Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 2)

48 Chương 4. GIAO TUYẾN CỦA VẬT THỂ Mã chương: MHHA 07-04 Giới thiệu: Một vật thể được xác định bởi các điểm, đường,mặt các mặt giao nhau tạo thành các đường thẳng giới hạn hình dạng và kích thước của vật thể các đường thẳng giới hạn đó là tập hợp của các điểm chung giữa các mặt sự liên kết giữa các điểm chung đó tạo thành giao tuyến của các đường, mặt . như vậy muốn vẽ hình chiếu của vật thể ta phải đi xác định giao tuyến hình thành nên vật thể đó sau đây ta xét cách vẽ giao t

pdf59 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyến của mặt phẳng với khối hình học và giao tuyến của hai khối hình học. Mục tiêu: - Hiểu và trình bày được phương pháp tìm giao tuyến của các vật thể. - Vẽ được giao tuyến của các mặt phẳng với các khối hình học. - Vẽ được giao tuyến của các khối hình học và giao tuyến của các khối đa diện với khối tròn. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác. Nội dung: Một vật thể được xác định bởi các điểm, đường,mặt các mặt giao nhau tạo thành các đường thẳng giới hạn hình dạng và kích thước của vật thể các đường thẳng giới hạn đó là tập hợp của các điểm chung giữa các mặt sự liên kết giữa các điểm chung đó tạo thành giao tuyến của các đường, mặt . như vậy muốn vẽ hình chiếu của vật thể ta phải đi xác định giao tuyến hình thành nên vật thể đó sau đây ta xét cách vẽ giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học và giao tuyến của hai khối hình học. 4.1.Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học. Mặt phẳng cắt khối hình học tạo thành mặt cắt, đường bao của mặt cắt đó được gọi là giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học. 4.1.1.Giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện. Khối đa diện giới hạn bởi các đa giác phẳng, nên giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện là một hình đa giác. 49 Ví dụ: trong hình vẽ , mặt phẳng q vuông góc với mặt phẳng p1 cắt hình lăng trụ lục giác đều tạo thành giao tuyến là một đa giác. đẻ vẽ giao tuyến đó , phải vận dụng tính chất của mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu là chiếu thành đường thẳng. 4.1.2.Giao tuyến của mặt phẳng với hình trụ. Tuỳ theo vị trí của mặt phẳng cắt với trục hình trụ mà ta có các dạng giao tuyến khác nhau -Nếu mặt phẳng cắt song song với trục hình trụ thì giao tuyến là một hình chữ nhật -Nếu mặt phẳng cắt vuông góc với trục hình trụ thì giao tuyến là một đường tròn -Nếu mặt phẳng cắt nghiêng so với trục hình trụ thì giao tuyến là hình elíp 50 Ví dụ: đầu trục xẻ rãnh , phần xẻ rãnh là giao tuyến của hai mặt phẳng song song với trục của hình trụ và một mặt phẳng vuông góc với trục hình trụ tạo thành. 4.1.3.Giao tuyến của mặt phẳng với hình nón tròn xoay. Tuỳ theo vị trí của mặt phẳng cắt đối với trục quay của hình nón mà ta có các dạng giao tuyến khác nhau -Nếu mặt phẳng cắt vuông góc với trục nón thì giao tuyến là một hình tròn 51 -Nếu mặt phẳng cắt song song với trục nón thì giao tuyến là một tam giác cân -Nếu mặt phẳng cắt song song với một đường sinh thì giao tuyến là một hình para bol -Nếu mặt phẳng cắt nghiêng so với trục của nón và cắt tất cả các đường sinh thì giao tuyến là hình elíp. 4.1.4. Giao tuyến của mặt phẳng với hình cầu: Giao tuyến của mặt phẳng với hình cầu là một đường tròn. nừu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu của đường tròn giao tuyến trên mặt phẳng hình chiếu đó cũng là đường tròn(hình vẽ a). Nếu đường tròn nghiêng với mặt phẳng hình chiếu , thì hình chiếu của đường tròn là elíp (hình vẽ b). Ví dụ: đầu đinh vít chỏm cầu xẻ rãnh (hình vẽ c). phần xẻ rãnh là do giao tuyến của hai mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh và một mặt phẳng song song với mặtphẳng hình chiếu bằng tạo thành. a, b, 52 c, 4.2.Giao