích, định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố: + Yếu tố nhiên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ v.v. sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( loại trừ gía trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực ) + Yếu tố nhiên liệu, động lực: bao gồm giá trị vật tư, xăng dầu, điện than v.v. được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ) + Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: phản ánh số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức. + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên chức + Yếu tố khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí về dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ - Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành: Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích, công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất ở Việt Nam bao gồm ba khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu v.v. tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền công, tiền phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng ( trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp ). Chi phí sản xuất chung được chia thành: Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp cho nhân viên thủ kho, nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng: như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật tư văn phòng, vật liệu tiêu dùng cho nhu cầu quản lý của tổ sản xuất. Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: khuôn mẫu dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuônv.v. dùng cho sản xuất ở phân xưởng. Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm số tiền trích khấu hao của tài sản vô hình và tài sản cố định thuê tài chính sử dụng phân xưởng. Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp như điện nước, điện thoại v.v. Chi phí băng tiền khác: bao gồm các chi phí phát sinh ngoài các chi phí trên. - Để đánh giá đầy đủ về giá thành sản phẩm chúng ta nghiên cứu thêm hai khoản mục chi phí là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: + Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quản cáo + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ mặt hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. - Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí: Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh theo cách phân loại này được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. + Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan đến một sản phẩm được sản xuất ra trong một kỳ nhất định. + Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn thường được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh ( chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ). - Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành: Nhằm đảm bảo cho việc lập kế hoạch, quản lý và hạch toán chi phí, đồng thời làm căn cứ đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh còn được phân chia theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách phân loại này thì chi phí được phân ra làm hai loại. + Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu như số lượng sản phẩm thay đổi. + Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công việc hoàn thành. Tuy nhiên các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì có tính cố định. 1.1.1.2. Giá thành sản phẩm. 1.1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao động đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm là một phạm trù sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc dán tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh ở doanh nghiệp, những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắ giản đơn hao phí lao động sống. 1.1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng những yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu về xây dựng gía cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành sản phẩm sau: - Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành + Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. + Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Nếu xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành: + Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liện quan đến việc sản xuất sản phẩm, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung ). Giá thành sản phẩm là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán tồn kho và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ + Giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ( chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý ). Do vậy giá thành tiêu thụ còn được gọi là giá thành toàn bộ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí tiêu thụ sản phẩm Việc phân loại giá thành theo các góc độ xem xét trên đều nhằm vào mục đích khác nhau của công tác quản lý và kế hoạch hoá giá thành, giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và xác địn chính xác kết quả tài chính, tránh được tình trạng lãi giả lỗ thật trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở. 1.1.2. Sự cần thiết và nhiệm vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý nên nó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp là chủ thể độc lập, tự hạch toán kinh doanh được quyền chủ động lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, chịu trách nhiệm bù đắp chi phí bỏ ra, tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất đầy đủ, hợp lý tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh do đó thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại chi phí phát sinh sẽ góp phần quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động có hiệu quả hơn và từ đó có các biện pháp phấn đấu hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế, đồng thời cũng là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính là một yêu cầu quan trọng của công tác kế toán trong doanh nghiệp và cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Cung cấp thông tin cho quản lý một cách kịp thời chính xác làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn. - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Lựa chọn đối tượng tính giá và phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang. - Thực hiện phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của các đối tượng tính giá và thực hiện công tác tính giá thành cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. - Theo dõi ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện mức dự toán chi phí sản xuất và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để có những kiến nghị để xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, giống nhau về chất vì đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm trong kỳ. Vì thế quản lý chi phí tốt sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có sự khác nhau: - Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí sản xuất đã trả trước trong kỳ nhưng chưa phân bổ kỳ này và những chi phí sản xuất phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh nhưng không bao gồm những chi phí trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí đã trả trước nhưng kỳ này mới phân bổ. Giá thành sản phẩm thì ngược lại, chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí phải trả trước mà phân bổ cho kỳ này. - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí, nó bao gồm những chi phí sản xuất phát sinh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quí, năm ) mà không tính đến việc chi phí đó có liên quan tới số sản phẩm đó đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm lại luôn gắn liền với khối lượng công việc, sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. - Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan tới cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và cả sản phẩm hỏng. Giá thành không liên quan tới sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang của kỳ trước chuyển sang. - Chi phí sản xuất không gắn với khối lượng chủng loại sản phẩm hoàn thành. Giá thành lại liên quan đến khối lượng - chủng loại sản phẩm hoàn thành. - Đối tượng hạch toán của chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn cần phải tập hợp chi phí hay là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu phí. Còn giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm lao vụ dịch vụ, bán thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đòi hỏi phải tính giá thành và giá thành đơn vị. 1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế lựa chọn chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và hạch toán kinh tế nội bộ cũng như hạch toán kinh doanh toàn doanh nghiệp. Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất một cách đúng cần dựa vào những căn cứ sau: - Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất: + Với sản xuất giản đơn: đối tượng kế toán hạch toán chi phí có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất . + Với sản xuất phức tạp: đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản xuất là bộ phận chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng hoặc từng bộ phận sản xuất. - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp để xác định đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản xuất. Trình độ hạch toán càng cao thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất càng cụ thể, chi tiết và ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng có thể bị hạn chế và thu hẹp. Xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.2.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được tập hợp và tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Trình tự này phụ thuộc và đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, của từng doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, trình độ công tác quản lý và hạch toán. Tuy nhiên có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản trực tiếp. Chi phí sản xuất cơ bản trực tiếp là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của sản xuất có mối liên hệ trực tiếp đến sản phẩm sản xuất trong kỳ. Chi phí cơ bản gồm có: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. - Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất sản phẩm. Thuộc loại chi phí này có chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dùng cho sửa chữa tài sản cố định, chi phí khấu hao máy móc thiết bị. - Bước 4: Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. 1.2.3. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 1.2.3.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. a) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệuv.v. được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, các chi phí này thường được xây dựng theo định mức chi phí và tổ chức quản lý theo định mức. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, giá trị tiêu hao trực tiếp trong quá trình sản xuất góp phần cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụv.v.) thì hạch toán chi tiết cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bố theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩmv.v. Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng ( sản phẩm ) = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tỷ lệ (hệ số) phân bổ Trong đó: Tỷ lệ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng ( hệ số ) = phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho hay kết chuyển sang kỳ sau. - Kết chuyển và phân bổ trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất kinh doanh vào tài khoản tính giá thành. TK 621 cuối kỳ không có số dư Phương pháp hạch toán cụ thể - Xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 621 ( chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 152 : giá thực tế xuất dùng từng loại. - Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ vào giá thực tế xuất dùng: Nợ TK 621 ( chi tiết theo từng đối tượng ) Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ với nguyên vật liệu mua ngoài và doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Có TK 331, 112, 111 : Vật liệu mua ngoài Hoặc Có TK 411 : Nhận cấp phát, nhận liên doanh Có TK 154 : Vật tư sản xuất hay thuê ngoài gia công Hoặc Có TK 311, 336, 338 ..: Vật liệu vay mượn - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. Nợ TK 152 ( chi tiết vật liệu ) Có TK 621 ( chi tiết đối tượng ) - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành Nợ TK 154 ( chi tiết theo đối tượng ) Có TK 621 ( chi tiết theo đối tượng ) Sơ đồ 1 : Hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 Vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo Vật liệu dùng không sản phẩm tiến hành lao vụ, dịch vụ hết nhập lại kho TK 311, 336 Vật liệu vay mượn dùng trực tiếp TK 154 cho sản xuất sản phẩm Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 111, 112, 331 Vật liệu mua về không nhập kho xuất dùng trực tiếp cho sản xuất có VAT ( theo phương pháp trực tiếp) TK 133 Vật liệu mua về không nhập kho xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, thuế giá trị gia tăng ( theo phương pháp khấu trừ ) b) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ ). Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí. Bên nợ: chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương. Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu phí có liên quan. TK 622 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán cụ thể: - Tính ra tổng số tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Nợ TK 622 ( chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 334 : Số tiền phải trả cho công nhân trực tiếp - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định ( tính vào chi phí 19% ) Nợ TK 622 ( chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ) - Tiền lương trích trước vào chi phí ( với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ ) và các khoản tiền lương trích trước khác(ngừng sản xuất theo kế hoạch) Nợ TK 622 ( chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 335: Tiền lương trích trước - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng Nợ TK 154 ( chi tiết đối tượng ) Có TK 622 ( chi tiết đối tượng ) Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK334, 338 TK 622 TK 154 Tiền lương, tiền phụ cấp Kết chuyển chi phí và các khoản trích theo lương nhân công trực tiếp TK 335 Tiền lương trích trước vào chi phí ( ngừng sản xuất theo kế hoạch) c) Hạch toán chi phí trả trước. Chi phí trả trước ( còn gọi là chi phí chở phân bổ ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán. Thuộc chi phí trả trước có thể gồm các khoản sau: - Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần. - Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh v.v. trả trước. - Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch. - dịch vụ mua ngoài trả trước ( tiền điện, điện thoại, vệ sinh ) Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí trả trước kế toán sử dụng tài khoản 142 “ chi phí trả trước ” Bên nợ: - Các khoản chi phí trả trước phát sinh thực tế. - Số kết chuyển 1 phần từ TK 641 “ chi phí bán hàng ” và TK 642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp ” Bên có: - Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Kết chuyển vào TK 911 “ xác định kết quả ” Số dư bên nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa kết chuyển vào TK 911 TK 142 có hai tài khoản cấp hai: - TK 1421: Chi phí trả trước. - TK 1422: Chi phí chờ kết chuyển. Chi phí trả trước phải được phân bổ hết cho các đối tượng chịu chi phí trong năm ( trừ trường hợp chi phí trả trước phát sinh ở tháng cuối năm hoặc còn liên quan đến các ky hạch toán kinh doanh của năm sau ) Phương pháp hạch toán. - Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể kế toán ghi: Nợ TK 142 (1421): Chi phí trả trước thực tế phát sinh Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112: Trả trước tiền thuê dụng cụ, nhà xưởng Có TK 153 : Giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất d._.ùng Có TK 331 : Các khoản phải trả trước - Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí sản xuất, tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí: Nợ TK 241: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 1421: Phân bổ dần chi phí sản xuất. