Giáo trình ỹ thuật sửa chữa ôtô

1 B công thương TR CA U -------------------------------------------------- Giáo trình ỹ thuật sửa chữa ôtô ghề: Sửa chữa ôtô (Tài liệu lưu hành n i b ) Tháng 10 năm 2007 2 Chương 1 hững kiến thức cơ bản về kỹ thuật sửa chữa Bài 1: Quá trình hư hỏng mài mòn của chi tiết máy và phương pháp phục hồi. . Các dạng hư hỏng và nguyên nhân. 1. Hư hỏng do chế tạo Gồm các nguyên nhân: – Trong quá trình tính toán và thử nghiệm đã quy định kích thước của chi tiết khô

pdf94 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình ỹ thuật sửa chữa ôtô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chính xác hoặc không đảm bảo điều kiện làm việc . – Do quá trình chế tạo, nhiệt luyện hoặc lắp ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên nhân trên làm cho độ bền chi tiết không đảm bảo do đó chi tiết chóng bị hư hỏng. 2. Hư hỏng do sử dụng: Hư hỏng này không thể tránh được nó xảy ra theo quy luật và thời gian sử dụng mặc dù việc sử dụng chăm sóc và bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật gồm các dạng hư hỏng sau: a. Mài mòn cơ giới. Là hiện tượng mài mòn của chi tiết do ma sát có thể là ma sát khô, hoặc ma sát lăn. Bề mặt chi tiết gia công càng nhẵn bóng, độ cứng càng cao, điều kiện bôi trơn hợp lý thì chi tiết càng ít bị mài mòn. b. Mài mòn do bột mài . Do các hạt kim loại có độ cứng khác nhau nằm giữa hai bề mặt tiếp xúc của các chi tiết. Dưới tác dụng của áp lực, hạt kim loại trở thành dao gọt làm tăng hao mòn. Các hạt kim loại này thường lẫn trong dầu hoặc trong khi làm việc có chi tiết bị mài mòn sinh ra c. Hao mòn do nhiệt. Do tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ làm cho độ cứng của vật liệu bị giảm đi do đó các chi tiết bị mòn nhanh hoặc có thể làm cho chi tiết bị nứt vỡ. . . Tốc độ hao mòn này còn phụ thuộc vào tốc độ thay đổi nhiệt độ và phụ thuộc vào nhiệt độ của chi tiết. Do vậy việc làm mát cho chi tiết càng hợp lý thì chi tiết càng ít bị hao mòn. d. Hư hỏng do ăn mòn hoá học và điện hoá học. Là quá trình phản ứng xảy ra giữa bề mặt chi tiết và môi trường xung quanh để tạo nên một chất khác. Do kim loại của chi tiết không đồng nhất ở điều kiện ẩm ướt có các chất điện phân như: Muối, axít, kiềm sẽ tạo nên trên bề mặt chi tiết có các cấp hạt sẽ đóng vai trò như những bộ pin vô cùng nhỏ làm cho cực dương bị ăn mòn. Khi sự ăn mòn lớn làm ảnh hưởng đến kích thước và độ bền chi tiết. Do vậy những chi tiết bằng sắt thép cần sơn một lớp sơn ngăn cách kim loại với môi trường Với những chi tiết bằng cao su phải tránh xăng, dầu, hạn chế phơi ngoài nắng mưa. e. Hư hỏng do vật liệu mỏi. Dưới tác dụng của các lực lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ làm cho lớp phía dưới bề mặt chi tiết xuất hiện những vết nứt và phát triển dần lên làm bề mặt sơn bị tróc. Sự tróc rỗ này dưới tác dụng của tải trọng thay đổi dần dần làm phá hỏng các chi tiết. f. Hư hỏng do biến dạng dẻo. Là hiện tượng chi tiết bị phá huỷ khi chịu tác dụng của ứng suất lớn hơn giới hạn đàn hồi 3 3. Quy luật hao mòn của các chi tiết Phần lớn các chi tiết của ô tô xe máy và công tác chịu tác động đồng thời của một số dạng mài mòn. Để thấy rõ quá trình mài mòn chi tiết máy ta nghiên cứu quá trình mài mòn của một cặp lắp ghép điển hình đó là cổ trục và ổ đỡ. Khi trục chưa quay n = 0 (n là số vòng quay) do trọng lượng của bản thân trục sẽ tỳ sát về phía dưới ổ đỡ tạo khe hở S Khi trục quay n > 0 do dầu bôi trơn có độ nhớt nên nó sẽ bám trên bề mặt trục sẽ được cuốn theo chiều quay của trục và chèn vào giữa trục và ổ đỡ làm cho trục được nâng lên, lớp dầu đó giúp cho sự mài mòn chi tiết giảm đi rất nhiều nếu duy trì được trong suốt quá trình làm việc. Quá trình mài mòn của chi tiết theo thời gian có thể biểu diễn trên trục toạ độ ( Hình 1) Hình 1.1 : Biểu đồ mài mòn của chi tiết Trục tung biểu diễn sự mài mòn ọ Trục hoành biểu diễn thời gian hoạt động của chi tiết t Nhận xét đồ thị: Đoạn OA: Có khe hở lắp ghép ban đầu ọo Đoạn AB: Có tốc độ mài mòn lớn, chi tiết mài mòn nhanh ọ1. Vì chi tiết mới chế tạo cho nên độ mấp mô bề mặt lớn. Vì vậy tất cả các máy mới chế tạo hoặc sửa chữa lớn đều phải qua giai đoạn chạy rà để san phẳng mấp mô bề mặt ban đầu trước khi đưa vào sử dụng ứng với thời gian t1 là thời gian chạy rà trơn. Đoạn BC: Có độ dốc nhỏ(ọ2) độ mài mòn tăng từ từ theo thời gian (ọ2) ứng với t2. Giai đoạn này các mấp mô bề mặt đã được san phẳng, lực ma sát giảm khe hở lắp ráp hợp lý, chế độ bôi trơn tốt. Đây là giai đoạn sử dụng của các chi tiết, thời gian này càng kéo dài thì tuổi thọ của các chi tiết càng cao. Muốn vậy phải tuân thủ triệt để các chế độ bảo dưỡng và chăm sóc đúng quy trình, quy phạm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đoạn CD: Độ dốc lớn, sự mài mòn tăng rất nhanh (ọ3) trong thời gian rất ngắn t3 khe hở lắp ghép rất lớn gây lên va đập trong quá trình làm việc chế độ bôi trơn kém tác dụng. Nếu cứ sử dụng thì các chi tiết bị mài mòn rất nhanh. Đây là thời gian phá huỷ của các chi tiết và điểm C là điểm giới hạn của khe hở buộc phải sửa chữa khi muốn sử dụng tiếp. Tóm lại: Quá trình mài mòn các chi tiết máy gồm 3 giai đoạn. - Giai đoạn chạy rà; - Giai đoạn sử dụng; - Giai đoạn phá huỷ. Trong đó giai đoạn sử dụng là giai đoạn quan trọng nhất mang lại hiệu quả kinh 4 tế lớn nhất . hững phương pháp sửa chữa và phục hồi chi tiết 1. Phương pháp gia công cơ khí a. Phương pháp sửa chữa kích thước. Theo phương pháp này, người ta giữ lại một chi tiết tương đối quan trọng nào đó ( như: trục khuỷu, xi lanh) và dùng máy công cụ như: tiện, phay, bào doa. . . . để sửa chữa, phục hồi hình dạng hình học chính xác của nó, đồng thời thay mới chi tiết lắp ghép tương ứng (như bạc lót, pit tông. . . ). Kích thước của các chi tiết khi sửa chữa bằng các kích thước sửa chữa đã qui định sẵn đối với từng loại chi tiết của từng loại động cơ, còn khe hở lắp ghép bằng khe hở ban đầu. Sau khi sửa chữa chi tiết đạt yêu cầu trên, trước khi lắp ráp người ta còn dùng phương pháp cạo, rà để gia công tinh nhằm tăng cường độ bóng, độ chính xác về kích thước, hình dáng để tăng độ tiếp xúc giữa các chi tiết với nhau khi lắp ghép. Hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi vì quá trình công nghệ sửa chữa đơn giản, chất lượng sửa chữa cao. Nhưng phương pháp này cũng có những nhược điểm: Vì có quá nhiều kích thước sửa chữa làm hạn chế đến tính lắp lẫn của chi tiết, đồng thời gây nhiều khó khăn cho việc cung cấp phụ tùng. b. Phương pháp thêm chi tiết Theo phương pháp này người ta tăng thêm một số chi tiết như tấm đệm, bạc lót, ống bọc ngoài, vòng đệm. . . . vào một chi tiết nào đó của bộ phận lắp ghép, còn chi tiết kia thì thay đổi với kích thước tương ứng hoặc gia công theo kích thước sửa chữa tương ứng. Ví dụ: Vòng ngoài ổ bi khi lắp vào lỗ bị lỏng thì có thể khoét to lỗ và đặt thêm một vòng thép vào giữa lỗ và ổ bi. Phương pháp thêm chi tiết thường dùng để sửa chữa những chỗ bị mài mòn cục bộ trên những chi tiết quan trọng. Ví dụ: Khi xi lanh của động cơ bị mài mòn đến mức nhất định thì có thể gia công cho tăng đường kính lỗ rồi ép ống lót xi lanh vào. c. Phương pháp thay thế một phần chi tiết Là phương pháp thay thế các vị trí đã mòn của chi tiết bằng cách cắt bỏ đi các vị trí đã mòn đó rồi thay vào một chi tiết mới bằng cách bắt vít hoặc hàn để hoàn chỉnh chi tiết cần sửa chữa. Ví dụ: Rãnh then hoa của bán trục bị mòn nhiều thì có thể sửa chữa bằng cách, cắt bỏ đi đầu có rãnh then hoa rồi dùng vật liệu giống như vật liệu bán trục hàn vào phần vừa cắt bỏ sau đó tiến hành điều chỉnh trục rồi gia công phần mới được hàn như phay và nhiệt luyện rãnh then hoa. Sau khi nhiệt luyện, mài bóng rãnh then hoa là có thể sử dụng được. d. Phương pháp xoay lật Là phương pháp lật hoặc xoay chi tiết đi một góc nào đó để thay thế những vị trí đã mài mòn bằng những vị trí chưa mòn. Ví dụ: Xoay rãnh then, lỗ ren. ưu điểm: Tiết kiệm được nguyên vật liệu quí, hạ giá thành sửa chữa nhưng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. 2. Phương pháp hàn và hàn đắp Có nhiều phương pháp hàn, hiện nay dùng phổ biến nhất là hàn hơi và hàn điện. Dùng phương pháp này để hàn những chi tiết bị nứt, vỡ . Dùng phương pháp hàn đắp là đắp lên chi tiết bị mài mòn một lớp kim loại mới để đưa về kích thước ban đầu. ưu điểm: Có thể sửa chữa những chi tiết bị mài mòn hoặc hư hỏng một cách nhanh chóng và ít phí tổn. Thiết bị đơn giản, quá trình công nghệ không phức tạp. Thích hợp với việc sửa chữa những chi tiết bằng kim loại bị mài mòn, độ dày lớp hàn và tính chịu mài mòn đều có thể đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Mối hàn có sức bền 5 cao. Nhược điểm: Khi hàn ảnh hưởng nhiệt đối với chi tiết cao hơn với các phương pháp khác, do đó nếu không nắm vững qui phạm thì dễ làm cho chi tiết bị biến dạng gây lên ứng suất bên trong, chất lượng bề mặt làm việc sẽ giảm đi. 3. Phương pháp mạ Mạ điện là một quá trình điện phân khi dòng điện chạy qua dung dịch điện phân. Khi mạ điện, chi tiết cần mạ được đặt ở cực âm nguồn điện, cực dương là cực mạ, thường làm bằng kim loại cần mạ. Khi dòng điện chạy qua, các ion kim loại của cực dương hoà tan trong dung dịch điện phân và các ion dương kim loại sẽ bám lên bề mặt chi tiết cần mạ. Dùng phương pháp mạ để phủ lên bề mặt chi tiết một lớp kim loại nhằm tăng độ nhẵn bóng, độ bền, hoặc chống gỉ cho chi tiết hoặc sửa lại các bề mặt làm việc bị mòn. ưu điểm: Công việc mạ thực hiện ở nhiệt độ thấp ( 15 – 105 0 c) không làm ảnh hưởng đến lớp kim loại gốc, do đó tính chất cơ học và hình dạng không bị thay đổi. Độ cứng và khả năng chống mài mòn cao Lớp mạ có sức bám rất chắc, có thể chủ động tạo ra các tính chất cơ lý của lớp mạ và đảm bảo chất lượng thông qua việc chọn kim loại và qui phạm điện phân. Nhược điểm: Khi lớp mạ dày thì thời gian mạ là quá dài, hơn nữa khi lớp mạ dày thì tính chất của nó cũng kém đi 4. Phương pháp dùng chất dẻo để sửa chữa Trong sửa chữa và phục hồi chi tiết chất dẻo được dùng để dán và đắp. Dán là dùng chất keo dính hai bề mặt của chi tiết với nhau như: Dán tấm ma sát của guốc phanh, đĩa ly hợp. . . Vá đắp là dùng chất dẻo đắp vào các chỗ nứt ở bề mặt chỗ bị khuyết hoặc chỗ lắp ghép hỏng. Ví dụ: Sửa chữa nắp xi lanh bị rò nước, rò dầu. . . . 5. Phương pháp thay thế. Là phương pháp dùng chi tiết mới sẵn có để thay thế những chi tiết đã hư hỏng (đảm bảo đầy đủ mọi yêu cầu) phương pháp này cho chất lượng cao, đơn giản, nhanh nhưng giá thành cao. Bài 2: Bảo dưỡng ôtô . Phân cấp công tác bảo dưỡng 1. Bảo dưỡng hàng ngày Là những công việc được thực hiện hàng ngày trước khi xe hoạt động hoặc sau khi xe hoạt động trở về nhằm đảm bảo an toàn cho xe 2. Bảo dưỡng cấp I Được thực hiện sau 125 h làm việc của xe tương ứng với 1500 - 2000 km. bao gồm toàn bộ nội dung của công việc bảo dưỡng hàng ngày và làm thêm một số công việc khác 3. Bảo dưỡng cấp 2 Được thực hiện sau 500h làm việc của xe tương ứng xe chạy được 8000 - 10000 km ngoài công việc đã làm bảo dưỡng cấp 1 lần bảo dưỡng 2 phải làm một số các công việc bảo dưỡng khác như kiểm tra điều chỉnh hoặc sửa chữa nếu có . i dung công việc bảo dưỡng các cấp 1. Bảo dưỡng hàng ngày Xem xét tình trạng bên ngoài xe phát hiện chỗ rò rỉ nước, dầu, nhiên liệu, khí nén tình trạng lốp và áp suất hơi. Nếu có thiếu sót thì sửa chữa ngay. 6 Xả cặn nước trong thùng chứa nhiên liệu bổ sung nhiên liệu cho đủ hoạt động trong ca. Kiểm tra bổ sung nước làm mát. