Xin kính chào tất cả các quý khách! Tên tôi là Hoàng Ngọc Quỳnh, là hưóng dẫn viên của công ty du lịch Hà Nội hôm nay tôi rất hân hạnh được cùng quý khách tham dự chuyến hành trình tham quan mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến. Bây giờ xin mời quý khách lên xe.
Thưa quý khách! Hà Nội - điểm dừng chân của quý khách ngày hôm nay là trung tâm chính trị , văn hoá, kinh tế, thương mại của Việt Nam. Là thành phố cổ được xây dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian Hà Nội đã nhiều l
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giới thiệu về du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đổi tên từ Thăng Long, Đông Đô đến Hầ Nội ngày nay. Bây giờ bác tài sẽ đưa quý khách đến với điểm tham quan đầu tiên của ngày hôm nay- Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bài thuyết trình
Bảo Tàng Hồ Chí Minh
Xin kính chào các quý khách! Tôi rất vui mừng được hướng dẫn quý khách thăm quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh trong buổi sáng ngày hôm nay.Tôi xin tự giới thiệu, tên tôi là Phạm Thanh Sơn, là thuyết trình viên tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh.
Thưa quý khách! Bảo Tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ những kỷ vật, , kỷ niệm về cuộc đời một con người vĩ đại mà vô cùng gần gũi với mỗi chúng ta – chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu nước vĩ đại đã sớm kết hợp truyền thống dân tộc Việt Nam với tinh hoa văn hoá nhân loại. Người là linh hồn, là ngọn cờ lãnh đạo nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng, chiến đấu giành chiến thắng trong cách mạng tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.
Năm 1987 UNESCO đã quyết định công nhận Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam , nhà văn hoá kiệt suất, Người là “kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng cuả người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”
Thể theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam và “Để tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người, quyết tâm thực hiện di chúc của Người , đào tạo con người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và suất sắc sự nghiệp cách mạnh vĩ đại ” Viện bảo tàng Hồ Chí Minh đã được khởi công xây dựng ngày 31\08\1085 và khánh thành ngày 19\5\1990 nhân dịp ngày sinh thứ 100 của Người.
Nhà Bảo Tàng
Xin mời quý khách vào phía trong của Bảo Tàng. Trước hết tôi sẽ giới thiệu cho quý khách những nét khái quát về công trình này.
Thưa quý khách! Công trình Viện bảo tàng Hồ Chí Minh do kiến trúc sư trưởng Garon Ixaconic thiết kế và được xây dựng với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô, bảo tàng tượng trưng một bông sen cao gần 20 m , diện tích sử dụng gần 13000 m2 trong đó có hơn 4000 m2 để trưng bày. Ngoài diện tích trưng bày chính, Bảo tàng còn có gian triển lãm 400 m2 nơi có thể tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề và các hoạt động văn hoá khác.
Viện bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh và các hình tượng nghệ thuật thể hiện thời đại Hồ Chí Minh với ba nội dung chính:
1 Cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam thực hiện di chúc của Người. Đây là nội dung chính gồm 8 chủ đề.
2 Đất nước và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống xâm lược bảo vệ Tổ Quốc trong thời đại Hồ Chí Minh, gồm 6 tổ hợp hình tượng.
3 Các mốc lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến ngày nay, gồm 8 gian chuyên đề
Bây giờ xin mời quý khách cùng tôi đi thăm quan gian mở đầu của Bảo Tàng. Xin quý khách lưu ý không sờ vào các hiện vật được trưng bày.
Thưa quý khách! Gian mở đầu của bảo tảng rộng 360 m2 cao 9 m là vị trí trung tâm của toà nhà .Quần thể kiến trúc nghệ thuật chính trong gian này là bức tượng chủ tịch Hồ Chí Minh và hình tượng mặt trời, cây đa, tượng trưng ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam .Như quý khách đã biết, toà nhà bảo tàng mang biểu tượng một bông sen trắng, còn gian trưng bầy là nhụy của bông sen và là vị trí long trọng của toà nhà. Theo ý tưởng triết học cổ đại Việt Nam với khái niện “trời tròn đất vuông”biểu hiện sự trọn vẹn như cuộc đời Bác ,biểu hiện ở gian long trọng là trần của gian hình tròn tượng trưng cho trời đất. Sàn hình vuông trang trí hoa lá bốn mùa tượng trưng đất nước Việt Nam. Bác Hồ đứng giữa đất trời lồng lộng .Từ đây mở tầm mắt nhìn về lịch sử xuyên suốt truyền thống đấu tranh dựng nước của dân tộc .
