Lời nói đầu
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có quản lý, trong đó hạch toán kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nhất, không thể thiếu được trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính ở các đơn vị, cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế là sự tự trang trải chi phí và tìm cách thu lợi nhuận. Vậy làm thế nào để tính được chi phí và xác định kết quả kinh doanh? Điều này chỉ có thể thực hiện được khi hạch toán
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư - Xây Lắp - Thương Mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính xác chi phí và tính được giá thành sản phẩm. Do đó vấn đề hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở nên một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập ở công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:
"Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư - Xây Lắp - Thương Mại Hà Nội"
Chuyên đề của em bao gồm những mục chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội.
Mặc dù trong quá trình thực tập, em đã tìm hiểu lý luận và thực tế, để hoàn thành đề tài của mình em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn :Thạc Sĩ Vũ Kim Dũng và các cô chú trong phòng : Tổ chức hành chính, cũng như các phòng khác của Công ty, nhưng do trình độ còn hạn chế nên trong chuyên đề còn nhiều thiếu sót.
Em rất mong muốn được chỉ bảo để nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Hữu Tuân
Chương I
Cơ sở lý luận
về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
I.ý NGHĩA Và TầM QUAN TRONG CủA VIệC TậP HợP CHI PHí KINH DOANH Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM.
1.ý nghĩa.
Các khái niệm cơ bản.
1.1.1.Khái niệm chi phí.
Trong từ điển kinh tế, người ta đã định nghĩa:”mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của một xí nghiệp được gọi là chi phí”. Hay còn có thể khái khái niệm rõ ràng hơn, chẳng hạn như:”chi phí là một khái niệm của kế toán. Có chi phí giới hạn trong xí nghiệp, gắn với các mục tiêu của xí nghiệp và chi phí ngoài xí nghiệp, có cơ sở ở các hoạt động khác hoặc các nguyên nhân khác.
1.1.2.Khái niệm chi tiêu.
Kosiol, Schuls, Schweitzer, Weber cho rằng chi tiêu là lượng tiền một
doanh nghiệp đã trả cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức nào đó. Với ý nghĩa đó chi tiêu là sự giảm tiền thanh toán, giảm tiền séc ở ngân hàng, bưu điện, tăng nợ ở các hình thức nợ, vay ngắn hạn, thay đổi nợ, giảm tiền khách nợ.
1.1.3.Khái niệm về chi phí tài chính.
Chi phí tài chính là sự giảm tài sản ròng, là hao phí của một thời kỳ tính toán được tập hợp ở kế toán tài chính. Như vậy chi phí tài chính là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở bộ phận kế toán tài chính.
1.1.4.Khái niệm chi phí kinh doanh.
Hummel định nghĩa:Chi phí kinh doanh là sự hao phí vật phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả và đánh gía được. Theo Woehe thì: Chi phí kinh doanh là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm và dịch vụ để sản xuất để tiêu thụ sản phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần thiết để duy trì năng lực và tiêu thụ sản phẩm đó.Dù quan niệm như thế nào thì chi chí kinh doanh cũng mang ba đặc trưng bắt buộc:
Phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ.
Sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải gắn liền vói kết quả.
Những vật phẩm và dịch vụ hao phí phải được đánh giá.
Chi phí kinh doanh là một phạm trù gắn liền vói chi phí tài chính và chỉ xuátt hiện ở tính chi phí kinh doanh.
1.1.5.Quan hệ giữa chi phí tài chính và chi phí kinh doanh
Tổng chi phí tài chính của một thời kỳ
Chi phí tài chính của thời kỳ ở các lĩnh vực hoạt động phụ
Chi phí tài chính xí nghiệp của thời kỳ
Chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính
Chi phí tài chính xí nghiệp có tính chất dặc biệt
Chi phí tài chính khác ( ví dụ : khấu hao có tính chất tài chính)
Chi phí tài chính của thời kỳ bằng chi phí quản trị của kỳ
Chi phí kinh doanh khác ( ví dụ: Khấu hao có tính chất quản trị)
Chi phí kinh doanh bổ sung(ví dụ: Tiền công của chủ doanh nghiệp)
Khôngbình thường
Ngoài kỳ tính toán
Chi phí tài chính trung tính của kỳ
Toàn bộ chi phí kinh doanh của kỳ
Bảng: Quan hệ giữa chi phí tài chính và chi phí kinh doanh.
1.2. ý nghĩa.
1.2.1.Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế :
Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ( các cơ quan chủ quản, thuế quan, tài chính, thanh tra,...), các cơ quan ngiên cứu, thông tấn báo chí, các chủ cở hữu, các chủ nợ, công nhân viên chức doanh nghiệp,... được gọi là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Các đối tượng này đều đứng ngoài quá trình kinh doanh, cần có các thông tin nhằm mục đích kiểm tra, kiểm soát và dánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Để đảm bảo tính kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh nghiệp thì cả nội dung và phương pháp tính đều phải thống nhất theo quy định của Nhà nước.
1.2.2.Bản thân bộ máy quản trị doanh nghiệp :
Bộ máy quản trị doanh nghiệp cần có các thống tin bên trong cần thiết như là một trong những cơ sở quan trọng để ra quyết định sản xuất kinh doanh từ dài hạn, đến trung hạn và ngắn hạn. Muốn vậy thông tin cấp cho bộ máy quản trị phải cụ thể và liên tục. Đối tượng này được quan niệm là dối tượng bên trong của doanh nghiệp.
Hai đối tượng khác nhau, đứng ở hai góc độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau này tất phải có nhu cầu về thông tin không giống nhau từ phạm vi phản ánh, nội dung, thời gian cung cấp, chất lượng của thông tin,... Đây chính là điều kiện cần – tức là yêu cầu khách quan phải hình thành hai hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho hai đối tượng khác nhau là đói tượng bên ngoài và đối tượng bên trong doanh nghiệp.
Điều kiện đủ là là sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh. Khi khoa học quản trị chưa phát triển thì các doanh nghiệp dù hoạt động trong cơ chế kinh tế nào cũng chỉ tồn tại một hệ thống kế toán truyền thống duy nhất, thống nhất là kế toán tài chính.
2.Tầm quan trọng.
2.1.Tạo cơ sở cần thiết ra quyết định kinh doanh.
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy quản trị là phải ra các quyết định phù hợp với các điều kiện môi trường. Đó là các quyết định rất đa dạng từ dài hạn đến trung hạn, ngắn hạn và các quyết định điều hành hoạt động hàng ngày. Muốn vậy quản trị chi phí kinh doanh phải được tổ chức để cung cấp các tài liệu phù hợp với yêu câù cho việc ra từng loại quyết định khác nhau.
Phải dựa trên cơ sở nhu cầu cụ thể về thông tin cho các loại quyết định khác nhau mà tổ chức tính toán và cung cấp các số liệu về chi phí kinh doanh phù hợp. Để hoàn thành việc cung cấp các thông tin cần thiết làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh, tính chi phí kinh doanh không chỉ phải được tiến hành không chỉ ở giác độ tính toán các số liệu thực tế đã phát sinh trong quá khứ và hiện tại mà quan trọng hơn là phải phân tích tính toán để tính toán nó trên giác độ kế hoạch.
2.2.Cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng và đánh giá chính sách giá cả.
Thứ nhất, với nhiệm vụ hoạch định và đánh giá chính sách giá cả.
Nhiệm vụ này tuỳ thuộc vào cơ chế kinh tế cụ thể. Khoa học quản trị kinh doanh càng phát triển, các nhà quản trị càng thống nhất cho rằng trong nền kinh tế thị trường biểu hiện rõ ràng nhất là tính chi phí kinh doanh phải tạo lật thông tin làm cơ sở cho việc xác định giới hạn dưới của giá cả.Thông tin chi phí kinh doanh cho biết trong các điều kiện thị trường xác định mức giá cả tối thiểu là bao nhiêu nếu doanh nghiệp không bị lỗ vốn hay với thông tin của tính chi phí kinh doanh người ta không xác định mức giá cả co thể đạt mà xác định giá cả tối thiểu cần đạt hoặc kiểm tra xem liệu giá cả đã đưa ra ở một đơn hành nào đó có chấp nhận được không .
Thứ hai, nhiệm vụ xác định giới hạn trên của giá mua vào.
Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chính sách giá cả sản phẩm hàng hóa bán ra mà càn phải có chính sách mua hàng sao cho giảm thiểu chi phí kinh doanh khi sử dụng các yếu tố đầu vào. Vì vậy, tính chi phí kinh doanh phải cung cấp các thông tin cần thiết để đưa ra chính sách giá mua đoói với nguyên vật liệu.Chính sách giá mua nguyên vật liệu luôn phải gắn với chính sách giá cả sản phẩm bán ra và đều phải có thông tin về chi phí kinh doanh.
Thứ ba, xác định giá tính toán đói với các bán thành phẩm, sản phẩm dở dang và công cụ tự chế.
Trong sản xuất hoạt động trao đổi kết quả của các bộ phận khác nhau cho nhau: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm là chủ yếu. Các kết quả trao đổi giữa các bộ phận này phải được dánh giá để làm cơ sở đánh giá kết quả, xác định trách nhiệm các bộ phận, kế hoạch hoá sản xuất cũng như phục vụ cho các bước tính toán tiếp theo. Việc cung cấp thông tin về chi phí kinh doanh sản xuất sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ,các cônh cụ tự chế còn là cơ sở để lựa chọn quyết định tự sản xuất hay mua ngoài đôi với một số bộ phận, chi tiết sản phẩm hay công cụ, đồ gá lắp phục vụ sản xuất,...
Để đánh giá và xác định giá tính toán đối với sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và công cụ tự chế sẽ phải triển khai cả theo hai hướng: tính chi phí kinh doanh theo loại và theo điểm.
2.3.Kiểm tra tính hiệu quả.
Kiểm tra là một chức năng cơ bản của hoạt động quản trị. Nhiếu nhà quản trị cho rằng thiếu kiểm tra coi như không quản trị. Song cần phải nhấn mạnh: nếu chỉ kiểm tra chung chung, thiếu tính cụ thể; nếu không gắn được kết quả kiểm tra với chế độ trách nhiệm cá nhân thì hoạt độnh kiểm tra mới chỉ có tính chất hình thức chứ chưa có ý nghĩa!
Doanh nghiệp càng lớn và phức tạp bao nhiêu thì càng cần thiết phải kiểm tra tính hiệu quả không chỉ của toàn bộ quá trình sản xuất mà phải của từng bộ phận cụ thể trên dây truyền sản xuất bấy nhiêu. Tính cần thiếtcủa việc kiểm tra này không chỉ ở lĩnh vực sản xuất mà ở cả lĩnh vực khác như: mua hàng, bán hàng, quản trị và các chức năng hoạt động khác.
Tài liệu tham khảo:
GS. TS Ngô Đình Giao (chủ biên ) : Quản trị kinh doanh tổng hợp các doanh nghiệp
II. Tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Tính chi phí kinh doanh theo loại.
1.1.Phân loại chi phí kinh doanh.
1.1.1.Chí phí kinh doanh sử dụng lao động.
Chi phí kinh doanh sử dụng lao động bao gôm mọi chi phí kinh doanh liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sử dụng lao động. Đó là chi phí kinh doanh gắn với công việc tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, trả lương trả thưởng cho người lao động, trả bảo hiểm các loại theo luật định, chi phí kinh doanh cho nhà ăn, nhà trẻ, thể thao, quà tặng trong các dịp lễ hội, chi phí kinh doanh sa thải lao động,...
1.1.2.Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu.
Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ hao phí các loại nguyên vật liệu, vật liệu, nhiên liệu, và các năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.3.Chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chinh.
Thứ nhất, chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định là các tài sản có giá trị lớn và sử dụng lâu bền.Hiện nay nước ta quy định những tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Qúa trình sử dụng tài sản cố định hao mòn dần theo thời gian. Tính toán để bù đắp quá trình giảm dần giá trị hao mòn đó được gọi là khấu hao. Chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định là chi phí kinh doanh dược tính toán phù hợp với thực tế sử dụng tài sản cố định và chỉ được tập hợp trong tính chi phi kinh doanh.
Thứ hai, tiền trả lãi vốn sản xuất kinh doanh. Tính chất tiền đẻ ra tiền đòi hỏi phải tra vốn cho mọi nguốn vốn không phân biệt nguồn vôn.Vì vậy, việc tính lãi cho toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh cần thiết trong tính chi phí kinh doanh là hoàn toàn hiển nhiên.
Thứ ba, thiệt hại rủi ro bất trắc. Trong kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rui ro, bất trắc gây ra những thiêt hại nhất định. Trong đó các rủi ro, bất trắc chung là các rủi ro xảy ra ở phạm vi lớn gây ra các thiệt hại nặng lề như : lũ lụt, hạn hán,... Do các thiệt hại này được bù đắp băng lợi nhuận nên nó không mang bản chất của chi phí và không phải là chi phí kinh doanh.
Các thiệt hại rủi ro đơn lẻ thường diễn ra ở quy mô nhỏ, phạm vi hẹp cà do chủ quan gây ra, gắn với trách nhiệm cá nhân và có thể dự báo trước được. Có thể xẩy ra một trong hai trường hợp sau :
Một là, nếu doanh nghiệp mua bảo hiểm thì khoản tiền mua bảo hiểm sẽ thuộc chi phí kinh doanh dịch vụ thuê ngoài.
Hai là nếu doanh ngiẹp không mua bao hiểm thì khi sảy ra thiệt hại sẽ thuộc loại chi phí kinh doanh thiệt hại, rủi ro.
Ngoài ra, còn một số chi phí kinh doanh cũng được kể vào loại này như chi phí kinh doanh thuê mượn tài sản, tiền công của chủ doanh nghiệp nhỏ.
1.1.4.Chi phí kinh doanh dịch vụ thuê ngoài và các khoản phải nộp.
Chi phí kinh doanh dịch vụ thuê ngoài gồm mọi chi phí kinh doanh cho các dịchvụ thuê ngoài : sửa chữa tài sản, điện thoại, bưu chính, vệ sinh môi trường,...
Chi phí kinh doanh các khoản phải nộp gồm các khoản thuế cũng như các khoản đóng góp cho các cơ quan quản lý cấp trên.
1.2.Phương pháp tập hợp từng loại chi phí kinh doanh.
1.2.1.Tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng lao động.
Thứ nhất, tập hợp tiền lương, tiền thưởng và các khoản bảo hiểm theo luật định.
Tiền lương, tiền thưởng được tập hợp từ bảng phân phối tiền thưởng. Việc tập hợp bộ phận tiền lương được thực hiện tuỳ theo hình thức trả lương cụ thể: nếu trả lương theo thời gian sẽ tập hợp lương theo thời gian căn cứ vào bảng chấm công.Nếu trả lương sản phẩm sẽ căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩmhoặc công việc hoàn thành hoặc công việc giao khoán để thanh toán lương sản phẩm phù hợp với mức độ hoàn thành công việc của từng bộ phận cá nhân đã tập hợp.
Tiền thưởng có tính chất lương luôn được theo dõi trong bảng lương và được tập hợp bình thường; thanh toán tiền thưởng còn dựa vào bảng thanh toán tiền thưởng. Ngoài ra nếu tổ chức làm thêm giờ, việc tập hợp tiền lương làm thêm giờ phải căn cứ vào phiếu báo làm thêm giờ.
Bộ phận tiền lương trả cho thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm có đặc trưng cơ bản là không gắn với kết quả tạo ra và không diễn ra đều đặn trong năm. Vì vậy, để đơn giản có thể sử dụnh phương pháp ước tính bình quân theo số kế hoạch cho 11 tháng đầu và phân bổ toàn bộ phần thực tế còn lại cho tháng 12:
Nếu có QTLKH/năm - Quỹ lương trả cho nghỉ phép, lễ ốm đau kế hoạch năm.
QTLTT/năm - Quỹ lương trả cho nghỉ phép, lễ, ốm đau thực tế cả năm.
QTLTT/tháng - Quỹ lương trả cho nghỉ phép, lễ, ốm đau thực tế hàng tháng sẽ xác định được tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm đau hàng tháng :
*Tính bình quân mỗi tháng trong 11 tháng đầu trong năm là:
QTLTT/tháng = (QTLKH/năm)/12.
*Tính lương cho nghỉ phép, nghỉ lễ,... của tháng 12 sẽ là:
QTLTT/tháng = QTLTT/năm - QTLTT/tháng
Bảo hiểm xã hội la khoản tiền phải nộp hàng tháng theo luật định. Hiện nay bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Mức đóng BHXH bằng 20% tổnh quỹ tiền lương.
