Giáo trình Vận hành máy san (Trình độ Trung cấp)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:VẬN HÀNH MÁY SAN NGHỀ:VẬN HÀNH MÁYTHI CÔNG MẶT ĐƯỜNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2018 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệc

doc52 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Vận hành máy san (Trình độ Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra cho sự nghiệp giao thông vận tải rất nặng nề trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Để có những công trình xây dựng sân bay, bến cảng, những con đường theo tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi ngành giao thông vận tải nói chung, các doanh nghiệp nói riêng phải đầu tư đồng bộ các thiết bị phục vụ cho thi công. Máy san tự hành là một thiết bị không thể thiếu trong thi công mặt đường. Mặt khác những năm gần đây máy san tự hành đã được nhập về từ nhiều hãng chế tạo tiên tiến trên thế giới để phục vụ thiết thực cho các công trình. Việc sử dụng tốt phương tiện thi công cơ giới nói chung và máy san nói riêng có ý nghĩa rất to lớn. Do đó, người thợ vận hành máy san, không chỉ nắm vững cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của máy san mà còn phải nắm vững quy trình thao tác vận hành máy thành thạo, để khai thác triệt để năng suất của máy san, đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình vận hành. Giáo trình được biên soạn dựa vào chương trình đào tạo trung cấp. Nghề vận hành máy thi công mặt đường. Giáo trình¸ này nhằm giới thiệu cơ bản có hệ thống về quy trình thao tác vận hành máy và các biện pháp thi công để qua đó người học có thể áp dụng vào thực tế các địa hình mà áp dụng phương pháp thích hợp nhằm phát huy hết khả năng của máy, đưa năng suất của máy lên cao nhất. Trong quá trình biên soạn cũng hạn chế về thời gian và chưa cập nhật hết được thông tin. Nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp, các nhà quản lý đóng góp. Chúng tôi xin được lĩnh hội để lần tái bản sau giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Ninh Bình, ngày.........tháng......năm 2017 Tham gia biên soạn Chủ biên: Hoàng Văn Thắng Phan Văn Uyên Vũ Văn Chiêu MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 4 Bài 1: Giới thiệu chung về máy san 7 1. Giới thiệu cấu tạo chung của máy 2. Giới thiệu các cần, bàn đạp điều khiển trong buồng lái 3. Giới thiệu bảng đồng hồ, bảng đèn tín hiệu 7 10 14 Bài 2: Thao tác nguội 19 1. Thao tác nguội khởi động máy và tắt máy 2. Thao tác nguội điều khiển máy di chuyển 3. Thao tác nguội điều khiển thiết bị công tác 19 20 22 Bài 3: Các thao tác điều khiển cơ bản 24 1. Khởi động động cơ 2. Nâng, hạ lưỡi san 3. Quay lưỡi san 4. Nghiêng lưỡi san 5. Di chuyển lưỡi san sang phải, sang trái 6. Tắt máy 24 25 26 26 27 27 Bài 4 : Di chuyển máy san 28 1. Vận hành máy san di chuyển tiến, lùi 2. Vận hành máy san rẽ phải, rẽ trái 3. Vận hành máy san quay đầu 28 30 30 Bài 5: Tạo khuôn đường 33 1. Lên ga khuôn đường, Làm khuôn đường 2. Đào và vận chuyển đất sang hai bên 3. Hoàn thiện khuôn đường 33 34 34 Bài 6: Tạo nhám mặt đường 36 1. Chuẩn bị 2. Di chuyển máy đến vị trí thi công 3. Tạo nhám mặt đường 36 36 36 Bài 7: San hoàn thiện lề đường 39 1. Di chuyển máy ra sát lề đường 2. Điều khiển mâm quay và lưỡi san 3. Di chuyển máy san san, bạt lề đường 39 40 40 Bài 8: San rải vật liệu làm mặt đường có độ siêu cao 41 1. Chuẩn bị 2. Di chuyển máy đến vị trí thi công 3. San rải vật liệu 41 41 41 Bài 9: San rải vật liệu làm mặt đường có độ dốc ngang hai mái 45 1. Chuẩn bị 2. Di chuyển máy đến vị trí thi công 3. San rải vật liệu 45 45 45 Bài 10 : San hoàn thiện mặt đường 48 1. Chuẩn bị 2. Di chuyển máy đến vị trí thi công 3. San hoàn thiện mặt đường 48 48 48 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÊN MÔ ĐUN: VẬN