tuyến của các khối hình học. 4.2.1.Giao tuyến của hai khối đa diện Khối đa diện được giới hạn bởi các đa giác, nên giao tuyến của hai khối đa diện là đường gẫy khúc khép kín. đẻ vẽ giao tuyến , phải tìm các đỉnh của đường gẫy khúc bằng cách dùng mặt phẳng phụ trợ hay dùng tính chất các mặt của khối đa diện chiếu thành đoạn thẳng. Ví dụ: vẽ giao tuyến của hình lăng trụ đáy hình thang và hình lăng trụ đáy là hình tam giác. 53 4.2.2. Giao tuyến của hai khối tròn: Hai khối tròn có hai mặt tròn xoay, nên giao tuyến của hai mặt tròn xoay là đường cong không gian. để vẽ giao tuyến phải tìm một số điểm của giao tuyến , rồi nối lại tạo thành giao tuyến của hai khối tròn. dùng tính chát của các mặt vuông góc với phẳng hình chiếu hay dùng mặt cắt để tìm điểm của giao tuyến. a,Giao tuyến của hai hình trụ có đường kính đáy khác nhau(hình vẽ a). mặt trụ bé vuông góc với mặt phẳng hình chiéu cạnh nên hình chiếu cạnh của giao tuyến trùng với hình chiếu cạnh của mặt trụ bé. mặt trụ lớn vuông góc với mặt phẳng hình chiếu bằng, nên hình chiếu bằng của giao tuyến trùng với hình chiếu bằng của mặt trụ lớn. bằng cách vẽ hình chiếu thứ 3 của điểm, sẽ tìm được hình chiếu đứng các điểm của giao tuyến. b. Trường hợp đặc biệt: - Trường hợp hai hình trụ có đường kính bằng nhau , đồng thời hai trục của chúng cắt nhau, thì giao tuyến của hai mặt trụ đó là hai đường elíp . nếu hai trục của hai hai hình trụ đó song song với mặt phẳng hình chiếu, thì hình chiếu của hai elíp trên mặt phẳng hình chiếu là hai đoạn thẳng. - Giao tuyến của hai khối tròn xoay có cùng trục quay là một đường tròn. nếu trục quay đó song song với mặt phẳng nào thì hình chiếu của giao tuyến trên mặt phẳng hình chiếu đó là một đoạn thẳng. 54 4.2.3. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn: giao tuyến của khối đa diện với khối tròn là giao tuyến các mặt của đa diện với mặt của khối tròn. có thể dùng tính chất của các mặt vuông góc với mặt pgẳng hình chiếu hay dùng mặt cắt để tìm điểm thuộc giao tuyến. ví dụ: giao tuyến của hình hộp chữ nhật với hình trụ(hình vẽ) CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV. Câu hỏi : 1) Muốn vẽ hình chiếu của một khối đa diện, ta vẽ hình chiếu của những yếu tố hình học nào ? 2) Làm thế nào để xác định được giao tuyến của các khối đa diện? 55 Chương 5: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ Mã chương: MH HA 07-05 Giới thiệu: Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát. Các phần khuất thể hiện bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn. Vật thể để chiếu được đặt sao cho các bề mặt của nó song song với mặt phẳng chiếu, nhằm phản ánh được hình dạng thật của các bề mặt đó, các hình chiếu phải giữ đúng vị trí sau khi trải các mặt phẳng chiếu trùng với mặt phẳng bản vẽ. - Trình bày được các loại hình biểu diễn vật thể và quy ước vẽ; - Biểu diễn được vật thể ; - Vẽ được biểu diễn của vật thể một cách hợp lý, đọc được bản vẽ, phát hiện được sai sót trên bản vẽ đơn giản; - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc, sáng tạo trong học tập Một vật thể dù phức tạp đến đâu cũng được xác định bởi các điểm, các đường, và các mặt muốn vẽ được hình chiếu của vật thể ta đi xác định các điểm, đường, mặt phẳng giới hạn của vật thể đó sau đó vẽ hình chiếu của chúng rồi nối các hình chiếu của điểm,đường, mặt ta sẽ được hình chiếu của vật thể. 5.1.Khái niệm chung. 