Chi phí kinh doanh BHXH tháng bằng 20%tổng quỹ lương tháng.Chi phí kinh doanh bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
Thứ hai, tập hợp các khoản khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sử dụng lao động được thực hiện theo chứng từ ghi chép ban đầu:
Chi phí kinh doanh cho hoạt động của nhà ăn, nhà trẻ, câu lạc bộ, thư viện,...
Chi phí kinh doanh cho việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động ở cả phạm vi bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Chi phí kinh doanh trực tiếp cho quà tặng sinh nhật, lễ kỷ niệm,...
Khi tập hợp chi phí kinh doanh về sử dụng lao động cần tách biệt giữa hai loại trực tiếp và gián tiếp.
1.2.2.Tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu.
Tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật phải thực hiện tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu ở hai bước tách biệt:
Bước một, tập hợp số lượng nguyên vật liệu hao phí mỗi loại.
Phương pháp thứ nhất, ghi chép liên tục.
Dựa vào các chứng từ nhập, xuất hàng ngày để xác định số lượng nguyên vật liệu hao phí mỗi loại.
Muốn vậy phải chú ý thiết kế hệ thống chứng từ xuất kho nội bộ khoa học, chứa đựng đày đủ các thông tin cần thiết. Các thông tin cần phải phản ánh bao gồm :ngày, tháng, loại nguyên vật liệu, số lượng nguyên vật liệu, đối tượng sử dụng nguyên vật liệu.
Dựa vào các chứng từ xuất kho, cuối mỗi kỳ tính toán sẽ tập hợp được số lượng nguyên vật liệu mỗi loại có phân biệt giữa gắn trực tiếp với gắn gián tiếp với việc chế biến các đối tượng cụ thể.
Phương pháp thứ hai, kiểm kê.
Theo phương pháp này việc tập hợp số lượng nguyên vật liệu hao phí mỗi loại dựa vào số liệu đầu kỳ, nhập trong kỳ và kiểm kê cuối kỳ theo công thức:
=+-
Trong đó:
- lượng tiêu dùng loại nguyên vật liệu i theo dơn vị tính thích hợp.
: lượng loại nguyên vạt liệu i có ở đầu kỳ theo tài liệu kiểm kê.
: lượng nguyên vật liệu i tăng trong kỳ theo tài liệu thống kê.
: lượng nguyên vật liệu i còn trong kho cuối kỳ.
Phương pháp thứ ba, tính ngược quy trình sản xuất.
Phương pháp này đòi hỏi phải tập hợp số lượng nguyên vật liêu hao phí mỗi loại từ bước công việc cuối cùng đến bước công việc đầu tiên. Nó không cho phép tính số lượng hao phí thực tế mà phải ước lượng theo định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tại mỗi bước công việc:
=.
Trong đó:
: Số lượng loại sản phẩm j được sản xuất từ nguyên liệu i.
: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu i để sản xuất một đơn vị sản phẩm j.
Sau đó, tập hợp theo từng loại nguyên vật liệu từ bước công việc đầu tiên đến bước công việc cuối cùng.
Bước hai, đánh giá giá trị nguyên vật liệu hao phí.
Đánh giá giá trị nguyên vật liệu hao phí phải theo nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật. Muốn vậy, có thể sử dụng giá mua vào, giá mua lại, giá cập nhật và giá tính toán để đánh gia.
Đơn giản nhất là sử dụng giá cả tính toán. Nếu giá cả tính toán đã được cân nhắc cẩn thận trên có sở chú ý đến các nhân tố xảy ra trong tương lai thì sẽ khá sát hợp với thực tế sẽ diễn ra. Sử dụng giá này có lợi thế rất lớn là loại bỏ được việc lựa chọn thời điểm dánh giá quá cụ thể, làm giảm
khối lượng tính toán và đã loại bỏ được các yếu tố ngẫu nhiên khỏi yếu tố giá cả. Đánh giá được tiến hành riêng cho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp và gián tiếp theo công thức:
=.
Trong đó:
: CPKD loại nguyên vật liệu i.
: Lượng tiêu dùng loại nguyên vật liệu i.
: Đơn giá nguyên vật liệu i được sử dụng để đánh giá.
1.2.3. Tập hợp chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính.
Thứ nhất, tập hợp chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định.
Phương pháp thứ nhất, khấu hao bậc nhất.
Đây là phương pháp đơn giản, đã quen thuộc trong hạch toán giá thành. Nguyên tắc là tính mức khấu hao đều nhau cho các thời kỳ trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Từ đó có:
Trong đó :
CPKDKH năm : chi phí kinh doanh khấu hao hàng năm
Gtscd : Giá trị tài sản cố định theo gía mua lại
CPKDTL : Chi phí kinh doanh thanh lý
GTH : Giá trị thu hồi sau thanh lý
n : Số năm sử dụng theo kế hoạch
với CPKDKHtháng chi phí kinh doanh khấu hao hàng tháng
Phương pháp thứ hai; khấu hao giảm dần.
Nguyên lý của phương pháp này là tính mức khấu hao ở thời kỳ đầu sử dụng cao nhất sau đó giảm dàn theo thời gian sử dụng cho đến khi đào thải thiết bị:
Cách thứ nhất, giữ tỷ lệ khấu hao không đổi.
Xác định tỷ lệ khấu hao theo công thức:
Trong đó:
p : tỷ lệ khấu hao hàng năm(%).
n : số năm sử dụng thiết bị theo kế hoạch.
Từ đó xác định chi phí kinh doanh hàng năm theo công thức:
Trong đó :
GKH-nắm : Gía trị tài sản cố định khấu hao hàng năm.
Cách thứ hai, giữ giá trị tính khấu hao năm không đổi:
Gía trị tài sản cố định là cơ sở tính khấu hao hàng năm:
Trong đó : N= 1+2+3+4+...+n
Trong đó : GTSCD- giá trị tài sản thiết bị cần tính khấu hao theo giá mua lại.
GKH năm : giá trị tài sản thiết bị cần tính khấu hao hàng năm.
N : tổng dãy liên tiếp số năm sử dụng tài sản thiết bị.
n : số năm sử dụng tài sản thiết bị theo kế hoạch.
Xác định chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định hàng năm:
Với : TCLsố năm sử dụng còn lại kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng tài sản.
Phương pháp thứ ba, khấu hao theo kết quả thực tế.
Có một số tài sản mà khi sử dụng có thể điều chỉnh khả năng hoạt động của chúng ở cả hai khía cạnh : tạo ra tốc độ hoạt động rất khác nhau và tốc dộ đảm nhiệm công việc cũng rất khác nhau. Các tài sản loại này có tốc độ hao mòn phụ thuộc chủ yếu vào kêt quả hoạt động mà nó đạt được:
Có thể xác định chi phí kinh doanh theo công thức sau:
Với :
KTSCD-Toàn bộ kết quả tài sản cố định ước tính được.
KKH- Kết quả ước tính đạt được của ky khấu hao.
Thứ hai, tập hợp tiền trả lãi vốn sản xuất kinh doanh
Tính tiền trả lãi cho vốn cố định theo phương pháp trung bình.
Trong đó :
TTL- Số tiền lãi phải trả hàng năm.
LS- Lãi suất được xác dịnh từ lãi suất ngân hàng của kỳ tính toán.
GTB-Gía trị trung bình của vốn.
GDK-Gía trị vốn có ở đầu kỳ.
GCK- Gía trị vốn có ở CUốI Kỳ.
Tính tiền trả lãi của vốn cố định theo giá trị còn lại của vốn.
Trong đó :
TTL-Tiền lãi phải trả cho việc sử dụng vốn cố định của năm tính toán ;
LS- Lãi suất được tính dựa vào lãi xuất ngân hàng của kỳ tính toán ;
GCL-Gía trị còn lại của vốn cố định được xác định ở đầu kỳ tính toán.
Vì vốn lưu dộng cần thiết được sử dụng có tính chất ngắn hạn nên tốt nhất là áp dụng phương pháp trung bình để xác định tiền phải trả lãi:
Tập hợp chi phí kinh doanh thiệt hại, rủi ro.
