BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIỌNG ĐIỆU
THƠ CHẾ LAN VIÊN
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 5.04.33
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ TRẦN HỮU TÁ
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN HOÀNG MINH HÀ
KHÓA 8
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2000
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIỌNG ĐIỆU
THƠ CHẾ LAN VIÊN
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4277 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giọng điệu thơ Chế Lan Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ SỐ : 5.04.33
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ TRẦN HỮU TÁ
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN HOÀNG MINH HÀ
KHÓA 8
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2000
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................4
DẪN LUẬN...............................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề:...................................................................................................................6
3. Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................10
4.1. Phương pháp lịch sử: ................................................................................................10
4.2. Phương pháp hệ thống: .............................................................................................10
4.3. Phương pháp so sánh: ...............................................................................................10
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp: ............................................................................10
5. Phương pháp triển khai đề tài và cấu trúc luận án: ..........................................................10
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIỌNG ĐIỆU VĂN CHƯƠNG VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ
TRỮ TÌNH...............................................................................................................................10
1.1. Khái niệm về giọng điệu văn chương: ..........................................................................10
1.1.1. Giọng và giọng điệu:..............................................................................................10
1.1.2. Giọng điệu văn chương:.........................................................................................12
1.2. Giọng điệu thơ trữ tình: ................................................................................................19
1.2.1. Khái niệm trữ tình và thơ trữ tình: .........................................................................19
1.2.2. Giọng điệu thơ trữ tình: .........................................................................................23
CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH SỬ THI CỦA CHẾ LAN VIÊN ..................38
2.1. Trữ tình sử thi: ..............................................................................................................38
2.2. Cảm hứng sử thi:...........................................................................................................39
2.2.1. Cảm hứng về Cách Mạng: .....................................................................................41
2.2.2. Cảm hứng về Tổ Quốc:..........................................................................................44
2.2.3. Cảm hứng về Đảng: ...............................................................................................46
2.2.4. Cảm hứng lịch sử: ..................................................................................................48
2.2.5. Cảm hứng về lãnh tụ: .............................................................................................49
2.2.6. Cảm hứng đời thường: ...........................................................................................52
2.2.7. Cảm hứng về thơ:...................................................................................................54
2.3. Nhân vật trữ tình: ..........................................................................................................56
2.4. Những nghệ thuật đặc sắc: ............................................................................................59
2.4.1. Các hình ảnh thơ đối lập về thời gian và không gian: ...........................................62
2.4.2. Hình ảnh đối lập giữa hiện tượng và bản chất: ......................................................63
2.4.3. Hình ảnh đối lập giữa nguyên nhân và kết quả:.....................................................64
2.4.4. Hình ảnh đối lập về các trạng thái cảm xúc:..........................................................65
2.4.5. Hình ảnh đối lập về ý thức hệ: ...............................................................................66
2.4.6. Hình ảnh đối lập giữa các tính chất, trạng thái của đối tượng: ..............................67
CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH THẾ SỰ CỦA CHẾ LAN VIÊN .................69
3.1. Trữ tình thế sự:..............................................................................................................69
3.2. Cảm hứng thế sự: ..........................................................................................................72
3.2.1. Cảm hứng về số phận con người: ..........................................................................72
3.2.2. Cảm hứng về nỗi đau: ............................................................................................76
3.2.3. Cảm hứng thương cảm con người sáng tạo: ..........................................................79
3.2.4. Cảm hứng tình yêu:................................................................................................82
3.2.5. Cảm hứng về thơ và nghề thơ: ...............................................................................85
3.2.6. Cảm hứng về chữ vô: .............................................................................................89
3.3. Nhân vật trữ tình: ..........................................................................................................91
3.4. Những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc: .............................................................................94
3.4.1. Những hình ảnh biểu tượng cố ý nghĩa mới: .........................................................94
3.4.2. Những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết:......................................................97
3.4.3. Những hình ảnh lý luận về thơ và nhà thơ bằng thư:...........................................100
KẾT LUẬN............................................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................107
TÁC PHẨM CỦA CHẾ LAN VIÊN TỬ 1945 .....................................................................111
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đối với phó giáo sư, phó tiến sĩ Trần Hữu
Tá, người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giáo sư đã giảng dạy, Ban Giám Hiệu,
phòng Đào Tạo sau Đại Học cùng Ban Chủ Nhiệm khoa Ngữ Văn trường Đại Học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Ban Giám Hiệu trường Trung Học Phổ Thông Phan Đăng Lưu đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong thơi gian học tập và làm luận án đúng thời hạn.
Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 1/4/2000
4
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài:
Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920, mất ngày
19/6/1989. Quê ông ở Cam Lộ, Quảng Trị. Song ông lớn lên, học hành và làm thơ ở Bình
Định, cùng thời với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Xuân Diệu ... Ông đã từng tham gia Ban lãnh đạo
Hội nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội khóa IV, V, VI, nhiều lần là sứ giả của vãn hóa
Việt Nam tham dự các diễn đàn văn hóa quốc tế ở Liên Xô, Pháp, Nam Tư, An Độ, Na uy,
Thụy Điên ...
Năm 16 tuổi, lần đầu tiên xuất hiện trên thi đàn với tập Điêu Tàn, Chế Lan Viên đã gây
một niềm kinh dị bởi giọng thơ rất riêng không lẫn với một ai và bởi niềm ám ảnh không
nguôi về thời gian và sự tồn tại. với những đau thương tựa hồ vô lý nhưng thành thực vô
cùng. Ngay từ tập thơ đầu tay ấy, chất suy nghĩ của Chế Lan Viên đã khác hẳn các thanh niên
cùng lứa và cũng chẳng giống bất kỳ một nhà thơ nào.
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, đi theo Cách Mạng, Chế Lan Viên thực sự có một
sự chuyển hướng sang quan niệm nghệ thuật cách mạng phù hợp với yêu cầu của dân tộc và
thời đại. Sự chuyển hướne này đạt đến đỉnh cao vào những năm 60, mở đầu là tập Anh Sáng
và Phù Sa, sau đó là một loạt các tập thơ khác mà giới nghiên cứu văn học đều thống nhất
chung một sự đánh giá là thơ Chế Lan Viên sau Cách mạng đã vượt lên tầm của chính mình
trước Cách mạng. Trên con đường thơ của mình, Chế Lan Viên thực sự đã hình thành phong
cách thơ mang đậm chất trí tuệ mà phong cách này có ảnh hưởng đến một số nhà thơ lớp sau
như Phạm Tiến Duật, Bằng Việt...
Sau khi Chế Lan Viên mất, nhà văn Vũ Thị Thường (vợ ông) đã rút từ trong những bản
thảo còn lại của ông những bài thơ chưa từng công bố: ba tập "Di cảo thơ Chế Lan Viên" đã
ra đời lại là một hiện tượng văn học. Năm 1993, Di cảo thơ tập II được trao giải thưởng duy
nhất về thơ của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1996, Chế Lan Viên là một trong bốn nhà thơ
lớn của Việt Nam được nhận giải thưởng cao quý - giải thưởng Hồ Chí Minh.
Chế Lan Viên vẫn được xem là một trong những cây đại thụ thơ tỏa bóng mát xum xuê
trong khu rừng lớn văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông là những gì tinh túy nhất, thơm thảo
nhất của cuộc đời ông, của tâm linh ông, của hồn thơ ông mà chúng ta có thể học ở đó rất
nhiều điều.
Từ lúc sinh thời cũng như cho đến tận ngày hôm nay, năm cuối cùng của thế kỷ 20, các
tác phẩm của Chế Lan Viên đều được người đọc đón nhận, yêu mến và được bạn bè đồng
5
nghiệp đánh giá cao. Đã có hàng trăm bài viết, tuyển tập hoặc công trình nghiên cứu, phê
bình, tiểu luận, luận án về con người và sự nghiệp thơ ca của ông với tất cả niềm trân trọng,
quí mến.
Là một trong những người ngưỡng mộ thơ ông, tôi chọn một vấn đề "giọng điệu nghệ
thuật" để làm đề tài cho mình. Đây cũng là một trong những vấn đề chưa được nghiên cứu
kỹ. Đây đó trong các bài nghiên cứu về Chế Lan Viên, cũng có bàn về giọng điệu thơ Chế
Lan Viên nhưng các ý kiến đều chỉ là bàn qua, bàn về. Mỗi người có một nhận định chủ quan
của mình. Chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu riêng về giọng điệu nghệ thuật
thơ của ông.
Với niềm mong muốn được đóng góp vào việc nghiên cứu một chân dung văn học độc
đáo ở một nét tiêu biểu, chúng tôi mong được nhận nhiều đóng góp để có thể đi đến quan
điểm thống nhất về "giọng điệu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên".
2. Lịch sử vấn đề:
Từ trước đến nay các nhà nghiến cứu đã dùng nhiều phương pháp khác nhau để đánh
giá, phân tích, tìm tòi thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Lịch sử nghiên cứu về Chế Lan
Viên bắt đầu có từ khi Điêu tàn ra đời và cho đến nay vẫn chưa thể có một công trình nào bao
quát nổi một hiện tượng thơ lớn như vậy. Trong 50 năm sáng tác, Chế Lan Viên để lại 1035
bài thơ đã xuất bản, 7 tập văn xuôi, 8 tập phê bình tiểu luận.
Cũng giống như bất kỳ nhà văn, nhà thơ lớn hiện đại nào khác, việc đánh giá từng tác
phẩm nói riêng hay toàn bộ sự nghiệp của Chế Lan Viên nói chung không thể tránh khỏi cách
đánh giá khác biệt nhau, thậm chí trái ngược nhau, tùy theo quan điểm thẩm định riêng của
mỗi thời và mỗi người. Người nghệ sĩ càng lớn, các tác phẩm càng đa diện, đa thanh, đa sắc.
đa tầng thì sự đánh giá càng phong phú và phức tạp. Nhất là về ba tập Di cảo thơ. Có người
cho rằng "giọng trầm" trong Di cảo thơ là bước lùi, yếu đuối. Giáo sư Lê Đình Kỵ lại gọi đó
là "trí tuệ, tài năng, tâm hồn" (1). Giáo sư Trần Thanh Đạm tìm thấy ở giọng thơ Chế Lan
Viên một tín hiệu của kiểu thơ trí tuệ (2).
Tính chất đa thanh có thể thấy rõ ở Chế Lan Viên. Trong 14 tập thơ, ta có thể thấy cả
giọng trữ tình sử thi, cả giọng trữ tình thế sự, giọng chính luận bình luận, giọng trầm tĩnh triết
lý, giọng tiêu tao, hiện thực pha màu huyền ảo, giọng trào lộng pha chút mùi vị chua cay,
giọng trầm tư suy ngẫm, giọng nghi vấn, giọng khẳng định, thơ trữ tình điệu nói ...
(1) Lê Đình Kỵ - Trên đường văn học - NXB văn học, 1995, tập 2 trang 265.
(2) Trần Thanh Đạm - những vần thơ triết lý của Chế Lan Viên qua những trang Di cảo - Báo văn nghệ số 36. Ra
ngày 4/9/ 1993.
6
Nhưng chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu kỹ về giọng điệu nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên một cách hoàn chỉnh cả về hình thức biểu hiện lẫn nội dung.
Có một điểm thống nhất chung ở các nhà nghiên cứu phê bình là Chế Lan Viên có một
giọng điệu thơ riêng, không thể lẫn với một ai, giọng điệu thơ riêng đó là "điệu hồn" riêng
của nhà thơ, tạo nên một phong cách thơ riêng, trong đó đậm đặc chất tư duy suy ngẫm, suy
ngẫm về lý tưởng, về quan niệm sống, về hoạt động, trong đó có hoạt động nghệ thuật cao
quý, được nâng lên thành triết lý.
Giọng tư duy suy ngẫm của Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975 đặt cơ sở trên cái ta
trữ tình nên nó mang âm hưởng chung của thời đại là trữ tình sử thi, tráng lệ, hào hùng. Nó ca
ngợi đất nước, nhân dân, dân tộc. Đó là "giọng cao" như Chế Lan Viên tự nhận xét về thơ
mình.
Từ sau năm 1975, cái tôi trong thơ trữ tình đã đổi khác, hầu như có một sự thức tỉnh cá
nhân mới. Đúng ra là sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân trong cái tôi trữ tình. Đó
là sự đòi hỏi khẳng định cá tính cùng với cá tính sáng tạo, là nhu cầu giãi bày về muôn mặt
đời thường, về tình yêu trần thế. Trong thơ, con người riêng tư đích thực ngày càng được xác
nhận. Con người có nhu cầu xác định chỗ đứns của mình trước thế giới, trong các quan hệ xã
hội và cá nhân mà trước kia, trong chiến tranh, chỗ đứng ấy là chỗ đứng trong hàng ngũ,
trong tập thể, trong nhân dân, trong cái "ta" chung cửa dân tộc. Cái "tôi" nhiều khi phải tạm
thời nhường chỗ cho cái "ta". Nhưng bây giờ là hòa bình, con người phải trở về với các giá trị
nhân bản. Con người trước kia là đối tượng để ngợi ca hay phê phán, Giờ đây nó còn thêm
tính chất là đối tượng để nghiên cứu, phân tích.
Cho nên giọng tư duy suy ngẫm của Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời là tư duy suy
ngẫm về bản thể của con người, nhân cách, cái có hạn. cái bất cập, cái không may ... Nhà thơ
nghĩ suy về sự hữu hạn của thời gian, về tài năng và sự sáng tạo ... có cả những bất lực, bất
mãn của một nghệ sĩ đặt cho mình những yêu cầu rất cao về sáng tạo nghệ thuật.