5.1.1. Khái niệm: Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy được của vật thể đối với người quan sát, cho phép thể hiện phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn. 5.1.2. Các loại hình chiếu: Có ba loại hình chiếu sau 1.Hình chiếu cơ bản. a, Định nghĩa:Hình chiếu vuông góc của vật thể lên trên 6 mặt phẳng chiếu cơ bản gọi là hình chiếu cơ bản của vật thể. *Trong không gian lấy 6 mặt phẳng của hình hộp chữ nhật làm 6 mặt phẳng chiếu cơ bản. 56 b,Quy định Vị trí của hình chiếu cơ bản được xếp lần lượt từ 1 đến 6 như sau. 1-Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng , hình chiếu chính) 2-Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng) 3-Hình chiếu từ trái 4-Hình chiếu từ phải 5-Hình chiếu từ dưới 6-Hình chiếu từ sau -Nếu các hình chiếu từ trên, phải, trái thay đổi vị trí hình chiếu so với quy định, ta chiếu theo phương nào phải ghi hướng chiếu, và ghi chữ trên hình biểu diễn c,Ghi chú: Trong kĩ thuật thường sử dụng hai phương pháp chiếu vật thể . -Phương pháp chiếu góc thứ nhất (phương pháp e) đây là phương pháp được các nước châu âu sử dụng , theo phương pháp này thì vật thể sẽ được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu -Phương pháp chiếu góc thứ ba (phương pháp a) đây là phương pháp được các nước châu mỹ sử dụng , theo phương pháp này thì mặt phẳng chiếu sẽ được đặt giữa người quan sát và vật thể. Trong chương trình chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp chiếu góc thứ nhất (phương pháp e) 2.Hình chiếu phụ a, Định nghĩa hình chiếu phụ là hình biểu diễn của vật thể lên mặt phẳng không song song với mặt phẳng chiếu cơ bản 57 *Quy định Hình chiếu phụ được kí hiệu bằng một mũi tên và một chữ cái trên hình chiếu phụ. nếu xoay hình chiếu phụ song song với hình chiếu cơ bản thì trên đầu chữ cái có mũi tên cong biểu thị đã xoay *Ứng dụng Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có một bộ phận nào đó mà khi chiếu lên mặt phẳng hình chiếu cơ bản phần vật thể đó sẽ bị biến dạng . c.Hình chiếu riêng phần *Định nghĩa hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng chiếu cơ bản *Quy định -Hình chiếu riêng phần được giới hạn bằng nét lượn sóng , hoặc không vẽ nếu phần vật thể có ranh giới rõ rệt -Nếu đã xoay phải có mũi tên cong trên đầu chữ cái thể hiện đã xoay 58 A A B 5.1.3.Cách vẽ hình chiếu của vật thể Vật thể là tập hợp của các điểm , đường , mặt hay các khối hình học cơ bản khi vẽ hình chiếu của vật thể cần vận dụng tính chất hình chiếu của điểm , đường , mặt và dùng phương pháp phân tích vật thể để vẽ 1.trình tự vẽ hình chiếu của vật thể b1- phân tích vật thể thành các khối hình học cơ bản , xác định vị trí tương đối giữa chúng b2-chọn mặt phẳng chiếu chính: mặt phẳng thể hiện rõ nhất hình dạng và kích thước vật thể , và số lượng hình vẽ là ít nhất b3-vẽ hình chiếu của các khối(h/c đứng , bằng , cạnh) b4-vẽ giao tuyến giữa các khối b5-hình thành bản vẽ bằng nét mảnh b6-kiểm tra , tô đậm , ghi kích thước *Ghi chú: Nếu các hình chiếu cơ bản chưa đủ để thể hiện vật thể ta có thể vẽ thêm các hình chiếu phụ , hình chiếu riêng phần 59 hình a hình b hình c hình d 2.Vẽ hình chiếu của ổ đỡ 5.1.4.Cách ghi kích thước của vật thể Kích thước biểu thị độ lớn và các kết cấu của vật thể , dùng phương pháp phân tích hình dạng để phân tích vật thể thành các khối hình học cơ bản sau đó ghi kích thước từng phần , từng khối hình học tạo thành vật thể tiến tới ghi toàn bộ kích thước của vật thể a.Các thành phần kích thước của vật thể 1-Kích thước định hình: Kích thước xác định các khối hình học của các phần được gọi là kích thước định hình 2-Kích thước định vị: Kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học của các phần được gọi là kích thước định vị 3-Kích thước định khối: Kích thước xác định ba chiều (dài , rộng , cao ) dùng để xác định kích thước choán chỗ của vật thể được gọi là kích thước định khối 60 hình a hình b hình c VD:Ghi kích thước của vật thể. b. Một số quy định khi ghi kích thước: Sau khi phân tích vật thể thành các phần , các khối hình học cơ bản ta tiến hành ghi kích thước của vật thể với một số quy định sau . 