HÀNH MÁY SAN Mà MÔ ĐUN: MĐ 19 VỊ TRÍ, TÍNH CHÂT, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun nằm trong chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề Vận hành máy thi công mặt đường; được học sau các môn học chung, các môn học kỹ thuật cơ sở và các mô đun bảo dưỡng; - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề; - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: + Giúp cho người học có kỹ năng vận hành thành thạo máy san. + Trang bị cho người học những khiến thức cơ bản về vận hành máy san và các phương pháp thi công bằng máy san làm mặt đường. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Về kiến thức: Trình bày được quy trình vận hành máy san; - Về Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác trong qúa trình làm việc san mặt đường; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm; + Lựa chọn được máy san phù hợp với điều kiện thi công khác nhau; + Rèn luyện, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: BÀI 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY SAN Mã bài: B 01 GIỚI THIỆU: Bài học giới thiệu chung về máy san thuộc bài thứ nhất trong Mô đun vận hành máy san nhằm cung cấp cho người học nhận biết được các vị trí và tác dụng của các cần điều khiển , bàn đạp, các ký hiệu trên bảng đồng hồ, bảng đèn tín hiệu, biết được cấu tạo chung, thiết bị công tác của máy. MỤC TIÊU: - Trình bày được cấu tạo chung của máy san; - Phân biệt được vị trí của các cần, bàn đạp điều khiển trong buồng lái; - Nhận biết được các ký hiệu trên bảng đồng hồ, bảng đèn tín hiệu; - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Giới thiệu cấu tạo chung của máy: 1.1. Công dụng của máy san. Máy san tự hành là loại thiết bị được sử dụng rộng rãi có hiệu quả nhất trong việc san mặt bằng và tạo hình nền móng công trình như nền đường, nền móng sân bay; Ngoài ra còn sử dụng máy san để thi công các lĩnh vực khác như: - Bóc cỏ, lớp đất hữu cơ, cày xới đất cứng hoặc ủi đất, san trộn vật liệu cấp phối, bạt ta luy, đào rãnh thoát nước; Đối tượng áp dụng là các loại đất cấp I, II, III và các loại vật liệu có kích thước vừa và nhỏ; Cự ly hoạt động hiệu quả nhất là địa hình rộng rãi ít phải quay đầu. 1.2. Thiết bị điều khiển máy. - Dựa vào mấy cách phân loại máy san như theo khả năng di chuyển có loại tự hành và loại không tự hành ( loại không tự hành hiện nay ít dùng ); - Theo bộ phận điều khiển thiết bị công tác có 2 loại như loại điều khiển bằng cơ khí( loại này đã lỗi thời hiện ít được sử dụng ) và loại điều khiển bằng thủy lực; -Theo kết cấu khung máy có 2 loại khung liền và khung 2 nửa. + Loại khung liền được chế tạo thành một khối để lắp các tổng thành lên đó, loại này vững chắc có tính ổn định cao nhưng nhược điểm là vòng quay lớn; + Loại khung 2 nửa được chế tạo thành 2 phần riêng biệt và được nối với nhau bằng khớp bản lề có cơ cấu khóa hãm. Khi cần quay nhiều vòng hoặc cua gấp nhờ có 2 xi lanh thủy lực 2 bên khung kéo hoặc đẩy cho 2 thân khung gấp sang phải hay trái để rút ngắn bán kính quay vòng của máy; - Theo vị trí bố trí thiết bị công tác phụ là lưỡi xới. + Có loại lưỡi xới lắp trước bánh lái, loại sau bánh lái và loại lắp sau động cơ. - Những năm gần đây các hãng sản xuất đã chế tạo thêm ở ca bin có bộ phận điều khiển tự động không người lái được điều khiển từ xa cách văn phòng điều khiển 3 km. Loại này áp dụng thi công ở những nơi môi trường khắc nghiệt, độc hại nhưng giá thành rất cao nên ít sử dụng. 1.3. Các bộ phận chính trên máy san. 1 - bánh xe 9 - Giàn chữ A 2 - Trục chủ động bộ truyền động tiếp nối 10 - Cơ cấu lái 3 - Trục bánh xe 11 – Xi lanh nâng hạ lưỡi ben 4 - Ống xả 12 – lưỡi ben 5 - Ca bin 13 – Bánh dẫn hướng 6 - Giá đỡ 14 – Lưỡi san 7 - Xi lanh nâng hạ lưỡi san 15 – Mâm quay 8 - Xi lanh điều khiển giàn chữ A Hình 1.1: Giới thiệu cấu tạo chung của máy 2. Các cần, bàn đạp điều khiển trong buồng lái: Hình 1.2. Giới thiệu ca bin 1- Giá đỡ các cần điều khiển phía trước; 2- Tay điều khiển bộ công tác; 3 -Vô lăng lái; 4- Bàn đạp phanh; 5- Bàn đạp ga; 6- Bàn đạp li hợp; 7- Khoá giá đỡ các cần điều khiển phía trước; 8- Cần số; 9- Ga tay, Đẩy ra trước để giảm,Kéo về sau để tăng ga (cung cấp nhiên liệu); 10- Bảng táp lô cạnh; 11- Đệm gối. Hình 1.3. Các cần điều khiển 1- Cần điều khiên nâng hạ lưỡi xới; 2- Cần điều khiển khung kéo; 3- Cần điều khiển quay vòng lưỡi san; 4 - Cần điều khiển nâng hạ góc lưỡi san bên trái; 5- Cần điều khiển góc cắt đất của lưỡi san; 6- Cần điều khiển gập khung máy để đi vào đường vòng; 7- Cần điều khiển nghiêng bánh xe trước; 8- Cần điều khiển máy san chuyển sang trái hoặc sang phải; 9- Cần điều khiển nâng hạ góc lưỡi sang bên phải. Hình 1.4. Cần số và khoá số 1- Cần số; 2- Khoá số * Cần số: - N: Khung đi số; - F: Đi số tiến có 6 số; - R: đi số lùi có 6 số; * Khóa số: Đẩy về trước: Khoá số; Kéo về sau: Không khoá; Nút điều khiển phanh tay ( Phanh dừng); Ấn xuống : Phanh dừng máy; Ấn tiếp nút bật lên: Mở phanh. Hình 1.5. Cần điều khiển di chuyển, xin đường 1- bấm còi; 2- Tay xin đường; a- Nâng lên xin đi thẳng; b- Sang trái: máy rẽ trái; c – Sang phải: máy rẽ phải; - Trả về giữa máy đi thẳng; 3: Bàn đạp ly hợp; 4: Bàn đạp phamh; 5 : Bàn đạp ga. 3. Bảng đồng hồ, tín hiệu đèn: Hình 1.6. Đồng hồ, đèn báo tín hiệu 1- Đèn báo máy rẽ trái; 2- Đèn báo phanh tay. Đang phanh thì đèn sáng. Không phanh thì đèn tắt; 3- Đèn báo đèn pha đang làm việc; 4- Đèn báo máy rẽ phải; 5- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát động cơ; a- Vị trí làm việc tốt; b- Vị trí mất an toàn (Nhiệt độ quá cao); 6- Đồng hồ báo áp suất hơi; a- Khoảng cách chưa đủ trị số quy định; b- Khoảng cách đảm bảo trị số làm việc; c- Trị số đảm bảo trị số quá cao. Hình 1.7a. Đèn cảnh báo các hệ thống 1- Đèn báo lọc không khí bẩn; 2- Đèn báo máy nạp ác quy tốt; 3- Nhiệt độ làm mát động cơ cao; 4- Đèn báo lõi lọc dầu bôi trơn động cơ bẩn; 5- Công tắc kiểm tra hệ thống; 6- Đèn báo; 7- Công tắc khoá; 8- Công tắc phun nước lau kính trước; 9- Đèn báo nhiệt độ động cơ khác; 10- Công tắc đèn báo rẽ; 11- Công tắc đèn hệ thống chiếu sáng; 12- Công tắc chọn tốc độ. Hình 1.7b. Đèn cảnh báo các hệ thống 1- Đèn báo sấy nóng động cơ trước khi khởi động;2- Công tắc điện; - Quay chìa khoá về ON là nối điện; - Vị trí HEAT sấy nóng động cơ khi khởi động; - Vị trí START khởi động động cơ để nổ; - Vị trí OFF là tắt động cơ; 3- Đồng hồ báo mưc nhiên liệu “E” là không có , “ F” là đầy;4- Đồng hồ báo giờ máy hoạt động. Hình 1.7c. Đèn cảnh báo,thiết bị điều khiển các hệ thống 1: Đèn báo phanh tay; 2- Đèn báo máy đang gập khung sang trái, đi thẳng và sang phải; 3- Đèn báo pha đang sáng; 4- Đèn báo tín hiệu máy xin rẽ phải; 5- Thước đo áp suất khí; 6- Thước đo nhiên liệu; 7- Thiết bị đo nhiệt độ làm mát động cơ; 8- Đồng hồ đo thời gian máy hoạt động; 9- Đồng hồ đo tốc độ máy đang hoạt động; 10- Đồng hồ đo tốc độ vòng quay trục khuỷu; 11-Đèn báo tín hiệu máy xin rẽ trái. Hình 1.7d. Đèn cảnh báo,thiết bị điều khiển các hệ thống 1- Đèn báo tình trạng nạp điện cho ác quy; 2- Công tắc hãm (Khoá), Vòng tròn điều khiển lưỡi san để bạt mái taluy; 3- Công tắc đèn giữa( Cạnh phía trước buồng lái); 4- Công tắc đèn làm việc trước và sau máy; 5- Công tắc điện bơm nước rửa kính( khi cần); 6- Gạt nước ở kính trước và sau. BÀI 2: THAO TÁC NGUỘI Mã bài: B 02 GIỚI THIỆU: Bài học thao tác nguội thuộc bài thứ hai trong Mô đun vận hành máy san nhằm cung cấp cho người học làm quen với các cần điều khiển, biết được các thao tác điều khiển máy. MỤC TIÊU: - Trình bày được kỹ thuật thao tác nguội; - Thực hiện các thao tác nguội điều khiển cho máy san chạy tiến lùi, thay