Thơ Chế Lan Viên trong giai đoạn này chủ yếu là thơ trải nghiệm, kết hợp óc tư duy
phân tích tỉnh táo nên giọng thơ triết lý bình thản đến sắc lạnh. Đó là nguyên nhân khiến
người ta nhận xét Chế Lan Viên đổi giọng thơ. Nếu xét như vậy thì cả một nền thơ Việt Nam
sau 1975 đều chuyển theo xu thế có một sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân trong
cái tôi trữ tình. Ở đây, không phải là Chế Lan Viên chủ động đổi giọng thơ mà hoàn cảnh đã
thay đổi : giọng trữ tình sử thi phải nhạt dần và chuyển sang trữ tình thế sự, trữ tình nhân bản.
7
Giọng tư duy suy ngẫm ở giai đoạn cuối đời của Chế Lan Viên, đặc biệt là ở ba tập Di
cảo thơ giúp chúng ta hiểu cái tâm của nhà thơ, cái tâm luôn trăn trở những nghĩ suy sâu sắc
về tình thế, về đất nước, về cuộc đời không hề đơn giản, cũng như cả những lo toan, xao
xuyến, vui buồn, mong nhớ chân thật được trải nghiệm trong những năm tháng cuối đời và
nhà thơ cũng tự nhận xét giọng của mình lúc này là "giọng trầm'' [(Xưa giọng cao giờ anh hát
giọng trầm - (giọng trầm)].
Dù là giọng cao hay giọng trầm thì sắc thái của nó vẫn là giọng tư duy suy ngẫm. Trước
kia Chế Lan Viên tư duy suy ngẫm với cả dân tộc, với những tráng ca, những khúc bi hùng,
với tâm tư tình cảm của cả cộng đồng, tạo nên chất sử thi anh hùng trong thơ, Giai đoạn sau
1975, Chế Lan Viên tư duy suy ngẫm với những vấn đề sâu lắng trầm tĩnh của con người, của
cuộc sống, của nhà thơ, của sự tồn tại, của sự ra đi ... Đoàn Trọng Huy(1) trong bài "Khuynh
hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975" có viết : "Lúc này, cần thiết một "định lý
đảo" phải đổi "ngôn ngữ thời chiến" qua "ngôn ngữ thời bình"". Giong thơ giai đoạn sau sâu
sắc. trầm tĩnh, như chắt lọc tất cả tâm huyết, tất cả kinh lịch, tất cả trải nghiệm một đời. Tâm
niệm và tâm sự, độc thoại và đối thoại, răn mình và nhắn đời ... đó chính là điệu hồn của nghệ
sĩ.
Nguyễn Bá Thành trong bài "Đọc hai tập Di cảo thơ" (2) có nhận xét giọng thơ trong Di
cảo : ""là giọng thơ đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát". Một cung bậc rất trầm, rất thấp
như một thứ âm thanh thì thào, có khi đứt quãng. Nhà thơ cố tình xuống giọng. Thế là, tính
đến thời điểm ấy (1987 - 1988), nhà thơ đã hai lần đổi giọng. Lần thứ nhất là từ "than" thành
"hỏi", từ "hát" thành "nói" :
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói
Chỉ nói thôi mới nói hết được đời"
Nguyễn Bá Thành tiếp "thơ Chế Lan Viên giờ đây là lời độc thoại để tự trấn an".
Theo tôi, những lời nhận xét của Nguyễn Bá Thành có những điểm bi quan hơn chính
những vấn đề Chế Lan Viên thể hiện trong Di cảo thơ. Võ Tấn Cường khi nói về Di cảo thơ
Chế Lan Viên thì nhận xét : "Ý thức nghệ thuật của ông không còn song hành, đồng nhất với
ý thức công dân mà đã vượt lên, hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn
của nhân loại" (1).
(1) Đoàn Trọng Huy - khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên ... in trong sách Chế Lan Viên - người làm
vườn vĩnh cửu - Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội 1995.
(2) Nguyễn Bá Thành - Đọc hai tập Di cảo thơ - in ương sách Chế Lan Viên -người làm vườn vĩnh cửu - Nhà
xuất bản Hội nhà văn Hà Nội 1995.
(1) (2)(3)(4)(5) Các bài này đều in trong sách Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu - Sách đã dẫn.
8
Phạm Xuân Nguyên trong bài "Chế Lan Viên - Người đi tìm mặt" thì cho rằng : "Thành
thực giãi bày và thừa nhận những góc khuất đời thật của mình, đó là điểm khá thú của Di
cảo thơ Chế Lan Viên". (2)
Huỳnh Văn Hoa trong bài "Chế Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật trong thơ'' (3) lại
không đồng ý với Nguyễn Bá Thành cho là "ở Di cảo Chế Lan Viên rơi vào cái trận đồ siêu
hình ... hạ thấp thơ mình" mà cho là "vấn đề sống chết, ý nghĩa thời gian, về công nghiệp một
đời người, về cõi quên là những vấn đề triết học muôn đời của con người",
Trong bài "Con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên" (4) Phạm Hổ nhận xét : "Chế Lan
Viên nhiều giọng nói, lúc như có lửa bốc lên rừng rực, lúc như dòng nước mát chảy êm —
nhưng cái chất Chế Lan Viên chì một".
Hoài Anh ở bài "Chế Lan Viên - một bản lĩnh một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng và
bí ẩn" (5) lại nhận xét Di cảo thơ "mang giọng tiêu tao, hiện thực pha màu huyền ảo".
Còn rất nhiều nhận định khác nhau về thơ Chế Lan Viên. Nhưng chỉ là bàn qua, bàn về,
chưa làm rõ một sự thống nhất trước sau như một ở thơ ông. Sự thay đổi do hoàn cảnh tuyệt
đối không phải là bước lùi mà chỉ là một tiếng nói phù hợp với thời đại.
Trên cơ sở lịch sử vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi sẽ cố gắng tìm tòi phát hiện vấn đề
giọng điệu thơ Chế Lan Viên một cách toàn diện hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thơ của Chế Lan Viên từ sau cách mạng tháng 8 cho
đến ba tập Di cảo thơ. Và cũng chỉ tập trung vào một vấn đề "giọng điệu nghệ thuật" - một
phương diện của cá tính sáng tạo.
Một số bài thơ trong Di cảo thơ nhưng năm ra đời từ trước năm 1945 cũng không nằm
trong diện khảo sát cua chúng tôi, vì chúng chịu ảnh hưởng quá trình phát triển chung của
phong trào Thơ Mới cũng như khuynh hướng thần bí, siêu hình của riêng nhà thơ giai đoạn
trước cách mạng tháng 8.
Giọng điệu nghệ thuật thuộc về cả nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Nó là "điệu
hồn" của nhà thơ, cái "rám" của nhà thơ và được biểu hiệu qua cảm hứng, ngôn ngữ, hình
ảnh, nhịp điệu, kết cấu và cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ, qua nhân vật trữ tình ... Tim hiểu
giọng điệu có nhiều hướng tiếp cận, song trong luận án này, chúng tôi tìm hiểu giọng điệu
thông qua một số phương diện : cảm hứng, nhân vật và hệ thống hình ảnh. Đi theo hướng
này, chúng tồi muốn tìm tính nội dung của giọng điệu. Còn các yếu tố ngôn ngữ, nhịp điệu,
kết cấu, điểm nhìn nghệ thuật ... xin được tiếp tục bàn đến trong một thời gian khác.
9
Một điều đáng lưu ý là ba tập Di cảo thơ không phải ra đời dưới bàn tay sắp xếp có chủ
đích của chính nhà thơ Chế Lan Viên. Mà nó là nhiều bản thảo chưa hoàn chỉnh, ở dạng phác
thảo, do vợ nhà văn tuyển chọn, sắp xếp. Cũng có một số bài đã hoàn chỉnh, nhưng cũng
không phải do chính Chế Lan Viên tuyển chọn, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình. Nên
theo tôi, đưa ra những nhận xét quyết đoán, thậm chí nặng nề về một công trình không phải
do chính nhà thơ đem đến nhà xuất bản là không nên. Chắc gì nếu còn sống nhà thơ sẽ cho in
những phác thảo đó bởi vì có thể có bài còn yếu về nội dung hoặc yếu về nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
4.1. Phương pháp lịch sử:
Đọc toàn bộ tác phẩm thơ Chế Lan Viên, luôn luôn đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử
cụ thể để hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa hoàn cảnh và tác phẩm.
4.2. Phương pháp hệ thống:
Hệ thống lại những yếu tố gần nhau, tương đồng hoặc những yếu tố khác nhau, đối lập
để làm nổi bật vấn đề chính. Việc rút ra những kết luận về giọng điệu thơ Chế Lan Viên phải
dựa trên cơ sở phân tích cụ thổ từng yếu tố nghệ thuật của thơ ông : Hệ thống cảm hứng chủ
đạo. hệ thống hình ảnh, nhân vật trung tâm ...
4.3. Phương pháp so sánh:
- So sánh thơ Chế Lan Viên với một số nhà thơ lớn cùng thời Xuân Diệu, Tố Hữu ... để
tìm ra những điểm khu biệt.
- So sánh thơ Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975 và dai đoạn sau của đời ông : từ
1975 - 1989 để làm rõ các luận điểm khác nhau về thơ ông ở hai thời kỳ này. Từ đó toát lên
cái độc đáo và sự đóng góp của Chế Lan Viên cho thơ Việt Nam hiện đại.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Chúng tôi
sẽ vận dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp từ cấp độ câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài
thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận án.
5. Phương pháp triển khai đề tài và cấu trúc luận án:
Chúng tôi đi sâu tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên nhằm khẳng định
những nét đặc trưng làm nên phong cách riêng của Chế Lan Viên. Qua đó, tìm hiểu những
10
11
đóng góp cho nền thơ hiện đại của Chế Lan Viên : một giọng thơ tư duy chính luận, tư duy
suy ngẫm độc đáo và sáng tạo.
Cấu trúc của luận văn :
Ngoài phần dẫn luận (9 trang) và phần kết luận (4 trang), nội dung của luận án được
triển khai trong ba chương :
Chương 1 : Khái niệm về giọng điệu văn chương và giọng điệu thơ trữ tình (35 trang).
Chương 2 : Giọng điệu nghệ thuật trong thơ trữ tình sử thi của Chế Lan Viên (35
trang).
Chương 3 : Giọng điệu nghệ thuật trong thơ trữ tình thế sự của Chế Lan Viên (39
trang).
* * *
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIỌNG ĐIỆU VĂN CHƯƠNG VÀ
GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH
1.1. Khái niệm về giọng điệu văn chương:
1.1.1. Giọng và giọng điệu:
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình lời
văn nghệ thuật là giọng và giọng điệu. Không những thế giọng và giọng điệu còn góp phần
khu biệt đặc trưng phong cách của mỗi một nhà văn, mỗi một khuynh hướng sáng tác. Trong
bất kỳ hình thức văn học nào cũng đều có sự lựa chọn chung một giọng điệu : giọng của tiểu
thuyết khác giọng của thơ trữ tình. M. Bakhtin đã đưa ra khái
niệm "đa thanh" nhàm ghi nhận sự phát triển của giọng và giọng điệu. Ở Việt Nam, các
công trình nghiên cứu của phó giáo sư Đặng Anh Đào (Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết
phương Tây hiện đại, 1995), giáo sư Trần Bình Sử (Lý luận và phê bình văn học, 1996) cũng
đều có quan tâm đến giọng và giọng điệu.
Trong nghiên cứu văn học, khi đề cập đến vấn đề âm thanh (sound) của tác phẩm, giới
nghiên cứu thường sử dụng hai khái niệm voice và tone. Ta có thể dịch là voice = giọng ;
tone = giọng điệu.
Bách khoa toàn thư Mỹ định nghĩa :(1) : "Voice là âm thanh được sinh vật phát ra",
"Tone là âm thanh được xét trong sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng
của nó". Như thế, ở đây người ta dựa trên cơ chế xác định âm thanh để phân biệt, và giọng
điệu (tone) thì cụ thể hơn giọng (voice).
Các nhà phê bình văn học đã xác định "voỉce" và "tone" theo nhiều kiểu khác nhau.
Năm 1961, trong Nhập môn phê bình văn học, K. Danzger và S. Johnson (2) không đề
cập đến giọng (voice) mà chỉ ghi nhận giọng điệu (tone) : "Là một phạm trù có liên quan đến
tất cả các yếu tố tạo nên văn phong (style) bao gồm : cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm
thanh và nhịp điệu, là biểu hiện của một thái độ về phía đối tượng (object) được nêu rõ hay
ngụ ý".
Nhưng trong Từ điển thuật ngữ văn học (1971) M. H. Abrams (1) đã phân biệt giọng và
giọng điệu. Theo ông, giọng điệu : "Là thái độ của người phát ngôn văn học đối với người
nghe của anh tà". Bên cạnh đó, ông còn chỉ rõ : "Một số người sử dụng giọng điệu với nghĩa
rộng hơn, trùng với phạm vi mà những nhà phê bình khác gọi là giọng, giọng được xác định :
(1) (2) theo Lê Huy Bắc - "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại" Tạp chí văn học số 9- 1998.
(1) (2) (3) theo Lê Huy Bắc - Sách đã dẫn.
10
có một giọng bao trùm lên tất cả các giọng hư cấu trong một tác phẩm và có một người ở
đằng sau tất cả những nhân vật văn học, thậm chí kể cả người kể chuyện ở ngôi thứ nhất".