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ bơm cao áp, hệ thuỷ lực, hộp số. Xả cặn, hơi nước trong bình chứa khí nén. Lau sạch mặt bình điện, bổ sung nước cất cho các ngăn. Kiểm tra sự hoàn chỉnh trong buồng lái, thùng xe trục các đăng, giằng cầu, giảm xóc, bánh xe, đặc biệt chú ý đến mối ghép ren dễ bị nới lỏng. Dọn sạch bên trong buồng lái. Kiểm tra góc quay tự do của vành lái. Kiểm tra độ kín của hệ thống khí nén và sự làm việc của phanh chân, phanh tay. Kiểm tra sự làm việc của thiết bị báo hiệu. Kiểm tra sự làm việc của động cơ và các cụm bằng cách nghe động cơ và quan sát trị số trên các đồng hồ. 2. Bảo dưỡng cấp I Ngoài những công việc như bảo dưỡng hàng ngày cần làm thêm các việc sau: - Thay dầu và lõi lọc của hệ thống bôi trơn động cơ (thực hiện 250h/lần cách một lần bảo dưỡng 1) - Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển và tắt máy - Làm sạch bầu lọc không khí của động cơ - Kiểm tra và điều chỉnh dây đai của cánh quạt và máy nén khí - Thay lõi lọc và rửa sạch bên trong vỏ các bầu lọc nhiên liệu thô, tinh thực hiện 250h/ lần cách một lần bảo dưỡng 1 - Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu chuyển số và điều chỉnh nếu cần - Kiểm tra và bổ sung dầu cho cầu xe và giảm tốc May ơ - Kiểm tra và điều chỉnh hành trình pít tông bầu phanh chân - Kiểm tra và hiệu chỉnh cơ cấu phanh tay - Xiết các mối nối dây điện - Khởi động và kiểm tra sự hoạt động của động cơ ở các tốc độ khác nhau nếu có hiện tượng không bình thường thì sửa chữa. Bơm mỡ vào các vị trí sau: + Trục ắc phidê + Khớp cầu giằng lái + Bản lề giảm xóc + Rãnh then trục các đăng + Trục chữ thập của trục các đăng + Cơ cấu chuyển số + Cơ cấu điều khiển phanh tay + Bản lề thùng xe 3. Bảo dưỡng cấp II Ngoài công việc bảo dưỡng cấp 1 còn làm thêm: - Kiểm tra độ đồng tâm giữa động cơ và hộp số - Kiểm tra và điều chỉnh ổ bi May ơ bánh xe trước - Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm của hai bánh xe trước - Thay dầu bôi trơn hộp số - Thay dầu bôi trơn cầu sau và giảm tốc hành tinh - Kiểm tra mức độ nạp đầy của bình điện - Thay dầu hệ thuỷ lực ( nếu có ) +Kiểm tra sự làm việc của động cơ nếu cần thì: - Điều chỉnh góc phun sớm nhiên liệu 7 - Cân chỉnh lại bơm cao áp và vòi phun + Đối với động cơ xăng kiểm tra điều chỉnh góc đánh lửa, điều chỉnh lại bộ chế hoà khí Bơm mỡ vào các vị trí : + Chốt má phanh + May ơ trước + ổ trượt máy khởi động ( tra dầu) + các đăng hệ lái 4. bảo dưỡng bổ sung a. bảo dưỡng bổ sung sau 1000h Kiểm tra điều chỉnh bơm cao áp đối với động cơ xăng kiểm tra và điều chỉnh bộ chế hoà khí Kiểm tra chổi than cổ góp, máy khởi động Tháo bình điện ra khỏi xe, nạp bổ sung và hiệu chỉnh lại tỷ trọng Kiểm tra các má phanh chân, phanh tay thay mới nếu các tấm ma sát mòn quá giới hạn b. Bảo dưỡng bổ sung sau 2000 h làm việc Kiểm tra sự làm việc của nhóm máy phát điện và tiết chế Kiểm tra và thay mỡ cho ổ bi máy phát điện Tháo các giằng lái và rửa sạch kiểm tra tình trạng khớp cầu và chi tiết liên quan sửa chữa và thay thế các chi tiết bị hỏng Tháo rửa kiểm tra tình trạng các chi tiết thuộc nhóm May ơ ngõng trục trước và trục sau Điều chỉnh vết tiếp xúc cặp bánh răng vành chậu cầu sau Thay dầu bôi trơn hộp số và hệ thuỷ lực Thay dầu bôi trơn cầu sau và May ơ Xúc rửa hệ thống làm mát động cơ c - Các trang thiết bị chính dùng trong công tác sửa chữa + Dụng cụ đồ nghề. - Tô vít: Dùng để mở hoặc xiết các con vít xẻ rãnh ,sử dụng tô vít chú ý : chọn Tô vít đúng cỡ , không được sử dụng tô vít làm cây xeo , cây đục. Khi cần phải mài lại đúng kỹ thuật,hai bên lưỡi tô vít gần song song , chứ không nhọn sắc như mũi đục. Hình1.2: Các loại Tô vít: - Các loại búa: Trong sửa chữa động cơ búa thường dùng để tháo lắp các chi tiết , chú ý phải chọn đúng các loại búa để không làm hỏng các chi tiết . Các chi tiết có bề mặt làm việc được gia công chính xác thì không được dùng búa đầu kim loại ,mà phải dùng búa nhựa. 8 Hình 1.3 - Các loại kìm: Kìm thông dụng, kìm mỏ nhọn, kìm răng để bảo vệ răng trong của kìm, không nên dùng kìm để cặp các vật thép cứng không được dùng kìm thay Clê để vặn bu long , đai ốc vì sẽ làm tròn lục giác của đai ốc. Hình 1. 4 - Các loại clê: Clê miệng dùng nới lỏng hoặc vặn những bu lông với lực nhỏ, khi mở hoặc siết chặt với lực lớn phải dùng clê vòng. Khi lực rất lớn phải dùng tuýp. Chú ý phải sử dụng đúng loại và cỡ. 9 Hình 1. 5 : a – Clê miệng, b – Clê vòng - Các loại tuýp: khi làm việc với bu lông đai ốc chịu lực lớn hoặc nằm sâu bên trong ta phải sử dụng tuýp với các cần nối. Đối với các bu lông nắp máy, bu lông cổ trục chính, bu lông lắp đầu to thanh truyền phải sử dụng tuýp với cần siết đo lực. Hình 1. 6: Các loại tuýp - Mỏ lết: Hình 1. 7: Các loại Mỏ lết Các loại đục: Hình 1. 8 10 - Các loại đột: Hình 1. 9 - Hình 1.9: Các loại đột - Dụng cụ khoan ta rô ren Hình 1. 10: Dụng cụ khoan ta rô ren - Các loại dụng cụ kẹp: Hình 1. 11: Dụng cụ kẹp tay - Các loại vam: 11 Hình 1. 12: Các loại van + Dụng cụ đo kiểm: - Căn lá: Hình 1. 13: Căn lá - Dụng cụ đo đường kính trục: Hình 1. 14: Dụng cụ đo đường kính trục - Dụng cụ đo đường kính lỗ kiểu compa: Hình 1. 15: Com pa đo lỗ - Pan me: 12 a) b) Hình 1.16: Pan me a: Pan me đo ngoài b: Pan me đo trong - Thước cặp : Hình 1. 17: Thước cặp - Đồng hồ so : Hình 1. 18: Đồng hồ so - Dụng cụ kiểm tra độ vuông góc, mặt phẳng: 13 Hình 1. 19: Dụng cụ kiểm tra độ vuông góc, mặt phẳng Câu hỏi 1- Trình bày các dạng hư hỏng xảy ra đối với các chi tiết máy. 2- Trình bày quy luật hao mòn đối với chi tiết máy 3- Nêu những phương pháp sửa chữa phục hồi chi tiết? 4- Trình bày nội dung công việc bảo dưỡng các cấp. Chương 2 Sửa chữa đ ng cơ ô Tô Bài 1: Sửa chữa các b phận tĩnh của đ ng cơ I. Sửa chữa nắp máy. 1. Quy trình tháo, lắp nắp máy . a. Quy trình tháo: Không được tháo nắp máy khi động cơ đang còn nóng . Trước khi tháo nắp máy phải xả hết nước trong động cơ. Dùng tuýp để tháo êcu hoặc bu lông từ hai đầu vào giữa, bắt chéo nhau và xen kẽ nới làm nhiều lần rồi mới tháo hẳn ra . Dùng cán búa hay búa nhựa gõ xung quanh nắp máy cho lỏng ra. Dùng dụng cụ chuyên dùng lắp vào lỗ bugi để nhấc nắp máy ra. Không được dùng tô vít hay dụng cụ khác cậy vào nắp máy như vậy sẽ làm hỏng đệm nắp máy và sây sát bề mặt của nắp máy. Lấy đệm nắp máy ra nhẹ nhàng để có thể dùng được (phải treo lên để tránh va chạm làm hỏng đệm ). Hình 2.1 b. Quy trình lắp: Nắp máy sau khi cạo rà phải được rửa và lau chùi sạch sẽ trước khi lắp . Bôi vào mỗi xi lanh một ít dầu bôi trơn trước khi lắp nắp máy . Bôi vào đệm nắp máy một lớp mỡ mỏng (tốt nhất là mỡ chì ) rồi đưa vào thân máy theo đúng chiều của nó . 14 đưa nắp máy vào dùng tay lắp các long đen và vặn các bu lông hoặc các êcu nhẹ nhàng rồi mới vặn tuýp . Khi vặn chặt theo trình tự từ giữa ra hai đầu bắt chéo và xen kẽ thành nhiều lần rồi mới xiết đủ lực cho mỗi loại .Ví dụ động cơ xe GAZ 69 là 6 đến 7 Kg/m. Động cơ TOYOTA là 5 đến 7 Kg/m 2. Các hư hỏng: Nắp máy làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao áp suất lớn, lại phân bố không đều do đó thường bị hư hỏng như cong vênh, rạn nứt, vùng buồng đốt bị cháy rỗ bám muội than, khoang chứa nước bị ăn mòn do trong nước có lẫn nhiều tạp chất ăn mòn. Các mối ghép ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Các đệm bị hỏng do làm việc lâu ngày. 3. Phương pháp kiểm tra Dùng mắt quan sát: Thấy được những vết nứt, cháy rỗ ăn mòn hoá học. Với những vết nứt nhỏ dùng dầu và bột màu để kiểm tra. Dùng dụng cụ đo kiểm: Thước kiểm phẳng, căn lá để kiểm tra độ cong vênh hoặc dùng bàn máp và bột màu để kiểm tra Kiểm tra độ phẳng của nắp máy Hình 2. 2 4. Phương pháp sửa chữa Cạo rửa sạch muội than trong buồng đốt rồi thổi khô bằng khí nén Nếu nứt thủng ngoài buồng đốt cho phép hàn đắp rồi gia công lại. Các lỗ ren bị hỏng thì phải ren lại hoặc khoan rộng ép bạc rồi ta rô ren mới. Nếu độ cong vênh lớn hơn 0,1 mm trên chiều dài 100mm thì phải cạo rà lại Nếu có độ cong vênh lớn quá thì có thể đưa lên máy mài mặt phẳng mài rà lại, sau khi mài rà lại thì phải kiểm tra dung tích buồng đốt sau khi mài rà không được nhỏ hơn 95% dung tích ban đầu Biện pháp khắc phục có thể thay đệm nắp máy dày hơn, nhỏ quá thì phải thay nắp máy khác. . Sửa chữa thân máy 1. Các hư hỏng, nguyên nhân tác hại Thân máy bị nứt vỡ do sự cố của pít tông, thanh truyền, hoặc do đổ nước lạnh vào khi động cơ còn nóng Vùng chứa nước thường bị ăn mòn hoá học Các đường dẫn dầu bôi trơn thường bị tắc bẩn, do làm việc lâu ngày Các lỗ ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật. 2. Phương pháp kiểm tra Dùng mắt quan sát các chỗ nứt vỡ hoặc dùng dầu và bột màu để kiểm tra Kiểm tra các lỗ ren bắt bu lông hoặc êcu Dùng đồng hồ so để xác định các độ mòn gối đỡ. Kiểm tra các đường dẫn dầu bôi trơn nước làm mát 15 3. Phương pháp sửa chữa Mặt phẳng lắp ghép bị cong vênh thì phải dùng thước kiểm phẳng và căn lá để kiểm tra hoặc dùng bàn máp và bột màu để kiểm tra Hàn đắp cá vết nứt, vỡ bên ngoài rồi gia công lại Các lỗ ren bị hỏng thì ren lại hoặc khoan rộng ép bạc và ren lỗ mới Các đường dẫn dầu bị tắc bẩn thì phải thông rửa sạch rồi dùng khí nén thổi lại Các ổ đỡ và nắp ổ đỡ bị hỏng thì gia công lại . Sửa chữa các te 1. Hư hỏng nguyên nhân tác hại Các te bị móp bẹp, rạn nứt do va chạm trong quá trình làm việc Bề mặt lắp ghép bị cong vênh do tháo lắp không đúng quy trình và do sử dụng lâu ngày Các te bị rạn nứt làm chảy dầu gây lãng phí và gây thiếu dầu bôi trơn khi động cơ làm việc dẫn tới hư hỏng hoặc phá huỷ động cơ Các te bị cong vênh làm mặt lắp ghép không phẳng nên chảy dầu Nút xả dầu bị chờn làm cho rò rỉ dầu. Nếu chờn nhiều có thể bị tuột làm mát dầu bôi trơn sẽ gây nguy hiểm cho động cơ 2. Kiểm tra và sửa chữa Sau khi tháo ra các te phải được rửa và lau cho sạch sẽ Các te bị móp bẹp thì dùng búa nhựa nắn lại Các te bị rạn nứt thì có thể hàn đắp rồi gia công lại Mặt lắp ghép của các te bị vênh thì phải nắn lại cho phẳng Nút xả dầu bị chờn ren thì hàn đắp rồi làm lại ren mới Các gioăng đệm lắp ghép với thân động cơ bị hỏng rách hoặc sử dụng lâu ngày thì phải thay mới. V. Sửa chữa xi lanh 1. Hư hỏng nguyên nhân tác hại Xi lanh làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, chịu nhiệt độ cao và áp suất lớn, chế độ bôi trơn khó khăn vì vậy thường có hư hỏng sau: Bề mặt làm việc bị mòn theo chiều ngang không bằng nhau tạo nên độ ôvan. Nguyên nhân là do thành phần lực ngang tác dụng đẩy píttông và xéc măng miết vào thành xi lanh gây nên hiện tượng mòn méo. Bề mặt làm việc bị mòn theo chiều dọc không bằng nhau tạo nên độ côn Nguyên nhân vùng xéc măng khí trên cùng có nhiệt độ và áp suất cao, độ nhớt của dầu bị phá huỷ sinh ra sát khô hoặc nửa ướt giữa xi lanh và xéc măng pít tông vì vậy vùng đó bị mòn nhiều nhất tạo nên độ côn. Ngoài ra xi lanh còn bị xước do mạt kim loại lẫn trong dầu bôi trơn hoặc xéc măng bị gẫy Bề mặt làm việc của xilanh bị cháy rỗ và ăn mòn hoá học tiếp xúc với sản vật cháy. Xi lanh đôi khi còn bị nứt vỡ, do pittông bị kẹt trong xi lanh, do chốt pít tông thúc vào hoặc tháo lắp không đúng kỹ thuật, hay nhiệt độ thay đổi đột ngột. Những hư hỏng trên làm tăng khe hở lớp ghép giữa xi lanh và pít tông, khí cháy lọt xuống làm dầu bôi trơn bị biến chất, phá huỷ màng dầu và dầu bôi trơn sục lên buồng đốt. Công suất động cơ giảm, tốc độ mài mòn tăng nhanh. khe hở giữa pít tông và xi lanh lớn, pít tông chuyển động không vững vàng gây lên va đập trong quá trình làm việc, khe hở quá lớn động cơ sẽ không làm việc được. 2. Kiểm tra Dùng mắt quan sát các vết cào xước cháy rỗ Dùng đồng hồ hoặc pan me đo trong để xác định độ mòn côn và ô van. Độ mòn côn là hiệu số do được của hai đường kính trên cùng một mặt cắt ngang 16 ống xi lanh. Trị số phải nhỏ hơn 0,05mm ( đo đường kính ở vị trí song song và vuông góc với mặt phẳng chưa đường tâm chốt pít tông) Độ côn là hiệu số đo được của hai đường kính trên cùng một đường sinh trong mặt phẳng cắt dọc ống xi lanh, trị số cho phép phải nhỏ hơn 0,05mm. Khe hở tiêu chuẩn của xi lanh và pít tông là 0,060,08mm động cơ xăng 0,100,12mm động cơ điêzen. Hình 2. 