đổi hướng và quay đầu; - Thực hiện thao tác nguội điều khiển thiết bị công tác; - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Thao tác nguội khởi động máy và tắt máy: 1.1. Thao t¸c nguéi khëi ®éng m¸y. Sau khi đã làm xong công việc bảo dưỡng ca và chuẩn bị tốt mọi điều kiện để máy làm việc an toàn ta tiến hành khởi động máy. - Đưa cần số về 0; - Tăng ở chế độ làm việc; - Đưa bàn đạp ga ở vị trí không cấp nhiên liệu; - Sấy nóng động cơ trước khi khởi động; - Bật nút khởi động ở vị trí sấy thì đèn báo sấy sáng lên đến khi sấy đủ nhiệt độ đèn báo tắt lúc này quá trình sấy đã hoàn tất; - Bật chìa khoá khởi động đến vị trí mở (ON); - Bật chìa khoá khởi động đến vị trí (START) để khởi động máy; - Bật chìa khoá khởi động về vị trí (ON). 1.2. Thao tác nguội tắt máy. - Giảm ở chế độ không làm việc; - Bật chìa khoá khởi động về vị trí tắt (OFF) hoặc kéo le tắt máy đối với máy không tắt máy bằng chìa khóa điện. 2. Thao tác nguội điều khiển máy di chuyển: 2.1. Điều khiển máy san di chuyển tiến thẳng. Hình 2.1. Điều khiển máy san di chuyển tiến thẳng. - Chọn bãi tập cho chiều dài 50 đến 100m. Có chiều ngang gấp 2 lần chiều ngang thân máy; - Tay trái cầm vô lăng lái đúng vị trí chân trái bàn đạp ly hợp xuống sát sàn ca bin để ngắt động lực từ động cơ đến hộp số; - Tay phải gạt cần số phụ vào đúng vị trí sau đó đưa cần số chính vào số 1; - Sau đó tay phải đưa xuống nhả phanh tay; - Mắt quan sát hướng di chuyển tiến thẳng trong vạch; - Hai tay nắm vành vô lăng lái đúng vị trí, chân trái từ từ nhả ly hợp để động lực nối từ động cơ đến hộp số, đồng thời chân phải đạp bàn ga từ từ để lấy nhiên liệu và máy phải di chuyển thẳng theo vạch đã kẻ. 2.2. Điều khiển máy san di chuyển lùi thẳng. Hình 2.2. Điều khiển máy san di chuyển lùi thẳng. - Chọn bãi tập cho chiều dài 50 đến 100m. có chiều ngang gấp 2 lần chiều ngang thân máy; - Tay trái cầm vô lăng lái đúng vị trí chân trái bàn đạp ly hợp xuống sát sàn ca bin để ngắt động lực từ động cơ đến hộp số; - Tay phải gạt cần số phụ vào đúng vị trí cần gài sau đó đưa cần số chính vào số lùi; - Sau đó tay phải đưa xuống nhả phanh tay; - Mắt quan sát hướng di chuyển lùi thẳng trong vạch; - Hai tay nắm vành vô lăng lái đúng vị trí, chân trái từ từ nhả ly hợp để động lực nối từ động cơ đến hộp số, đồng thời chân phải đạp bàn ga từ từ để lấy nhiên liệu và máy phải di chuyển lùi thẳng theo vạch đã kẻ. 2.3. Điều khiển máy san di chuyển rẽ vòng trái, phải. 2.3.1. Điều khiển máy san rẽ vòng trái. - Khi chúng ta đang đi trên đường đền ngã ba, ngã tư; - Giảm ga về số thấp; - Bật đèn xi nhan rẽ trái, bóp còi quan sát đường từ từ đánh lái sang trái cho máy rẽ sang bên trái đến khi máy hết phần rẽ thì trả lái ngược lại đến khi máy đi thẳng. 2.3.2. Điều khiển máy san rẽ vòng phải. - Khi chúng ta đang đi trên đường đến ngã ba, ngã tư; - Giảm ga về số thấp; - Bật đèn xi nhan rẽ phải, bóp còi quan sát đường từ từ đánh lái sang phải cho máy rẽ sang bên phải đến khi máy hết phần rẽ thì trả lái ngược lại đến khi máy đi thẳng. 3. Thao tác nguội điều khiển thiết bị công tác: H ình 2.3. Thao tác điều khiển thiết bị công tác. 3.1 Hạ lưỡi san. - Đẩy cần điều khiển 4và 9 về phía trước; - Mặt quan sát lưỡi san; - Lưỡi san được hạ xuống đến vị trí đã định trước và thả cần điều khiển về vị trí trung gian. 3.2 Nâng lưỡi san. - Sau khi đã hạ lưỡi san chúng ta cầm cần điều khiển 4và 9 kéo về phía sau; - Mắt quan sát lưỡi san; - Khi lưỡi san nâng lên ở độ cao cho phép thì dừng lại trả cần về vị trí trung gian. 3.3 quay lưỡi san. - Đẩy cần điều khiển 3 về phía trước, mắt quan sát ta thấy lưỡi san quay sang bên phải, sau đó chúng ta dừng lại ở vị trí đã định, và trả cần về vị trí trung gian; - Kéo cần điều khiển 3 về phía sau, mắt quan sát ta thấy lưới san sẽ quay về phía trái, sau đó ta dừng