Đến đây ta thấy về cơ bản giọng điệu của Abrams và Danziger là giống nhau nhưng
Abrams, ngoài việc phân biệt giọng và giọng điệu, chỉ ra các cấp độ giọng, ông còn nêu thêm
quan niệm khác với Danziger, ở chỗ "thái độ đối với người nghe" chứ không phải với "đối
tượng" như Danziger đã viết.
X.LKennedy (2) thì lại không đề cập đến giọng mà ông cho rằng "Bất cứ cái gì giúp ta
luận ra thái độ của tác giả thì thường được gọi là giọng điệu".
Cũng đề cập đến giọng và giọng điệu, Katie Wales (3) trong Từ điển phong cách học
(1989) quan niệm : "Giọng được dùng để miêu tả ai là người nói". "Giọng điệu được dùng
với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những xúc cảm hoặc
tình cảm đặc biệt nào đó". Nhưng ông còn nói thêm: "đôi lúc giọng điệu được dùng để chỉ
một chất giọng phổ quát được điều hành bởi một tác giả ẩn".
Theo Từ điển tiếng Việt của các soạn giả Việt Nam, giọng được xác định như sau :
1/ Độ cao thấp mạnh yếu của lời nói, tiếng hát.
2/ Cách phát âm riêng của một địa phương.
3/ Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm thái độ nhất định.
4/ Gam đã xác định âm chủ.
Và giọng điệu được xác định như sau :
1/ Giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định.
2/ Như ngữ điệu.
Như thể điểm chung giữa hai khái niệm là : "Biểu thị một thái độ nhất định".
Đến đây ta thấy, do bản chất của giọng và giọng điệu là âm thanh nên trường giao thoa
giữa chúng là khó tránh. Nhưng trong lãnh vực phê bình văn học, dựa vào các định nghĩa đã
nêu, chúng ta có thể phân biệt chúng như sau :
1/ Giọng : là âm thanh được xét ở góc độ vật lý như cường độ, trường độ, cách phối âm,
âm lượng.
Giọng điệu : là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện các thái độ : buồn, vui,
giận, hờ hững...
11
2/ Các cơ sở để tạo nên giọng và giọng điệu : cách diễn đạt, hình ảnh, ngôn ngữ, cú
pháp, âm thanh , nhịp điệu, thể loại.
3/ Đối tượng của giọng và giọng điệu : là các sự kiện, tình huống, tâm trạng. Còn đối
tượng để nhận biết giọng và giọng điệu ấy chính là độc giả.
Giọng và giọng điệu là một bộ phận của phong cách (Style) và góp phần tạo nên phong
cách cho mỗi tác phẩm, tác giả.
Giọng và giọng điệu cũng chịu sự chi phối của điểm nhìn (point of view) nhưng lại góp
phần thể hiện điểm nhìn.
Như vậy đường biên giới giữa các phạm vi điểm nhìn, giọng, giọng ? điệu và phong
cách luôn có những điểm giao nhau : nhìn từ góc độ này, chúng là giọng điệu, nhưng ở khía
cạnh kia, chúng lại là điểm nhìn hay phong cách... Tuy nhiên, các phạm vi ấy vẫn có những
nội hàm nhất định để tồn tại như một đơn vị nghệ thuật mang nghĩa trong tổng thể các đơn vị
nghệ thuật khác của tác giả.
1.1.2. Giọng điệu văn chương:
1.1.2.1. Quan niệm giọng điệu trong văn chương cổ:
Vấn đề giọng điệu văn chương đã được bàn đến từ lâu trong lý luận văn học cổ. Những
khái niệm "hơi văn", "điệu văn", "văn khí", "thần văn", "âm hưởng" trong mỹ học phương
Đông đều là những khái niệm gần gũi với khái niệm giọng điệu. Bởi nó hàm chứa cái "điệu
hồn", cái "tình", cái "mạch", cái "khúc ca bên trong" của người viết. Nó là cái cốt lõi làm nên
giọng điệu văn chương.
Cách đây năm thế kỷ, người xưa đã nhắc đến giọng. Khi đề tựa cho cuốn "Việt Nam thi
tập" do Phan Phu Tiên và Chu Xa biên soạn, Lý Tử Tấn có viết : "Lời ý phải giản dị đầy đủ,
mạch lạc thông suốt, chất phác mà vẫn nhã, mới lạ mà không trúc trắc, trung hậu mà không
thô kệch, cao siêu mà vẫn giọng ôn hòa" (1)
Để nói về mối quan hệ giữa cảm xúc và cái "điệu hồn" của nhà thơ, Ngô Thời Nhậm
trong Cúc hoa thi trận viết : "Hãy xúc động hồn thơ để cho ngòi bút có thần'' (2)
Người xưa làm thơ cót biêu hiện cái chí. Phùng Khác Khoan nói : "Nếu chí mà ở đạo
đức thì tất phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp tất nhả ra khí phách hào hùng, chí ở
(1) Thơ văn Lý Trần tập I NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1989.
(2) Tác phẩm mới số 57 (1976) trang 88.
12
rừng núi gò hoang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thơ
thanh cao, chí ở niềm thương cảm thì làm ra điệu thơ ai oán" (3)
Người xưa thường bình thơ, bình văn. Bình thơ văn là phải đọc lớn tiếng, lên bổng
xuống trầm, ngân nga không theo tùy hứng mà phải theo qui luật, nhấn mạnh vào một số
tiếng, giọng khoan thai, nhẹ nhàng, kéo dài. Bình văn thơ như vậy sẽ thấm được, hiểu được
cái hay của giọng văn, hơi vă._.n, "khí văn", "thần văn". Giọng thơ làm cho con người xúc
động, đồng cảm, thương cảm với số phận con người, hiểu và cảm được cái bí mật cùng cái
đẹp của vũ trụ.
Như vậy, kể cả ở quan niệm, kể cả ở sinh hoạt bình văn thơ, người xưa đều thấy tầm
quan trọng của giọng điệu trong tác phẩm.
Theo cổ nhân, "thần" và "khí" là những vấn đề cốt yếu của văn chương. Cái "thần" là
độ sâu thẳm của tâm hồn, phút thăng hoa của tâm hồn, và cái "khí" lại là tầm cao của tri thức.
Trong Thạch Nông toàn tập, Nguyễn Tư Giản viêt: "Bàn về văn của văn nhân có văn nghĩa
lý, có văn chính sự, có văn từ chương mà cốt yếu là ở thần, ở khí... Tình nghĩa nhập thần thì
cái thần văn sẽ đầy đặn. Nuôi tầm nhìn rộng, trông xa thì hơi văn sẽ thăng bằng" (1).
Trong lời tựa tập Thập Anh đường thi tập, nhà giáo Bùi Dương Lịch cho rằng : "Thơ
xuất phát từ tình, nhưng cái thần vận lành ở trong đó. Cái đúng ở tình thì ai chẳng có nhưng
cái tột cùng của tình lại là cái thần" (2) . Theo đó, ta hiểu cái tình là nơi vận hành của cái
chần, nhưng không phải cái tình nào cũng là thần. Chỉ có cái tình ở mức độ cao mới tạo nên
cái thần, tức giây phút làm nên "điệu hồn" của người nghệ sĩ, phút thăng hoa của tâm hồn,
sáng tạo.
Theo quan niệm văn chương cổ, giọng điệu còn là một tiêu chí quan trọng để xác định
tư cách và chí khí của người cầm bút. Văn như người vậy. Trong "Lịch triều hiến chương loại
chí, Phan Huy Chú nhận xét về thơ Trần Quang Khải : "Lời thơ thanh thoát, nhàn nhã, xem
thơ có thể thấy tướng mạo, phong thái của người". Khi đọc truyện Kiều, cái giọng xé ruột xé
gan của Nguyễn Du làm ta đau đến tận bây giờ :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(3) Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam - Lê Trí Viễn - trang 165.
(1) (2) Từ trong di sản trang 189 và trang 155 Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1988.
13
Không chỉ có ta đau mà các thế hệ mai sau cũng sẽ đau cùng Nguyễn Du. Giọng xé ruột
xé gan ấy là cơ sở để xác định Nguyễn Du có tư tưởng nhân đạo và nhân bản. Qua giọng
điệu, ta biết được tư chất người cầm bút.
Trong Nam Sơn Tùng Thoại, Nguyễn Đức Đạt viết : "Văn thâm hậu thì con người của
nó trầm mà tĩnh. Vãn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa. Văn cao khiết thì con người
của nó đạm mà giản. Văn hùng hồn thì con người cửa nó thuần tuy mà đứng đắn" (1)
Đúng như vậy, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thể hiện giọng hùng văn,
truyền cảm và lôi cuốn miêu tả cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
Trận Bồ đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Cơn gió to trút mạnh lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đó là giọng hùng tráng, mạnh mẽ, sảng khoái, hào hùng như những đợt sóng dồn dập
liên tiếp nhau, gối đầu nhau cho đến cuối bài. Giọng hùng văn đó làm Bình Ngô đại cáo có
giá trị như một tuyên ngôn độc lập và tên tuổi Nguyễn Trãi mãi sáng rực trên thi đàn dân tộc.
Giọng điệu là khúc nhạc tự bên trong lòng người. Những khúc nhạc tấu lên từ đáy sâu
lòng người ấy có tác dụng diệu kỳ. Nó có sức lay động, cả non sông trời đất, nó biến cải
những thế lực hắc ám, như trường hợp bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Nhừ hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư
Cái thần của bài thơ là giọng sang sảng khẳng định chủ quyền đất nước, sự mềm dẻo
trong cái cứng rắn là ở giọng hỏi và giọng trả lời cuối bài. Hỏi thì cứng rắn, giọng chính
nghĩa, bề trên còn trả lời giọng lại mềm mỏng : mình đánh nó thất bại mà cứ nói là tự chúng
chuốc lấy thất bại vì làm việc phi nghĩa. Cái giọng nói lên cái cứng và mềm chính trị, ngoại
giao. Đó là giọng của một ý chí lớn, một sự nghiệp lớn của một dân tộc mang nhiều tình cảm
lớn và cao thượng. Chẳng thế mà theo truyền thuyết, Lý Thường Kiệt cho người nấp vào
trong điện thờ hai anh em Trương Hướng, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt, đọc to lên
(1) Từ trong di sản - Sách đã dẫn trang 189.
14
và truyền lan ra, 10 vạn quân Tống đóng bên kia sông nghe thấy đã hồn bay phách lạc ngay
cả trước khi quân ta tiến công tiêu diệt chúng. Quân phi nghĩa bao giờ cũng sợ giọng chính
nghĩa.
Người xưa cũng rất ghét thói rập khuôn, bắt chước, xóa nhòa bản thân mình. Trong
"Phương trì Đông dương tiên sinh văn lập", Cao Xuân Dục viết: "Nếu chỉ biết rập khuôn,
chắp nhặt thì dù câu đẹp lời hay, vẽ trăng, tả gió, nhưng ý hướng không ký thác được vào, thì
rốt cuộc cũng là bắt chước giọng điệu của người khác, chẳng nói lên được giọng thực
mình"(1)
Như vậy ta thấy người xưa đã đánh giá đúng về tầm quan trọng của giọng điệu nghệ
thuật và còn sử dụng đắc lực giọng điệu trong tác phẩm của mình để thể hiện tư tưởng tình
cảm của người viết.
1.1.2.2. Quan niệm giọng điệu văn chương hiện đại:
Nếu quan niệm tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật thì đề tài, chủ đề, hình
tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu, thể loại, cảm hứng và giọng điệu... là những yếu tố làm
nên chỉnh thể đó.
Việc phát huy từng yếu tố trong hệ thống tùy thuộc vào khả năng, sở trường và cái
"tạng" của từng nhà văn. Nhưng nhất thiết nó không được tách rời những yếu tố khác trong
hệ thống.
Yếu tố giọng điệu gắn với tình điệu có ý nghĩa phong cách là một khái niệm nằm trong
thi pháp nói chung chứ không phải chỉ riêng ở trong thơ.
Trong văn học, khái niệm giọng điệu vừa được biểu hiện ở phương diện ngữ âm : trầm,
bổng, trong, đục, nhanh, chậm, dài, ngấn... vừa được biểu hiện ở phương diện phong cách :
nóng, lạnh, nhu, cương, khoan thai hay dồn dập sôi nổi : trân trọng hay mỉa mai khinh bỉ, phế
phán hay ngợi ca, yêu thương hay căm giận, mềm mại dịu dàng hay cứng cỏi kiên quyết, tha
thiết gắn bó hay thờ ơ lãnh đạm... Có những giọng điệu huênh hoang khoác lác nhưng bộc lộ
một sự rỗng tuêch ở bên trong như giạ nạ, của Mã Giám Sinh :
Lặng ngồi, lẩm nhẩm giật đầu
"Ta đây phải mượn ai đâu mà rằng
Nàng đã biết đến ta chăng
Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi !"
(1) Văn học số 3/1979-trang 151.
15
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Giọng điệu là âm hưởng chung toát lên từ toàn bộ tác phẩm nghệ thuật. Nó là hình thức
bộc lộ rõ rệt nhất chủ quan người nghệ sĩ. Toàn bộ cách cảm, cách nhìn, phương pháp tư duy,
kiểu nhận thức thế giới, tình cảm, thái độ, lập trường, quan điểm, đạo đức của nhà văn được
thể hiện đậm nét qua giọng điệu, tạo nên giọng nói riêng, phong cách riêng, mang dấu ấn của
cá tính sáng tạo, không thể bắt chước hoặc thay thế. Vì vậy mà giọng điệu văn chương còn có
ý nghĩa như một tiêu chí để xác định chân tài của nhà văn.