3 3. Sửa chữa Xi lanh bị cào xước nhẹ thì dùng giấy nhám mịn số (00) đánh bóng đi dùng tiếp Xi lanh bị mòn côn, ô van thì doa lại theo cốt sửa chữa, mỗi cốt sửa chữa tăng lên 0,25mm ( đối với xe của các nước Đông âu có 6 cốt sửa chữa, còn đối với xe của các nước tây âu và nhật bản thông thường chỉ có 3 cốt là cốt 0,5mm; cốt 1mm; cốt 1, 5mm. Xi lanh đã hết cốt sửa chữa thì phải thay xi lanh mới, xi lanh bị nứt vỡ cũng phải thay mới, xi lanh còn dùng lại thì phải cạo thêm gờ trên miệng xi lanh đối với xilanh ướt tháo ra quay một góc 90o để dùng tiếp Bài 2: Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền . Sửa chữa piston. 1. Quy trình tháo. Lật nghiêng động cơ phía buồng xupáp hướng lên trên tháo nhóm pít tông theo trình tự sau: Kiểm tra xem thanh truyền đã có dấu chưa nếu chưa thì đánh dấu lại. Quay cho thanh truyền cần tháo xuống vị trí thấp nhất. Tháo phanh hãm, chốt chẻ (nếu có ). Dùng tuýp nới đều hai bu lông hoặc êcu làm nhiều lần rồi mới tháo hẳn ra để đúng vị trí của nó tránh nhầm lẫn. Dùng cán búa đẩy cụm piston thanh truyền để đưa ra ngoài (tránh làm xước mặt xilanh ) Chú ý: Nếu miệng xilanh mòn thành gờ thì phải cạo xong rồi mới đóng ra để khỏi làm gẫy xéc măng. Lắp lại nắp thanh truyền đúng vị trí theo từng cụm thanh truyền vặn êcu lại cho chặt theo từng cụm một. Đưa cụm pít tông thanh truyền lên giá chuyên dùng không được để chung vào khay các chi tiết khác. Cứ như thế lần lượt tháo hết các cụm pít tông thanh truyền ra khỏi động cơ. Nếu động cơ thuộc loại xilanh ướt thì phải cố định xi lanh lại trước rồi mới tháo 17 cụm pít tông thanh truyền ra khỏi xi lanh. 2. Tháo pít tông ra khỏi thanh truyền. Tháo rời xéc măng ra khỏi pít tông ( chú ý tránh gẫy xéc măng ) Đánh dấu chiều lắp ghép giữa pít tông và thanh truyền . Tháo phanh hãm chốt pít tông Dùng trục bậc đưa vào chốt để đóng chốt pít tông ra, không nên đưa chốt tụt hẳn ra khỏi pít tông. Nếu đưa ra khỏi lỗ bệ chốt thì phải đánh dấu chiều lắp chốt vào lỗ bệ chốt và đánh dấu theo thanh truyền và pít tông theo thứ tự của từng bộ 3. Lắp cụm pít tông thanh truyền vào động cơ a. Lắp pít tông vào thanh truyền Chọn pít tông đúng thứ tự đã đánh dấu với thanh truyền để lắp cho đúng bộ. Chú ý chiều làm việc của pít tông Dùng trục bậc lắp vào chốt lấy búa gõ nhẹ vào là được ( một số trường hợp ta phải luộc pít tông vào trong nước hoặc trong dầu mới được lắp ) Loại chốt có phanh chặn ở đầu thì dùng kìm đưa vào rãnh của lỗ chốt pít tông, miệng mở của phanh phải quay xuống phía dưới Phanh hãm chốt phải nằm trong rãnh lắp phanh 2/3 đường kính của nó Đối với pít tông không có dấu thì phải căn cứ vào các đặc điểm để lắp cho đúng b. Lắp cụm pít tông thanh truyền vào động cơ. Trước khi lắp phải làm vệ sinh sạch sẽ pít tông xi lanh, bạc lót cổ trục. Bôi một lớp dầu nhờn vào các vị trí làm việc của chi tiết Chia miệng xéc măng theo yêu cầu kỹ thuật Lắp đai kẹp xéc măng vào đầu pít tông Quay trục khuỷu để cổ trục thanh truyền cần lắp xuống vị trí thấp nhất đưa cụm pít tông thanh truyền vào động cơ, dùng đuôi búa đẩy cho thanh truyền vào xi lanh Đỡ cho đầu to thanh truyền ngay ngắn vào đường trục Lắp thanh truyền lại, vặn êcu hay bu lông của nó cho đều cả hai phía Cứ như thế lắp toàn bộ cụm pít tông thanh truyền vào mới vặn từ từ đến khi đủ cân lực của từng thanh truyền một, mỗi lần tăng lực vặn lại quay động cơ xem có hiện tượng bất thường nào không nếu có thì kịp thời sửa chữa lại ngay tuỳ từng loại động cơ mà vặn lực cho phù hợp. Chú ý: Các cựa gà chống xoay phải quay về một phía và trên thân thanh truyền có dấu hoặc chữ thông thường ta lắp quay về phía đầu máy ( đầu trục khuỷu ) 4. Những hư hỏng – nguyên nhân – tác hại a. Phần thân pít tông Bị mòn do ma sát với thành vách xi lanh, pít tông bị mòn làm giảm đường kính thay đổi độ côn và ô van, khe hở giữa pít tông và xi lanh tăng, pít tông chuyển động không vững vàng trong xi lanh gây ra va đập khi làm việc b. Rãnh lắp xéc măng Bị mòn do va đập với xéc măng trong đó rãnh trên cùng mòn nhiều nhất, trong cùng một rãnh thì mặt dưới mòn hơn mặt trên c. Lỗ bệ chốt Bị mòn côn và ô van do va đập với chốt pít tông d. Đỉnh pít tông Thông thường đỉnh pít tông bị cháy rỗ, ăn mòn hoá học do tiếp xúc với khí cháy ngoài ra thân pít tông còn bị cháy rỗ, cào xước do trong dầu có cặn bẩn đôi khi pít tông còn bị nứt vỡ do cố của động cơ hoặc kích nổ 5. Kiểm tra sửa chữa a. Kiểm tra: Dùng mắt quan sát các vết cào xước nhẹ thì dùng giấy nhám mịn đánh lại , Kiểm 18 tra chủ yếu là đo độ mòn của pít tông , đo đường kính ngoài của pít tông tại váy pít tông theo phương vuông góc với đường tâm chốt bằng pan me như hình vẽ và so sách với đường kính xi lanh để xác định khe hở. Nếu khe hở vượt quá 0.1 mm phải thay pít tông mới. Tuy nhiên cách kiểm tra hiệu quả nhất là lắp pít tông ( không có xéc măng ) vào xi lanh theo hướng quay đầu xuống rối kiểm tra khe hở giữa thân pít tông ( ở phương vuông góc với đường tâm chốt pít tông) và xi lanh bằng thước lá nếu không cho được thước lá 0.1mm vào là được. Hình 2. 4 Đo đường kính pít tông b. Kiểm tra rãnh xéc măng Đo kiểm tra độ mòn rãnh xéc măng bằng cách lăn xéc măng mới trên rãnh , nếu thấy trơn tru thì dùng thước lá kiểm tra khe hở giữa mặt đầu xéc măng và mặt bên của rãnh như hình vẽ. Khe hở cho phép là 0.05 đến 0.1mm, nếu không cho được thước lá 0.015 mm vào là được, còn nếu cho vào được là rãnh xéc măng bị mòn quá, cần phải thay pít tông mới. Hình 2. 5 Kiểm tra độ mòn của rãnh xéc măng c. Sửa chữa Pít tông dùng tiếp không phải thay thế thì phải cạo sạch muội than ở các rãnh và đỉnh Khe hở pít tông với xi lanh lớn quá, khe hở rãnh lắp xéc măng lớn thì phải thay pít tông mới Hình 2. 6 19 Lỗ chốt bị mòn rộng so với chốt thì ta doa lại và thay chốt pít tông có kích thước lớn hơn Pít tông bị nứt vỡ thì phải thay pít tông mới, nếu vết nứt nhẹ thì có phải khoan chặn hai đầu vết nứt một lỗ nhỏ và dùng lại d. Yêu cầu kỹ thuật của bộ pít tông mới Thay pít tông mới phải phù hợp với kích thước của xi lanh, bảo đảm các thông số kỹ thuật Trọng lượng các pít tông phải bằng nhau. Đường kính 100mm trở lên trọng lượng cho phép sai lệch là không quá 15 g, đường kính nhỏ hơn 100 mm sai lệch cho phép không quá 9 g. Trường hợp thay thế một quả trong 1 bộ thì quả pít tông phải có thông số bằng các quả cũ. Ngày nay đối với các xe du lịch cụm pít tông – thanh truyền được chế tạo ngắn mục đích giảm trọng lượng, giảm lực ma sát, nhưng đường kính pít tông to tăng được tính cao tốc của động cơ cũng như giảm được sự cong xoắn của thanh truyền. . Sửa chữa chốt Pít tông 1. Sửa chữa chốt Pit tông: a. Quy tr...i kiểm tra dùng mắt quan sát các vết mòn, tróc rỗ hoặc rạn nứt trên bề mặt làm việc của ổ đặt. Nếu bề mặt bị mòn hoặc bị rỗ ít thì tiến hành rà lại bằng bột rà. Nếu bị mòn rỗ nhiều thì phải dùng dao doa để doa mài lại rồi mới rà lại bằng bột rà. Nếu ổ đặt bị nứt vỡ thì phải thay thế ổ đặt mới. 2. xu páp 2. 1. Hư hỏng nguyên nhân tác hại Bề mặt làm việc của xupáp bị mòn hỏng tương tự như ổ đặt dẫn đến xupáp đóng không kín, áp suất bị giảm, công suất động cơ bị giảm ( khe hở nhỏ hơn 0,08 mm đối với xupáp nạp và 0,10mm đối với xupáp xả). Thân xupáp bị mòn làm tăng khe hở với ống dẫn làm cho xupáp chuyển động không vững, đóng không kín với ổ đặt. 2. 2 Kiểm tra sửa chữa Dùng mắt quan sát bề mặt làm việc của xupáp. Nếu mà rỗ ít thì dùng bột rà để rà lại. Nếu thấy rỗ nhiều đặt xupáp lên máy mài chuyên dùng để mài lại rồi mới rà lại băng bột rà. Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa xupáp và ống dẫn hướng, đặt xupáp lên cao 9mm. Dùng đồng hồ so đo khe hở của xupáp và ống dẫn. khe hở phải nhỏ hơn 0,10mm. Chân xupáp bị mòn, phải đưa ra mài lại. Phần trụ của tán nấm phải lớn hơn 0,5mm. Nếu mỏng hơn 0,5mm thì phải thay xupáp mới. Hình 2.13: Kiểm tra xu páp . Sửa chữa lò xo xu páp, đũa đẩy, ống dẫn hướng, con đ i 1. Sửa chữa lò xo xupáp 1. 1. Các hư hỏng 32 Lò xo bị gẫy do mỏi do va đập nhiều độ đàn hồi của lò xo bị giảm. Lò xo bị biến dạng, bị cong, bị co ngắn. 1. 2. Kiểm tra: Kiểm tra độ nghiêng:Dùng thước góc 900 để kiểm tra. Nếu bị cong quá 20 thì phải thay. Hình 2.14: Kiểm tra xu páp Kiểm tra độ dài tự do: Dùng thước cặp để đo. Nếu chiều dài lò xo bị giảm quá 3mm thì phải thay. Hình 2.15: Kiểm tra chiều dài tự do Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo: Dùng dụng cụ kiểm tra bằng thuỷ lực, ứng với một lực nén nhất định thì chiều dài phải ứng như quy định. Ví dụ động cơ òMZ 238 lò xo xupáp ở trạng thái tự do dài 74mm. Khi nén một lực P = 23, 5 26, 5 KG thì chiều dài = 56mm. 1. êu cầu đối với lò xo xupáp . Loại xe Chiều dài tự do (mm) Lực nén lò xo (kg) Chiều dài khi chịu lực (mm) Zin 130,131 TOYOTA LANCRUIS ER 46, 2 49, 14 60 68 33, 7 -33, 9 38 37 2. Sửa chữa con đ i và ống dẫn hướng con đ i . Con đội thường bị mòn phần dẫn hướng và bề mặt tiếp xúc với con đội Nếu bề mặt tiếp xúc với cam bị mòn thì tiến hành mài lại khi mài phải đảm bảo chiều cao tối thiểu của con đội . 