Phải căn cứ vào các chứng từ, biên bản kiểm tra, kiểm kê, đánh giá các thiệt hại, rỉ ro gắn trực tiếp với từng điểm gây ra để tập hợp các thiệt hại rủi ro đó.
1.2.4.Tập hợp chi phí kinh doanh dịch vụ thuê ngoài và các khoản nộp.
Tập hợp chi phí kinh doanh loại này dựa trên các cơ sở các hợp đồng, các hoá đơn chứng từ thanh toán. Khi tập hợp cần chú ý đến tính không đồng bộ giữa thời hạn hoàn thành dịch vụ theo hợp đồng và thời hạn phải tập hợp. Trong các trường hợp thời hạn tính toán quá ngắn phải tìm cách phân bổ thao các tiêu thức thích hợp để tập hợp chi phí kinh doanh một cách chính xác.
Trên cơ sở số liệu tập hợp hoặc dự kiến hàng năm phải ước tính cho từng khoảng thời gian ngắn theo con số bình quân về thời gian, hoặc theo sản lượng thực tế đạt được ở từng tháng.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp.
1.3.1.Loại chi phí kinh doanh.
Loại chi phí kinh doanh là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc tính toán chi phí kinh doanh trong các doanh nghiêp. Trong một doanh nghiệp, càng nhiều loại chi phí kinh doanh thì càng khó khăn trong việc tính toán chi phí và nó có thể là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.3.2.Quy mô của công ty.
ở việt nam hiện nay, đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt dộng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, quy mô của doanh nghiệp là lớn, vừa hay nhỏ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tính chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn, các lĩnh vực hoạt động của công ty càng nhiều thi ciệc tập hợp chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp càng phức tạp.
1.4.Các biện pháp giải quyết.
1.4.1.Phân loại chi phí kinh doanh.
Việc phân loại chi phí kinh doanh đêr tính toán và sau đó tập hợp chi phí kinh doanh theo loại là rật quan trong. Có rất nhiều cách phân loại chi phí kinh doanh, các loại chi phí kinh doanh chủ yếu là:
Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí bất thường
Theo yếu tố chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( Trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương phải trả cho nhân công.
- Chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương và phụ cấp lương phải trả cho nhân công.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở các bộ phận tính cho từng thời kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ ( Trợ cấp thôi việc, các khoản dự phòng...).
Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm\
Chi phí nguyên vật liệu trực
Chi phí nhân công trực
Chi phí sản xuất chung
Theo chức năng chi phí trong sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản
Chi phí tiêu thụ sản
Chi phí thực hiện chức năng quản lý: chi phí quản lý kinh doanh, hành chính, chi phí cho hoạt động doanh nghiệp.
Theo cách thức kết chuyển chi phí
- Chi phí sản xuất gồm các chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào để bán lại
- Chi phí thời kỳ gồm những khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán.
Theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ so với công việc hoàn thành
Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành nhưng nếu tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi
Một số cách phân loại khác:
Theo quan hệ với quá trình sản xuất: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Theo khả năng kiểm soát: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
- Chi phí chênh lệch là chi phí có được do đem so sánh các phương án kinh doanh, trong trường hợp ở phương án này nhưng chỉ có một phần hay không có ở phương án khác.
- Chi phí cơ hội là khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án kinh doanh này để thay thế một phương án kinh doanh khác.
- Ngoài ra, trong quản trị hoạt động doanh nghiệp, người ta còn phân ra các chi phí thích đáng và không thích đáng, chi phí chìm...
2. Tính giá thành sản phẩm.
2.1. Các loại giá thành sản phẩm.
2.1.1. Căn cứ vào số liệu để tính toán giá thành
Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở
gía thành thực tế của năm trước và các định mức kinh tế-kỹ thuật của ngành,các chi phí được Nhà nước cho phép. Nó được lập ra trên cơ sở hao phí vật chất và giá cả kế hoạch kỳ kinh doanh.
Giá thành định mức mang đặc trưng của giá thành kế hoạch,nhưng được xác định không phải trên cơ sở mức kế hoạch cho cả kỳ kinh doanh mà trên cơ sở mức hiện hành cho từng giai đoạn trong cả kỳ kinh doanh.
Giá thành thực tế được xác định thường vào cuối kỳ kinh doanh.Nó cũng bao gồm toàn bộ chi phí gắn liền với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,nhưng được lập ra trên cơ sở quy mô và giá cả thực tế của chi phí đã phát sinh ,kể cả chi phí do khuyết điểm chủ quan của doanh nghiệp gây ra.
2.1.2. Theo phạm vi tính toán và phát sinh chi phí:
Gía thành phân xưởng bao gồm tất cả những chi phí trực tiếp,chi phí quản lý phân xưởng và chi phí sử dụng máy móc thiết bị.
Giá thành công xưởng bao gồm giá thành phân xưởng và chi phí quả lý doanh nghiệp
Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và chi phí tiêu thụ.
2.2. Những vấn đề cần chú ý khi xác định giá thành sản phẩm:
2.2.1. Tính đúng tính đủ chi phí vào giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt đọng sản xuất của doanh nghiệp.Nó là công cụ quan trọng để các nhà quản lý nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất,vì vậy phải tổ chức tính đúng ,tính đủ chi phí vào giá thành của các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.
Tính đúng là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm.
Tính đủ là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh thực sự,loại bỏ mọi yếu tố bao cấp để tính đầy đủ đầu vào theo chế độ quy định.
2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính gía thành là từng sản phẩm ,từng công việc .
Đối với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm đã hoàn thành theo khoản mục và trên cơ sở đó xác định giá thành bình quân cho từng đơn vị sản phẩm.
Nếu quy trình công nghệ đơn giản thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất Nếu quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn hoặc thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
2.3. Phương pháp tính giá thành.
2.3.1. Phương pháp tính giá thành đơn giản.
Thứ nhất, tính giá thành giản đơn một bước.
Theo phương pháp này áp dụng công thức đơn giản sau:
Trong đó :
ZSP : Gía thành đơn vị sản phẩm.
CPKDky : Chi phí kihn doanh của kỳ tính toán.
Qky : Sản lượng sản phẩm trong kỳ.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng phương pháp naỳu là:phải là doanh nghiệp đơn sản xuất, giá trị của sản phẩm dở dang và bán thành phẩm phải ổn định.
Thứ hai, phương pháp tính giá thành giản đơn nhiều bước.
Theo phương pháp này phải tính toán riêng biệt giá thành ở từng bước chế biến,quản trị và tiêu thụ.
Trong đó:
QSX -Sản lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ.
QTT - Sản lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ.
CPKDQTDN- Chi phí kinh doanh quản trị doanh nghiệp.
CPKDTTSP- Chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Muốn áp dụng phương pháp này phải thoả mãn các điều kiện sau: phai có kết quả tính chi phí kinh doanh theo điểm ở từng bước, ở mỗi bước phải có các kho trung gian cho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
2.3.2. Phương pháp hệ số tương đương.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo nhóm.
Nội dung cơ bản là phân nhóm sản phẩm và xác định sản phảm điển hình căn cứ vào tính chát , dặc điểm kinh tế, kỹ thuật của các sản phẩm cần chế tạo, xây dựng hệ số tương đương cho cho các sản phẩm khác của nhóm.
Trên cơ sở phân nhóm sản phẩm và thiết kế sản phẩm điển hình doanh nghiệp quy đổi mọi sản phẩm khacs thành lọi sản phẩm điển hình theo hệ số tương đương và chỉ tính giá thành sản phẩm theo sản phẩm điển hình theo phương pháp thích hợp. cúSau đó quy đổi thành giá thành cho từng loại cụ thể trên cơ sở hệ số tương đương đã xác định.
2.3.3. Phương pháp tính bổ sung.
Qúa trình tính toán để đưa số liệu vào bảng tính giá thành bao gồm các bước sau:
Bước một,chuyển trực tiếp chi phí kinh doanh trực tiếp vào đối tượng tính giá thành;
Bước hai, phân bổ chi phí kinh doanh cho đói tượng tính giá thành ltheo đại lượng phân bbổ thích hợp.Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện vì tiếp thu được kết quả đã xác định được bước tính chi pí kinh doanh theo điểm, đồng thời phươ._.ng pháp này cung đảm bảo tính chính xác nhất định có thể chấp nhận được.
2.3.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp nhận thầu xây dựng theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không cần phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.