1-Kích thước được ghi đúng quy định theo tcvn (đã học ở chương ii) 2-Kích thước ghi là kích thước thực , không phụ thuộc tỉ lệ 3-Kích thước ghi phải đầy đủ , rõ ràng , chính xác không thiếu , không thừa (nếu ghi quá một lần trên một bản vẽ phải để trong ngoặc đơn thể hiện kích thước tham khảo ) 4-Ghi kích thước sao cho ít phải tính toán khi đọc, dễ hình dung trong mỗi chuỗi kích thước phải có khâu khép kín 5-Kích thước nhỏ ghi trong , kích thước lớn ghi ngoài kích thước bên ngoài ghi ở phần hình chiếu , kích thước bên trong ghi ở phần hình cắt. 61 3 2 1 5.1.5.Cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể Khi đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể , phải dùng phương pháp phân tích hình dạng và biết cách vận dụng các tính chất hình chiếu của các yếu tố hình học để hình dung được từng khối hình học , từng phần tạo thành vật thể rừ đó đi đến hình dung được toàn bộ hình dạng của vật thể VD:đọc bản vẽ của gối đỡ: -phần gối đỡ ở trên có dạng hình hộp, giữa hình hộp có rãnh nửa hình trụ . -phần sườn ở hai bên có dạng hình lăng trụ tam giác. -phần đế ở dưới có dạng hình hộp, hai bên hình hộp có lỗ hình trụ và trước phần đế có gờ hình hộp. *Từ cách phân tích hình dạng đó đua đến cách vẽ hình chiếu thứ ba của từng phần như sau. 62 63 A A A-A A-A b.MÆt c¾t a.H×nh c¾t 5.2. Hình cắt - mặt cắt 5.2.1.Khái niệm chung về hình cắt và mặt cắt. Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể người ta dùng hình cắt và mặt cắt. 5.2.2.Nội dung của phương pháp hình cắt mặt cắt. Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể người ta dùng một hay một số mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt qua phần vật thể cần quan sát, bỏ đi phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát giữ lại phần vật thể phía sau -Mặt cắt là phần vật thể tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng cắt -Hình cắt bao gồm phần vật thể tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng cắt và phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt. 5.2.3.Các kí hiệu vật liệu thường dùng-cách vẽ. -Một vật thể có thể được cắt nhiều lần để vẽ nhiều hình cắt,mặt cắt -Để phân biệt phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt và phần sau mặt phẳng cắt tcvn quy định vẽ phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt bằng kí hiệu vật liệu *Quy định của tcvn (7-78) -các đường gạch gạch của mặt cắt được kẻ song song với nhau và nghiêng 45˚so với đường bao hay đường trục của hình biểu diễn,dùng nét b/3 để vẽ đường gạch gạch -nếu đường gạch gạch có phương trùng với đường bao hay đường trục chính thì cho phép vẽ nghiêng đi 30˚hoặc 60˚ 64 Gç c¾t däc VËt liÖu c¸ch nhiÖt ChÊt láng KÝnh vµ VL trong suèt Gç d¸n Gç c¾t ngang VËt liÖu Phi kim lo¹i Kim lo¹i MÆt c¾tVËt liÖuMÆt c¾tVËt liÖu -Các đường gạch gạch trên mọi hình cắt,mặt cắt của một vật phải vẽ thống nhất về phương và khoảng cách(khoảng cách từ 2-10mm) -Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt của:gỗ,gạch,thuỷ tinh,cao su....được vẽ theo bảng -Các đường gạch gạch trên hình cắt,mặt cắt của hai chi tiết khác nhau được vẽ theo phương khác nhau,hoặc có khoảng cách khác nhau. *Bảng kí hiệu vật liệu trên mặt cắt. 5.3.Hình cắt. 5.3.1. Định nghĩa hình cắt: hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi tưởng tượng cắt bỏ đi phần vật thể giữa mặt phẳng cắt và người quan sát. 5.3.2.Các loại hình cắt thường dùng. 1.Hình cắt đơn giản Hình cắt đơn giản là hình cắt chỉ có một mặt phẳng cắt. -Hình cắt dọc là hình cắt song song với trục chi tiết(hình a) -Hình cắt ngang là hình cắt vuông góc với trục chi tiết(hình b) -Hình cắt nghiêng là hình cắt hợp với trục của chi tiết một góc nghiêng ỏ nào đó(hình c) 65 a, b, c, Ngoài ra người ta còn phân hình cắt ra làm các loại sau dựa theo vị trí của các mặt phẳngcắt so với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản -Hình cắt