33 Kiểm tra trạng thái mòn của ống dẫn hướng xu páp được thực hiện bằng dưỡng kiểm tra ( hình vẽ). Dưỡng kiểm tra được điều chỉnh theo lỗ đo, sau đó dùng pan me có kích thước dưỡng để xác định đường kính lỗ. Dưỡng có thể được điều chỉnh đến kích thước kiểm tra lớn hơn đường kính thân xupáp một lượng 0.1 mm và nếu cho lọt được vào lỗ dẫn hướng xupáp thì cần phải thay ống dẫn hướng. Người ta cũng có thể kiểm tra bằng cách lắp hết thân xupap vào ống dẫn hướng và lắc ngang tán xupáp, nếu thấy có độ dơ hoặc kiểm tra bằng đồng hồ so thấy độ dơ vượt quá 0.1mm thì phải thay. Hình 2.16 Phần dẫn hướng (thân con đội) nếu mòn côn và mòn méo quá 0,04mm (kiểm tra bằng pan me đo ngoài) thì phải sửa chữa bằng phương pháp mạ crôm. Trước khi mạ phải mài lại cho tròn đều. Nếu bị mòn nhiều thì mài lại kích thước nhỏ hơn rồi ép bạc vào phần thân dẫn hướng, sau đó kiểm tra khe hở của con đội và lỗ dẫn hướng đạt yêu cầu là được. Khe hở trong phạm vi 0,018 - 0,09mm, khi cũ không quá 0,15mm. Sau khi sửa chữa độ côn và ôvan của thân con đội không lớn hơn 0,01mm độ bóng của thân đạt Ra = 0.32 – 0.63. ống dẫn hướng của con đội nếu bị mòn có độ côn và độ ôvan quá 0,07mm thì phải doa theo kích thước sửa chữa. Nếu hết cốt sửa chữa thì phải đóng ống lót theo quy định tiêu chuẩn. Bảng 2.1: Kích thước sửa chữa thân con đội và ống dẫn hướng Loại xe Tên chi tiết Kích thước nguyên thuỷ Kích thước sửa chữa (mm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Din – 130 Con đội Lỗ dẫn 24, 978 +0,014 25, 000 25, 078 +0,014 25, 100 25, 178 +0,014 25, 200 25, 278 +0,014 2, 300 24, 378 +0,014 25, 400 34 hướng +0,023 +0,023 +0,023 +0,023 +0,023 TOYOTA LAN CRUISER Con đội D = 40,892 40,902mm D= 40,969 40,980 mm 3. Sửa chữa đũa đẩy: Đũa đẩy thường hay bị cong và mòn các bề mặt đầu tiếp xúc do điều chỉnh khe hở nhiệt không đúng, do va đập và do mài mòn ma sát. Nếu bị cong thì dùng búa gõ nắn lại. Nếu bề mặt cầu bị mòn dùng dưỡng để kiểm tra. Nếu bị mòn quá thì phải hàn đắp sau đó mài lại đến kích thước tiêu chuẩn 4. Sửa chữa trục đòn gánh Trục đòn gánh thường hay bị mòn ở các vị trí lắp ghép Nếu bị cong thì dùng búa chì hoặc búa gỗ nắn lại. Nếu bị mòn người ta thường dùng phương pháp mài rồi thêm bạc Nếu còn trong kích thước cho phép ta mài mòn và thay bạc lót Sửa chữa đòn gánh Đòn gánh thường hay bị mòn ở bề mặt lỗ tiếp xúc với trục và ở đầu tiếp xúc với đuôi xu páp và đũa đẩy, mòn lỗ bắt vít. Nếu mòn bề mặt tiếp xúc với đuôi xu páp thì mài lại. Nếu mòn lớn thì hàn đắp sau đó mài lại. Khi mòn lỗ thì doa rộng ra rồi ép vào một bạc khác. Lỗ bắt vít bị mòn thì tiện lại ren rồi lắp vào đó một vít thích hợp. Độ bóng của bề mặt tiếp xúc với đuôi xu páp và bề mặt của bạc khi đạt đến kích thước phải đạt Ra = 0.8 – 1.0. 5. Kiểm tra, sửa chữa ống dẫn hướng xu páp Kiểm tra độ mài mòn của ống dẫn xu páp. Dùng cán xu páp mới cắm vào ống dẫn, cho tán xu páp cao hơn mặt phẳng thân máy( hoặc nắp máy) khoảng 9mm. Đẩy xu páp sang một bên rồi cho dầu đo của đồng hồ số tiếp xúc với mép xu páp, đẩy xu páp sang hướng ngược lại. Trị số sai lệch trên đồng hồ số chia đôi khe hở giữa xu páp và ống dẫn hướng. Có thể dùng ca líp để kiểm tra độ mòn của ống dẫn hướng. Nếu mòn quá 0,05mm thì phải sửa chữa. IV. Phương pháp lắp trục cam và điều chỉnh khe hở nhiệt 1. Đặt cam ( Lắp trục cam vào động cơ ) Đặt cam có dấu : Đối với trục cam ( cả bánh răng ) đã có dấu thì chỉ lau chùi sạch sẽ, bôi một lớp dầu bôi trơn vào ổ và trục Quay cho dấu của hai bánh răng trùng nhau rồi đặt vào cho đúng, bắt chặt bu lông hãm của mặt bích định vị trục cam là xong ( dẫn động trực tiếp ) Đối với bánh răng không có dấu + Cách thứ nhất Quay cho pít tông của máy số 1 lên điểm chết trên (ĐCT ) Đa trục cam vào, chú ý sao cho hai vấu cam của máy 1 quay xuống phía dưới các te dầu và hai vấu của máy song hành nằm ngang sao cho vấu cam của xupáp hút cao hơn một chút rồi đặt bánh răng vào lắp bu lông hãm mặt bích Quay lại theo trình tự và quan sát: khi nào pít tông của máy 1 lên điểm chết trên mà xupáp xả của máy song hành đóng hết, xupáp hút chớm mở là được + Cách thứ hai Tháo bánh răng cam ra Quay cho pít tông máy 1 ở (ĐTC) đặt trục cam không có bánh răng vào 35 Điều chỉnh khe hở nhiệt đúng quy định Quay trục cam quan sát xupáp xả của máy song hành với máy 1 đóng và hút chớm mở thì dừng lại Lắp bánh răng cam vào ăn khớp với bánh răng cơ, lắp bu lông hãm mặt bích lại Quay và kiểm tra lại. Nếu cha đạt thì tiến hành điều chỉnh lại khi nào đạt thì đánh dấu lại ở vị trí của hai bánh răng ăn khớp Chú ý: một số động cơ trên xe hiện đại trục cam được bố trí trên nắp máy và dẫn động bằng đai răng hoặc xích. Khi đặt cam ta quay cho dấu trên bánh răng trùng với dấu trên thân máy sau đó lắp cho chúng liên động với nhau (trường hợp dùng xích thông thường trên xích có một mắt xích khác màu làm dấu) 2. Điều chỉnh khe hở nhiệt Khe hở nhiệt là khe hở giữa đuôi xupáp và con đội hoặc đuôi xupáp và đầu đòn gánh khi xu páp đóng hoàn toàn Điều chỉnh theo nguyên tắc sau Phải nắm được thứ tự nổ của động cơ Điều chỉnh xupáp đó khi xi lanh đó ở kỳ chuẩn bị nổ là tốt nhất Dùng tô vít cờ lê, căn lá để điều chỉnh Tuỳ theo tiêu chuẩn của từng loại động cơ mà tăng hay giảm vít điều chỉnh cho phù hợp với quy định Khe hở xupáp các xe thông thường 0,20  0,35 Hình 2.17: Điều chỉnh khe hở nhiệt của xu páp Đối với các loại xe du lịch hiện nay: thường điều chỉnh thông qua chiều dày các tấm căn giữa cam và cốc chụp. Tấm căn này gọi là các shim và các shim có các kích thước khác nhau ( từ 2, 80  3, 20 ). Khi điều chỉnh ta thay thế các shim này cho phù hợp. Shim cốt 0 là: 2, 80 mỗi cốt cách nhau 0,025 mm hoặc 0,05mm Các cốt sửa chữa: 2, 825 ; 2, 850 3, 20mm V. Các hư hỏng của hệ thống phân phối khí 1. Những hư hỏng chính 1. 1 Có tiếng kêu ở buồng xupáp Khi động cơ làm việc có tiếng kêu lách cách đều ở buồng xupáp hoặc nắp che dàn đòn gánh. Do khe hở của đuôi xupáp với con đội (khe hở nhiệt), thân xupáp với ống dẫn hướng quá lớn. Khe hở lớn làm cho các chi tiết mòn nhanh, công suất động cơ bị giảm, làm thay đổi góc mở sớm, đóng muộn của xupáp khe hở nhiệt xupáp lớn quá làm cho hành trình mở của các xupáp bị giảm. 1. 2 Có tiếng kêu ở thân động cơ Khi động cơ làm việc có tiếng kêu trầm nhỏ ở giữa thân động cơ, phía đuôi trục khuỷu nghe rõ hơn Do khe hở giữa bạc và trục cam quá lớn, tác hại làm cho bạc và trục cam mòn nhanh, áp suất dầu bôi trơn bị giảm. 36 1. 3 Có tiếng kêu ở phía trước Có tiếng kêu rào rào đều ở phía trước động cơ khi động cơ làm việc, do khe hở ăn khớp giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam quá lớn hoặc không đều răng bị sứt, mẻ, gẫy. Tác hại làm cho mòn nhanh cặp bánh răng, động cơ làm việc không đều và có thể không làm việc được. 1. 4. Công suất động cơ bị giảm Do khe hở nhiệt của xupáp quá nhỏ, nấm xupáp và ổ đặt bị cháy rỗ, dẫn đến lọt khí, tỷ số nén thấp, công suất động cơ bị giảm. Muốn kiểm tra ta kiểm tra sự hoạt động của từng xi lanh. Phương pháp kiểm tra Cắt dòng điện cao áp hoặc cắt nhiên liệu của xi lanh nào đó cần kiểm tra mà động cơ vẫn hoạt động như khi chưa cắt thì chứng tỏ xupáp và ổ đặt của xi lanh đó bị hỏng (một số hư hỏng khác cũng gây ra hiện tượng tương tự khi kiểm tra) Bài 4: Sửa chữa hệ thống bôi trơn . Sửa chữa bơm dầu 1. Những hư hỏng nguyên nhân tác hại 1. 1 Hư hỏng: Mòn hỏng cặp bánh răng ăn khớp . Mòn hỏng nắp bơm, lòng thân bơm . Mòn hỏng, kẹt van an toàn, lò xo yếu, gẫy. Mòn hỏng bạc và trục bơm . Đệm giữa nắp và thân bơm bị rách 1. 2 Nguyên nhân: Do ma sát của các cặp bánh răng khi làm việc. Ma sát giữa bánh răng và nắp bơm, đỉnh răng và lòng thân bơm, van, lò xo hỏng yếu do làm việc lâu ngày Bạc và trục bị mòn do ma sát khi bơm dầu làm việc Các chi tiết bị mòn nhanh và do chất lượng dầu bôi trơn kém, thiếu dầu. . . 1. 3 Tác hại Những hư hỏng sẽ làm giảm áp suất dầu, lượng dầu đi bôi trơn ít, các chi tiết của động cơ sẽ bị mòn nhanh, tuổi thọ, công suất của động cơ bị giảm 2. Kiểm tra Quan sát bằng mắt xem các gioăng đệm, kiểm tra các bánh răng, kiểm tra nắp bơm và lòng thân bơm để phát hiện các h hỏng của nó xem có bị sứt mẻ, gờ hay rạn nứt. Dùng dụng cụ để xác định độ mòn của trục, dùng căn lá đo khe hở của đỉnh răng và lòng thân bơm, giữa mặt đầu bánh răng với nắp bơm 37 Hình 2.18: Kiểm tra bơm dầu a – Kiểm tra khe hở giữa hai răng ăn khớp . b –Kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ bơm. c –Kiểm tra khe hở mặt đầu bánh răng và nắp bơm. Kiểm tra bằng cách dùng thước lá đo kiểm tra khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng (hình a) được thực hiện ít hất 3 chỗ cách đề nhau theo vòng đỉnh răng. Khe hở tối đa giữa hai răng ăn khớp không được vượt quá 0.35 mm, nếu lớn hơn phải thay bánh răng mới. Khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ (hình b) được kiểm tra ở tất cả các răng. Khe hở tối đa không được vượt quá 0.1 mm. Nếu khe hở vượt quá giới hạn cần phục hồi lại lỗ vỏ bơm bằng phương pháp mạ thép hoặc mạ crôm rồi gia công lại hoặc phải thay vỏ bơm. Nếu đỉnh răng mòn thành vệt thì thay bánh răng mới. Độ mòn mặt đầu bánh răng được kiểm tra bằng cách dùng thanh kiểm phẳng chuẩn đặt ngang qua mặt lắp ghép của bơm và dùng thước lá đo khe hở giữa mặt thanh kiểm và mặt đầu của bánh răng (hình c). Khe hở tối đa không được vượt quá 0.1mm. nếu vượt quá phải mài bớt mặt phẳng lắp ghép thân bơm. Đối với các bơm sử dụng nhiều đệm kim loại mỏng giữa nắp và thân bơm, khi mặt đầu bánh răng mòn thì có thể giảm bớt số đệm này để đảm bảo khe hở giữa mặt đầu bánh răng với nắp hoặc thân bơm theo yêu cầu. 3. Sửa chữa Nắp bơm bị mòn lõm, gờ thì mài rà lại Bánh răng bị mòn, sứt mẻ, khe hở ăn khớp giữa hai bánh răng lớn hơn quy định thì phải thay thế cặp bánh răng khác. Bạc và trục bị mòn thì phải sửa chữa lại - Thay các gioăng đệm mới nếu các gioăng đệm bị rách hoặc không đảm bảo độ kín khít. Gioăng đệm nắp bơm phải phù hợp để đảm bảo khe hở giữa đầu bánh răng và nắp bơm. Van an toàn bị hỏng thì phải rà lại hoặc thay mới Lò xo bị yếu gẫy thì phải thay hoặc căn chỉnh Bơm dầu phải sửa chữa phải đảm bảo các thông số kỹ thuật + Khe hở đầu bánh răng và nắp là: 0,12  0,20mm + Khe hở giữa đỉnh răng và lòng bơm: 0,10  0,17mm + Khe hở giữa hai bánh răng 0,14  0,20mm + áp suất dầu phải đạt đúng quy định 2  6 kg/cm2 . Sửa chữa các bầu lọc 1. Những hư hỏng nguyên nhân tác hại Lõi lọc của bầu lọc thô lọc tinh bám nhiều cặn bẩn. Lõi lọc của bình lọc tinh bằng giấy thấm bị mủn làm mất khả năng lọc sạch. Bình lọc dầu ly tâm bị tắc do nhiều cặn bẩn, lỗ phun bị mòn do xói mòn của dầu. Vỏ bình bị nứt, đệm bị rách các đầu nối ren bị chờn do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Van an toàn của lọc thô đóng không kín, lò xo yếu, gãy do làm việc lâu ngày. 2. Kiểm tra sửa chữa Tháo ra rửa các lõi lọc bằng cách ngâm lõi lọc trong dầu điêzen rồi rửa. Nếu lõi lọc thô bẩn ít thì ta chỉ việc vừa quay vừa rửa khi nào sạch thì thôi. Thay thế lõi lọc tinh Nếu bị bẩn quá. Nếu còn sạch thì có thể rửa và dùng lại. Đối với lọc ly tâm thì thông rửa các lỗ phun dầu Vòng bi bị gỉ, bạc mòn hỏng thì thay thế Các van của bình lọc bị mòn thì rà lại cho kín 38 Lò xo yếu thì tăng thêm đệm, gãy thì thay cái mới Đối với vỏ bình Nếu bị nứt thì có thể hàn lại hoặc thay mới Bị hỏng các đầu nối ren thì gia công lại Các gioăng đệm bị rách hỏng thì thay mới Sau khi sửa chữa lắp ráp hoàn chỉnh phải đưa bầu lọc lên thiết bị khảo nghiệm để xác định khả năng lọc sạch của bầu lọc, năng suất lọc dầu của bầu lọc, và điều chỉnh lại các van Chú ý ngày nay để giảm bớt công chăm sóc và bảo dưỡng người ta sửa dụng bầu lọc dùng một lần. bầu lọc này được thay định kỳ sau một hoặc hai lần thay dầu bôi trơn . Các hư hỏng của hệ thống bôi trơn 1. Những hư hỏng chung + Chảy dầu: Chảy dầu ở các đường ống do rạn, nứt; Chảy dầu ở các đầu nối do bắt không chặt, hoặc hỏng ren; Chảy dầu ở các gioăng đệm bị rách hoặc do làm việc lâu ngày; Chảy dầu ở các phớt cao su do làm việc lâu ngày; Dầu chảy làm giảm lượng dầu bôi trơn, áp suất dầu không đảm bảo các chi tiết bị mòn nhanh, có thể gây hỏng hóc lớn Nếu không phát hiện kịp thời. + áp suất dầu thấp: Dầu bị loãng do sử dụng lâu ngày không thay. Lượng dầu ít quá quy định do thiếu dầu không bổ sung. Đường dẫn dầu bẩn, bình lọc bẩn, năng suất bơm dầu giảm. Bơm dầu bôi trơn bị hỏng. Khe hở lắp ghép bạc lót và trục khuỷu, bạc lót và trục cam quá lớn. 2. Bảo dưỡng hệ thống 2. 