Mục lục
A- Đặt vấn đề
B- Nội dung
I. Một số vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.
1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản là một tất yếu lịch sử.
2 .Bản chất giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế .
II. Thực trạng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa từ khi đổi mới
1. Những thành tựu đổi mới trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
2. Quyết điểm lệch lạc và những
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên nhân dẫn đến sự lệch hướng và một số khía cạnh cụ thể trong đổi mới phát triển kinh tế.
3. Những vấn đề đặt ra hiện nay :
III. Quan điểm và những gíải pháp cơ bản tiếp tục giữ vững định hướng XHCN trong đổi mới phát triển kinh tế .
1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vững định hướng kinh tế và các vấn đề khác.
2.Những giải pháp cơ bản tiếp tục giữ vững định hướng phát triển kinh tế trong CNXH.
C. Kết luận
đặt vấn đề
Thế kỷ 20 đã kết thúc và một thế kỷ mới xuất hiện. Thế kỷ 21 một thế kỷ của những con rồng châu á. Trên thế giới mỗi nước có một nền kinh tế riêng và đều phát triển theo nền kinh tế riêng của họ. Những đặc điểm chung là làm sao cho mức tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân ngày càng văn minh và tân tiến. Nước ta từ khi bước vào thời kỳ mở cửa của nền kinh tế chúng ta đã mở rộng nền kinh tế thị trường, tăng cường phát triển công nghiệp hoá đất nước với những thành phần kinh tế phát triển một cách vững mạnh và kèm theo những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Chính vì vậy nước ta đã thu được thành tựu khá lớn từ một nước trước kia không đủ lương thực nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, ngoài ra còn xuất khẩu một số mặt khác như cà phê hạt điều,dầu mỏ,... Vậy để duy trì sự phát triển đó và ngày càng tiến xa hơn thì Đảng và nhà nước ta đã đề ra đường lối: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam”. Để hiểu sâu về vấn đề trên em xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài .“Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam”.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Hữu Thực đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Nội Dung
Một số vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.
1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản là một tất yếu lịch sử.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa là phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Thế kỷ 20 đã kết thúc loài người đang bước vào một thiên niên kỷ mới với những biến động đầy dữ dội của nền kinh tế cũng như xã hội làm nảy sinh nhiều suy nghĩ của con người về tương lai của mình. Đã xuất hiện một quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay chính là chủ nghĩa xã hội là một chế độ tiến bộ và cao hơn chế độ tư bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 mà Mác- Lê Nin đã từng phê phán là một xã hội đang qua độ lên chủ nghĩa cộng sản mà Mác và Angen đã nói tới. Tuy nhiên, những lý lẽ biện hộ cho chủ nghĩa ngày nay không thể đứng vững trước những thực tế phức tạp, đầy mâu thuẫn của thế giới tư bản. Người ta cũng nhận thấy một nghịch lý không có lời giải đáp của chế độ tư bản, sự sản xuất càng phát triển, sự xã hội hoá lao động ngày càng cao của cải ngày càng dồi dào thì càng tạo ra nhiều ung nhọt về mặt xã hội càng làm cho con người bị tha hoá hơn bao giờ hết. Sự bất công xã hội sự phân cực giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội, sự tước đoạt các giá trị văn hoá tinh thần của loài người là những điểm yếu chỉ mang của chủ nghĩa tư bản mà dù giai cấp tư sản có cố gắng che đậy bao nhiêu vẫn cứ lộ ra. Vì vậy lương tri nhân loại dù có trải qua vẫn xao xuyến giữa lựa chọn này hay lựa chọn khác, cuối cùng sẽ phải hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn xã hội tư bản là xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
ý niệm về thời kỳ quá độ trong sự phát triển của tự nhiên, xã hội và con người không phải đến Mác mới có. Cả nhà khoa học trước Mác cũng đã đề cập nhiều đến ý niêm này trên nhiều mặt của quá trình phát triển của thế giới. Mác chỉ vận dụng ý niệm về sự quá độ để nghiên cứu lĩnh vực xã hội loài người và phát hiện ra quy luật thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội mà thôi.