Như thế đứng ở bình diện thi pháp, chủ yếu chúng ta tìm hiểu các giọng điệu gắn với
tình điệu, với văn khí, với hơi văn, mạch văn, giọng văn, cái giai điệu, cái "hồn" chi phối toàn
tác phẩm và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt nhà văn này so
với nhà văn khác. Chính cái giọng rời rạc, nhát gừng kiểu "ông bảo", "cô bảo", "tôi bảo",
"cha tôi bảo", " ông Bảo bảo", " ổng Chương bảo" được lặp đi lặp lại nhiều lần trong truyện
ngắn "Tướng về hưu" đã góp phần đắc lực làm cho Nguyễn Huy Thiệp trở thành độc đáo, tất
nhiên là độc đáo có nghệ thuật. Chính cái giọng rời rạc cộc lốc này đã góp phần diễn tả khá
đậm nét thực chất của mối quan hệ tình cảm đã trở nên hết sức lỏng lẻo rời rạc của những con
người trong gia đình "Tướng về hưu". Từng con người ở đây đã trở thành một thế giới cô độc,
dường như không có mối. giao cảm gì với xung quanh, ngay cả đối với những người thân
thiết nhất. Tác phẩm trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh về sự rạn vỡ không tránh khỏi của đạo
lý truyền thống khi có sự xâm nhập của yếu tố thực dụng theo mọi kiểu. Lẽ đương nhiên, chủ
đề này được hình thành bởi nhiều yếu tố nghệ thuật khác nữa, trong đó giọng điệu giữ một
vai trò quan trọng.
Nhưng làm thế nào để có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng là một điều không dễ dàng.
Nó luôn luôn là nỗi băn khoăn trăn trở, niềm day dứt không nguôi của biết bao thế hệ nhà
văn.
"Giọng điệu riêng là mục tiêu và kết quả được tạo nên bởi cả quá trình phấn đấu toàn
diện, đồng bộ mọi mặt tích lũy, lao động sáng tác trên công cụ chữ nghĩa của nhà văn". "Đó
là sự huy động tổng lực mọi thứ vốn của người viết, trong đó dứt khoát phải có tài năng".(1)
(1) Phong Lê - Trên hành trình của 40 năm văn xuôi, ngôn ngữ và giọng điệu -Tạp chí VH số 5-5/1985.
16
Ngay cả ở những nhà văn lớn thì việc tìm kiếm giọng điệu phù hợp với tác phẩm của
mình cũng không phải là việc dễ. Mỗi tác phẩm lại cần có một giọng điệu riêng, Ở "Chảy đi
sông ơi" của Nguyên Huy Thiệp là giọng trầm tư thế sự, ở "Con gái thủy thần", ở "Thung
lũng Hua tát" giọng kể lại đẫm màu sắc huyền thoại.
Giọng điệu không đợi đến lúc tác phẩm hoàn tất mới định hình mà ngay từ đầu nó đã
tham dự trực tiếp vào quá trình sáng tác.
Phân tích tác phẩm văn chương mà bỏ qua giọng điệu, tức là tước đi cái phần rất quan
trọng tạo nên bản sắc độc đáo của tác phẩm. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích một cách
sâu sắc vai trò của giọng điện qua mấy từ "khéo la", "lạ gì", "quen thói" trong truyện Kiều.
Chính giọng điệu qua mấy từ trên đã biểu hiện rõ nét thái độ khinh bỉ, chì chiết, căm ghét của
tác giả Nguyễn Du đối với cái thói vô lý, nghiệt nsã, ngang trái của cuộc đời. Văn học là nghệ
thuật ngôn từ. Hoàng Ngọc Hiến quan niệm : "Câu văn phải có hồn. Câu văn có hồn là câu
văn có giọng, có ngữ điệu. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đù của bài văn trước hết là
ở giọng".(1)
Không có giọng câu văn sẽ trở nên nhạt nhẽo vô vị. Ngôn ngữ tạo ra giọng điệu và
giọng điệu lại làm cho ngôn ngữ "có thần".
Nhà văn, nhà thơ trước khi bắt tay vào viết phải bắt đầu từ "khúc ca bên trong" như
cách nói của Larmartine, phải chọn được một giọng điệu từ một "tâm trạng mang màu sắc
nhạc tính" như M. Amaudov quan niệm (2).
Về giọng điệu và sức mạnh của ngôn từ, Liliem Jimenes nói : "Mỗi từ có tiếng nói
riêng của nó, mỗi từ nôn nao một nổi xúc động riêng. Mỗi từ mang sẵn trong đó một tiếng
vang cực kỳ sâu sắc. Từ này chứa trong mình hơi thờ của gió, từ kia mang tiếng ồn ào của
con sông rộng hoặc cái dồn dập của cánh chim đang vỗ, còn trong một từ khác người ta lại
nghe cái nhịp câm lặng của đá. Nhưng lại có những từ cô đọng cả nước mắt, mồ hôi, hơi thở
của con người... Ngôn từ xuyên qua thế kỷ"(3)
Không chỉ đóng vai trò chủ yếu trong sáng tạo ngôn ngữ, giọng điệu còn là hơi thở, là
sự sống của đề tài, tư tưởng, hình tượng. Cả 3 yếu tố này chỉ có thể được biểu hiện trong một
giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định. Giọng điệu trong tác
phẩm chính là cái nhạc tính của tâm trạng, nó là chất keo gắn những liên tưởng, những cảm
xúc mà thiếu nó thì không thể có sáng tạo nghệ thuật. Giọng điệu là chất nghệ thuật đặc sắc
(1) Vãn học học văn - Trường CĐSP TP Hồ Chí Minh và Trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội 1990, trang 64
(2) Theo Nguyễn thị Dư Khánh - Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp -Nhà xuất bản Giáo dục 1995.
(3) Mười nhà thơ lớn của thế kỷ - Nhà xuất bản tác phẩm mới Hội nhà văn - 1982
17
toát ra từ toàn bộ âm hưởng của tác phẩm, là yếu tố để khẳng định, để nhận chân giá trị của
tác phẩm văn học. Giọng điệu có thể ví như chiếc đũa bé nhỏ mà màu nhiệm trong tay điều
khiển của người nhạc trưởng. Nó vừa có khả năng "liên kết các yếu tố hình thức khác nhau,
làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác
phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nhất định. Chỉ có trong
giọng điệu, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, có khi mới mẽ hơn (1)
Vấn đề giọng điệu luôn luôn là vấn đề quan trọng, bức thiết đối với sáng tạo văn
chương. Nhưng không phải sách lý luận văn học nào cũng có chương viết về giọng điệu.
Có thể phân loại giọng điệu theo nhiều kiểu :
+ Phân loại theo sắc thái tình cảm : giọng trang trọng hay thân mật, giọng mến thương
hay gay gắt, dịu dàng hay dữ dội...
+ Phân loại theo nội dung tình cảm : bi, hài, anh hùng ca, lãng mạn hiện thực.
+ Phân loại theo khuynh hướng cảm hứng : thông cảm, phê phán, khẳng định, phủ định,
yêu thương, căm thù.
+ Phân loại theo cấu trúc giọng : giọng đơn, giọng chính, giọng phụ.
+ Phân loại theo cấu trúc thể loại : tự sự, trữ tình, chủ quan, khách quan...
Ngoài ra còn có thể phân chia giọng theo tính chất, đặc điểm của giọng : giọng tường
thuật, giọng nghi vấn, giọng mệnh lệnh, giọng hát., giọng ngâm...
Thế kỷ XX, đặc biệt từ những năm 30 trở lại đây, các nhà văn nhà thơ đã cố gắng tìm
tòi và ngày càng trở nên đa dạng hơn về giọng điệu. Ngay trong phong trào thơ mới ta đã
thấy không có nhà thơ nào có giọng trùng với nhà thơ nào.
Còn ở văn xuôi đặc điểm nổi bật là tính đa thanh. Các tác giả văn xuôi Việt Nam không
đông như các tác giả thơ nhưng mỗi người cũng có một giọng điệu riêng. Phó giáo sư tiến sĩ
Phùng Quý Nhâm có tổng kết: "Bức tranh văn xuôi nghệ thuật, theo tôi có thể nổi lên một số
giọng điệu chủ yếu như: giọng trầm tư thế sự, giọng trần thuật hoạt kê, giọng phân tích..." (1)
Tóm lại, ta thấy giọng điệu là một thành tố quan trọng để làm nên "cấu trúc chỉnh thể"
của tác phẩm nghệ thuật, tạo nên phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ, là thước đo tài
năng của người nghệ sĩ và là "điệu hồn" của tác phẩm.
(1) Lê Ngọc Trà - Lý luận vãn học - Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh 1990, trang 152.
(1) Thẩm định văn học - Phùng Quý Nhâm - Nhà xuất bản văn nghệ TP Hồ Chí Minh 1991, trang 148.
18
1.2. Giọng điệu thơ trữ tình:
1.2.1. Khái niệm trữ tình và thơ trữ tình:
1.2.1.1. Khái niêm trữ tình:
"Trữ tình là những suy tư và miêu tả có màu sắc xúc cảm" (1)
Trong văn học, khái niệm trữ tình được hiểu là một trong ba loại hình của văn chương
(cùng với sử thi và kịch) phân biệt bởi sự tái hiện hiện thực qua biểu hiện của cuộc sống tinh
thần của con người. Trữ tình công nhiên tỏ rõ thái độ của tác giả đối với những hiện tượng
được biểu hiện : Trữ tình đưa người đọc thẳng vào thế giới lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ
bằng cách biểu hiện nó dưới một hình thức cảm xúc mạnh mẽ.
Do việc bộc lộ thái độ tình cảm xúc cảm công khai trong nghệ thuật biểu hiện mà loại
hình trữ tình bao giờ cũng in đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ.
Đối tượng chính của nhận thức nghệ thuật trong trữ tình là tính cách của bản thân người
nghệ sĩ, trước hết là thế giới nội tâm của anh ta, tâm trạng và thái độ xúc cảm của anh ta trước
cuộc đời. Hêghen viết : ''Nhà thơ trữ tình có thể tìm kiếm sự kích thích sáng tạo và tìm kiếm
nội dung ở bên trong bản thân mình, tập trung vào những tình thế, trạng thái, xúc cảm và dục
vọng nội tại của trái tim và tinh thần mình" (2). Nhà thơ Đức Johannes Becher khẳng định
rằng nhà trữ tình là "người tự biểu hiện mình. Bản thân anh ta là nhân vật trong thiên trữ tình
của mình".
Ở trữ tình, "chủ thể" và "khách thề'' của sự miêu tả nghệ thuật rất gần gũi nhau và trong
một số trường hợp thì xem như hòa lẫn vào nhau : Cả hai đều là thế giới nội tâm của tác giả.
Sự nhận thức đời sống trong sáng tác trữ tình hiện diện trước hết như là "tự nhận thức".
Sự "tự biểu hiện" trữ tình của nhà thơ có thể khác nhau. Thường thường tác giả thể hiện
những suy nghĩ và tình cảm mà anh ta vốn có, với tư cách là một cá thể, thì ở các tác phẩm
của anh ta hiện diện một cái "tôi" trữ tình nào đó. Nhưng đôi khi nhà thơ trữ tình còn xuất
hiện như là người diễn đạt trực tiếp những quan điểm, tâm trạng và xu hướng của một nhóm
người, đôi khi của cả một giai cấp, cả một dân tộc và thậm chí cả toàn nhân loại. Ở đây thay
cho cái "tôi" trữ tình là cái "ta" trữ tình.
Những tâm trạng được thể hiện một cách trữ tình không phải là sự sao chép y nguyên
những gì nhà thơ đã trãi qua. Không phải tất cả những gì từng nếm trải đều được nhà trữ tình
thể hiện bằng thơ. Lọt vào phạm vi sáng tác của anh ta thường chỉ có là những xúc cảm có ý
(1) G.N. Pôxpêlôp - Dẫn luận nghiên cứu văn học - Nhà xuất bản Giáo dục -1998, trang 323.
(2) Hêghen - Mỹ học tập 3 trang 501. Viện Văn học Việt Nam Hà Nội - 1973.
19
nghĩa nhất. Trữ tình không chỉ tái tạo lại những tình cảm của nhà thơ mà ở một mức đáng kể
còn làm cho những tình cảm ấy trở nên năng động, giàu có, sáng tạo lại các tình cảm ấy.
Cảm xúc được thể hiện bằng trữ tình - là kết quả của khái quát hóa nghệ thuật.
Johannes Becher (1)viết : "Khi thể hiện bản thân mình - nhói thơ trữ tình. biểu hiện vấn đề
của thời đại mình, thêm nữa... nhân cách nhà thơ cần phải lớn lên thành một tính cách đại
diện cho thời đại". Các cảm xúc được thể hiện bằng trữ tình mang một tính cách xã hội - lịch
sử Dấu ấn của các truyền thống văn hóa dân tộc và của các quan hệ xã hội đều in đậm ở chủ
thể của lời nói trữ tình.
Nội dung các tác phẩm trữ tình có một phẩm chất đặc biệt. Khi người đọc tiếp nhận đầy
đủ tác phẩm trữ tình - nghĩa là để cho tâm trạng của nhà thơ thấm vào mình, cảm thấy như
một lần nữa sống qua các tâm trạng ấy, như một cái gì của mình, một cái gì riêng tư, thân
thiết của mình. Jonathan Becher viết (1): "Tinh cảm biểu hiện trong một bài thơ không nhất
thiết phải đồng nhất với tình cảm của chúng ta, nhưng tình cảm ấy bao giờ cũng phải khiến
chúng ta có thể đào sâu và mở rộng thêm tình cảm của mỗi chúng ta". Nói cách khác, lời thơ
trữ tình có sức mạnh khêu gợi, ám ảnh.