1 Yêu cầu chất lượng dầu Dầu bôi trơn phải được dùng theo mùa và nhiệt độ môi trường Phải dùng dầu đúng loại mà động cơ đó chỉ định, dầu phải sạch, không có tạp chất. Thường xuyên kiểm tra mức độ dầu và chất lượng dầu. Kiểm tra bằng thước thăm dầu, kiểm tra chất lượng dầu bằng cách nhỏ một giọt dầu vào một tờ giấy. Nếu dầu còn tốt thì để lại trên mặt giấy một vết tròn màu nâu thẫm. Nếu màu đen là phải thay và nếu dầu có lẫn nhiên liệu phải thay Sử dụng dầu bôi trơn theo API Xe tải, xe buýt Máynông nghiệp Động cơ xăng nên dùng dầu: SE hoặc SE/CC Động cơ Điêzen nên dùng dầu: CC hoặc CD tải nặng CE Vùng nhiệt đới thường dùng dầu SAE30 hoặc SAE40 Xe con Loại dầu: SF đời xe 1980  1989 SG Các loại xe hiện nay (nên dùng ) 2. 2 Bảo dưỡng định kỳ Căn cứ vào thời gian hoạt động của động cơ mà các công việc như đã chỉ dẫn ở các cấp bảo dưỡng và sửa chữa. Khi động cơ sửa chữa lớn thì phải thông rửa đường dầu ở động cơ Bài 5: Sửa chữa hệ thống làm mát . Sửa chữa két nước 1. Hư hỏng, nguyên nhân tác hại 39 Các lá tản nhiệt độ bị xô lệch về một phía do quạt gió va quệt vào. Cánh tản nhiệt bị xô không khí không qua được két làm tản nhiệt kém Các bầu chứa nước, đường ống dẫn bị thủng, tắc do làm việc lâu ngày, trong nước có nhiều tạp chất, đường ống dẫn nước bị thủng do va quệt với quạt gió Bụi bẩn bám vào két nước làm cho tản nhiệt kém Van một chiều ở nắp két nước bị hỏng do sử dụng lâu ngày 2. Kiểm tra sửa chữa Quan sát các lá tản nhiệt bị xô lệch thì nắn lại thẳng như ban đầu Đờng dẫn nước và bầu chứa nước bị thủng thì hàn lại ( hàn thiếc ) Két nước bị tắc bẩn, ta tiến hành xúc rửa cùng động cơ . Sửa chữa bơm nước 1. Hư hỏng nguyên nhân, tác hại Đầu cánh bơm và lòng thân bơm bị mòn do va quệt khi làm việc Cánh bơm bị sứt gẫy, rạn nứt, vỏ bơm bị vỡ do tháo lắp không đúng kỹ thuật Đầu cánh bơm vào lòng thân bơm bị mòn do va quệt khi làm việc Cánh bơm bị sứt gẫy, rạn nứt, vỏ bơm bị vỡ do tháo lắp không đúng kỹ thuật Trục bơm nước bị hỏng ren ở đầu, hỏng rãnh then trục bị cong do lắp ghép không đúng kỹ thuật Vòng bi đỡ trục bị mòn, tróc rỗ, vỡ do làm việc lâu ngày, điều kiện bôi trơn khó khăn, nước lọt vào Phớt cao su bị rách, đệm gỗ phíp bị hỏng do làm việc lâu ngày Những hư hỏng của bơm nước sẽ làm giảm năng suất bơm, động cơ bị nóng dầu bôi trơn kém tác dụng các chi tiết của động cơ mòn nhanh. động cơ nóng còn gây nên hiện tượng kích nổ bó kẹt 2. Kiểm tra và sửa chữa 2. 1 Kiểm tra Trước khi tháo rời bơm nước để kiểm tra phải cạo rửa sạch sẽ bên ngoài rồi mới tháo rời các chi tiết. Phải chú ý từng loại lắp ghép của bơm nước để tháo cho đúng quy trình lau rửa sạch sẽ các chi tiết rồi tiến hành kiểm tra Dùng mắt quan sát các hỏng hóc thông thường: cánh bơm, vòng bi trục bơm, phớt cao su, đệm gỗ phíp. . . Dùng pan me để xác định độ dơ của trục và bạc Dùng đồng hồ xo để kiểm tra độ cong của trục bơm 2. 2 Sửa chữa Vỏ bơm bị nứt vỡ thì hàn đắp rồi gia công lại. Vật liệu hàn phải phù hợp với vật liệu vỏ Trục bị cong thì nắn lại, các rãnh then của trục bị hỏng thì hàn đắp rồi gia công lại Phớt cao su đệm gỗ phíp bị hỏng thì thay mới Vòng bi bị hỏng thì thay vòng bi mới Lò xo gãy yếu thì thay mới Cánh bơm bị mòn, sứt mẻ thì hàn đắp rồi gia công lại Các đệm bị hỏng thì thay mới 2. 3 Yêu cầu kỹ thuật Bơm nước sau khi sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau Phải đảm bảo đủ năng suất bơm Không bị rò chảy nước Bơm nước không có tiếng kêu khi làm việc Phải kiểm tra bơm nước trước khi lắp vào động cơ Sửa chữa quạt gió, van hằng nhiệt . Sửa chữa quạt gió van hằng nhiệt: 40 1. Quạt gió + Hư hỏng nguyên nhân tác hại Cánh quạt bị biến dạng, nứt gãy do va quệt vào két nước. ổ đỡ bi, bạc bị mòn do làm việc lâu ngày. Những hư hỏng đó gây tác hại cho động cơ làm việc bị rung, có tiếng kêu vòng bi bơm nước bị mòn nhanh + Kiểm tra và sửa chữa Dùng mắt quan sát cánh quạt bị biến dạng thì nắn lại. Nếu bị đứt thì hàn rồi dũa lại cho phẳng. Đưa cánh quạt lên mặt phẳng để kiểm tra góc nghiêng của cánh quạt Nếu cánh nào vênh thì nắn lại. Các ổ đỡ bi, bạc bị mòn thì thay thế hoặc gia công lại 2. Van hằng nhiệt + Hư hỏng nguyên nhân tác hại Van bị kẹt ở vị trí mở, nước luôn luôn qua két không nâng nhanh được nhiệt độ động cơ lên nhiệt độ định mức Van bị kẹt ở vị trí không cho nước qua két làm cho động cơ bị quá nóng Nguyên nhân chủ yếu là chất hoạt tính bị mất tác dụng hoặc hộp xếp bị thủng + Kiểm tra và sửa chữa Tháo van ra cho vào nước đun lên dùng nhiệt kế để kiểm tra tình trạng làm việc của van. Nếu ở nhiệt độ = 70 0C van bắt đầu mở và ở nhiệt độ = 80  850C van mở hoàn toàn là van tốt. Nếu không đạt yêu cầu thì phải thay van mới .ở một số loại xe hiện đại nhiệt độ nước làm mát đạt 120o C V. Xúc rửa hệ thống làm mát 1. dung dịch rửa: + Với vật liệu là hợp kim gang: Dung dịch rửa có thể dùng 1 trong 3 loại sau: Pha 10 lít nước với 0.75 - 0.85 kg xút ăn da (NaOH) và 0.15 lít dầu lửa tốt nhất là dùng nước suối để xúc hoà tan hoàn toàn. Pha 10 lit nước với 1 kg Natricacbonat ngậm nước và 0.5 kg dầu lửa. Dùng dung dịch: 2. 5 % axit HCl và 97. 5 % nước Các dung dịch rửa này được sử dụng với động cơ chế tạo bằng hợp kim gang Với loại động cơ thân máy chế tạo bằng hợp kim Al thì dùng dung dịch nước xà phòng theo tỷ lệ: 1/2 gam xà phòng pha với một lít nước. 2. Trình tự rửa: Tháo nước trong hệ thống làm mát ra, lấy van hằng nhiệt ra. Rót dung dịch vào hệ thống làm mát Nếu dùng hai loại dung dịch dầu và nước xà phòng thì ngâm dung dịch trong khoảng 10 - 12 giờ để dung dịch tác dụng với cặn nước tiến hành hoàn toàn để làm sạch được triệt để. Sau đó cho động cơ chạy không tải 10 - 15 phút rồi mở khoá tháo dung dịch ra. Tiếp tục dùng nước sạch để rửa hệ thống làm mát đến khi nước xả ra trong thì thôi. Nếu dùng dung dịch axit cho HCl để rửa thì sau khi rót dung dịch vào phải khởi động máy ngay, cho chạy một giờ với tốc độ không tải sau đó tháo ra. Vì sau khi axit HCl và cặn nước tác dụng với nhau sẽ sinh ra axit H2SO4có tác dụng ăn mòn nên không được để quá dài. Sau khi xả dung dịch ra cũng cho nước sạch vào rửa như trên. Khi đã xúc rửa xong hệ thống làm mát thì lắp van hằng nhiệt và kiểm tra xem các bộ phận có rò nước không. Nếu có thì tiến hành khắc phục. V. Các hư hỏng của hệ thống làm mát Hệ thống làm mát sau một thời gian làm việc thường có những hư hỏng sau 1. Dò nước: Các đầu nối bắt không chặt 41 Các nối cao su bị vỡ, bị thủng Các khoang chứa, đường ống, của két làm mát bị nứt, vỡ thủng Cánh tản nhiệt của két nước bị biến dạng Phớt cao su, phớt, gioăng của bơm nước bị hỏng hoặc bu lông bắt không chặt. 2. Nhiệt độ của động cơ quá cao : Thiếu nước hoặc không có nước trong két nước Bơm nước bị hỏng Quạt gió bị hỏng Dây đai bị chùng, bu ly dẫn động bị mòn, hỏng Tắc đường ống trong két làm mát Van hằng nhiệt bị hỏng làm đóng không cho nước qua két làm mát Rèm chắn phía trước không mở Bụi bẩn bám nhiều ở két làm mát và thân động cơ nên toả nhiệt kém. 3. Bơm nước có tiếng kêu khi động cơ làm việc: Các ổ bi dơ quá hoặc không có mỡ Cánh bơm quẹt với lòng thân bơm Mặt bích để lắp pu ly bị mòn, bị trượt khi làm việc Loại dẫn động bằng bánh răng, mòn hỏng bánh răng dẫn Bài 6: sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu . Sửa chữa hệ thống nhiên liệu đ ng cơ xăng 1. Sửa chữa bơm xăng 1. 1 Những hư hỏng, nguyên nhân tác hại Bơm xăng thường có hư hỏng sau: Màng bơm bị trùng, rách, rão, màng bị biến cứng, bơm xăng yếu Lò xo màng bơm yếu, gãy, các van mòn đóng không kín, lò xo van yếu là do làm việc lâu ngày, năng suất bơm bị giảm. Các mặt lắp ghép của vỏ bơm bị cong vênh do tháo lắp không chú ý kỹ thuật. Vỏ bơm bị nứt vỡ, lỗ ren bị chờn do tháo lắp không đúng kỹ thuật, làm chảy xăng. Lưới lọc bám nhiều cặn bẩn, làm giảm luợng xăng bơm lên bộ chế hoà khí. Tác hại lớn nhất là làm cho động cơ không làm việc được 1. 2 Kiểm tra – sửa chữa Tháo rời bơm xăng ra rửa sạch sẽ, tiến hành kiểm tra và sửa chữa. Màng bơm bị chùng, rão, rách phải thay màng bơm mới. Lò xo màng bơm yếu, gẫy thay lò xo màng bơm mới. Các van xăng đóng không kín thì rà lại. Nếu mòn nhiều, lò xo yếu thì thay van khác Cần bơm máy mòn nhiều thì phải hàn đắp rồi gia công lại theo kích thớc ban đầu. Mặt lắp ghép của vỏ bơm bị vênh thì đặt giấy nháp lên mặt kính rồi rà lại Các lỗ ren bị chờn thì phải phục hồi lại, đệm bị rách thì làm lại đệm mới. Chú ý chiều dày của đệm thì phải đảm bảo cho đúng 1. 3 Yêu cầu kỹ thuật ( kiểm tra trước khi lắp vào động cơ ) Dùng đồng hồ để kiểm tra áp lực bơm xăng xem có đạt yêu cầu không Trên đường xăng của thiết bị kiểm tra có gắn đồng hồ áp lực, khi hoạt động áp lực báo trên đồng hồ phải đạt 0,2  0,3 KG/cm2 ( một số xe hiện đại áp suất 2  3 KG/cm2) Lắp vào động cơ để kiểm tra, dùng tay quay (naniven) quay động cơ và quan sát tình hình phun xăng. Xăng phun ra phải đầy ống và phải bắn ra xa miệng ống từ 60  70 mm là đạt 2. Sửa chữa bầu lọc, thùng xăng, và các ống dẫn 42 2. 1 Sửa chữa bầu lọc xăng Những hư hỏng ,nguyên nhân: Vỏ bầu lọc bị nứt vỡ , các đầu nối ren bị chờn , đệm làm kín giữa vỏ và nắp bị rách do tháo lắp không chú ý . Lõi lọc bị bẩn ,tắc do nhiên liệu có cặn bẩn . Những hư hỏng trên làm dò chảy xăng không cung cấp đủ xăng cho động cơ làm việc. Kiểm tra và sửa chữa Vỏ bầu lọc bị nứt nhỏ thì có thể hàn đắp ,nứt vỡ thì thay mới . Rửa sạch cặn bẩn ở lõi lọc bằng bàn chải và dùng khí nén thổi sạch,dùng xăng sạch rửa lại . Thay mới các gioăng đệm bị rách hoặc đã sử dụng lâu ngày 2. 2 Sửa chữa thùng xăng Sau một thời gian sử dụng do bắt không chắc, bị cọ xát với giá đỡ, bị va chạm, bị mòn gỉ, thủng. . . làm cho xăng bị rò Thùng xăng bị thủng thì sửa chữa bằng cách hàn khi hàn dùng dung dịch kiềm để khử xăng và khí hỗn hợp còn thừa trong thùng để tránh bị cháy nguy hiểm rồi dùng nước nóng rửa sạch 3đến 4 lần. Khi hàn cần tháo nắp thùng cho thông với bên ngoài để đảm bảo an toàn 2. 3 Sửa chữa các ống dẫn xăng: ống dẫn thường bị tắc, bẹp, bị nứt, vỡ. . . . Miệng ống ở đầu nối bị hỏng do tháo lắp không cẩn thận Phương pháp sửa chữa: ống dẫn bị bẹp phải nắn lại bằng thủ công hoặc hàn 1 que thép vào vị trí bẹp rồi kéo ra. ống dẫn bị tắc thì dùng dây thép để thông, sau đó rửa sạch bằng dầu hoả thổi khô bằng khi nén. ống dẫn bị nứt, thủng nhẹ thì hàn lại. Nếu bị hỏng nặng thì cắt bỏ đoạn đó đi, dùng ống có đường kính lớn hơn lồng vào rồi hàn lại (hàn thiếc và hàn đồng) hoặc thay thế ống mới. Nếu ở miệng loe đầu ống bị rò thì cưa bỏ đoạn đó đi, đem ủ ống rồi làm miệng loe khác. Có thể loe miệng bằng dụng cụ chuyên dùng hoặc dùng đột nhọn để loe. Đối với đầu ống có vòng bọc. Nếu bị hỏng thì cưa bỏ đoạn có vòng bọc, giũa sửa đầu ống rồi lồng vòng bọc mới vào. Nếu lồng không chặt thì dùng thiếc để hàn vòng bọc. 3. Sửa chữa bộ chế hoà khí 3. 