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được chuyển sang bên nợ TK 1421: số chi phí này sẽ được chuyển dần vào TK 911. - Chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 142 (1422): chi tiết từng loại Có TK 641, 642 - Kết chuyển dần ( hoặc một lần ) vào TK 911 tuỳ thuộc vào doanh thu lớn hay nhỏ Nợ TK 911 – Xác định kết quả Có TK 142 (1422): chi tiết từng loại Sơ đồ: Hạch toán chi phí trả trước. TK 111, 112, 331, 334 TK 142 TK 627, 641, 642 Chi phí trả trước thực Phân bổ dần chi phí trả trước tế phát sinh vào các kỳ hạch toán TK 641, 642 TK 911 kết chuyển chi phí bán kết chuyển chi phí bán hàng hàng chi phí quản lý chi phí quản lý vào tài khoản doanh nghiệp xác định kết quả d) Hạch toán chi phí phải trả: Chi phí phải trả ( chi phí trích trước ) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm bảo đảm cho giá thành sản phẩm lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Bao gồm: - Chi sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch - Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch - Tiền lương phép của công nhân sản xuất - Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí phải trả , kế toán sử dụng TK 335 “ chi phí phải trả ” Bên nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh Bên có: Các khoản phải trả được ghi nhận ( đã tính trước vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch) Số dư bên có: Các khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh Phương pháp hạch toán: - Hàng tháng, trích trước tiền lương phép của công nhân sản xuất Nợ TK 622(chi tiết theo đối tượng) Có TK 335 - Trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241: Chi phí xây dựng cơ bản Có TK 335 - Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, lãi tiền vay v.v.. Nợ TK 627, 641, 642 v.v. Có TK 335 - Khi phát sinh các chi phí phải trả thực tế về lương phép, chi sửa chữa v.v. Nợ TK 335 : chi trả thực tế phát sinh Nợ TK 133(1331) : Thuế VAT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 334: Tiền lương phép công nhân sản xuất thực tế phải trả Có TK 331: Các khoản phải trả bên ngoài Có TK2413: Chi phí sửa chữa tài sản cố định theo kế hoạch Có TK 111, 112 v.v. Chi phí khác - Trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả đã ghi Nợ TK 627, 622, 642 v.v. Có TK 335 - Trường hợp chi phí phải trả ghi nhận trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được ghi Nợ TK 335 Có TK 721 Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp chi phí phải trả TK 334 TK 335 TK 622 Tiền lương phép, lương Trích trước lương phép, lương ngừng việc thực tế phải trả ngừng việc của công nhân sản xuất TK 241, 331, 111, 112 TK 627. 641, 642 Các chi phí phải trả khác Trích trước chi phí phải trả thực tế phát sinh khác vào chi phí kinh doanh e) Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. + Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại: - Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được - Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả 2 loại sản phẩm hỏng nói trên đều chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức. Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do những nguyên nhân bất thường, chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất sản phẩm chính mà được xem là khoản chi phí tổn thấp thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Sơ đồ: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 152, 153, 334, 338 TK 1381 TK 821, 415 Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại thực tế về hỏng sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 154, 155, 157, 631 TK 338, 152, 334 Giá trị sản phẩm hỏng Số thiệt hại tính vào không sửa chữa được giá thành bất thường Thiệt hại về ngừng sản xuất : Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như khấu hao tài sản cố định. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến không coi là thiệt hại, kế toán theo dõi ở TK 335 “ chi phí phải trả ”. Trường hợp ngưng sản xuất bất thường ngoài kế hoạch được phản ánh ở sơ đồ sau: Sơ đồ: Phương pháp hạch toán đối với ngừng sản xuất ngoài định mức TK 152, 111, 214, 334 TK 142 (1421) TK 821, 415 Chi phí thực tế phát sinh Thiệt hại thực do ngừng sản xuất ngoài TK 1388, 111 v.v. kế hoạch Trị giá bồi thường f) Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chí phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp, có tính chất phục vụ và quản lý phân xưởng sản xuất, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung ”. Mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ: Bên nợ: Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu xuất dùng Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 627 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức này được sử dụng phổ biến để phần bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất. Mức chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất chung Trị số chung phân bổ cho = ´ tiêu thức từng đối tượng Tổng trị số tiêu thức phân bổ phân bổ + Phương pháp hạch toán: Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên ở phân xưởng: Nợ TK 627(6271 - Chi tiết phân xưởng, bộ phận ) Có TK 334 - Tính BHXH, BHYT,KPCDD theo tỷ lệ quy định ( tính vào chi phí ): Nợ TK 627(6271 - Chi tiết phân xưởng, bộ phận ) Có TK 338( 3382, 3383, 3384 ) - Chi phí vật liệu xuất kho dùng chung cho từng phân xưởng Nợ TK 627(6272 - Chi tiết phân xưởng) Có TK 152( Chi tiết tiểu khoản ) - Các chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng ( phân bổ một lần ) Nợ TK 627(6273 – chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 153: Giá trị xuất dùng Trích khấu hao tài sản cố định của phân xưởng: Nợ TK 627(6274 – Chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 214: ( Chi tiết tiểu khoản ) Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 627(6277 - Chi tiết phân xưởng ) Nợ TK 1331: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 v.v. : Giá trị mua ngoài Các chi phí theo dự toán: Nợ TK 627( Chi tiết phân xưởng) Có TK 335( Chi tiết chi phí phải trả ) Có TK 142( Chi tiết chi phí trả trước ) Các chi phí bằng tiền khác ( hội nghị, tiếp tân v.v.) Nợ TK 627(6278 - Chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 111, 112 v.v. Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK 111, 112, 138 v.v. Có TK 627 Cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí: Nợ TK 154( Chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 627( Chi tiết theo từng tiểu khoản ) Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên TK 152, 153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 154 TK 214 Khấu hao tài sản cố định TK 142, 335 Chi phí trả trước, phải trả tính vào chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 331 Chi phí khác có thuế VAT phương pháp trực tiếp TK 133 Phương pháp khấu trừ h) Tổng hợp chi phí sản xuất: Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ toàn doanh nghiệp các chi phí sản xuất trên được tập hợp vào bên nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” Tài khoản sử dụng: TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ”, tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất. Trong mỗi phân xưởng mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ( sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng ). Bên nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ( ở phương pháp kiểm kê định kỳ ) Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành Số dư bên nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ dở dang chưa hoàn thành Tổng hợp chi phí sản xuất: Cuối kỳ ghi các bút toán kết chuyển( phân bổ ) các chi phí: Kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154( Chi tiết đối tượng ) Có TK 621( Chi tiết đối tượng ) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154( Chi tiết đối tượng ) Có TK 622(Chi tiết đối tượng ) Phân bổ( kết chuyển ) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm: Nợ TK 154( Chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 627( Chi tiết phân xưởng, bộ phận sản xuất Đồng thời ghi các bút toán giảm chi phí: Phế liệu thu hồi trong sản xuất Nợ TK 152 ( Chi tiết phế liệu ) Có TK 154 ( Chi tiết sản phẩm, lao vụ ) sản phẩm hỏng ngoài định mức không sửa chữa được Nợ TK 1381 v.v. ( Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức ) Có TK 154 ( Chi tiết từng loại sản phẩm ) Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất: Nợ TK 138, 334, 821 v.v. Có TK 154 ( Chi tiết sản phẩm, dịch vụ ) vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho: Nợ TK 152:Chi tiết vật liệu Có TK 154: Chi tiết sản phẩm, lao vụ Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành Nợ TK 155 : Nhập kho thành phẩm Nợ TK 157 : Hàng gửi bán Nợ TK 632 : Bán không qua kho Có TK 154 : Chi tiết sản phẩm, lao vụ v.v. Sơ đồ: Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Vật liệu thừa nhập kho TK 152 TK 621 TK 154 TK 152 Nguyên vật liệu chính dùng Kết chuyển chi phí Phế liệu thu hồi cho sản xuất sản phẩm NVL TT TK 334, 338 TK 622 TK 155 Lương, các khoản Kết chuyển chi phí Giá thành sản phẩm trích theo lương của NC TP Nhập kho CN sản xuất TK 627 TK 157 Lương, các khoản trích theo lương của Hàng gửi bán công nhân phân xưởng TK 632 Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung Giá vốn hàng TK 153 tiêu thụ Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung TK 214 Kết chuyển chi TK 138, 821 Khấu hao máy móc thiết bị phí sản xuất chung dùng vào sản xuất Sản phẩm hỏng không sửa chữa TK 111, 331 được Dịch vụ mua ngoài có thuế VAT ( phương pháp trực tiếp ) TK 133 Thuế VAT ( phương pháp khấu trừ ) .2.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ a) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu. Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật likh xuất kho rất khó phân định là xuất cho mục đích gì. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ đặc điểm để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng đơn vị. Tài khoản sử dụng: Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”, các chi phí phản ánh trên TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi 1 lần vào giá trị tồn kho và đang đi đường: Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bên có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm ) Phương pháp hạch toán: Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ ghi: Nợ TK 621 ( Chi tiết đối tượng ) Có TK 611(6111): Giá trị vật liệu xuất dùng Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ ( Chi tiết theo từng đối tượng ): Nợ TK 631 Có TK 621 Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 331,111,411 TK 611 TK 621 TK 631 Giá trị VL trong kỳ có thuế Trị giá NVL dùng Kết chuyển chi VAT (theo phương pháp chế tạo sản phẩm phí NVL TT trực tiếp ) dịch vụ Giá trị VL tăng trong kỳ TK 133 TK 151, 152 Thuế VAT Trị giá NVL tồn kho và đi đường theo phương cuối kỳ pháp khấu trừ Trị giá VL tồn kho và đi đường đầu kỳ b) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm , lao vụ, dịch vụ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng: Nợ TK 631 Có TK 622 Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 TK 622 TK 631 Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất TK 338 Kết chuyển chi phí nhân công Các khoản đóng góp theo tỷ lệ trực tiếp với tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 Tiền lương tính trước vào chi phí c)Hoạch toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo từng tiểu khoản tương ứng ( xem phương pháp kê khai thường xuyên ). Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631 Có TK 627 Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung TK 214 Khấu hao tài sản cố định TK 631 TK 142, 335 Kết chuyển chi phí sản Chi phí trả trước, phải trả tính vào xuất chung chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 152 Chi phí khấu hao có thuế VAT theo phương pháp trực tiếp Chi phí khác TK 133 Thuế VAT theo phương pháp khấu trừ d) Tổng hợp chi phí sản xuất. Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 “ giá thành sản xuất ”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí theo loại, nhóm sản phẩm của cả bộ phận sản xuất kinh doanh chính, phụ, chi phí thuê ngoài gia công chế biến. Tài khoản sử dụng: TK 631 “ giá thành sản phẩm ” Bên nợ: - Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Bên có: - Kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ - Tổng giá thành lao vụ, dịch vụ hoàn thành - Trị giá thu hồi bằng tiền TK 631 cuối kỳ không có số dư. Tổng hợp chi phí sản xuất: Đầu kỳ kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang: Nợ TK 631 ( chi tiết đối tượng ) Có TK 154 ( chi tiết đối tượng ) Cuối kỳ kết chuyển các chi phí phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ v.v. . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 621 . Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK631 Có TK 622 . Phân bổ ( kết chuyển ) chi phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 627 . Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí ( nếu có ) Nợ TK 111, 112, 138 v.v. Có TK 631 . Đồng thời kết chuyển sản phẩm dở dang Nợ TK 154 ( chi tiết đối tượng ) Có TK 631 ( chi tiết đối tượng ) . Căn cứ vào bảng tính giá thành ghi: Nợ TK 632 Có TK 631 Sơ đồ: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 621 TK 631 TK 154 Kết chuyển chi phí NVL TT Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 622 TK 632 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ hoàn thành tiêu thụ TK 627 trực tiếp Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung e) Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ có liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang nằm trên dây truyền chế biến, để tính được giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp sau: + Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành. + Phương pháp đánh giá trị giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi số sản phẩm dở dang cuối kỳ thành số sản phẩm hoàn thành tương đương, từ đó tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Phương pháp đánh giá trị giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản trong việc tính toán đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giá trị sản phẩm dở dang hoàn thành ở mức 50% so với sản phẩm. Trị giá sản Giá trị nguyên vật liệu chính 50% chi phí Phẩm dở dang = nằm trong sản phẩm dở + chế biến so cuối kỳ dang ( theo định mức ) với sản phẩm + Phương pháp đánh giá trị giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc theo chi phí kế hoạch: Căn cứ vào các định mức tiêu hao( chi phí kế hoạch ) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. 1.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản phẩm được tập hợp là cơ sở để tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ lao vụ đòi hỏi phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành, muốn vậy phải căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp v.v. Dựa vào căn cứ trên đối tượng tính giá thành có thể là: + Theo tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp tổ chức hoạt động đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm, từng công việc sản xuất Doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là mỗi loại sản phẩm sản xuất + Theo quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ là đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quá trình công nghệ sản xuất . Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất . Quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh hoặc từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm. Như vậy giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đều giống nhau ở phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành v.v.Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác biệt: + Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để ghi sổ chi tiết, ghi chép ban đầu, tập hợp phân bổ chi phí sản xuất hợp lý giúp cho doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí, thực hiện hạch toán kinh doanh tốt. + Xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý, tổ chức việc tính giá thành, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, trình độ quản lý để lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Sau đây là một số phương pháp tính giá thành thường được sử dụng: Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng sản xuất ít, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng. Đến kỳ tính giá thành kế toán dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất và kết quả kiểm kê, tính giá thành sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trj sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất thực tế trong kỳ + Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Tổng đơn vị sản xuất = Số lượng sản phẩm hoàn thành -Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thường được sử dụng khi một đối tượng tính giá thành tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: VD: Một loại sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở phân bổ chi phí của từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ( phân xưởng, kho sản phẩm hoàn thành ) Tổng giá thành sản phẩm Chi phí phân xưởng 1 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chi phí phân xưởng 2 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chi phí phân xưởng n phân bổ cho sản phẩm hoàn thành = + + ... + - Phương pháp hệ số: Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu, kết quả thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Việc tính giá thành phải căn cứ vào hệ số chi phí của từng loại sản phẩm, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành đơn vị của sản phẩm gốc và các sản phẩm khác. Sản lượng quy Hệ số chi phí đổi của từng = Sản lượng thực tế ´ của từng loại sản phẩm sản phẩm Giá thành đơn Tổng giá thành các loại sản phẩm vị sản phẩm = tiêu chuẩn Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn Giá thành Hệ số chi vị sản phẩm = đơn vị ´ phí của từng của từng loại sản phẩm loại sản phẩm - Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp đã xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho từng đối tượng. Căn cứ vào tổng giá thành thực tế đã tính được và tổng giá thành kế hoạch của tất cả các đối tượng tính giá để tính tỷ lệ điều chỉnh giá thành: Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ điều chỉnh giá thành = Tổng giá thành kế hoạch Giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm i = Giá thành kế hoạch của loại sản phẩm i x Số lượng thực tế sản phẩm i x Tỷ lệ điều chỉnh giá thành sản phẩm Phương pháp loại trừ: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu thêm sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính. Để tính giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ. Tổng giá thành sản phẩm chính = Tổng chi phí sản xuất thực tế trong kỳ + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Giá trị sản phẩm phụ 1.3.3. Một số phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp. -Doanh nghiệp sản xuất giản đơn: Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể hoặc tương đối đều đặn giữa các thời điểm với nhau. Do mặt hàng ít nên kế toán chỉ sử dụng một sổ ( thẻ ) tập hợp chi phí sản xuất, việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp, phương pháp liên hợp. -Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp tỷ lệ v.v. Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với chi phí trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp trực tiếp vào thẻ tính giá thành của đơn đặt hàng đó, còn chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì được tập trung cuối mỗi kỳ hạch toán , kế toán sử dụng một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đơn và ghi vào các thẻ tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Còn chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì được tập hợp chung cuối mỗi kỳ hạch toán, kế toán sử dụng một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đơn và ghi vào các thẻ tính giá thành tương ứng. Việc tính giá thành ở loại hình doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không khớp với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng mà cuối kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí trên thẻ tính giá thành tương ứng đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trong một số trường hợp theo yêu cầu của công tác quản lý mặc dù cuối kỳ đơn đặt hàng chưa hoàn thành nhưng cần xác định khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ, kế toán sử dụng giá thành kế hoạch hay giá thành định mức để xác định bộ phận công việc đã hoàn thành từ đó tính ra giá trị khối lượng công việc dở dang. - Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. Để tính được giá thành thực tế thì trước hết kế toán phải xác định được giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của mỗi loại sản phẩm và dự toán chi phí được duyệt. Khi có sự thay đổi định mức kế toán phải tính lại giá thành định mức và phần chi phí chênh lệch do thay đổi định mức. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp theo từng đối tượng định mức chi phí, so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức để xác định chênh lệch thoát ly định mức. Trên cơ sở giá thành định mức, phẩn chênh lệch do thay đổi định mức, phần chi phí thực tế thoát ly định mức, kế toán xác định được giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức -Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước( giai đoạn ) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng ( hay nguyên liệu ) chế biến của bước sau. Phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoạn, công nghệ ) theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp hệ số ( tỷ lệ ). + Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. Giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước là chi phí để tính giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn sau và lần lượt kết chuyển kế tiếp cho đến thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án này như sau: Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 = Chi phí nguyên vật liệu chính + Chi phí chế biến ở giai đoạn 1 + Giá trị sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn 1 Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2 = Zbtp giai đoạn 1 chuyển sang + Chi phí chế biến ở giai đoạn 2 + Giá trị sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2 = Zbtp giai đoạn n-1 chuyển sang + Chi phí chế biến ở giai đoạn n + Giá trị sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn n + Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm: Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng và việc kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn tính vào giá thành của từng thành phẩm được thực hiện theo trình tự sau: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn n Chi phí nguyên vật liệu chính phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chi phí bước 1 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chi phí bước 2 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chi phí bước n phân bổ cho sản phẩm hoàn thành Chương 2 Tình hình thực về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giầy Thăng Long 2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty giầy Thăng Long được thành lập theo quyết định số 210 ngày ._.ầy Thăng Long được chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 621(6217): Chi phí nhân viên bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cơ điện TK 627(6272) : Chi phí vật liệu bao gồm các vật liệu như kìm, kéo … TK 627(6273) : Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm dao chặt, phom giầy TK 627(6274) : Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 627(6277) : Chi phí vật liệu dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất như tiền điện, nước … + Tập hợp chi phí nhân viên: Dựa vào bảng chấm công do bộ phận lao động tiền lương thuộc phòng tổ chức chuyển sang, kế toán tiền lương tính ra tổng tiền lương của nhân viên phân xưởng cơ điện. Tổng tiền lương trong tháng 1 của nhân viên phân xưởng cơ điện là : 21.200.224 đ Các khoản trích theo lương đưa vào chi phí gồm: Bảo hiểm xã hội : 2.069.810 đ Bảo hiểm y tế : 206.891 đ Kinh phí công đoàn : 424.005 đ Vậy tổng chi phí nhân công gián tiếp đưa vào chi phí sản xuất chung là: 23.901.020 đ + Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định: Do đặc điềm sản xuất của công ty giầy Thăng Long là theo thời vụ, mùa sản xuất chủ yếu là những tháng mùa đông, vào thời điểm này mức độ hoạt động sản xuất cao từ tháng 9 đến tháng 4 và tuỳ theo tháng nào sản xuất nhiều thì mức độ trích khấu hao nhiều và ngược lại, mức trích khấu hao năm của công ty sẽ được đăng ký với Bộ Tài chính. Mức trích khấu hao tài sản cố định cho từng bộ phận mỗi tháng được tính bằng cách lấy mức trích khấu hao năm chia cho 12 tháng. Tại công ty giầy Thăng Long mức trích khấu hao tài sản cố định cho sản xuất chung trong tháng 1 được tính như sau: Mức trích khấu hao tài Mức trích khấu hao năm Doanh thu sản cố định cho sản = x bán hàng xuất chung trong tháng Doanh thu ước tính năm trong tháng Cụ thể : trong tháng 1 mức trích khấu hao tài sản cố định cho sản xuất chung tại công ty giầy Thăng Long là : 340.000.000 đ + Tập hợp vật liệu cho sản xuất chung: Những vật liệu tập hợp cho khoản mục này bao gồm than, khí đốt phục vụ cho việc hấp sấy giầy, đây là những vật liệu không thể tính cho từng đơn hàng cụ thể: Từ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ ta có vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung là: 41.600.000 đ Trong đó : Nguyên vật liệu : 35.750.000 đ Công cụ, dụng cụ : 5.850.000 đ + Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài: Để có thể tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước … kế toán chi phí căn cứ vào các nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5 để tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 1 của các xí nghiệp . Từ nhật ký chứng từ số 1 ( theo dõi việc chi trả tiền mặt ) ta biết được lượng tiền mặt chi phục vụ sản xuất chung trong tháng là: 26.374.500 đ Từ nhật ký chứng từ số 2 ( theo dõi việc chi trả tiền gửi ngân hàng ) ta biết lượng tiền chuyển khoản đã chi trả cho phục vụ sản xuất chung là: 185.213.800 đ Từ nhật ký chứng từ số 4 theo dõi khoản vay ngắn hạn trong tháng 1 là: 92.746.100 đ Vậy chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất chung trong tháng 1 của các xí nghiệp là: 26.374.500 đ + 185.213.800 đ + 92.746.100 đ = 304.334.400 đ + Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ: Hạch toán công cụ dụng cụ có tầm quan trọng đối với việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, tại công ty giầy Thăng Long công cụ , dụng cụ được sử dụng là phom giầy và dao chặt. Cuối năm 2000 trị giá phom giầy tồn là: 250.620.000 đ, đây cũng là số tồn đầu kỳ của tháng 1 năm 2001, loại công cụ này được phân bổ 50% cho tháng 1, tuy nhiên trong tháng 1 lại phát sinh một số loại phom giầy mới với trị giá là : 124.500.000 đ. Ta có định khoản Nợ TK 153 : 124.500.000 đ Có TK : 142(1421): 124.500.000 đ Số dụng cụ này cũng được phân bổ 50% cho tháng 1. Do vậy, tổng số phom giầy được phân bổ cả tháng 1 sẽ là : 187.500.000 đ. Ta có định khoản; Nợ TK 627 : 187.500.000 đ Có TK 142(1421): 187.500.000 đ Và số dư cuối tháng của số công cụ này sẽ là: 187.620.000 đ Đối với công cụ dụng cụ là dao chặt, số tồn đầu kỳ tháng 1 năm 2001 là: 28.540.000 đ, loại công cụ này được phân bổ 50% trị giá, trong tháng 1 trị giá công cụ dụng cụ phát sinh là: 23.500.000 đ. Loại công cụ này cũng được phân bổ 50% do vậy tổng số dao chặt được phân bổ cho cả tháng 1 là: 26.020.000 đ và số dư cuối tháng 1 của công cụ này là: 26.020.000 đ. Như vây, tổng chi phí công cụ dụng cụ tính vào chi phí sản xuất chung trong tháng 1 là: 187.500.000 đ + 26.020.000 đ = 213.520.000 đ Những số liệu trên sẽ được thể hiện trên bảng kê số 6 " Tập hợp chi phí trả trước " + Tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 1 của xí nghiệp: 1. Chi phí nhân viên phân xưởng : 23.901.020 đ 2. Chi phí khấu hao tài sản cố định : 340.000.000 đ 3. Chi phí vật liệu : 41.600.000 đ 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài : 304.334.400 đ 5. Chi phí công cụ dụng cụ : 213.520.000 đ Cộng : 923.355.420 đ Các khoản này được thể hiện chi tiết trong bảng tập hợp chi phí sản xuất của công ty. Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung. Công ty giầy Thăng Long - 1 năm 2001 Đơn vị:đ Khoản mục Số tiền 1. Chi phí nhân viên : - Tiền lương - Các khoản trích theo lương 2. Chi phí khấu hao tài sản cố định 3. Chi phí vật liệu - Vật liệu - Công cụ, dụng cụ 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi bằng tiền mặt - Chi bằng tiền gửi ngân hàng - Chi bằng tiền vay ngắn hạn 5. Chi phí công cụ, dụng cụ 23.901.020 21.200.224 2.700.796 340.000.000 41.600.000 35.750.000 5.850.000 304.334.400 26.374.500 185.213.800 92.746.100 213.520.000 Tổng cộng 923.355.420 - Trình tự ghi sổ tổng hợp tài khoản chi phí sản xuất chung: Từ bảng tập hợp chi phí sản xuất kế toán chi phí tiến hành vào bảng kê số 4 ( ghi nợ TK 627, ghi có các TK liên quan ), ta có các định khoản sau: Đơn vị tính: đ Chi phí lương nhân viên cơ điện: Nợ TK 627 : 23.901.020 Có TK 334 : 21.200.224 Có TK 338 : 2.700.796 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Nợ TK 627 : 340.000.000 Có TK 214 : 340.000.000 Chi phí vật liệu : Nợ TK 627 : 41.600.000 Có TK 152 : 35.750.000 Có TK 153 : 5.850.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 627 : 304.334.400 Có TK 111 : 26.374.500 Có TK 112 : 185.213.800 Có TK 311 : 92.746.100 Căn cứ vào bảng kê số 4, kế toán tổng hợp vào nhật ký chứng từ số 7 ta có định khoản: Nợ TK 627 : 923.355.420 Có TK 311 : 92.746.100 Có TK 142(1421) : 213.520.000 Có TK 152 : 35.750.000 Có TK 153 : 5.850.000 Có TK 214 : 340.000.000 Có TK 338(3382) : 424.005.000 Có TK 338(3383) : 2.069.810 Có TK 338(3384) : 206.981 Có TK 334 : 21.200.224 Có TK 111 : 26.374.500 Có TK 112 : 185.213.800 Nhật ký chứng từ số 7: là căn cứ để kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 627 Sổ cái TK 627 Công ty giầy Thăng Long - năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng ... Tháng 12 Cộng 12 tháng 142(1421) 213.520.000 152 35.750.000 153 5.850.000 214 340.000.000 338(3382) 424.005 338(3383) 2.069.810 338(3384) 206.981 111 26.374.500 112 185.213.800 311 92.746.100 334 21.200.224 Cộng phát sinh Nợ 923.355.420 Có 923.355.420 Số dư cuối tháng Nợ Có - Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đơn hàng: Tại công ty giầy Thăng Long chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi đơn hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp, ta có: Chi phí phân Hệ số phân bổ Tiền lương bổ cho = chi phí sản xuất ´ từng đơn đơn hàng chung trong tháng hàng Hệ số phân bổ Tổng chi phí sản xuất chung chi phí sản xuất = chung trong tháng Tổng tiền lương Vậy hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung trong tháng 1 là: 923.355.420 đ / 1.217.896.831 đ = 0,758 Chi phí phân bổ cho các đơn hàng: Đơn hàng Foottech 00-01789 : 401.347.070 đ ´ 0,758 = 304.221.079 đ Đơn hàng Foottech 00-01748 : 31.575.000 đ ´ 0,758 = 23.933.850 đ Đơn hàng Foottech 00-01790 : 52.246.130 đ ´ 0,758 = 39.620.566 đ Đơn hàng FT - 10171 : 21.973.950 đ ´ 0,758 = 16.656.254 đ Đơn hàng FT - 10135 : 33.093.960 đ ´ 0,758 = 25.085.221 đ Có thể chi tiết mức phân bổ này qua bảng phân bổ chi phí sản xuất chung trong tháng 1 của công ty giầy Thăng Long như sau: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Công ty giầy Thăng Long tháng1 năm 2001 Tiêu thức phân bổ: tiền lương công nhân trực tiếp Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ : 923.355.420 đ Tổng chi phí nhân công trực tiếp : 1.217.896.831 đ Hệ số phân bổ: 0,758 Đơn vị : đ TT Đơn hàng Tổng CP NCTT Mức CP SXC phân bổ 1 2 3 4 5 . . Đơn hàng Foottech 00-01789 Đơn hàng Foottech 00-01748 Đơn hàng Foottech 00-01790 Đơn hàng FT - 10171 Đơn hàng FT - 10135 ... .. 401.347.070 31.575.000 52.246.130 21.973.950 33.093.963 304.221.079 23.933.850 39.602.566 16.656.254 25.085.221 .. .. Cộng 1.217.896.831 923.355.420 2.2.3. Phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho các đơn hàng. - Tổng hợp chi phí sản xuất vào TK 154 Từ 3 bảng phân bổ: bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán chi phí sẽ tiến hành định khoản vào bảng kê số 4 ta có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho các đơn hàng. Đơn vị tính: đ Nợ TK 154- Đơn hàng Foottech 00-01789 : 3.519.722.436 Có TK 621 : 2.814.204.287 Có TK 622 : 401.347.070 Có TK 627 : 304.221.079 Nợ TK 154 - Đơn hàng Foottech 00-01748: 295.034.694 Có TK 621 : 239.525.844 Có TK 622 : 31.557.000 Có TK 627 : 23.933.850 Nợ TK 154 - Đơn hàng Foottech 00-01790: 416.765.789 Có TK 621 : 324.917.093 Có TK 622 : 52.246.130 Có TK 627 : 39.620.566 Nợ TK 154 -Đơn hàng FT - 10171: 158.403.186 Có TK 621 : 119.772.892 Có TK 622 : 21.973.950 Có TK 627 : 16.656.254 Nợ TK 154 - Đơn hàng FT - 10135: 337.217.651 Có TK 621 : 279.038.470 Có TK 622 : 33.093.960 Có TK 627 : 25.085.221 Qua đó ta thấy: tổng chi phí phát sinh trong tháng của từng thẻ tính giá thành đóng vai trò như sổ chi tiết của TK 154. Tổng số phát sinh nợ TK 154 phải bằng chi phí phát sinh trong tháng của các đơn hàng. Căn cứ vào bảng kê số 4 kế toán tổng hợp ghi bút toán kết chuyển chi phí vào nhật ký chứng từ số 7. Đây là bút toán xác định chi phí sản xuất kinh doanh các đơn hàng của các xí nghiệp. Ta có: Nợ TK 154 : 8.256.786.965 đ Có TK 621 : 6.115.534.714 đ Có TK 622 : 1.217.896.851 đ Có TK 627 : 923.335.420 đ Nhật ký chứng từ số 7 là căn cứ để kế toán ghi vào sổ cái TK 154. Sổ cái TK 154 Công ty giầy Thăng Long - năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có 7.056.823.841 Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng ... Tháng 12 Cộng 12 tháng 621 6.115.534.714 ... ... 622 1.217.896.831 ... ... 627 923.355.420 Cộng phát sinh Nợ 8.256.786.965 Có 8.256.786.965 Số dư cuối tháng Nợ 7.061.346.306 Có - Tính giá thành sản phẩm cho từng đơn hàng: Tại công ty giầy Thăng Long đối tượng tính giá thành là từng đôi giầy trong mỗi đơn hàng vào cuối mỗi tháng đơn hàng hoàn thành, đây là thời điểm để kế toán tính tổng chi phí sản xuất của đơn hàng và giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất Tổng chi phí đơn hàng đã hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm = của đơn hàng (đôi giầy) Số lượng sản phẩm của đơn hàng Trước tiên ta xem xét đơn hàng Foottech 00-01789, đơn hàng này đã được hoàn thành trong tháng 1 năm 2001. Đây là điều kiện để kế toán chi phí thực hiện việc tính tổng chi phí sản xuất của đơn hàng và tính giá thành sản phẩm cho đơn hàng. Chi phí phát sinh trong tháng 1 của đơn hàng Foottech 00-01789 bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.814.204.287 đ Trong đó: Vật liệu chính : 2.703.691.789 đ Vật liệu phụ : 110.512.500 đ Chi phí nhân công trực tiếp : 401.347.070 đ Trong đó: Tiền lương : 358.345.600 đ Các khoản trích theo lương : 43.001.470 đ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng trong tháng là : 304.221.079 đ Vậy tổng chi phí phát sinh trong tháng cho đơn hàng Foottech 00-01789 trong tháng 1 là : 3.519.772.436 đ, lúc này ta sẽ tính được giá thành 1 đôi giầy: Thẻ tính giá thành Đơn hàng : Foottech 00-01789 Kiểu giấy: A4 Số lượng : 90.400 đôi ( sản xuất trong tháng 1 và đã hoàn thành ) Tháng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC phân bổ Tổng cộng NVLC NVLP Lương Các khoản trích 1/2001 2.703.691.789 110.512.500 358.345.600 43.011.470 304.221.079 3.519.772.436 Tổng chi phí đơn hàng 3.519.772.436 Giá thành một đôi giầy 38.936 Cũng vào cuối tháng 1 thẻ tính giá thành của đơn hàng Foottech 00-01789 cũng chấm dứt vai trò của nó là theo dõi chi phí trong suốt quá trình sản xuất đơn hàng. Lúc này thẻ tính giá thành của đơn hàng Foottech 00-01789 được chuyển cho kế toán tiêu thụ làm cơ sở cho việc tính trị giá thành phẩm nhập kho và tính toán giá vốn hàng bán của đơn hàng. Trong tháng 1 đơn hàng Foottech 00-01748 cũng đã hoàn thành kế toán chi phí mở thẻ tính giá thành cho đơn hàng đơn hàng Foottech 00-01748, chi phí phát sinh trong tháng 1 của đơn hàng gồm: . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 239.525.844 đ Trong đó: Vật liệu chính : 232.033.764 đ Vật liệu phụ : 7.492.080 đ . Chi phí nhân công trực tiếp : 31.575.000 đ Trong đó: Tiền lương : 28.191.972 đ Các khoản trích theo lương : 3.383.028 đ . Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn hàng trong tháng 1 là: 23.933.850 đ. Vậy tổng cộng chi phí phát sinh cho đơn hàng Foottech 00-01748 trong tháng 1 là : 295.034.694 đ và giá thành đơn vị 1 đôi giầy là : 295.034.964 đ / 12.084 đôi = 24.415 đ/đôi. Lúc này thẻ tính giá thành của đơn hàng có dạng: Thẻ tính giá thành Đơn hàng : Foottech 00-01748 Kiểu giấy: Supergar Số lượng : 12.084 đôi ( sản xuất trong tháng 1 và đã hoàn thành ) Đơn vị tính: đ Tháng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC phân bổ Tổng cộng NVLC NVLP Lương Các khoản trích 1/2001 232.033.764 7.492.080 28.191.972 3.383.028 23.933.850 295.034.694 Tổng chi phí đơn hàng 295.034.694 Giá thành một đôi giầy 24.415 Cũng giống như đơn hàng Foottech 00-01789, thẻ tính giá thành của đơn hàng Foottech 00-01748 được chuyển cho kế toán tiêu thụ để làm cơ sở cho việc tính toán giá trị thành phẩm nhập kho, giá vốn hàng bán. Cùng với 2 đơn hàng trên trong tháng 1 đơn hàng FT - 10135 đã hoàn thành, đến cuối tháng kế toán chi phí tính tổng chi phí sản xuất của đơn hàng và giá thành sản phẩm cho đơn hàng, các chi phí phát sinh cho đơn hàng này bao gồm: . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 279.038.470 đ Trong đó: Vật liệu chính : 272.291.040 đ Vật liệu phụ : 6.747.430 đ . Chi phí nhân công trực tiếp : 33.093.960đ Trong đó: Tiền lương : 29.548.176 đ Các khoản trích theo lương : 3.545.784 đ . Chi phí sản xuất chung phân bổ : 25.085.221 đ Vậy tổng cộng chi phí phát sinh trong tháng 1 cho đơn hàng FT - 10135 là :337.217.651 đ và giá thành đơn vị 1 đôi giầy là : 337.217.651 đ / 9.996 đôi = 33.734 đ/đôi giầy. Ta có thẻ tính giá thành của đơn hàng như sau: Thẻ tính giá thành Đơn hàng : FT - 10135 Kiểu giấy: Supergar đế cao Số lượng : 9.996 đôi ( sản xuất trong tháng 1 và đã hoàn thành ) Đơn vị tính: đ Tháng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC phân bổ Tổng cộng NVLC NVLP Lương Các khoản trích 1/2001 272.291.040 6.747.4310 29.548.176 3.545.784 25.085.221 337.217.651 Tổng chi phí đơn hàng 337.217.651 Giá thành một đôi giầy 33.734 Thẻ tính giá của đơn hàng này sẽ được kế toán tiêu thụ dùng để tính giá trị thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán. Trong tháng 1 này có 2 đơn hàng chưa hoàn thành đó là đơn hàng Foottech - 00-01790 và FT - 10171. Căn cứ thẻ tính giá của 2 đơn hàng ta xác định được chi phí phát sinh trong tháng của 2 đơn hàng này, cụ thể: Đơn hàng Foottech- 00-01790, chi phí phát sinh trong tháng bao gồm: . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 324.917.093 đ Trong đó: Vật liệu chính : 304.922.093 đ Vật liệu phụ : 19.995.000 đ . Chi phí nhân công trực tiếp : 52.246.130 đ Trong đó: Tiền lương : 45.976.595 đ Các khoản trích theo lương : 6.269.535 đ . Chi phí sản xuất chung phân bổ : 39.620.566 đ Vậy tổng chi phí phát sinh cho đơn hàng Foottech-00-01790 là : 416.765.789 đ . Do đơn hàng này chưa hoàn thành nên kế toán chi phí chưa thể xác định tổng chi phí cho cả đơn hàng và giá thành cho từng đôi giầy mà phải đợi sang tháng tiếp theo khi đơn hàng đã hoàn thành. Lúc này thẻ tính giá Thẻ tính giá thành Đơn hàng : Foottech 00-01790 Kiểu giấy: Supergar Số lượng : 26.660 đôi ( sản xuất trong tháng 1 và chưa hoàn thành ) Đơn vị tính: VND Tháng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC phân bổ Tổng cộng NVLC NVLP Lương Các khoản trích 1/2001 304.922.093 19.995.000 45.976.595 6.269.535 39.602.566 416.765.789 Tổng chi phí đơn hàng Giá thành một đôi giầy Còn đối với đơn hàng FT - 10171 các chi phí sản phẩm bao gồm: . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 119.772.982 đ Trong đó: Vật liệu chính : 111.869.092 đ Vật liệu phụ : 7.903.890 đ . Chi phí nhân công trực tiếp : 21.973.920 đ Trong đó: Tiền lương : 19.337.070 đ Các khoản trích theo lương : 2.636.880 đ . Chi phí sản xuất chung phân bổ : 16.656.254 đ Vậy tổng cộng chi phí phát sinh cho đơn hàng FT - 10171 trong tháng 1 là : 158.403.186 đ. Giống như đơn hàng Foottech - 00-01790, đơn hàng FT 10171 cũng chưa thể tính giá thành cho từng đôi giầy do đó kế toán chi phí phải đợi cho đến khi đơn hàng sản xuất hoàn thành. Ta có thẻ tính giá thành của đơn hàng FT 10171: Thẻ tính giá thành Đơn hàng : FT - 10171 Kiểu giấy: Vêma Số lượng : 12.012 đôi ( sản xuất trong tháng 1 và chưa hoàn thành ) Đơn vị tính: đ Tháng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC phân bổ Tổng cộng NVLC NVLP Lương Các khoản trích 1/2001 11.869.092 7.903.890 19.337.070 2.636.880 16.656.254 158.403.186 Tổng chi phí đơn hàng Giá thành một đôi giầy Cuối tháng 1 thẻ tính giá của 2 đơn hàng chưa hoàn thành vẫn được giữ lại để theo dõi chi phí phát sinh trong tháng sau, ta có các chi phí sản xuất dở dang vào cuối tháng 1 của 2 đơn giá Foottech - 00 - 01790 và FT - 10171 là: 416.765.789 đ + 158.403.186 đ = 575.168.975 đ Ngoài 2 đơn hàng này còn một số đơn hàng khác chưa hoàn thành cũng được cộng dồn, và đây chính là số dư TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " vào cuối tháng 1 ( đầu tháng 2 ) của công ty Đánh giá sản phẩm dở dang. Tại công ty giầy Thăng Long các chi phí phát sinh đều được tập hợp và phân bổ vào cuối tháng cho các đơn hàng đã sản xuất trong tháng nhưng chưa hoàn thành. Trong 5 đơn hàng trên thì 2 đơn hàng Foottech-00-01790 và FT - 10171 chưa hoàn thành nên chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được tập hợp và phân bổ cho 2 đơn hàng sẽ được coi là trị giá sản phẩm dở dang. Sang tháng sau các phân xưởng sản xuất hoàn thành nốt số sản phẩm tháng trước còn làm dở dang. Các chi phí sản xuất từ kỳ trước hay chi phí sản xuất đầu kỳ này sẽ được cộng với chi phí sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành. Một phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được dùng để sản xuất một lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nhưng đối tượng tính giá thành là số lượng sản phẩm hoàn thành, do đó chi phí sản xuất phát sinh cho các sản phẩm dở dang được tách ra khỏi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, việc tính giá trị sản phẩm dở dang là rất khó khăn vì mỗi phương pháp sẽ đem lại 1 kết quả khác nhau. Mặt khác việc tính giá trị sản phẩm dở dang lại ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm. Vì thế đối tượng tập hợp chi phí tại công ty giầy Thăng Long là đơn hàng hay từng lô giầy và ta có thể biết chính xác sẽ sản xuất bao nhiêu đôi giầy, chi phí tập hợp cho lô giầy đó là bao nhiêu. Do đó tập hợp chi phí sản xuất theo đơn hàng sẽ giúp công ty tính được giá thành sản phẩm một cách thuận tiện mà không phải sử dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang. chương 3 Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giầy Thăng Long 3.1. Đánh giá về công tác hạch toán sản phẩm sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. 3.1.1. Những ưu điểm. ở công ty giầy Thăng Long hệ thống kế toán được thực hiện tốt đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho quản lý. Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách chứng từ kế toán khá đầy đủ và phù hợp theo hình thức nhật ký chứng từ đúng với yêu cầu, quy định chung của Bộ Tài chính, tạo được sự phối hợp và mối quan hệ giữa các phần hành trong toàn bộ hệ thống kế toán. Điểm nổi bật của công ty là áp dụng phương pháp tính giá thành theo từng đơn đặt hàng. Với cách áp dụng này cho phép kế toán có thể xác định được những chi phí sẽ phải bỏ ra cho qúa trình sản xuất sản phẩm. Từ đó có các biện pháp điều chỉnh giá thành hợp lý, đồng thời tránh phải thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang một cách thiếu chính xác. Trong công tác trả lương cho cán bộ công nhân viên kế toán sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Đây không chỉ là hình thức gắn thu nhập của người lao động với kết quả họ đạt được,tưang cường ý thức làm việc, ý thức tiết kiệm, ý thức sử dụng máy móc trong vận hành sản xuất sản phẩm mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng. Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, với việc sử dụng hình thức này đã tạo điều kiện cho việc phần công lao động được dễ dàng và lập báo cáo đúng kỳ hạn. 3.1.2. Những tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm của hình thức nhật ký chứng từ, việc sử dụng hình thức này còn có một số hạn chế như: kết cấu số phức tạp, khó vận dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Mặt khác, trong công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty vẫn còn một số điều cần khắc phục như: một số tài khoản đã được quy định theo chế độ kế toán hiện hành nhưng chưa được theo dõi tách biệt như TK 152, việc tính tiền lương theo sản phẩm, thời gian chưa được tính riêng cho từng phân xưởng nên hệ số phân bổ tiền lương còn chưa chính xác, việc tập hợp chi phí sản xuất chung còn chưa chính xác. 