Do vậy, các hình tượng trữ tình dễ dàng vượt qua sự ngăn cách của thời đại và được
tiếp nhận như là những hình tượng trữ tình của con người nói chung. Các xúc cảm do trữ tình
ghi lại có một độ hàm chứa khác thường. Nó gần gũi và dễ đồng cảm với nhiều người. Người
đọc dễ dàng đồng nhất mình với nhân vật trữ tình và tiếp nhận những suy nghĩ và tình cảm do
nhà thơ biểu đạt như là những suy nghĩ và tình cảm của chính mình. Cái tình cảm của nhà thơ
trữ tình có uy lực "lây truyền" sang người đọc, trở thành tài sản tinh thần của người đọc.
1.2.1.2. Thơ trữ tình:
Người ta có thể nói rất nhiều, rất khác nhau về thơ trữ tình. Nhưng về phương diện lý
luận, có thể thống nhất một số điểm chung nhất như sau :
Thơ trữ tình xuất phát từ thế giới bên trong, thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn của
tâm hồn, của "trạng thái nội cảm" (Hêghen). Nó là "một điệu hồn đi tìm những điệu hồn'"
(Tố Hữu), là "tiếng vang cảm xúc", "tiếng lòng"'... Tất cả những cách nói ấy đều nhằm khẳng
định đặc điểm căn bản đầu tiên của thơ trữ tình là thiên về tình cảm.
Quan niệm thơ là tiếng nói của tình cảm là quan điểm chung của cả phương Đông và
phương Tây. Thơ ca cổ Trung Quốc quan niệm : "thi dĩ ngôn chí " chữ "chí" ở đây bao hàm
(1) G.N. Pôxpêlôp - Dẫn luận nghiên cứu văn học - Nhà xuất bản giáo dục -1998 - trang 330.
(1) G.N. Pôxpêlôp - Sách đã dẫn.
20
cái chủ quan - chủ thể, nghĩa là cả thế giới nội tâm của con người. Thơ ca cổ điển nước ta
cũng theo quan niệm đó nhưng được bổ sung, hoàn thiện dần. Phan Phù Tiên trong "Tựa Việt
âm thi tập tân san" đã gắn chữ "chí” liền với chữ "tâm" mà chữ "tâm" thì gần gũi với chữ
"tình". Theo Lê Quí Đôn thì cái "tình" là điểm tựa của thơ : "Thơ phát khởi trong lòng người
ta".
Ở phương Tây, Guy Ô cho rằng : "Thơ là một hình thức được tổ chức có tình cảm của
lời nói". Dubenlay cho rằng : "Thơ là người thư ký trung thành của trái tim" (1)
Ở Việt Nam, Sóng Hồng trong lời tựa tập thơ của mình có viết: "Thơ là một hình thức
nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm nồng nhiệt, nồng cháy ở trong
lòng''' (2). Tố Hữu thì nói giản dị hơn : "Thơ không chỉ là chuyện văn chương mà chính là gan
ruột". "Bài thơ hay làm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ mà chỉ còn cảm thấy tình
người".
Như vậy ở Đông Tây cổ kim, cả xưa và nay đều cho yếu tố tình cảm là yếu tố quan
trọng bậc nhất của thơ trữ tình. Nó chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố khác như xây dựng hình
tượng, tổ chức câu thơ và chất nhạc của thơ.
Vấn đề cơ bản nhất giúp ta phân biệt thơ trữ tình với thơ tự sự là vấn đề "cái tôi trữ
tình".
Trong tác phẩm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng khách
quan còn trong tác phẩm trữ tình, cái tôi bộc lộ một cách trực liếp, thành thực và đầy bản
lĩnh.
Cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Người đọc sẽ
lĩnh hội thế giới thông qua nhân cách của nguôi tình. Trong thơ trữ tình, cuộc sống được nhận
thức, lý giải, đánh giá không phải bằng những hệ thống quan niệm, nguyên tắc thông thường
quen thuộc mà chính bằng suy nghĩ, tình cảm, thái độ, nhân cách của người trữ tình. Khi
Nguyễn Du viết : "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Truyện Kiều) chính là đã nói lên
được bản chất của cái tôi trữ tình, viết về điều mà nhà thơ cảm thấy trong lòng.
Cái tôi trữ tình dù ở hoàn cảnh nào, cương vị nào, trạng thái nào nó cũng hoàn toàn
thành thực. Nhà thơ mượn lời thơ để nói với chính mình, để tự giải tỏa những xúc cảm, bức
xúc đang dồn dập trong lòng. Người ta không thể giả dối với chính mình, vì thế thơ trữ tình
thành thực đến tận cùng. Nó bộc lộ tất cả những gì trong sâu thẳm lòng người, những trạng
(1) Theo Lê Khánh Mai - giọng điệu nghệ thuật thơ trữ tình Xuân Quỳnh - Luận án thạc sĩ - Đại học Sư Phạm
thành phố Hồ Chí Minh - 1996.
(2) Sóng Hồng - Thơ - Nhà xuất bản Vãn học Hà Nội 1966.
21
thái thực của tâm hồn : niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, niềm căm giận... nó không ngại nói đến
những thất bại, hẩm hiu, thua thiệt, mất mát, đau đớn, khát vọng... Chế Lan Viên thường
xuyên soi rọi tâm hồn mình :
Tâm hồn tôi khi Tổ Quốc soi vào
Thấy ngàn núi trăn sông diễm lệ
(Suy nghĩ 1966)
và
Đảng dạy ta không thể đưa lòng đi theo Đảng
Lại xa những gì dân tộc thương yêu
(Đọc Kiều)
Tất cả những nhà thơ thành thực đến tận cùng đều có thể viết được những tác phẩm có
tác dụng lay động lòng người.
Đi sâu vào chính tâm hồn mình, cái tôi trữ tình không cắt đứt mối dây liên hệ với cộng
đồng xã hội mà đó cũng là một cách để nhà thơ xích lại gần nhân loại, gần cuộc sống. Nhờ tự
ý thức bộc lộ cái phần tinh hoa nhất của tinh thần, nên cái tôi trữ tình bao giờ cũng tự khái
quát, nâng cao mình lên để hòa nhập với tinh thần chung của thời đại :
Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh cõi đời.
(Từ ấy - Tố Hữu)
Đấy là tinh thần của một người chiến sĩ cách mạng tự nguyện hiến dâng cuộc sống của
mình cho nhân dân, cho đất nước đúng vào lúc nhân dân và đất nước chờ mong.
Không có một cá nhân nào đứng ngoài thời đại. Những bi kịch cá nhân bao giờ cũng có
nguyên nhân xã hội của nó. Những tiếng nói sâu sắc về thân phận, tự nó đã mang ý nghĩa
khái quát về xã hội :
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ Quốc trong lòng ta mà có cũng như không !
Nhân dân ở quanh mà ta chẳng thấy
22
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng !
(Người thay đổi đời tôi - Người thay đổi thơ tôi)
Chế Lan Viên.
Đó là những câu thơ nhớ lại một thời nô lệ phải học "Tổ tiên ta là người Gô - Loa" nên
"Tổ Quốc trong lòng ta mà có cũng như không" và thơ phải xuôi tay, bất lực mà thôi.
Những nhà thơ có tâm hồn lớn, dũng khí lớn luôn luôn vươn lên, luôn luôn có ý thức tự
vượt mình để vươn tới tầm cao thời đại, là người phát ngôn của thời đại.
Trên đây là những đặc điểm bản chất của thơ trữ tình. Đó là những căn cứ quan trọng
để ta xác định các cung bậc giọng điệu thơ trữ tình.
1.2.2. Giọng điệu thơ trữ tình:
1.2.2.1. Giong điệu với nôi dung thơ trữ tình:
Giọng điệu nổi bật và bao trùm của thơ trữ tình là tự biểu hiện. Tự biểu hiện mình (và
thời đại mình) qua niềm vui, nỗi khổ, đớn đau, hạnh phúc, chua cay, ngọt bùi.
Giọng điệu chung để thể hiện nội dung thơ trữ tình là trình bày, giãi bày, tâm tình, thổ
lộ các nỗi niềm, suy tư, khát vọng để giải tỏa, giải thoát hoặc tìm sự đồng cảm, sẻ chia.
Ở thể thơ tự sự, có thể là "đa thanh" (đa giọng) (Bakhtin) còn ở thơ trữ tình, có thể là
tiếng nói "đơn giọng", ở đây tiếng nói của chủ thể trữ tình lấn át hoặc trùng khít với khách
thể. Theo Bakhtin "cả những cái xa lạ với mình nhà thơ cũng nói đến bằng tiếng nói của
mình" (1). "Còn người viết văn xuôi thì ngay cả cái của mình cũng cố nói đến bằng tiếng
người khác''' (2).
Nhà thơ trữ tình có thể viết về cái chung hay cái riêng, nhưng dù là chung hay riêng bao
giờ cũng phải gắn với một xúc cảm mãnh liệt, chân thành tạo nên giọng điệu riêng của mình.
Trường xúc cảm mãnh liệt ấy còn gọi là tâm trạng. Người ta còn gọi thơ trữ tình là "bản
tự thuật tâm trạng". Tâm trạng là trạng thái tâm hồn vừa cụ thể vừa trừu tượng không dễ gì
gọi tên ra được. Nó giống như một giai điệu đang vang lên trong tâm hồn. Giai điệu ấy buồn
hay vui, hạnh phúc hay đau khổ nó sẽ được biểu hiện ra bằng giọng điệu tương tự, bằng nội
dung tương tự.
Trong lịch sử thơ trữ tình có những bản tự thuật tâm trạng sống lâu hơn người viết ra
nó, sống lâu hơn thời đại của nó. Ví dụ câu thơ của Hồ Xuân Hương :
(1) (2) Bakhtin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - Trường viết văn Nguyễn Du -Hà Nội - 1992-trang 105.
23
Trơ cái hồng nhan với nước non.
(Tự tình II)
Đó chính là tâm trạng cô đơn của người phụ nữ tài sắc mà truân chuyên, tâm trạng ấy
còn được đồng cảm mãi, còn sống mãi trong lòng những người cùng cảnh ngộ với Xuân
Hương. Bởi thế gian đâu phải ai ai cũng đều có hạnh phúc. Còn nhiều tai ương, còn nhiều éo
le, nhiều tai quái của số phận vẫn xảy ra vô số trong cuộc đời.
Thơ hiện đại càng giàu tâm trạng. Bởi các nhà thơ hiện đại không chịu sự chi phối của
thời đại văn chương phi ngã. Chính sự giải phóng cá nhân đã dẫn đến sự giải phóng văn
chương. Trong phong trào thơ mới 1930 - 1945, ta thấy có vô vàn giọng nói riêng biệt biểu
hiện tâm trạng khác nhau. Mỗi một nghệ sĩ đều có ý thức sâu sắc về tính cá biệt trong giọng
điệu của mình : "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ rộng mở như
Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn
Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên... và
thiết tha, rạo rực, đắm say như Xuân Diệu" (1)
Tâm trạng chung của các nhà thơ mới là nỗi buồn. Mà không buồn sao được, một đất
nước bị thực dân Pháp cai trị 100 năm, thân phận nô lệ biết đi đâu về đâu ? Nên các thi sĩ
biểu hiện tâm trạng chung là nỗi buồn, nhưng vẫn mỗi người một giọng điệu khác nhau :
Chế Lan Viên thì "nhuốm màu triết lý"
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Xuân Diệu thì kêu lên :
Trời ơi hôm nay tôi chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian.
Huy Cận :
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
(Tràng Giang)
Khi Aimatôp được hỏi : "Vì sao tác phẩm của ông thường buồn ?", ông trả lời : "Là vì
chính bản thân tôi được "nhào nặn" trong nỗi buồn. Tuy nhiên, thực tình mà nói tôi tin rằng
(1) Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam - Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 1988, trang 34.
24
chính thảm kịch của cuộc đời mới làm tâm tư con người biết suy nghĩ cao hơn về ý nghĩa
cuộc sống : trong văn học cổ đại chúng ta luôn tìm thấy cái bi đát, không phải là không có ý
nghĩa gì đâu" (1), tác động của tâm trạng buồn nhiều khi lại mang ý nghĩa tích cực.
Thơ sau cách mạng diễn tả tâm trạng vui nhiều hơn tâm trạng buồn. Niềm vui quả là có
nhiều thật và giọng điệu chính của thơ nhiều tác giả là niềm vui thật vì con người với tư thế
chủ nhân xã hội, tư thế chiến thắng thì giọng điệu giống như bài ca bất tuyệt: "vui sao một
sáng tháng năm", "vui thế hôm nay, ta nhảy ta bay". "Ta hát suốt đêm nay vui bất tuyệt".
Nhưng không phải tâm trạng các nhà thơ cách mạng chỉ toàn niềm vui. Trong thơ cách
mạng cũng có những nỗi buồn, trăn trở, khắc khoải, lo âu, đớn đau, hoài nghi, giận dữ... Đủ
mọi sắc thái cung bậc tình cảm của con người. Ngay Tố Hữu, giọng điệu thơ chính là giọng
khẳng định, giọng mến thương mà cũng có khi giọng buồn đau đến nhức nhối như trong bài
"Nước non ngàn dặm". Hơn 300 câu trong đó có một âm chủ là giọng buồn, buồn nhưng
không bi lụy, nhưng rõ ràng là không thể là giọng vui như "Ta đi tới" hay "Vui bất tuyệt"
được :
Anh về Quảng Trị Gio Linh
Trèo lên Dốc Miễu, lặng nhìn quán Ngang
Bời bời cỏ hít dồng hoang
Chim kêu cành cụt, chang chang nắng cồn.