lại ở vị trí đã định và trả cần về vị trí trung gian. 3.4 Nghiêng lưỡi san. - Đẩy cần điều khiển 4 về phía trước nghiêng lưỡi san bên trái; - Đẩy cần điều khiển 9 về phía trước nghiêng lưỡi san bên trái; - Mắt quan sát lưỡi san; - Ta thấy lưỡi san được nghiêng xuống sau đó dừng lại ở vị trí 30o hoặc 45o tuỳ những phương án thi công để đạt hiệu quả cao sau trả tay cần về vị trí trung gian. 3.5. Di chuyển lưỡi san sang phải, sang trái. a. Di chuyển lưỡi san sang phải. - Đẩy cần 8 điều khiển về phía trước; - Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên phải và dừng lại ở vị trí xác định. b. Di chuyển lưỡi san sang trái. - Di chuyển cần 8 về phía sau; - Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên trái và dừng lại ở vị trí đã xác định sau đó trả cần về vị trí trung gian. BÀI 3: CÁC THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN Mã bài: B 03 GIỚI THIỆU: Bài học thao tác điều khiển cơ bản thuộc bài thứ ba trong Mô đun vận hành máy san nhằm cung cấp cho người học kiến thức điều khiển cơ bản, thực hiện thao tác điều khiển được các thiết bị công tác của máy san. MỤC TIÊU: - Trình bày được các thao tác điều khiển cơ bản; - Thực hiện được các thao tác điều khiển cơ bản; - Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Khởi động động cơ: 1.1. Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn. - Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ, mức dầu tốt nhất ở vạch trrên của thước đo. Nếu thiếu bổ sung dầu bôi trơn; - Kiểm tra dầu bôi trơn các hộp bánh răng, mức dầu tốt nhất ở vạch trên của thước đo hoặc đến mép dưới lỗ kiểm tra. Nếu thiếu bổ sung thêm dầu đúng chủng loại . Đổ vào lỗ bổ sung dầu; - Kiểm tra nước làm mát, mức nước tốt nhất cách mép trên cổ đổ nước 30 mm. Nếu thiếu bổ sung thêm nước sạch, nước có khử thành phần clorua. Có thể dùng nước mưa để lắng. Nếu máy có bình nước phụ thì việc kiểm tra và bổ sung đều qua bình nước phụ. Mức nước tốt nhất ở vạch trên của bình nước phụ; - Kiểm tra dầu thuỷ lực, mức dầu tốt nhất ở vạch trên của kính kiểm tra. Nếu thiếu bổ sung thêm dầu thuỷ lực; - Kiểm tra nhiên liệu diezel, mức nhiên liệu phải đủ cho một ca làm việc và có lượng dư đủ để chống lọt khí vào hệ thống. Số lượng tuỳ theo loại máy; - Bơm mỡ vào các vú mỡ bôi trơn 8 ÷ 10 giờ ở các ắc. 1.2. Khởi động máy. Sau khi đã làm xong công việc bảo dưỡng ca và chuân bị tốt mọi điều kiện để máy làm việc an toàn ta tiến hành khởi động máy. - Đưa cần số về 0; - Tăng ở chế độ làm việc; - Đưa bàn đạp ga ở vị trí cấp nhiên liệu; - Bật chìa khoá khởi động đến vị trí mở (on); - Bật chìa khoá khởi động đến vị trí (start) để khởi động máy; - Khi động cơ nổ bật chìa khoá khởi động về vị trí (on); - Kiểm tra các loại động cơ nghe tiếng nổ của động cơ để kịp thời phát hiện các sự cố của máy; + Khởi động khi trời lạnh; - Sấy nóng động cơ trước khi khởi động; - Bật nút khởi động ở vị trí sấy thì đèn báo sấy sáng lên đến khi sấy đủ nhiệt độ đèn báo tắt lúc này quá trình sấy đã hoàn tất; - Khi thời tiết lạnh để ga thấp cho động cơ làm việc 1÷ 2 phút để dầu được phủ lớp mỏng lên bề mặt các chi tiết máy; - Khi máy làm việc ở vòng quay thấp cần kiểm tra máy các đèn báo tín hiệu tắt là các bộ phận an toàn , nếu có đèn nào sáng phải kiểm tra lại; - Khi đã khởi động động cơ nổ để máy làm việc 5 ÷ 10 phút đến khi nhiệt độ nước chỉ 400C ta tiến hành cho máy di chuyển hoặc làm việc. 1.3. Kiểm tra sau khi khởi động máy. - Nghe tiếng nổ của động cơ, tiếng kêu, tiếng gõ của các bộ phận; - Quan sát màu khói và mức độ xả khói của động cơ; - Kiểm tra sự làm việc của các đồng hồ; Kiểm tra sự làm việc của hệ thống điện, các phụ tải; Kiểm tra sự làm việc của các hệ thống công tắc; Thông qua các cần điều khiển; Kiểm tra hệ thống phanh hãm; Nếu qua kiểm tra các hệ thống bình thường và đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát chỉ lớn hơn 400C cho phép máy di chuyển đi làm việc. 2. Nâng, hạ lưỡi san. Hình 3.1: Thao tác điều khiển cơ bản. 2.1. Nâng lưỡi san. - Sau khi đã hạ lưỡi san chúng ta cầm cần điều khiển 4và 9 kéo về phía sau; - Mắt quan sát lưỡi san; - Khi lưỡi san nâng lên ở độ cao cho phép thì dừng lại trả cần về vị trí trung gian. 2.2. Hạ lưỡi san. - Đẩy cần điều khiển 4và 9 về phía trước; - Mặt quan sát lưỡi san; - Lưỡi san được hạ xuống đến vị trí đã định trước và thả cần điều khiển về vị trí trung gian. 3. Quay lưỡi san. - Đẩy cần điều khiển 3 về phía trước, mắt quan sát ta thấy lưỡi san quay sang bên phải, sau đó chúng ta dừng lại ở vị trí đã định, và trả cần về vị trí trung gian; - Kéo cần điều khiển 3 về phía sau, mắt quan sát ta thấy lưới san sẽ quay về phía trái, sau đó ta dừng lại ở vị trí đã định và trả cần về vị trí trung gian. 4 .Nghiêng lưỡi san. β Hình 3.2: Thao tác điều khiển nghiêng lưỡi san. - Đẩy cần điều khiển 4 về phía trước nghiêng lưỡi san bên trái; - Đẩy cần điều khiển 9 về phía trước nghiêng lưỡi san bên phải; - Mắt quan sát lưỡi san; - Ta thấy lưỡi san được nghiêng xuống sau đó dừng lại ở vị trí 30 độ hoặc 45 độ tuỳ những phương án thi công để đạt hiệu quả cao sau trả tay cần về vị trí trung gian. 5. Di chuyển lưỡi san sang phải, sang trái: 5.1 . Di chuyển lưỡi san sang phải. Hình 3.3: Thao tác điều khiển di chuyển lưỡi san sang phải. - Đẩy cần 8 điều khiển vể phía trước; - Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên phải và dừng lại ở vị trí xác định sau đó trả cần về vị trí trung gian. 5.2. Di chuyển lưỡi san sang trái. - Di chuyển cần 8 về phía sau; - Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên trái và dừng lại ở vị trí đã xác định sau đó trả cần về vị trí trung gian. 6. Tắt máy: - Giảm ở chế độ làm việc thấp nhất; - Hạ lưỡi san xuống đất; - Đưa các cần điều khiển về vị trí trung gian; - Kéo phanh tay; - Bật chìa khoá khởi động về vị trí tắt (OFF) hoặc kéo le tắt máy đối với máy không tắt máy bằng chìa khóa điện; - Cắt công tắc mát. BÀI 4: DI CHUYỂN MÁY SAN Mã bài: B 04 GIỚI THIỆU: Bài học di chuyển máy thuộc bài thứ tư trong Mô đun vận hành máy san nhằm cung cấp cho người học kiến thức di chuyển máy, thực hiện thao tác điều khiển máy di chuyển tiến , lùi, rẽ trái, rẽ phải và quay đầu. MỤC TIÊU: - Trình bày được thao tác điều khiển máy san di chuyển tiến, lùi, rẽ vòng trái, phải; - Vận hành được máy san di chuyển tiến, lùi, rẽ vòng trái phải; - Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Vận hành máy san di chuyển tiến, lùi: 1.1. Vận hành máy san di chuyển tiến thẳng. Hình 4.1. Vận hành máy san di chuyển tiến thẳng. - Chọn bãi tập cho chiều dài 50 đến 100m. Có chiều ngang gấp 2 lần chiều ngang thân máy; - Quan sát các loại đồng hồ có trong ca bin; - Nâng các thiết bị làm đất lên khỏi mặt đất (lưỡi san, lưỡi xới) điều khiển chúng nằm trong giới hạn an toàn; - Tay trái cầm vô lăng lái đúng vị trí chân trái bàn đạp ly hợp xuống sát sàn ca bin để ngắt động lực từ động cơ đến hộp số; - Tay phải gạt cần số phụ vào đúng vị trí sau đó đưa cần số chính vào số 1; - Sau đó tay phải đưa xuống nhả phanh tay; - Mắt quan sát hướng di chuyển tiến thẳng trong vạch; - Hai tay nắm vành vô lăng lái đúng vị trí, chân trái từ từ nhả ly hợp để động lực nối từ động cơ đến hộp số, đồng thời chân phải đạp bàn ga từ từ để lấy nhiên liệu và máy phải di chuyển thẳng theo vạch đã kẻ. 1.2. Vận hành máy san di chuyển lùi thẳng. Hình 4.2. Vận hành máy san di chuyển lùi thẳng. - Chọn bãi tập cho chiều dài 50 đến 100m. có chiều ngang gấp 2 lần chiều ngang thân máy; - Quan sát các loại đồng hồ có trong ca bin; - Nâng các thiết bị làm đất lên khỏi mặt đất (lưỡi san, lưỡi xới) điều khiển chúng nằm trong giới hạn an toàn; - Tay trái