Theo phương pháp này, hàng tháng CPSX thực tế phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thì CPSX tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm. Các nhân tố chủ yếu cần xem xét là:
2.4.1. Số chủng loại sản phẩm, dịch vụ được chế biến.
Trong một doanh nghiệp thường sản xuất rát nhiều loại sản phẩm, vì vậy mỗi loại sản phẩm thường có cách tính giá thành sản phẩm khác nhau,do đó việc lựa chọn phương pháp tính giá thành cho mỗi loại sản phẩm phải căn cứ vào nhiều nhân tố.
2.4.2. Số lĩnh vực chức năng và quy trình công nghệ sản xuất( số bước chế tạo cần thiết).
Hiện nay, việc tính giá thành sản phẩm thường bao gồm các khoản sau: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy tuỳ theo loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiịep thương mại,... mà việc tính giá thành sản phẩm cũng có những sự lựa chọn nhất định. Mặt khác, quá trình công nghệ sản xuất cũng có những ảnh hưởng nhất định bến việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm. Chẳng hạn như, một doanh nghiệp có quy trình công nghệ hiện đại, theo kịp với sự phát triển của thế gới. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sẽ đơn giản hơn, bỏ qua được một số bước công việc mà với quy trình công nghệ củ thì phải mất nhiều thời gian hơn, cũng như phải tốn kém hơn khi tính giá thành của sản phẩm.
2.4.3. Các điểm chi phí được hình thành trong kinh doanh.
Điểm chi phí là bộ phận doanh nghiệp được giới hạn theo chức năng, giới hạn về mặt tổ chức hoặc theo các tiêu thức khác, nhằm tập hợp, phân bổ chi phí kinh doanh chung, kế hoạch hoá và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi diểm chi phí cung như tạo cơ sở để phát triển các hệ thống tính chi phí kinh doanh không đầy đủ.Đây cũng là một trong những phương pháp tính chi phí kinh doanh theo điểm, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến phương pháp tính giá thành của sản phẩm.
2.4.4. Cách thức tập hợp các loại chi phí kinh doanh :
Trong đó đặc biệt chú ý đến: vấn đề xác định lượng sản phẩm dở dang trên dây truyền sản xuất, vấn đề tách giữa tính chi phí kinh doanh trực tiếp và tính chi phí kinh doanh gián tiếp, cách thức phân bổ chi phí kinh doanh cho các đối tượng phân bổ.
2.5. Các biện pháp giải quyết.
2.5.1. Phân loại chủng loại sản phẩm.
Phải phân loại chủng loại sản phẩm ra thành từng loại riêng biệt sau đó tính chi phí kinh doanh cho từng loại và tập hợp chi phí kinh doanh để tính giá thành sản phẩm.Việc phân loại phải căn cứ vào các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của thừng loại sản phẩm để phân loại cho phù hợp với tình hình tính toán giá thành của từng sản phẩm.
2.5.2. Phân loại chức năng và quá trình công nghệ sản xuât sản phẩm.
Để tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác để thuận tiện cho việc ra quyết định giá cả, thì phải phân loại chức năng và quá trình công nghệ sản xuất sản phâm ra thành từng loại riêng biệt căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuậtcủa quá trình công nghệ.Có thể có những cách phân loại sau:lĩnh vực chung, lĩnh vực vật tư, lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực tiêu thụ,...
III. Kinh nghiệm của một số đơn vị trong việc tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Đầu Tư - Xây Lắp - Thương mại Hà Nội.
Công ty đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội tiền thân trước đây là công ty sửa chữa nhà cửa thương nghiệp được thành lập theo quyết định số 569/QĐ-UB ngày 30/9/1970 của UBND Thành phố Hà Nội, trên cơ sở sát nhập ba đơn vị : Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa của sở lương thực, Đội xây dựng ăn uống và Đội công trình 12 của Sở thương nghiệp. Phòng tài chính kế toán được thành lập với chức năng chủ yếu : tham mưu giúp việc giám đốc để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế, kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyến chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của công ty .
2. Kinh nghiệm của công ty.
Công ty đã có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với bề dày lịch sử của công ty, công ty đã có phương pháp tập hợp chi phí kinh doanh của riêng mình, đó là phương pháp phân loại chi phí kinh doanh theo loại và sau đó tập hợp chi phí kinh doanh theo cách thức đã phân loại. Để tính giá thành các công trình, công ty đã sử dụng phương tính bổ sung, và kết hợp với một số phương pháp khác như : phương pháp hệ số tương đương, phương pháp tính giá thành giản đơn.
IV. Tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm là một trong những lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu trong các doanh nghiêp .
Có rất nhiều lý do để lựa chọn lý thuyết này để nghiên cứu :
Chủ động ra quyết định sản xuất kinh doanh.
Xác địng được chi phí kinh doanh, người chủ doanh nghiệp có các biện pháp đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành xây dựng. Tuỳ theo mức chi phí của mình mà đưa ra các chiến lược cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp.
2. Chi phí kinh doanh là một nhân tố quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của công ty .
Trong một công ty thường có rất nhiếu lĩnh vực hoạt động. Trong đó tính chi phí kinh doanh là một trong những lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp. Nó vừa cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Khoa học quản trị chưa phát triển thì ở các doanh nghiệp dù hoạt động cũng chỉ tồn tại một hệ thống kế toán duy nhất, thống nhất là kế toán tài chính. Khi kinh doanh càng phát triển, người ta thấy rằng một hệ thống kế toán là không thể thoả mãn nhu cầu thông tin cho cả hai đối tượng được. Tính chi phí kinh doanh trở thành một bộ phận độc lập, chế biến và chỉ cung cấp thông tin cho bộ máy quản trị của chính doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo :
GS. TS Ngô Đình Giao ( chủ biên ) : Quản trị kinh doanh tổng hợp các doanh nghiệp
Giáo trình Kinh tế và tổ chức sản xuất.
Phạm Văn Đức : Kế tóan quản trị và phân tích kinh doanh :nhà xuất bản thống kê, Hà Nội : 1995;
Bản sơ thảo lịch sử Công ty Đầu Tư - Xây Lắp - Thương Mại Hà nội;
Chương ii
Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội.
I . Đặc điểm chung của công ty.
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến 1987
Công ty Đầu tư xây lắp Thương mại Hà nội tiền thân trước đây là Công ty Sửa chữa nhà cửa Thưong nghiệp được thành lập theo Quyết định số 569/QĐ - UB ngày 30/9/1970 của Uỷ ban nhân dân Thàng phố Hà nội. Trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa của Sở Lương thực, Đội xây dựng ăn uống và Đội công trình 12 của Sở Thương nghiệp. Sau nhiều lần đổi tên: Công ty Sửa chữa nhà cửa và trang thiết bị Thương nghiệp – Công ty Xây lắp Thương nghiệp - Nay đổi tên là Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội theo Quyết định số2863/QĐ - UB ngày 07/8/1995 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội.
Thời kỳ mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa, duy tu, quét vôi sơn cửa mangh lưới kho tàng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ sản xuất king doanh theo kế hoạch của Sở Thương nghiệp Hà nội giao. Sản lượng hàng năm khoảng vài chục triệu dồng. Tổng số CBCNV từ 150 – 180 người.
Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm, đặc biệt là thời kỳ xoá bỏ cơ chế bao cấp từ năm 1986 – 1987 , Công ty bị khủng hoảng trầm trọng , âm vốn, công nhân không có việc làm, nội bộ mất đoàn kết, Công tymất tín nhiệm trầm trọng dẫn đến nguy cơ phá sản.
1.1.1. Từ khi thành lập đến1975 : Công ty hoạt đọng theo cơ chế thời chiến tranh, sản phẩm chủ yếu là sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng , quét vôi, sơn cửa cho ngành Thương nghiệp.
1.1.2. Từ 1976 – 1985: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch hàng năm của Sở Thương nghiệp ở qui mô nhỏ, két quả duy trì ở mức bình thường, các mặt không phát triển, sản lượng xây dựng, sửa chữa chiếm khoảng 20% yêu cầu của toàn ngành. Tổ chức nhân sự ít có biến động, thay đổi.