Hình tượng “bọc trăm trứng và rồng vàng “ biểu trưng truyền thống đấu tranh dựng nước của dân tộc Việt Nam ,biểu tượng đó mở đầu toàn bộ phần trưng bầy của bảo tàng. Còn hình tượng “ngựa Gióng và Rùa vàng dâng gươm” ở kia biểu tượng cho truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam . Như Người đã dạy:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước “
Gian trưng bầy chính là một không gian trưng bầy mới lạ, mà trục chính dẫn dắt chúng ta là “con đường Hồ Chí Minh”. Nét độc đáo sáng tạo là nó được phân chia thành các không gian trưng bày, mỗi nơi có nhiệm vụ cụ thể của mình, nhưng có mỗi liên hệ trặt chẽ, hợp lý, bộc lộ chủ đề chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có 6 khối môdun được bố trí bên phải con đường Hồ Chí Minh còn bên trái có 8 chuyên đề phản ánh các sự kiên quan trọng của lịch sử thế giới thế kỷ qua.
Xin mời quý khách cùng tôi đến với khu giới thiệu về thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1911).
Thưa quý khách! Bác Hồ của chúng ta sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại quê ngoại, làng Ngọc Trù, xã Kim Liên,huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Trước mắt chúng ta là những hiện vật về hoạt động yêu nước của những người thân trong gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh, về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX, và sự tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc để lựa chọn con đường yêu nước của Hồ Chí Minh. Thân phụ của chủ tịch là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng có ý chí học tập ,thông minh ham học .Năm 1901 ông thi Hội và đậu phó bảng . Ông chỉ làm quan một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người con. Ông qua đời năm 1929 thọ 67 tuổi tại thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp .
Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh năn 1968 trong 1 gia đình nho học Bà là 1 người phụ nữ thông minh, giầu lòng nhân ái. và hết lòng vì chồng con. Cuộc đời bà tuy ngắn nhưng đã để lại bao hình ảnh tiêu biểu của một người phụ nữ Việt Nam. Bà mất tại Huế năm 1901 lúc 33 tuổi Khi đó Bác Hồ của chúng ta còn rất nhỏ, mới chỉ 11 tuổi.
Chị gái của Bác, Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1884 .Bà đã tham gia nhiều phong trào yêu nước nhiều lần bị thực dân Pháp bắt. Bà qua đời tại quê hương năm 1954 thọ 70 tuổi. Khi đó Bác đang bận chỉ huy chiến dịch nên đã không có mặt trong đám tang của chị mình.
Anh trai Bác, Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm 1888.Từ tuổi thanh niên ông đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức ,mở mang văn hoá nên ông đã bị tù đầy nhiều năm . Ông qua đời năm 1952 thọ 62 tuổi. Lần này Bác lại không có mặt tại đám tang.
Thưa quý khách ! Quý khách có thể thấy rất nhiều hiện vật gắn liền với tuổi thơ của Bác. Phía bên tráI của quý khách là chiếc bàn làm việc của cụ Ngưyễn Sinh Cung. Còn đây là chiếc khung cửu mà mẹ của Bác ding để dệt vảI kiềm tiền nuôI gia đình. Cạnh đó là chiếc võng đay gán bó với Bác từ khi cất tiếng khóc chào đời. Hàng ngày bà Hoàng Thị Loan ngồi dệt vảI và đong đưa chiếc võng ru các con ngủ. Chiếc rương nhỏ này là nơI đựng vật dụng của cả gia điình. Chiếc rương này là chỗ vịn cho những bước đI chập chững đầu tiên của Bác.
Xin mời quý khách sang bên kia, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hành trình tìm đường cứu nước của Bác .