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giầy Thăng Long. 3.2.1. Hạch toán theo đúng nội dung của tài khoản. Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì đối với nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và phụ tùng thay thế phải được theo dõi trên TK 152 " Nguyên vật liệu ", sự tách biệt như vậy sẽ tạo điều kiện để theo dõi và quản lý các loại vật tư. Tại công ty giầy Thăng Long vật liệu phụ và chi phí công cụ dụng cụ lại được theo dõi trên TK 153 " Công cụ dụng cụ ". Đối với TK 152 được dùng để theo dõi nguyên vật liệu chính và nhiên liệu nhưng 2 loại này lại không được tách riêng để theo dõi, do đó khi xuất dùng vật liệu phụ kế toán ghi: Nợ TK 621, 627 Có TK 153 Để hạch toán nguyên vật liệu theo đúng nội dung kế toán cần thực hiện theo hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính. Cụ thể, đối với TK 152 được chia làm 3 tiểu khoản: TK 152 ( 1521 ) : Nguyên vật liệu chính TK 152 ( 1522 ) : Nguyên vật liệu phụ TK 152 ( 1523 ) : Nhiên liệu Như vậy, khi xuất vật liệu chính, phụ kế toán ghi: Nợ TK 621, 627 Có TK 152( 1521 ) Có TK 152( 1522 ) Có TK 152( 1523 ) 3.2.2. Hoàn thiện về việc hạch toán một số khoản mục chi phí sản xuất. - Đối với chi phí sản xuất chung Hiện nay công ty tập hợp chi phí sản xuất chung cho các xí nghiệp sản xuất, nếu thực hiện cách này sẽ làm giảm đi tính chính xác của phần chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn hàng. Vì vậy, để tăng thêm tính chính xác cho việc phân bổ chi phí sản xuất cho từng đơn hàng, công ty cần tách riêng chi phí khấu hao tài sản cố định của từng đơn hàng, tách riêng chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trong tháng của từng xí nghiệp. Tại từng xí nghiệp có thể lắp đặt công tơ điện, nước. Việc làm này sẽ giúp các xí nghiệp có ý thức tiết kiệm điện nước hơn và công tác kế toán tính chi phí điện nước cũng đơn giản, chính xác hơn. Vì chỉ căn cứ vào đồng hồ đo điện nước ở mỗi xí nghiệp là biết được chi phí điện nước đưa vào sản xuất là bao nhiêu. Còn đối với những khoản chi phí không thể tách bạch được cho từng xí nghiệp như tiền lương công nhân phân xưởng điện nước chỉ có thể phân bổ chi phí tiền lương này cho từng phân xưởng theo tiêu thức phù hợp. Cuối cùng chi phí sản xuất chung trong mỗi xí nghiệp sẽ được phân bổ cho các đơn hàng sản xuất của xí nghiệp đó. - Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng bao gồm tiền lương theo sản phẩm và tiền lương theo thời gian, đối với tiền lương theo sản phẩm tính trực tiếp cho từng đơn hàng. Còn tiền lương theo thời gian phải phân bổ dựa theo tiêu thức lương sản phẩm của từng đơn hàng. Nhưng tổng tiền lương theo thời gian được tập hợp cho các xí nghiệp sản xuất giầy và xí nghiệp đế cao su và tổng tiền lương theo sản phẩm cũng được tập hợp cho các xí nghiệp này. Tuy nhiên, hệ số phân bổ tiền lương lại được tính cho cả xí nghiệp sản xuất và xí nghiệp đế cao su, điều này chưa được chính xác hoàn toàn. Để khắc phục, công ty cần tập hợp tiền lương theo thời gian của từng xí nghiệp và tiền lương theo sản phẩm của từng xí nghiệp, từ đó sẽ tính ra được hệ số phân bổ tiền lương của từng xí nghiệp. Việc làm này sẽ làm tăng tính chính xác của tổng tiền lương theo thời gian, theo sản phẩm và các khoản trích theo lương. 3.2.3. Tăng cường biện pháp quản lý nguyên vật liệu. Tại công ty giầy Thăng Long nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho các đơn hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 65% đến 70%, do vậy xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ góp phần rất lớn trong việc kiểm soát chi phí. Trong qúa trình sản xuất sản phẩm có phát sinh thêm một số nguyên vật liệu, nhưng vật liệu này đòi hỏi phải được tính toán một cách chính xác và phân bổ kịp thời cho từng xí nghiệp. Tuy nhiên, để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đơn hàng đòi hỏi công ty phải lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán dựa vào các phiếu xuất kho được tập hợp trong tháng nhằm xác định được chỉ tiêu số lượng từng loại nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn hàng. Căn cứ vào các phiếu nhập, số lượng và trị giá tồn đầu kỳ của từng loại nguyên vật liệu, kế toán xác định đơn giá bình quân gia quyền trong tháng của từng loại nguyên vật liệu. Từ đơn giá này và số lượng vật liệu xuất dùng tính được trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn hàng. Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn hàng được tập hợp trên bảng kê xuất dùng nguyên vật liệu theo từng đơn hàng. Vào những tháng cuối năm do nhận được nhiều đơn hàng nên lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho các đơn hàng cũng nhiều và công việc tập hợp nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng cho mỗi đơn hàng là rất nặng tốn nhiều thời gian, công sức, đặc biệt là vào cuối tháng. Đây là khâu tiềm ẩn khả năng xảy ra sai sót và nhầm lẫn. Vì số lượng nghiệp vụ xuất kho phát sinh nhiều nhưng đến cuối kỳ mới chuyển phiếu xuất sẽ vừa thất lạc, vừa hạn chế công tác kiểm tra của kế toán. Tuy nhiên, trong tháng công việc của kế toán nguyên vật liệu lại tương đối ít, chỉ xử lý các phiếu nhập, do đó việc áp dụng kỹ thuật khoa học trong công tác hạch toán kế toán là rất cần thiết để công việc không bị dồn vào cuối tháng. 3.2.4 áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác kế toán. Trong công tác quản lý phải thừa nhận rằng việc áp dụng máy vi tính là rất hữu hiệu, đối với công tác kế toán cũng vậy. Việc sử dụng máy vi tính sẽ làm cho kế toán cập nhật và xử lý số liệu nhanh hơn, chính xác, giảm thiểu được thời gian và công sức của mỗi cán bộ công nhân viên Hiện nay ở phòng Tài vụ của công ty giầy Thăng Long chưa được trang bị hệ thống máy vi tính, các cán bộ vẫn sử dụng hình thức ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này tốn rất nhiều thời gian khi cần đối chiếu, kiểm tra các số liệu của các năm trước và gây ra tình trạng qúa nhiều sổ sách nên phải sử dụng một diện tích đáng kể làm nơi lưu trữ sổ và các báo cáo kế toán. Vì vậy công tác hạch toán kế toán diễn ra vẫn là hoạt động thủ công. Do đó để tiết kiệm lao động kế toán, cung cấp thông tin nhanh đầy đủ chính xác kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý công ty cần phải hiện đại hoá công tác kế toán bằng việc ứng dụng phần mềm kế toán. Khi áp dụng máy vi tính thì đối với kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành số lượng công việc sẽ giảm đi rất nhiều, công việc tính toán giá thành cũng nhanh và đạt hiệu qủa cao. Tuy nhiên, khi tiến hành áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, công ty sẽ gặp phải một số khó khăn như: vốn để đầu tư trang bị kỹ thuật, đào tạo nhân viên kế toán có trình độ về tin học. Song để hướng tới một tương lai với nhiều kết quả khả quan, chắc chắn công ty giầy Thăng Long sẽ từng bước khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện đại hoá công tác kế toán, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Kết Luận Qua thời gian thực tập tại công ty giầy Thăng Long em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đạt được những yêu cầu của công ty đề ra. Để thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu lực, kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty đang từng bước cải tiến và hoàn thiện dần. Để phát huy và hoàn thiện hơn nữa vai trò của mình, công ty giầy Thăng Long cần tìm và áp dụng những biện pháp mới ở một số khâu kế toán còn chưa mạnh. Nếu làm được như vậy bộ máy kế toán của công ty sẽ đạt được hiệu quả trong qúa trình hình thành và phát triển công ty. Do trình độ còn hạn hẹp, thời gian thực tập chưa nhiều chắc chắn bài luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất đinh. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các cán bộ phòng Tài vụ của công ty để có thêm sự hiểu biết về lĩnh vực " Chi phí sản xuất và tính sản phẩm " Tài liệu tham khảo 1. Quản trị Tài chính doanh nghiệp Trường ĐHTC-KT - Nhà xuất bản Tài chính , năm 1999 2. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT PTS . Nguyễn văn Công - ĐH KTQD 3. Lý thuyết hạch toán kế toán PTS . Nguyễn thị Đông - ĐH KTQD - khoa kế toán NXB GD 4. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại Phạm Quang - NXB TC - HN 4/1999 5. Chế độ chứng từ và sổ kế toán 6. Phân tích hoạt động kinh doanh Phạm văn Dược - Đặng kim Cương - NXB Thống kê ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0532.doc