1. Sửa chữa bộ chế hoà khí thông thường + Tháo lắp bộ chế hoà khí Trước khi tháo rời các bộ phận của bộ chế hoà khí ra ta phải rửa sạch sẽ bên ngoài rồi mới tiến hành tháo (chú ý khi tháo trên xe xuống ta phải nút dẻ vào đường ống nạp) Phải nghiên cứu và tìm hiểu kết cấu của nó cho chắc chắn để khi lắp cho đúng. Khi tháo rời chi tiết phải sử dụng dụng cụ cho thích hợp, ví dụ kích thước của tuốc nơ vít phải phù hợp với các rãnh của gíclơ hoặc các vít. Các chi tiết tháo rời ta phải có khay nhỏ, sạch sẽ để bảo quản, chú ý các đệm phớt. Khi tháo các vít, ốc phải nới lỏng đều rồi mới tháo rời để tránh bị cong vênh các bề mặt lắp ghép. Các chi tiết tháo xong phải rửa bằng dung dịch rửa chế hoà khí hoặc xăng sạch và dùng khí nén thổi lại. Chỉ nên tháo rời những bộ phận cần phải sửa chữa. Sau khi sửa chữa xong ta lắp lại theo quy trình ngược với khi tháo chú ý: khi phải dùng tay vặn các vít vào nhẹ nhàng rồi mới dùng tuốc nơ vít vặn chặt làm nhiều lần. 43 + Kiểm tra và sửa chữa: Thông rửa và làm sạch các gíclơ là chủ yếu. Nếu bị tắc thì có thể dùng dây đồng có đường kính nhỏ hơn để thông ( tốt nhất là dùng dung dịch chuyên dùng để thông rửa các đường ống trong chế hoà khí ) Nếu lỗ gíc lơ quá lớn thì khoan rộng ra rồi nút đồng lại sau đó khoan lỗ theo kích thước tiêu chuẩn. + Sửa chữa phao xăng: Nếu phao xăng bị móp bẹp thì phải nắn lại bằng cách cho phao xăng vào nước và đun sôi cho phao phồng lên. Kiểm tra xem phao xăng có bị ngấm xăng vào hay không. Nếu bị ngấm xăng thì phải lấy hết xăng ra bằng cách: khoan một lỗ nhỏ lấy hết xăng ra rồi hàn lại bằng thiếc. Khi hàn phải chú ý hàn thật mỏng. Nếu hàn dày sẽ làm tăng trọng lượng của phao. Mặt khác trọng lượng không được tăng quá 5  6 % so với lúc ban đầu. + Kiểm tra và sửa chữa bộ van kim: Dùng mồm hút vào đường xăng vào để kiểm tra xem van có đóng kín hay không. Nếu bị hở thì dùng bột rà để rà lại đến khi độ hở đạt yêu cầu. Lắp bộ van kim vào bộ chế hoà khí để kiểm tra lại mức xăng xem có phù hợp không. Nếu không đúng ta điều chỉnh lại. Thay đổi các đệm ở đế van kim để điều chỉnh mức xăng trong buồng phao đúng quy định. Thay đổi chiều cao của lưỡi gà phao để được mức xăng cho phù hợp tiêu chuẩn (mức xăng cao quá ta bẻ lưỡi “ cựa” gà đi xuống và ngược lại) 3. 2. Sửa chữa bộ chế hoà khí điện tử: + Một số hư hỏng thông thường: Ngoài một số hư hỏng thông thường của bộ chế hoà khí, thì chế hoà khí điều khiển bằng điện tử còn có một số hư hỏng sau: Cơ cấu điều khiển bướm gió tự động kẹt, đứt dây Các van điện từ cắt nhiên liệu bị hỏng dẫn đến động cơ không chạy không tải hoặc toàn tải được (van này được điều khiển bằng ECU điều khiển nồng độ khí thải) Cơ cấu mở bướm ga thứ hai bị kẹt Bộ đặt vị trí bướm ga bị kẹt, các đường chân không bị hở Công tắc vị trí bướm ga bị kẹt, hỏng, điều chỉnh sai ( công tắc này báo cho ECU kiểm soát nồng độ khí xả ) Cam không tải nhanh bị kẹt, bộ phận mở bướm gió hỏng + Kiểm tra và sửa chữa: Kiểm tra các van điện từ cắt xăng. Dùng đồng hồ vạn năng, (ôm kế) kiểm tra đứt, kiểm tra sự chạm mát với vỏ, điện trở của van điện từ cắt xăng (trị số điện trở khoảng 25 ) hoặc nguồn điện 12V một chiều để kiểm tra sự đóng mở của nó. Nếu van đóng mở sẽ có tiếng kêu lách cách. Thay gioăng chữ O Kiểm tra sự đóng mở của bướm gió Trong điều kiện nhiệt độ bình thường 300C bướm gió phải ở vị trí đóng hoàn toàn bởi dây lưỡng kim sau khi khởi động động cơ đến nhiệt độ quy định lúc này bướm ga phải được mở hoàn toàn. Nếu không đạt kiểm tra đường dây điện của máy phát tới. Kiểm tra điện trở dây điện trở đốt nóng (khoảng 20  22  tại 20 0C) Điều chỉnh dấu trên vỏ dấu trên vỏ bướm gió tự động trùng với đường tâm thân của chế hoà khí (có dấu bướm gió đóng hoàn toàn tại nhiệt độ môi trường xung quanh là 30 0C. Tuỳ thuộc vào độ đậm đặc của hỗn ...n cực kia chạm cực F. Nếu đèn không sáng là đường dây bị đứt ( 80 bộ điều chỉnh hỏng ) Nếu mạch ngoài tố thì tháo đầu dây nối với cọc F rồi chạm nhẹ nếu thấy có tia lửa là mạch trong tốt 2. 7. Khảo nghiệm. Sau sửa chữa lắp ghép phải tiến hành khảo nghiệm để đánh giá chất lượng, cho máy phát làm việc với phụ tải và số vòng quay định mức. Thể hiện ở các pha lệch nhau không quá 0,2VV nhiệt độ máy phát không quá 700c. Tăng số vòng lên cực đại trong 2 phút, máy phát không có sự cố xảy ra là đạt. Bài 3: Bảo dưỡng sửa chữa b điều chỉnh điện . Bảo dưỡng sửa chữa b điều chỉnh điện từ 1. Những hư hỏng. Đối với những tiết chế thông thường có những hư hỏng sau. Các tiếp điểm làm việc cháy rỗ do làm việc lâu ngày. Các cuộn dây bị đứt, cháy chạm chậm làm thay đổi lực từ hoá khiến cho tiết chế làm việc không chính xác. Các lò xo bị giảm đàn tính do làm việc với dòng quá cao. Tác hại: Tất cả những hư hỏng trên làm cho điện áp của máy phát ra không đúng giá trị định mức. 2. Kiểm tra sửa chữa. Đối với tiết chế điện thông thường chỉ bảo dưỡng và điều chỉnh. Các tiếp điểm cháy, rỗ đánh lại. Các cuộn dây đứt, hỏng, chạm chập ta thay mới. Điều chỉnh điện áp và dòng điện phát ra của máy phát thông qua sức căng lò xo. (chú ý phải lắp vônkế và ampe kế và điều chỉnh theo tiêu chuẩn của từng loại). . Bảo dưỡng sửa chữa b điều chỉnh điện bán dẫn 1. Các hư hỏng của bộ điều chỉnh bán dẫn + Điện áp của máy phát tăng cao quá với bộ điều chỉnh pp 362 và pp – 363 là do trandito bị ngắn mạch ( luôn có dòng điện qua ) bộ điều chỉnh điện áp không làm việc Với bộ điều chỉnh PP 350 do điốt bị đứt mạch làm cho các bóng T1 luôn đóng, T2, T3 luôn mở làm cho giá trị dòng kích thích luôn lớn không điều chỉnh được + Điện áp luôn thấp khi tốc độ của vòng quay tăng Với bộ điều chỉnh PP 362 và PP 363 Trandito bị đứt mạch ( không dẫn điện ) tiếp điểm PH bị chập làm cho Trandito luôn đóng Với bộ điều chỉnh PP 350 do điốt D1 bị thông mạch làm cho bóng T1 luôn đóng hoặc T2, T3 bị đứt mạch các cuộn xung và các điện trở mạch phân áp bị cháy + Bộ điều chỉnh không điều chỉnh được Với bộ điều chỉnh PP 362 và PP – 363 điốt dập tắt bị thông mạch cuộn dây nối tiếp của P3 bị đứt cháy. Trandito bị đứt điện trở bù nhiệt hỏng Với bộ điều chỉnh PP 350 điốt D2 bị thông mạch, D3 bị đứt mạch Trandito T2 bị đứt 2. Kiểm tra sửa chữa a. kiểm tra + Kiểm tra bằng cách so sánh Lắp tiết chế với máy phát đang làm việc tốt để kiểm tra + Kiểm tra khi tháo rời bộ điều chỉnh Dùng đồng hồ đo điện vạn năng để kiểm tra các linh kiện trong bộ điều chỉnh Dùng bóng đèn và nguồn điện ắc quy Với PP 362 dùng ắc quy 12V và bóng đèn một đầu của đầu đo nối với +B3 một 81 đầu nối với cọc ỉ Nếu thấy đèn sáng bình thường khi tiếp điểm đóng với K1 khi ấn cho tiếp điểm đóng sang K2 đèn sáng yếu đi là bộ điều chỉnh làm việc tốt Nếu đèn vẫn sáng bình thường là tranzitor bị chập Với bộ điều chỉnh PP 363 cách kiểm tra như trên nhưng dùng nguồn 24V + Với bộ điều chỉnh PP 350 dùng đồng hồ đo điện vạn năng để ở nấc đo ôm cho đầu dương với cọc + đầu âm với cọc ỉ Nếu kim báo thông mạch có trị số lớn hoặc không báo thì cần kiểm tra bóng T2, T3 b. Sửa chữa các hư hỏng của bộ điều chỉnh bán dẫn được sửa chữa trong các xưởng công việc sửa chữa bao gồm thay thế các linh kiện tương ứng cùng loại 3. Kiểm tra các linh kiện bán dẫn a. Tradito: Dùng ôm kế hoặc dùng đồng hồ đo điện vạn năng để ở nấc đo ôm cách kiểm tra như sau Bóng thuận ( p n p ). đầu âm tiếp xúc với cực gốc, đầu dương tiếp xúc với cực phát sau đó tiếp xúc cực góp trong hai trường hợp ôm kế phải báo điện trở nhỏ nhất đầu dương chạm vào cực gốc rồi lần lượt cho đầu âm chạm cực phát và góp trong cả hai trường hợp ôm kế báo điện trở lớn nhất . + Bóng ngược ( n p n ) cách kiểm tra như trên nhưng giá trị đo báo ngược lại. b. Kiểm tra điốt giống như kiểm tr diốt cầu chỉnh lưu của máy phát điện xoay chiều c. Kiểm tra điện trở: Dùng ôm kế hoặc đồng hồ để kiểm tra thông mạch khi kiểm tra phải tách một chân của điện trở ra khỏi mạch Bài 4: Bảo dưỡng sửa chữa máy khởi đ ng . Các hư hỏng : 1. Khi khởi động máy khởi động không làm việc Nguyên nhân. Không có dòng điện chạy vào máy, ắc quy yếu, các đầu dây nối bị xô, bị ô xi hoá hoặc bắt không chặt, dây dẫn bị đứt. Khoá điện, rơ le đóng mạch bị cháy hỏng, tiếp xúc không tốt do làm việc lâu ngày. 2. Máy khởi động quay chậm. Nguyên nhân. Nguồn điện yếu, các đầu dây, tiếp điểm tiếp xúc không tốt do làm việc lâu ngày. Máy khởi động hỏng: Chổi than cổ góp bị mòn hỏng, bẩn, phần mica cách điện giữa các phiến góp nhô cao. Cuộn kích từ hỏng cách điện, cuộn dây rô to bị chập. 3. Trục máy khởi động quay nhưng không kéo nổi động cơ. Nguyên nhân: Nối mát giữa máy khởi động và thân xe không tốt. Bộ phận truyền động: Khớp nối một chiều, Bánh răng hỏng, càng gạt gẫy. Sơ đồ hệ thống khởi động (loại điều khiển gián tiếp) 82 Hình 4 . 4: Sơ đồ hệ thống khởi động 1 –Máy khởi động 2- ắc quy 3 – Công tắc khởi động 4 - Động cơ điện khởi động 5 – Rơ le kéo 6 - Đĩa đồng tiếp điện 7 – Cuộn dây của rơ le kéo 8 –Lõi thép 9 –Lò xo hồi vị 10 - Dẫn động bánh khởi động 11. Cần gạt 12 – Bánh răng khởi động 13 – Vành răng bánh đã 4. Khởi động có tiếng kêu va đập giữa các bánh răng. Nguyên nhân. Bánh răng truyền động hoặc vành bánh răng đã sứt mẻ, hỏng. Khe hở giữa hai bánh răng máy khởi động với vòng chặn điều chỉnh không đúng. Điều chỉnh thời điểm đống máy khởi động sai. Trục máy khởi động bị lệch do xiết bu lông không đều. Tác hại chung là không khởi động được động cơ và làm hư hỏng cho các chi tiết của hệ thống khởi động. iểm tra , Sửa chữa 1. Kiểm tra Stator (phần tĩnh). a. Kiểm tra đứt: Dùng ôm kế đưa que đo vào hai đầu của cuộn dây kiểm tra thông mạch. Nếu ôm kế chỉ cứng tỏ cuộn dây không đứt. Nếu ôm kế chỉ chứng tỏ cuộn dây bị hở mạch tiếp xúc không tốt hoặc bị đứt. (dùng bóng đèn và ác quy mắc nối tiếp với cuộn dây Nếu đèn không sáng là cuộn dây bị đứt). Hình 4 . 5: Kiểm tra đứt dây b. Kiểm tra chạm mát Dùng ôm kế để kiểm tra một đầu que đo đưa ra vỏ đầu còn lại đưa vào một đầu 83 của cuộn dây. Nếu ôm kế chỉ chứng tỏ cuộn dây bị chạm mát. Nếu ôm kế không chỉ chứng tỏ cuộn dây không bị chạm mát. có thể vừa đo, vừa kéo, đẩy tìm chỗ chạm mát, không được thì phải tháo má cực từ ra để kiểm tra Hình 4 . 6: Kiểm tra chạm mát Chú ý: để đơn giản và thuận tiện nếu không có ôm kế ta dùng ắc quy và bóng đèn để kiểm tra thông mạch , đấu nối tiếp bóng đèn, cuộn dây kích từ và nguồn điện để kiểm tra thông mạch, đèn sáng là cuộn dây còn tốt và ngược lại , đấu nối tiếp bóng đèn và cuộn dây kích từ vỏ máy và nguồn điện để kiểm tra thông mạch, đèn sáng là cuộn dây bị chạm mát và ngược lại c. Kiểm tra chập các vòng dây: Theo các cách sau: Dùng đồng hồ ôm kế đo điện trở rồi so sánh với tiêu chuẩn (mẫu). Dùng đồng hồ vôn kế đo điện áp rơi trên cuộn kiểm tra và cuộn mẫu hai cuộn này mắc nối tiếp nhau và mắc nối tiếp với nguồn (2 hoặc 3V). Nếu điện áp đo bằng nhau là tốt, khác nhau bị chập. Sửa chữa: Cuộn dây bị đứt cho phép hàn lại bằng thiếc nhưng phải kẹp chặt. Cuộn dây chạm mát lót cách điện chỗ chạm mát và tẩm lại sơn cách điện. Cuộn dây chạm, chập do lớp êmay và sợi bóc cách điện hỏng. Thay mới hoặc cuốn lại lớp cách điện và tẩm sơn lại. 2. Kiểm tra sửa chữa Rô to. Thông thường rô to có những hư hỏng sau: Đứt cháy, chạm mát ra lõi thép do va quệt (sát cốt) hoặc chịu dòng điện lớn, làm việc lâu ngày làm cho máy khởi động không hoạt động được. Cổ góp bị mòn, bẩn, cháy rỗ, cách điện giữa các phiến góp nhô cao làm cho chổi than và cổ góp tiếp xúc không tốt gây đánh lửa mạnh máy khởi động có thể không làm việc được hoặc yếu. a. Kiểm tra: Kiểm tra đứt mạch: Hình 4 . 