Ngày nay, sau hơn 150 năm ra đời, những tư tưởng của Mác về chủ nghĩa cộng sản đã tỏ ra đứng vững trước những thử thách của thời gia. Cho dù các học giả tư sản cố tình phủ nhận những tư tưởng của Mác thì sự thật hiển nhiên của thế giới tư bản hiện nay đã minh chứng những luận điểm của Mác là đúng, là có tính phổ biến không thể bác bỏ. Cho dù bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới có khó khăn thế nào đi nữa, nhất là sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô thì xu hướng tất yếu của lịch sử vẫn là đi tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chỉ có điều khi con đường phát triển của lịch sử không thẳng tắp mà luôn quanh co, khúc khửu có lúc tạm thời tụt lùi.
Do không nhận thức được tính phức tạp, lâu dài của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới nên nhiều người đã dao động, đánh mất niềm tin cho rằng sự sụ đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âulà do đi trái quy luật lịch sử, là ảo tưởng, là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội có trên bình diện lý luận lẫn trên thực tiễn. Họ quên rằng trong lịch sử của mình, từ chế độ xã hội này quá độ sang chế độ khác nhân loại cũng đã phải trải qua những thời kỳ quá độ quá dài không phải diễn ra trong mấy chục năm mà hàng mấy trăm năm. Chế độ phong kiến Châu Âu đã phải mất gần 200 năm mới thay đổi hoàn toàn chế độ chiếm hữu nô lệ cách mạng tư sản Anh – cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới cũng phải trải qua nhiều giai đoạn.
Chủ nghĩa tư bản thế giới lo sợ trước thắng lợi của Đảng cách mạng tháng mười Nga, lo sợ sự hiện thực hoá trên 1/3 dân số thế giới “ bóng ma ” chủ nghĩa Cộng sản nên đã không ngừng tìm mọi cách phản kích cái thực các nước xã hội chủ nghĩa cũng như giai cấp phong kiến xưa kia đã phản kích kiên trì và điên cuồng chống lại sự ra đời của xã hội tư sản trong thời đại quá độ từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản, sự thay thế đó chẳng qua chỉ là sự thay thế giữa hai chế độ bóc lột người mà thôi, sự thay thế chứa đựng khả năng thoả hiệp, các nhà quý tộc tư sản hoá và các nhà tư sản quý tộc hoá, ấy thế mà sự phản kích đã quyết liệt và dai dẳng đến gần hai thế kỷ. Vậy có gì là lạ khi thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, sự thay thé chế độ người bóc lột người cuối cùng trong lịch sử bằng một chế độ vĩnh viễn giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột lại có thể diễn ra nhanh chóng bằng một con đường thẳng tắp. Thì đại đó tất yếu phải gồm nhiều giai đoạn, có tiến công và phòng ngự, rút lui, có cao trào và thoái trào, có thắng lợi và thất bại.
Ngày nay hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn phong trào cộng sản, phong trào cách mạng trên toàn thế giới đang gặp khó khăn. Thế nhưng xu hướng chung của phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội vẫn đang tìm đường đi cho mình.
Đây là giai đoạn các lực lượng cách mạng của thời đại rút kinh nghiệm đã qua, tìm con đường đi mới, tìm những nội dung và những hình thức mới của cách mạng , đặc biệt là về mục tiêu xã hội chủ nghĩa và những con đường lịch sử cụ thể đi tới mục tiêu đó, chuẩn bị cho các cuộc tấn công trong tương lai.