Rõ ràng là tư thế của "ngày về" vậy mà giọng vẫn buồn :
Xe lên đường 9 cheo leo
Hố bom đỏ mắt, trắng đèo bông lau
Cây khô chết chẳng nghiêng đầu
Nghìn tay than cháy sạch màu trời xanh.
Đó là những câu thơ trong "Nước non ngàn dặm". Và ta hiểu nguyên nhân giọng điệu
buồn đến nhức nhối tâm can của nhà thơ cách mạng khi ngày trở về thấy quê hương bị chiến
tranh tàn phá đến đau thương, đến "lặng" cả người : "Lặng nhìn quán Ngang"
Rõ ràng đấy là tình cảm rất thật nên nó chi phối toàn bộ giọng điệu của bài "Nước non
ngàn dặm'.
(1) - "Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca"
- Nhiều tác giả - Nhà xuất bản Giáo dục 1997, trang 72.
25
Và những khắc khoải lo âu của Xuân Quỳnh cũng là tâm trạng thật :
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Thuyền và biển)
Thật ra niềm vui và nỗi buồn luôn thay nhau bước ngang đời chúng ta từ ngày này sang
tháng nọ, và ta phải biết chấp nhận nó :
Nỗi khổ đau của ta ơi.
Nếu không thể dừng thì ngươi cứ đến
(Nguyễn Nhật Anh - Thơ gửi khổ đau)
Trương Nam Hương cũng có cái ám ảnh của nỗi buồn :
Ôi sông Hương, hỡi sông Hồng
Giọng tôi lạc giữa mênh mông nỗi buồn !
(Tự bạch)
Những bài thơ đầy tâm trạng, đầy nỗi niềm thường được trình bày bằng giọng điệu trầm
tư thế sự. Còn những bài thơ xuất phát từ cảm hứng lịch sử, thời đại, dân tộc, chiến tranh,
cách mạng, hòa bình, xây dựng... thì thường có giọng điệu sử thi. Nhà thơ thường đứng trên
tư cách công dân để cảm nhận, suy ngẫm, tự hào, ngợi ca cuộc sống với ý thức trách nhiệm
cao trước lịch sử và xã hội. Cho nên ta thấy dường như cái chung được nói đến nhiều hơn cái
riêng. Cái riêng có được nói đến cũng phải p._.ian, qui luật cuộc sống. Khi nhận xét về Di cảo thơ của Chế Lan
Viên, Võ Tấn Cường viết : " Ý thức nghệ thuật của ông không còn song hành, đồng nhất với
ý thức công dân mà đã vượt lên, hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn
của nhân loại" (Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cữu - trang 164). Nhận xét đó rất đúng,
nhân vật trữ tình trong Di cảo thơ là một nghệ sĩ đích thực, một nghệ sĩ tài hoa đã đưa thơ
ông vào đến lõi của đời, đạt đến những tầm cao triết lý của cuộc đời mà ta còn phải nghiên
cứu phải học hỏi rất lâu mới hiểu hết ý nghĩa của nó được.
3.4. Những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc:
3.4.1. Những hình ảnh biểu tượng cố ý nghĩa mới:
Những hình ảnh nghệ thuật của Chế Lan Viên vẫn là kết quả của cảm xúc sâu lắng
cộng với các thao tác của tư duy như liên tưởng, hồi tưởng, suy tưởng với những thủ pháp
nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng. Nhưng nó có một điểm khác biệt với
94
những hình ảnh nghệ thuật thời sử thi là nó không bừng sáng ở những thời điểm lịch sử nhát
định nào đó bởi thần tượng ở ngoài mình, mà nó bừng sáng ở những thời điếm bình thường, ở
những sự việc và con người bình thường, ở tiếng xôn xao của thế giới tâm hồn sâu kín vừa
lặng yên vừa dông bão của con người, vì thế nó đạt đến chiều sâu nhân bản, đạt đến cái lõi
của đời. Trong thơ hiện ra số phận đồng loại, thực trạng xã hội với những tiêu cực khiếm
khuyết và băng giá của môi trường, hoàn cảnh và nhân cách.
Hình ảnh nghệ thuật thơ giờ đây thiên về nội cảm, xuất phát từ cuộc kiếm tìm đầy khó
khăn và quyết liệt của người sáng tạo trên lộ trình trở về bản thể thi sĩ, trở về với cái tôi nghệ
sĩ đầy tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề đời thường và với "thế giới ở ngay trong
mình". Do đó hình ảnh nghệ thuật thơ vừa mang màu sắc thời sự vừa vươn tới những vấn đề
vĩnh cửu của con người. Thế giới nội tâm của con người trở nên phức tạp và bí ẩn, cuộc sống
trở nên góc cạnh và nhiều chiều.
Để nói về nỗi đau, Chế Lan Viên có hình ảnh cô Tấm, Mỵ Châu, giọt máu oan khuất,
ngọc trai ... là những hình ảnh hàm chứa thương đau. Con trai đã phải chịu vết thương bởi sỏi
sạn, chất ngọc của nó tiết ra bao bọc lấy viên sỏi sạn ấy lại làm nên hạt ngọc trai. Điều quí giá
lại được hình thành từ vết thương đau. Hình ảnh nàng Mỵ Châu bao đời nay vẫn là biểu
tượng của sự thơ ngây bị lợi dụng, đó cũng là một nỗi đau. Cô Tấm cũng chỉ tìm lại được vị
trí hoàng hậu của mình sau bốn lần hóa kiếp đau đớn...
Cho nên những hình ảnh hàm chứa nỗi đau này tự bản thân nó đã mang một cái mã của
truyền thống, của truyền thuyết, cổ tích. Và nó được trở về trong sự gặp gỡ với nỗi đau nội
tâm âm ỉ dày vò trong Chế Lan Viên về sự chưa hoàn thiện của cái đẹp.
Để nói về nỗi vô thường của kiếp người, Chế Lan Viên nhắc rất nhiều đến hình ảnh lau,
le :
Miền nội tâm anh, dặm tinh thần anh là ngàn lau xao xác ấy
(Lau)
Tốt hơn, biết mình là cây lau
Cứ xạc xào trong gió
( Lau)
Cả nhưng hạnh phúc mất đi, đẵn đi rồi hóa thành lau lách
Người đến tìm anh sau này chỉ thấy trắng lau le
(Lau 2)
95
Cây lau âm thầm, khiêm tốn, bình dị, hoang sơ là hình ảnh về nỗi vô thường của kiếp
người. Cái thân lau nhỏ nhoi, cái màu trắng hư vô của nó, số phận xao xác của nó sao mà
giống với số phận con người, cũng nhỏ nhoi, cũng xao xác. So với hình ảnh "bàn tay người
thắp lại triệu chồi xanh" (Hai câu hỏi) trong giọng điệu thơ trữ tình sử thi thì hình ảnh cây lau
thật cô đơn, nhỏ nhoi, vô thường, bình đạm. Đây là hình ảnh phù hợp với miền nội tâm Chế
Lan Viên nhất và cũng phù hợp với tính cách giản dị của ông.
Có một hình ảnh rất xưa với lịch sử nhưng khi được Chế Lan Viên đưa vào thơ liền lập
tức gây chấn động bởi sự hàm chứa sâu xa trong nó : Đó là hình ảnh tháp Bayon bốn mặt:
Anh là tháp Bayon bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình
Thực ra cuộc sống nội tâm của con người vô cùng phong phú, điều đó người xưa cũng
biết nên mới có tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay. Nhưng trong cuộc sống người ta thường
chỉ thể hiện mặt chính của mình ra còn những mặt khác nó thuộc về thế giới riêng tư, thầm
kín. Không phải thể hiện một mặt là giả dối, là giả đạo đức như có người đã lầm tưởng.
Người ta có thể nghiêm trang khi làm việc, nhưng lại tiếu lâm với bạn bè, sát khí với quân thù
nhưng lại dịu dàng với vợ con. Người ta cũng có thể khô khan đạo mạo bên ngoài nhưng bên
trong lại rất thiết tha nồng cháy .... Chúng ta vẫn hiểu điều đó, nhưng dùng hình ảnh tháp
Bayon bốn mặt để chuyển tải tư tưởng như Ghế Lan Viên quả thật ông có những liên tưởng
kỳ thú, bất ngờ.
Ngay cả hình ảnh về thơ của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ cũng mang một bộ mặt
mới lạ mà sâu sắc đến mức làm ta ngỡ ngàng như đứng trước một "qui luật của muôn đời":
Thơ là chưa bay mà đã đến
là đang yêu bỗng giã từ
... là hoa sen cười nửa miệng
mà chân như
(Quan niệm thơ)
Chế Lan Viên đã sáng tạo nhiều hình ảnh hình tượng mới đến mức người ta phải nghiên
cứu về "tính sinh sản trong ngôn ngữ của Chế Lan Viên". Ở Di cảo thơ, các hình ảnh biểu
96
trưng chuyển đổi hoàn toàn sang ý nghĩa mới. Ông có hấn cả một hệ thống hình ảnh ẩn dụ
mới để diễn đạt thế giới nội tâm đa đoan, thể hiện những triết luận về các vấn đề vĩnh hằng
của con người:
- Lệ hồi âm
- Bình đựng lệ
- Tháp Bayon
- Cây siêu hình
- Lỗ kim, sợi chỉ hư vô
- Sen hư tưởng
- Ong triết học
- Tượng đá
- Lò thiêu
- Tro và lửa
- Lông nga máu
- Truyền thống cá
- Đẳng cấp hoa
So sánh với những hình ảnh biểu tượng lãng mạn bay bổng trước kia của cảm hứng sử
thi : Tiếng hát bốn nghìn năm, Con tàu hạnh phúc, Mùa nhân dân, Cành đào chân lý, Con mắt
Bạch Đằng, con mắt Đống Đa, Hạt muối thơ, Cái cân thơ, Giọt lệ thơ...... thì ta thấy hệ thống
ẩn dụ mới của Chế Lan Viên ở Di cảo thơ gần với những vấn đề muôn đời của loài người
hơn.
3.4.2. Những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết:
Ở Di cảo thơ, những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết xuất hiện khá nhiều. Đó là
dạng thơ tự sự biểu trưng, đối thoại tượng trứng, hoàn cảnh tượng trưng.
Ví dụ anh sinh ra trong miền đất không hoa văn
Miền biển vắng thủy triều
Khu rừng không trầm hương, di chỉ
Trời vắng mây tình yêu
97
Thì anh có làm thơ không đấy ?
Có chứ ! Càng phải làm nữa chứ !
(Ví dụ)
Bởi vì thơ là sự bù đắp của nghệ thuật đối với những thiếu hụt của cuốc sống: Càng ở
miền đất thiếu hụt mọi thứ, sứ mệnh nhà thơ càng cao cả.
Nỗi trống vắng tri âm làm cho nhà thơ tạo nên giả thiết về "Cuộc gặp gỡ không xảy ra"
Không hỏi và không đáp
Không khóc và chỉ cười
Không cười và chỉ uống
Uống cho đến lúc sáng trời
Uống cho đến khi có người giục chia tay
Nhưng rồi chả bao giờ có bữa rượu đó !
( Cuộc gặp gỡ không xảy ra )
Giọng kể, giọng thuật chặt chẽ, súc tích dường như là có một cuộc gặp gỡ thật. Nhưng
đó chỉ là gặp trong tưởng tượng, trong giả thiết.
Giả thiết về cái chết của mình, Chế Lan Viên viết :
Anh thành một nhúm xương gio trong bình
Em đừng khóc
Ngoài vườn hoa cỏ mọc
(Từ thế chi ca)
Đây vẫn là mối quan hệ nhân quả quen thuộc trong thơ Chế Lan Viên nhưng ở đoạn
cuối này, hình ảnh của nó thật bình đạm : "một nhúm xương gio trong bình", giọng điệu của
nó thật bình thản và lạc quan : "ngoài vườn hoa cỏ mọc". Đây chính là tinh thần lạc quan và
tư duy minh triết của phương Đông đã có từ lâu trong thơ Lý Trần :
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sâu trước nở cành mai
(Sư Thiện Chiếu)
98
Chế Lan Viên đã tiếp thu được tinh thần lạc quan và tư duy minh triết phương Đông ấy,
dù cớ một điều gì phải chấm dứt, phải mất đi nhưng cuộc sống vẫn sinh sôi nẩy nở, cuộc sống
là bất diệt.
Chế Lan Viên còn có giả thiết về một cuộc biến hình về nghệ thuật, sức sống của tác
phẩm sau khi tác giả đã đi về "xứ không màu":
Tôi đã hóa bọ giòi, giun dế
Hóa vô danh, vô ảnh, vô hình
Nghe tình thương bỗng lại sinh thành
Trong khoảnh khắc lại là tôi - khoảng khắc.
Nhớ lại câu thơ của mình quên tắp
Nhớ lại cuộc đời đã ở trần gian
Một cuộc đời mà biết mấy đa đoan
Liền sợ hãi, lại biến mình ra hạt bụi
Và lần này là không còn gì cứu nổi
Tan thành hư không. Và mong nó cũng quên mình.
(Tôi viết cho người...)