cầm vô lăng lái đúng vị trí chân trái bàn đạp ly hợp xuống sát sàn ca bin để ngắt động lực từ động cơ đến hộp số; - Tay phải gạt cần số phụ vào đúng vị trí cần gài sau đó đưa cần số chính vào số lùi; - Sau đó tay phải đưa xuống nhả phanh tay; - Mắt quan sát hướng di chuyển lùi thẳng trong vạch; - Hai tay nắm vành vô lăng lái đúng vị trí, chân trái từ từ nhả ly hợp để động lực nối từ động cơ đến hộp số, đồng thời chân phải đạp bàn ga từ từ để lấy nhiên liệu và máy phải di chuyển lùi thẳng theo vạch đã kẻ; - Giảm tốc độ về số chậm phát tìn hiệu quay đầu máy; - Cho máy đi sát phần đường bên phải qua lối rẽ 1 hoặc 2 thân máy dừng lại gài số lùi; - Quan sát người và xe qua lại trên đường; - Từ từ lấy lái cho máy lùi vào đường rẽ; - Khi máy vào hết trong đường rẽ trả lái và dừng máy lại gài số tiến khởi hành ra đường chính. 2. Vận hành máy san rẽ phải, rẽ trái: 2.1. Vận hành máy san rẽ phải. - Khi chúng ta đang đi trên đường đến ngã ba, ngã tư; - Giảm ga về số thấp; - Bật đèn xi nhan rẽ phải, bóp còi quan sát đường từ từ đánh lái sang phải cho máy rẽ sang bên phải đến khi máy hết phần rẽ thì trả lái ngược lại đến khi máy đi thẳng. 2.2. Vận hành máy san rẽ trái. - Khi chúng ta đang đi trên đường đền ngã ba, ngã tư; - Giảm ga về số thấp; - Bật đèn xi nhan rẽ trái, bóp còi quan sát đường từ từ đánh lái sang trái cho máy rẽ sang bên trái đến khi máy hết phần rẽ thì trả lái ngược lại đến khi máy đi thẳng; 3. Vận hành máy san quay đầu. - Quay đầu máy san; Khi quay đầu máy san ở địa hình hẹp lấy lái hết về một bên kết hợp dùng cần điều khiển nghiêng bánh lái về cùng hướng. Cho máy từ từ tiến lên đi tốc độ thấp ga để ở mức trung bình. Khi máy tới một điểm giới hạn dừng lại trả lái gài số lùi vừa chuyển động vừa lấy hết lái. - Khi máy tới điểm giới hạn dừng máy lại trả hết lái, sau đó gài số lùi để lấy lái; - Cứ như vậy ta tiến lùi lấy và trả lái đến khi nào quay được máy để ra khỏi bãi thì thôi; - Chú ý khi quay đầu máy nên cho máy tiến về phía có thể gây nguy hiểm để dễ quan sát. 3 2 1 Hình 4.3. Quay đầu máy san: * Quay đầu máy ở trên đường có đường rẽ phía phải theo hướng máy đi 3 2 1 Hình 4.4. Quay đầu có đường rẽ phía phải - Giảm tốc độ - về số chậm; - Phát tín hiệu quay đầu máy; - Cho máy đi sát phần đường bên phải qua lối rẽ một hoặc hai thân máy dừng lại, gài số lùi bật đèn xin rẽ phải; - Quan sát người và xe qua lại trên đường; - Từ từ lấy lái cho máy lùi vào đường rẽ; - Khi máy vào hết trong đường rẽ, trả lái và dừng máy lại gài số tiến khởi hành ra đường chính; Chú ý: Nhường đường cho xe đi tới kể cả 2 phía. * Quay đầu ở ngã 3 có đường rẽ phía trái theo hướng máy đi (Hình 4.3; 4.4) * Có 2 cách quay đầu. - Cho máy bám sát phần đường bên phải, bật đèn xin đường rẽ trái. Từ từ tiến máy vào đường rẽ, khi vào đường rẽ 1 ÷ 1 thân máy dừng lại gài số lùi, bật đèn xin đường, rẽ phải, bóp còi, quan sát đường, lấy lái phải và cho máy lùi lại. Khi máy đã đi thẳng trên đường dừng lại vào số cho máy tiến thẳng; -Phát tín hiệu xin quay đầu máy – cho máy chạy chậm mượn đường bên trái khi máy tiến qua lối rẽ 1÷1 thân máy dừng lại gài số lùi, bật đèn tín hiệu xin rẽ trái. Bấm còi, quan sát mặt đường từ từ cho máy tiến lấy hết lái phải cho máy ra đường. * Chú ý: Khi quay đầu máy nhường đường cho mọi phương tiện đi trên đường cả 2 bên. a, b, Hình 4.5. Quay đầu máy nhường đường cho mọi phương tiện đi trên đường cả 2 bên. BÀI 5: TẠO KHUÔN ĐƯỜNG Mã bài: B 05 GIỚI THIỆU: Bài học tạo khuôn đường thuộc bài thứ năm trong Mô đun vận hành máy san nhằm cung cấp cho người học nhận biết được đường một mái , hai mái và nắm được phương pháp tạo khuôn đường, thực hiện thao tác điều khiển máy làm được khuôn đường. MỤC TIÊU : - Trình bày được các quy trình làm khuôn đường; - Thực hiện được các thao tác điều khiển máy san làm