Trước hết chúng ta sẽ điểm qua vềtình hình thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Gian chuyên đề này giới thiệu về cuộc cách mạng và sự phát triển của văn hoá khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước phương Tây đã làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội .Những thay đổi đó đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam .
Thưa quý khách! Chúng ta sẽ bắt đầu với hành trình cứu nước của Bác.
Quý khách dã biết, ngày 15 tháng 11 năm 1911 với bí danh Văn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm phụ cho tầu amiran latuso Torivin, rời Sài Gòn đi Macxay Pháp bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước .
Từ năm 1911 đến năm 1920 Nguyễn Tất Thành đã đi nhiều nước ở Châu á,châu Phi và châu Mĩ nghiên cứu và học hỏi con đường cứu nước .
Cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp
Năm 1919 thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp Nguyễn ái Quốc đã gửi tới hội nghị yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam
Tháng 7/1920 qua báo nhân đạo người được đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa .Nguyễn Tất Thành tham gia đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã Hội Pháp tại thành phố Tour.
Mời quý khách đến đây, chúng ta tiếp tục tìm hiểu quá trình đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhằm tuyên truyền cho nhân dân thuộc địa hiểu rõ sức mạnh của đoàn kết và đấu tranh tự giải phóng cho chính mình .
Năm 1921, Nguyễn ái Quốc cùng một số người yêu nước tại các nước thuộc địa Pháp thành lập hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc .
Hội Liên Hiệp Thuộc Địa đã xuất bản báo Leparia. Nguyễn ái Quốc là linh hồn của tờ báo là chủ nhiệm kiêm , chủ bút và thủ quỹ.Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ” của Nguyễn ái Quốc xuất bản năm 1925 là một tác phẩm tiêu biểu tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.
Tháng 6 năm 1923 được sự giúp đỡ của Quốc Tế cộng sản và Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô.
Tháng 10/ 1923 tại hội nghị lần thứ I quốc tế nông dân, Nguyễn ái quốc được cử vào đoàn chủ tịch của hội đồng. Cuối năm 1924 Nguyễn ái Quốc yêu cầu được trở về châu á để thực hiện hoài bão giải phóng nhân dân các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam.
Thưa quý khách! Trước mắt quý khách là hình tượng của cách mạng Tháng Mười Nga. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga năm 1917 như sau: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người dân bị bóc lột trên trái đất”
Bây giờ chúng ta cùng theo chân Bác trở về với phong trào cách mạng trong nước. Chúng ta cùng bắt đầu với những mốc son quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
Ngày 11/11/1924, Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu Trung Quốc trong báo cáo gửi Chủ Tịch Đoàn Quốc Tế Cộng Sản ngày 18 tháng 2 năm 1924, Nguyễn ái Quốc đã thông báo về việc đã tiếp súc với nhóm người yêu nước ở Quảng Châu, Nguyễn ái Quốc cùng một số đồng chí trực tiếp giảng bài cho lớp huấn luyện.
Tháng 6/1925 Nguyễn ái Quốc thành lập hội VNTNCM tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ngày 21/6/1925 báo Thanh Niên ra đời.
Tháng 5/927 Nguyễn ái Quốc rời Quảng Châu đi Matxcơva sau đó đi Berlin, đi Italia và trở về Thái Lan
Cuối 1929 người trở lại Trung Quốc, triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Quý khách có thể thấy kia là các tác phẩm nghệ thuật lớn về hội nghị thành lập Đảng họp bí mật ở Hồng Kông dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc vào mùa xuân 1930.Những hình tượng này miêu tả một chặng đường người đã sống và làm việc, học tập tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm khải hoàn môn ở Paris, Kremly ở Matxcova, Vạn Lý Trường Thành và các biểu tượng khác .
Thưa quý khách ! Với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Mà kết quả là sự thành công của cách mạng Tháng Tám - lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Trước mắt quý khách là những tư liệu và hình ảnh về lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh để từng bước tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công thành lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Mở đầu gian trưng bày này là một tổ hợp hình tượng về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam . Đó là toàn cảnh cách mạng 1930- 1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh – cuộc tổng diễn tập đầu tiên do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.