7: Kiểm tra đứt dây trong cuộn cảm ứng 84 Nếu dây trong cuộn cảm ứng bị đứt sẽ được xác minh qua miliampemet.muốn vậy đặt đầu đo của hai que đo lên hai phiến bên cạnh nhau của cổ góp và xoay từ từ cổ góp trên khối lăng trụ khoảng 200 đến 30o đồng thời theo dõi kim đồng hồ miliampemet, nếu kim dịch khỏi vị trí ban đầu nghĩa là mạch điện đã khép kín và bộ phận kiểm tra không có chỗ nào bị đứt . Tiếp tục quay khối lăng trụ để kiểm tra các bộ phận khác của cuộn dây . Kiểm tra chạm mát: Dùng ôm kế đưa một que đo ra lõi thép hoặc trục que còn lại đưa vào cuộn dây(phiến góp) Nếu thông mạch là bị chạm mát và ngược lại. Hình 4 . 8: Kiểm tra chạm mát trong cuộn dây Chú ý: Có thể dùng bóng đèn và nguồn điện để kiểm tra tương tự như stator. Kiểm tra vị trí chạm chập: Đặt rôto lên grônha để kiểm tra, dùng một lá thép mỏng đặt cách rôto khoảng 510 mm. Quay rôto từ từ Nếu mà vị trí nào lá thép rung len chứng tỏ vị trí đó bị chập b. Sửa chữa: + Cuộn dây: Cuộn dây đứt hàn lại. Cuộn dây chập ta thay rô to hoặc sửa chữa cuốn lót lại chỗ bị chạm chập. + Cổ góp: Nếu cổ góp mòn ít, cháy ít rửa sạch rồi dùng giấy nhám mịn đánh bóng lại. Nếu mòn nhiều và mòn không đều cháy xám thì đưa lên máy tiện để tiện lại cổ góp hoặc thay cổ góp mới. Cách điện giữa các phiến góp nhô cao ta dùng lỡi ca cắt lại. Các vòng bi bị mòn hỏng thay mới. + Chổi than, lò xo chổi than: Bị mòn, nứt vỡ do ma sát. Nếu chiều cao chổi than nhỏ hơn tiêu chuẩn thì phải thay mới(chiều cao chổi than tuỳ vào từng loại động cơ). Nếuđủ chiều cao nhng bị nứt vỡ ta thay mới. 85 Hình 4 . 9 Lực ép lò xo phải đúng quy định nhỏ hơn phải thay lò xo (thông thường 3,4KG). + Rơ le kéo. Cặp tiếp điểm, đồng xu bị bẩn, cháy rỗ dùng giấy nhám mịn đánh sạch, cặp tiếp điểm bẩn, cháy rỗ do tia lửa lớn, làm tăng điện trở trong mạch, dòng điện vào động cơ khởi động giảm. Cuộn hút, giữ bị đứt, chạm mát thay rơ le mới hoặc cuốn lại. Kiểm tra thông mạch của chúng bằng đồng hồ ôm kế hoặc bóng đèn. Cọc tiếp điện và đồng xu bị cháy dùng giấy nhám đánh sạch. Cách điện hỏng thay cách điện khác. + Khớp nối một chiều, cần gạt và bánh răng. Các chi tiết bị mòn hỏng do làm việc lâu ngày thay mới Cần gạt bánh răng bị cong, nắn lại, gẫy thay mới. Bánh răng bị mòn nhiều hay nứt, mẻ thay bánh răng khác. + Giá đỡ chổi than và bạc. Giá đỡ chổi than sau một thời gian làm việc do cổ góp sinh nhiệt lớn làn cho cách điện giá đỡ chổi than dương bị cháy, chạm chập. Nếu bị cháy, chạm chập ta thay cách điện mới. Các bạc bị mòn ta thay mới Nếu độ mòn còn cho phép ta tháo ra đảo đầu ngược lại 1800 dùng lại. + ắp ghép điều chỉnh và khảo nghiệm. - Lắp ghép và điều chỉnh. Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Các chi tiết sau khi đã sửa chữa thì tiến hành lắp ghép, lắp cần kiểm tra lại. Khe hở hờng kính của trục. Dùng căn lá đo yêu cầu khe hở 0,12 0,25mm. Kiểm tra sự tiếp xúc giữa bánh răng máy khởi động và vành răng bánh đà. - Khảo nghiệm máy khởi động. Sau khi sửa chữa lắp ghép và điều chỉnh cần khảo nghiệm máy khởi động để xác định tình trạng kỹ của nó. Yêu cầu máy phải quay đều đặn không có tiếng kêu va đập cơ khí. Dòng điện lớn, momen xoắn hoặc số vòng quay nhỏ điện áp thấp thì rô to quá chặt hoặc ngắn mạch giữ rô to và cuộn kích thích. Dòng điện mo men xoắn điện áp ác quy đều thấp do ác quy hỏng. Khi thử nghiệm lực xoắn mà rô to vẫn quay thì khớp nối bị trượt. Nếu không có điện thử nghiệm thì cho máy khởi động, chạy không tải rồi so sánh với máy khởi động còn tốt. Bài 5: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đánh lửa I. Hệ thống đánh lửa thường 86 Hình 4 . 10: Các bộ phận hệ thống đánh lửa thường trên ôtô Hình 4 . 11: Sơ đồ hệ thống đánh lửa thường trên ôtô 1 – ắc quy 2 – Khoá điện 3 - Điện trở 4 – Biến áp đánh lửa 5 – Cơ cấu xung điện thấp áp 6 – Nắp 7 - Con quay 8 – Bu gi I vị trí khởi động, II – Vị trí làm việc bình thường, O – ngắt điện động cơ , K – Tiếp điểm, C- Cam quay , T – Tụ điện , V- Các vấu chia điện , G – mát 1. Các hư hỏng thường gặp Công suất động cơ yếu: Nguyên nhân: Đặt lửa sai, nhiên liệu cháy không hết. Bugi làm việc không tốt, khe hở không đúng. Bô bin yếu, tia lửa cao áp Đặt lửa sai, nhiên liệu cháy không hết. Bugi làm việc không tốt, khe hở không đúng. Bô bin yếu, tia lửa cao áp yếu. 1.2. Đánh lửa quá sớm. Hiện tượng: Khi khi khởi động, động cơ có hiện tượng quay ngược ( đánh trả lại), có tiếng nổ ở bộ chế hoà khí. Động cơ cháy chậm được, tốc độ không ổn định, động cơ chạy rung giật. Khi tăng ga có tiếng gõ (kích nổ). Nhiệt độ động cơ tăng cao, công suất động cơ giảm, không bốc, tiêu tốn nhiên liệu. Nguyên nhân: Điều chỉnh thời gian đánh lửa quá sớm, mâm tiếp điểm bị kẹt hoặc do khe hở tiếp điểm quá lớn. 87 1.3. Đánh lửa quá muộn. Hiện tượng: Động cơ khó nổ có tia lửa điện ở ống xả Nhiệt độ động cơ lên cao. Động cơ tăng tốc không tốt. Công suất động cơ giảm, tiêu tốn nhiên liệu. . Bảo dưỡng sửa chữa các chi tiết 1. Sửa chữa bô bin dây cao áp a. Hư hỏng, nguyên nhân tác hại. Cuộn dây sơ cấp, thứ cấp bị hỏng cách điện. chạm chập, bị đứt do làm việc lâu ngày. Điện trở phụ bị đứt do làm việc lâu ngày hoặc do dòng điện sơ cấp quá lớn. Nắp bị nứt vỡ do va chạm, thao tác không đúng kỹ thuật. Các cọc đầu dây bị đứt, gãy do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Dây cao áp bị đứt làm tăng trị số điện trở do làm việc lâu ngày, do thao tác không đúng bị gấp khúc nhiều. Những hư hỏng trên gây lên tác hại không có dòng điện cao áp hoặc điện cao áp quá thấp làm cho động cơ không chạy được hoặc chạy không ổn định. b. Kiểm tra và sửa chữa. + Kiểm tra sơ bộ khi chưa tháo khỏi hệ thống: Rút dây cao áp ra khỏi bộ chia điện để cách Mở khoá điện, tháo nắp chia điện ra dùng tuốc nơ vít để đóng mở tiếp điểm, quan sát tia lửa điện. Nếu tia lửa điện yếu khi đầu dây gần mát và không có khi để xa mát chứng tỏ bô bin bị hỏng. + Kiểm tra bằng cách so sánh: Lắp bô bin tốt vào hệ thống đánh lửa cho động cơ làm việc. Nếu động cơ làm việc tốt thì chứng tỏ bô bin cũ bị hỏng. Có thể thay dây cao áp mới để so sánh. + Kiểm tra bằng đo kiểm. Dùng đồng hồ ôm kế để đo các cuộn dây xem có bị đứt hay không. Đo điện trở xem có đúng quy định không. Dùng ôm kế đo trị số điện trở của dây cao áp và so sánh với giá trị tiêu chuẩn (thông thờng điện trở của dây cao áp khoảng 15  30 K). Dùng nguồn điện một chiều 6V hoặc 12 V và một bóng đèn đầu nối tiếp với nhau để kiểm tra cuộn dây và kiểm tra điện trở phụ. ống tăng điện nếu kiểm tra thấy yếu hoặc hỏng thị phải thay mới. Có thể dùng thiết bị chuyên dùng kiểm tra công suất điện động tự cảm khoảng 360  400v là bô bin còn tốt. 2. Sửa chữa bộ chia điện a . Hư hỏng, nguyên nhân: Cặp tiếp điểm bị bẩn, cháy rỗ do làm làm việc lâu ngày, do tụ điện bị hỏng. Cam ngắt điện và giá đỡ tiếp điểm động bị mòn không đều. Do làm việc lâu ngày, làm thay đổi cặp khe hở của cặp tiếp điểm. Lò xo kéo quá găng của bộ tự động đánh lửa sớm ly tâm yếu gãy do làm việc lâu ngày gây mỏi. Các đầu nối dây bị tuột, đứt, các đệm cách điện ở má vít và đầu nối dây bị nứt vỡ, gây chạm mát. Bạc, trục bộ chia điện bị mòn làm cho cam cắt điện đóng mở tiếp điểm không chính xác làm sai thời điểm đánh lửa. Nắp chia điện, đầu chia điện bị nứt vỡ, do điện, than dẫn điện bị mòn, lò xo yếu gẫy. Tất cả những hư hỏng trên làm ảnh hưởng không tốt đến hệ thống đánh lửa, 88 công suất động cơ yếu, động cơ làm việc rung giật và có thể không hoạt động được. b. Kiểm tra và sửa chữa. + Kiểm tra. Tháo rời các chi tiết của bộ chia điện dùng xăng lau sạch rửa và tiến hành kiểm tra bằng mắt để phát hiện những hư hỏng thông thường như: má vít bị cháy rỗ, nắp chia điện và đầu chia điện bị nứt vỡ, các điện cựa và tấm dẫn điện bị cháy vỡ. Dùng dụng cụ để xác định: Dùng lực kế để kiểm tra đàn hồi của thanh tiếp điểm động và lò xo. Dùng panme để đo độ mòn của cam chia điện và trục chia điện. Kiểm tra độ cong của trục chia điện trên bàn máp trên máy tiện, độ cong cho phép là 0,03mm. - Kiểm tra đầu chia điện. Trường hợp dây cao áp ở bô bin có điện cao áp mà các dây cao áp bugi không có điện thì có thể đầu chia điện bị hỏng. Tháo đầu chia điện ra đặt ngược lên lắp máy đặt đầu dây cao áp ở bô bin cách đầu dây chia điện từ 78mm, mở khoá điện, dùng tuốc nơ vít đóng mở tiếp điểm của bộ chia điện. Nếu có tia lửa cao áp thì chứng tỏ đầu chia điện bị nứt vỡ, dò điện. - Kiểm tra nắp bộ chia điện. Hiện tượng: Khi nắp bộ chia điện bị nứt vỡ, dò điện. Biểu hiện khi quay động cơ có tia lửa điện nơi nắp và có tiếng kêu " lách cách", ban đêm nhìn tia lửa điện sẽ rõ hơn. Khi động cơ làm việc dung giật. Kiểm tra ta tháo nắp ra khỏi bộ chia điện. Tháo dây cao áp ra khỏi bugi, cầm các đầu dây để cách nắp máy 56mm, đóng mở tiếp điểm bộ chia điện. Nếu có tia lửa điện cao áp ở dây nào thì chứng tỏ lỗ cắm dây cao áp chính với lỗ cắm dây cao áp chính với lỗ cắm đó bị dò điện. - Kiểm tra dò điện giữa các lỗ xung quanh (lỗ bugi). Cắm dây cao áp vào một lỗ xung quanh và cắm hai dây cao áp của bugi vào hai bên cho hai đầu dây kia cách mát từ 56mm. Đóng mở tiếp điểm nếu dây nào có tia lửa thì chứng tỏ hai lỗ đó bị dò điện. Hình 4 . 12: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa vấu rô to và cuộn dây cảm biến 1- Vít và rãnh để điều chỉnh 2 –Khe hở cần kiểm tra 3– Dưỡng kiểm tra không nhiễm từ - Kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa vấu rô to và mặt đầu cuộn dây cảm biến. Quoay động cơ để trục bộ chia điện quay tới vị trí mà vấu trên rô to nằm chính diện với mặt đầu cuộn dây cảm biến rối dùng thước lá hoặc dưỡng bằng vật liệu không nhiễm từ như đồng – nhôm đưa vào khe hở kiểm tra ( hình trên ), khe hở yêu cầu 0.2 mm .Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách nới lỏng vít giữa thân cuộn dây cảm biến ,đưa dưỡng 0.2 mm vào khe hở cần kiểm tra rồi đẩy cuộn dây ép nhẹ nên dưỡng, sao cho khi 89 kéo dưỡng có cảm giác ma sát nhẹ rồi hãm vít giữ. Hình 4 . 13: Kiểm tra cuộn dây cảm biến đánh lửa. 1 - Ôm kế 2- Cảm biến đánh lửa 3 – Rô to 4 - Dây nối của cuộn dây - Kiểm tra cuộn dây của cảm biến đánh lửa: Dùng ôm kế kiểm tra điện trở của cuộn dây và sự cách điện của cuộn dây với mát trên thân bộ chia điện( hình vẽ) bằng cách rút phích cắm của cuộn dây cảm biến khỏi modun đánh lửa, dùng ôm kế đo điện trở giữa hai đầu dây của cuộn cảm biến , điện trở đo được phải ổn định và có trị số nằm trong phạm vi cho phép theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo . Ví dụ : Cuộn dây cảm biến của động cơ Ford có điện trở từ 400 đến 1000Ù,của động cơ GM có điện trở từ 500 đến 1500 Ù.