khuôn đường; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Lên ga khuôn đường và làm khuôn đường: 1.1. Lên ga khuôn đường cấp phối. - Muốn đào được khuôn đường phải nắm vứng được độ cao tự nhiên, cao độ thiết kế; - Độ dốc mái đường – đường 1 mái hay 2 mái; - Bề rộng mặt đường – tim đường; - Xác định điểm đặt máy; - Nếu như độ cao tự nhiên cao hơn độ thiết kế thì đào một đường chuẩn từ tim tới cao độ thiết kế để dồn đất ra ngoài làm lề đường; - Cao độ tự nhiên thấp hơn cao độ thiết kế đào đất từ hai mép dồn vào giữa nhưng phải đáp ứng độ dốc mái đường và các yêu cầu kỹ thuật. 2 3 4 1 5 b1 g2 3 4 5 Hình 5.1a. Độ dốc mái đường 1 mái Hình 5.1b. Độ dốc mái đường 2 mái 1.2. Lên ga khuôn đường và cách làm khuôn đường bê tông. - Cách lên ga khuôn đường bê tông và cách làm khuôn đường bê tông cũng tương tự như cách lên ga và khuôn đường cấp phối, chỉ khác là độ dốc ngang tại mỗi lý trình như thế nào sẽ dựa vào bản vẽ thiết kế tại điểm đó. 1.3. Lên ga khuôn đường và cách làm khuôn đường nhựa. - Cách lên ga khuôn đường nhựa và cách làm khuôn đường nhựa cũng tương tự như cách lên ga và khuôn đường cấp phối và đường bê tông. Với khuôn đường nhựa do đặc điểm của bề mặt là chịu nước kém nên đòi hỏi cao độ, chiều dọc, chiều ngang từng lớp đắp là những lớp vật liệu tốt nên phải chính xác hơn và độ dốc dọc, độ dốc ngang siêu cao cũng đòi hỏi phải chính xác đẻ đảm bảo thoát nước tốt cũng như tránh lãng phí về vật tư, vật liệu. 2. Đào và vận chuyển đất sang hai bên: Nếu như độ cao tự nhiên cao hơn độ thiết kế thì đào một đường chuẩn từ tim tới cao độ thiết kế để dồn đất ra ngoài làm lề đường- Khi đào đất ở tim đường, chọn điểm cắt đất dừng máy quay lưỡi san vuông góc với trục máy. Hạ lưỡi san sát mặt đất cho máy di chuyển tiếp tục điều khiển lưỡi san cắt đất đất sẽ theo lưỡi san dồn thành luống 2 bên đầu lưỡi; Khi đào đúng cao độ lùi máy lại để luống đất nằm ở giữa hai hàng lốp quay lưỡi san 1 góc 45o hoặc 60o để đầu lưỡi san ở mép ngoài lốp trước đuôi ở mép ngoài lốp sau. Hạ đầu lưỡi san bằng với đường cắt trước đuôi hạ sâu hơn. Cho máy di chuyển vừa đi vừa điều khiển cho lưỡi cắt đất. Số đất này sẽ trào về đuôi lưỡi và tạo thành luống; Cứ tiếp tục dồn đất thành luồng về phía lề đường, tận dụng đất thừa để đắp lề; Đào hết bên phải đào tiếp bên trái (hoặc ngược lại). * Nếu phải đắp hai bên vào giữa: - Cao độ tự nhiên thấp hơn cao độ thiết kế đào đất từ hai mép dồn vào giữa nhưng phải đáp ứng độ dốc mái đường và các yêu cầu kỹ thuật; + Quay lưỡi san góc 60o , hạ lưỡi san sát đất điều khiển lưỡi san để đầu lưỡi ở mép ngoài lốp trước, đuôi lưỡi ở phía ngoài 2 hàng lốp sau cho máy di chuyển điều khiển để lưỡi san cách đất nhưng phía đầu lưỡi phải cắt sâu hơn, đất sẽ dồn theo lưỡi san trào ra ngoài đuôi lưỡi tạo thành luống; + Lùi máy cho 2 hàng ở 2 bên luống đất dồn đất vào tim điều khiển chiều cao của lưỡi để đảm bảo đúng độ dốc của mái đường; + Cứ tiếp tục tiến lùi để hoàn thành toàn bộ địa hình cần thi công; + Khi đào khuôn đường cần chú ý không để mặt đường bị vênh – không đào sâu quá và cũng không để cao độ cao hơn cao độ thiết kế; + Nếu phải đắp thêm – nếu đắp cao hơn cao độ thiết kế để sau khi lu lèn xong hoàn thiện lại. 3. Hoàn thiện khuôn đường: Khi cần hoàn thiện khuôn đường nếu là đường đắp quay lưỡi san vuông góc với khung máy; Cắt từ tim đường một đường chuẩn đúng cao độ chỗ nào cao lưỡi san sẽ cắt đi và lấp vào chỗ trũng, số còn lại lăn theo lưỡi san và trào ra ngoài hai đầu lưỡi tạo thành hai luống đất; Điều khiển máy để luống đất nằm ở giữa hai hàng lốp quay lưỡi san 1 góc 45o để dồn đất ra hai bên; C B A D Hình 5.2. Điều chỉnh lưỡi san hoàn thiện khuôn đường A,C- Vun đất vào hoặc dồn đất ra lề; B- Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_van_hanh_may_san_trinh_do_trung_cap.doc