Ngày 6/6/1931 Nguyễn ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông, các hiện vật trưng bày gợi nhớ về một thời kỳ huyền thoại trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn ái Quốc về bản lĩnh vững vàng và sự cảm hoá kỳ diệu của Người, về tài năng và lòng nhân ái của luật sư Lôblơly, về những người đã bảo vệ cứu Nguyễn ái Quốc thoát ra khỏi nhà tù.
Cuối năm 1933 Nguyễn ái Quốc rời Hồng Công, đầu năm 1934 người trở lại Liên Xô.Tại đây người học trường Quốc Tế Lênin.
Tháng 10/1938 Nguyễn ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc
Tháng 9/1940, phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương.
Cuối năm 1940 Người trở về biên giới Việt Trung bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước.
Ngày 28/1/1941 Nguyễn ái Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng là căn cứ địa xây dựng tổ chức phát động phong trào cách mạng . vùng Khuổi Nậm PácPó là nơi hội nghị lần thứ VII của trung ương tháng 5 / 1941 do Nguyễn ái Quốc chủ trì.
Ngày 6/6/1941 Nguyễn ái Quốc gửi lời kêu gọi đồng bào cả nước
Tháng 8/1942 lấy tên Hồ Chí Minh.
Ngày 29/8/1942 Người sang Trung Quốc và bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giam sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bác đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng “ Nhật ký trong tù”
Tháng 9/1943 HCM được trả tự do , tháng 3 năm 1944 người tham gia hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Liên Châu.
Tháng 9/1944 HCM trở lại Cao Bằng.
Tháng 12/1944 người quyết địng thành lập đội Việt Nam TTGPQ tiền thân của quân độ nhân dân Việt Nam
Ngày 9/3/1945 nhật đảo chính hất cẳng Pháp
Ngày 4/5/1945 HCM rời cao bằng về tân trào chớp thời cơ tình hình thế giới biến động
Ngày 12/8/1945 HCM cùng ban thường vụ trung ương đảng quyết định tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước.
Ngày 13/8/1945 hội nghị toàn quốc thông qua quyết định tổng khởi nghĩa
Ngày 16/8/1945 quốc dân đại hội tân trào đã bầu ra uỷ ban giải phong dân tộc Việt Nam
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Thưa quý khách! Trên đây là toàn bộ tư liệu về quá trình thành lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc.
Bây giờ chúng ta sẽ đến với gian trưng bày về phong trào đấu tranh của cách mạng Việt Nam sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời .
Sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ.
Ngày 3/9/1945 Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là động viên toàn dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Để giữ vững thành quả cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp cần thiết để xây dựng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương tới điạ phương, một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Người đặc biệt quan tâm hàng đầu tới việc xây dựng chính sách đại đoànkết dân tộc. Ngày 3/12/1945 đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam đã khai mạc tại thủ đô Hà Nội.Trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Sáng ngày 20/12/1946 trên làn sóng phát thanh lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước.
Tháng 2/1951 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng khai mạc tại chiến khu Việt Bắc
Ngày 6/12/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bộ chính trị trung ương đảng thông qua kế hoạch tác chiến của bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch đã kết thúc thắng lợi sau 54 ngày đêm chiến đấu oanh liệt và dũng cảm của quân dân ta, làm chấn động địa cầu.
Bây giờ mời quý khách đến với gian trưng bày tư liệu nói về quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược ở miền Nam, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.(1954 – 1969)
Phần trưng bày này giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trung ương đảng và chính phủ lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược.
Trở lại thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân ta là thi hành đúng hiệp định Genever năm 1954 ở đông dương.
Năm 1958 chủ tịch HCM viết tác phẩm “ đạo đức cách mạng”
Về phần mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng , những kỷ vật của người để lại không chỉ nói về cuộc sống giản dị , đức khiêm tốn của một con người mà còn nói nên nhân cách của một vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam.
Còn đây là những vật lưu niệm từ miền Nam gửi tới Bác được trưng bày đã nói nên tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Bác.