Bài thơ thể hiện sức mạnh tâm linh và nhân bản của thơ ca nghệ thuật. Chét là hết, là
hóa bọ giòi, giun dế. Vậy mà "nghe tình thương bỗng lại sinh thành" → đó chính là nhờ sức
mạnh của thơ ca, sức mạnh của cả người tiếp nhận thơ ca.
Nhà thơ cũng giả thiết về sự quên lãng trong bài "Ngôi đền lãng quên"
Anh sẽ hát vang lên mà không có vách nào đáp lại
Vì nó là ngôi đền không có vách của lãng quên
Anh ta đi khắp phòng tìm cái bóng của mình
Vang không có đã đành, bóng cũng không có nữa !
Chỉ có bóng đêm, bóng đen, bóng đêm, bóng đen
Cũng bởi vì đây là đất chết, đây là lãng quên
(Ngôi đền lãng quên )
99
Rất nhiều lần nhà thơ nhắc đến sự lãng quên : "Sông lãng quên", "dòng lãng quên",
"ngôi đền lãng quên'''' ... Càng thấm thìa về sự quên lãng của người đời, nhà thơ càng có khát
vọng sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật thành công chính là sự hiện diện của người
sáng tạo để chống lại sự quên lãng.
3.4.3. Những hình ảnh lý luận về thơ và nhà thơ bằng thư:
Điểm độc đáo của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ là xây dựng được những hình ảnh lý
luận về thơ và nhà thơ bằng thơ ca rất gần gũi với cuộc sống. Thực ra ở thơ trữ tình sử thi ông
đã có nhiều bài thơ lý luận về thơ và nhà thơ, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, nên những bài
thơ đó nhấn mạnh đến chức năng là vũ khí đấu tranh tư tưởng của thơ và nhà thơ hơn các
chức năng khác. Giờ đây khi đã trở về cuộc sống bình thường, ông chú ý đầy đủ đến bản chất
của thơ và nhà thơ hơn.
Để nói về vị trí của nhà thơ, sứ mệnh của nhà thơ trong cuộc đời, Chế Lan Viên đã
dùng đến hình ảnh "hồn" :
Trời như ngọc, như hồn, như bể
Ba cái sâu xa xanh có một màu
Ôi, cái tội của muôn đời thi sĩ
Đem hồn đo cho trời bể thêm sâu
(Đo)
"Đo" và "Cân" của Chế Lan Viên là sáng tạo, là mở lối đi vào bản chất, vào thẳm sâu
của tâm hồn. Quá trình sáng tạo nhiều khi là nỗi đau, là trò chơi, là máu :
Nhà thơ không đưa ngay trái tim mình cho độc giả
Mà cầm một trái cây đưa cho họ
Họ cầm lên ròng ròng máu nhỏ
Hóa ra đấy là trái tim mình
Mà anh chạm trổ
Anh tạo ra hình quả
Che đi chính mình
(Nhà thơ)
100
Những "giọt máu" ấy là kết tinh sức nóng của đời, của hóa thân, là cái nhìn của độc giả
về tác phẩm. Bài thơ làm sinh động mối quan hệ nhà thơ - cuộc sống, tác phẩm - bạn đọc.
Hình ảnh về nhà thơ trong Di cảo thơ bây giờ thật là "thiên hình vạn trạng". Nhà thơ
phải là người "biết đánh hơi tài như kẻ đi săn" (Săn thơ), là người thợ đào sông để rồi "Sông
chảy lại - cố nhiên hễ thành sóng thành sông thì là bi kịch" (Sông thơ), là người phải "thường
trực cả trong mơ thì mới kịp thời" (Không khớp) là người phải '''đập đầu vào tảng đá Thiên
sơn tìm thơ tìm lửa" (Nghề của chúng ta) ; nhà thơ là người đóng kịch, người đi săn, là người
đánh bắt san hô ngoài bể, là người ăn vào cái giếng nội tâm " định làm giàu cho mình bằng
cái vốn hư không" (Giếng), là người ngậm ngải tìm trầm, là tướng lĩnh, là tên chăn vịt, là
chiêm tinh, là thợ đào sông, là chàng cưỡi lừa (chở trăm điều thế tục lăng nhăng), là con nợ,
là tình nhân, là người đi buôn, người dệt vải, người xâu kim ....
Nhà thơ đã phải đóng hàng trăm vai trong cuộc sống để vào đến lõi của cuộc sống, làm
cuộc sống bật lên hơi thở hổn hển của nó trong thơ, hơi thở đó có thể nghẹn ngào vì trái
ngang, có thể mãnh liệt vì sung sướng, nhưng nó chính là cuộc sống trần tục và vào thơ dưới
trăm dạng vẻ hình hài.
Về thời gian và sức sống của tác phẩm, Chế Lan Viên cũng đã hình tượng hóa bằng thơ
về hiện tượng tác phẩm bất tử trong thời gian :
Nguyễn Du có ngờ không ?
Người ta dịch vầng trăng ông
Qua các biên thùy ngôn ngữ
Ong có bao giờ nghĩ
Cỏ non thơ ông xanh
Ra ngoài thế kỷ vẫn còn xanh
(Kỷ niệm Nguyễn Du)
Chỉ bằng hình ảnh thơ cực kỳ giản dị "cỏ non xanh'' và hiện tượng chuyển nghĩa tính từ
"xanh", Chế Lan Viên đã chuyển lý luận về sức sống của tác phẩm với thời gian lên thành
hình ảnh thơ tuyệt đẹp. Đó chính là tài hoa của ông.
Về mối quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc, Chế Lan Viên cũng thể hiện quan điểm tiếp
nhận văn học rất phóng khoáng :
Làm thơ có lúc như lấy người điếc lác ù tai làm bạn tri âm
101
Cứ phải hét vào tai những tiếng nói thầm
Làm thơ có lúc là thi sĩ câm ra hiệu bằng tay, bằng mắt, bằng toàn thân
(Tri âm)
Tác phẩm chỉ được tiếp nhận hoàn toàn khi nào có được người đọc giống như người
bạn tri âm, bạn đọc phải có thế giới nội tâm trùng với thê giới nội tâm của nhà văn.
Nhưng bạn đọc cũng có quyền hiểu tác phẩm theo cảm nghĩ riêng của mình, theo sáng
tạo riêng của mình :
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
Có người như nhà địa chất
Đọc ngầm cái gì ở sâu dưới đất
Cái mạch ngầm văn bản phía sau
Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm
Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức
(Đọc thơ mạch ngầm văn bản)
Điểm tài hoa của Chế Lan Viên là ở chỗ ông đã đưa lý luận về thơ ca, về sáng tạo lên
thành những hình ảnh thơ đẹp và biểu cảm, diễn đạt được bản thể của thơ, thơ động chạm
được đến cốt lõi của cuộc đời.
Ở Di cảo thơ, các hình ảnh : thiên đường, địa ngục, cái chết, tro bụi, thế giới bên kia,
giờ báo tử, lò thiêu .... xuất hiện rất nhiều lần, hình ảnh cái chết, cảm giác về sự hủy diệt làm
giọng điệu thơ có phần buồn và bi thương. Nhưng buồn và đau đớn ở đây có cơ sở hiện thực
hơn là sự buồn đau tưởng tượng trong Điêu tàn. Buồn đau ở đây được nảy sinh từ "những
điều trông thấy", nghiệm thấy.
Có thể có người chưa hài lòng với một số bài thơ, câu thơ nhưng rõ ràng Di cảo thơ ra
đời không phải do chủ đích của tác giả. Trên hết, ta vẫn phải thấy sự cố gắng hết mình vì
nghệ thuật, cho nghệ thuật của nhà thơ.
Tất cả những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong Di cảo thơ : Từ những hình ảnh biểu
trưng mang ý nghĩa mới, những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết, những hình ảnh lý
luận về thơ và nhà thơ đều góp phần tạo nên tính "đa thanh, đa sắc" trong tác phẩm, là cách
"bám vào cuộc đời" của nhà thơ ở những năm cuối đời. Những hình ảnh nghệ thuật
102
103
mới lạ đặc sắc này cho thấy Chế Lan Viên luôn vận động vươn lên không ngừng về
nghệ thuật. Sự mới lạ của nó làm ta ngạc nhiên và công nhận thơ Chế Lan Viên quả thật có
nhiều đỉnh cao, mỗi đỉnh có một vẻ đẹp riêng. Ở Di cảo thơ, ông đã vươn đến những vấn đề
vĩnh cửu, những vấn đề của nhân loại và chạm được vào hồn thơ, vào mạch sống của đời.
Nhà thơ đã chuyển tải những hình ảnh nghệ thuật này bằng giọng thơ triết lý tỉnh táo, nhẹ
nhàng và bình thản, một giọng thơ rất đặc trưng của Chế Lan Viên.
* * *
KẾT LUẬN
Sự nghiệp thơ ca của Chế Lan Viên trải dài hơn nửa thế kỷ với biết bao thăng trầm,
vinh quang và cay đắng. Trong mười ba tập thơ với hơn một nghìn bài thơ đã được xuất bản,
Chế Lan Viên đã hiện diện như một khuôn mặt lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông đã thể
hiện thơ của mình một cách sâu sắc qua hệ thống quan niệm riêng về thơ. Những quan niệm
nghệ thuật ấy không chỉ ở dưới dạng tùy bút văn xuôi mà còn ở chính mảng thơ lý luận về
thơ của ông.
Những quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên sau bao năm dùi mài nghiền ngẫm đã
trở thành lý luận giúp ông đứng vững trên mảnh đất thơ của mình mà sáng tạo những bài thơ
xuất sắc thể hiện "điệu hồn" riêng vô cùng độc đáo : đó là giọng điệu thơ triết luận tài hoa.
Dù theo cảm hứng sử thi hay cảm hứng đời thường - thế sự, giọng điệu thơ triết luận của ông
vẫn luôn làm người đọc lạ lùng, sức ám ảnh của thơ ông rất lớn nhờ những biện pháp liên
tưởng, suy tưởng tổng hợp tạo nên những hình ảnh độc đáo, bất ngờ, đào sâu mọi ngóe ngách
của cuộc sống và tâm hồn con người.
Nhờ có vốn văn hóa sâu rộng và sức liên tưởng, suy tưởng tổng hợp, Chế Lan Viên
sáng tạo nhanh và mạnh mẽ. Ông thiến về các hình ảnh khái quát hóa bằng triết lý thông qua
các tương quan đối lập. Phạm Hổ có nói : "Từ khi có Chế Lan Viên, có thơ Chế Lan Viên,
trong đời sống văn học, thơ ca có thêm một dòng cảm nghĩ mới, một cách nói mới" (Con
đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên ) (1). Chất văn hóa của thơ Chế Lan Viên, cộng với tài
năng vững bền và công phu rèn luyện của ông dường như chắp thêm cho lịch sử thơ ca Việt
Nam hiện đại một đôi cánh mới, qua những con đường và vực thẳm, những cánh cửa và bể
khơi.
Tư duy sáng tác kiểu như Chế Lan Viên sẽ luôn có sức sáng tạo mạnh mẽ, ông sáng tác
nhiều, đào sâu lãnh vực ý tưởng và tạo ra được nhiều ý tưởng hay, nhiều hình ảnh đẹp cho
thơ ca Việt Nam hiện đại. Song, đôi lúc ông đi quá đà, quá mức độ, sa đà vào ý tưởng một
cách hời hợt, lúc đó thơ ông trở nên khô khan dài dòng và nhạt loãng như văn xuôi chính
luận, các ý tưởng trở nên cầu kỳ, rối rắm.
Khi các ý tưởng của ông kết hợp hài hòa, cân bằng với cảm xúc, lúc ấy ông tạo ra
những hình ảnh thơ để đời, những bài thơ xuất sắc mang "điệu hồn" của thời đại : Người đi
tìm hình của Nước, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?, Sao chiến thắng ... Sau này, ở giai
đoạn cuối đời, trong tâm thế giã biệt cuộc đời, ông viết nhiều bài thơ chạm đến cốt lõi của
đời, mang tính nhân văn sâu sắc.
(1) In trong sách Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu - Sách đã dẫn.
104
Từ tấm lòng chân thành, thơ ông mang điệu hồn của ông : chân thành tuyệt đối với
cuộc đời, với bạn đọc, với thơ và với chính mình. Tùy đối tượng phản ánh mà thơ ông lúc thì
có giọng hùng biện, chính luận, lúc có giọng triết lý trữ tình, lúc giọng cao lúc giọng trầm,
khi đanh thép, khi trầm lắng, khi có giọng ngợi ca, khi lại thủ thỉ tâm tình ... Rất nhiều giọng
điệu thơ thể hiện điệu hồn phong phú phức tạp của nhà thơ.
Giọng điệu nghệ thuật là một khái niệm rất cơ bản trong việc nghiên cứu phong cách
nhà văn, cá tính sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn đều có giọng điệu riêng của mình, xác
định chân tài riêng của mình. Giọng điệu nghệ thuật tác động mạnh đến các yếu tố khác trong
chỉnh thể nghệ thuật, và nhiều khi đóng vai trò quyết định sự thành công của tác phẩm văn
học. Biểu hiện của giọng điệu nghệ thuật rất đa dạng và tinh vi, đòi hỏi người nghiên cứu
phải xem xét thận trọng.
Về phương diện giọng điệu nghệ thuật, Chế Lan Viên đã thành công. Ông đã có gam
giọng đặc biệt mang bản sắc Chế Lan Viên, đó là thơ trữ tình - triết học. Dù là ở cảm hứng sử
thi hay cảm hứng đời thường, yếu tố triết học vẫn nổi lên hàng đầu. ở thời kỳ 1945 - 1975,
yếu tố triết học của ông thiên về những cặp phạm trù đối lập để khẳng định thế đứng của
Cách mạng, của nhân dân, của Tổ quốc trước quân thù. Thời kỳ sau 1975, nhất là những năm
cuối đời, yếu tố triết học thiên về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân
loại.