Những người cộng sản và nhân dân lao động ở các nước đó đã nhận rõ bản chất của cái gọi là “ cải tổ “phản cách mạng tiến hành ở nước họ. Trong báo cáo tại đại hội Liên Xô đoàn các đảng cộng sản - đảng cộng sản Liên Xô ngày 2/7/1995 Ôsênhin , uỷ viên ban chấp hành liên đoàn đã nói, những cải tổ phản cách mạng “ hành động một cách sảo quệt có tính toán” nhưng “giờ đây đại đa số nhân dân đã nhìn thấy rõ tính chất thâm độc của trò lừa dối đó”. Trong các năm 1993,1994, các đảng xã hội – dân chủ ở cộng hoà Ba Lan đảng xã hội chủ nghĩa Hungary, Đảng xã hội chủ nghĩa Bungary đã dành được những thắng lợi to lớn trong các cuộc bầu cử và đã trở thành các đảng chủ trì liên minh cầm quyền. Các đảng đó vẫn đứng trên lập trường Mác xít đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội hay đã chuyển sang lập trường xã hội – dân chủ, đó là điều chúng ta cần phải theo dõi. Tuy nhiên, phải ghi nhận một điều là cánh tả đang trỗi dậy trong đời sống chính trị ở Liên Xô, Đông Âu ngày càng được lòng dân. Nhân dân ngày càng chán ghét các chính đảng và chính khách tư sản mới nảy sinh từ sự phản bội có tổ chức trong những năm 1989 – 1991, có sự đạo diễn và trợ giúp của chủ nghĩa tư bản thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu không xoá được những thành tựu, những ký ức tốt đẹp của nhân dân lao động về cách mạng tháng mười Nga, về thắng lợi của những năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự sụp đổ đó “càng không phải là phong trào cộng sản, tư tưởng của Mác, Lê Nin, Ăngen đã chết “.
ở các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân hiện đại vẫn tồn tại như một lực lượng chính trị đối lập lớn của chủ nghĩa tư bản, là lượng lao động chủ yếu sản xuất ra những sản phẩm hữu hình và vô hình. Trong những năm qua, các chính sách xã hội của các nước tư bản nhằm tạo ra một sự hoà hợp giai cấp và ổn định chính trị – xã hội có thể đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những mâu thuẫn cơ bản kinh niên của xã hội tư bản không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ trật tự tư bản chủ nghĩa. Những mâu thuẫn đó có thể lắng xuống tạm thời nhưng lại được tích tụ để chờ thời cơ bùng nổ dữ dội.
Những quá trình cách mạng diễn ra trước đây, hiện nay và sau này đã và sẽ minh chứng rằng cách mạng thế giới trong sự phát triển tổng hợp của Mác, Ăngen, LêNin về cách mạng vô sản thế giới. Thực tiễn đó cũng chứng minh dự báo thiên tai của Hồ Chí Minh về hai đôi cánh của con chim cách mạng thế giới, cách mạng chính quốc và thuộc địa phải bổ xung cho nhau, mặc dù ngày nay cái hình hài của chủ nghĩa thực dân không còn giống như trước.
Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản là phù hợp với thời đại hiện nay trên thế giới. Là một nước đi sau rút ra được những bài học của những nước đi trước thì việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản không thể thiếu được ở nước ta hiện nay.