Tháng 8/1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” và từ tháng 2/1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam
Tháng 7 năm 1966 Mỹ đã dùng máy bay ném bom vào thủ đô hà Nội và thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên nhân dân Việt Nam vượt qua hi sinh và gian khổ
Tháng 11/1964 hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 64 đoàn đại biểu của 52 nước và tổ chức quốc tế
Vào hồi 9giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập, để lại nỗi nhớ tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về những ngày tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội:
“Suốt mấy hôm mây đen tiễn đưa.
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”
Sáng 9/9/1969 tại quảng trường Ba Đình đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn 20 vạn nhân dân Hà Nội và đại biểu nhân dân cả nước cùng hơn 40 đoàn đại biểu nước ngoài và bạn bè quốc tế đã tham dự lễ truy điệu.
Sự ra đi của Người là một mất mát lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tiếp nối con đường của Bác, Đảng và nhân dân ta đã đồng lòng, hiệp sức đấu tranh đánh đuổi đế quốc Mỹ thực hiện ước nguyện của người trước lúc ra đi. Đây là phần trưng bày giới thiệu chiến thắng của nhân dân Miền Bắc đánh bại cuộc tập kích bằng không quân B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội
Những hình ảnh trên là về chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam vào mùa xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Bảo tàng HCM kết thúc phần trưng bày bằng biểu tượng kim tự tháp tháp tiếp tục lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đang ra sức thực hiện di chúc của Người.
Kính thưa quý khách! Chúng ta vừa được chứng kiến toàn bộ chặng đường đấu tranh giảI phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác. Tôi hy vọng quý khách đã có một chuyến tham quan bổ ích và lí thú. Chân thành cảm ơn quý khách, hẹn gặp lại trong một ngày gần đây.
Thưa quý khách! Thuyết trình viên Phạm Thanh Sơn vừa đem lại cho chúng ta những kiến thức rất bổ ích về lịch sử dân tộc nói chung và Bác Hồ Kính yêu nói riêng. Thay mặt đoàn tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của anh Sơn và tỏ lòng cảm phục trước những hiểu biết của anh về lịch sử nước nhà. Kính chúc anh cùng gia đình mạnh khoẻ.
Thưa quý khách, chúng ta đã kết thúc chuyến tham quan Bảo Tàng tại đây. Theo lịch trình, điểm tham quan tiếp theo là Văn Miếu Quốc Tử Giám. Xin mời quý khách lên xe, chúng ta tiếp tục cuộc hành trình
Bài thuyết trình
Văn miếu- quốc tử giám
Chào mừng các quý khách đã đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Tôi là Nguyệt hướng dẫn viên du lịch, người sẽ đi cùng các quý khách trong chuyến hành trình thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tôi rất vui, hy vọng rằng chúng ta sẽ có một buổi thăm quan lý thú và bổ ích.
Quý khách vừa đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh phải không ạ. Tôi biết rằng quý khách vẫn còn cảm thấy hào hứng và xúc động trước những câu chuyện về cuộc đấu tranh gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của Bác và cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược do hướng dẫn viên Thanh Sơn của chúng tôi vừa cung cấp. Còn bây giờ, tôi xin phép được giới thiệu và hướng dẫn quý khách thăm quan về một công trình khác cũng rất tiêu biểu và là niềm tự hào của thủ đô Hà Nội- Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nhưng trước hết cũng xin lưu ý với các quý khách biển số xe của chúng ta là 29S - 5365 và chuyến thăm quan của chúng ta sẽ bắt đầu từ lúc này- 10h00 theo đồng hồ của tôi và chúng ta sẽ kết thúc lúc 11h15