1.1.3. Từ 1985 – 1987: Chủ trương của Sở Thương nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng qui mô hoạt động đáp ứng với nhu cầu phát triển mạng lưói Thương nghiệp. Đến hết năm 1986 CBCNV Công ty tăng vọt từ 200 người lên 700 người. Sản lượng có tăng lên đáp ứng khoảng 30% yeu cầu kế hoạch của ngành là xây dựng mạng lưới tiểu khu , ki ốt bán hàng , tham gia nâng cấp cải tạo mạng lưới bán lẻ.
1.2. Giai đoạn 1988 – 1990 :
ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất knh doanh để tồn tại, với mục tiêu: Việc làm và đời sống cho CNVC.
Trong giai đoạn này công tu đã có giải pháp là: Tổ chức đơn vị nhỏ, gọn nhẹ để tiếp thị, mỏ rộng thị trường ra các ngành văn hoá, y tế và địa bàn ngoại thành, ngoại tỉnh. Mở rộng phát triển sản xuất vật liệu, kinh doanh vhà cửa..., dùng co chế khoán để thúc đẩy sản xuất , tăng cường cán bộ kiểm tra, trang thiết bị mát móc đẻ nâng cao chất lượng sản phẩm, lất lại tín nhiệm với khách hàng.
Khuyến khích những việc làm có tính đột phá , thử nghiệm đến đơn vị, đặc biệt là nhận thầu xây lắp.
1.3. Giai đoạn 1991-1995:
Đứng lên vững chắc, tạo điều kiện để phát triển vươn lên trong cơ chế mới.
Mục tiêu của thời kỳ phát triển là đảm bảo sự tăng trưởng của Công ty, thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước.Subject:ty quyết định hoàn chỉnh cơ chế khoán từng việc để kích thích sản xuấtvà phương châm”trách nhiệm, quyền lợi gắn với người lao động”;đồng thời có hạ thấp tỷ lệ khoán để tạo điều kiện cho các thành viên cạnh tranh việc làm. Giai doạn này đã tạo ra bước nhảy vọt vững chắc. Thu nhập của người lao động tăng lên, đã đáp ứng được sinh hoạt, đời sống cho CBCNV.
Thị trường được mở rộng ra các tỉnh.
Đa dạng hoá được nghề nghiệp.
Nâng dần trình độ năng lực thi công có chất lương và có quy mô công trình lớn hơn.
Trước dây các đơn vị chia nhỏ để vững chắc, nay đã hình thành một số xí nghiệp chủ công để lmf các công trình lớn, hình thành các địa bàn thị trường truyền thống của các đơn vị.
Xí nghiệp xây lắp trung tâm có thị trường trong ngành, nội tỉnh.
Xí nghiệp xây lắp số 9 có thị trường ngoại tỉnh.
Kinh doanh bất động sản do trung tâm kinh danh nhà đảm nhiệm.
Sản xuất VLXD do xí nghiệp sản xuất xây lắp hoàn thiện thực hiện.
1.4. Giai đoạn 1996-2000:
Phát huy kết quả đã đạt được, mở rộng ngành nghề, toạ bước đột biến đưa Công ty voà thế phát triển vững trắc, lâu dài.đã mở rộng thị trường ra các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Bắc, Quảng Ninh, Ninh Bình...
Giành lại được thị trường Hà Nội (kể cả trong và ngoài ngành) cả địa phương và các cơ quan Trung ương.
Đã có những công trình quy mô lớn với sản lượng từ 10:30 tỷ.
Các tiến bộ công nghệ, kỹ thuật xây lắp cũng được nâng lên một bước, đáp ứng với qui mô công trình như:Công trình trung tâm thương mại Cao Bằng đã được bộ xây dựng và công đoàn xây dựng Việt nam tặng huy chươngvàng chất lượng sản phẩm.
Để có năng lực cạnh tranh Công ty đã tổ chức lạibằng biện pháp nhiều đơn vị nhỏ thành các đơn vị lớngồm:
3 xí nghiệp xây lắp:Có sản lượng hàng năm từ 7-20 tỷ/mỗi XN.
Trung tâm kinh doanh nhà:có doanh số bán hàng năm từ 15-20 tỷ.
Đã củng cố và hoàn thiện các đơn vị còn lại gồm các đội, xưởng có đủ năng lực đáp ứng với nhiệm vụ được giao.
Đã tổ chức lại bộ máy hành chính, tinh giảm văn phòng từ 45 người xuống còn 25 người.
Đã xoá bỏ được tình trạng thiếu việc làm, chấm dứt cảnh “ăn đong”.
Đã tạo ra được các công trình chuyển tiếp cho các năm sau.
Từ năm 1998-2000 mức tăng trưởng bình quân15%:20%/năm.năm 2000 đạt mức sản lượng 80 tỷ, tốc độ phát triển ổn định của một công ty loại vừa của Thành phố, có đủ năng lực trình độ xây lắp các công trình lớn, phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao.
Thực hiện nghĩa vụ đối vớ nhà nước đầy đủ, bảo đảm đời sống CBCNV,ổn định việc làm.
Đội ngũ cán bộ các đơn vị có đủ năng lực thích ứng với thị trường.
đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, có thiết bị công nghệ tiên tiến.
Có một bước chuyển đổi về chất để hoàn thiện cơ cấu sản xuất, kinh doanh đa dạng.
Tự nhận thầu xây lắp, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty.
Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây lắp – Thương mại Hà Nội có nhiệm vụ huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… Nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tạo đầy đủ công ăn việc làm cho toàn thể người lao động trong công ty, nâng cao cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước, và tạo đà cho sự lớn mạnh của công ty
2.1. Trị trường của công ty.
Công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội là công ty đã thành lập từ nhiều năm, công ty đã tạo dựng cho mình uy tin, nó được dánh giá dựa vào chất lượng sản phẩm, vò thời gian hoàn thành công trình theo đúng tiến đọ công việc, qua rát nhiều khó khăn, công ty đã ngày cang trưởng thánh và là đối thủ cạnh tranh của nhiều công ty khác, hiện nay công ty đã dành được hầu hết các thi trường thuộc các tình phía bắc như: Ha Nội, Sơn la, Cao Bằng, Quảng Ninh, Ninh Bình, ...
Chẳng hạn như ở Cao Bằng, công ty đã có công trình Trung Tâm Thương Mại Cao Bằng,...
Như vậy công ty đã guánh được hầu heets các thị trường của các tỉnh miền bắc nước ta, và là một trong những đối thủ cạnh tranh của các công ty ty xây dựng trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, công ty cần phải hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình để duy trì vị trí mà công ty đang có.
2.2. Sản phẩm của công ty.
Ngày 7/8/1995.theo quyết định của UBND Thành phố Hà nội số:2863 QĐ/UB ,Công ty được đổi tên thành :Côngty Đầu tư-Xây lắp-Thương mại Hà nội và có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Đầu tư và xây dựng các công trình:Thương mại, công nghiệp, dân dụng,văn hoá phúc lợi và công trình xây dựng hạ tầng, nông thôn mới.
Kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, thương mại phục vụ mọi yêu cầukhách trong và ngoài nước.
Sản xuất chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc, vật liệu xây lắp...
Làm dịch vụ sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Được xuất khẩu các sản phẩm, hàng hoá của công ty và sản phẩm hành hoá liên doanh liên kết, nhập khẩu các thiết bị, nguyên liệu vật tư, hàng hoá phục vụ xây lắp và tiêu dùng.
Liên doanh liên kết các thành phần kinh tểtong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động đầu tư, xây lắp và thương mậi của Công ty.
*Những ngành nghề kinh doanh bổ sung.
Ngày 21/9/2001,theo quyết định củ UBND Thành phố Hà nội số:5538/QĐ-UB về việc bổ sung nhiệm vụ cho Công ty bao gồm:
Tư vấn thiết kế công trình xây dựng, công nghiệp , nội ngoaị thất,giám sát thi công và dịch vụ quảng các.
Thi công xây dựng các công trình dường giao thông nông thôn, cấp thoát nước, tưới tiêu, trạm thuỷ nông.
Kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng được nhà nước cho phép.
Kinh doanh các dịch vụ nhà hàng ăn uống, khách sạn, vận chuyển hành kháchvà vận tải phục vụ mọi nhu cầu xã hội.
2.3.Nguồn cung ứng nguyên vật liêu.