Từ đó văn kiện của đại hội VII và VIII đã nhận định nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là sự quá độ của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Nhìn nhận chủ nghĩa tư bản ngày nay không phải theo cách phiến diện, chỉ thấy một bộ phận phát triển của nó mà theo cách nhìn toàn diện xét cả hệ thống toàn cầu thì thấy rằng luận điểm của chủ nghĩa tư bản đã vượt qua giai đoạn cổ điển là không đúng. Do sự toàn cầu hoá của chủ nghĩa tư bản sự xâm nhập của các công ty siêu quốc gia của tất cả các nước đang phát triển, trong một số bộ phận một số nghành mũi nhọn nào đó của nền kinh tế quốc dân. Chúng ta đã thấy ít nhiều dáng vẻ của nền kinh tế tư bản hiện đại hàm lượng trí tuệ tăng lên thời gian lao động giảm, tiền lương của người lao động tăng lên. Thế nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ còn lại đa số vẫn là mầm mống của chủ nghĩa tư bản. Chừng nào chủ nghĩa tư bản còn là chủ nghĩa tư bản còn là chế độ người bóc lột người thì sự dã man vẫn tồn tại trong quan hệ sản xuất cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc xem xét nội dung thời đại và bối cảnh quốc tế của cuộc cách mạng nước, xem xét quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản cho phép ta vững tin vào sự lựa chọn định hướng phát triển của đất nước hi vọng vào một sự phát triển tư bản chủ nghĩa của đất nước theo quy mô nước tư bản phát triển và nhất thể hoá kinh tế đã giúp ta nhanh chóng đi lên. Việt Nam có lòng kiên trì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa quán triệt để định hướng đó trong mọi mặt của cuộc sống chúng ta mới có thể khai thác cái hiện đại và văn minh của chủ nghĩa tư bản như vốn liếng, kinh nghiệm tổ chức quản lý trong sản xuất. Chỉ có một hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ vững chắc chúng ta mới có thể đi lên một cách nhanh chóng.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cách mạng lâu dài gian khổ nhưng nhất định sẽ thắng lợi. Đặc biệt ở nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi làm tiền đề cơ bản cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Công cuộc xây dựng lại đất nước thực sự là một cuộc cách mạng lớn, giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng Việt Nam cuộc cách mạng chứa đựng trong lòng nhân dân niềm tin vững chắc vào Đảng và nhà nước đưa đất nước sánh vai với các cường quốc Năm Châu.
2. Bản chất giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế .
Những quan điểm về định hướng và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế. Trong những năm qua Đảng ta đã kiên trì xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa trước những cuộc khủng hoảng toàn diện sâu sắc phê phán gay gắt chưa từng thấy từ nhiều hướng. Trong bối cảnh phức tạp như vậy Đảng ta đã đưa ra đường lối để phát triển kinh tế. Đối với nước ta không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thực sự và tự do cho nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng, phát huy cao độ truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc đã chiến đấu hi sinh dòng rã mấy chục năm trời, hoàn thành về cơ bản những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã chuyển sang thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội đã có lịch sử hơn 70 năm, có thành công và thất bại, đó là nguồn kinh nghiệm vô giá lại có cả kinh nghiệm đổi mới, cải tổ, cải cách những năm qua gợi mở cho thấy nhiều vấn đề quan trọng từ mặt thành tựu và cả những vấn đáp. Đó là cơ sở thực tiễn để có thể rút ra những kết luận cần thiết dưới sự chỉ dẫn của phương pháp luận Mác – LêNin được vận dụng một cách sáng tạo. Đương nhiên những gì mà nhận thức chúng ta đạt tới hôm nay sẽ còn được bỏ sung, phát triển cùng với phát triển sau này của thực tiễn và của tư duy lý luận. Song ở thời điểm hiện nay đó là những quan niệm mà Đảng và nhà nước ta đã đặt ra như sau :“ Do dân lao động làm chủ “.
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột làm theo năng lực hưởng theo lao động.Các dân tộc trong nước đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Quan niệm tiếp theo mà đại hội Đảng đã đề ra là định hướng lớn trong chính sách kinh tế. Để đạt được mục tiêu này thì chúng ta chủ trương thực hiện “nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Các hình thức sở hữu hỗn hợp đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều là tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Đối với quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt , nắm những doanh nghiệp trọng yếu, đảm đương những hoạt động mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện đầu tư kinh doanh.
Kinh tế tập thể cần đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động có hiệu quả thiết thực phát triển rộng rãi và đa dạng trong các ngành nghề, với quy mô và mức độ tập thể hoá khác nhau.
Kinh tế cá thể có phạm vi tương đối lớn, được phát triển trong các ngành nghề ở cả thành thị và nông thôn.
Kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong các ngành có lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định.
Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển một cách rộng rãi.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì chúng ta còn phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế bằng cách phổ cập hết cấp I nâng cao dân trí, đào tạo phần lớn nghề nghiệp cho thanh niên, đồng thời đào tạo một đội ngũ cán bộ tốt, các chuyên gia khoa học và công nghệ...
Chính sách tiếp theo mà Đảng và nhà nước đề ra là đổi mới hệ thống chính trị và vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Trong hệ thống chính trị nước ta Đảng là ngừơi lãnh đạo cao nhất để đảm bảo mọi quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân, nhân dân đã thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp phải thực sự có đầy đủ quyền lực được nhân dân uỷ nhiệm. Đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi giữa đảng Nhà nước và nhân dân lao động.
Cuối cùng là vấn đề về đảng: Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lê Nin,vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác Lê Nin một cách sáng tạo.
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế. Trước hết để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa thì đòi hỏi chúng ta phải thống nhất nhận thức về nội dung của định hướng. Đối tượng của nhận thức về định hướng xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là tính quy luật của quá trình vận động của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ là những con đường, những phương thức và những giải pháp cơ bản của quá trình đó hướng tới. Hơn nữa, đó còn là điều đầu tiên phải nhận thức không rõ cái đích đi tới thì cũng không thể rõ định hướng như thế nào, không có cái chuẩn để qui định mọi sự vận động. Nội dung của xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở cuối thời kỳ quá độ quy định nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra hôm nay vì những nội dung của xã hội tương lai đã phải xuất hiện và lớn dần lên từ hôm nay, từ những mầm mống phôi thai trở thành những nhân tố ổn định ngày càng lớn mạnh chiếm địa vị chi phối. Không có sự ra đời của cái tương lai xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ hôm nay thì cũng không có định hướng XHCN. Hơn nữa, nội dung của xã hội tương lai còn có tính quy định về nguyên tắc đối với việc lựa chọn các phương thức và giải pháp hôm nay. Một xã hội tương lai vì giải phóng xã hội, giải phóng con người thì cũng không thể chấp nhận giải pháp chống lại con người, vi phạm lợi ích cơ bản của người lao động như chủ nghĩa tư bản có thể làm trong quá trình phát triển của nó.
Thật vậy con đường đi lên CNXH ở nước ta hầu như chưa có qua những hình thức kinh tế và văn hoá trung gian. Quan niệm này cho rằng không cần phải nhận thức về xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, rằng cứ làm cho kinh tế tăng trưởng, dân giàu nước mạnh thì “ khắc đi khắc đến” “Không cần thiết chế trước xã hội tương lai”. Đây là những quan niệm sai lầm. Đúng là chúng ta không thể có ngay một bản chi tiết về xã hội tương lai bởi vì những chi tiết đó không có sẵn mà chỉ xuất hiện trong tiến trình vận động của thực tiễn xã hội và lý luận phải tổng kết thì mới tìm ra được. ở đây chế độ XHCN ở Việt Nam chỉ có thể là sản phẩm của một phong trào hiện thực đúng như Mác quan niệm. Tuy nhiên lý luận có thể và cần phác hoạ trên đại thể cái khung cơ bản của một xã hội Việt Nam tương lai và cương lĩnh của Đảng được thông qua đại hội VII đã được nêu ở trên.
Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do dân và vì dân.Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Cơ cấu kinh tế kết thúc thời kỳ quá độ phải khác với cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ, phải trở thành một cơ cấu thuần nhất hơn trong đó các nhân tố kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ nổi trội lên trong các quan hệ kinh tế. Hiện nay còn quá sớm để dự báo và mô tả về những quan hệ kinh tế cụ thể lúc đó bởi vì những hình thức kinh tế của chế độ XHCN tương lai sẽ phụ thuộc vào sự vận động của chính những hình thức kinh tế trong thời kỳ quá độ. Có một điều chắc chắn là việc chế độ tư hữu chuyển sang chế độ công hữu về cơ bản là một quá trình kinh tế lâu dài, thông qua những hình thức đan xen, kết hợp các yếu tố tư hữu và công hưũ để tạo ra một động lực về kinh tế thực sự cho mọi thành phần kinh tế quốc dân hôm nay. Những hình thức đó không chết cứng mà sẽ biến đổi không ngừng đi theo với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi kết thúc thời kỳ quá độ, chúng ta sẽ có một cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa “sạch sẽ ”. Nhưng chắc chắn rằng chế độ người bóc lột người sẽ khôngg còn nữa. Đồng thời đời sống nhân dân cũng dần được nâng cao. Qua việc giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thì nước ta cũng kết hợp việc xây dựng quan hệ mới bao gồm ba khâu cơ bản là quan hệ sở hữu và quan hệ phân phối, quan hệ quản lý. Trong đó quan hệ sở hữu và quan hệ phân phối là hai khâu quan tọng nhất. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là yếu tố cơ bản nhất của quan hệ sản xuất. Nó phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện không thể thiếu được để lực lượng sản xuất phát triển. Trong mối quan hệ tương tác đó thì quan hệ sản xuất nói chung với chế độ tư hữu nói riêng là điều kiện, là phương tiện kinh tế để tác động đến lực lượng sản xuất, nhân tố cách mạng nhất và xét đến cùng là quan trọng nhất đối với quá trình kinh tế – xã hội. Tuy nhiên xét trong tổng thể những yếu hợp thành hình thái kinh tế xã hội thì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cùng với tất cả các quan hệ sản xuất xã hội lại là cơ sở hạ tầng của xã hội, là cơ sở cho sự phát triển một kiến trúc thượng tầng chính trị và tinh thần tương ứng. Chế độ tư hữu là mục đích duy nhất của bất cứ xã hội nào. Nó là động cơ vĩnh hằng của tiến bộ xã hội. Muốn vậy xây dựng xã hội chủ nghĩa nhất thiết chúng ta phải xây dựng chế độ công cộng về tư liệu sản xuất, coi đó là một trong những mục tiêu quan cơ bản để có chủ nghĩa xã hội.
Nước ta bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1979. Vậy là cho đến nay mới chỉ hơn 20 năm mà nền kinh tế nước ta đã có những thay đôỉ đáng kể. Như không còn đói nghèo đời sống nhân dân được nâng cao. Đặc biệt là tỷ lệ dân trí ngày càng cao. Điều đó phải nói tới sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Bởi trước tình hình đất nước như vậy và nhìn nhận ra thế giới thì nền kinh tế nước ta quá lạc hâụ, nghèo nàn. Chính vì vậy nước ta đã phải thay đổi lại cơ chế quản lý và bắt đầu thực quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó phát triển nền kinhtế thị trường là điều quan trọng. Trong vấn đề này nhà nước ta đã có vai trò rất lớn. Việc thừa nhận và phát triển nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài làm hay đổi căn bản nhiều vấn đề nhận thức và phương thức điều tiết của nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển hiện nay. Vấn đề phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN được đặt ra là sự nhận thức lại và khắc phục những sai lầm của quá khứ trong việc xây dựng nền kinh tế theo mô hình CNXH thuần nhất, không có kinh tế thị trường. Việc giải quyết vấn đề phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN không thể không chú ý đến sự tăng trưởng nhanh và bền vững tron một thời kỳ dài để khắc phục nguy cơ tụt hậu đang là một thách thức lớn nhất hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường vai trò của nhà nước ngày càng được coi trọng đúng với vị trí của nó, là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển xã hội. Trong thê kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, những tư tưởng tự do kinh tế đã góp phần đưa lại những thay đổi lớn lao trong năng lực hoạt động của con người và xã hội. Tuy vậy, tình trạng độc quyền và sự hỗn loạn về kinh tế gây ra những phản ứng xã hội và chính trị đối với tình trạng này ở các nước tư bản chủ nghĩa Châu Âu đã gây ra sự đổ vỡ hệ thống kinh tế thị trường tự do trên quy mô toàn thế giới vào những năm 20 của thế kỷ này.