Giọng điệu thơ trữ tình - triết học là giọng thơ đặc thù của Chế Lan Viên. Mặc dù có
nhiều nhà thơ khác chịu ảnh hưởng phong cách này, nhưng do cách cảm thụ khác nhau, chất
văn hóa khác nhau, năng lực tư duy khác nhau nên chưa có ai vượt qua được tầm tư tưởng
của Chế Lan Viên và có được giọng điệu thơ tư tưởng như ông. Thơ ông đã trở thành tiếng
nói của thời đại.
Một phần quan trọng thơ Chế Lan Viên là những bài thơ mang cảm hứng sử thi, có tầm
khái quát lớn về thời đại và lịch sử, có âm hưởng hùng tráng tự hào, là đỉnh cao của thế hệ
nhà thơ "đứng ngang tầm chiến lũy" và cũng rất có sức thuyết phục bởi tính chất trữ tình
nhân bản. Một găm giọng dễ nhận thấy nhất ở đây là chân thành tha thiết. Chân thành với
Đảng, với cách mạng, với nhân dân.
Phần đồ sộ của thơ Chế Lan Viên lại nằm ở Di cảo thơ. Gần 600 bài thơ phần lớn ở
dạng tứ tuyệt đã chạm tới lõi của cuộc đời và của thơ, mang giọng trầm tư thế sự, đối thoai
với đời, với chính nhà thơ về mọi lẽ sống còn, mọi triết lý nhân sinh thẳm sâu của nhân loại.
Giọng điệu thơ trở nên vô cùng đa dạng chuyển tải mọi vấn đề của cuộc sống, mọi góc cạnh
105
của cuộc đời : khi là giọng tỉnh táo đầy suy tư, chiêm nghiệm ; khi là giọng buồn đau ; có lúc
tự trào ; có lúc xót xa, day diết, xao động bất ổn.
Thơ Chế Lan Viên dân tộc mà hiện đại, nó dân tộc ở cái mã thơ truyền thống, hình ảnh
thơ truyền thống mà dân tộc vẫn dùng nhưng nó hiện đại ở chỗ Chế Lan Viên đã lồng vào
những mã truyền thống ấy những ý, tình mới mang bản sắc riêng của ông, bản sắc của con
người thơ có bệ tì là "các tầng văn hóa phủ lên nhau".
Chế Lan Viên có nhiều đóng góp cho thơ trữ tình Việt Nam và một trong những sắc
thái dễ nhận thấy nhất ở ông đó là yếu tố giọng điệu. Ông là người đi đầu trong việc cách tân
thơ tự do Việt Nam, đưa chất văn xuôi vào thơ và phát triển giọng chính luận - chính trị đanh
thép hùng hồn ; bên cạnh đó cũng còn những giọng điệu khác như mạnh mẽ, dữ dội, ồn ào
quyết liệt, tỉnh táo, suy ngẫm, nghi vấn, phán đoán, dự cảm, giả thiết. Các yếu tố giọng điệu
trong thơ ông phong phú và đa chiều, chứng tỏ một bản lĩnh thơ vững vàng, tài hoa.
Một trong những điều dễ nhận thấy là với tư duy thiên về triết luận của ông, ta không
thể tìm thấy giọng ru thắm thiết như Xuân Quỳnh, giọng hân hoan say đắm như Xuân Diệu,
giọng hồ hởi reo vui phấn khởi như Tố Hữu. Ta cũng thấy hạn chế của Chế Lan Viên là ở
những chỗ cần thét lên căm thù thì nhà thơ đã không thể thét lên. Chủ yếu ta thấy ở ông là
giọng triết lý, giọng phân giải đối thoại, giọng trầm tư, giọng chính luận. Chế Lan Viên cũng
có giọng thủ thỉ tâm tình nhưng những vấn đề tâm tình của Chế Lan Viên không phải là
những mất mát đau khổ trong tình yêu mà là thủ thỉ tâm tình đối thoại về sự nhớ thương, gắn
bó nghĩa tình, tâm tình về thời cuộc, về nhân tình thế thái, đó là lý do vì sao nhà thơ hay xưng
"anh" trong ba tập Di cảo thơ.
Chế Lan Viên đã về "Xứ không màu" hơn mười năm nhưng thực sự chưa có ai khả dĩ
có thể thay thế nổi vị trí của ông trên thi đàn Việt Nam. Sức ám ảnh của thơ ông vẫn còn mãi
vì nó chứa bên trong nó một cội nguồn văn hóa sâu xa kết hợp với năng lực tạo những hình
tượng đặc thù. Chất văn hóa của thơ Chế Lan Viên thể hiện quan điểm lý luận về mối quan
hệ giữa văn học và văn hóa : "Văn học phản ánh văn hóa chính là phản ánh sự thâm nhập và
tồn tại của văn hóa trong các hiện tượng đời sống" (1)
Nhà thơ - nhà văn hóa Chế Lan Viên là một vấn đề đang nằm trong triển vọng của khoa
nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại.
* * *
(1) Nguyễn Duy Bắc - Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học - Báo Văn nghệ số 23 ngày 5/6/1993.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh, Chế Lan Viên, một bản lĩnh, một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng và bí
ẩn, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà
Nội, 1995.
2. Phan Thị Vàng Anh, Cha tôi, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu,
sách đã dẫn.
3. Vũ Tuấn Anh, Thơ đánh Mỹ của Chế Lan Viên, Tạp chí văn học số 5/1974, 51 -61.
4. Vũ Tuấn Anh, Nhìn lại mười năm đổi mới, in trong sách Việt Nam nửa thế kỷ văn
học (1945 - 1995), Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1997.
5. Lại Nguyên Ân, Cuộc cải cách của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ Tiếng Việt.
Tạp chí văn học số 1/1993, 9/1993.
6. Nguyễn Văn Bổng, Những vỉa thơ lấp lánh, in trong sách Chế Lan Viên, người làm
vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
7. Nông Quốc Chấn, Đời Người, đời thơ, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn
vĩnh cửu, sách đã dẫn.
8. Hoàng Minh Châu, Chế Lan Viên với nghề thơ, in trong sách Chế Lan Viên, người
làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
9. Nhật Chiêu, Nhớ về Viên Tĩnh viên, in trong sách Chế Lan Viên, người làm vườn
vĩnh cửu, sách đã dẫn.
10. Hồng Diệu, Nửa thế kỷ thơ, nhìn từ một đặc điểm quan trọng, in trong sách Việt
Nam, nửa thế kỷ văn học (1945 - 1975), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1997.
11. Xuân Diệu, Đọc Ánh sáng và Phù sa, in trong sách Chế Lan Viên, Người làm vườn
vĩnh cửu, sách đã dẫn.
12. Lê Tiến Dũng, Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 -
1945, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1998.
13. Trần Thanh Đạm, Những vần thơ triết lý của Chế Lan Viên qua những trang Di cảo,
Báo Văn nghệ số 36, 4-9/1993.
14. Trần Thanh Đạm, Thơ Mới (1932 - 1945) và thơ hôm nay, Báo Văn nghệ số 45,
5/11/1994.
107
15. Trần Thanh Đạm, Ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn của văn chương dân tộc 50
năm qua, in trong sách Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 - 1975), Nhà xuất bản Hội nhà
văn, Hà Nội 1997.
16. Đặng Anh Đào - Thơ sau 1975 - Gió Đông và gió Tây, in trong sách Việt Nam nửa
thế kỷ văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1997.
17. Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996.
18. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức, Nhà văn Việt Nam hiện đại (1945 -1975) Nhà xuất
bản ĐH THCN, Hà Nội, 1979.
19. Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, Hình thức và thể loại, Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh, 1998.
20. Anh Đức, Trong ngọn cỏ và hạt sương, in trong sách Chế Lan Viên, người làm
vườn vĩnh cửu, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1995.
21. Bảo Định Giang, 50 năm ấy biết bao nhiêu tình, in trong sách Việt Nam nửa thế kỷ
văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1997.
22. Tô Hà, Khoảng cách im lặng giữa các câu thơ. Tạp chí văn học số 2/1991.
23. Nguyễn Văn Hạnh, Thơ Chế Lan Viên, in trong sách Chế Lan Viên, người làm
vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
24. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương; Lý luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ,
Nhà xuất bản Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh 1995.
25. Trần Mạnh Hảo, Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, in trong sách Chế Lan
Viên, người làm vườn ... , sách đã dẫn;
26. Trần Mạnh Hảo, Thơ phản thơ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1995.
27. Hoàng Ngọc Hiến, Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và thơ mới -in trong sách
Nhìn lại một cuộc Cách mạng trong thi ca. Nhà xuất bản Giao Dục, Hà Nội 1993.
28. Đỗ Đức Hiểu. Đổi mới phê bình văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Nhà
xuất bản Mũi Cà Mau 1993.
29. Sóng Hồng - Thơ - Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1966.
30. Đoàn Trọng Huy, Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975, Tạp chí
văn học số 6/1993.
108
31. Nguyễn Quốc Khánh, Thi pháp thơ Chế Lan Viên, luận án tiến sĩ ngữ văn Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn - 1999.
32. KHRAVCHENKO M.B. Cá tính sáng tạo nhà văn và sự phát triển văn học, Nhà
xuất bản Văn học Hà Nội 1987.
33. Lê Đình Kỵ - Thơ mới, những bước thăng trầm, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh 1988.
34. Hoàng Lan - Đối thoại mới của Chế Lan Viên - Tạp chí tác phẩm mới số 35/1974.
35. Phong Lê - Trên hành trình của 40 năm văn xuôi, ngôn ngữ và giọng điệu - Tạp chí
văn học số 5, 5/1985.
36. Mai Quốc Liên - Phê bình và tranh luận văn học, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội
1998.
37. Nguyễn Lộc, Chế Lan Viên và những tìm tòi nghệ thuật trong thơ -in trong sách
Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu.
38. G.N.Poxpêlop - Dẫn luận nghiên cứu văn học - Nhà xuất bản giáo dục - 1998.
39. Phương Lựu, về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục Hà
Nội 1985.
40. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nhà xuất bản Tác phẩm
mới, Hà Nội 1988.
41.Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật cửa nhà văn, Nhà xuất
bản Giáo Dục, Hà Nội 1991.
42. Mười nhà thơ lớn của thế kỷ - Nhà xuất bản Tác phẩm mới - Hội nhà văn 1982.
43. Nguyễn Xuân Nam, Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Tạp chí tác phẩm
mới số 23/1973.
44. Nguyễn Xuân Nam, Lời giới thiệu tuyển tập thơ Chế Lan Viên, Nhà xuất bản Văn
học - Hà Nội 1990.
45. Nguyễn Xuân Nam, Thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên, Báo Văn nghệ số 14 ngày
16/04/1991.
46. Phạm Xuân Nguyên, Chế Lan Viên, người đi tìm mặt, in trong sách Chế Lan Viên,
người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
109
47. Phùng Quí Nhâm - Thẩm định văn học - Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh
1991.
48. Lê Lưu Oanh, Sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân của cái tôi trữ tình
hiện nay, Tạp chí Văn học số 4/1991.
49. Huỳnh Như Phương, Những tín hiệu mới, Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội 1994.
50. Vũ Quần Phương, Thơ với lời bình, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1990.
51. Nguyễn Thái Sơn, Chế Lan Viên và Di cảo thơ, in trong sách Chế Lan Viên, người
làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
52. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội 1987.
53. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội
1995.
54. Trần Đình Sử, Lý luận, phê bình văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 1996.
55. Lê Thị Thanh Tâm - Trí tuệ và cảm xúc trong Di cảo thơ - Tiểu luận tốt nghiệp cử
nhân khoa học ngữ văn Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh - 1997.
56. Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam - Nhà xuất bản Văn học Hà Nội
1988.
57. Nguyễn Bá Thành, Đọc hai tập Di cảo thơ Chế Lan Viên, in trong sách Chế Lan
Viên, người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
58. Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1990.
59. Phạm Quang Trung, Đọc Chế Lan Viên và Di cảo thơ, in trong sách Chế Lan Viên,
người làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
60. Lê Trí Viễn - Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục 1988.
61. Nguyễn Minh Vỹ, Tưởng nhớ Chế Lan Viên, in trong sách Chế Lan Viên, người
làm vườn vĩnh cửu, sách đã dẫn.
110
111
TÁC PHẨM CỦA CHẾ LAN VIÊN TỪ 1945
1. Gửi các anh NXB Văn học 1955
2. Ánh sáng và phù sa NXB Văn học 1960
3. Đối thoại mới NXB Văn học 1973
4. Hoa trước lăng Người NXB Thanh niên 1977
5. Hái theo mùa NXB TP Hồ Chí Minh 1977
6. Hoa trên đá NXB Văn học 1984
7. Những bài thơ đánh giặc NXB Văn học 1972
8. Tuyển tập thơ Chế Lan Viên I NXB Vãn học Hà Nội 1985
9. Tuyển tập thơ Chế Lan Viên II NXB Văn học Hà Nội 1990
10. Di cảo thơ Chế Lan Viên tập I NXB Thuận Hóa - Huế 1992
l1. Di cảo thơ Chế Lan Viên tập II NXB Thuận Hóa-Huế 1993
12. Di cảo thơ Chế Lan Viên tập II NXB Thuận Hóa - Huế 1996.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5589.pdf