đứng:là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. -Hình cắt bằng:là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng -Hình cắt cạnh:là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh. Các hình cát đứng, bằng, cạnh có thể đặt ngay ở vị trí hình chiếu tương ứng. 66 2.Hình cắt phức tạp. Hình cắt phức tạp là loại hình cắt mà dùng từ hai mặt phẳng cắt trở lên có hai loại hình cắt phức tạp đó là -Hình cắt bậc: là hình cắt có các mặt phẳng cắt song song với nhau. khi vẽ hai mặt cắt song song đó cũng được thể hiẹn trên một hình cắt chung, giữa hai mặt cắt không vẽ đường phân cách. -Hình cắt xoay: là hình cắt có các mặt phẳng cắt giao nhau. khi vẽ hai mặt cắt giao nhauđó cũng được thẻ hiện trên cùng một hình cắt chung, giữa hai mặt cắt không vẽ đường phân cách. mặt cắt nghiêng được xoay về song song với mặt phẳng hình chiếu để vẽ thành hình cắt. -Hình cắt riêng phần dùng để thể hiện phần bên trong của một bộ phận nhỏ như lỗ, rãnh...cho phép vẽ hình cắt riêng phần có thể đặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản. -Để giảm bớt số lượng hình biểu diễn,cho phép trên một hình biểu diễn có thể ghép một phần hình chiếu với một phần hình cắt hình được ghép bởi hai phần đó được gọi là hình chiếu và hình cắt phối hợp *Hình cắt thể hiện cấu tạo bên trong,hình chiếu thể hiện cấu tạo ở bên ngoài,giữa chúng có đường phân cách 67 A A D D B B -Nếu hình biểu diễn là một hình đối xứng thì đường phân cách là đường đối xứng (nét chấm ghạch mảnh) -Nếu hình chiếu và hình cắt có nét trùng với trục đối xứng,hoặc nét liền đậm trùng hoặc cả nét đứt,nét lền đậm cùng trùng với trục đối xứng thì vẽ nét lượn sóng hoặc bên hình chiếu,hoặc bên hình cắt hoặc cả hai(như hình vẽ dưới đây). -Đường phân cách là nét lượn sóng nếu hình biểu diễn đó không phải là hình đối xứng. 5.3.3.Những quy định khi vẽ hình cắt. 1.Quy định chung về hình cắt Trên hình cắt có những ghi chú(kí hiệu) về vị trí mặt phẳng cắt,hướng chiếu và tên hình cắt -Vị trí mặt phẳng cắt được xác định bằng nét cắt,nét cắt đặt tai chỗ bắt đầu,chỗ kết thúc và chỗ giao nhau của mặt phẳng cắt(không chạm vào đường bao) -Nét cắt đầu và nét cắt cuối được đặt ở ngoài hình biểu diễn và mũi tên có kí hiệu bằng chữ tương ứng với chữ chỉ tên hình cắt,khổ chữ lớn hơn khổ chữ của bản vẽ -Phía trên có ghi kí hiệu bằng hai chữ hoa vd: A-A; B-B - đối với hình cắt đứng, hình cắt bằng, hình cắt cạnh, nếu mặt phẳng cắt trùng với trục đói xứng của vật thể và các hình cắt đó được đặt ở vị trí liên hệ chiếu trực tiếp với hình biểu diễn có liên quan thì không cần ghi chú và kí hiệu về hình cắt. 68 A A A A -Trên hình cắt dọc của các phần tử như lan hoa, gân , thanh mỏng thì không vẽ kí hiệu vật liệu trên mặt cắt. *Lưu ý -Trong hình chiếu trục đo hình cắt cắt qua gân vẫn vẽ cắt bình thường -Giới hạn của hình cắt trong hình chiếu trục đo được vẽ bằng nét liền mảnh và được chấm chấm 5.4.Mặt cắt. 5.4.1.Khái niệm: mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt vật thể *lưu ý: trong mọi trường hợp cố gắng chọn mặt cắt vuông góc 5.4.2.phân loại mặt cắt. có hai loại mặt cắt -mặt cắt rời -mặt cắt chập 1.Mặt cắt rời: Là mặt cắt đặt ngoài hình biểu diễn đường bao vẽ bằng nét liền đậm, mặt cắt rời có thể đặt ở giữa phần cắt lìa của mọt hình chiếu nào đó. 2.Mặt cắt chập: Là mặt cắt đặt ngay trên hình chiếu tương ứng -Chỗ đặt mặt cắt chập vẽ đầy đủ bằng nét cơ bản còn đường bao mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh 69 B B BB A A A-A B-B (hai mÆt c¾t) A A A A B BB B 5.4.3.Quy định vẽ mặt cắt -Cách ghi chú giống như hình cắt.mọi trường hợp phải có ghi chú trừ mặt cắt là hình đối xứng hay vết mặt phẳng cắt trùng với trục đối xứng -Nếu hình cắt không phải là hình đối xứng,song được dặt ở phần kéo dài của mặt phẳng cắt hoặc mặt cắt có liên hệ trực tiếp với hình chiếu thì