Do cuộc khủng hoảng của các nước theo khuynh hướng XHCN coi đó là cách loại bỏ tốt nhất nhưng vấn đề chính là phải khắc phục được hai nhược điểm chính của hệ thống kinh tế thị trường tự do :cạnh tranh vô chính phủ là bất bình đẳng về xã hội chính vì vậy các nhà kinh tế ở nước ta đã nhận ra rằng để mở rộng nền kinh tế thị trường thì phải có sự can thiệp của kinh tế nhà nước. Nhà nước tham ra phân phối lại các loại thu nhập của các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống thuế khoá, xây dựng bộ luật quan trọng để xác lập khuôn khổ pháp luật, trật tự nền kinh tế thị trường, tổ chức các hình thức bảo hiểm quan trọng trong xã hội. Chi tiêu ngân sách của chính phủ được đề cao xây dựng và phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Trong các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ công cộng quan trọng, những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế như:tiền tệ, tài chính, công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng... được coi là công cụ can thiệp trực tiếp và chủ yêú để giải quyết việc làm và thu nhập , kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định nền kinh tế và giải quyết được về cơ bản các chính sách xã hội trong hàng chục năm qua ở nước ta. Thực tế thì trên thế giới không một nước nào phát triển lại không sử dụng các xí nghệp nhà nước ở các lĩnh vực quan trọng nhằm thực hiện chức năng kinh tế vĩ mô, đặc biệt vì lợi ích toàn xã hoội như một số ngành thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, (năng lượng, giao thông vận tải, bưu điện,...) Những ngành công nghiệp nặng ( luyện kim, đóng tàu...) những ngành kinh tế chiến lược bảo đảm đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật trên cơ sở cạnh tranh của đất nước trên nền kinh tế thế giới, những ngành thuộc về sản xuất và dịch vụ các loại hàng hoá công cộng. Như vậy dù phát triển theo định hướng nào thì mỗi nước đều có khu vực kinh tế nhà nước.
ở nước ta nhà nước với tư cách là một cổ đông ở mức khống chế hay không khống chế. Nhà nước lập ra các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước – tư nhân trong và ngoài nước góp phần quan trọng làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị này trở nên năng động, nâng cao được danh lợi và khả năng cạnh với các công ty cổ phần tư nhân. Có thể nói, sự chuyển đổi cơ cấu sở hữu nhà nước thông qua quá trình cổ phần hoá và đa dạng hoá, sự hợp tác và xâm nhập lẫn nhau giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, kể cả ở cấp độ tập đoàn công ty quốc gia để vươn ra thị trường thế giới là một trong những con đường nâng cao hiệu quả nền kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tóm lại có thể nói tằng, để duy trì được định hướng XHCN, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, khắc phục được nguy cơ tụt hậu của đất nước, cần phải có xu sự tham gia của các lực lượng thuộc cả hai khu vực: khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Dưới hình thức công ty cổ phần, cả hai khu vực này cùng tham tham gia vào các lĩnh vực kinh tế trên cơ sở hợp tác bình đẳng, có phân công trách nhiệm và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển dựa trên luật chơi của thị trường và luật pháp của nhà nước. Sự độc quyền hiện nay của kinh tế nhà nước trong một số lĩnh vực trước mắt là cần thiết..