Thưa quý khách! Chúng ta đang đứng trong khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám rồi đấy ạ. Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm trên khu đất rộng 54331(m2) bao gồm Hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám mà kiến trúc chủ đạo là khu Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Thưa quý khách ! Có lẽ chúng ta sẽ đi thăm khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám trước và sau đó nếu có thời gian chúng ta sẽ quay lại Hồ Văn sau. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông, dùng làm nơi thờ Khổng Tử. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông, cho xây dựng thêm khu Quốc Tử Giám làm nhà trường cho các Thái tử, con quan lại và sau đó được mở rộng thu nhận cả những người học trò xuất sắc con thường dân. Quý khách có nghĩ rằng mình cũng có thể là một học trò trong Quốc Tử Giám nếu mình sống trong thời đó không. Có thể chứ, nhưng không dễ phải không ạ.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm trên khu đất có chiều dài 300(m), chiều rộng phía Bắc là 75(m) phía Nam là 61(m), hướng Bắc - Nam theo quan niệm “Thánh nhân nam diện nhi trị” tức là Thánh nhân hướng về phía Nam để cai trị. Văn Miếu được chia làm 5 khu tương ứng với ngũ hành, với dãy tường gạch bao quanh chia Văn Miếu làm 5 khu nhỏ thông nhau bởi các cổng. Đến thăm Văn Miếu, chúng ta sẽ được hiểu biết thêm việc cha ông ta đã chọn người tài ra sao và thấy rõ ảnh hưởng của Khổng giáo đối với đời sống dân tộc Việt Nam như thế nào. Và mặc dù Văn Miếu cũng như nhiều công trình kiến trúc cổ còn lại đã qua nhiều lần trùng tu và những bước thăng trầm nhưng Văn Miếu như chúng ta thấy ngày nay vẫn là một công trình kiến trúc tiêu biểu nếu như chúng ta so sánh với những khu Văn Miếu ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Nào chúng ta cùng bắt đầu chuyến hành trình. Trước mặt chúng ta như quý khách đã thấy có 4 cột lớn đó là tứ trụ nối vào khu tiền án. Tứ trụ được xây bằng gạch, hai cột giữa cao hơn có hình hai con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là hai con vật thiêng có thể nhận ra kẻ ác người thiện. Có lẽ đây là lý do mà hai con vật này được khắc ở đây chứ không phải là những loài vật khác. Hai cột bên thấp hơn đắp nổi 4 con chim Phượng xoè cánh. Quý khách hãy nhìn sang hai bên có hai miếu nhỏ trong đó có hai bia đá đề Hạ Mã. Tôi cho rằng quý khách có thể đoán ra Hạ Mã có nghĩa là gì vâng nó có nghĩa là xuống ngựa. Nó dùng để nhắc nhở các bậc Công, Khanh, Phu, Sĩ khi đi qua đây phải xuống ngựa để tỏ lòng tôn kính các bậc Thánh nhân. Trên bốn cột phía trong và ngoài quý khách có nhìn thấy các câu đối không. Tôi biết được rằng hai trong số những câu đối đó là” nhuộm mà không đen, mài mà không mòn” và “ ngẩng nhìn càng cao, càng dùi càng cứng”. Bây giờ mời quý khách theo tôi. Chúng ta đang đi qua khu Tiền án và hướng tới cổng thứ nhất Văn Miếu Môn. Văn Miếu Môn là tam quan lớn gồm hai tầng. Phía trên đầu các bạn chính giữa có một tấm biển đề 3 chữ Văn Miếu Môn. Hai tầng cổng Văn Miếu mặt hình vuông tầng dưới to, tầng trên nhỏ do đó xung quanh có chừa ra một hàng hiên rộng 4 mặt có lan can. Các bạn có thấy hai con rồng đá kia không. Đó là hai con rồng thuộc phong cách Lê khoảng thế kỷ 15 hay còn gọi là Long Vân. Phía trên cổng có trang trí hình con dơi, biểu tượng của Phúc. Còn những hình trang trí trên mặt cột là cảnh Long Ngư tụ hội bên cổng trái và Mãnh hổ hạ sơn bêm cổng phải. Chắc quý khách đang thắc mắc không biết hai cổng nhỏ ở hai bên dùng để làm gì phải không ạ. Nếu quý khách lưu ý sẽ thấy không phải chỉ ở Văn Miếu mà ở rất nhiều nơi khác bao giờ ngoài cổng chính còn có các cổng phụ. Bởi vì cổng chính chỉ được mở vào những dịp lễ Tết hay khi có vua quan đến thăm. Ngày nay thì ngay cả những người dân bình thường cũng được đi qua lối cổng chính này. Chúng ta sẽ đi bằng lối cửa chính và quý khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn lại lối kiến trúc cổ này.