chỉ vẽ nét cắt và mũi tên không cần ghi kí hiệu bằng chữ -Phải vẽ mặt cắt theo đúng hướng mũi tên đã chỉ,cho phép xoay mặt cắt đi một góc tuỳ ý xong phải vẽ mũi tên cong ở trên đầu chữ cái kí hiệu mặt cắt biểu thị mặt cắt đã được xoay. -Đối với các mặt cắt giống nhau về hình dạng,kích thước nhưng khác nhau về vị trí cắt trong một vật thể thì các mặt cắt đó được kí hiệu bằng cùng một cặp chữ hoa -Nếu mặt phẳng cắt cắt qua các phần lỗ hay phần lõm của các mặt tròn xoay thì đường bao của lỗ hay phần lõm vẫn được vẽ đầy đủ trên mặt cắt -Trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt trụ để cắt và khi vẽ mặt cắt đã được trải phẳng. 70 I II I TL:2:1 TL:4:1 II 5.4.4.Cách đọc và vẽ hình cắt. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ,cấu tạo của vật thể mà chọn loại hình cắt nào cho phù hợp a.Trình tự vẽ hình cắt -Đọc và phân tích hình vẽ sau đó chọn loại hình cắt,xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hình dung được phần vật thể còn lại để vẽ hình cắt -Vẽ các đường bao ngoài của vật thể bằng nét liền mảnh -Vẽ phần cấu tạo bên trong như lỗ,rãnh bằng nét liền mảnh -Kẻ các đường gạch gạch kí hiệu của vật liệu trên mặt cắt -Viết ghi chú, kí hiệu cho hình cắt (nếu có) -Kiểm tra, tô đậm. b.Cách đọc hình cắt 1-Xác định vị trí của mặt phẳng cắt 2-Hình dung hình dạng bên trong, bên ngoài của vật thể 3-Hình dung toàn bộ hình dạng của vật thể. 5.5.Hình trích. -Hình trích là hình biểu diễn chi tiết (thường được phóng to) trích ra từ một hình biểu diễn đã có,nhằm diễn tả rõ ràng và tỉ mỉ thêm về đường nét,hình dạng,kích thước của bộ phận được biểu diễn -Dùng vòng tròn hoặc hình ô van để khoanh phần cần trích(nét liền mảnh) đánh dấu kí hiệu bằng chữ số la mã,trên hình trích có ghi số thứ tự tương ứng và tỉ lệ phóng to. 71 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 Câu hỏi : 1) Thế nào là hình chiếu cơ bản ? Các hình chiếu cơ bản của phương pháp chiếu góc thứ nhất được bố trí như thế nào ? 2) Sự khác nhau giữa hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần / Cách ký hiệu các hình chiếu đó như thế nào ? 3) Thế nào là hình cắt ? Hình cắt dùng để làm gì ? 4) Cách phân loại hình cắt và kí hiệu hình cắt như thế nào ? Bài tập : 1, Đọc các hình chiếu của vật thể trong các hình Avà B ? Nêu tên gọi các hình chiếu và kí hiệu cho hình chiếu bên phải? 72 2. Vẽ hình chiếu vuông góc và ghi kích thước các vật thể theo các hình chiếu trục do đã cho trong các hình C và D. 73 3. Vẽ hình cắt A - A của vật thể cho bởi 2 hình chiếu sau. 74 4. Vẽ hình cắt A - A của các vật thể cho bởi 2 hình chiếu sau. 75 Chương 6: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO Mã chương: MH.07-06 Giới thiệu: Các hình chiếu vuông góc là các hình chiếu hai chiều, tuy chúng thể hiện chính xác hình dạng và kích thước các mặt của vật thể, song hình vẽ thiếu tính lập thể. Làm cho người đọc bản vẽ khó hình dung hình dạng của vật thể đó. Để khắc phục nhược điểm trên trong vẽ kỹ thuật cho phép dùng hình chiếu trục đo là hình ba chiều để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc. Hình chiếu trục đo được vẽ bằng phép chiếu song song, thể hiện đồng thời trên một hình biểu diễn ba chiều của vật thể nên hình vẽ có tính lập thể. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về hình chiếu trục đo và phương pháp vẽ hình chiếu trục đo của vật thể. - Dựng được hình chiếu trục đo xiên cân và hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể. - Tư duy, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động học tập. 6.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo. 6.1.1.Khái niệm chung 1.Khái niệm hình chiếu trục đo. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn của vật thể, thể hiện đầy đủ cả ba chiều kích thước(dài,rộng,cao) của vật thể trên một hình biểu diễn. 2.Hệ số biến dạng. Hệ số biến dạng theo trục đo là tỉ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ(trục đo) và độ dài thực của đoạn thẳng đó -Hệ số biến dạng theo ox kí hiệu là p -Hệ số biến dạng theo oy kí hiệu là q -Hệ số biến dạng theo oz kí hiệu là r 6.1.2.Phân loại. Phân loại theo phương chiếu và hệ số biến dạng -Theo phương chiếu l có hai loại +HCTĐ vuông góc nếu l vuông góc với (p’) + HCTĐ xiên góc nếu l không vuông góc với(p’) -Theo hệ số biến dạng có ba loại + HCTĐ đều p = q =r =1 + HCTĐ cân p = q ≠ r, p = r ≠ q, q = r ≠ p + HCTĐ lệch p ≠ q ≠ r. với (p’) là mặt phẳng hình chiếu 76 6.2. Các loại hình chiéu trục đo: 6.2.1. Hình chiếu trục đo vuông góc đều. a. Định nghĩa. Hình chiếu trục đo vuông góc đều là loại Hình chiếu trục đo có phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và có ba hệ Số biến dạng bằng nhau(p = q = r) b. Đặc điểm. -Phương chiếu l vuông góc với (p’) -Hệ số biến dạng p = q = 0.82  1 -Góc xoy = yoz = xoz = 120 -HCTĐ bằng 1.22 lần vật thể thật c.Hình chiếu trục đo của đường tròn. Hình chiếu trục đo vuông góc đều của đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xác định bởi hai trục toạ độ sẽ có dạng là một hình elíp có hai bán trục là -Bán trục lớn bằng 1.22d -Bán trục nhỏ bằng 0.7d 6.2.2.Hình chiếu trục đo xiên góc cân. a. Định nghĩa. HCTĐ xiên góc cân là loại hình chiếu trục đo có phương chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu, và có hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau. b. Đặc điểm. -Phương chiếu l không vuông góc với (p’), (xoy)// (p’) -Có hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau: p = q  r, p = r  q, q = r  p -xoz = 90, yoz = xoy =135 77 c.Hình chiếu trục đo của đường tròn. -Đường tròn trong mặt phẳng song song với mặt phẳng (p’) thì hình chiếu trục đo là một đường tròn -Đường tròn trong mặt phẳng không song song với mặt phẳng (p’) thì hình chiếu trục đo là một hình elíp có: +Bán trục dài là 1.06d +Bán trục ngắn là 0.35d +Bán trục dài hợp với ox hoặc oz một góc 7 với d là đường kính đường tròn 6.3.Cách dựng hình chiếu trục đo. Trình tự dựng hình chiếu trục đo của vật thể được tiến hành theo các bước sau. -Chọn hệ trục toạ độ gắn trên vật thể, chọn và vẽ HCTĐ -Vẽ trước một mặt làm cơ sở đặt mặt này trùng với một mặt phẳng toạ độ -Từ các đỉnh của hình đã vẽ, vẽ các tia song song với trục đo còn lại -Căn cứ vào hệ số biến dạng đặt các đoạn thẳng, các điểm lên các tia -Vẽ mờ hình thành bản vẽ bằng nét mảnh -Kiểm tra, tô đậm, ghi kích thước. 78 - Đối với vật thể có mặt phẳng đối xứng. nên chọn mặt phẳng đối xứng đó làm mặt phẳng toạ độ(hình vẽ) trình bày cách dựng hình chiếu trục đo của hình lăng trụ có hai mặt phẳng đối xứng xoz và yoz làm hai mặt phẳng toạ độ. 6.4.Cách vẽ hình cắt, tô bóng trong hình chiếu trục đo. 6.4.1.Cách vẽ hình cắt trong hình chiếu trục đo. -Dùng hình cắt để thể hiện cấu tạo bên trong của vật thể. -Hình cắt thường là cắt góc 1/2 hoặc 1/4 vật thể. - Đường gạch gạch thể hiện vật liệu trên mặt cắt được kẻ vuông góc với trục đo thứ ba. a c a c 79 6.4.2.Tô bóng trong hình chiếu trục đo * Để làm nổi , đẹp hctđ người ta thường tô bóng hctđ theo nguyên tắc dùng nguồn sáng song song chiếu lên vật thể -Mặt nào nhiều ánh sáng thì kẻ thưa , ít ánh sáng thì kẻ dầy nét vẽ bằng b/3 -Cùng một phía ánh sáng thì hai bên kẻ sẫm hơn ở giữa *Ví dụ: tô bóng một số khối hình học cơ bản sau CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6. Câu hỏi . 1 - Thế nào là hình chiếu trục đo của vật thể và hệ số biến dạng theo các trục ? 