II. Thực trạng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa từ khi đổi mới
1. Những thành tựu đổi mới trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Hơn mười năm qua đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như: tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng bình quân hàng năm 8,2% , giảm tỷ lệ lạm phát từ 74,7% ở năm 1986 xuống 12,7% ở năm 1995 và khoảng 5% 1996. Sản lượng lương thực đạt trên 29 triệu tấn ở năm1996. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (1991 – 1995) đạt 17 tỷ đô la và năm 1996 đạt trên 7 tỷ đô la mở rộng được quan hệ kinh tế hợp tác với bên ngoài, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật hiện đại vào để phát triển kinh tế trong nước. Tính đến cuối năm 1996 đã có trên 700 công ty lớn nhỏ bỏ vốn đầu tư vào nước ta với số tiền trên 22 tỷ dô la nằm trong 1800 dự án phát triển kinh tế thuộc nhiều ngành như : công nghiệp , nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ ngân hàng, tài chính... chúng ta cũng đã thiết lập mối quan hệ với 120 nước trên thế giới, xoá bỏ thế bị bao vây kinh tế tạo ra thế và lực mới để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã mang lại kết quả đáng kể như:
Việt nam là một trong những nước có nền kinh tế nhanh nhất thế giới: tốc độ tăng trưởng GDP từ 1991-1996 là 8,4%,1997 là 8,8% thu nhập đầu người tăng trên 5% mỗi năm.
Lạm phát giảm từ mức độ siêu lạm phát 8% xuống còn một con số thấp đáng kể là 2,1% trên 1 năm tương tương với quý một năm 1997 thâm hụt ngân sách được duy trì dưới 2% của GDP trong năm 1996.
Tích luỹ trong nước tăng năm lần so với GDP từ 3% đến 17% của GDP đầu tư phát triển gấp 3 lần từ 11,6% của GDP năm 1989 lên 28% của GDP năm 1996.
Sản lượng nông nghiệp tăng trưởng gấp đôi, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới.
Đời sống nhân dân Việt nam được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nghèo khổ của Việt nam đã giảm 35% trong vòng có 10 năm từ 1996 đến nay.
2. Quyết điểm lệch lạc và những nguyên nhân dẫn đến sự lệch hướng và một số khía cạnh cụ thể trong đổi mới phát triển kinh tế.
Đổi mới chậm chạp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xây dựng quan hệ sản xuất mới, lúng túng, lạc hậu,, buông lỏng hội nhập còn hạn chế, yếu kém, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việc khủng hoảng sản xuất “thừa”là căn bệnh cố hữu của các nền kinh tế trong thời gian hiện nay . ở đây, do mức cung hàng hoá vượt quá mức cầu không có khả năng thanh toán do đó dẫn đến tình trạng “dư thừa hàng hoá”. Nguyên nhân là do mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa . Mâu thuẫn này được thể hiện là tính kế hoạch cao độ trong từng doanh nghiệp với tính vô chính phủ trong toàn bộ nền sản xuất xã hội. Xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn độ mâu thuẫn với sức mua có hạn của quần chúng mâu thuẫn đối kháng với giai cấp vô sản với giai cấp tư sản .
Gắn với khủng hoảng kinh tế là tỷ lệ nạn thất nghiệp của người lao động –căn bệnh nan giải của xã hội càng phát triển. Đồng thời là xã càng phát triển bao nhiêu thì ô nhiễm môi trường càng phát triển bấy nhiêu, giữa chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. ngày càng nhiều đất đai bị tàn phá, rừng đàu do chạy theo lợi nhuận tất cả đã gây lên tình trạng không bình thường trong quan hệ kinh tế đén sự mất ổn định xã hội . Đây mới chỉ là những khuyết tật của kinh tế thị trường .Còn nền kinh tế hàng hoá thì sao? câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu nhưng dường như nó chưa được giải quyết xong sự yếu kém của nền kinh tế hàng hoá nước ta còn trong tình trạng tự cung tự cấp.
Trình độ cơ sở vật chất-kĩ thuật và công nghệ sản xuất còn thấp kém.
Hệ thông kết cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội chưa đủ để phát triển kinh tế thị trường ở trong nước và chưa có khả năng để mở rộng giao lưu với thị trường quốc tế.
Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả, chưa có thị trường theo đúng nghĩa._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35027.doc