Điện trở giữa một trong hai đầu dây và mát trên thân bộ chia điện phải bằng vô hạn. Nếu cuộn dây cảm biến không đạt tiêu chuẩn kiểm tra quy định cần thay cuộn dây cảm biến mới. + Sửa chữa: Lắp bộ chia điện, đầu chia điện bị nứt vỡ thì phải thay mới. Tấm cách điện của cần tiếp điểm bị mòn thì phải thay/ Tiếp điểm bị cháy rỗ thì dũa hoặc mài rà lại. Sau khi mài rà lại mỗi tiếp điểm không được thấp hơn 0,5mm. Khe hở giữa trục bộ chia điện và bạc lót lớn hơn 0,07mm thì phải thay bạc mới. Trục bộ chia điện cong lớn hơn 0,03mm thì phải nắn lại. Màng lò xo của bộ điều chỉnh đánh lửa sớm tự động bị hỏng thì phải thay mới. Các ống cách điện, đệm cách điện hỏng thay mới. Sau khi sửa chữa tiến hành lắp ghép và điều chỉnh lại khe hở tiếp điểm cho phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của bộ chia điện đó. Khe hở tiếp điểm thông thường là 0,03 - 0,45mm. c. Sửa chữa tụ điện. - Hư hỏng: Trong quá trình sử dụng tụ điện thường có những hư hỏng như: Chạm, chập do làm việc với điện áp cao quá. Tụ bị đứt đầu dây nối do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Tụ giảm trị số điện dung. Tất cả những hư hỏng trên làm mất khả năng tích điện, giảm thế hiệu của mạch cao áp và cặp tiếp điểm bị cháy rỗ. - Kiểm tra và sửa chữa. Bằng phương pháp so sánh: Thay tụ điện mới vào cho động cơ làm việc nếu tốt hơn thì chứng tỏ tụ điện cũ bị hỏng. Tháo đầu dây ở tụ điện ra cho tiếp xúc với đường dây cao áp của bô bin. Mở khoá điện cho tiếp điểm đóng mở 3 - 4 lần để nạp điện. Sau đó lấy đầu dây của tụ điện 90 quẹt ra vỏ của nó. Nếu không có tia lửa là tụ điện bị hỏng, đầu nối tụ điện với một bóng đèn và nguồn 110 hay 220v nếu bóng đèn sáng thì tụ điện bị hỏng. Nếu bóng đèn không sáng tháo đầu dây ở tụ ra quệt với vỏ của nó nếu có tia lửa điện mạnh thì tụ điện còn tốt. Dùng đồng hồ ôm kế để kiểm tra Tụ điện; kiểm tra bị yếu, hỏng thì thay mới. d. Sửa chữa bu gi + Hư hỏng : Sứ cách điện bị nứt vỡ do nhiệt độ động cơ quá cao, dùng không đúng chủng loại do tháo lắp không đúng kỹ thuật . Điện cực bị mòn do bám nhiều muội than do nhiên liệu cháy không hết, muội than bám sẽ gây ngắn mạch giữa các điện cực. Phần ren bị chờn hỏng do tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật. + Kiểm tra sửa chữa Khi động cơ đang hoạt động cho động cơ chạy ở tốc độ ổn định, dùng tô vít nối ngắn mạch tiếp mát với nắp máy của từng bu gi. Nếu bugi của xi lanh nào khi ngắn mạch mà động cơ vẫn hoạt động bình thường thì bugi đó bị hỏng. Thông thường bu gi hỏng khi có nhiệt độ cao và tải nặng được thể hiện rõ nhất, lúc này ta thấy động cơ có hiện tượng lửa không bốc. Bu gi bị hỏng thay bu gi mới. chú ý thay đúng trị số và khi vặn bu gi vào cần phải vặn trước bằng tay sau đó mới dùng tay đòn vặn chặt. . Hệ thống đánh lửa bán dẫn 1. Các hư hỏng của hộp điều khiển a. Với hộp Tk102 + Không có tia lửa cao áp Nguyên nhân do trandito bị hỏng + Tia cao áp bị yếu Dây nối mát bị hỏng. Biến áp xung bị cháy. Điện trở R2 bị đứt b. Với hộp TK 200 + Không có tia cao áp Bóng T1 ngắn mạch luôn mở, dẫn đến T4 luôn mở + Tia cao áp yếu, động cơ khó khởi động Các tụ điện bị hỏng 2. Phương pháp kiểm tra sửa chữa a. Với hộp TK 102 Khi phát hiện hộp chuyển mạch bị hỏng còn các thiết bị khác vẫn tốt ta khắc phục như sau: Tháo đầu dây K ở hộp chuyển mạch ra bọc cách điện lại Tháo đầu dây cọc không ký hiệu và cọc P, chập hai đầu dây này nối vào cọc K của hộp chuyển mạch sau đó điều chỉnh cho khe hở bu gi nhỏ lại. b. Với hộp TK 200 Tháo đầu ra của cuộn dây sơ cấp bô bin nối với thiết bị phòng hỏng pp 331 phương pháp này cho xe hoạt động tối đa 30h. Căn cứ vào sự hỏng của các linh kiện của từng loại để thay thế linh kiện tương ứng hoặc tương đương. 3. Phương pháp đặt lửa cho động cơ. a. Công việc chuẩn bị: Công việc đặt lửa cho động cơ đóng vai trò quan trọng, quyết định tình hình làm việc tốt hay xấu của động cơ. Đặt lửa quá sớm hoặc quá muộn đều làm cho công suất động cơ bị giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng. Ngoài ra động cơ khó khởi động, nhiên liệu cháy không hết, buồng đốt kết nhiều muội than, động cơ nóng gây hiện tư- ợng kích nổ, đặt lửa quá sớm còn gây mất an toàn cho ngơi khi khởi động bằng tay quay. 91 Dụng cụ cần thiết: Tuốc nơ vít, cơ lê các loại tuýp tháo bu gi. . . Tìm hiểu động cơ như: Xác định chiều quay động cơ. Thứ tự nổ, tìm đấu điểm đánh lửa. Xác định chiều quay trục bộ chia điện. b. Các bước tiến hành. Trước khi đặt lửa phải tháo nắp bộ chia điện ra kiểm tra lại khe hở tiếp điểm. Nếu cần thì phải điều chỉnh đúng quy định (0,35 0,45). Tháo bugi của máy số 1, dùng giẻ hoặc tay bịt vào lỗ bu gi. Quay trục khuỷu theo chiều làm việc khi nào giẻ bật ra thì quay từ từ và quan sát, dấu đánh lửa (chữ F) của máy số 1. Khi nào dầu trên bánh đà hoặc puly trùng với dấu trên thân động cơ thì dừng lại. Quay trục bộ chia điện theo chiều làm việc cho đầu chia điện chỉ đúng vị trí chia cho xi lanh số 1. Khi nào má vít chớm mở thì dừng lại. Đặt bộ chia điện vào động cơ cho khớp bánh răng dẫn động của nó. Bắt chặt vít cố định của bộ chia điện lại, rồi tiến hành quay và kiểm tra theo trình tự trên. Khi dấu của máy số 1 trùng mà quan sát má vít bộ chia điện hé mở con quay chia co xi lanh số 1 là đạt yêu cầu. Nếu không đạt thì tháo bộ chia điện ra quay cùng hoặc ngược chiều quay trục bộ chia điện từ máy số 1 ( Theo chiều làm việc cắm các dây tiếp theo, theo thứ tự nổ của động cơ. Cắm dây cao áp trung tâm vào giữa. Lắp các bộ phận còn lại và cho động cơ làm việc. Nếu có đưa động cơ vào thiết bị chuyên dùng để điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo chỉ số của động cơ đó (đèn kiểm tra góc đánh lửa hoặc thiết bị kiểm tra động cơ). Cắm dây cao áp trung tâm vào giữa. Nếu không có thiết bị thì có thể bằng phương pháp cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định ta làm như sau ( theo kinh nghiệm). Nới lỏng bu lông cố định bộ chia điện ra một chút, nâng vòng quay của động cơ và để cố định. Xoay bộ từ từ bộ chia điện sớm, muộn và nghe động cơ khi nào động cơ chạy ở vị trí thích hợp thì thì giữ nguyên và văn bu lông lại. . Cách thứ 2: Có thể dùng một bóng đèn 12V mắc song song với cặp má vít. Qua bóng đèn ta xác định chính xác thời điểm cặp tiếp điểm bắt đầu hé mở (tiếp điểm mở đèn sáng). Một đầu dây của bóng đèn nối với mát, đầu dây kia nối với đầu dây hạ thế (cọc P) của bô bin. Mở chìa khoá điện, quay động cơ quan sát dấu của máy số bu ly hay bánh đà, quay từ từ khi nào bóng đèn loé sáng mà dấu chưa tới là lửa sớm. Nếu bóng đèn loé sáng mà dấu qua rồi thì lửa muộn tuỳ theo mức độ sớm hay muộn mà xoay bộ điện chỉ đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi. Chú ý: Trên một số xe hiện đại như TOYTA, NISSAN, MAZDA, DAEWOO. . trục cam đợc bố trí trên lắp máy, một số trường hợp ta chỉ việc lắp bộ điện vào ăn khớp là được (khớp này lệch tâm chỉ lắp được một chiều). Bài 6: Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng ,tín hiệu . Hệ thống chiếu sáng. 1. Sửa chữa những hư hỏng thông thường: a. Đèn không sáng. Bị cháy tóc: Chủ yếu là do điện áp máy phát quá cao, làm việc lâu ngày. Nếu bị cháy tóc thay bóng đèn khác và kiểm tra điều chỉnh lại điện áp máy phát Nếu cần. Đèn khống cháy tóc có thể do công tắc hỏng, dây nối đứt, tuột, mất mát kiểm 92 tra lại công tắc và dây dẫn. Đèn sáng mở đôi khi lúc bật đèn pha một số đèn khác sáng theo. Nguyên nhân thiếu mát do tiếp xúc không tốt. b. Đèn pha sáng nhấp nháy. Do tiếp xúc giữa bóng đèn và đui đèn không tốt. Đầu dây dẫn bắt không chặt. Khắc phục bằng cách kiểm tra lại và sửa chữa kịp thời hư hỏng do nguyên nhân trên. Chùm ánh sáng đèn pha không đúng quy định. ánh sáng chiếu lên hoặc chiếu xuống quá gần do điều chỉnh không đúng, chất lợng đèn không tốt. Điều chỉnh đèn pha như sau: - Đỗ xe trên mặt bằng, phía trước xe treo một tấm vải đen hoặc vách tường với khoảng cách đúng quy định theo từng loại xe thường từ 5 đến 10m. - Vẽ những đường thẳng đường tâm xe theo đúng quy định khi điều chỉnh xe phải đứng thẳng góc với tấm vải. - Khoảng cách chiều cao của tấm vải so với mặt đất phải đúng quy định. - Khoảng cách ánh sáng đèn bên phải và trái đúng quy định - Bật ánh sáng pha của đèn rồi dùng vải che một bên đèn pha và điều chỉnh pha còn lại bằng vít điều chỉnh hoặc nới lỏng bu lông bắt đầu đèn pha rồi di chuyển độ chiếu sáng để điều chỉnh, sau đó bắt chặt bulông lại. b. ánh sáng pha bị mờ: Kính khuyếch tán, hoặc có phản chiếu, hoặc bóng đèn có màu đen, cần dùng rẻ mềm lau sạch và thay bóng. . Hệ thống tín hiệu. 1. Tín hiệu đèn a. Đèn sau không sáng Nếu mở khoá đèn mà chỉ có đèn sau không sáng thì cần tháo bóng đèn sau ra kiểm tra dây tóc . Nếu dây tóc còn tốt thì kiểm tra mạch điện từ công tắc đến đèn b. Đèn phanh không sáng Trước hết cho hai cọc công tắc tiếp xúc nhau nếu đèn không sáng thì kiểm tra lại bóng đèn mạch điện Khi cho hai cực chạm vào nhau nếu đèn sáng là công tắc bị hỏng c. Hư hỏng đèn báo rẽ + Đèn không sáng Dùng dây hoặc tuốc nơ vít cho chạm hai cực nếu đèn sáng là rơle bị hỏng + Đèn báo nhấp nháy quá nhanh, quá chậm Do sử dụng bóng đèn không đúng với công suất của rơ le. Nếu dùng bóng đèn công suất lớn quá đèn nhấp nháy nhanh và ngược lại do đó khi gặp trường hợp này thì phải kiểm tra công suất của các bóng đèn 2. Tín hiệu còi Còi không kêu: Không có điện tới còi do đứt dây, tiếp điểm còi hoặc rơle tiếp xúc không tốt. Tìm chỗ bị đứt, tiếp xúc không tốt nối, đánh sạch lại. Còi hỏng, điều chỉnh không đúng điều chỉnh lại hoặc thay mới. Còi kêu rè: Còi bị cháy tiếp điểm .Nguyên nhân là do điện trở phụ bị hỏng hoặc tụ bị mất tác dụng, khi gặp trường hợp này cần thay điện trở phụ hoặc tụ điện rồi làm sạch tiếp điểm 3. Hệ thống đo kiểm Hư hỏng của hệ thống đo kiểm chủ yếu xảy ra ở hai bộ phận, phương pháp kiểm tra chủ yếu dùng cách so sánh để loại chi tiết hỏng khi phát hiện hư hỏng phương pháp sửa chữa là thay thế . 93 Câu hỏi 1. Nêu các phương pháp kiểm tra và sửa chữa ắc quy. 2. Trình bày những hư hỏng , nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa máy phát điện 1 chiều. 3. Trình bày những hư hỏng , nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa máy phát điện xoay chiều. 4. Nêu các hư hỏng thường gặp của máy khởi động. 5. Trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa máy khởi động. 6. Trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa bộ chia điện. 7. Trình bày phương pháp đặt lửa cho động cơ. 94 ục lục trang Chương 1: hững kiến thức cơ bản về kỹ thuật SC Bài 1 : Quá trình hư hỏng và mài mòn của chi tiết máy và phương pháp phục hồi 1 Bài 2 : Bảo dưỡng ôtô : 05 Chương 2 : Sửa chữa đ ng cơ ôtô Bài 1 : Sửa chữa các bộ phận tĩnh của động cơ 13 Bài 2 : Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 17 Bài 3 : Sửa chữa cơ cấu phân phối khí 32 Bài 4 : Sửa chữa hệ thống bôi trơn . 40 Bài 5 - Sửa chữa hệ thống làm mát 43 Bài 6 : Sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu 46 Chương 3 : Sửa chữa gầm ôtô Bài 1 : Bảo dưỡng hệ thống truyền lực 60 Bài 2 : Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái 71 Bài 3 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh 76 Bài 4: Bảo dưỡng hệ thống treo và khung xe 82 Chương 4: Sửa chữa điện ô tô Bài 1 : Bảo dưỡng sửa chữa ắc qui 83 Bài 2: Bảo dưỡng SC máy phát điện 86 Bài 3 : Bảo dưỡng SC bộ điều chỉnh điện 91 Bài 4 : Bảo dưỡng SC máy khởi động 92 Bài 5 : Bảo dưỡng SC hệ thống đánh lửa 97 Bài 6 : Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng , tín hiệu 104

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_y_thuat_sua_chua_oto.pdf