Thưa quý khách! Chúng ta đang đi trên con đường dẫn từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung. Hai bên chúng ta là hai chiếc ao nhỏ được xây bao quanh bằng tường. Ngoài ý nghĩa là nơi chứa nước, hai chiếc ao nhỏ này còn tạo cho cảnh vật nơi đây thêm hài hoà, là nơi mà các nho sĩ thời xưa dừng chân ngắm cảnh.
Thưa quý khách! Chúng ta đang đứng trước cổng Đại Trung. “Đại Trung môn” gồm ba gian như quý khách thấy được xây trên nền gạch cao, đó là gạch Bát Tràng. Còn những hàng ngói thẳng tắp kia là ngói mũi hài và những đường cong trang trí bốn góc mái là gạch đất nung.
Cổng Đại trung bao gồm ba hàng cột gỗ được sơn son thiếp vàng. Hai hàng cột ngoài và hàng cột giữa là cột chống nóc.
Có ai trong số các quý khách biết về biểu tượng cá chép trên kia không. Hai con cá chép chầu vào một cái bình giống nậm rượu. Đó là bình đựng khí thiêng của trời đất, tinh hoa tri thức, tượng trưng cho trí tuệ. Còn cá chép là biểu tượng cho các sỹ tử đi thi. Muốn đỗ đạt thành tài phải rèn luyện, học tập gian khổ như tích cá chép vượt vũ môn. Cùng với ý đó quý khách có thể thấy hai cổng thành đức bên tay phải và đạt tài bên tay trái. Đó là hai trong số những đức tính không thể thiếu được của một người làm quan. Qua đó chúng ta có thể thấy cha ông ta đã coi trọng cả tài và đức trong một con người.
Bước qua Đại Trung môn quý khách và tôi đang đi vào khu thứ hai của Văn Miếu Quốc Tử Giám Quốc Tư Giám dẫn tới Khuê Văn các. Một khung cảnh thật hài hoà trong cách bài trí với những con đường nhỏ mà chúng ta đang đi vẻ trang nghiêm vốn có của nó. Nó tạo cho chúng ta ấn tượng, cảm giác cảm giác thanh cao gần gũi với thiên nhiên- một phần tính cách lối sống của người Việt.
Chào mừng các quý khách đã đến Khuê Văn Các. Mặc dù tôi đã đến đây nhiều lần đứng trước Khuê Văn Các mà ngắm nhìn nhưng tôi vẫn không hết ngạc nhiên và thán phục về những ý tưởng độc đáo, sâu sắc trong lối kiến trúc của nó. Không biết quý khách có cảm thấy như thế không?
Gác Khuê Văn bừng sáng với lối kiến trúc và mầu sắc của nó. Được xây dựng năm 1805 dưới đời vua Nguyễn Gia Long, Khuê Văn các bao gồm hai tầng ngự trên một nền vuông cao lát gạch. Bốn trụ lớn được trang trí chạm khảm sinh động với bốn bề trống tạo ra dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh cao. Quý khách có biết không, đây chính là nơi mà các học sinh ưu tú lên đọc những bài thơ minh làm và cũng là nơi diễn ra các cuộc bình thơ sôi nổi.
Quý khách hãy nhìn lên phía trên gác hai của Khuê Văn Các, ngoài một bảng lớn đề ba chữ Khuê Văn Các thì điều gì làm cho quý khách chú ý nhất. Hãy nhìn vào bốn cửa sổ hình tròn kia đó chính là biểu tượng của ngôi sao Khuê Văn. Đó cũng chính là lý do mà nó được gọi là gác Khuê Văn. Những song cửa toả ra hai bên là biểu tượng cho ánh sáng của ngôi sao đó. Tôi sẽ nói cho quý khách lý do tại sao lại lấy biểu tượng là ngôi sao hình tròn như thế sau.
Tiếp tục với kiến trúc tầng hai của gác Khuê Văn như quý khách thấy toàn bộ gác hai được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Do mái trên nhỏ hơn nên nó tạo ra được lan can bao quanh là các con tiện và đều được chạm khắc tinh vi. Ngói lợp ở đây là ngói ống chứ không phải là ngói mũi hài. Còn hai cổng nhỏ ở hai bên đó là Xúc Văn va Bí Văn với ý nghĩa văn chương xúc tích, chau chuốt và sáng sủa.