Trong nên kinh tế thị trường, khi Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường thì thị trường cung ứng NVL ngay càng được mở rộng. Hàng năm công ty nhận xây dựng nhiều công trình ở nhiều địa phương khác nhau, vì vậy công ty đã phải thường xuyên thay đổi nguồn cung ứng NVL cho phù hợp với điều kiện môi trường để làm sao có thể tối thiểu hoá được chi phí kinh doanh của công ty mà cụ thể là chi phí chuyên trở NVL
Chính vì vậy, công ty phải có mối quan hệ rộng rãi để luôn luôn được cung cấp đủ NVL để thi công cho kịp tiến đọ công trình, cụ thể:
Xi măng, được mua của các công ty xi măng hoàng thạch, bỉm sơn, chimpon,
,của các tỉnh như Hải Phòng,Thanh Hoá,... tuỳ thuộc vào vị rí mà công ty xây dựng công trình.
Sắt thép, công ty đặt mua của các Công ty như :Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Hoà Phát,...
Vôi, cát, sỏi, đá, đây là NVL dễ chế biến, dễ sản xuất, vì vậy công ty có rất nhiều nguồn cung ứng, công ty có thể mua của nhiều nguồn khác nhau, như của các cơ sở sản xuất nhỏ, các công ty chuyên sản xuất NVL loại này, tuỳ thuộc vào vị trì công trình mà công ty đang xây dựng để chọn nguồn cung ứng NVL cho tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Các NVL là gạch men, đá hoa, đồ trang trí nội thất, công ty nhạn mua của các công ty như : Công ty gạch Đồng Tâm, Vilacera, Rạng Đông,...
2.4.Công nghệ sản xuất.
Hiện nay hầu hết các công ty ở cả trong và ngoài ngành xây dựng, đều phat triển theo hướng chiến dụng tài sản của nhà nước, của nhân dân, của các tổ chức,...Vì vậy, công nghệ sản xuất của công ty có thể được chia thành hai nhóm chủ yếu như sau :
2.4.1.Máy móc thiết bị hiện có.
Công ty đã trang bị nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho xây dựng, cụ thể như máy khoan, máy xúc, cần cẩu, giàn giáo, máy chộn bê tông,...với tổng số vốn đầu tư là : 2.973 triệu đồng.
2.4.2. Máy móc thiết bị đi thuê.
Ngoài ra công ty còn phải đi thuê ngoài các máy móc, thiết bị xây dựng đẻ bổ sung cho máy móc thiết bị hiện có khi công ty nhận thầu những công trình lớn. Việc công ty phải thuê thêm máy móc thiết bị của các công ty cho thuê máy móc thiết bị là vì công ty muốn giảm chi phí cố định, để cho tổng chi phí kinh doanh hạ thấp xuống, và là điều kiện để công ty chung thầu những công trình lớn, vừa, và nhở, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời là điều kiện tồn tại của công ty. Hiện nay, công ty ty đã thuê mượn các thiết bị xây dựng với tổng số vốn là : 1235 triệu đồng.
2.5. Lao động của công ty.
Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại từ khi mới thành lập chỉ có khoảng từ 150-180 CBCNV.Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm đặc biiệt là thời kì xoá bỏ cơ chế bao cấp từ năm 1986-1987, công ty bị khủng hoảng trầm trọng , âm vốn ,công nhan không có việc làm , nội bộ mất đoàn kết , Công ty mất tín nhiệm trầm trọng dẫn đến nguy cơ phá sản.
Từ năm 1985-1987,Chủ chương của sở Thương nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng quy mô hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới Thương nghiệp. Đến hết năm 1986 CBCNV Công ty tăng vọt từ 200 lên 700 người. Sản lượng có tăng lên đáp ứng 30% yêu cầu kế hoạch của ngành.
Năm 1988 tổng số CBCNV là :518 nggười, quá trình sắp xếp cải tổ đến 31/12/1991 còn lại 303 người.
Đến cuối năm 1997 Có: Tổng số CBCNV là: 158 người.
2.6.Đ ặc điểm về vốn của công ty.
Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội, từ khi mới thành lập cho đến nay đã có những thay đổi đáng kể.từ khi mới thành lập, Công ty có số vốn chỉ vài chục triệu đồng , đến nay Công ty đã có số vốn tính đến ngày 14/10/1997 là:6866 triệu đồng.
2.7. Bộ máy quản lý của công ty.
đảng bộ công ty
Giám đốc
Các p.giám ĐốC
Công đoàn công ty
CácP. giám đốcnx xn
Khối văn phòng
Khối trực tiếp sản xuất
Phòng Tổ chức hành chính
Trung tâm kinh doanh nhà
Phòng ngiệp vụ kỹ thuật xây lắp
Phòng Tài chính kế toán
Đội điện nước
Đội sơn, quét vôi
Các đội xây lắp
Các xí nghiệp xây lắp
Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty đầu tư xây lắp thương mại hà hội
2.8. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua (1999 - 2001).
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ1999-2001:
Diễn giải
1999
2000
2001
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Sản lượng (tỷ)
38
101
35
39,9
42
46,19
Nộp n/s (tr)
143
510
2000
2500
Tn bq.n/t(1000)
650
700
900
1000
1200
1300
II.Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phảm tại công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội.
Thực trạng công tác tập hợp chi phí kinh doanh tại công ty.
. Phân tích chung về kết quả tập hợp chi phí kinh doanh của công ty
Cơ chế thị trường hình thành và phát triển ở Việt Nam đã tạo ra xu hướng cạnh tranh gay gắt, việc giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh nào. Tất cả doanh nghiệp đều có mục đích chung là lợi nhuận. Chính vì vậy phải tạp hợp chi phí kinh doanh một cách chính xác là một yêu cầu không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Đối với công ty Đầu Tư - Xây Lắp - Thương Mại Hà Nội cung vậy, việc tổ chức tính toán, tập hợp chi phí kinh doanh là điều rất cần thiết. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đươc thể hiện trong bảng sau :
Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
ĐVTính: đồng
Số TT
Khoản mục
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
1
Tổng doanh thu
39916381634
46191000801
+6274619167
2
Giá vốn hàng bán
37252660934
42930368303
+5677707369
3
Chi phí quản lý dn
913496791
1393807571
+480310780
4
Lợi nhuận trước thuế
1750223909
1866824927
+116601018
5
Thuế TNDN(25%)
437555977
466706231,8
+29150254,8
6
Lợi nhuận sau thuế
1312667932
1400118695,2
+87450763,2
Bảng so sánh kết quả hoạt động của công ty cho thấy tình hình hoạt động có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng khá cao. Doanh thu đạt được năm 2001 là 46191000801 đồng tăng 6274619167 đong so với năm 2000. Giá vốn hàng bán là 42930368303 đồng tăng 567770369 đồng so với năm 2000. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng thêm 52,6% (từ 913496791 đồng năm 2000 lên 1393807571 đồng năm 2001). Từ đó thuế thu nhập phải nộp cũng tăng thêm 29150254,8 đồng (tăng 6,7%). Lợi nhuận sau thuế tăng lên đến 1400118695,2 đồng( tăng 6,6%). Như vậy các số liệu phân tích cho thấy các chỉ tiêu kinh tế năm 2001 của công ty đều đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu doanh thu và giá vốn hàng bán tăng mạnh, chỉ tiêu chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng tương đối cao. Đồng thời chỉ tiêu thuế thu nhập, lợi nhuận sau thuế lại tăng rất ít. Nói chung khi doanh thu tăng thì các chi phí liên quan cũng thường tăng tương ứng. Các chỉ tiêu kinh tế đã phân tích ở trên của công ty Đầu Tư Xây Lắp Thương Mại tăng chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh khả quan của công ty hiện nay
1.2. Phân tích hiệu qủa chi phí kinh doanh .
1.2.1.Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh của công ty 2000 - 2001.
Kết quả thực hiện kết quả kế hoạch kinh doanh năm 2000-2001
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
KH
TH
% TH
KH
TH
% TH
1.CP NVLTT
31000000000
23696327664
76,4
27185924707
27457783954
101
2CP
máy
1796985189
2486100339
3CP NCTT
4790218116
4584238737
95,7
5009467592
5750868796
114,8
4.CP SXC
8686573051
7175109340
82,6
10087292919
7235615211
71,73
5.CP QLDN
913496791
1393807571
Cộng
47187273147
38166157725
16162593128
44324175874
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng chi phí kinh doanh biến động kinh doanh không đều.