2 - Cách phân loại hình chiếu trục đo. Nêu vị trí các trục đo và hệ số biến dạng của các loại hình chiếu trục đo thường dùng. 3 - Phương pháp cơ bản để vẽ hình chiếu trục đo như thế nào ? Nêu trình tự dựng hình chiếu trục đo của một vật thể. 80 Chương 7: VẼ QUI ƯỚC MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ MỐI GHÉP THÔNG DỤNG Mã chương: MHHA07-07 Giới thiệu: Trong máy móc và thiết bị hiện nay có một số chi tiết được tiêu chuẩn hoá như bu lông, đai ốc, vít, chốt,... chúng được gọi là các chi tiết tiêu chuẩn. Các chi tiết tiêu chuẩn này có kết cấu và kích thước được tiêu chuẩn hoá,... chúng được vẽ theo qui ước đơn giản và ký hiệu theo các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về các loại mối ghép và cách vẽ quy ước các mối ghép; - Đọc và vẽ được bản vẽ của các chi tiết có các mối ghép; - Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập. 7.1.Vẽ quy ước các chi tiết máy thông dụng: Mối ghép ren là mối ghép được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực kỹ thuật và đời sống vì cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp. các chi tiết của mối ghép ren đều đ- ược tiêu chuẩn hoá, nghĩa là hình dạng, kích thước của chúng được qui định trong tiêu chuẩn của nhà nước. 7.1.1.Sự hình thành ren: 1. Đường xoắn ốc:  Định nghĩa: đường xoắn ốc là quỹ đạo của một điểm chuyển động đều trên một đường sinh, khi đường sinh đó quay đều quanh một trục cố định. - Nếu đường sinh là đường thẳng song song với trục quay, ta có đường xoắn ốc trụ - Nếu đường sinh là đường thẳng cắt trục quay, ta có đờng xoắn ốc nón. d  ph 81  Một số thông số của đường xoắn ốc: - Vòng xoắn: là một phần của đờng xoắn, được giới hạn bởi hai điểm gần nhau của đường xoắn và cùng nằm trên một đường sinh. - Bước xoắn (ph): là khoảng cách theo chiều trục giữa điểm đầu và điểm cuối của một vòng xoắn. - Góc xoắn (): là góc hợp bởi tiếp tuyến tại một điểm bất kì của đường xoắn và mặt phẳng vuông góc với trục quay giữa góc xoắn , bớc xoắn ph và đờng kính d của đường xoắn có liên hệ sau: tg = ph/ .d - Số đầu mối: nếu có nhiều đường xoắn giống nhau nằm xen kẽ và cách đều ta được đường xoắn ốc nhiều đầu mối. số đường xoắn ốc là số đầu mối - Hướng xoắn: đường xoắn ốc có hớng xoắn phải và trái. để mặt trụ thẳng đứng, nếu phần thấy của đường xoắn ốc có hướng đi lên từ trái sang phải là hướng xoắn phải (hình a) Ngược lại nếu hướng đi lên từ phải sang trái là hướng xoắn trái (hình b) một hình phẳng (tam giác, hình thang, hình vuông) chuyển động theo đường xoắn ốc, sao cho mặt phẳng của nó luôn đi qua trục quay, khi đó các cạnh của hình phẳng sẽ vẽ nên các mặt xoắn ốc gọi là mặt ren. ren được hình thành trên mặt ngoài của hình trụ hay hình côn gọi là ren ngoài (hay ren trục); trên mặt trong gọi là ren trong (hay ren lỗ). ( a ) ( b ) ph p đỉnh chân prôfin 82 7.1.2.Các thông số của ren: Các yếu tố của ren quyết định tính năng của ren. khi các yếu tố của ren trục và ren lỗ hoàn toàn giống nhau thì mới lắp ghép được với nhau. các yếu tố của ren bao gồm: 1. prôfin ren: là hình dạng của miếng phẳng trong sự tạo thành mặt ren. 2. đường kính ren: - Đường kính ngoài (d): là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren ngoài hay đáy ren trong. nó là đờng kính danh nghĩa, đường kính lớn nhất của ren - Đường kính trong (d1): là đường kính của mặt trụ đi qua đáy ren ngoài hay đỉnh ren trong. nó là đường kính nhỏ nhất của ren. - Đường kính trung bình (d2): trị số d2 = (d + d1) / 2 được dùng trong tính toán thiết kế 3. Số đầu mối (n): là số đầu mối của đờng xoắn ốc trong sự tạo thành ren 4. Bước ren (p): là khoảng cách theo chiều trục giữa hai vòng ren kề nhau. với ren 1 đầu mối: bước ren bằng bớc xoắn (p = ph). với ren nhiều đầu mối, bớc ren p = ph / n 5. Hướng xoắn: ren cũng có hướng xoắn phải và trái (gọi là ren phải và ren trái). hư- ớng xoắn của ren là hướng xoắn của đường xoắn ốc tạo thành ren. 7.1.3 Các loại ren thường dùng Trong kĩ thuật, tuỳ theo chức năng của mối ghép mà ngời ta dùng các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ve_ky_thuat_phan_2.pdf