Nếu quý khách đã quan sát kỹ gác Khuê Văn rồi xin mời đi qua cùng tôi sang khu bia tiến sỹ. Trước mắt quý khách là “Thiên Quang Tỉnh”. Thiên Quang Tỉnh là một giếng hình vuông rộng được bao quanh bởi lan can xây bằng gạch, quanh năm đầy nước. Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là đón ánh sáng của trời, tương truyền nếu đem mài mực với nước giếng ở đây thì thi cử sẽ đỗ đạt. Quý khách hãy quay lại phía sau lưng chúng ta, nhìn lên cửa sổ của Khuê Văn Các. Những cửa sổ hình tròn là biểu tượng của trời, còn giếng hình vuông là biểu tượng của đất với ý nghĩa đây là nơi kết tinh mọi tinh tuý của trời đất.
Thưa quý khách, 82 tấm bia đá trên đó khắc tên 1036 vị tiến sỹ được đặt thành hai dẫy đối xứng qua Thiên Quang Tỉnh là một trong những di vật quý giá nhất mà Văn Miếu Quốc Tử Giám còn lưu lại được. Vì ngoài ý nghĩa kiến trúc đây còn là minh chứng hùng hồn cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam, ở đó những thành tựu về giáo dục đặc biệt được coi trọng.
Các kỳ thi chọn nhân tài của Việt Nam bắt đầu từ rất sớm nhưng mãi đến năm 1442 vua Lê Thánh Tông mới có sáng kiến lập bia lưu danh các vị tiến sỹ. Công việc này được thực hiện từ đó tới năm 1779 trải qua 124 kỳ thi nhưng chỉ còn lại 82 bia đá như ngày nay.
Mời quý khách lại gần hơn để quan sát những tấm bia đá này. Xin lưu ý với quý khách mặc dù kích thước hoa văn của các bia tiến sỹ nay khác nhau nhưng chúng đều được làm từ một loại đá lấy từ vùng núi An Thạch - Đông Sơn – Thanh Hoá. Trên mỗi tấm bia ngoài những thông tin như năm, niên đại của vị vua đã cho tổ chức kỳ thi... thì còn có khắc họ tên quê quán của các vị đỗ kỳ thi theo thứ tự từ cao xuống thấp. Nếu các quý khách muốn quan sát kỹ hơn, mời lại gần đây tôi cùng các quý khách sẽ cùng nhau nhận biết 3 loại bia của các thời kỳ khác nhau.
Thưa quý khách đây là tấm bia tiến sỹ loại 1. Bia loại 1 được dựng từ năm 1484 đến 1536 gồm 14 chiếc với những đặc trưng như bia được trang trí hình hoa lá, không có hình rồng, rùa có đầu giống đầu chim, mắt có lông mày, mai trơn.
Còn đây là một bia thuộc loại 2 gồm 25 chiếc với những đặc trưng như hoa văn phong phú, có hình động vật, bia co hình mặt nguyệt, rồng chầu. Rùa có mắt tròn, mặt bẹt, sống mũi uốn cao.
Cuối cùng là bia loại 3 bao gồm 43 chiếc. Đây là một trong số đó. Bia cao to, trang trí cách điệu. Rùa có đầu giống rùa loại 1 nhưng có gò sống lưng chạm hình 6 cạnh.
Thưa quý khách, xin chú ý tôi biết các bạn rất say mê nghiên cứu tìm hiểu các tấm bia. Có lẽ một trong số các quý khách đang cố tìm xem có tên tổ tiên mình trên đó không. Thật thú vị nhưng tôi sẽ đưa quý khách đi thăm tiếp một nơi khác. Đó là khu thờ Khổng Tử và các bậc Tiên hiền, Tiên nho bao gồm điện Đại Thành, nhà Bái Đường và hai dãy Đông Vu, Tây Vu.
Nơi chúng ta đang đứng là Đại Thành môn. Cửa Đại Thành với nối kiến trúc quen thuộc gồm 3 gian như quý khách thấy, ba gian này đều có lắp cửa gỗ, trên có những hoạ tiết rồng mây hết sức sinh động.
Quý khách đã biết rằng K._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1423.doc