Theo kế hoạch thì năm 2000 tổng chi phí là 47187273147 đồng nhưng khi thực hiện lại là 38166157725 đồng.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: so với kế hoạch khoản chi phí này giảm về số tuyệt đối là 73036722336 đồng tương ứng với số tương đối là 23,6%. Sở dĩ có hiện tượng này là vì trong nước có nhiều khó khăn do hậu quả của thiên tai liên miên trải rộng từ bắc vào nam, cùng hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực
* Khoản chi phí nhân công trực tiếp: (Bao gồm cả BHXH, BHYT, KPCĐ)
Khoản chi phí nhân công trực tiếp giảm về số tuyệt đối là 205979397 đồng tương ứng với số tương đối là 4,3%. Khoản chi phí này dự tính tăng nhưng thực tế lại giảm cũng do năm 2000 có những công trình phải ngừng thi công vì thời tiết xấu. Do khối lượng công việc giảm nên công ty giữ nguyên lao động trong biên chế còn các lao động dự tính thuê ngoài không thực hiện. Chính vì vậy khoản chí phí này thực tế giảm hơn so với kế hoạch.
* Chi phí chung: giảm về số tuyệt đối là 1511463711 đồng tương ứng với số tương đối là 17,4%, nguyên nhân giảm so với kế hoạch là do công ty đã thanh lí một số máy móc thiết bị, một số đã khấu hao hết
Sang năm 2001 thì tổng chi phí thực tế là 44324175874 đồng vẫn giảm so với kế hoạch số tuyệt đối là 1838417254 đồng.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Thực tế tăng so với kế hoạch về số tuyệt đối là 271859247 đồng tương ứng với số tương đối là 1%. Nguyên nhân tăng là vì công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động, số lượng công trình tăng dẫn đén khối lượng nguyên vật liệu tăng, làm cho khoản chi phí này cũng tăng lên.
* Chi phí nhân công trực tiếp : chi phí này thực tế tăng so với kế hoạch về số tuyệt đối là 741401204 đồng tương ứng với số tương đối là 14,8% . Sở dĩ khoản chi phí này tăng là vì khối lượng công trình tăng , quỹ lương tăng thì khoản chi phí này tăng.
* Chi phí chung: thực tế giảm so với kế hoạch về số tuyệt đối là 2851677708 đồng tương ứng với số tương đối là 28,27%. Nguyên nhân là công ty đã đầu tư một số máy móc mới thay thế cho máy móc thiết bị cũ từ đó giảm được chi phí phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu phụ .
1.2.2. Sự biến động chi phí kinh doanh qua các năm
Bảng tính chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm năm 2000và 2001
Đơn vị : đồng
Số TT
Tiêu thức
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
1
CP NVLTT
23696327664
62,09
27457783954
61,65
3761456390
-0,14
2
CP máy
1796985189
4,7
2186100339
4,9
689115150
0,2
I
CP Vật tư
25493312853
66,8
29943884293
66,9
4450571540
0,1
3
CP NCTT
4584238737
12,01
5750868796
12,97
1166630590
0,69
4
CP SXC
7175109340
18,8
7235615211
16,32
60503171
-2,48
I+II
CP SXTT
37252660934
30,81
42930368303
29,29
-1,52
5
CP QLDN
913496791
2,4
1393807571
3,14
480310780
0,74
I+II+5
Giá thành
38166157725
44324175874
6158018149
Nhìn tổng quát qua bảng số liệu thì thấy tổng chi phí của năm 2001 tăng so với năm 2000 là 6158018149 đồng tương ứng với tăng 16,13%. Điều này cũng dễ hiểu bởi so với năm 2000 thì năm 2001 có khối lượng công việc nhiều hơn. Để thấy rõ ta đi xem xét cụ thể từng yếu tố một
* Đầu tiên phải kể đến là yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế xuất dùng
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Chi phí NVL trực tiếp
đồng
23696327664
27457783954
3761456390
Tỷ lệ NVL trực tiếp/doanh thu
%
59,36
59,44
0,08
Như đã nói, đặc điểm của ngành xây dựng là quá trình thi công lâu dài và đặc điểm sản phẩm xây dựng là đơn chiếc, cố định. Nguyên vật liệu trực tiếp gồm xi măng, cát, đá... chúng được mua ngoài theo giá thị trường, việc mua nguyên vật liệu bị ảnh hưởng bởi thời tiết và sự biến động của thị trường. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng cao trong giá thành sản phẩm
Để có thể đánh giá kết quả của việc giảm chi phí hay không thì ta dựa vào tỉ lệ giữa chi phí với doanh thu trong từng năm
Tỉ lệ chi phí/Doanh thu =Chi phí kinh doanh /doanh thu*100
Xét về mặt tổng thể thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2001 tăng so với năm 2000 là 3761456290 đồng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phần cốt yếu trong tổng chi phí xây dựng công trình nên mặc dù khoản này tăng lên thì đó không phải là dấu hiệu xấu đi.
Phạm vi tăng giảm chi phí kinh doanh của năm nay so với năm trước được tính theo công thức:
DC=T1 -T0= Tỉ lệ chi phí / doanh thu năm n - tỉ lệ chi phí /doanh thu năm n-1.
Qua bảng biểu ta thấy phạm vi tăng giảm của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của năm 2001 so với năm 2000:
DC=0,5936-0,5944=0,00 Phạm vi tăng giảm chi phí năm 2001 so với năm 2000 tính theo công thức:
DC=T1 -T0=tỉ lệ chi phí máy/ doanh thu năm 2001-tỉ lệ chi phí máy/doanh thu năm 2000
Ta có bảng sau:
Chi phí máy xuất dùng
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Chi phí máy
đồng
1796985189
2489100339
+689115150
Doanh thu
đồng
39916381634
46191000801
Tỷ lệ chi phí máy/doanh thu
%
4,5
5,38
0,88
Rõ ràng là chi phí máy chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá thành. từ bảng trên ta có:
DC = 0,0538-0,045=0,0088
DC .>0 chứng tỏ chi phí máy năm 2001 tăng so với năm 2000, với mức tăng là 0,0088 nhưng đây là mức tăng chấp nhận được. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải quản lí chặt chẽ việc xuất kho công cụ dụng cụ, phải căn cứ vào từng công trình, hạng mục công trình cũng như đặc điểm của từng loại công cụ máy móc để tiến hành xuất kho một cách hợp lí.
* Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp có vài trò quyết định rất lớnđến việc tính toán hợp lí, chính xác giá thành công trình và là một công cụ để khuyến khích nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành công trình.
Để có thể đánh giá kết quả của việc giảm chi phí nhân công hay không thì ta dựa vào tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp với doanh thu trong từng năm.
Tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp = chi phí nhân công trực tiếp i/ doanh thu i *100
Chỉ tiêu chi phí nhân công trực tiếp
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Chi phí nhân công trực tiếp
đồng
4584238737
5750868796
1166630509
Doanh thu
đồng
39916381634
46191000801
Tỷ lệchi phí NC trực tiếp/ doanh thu
%
11,48
12,45
0,97
Phạm vi tăng chi phí nhân công trực tiếp được tính theo công thức :
DC=T1 -T0 = Tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp/ doanh thu năm 2001-tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp/ doanh thu năm 2000
=0,1245-0,1148=0,0097.
Nói chung mức tăng như vậy là cao. Do đặc thù nghề nghiệp nên lao động của công ty trực tiếp sản xuất đa số là lao động phổ thông ít có trình độ chuyên môn. Phụ trách về mặt kĩ thuật thì có các kĩ sư nhưng lực lượng này còn mỏng và phụ trách luôn việc kiểm soát quá trình thi công.Để đảm bảo được việc quản lí chi phí nhân công trực tiếp sao cho hiệu quả trước hết công ty phải có đủ về số lượng lao động, phải xây dựng hệ thống định mức quỹ lương cho người lao động vừa đảm bảo chi phí hợp lí vừa khuyến khích họ trong công việc. Quan tâm đến đời sống, chế độ phụ cấp, trợ cấp, giáo dục y tế cho công nhân và gia đình họ. Mặt khác phải đảm bảo tối ưu hoá nguồn nhân lực, đảm bảo năng suất lao động đó đặc biệt quan tâm tới năng suất lao động mỗi giờ công, số giờ lao động trong một ngày, số ngày lao động trong một tháng. bời vì đây là những nhân tố cơ bản tác đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0076.doc